Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Quá trình nam tiến và mở rộng lãnh thổ thời các chúa nguyễn từ năm 1558 đến năm 1758

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (906.29 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện bài khóa luận này em đã nhận được nhiều sự giúp
đỡ, đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo, gia đình, bạn bè.
Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo, Th.s. Lại Thị
Hương người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em về kiến thức và phương pháp để em
hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội. Các
thầy cô giáo trong trường Đại học Quảng Bình, đã tận tình giảng dạy em trong suốt
bốn năm học tại trường và động viên giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn Trung tâm Học liệu trường Đại học Quảng Bình,
đã giúp đỡ tạo điều kiện cho em trong quá trình tìm kiếm tài liệu để hoàn thành khóa
luận này.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới những người thân trong
gia đình, bạn bè đã luôn ủng hộ và động viên em hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp
này.
Bản thân em mặc dù đã cố gắng nhiều nhưng do trình độ và thời gian có hạn
nên khóa luận này không thể tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế. Tác giả khóa luận
rất mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và bạn bè để khóa luận
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn !
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Hữu Thắng


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của Th.s. Lại Thị Hương. Các tài liệu, những nhận định là trung thực.


Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội dung khoa học của công trình này.
Quảng Bình, tháng 5 năm 2017
Tác giả

Nguyễn Hữu Thắng


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu ...............................................................................................3
3.2. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..............................................................................3
4.1. Mục đích ...................................................................................................................3
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu ...............................................................................................3
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu .................................................................3
5.1. Nguồn tư liệu ............................................................................................................4
5.2. Phương pháp nghiên cứu ..........................................................................................4
5.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu ...............................................................................4
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể ............................................................................4
6. Đóng góp của khoá luận ..............................................................................................4
7. Bố cục của khoá luận ...................................................................................................5
CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN
CUỘC NAM TIẾN MỞ RỘNG LÃNH THỔ CỦA CHÚA NGUYẾN.........................6
1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng năm 1558 .........6
1.1.1. Vài nét về chúa Nguyễn Hoàng .............................................................................6
1.1.2. Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Nam tiến của Chúa Nguyễn Hoàng năm 1558 .....7
1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của các chúa

Nguyễn.............................................................................................................................8
1.2.1. Yếu tố khách quan .................................................................................................8
1.2.1.1. Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Chân Lạp Đàng Trong và Xiêm
La .....................................................................................................................................8
1.2.1.2. Ảnh hưởng từ luồng thương mại quốc tế ...........................................................9
1.2.2. Yếu tố chủ quan ...................................................................................................10
1.2.2.1. Công cuộc mở rộng lãnh thổ trước thời các chúa Nguyễn ...............................10
1.2.2.2. Chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn ........................................................11


1.2.2.3. Sự ra đời của Đàng Trong và sức ép của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
(1627 – 1672).................................................................................................................12
Tiểu kết chương 1 ..........................................................................................................16
CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NAM TIẾN VÀ MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC
CHÚA NGUYỄN (1558 – 1758) ..................................................................................17
2.1. Quá trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ và Đông
Nam Bộ ..........................................................................................................................17
2.1.1. Quá trình xác lập chủ quyền ở vùng Nam Trung Bộ ..........................................17
2.1.1.1. Sự hình thành vùng đất Phú Yên và Khánh Hoà ..............................................17
2.1.1.2. Sự hình thành trấn Thuận Thành năm 1693 ....................................................19
2.1.2. Công cuộc mở đất Đông Nam Bộ của các chúa Nguyễn ....................................21
2.1.2.1. Sự xâm nhập vào vùng đất Gia Định, Đồng Nai, Mô Xoài .............................21
2.1.2.2. Mở mang và phát triển Biên Hòa (1679)..........................................................23
2.1.2.3. Lập dinh Trấn Biên (Biên Hòa), dinh Phiên Trấn (Gia Định) thuộc phủ Gia
Định năm 1698 ..............................................................................................................24
2.2. Quá trình khai phá miền Tây Nam Bộ và sự ra đời của Mỹ Tho Đại Phố (1623 –
1758) ..............................................................................................................................26
2.2.1. Những lưu dân người Việt đầu tiên đến khai phá miền Tây Nam Bộ.................26
2.2.2. Sự ra đời của Mỹ Tho Đại Phố năm 1679 ...........................................................28
2.3. Quá trình hình thành trấn Hà Tiên và dinh Long Hồ (1708 – 1757)......................29

2.3.1. Sự thành lập và mở rộng trấn Hà Tiên (1708 - 1757) .........................................29
2.3.1.1. Sự thành lập trấn Hà Tiên (1708) .....................................................................29
2.3.1.2. Quá trình mở rộng trấn Hà Tiên (1708 - 1757) ................................................33
2.3.2. Quá trình hình thành và mở rộng Dinh Long Hồ năm 1732 ...............................34
2.4. Thực thi chủ quyền ở một số hòn đảo phía Nam....................................................38
Tiểu kết chương 2 ..........................................................................................................41
CHƯƠNG 3. HÌNH THỨC TIẾN HÀNH VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG CUỘC
NAM TIẾN MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC CHÚA NGUYỄN ........................42
3.1. Hình thức tiến hành mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn ................................ 42
3.1.1. Hình thức chiếm hữu ...........................................................................................42
3.1.1.1. “Dân đi trước nhà nước theo sau” ....................................................................42
3.1.1.2. Sử dụng hợp lý các nguồn nhân lực .................................................................44


3.1.1.3. Trọng dụng nhân tài..........................................................................................46
3.1.1.4. Tạo điều kiện cho tiếp xúc, giao lưu văn hóa đối với cư dân nơi đây..............47
3.1.2. Hình thức chuyển nhượng ...................................................................................49
3.1.2.1. Giải pháp ngoại giao .........................................................................................49
3.1.2.2. Hỗ trợ quân sự ..................................................................................................52
3.2. Tác động của công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn.........................54
3.2.1. Về hành chính ......................................................................................................54
3.2.2. Về quân sự ...........................................................................................................56
3.2.3. Về kinh tế.............................................................................................................56
3.2.4. Về văn hóa – xã hội .............................................................................................58
KẾT LUẬN ...................................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................62


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, vấn đề mở mang, khai phá đất
đai luôn được coi là một vấn đề quan trọng. Có hiểu được quá trình Nam tiến của dân
tộc Việt Nam đồng thời cũng là lịch sử khai hoang vùng đất phía Nam chúng ta mới
biết trân trọng những thành quả hết sức to lớn mà ông cha ta đạt được trong các thế kỉ
trước.
Trong lịch sử Nam tiến của người Việt, thì quá trình mở rộng lãnh thổ trong
những thế kỉ XVI, XVII, XVIII dưới thời các chúa Nguyễn chiếm vị trí hết sức đặc
biệt. Đồng thời với quá trình di dân của người Việt đến những vùng đất mới, hàng
ngàn xóm làng trù phú đã được mọc lên biến vùng đất Đàng Trong trở thành một vùng
đất sầm uất. Điều này đã tạo nên sự thay đổi to lớn của Đại Việt trong suốt mấy thế kỉ,
dần kéo trọng tâm văn hoá kinh tế chính trị của cả nước xuống phía Nam. Những
thành tựu đó đã đóng vai trò rất tích cực trong nền văn hoá Việt Nam sau này.
Việc nghiên cứu về quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn,
sẽ giúp thấy rõ thêm quá trình các chúa Nguyễn lập ra cơ sở vững chắc của mình, tiền
đề cho các vua triều Nguyễn đầu thế kỷ XIX có điều kiện phát triển quy mô lãnh thổ
và xây dựng chính quyền, quốc gia thống nhất. Điều này sẽ góp phần đánh giá thêm
triều Nguyễn sau này về những đóng góp cũng như hạn chế đối với tiến trình phát triển
lịch sử dân tộc nói chung.
Bản thân em rất quan tâm đến lịch sử Việt Nam trong giai đoạn đất nước Việt
Nam bị chia cắt, đặc biệt muốn tìm hiểu về vùng đất Đàng Trong dưới thời trị vì của
các chúa Nguyễn đã làm cho đất nước ta được mở rộng rất nhiều về phía Nam. Vì tất
cả những lí do đó nên em đã quyết định chọn đề tài “Quá trình Nam tiến và mở rộng
lãnh thổ thời các chúa Nguyễn từ năm 1558 đến năm 1758” làm khoá luận tốt nghiệp
của bản thân.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay nhiều công trình nghiên cứu đã đề cập tới vấn đề mở rộng lãnh thổ
dưới thời các chúa Nguyễn nhưng những người nghiên cứu và học tập lịch sử vẫn cần
có những công trình nghiên cứu một cách hệ thống và tập trung về toàn bộ quá trình từ
đầu đến cuối của việc mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn về phía Nam, đặc biệt là


1


hình thức tiến hành và tác động của quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của các chúa
Nguyễn tới tiến trình lịch sử dân tộc.
Công trình “Việt sử xứ Đàng Trong 1558 – 1777” của tác giả Phan Khoang,
(1967) đã nghiên cứu về vùng đất phía Nam của Đại Việt, về vương quốc Chămpa và
quốc gia Chân Lạp, về vùng đất Đàng Trong của các chúa Nguyễn. Tác giả đã dành
một phần nói về cuộc Nam tiến của Đại Việt từ thời Nguyễn Hoàng công cuộc khai
phá vùng đất Đàng Trong về quá trình chiếm đất Chămpa, lấn đất Thủy Chân Lạp, mở
đất Gia Định, về nhân vật Mạc Cửu và vùng đất Hà Tiên. Đây là một công trình cung
cấp nhiều tư liệu quý, quan trọng về một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của nước
ta.
Cuốn “Gia Định Thành Thông Chí” của tác giả Trịnh Hoài Đức xuất bản năm
1999, là tập sách lịch sử - địa lý quý giá tập hợp những ghi chép, nghiên cứu về cương
vực, địa giới, quá trình khai hoang phát triển của Trấn Gia Định từ buổi hoang sơ cho
đến thời kỳ nhà Nguyễn. Những ghi chép, nghiên cứu của Trịnh Hoài Đức cung cấp
cho chúng ta những tư liệu về việc khẩn hoang lập ấp, những chính sách cai quản và
khai phá về vùng đất Biên Hòa, Mỹ Tho, Hà Tiên, các tỉnh Miền tây Nam Bộ ngày nay
dưới các chúa Nguyễn và thời kỳ đầu của vương triều Nguyễn.
Cuốn “Mạc Thị Gia Phả” của tác giả Vũ Thế Dinh do Nguyễn Khắc Thuần dịch,
xuất bản năm 2005 đã cung cấp tư liệu trong việc nghiên cứu vùng đất Hà Tiên và
dòng họ Mạc, những người tiên phong trong việc mở mang vùng đất cực Nam của tổ
quốc. Đọc Mạc Thị Gia Phả, chúng ta biết được những chính sách của họ Mạc trong
việc quy tụ dân lưu tán mở đất Hà Tiên như thế nào, chính sách cai trị và mở mang
vùng đất mới; về niên đại của sự kiện Mạc Cửu dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, và
thấy rõ được công lao của Mạc Cửu và dòng họ Mạc đối với vùng đất Hà Tiên và sự
nghiệp mở mang bờ cõi của các chúa Nguyễn.
Giáo sư Lương Ninh với cuốn “Lịch Sử Chămpa” xuất bản năm 2004, là một
công trình nghiên cứu về lịch sử của nước Chămpa, một quốc gia láng giềng ở phía

Nam của Đại Việt. Trong công trình của mình, tác giả trình bày về lịch sử nước
Chămpa từ lúc hình thành qua các giai đoạn phát triển, khủng hoảng, những mối quan
hệ bang giao, những cuộc xung đột, tranh giành lãnh thổ với nước láng giềng Đại Việt
và cuối cùng được sáp nhập vào lãnh thổ Đại Việt, người Chăm trở thành một dân tộc
thành phần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

2


Ngoài ra còn nhiều tác phẩm, công trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề mở rộng
lãnh về phía Nam. Các công trình nghiên cứu đã phần nào góp phần giải đáp cho câu
hỏi về “Quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn từ năm 1558 đến
năm 1758”, đó sẽ là nguồn tài liệu tham khảo bổ ích để tác giả hoàn thành nhiệm vụ
nghiên cứu của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là “Quá trình Nam tiến và mở rộng lãnh
thổ của các chúa Nguyễn từ năm 1558 – 1758”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này tập trung vào nghiên cứu quá trình mở rộng Đàng Trong, những hình
thức tiến hành mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn và những tác động của quá
trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn từ năm 1558 đến năm 1758.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Đề tài nghiên cứu về quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ, các hình thức tiến
hành mở rộng vùng đất Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn và những tác động của
nó đối với tiến trình lịch sử dân tộc. Qua đó có cái nhìn tổng quan về công lao mở đất
của các chúa Nguyễn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những

nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất, trình bày về bối cảnh lịch sử, những yếu tố tác động đến quá trình
Nam tiến mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn.
- Thứ hai, trình bày về quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn
từ năm 1558 đến năm 1758
- Thứ ba, trình bày về các hình thức tiến hành mở rộng lãnh thổ của các chúa
Nguyễn và tác động của nó của nó

5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

3


5.1. Nguồn tư liệu
Để thực hiện đề tài này, nhóm tác giả đã tham khảo những nguồn tài liệu như
sau:
- Tài liệu lưu trữ về lịch sử vùng đất Nam Bộ được lưu trữ tại Trung tâm học
liệu trường Đại học Quảng Bình, thư viện Đại học Quốc gia.
- Các công trình đã công bố có liên quan đến đề tài đăng trên tạp chí Nghiên
cứu lịch sử, đặc biệt là những bài viết sự khai phá, mở mang bờ cõi trong thời gian từ
thế kỷ XVI- XVIII.
- Các bài viết từ web về vấn đề vùng đất Đàng Trong, Nam tiến, khai phá mở
rộng lãnh thổ.
Đó là những nguồn tài liệu hữu ích giúp nhóm tác giả trong việc đối chiếu, kiểm
chứng và kết hợp với các nguồn tài liệu khác để đưa đến những nhận định chính xác,
khoa học.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp luận nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của đề tài là dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê
nin, tư tưởng Hồ Chí Minh về sử học, chủ trương đường lối của Đảng Cộng sản Việt

Nam về ngoại giao.
5.2.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã vận dụng phương pháp lịch sử,
phương pháp logic, so sánh, đối chiếu các sự kiện, nội dung lịch sử, thực hiện sưu
tầm, phân loại tư liệu theo nội dung. Cuối cùng tiến hành chỉnh sửa nội dung toàn văn
khóa luận.
6. Đóng góp của khoá luận
Đề tài này góp phần làm rõ hơn công lao của các chúa nguyễn trong việc mở
mang bờ cõi, lãnh thổ của đất nước
Đề tài nghiên cứu này góp phần vào việc đề cập đến hình thức mở đất của chúa
Nguyễn đối với Nam Bộ. Đây là một nội dung tương đối mới mẻ và có nhiều ý kiến
khác nhau về vấn đề này. Qua nghiên cứu, tìm hiểu, em đưa ra quan điểm khái quát về
hình thức mà chúa Nguyễn sử dụng trong công cuộc mở đất Nam Bộ là hai hình thức
là “Chiếm hữu” và “Chuyển nhượng”.

4


Đi sâu tìm hiểu một số nội dung ít được sử liệu đề cập đến những tác động của
công cuộc mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn về hành chính, quân sự, kinh tế,
văn hóa – xã hội của Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn.
7. Bố cục của khoá luận
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, khoá luận gồm có 3
chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử và những yếu tố tác động đến quá trình Nam tiến mở
rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn.
Chương 2: Quá trình Nam tiến và mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn từ năm
1558 đến năm 1758.
Chương 3: Hình thức tiến hành và tác động của cuộc Nam tiến mở rộng lãnh thổ
thời các chúa Nguyễn.


5


CHƯƠNG 1. BỐI CẢNH LỊCH SỬ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CUỘC
NAM TIẾN MỞ RỘNG LÃNH THỔ CỦA CHÚA NGUYẾN
1.1. Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Nam tiến của chúa Nguyễn Hoàng năm 1558
1.1.1. Vài nét về chúa Nguyễn Hoàng
Nguyễn Hoàng (28 tháng 8 năm 1525 – 20 tháng 7 năm 1613) hay Nguyễn Thái
Tổ, là vị chúa Nguyễn đầu tiên, người ở làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn, phủ Hàng
Tung, xứ Thanh Hoa, ngày nay là Gia Miêu Ngoại Trang, thôn Gia Miêu, xã Hà
Long, huyện Hà Trung, Tỉnh Thanh Hóa. Ông nội (Nguyễn Hoằng Dụ) và cha ông
(Nguyễn Kim) là những trọng thần của triều đình nhà Lê.
Cha của Nguyễn Hoàng là Nguyễn Kim, con trưởng của Nguyễn Hoằng Dụ, làm
quan dưới triều Lê, giữ chức Hữu vệ điện tiền tướng quân, tước An hòa hầu. Năm
1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Nguyễn Kim có chí muốn khôi phục, ông
dẫn con em sang Ai Lao thu nạp hào kiệt, tìm con cháu nhà Lê phò lập.
Năm 1527, xảy ra sự biến Mạc Đăng Dung cướp ngôi vua Lê Cung Hoàng, lúc
ấy Nguyễn Hoàng mới lên 2 tuổi. Nguyễn Kim đã phải tránh sang Ai Lao, xây dựng
lực lượng, tìm cách khôi phục nhà Lê. Nguyễn Kim để Nguyễn Hoàng lại cho người
anh vợ là Thái phó Nguyễn Ư Dĩ nuôi dưỡng.
Năm 1533, Nguyễn Kim đón con trai của Lê Chiêu Tông tên Lê Ninh, lập làm
vua tức vua Lê Trang Tông, nhờ công ấy ông được phong làm Thượng phụ thái sư
Hưng quốc công chưởng nội ngoại sự. Bây giờ, có người huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoa
tên là Trịnh Kiểm đến yết kiến, Nguyễn Kim thấy có vẻ lạ, đem gả con gái Trịnh Thị
Ngọc Bảo và phong cho làm tướng quân. Năm 1540, Nguyễn Kim dẫn vua về Nghệ
An, hào kiệt theo rất nhiều, năm 1543, lại dẫn quân về lấy đất Thanh Hóa. Năm 1545,
Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc chết. Nguyễn Ư Dĩ đã hết lòng bảo hộ
Nguyễn Hoàng, khi Nguyễn Hoàng lớn thường đem chuyện xây dựng công nghiệp để
khuyến khích. Khi làm quan cho triều Lê Nguyễn Hoàng được phong làm Hạ khê hầu,

đem quân đánh Mạc Phúc Hải (con trưởng Mạc Đăng Doanh), chém được tướng là
Trịnh Chí ở huyện Ngọc Sơn, khi khải hoàn vua Lê Trang Tông khen rằng: “Thực là
cha hổ sinh con hổ”.

6


1.1.2. Bối cảnh lịch sử dẫn đến cuộc Nam tiến của Chúa Nguyễn Hoàng năm 1558
Năm 1545, cha ông là Nguyễn Kim bị Dương Chấp Nhất đầu độc, quyền lực
trong triều rơi vào tay anh rể ông là Trịnh Kiểm. Anh cả Nguyễn Hoàng là Nguyễn
Uông lúc ấy đương làm Tả tướng, Lãng quận công bị Trịnh Kiểm giết. Bấy giờ
Nguyễn Hoàng lập được chiến công, được phong làm Đoan quận công, Trịnh Kiểm
thấy Nguyễn Hoàng công danh càng lên cao nên ghét.
Nguyễn Hoàng thấy vậy, nên ông bàn mưu với Nguyễn Ư Dĩ rồi cáo bệnh, cốt
giữ mình kín đáo để Trịnh Kiểm khỏi nghi ngờ. Nguyễn Hoàng nghe tiếng Nguyễn
Bỉnh Khiêm1 giỏi nghề thuật số, nên ngầm sai người tới hỏi. Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn
núi non bộ trước sân ngâm lớn rằng: “Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa
là: “Một dải núi ngang có thể dung thân muôn đời được”. Sứ giả đem câu ấy về thuật
lại, Nguyễn Hoàng hiểu ý. Ông nhờ chị ruột mình là bà Ngọc Bảo (vợ Trịnh Kiểm)
xin Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ ở Thuận Hoá (là khu vực từ Quảng Bình đến Thừa
Thiên-Huế ngày nay). Họ Trịnh bấy giờ mới dẹp yên được vùng đất Thuận Hóa, đã đặt
Tam ty, phủ huyện để cai trị nhưng lòng dân vẫn chưa yên, Trịnh Kiểm vẫn thấy lo
lắng về vùng đất này. Trịnh Kiểm thấy Thuận Hóa là nơi xa xôi, đất đai cằn cỗi nên
Trịnh Kiểm đã đồng ý, bèn tâu vua Lê Anh Tông nên cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ
(1558). Vua Lê nghe theo và trao cho trấn tiết 2, phàm mọi việc đều ủy thác, chỉ mỗi
năm phải nộp thuế.
Theo Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài, Trịnh Kiểm e sợ Nguyễn Hoàng mỗi
ngày càng lớn, có lòng khoan hậu và chí lớn nên tìm cách ám hại. Bà Ngọc Bảo biết
được, muốn cứu mạng em và cứu chồng khỏi tội sát nhân; bà khuyên chồng với lý do
cho em trai ra trận và giữ vững vùng đất Thuận Quảng mới chiếm, Trịnh Kiểm đồng ý.

Năm 1558, Nguyễn Hoàng và gia quyến cùng các tướng Nguyễn Ư Dĩ, Mạc Cảnh
Huống, Văn Nham, Thạch Xuyên, Tường Lộc,Thường Trung, Vũ Thì Trung, Vũ Thì
An và hàng nghìn đồng hương thân tín Thanh - Nghệ đi vào Thuận Hóa. Khi đến nơi,
đoàn thuyền đã đi vào cửa Việt Yên (nay là Cửa Việt), đóng trại tại Gò Phù Sa, xã Ái
Tử, huyện Vũ Xương (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị) và đã chọn nơi này
để lập Thủ Phủ gọi là dinh Ái Tử. Lưu Thủ Thuận Hóa Tống Phước Trị (quê ở Tống

1

Nguyễn Bỉnh Khiêm: người làng Trung Am, xứ Hải Dương, đỗ Trạng nguyên triều Mạc, làm đến chức
Thái bảo về trí sĩ
2
Trấn tiết: Cờ tiết vua giao cho làm huy hiệu của quyền trấn thủ.

7


Sơn, Thanh Hóa) đã dâng nộp bản đồ, sổ sách trong xứ cho Đoan Quận Công Nguyễn
Hoàng, và theo phò tá ông.
1.2. Những yếu tố tác động đến quá trình Nam tiến mở rộng lãnh thổ của các
chúa Nguyễn
1.2.1. Yếu tố khách quan
1.2.1.1. Sự suy yếu của Chân Lạp và mối quan hệ giữa Chân Lạp Đàng Trong và
Xiêm La
Công cuộc mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn đã được thực hiện từ năm
1558 đến giữa thế kỉ XVIII, hoạt động này đã diễn ra khi hội tụ những điều kiện thuận
lợi cả về khách quan lẫn chủ quan. Trước tình hình trong nước và khu vực có nhiều
yếu tố thuận lợi nhưng cũng có nhiều biến động phức tạp đã tác động đến chính sách
đối ngoại của các chúa Nguyễn.
Sự suy yếu của Chân Lạp và những biến động xung quanh mối quan hệ giữa

Xiêm La, Chân Lạp và Đàng Trong vào trong các thế kỷ XVII – XVIII đã tạo ra thời
cơ thuận lợi cho việc mở rộng lãnh thổ dưới thời các chúa Nguyễn. Sự suy yếu này đã
bắt đầu từ những nguyên nhân nội tại đã diễn ra từ khá lâu trong lịch sử Chân Lạp
như: thường xuyên xảy ra lục đục, tranh chấp phe phái trong triều đình dẫn đến nguy
cơ chiến tranh bởi các thế lực bên ngoài.
Từ thế kỷ thứ XVI, Chân Lạp phải thường xuyên đối phó với sự bành trướng của
Autthaya ở phía Tây. Đó là một vương quốc của một bộ phận người Thái sống ở
thượng nguồn của sông Mêkông đã dần di chuyển xuống phía Nam và định cư ở sông
Mê Nam.
Năm 1349, vương quốc này đã đem quân uy hiếp bắt các quốc gia khác thuần
phục. Từ thế kỷ XIII đến thế kỷ XVI, Autthaya và Chân Lạp liên tiếp có những cuộc
chiến tranh với mức độ khốc liệt. Năm 1351, Autthaya chiếm kinh đô Ăngkor sau đó
Chân Lạp lấy lại được. Năm 1373, Autthaya lại gây chiến với Chân Lạp, cuộc chiến
kéo dài 50 năm. Đến năm 1474, vương quốc Chân Lạp đầu tiên do Autthaya dựng lên
và bảo hộ là ThomoReachen (1471 - 1494), đã thuần phục và nhượng lại hai tỉnh là
Korat và Chantaboun cho Autthaya. Dưới triều vua Soryopor (1603 – 1618), Chân Lạp
thần phục Autthaya từ cách ăn mặc của đại thần cho đến các nghi lễ...
Cuối thế kỷ thứ XVII, chúa Nguyễn ở Đàng Trong đã tạo được tiếng vang cho
mình. Để giảm bớt sức ép về phía Tây và chống lại Autthaya, Chân Lạp đã thi hành

8


chính sách “Hướng Đông” tìm đến các chúa Nguyễn làm chỗ dựa. Một thực tế lịch sử
diễn ra là nếu như trước thế kỷ XVII, Xiêm La là yếu tố bên ngoài chủ đạo tác động
đến chính trường Chân Lạp thì đến thế kỷ XVII, XVIII, Đàng Trong đã từng bước dần
thay thế vị trí đó của Xiêm La. Vị trí độc tôn của Xiêm La đối với Chân lạp dần mất
đi. Mối quan hệ giữa Chân Lạp và Đàng Trong được thiết lập đầu tiên vào năm 1620
với cuộc hôn nhân giữa vua CheyChettha II và công nương Ngọc Vạn, con gái chúa
Nguyễn Phúc Nguyên. Và kể từ đây mối quan hệ giữa Xiêm và Chân Lạp có sự xuất

hiện một nhân tố mới là Đàng Trong. Các đời vua Chân Lạp sau đó có mối quan hệ
với chúa Nguyễn. Điều này tạo điều kiện cho chúa Nguyễn xâm nhập vào Chân Lạp dễ
dàng hơn. Đến đầu thế kỷ XVIII, hầu hết các triều vua Chân Lạp đều có mối quan hệ
mật thiết với Đàng Trong. Đàng Trong trở thành lực lượng chính chi phối đến triều
chính Chân Lạp bởi phần lớn những lần lên ngôi vua của các vua Chân Lạp đều cần
đến sự giúp sức của Đàng Trong.
Như vậy, sự suy yếu của Chân Lạp và sự thắng thế của Đàng Trong so với Xiêm
La và mối quan hệ giữa Xiêm La, Chân Lạp và Đàng Trong đã trở thành yếu tố quan
trọng tạo điều kiện cho các chúa Nguyễn tiến hành mở rộng lãnh thổ về phía Nam
được thuận lợi hơn.
1.2.1.2. Ảnh hưởng từ luồng thương mại quốc tế
Từ thế kỷ thứ XV, ở châu Âu và châu Á, điều kiện lưu thông bằng đường biển
của nhiều quốc gia đã được cải thiện và có nhiều chuyển biến đáng kể. Các con thuyền
lớn đi biển có thể điều chỉnh hướng gió bằng hệ thống cột buồm như tàu Calaven đã
được chế tạo ra. Các tri thức về thiên văn học, sự biến đổi của dòng hải lưu... đã tạo
điều kiện cho các nước thực hiện các chuyến đi xa vượt đại dương. Giờ đây các thuyền
buôn không còn phải đi men theo tuyến đường biển ven bờ biển Đông và vịnh Bắc Bộ
nữa mà có thế đi thẳng từ Nam Kinh đến Phúc Kiến rồi từ đó đến thẳng Chiêm Thành.
Chính vì vậy các hải cảng Đàng Trong có vị trí chiến lược quan trọng trong hệ thống
thương mại Đông Nam Á. Đây cũng là thời kì con đường đi đến phương Đông của các
tàu buôn phương Tây.
Từ thời chúa Nguyễn Hoàng đã hình thành tư duy chính trị hướng ngoại, một tầm
nhìn kinh tế, quân sự, văn hóa về biển. Song song với sự phát triển đất nước theo
hướng biển Đông, các chúa Nguyễn đẩy mạnh Nam tiến trên lục địa dọc theo hướng
biển Đông nên đã tiếp cận với một số nước Chămpa, Chân Lạp, Xiêm La... Đàng

9


Trong trở thành trung tâm thương mại, tập trung hàng hóa của nhiều nước.Tuyến

đường thương mại được hình thành tạo điều kiện cho phương Đông hội nhập vào nền
thương mại quốc tế như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh... là những quốc gia
sớm có quan hệ với phương Đông, trong đó có Đàng Trong. Ngoài ra, các nước châu
Á như: Trung Hoa, Nhật Bản, Xiêm cũng là những nước có quan hệ thương mại sớm
với Đàng Trong.
1.2.2. Yếu tố chủ quan
1.2.2.1. Công cuộc mở rộng lãnh thổ trước thời các chúa Nguyễn
Lúc này hoàn cảnh lịch sử trong nước có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình mở
rộng lãnh thổ về phía Nam, giúp các chúa Nguyễn có những điều kiện thuận lợi để
hoàn thành được mục tiêu của mình. Quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam là một
định hướng phát triển mang tính chất truyền thống của nhiều vương triều Đại Việt. Đó
là một quá trình liên tục của nhiều triều đại phong kiến trong công cuộc xây dựng và
phát triển đất nước, được bắt đầu từ khá sớm ngay từ thời tiền Lê, do những thúc ép
của điều kiện lịch sử ngay từ những buổi đầu xây dựng nền tự chủ. Cương vực của
nước Đại Việt buổi đầu lập quốc bao gồm miền Bắc và một phần miền Bắc Trung Bộ
ngày nay gồm Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. Đất đai nhỏ hẹp, lại luôn phải hứng
chịu sức ép từ phương Bắc - Trung Hoa hùng mạnh luôn lăm le xâm lược. Vì lý do
sinh tồn, các triều đại phong kiến Đại Việt buộc phải tiến hành công cuộc mở rộng
lãnh thổ. Phía Đông của nước ta là biển cả, phía Tây là núi rừng giao thông hiểm trở
nên chỉ còn một con đường duy nhất là tiến về phía Nam. Mặt khác, Chămpa – chủ
nhân của vùng đất phía Nam là một vương quốc tuy không mạnh nhưng cũng thường
mang quân đi quấy nhiễu Đại Việt nên việc bình định, thu phục diễn ra cũng là điều
kiện thuận theo quy luật lịch sử của chế độ phong kiến. Có thể thấy rằng, công cuộc
mở rộng lãnh thổ về phía Nam của Đại Việt trước thời các chúa Nguyễn diễn ra liên
tục qua nhiều triều đại, càng về sau, quá trình ấy càng diễn ra quyết liệt hơn. Sự tiếp
xúc giữa Đại Việt và Chămpa lần đầu tiên dưới thời Đinh Tiên Hoàng sau đó là thời
vua Lê Đại Hành. Nhưng mãi đến năm 1069, với việc vua Lý Thánh Tông lấy được ba
châu Địa Lý, Bố Chính, Ma Linh của Chămpa. Lãnh thổ Đại Việt đã mở rộng thêm
phần đất từ Hoành Sơn đến Cửa Việt.
Đến thời Trần, vào năm 1306 nước Đại Việt có thêm hai châu là Châu Ô và Châu

Lý do vua Chế Mân dâng làm sính lễ trong cuộc hôn nhân ngoại giao với Huyền Trân

10


công chúa. Thời nhà Hồ, biên giới phía Nam Đại Việt kéo dài đến Quảng Ngãi ngày
nay với việc Hồ Quý Ly cử đại binh đi chinh phạt Chămpa, năm 1402, Chămpa dâng
đất Chiêm Động và Cổ Lũy Động. Cùng với Tân Bình và Thuận Hóa, phủ Thăng Hoa
đã có mặt trên bản đồ Đại Việt. Đến thời Lê Sơ, quá trình này diễn ra quyết liệt hơn và
sâu rộng hơn. Để chấm dứt sự quấy phá của Chămpa, vua Lê Thánh Tông đã cử đại
binh đi chinh phạt Chămpa năm 1471, khi thắng lợi vua Lê Thánh Tông cho một số
quân đóng lại ở Chămpa chứ không rút hết về nước như những lần trước. Nhằm phân
tán sức mạnh của Chămpa, vua Lê Thánh Tông cũng đồng thời chia nhỏ đất này thành
ba tiểu quốc, phong cho Bố Trì Trì làm vua Chămpa trên miền đất từ Đại Lãnh trở vào
cắt Tây Chămpa thành hai nước Nam Bàn và nước Hoa Anh. Điều đáng lưu ý đối với
quá trình mở rộng lãnh thổ về phía Nam trước thời các chúa Nguyễn đó là việc vua
Chămpa luôn có sự thỏa thuận dâng đất sau khi bại trận. Với những gì đã đạt được,
công cuộc mở mang lãnh thổ của các triều đại đi trước là tiền đề và điều kiện thuận lợi
cho các chúa Nguyễn trong việc mở rộng lãnh thổ về phía Nam sau này [22; 32].
1.2.2.2. Chính sách mở cửa của các chúa Nguyễn
Đàng Trong trở thành trung tâm thương mại, tập trung với đường lối đối ngoại
mở cửa tích cực của các chúa Nguyễn mang tính độc lập, tự chủ và sáng tạo là một
bước đột phá không những trong lịch sử Việt Nam mà còn so với nhiều nước phương
Đông lúc bấy giờ. Điều đó đã góp phần làm cho thế lực của các chúa Nguyễn lớn
mạnh góp phần trong quá trình đối đầu với vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài.
Trong giới thương nhân nước ngoài, chúa Nguyễn dành nhiều sự ưu ái cho
thương nhân Nhật Bản và Trung Quốc, đồng thời lập phố cư trú lâu dài với một cơ chế
tự quản đặc biệt. Thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên đã cho lập một phố dành riêng cho
người Hoa và một phố dành riêng cho người Nhật ở Hội An, nơi có hải cảng đẹp nhất
thời bấy giờ. Đây được xem là hai khu phố tự trị có khu vực riêng, có quan cai trị riêng

và sống theo tập tục riêng. Phố Nhật và việc buôn bán thương nhân Nhật Bản tại Hội
An rất thịnh vượng vào nửa đầu thế kỷ XVII. Trong thời gian từ năm 1604 - 1635,
chính quyền Mạc Phủ đã cấp 84 châu ấn thuyền cho thương nhân đến buôn bán tại các
cảng của Việt Nam thì có 70 chiếc đến với Hội An. Còn đối với người Hoa, từ đầu thế
kỷ thứ XVII, người Hoa đã buôn bán và được chúa Nguyễn cho phép cư trú, lập phố tự
trị tại Hội An. Đến 1715, do việc hạn chế thuyền và lượng hàng hóa của Trung Hoa
đến Nhật Bản trao đổi hàng hóa đã khiến giới thương nhân Hoa kiều chuyển sang buôn

11


bán với các nước Đông Nam Á. Trước năm 1715, hàng năm có khoảng 10 đến 12
thuyền buôn của Hoa kiều đến Hội An, song sau năm 1715 đặc biệt là khoảng thời
gian từ năm 1740 đến năm 1750, số thuyền của Trung Hoa đến Đàng Trong buôn bán
tăng lên 80 chiếc hàng năm. Chính ảnh hưởng của luồng thương mại quốc tế này cùng
với chính sách mở cửa các chúa Nguyễn đã biến Đàng Trong không chỉ trở thành một
vương quốc trẻ giàu tiềm lực mà còn trở thành nơi thu hút thương nhân nước ngoài
đến buôn bán và đặt quan hệ. Đây là tiền đề quan trọng trong quá trình mở rộng lãnh
thổ về phía Nam sau này.
Cùng với Đàng Ngoài thì Đàng Trong các chúa Nguyễn tích cực thực hiện chính
sách “Mở cửa” đón nhận luồng thương mại, mậu dịch này vì vậy đã đem lại nhiều hiệu
quả đáng mong đợi trong sự phát triển của nền kinh tế Đàng Trong. Ngoài ra, từ chính
sách trọng dụng bộ phận thương nhân ngoại quốc của các chúa Nguyễn đã tăng cường
thêm sức mạnh nội lực cho sự phát triển của Đàng Trong.
Như vậy, ngoài sự thắng thế của Đàng Trong, sự suy yếu của Chân Lạp, sự cân
bằng trong mối quan hệ với Xiêm La, sự vận động có lợi cho Đàng Trong của luồng
thương mại mậu dịch ven biển thì một diễn biến khác trong bối cảnh lịch sử khu vực
cũng diễn ra có lợi cho chúa Nguyễn trong công cuộc mở rộng lãnh thổ.
1.2.2.3. Sự ra đời của Đàng Trong và sức ép của cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn
(1627 – 1672)

“Đàng Trong” là dùng để chỉ vùng đất Nam sông Gianh (Quảng Bình), trở vào
phía Nam để phân biệt với Đàng Ngoài – dải đất từ sông Gianh trở ra dưới thời Trịnh –
Nguyễn.
Cho đến nay, quan điểm về thời điểm ra đời của Đàng Trong vấn còn nhiều quan
điểm khác nhau. Dù vậy vẫn không thể chối bỏ sự ra đời của vùng đất này có liên hệ
mật thiết với dòng họ Nguyễn, sự độc lập của vùng đất Thuận Quảng: sự ly khai để
cho ra đời một chính quyền mới và có sự phát triển toàn diện, mạnh mẽ của chế độ
Đàng Trong trong tương quan với Đàng Ngoài. Do mâu thuẫn với Trịnh Kiểm, năm
1558 Nguyễn Hoàng đã xin vào trấn thủ vùng Thuận Hóa ở tuổi 34. Theo ông là
những người thân tín ở Tổng Sơn, ông là người độ lượng, yêu thương dân như con.
Nguyễn Hoàng đã lôi kéo được đông đảo quần nhân dân xứ Thanh Hóa vào vùng
Thuận Quảng. Ông dựng dinh ở Ái Tử với chính sách khoan dung nhân dân khắp mọi
nơi hội tụ về đây sinh cơ, lập nghiệp. Nguyễn Hoàng và những người kế tiếp ông từng

12


bước biến Thuận Quảng thành một vùng đất độc lập cả về kinh tế, chính trị, quân sự,
lãnh thổ và văn hóa – xã hội. Qua đó đã đủ sức để đối đầu với Đàng Ngoài của vua Lê
- chúa Trịnh. Về danh nghĩa, thì Nam Triều thuộc về vua Lê – chúa Trịnh, nhưng thực
chất do chúa Trịnh cướp công lao của họ Nguyễn nên Nguyễn Hoàng cũng như con
cháu đời sau đã nuôi ý định phục thù. Sau khi vào Thuận Hóa, Nguyễn Hoàng một mặt
luôn tỏ rõ thuần phục, nhưng mặt khác đang gắng hết sức để chuẩn bị lực lượng về
mọi mặt chống lại vua Lê – chúa Trịnh. Đây là một chính sách ngoại giao mền dẻo của
Nguyễn Hoàng và rồi với lòng tin từ vua Lê – chúa Trịnh đã giao cho Nguyễn Hoàng
trấn thủ xứ Quảng Nam. Vậy sau 10 năm (1558 – 1570), lãnh thổ của họ Nguyễn lại có
thêm xứ Quảng Nam, kéo dài đến phía Bắc đèo Cù Mông (Bình Định) ngày nay.
Tuy nắm trong tay quyền cai trị xứ Thuận Quảng, nhưng Nguyễn Hoàng vẫn thực
hiện chính sách mềm dẻo và thuần phục, cống nạp. Trong suốt thế kỷ XVI, tổ chức
chính quyền và khu vực hành chính ở Thuận Quảng vấn như cũ: Thuận Hóa gồm 2

phủ, 9 huyện, 3 châu: Quảng Nam gồm 3 phủ và 9 huyện và hàng năm quan lại của
vua Lê – chúa Trịnh vấn vào kiểm tra và các chúa Nguyễn vẫn thực hiện cống nạp đầy
đủ. Mãi cho đến năm 1600, khi Trịnh Tráng giữ Nguyễn Hoàng lại miền Bắc, nhằm
kiềm chế sức mạnh của ông và thu phục lại vùng đất Thuận Quảng nhưng Nguyễn
Hoàng đã lấy cớ phải đánh dẹp quân phản loạn nổ ra ở cửa biển Đại An nên đã men
theo đường biển về Thuận Hóa và mâu thuẫn giữa vua Lê - chúa Trịnh và chúa
Nguyễn mới được thể hiện rõ. Có ý kiến cho rằng năm 1600 trở thành mốc thời gian
xác định “Thuận Quảng trở thành Đàng Trong”, nghĩa là Đàng Trong xuất hiện.
Sau khi chúa Nguyễn Phúc Nguyên, con trai Nguyễn Hoàng lên thay cha mình
tiếp quản vùng Thuận Quảng, ông đã thể hiện rõ mưu đồ cát cứ của dòng họ Nguyễn
khi ông cho xưng quốc tính họ “Nguyễn Phúc”, mở đầu cho một “Triều đại” mới để
phân biệt với vương triều Lê – Trịnh. Sau đó chúa Nguyễn Phúc Nguyên cho ban hành
hàng loạt các chính sách như bãi bỏ ba ty: Đô, Thừa, Hiến ty của nhà Lê thay bằng Ty
xã, Ty tướng và Ty lệnh. Sự thay đổi này, một mặt đáp ứng yêu cầu thực tế của Thuận
Quảng, nhưng mặt khác nhằm khẳng định Thuận Quảng đã thực sự thuộc về dòng họ
Nguyễn, và không còn chịu ảnh hưởng của vua Lê – chúa Trịnh. Dĩ nhiên điều này đã
khiến chúa Trịnh thấy rõ nguy cơ của sự phân lập nên không thể ngồi yên được. Hành
động công khai hơn nữa là lấy cớ chúa Trịnh vô cớ nổi binh, khi Trịnh Tráng phái
5000 quân tới cửa biển Nhật Lệ uy hiếp nhà Nguyễn vào năm 1620, khi Nguyễn Phúc

13


Nguyên đã từ chối không nộp tô thuế cũng như nộp cống nạp đối với vua Lê – chúa
Trịnh. Đã vậy thì từ đây chúa Nguyễn đã không thực hiện nộp tô thuế, cống nạp nữa.
Đến năm 1627, chiến tranh Trịnh – Nguyễn nổ ra và kéo dài suốt 45 năm (1627 –
1672), thì sự phân định quyền lực giữa chúa Nguyễn và chúa Trịnh đã thực sự in dấu
trong lịch sử. Hay nói cách khác, Thuận Quảng đã chính thức được gọi là Đàng Trong
nhằm để phân biệt với Đàng Ngoài.
Sự hình thành và phát triển của Đàng Trong là một quá trình lâu dài và liên tục,

được bắt đầu bằng đôi tay của Nguyễn Hoàng và được kế nhiệm và phát triển dưới
thời các chúa khác sau này. Tuy nhiên trên con đường đi đó thì khó khăn luôn đồng
hành cùng các chúa Nguyễn. Đặc biệt là trong cuộc chiến tranh Trịnh – Nguyễn trong
gần nửa thế kỷ (1627 – 1672), đã khiến các chúa Nguyễn phải huy động tất cả nhân
tài, vật lực cho cuộc chiến này. Trong 45 năm diễn ra chiến tranh đã diễn ra tất cả bảy
trận chiến và nổ ra chủ yếu ở hai bờ sông Gianh. Trong cả bảy trận chiến của cuộc
chiến tranh Trịnh – Nguyễn thì có đến sáu lần quân Trịnh chủ động tấn công và chỉ có
một lần duy nhất là chúa Nguyễn mang quân đi đánh Đàng Ngoài (1655 – 1657). Điều
đó cho thấy sự khốc liệt của cuộc chiến mà Đàng Trong phải hứng chịu, đồng thời tạo
nên áp lực lớn cho Đàng Trong khiến Đàng Trong lúc nào cũng phải trong tư thế sẵn
sàng đương đầu với nguy cơ chiến tranh mà có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Lý do mà cả
chúa Trịnh và chúa Nguyễn lấy cớ để tiến hành chiến tranh là lấy danh nghĩa “Phù
Lê”, tuy nhiên cuộc chiến này đã không phân định thắng thua mà cuối cùng cả hai đều
kiệt quệ, hao tổn sức người, sức của nên cuối cùng đã phải chấp nhận đình chiến và
sông Gianh đã trở thành ranh giới chia đất nước làm hai miền vào năm 1672. Đây
cũng chính là một yếu tố thúc đẩy quá trình mở mang đất đai phía Nam của các chúa
Nguyễn.
Sau cuộc chiến, sông Gianh đã được hoạch định làm ranh giới mà Đàng Trong
không xâm phạm Đàng Ngoài. Tuy nhiên cả hai bên lúc nào cũng luôn rình rập, lăm
le, khiến nguy cơ chiến tranh có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Tranh thủ thời gian hòa bình,
ở Đàng Ngoài vua Lê - chúa Trịnh tập trung sức lực để tiêu diệt tàn dư của nhà Mạc ở
Cao Bằng, còn chúa Nguyễn tranh thủ thời gian mở rộng sự lớn mạnh của mình về
phía Nam. Bởi vì lúc này không còn chiến tranh nên chúa Nguyễn đã thi hành nhiều
chính sách kinh tế như: mở rộng ngoại thương buôn bán với các nước trong khu vực
nên đã thu hút được các thương nhân nước ngoài tới đây làm ăn sinh sống. Sự lớn

14


mạnh của Đàng Trong cả về kinh tế lẫn chính trị, văn hóa – xã hội, phát triển dân số

đông, đất đai lại trở nên chật hẹp vì vậy nhu cầu mở rộng lãnh thổ đã trở nên bức thiết
hơn bao giờ hết. Chính vì thế tiến về phía Nam là một trong những giải pháp hàng đầu,
bởi nơi đây đất đai phì nhiêu màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và qua đó
đã đáp ứng được chỗ dựa lâu dài cho Đàng Trong nên việc mở rộng lãnh thổ là điều
hiển nhiên hợp với quy luật phát triển của lịch sử.

15


Tiểu kết chương 1
Có thể nói rằng, quá trình mở rộng lãnh thổ thời các chúa Nguyễn diễn ra trong
điều kiện chủ quan lẫn khách quan đều rất thuận lợi. Ba yếu tố: thiên thời – địa lợi –
nhân hòa đều hội tụ khiến cho quá trình mở rộng lãnh thổ của các chúa Nguyễn diễn ra
với tốc độ nhanh chóng nhưng lại ít hao tổn xương máu, qua đó kết thúc lộ trình “Nam
tiến” kéo dài gần 800 năm bắt đầu từ thời Bắc thuộc. Kể từ đây lịch sử Đại Việt đã
bước sang một trang mới, nhưng bài học mở đất phương Nam dưới thời các chúa
Nguyễn vẫn sinh động và có nhiều ý nghĩa. Giờ đây, vấn đề khai mở đất đai về phía
Nam cũng như quá trình chính thức xác lập chủ quyền chính phủ Việt Nam đã có tiền
đề từ đây.

16


CHƯƠNG 2: QUÁ TRÌNH NAM TIẾN VÀ MỞ RỘNG LÃNH THỔ THỜI CÁC
CHÚA NGUYỄN (1558 – 1758)

2.1. Quá trình xác lập chủ quyền của các chúa Nguyễn ở vùng Nam Trung Bộ và
Đông Nam Bộ
2.1.1. Quá trình xác lập chủ quyền ở vùng Nam Trung Bộ
2.1.1.1. Sự hình thành vùng đất Phú Yên và Khánh Hoà

Trong quá trình xâm chiếm và sáp nhập toàn bộ lãnh thổ của Chămpa vào lãnh
thổ của mình. Các chúa Nguyễn đã từng bước đưa những lưu dân người Việt di cư tới
đây sinh sống, ở xen lẫn với những người dân bản địa và từng bước thiết lập vững
chắc hệ thống chính quyền của mình ở vùng đất mới. Cứ sau mỗi lẫn quân chúa
Nguyễn dẹp yên được những cuộc chống đối của Chămpa thì chúa Nguyễn lại lấy
thêm được một phần lãnh thổ của Chămpa. Để bảo đảm cho vùng đất của mình, chúa
Nguyễn đã cử tướng đem binh lính và tập hợp dân nghèo tới sinh sống, khai phá trên
vùng đất mới chiếm được. Đồng thời cũng tiến hành những biện pháp cương quyết để
bảo vệ những vùng lãnh thổ đã giành được, cũng như sự chống đối của các nước láng
giềng trong quan hệ ngoại giao.
Địa bàn của tỉnh Phú Yên ngày nay nguyên là một bộ phận lãnh thổ của nước
Chămpa. Sau sự kiện vua Lê Thánh Tông đem quân đích thân tấn công Chămpa và
giành lại được những vùng đất trước kia nhà Hồ đã lấy được của Chămpa. Vua Lê
Thánh Tông đã cho chia vùng đất giáp với biên cương Đại Việt thành ba tiểu quốc nhỏ
nhằm làm suy yếu sự chống đối của Chămpa và bảo vệ bình ổn vùng biên cương.
Nhưng lúc bấy giờ vua Lê Thánh Tông vẫn chưa thiết lập được chính quyền của mình
trên vùng đất này, mà chỉ giao cho những những quan lại và tướng cũ của Chămpa cai
quản. Và chỉ đến thời chúa Nguyễn thì chính quyền của Đại Việt mới thực sự được
thiết lập ở vùng đất này, đánh dấu bước tiến về sự mở rộng lãnh thổ của Đại Việt về
phía Nam. Do Chămpa vẫn thường đem quân quấy phá vùng biên giới giữa hai nước.
Vì muốn giữ yên biên cương, bờ cõi của mình chúa Nguyễn Hoàng đã nhiều lần mang
quân đi đánh dẹp. Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng cử Lương Văn Chánh cầm quân
tiến vào Hoa Anh vây đánh và hạ thành An Nghiệp - một trong những kinh thành kiên
cố và đồ sộ nhất trong lịch sử của vương quốc Chămpa, đẩy họ về biên giới ở phía
Nam đèo Cả. Cuộc tấn công của Lương Văn Chánh và chính quyền họ Nguyễn mới

17


chỉ nhằm thiết lập lại trật tự cũ như đã có trước đó. Tuy nhiên Lương Văn Chánh cũng

đã tiến thêm một bước trong việc đưa dân lưu tán vào khai khẩn miền đất này sống rải
rác từ phía Nam đèo Cù Mông đến đồng bằng sông Đa Diên. Sự kiện này đã chính
thức đánh dấu sự có mặt và xác lập địa giới hành chính của chính quyền chúa Nguyễn,
mở đầu cho sự hình thành và phát triển ổn định của xã hội người Việt trên mảnh đất
này. Đó chính là cơ sở thứ nhất cho cuộc Nam tiến đầu tiên của nhân dân Đại Việt vào
sâu trong vùng lãnh thổ của vương quốc Chămpa.
Theo nội dung trong một công văn của chúa Nguyễn gửi cho Lương Văn Chánh
thì chúa Nguyễn đã giao nhiệm vụ cho Lương Văn Chánh đem lưu dân từ huyện Tuy
Viễn vào khai phá vùng đất từ đèo Cù Mông đến đèo Cả, tức vùng đất Phú Yên ngày
nay. Tuy cương vực lãnh thổ của Đại Việt đối với vùng đất Phú Yên đã được xác lập
năm 1471 dưới triều vua Lê Thánh Tông nhưng mãi tới năm 1578 dưới thời chúa
Nguyễn Hoàng thì nền tảng cơ sở hành chính mới bắt đầu được thiết lập. Tới khi
Lương Văn Chánh chiêu mộ lưu dân tới đây khai hoang lập ấp thì một xã hội mới của
người Việt mới được hình thành và từng bước đi vào ổn định. Những lưu dân đi theo
Lương Văn Chánh vào khai phá vùng đất Phú Yên lúc bấy giờ chủ yếu là dân của
vùng Thuận Quảng. Họ đã tới sinh sống và lập nghiệp trên những địa điểm quan trọng
và có nhiều điều kiện thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp là các vùng Bà Đài, Bà Diễn
và Đà Rằng. Đây là vùng đồng bằng phì nhiêu với sự bồi đắp hàng năm của ba con
sông là sông Ba, sông Hinh và sông Đà Rằng. Tuy không có những số liệu cụ thể về
thành quả của công cuộc khẩn hoang của Lương Văn Chánh và nhân dân Đại Việt lúc
bấy giờ, nhưng có thể thấy được công lao to lớn của Lương Văn Chánh. Công lao của
ông đã được nhân dân Phú Yên ghi nhận và suy tôn ông làm Thành Hoàng và một
ngôi trường phổ thông nổi tiếng của Phú Yên bây giờ cũng đang mang tên ông như
một sự ghi nhớ về người đã có công khai sinh ra vùng đất Phú Yên - Trường THPT
Lương Văn Chánh. “Sau khi ông chết, chúa Nguyễn đã truy tặng tước Phù Quốc Công,
điều đó đã khẳng định ông là một trong những người có công đầu trong việc mộ dân,
lập ấp trên vùng đất sau này được mang tên là Phú Yên” [29; 106].
Nhưng cơ sở chính quyền của chúa Nguyễn ở vùng đất Phú Yên lúc bấy giờ vẫn
chưa được thiết lập vững chắc. Sau khi Lương Văn Chánh qua đời, người Chăm vẫn
thường tổ chức các cuộc tấn cống, quấy phá nhân dân trong vùng. Khoảng 10 năm

cuối thế kỉ XVI và đầu thế kỉ XVII, Chămpa lại lấn đất Hoa Anh, giết và đuổi những

18


người nông dân Việt vào cư trú khai khẩn miền đất này. Năm 1611, Nguyễn Hoàng sai
một viên tướng gốc Chămpa là Văn Phong làm tướng quân vào đánh lại, Chămpa bị
thua, vua Po Nit (1603 - 1613), phải bỏ Hoa Anh rút về phía Nam đèo Cả. Lần này họ
Nguyễn lấy hẳn đất Hoa Anh, lập ra một phủ mới là phủ Phú Yên gồm hai huyện Tuy
Hòa và Đồng Xuân, phong cho Văn Phong làm lưu thủ đất này [2; 116 – 118].
Năm 1653, vua Chămpa là Bà Tranh xâm phạm biên giới, chúa Hiền (Nguyễn
Phúc Tần) sai người đánh dẹp, vua Chăm đầu hàng. Nhân đó lấy đất từ Phú Yên vào
đến sông Phan Rang đặt làm 2 phủ Thái Khang, Diên Ninh gồm 5 huyện: Quảng
Phước, Tân Định (thuộc phủ Thái Khang), Phước Điền, Vinh Xương và Hoa Châu
(thuộc phủ Diên Ninh). Vùng đất này là tỉnh Khánh Hoà ngày nay.
Đến đây thì cuộc Nam tiến mở rộng lãnh thổ về phía Nam của chúa Nguyễn đã
có thêm một bước tiến dài. Kể từ sau sự kiện Lương Văn Chánh được cử vào Nam lập
ra phủ Phú Yên và thực hiện những chính sách nhằm khai phá mở mang vùng đất mới.
Đến năm 1653, hệ thống chính quyền của Đàng Trong đã được thiết lập vững chắc ở
vùng đất thuộc địa phận tỉnh Phú Yên - Khánh Hòa ngày nay. “Đến năm 1690, chúa
Nguyễn Phúc Trăn đã cho đổi phủ Thái Khang thành phủ Bình Khang. Qua đời chúa
Nguyễn Phúc Khoát, phủ Diên Ninh đã được đổi tên thành phủ Diên Khánh. Sau khi
chúa Nguyễn Phúc Khoát tổ chức lại nền hành chính trong nước đã đổi các cơ quan
trực thuộc phủ chúa làm lục bộ, chia lãnh thổ ở Đàng Trong thành 12 dinh, trong đó
dinh Bình Khang gồm hai phủ Diên Khánh và Bình Khang. Những cư dân người Việt
vẫn tiếp tục hành trình di cư về phía Nam. Những cộng đồng làng xóm của người Việt
được xây dựng và củng cố vững chắc, xen kẻ với đời sống của những cư dân bản địa,
nhưng họ đã dần trở thành một bộ phận nhỏ trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam”
[26; 132 – 134].
2.1.1.2. Sự hình thành trấn Thuận Thành năm 1693

Năm 1692, vua Chămpa là Bà Tranh đã tấn công vào phủ Diên Ninh và dinh
Bình Khang. Chúa Nguyễn sai Nguyễn Hữu Cảnh đánh đuổi. Quân Chiêm và Việt đã
giao tranh ác liệt tại Sông Lũy, quân Chămpa bại trận, vua Chăm và hoàng gia bị bắt.
Năm 1693, Chúa Nguyễn Phúc Chu cho thành lập khu tự trị Thuận Thành Trấn tại
vùng đất của Chămpa.
Sự kiện năm 1693 đánh dấu một mốc rất quan trọng là Chămpa đã không còn tồn
tại với tư cách là một quốc gia riêng biệt mà trở thành một phần lãnh thổ của chính

19


quyền Đàng Trong, trở thành một trấn sau đó trở thành một tỉnh của nước Việt Nam
sau này. Những gì còn lại của Chămpa chỉ là một tước hiệu Phiên Vương, nhưng mọi
công việc luôn có một viên quan của chính quyền Đàng Trong theo dõi, kiểm soát.
Một bộ phận quý tộc người Chăm đã dẫn theo người thân và ít dân cư di chuyển vào
sinh sống ở vùng hạ lưu và trung lưu sông Cửu Long. Một bộ phận khác do những hậu
duệ trực tiếp của vua Chămpa di chuyển lên vùng thượng nguồn sinh sống, dựa vào
các mối quan hệ từ trước với cố gắng duy trì hình bóng của cha ông họ qua những di
vật còn lại.
Tuy nhiên một bộ phận đáng kể người Chăm vẫn ở lại sinh sống trên mảnh đất đã
gắn bó với họ lâu nay. Cuộc sống của họ dần hòa nhập với những cư dân người Việt
tới sinh sống tại đây và duy trì cho đến ngày hôm nay với tư cách là một dân tộc thiểu
số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Các chúa Nguyễn sau khi chiếm được vùng
đất cuối cùng của người Chăm đã thực hiện nhiều chính sách nhằm xoa dịu những mâu
thuẫn với những người Chăm còn lại, giao các chức cai quản trong vùng cho người
Chăm trông coi, đồng thời cũng tạo điều kiện cho những cư dân Chăm ổn định cuộc
sống của mình. Những chính sách đó giống như những ân huệ và tỏ rõ thái độ tôn
trọng của chính quyền Đàng Trong với những hậu duệ cuối cùng của vương quốc
Chămpa.
Chính quyền chúa Nguyễn cũng muốn đồng hóa những người dân Chăm còn lại.

Đồng thời các chúa Nguyễn cũng từng bước đưa cư dân người Việt vào sinh sống trên
vùng đất này và tạo mọi điều kiện cho họ ổn định cuộc sống tại nơi đây. Những cư dân
người Việt được đưa vào đây chủ yếu họ là những người lao động nghèo khổ, tù binh
thậm chí còn có cả địa chủ, quý tộc và dân lưu tán. Cuộc sống của họ đã nhanh chóng
hòa nhập với những lưu dân người Việt có mặt từ trước và những cư dân Chămpa bản
địa để ổn định cuộc sống của mình. Với những công việc truyền thống như sản xuất
nông nghiệp và làm các nghành nghề truyền thống như làm gốm, nghề rèn, đan chiếu...
Đặc biệt là nghề dệt vải vẫn được gìn giữ, duy trì và phát triển. Nó không chỉ phục vụ
cho nhu cầu của người Chăm mà còn là những món hàng mà các thương nhân trong và
ngoài nước rất ưa thích. Có lẽ những người Việt sinh sống trên mãnh đất này cũng đã
chịu ảnh hưởng rất nhiều từ yếu tố văn hóa của người Chăm, hình tượng chiếc áo dài
là một điển hình. Đời sống vật chất và văn hóa tinh thần của người Chăm đã có ảnh
hưởng và tác động không nhỏ đến đời sống của cư dân người Việt và góp phần làm

20


×