Tải bản đầy đủ (.doc) (74 trang)

ĐỀ TÀI: An sinh xã hội và công tác xã hội đối với người nghèo tại huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (420.22 KB, 74 trang )

GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................2
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................3
1.7. Thuận lợi và khó khăn......................................................................................13
1.7.1 Thuận lợi.........................................................................................................13
1.7.2 Khó khăn.........................................................................................................13
2.5. Nguồn thực hiện................................................................................................43
2.6 Những vướng mắc khi thực hiện chính sách....................................................43

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

1


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
LỜI CẢM ƠN
Công tác xã hội là một ngành, nghề có thể nói là mới ở Việt Nam. Nhiều
người đã hiểu sai lệch về nghĩa của nó mang tính chất ban ơn hay từ thiện từ đó
ngành công tác xã hội chưa thực sự phát triển tại Việt Nam. Để phát triển ngành
Công tác xã hội ở Việt Nam cần có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, có sự liên
kết giữa các cơ sở đào tạo với các cơ sở thực hành và hợp tác quốc tế.
Sau thời gian học tập qua 4 năm ngồi trên ghế giảng đường, tôi đã tích lũy
được những kiến thức cơ bản của ngành Công tác xã hội để sau này làm hành trang
bước vào nghề có thể giúp đỡ được những mảnh đời cơ cực bất hạnh hay đóng góp
một phần nhỏ bé vào nền An sinh xã hội nước nhà.
Qua đây tôi cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các anh, chị chuyên viên Phòng Lao
động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk là đơn vị đã tạo mọi
điều kiện giúp tôi thực tập làm việc tại phòng trong thời gian qua.
Tôi cũng xin cảm ơn các thầy cô trường Đại học Lao động & Xã hội Cơ sở II,


các thầy cô trong khoa Công tác xã hội và đặc biệt là: Thầy Phạm Thanh Hải và thầy
Nguyễn Minh Tuấn đã quan tâm, hướng dẫn giúp tôi hoàn thành bài báo cáo này.
Trong thời gian thực tập, viết bài không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế,
mong quý thầy cô thông cảm.
Trân trọng cảm ơn !

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

2


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo là một phạm trù lịch sử có tính tương đối ở từng thời kỳ và ở mọi
quốc gia. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 1,2 tỷ người đang sống trong cảnh đói
nghèo, kể cả nước có thu nhập cao nhất thế giới vẫn có một tỷ lệ dân số sống trong
tình trạng nghèo nàn cả về vật chất và tinh thần. Tỷ lệ người nghèo ở mỗi nước cũng
khác nhau, đối với nước giàu thì tỷ lệ đói nghèo nhỏ hơn các nước kém phát triển,
song khoảng cách giàu nghèo lại lớn hơn rất nhiều. Trong xu thế hợp tác và toàn cầu
hoá hiện nay thì vấn đề giảm nghèo (GN) không còn là trách nhiệm của một quốc gia
mà đã trở thành mối quan tâm của cả cộng đồng Quốc tế.
Việt Nam là một trong những nước có thu nhập khá thấp so với các nước trên
thế giới, do đó chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo là một chiến lược lâu
dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, kết hợp chặt chẽ với tinh
thần tự lực, tự cường, đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi đói nghèo tiến kịp trình độ
phát triển kinh tế của các nước tiên tiến.
Chúng ta đều biết đói nghèo là lực cản trên con đường tăng trưởng và phát
triển của Quốc gia, nghèo khổ luôn đi liền với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội,
bệnh tật phát triển, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội… Trong

thời kỳ nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hoá,hiện đại hoá, phát triển
kinh tế thị trường như hiện nay, vấn đề giảm nghèo càng trở nên khó khăn hơn vì
khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn ra. Muốn đạt được hiệu quả thiết thực nhằm
giảm nhanh và bền vững tỷ lệ đói nghèo, nâng cao mức sống cho người dân thì mỗi
địa phương, mỗi vùng phải có chương trình giảm nghèo riêng phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của mình, nhằm thực hiện mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Quá trình hội nhập kinh tế là một cơ hội lớn cho Việt Nam phát triển, được
giao lưu học tập với các nước trên thế giới, tạo điều kiện cho sự phát triển lớn mạnh
về sau này. Để theo kịp được những bước tiến cùng các nước đòi hỏi chúng ta có sự
cố gắng phấn đấu không ngừng. Tuy nhiên quá trình hội nhập quốc tế là một thách
thức lớn đối với Việt Nam, do xuất phát điểm thấp, Việt Nam đi lên từ một nước
nông nghiệp lạc hậu, nền kinh tế chưa phát triển, hậu quả của chiến tranh còn nặng
nề, cơ chế quản lý cũ không còn phù hợp với xu thế phát triển chung. Ngoài ra điều

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

3


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
kiện tự nhiên cũng tác động đến quá trình phát triển kinh tế, trình độ tay nghề trong
sản xuất của người dân còn thấp...cho nên một bộ phận không nhỏ dân cư gặp không
ít khó khăn trong đời sống và trong sản xuất.Tính đến năm 2016 tỷ lệ hộ nghèo tuy
giảm nhưng vẫn chiếm 17,50%.
Trong xu thế hợp tác và toàn cầu hóa hiện nay thì vấn đề giảm nghèo trở thành
mối quan tâm hàng đầu của cả cộng đồng tong nước và quốc tế. Mục tiêu giảm nghèo
là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, và ngược lại
chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có thế mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội
cho người nghèo vươn lên thoát khỏi nghèo đói.

Đói nghèo đã từ lâu là một vấn đề bức xúc ở Việt Nam cũng như nhiều nước
trên thế giới, nó là mối quan tâm và lo ngại của Đảng và Nhà Nước ta trong suốt thời
gian qua. Mặc dù có rất nhiều chương trình, đề án, chính sách và các biện pháp nhằm
xóa đói giảm nghèo nhưng vấn đề nghèo đói vẫn xảy ra ở nhiều nơi và chưa được
giải quyết triệt để. Trước đây do nguồn lực hạn chế nên các chương trình giảm nghèo
chỉ tập chung chủ yếu cho đối tượng nghèo về lương thực, thực phẩm hoặc nghèo
tuyệt đối, nhưng hiện nay do mức sống được nâng nên cao nhu cầu về nhà ở, chăm
sóc sức khỏe, văn hóa, giáo dục... và như vậy nhiệm vụ giảm nghèo càng nặng nề
hơn.
Việt Nam là một trong những nước có thu nhập thấp so với các nước trong
khu vực và trên thế giới, do đó mục tiêu giảm nghèo là một trong những chiến lược
lâu dài cần được sự quan tâm giúp đỡ của cộng đồng kết hợp với tinh thần tự lực tự
cường và đoàn kết của cả dân tộc để đẩy lùi nghèo đói và theo kịp trình độ phát triển
các nước tiến bộ. Nghèo khổ luôn đi đôi với trình độ dân trí thấp, tệ nạn xã hội, bênh
tật, chính trị xã hội, an ninh quốc phòng không được đảm bảo.
Krông Pắc là một huyện nghèo của tỉnh Đắk Lắk, có diện tích 62.581 ha.
Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng và Nhà Nước tỷ lệ hộ nghèo đã có
những bước chuyển biến theo hướng tích cực, công tác giảm nghèo đã được quan
tâm và chú trọng, tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo còn cao do nhiều nguyên nhân khác nhau
làm cho đời sống dân cư gặp nhiều khó khăn.
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng về công tác giảm nghèo và những nguyên
nhân dẫn đến nghèo đói tại địa phương, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giảm
nghèo cho người dân tại huyện Krông Pắc vì lý do đó tôi chọn đề tài “An sinh xã hội
và công tác xã hội đối với người nghèo tại huyện Krông Pắc tỉnh Đăk Lăk.”.

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

4



GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
Tìm hiểu thực trạng, tình hình thực hiện chính sách an sinh và các mô hình
giảm nghèo tại huyện Krông Pắc trong năm 2016. Từ đó xác định vấn đề, đánh giá
nhu cầu và lựa chọn một thân chủ để sử dụng phương pháp công tác xã hội cá nhân
nhằm hỗ trợ cung cấp các chính sách ưu đãi cho người nghèo tại xã. Đề xuất một số
giải pháp như tăng cường hỗ trợ người nghèo tiếp cận giáo dục cho con của người
nghèo.
2.2. Nhiệm vụ
- Thu thập thông tin để làm rõ thực trạng, tình hình thực hiện chính sách
chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo, giảm nghèo bền vững và mô hình hỗ trợ
người nghèo.
- Phân tích về chính sách, xác định nhu cầu của đối tượng thông qua phương
pháp công tác xã hội cá nhân và lên kế hoạch hỗ trợ người nghèo tiếp cận các chính
sách giảm nghèo.
- Đề xuất một số giải pháp như tăng cường hỗ trợ người nghèo tiếp cận được
các chính sách giảm nghèo tại địa phương.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
An sinh xã hội và công tác xã hội đối với người nghèo
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung
+ Trong đề tài này, chúng tôi tập trung tìm hiểu, phân tích các Chính sách an
sinh xã hội với người nghèo (Chính sách bảo trợ xã hội, vốn vay ngân hàng chính
sách, giáo dục, y tế, nhà ở, ….) năm 2016 và các mô hình hỗ trợ đối với người nghèo
năm 2016.
+ Công tác xã hội cá nhân đối với người nghèo tại xã.
- Phạm vi khách thể: Người nghèo, cán bộ giảm nghèo, cán bộ lao động thương
binh và xã hội huyện.

- Phạm vi không gian: Huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk
- Phạm vi thời gian:
+ Thời gian thực hiện: Năm 2016
+ Thời gian thực tập: từ 13/6/2017 đến 13/8/2017
4. Ý nghĩa của đề tài

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

5


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
4.1. Ý nghĩa khoa học
Vận dụng một số khái niệm về vấn đề đói nghèo, qua đó góp phần làm phong
phú thêm cơ sở lý luận về vấn đề đói nghèo và giải pháp giảm nghèo.
Từ đó áp dụng được các phương pháp nghiên cứu trong xã hội học và đưa ra
những lý thuyết mang tính khoa học vào thực tiễn. Các kết quả nghiên cứu của đề tài
là tài liệu quan trọng để giúp người dân có cơ hội vươn lên và xóa bỏ tình trạng
nghèo đói.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Qua việc tìm hiểu về thực trạng đói nghèo, nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và
đưa ra các giải pháp nhằm xóa đói giảm nghèo sẽ giúp người dân nâng cao chất
lượng cuộc sống, vươn lên thoát nghèo, đời sống nhân dân được ổn định và phát triển
hơn. Qua đó giúp các nhà chức trách có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề đói nghèo
và sự cần thiết của công tác xóa đói giảm nghèo từ đó có những giải pháp, chính sách
phù hợp với thực tế và đem lại hiệu quả cao trong công tác xóa đói giảm nghèo.Đồng
thời những đóng góp của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai quan tâm đến
vấn đề đói nghèo và giải pháp xóa đói giảm nghèo.
5. Phương pháp thực hiện
5.1. Phương pháp thống kê phân tích tài liệu

- Phương pháp sưu tầm tài liệu
Sưu tầm số liệu liên quan đến thực trạng, tình hình thực hiện chính sách cho
người nghèo tại địa phương, ngoài ra sử dụng những tài liệu ở quyết định, kế hoạch,
báo cáo, các văn bản, trang mạng Internet, tạp chí có liên quan đến đề tại nghiên cứu.
- Phương pháp quan sát
Nhằm tìm hiểu về điều kiện sống, nắm bắt được hành vi, thái độ cảm xúc,
nguyện vọng của người nghèo.
- Phương pháp phỏng vấn sâu
Tìm hiểu những thông tin về tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội,
những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện chính sách liên quan đến thân
chủ. Ngoài ra, biết được tâm tư, nguyện vọng của thân chủ, tìm hiểu thông tin, các
chế độ chính sách của Nhà nước hỗ trợ người nghèo, cách thức vươn lên thoát nghèo.
Từ đó xác định được vấn đề, lập kế hoạch phù hợp.
6. Kết cấu của đề tài:

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

6


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Chương 1: Tổng quan về “ Chính sách ưu đãi cho người nghèo” tại huyện
Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk.
Chương 2: Thực trạng công tác an sinh xã hội đối với người nghèo tại huyện
Krông Pắc Tỉnh Đắk Lắk.
Chương 3: Công tác xã hội cá nhân với người nghèo tại xã Ea Yông – huyện
Krông Pắc – Đăk Lăk.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát đặc điểm, tình hình chung của huyện Krông Pắc tỉnh Đắk
Lắk

1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Krông Pắc tỉnh Đắk
Lắk ảnh hưởng đến việc thực hiện thực hiện chính sách an sinh xã hội
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Huyện Krông Pắc nằm ở phía đông của tỉnh Đắk Lắk, kéo dài thêm 30 km, từ
km 12 đến km 50 dọc hai bên Quốc lộ 26. Trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân và đế quốc, Krông Pắc luôn là một địa bàn chiến lược quan trọng, là của ngõ
phía đông vào thành phố Buôn Ma Thuột .
Có được vùng đất ổn định như ngày nay, Krông Pắc đã trải qua nhiều biến đổi
về địa giới hành chính và tên gọi. Khi thành lập tỉnh Đắk Lắk, thực dân và chính phủ
Nam Triều đã chia Đắk Lắk thành 5 quận để cai trị, trong đó phần đất phía Tây
Krông Pắc những năm 30 thuộc quận Buôn Ma Thuột, phần phía đông thuộc quận M’
Đrắk, phần phía bắc đường 26 thuộc quận Buôn Hồ và phía nam đường 26 thuộc
quận Lạc Thiện (huyện Lắc ngày nay). Đến năm 1965, chế độ cũ thành lập quận
Phước An.
Đến tháng 10 năm 1965 do yêu cầu đòi hỏi của phong trào cách mạng trong
tỉnh lúc bấy giờ, theo Nghị quyết của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh, sau khi hợp nhất
B3 và B5, mật danh H8 (huyện 8, tiền thân của huyện Krông Pắc ngày nay) được
thành lập cùng với 9 huyện, thị khác trong toàn tỉnh, lấy tên H1 đến H10. Từ đó cho
đến trước giải phóng năm 1975, có thêm hai lần tách, nhập, điều chỉnh địa giới hành
chính và thay đổi tên gọi H89, đông H6 rồi H11.
Sau giải phóng năm 1975, hợp nhất 3 huyện: H1, H9 và H11 thành huyện
Krông Pắc. Huyện được mang tên 1 con sông lớn nhất huyện “sông Krông Pắc” bắt
nguồn từ Chư Tông – M’ Đrắk, chảy ngang qua trung tâm huyện rồi nhập vào sông
Krông Bông . Đến tháng 7 năm 1977, toàn bộ khu vực H1 cũ được tách ra thành lập
huyện huyện M’ Đrắk; năm 1981 , tách các xã phía nam huyện bao gồm cả H9 cũ ,

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

7



GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
thành lập huyện Krông Bông; cùng lúc tách 3 xã phía Tây: Ea Bhôc, Hòa Hiệp, Ea
Ktur tiếp giáp đường 21 Bis (nay là Quốc lộ 27) sáp nhập vào huyện Krông Ana.
Tháng 12 năm 1985 , tách các xã phía Đông huyện thành lập huyện Ea Kar . Tháng 4
năm 1995, xã Hòa Đông được tách ra từ thành phố Buôn Ma Thuột, sáp nhập về
huyện Krông Păc theo Nghị định 71 của Chính phủ. Từ đó cho đến nay huyện Krông
Pắc được ổn định, diện tích tự nhiên 62.581 ha, là một huyện miền núi nhưng địa
hình Krông Pắc tương đối bằng phẳng, phần lớn diện tích đất thuộc nhóm đất Bazan
màu mỡ phù hợp cho phát triển nông nghiệp.
Krông Pắc có 2 sông lớn là sông Krông Pắc, sông Krông Buk và nhiều suối
nhỏ phân bố khá đều khắp trên địa bàn huyện; hầu hết suối nhỏ thường cạn kiệt vào
mùa khô. Để khắc phục nhược điểm này, với sự nỗ lực của Huyện ủy; Hội đồng nhân
dân, Ủy ban nhân dân và nhân dân trong huyện cùng với hỗ trợ của Trung ương, của
Tỉnh, đã đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo nguồn nước tưới phục vụ sản
xuất nông nghiệp trên địa bàn, trong đó, có hệ thống công trình Hồ chứa nước Krông
Buk hạ lớn nhất vùng các tỉnh Tây Nguyên vừa phục vụ nước tưới sản xuất nông
nghiệp cho một số xã của 2 huyện Krông Pắc , Ea Kar , vừa có thể khai thác du lịch
sinh thái.
Dân số hiện nay khoảng 223.625 người, có 23 dân tộc cùng sinh sống , đồng
bào dân tộc chiếm 32.4% dân số toàn huyện. Huyện Krông Pắc hiện có 16 đơn vị
hành chính cấp xã (15 xã và 1 thị trấn).
Với tổng chiều dài trên 30 km dọc Quốc lộ 26, theo hướng Đông – Tây , phía
Tây nối liền Krông Pắc với thành phố Buôn Ma Thuột, phía Đông nói liền với các

huyện Ea Kar, M’ Đrắk thông đến quốc lộ 1; Tỉnh lộ 9 nối huyện Krông Bông; cùng
với một số đường liên huyện và hệ thống giao thông được quy hoạch tương đối hoàn
chỉnh .
Với những điều kiện như trên, huyện Krông Pắc có rất nhiều thuận lợi trong
việc phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp toàn diện, Nhất là: Cà phê, hồ tiêu, Sầu

riêng, ca cao và các loại cây đậu đỗ, cây lương thực và chăn nuôi. Do đó, Krông Pắc
là địa bàn có diện tích cà phê lớn nhất tỉnh, đã góp phần không nhỏ trong việc xây
dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian qua .
1.1.2. Về kinh tế

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

8


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Kinh tế tăng trưởng khá, trong giai đoạn 2005 đến nay hầu hết các chỉ tiêu đều
đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỉ trọng
công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ. Thu nhập bình quân đầu người tăng, đời
sống nhân dân được cải thiện và nâng cao. Kinh tế nông nghiệp phát triển theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước chuyển sang sản xuất hàng hóa thể hiện ở
một số chỉ tiêu:
Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm đạt 12%; kim ngạch xuất khẩu
tăng 37,4%; Thu nhập bình quân đầu người từ 5,1 triệu đồng năm 2005 lên 25 triệu
đồng/năm/người năm 2016.
Năm 2010, tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp: 69% công nghiệp, công nghiệp
– xây dựng: 17%, thương mại – dịch vụ 14%, đến năm 2016 các chỉ tiêu tương ứng là
49% - 30% - 21%.
Mô hình kinh tế trang trại có những đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát
triển chung của huyện, toàn huyện có 555 trang trại, với tổng diện tích 3.999 ha, thu
hút và giải quyết việc làm cho 3.812 lao động.

Về văn hóa – xã hội
Văn hóa xã hội có những bước chuyển biến rất rõ rệt: Công tác chăm lo đời
sống và chế độ cho người có công được thực hiện kịp thời; các chương trình, mục

tiêu quốc gia về giảm nghèo, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế xã hội vùng đồng
bào dân tộc thiểu số được quan tâm thực hiện; chính sách dân tộc được đặc biệt quan
tâm, chương trình hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nhà ở và nước sinh cho đồng bào dân tộc
thiểu số nghèo đời sống khó khăn theo Quyết định 134 đã được Tỉnh và Trung ương
đánh giá cao. Đã thực hiện tốt Quyết định 167/2008/QĐ-TTg, chương trình 135.
Mạng lưới y tế được mở rộng từ tuyến huyện đến cơ sở, trang thiết bị từng
bước được đầu tư đồng bộ, đội ngũ y bác sỹ được quan tâm đào tạo chuyên môn nên
đã góp phần nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh cho nhân dân.
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe bảo vệ bà mẹ và
trẻ em được triển khai đồng bộ, hiệu quả, thực hiện tốt công tác truyền thông dân số
kế hoạch hóa gia đình.
Mạng lưới trường lớp được mở rộng đến tận vùng sâu vùng xa, cơ sở vật chất được
quan tâm đầu tư, đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp và lên lớp hàng năm đạt chỉ tiêu kế hoạch.
Hoạt động khoa học công nghệ đã gắn kết với nhiệm vụ phát triển kinh tế xã
hội của địa phương. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật và sản xuất, chăn nuôi đã đem

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

9


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
lại hiệu quả thiết thực, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi.
1.2. Hệ thống tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ quyền hạn
1.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy của Phòng Lao động – Thương binh và Xã
hội


Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội do Trưởng phòng điều hành và 02


Phó trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng.

Trưởng phòng chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân huyện, chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của phòng.

Các Phó trưởng phòng chịu sự phân công công việc của Trưởng phòng; đồng
thời chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân
công.

Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức vụ đối với Trưởng phòng, Phó trưởng
phòng do chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định theo quy định của Đảng và
Nhà Nước về công tác quản lý cán bộ.

Các công chức chuyên môn nghiệp vụ được Trưởng phòng phân công đảm
nhiệm hết các lĩnh vực công việc theo chức năng nhiệm vụ của phòng chịu trách
nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
1.2.2. Chức năng
Phòng Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy
ban nhân dân huyện, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức biên chế và hoạt động của
Ủy ban nhân dân huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động- Thương binh và xã hội.
Phòng Lao động – Thương binh và xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu
riêng, được giao dự toán kinh phí để hoạt động và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà
nước theo quy định.
Phòng Lao động – Thương binh và xã hội có chức năng tham mưu, giúp Ủy
ban nhân dân huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm,
dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động, người
có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ
nạn xã hội, về các dịch vụ công thuộc phạm vi quản lý của Phòng và thực hiện một

số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và
theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn
Trình Ủy ban nhân dân huyện các quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài
hạn, 5 năm và hàng năm, đề án lĩnh vực lao động người có công và xã hội, cải cách
hành chính xã hội hóa thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

10


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Trình Ủy ban nhân dân huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, việc
làm, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện.
Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề
án, chương trình về lĩnh vực lao động người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau
khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực
lao động người có công và xã hội được giao.
Giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý Nhà Nước đối với tổ chức kinh tế tập
thể, kinh tế tư nhân, hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi
chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội
theo quy định của pháp luật.
Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ
sở bảo trợ xã hội, dạy nghề giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở
trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.
Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý đài tưởng niệm, các công trình ghi
công các anh hùng liệt sỹ.
Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã
hội.
Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc,
giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.
Tổ chức kiểm tra thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và
xã hội, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng
phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.
Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin
lưu trữ phục vụ công tác quản lý Nhà Nước theo quy định và chuyên môn, nghiệp vụ
về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.
Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện
nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân huyện và sở Lao động – Thương
binh và xã hội.
Quản lý tổ chức bộ máy biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi
ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với
cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định
của pháp luật và phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện.
Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp
của Ủy ban nhân dân huyện.

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

11


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân huyện giao hoặc theo
quy định của pháp luật.

1.3. Đội ngũ cán bộ, công chức và lao động:

Sơ đồ cán bộ công chức Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện
Krông Pắc.
Trưởng phòng
Bà: Nguyễn Thị Kim Oanh

Phó trưởng phòng
Huỳnh Văn Cúc

Phó trưởng phòng
Ngô Thị Hương

Bộ phận giảm nghèo

Bộ phận bảo trợ xã hội

Bộ phận LĐ- VL

công chức:

Công chức:

Công chức:

Nguyễn Thị Thanh Nga

Huỳnh Thị Đào

Nguyễn Quốc Tuấn

Bộ phận chính sách NCC

Bộ phận văn thư thủ quỹ

Công chức:

Bộ phận kế toán

Công chức:

Nguyễn Văn Phương

Công chức:

Lê Thị Thúy

Vũ Trọng Dưỡng

1.4. Các chính sách, chế độ với cán bộ, công chức:
Thực hiện chế độ nghỉ sinh, nghỉ bệnh, nghỉ dưỡng…Theo đúng với chế độ về
BHXH và Bộ luật lao động quy định.
Thực hiện đúng chế độ hàng năm cho cán bộ, công chức, người lao động của

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

12


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
phòng.
Phòng tạo mọi điều kiện cho cán bộ, công chức, người lao động đi học các lớp
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cũng như các lớp ngoại ngữ tin học

để phục vụ công tác tốt hơn.
Thực hiện tốt chế độ bảo vệ tài sản của cơ quan.
Cán bộ, công chức và người lao động được trả lương và các chế độ khác theo
quy định của Nhà Nước.
1.5. Các cơ quan, đối tác tài trợ

Sử dụng ngân sách Nhà nước

Ngân sách của Tỉnh

Ngân sách của Huyện
1.6. Đặc điểm tình hình
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Krông Pắc được tách ra từ
Phòng Nội vụ - Lao động Thương binh và Xã hội và đi vào hoạt động từ 15 tháng 4
năm 2008. Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc
Ủy ban nhân dân huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản
lý Nhà nước về lĩnh vực: Lao động, việc làm, dạy nghề, tiền lương, tiền công, bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội,
bảo vệ và chăm sóc trẻ em, phòng chống tệ nạn xã hội, bình đẳng giới và công tác
giảm nghèo.
1.7. Thuận lợi và khó khăn
1.7.1 Thuận lợi
Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội có con dấu riêng và sử dụng tài
khoản riêng nên thường chủ động rút các khoản tiền tại kho bạc Nhà nước về để chi
trả cho các đối tượng đúng thời gian quy định.
1.7.2 Khó khăn
Bên cạnh nhưng thành quả đã đạt được, công tác giảm nghèo của huyện còn
một số hạn chế:



Nguồn ngân sách từ Trung ương xuống cơ sở thực hiện còn chậm gây ra

những khó khăn khi thực hiện các chính sách cho người nghèo.

Cán bộ giảm nghèo ở cấp xã còn thiếu, trình độ chuyên môn còn hạn chế và
chủ yếu là làm kiêm nhiệm, vì vậy hoạt động trong công tác giảm nghèo chưa hiệu
quả còn mang nặng tính hình thức, việc xây dựng kế hoạch chưa sát với tình hình
thực tế tại địa phương.

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

13


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Chương 2:Thực trạng về thực hiện chính sách an sinh xã hội cho người nghèo
tại huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk
2.1. Quy mô, cơ cấu đối tượng
Căn cứ Thông số 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ Lao động –
Thương binh & Xã hội về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng
năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 -2020;
Căn cứ Kế hoạch số 456/KH-UBND ngày 12/11/2015 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Đăk Lăk về tổng điều tra, xác định hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 theo chuẩn
nghèo giai đoạn 2016-2020;
Căn cứ Kế hoạch số 1589/KH-UBND ngày 26/11/2015 của Ủy ban nhân dân
huyện Krông Pắc về tổng điều tra, xác định hộ nghèo, cận nghèo năm 2015 theo
chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020;
Thực hiện đúng các chính sách của Nhà nước là hộ nghèo theo chuẩn giai
đoạn 2016-2020 theo quy định tại nghị Quyết số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015
của thủ tướng chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho

giai đoạn 2016 - 2020:
Giai đoạn 2016 - 2020, Chính phủ quy định mức chuẩn nghèo ở khu vực
nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng; khu vực thành thị là 900.000
đồng/người/tháng.
Chuẩn cận nghèo: 1.000.000 đồng/người/tháng ở khu vực nông thôn và
1.300.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị.
Ưu tiên đối tượng nghèo có công với cách mạng.
Hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số.
Hộ nghèo có đối tượng bảo trợ xã hội, phụ nữ và trẻ em tại huyện.
-

Kết quả điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2015 áp dụng cho năn 2016 cụ
thể như sau:

+ Theo kết quả điều tra, rà soát hộ nghèo năm 2015 áp dụng 2016 cụ thể như
sau: Hộ nghèo tăng từ 7.015 hộ lên là 8.179 hộ, tỷ lệ hộ nghèo tăng từ 13,42%
lên là 17,50%. So với năm 2015, hộ nghèo tăng 1.164 hộ, tỷ lệ hộ nghèo năm
2016 so với năm 2015 tăng lên 4,08%. Qua số liệu trên cho ta thấy số hộ thoát
nghèo trong năm là 584 hộ chiếm tỉ lệ 0,08%. Số hộ nghèo phát sinh trong năm

854 hộ chiếm tỉ lệ 0,11%. Tỉ lệ phát sinh hộ nghèo cao như trên một phần là hộ

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

14


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
cận nghèo rơi xuống hộ nghèo là chủ yếu, ngoài ra còn do hạn hán, mất mùa, giá
nông sản bị rớt giá, …Bên cạnh đó số hộ tái nghèo năm 2016 cũng khá cao một

phần do áp dụng mức chuẩn nghèo 2016 – 2020 tăng lên..
+ Hộ nghèo: 8.179 hộ chiếm 17,50%. Trong đó: Hộ kinh: 2.807 hộ, Hộ DTTS tại
chỗ: 3.631 hộ, Hộ DTTS khác: 1.741 hộ.
+ Hộ cận nghèo: 2.962 hộ chiếm 6,34%. Trong đó: Hộ kinh: 1.811 hộ, Hộ DTTS
tại chỗ: 581 hộ, Hộ DTTS khác: 570 hộ.

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

15


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Biểu 1: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2016
Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo của huyện Krông Pắc năm 2016

TT

Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020

Hộ dân

Xã/phường/
TT

Hộ ngèo

Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015

Cận nghèo


Số hộ

Số khẩu

Số hộ

Số
khẩu

Tỷ lệ
(%)

Số hộ

Số khẩu

Hộ nghèo
Tỷ lệ
(%)
8

Cận nghèo

9

Số
khẩu
10

Tỷ lệ

(%)
11

Số hộ

Tỷ lệ
(%)

12

Số
khẩu
13

Số hộ

A
I

B
KV thành thị

1

2

3

4


5

6

7

1

TT Phước An

4.358

20.952

234

1.012

5,37

80

319

1,84

54

215


1,24

42

181

0,96

II

KV nông thôn

2

Xã Ea Hiu

1.235

6.142

637

3.057

51,58

313

1.567


25,34

267

1.255

21,62

25

127

2,02

3

Xã Ea Kênh

2.775

13.133

465

2.024

16,76

137


643

4,94

106

409

3,82

73

301

2,63

4

Xã Ea Kly

4.722

21.391

294

1.070

6,23


254

1.087

5,38

74

254

1,57

96

264

2,03

5

Xã Ea Knuêc

2.643

13.555

564

2.665


21,34

168

804

6,36

189

724

7,15

81

342

3,06

6

Xã Ea Kuăng

2.836

13.215

212


828

7,48

130

590

4,58

85

308

3,00

27

135

0,95

7

Xã Ea Phê

5.152

24.565


503

2.332

9,76

215

1.068

4,17

80

345

1,55

51

239

0,99

8

Xã Ea Uy

1.420


6.845

598

2.635

42,11

201

916

14,15

327

1.455

23,03

72

262

5,07

9

Xã Ea Yiêng


1.168

6.188

831

4.946

71,15

74

333

6,34

592

3.526

50,68

33

205

2,83

10


Xã Ea Yông

3.744

17.695

495

2.257

13,22

140

659

3,74

120

605

3,21

52

261

1,39


11

Xã Hòa An

2.703

13.165

233

968

8,62

103

480

3,81

51

185

1,89

31

126


1,15

12

Xã Hòa Đông

2.841

12.465

111

424

3,91

77

333

2,71

39

155

1,37

27


108

0,95

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

16

14


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
13

Xã Hòa Tiến

1.807

8.648

271

1.084

15,00

226

1.065


12,51

234

971

12,95

214

947

11,84

14

Xã KrôngBúk

3.023

15.256

907

3.859

30,00

326


1.641

10,78

247

1.012

8,17

165

863

5,46

15

Xã Tân Tiến

2.452

12.043

545

2.441

22,23


155

669

6,32

125

388

5,10

73

238

2,98

16

Xã Vụ Bổn

3.852

18.367

1.279

6.253


33,20

363

1.692

9,42

174

925

4,52

154

734

4,00

46.731 223.625

8.179

37.855

17,50

2.962


13.866

6,34

2.764

12.732

5,91

1.216

5.333

2,60

TỔNG CỘNG

Biểu 2: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo năm 2016 phân theo dân tộc
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo huyện Krông Pắc năm 2016
Chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020
Hộ nghèo
Cận nghèo

Hộ dân
ST
T

Xã/phường/TT


A
I
1
II
2
3
4
5
6
7

B
KV thành thị
TT Phước An
KV nông thôn
Xã Ea Hiu
Xã Ea Kênh
Xã Ea Kly
Xã Ea Knuêk
Xã Ea Kuăng
Xã Ea Phê

Chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015
Hộ nghèo
Cận nghèo

Kinh

DTTS
tại

chỗ

DTTS
khác

Kinh

DTTS
tại
chỗ

DTTS
khác

Kinh

DTTS
tại
chỗ

DTTS
khác

Kinh

DTTS
tại chỗ

DTTS
khác


Kinh

DTTS
tại chỗ

DTTS
khác

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

13

14

15

4.287

39

32

219

11

4

75

5

0

51

3


0

39

3

0

515
1.586
4.245
1.225
2.535
3.021

170
813
355
1.334
10
783

550
376
122
84
291
1.348


159
124
224
143
188
155

111
275
64
377
1
247

367
66
6
44
23
101

154
63
221
86
109
69

43
50

26
72
0
70

116
24
7
10
21
76

28
46
64
36
70
35

71
40
10
148
0
35

168
20
0
5

15
10

4
19
84
34
27
12

17
35
12
43
0
28

4
19
0
4
0
11

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

17


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải

8
9
10
11
12
13
14
15
16

Xã Ea Uy
Xã Ea Yiêng
Xã Ea Yông
Xã Hòa An
Xã Hòa Đông
Xã Hòa Tiến
Xã Krông Búk
Xã Tân Tiến
Xã Vụ Bổn
TỔNG CỘNG

959
167
1.940
2.514
2.129
1.798
1.465
1.667
2.151


380
971
1.311
97
654
5
891
713
249

81
30
493
92
58
4
667
72
1.452

292
19
91
205
55
270
244
109
310


241
796
313
20
54
0
476
387
258

65
16
91
8
2
1
187
49
711

156
3
50
93
59
224
162
76
211


44
69
42
2
17
2
67
72
0

1
2
48
8
1
0
97
7
152

135
5
28
44
5
232
71
15
16


187
580
71
3
34
1
128
97
51

5
7
21
4
0
1
48
13
107

56
4
8
28
19
214
69
11
12


14
27
38
2
8
0
57
51
54

2
2
6
1
0
0
39
11
88

32.204

8.775

5.752

2.807

3.631


1.741

1.811

581

570

881

1.459

424

640

389

187

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

18


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Biểu 3: Phân tích mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo huyện Krông Pắc năm 2016


S
T
T
I
1
II
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16

Xã/phường/
TT

Kv thành thị
TT, Phước An
Kv,nông thôn
Xã Ea Hiu
Xã Ea Kênh

Xã Ea Kly
Xã Ea Knuêc
Xã Ea Kuăng
Xã Ea Phê
Xã Ea Uy
Xã Ea Yiêng
Xã Ea Yông
Xã Hòa An
Xã Hòa Đông
Xã Hòa Tiến
Xã Krông Búk
Xã Tân Tiến
Xã Vụ Bổn
Tổng số
Ghi chú:

Tổng
số hộ
nghè
o

Trong đó số hộ nghèo thiếu hụt các chỉ số về

Theo chuẩn nghèo giai đoạn 2016-2020

C

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11=
1/c

12=
2/c

13=
3/c

14=
4/c

15=

5/c

16=
6/c

17=
7/c

18=
8/c

19=
9/c

20=
20/c

234

39

178

51

12

111

23


7

67

19

0

16,7

76,1

21,8

5,1

47,4

9,8

3,0

28,6

8,1

0,0

637

465
294
564
212
503
598
831
495
233
111
271
907
545
1.279
8.179

0
3
1
23
26
25
208
7
82
40
5
49
155
73

0
736

120
449
234
172
41
125
15
0
450
131
103
246
208
50
40
2.562

450
209
114
146
4
163
4
246
42
39

20
85
0
203
352
2.128

0
4
25
29
55
28
82
64
8
11
2
46
45
120
67
598

0
215
94
376
72
238

398
420
425
108
66
205
582
232
218
3.760

562
229
64
256
25
207
248
515
232
130
1
160
20
303
370
3.345

0
0

1
165
149
9
169
76
25
54
0
79
0
93
0
827

2.295
365
186
314
57
456
496
820
455
166
103
224
649
508
546

7.707

21
64
60
257
15
50
99
122
55
51
39
74
0
66
0
992

0
86
0
46
0
156
69
71
17
24
2

60
0
92
64
616

0,0
0,6
0,3
4,1
12,3
5,0
34,8
0,8
16,6
17,2
4,5
18,1
17,1
13,4
0,0
9,0

18,8
96,6
79,6
30,5
19,3
24,9
2,5

0,0
90,9
56,2
92,8
90,8
22,9
9,2
3,1
31,3

70,6
44,9
38,8
25,9
1,9
32,4
0,7
29,6
8,5
16,7
18,0
31,4
0,0
37,2
27,5
26,0

0,0
0,9
8,5

5,1
25,9
5,6
13,7
7,7
1,6
4,7
1,8
17,0
5,0
22,0
5,2
7,3

0,0
46,2
32,0
66,7
34,0
47,3
66,6
50,5
85,9
46,4
59,5
75,6
64,2
42,6
17,0
46,0


88,2
49,2
21,8
45,4
11,8
41,2
41,5
62,0
46,9
55,8
0,9
59,0
2,2
55,6
28,9
40,9

0,0
0,0
0,3
29,3
70,3
1,8
28,3
9,1
5,1
23,2
0,0
29,2

0,0
17,1
0,0
10,1

360,3
78,5
63,3
55,7
26,9
90,7
82,9
98,7
91,9
71,2
92,8
82,7
71,6
93,2
42,7
94,2

3,3
13,8
20,4
45,6
7,1
9,9
16,6
14,7

11,1
21,9
35,1
27,3
0,0
12,1
0,0
12,1

0,0
18,5
0,0
8,2
0,0
31,0
11,5
8,5
3,4
10,3
1,8
22,1
0,0
16,9
5,0
7,5

Cột 1: Tiếp cận dịch vụ y tế (mục 2.1 phiếu B2)
Cột 2: Bảo hiểm y tế (2.2 phiếu B2)
Cột 3: Trình độ giáo dục người lớn (mục 1.1 phiếu B2)
Cột 4: Tình trạng đi học của trẻ em (mục 1.2 phiếu B2)

Cột 5: Chất lượng nhà ở (mục 3.1 phiếu B2)

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

19

Cột 6: Diện tích nhà ở (mục 3.2 phiếu B2)
Cột 7: Nguồn nước sinh hoạt (mục 4.1 phiếu B2)
Cột 8: Hố xí/nhà tiêu hợp vệ sinh (mục 4.2 phiếu B2)
Cột 9: Sử dụng dịch vụ viễn thông (mục 5.1 phiếu B2)
Cột 10: Tài sản phục vụ tiếp cận thông tin (mục 5.2 phiếu B2)


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Biểu 4: Bảng tổng hợp nguyên nhân nghèo
Nguồn: Kết quả điều tra hộ nghèo, cận nghèo huyện Krông Pắc năm 2016

Các nguyên nhân nghèo (hộ)

TT

Xã, thị trấn

Thiếu
vốn sản
xuất

Thiếu đất
canh tác


Thiếu
phương
tiện sản
xuất

Thiếu
lao động

Đông
người
ăn theo

Có LĐ
nhưng
không có
việc làm

Không
biết
cách
làm ăn

Ốm đau
hoặc mắc
TNXH

Chây
lười lao
động


Nguyên nhân
khác

234

79

97

11

20

42

36

13

50

1

4

Tổng số hộ
nghèo

I


Kv, thành thị

1

TT, Phước An

II

Kv, nông thôn

2

Xã Ea Hiu

637

437

442

168

225

172

223

130


95

0

126

3

Xã Ea Kênh

465

150

117

34

0

15

111

12

8

3


15

4

Xã Ea Kly

294

145

61

22

10

8

7

0

16

0

18

5


Xã Ea Knuêk

564

292

203

3

5

48

3

4

3

3

6

Xã Ea Kuăng

212

126


122

78

47

48

55

9

27

0

17

7

Xã Ea Phê

503

213

362

153


14

55

64

26

16

1

0

8

Xã Ea Uy

598

307

226

162

67

68


47

83

41

7

18

9

Xã Ea Yiêng

831

477

478

98

82

285

166

38


24

4

10

10

Xã Ea Yông

495

372

200

109

31

52

33

41

27

7


141

11

Xã Hòa An

233

88

81

47

22

36

12

3

65

2

10

12


Xã Hòa Đông

111

67

54

8

12

15

14

3

2

0

0

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

20


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải

13

Xã Hòa Tiến

271

178

143

31

84

60

11

0

68

0

59

14

Xã Krông Búk


907

549

204

6

9

8

6

0

16

0

109

15

Xã Tân Tiến

545

354


267

254

84

123

122

143

42

27

85

16

Xã Vụ Bổn

1.279

909

753

567


32

173

21

162

50

2

29

8.179

4.743

3.810

1.751

739

1.165

976

666


551

57

644

Tổng cộng

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

21


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Từ các bảng trên cho thấy quy mô người nghèo phân bố không đồng đều giữa
các xã. Xã có nhiều hộ nghèo nhất là xã Ea Yiêng với tỉ lệ hộ nghèo 71,15%; Ea Hiu
51,58%. Sở dĩ hộ nghèo của một số xã cao như vậy là do xã có đa số người đồng bào
dân tộc thiểu số và xa trung tâm huyện làm cho công tác tuyên truyền đến người dân
còn gặp nhiều khó khăn và rất khó quản lý. Bên cạnh đó do điều kiện tự nhiên không
thuận lợi, đất bạc màu, hạn hán nhiều và dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc tại chỗ,
môi trường sống không thuận lợi kèm theo cơ sở hạ tầng kém phát triển, đường xá đi
lại rất khó khăn chủ yếu là đường đất mùa mưa thì lầy lội làm ảnh hưởng đến việc phát
triển kinh tế của xã. Xã có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là xã Hòa Đông chiếm tỉ lệ 3,91%
đây là xã gáp danh với thành phố Buôn Mê Thuột đường xá đi lại thuận lợi, cơ sở hạ
tầng phát triển, đất đai màu mỡ, xã đa số trồng cây công nghiệp như: Cà phê, hồ tiêu,
sầu riêng …công tác tuyên truyền các chính sách đến người dân kịp thời, dân cư chủ
yếu là người kinh đã góp phần làm công tác giảm nghèo đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh các nguyên nhân kể trên không thể không kể đến những nguyên nhân
xuất phát từ chính người nghèo còn thiếu rất nhiều mặt như trình độ dân trí thấp, kinh
nghiệm trong sản xuất, kinh doanh, thiếu đất canh tác cũng không áp dụng khoa học

kỷ thuật vào trồng trọt chăn nuôi. Bên cạnh đó một số bộ phận không nhỏ người dân
còn ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của nhà nước không muốn thoát nghèo, một số
không nhỏ người khác lâm vào tình trạng nghiện rượu, cờ bạc, ma túy, chầy lười lao
động… càng làm cho việc thoát nghèo càng trở nên khó khăn hơn.
2.2. Quy trình xét duyệt, tiếp nhận và quản lý hồ sơ
2.2.1 Quy trình điều tra rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo từ cấp huyện, xã đến các
thôn, buôn, TDP
SƠ ĐỒ TÓM TẮT QUY TRÌNH XÁC ĐỊNH HỘ NGHÈO, HỘ CẬN NGHÈO
2016
B1. TUYÊN

B2. TẬP HUẤN

TRUYỀN
B3. LẬP DANH SÁCH HỘ THAM
GIA
B3.1 Hộ nghèo+ cận nghèo

B3.2 Hộ đăng ký tham gia

2014

< 3 chỉ

SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

22

Phiếu A
>=3 chỉ tiêu



GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
tiêu

B4. KHẢO SÁT ĐẶC

Không nghèo

ĐIỂM HỘ GIA ĐÌNH
(Phiếu B)
B5. TỔNG HỢP PHÂN LOẠI HỘ
B5.3
B5.2 Nhóm có
B5.1
Không

khả năng nghèo,

nghèo

cận nghèo

Nghèo

B6. HỌP
THÔN/TỔ RÀ
SOÁT KẾT QUẢ

B7. TỔNG HỢP DS HỘ NGHÈO,

HỘ CẬN NGHÈO
B7.2
B7.1

B7.3
Không

Cận

Nghèo

nghèo

Nghèo

B8. HỌP DÂN
B8.3

B8.2

B8.1

Không

Cận

Nghèo

Nghèo


nghèo
B9. NIÊM YẾT KẾT QUẢ CÔNG KHAI

B10. TỔNG HỢP, THẨM ĐỊNH, PHÊ DUYỆT
DANH SÁCH HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO
B11. CÔNG BỐ DANH SÁCH VÀ ĐIỀU TRA
THÔNG TIN HỘ NGHÈO, CẬN NGHÈO
(Phiếu C)
* Triển khai điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và công nhận kết quả
hộ nghèo, cận nghèo năm 2016

a) Phòng Lao động TB&XH huyện:
SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

23


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Cấp huyện ( Phòng Lao động – Thương binh và xã hội )
- Xây dựng và trình UBND cấp huyện phê duyệt kế hoạch điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn

Phòng Lao động TB&XH chủ trì, phối hợp với các phòng ban liên quan:
- Xây dựng Kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức điều tra, rà soát hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Tổ chức tuyên truyền cho các ngành, các cấp và người dân biết và hiểu về
ý nghĩa, mục đích, yêu cầu của điều tra rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2016
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho lực lượng trực tiếp tham gia tham gia
điều tra, rà soát cho cán bộ giám sát cấp huyện, cấp xã và lực lượng điều tra
viên.

- Chỉ đạo các thành viên Ban chỉ đạo điều tra và các phòng, ban phối hợp
kiểm tra, giám sát công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.
- Theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các xã, thị trấn thực hiện công tác điều tra,
rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn theo đúng quy trình và đúng thời
hạn quy định.
- Tổ chức phúc tra kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo của cấp xã trong
trường hợp thấy kết quả rà soát chưa phù hợp với tình hình thực tế của địa
phương hoặc có đơn thư khiếu nại.
- Thẩm định kết quả điều tra, rà soát trên địa bàn; tổng hợp, phê duyệt kết
quả điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn để báo cáo Ủy ban nhân
dân tỉnh;
- Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện cập nhật thông tin hộ
nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn vào phần mềm quản lý.
b) Các thành viên Ban chỉ đạo chương trình mục tiêu giảm nghèo huyện:
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát tình hình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận
nghèo tại các xã, thị trấn theo địa bàn đã được phân công (có phụ lục kèm theo
kế hoạch này), để các địa phương thực hiện điều tra, rà soát đảm bảo đúng tiến
độ và chất lượng theo yêu cầu đề ra.
- Kịp thời xử lý những vấn đề phát sinh theo đúng trách nhiệm, quyền
hạn, thường xyên báo cáo tình hình về kết quả điều tra, rà soát những vấn đề
phát sinh, những khó khăn, vướng mắc cho Phòng Lao động – Thương binh và
Xã hội để tổng hợp, xem xét, đề xuất Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo.
SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

24


GVHD: Ts. Nguyễn Minh Tuấn và Ths. Phạm Thanh Hải
Ban chỉ đạo cấp huyện thẩm định và kiểm tra trong vòng 10 ngày.
Ban chỉ đạo cấp huyện trình UBND cấp huyện phê duyệt kết quả điều tra, rà soát.

Tổng hợp kết quả theo các mẫu biểu tổng hợp số 3.1, 3.2, 3.3, 3.4.
Công bố danh sách hộ nghèo, cận nghèo.
Cập nhật thông tin về hộ nghèo, hộ cận nghèo làm cơ sở thực hiện các chính sách
an sinh xã hội và đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm.
2.3. Tình hình thực hiện chính sách an sinh xã hội đối với người nghèo tại
huyện Krông Pắc tỉnh Đắk Lắk
2.3.1. Chính sách ưu đãi cho vay hộ nghèo
2.3.1.1. Văn bản quy định
- Căn cứ kết quả điều tra, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, nhà
nước, Nghị quyết của Huyện Uỷ và Nghị quyết của HĐND-UBND huyện đã tổ chức
triển khai thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn huyện.
- Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về Tín dụng đối
với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.
- Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg ngày 23/02/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng đối với Hộ cận nghèo.
- Quyết định số 28/2015/QĐ-TTg ngày 21/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng đối với Hộ mới thoát nghèo.
- Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về
tín dụng đối với Học sinh-Sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
- Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09/7/2015 của Chính phủ về Hỗ trợ tạo việc
làm, duy trì và mở rộng việc làm.
- Quyết định số 62/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ tướng Chính phủ về Nước
sạch và vệ sinh môi trường nông thôn.
2.3.1.2. Kết quả thực hiện chính sách ưu đãi cho vay đối với hộ nghèo Trong năm
2016 Ngân Hàng chính sách xã hội huyện, giao nguồn vốn đến từng xã, thị trấn tạo
điều kiện cho các hộ dân vay vốn theo các chương trình có 3.494 hộ với tổng nguồn
vốn vay là:80.672 triệu đồng, Trong đó:
- Hộ nghèo: 1074 hộ với 27.982 triệu đồng;
- Hộ cận nghèo: 547 hộ với 15.044 triệu đồng;


SVTH: Nguyễn Quốc Tuấn

25


×