Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi NV 8 hki

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.54 KB, 2 trang )

PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC : 2007-2008
===   === MÔN : NGỮ VĂN – 8
Thời gian làm bài : 90 phút
( Không kể thời gian phát đề )
Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên và chữ ký Số phách
Giám khảo 1: :
……………………………………
Giám khảo 2:
……………………………………
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 đ)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1. Một từ ngữ được coi là có nghĩa hẹp khi:
A. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó baohàm nghĩa của một từ ngữ khác.
B. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó không nằm trong phạm vi nghĩa rộng của một từ ngữ
khác.
C. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó được bao hàm trong phạm vi nghĩa của một từ ngữ
khác.
D. Phạm vi nghĩa của từ ngữ đó chứa đựng nghĩa hẹp của các từ ngữ khác.
2. Trong nhóm từ ngữ sau từ ngữ nào có nghĩa rộng hơn so với nghĩa của các từ còn
lại.
A. dũng cảm B. khiêm tốn C. thật thà D. phẩm chất.
3. Văn bản thuyết minh là gì ?
A. Là văn bản dùng để trình bày sự việc, diễn biến, nhân vật theo một trật tự nhất định
để dẫn đến một kết thúc nhằm thuyết phục người đọc, người nghe.
B. Là văn bản dùng để trình bày chi tiết cụ thể cho ta cảm nhận được sự vật, con
người một cách sinh động cụ thể.
C. Là văn bản dùng để trình bày ý kiến, quan điểm thành những luận điểm.
D. Là văn bản dùng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích đặc điểm tính
chất,…của sự vật hiện tượng.
4. Văn bản thuyết minh có tính chất gì ?


A. Chủ quan, giàu tình cảm, cảm xúc. C. Mang tính thời sự nóng bỏng.
B. Uyên bác chọn lọc. D. Tri thức chuẩn xác khách quan, chính
xác.
5. Ngôn ngữ văn bản thuyết minh có đặc điểm gì ?
A. Có tính hình tượng, giàu giá trị biểu cảm.
B. Có tính chính xác, cô đọng chặt chẽ và sinh động
C. Có tính đa nghĩa và giàu cảm xúc.
D. Có tính cá thể và giàu hình ảnh.
6. Trong các văn bản tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận có xuất hiện yếu tố thuyết
minh không ?
A. Có B. Không.
7. Văn bản “Bài toán dân số” được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Lập luận kết hợp với tự sự. C. Lập luận kết hợp với thuyết
minh.
ĐỀ CHÍNH THỨC
B. Lập luận kết hợp với miêu tả. D. Lập luận kết hợp với biểu cảm.
8. Số thóc dùng cho các ô của bàn cờ được tác giả liên tưởng đến vấn đề gì ?
A. Tỉ lệ gia tăng dân số. C. Dân số thế giới
B. Dân số châu Phi. D. Khả năng sinh con của phụ
nữ.
9. Theo tác giả, vào những năm 90 của thế kỉ XX, tổng dân số thế giới đã sang ô thứ
mấy của bàn cờ?
A. 29 C. 31
B. 30 D. 32
10. Theo số liệu mà tác giả đưa ra trong bài viết, tỉ lệ sinh con của phụ nữ thuộc châu
lục nào lớn nhất?
A. Châu Âu C. Châu Phi
B. Châu Á D. Châu Mĩ.
11. Nguyên nhân chính của sự gia tăng dân số là gì ?
A. Do khả năng sinh con của phụ nữ là rất lớn.

B. Do kinh tế thấp kém.
C. Do không có biện pháp kế họach hóa gia đình.
D. Do con người, nhất là phụ nữ chưa được hưởng quyền lợi giáo dục.
12. Ý nào nói đúng nhất hậu qủa của sự gia tăng dân số thế giới ?
A. Sự “tồn tại hay không tồn tại” của chính lòai người.
B. Nền kinh tế thế giới bị giảm sút.
C. Mất ổn định chính trị trên tòan cầu.
D. Nền giáo dục của các nước nghèo nàn lạc hậu.
II. PHẦN TỰ LUẬN : ( 7.0 đ)
1. Tóm tắt đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” của Ngô Tất Tố ( khoảng 10 dòng ). ( 2.0đ )
2. Giới thiệu chiếc áo dài Việt nam . ( 5.0đ )
Bài làm:
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×