Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Đề thi NV 7 HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.97 KB, 2 trang )

PHÒNG GD-ĐT Q.NINH KIỀU ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I
TRƯỜNG THCS HUỲNH THÚC KHÁNG NĂM HỌC : 2007-2008
===   === MÔN : NGỮ VĂN – 7
Thời gian làm bài : 90 phút
( Không kể thời gian phát đề )
Điểm bằng số Điểm bằng chữ Họ tên và chữ ký Số phách
Giám khảo 1: :
………………………………………
………………………………………
Giám khảo 2: :
………………………………………
………………………………………
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : (3 đ)
Khoanh tròn vào chỉ một chữ cái trước câu trả lời đúng.
1.Nội dung chính của văn bản “Cổng trường mở ra” là gì ?
A. Miêu tả quang cảnh ngày khai trường.
B. Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường.
C. Ghi lại những tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho con bước
vào ngày khai trườngđầu tiên.
D. Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
2. Từ ghép đẳng lập là từ như thế nào ?
A. Từ có hai tiếng có nghĩa.
B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa.
C. Từ có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp.
D. Từ ghép có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính.
3. Câu chuyện “Cuộc chia tay của những con búp bê” gởi đến người đọc thông điệp
gì ?
A. Hãy tôn trọng ý thích của trẻ em.
B. Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình.
C. Hãy hành động vì trẻ em.
D. Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng sẵn có.


4. Phần mở bài có vai trò thế nào trong một văn bản ?
A. Giới thiệu các nội dung của văn bản.
B. Giới thiệu sự vật, sự việc, nhân vật.
C. Nêu diễn biến của sự việc
D. Nêu kết quả của sự việc, câu chuyện.
5. Dòng nào dưới đây thể hiện tâm trạng của người con gái trong bài ca dao:
“Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruộtđau chín chiều.”?
A. Thương người mẹ đã mất. B. Nhớ về thời con gái đã qua.
C. Nỗi buồn nhớ quê, nhớ mẹ. D. Nỗi buồn tủi cho tình cảnh hiện tại.
6. Dòng nào ghi đúng các bước tạo lập văn bản?
A. Định hướng và xây dựng bố cục.
B. Xây dựng bố cục & diễn đạt thành câu đoạn hoàn chỉnh.
C. Xây dựng bố cục, định hướng, kiểm tra, diễn đạt thành câu đoạn.
D. Định hướng, xây dựng bố cục, diễn đạt thành câu, đoạn hoàn chỉnh, kiểm tra
ĐỀ CHÍNH THỨC
văn bản vừa tạo lập.
7. Dòng nào sau đây nói lên ý nghĩa của bài “Sông núi nước Nam” ?
A. Hồi kèn xung trận. B. Khúc ca khải hoàn.
C.Áng thiên cổ hùng văn. D. Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên.
8. Bài thơ “Sông núi nước Nam” thiên về phương thức biểu đạt nào ?
A.Tự sự. B. Miêu tả.
C. Biểu cảm. D. Nghị luận.
9. Chủ đề của bài thơ “Phò giá về kinh” là gì ?
A. Tự hào vè chủ quyền của dân tộc.
B. Khẳng định quyết tâm chiến đấu chống xâm lăng.
C. Thẻ hiện hào khí chiến thắng.
D. Khát vọng thái bình thịnh trị.
10. Chữ “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời” ?
A. thiên lý B. thiên thư

C. thiên hạ D. thiên thanh
11. Hai bài thơ“Cảnh khuya”và“Nguyên tiêu” miêu tả cảnh đẹp ở đâu ?
A. Hà Nội. B. Tây Bắc.
C. Việt Bắc. D. Nghệ An.
12. Cảm hứng của bài thơ “Tiếng gà trưa” bắt đầu từ hình ảnh gì ?
A. Tiếng gà trưa. B. Quả trứng hồng.
C. Người bà. D. Người chiến sĩ.
II. PHẦN TỰ LUẬN : (7đ)
1. Viết lại bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan).(2đ)
2. Hãy phát biểu cảm nghĩ về bài thơ “Rằm tháng giêng”.(Hồ Chí Minh). (5đ)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×