Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Phương pháp dạy học tích cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (772.61 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG
KHOA SINH- MÔI TRƯỜNG

Đỗ Thị Trường

BÀI GIẢNG
PHÁT TRIỂN CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH
CỰC TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Tài liệu lưu hành nội bộ
CHƯƠNG 1


KHÁI NIỆM HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. HOẠT ĐỘNG HỌC
1.1. Khái nịêm học
Với yêu cầu phát triển của giáo dục là người học, là việc học. Vì vậy, giải quyết
vấn đề giáo dục là giải quyết vấn đề học mà nội dung cơ bản là mục đích học, nội dung
học, phương pháp học, quản lí việc học, đánh giá việc học, cơ sở vật chất phục vụ học. Có
giải quyết được việc học mới nghĩ đến giải quyết vịệc dạy. Như vậy khác với quan niệm
trước đây, ngày nay cho rằng học quy định dạy.
Đối tượng của giáo dục là người học, mà người học là người đi học chứ không
phải là người được dạy. Người học là người với năng lực cá nhân của mình tham gia vào
việc tìm ra kiến thức mới cho mình. Người học là người đi tìm cách học và tìm cách hiểu,
cho nên nếu người học không có đủ nỗ lực bản thân để tự học, tự biến đổi mình thì mục
tiêu đào tạo không thể nào thành hịên thực được, ngược lại bản thân cố gứng tự học dù
điều kiện học chưa đầy đủ vẫn có thể từng bước hình thành được năng lực mới, phẩm chất
mới.
Bác Hồ đã dạy: "cách học tập, phải lấy tự học làm cốt". Vịec học của môỗ người


không phải chỉ diẽn ra khi đến trường mà việc học phải diễn ra suốt đời, với mục đích là
học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người.
Từ những điều trình bày trên, ta có thể khái quát lại quan niệm về học ngày nay là.
Học là một quá trình đó chủ thể tự biến đổi mình, tự làm phong phú bằng cách thu lượm
và xử lí thông tin từ môi trường sống xung quanh minh.
Trong quá trình phát triển, quan niệm về học được nhìn qua nhiều góc độ khác
nhau, xin được giới thiệu thêm để có tài liệu tham khảo
- Theo quan điểm của Skinor thì học là tự điều chỉnh hành vi.
- Theo quan điểm tâm lí học của Vưgôtski thì học là quá trình biến đổi và cân bằng
cấu trúc nhận thức để thích nghi với môi trường.
- Các quan điểm dạy học truyền thống thì học là quá trình chiếm lĩnh ứng dụng hay
sử dụng kiến thức, hoặc học là ghi nhớ, lặp lại, thuộc lòng.
1.2. Mục tiêu học
Quá trình học phải đạt được những kết quả gì và như thế nào?


Học phải đạt tới kết quả như sau:
Về lĩnh vực nhận thức: Tuỳ trình độ mà mỗi kiến thức phải được hình thành ở mức
độ như sau:
+ Biết: Biết được hiểu một cách khái quát là ghi nhớ, nhận biết, có thể nhắc lại
được. Như vậy, có thể nói biết là nói lại được những điều mình đã thu nhận từ môi trường
xung quanh.
+ Hiểu: Hiểu một kiến thức là nói lại được, giải thích được hoặc chứng minh được.
Như vậy hiểu là khám phá được bản chất của kiến thức.
+ Áp dụng: áp dụng được hiểu là sử dụng kiến thức đã lĩnh hội vào việc giải quyết
một vấn đề lí thuyết hay thực tiễn đặt ra, trong tình huống quen biết hay tình huống mới
lại.
+ Phân tích: Phân tích được hiểu là phân chia một vấn đề lớn thành những vấn đề
nhỏ hơn, để nghiên cứu sâu sắc hơn từng vấn đề nhỏ và xác định được mối quan hệ giữa
các vấn đề nhỏ và giữa vấn đế nhỏ với vấn đề lớn.

+ Tổng hợp: Tổng hợp được hiểu là sắp xếp các vấn đề nhỏ thành một vấn đề lớn,
thống nhất.
+ Đánh giá : Đánh giá là mức độ cao của mục tiêu nhận thức. Đánh giá được hiểu
là nhận định, phán đoán về giá trị, về ý nghĩa của mỗi kiến thức, như vậy người học phải
hiẻu có khả năng áp dụng, phân tích và tổng hợp được kiến thức, từ đó xác định được giá
trị mà kiến thức đó đã chữa đựng.
* Về lĩnh vực kĩ năng
Cũng như lĩnh vực nhận thức, kĩ năng cũng có thể đạt ở một trng các mức sau:
+ Bắt chước: Kĩ năng ở mức bắt chước là kĩ năng lặp lại hành động mà bản thân
quan sát được. Như vậy ở mứưc này là người học làm được, nhưng làm theo qua quan sát
mẫu.
+ Thao tác: Kĩ năng ở mức theo tác là thực hiện được hành động qua lời chỉ dẫn; ở
mức này, người học không phải quan sát trực quan mà hành động được thực hiện đúng
qua hướng dẫn bằng lời nói hay qua tài liệu viết
+ Hành động chuẩn xác: hành động chuẩn xác là mức kĩ năng cao hơn mức thao
tác và được hiểu là những hành động đơn lẻ được thực hiện một cách chuẩn xác, đúng
đắn( thường gọi là kỉ xảo)


+ hành động phối hợp: Hành động phối hợp được hiểu là một loạt các hành động
được thực hiện chuẩn xác và phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng.
+ Hành động tự nhiên: hành động tự nhiên được hiểu là kĩ năng ở mức cao hơn
hành động phối hợp, thực hiện một loạt hành động chuẩn xác và tự động hoá.
5 mức trên là các mức kĩ năng về thao tác cơ bắp và mức thứ sáu sau đây nặng về
các kỹ năng trí tuệ
+ Thực hiện được các thao tác tư duy: Thực hiện được các theo ác tư duy được
hiểu là sử dụng được các thao tác như quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát
hoá, cụ thể hoá, từ đó lĩnh hội sâu sắc về bản chất của kiến thức đã lĩnh hội.
* Về lĩnh vực thái độ
Mục tiêu về thái độ còn được diễn đạt dưới dạng khác như: mục tiêu về tình cảm

hay mục tiêu về giáo dục. Mục tiêu về thái độ được hiểu là các cách phản ứng với môi
trường, có thể biểu hiện ở các mức độ sau:
+ Tiếp nhận: Được hiểu là tiếp thu, tham gia một cách thụ động
+ Đáp ứng: Đáo ứng có nghĩa là động ý và làm theo
+ Định giá: Định giá có nghĩ là thấy được giá trị và tự nguyện tham gia.
+ Tổ chức: Tổ chức có nghĩa là tích hợp giá trị mới vào hệ thống và tham gia một
cách tích cực.
+ Biểu thị tính cách riêng: Biểu thị tính cách riêng được hiểu là tham gia nhiệt tình,
có trách nhiệm cao, đo hay xác định được các giá trị đã tiếp thu được.
Tóm lại: HỌc được hiểu là tự học nhằm hình thành kiến thức, kĩ năng, thai độ ở
các mức độ cao.
1.3. Hoạt động học
Hoạt động học là tác động cách thức học của chủ thể ( người học) đến đối tượng
(nội dung học) nhằm đạt mục tiêu nhất định (kiến thức, kĩ năng, thái độ)
Hoạt động học thực chất là người học thực hiện các hoạt động, các thao tác để hình
thành kiến thức, kĩ năng, thái độ, như vật cách thức thực hiện hoạt động, cách thức thực
hiện các thao tác học là yếu tố cơ bản của hoạt động học.
Tuy mục tiêu quy định cách thức học, nhưng ngược lại, có cách thức học tốt sẽ đạt
được mục tiêu ở mức cao hơn.
1.4. Chu trình học:


Mỗi nội dung hay một chủ đề học tập mà người học nắm vững được phải trải qua
ba thời kì theo tuần tự như sau:
- Tự nhiên cứu
- Tự thể hiện;
- Tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
Tự nghiên cứu:
Tự nghiên cứu là ngược học tự thu nhập và xử lý thông tin qua quan sát, tra cứu,
sưu tầm từ các nguồn tài liệu, mô tả những điều đã quan sát thu thập được, giải thích, phát

hiện các mỗi quan hệ, phát hiện vấn đề, định hướng giải quyết vấn đề. Qua tu thập và xử
lý thông tin mà phát hiện được vấn đề mới với bản thân, coi đó là sản phẩm bước đầu của
việc học. Kiến thức thu được ở thời kỳ này vẫn còn mang tiín cá nhân, chủ quan, có thể
chưa hoàn toàn đúng.
Tự thể hiện
Tự thể hiện là thời kì mà người học thể hiện ra ngoài những hiểu biết do đã thu
nhận được qua thời kì tự nghiên cứu. Người học tự thể hiện bằng văn bản, hoặc bằng lời
nói, bằng sản phẩm qua hình thức tự trình bày, bảo vệ ý kiến của mìng, qua giao tiếp. Sau
thời kì này, kiến thức thu được trở nên hoàn thiện, chính xác, đầy đủ hơn.
Tự kiểm tra, tự điều chỉnh
Sau khi thể hiện, được bạn, thầy cô bổ sung, góp ý, người học tự thấy được những
thiếu sót, sai lầm cả nội dung và phương pháp suy nghĩ, từ đó tự điều chỉnh lại cách nghĩ
và nội dung để kiến thức trở nên chính xác, khoa học,, phương pháp học được hoàn thiện.
Đến đây chủ thể học đã hoàn thành và lại tiếp sang chủ đề thứ hai, được bắt đầu từ việc tự
nghiên cứu và kết thúc là tự kiểm tra, tự điều chỉnh.
2. HOẠT ĐỘNG DẠY:
2.1. Khái niệm dạy:
Người dạy là người mà bằng kiến thức, kinh nghiệm cảu mình hướng cho người
học học hay nói cách khác là hướng dẫn cho người học cách học, nghĩa là người dạy chỉ
cho người học cái đích phải đạt, giúp đỡ, làm cho người học hứng thú học để đưa tới đích.
Chức năng chính của người dạy là giúp đỡ người học học và hiểu, người dạy phục vụ
người học. Công việc giảng dạy của người dạy là lẽ đương nhiên và được coi là công việc
bình thường hàng ngày. Nhưng điều quan trọng không phải là truyền đạt kiến thức theo


cách học thuộc lòng bài giảng trước học trò hay theo xu hướng là phổ biến khoa học mà
phải làm nảy sinh trí thức ở người học theo cách thức của người hướng dẫn.
Khái niệm dạy học cũng được quan niệm theo những hướng góc độ khác nhau.
- Dạy là truyền đạt thông tin. Việc dạy là hoạt động của giáo viên nhằm truyền đạt,
cung cấp thông tin hay kiến thức cho người học. Do vậy thầy mang lại cho người học

càng nhiều kiến thức càng tốt.
- Dạy là truyền đạt kiến thức và giá trị của kiến thức. Quan niệm này nhậm mạnh
khả năng xử lý tư liệu mang lại nhiều thông tin và càng biết sử dụng thông tin càng tốt.
Quan niệm này tuy có khác quan niệm đầu là ngoài việc truyền đạt thông tin về nội dung
kiến thức còn phải truyền đạt cả khả năng sử dụng thông tin thu được, nhưng vẫn ở mức
người dạy truyền đạt một chiều.
- Dạy là giúp đớ học sinh học tập dẽ dàng.
Giúp học sinh học tập dễ dàng là giúp học sinh hiểu được thông tin để học và ứng
dụng vào những lĩnh vực khác nhau, vào những hoàn cảnh khác nhau. Do đó người dạy
phải trình bày, giải thích cặn kẽ, rõ ràng những nội dung học tập.
Quan điểm thứ ba cũng giống như hai quan điểm trên ở chỗ,người truyền đạt thông
tin một chiều từ thầy đến trò, nhưng khác hai quan điểm trước là không phải học trò ghi
nhớ mà là hiểu và vận dụng được kiến thức vào những hoàn cảnh khác nhau, đó là vận
dụng sáng tạo.
- Dạy là hoạt động nhằm làm thay đổi quan niệm hiểu biết của người học về thức
tại.
- Quan niệm coi dạy là hoạt động hợp tác giữa người dạy và người học là người
còn ít kinh nghiệm, qua hợp tác mà người học trở nên giàu kinh nghiệm, quan hợp tác mà
người học trở nên giàu kinh nghiệm hơn, phong phú hơn về lĩnh vực mà môn học đề cập
đến. Quan niệm thứ tư và thứ ba đã nâng vai trò người học lên một bước so với quan niệm
một và hai.
- Dạy là hỗ trợ cho việc học
Mục đích hoạt động dạy là động viên, hỗ trợ cho việc học của người học, là hoạt
động giúp người học lập kế hoạch học, hướng dẫn học giúp cho người học tự kiểm tra, tự
đánh giá, tự điều chỉnh việc học để đạt mục đích học tập đặt ra. Như vậy, người học được
coi là trung tâm, tự mình chịu trách nhiệm về việc học và về nội dung học.


Tóm lại: Ba quan điểm đầu nặng về quan điểm dạy là tăng kiến thức cho người học
bằng cách truyền đạt thông tin lấy từ bên ngoài.

Hai quan điểm sau coi việc dạy là hoạt động làm thay đổi cách nhìn nhận, sử dụng
kiến thức qua hoạt động hợp tác giữa người dạy và người học. Như vậy là chuyển từ quan
niệm vai trò của thầy là trung tâm sang vai trò của trò là trung tâm trong hoạt động dạy
học.
Quan niệm về cách dạy hiện nay:
Hiện nay đang tồn tại hai kiểu, đó là: dạy theo kiẻu truyền đạt một chiều từ thầy
đến trò, và dạy theo kiểu tiếp cận hợp tác hai chiều.
- Dạy học theo kiểu truyền thụ từ thầy đến trò là thầy bày nội dung môn học một
cách đầy đủ, rõ ràng, mạch lạc và theo lôgíc của môn học, trò tiếp thu ghi nhớ, ít có sự
tìm tòi sáng tạo.
- Dạy học theo kiểu hợp tác hai chiều là từ kiến thức, kĩ năng đã có của trò, và dạy
theo kiểu tiếp cận hợp tác hai chiều.
- Dạy học theo kiểu hợp tác hai chiều là từ kiến thứ,kĩ năng đã có của trò để từ đó
thầy giúp đỡ trò phát triển kiến thức, kĩ năng, nhất là kĩ năng giải quyết vấn đề và khả
năng tư duy sáng tạo, làm cho lớp học định hướng được vào sự tương tác của sự hoạt
động nhóm. Theo kiểu dạy học hợp tác hai chiều sẽ giúp người học tự kiến tạo kiến thức
của chính mình, hiểu thực tiễn theo cách của mình, tạo cơ sở để hiểu thực tiễn như các
chuyên gia cùng lĩnh vực đã hiểu.
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn và cộng (2002) thì hai kiểu dạy học nêu trên có thể
mô hình hoá như sau:
- Kiểu truyền đạt một chiều từ thấy đến trò ( còn gọi là dạy kiến thức)
Thầy: Chủ thể truyền đạt
Trò

: Thụ động tiếp thu, người nhận.

Tri thức: Nhớ lại, lặp lại, thuộc lòng.
- Kiểu dạy học hợp tác hai chiều(còn gọi là dạy cách học)
Thầy : Tác nhân, hướng dẫn, tổ chức, trọng tài
Trò : Chủ thể, hợp tác với bạn, với thầy, tự lực tìm ra kiến thức

Lớp : Cộng đồng lớp học, nơi trao đổi hợp tác, môi trường xã hội
Tri

Sáng tạo do học sinh tự tìm


Thức ra với sự hợp tác của bạn và trợ giúp của thầy
Từ những điều trình bày nêu trên vè sự dạy, sự học và cách dạy, cách học cho ta
thấy, điều cốt lõi của học là "hiểu", nghĩa là hiểu đúng, hiểu sâu và hieểurộng, còn dạy là
làm thế nào để người học " hiểu". Đièu vô cùng quan trọng là bằng cách nào xác định
được người học đã " hiểu". Thông thường phải có sự trao đổi giữa người dạy và người
học về chủ đề cần hiểu, sau đó so sánh sự hiểu của người học và sự hiểu của người dạy.
Nếu sự hiểu của người học, người dạy là trùng nhau, đó là người học đã hiểu ( trong
trường hợp thầy hiểu đúng)
Như vậy kiểu dạy học hợp tác hai chiều là kiểu dạy có nhiều lợi thế trong việc hiểu
của người học, vì quá trình dạy, học luôn xảy ra sự đối chiếu kiểm tra và tự kiểm tra, sữa
chữa và tự sữa chữa.
2.2. Chu trình dạy:
Chu kì dạy tác động hợp lí và phù hợp, cộng hưởng với chu kì học của trò. Chu kì
đó gồm ba thưòi kì, đó là :
- Hướng dẫn
- Tổ chức
- Trọng tài, cố vấn
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn và cộng sự (1997), có thể tóm tắt chu kì dạy trong

Trọng tài, cố vấn

mối quan hệ với chu kì học bằng sơ đồ sau:

Hướng dẫn

Tự nghiên cứu

Tổ chức

Tự thể hiện

Tự kiểm tra,
tự điều chỉnh

- Hướng dẫn: Thầy hướng dẫn cho từng học sinh về các nhịêm vụ học tập, về các
Chu kì dạy
vấn đề cần giải quyết để học sinh nhận ra được rồi tự nhiên cứu, tự tìm tòi, tự tìm ra kiến
thức đó là sản phẩm cá nhân, ban đầu.


- Tổ chức: Nếu ra cách tổ chức hoạt động để mỗi hoọ sinh được trao đổi, tranh
luận, cùng hoạt động như làm việc theo nhóm học sinh, hoạt động tập thể ngàoi giờ học.
Như vậy, nhờ tổ chức của thầy mà học sinh được tự thể hiện mình qua việc hợp tác trò với
trò hoặc với thầy. Thầy luôn là người đạo diễn, người dẫn chương trình làm việc. Kết quả
là kiến thức được bổ sung, hoàn chỉnh hơn và mang tính chất xã hội của cộng dồng lớp
học.
- Trọng tài, cố vấn : Thầy gợi ý về cách tự kiểm tra, tự đánh giá; thầy là người kết
luận về vấn đề còn tranh luận giữa trò với trò. Thầy khẳng định về mặt khoa học của kiến
thức do người học từ tìm ra. Qua khẳng dịnh của thầy, trò tự điều chỉnh lại cách hiểu và
cách học của mình.
3. Sản phẩm của quá trình dạy học
Đối tượng của giáo dục là con người, nên sản phẩm của giáo dục là sự phát triển trí
tuệ và nhân cách con người, mà cụ thể là sự tăng thêm về tri thức, kĩ năng , tư duy và thái
độ của người học.
Theo GS Nguyễn Cảnh Toàn và cộng sự (1997) thfi sản phẩm của quá trình dạy

học có thể biểu thị bừng sơ đồ sau:

Tác nhân
(thầy)

Chủ thể
(trò)

Khách thể
Đối tượng
Mục tiêu

Cộng
đồng lớp
học

Sản phẩm
Kiến thức : chuẩn mực
cuộc sống
- Kĩ năng: cách học, cách
làm, cách sống
- Thái độ: ứng xử thích
hợp với cuộc sống

Phương tịên
Điều kiện
Kĩ thuật
Sơ đồ : Quá trình tạo ra sản phẩm
Qua một quy trình dạy học, sẽ tạo được sản phẩm như đã nêu ở trên
3.1. Phát triển tri thức khoa học



Tri thức khao học đưỡc phát triển ở từng học sinh, được quy định trong chương
trình và nội dung dạy học. Nội dung dạy học bao gồm: các sự kiện, khái nịêm, quy luật,
quá trình, những nguyên tắc ứng dụng, học thuyết, phương pháp khoa học phản ánh các
đối tượng sống, các mức độ tổ chức sống về cấu trúc, cơ chế hoạt động của các biểu hiện
sống.
Kiến thức được tăng lên, bao gồm hiểu đúng bản chất hơn, hiểu sâu sắc hơn, hiểu
được nhiều khía cạnh hơn.
3.2. Phát triển kĩ năng:
Kĩ năng bao gồm kĩ năng hoạt động chân tay và kĩ năng hoạt động trí tuệ; các loại
kĩ năng có ở các mức từ thấp đến cao như: bắt chước làm theo, sáng tạo, so sáng, phân
tích, tổng hợp, khái quát hoá.
Mỗi một kĩ năng được rèn luyện trong suốt cả cuộc đời, nhưng trong quá trình học
tập được rèn luyện thì kĩ năng ngày càng được hoàn thiện, càng trở nên chính xác và hiệu
quả, hoạt động ngày được nâng cao. Như vậy kiến thức được phát triển, kĩ năng cũng
được phát triển theo. Đó là kết quả của một quá trình học tập và cũng là sản phẩm quá
trình dạy học.
3.3. Phát triển nhân cách:
Nhân cách cũng còn được nói cách khác, đó là thái độ
Mục đích cuối cùng là sử dụng kiến thức để thích ứng với cuộc sống, do đó trong
quá trình phát triển kiến thức, kĩ năng dồng thời nhận ra được giá trị của kiến thức, kĩ
năng mà hưởng ứng, làm theo hay không, thể hiện được cách ứng xử thích hợp với tự
nhiên, xã hội và động đồng để cùng tồn tại và phát triển hài hoà. Cuối cùng, qua phát triển
kiến thức, kĩ năng, thái độ mà tự biến đổi mình, thể hiện qua ứng xử trong cộng đồng, đó
là sản phẩm của quá trình dạy và học.


CHƯƠNG 2
SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP

ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRONG DẠY HỌC SINH HỌC
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1. KHÁI NIỆM VỀ CÂU HỎI, BÀI TẬP
1.1. Khái niệm về câu hỏi:
Hỏi là nêu ra điều mình muốn người khác trả lời để mình biết về vấn đề nào đó
Câu hỏi : Aristole là người đầu tiên đã phân tích câu hỏi dưới góc độ logic, ông cho
rằng:"Câu hỏi là một mệnh đề trong đó chứa đựng cả cái đã biết và cái chưa biết". Câu
hỏi đó là những bài làm mà khi hoàn thành chúng, học sinh phải tiến hành hoạt động tái
hiện, bất luận và trả lời miệng, trả lời viết hoặc có kèm theo thực hành xác minh bằng
thực nghiệm.
Khái niệm câu hỏi cũng còn được diễn đạt dưới dạng khác như: câu hỏi là dạng
cấu trúc ngôn ngữ, diễn đạt một yêu cầu, một đòi hỏi, một mệnh lệnh cần được giải quyết.
Câu hỏi thuộc phạm trù khả năng; nó chứa đựng cả hai yếu tố, sự có mặt của cái
không rõ và nguyện vọng nhu cầu của người muốn hỏi.
Tuy có những quan niệm khác nhau như về dấu hiệu bản chất của câu hỏi, đều
được các tác giả nêu ra, đó là; xuâts hiện điều chưa rõ, cần được giải quyết từ điều đã biết.
Trong đời sống cũng như trong nghiên cứu khoa học, con người chỉ nêu ra thắc mắc, tranh
luận khi đã biết nhưng chua đầy đủ, cần biết thêm. Nếu khi không biết gì hoặc biết tất cả
về sự vật nào đó, thì không có gì để hỏi về sự vật đó nữa. Sự tương quan giữa cái biết và
cái chưa biét túc đẩy việc mở rộng hiểu biết của con người.
Ví dụ : Khi nêu " Tổ chức của hệ thống sống" chưa phải là câu hỏi, vì chưa thể
hiện điều muốn người khác trả lời là gì, chưa dựa vào cơ sở nào để trả lời. Nêu như trên là
chưa chỉ rõ nhiệm vụ cần giải quyết và chưa rõ điều cần giỉa quyết dó là dựa vào những
kiến thức nào.
Để thành câu hỏi, có thể diễn đạt vấn đề như sau: hệ thống sống được tổ chức theo
các cấp độ thế nào để mỗi cấp độ tự nó tồn tại và phát triển được?
Điều đã biết ở đây là tồn tại, phát triẻn và tồn tại phát triển là đặc điểm cơ bản của
mỗi cấp độ tổ chứuc của hệ thống sống. Điều cần tìm là sinh giới từ đơn bào đến đa bào,



từ bậc thấp đến bậc cao, từ mỗi cá thể đến tất cả sinh vật bao quanh vỏ Trái đất, trong
lòng đất, được tổ chức theo từng cấp độ như thế nào.
1.2. Khái niệm về bài tập
Theo từ điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (200), bài tập là bài ra cho học
sinh làm đẻ vận dụng những điều đã học được
Các này lí luận dạy học Liên Xô cũ lại cho rằng bài tập là một dạng bài làm gồm
những bài toán, những câu hỏi hoặc đồng thời cả bài toán và câu hỏi mà trong khi hoàn
thành chúng, học sinh nắm được một tri thức hay một kĩ năng nhất định hoặc hoàn thiện
chúng. Khái niệm bài toán ở đây được coi là một dạng bài tập đó là dạng bài tập định
lượng.
Trong Sinh học, ở nưỡc ta thường dùng khái niệm bài tập, trong đó có bài tập định
lượng và bài tập định tính
Về thành phần cấu tạo, bài tập có điểm giống câu hỏi là chứa đựng điều đã biết và
điều cần tìm; điều cần tìm là dựa vào điều đã biết; điều cần tìm và điều đã biểt quan hệ
chặt chẽ với nhau; từ những điều đã biết ta có thể dùng phép biến đổi tương đương để dẫn
đến những điều cần tìm. Nhưng mối quan hệ giữa điều đã biết với những điều cần tìm
chặt chẽ hơn mối quan hệ giữa điều đã biết với điều cần tìm trong câu hỏi ở chỗ: Những
điều đã biết trong bài tập phải vừa đủ để người thực hiện bài tập chỉ biến đổi những điều
đã biết bằng những đại lượng tương đương ắt sẽ dẫn đến kết luận
Từ sự phân tích mỗi quan hệ giữa điều đã biết và điều cần tìm như trên, ta có thể
hiểu bản chất của việc giải bài tạp là sự thực hiện pháo biến đổi tương đương, để chứng
minh rằng đều đã cho và điều cần tìm là hoàn toàn phù hợp.
1.3. Bài tập có vai trò như thế nào trong dạy học?
Trong dạy học bài tập có những vai trò như sau:
- Bài tập là phương diện dùng trong dạy và học, là nguồn để hình thành kiến thức,
kĩ năng cho học sinh. Khi tìm được câu trả lời, người học đã tìm được kiến thức mới, rèn
luyện được kĩ năng xác định mối quan hệ, đồng thời sử dụng được những điều kiện cho,
như vậy là vừa củng cố kiến thức vừa nứm vững, mở rộng kiến thức.
- Bài tập là phương tiện để rèn luyện, phát triển tư duy
Khi giải bài tập, người học phải phân tích, xác định mối quan hệ, so sánh, đối

chiếu những điều đã cho và những điều cần tìm, đòi hỏi phải suy luận lôgic; người học


phải luôn luôn suy nghĩ, do đó tư duy được phát triể. Cũng qua việc tìm lưòi giải mà lôi
cuốn, thu hút người học vào thực hiện nhiệm vụ nhận thức, do đó người học luôn cố gắng,
tích cực, tự lực
- Qua giải bài tập mà người dạy, người học đã kiểm tra và tự kiểm tra kết quả học
tập của mình. Trong dạy học cần tìm cách sử dụng "bài tâp" vào các khâu cảu quá trình
dạy học, đó là biện pháp quan trọng để nâng cao chất lượng dạy học Sinh học.
2.CẤU TRÚC CÂU HỎI, BÀI TẬP
để xây dựng được câu hỏi, bài tập, giáo viên phải nắm vững cấu trúc của nó, nghĩa
là trong câu hỏi, bài tập phải chứa đựng những yếu tố, và được sắp xếp theo trình tự nào.
2.1. Thành phần câu hỏi, bài tập
Như phần khái niệm về câu hỏi, bài tập ta thấy: câu hỏi và bài tập đều có điểm
giống nhau là chứa đựng điều đã biết điều cần tìm. Trong câu hỏi, bài tập, điều đã cho và
điều cần tìm luôn luôn phải quan hệ chặt chẽ với nhau, cho đến đâu sẽ tìm được đến đó;
hay nói cách khác, điều cần tìm chỉ có thể thực hiện được khi dựa vào điều đã cho và phải
cho đầy đủ. Điều đã cho là rộng và khái quát thì điều tìm được cũng khái quát; điều cần
tìm càng cụ thể, chi tiết thì điều tìm được cũng cụ thể, chi tiết.
Ví dụ : Nếu hỏi:Nhìn vào hình 1 (sách giáo khoa Sinh học 10, ban Khao học Tự
nhiên, bộ 1) em có nhận xét gì? Học sinh sẽ trả lời rất rộng, thuộc nhiều lĩnh vực như hình
có rõ, đẹp, nội dung mỗi hình là gì. Điều kiện cho ở đây hình 1, tuỳ mức độ hiểu của
người trả lời.
Nhưng nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy sự sống có cấu trúc theo các cấp độ như
thế nào?. Học sinh chỉ trả lời về các cấp độ tổ chức sống ( trả lời các lĩnh vực khác là sai).
Điều kiện cho là hình 1, về các cấp tổ chức sống từ thấp ( phân tử) đến cao (sinh quyển)
Nếu hỏi: Quan sát hình 1, em thấy vật không sống khác sinh vật ở điểm nào?
Trong câu hỏi này điều đã cho và điều đã cho và điều cần tìm không phù hợp với nhau,
nên không trả lời được.
Cũng cùng hình 1 đã nêu, nhưng muốn hỏi được nhiều vấn đề và mỗi vấn đề thuộc

những khía cạnh khác nhau, người ta dùng cách diễn đạt khác bằng cách cho biết nhiều
điều kiện, hỏi nhiều vấn đề, diễn đạt nhiều mệnh đề khác nhau. Chẳng hạn như: đọc mục
I, nghiên cứu hình 1 và cho biết:
- Sự sống được cấu tạo theo các cấp độ từ thấp đến cao như thế nào?


- Cấp độ tổ chức vật chất sống, khác cấp độ tổ chức hệ thống sống như thế nào?
- Cấp độ tổ chức biểu hiện ở hình 2, giống cấp độ tổ chức biểu hiện ở hình 6 như
thế nào?
- Dựa vào cơ sở nào xếp tế bào trong cơ thể đa bào và mô vào cấp độ tổ chức của
hệ thống sống?
Trong bài tập vừa nêu, điều kiện cho bao gồm; các loại cấp độ tổ chức của sự sống,
các cấp độ tổ chức sống cảu từng loại và đặc điểm của mỗi cấp độ tổ chức, các ví dụ minh
hoạ cho mỗi cấp độ (Thể hiện trong thông tin bằng đoạn văn viế và hình vẽ). Từ những
điều đã cho đủ để tìm được bốn vấn đề cần tìm, được thể hiện ở 4 vế hỏi.
2.2. Cấu trúc câu hỏi, bài tập Sinh học:
Mỗi câu hỏi, bài tập đều có 2 thành phần tạo nên, có quan hệ với nhau, nhưng về
mặt cấu trúc ta cần xem thành phần nào nêu trước, thành phần nào nêu sau. Thực tiễn cho
thấy, trình tự này không đòi hỏi nghiêm ngặt, vì rằng, câu hỏi, bài tập cũng phản ánh hiện
thực khách quan nhưng về hình thức thể hiện của của hỏi, bài tập lại thông qua cấu trúc
logic của tư duy con người, nghĩa là theo lôgíc nhận thức. Mà Lôgíc nhận thức không
phải lúc nào cũng tuân thủ logic vận động của sự vật trong thực tại khách quan. Trong
thực tại, bao giờ nguyên nhân cũng xuất hiện trước, từ đó mới xuất hiện kết quả. Nhưng
trong nhận thức, lại có thể dựa vào kết quả kết quả mới tìm được nguyên nhân. Do vậy,
tuỳ tác giải diễn đạt mà trong câu hỏi, bài tập có thể nêu điều đã biết, sau đó nêu điều cần
tìm, hoặc có thể nêu điều cần tìm trước và kìm theo điều kiện đã cho.
Ví dụ bài tập: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của AND, hãy giải thích sự phong phú,
đa dạng của sinh vật.
Hoặc: Hãy giải thích sự phóng phú, đa dạng của sinh vật bằng đặc điểm cấu trúc
của AND.

Câu hỏi: Dựa vào đặc điểm cấu trúc của AND, ta có thể giải sự phong phú, đa dạng
của sinh vật như thế nào?Hoặc: Có thể giải thích sự phong phú, đa dạng của sinh vật như
thế nào bằng đặc điểm cấu trúc của AND?
2.3.Yêu cầu sư phạm của câu hỏi, bài tập Sinh học
Câu hỏi, bài tập là phương tiện quan trọng được sử dụng trong dạy học nói chung,
sử dụng để tổ chức hoạt động học Sinh học nói riêng. Do vậy, câu hỏi, bài tập Sinh học
cần đảm bảo các yêu cầu sư phạm sau:


- Câu hỏi, bài tập phải là công cụ, phương tiện trong dạy học
- Công cụ hay phương tiện là cái dùng vào việc gì đó, để đạt được mục đích đã
định. Trong dạy học Sinh học, ngoài phương tiện trực quan nhằm huy động cơ quan nhận
thức thị giác làm việc còn phải dùng phương tiện quan trọng, thường xuyên hơn đó là câu
hỏi, bài tập để kích thích và hướng dẫn tư duy hoạt động. Do vậy, câu hỏi, bài tập để kích
thích và hướng dẫn tư duy hoạt động. Do vậy, câu hỏi, bài tập phải là phương tiện để
hướng dẫn phương pháp học, hướng dẫn nội dung học, cũng như nội dung kiểm tra và tự
kiểm tra kết quả học tập.
- Câu hỏi, bài tập phải mã hoá được lượng thông tin quan trọng đã trình bày dưới
dạng thông báo, phổ biến kiến thức thành dạng nêu ra vấn để học tập. Câu hỏi, bài tập
được thiết kế đảm bảo yêu cầu sư phạm này thì vịec học không chỉ còn là việc ghi nhớ để
trình bày lại mà còn phải sử dụng được kiến thức đã biết để tìm tòi, khám phá ra những
kiến, kĩ năng mới theo định hướng của giáo viên. Kết qủa của việc trả lời, việc giải bài
tập là nắm vững kiến thức, đồng thời nắm vững phương háp học, tư duy phát triển, tạo
được cách học tập tích cực, tự lực.
Ví dụ: Khi học mục I, bài 5, Sinh học 10, ban Khoa học Tự nhiên, bộ 1, ta có thể
mã hoá nội dung thông báo trong mục I, bằng bài tập sau:
Qua nghiên cứu, người ta đã xác định được động vật có những điểm trái ngược với
thực vật như ở bảng sau:
Đặc điểm
Thực tập

Động vật
Thành tế bào
Thành xenlulozơ
Kiểu dinh dưỡng
Tự dưỡng
Khả năng cảm ứng
Chậm
Khả năng di chuyển
Không
Hãy xác định và điền các đặc điểm của động vật vào các ô trống ở bảng trên
- Câu hỏi, bài tập cần được diễn đạt gọn, súc tích, rõ ràng, chứa đựng được hướng
trả lời
Ví dụ : Từ hình 2.1 và 2.2, em thấy việc phân chia sinh giưói có điểm nào giống
nhau? Những điểm nào khác nhau?
Trong câu hỏi này chứa đựng điều đã biết là các thông tin chứa trong hình 2.1.2.2
số từ nên câu ngắn, nhưng rõ ý muón hỏi, đó là những điểm nào khác nhau và những
điểm giống nhau. Hướng trả lời là sự khác nhau, giống nhau thể hiện ở hình 2.1,2.2


Nếu hỏi: Hệ thống 5 giới sinh vật và hệ thống 3 nhóm sinh vật có những điểm nào
giống, khác nhau? Tuy câu gọn, rõ ý muốn hỏi, nhưng định hướng trả lời chưa rõ về mức
độ, nghĩa là chưa rõ yêu cầu nên chi tiết đến mức nào.
Do đó câu hỏi càng nêu rõ căn cứ để trả lời và yêu cầu mức độ cần trả lời được thì
người trả lời có cơ hội tìm được câu giải đáp tốt.
- Câu hỏi phải diễn đạt được điều cần hỏi
Trong một mục hay một bài thường chứa đựng nhiều nội dung, người xây dựng
hay sử dụng câu hỏi cần phân tích thật rõ ràng mục tiêu của nội dung dạy, xác định được
câu hỏi dẫn dắt, câu hỏi rút ra kết luận, kết luận thế nào từ đó mới tìm cách diễn đạt ý hỏi
bằng câu hỏi.
Ví dụ: dạy mục "I- Các cấp tổ chức sống" của bài 1, Sinh học 10, ban Khao học tự

nhiên, bộ 2. Khi xây dựng câu hỏi để tổ chức hoạt động học tập, trước hết người dạy phải
xác định được. Vấn đề cần hỏi ở đây là cái gì? Và hỏi câu hỏi đó để làm gì?
Vấn đề cần hỏi ở mục I là
+ Về mặt cấu trúc, sự sống được chia thành các mức độ thế nào? Câu hỏi này nhằm
giúp học sinh rèn luyện năng lực xác định được nội dung quan trọng qua tự đọc sách,
đồng thời về tri thức là nhớ được các cấp độ tổ chức sống mà các nhà khoa học đã phân
chia.
+ Câu hỏi quan trọng hơn là: Mỗi cấp độ tổ chức sống có đặc điểm đặc trưng như
thế nào? Dựa vào cơ sở nào mà chia các cấp độ như vậy? Hiểu được các cấp tổ chức sống
có giá trị gì?
Ba câu hỏi sau mới là điều cơ bản, vì đó là nội dung cốt lõi, nội dung bản chất, nếu
liệt kê được đủ các cấp độ tổ chức sống mới là nêu được dấu hiệu bề ngoài. Trả lời được 3
câu hỏi sau mới là hiểu bản chất, phát triển tư duy.
Phân tích như trên ta sẽ xác định được 4 câu hỏi có yêu cầu từ thấp đến cao
Câu 1: cấu trúc của sự sống được chia thành các cấp độ nào? Đây là câu hỏi dẫn
dắt.
Câu 2: Mỗi cấp độ tổ chức sống có đặc điểm đặc trưng như thế nào? Đây là câu
hỏi khai thác dấu hiệu bản chất.
Câu 3: Dựa vào cơ sở nào phân chia cấp độ tổ chức sống như vây? Cũng là câu hỏi
khai thác dấu hiệu bản chất


Câu 4: Hiểu được các cấp độ tổ chức sống có giá trị gì? Đây là câu hỏi nhằm rèn
luyện cho học sinh năng lực nhận xét, đánh giá kiến thức.
Bốn câu hỏi nêu trên là những câu hỏi hướng vào cái cần hỏi. Nếu đặt câu hỏi loại
như: Phân tử vô cơ là gì? Tế bào là thế nào?.. thì đó là những câu hỏi chưa hướng vào vấn
đề cần hỏi của mục I, ở bài 1.
- Câu hỏi có tác dụng kích thích tư duy
Câu hỏi nêu ra phải co cấu trúc thế nào để học sinh trả lời cần có sự lựa chọn hoặc
phân tích, hoặc tổng hợp, hoặc so sánh những thông tin đã có trong tài liệu đang nghiên

cứu để trả lời. Không nên nêu câu hỏi mà học sinh trả lời một cách ngẫu nhiên như có hay
không, đúng hay sai. Chẳng hạn như: Vật chất sống có được chia thành các cấp độ tổ
chức khác nhau không?
Trong trường hợp câu hỏi mà yêu cầu trả lời cần nêu có hoặc không đây mới là sự
dẫn dắt, chưa phải nội dung cần khám phá, do đó tiếp sau phải có vế thứ hai là: Tại sao?
Trả lời vế này mới đi vào bản chất và mới là cái cần hỏi.
2.4. Kĩ thuật thiết kế câu hỏi, bài tập:
Để thiết kế được câu hỏi, bài tập đảm bảo các yêu cầu sư phạm, để sử dụng trong
qúa trình dạy học cần thực hiện theo trình tự sau:
- Thứ nhất, phải xác định rõ và đúng của việc hỏi
Mục tiêu hỏi được hiểu là mục tiêu của việc hỏi, nghĩa là muốn người học phải trả
lời ở mức độ nào về kiến thức, tư duy, kĩ năng. Như vậy, giáo viên phải nắm vững mục
tiêu bài dạy, nội dung bài dạy, biện pháp tổ chức thực hiện bài dạy và năng lực của học
sinh.
- Thứ hai: Liệt kê và sắp xếp những cái cần hỏi theo một trình tự phù hợp với trình
độ các hoạt động của học sinh
- Thứ ba: diễn đạt cái cần hỏi bằng các câu hỏi hay bài tập
Mỗi câu hỏi, bài tập cần diễn đạt rõ điều đã biết và điều cần tìm. Đièu đã biết và
điều cần tìm có quan hệ với nhau; điều đã biết là cơ sở để suy ra điều cần tìm, hay điều
cần tìm là hệ quả của điểu đã biết.
Điều đã biết thường là những thông tin được nêu trong sách giáo khoa hay những
kiến thức vừa thu nhận trước đó; điều đã biết có thể được thể hiện qua kênh chữ hay kênh
hình.


Điều cần tìm thường là mối quan hệ giữa các hiện tượng, day đặc điểm bản chất,
hay xác định giá trị hay kĩ năng ứng dụng, hay phương pháp luận, hay nguyên nhân giải
thích.
- Thứ tư: Thử xác định những nội dung cần trả lời, tìm nội dung trả lời để xác định
câu hỏi hay bài tập này có tìm được đáp số hay không đáp số này có phù hợp với trình độ

hay không. Qua việc tìm ý trả lưòi mà xác định việc diễn đạt câu hỏi hay bài tập đã phù
hợp hay chưa, nếu chưa phù hợp cần sửa lại thế nào.
- Thứ năm: Chỉnh sửa lại nội dung và hình thức diễn đạt câu hỏi, bài tập để đưa
vào sử dụng
Ví dụ minh họa
Khi thiết kế câu hỏi, bài tập để dạy mục I: "Các nguyên tố hoá học cấu tạo nên cơ
thể sống" ta tiến hành như sau:
1. Mục tiêu của việc xây dựng câu hỏi, bài tập là
+ Rút ra được kết luận về giá trị kiến thức và tư duy, đó là vật chất sống đã khác
với vật chất không sống, thể hiện ở: Những nguyên tố hoá học cấu tạo nên sự sống không
phải là tổ hợp ngẫu nhiên như trong tự nhiên; Vai trò của mỗi nguyên tố hoá học trong
việc cấu tạo và hoạt động sống của cơ thế: Sự khác nhau về cách thức tổ hợp của các
nguyên tố hoá học trong cơ thể so với vỏ Trái Đất.
+ Hình thành năng lực thu thập, xử lí thông tin từ sách giáo khoa - một năng lực tự
hoc cần được hình thành qua việc dạy học sinh giải câi hỏi bài tập.
2. Liệt kê những cái cần hỏi và những cái đã biết:
+ Cái đã biết: Khoảng 25 trong 92 nguyên tố hoá học cáu tạo nên vỏ Trái Đất là
cần cho việc cấu tạo nên cơ thể sống; Tỉ lệ % một số nguyên tố cấu tạo nên cơ thể người
và vỏ Trái đất.
+ Cái cần hỏi
* Những nguyên tố háo học có trong vỏ Trái Đất cũng có trong cơ thê,r tỉ lệ % của
mỗi loại
* Vai trò các nguyên tố có tỉ lệ cao hoặc thấp về cấu tạo và hoạt động sống
* Sự khác biệt về cấu trúc của cơ thể sống ở mức nguyên tố hoá học so với vỏ Trái
Đất.
* Ý nghĩa về tính đặc trưng của tỉ lệ các nguyen tố hoá học trong cơ thể sống.


3. Diễn đạt cái cần hỏi bằng câu hỏi bài tập
Đọc mục I, sách giáo khoa và cho biết

+ Những nguyên tố háo học nào có trong vỏ trái đất cũng có trong cơ thể sống
nhưng lại có tỉ lệ cao? Vì sao
+ Những mức độ nguyên tố háo học thì cáu trúc của cơ thể sống khác cấu trúc của
vỏ Trái đất ở những điểm nào?
+ Tính đặc trưng của tỉ lệ các nguyên tố hoá học trong cơ thể sống có ý nghĩa gì?
4. Xác định các nội dung cần trả lời cho từng câu hỏi:
+ Những nguyên tố có trong vỏ Trái Đất và cũng có trong cơ thể sống với tỉ lệ cao
đó là : oxi : 65%, cacbon: 18,5%; hiđro: 9,5%, nitơ : 3,3% 4 nguyên tố có tỉ lệ cao vì
* Tất cả chúng, từng nguyên tố một hay khi kết hợp với nguyên tố khác đều ở dạng
khí. Trong bầu khí quyển nguyên thuỷ của Trái Đất cách đây 4 tỉ năm, các chất này tương
tác với nhau tạo thành chất hữu cơ đầu tiên theo nước mưa rơi xuống biển, trong đó có
chất tan trọng nước, ở đó sự sống bắt đầu được hình thành và tiến hoá.
*Cacbon tạo được các đại phân tử, do có 4 electron hoá trị nên dễ kết thiếu iốt (I)
sẽ gây bệnh bướu cổ, thiếu môlipđen (Mo) cây sẽ chết. Một số nguyên tố là thành phần
tạo nen enzim.
5. Chỉnh sữa lại câu hỏi và ý trả lời
Xem lại câu hỏi và câu trả lời, chỉnh sửa lại nội dung cách diễn đạt cho phù hợp
mục tiêu (nếu cần)
3.CÁC LOẠI CÂU HỎI, BÀI TẬP:
Câu hỏi, bài tập vô cùng đa dạng, mà trong dạy học thì câu hỏi và bài tập được sử
dụng trong mọi trường hợp. Tuy nhiên, trong dạy học không phải trong chủ đề nào của
nọi dung dạy và học đều có sẵn csc câu hỏi, bài tập phù hợp với mọi đối tượng. Vì vậy
nhiều trường hợp giáo viên phải tự xây dựng câu hỏi, bài tập để hướng dẫn người học
nghiên cứu, phát hiện kiến thức. Khi lựa chọn và xây dựng câu hỏi, bài tập để tổ chức
hoạt động học tập, giáo viên phải nắm vững cần có những câu hỏi, bài tập thuộc loại nào
để đạt được mục tiêu dạy học. Câu hỏi chỉ phát huy được tác dụng dạy học khi sử dụng
loại câu hỏi phù hợp với mục tiêu dạy học. Vậy trong dạy học thường sử dụng những loại
câu hỏi, bài tập nào?



3.1. Khi kiểm tra kết quả thực hiện mục tiêu bài học, người ta thường sử dụng các loại
dạng câu hỏi, bài tập sau.
- Câu hỏi, bài tập để kiểm tra sự ghi nhớ kiến thức đã học
- Câu hỏi, bài tập để kiểm tra sự nắm vững bản chất của kiến thức, nghĩa là nêu lại,
giải thích nội dung, kiến thức đã lĩnh hội.
- Câu hỏi, bài tập để kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết
một nhiệm vụ nhận thức mới.
- Câu hỏi, bài tập để kiểm tra sự nắm vững giá trị của kiến thức nghĩa là xác định
được vai trò, ý nghĩa của kiến thức trong lí luận và thực tiễn.
- Câu hỏi, bài tập để kiểm tra thái độ, hành vi của người học sau khi học tập một
chủ đề nào đó.
3.2. Để hình thành, phát triển năng lực nhận thức, người ta thường sử dụng các loại câu
hỏi sau:
- Câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng quan sát
- Câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng phân tích
- Câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng tổng hợp
- Câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng so sánh
- Câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng con đường quy nạp
- Câu hỏi, bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng con đường diễn dịch
3.3. Dựa vào các giai đoạn của quá trình dạy học để sử dụng câu hỏi, bài tập, người
ta chia ra:
- Câu hỏi, bài tập hình thành kiến thức mới
- Câu hỏi, bài tập củng cố, hoàn hiện kiến thức
- Câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá
3.4. Dựa vào mối quan hệ của câu hỏi, bài tập cần xác định, người ta chia ra:
- Câu hỏi, bài tập định tính
- Câu hỏi, bài tập định lượng
3.5. Dựa vào cách trình bày câu trả lời người ta chia ra
- Câu hỏi tự luận;
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan.

3.6. Dựa vào nội dung mà câu hỏi, bài tập phản ánh, người ta chia ra


- Câu hỏi, bài tập nêu ra các sự kiện
- Câu hỏi, bài tập xác định các dấu hiệu bản chất;
- Câu hỏi, bài tập xác định mối quan hệ;
- Câu hỏi, bài tập xác định cơ chế
- Câu hỏi, bài tập phương pháp khoa học
- Câu hỏi, bài tập xác định ý nghĩa lý luận hay thực tiễn của kiến thức.
Do dựa vào nhiều tiêu chuẩn khác nhau để phân loại, nên mỗi câu hỏi ở loại này
có thể cũng thuộc về loại khác
Trong dạy học theo kiểu hoạt động khám phá, người ta thường sử dụng các câu hỏi
để người học tự hình thành kiến thức mới, kĩ năm mới, năng lực nhận thức, đặc biệt là
năng lực tự học và hình thành nhân cách. Do đó, sáu loại câu hỏi nêu trên đều được sử
dụng trong dạy học Sinh học
Bên cạnh việc xây dựng , lựa chọn câu hỏi, bài tập, điều quan trọng là cần nắm
vững những vấn đề cơ bản của việc trả lời câu hỏi, bài tập đặt ra đặc biệt là việc giải bài
tập.
- Giải bài tập là tìm cách khắc phục sự không phù hợp hoặc mâu thuẫn giữa các
điều đã biết và yêu cầu cần tìm của bài tập, biến đổi chúng để cuối cùng đưa chúng tới sự
thống nhất.
Giải bài tập nói chung là phải xem xét đầu bài cho cái gì và yêưu cầu cái gì, người
giải phn tích, nhớ lại các khái niệm, định luận, tính chất... các kĩ năng có liên quan để tìm
ra mối quan hệ giữa điều kiện đã biết và yêu cầu cần tìm, xác định cách thức thực hiện
thao tác cuối cùng, thể hiện chính xác các thao tác
Khi giải bài tập thường xảy ra các trường hợp
+ Bài đang xét giống hay tương tự bài nào đó đã giải
+ Bài đang xét có phần nào đó gống mẫu hay tương tự mẫu đã gặp
+ Bài đang xét hoàn toàn không có yếu tố nào giống bài đã giải
- Quá trình giải bài tập là quá trình nghiên cứu đầu bài, xác định hướng giải và

trình bày lời giải theo hướng đã vách ra để tìm lời giải phù hợp giữa điều kiện cho và yêu
cầu.
- Hoạt động của học sinh trong quá trình giải bài tập


+ Để hình thành kiến thức, kĩ năng mới: Có thể phân tích, so sánh, đối chiếu để tìm
ra cái chung, bản chất để hình thành khái niệm,v.v. phải nghe hướng dẫn tiến hành thí
nghiệm, quan sát, nhận xét, kết luận
Suy nghĩ qua câu hỏi gợi ý, dùng kiến thức, kĩ năng đã có, từ đó tìm ra quy trình
giải bài tập
+ Để vận dụng, củng cố, rèn luyện kĩ năng
Tìm hiểu đầu bài: xác định cái đã cho, cái cần tìm, mở rộng cái đã cho và cái cần
tìm, làm rõ khái niệm mới, xử lí kí hiệu, đơn vị
Xác định hướng giải: tài liệu khái niệm, định luật, tính chất, dạng mẫu có liên
quan, tìm mối liên hệ giữa đầu bài và kết luận ( tìm các đại lượng tương đương giữa điều
kiện và yêu cầu)
Trình bày lời giải: thực hiện các bước giải đã dự kiến
Kiểm tra kết quả: Trả lời đúng đầu bài chưa? Đã dùng hết điều kiện ch chưa? Tính
toán có chỗ nào sao không?
- Kĩ năng giải bài tập
+ Biết phân tích đầu bài
+ Xác định được hướng giải
+ Trình bày lời giải logic, chính xác
4. SỬ DỤNG CÂU HỎI, BÀI TẬP TRONG DẠY HỌC SINH HỌC Ở TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Trong dạy học, câu hỏi và bài tập luôn được sử dụng và được sử dụng trong các
khâu khác nhau nhằm đạt được những mục tiêu khác nhau
Trong phạm vi của chuyên đề này, chúng ta chỉ nghiên cứu sâu vào việc sử dụng
câu hỏi, bài tập để tổ chức hoạt động nhằm khám phá kiến thức mới hình thành kĩ năng
mới, qua đó phát triẻn năng lực nhận thức năng lực hành động và hình thành nhân cách

4.1. Sử dụng câu hỏi, bài tập để tạo tình huống học tập
Con người hoạt động khi có nhu cầu, nhu cầu có được khi đứng trước một nhiệm
vụ cần được giải quyết. Do đó giáo viên cần xác định rõ nhiệm vụ nhận thức và diễn đạt
nhiệm vụ nhận thức đó bằng câu hỏi hay bài tập. Khi đó câu hỏi, bài tập là phương tiện để
tạo tình huống học tập.


Ta có thể sử dụng câu hỏi, bài tập để tạo các tình huống trong dạy học Sinh học nói
chung, Sinh học 10 nói riêng như sau:
Khi nghiên cứu mục " I-Cấu trúc và đặc tính hoá - lí của nước " bài 7, Sinh học 10,
ban Khoa học Tự nhiên, bộ 2, ta có thể tạo tình huống bằng câu hỏi: Ở thể rắn hay lỏng,
nước đều có cấu tạo hoá học là H 2O nhưng vì sao ở vùng lạnh lại biến thành tảng nước đá
rắn chắc và nổi lên mặt nước? Mâu thuẫn nảy sinh ở đây là: nước đá và nước đều có thành
phần hoá học là H2O nhưng nước đá khác nước thường là rắn, nhẹ. Để giải thích được
điều này, cần chú ý nghiên cứu và định hướng vào việc xác định cấu tạo của nước thường
có điểm gì khác nước đá.
Ví dụ khác: Khi dạy bài 22" Enzim và vai trì của enzim trong quá trình chuyển hoá
vật chất", ta có thể nêu vấn đề học tập của bài này như sau:
Qua bài 8 ta đã biết: tinh bột và xenlulozơ đều được liên kết từ nhiều phân tử
đươờn glucozơ, chỉ khác nhau về cách liên kết, nhưng khi người ăn xenlulozơ vào cơ thể
không tiêu hoá được, mà tinh bột lại được tiêu hoá. Vì sao lại có hiện tượng như vậy?
4.2. Sử dụng câu hỏi, bài tập để hình thành kiến thức, kĩ năng mới
4.2.1. Sử dụng câu hỏi, bài tập để định hướng vấn đề học tập
Nhiều khi nghiên cúư một vấn đề có chứa đựng nhiều nội dung, người học không
dễ gì xác định được vấn đề nào là cơ bản, đặc điểm nào là bản chất. Do vậy giáo vien cần
định hướng cho người học bằng câu hỏi hay bài tập.
Ví dụL Khi dạy bài 9" Các hợp chất hữu cơ prôtêin", sau khi ghi đầu bài lên bảng
ta có thể định hướng vấn đề học tập như sau:
Prôtêin có cấu trúc đặc trưng như thế nào? Có những chức năng gì trong cơ thể
sống? Hay sau khi ghi đề mục "II - Cấu tạo tế bào nhân sơ" bài 13, Sinh học 10, có thể

định hướng học tập bằng câu hỏi: tế bào nhân sơ có cấu trúc đặc trưng như thế nà? Hay
chi tiết hơn có thể nêu: Thành tế bào, màng sinh chất, lông, roi, chất tế bào, vùng nhân ở
tế bào nhân sơ có cấu tạo đặc trưng như thế nào?
Câu hỏi, bài tập định hướng vấn đề học tập khác với câu hỏi, bài tập tạo tình huống
học tập ở chỗ: chỉ cần chỉ ra những vấn đề học tập mà không cần chỉ ra mâu thuẫn thế nào
dẫn đến cần giải quyết.
4.2.2. Sử dụng câu hỏi để gợi ý, để giới hạn vấn đề cần trả lời


Khi một câu hỏi lớn đặt ra, gồm nhiều khía cạnh khác nhau, ta có thể nêu câu hỏi
để gợi ra từng vấn đề nhỏ và nội dung từng vấn đề, sau một loạt câu hỏi gợi ý, dẫn người
học giai quyết được vấn đề lớn.
Ví dụ khi dạy mục : cấu trúc của prôtêin" bài 9, sau một câu hỏi lớn là : prôtêin có
cấu trúc như thế nào, ta sẽ lần lượt nêu các câu hỏi gợi ý:
- Đơn phân của prôtêin (axit amin) có cấu trúc như thế nào?
- Chuỗi các axit amin sẽ tiếp tục biến đổi thế nào để tạo được cấu trúc bậc 2, bậc 3,
bậc 4?
- Cấu trúc không gian ba chiều của prôtêin có vai trò như thế nào?
4.2.3. Sử dụng câu hỏi để hướng dẫn quan sát
Khi quan sát hình vẽ có nhiều chi tiết hoặc quan sát thiên nhiên có nhiều hịên
tượng đồng thời xảy ra, nhưng cần nghiên cứu một hiện tượng trong đó, giáo viên phải
rèn luyện cho học sinh có kĩ năng quan sát và nhận biết, ta thường dùng câu hỏi, bài tập
để hướng dẫn.
Ví dụ, khi dạy mục " I- Kích thước tế bào", bài 12 ta có thể cho học sinh quan sát
hình 13-1. Nếu để tự học sinh quan sát, khó có thể xác định được cho mình cần quan sát
cái gì và rút ra kết luận gì qua quan sát. Nếu chỉ nhìn hình vẽ trong sách giáo khoa thì
trứng cá to bằng đầu người và tế bào động vật có kích thước bằng chiều ngang cá voi
xanh. Trong trường hợp này, câu hỏi vừa là gợi ý, vừa là định hướng phát hiện vấn đề bản
chất mà hình 13-1 biểu hện.
Để phục vụ cho mục "kích thước tế bào", nên sử dụng câu hỏi hướng dẫn quan sát

như sau: Quan sát hình vẽ và cho biết kích thước tế bào biên độ dao động thế nào? Mắt
thường có thể nhìn thấy tế bào không? Cho ví dụ
4.2.4. Sử dụng câu hỏi để phát triển kĩ năng tư duy
Trong tổ chức hoạt động học tập, ngoài việc hướng tới mục tiêu tri thức, đồng thời
phải hướng tới mục tiêu quan trọng nữa là phát triểnt tư duy. Trong các kĩ năng tư duy,
trước hết phải sử dụng câu hỏi, bài tập để phá triển kĩ năng so sánh, phân tích, tổng hợp
(xem lại tài liệu bồi dưỡng chu kì II của GS Trần Bá Hoành)
4.2.5. Sử dụng câu hỏi, bài tập để tự kiểm tra và kiểm tra kết quả học tập
Để học sinh hoạt động tích cực, tự lực trong học tập, khâu kiểm tra và tự
kiểm tra sẽ góp phần định hướng cho hoạt động dạy và hoạt động học. Do vậy cần xác


định mục tiêu dạy học cụ thể, để từ mục tiêu cụ thể mà sử dụng câu hỏi phù hợp để học
sinh tự kiểm tra và tự điều chỉnh cách học nhằm nắm vững kiến thức, kĩ năng và phát
triển năng lực nhận thức.
Trong chuyên đề này, chủ yếu chỉ tập trung vào việc sử dụng câu hỏi, bài tập để tổ
chức hoạt động học tập, nghĩa là sử dụng câu hỏi, bài tập để hướng dẫn học sinh hoạt
động khám phá kiến thức và kĩ năng mới, nên không đi sâu vào việc sử dụng câu hỏi, bài
tập để củng cố, hoàn thiện hệ thống hoá kiến thức cũng như để kiểm tra đánh giá kết quả
học tập.

Chương 4. DẠY HOC NÊU VẤN ĐỀ
I.BẢN CHẤT DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ:
1.Kiểu dạy học nêu vấn đề
Kiểu dạy học nêu vấn đề là tập hợp nhiều PPDH cụ thể nhằm tổ chức hoạt động nhận
thức của HS theo con đường hình thành và giải quyết vấn đề.
Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ PPDH tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm
QTDH.



×