Tải bản đầy đủ (.pdf) (209 trang)

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn huyện krông năng, tỉnh đắk lắk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 209 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM



PHẠM THẾ TRỊNH




NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
SỬ DỤNG ĐẤT ĐỎ BAZAN TRỒNG CÀ PHÊ XEN MẮC CA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK




LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI






HÀ NỘI, 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM





PHẠM THẾ TRỊNH



NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT
SỬ DỤNG ĐẤT ĐỎ BAZAN TRỒNG CÀ PHÊ XEN MẮC CA
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KRÔNG NĂNG, TỈNH ĐẮK LẮK



CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ: 62 85 01 03



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐÀO CHÂU THU
2. TS. TRẦN MINH TIẾN



HÀ NỘI, 2014

iii
i
LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án




Phạm Thế Trịnh



















iiiiii
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt
tình của thầy cô, bạn bè và người thân, tập thể và cá nhân những nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và
kính trọng đến:
PGS.TS. Đào Châu Thu, Hội Khoa học đất Việt Nam và TS. Trần Minh Tiến,
Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, những người Thầy đã hướng dẫn hết mực nhiệt tình
chỉ dạy giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.
Lãnh đạo các đơn vị: Viện Nghiên cứu Quy hoạch Nông nghiệp Nông
thôn, Trung tâm Phân vùng Nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu đất, Phân bón
và Môi trường Tây Nguyên, GS. Hoàng Hòe - Hội Khoa học và Kỹ thuật Lâm
nghiệp Việt Nam, đã có nhiều ý kiến đóng góp, định hướng nghiên cứu hết sức
quý báu giúp tôi trong quá trình thực hiện luận án.
Tập thể lãnh đạo và các thầy, cô Khoa Quản lý đất đai, Bộ môn Quy
hoạch, Ban Quản lý Đào tạo, Ban Giám đốc - Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Có được những thành quả trong luận án là được sự giúp đỡ nhiệt tình của
Lãnh đạo: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Đắk Lắk, Sở Tài nguyên
và Môi trường, Chi cục Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Đắk Lắk, Cục Thống kê tỉnh
Đắk Lắk, Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Đắk Lắk, Chi cục Thống kê huyện
Krông Năng và UBND huyện Krông Năng, các Phòng: Phòng Tài nguyên và
Môi trường, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, ông Martin Novak và ông Kim Wilson - Hội lâm nghiệp Á nhiệt đới Úc,
ThS. Hoàng Tuấn Minh - Tổng cục Quản lý đất đai, các hộ gia đình chọn làm mô
hình và một số phòng ban, cán bộ thuộc Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm
nghiệp Tây Nguyên đã cử người phối hợp và cung cấp số liệu cho luận án.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đắk Lắk
nơi tôi trực tiếp công tác, anh chị em đồng nghiệp luôn động viên tinh thần và
tạo điều kiện tối đa trong quá trình học tập và thực hiện luận án.

Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình: vợ con và những người thân đã động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả luận án

Phạm Thế Trịnh

iiiiiiiii
iii
MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt vii
Danh mục các bảng viii
Danh mục các hình x
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
3.1. Ý nghĩa khoa học 3
3.2. Ý nghĩa thực tiễn 3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu 4
5. Những đóng góp mới của luận án 4
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp và trồng
xen đối với cây cà phê 5

1.1.1. Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất
nông nghiệp 5
1.1.2. Vai trò của cây che bóng và trồng xen cây lâu năm đối với cà phê 10
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc trồng cà phê xen mắc ca 12
1.2. Các kết quả nghiên cứu trên thế giới về cây che bóng cho cà phê 25
1.2.1. Nhu cầu che bóng của cây cà phê 25
1.2.2. Nguyên tắc lựa chọn cây che bóng cho cà phê 27
1.2.3. Ý nghĩa của việc trồng xen cây lâu năm trong vườn cà phê 28
1.2.4. Tình hình phát triển cây mắc ca trên thế giới và ý nghĩa của
việc trồng xen trong vườn cà phê 30

iviviv
iv
1.2.5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm mắc ca 32
1.3. Các kết quả nghiên cứu trong nước về cây trồng xen, che bóng
cho cà phê 33
1.3.1. Tác dụng của hệ thống cây trồng xen, che bóng cho cà phê 33
1.3.2. Kết quả nghiên cứu về trồng cây che bóng, cây lâu năm trong
các vườn cà phê vối ở Việt Nam 38
1.4. Nhận xét chung về tổng quan tài liệu và hướng nghiên cứu của
đề tài 44
1.4.1. Nhận xét chung 44
1.4.2. Hướng nghiên cứu của đề tài 46
Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47
2.1. Nội dung nghiên cứu 47
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Krông Năng có
liên quan đến trồng cây cà phê và mắc ca 47
2.1.2. Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của huyện Krông Năng 47
2.1.3. Đánh giá hiệu quả phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên
đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng 47

2.1.4. Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai với cây mắc ca và
định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ
bazan tại huyện Krông Năng 48
2.1.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển phương thức trồng cà phê
xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng 48
2.2. Phương pháp nghiên cứu 48
2.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu, số liệu 48
2.2.2. Phương pháp điều tra, lấy mẫu đất ngoài thực địa 49
2.2.3. Phương pháp phân tích đất 49
2.2.4. Phương pháp lựa chọn mô hình trồng cà phê xen mắc ca và chỉ
tiêu theo dõi 50
2.2.5. Phương pháp phân tích SWOT 53
2.2.6. Phương pháp tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường 54

vvv
v
2.2.7. Phương pháp đánh giá đất theo FAO 54
2.2.8. Phương pháp xây dựng bản đồ 55
2.2.9. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích thông tin 55
2.2.10. Phương pháp chuyên gia 55
Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 56
3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Krông Năng có liên
quan đến trồng cây cà phê và mắc ca 56
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 56
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội 68
3.1.3. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội đối với
sản xuất cà phê 71
3.2. Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của huyện Krông Năng 73
3.2.1. Hiện trạng sử dụng đất huyện Krông Năng 73
3.2.2. Hiện trạng sản xuất và sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê của

huyện Krông Năng 73
3.2.3. Thực trạng nguồn nhân lực sản xuất cà phê vùng nghiên cứu 77
3.2.4. Thực trạng vườn cà phê tại huyện Krông Năng 79
3.2.5. Thực trạng sử dụng phân bón, tưới nước và thuốc bảo vệ thực
vật cho cà phê ở huyện Krông Năng 81
3.2.6. Tình hình trồng cây che bóng trong vườn cà phê tại huyện
Krông Năng trên đất đỏ bazan 86
3.2.7. Hiệu quả kinh tế của sản xuất cà phê trên đất đỏ bazan tại
huyện Krông Năng 87
3.2.8. Nhận xét chung về thực trạng sản xuất cà phê tại huyện
Krông Năng 91
3.3. Đánh giá hiệu quả phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên đất
đỏ bazan tại huyện Krông Năng 93
3.3.1. Ảnh hưởng của phương thức trồng xen mắc ca với cà phê vối
đến sinh trưởng và năng suất 93

vivivi
vi
3.3.2. Hiệu quả kinh tế của trồng xen mắc ca so với trồng xen tiêu và
cà phê thuần 95
3.3.3. Hiệu quả xã hội của mô hình trồng cà phê xen mắc ca 99
3.3.4. Hiệu quả môi trường của mô hình trồng xen mắc ca và tiêu
trong vườn cà phê 101
3.3.5. Những thuận lợi, khó khăn và cơ hội của phương thức trồng cà
phê xen mắc ca 115
3.3.6. Nhận xét chung về hiệu quả của phương thức trồng cà phê xen
mắc ca so với trồng thuần 119
3.4. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây mắc ca và
định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ
bazan huyện Krông Năng 120

3.4.1. Đánh giá khả năng thích hợp đất đai đối với cây mắc ca 120
3.4.2. Định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ
bazan huyện Krông Năng 132
3.5. Đề xuất một số giải pháp phát triển phương thức trồng cà phê
xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng 137
3.5.1. Điều chỉnh các quy hoạch có liên quan và có chính sách khai
thác, quản lý nhà nước về đất đai đối với cây mắc ca 137
3.5.2. Giải pháp kỹ thuật 139
3.5.3. Giải pháp về khuyến nông, khuyến lâm 140
3.5.4. Giải pháp về các chính sách 142
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 146
Kết luận 146
Kiến nghị 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
PHỤ LỤC 159


viiviivii
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT
Ký hiệu viết tắt
Nghĩa của các từ viết tắt
1

Biên độ
2
Bộ NN&PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
3
BVTV
Bảo vệ thực vật
4
Cs
Cộng sự
5
ĐC
Đối chứng
6
DTCP KD
Diện tích cà phê kinh doanh
7
DTTN
Diện tích tự nhiên
8
ĐVT
Đơn vị tính
9
FAO
Tổ chức Nông lương thế giới (Food and Agriculture
Organization)
10
GDP
Tổng sản phẩm (Gross domestic product)
11
IIRR
Học viện Quốc tế về Tái thiết Nông thôn (International
Institute of Rural Reconstruction)

12
KTCB
Kiến thiết cơ bản
13

Lao động
14
Lux
Cường độ bức xạ (Luxmeter)
15
LMU
Đơn vị bản đồ đất đai (Land mapping unit)
16
LUT
Loại hình sử dụng đất (Land Use Type)
17
NXB
Nhà xuất bản
18
MH
Mô hình
19
PTNT
Phát triển Nông thôn
20
S
Thích hợp (Suitability)
21
TB
Trung bình

22
TNHH
Trách nhiệm hữu hạn
23
TT
Thứ tự
24
UBND
Ủy ban nhân dân
25
UNESCO
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên
Hiệp Quốc (United Nations Educational, Scientific
and Cultural Organization)

viiiviiiviii
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT
Tên các bảng
Trang
1.1. Phân cấp độ phì nhiêu của đất trồng cây cà phê 20
1.2. Yêu cầu sử dụng đất của cây cà phê vối 22
1.3. Yêu cầu sinh thái của cây mắc ca 24
2.1. Thực trạng các mô hình trồng xen chọn theo dõi 51
3.1. Tổng hợp diện tích đất huyện Krông Năng theo độ dốc 62
3.2. Tổng hợp diện tích đất theo độ dày tầng đất huyện Krông Năng 63
3.3. Diện tích các nhóm đất phân bố tại huyện Krông Năng 64
3.4. Tổng diện tích đất đỏ trên đá bazan huyện Krông Năng 65
3.5. Một số chỉ tiêu tính chất hoá học chính của loại đất (Fk) trồng cà

phê xã Ea Tân, huyện Krông Năng 66
3.6. Một số chỉ tiêu hoá học chính của loại đất (Fu) trồng cà phê tại xã
Ea Tân, huyện Krông Năng 67
3.7. Dân số bình quân huyện Krông Năng năm 2012 69
3.8. Diện tích cà phê huyện Krông Năng phân theo độ tuổi 76
3.9. Hiện trạng diện tích cà phê kinh doanh huyện Krông Năng năm
2012 trên các loại đất 77
3.10. Đặc điểm nguồn nhân lực của hộ điều tra 78
3.11. Một số đặc điểm vườn cà phê tại các xã điều tra 79
3.12. Tình hình sử dụng phân bón, tưới nước và thuốc bảo vệ của các hộ
điều tra 81
3.13. Tỷ lệ diện tích cà phê trồng thuần và trồng xen ở các xã điều tra 87
3.14. Hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê tại các xã điều tra 88
3.15. Năng suất cà phê, mắc ca và tiêu trong mô hình 95
3.16. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng xen mắc ca, tiêu trong
vườn cà phê 96
3.17. So sánh hiệu quả kinh tế của mô hình trồng xen mắc ca, tiêu và cà
phê trồng thuần 97

ixixix
ix
3.18. Ảnh hưởng của trồng xen và trồng thuần đến chất lượng cà phê nhân 98
3.19. Hiệu quả xã hội của phương thức trồng cà phê xen mắc ca 100
3.20. Diễn biến độ ẩm không khí trong ngày của các mô hình theo dõi 101
3.21. Diễn biến nhiệt độ không khí trong ngày các mô hình theo dõi 104
3.22. Cường độ bức xạ bình quân trong ngày trên tán cà phê trong mùa khô 107
3.23. Ảnh hưởng của trồng xen mắc ca, tiêu trong vườn cà phê và tiêu
đến tốc độ gió trong mùa khô 109
3.24. Thông tin chung về các phẫu diện đất nghiên cứu 110
3.25. Độ xốp của đất đỏ bazan ở vườn cà phê trồng xen và trồng thuần 111

3.26. Độ ẩm đất đỏ bazan trong mô hình trồng xen và cà phê thuần 113
3.27. Hàm lượng hữu cơ và đạm tổng số của đất dưới ảnh hưởng của
xen mắc ca, tiêu với cà phê 114
3.28. Phân tích SWOT của mô hình trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ
bazan 116
3.29. Các chỉ tiêu và phân cấp để xây dựng bản đồ đơn vị đất đai 123
3.30. Đặc tính của các đơn vị bản đồ đất đai phục vụ phát triển trồng
mắc ca huyện Krông Năng 124
3.31. Tổng hợp các đơn vị đất đai theo loại đất thuộc nhóm đất đỏ 125
3.32. Yêu cầu sử dụng đất của cây mắc ca ở huyện Krông Năng 128
3.33. Mức độ thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca huyện Krông Năng 130
3.34. Định hướng sử dụng đất trồng xen mắc ca trên đất quy hoạch cây
cà phê huyện Krông Năng đến năm 2020 135

xxx
x

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT
Tên các hình
Trang


3.1. Sơ đồ hành chính huyện Krông Năng, Đắk Lắk 57
3.2. Một số yếu tố khí hậu trung bình huyện Krông Năng từ năm
2005 - 2012 59
3.3. Tổng giá trị sản phẩm của nền kinh tế huyện Krông Năng giai
đoạn 2005 - 2012 70
3.4. Cơ cấu kinh tế huyện Krông Năng giai đoạn 2005 - 2012 71
3.5. Cơ cấu sử dụng đất huyện Krông Năng năm 2012 73

3.6. Diễn biến diện tích, sản lượng cà phê huyện Krông Năng giai đoạn
1990 - 2012 74
3.7. Lợi nhuận và hiệu quả sử dụng vốn của các hộ điều tra 90
3.8. Hiệu quả sử dụng vốn của các xã điều tra 91
3.9. Ảnh hưởng của cây trồng xen mắc ca năm thứ 9 102
3.10. Ảnh hưởng của trồng xen cây mắc ca đến độ ẩm không khí trong
vườn cà phê 102
3.11. Ảnh hưởng của trồng xen cây tiêu đến độ ẩm không khí trong
vườn cà phê 103
3.12. Ảnh hưởng của trồng xen cây mắc ca năm thứ 9 đến nhiệt độ
không khí trong vườn cà phê 104
3.13. Ảnh hưởng của trồng xen cây mắc ca năm thứ 4 đến nhiệt độ
không khí trong vườn cà phê 105
3.14. Ảnh hưởng của trồng xen cây tiêu đến nhiệt độ không khí trong
vườn cà phê 105
3.15. Diễn biến cường độ bức xạ ở vườn thuần so với vườn xen mắc ca
năm 9 107
3.16. Diễn biến cường độ bức xạ ở vườn thuần so với vườn xen mắc ca
năm 4 108

xixixi
xi
3.17. Diễn biến cường độ bức xạ ở vườn thuần so với vườn xen tiêu
năm thứ 12 108
3.18. Sơ đồ đơn vị đất đai trồng cà phê xen mắc ca trên đất đỏ bazan
huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 127
3.19. Sơ đồ phân hạng thích nghi đất đỏ bazan trồng cà phê xen mắc ca
huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk 131
3.20. Sơ đồ đề xuất định hướng sử dụng đất trồng cà phê xen mắc ca
trên đất đỏ bazan huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 136


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đắk Lắk có tài nguyên đất đai phong phú đa dạng, thuận lợi cho phát triển
sản xuất nông nghiệp hàng hoá, đặc biệt có 298.365,40 ha đất đỏ bazan, chiếm
22,73% diện tích tự nhiên (DTTN) toàn tỉnh (Phân viện Quy hoạch và Thiết kế
Nông nghiệp miền Trung, 2005), đây là lợi thế của tỉnh về sản xuất cà phê, cao
su, tiêu so với cả nước. Trong các loại cây trồng hiện có, cà phê là cây công
nghiệp phát triển nhanh trên địa bàn từ sau ngày thống nhất đất nước, năm 1975
có trên 3,7 ngàn ha cà phê, năm 1985 có 15 ngàn ha, năm 1990 tăng lên 76 ngàn
ha (UBND tỉnh Đắk Lắk, 2011b), đến năm 2012 toàn tỉnh có 202,02 ngàn ha, với
sản lượng 412.182 tấn cà phê nhân xô (Cục Thống kê Đắk Lắk, 2013), (UBND
tỉnh Đắk Lắk, 2012) là mặt hàng xuất khẩu quan trọng, hàng năm giá trị xuất
khẩu chiếm gần 90% kim ngạch của tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn Đắk Lắk, 2010 a). Do vậy, cây cà phê đã trở thành thương hiệu gắn liền với
địa danh của tỉnh. Hiện tại cây cà phê đang được trồng thuần hoặc trồng xen với
các cây che bóng khác. Khá nhiều kết quả nghiên cứu trước đây đã cho thấy: kỹ
thuật trồng thuần cây cà phê không những dẫn đến chất lượng quả, dinh dưỡng
đất bị suy giảm mà còn làm cạn kiệt đến nguồn tài nguyên nước. Ngược lại, trồng
cà phê xen với một số cây lâu năm khác cho lợi nhuận cao hơn trên tổng giá trị
sản phẩm thu được. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại cây trồng xen hay che bóng
nào để vừa đạt được hiệu quả kinh tế cao, vừa giảm nguy cơ thoái hóa đất là vấn
đề đang được nhiều người quan tâm.
Trong thực tiễn sản xuất, bên cạnh phương thức trồng cà phê thuần
cũng đã xuất hiện các điển hình canh tác cà phê kết hợp trồng xen các loại cây
lâu năm khác vừa tăng được hiệu quả kinh tế, đa dạng hóa sản phẩm cây
trồng, đồng thời cũng là cây bảo vệ cho cà phê. Các loại cây lâu năm trồng
xen thường là các loại cây thân gỗ tầng cao, làm tăng độ che phủ của mặt đất,
điều hòa chế độ nhiệt ẩm, góp phần điều tiết những thay đổi về điều kiện thời

tiết, khí hậu của môi trường. Như vậy, vấn đề đặt ra ở đây là tìm kiếm loại cây

2
trồng mới có giá trị kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện kinh tế
của người dân trồng xen vào trong vườn cà phê hoặc trồng thay thế diện tích
cà phê kém hiệu quả để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần bảo
vệ môi trường sinh thái và sử dụng đất bền vững là rất cần thiết.

Huyện Krông Năng nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Lắk, cách trung
tâm thành phố Buôn Ma Thuột 50 km. Có diện tích tự nhiên 61.479 ha, chiếm
4,68% so với tổng DTTN toàn tỉnh Đắk Lắk. Trong đó nhóm đất đỏ với 2 đơn
vị phân loại đất đỏ bazan có diện tích 37.604,00 ha, chiếm 61,17% DTTN của
huyện và chiếm 12,62% diện tích đất đỏ bazan của tỉnh (Phân viện Quy hoạch
và Thiết kế Nông nghiệp miền Trung, 2005, 2010). Là huyện có diện tích cà
phê lớn thứ 3 của tỉnh với 26.013 ha, chiếm 50,90% diện tích đất nông nghiệp
của huyện và chiếm 13,45% diện tích cà phê của toàn tỉnh (Cục Thống kê tỉnh
Đắk Lắk, 2013). Tuy nhiên, việc canh tác cà phê của người dân trên địa bàn
huyện chủ yếu trồng thuần, chưa chú ý đến việc phát triển bền vững vườn cây,
đây là biện pháp canh tác thiếu tính lâu bền, không bảo vệ môi trường. Do đó,
trong thực tiễn sản xuất đã xuất hiện các mô hình cà phê trồng xen với các loại
cây lâu năm như hồ tiêu, sầu riêng… vừa tăng được hiệu quả kinh tế, đa dạng
hóa sản phẩm cây trồng, đồng thời cũng là cây bảo vệ cho cà phê. Như vậy, vấn
đề đặt ra ở đây không phải là chặt bỏ cây cà phê mà quan trọng là đưa loại cây
trồng mới có giá trị kinh tế cao, dễ chăm sóc, phù hợp với điều kiện kinh tế của
người dân vào trồng xen trong vườn cà phê nhằm tăng thu nhập cho nông hộ
trên một đơn vị diện tích sử dụng đất. Cây mắc ca (Macadamia integrifolia) là
cây trồng mới, năm 2004 được đưa về trồng khảo nghiệm trên địa bàn huyện.
Bước đầu cho thấy các mô hình trồng xen mắc ca với cà phê sinh trưởng và
phát triển rất có triển vọng. Mắc ca là cây trồng lấy hạt nổi tiếng trên thế giới,
có giá trị kinh tế rất cao, là loại cây ăn quả hạt vỏ cứng có nhân ngon và bổ nhất

trên thế giới (Hoàng Hòe và cs., 2010; Nguyễn Công Tạn, 2010). Cây mắc ca
có hàm lượng dầu tới 78%, cao hơn hẳn lạc nhân 44,8%, nhân điều 47%, hạnh
nhân 51%, hạch đào 63% (Nguyễn Công Tạn, 2012). Vì vậy, việc trồng cà phê
xen cây mắc ca đã là lựa chọn của nhiều nông dân trồng cà phê. Tuy nhiên, trên

3
địa bàn tỉnh Đắk Lắk nói chung và huyện Krông Năng nói riêng, chưa có một
nghiên cứu nào nhằm góp phần làm rõ cơ sở khoa học cho việc định hướng sử
dụng hợp lý quỹ đất đỏ bazan trồng cà phê của huyện.
Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu thực
trạng và đề xuất sử dụng đất đỏ bazan trồng cà phê xen mắc ca trên địa bàn
huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá thực trạng sản xuất cà phê và tính hiệu quả của việc trồng cà phê
xen mắc ca trên đất đỏ bazan tại huyện Krông Năng.
Đánh giá khả năng thích hợp của đất đai đối với cây mắc ca và đề xuất
định hướng sử dụng đất phát triển phương thức trồng cà phê xen mắc ca trên đất
đỏ bazan tại huyện Krông Năng.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất theo phương thức
trồng cà phê xen mắc ca phục vụ quy hoạch cây lâu năm, nhiều tầng, nhiều tán
trên một đơn vị diện tích sử dụng đất.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Tăng thu nhập của người trồng cà phê ở huyện Krông Năng và những vùng
có điều kiện sinh thái tương tự theo hướng đa dạng hóa nông sản hàng hóa bằng
phương thức trồng cà phê xen mắc ca để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tạo ra nhiều
sản phẩm cho xã hội, gia tăng tổng thu nhập, góp phần bảo vệ đất nông nghiệp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đất đỏ bazan và một số loại đất khác đang trồng cà phê tại huyện Krông
Năng, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nhiên, do tỷ lệ diện tích cà phê đang trồng trên đất đỏ
bazan chiếm tỷ lệ hơn 90% nên nghiên cứu sẽ đi sâu tìm hiểu về loại đất này.
Cây mắc ca (Macadamia integrifolia) trồng xen trong vườn cà phê vối
(Coffea canephora var. robusta).
Hiệu quả trồng cà phê xen mắc ca huyện Krông Năng.

4
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Khu vực đất đỏ bazan đang trồng cà phê huyện Krông Năng, tỉnh Đắk Lắk.
Đề tài nghiên cứu mang tính ứng dụng. Do mắc ca và cà phê là hai cây lâu
năm thời gian nghiên cứu có giới hạn đối với nghiên cứu sinh nên không thể bố
trí thí nghiệm ngay từ lúc mới trồng. Vì vậy, trong phần nghiên cứu các mô hình
trồng cà phê vối xen mắc ca, chúng tôi lựa chọn một số vườn cây đại diện đã có
sẵn trong sản xuất để khảo sát một giai đoạn nhất định trong toàn bộ chu kỳ kinh
doanh, với hy vọng chỉ ra được chiều hướng phát triển chung của các hệ thống
xen canh này trong việc định hướng sử dụng hợp lý đất đỏ bazan trồng cà phê tại
huyện Krông Năng nói riêng và các tỉnh Tây Nguyên nói chung.
5. Những đóng góp mới của luận án
Khẳng định được hiệu quả sử dụng đất của loại hình cà phê xen mắc ca
trên đất đỏ bazan huyện Krông Năng và khả năng phát triển trên diện rộng ở tỉnh
Đắk Lắk làm cơ sở cho việc định hướng sử dụng bền vững quỹ đất đỏ bazan.
Xác định được khả năng thích hợp về điều kiện khí hậu và tính chất đất đỏ
bazan đối với việc trồng cà phê xen mắc ca để đề xuất phát triển diện tích trồng
cà phê xen mắc ca của huyện Krông Năng đến năm 2020.

5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn về sử dụng đất nông nghiệp và trồng xen đối
với cây cà phê

1.1.1.
Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.1.1.1. Khái niệm sử dụng đất nông nghiệp
Sử dụng đất nông nghiệp là một hệ thống các biện pháp nhằm điều hòa
mối quan hệ người - đất trong tổ hợp với nguồn tài nguyên thiên nhiên khác và
môi trường vốn để sản xuất nông nghiệp tạo ra lợi ích, tùy vào mức độ phát triển
kinh tế, xã hội, ý thức của loài người về môi trường sinh thái được nâng cao,
phạm vi sử dụng đất nông nghiệp được mở rộng ra các mặt sản xuất, sinh hoạt,
sinh thái (Nguyễn Đình Bồng, 2012). Trong mỗi phương thức sản xuất nhất định,
việc sử dụng đất theo yêu cầu của sản xuất và đời sống cần căn cứ vào thuộc tính
tự nhiên của đất đai. Với vai trò là nhân tố cơ bản của sản xuất, các nhiệm vụ và
nội dung sử dụng đất nông nghiệp được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Sử dụng đất hợp lý về mặt không gian, hình thành hiệu quả kinh tế
không gian sử dụng đất.
- Phân phối hợp lý cơ cấu đất đai trên diện tích đất đai được sử dụng, hình
thành cơ cấu sử dụng đất.
- Quy mô sử dụng đất cần có sự tập trung thích hợp, hình thành quy mô
kinh tế sử dụng đất.
- Giữ mật độ sử dụng đất đai thích hợp, hình thành việc sử dụng đất đai
một cách kinh tế, tập trung, thâm canh (Phạm Tiến Dũng, 2009).
Đất nông nghiệp được phân chia chi tiết thành đất sử dụng cho sản xuất
nông nghiệp, đất sử dụng cho lâm nghiệp, đất nuôi trồng thuỷ sản và đất sản xuất
muối. Trong đất sản xuất nông nghiệp có đất trồng cây công nghiệp lâu năm. Sản
phẩm thu hoạch chính của cây lâu năm chủ yếu để làm nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến mới sử dụng được gồm chủ yếu là chè, cà phê, cao su, hồ tiêu,
điều, ca cao, dừa,…(Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2007).

6
1.1.1.2. Tình hình sử dụng đất đỏ bazan (Ferralsols)

Diện tích đất đỏ bazan (Ferralsols) trên thế giới có 750 triệu ha, phân bố
chủ yếu ở vùng nhiệt đới ẩm, vùng Nam Mỹ (Brasil), Châu Phi (Zai a, phía Nam
nước Cộng hoà Trung Phi, Ăng Gô La, Ghi Nê và phía Đông Mađagasca). loại
đất này cũng phát hiện thấy ở cánh đồng hoang vùng á nhiệt đới thuộc Achentina
và Urugoay với diện tích khoảng 50 triệu ha và khoảng 18 triệu ha ở Đông Bắc
Trung Quốc (FAO, 1998). Những nước có diện tích cà phê trồng trên đất bazan
nhiều là Indonesia, Costa Rica, Ethiopia, Colombia, Nicaragoa, Philippine, Việt
Nam, Lào. Đặc điểm đất đỏ Ferralsols có đặc tính vật lý tốt, tầng đất dày, khả
năng thấm nước tốt và do cấu trúc đất ổn định nên ít bị xói mòn hơn so với những
loại đất đỏ nhiệt đới có quá trình phong hoá mạnh, những nơi ẩm thường tơi bở và
dễ làm đất.
Ở Việt Nam, đất đỏ bao gồm các loại đất phát triển trên đá macma bazơ và
trung tính, đất phát triển trên đá vôi và một số đất phát triển trên đá biến chất.
Theo Nguyễn Thế Đặng và cs. (2003) đất đỏ có tổng diện tích 3.014.954 ha, chủ
yếu đất vùng đồi núi, chiếm gần 10% diện tích tự nhiên (DTTN) toàn quốc. Theo
phân loại phát sinh nhóm đất này thuộc nhóm đất đỏ vàng hoặc nhóm đất mùn đỏ
vàng tuỳ thuộc vào sự phân bố ở độ cao dưới 900 m hay trên 900 m. Nhóm đất
đỏ phân bố rộng khắp các vùng đồi núi nước ta, tập trung nhiều ở Đông Bắc, Khu
IV cũ, Tây Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ. Tây Nguyên có quỹ đất đỏ bazan
lớn nhất nước với diện tích khoảng 1,4 triệu ha. Đây là loại đất thích hợp với
nhiều loại cây công nghiệp dài ngày như cà phê, tiêu, điều Cho đến nay cà phê
ở Tây Nguyên chiếm trên 90% diện tích cà phê của cả nước (Viện Khoa học và
Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên, 2007).
Nguyễn Văn Toàn (2005) đất đỏ bazan hiện đang trồng cà phê ở Tây
Nguyên có 405.284 ha, chiếm 26,2% tổng quỹ đất bazan và chiếm 92,6% tổng
diện tích cà phê toàn vùng, phân bố tập trung ở các tỉnh Đắk Lắk 157.814 ha,
Lâm Đồng 106.935 ha, Gia Lai 76.058 ha, Đắk Nông 64.406 ha và Kon Tum 71
ha. Hầu hết cà phê ở các tỉnh này đều được trồng trên đất đỏ (Ferralsols - FR)
396.336 ha, chiếm 97,8%; trên đất đen (Luvisols - LV) có 8.468 ha và rải rác ở


7
đất nâu thẫm (Phaeozems - PH) 480 ha. Như vậy, xét về điều kiện đất (độ dốc,
tầng dày) về cơ bản đất đang trồng cà phê là hợp lý.
Theo Nguyễn Văn Toàn và Trần Mậu Tân (2010) khi nghiên cứu về phân
loại đất phát triển trên sản phẩm phong hoá của đá bazan Tây Nguyên theo phân
loại định lượng FAO-WRB cho thấy, diện tích đất đỏ bazan (FR) có 1.327.069
ha, chiếm 85,7% diện tích đất bazan Tây Nguyên, phân bố nhiều nhất ở Gia Lai
407.316 ha, tiếp theo là Đắk Nông 382.364 ha; Đắk Lắk 298.365,4 ha; Lâm
Đồng 206.203,9 ha và ít nhất là Kon Tum 32.819,5 ha. Nguyễn Ngọc Minh và
Đào Châu Thu (2012) phần lớn diện tích đất đỏ nâu trên bazan có địa hình cao
nguyên khá bằng phẳng hoặc lượn sóng. Đá mẹ bazan dễ phong hóa tạo ra tầng
đất dày, đồng nhất từ vài mét đến vài trăm mét. Đất có thành phần cơ giới khá
nặng, cấp hạt sét chiếm đến 70%.
Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2013) cho thấy ở nước ta
đất đỏ bazan là loại đất rất thích hợp để trồng cà phê. Loại đất này có nhiều nhất
ở vùng Tây Nguyên khoảng 1,4 triệu ha, sau đó là miền Đông Nam bộ 0,7 triệu
ha, ngoài ra còn ở vùng Phủ Quỳ (Nghệ An), Hưng Hóa (Quảng Trị) và một phần
vùng núi phía Bắc. Ở những vùng này ngoài đất đai tốt thì điều kiện khí hậu cũng
thích hợp, là vùng trồng cà phê chủ yếu của nước ta, năng suất và chất lượng cao.
1.1.1.3. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Theo Trung tâm Từ điển ngôn ngữ (1992) hiệu quả chính là kết quả mang
lại theo yêu cầu của nhà sản xuất.
Kết quả hữu ích là một đại lượng vật chất tạo ra do mục đích của con người,
được biểu thị bằng những chỉ tiêu cụ thể và có thể xác định được. Do tính chất
mâu thuẫn giữa nguồn tài nguyên hữu hạn với nhu cầu ngày càng tăng của con
người nên cần phải xem xét kết quả được tạo ra như thế nào (?) Chi phí để tạo ra
kết quả đó là bao nhiêu? Kết quả có hữu ích hay không (?) Chính vì thế khi đánh
giá hoạt động sản xuất không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn phải
đánh giá chất lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra sản phẩm. Đánh giá
chất lượng của hoạt động sản xuất kinh doanh là nội dung đánh giá hiệu quả.

Sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao thông qua việc bố trí cơ cấu cây
trồng, vật nuôi phù hợp là một trong những đòi hỏi cấp bách hiện nay của hầu hết

8
các nước trên thế giới (Nguyễn Thị Vòng, 2001). Điều đó không chỉ thu hút sự
quan tâm của các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh
doanh nông nghiệp mà còn là sự mong muốn của nông dân, những người trực
tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên để sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả cao đòi hỏi phải nắm
vững nhu cầu của thị trường, thực hiện đa dạng hoá cây trồng vật nuôi trên cơ sở
lựa chọn các sản phẩm có lợi thế ở từng địa phương, từ đó nghiên cứu áp dụng
công nghệ mới nhằm tạo ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Đó là một trong
những điều kiện tiên quyết để phát triển nền nông nghiệp hướng về xuất khẩu có
tính ổn định và bền vững.
Hiện nay, nhiều nhà khoa học cho rằng: xác định đúng khái niệm, bản chất
hiệu quả phải xuất phát từ luận điểm triết học của Mác và những nhận thức lí luận
của lí thuyết hệ thống, nghĩa là hiệu quả phải được xem xét trên 3 mặt: hiệu quả kinh
tế, hiệu quả xã hội, hiệu quả môi trường (Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
* Hiệu quả kinh tế
Theo Các Mác thì quy luật kinh tế đầu tiên trên cơ sở sản xuất tổng thể là quy
luật tiết kiệm thời gian và phân phối một cách có kế hoạch thời gian lao động theo
các ngành sản xuất khác nhau. Theo nhà kinh tế học Smuel-Norhuas; “Hiệu quả
không có nghĩa là lãng phí. Nghiên cứu hiệu quả sản xuất phải xét đến chi phí cơ
hội. Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng số lượng một loại hàng
hoá này mà không cắt giảm số lượng một loại hàng hoá khác”. Hiệu quả kinh tế là
chỉ tiêu so sánh mức độ tiết kiệm chi phí trong một đơn vị kết quả hữu ích và mức
tăng kết quả hữu ích của hoạt động sản xuất vật chất trong một thời kỳ, góp phần
làm tăng thêm lợi ích của xã hội (dẫn theo Vũ Thị Phương Thụy, 2000).
Hiệu quả kinh tế được hiểu là mối tương quan so sánh giữa lượng kết quả
đạt được và lượng chi phí bỏ ra trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Kết quả đạt

được là phần giá trị thu được của sản phẩm đầu ra, lượng chi phí bỏ ra là phần
giá trị của các nguồn lực đầu vào. Mối tương quan đó cần xét cả về phần so sánh
tuyệt đối và tương đối cũng như xem xét mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 loại đối
tượng đó.

9
Hiệu quả kinh tế là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả
kinh tế và hiệu quả phân bổ. Điều đó có nghĩa là cả hai yếu tố hiện vật và giá trị
đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp. Nếu đạt
được một trong hai yếu tố hiệu quả kỹ thuật và phân bổ thì khi đó sản xuất mới
đạt hiệu quả kinh tế.
Từ những vấn đề trên có thể kết luận rằng: Bản chất của phạm trù kinh tế
sử dụng đất là: với một diện tích đất đai nhất định sản xuất ra một khối lượng của
cải vật chất nhiều nhất, với một lượng đầu tư chi phí về vật chất và lao động
nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về vật chất của xã hội (Phạm Vân Đình và
Đỗ Kim Chung, 1997).
* Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xét về mặt xã
hội và tổng chi phí bỏ ra (Nguyễn Thị Vòng, 2001). Hiệu quả kinh tế và hiệu
quả xã hội có mối quan hệ mật thiết với nhau, chúng là tiền đề của nhau và là
một phạm trù thống nhất, phản ánh mối quan hệ giữa kết quả sản xuất và các
lợi ích xã hội mang lại. Theo Nguyễn Duy Tính (1995) hiệu quả về mặt xã hội
sử dụng đất nông nghiệp chủ yếu được xác định bằng khả năng tạo việc làm trên
một diện tích đất nông nghiệp.
* Hiệu quả môi trường
Hiệu quả môi trường là môi trường được sản sinh do tác động của hoá học,
sinh học, vật lý, chịu ảnh hưởng tổng hợp của các yếu tố môi trường của các loại
vật chất trong môi trường. Hiệu quả môi trường phân theo nguyên nhân gây nên
gồm: hiệu quả hoá học môi trường, hiệu quả vật lý môi trường và hiệu quả sinh vật
môi trường. Hiệu quả sinh vật môi trường là hiệu quả khác nhau của hệ thống sinh

thái do sự phát sinh biến hoá của các loại yếu tố môi trường dẫn đến. Hiệu quả hoá
học môi trường là hiệu quả môi trường do các phản ứng hoá học giữa các vật chất
chịu ảnh hưởng của điều kiện môi trường dẫn đến. Hiệu quả vật lý môi trường là
hiệu quả môi trường do tác động vật lý dẫn đến (Viện Nghiên cứu và Phổ biến tri
thức bách khoa, 1998). Hiệu quả môi trường là hiệu quả mang tính lâu dài, đảm
bảo lợi ích trước mắt và gắn chặt với quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài
nguyên đất và môi trường sinh thái.

10
1.1.2. Vai trò của cây che bóng và trồng xen cây lâu năm đối với cà phê
Tuỳ theo kích cỡ vườn, địa hình, hướng gió, cách bố trí trong vườn, cây
xung quanh mà chọn hình thức chắn gió phù hợp. Hàng cây chắn gió được trồng
thẳng góc với hướng gió. Để tăng hiệu quả chắn gió cần lưu ý thiết lập hệ thống
chắn gió có từ 2 - 3 hàng cây và nhiều tầng (tầng cao: cao hơn 8m; tầng trung:
cao từ 3 - 8 m; tầng thấp: dưới 3 m). Mỗi tầng cây nên trồng riêng biệt thành từng
hàng từ thấp đến cao, và hàng thấp nhất ở phía bên trong và hàng cao nhất ở phía
bên ngoài để tránh cạnh tranh ánh sáng, nước và dinh dưỡng với cây trồng. Nếu
không đủ điều kiện để trồng 3 hàng cây, nên chọn loại cây tầng cao mà không
trống chân trồng thành 1 hàng. Khi hàng cây chắn gió chưa kịp lớn để chắn gió,
có thể tận dụng thân bắp, tre nứa đan thành các miếng để chắn gió hỗ trợ cho
hàng cây những khi gió lớn (Khuyết Danh, 2013). Ở Việt Nam có 2 cây muồng
đen (Cassia siamea) và keo dậu (Leucaena spp) được trồng phổ biến (Nguyễn
Mạnh Chinh và cs., 2013). Nếu có đai rừng sẽ làm giảm được lượng nước bốc
hơi trong vườn cà phê.
Theo Cục Trồng trọt (2012) đa số diện tích cà phê trồng thuần không có
cây che bóng, diện tích cà phê có trồng cây che bóng chỉ chiếm khoảng 5%, làm
cho năng suất cà phê không ổn định khi gặp điều kiện thời tiết bất lợi, tăng chi
phí tưới ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, một số địa phương như
Bà Rịa - Vũng Tàu có 70% diện tích cà phê trồng xen với cây trồng khác như
hồ tiêu, ca cao, cây ăn quả, trong đó trồng xen với cây hồ tiêu được người dân

và địa phương đánh giá là có hiệu quả cao nhất. Lâm Đồng: diện tích có trồng
cây che bóng chắn gió chiếm khoảng 40% diện tích cà phê chủ yếu là: sầu
riêng, bơ, mít ; Thừa Thiên Huế 20% được trồng cây che bóng đã từng bước
cải thiện môi trường sản xuất cà phê. Về loại cây che bóng thường là muồng
đen (Cassia siamea) và keo dậu (Leucaena leucocephylla). Tại Đắk Lắk đã
chứng minh cà phê trong các vườn không có cây che bóng xấu hơn cà phê trong
các vườn gần kề có che bóng với cùng điều kiện đất đai và chăm sóc. Vì vậy, để
an toàn thì việc trồng cây che bóng trong quy trình tái canh cà phê là biện pháp
kỹ thuật quan trọng, bắt buộc. Một số cây lâu năm, cây ăn quả tán thưa có thể

11
trồng xen (như sầu riêng khoảng cách trồng thích hợp 15 m x 15 m), cây ca cao
trồng theo băng thay cây che bóng lâu dài trong vườn cà phê (Cục Trồng trọt,
2013b).
Trương Hồng (1999) cho rằng cây che bóng cho cà phê đóng vai trò quan
trọng trong việc điều tiết quá trình ra hoa với cường độ cao của cà phê, giảm bớt
số lượng quả cây phải mang, hạn chế được hiện tượng mang quả cách năm.
Trồng cà phê không có cây che bóng thì năng suất cao hơn so với có cây che
bóng nhưng chu kỳ khai thác thì ngắn lại. Các điều tra cho thấy các vườn cà phê
che bóng đảm bảo yêu cầu kỹ thuật thì sau 25 năm vẫn cho năng suất từ 3 - 4 tấn
nhân/ha, vườn sinh trưởng vẫn tốt, trong khi đó các vườn cà phê không có cây
che bóng năng suất giảm còn 2 - 2,5 tấn nhân/ha, vườn cây có dấu hiệu bị vàng lá
do suy kiệt sinh lý và bị các bệnh từ đất tấn công. Duy trì một mật độ cây che
bóng thích hợp (42 cây muồng đen/ha - 12 x 24 m) làm tăng hiệu quả sử dụng
phân bón tới 33% so với vườn cà phê trồng cây che bóng dày hơn (83 cây/ha).
Hiện nay diện tích cà phê không trồng cây che bóng, hoặc phá bỏ cây che bóng
chiếm tỷ lệ khá cao (60 - 70 %) tổng diện tích cà phê của Tây Nguyên. Các vườn
cà phê không che bóng sẽ có xu hướng cho năng suất cao hơn, song chu kỳ khai
thác sẽ ngắn lại và dễ bị suy kiệt do bị khai thác với cường độ cao (Calamori et
al., 1996). Để đảm bảo sản xuất cà phê mang tính bền vững, cần quan tâm giải

pháp lựa chọn các cây trồng che bóng có hiệu quả cho diện tích cà phê ở Tây
Nguyên trong thời gian tới.
Theo Cao Liêm và Trần Đức Viên (1990) việc trồng xen các loài cây thân
gỗ lâu năm nhằm mục đích phòng hộ để tăng năng suất cây trồng nông nghiệp là
chính. Việc trồng xen các cây hàng hóa lâu năm trong vườn cà phê ngày càng
được chú ý và dễ được nông dân chấp nhận hơn là trồng cây che bóng. Đa dạng
hóa sản phẩm chẳng những có tác dụng làm giảm thiểu rủi ro do biến động của
thời tiết, sâu bệnh và giá cả mà còn có thể nâng cao thu nhập của người dân nhờ
các sản phẩm thu hoạch từ trồng xen. Ở các mô hình trồng xen cây lâu năm, các
chất dinh dưỡng trong đất đều tăng cao đặc biệt là hàm lượng hữu cơ tăng 24 -
26%, tiểu khí hậu trong vườn cây được cải hiện (Lê Ngọc Báu, 2007). Khi chọn

12
các loại cây đưa vào hệ thống trồng xen cần chú ý đến một số yếu tố: Khả năng
thích ứng với khí hậu, đất đai trong vùng của cây trồng chính; Nhu cầu về nước;
Sự phân bố của hệ rễ và nhu cầu dinh dưỡng; vóc dáng hay tư thế ngoại hình;
Chu kỳ sinh trưởng; Nguồn nhân công có sẵn; Giá trị

kinh tế của cây trồng; Khả
năng cải tạo đất và cơ giới hóa trên vườn cây (Boussard, 1980).
Wrigley (1988) đã liệt kê các trường hợp cây cà phê có chu kỳ kinh tế
trên 100 năm và nhiều vườn có tuổi 60-80 năm trồng trên đất tương đối nghèo
phát sinh từ đá gneiss ở Ấn Độ vẫn đang được khai thác có hiệu quả. Wrigley
cho biết cơ sở của các hệ canh tác này là trồng xen cà phê trong tổ hợp các cây
kinh tế lâu năm khác hoặc các cây rừng thường xanh.
1.1.3. Cơ sở khoa học của việc trồng cà phê xen mắc ca
1.1.3.1. Cơ sở khoa học của việc trồng xen
Trồng xen là trồng hai hay nhiều loài cây khác nhau trở lên đồng thời
trên cùng một diện tích đất. Tuỳ theo cách sắp xếp các loài cây khác nhau trong
trồng xen mà có thể là trồng xen theo hàng, theo băng (strip - intecropping),

hoặc trồng lẫn (mixed cropping) không theo hàng hoặc băng. Ngày nay, phương
thức trồng xen theo hàng hoặc băng khá phổ biến do thuận lợi cho việc chăm
sóc và chủ động trong việc điều chỉnh mật độ gieo trồng giữa các loài. Ở Việt
Nam, trồng xen là phương thức canh tác rất quen thuộc đối với nông dân, đặc
biệt ở các vùng trung du, miền núi. Trồng xen giữa các loài cây ăn quả khác
nhau trong vườn thường rất phổ biến ở nhiều vùng nông nghiệp của Việt Nam
hiện nay. Trồng xen thường mang lại nhiều lợi ích to lớn về kinh tế, xã hội và
sinh thái, môi trường. Trước hết, trồng xen thường cho năng suất tổng số trên
đơn vị diện tích cao hơn so với trồng thuần (Trần Danh Thìn, 2005).
Trong trồng trọt, trồng xen là một biện pháp kỹ thuật đã được nông dân
vận dụng từ lâu nhằm khai thác tối đa các điều kiện đất, khí hậu… để thu được
lợi nhuận cao, đa dạng hóa sản phẩm nhưng vẫn duy trì được các đặc trưng về độ
phì của đất cũng như ổn định sản xuất các loại cây trồng. Một trong những khả
năng có thể đáp ứng được các mục đích này là khai thác đất trong một hệ thống
cây trồng gọi là trồng xen.

×