VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
HOÀNG CÔNG DOANH
QUÁ TRÌNH CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA
HUYỆN VĂN QUAN, TỈNH LẠNG SƠN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2010
Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số
: 60 22 03 13
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ VIỆT NAM
HÀ NỘI, 2017
Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Người hướng dẫn khoa học: TS. Duy Thị Hải Hường
Phản biện 1:…………………………………………………
………………………………………………….
Phản biện 2:…………………………………………………
………………………………………………….
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Vào hồi…..giờ…..ngày…..tháng…..năm 2017
Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện học viện Khoa học xã hội
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế được coi là thước đo trình độ phát triển của mọi quốc gia
trên thế giới. Chính vì vậy, mà tất cả các quốc gia trên thế giới, dù đi theo
chế độ chính trị - xã hội nào, thì cũng đề ra những chiến lược nhằm mục
đích phát triển kinh tế đất nước mình.
Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954 1975), Việt Nam chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất cùng đi lên chủ
nghĩa xã hội. Trong mười năm đầu xây dựng đất nước (1976 - 1986), bên
cạnh những thành tựu, đất nước chúng ta gặp không ít khó khăn, yếu kém
và cả sai lầm, khuyết điểm. Khó khăn của nước ta ngày càng lớn, sai lầm
chậm được sửa chữa, dẫn đến khủng hoảng kinh tế - xã hội vào cuối những
năm 80 của thế kỷ XX. Trước thực trạng đó, đòi hỏi Việt Nam phải đổi mới
để thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội.
Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra
đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Từ năm 1986 đến nay, đường lối đổi
mới của Đảng được điều chỉnh, bổ sung qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX,
X, XI, mở đường và tạo động lực cho kinh tế Việt Nam phát triển. Sau 30
năm đổi mới, đất nước ta đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn: Thoát khỏi
khủng hoảng kinh tế, bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thực
hiện dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Văn Quan là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng
Sơn, cách tỉnh lỵ 45 km theo trục đường quốc lộ 1B từ Lạng Sơn đi Thái
Nguyên. Là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em, Văn Quan có điều kiện
tự nhiên và tài nguyên phong phú, có hệ thống giao thông thuận lợi nên có
nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển kinh tế.
Trải qua 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2010) của
Đảng, huyện Văn Quan đã đạt nhiều thành tựu cơ bản trong xây dựng và
phát triển, nhất là trong lĩnh vực kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những
thành tựu đạt được, huyện Văn Quan vẫn còn tồn tại những hạn chế, khó
1
khăn. Vì vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu quá trình xây dựng và phát triển
kinh tế, xã hội, đời sống của nhân dân huyện Văn Quan nói riêng và của cả
tỉnh Lạng Sơn nói chung trong từng giai đoạn lịch sử, từ đó rút ra một số
nhận xét, đánh giá về sự phát triển của địa phương trong giai đoạn hiện nay
là rất cần thiết.
Nghiên cứu đề tài này, tác giả góp phần làm rõ hơn truyền thống
lịch sử, văn hóa của nhân dân huyện Văn Quan trong quá khứ và hiện tại,
góp phần giáo dục thế hệ trẻ của huyện thêm trân trọng, giữ gìn và phát huy
truyền thống quý báu đó.
Từ trước đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
tương đối hệ thống, toàn diện về kinh tế huyện Văn Quan giai đoạn 1986 2010.
Xuất phát từ những lí do trên, tác giả chọn đề tài “Quá trình
chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986
đến năm 2010” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tổng quan đề tài
2.1.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam và
các tỉnh miền núi phía Bắc trong thời kỳ đổi mới
Vấn đề kinh tế, xã hội của đất nước thời kỳ đổi mới là một nội dung
được các nhà nghiên cứu quan tâm dưới nhiều hình thức, góc độ khác nhau,
điều đó được thể hiện ở các công trình: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”, của GS. Đỗ Đình Giao, Nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1994; “Chuyển dịch cơ cấu kinh
tế ngành và phát triển mũi nhọn”, của PGS. Đỗ Hoài Nam, Nhà xuất bản
Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996; “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất
nước và của thời đại”, của tác giả Trường Chinh, Nhà xuất bản Sự Thật, Hà
Nội, năm 1987; Lê Xuân Trinh (Chủ biên) trong cuốn sách: “Kinh tế - xã
hội Việt Nam năm 2000: mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu”,
Ủy ban Kế hoạch nhà nước, Hà Nội, năm 1990; “Kinh tế Việt Nam chặng
2
đường 1945 - 1995 và triển vọng đến năm 2020”, của tác giả Trần Hoàng
Kim, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội, năm 1996; “Một số kinh nghiệm của
Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới”, của
tác giả Nguyễn Trọng Phúc, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm
2000; Lịch sử Việt Nam từ 1975 đến nay, những vấn đề lí luận và thực tiễn
của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Trần Bá Đệ, Nhà xuất bản Đại học Quốc
gia, Hà Nội, năm 1998; “Lịch sử Việt Nam - Tập 4”, Lê Mậu Hãn, Nhà xuất
bản Giáo Dục, Hà Nội, năm 2013; “Lịch sử Việt Nam, tập 15, từ năm 1986
đến năm 2000”, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2014, Nguyễn Ngọc
Mão (Chủ biên); “Đổi mới kinh tế - xã hội thành tự, vấn đề và giải pháp”,
Phạm Xuân Nam (Chủ biên), Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm
1991; “Đổi mới kinh tế và phát triển”, Vũ Anh Tuấn (Chủ biên), Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1994; Đặng Phong: “Phá rào trong kinh
tế vào đêm trước đổi mới”, Nhà xuất bản Tri thức, năm 2012; “Tư duy kinh
tế Việt Nam 1975 - 1989”, tác giả Đặng Phong, Nhà xuất bản Tri thức, năm
2012.
Về vấn đề kinh tế - xã hội của các tỉnh miền núi, có thể kể đến các
công trình nghiên cứu như: “Một số vấn đề kinh tế - xã hội các tỉnh miền núi
phía Bắc”, do Viện Dân tộc học thực hiện, Nhà xuất bản Khoa học xã hội,
Hà Nội, năm 1987; “Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế - xã hội
ở miền núi”, của Bế Viết Đẳng (Chủ biên), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia,
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, năm 1996; “Những đặc điểm kinh tế
- xã hội các dân tộc miền núi phía Bắc”, Khổng Diễn (Chủ biên), Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, năm 1996; “Phát triển kinh tế - xã hội các
vùng dân tộc và miền núi theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, của
các tác giả Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa (Chủ biên), Nguyễn Đình Phan,
Dương Thị Thanh Mai, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1998;
“Tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh trung du và miền núi phía
Bắc”, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội, năm 2006, sách do Bộ Công
nghiệp phối hợp với các ngành kinh tế, các địa phương, các doanh nghiệp
3
trong vùng thu thập thông tin xuất bản; “Những chuyển đổi kinh tế - xã hội ở
vùng cao Việt Nam”, do Trung tâm nghiên cứu tài nguyên và môi trường Đại học Quốc gia Hà Nội thực hiện, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà
Nội, năm 2008 v.v…
2.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu về tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn
Quan trong thời kỳ đổi mới
Tình hình kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan tuy chưa được
nghiên cứu nhiều nhưng cũng đã được đề cập một cách khái quát trong các
công trình nghiên cứu, đó là: - Lịch sử Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn 1986 - 2000,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2010; Địa Chí Lạng Sơn,
Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1999; Lạng Sơn, 30 xây
dựng và phát triển (1980 - 2010), Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn xuất bản,
năm 2010; Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Quan (1930 - 1954), Ban Tuyên
giáo huyện Văn Quan, năm 1994; Lịch sử Đảng bộ huyện Văn Quan (1955
- 1985), Ban Tuyên giáo huyện Văn Quan, năm 1998; Lịch sử Đảng bộ
huyện Văn Quan (1986 - 2005), nhà xuất bản văn hóa - thông tin, năm
2013… Các công trình nghiên cứu trên đã ít nhiều đề cấp đến truyền thống
lịch sử, tinh thần đấu tranh cách mạng, tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội,
đời sống của nhân dân huyện Văn Quan qua suốt chiều dài lịch sử. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu đó vẫn chưa đề cập cụ thể về tình hình
kinh tế và quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan trong thời kỳ
đổi mới, từ năm 1986 đến 2010.
2.2. Những vấn đề các công trình trước đã đề cập
Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Việt Nam và các tỉnh
miền núi phía Bắc trong thời kỳ đổi mới đã đề cập, gồm có:
- Lịch sử Việt Nam trong thời kì đấu tranh giải phóng dân tộc và
thống nhất đất nước (1945 - 1975), công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
miền Bắc (1954 - 1975) và cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội (1976
- 1986)
4
- Thời kỳ kinh tế đất nước khó khăn, lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội (1976 - 1986), dẫn đến những tìm tòi, khảo nghiệm cách quản lý kinh
tế theo mô hình mới. Đường lối đổi mới đất nước của Đảng (1986), những
chủ trương, chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường từ năm 1986 đến
nay.
- Đường lối, chính sách dân tộc, những vấn đề cấp bách về phát triển
kinh tế, xã hội, văn hóa thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay để khai thác, phát
huy những thế mạnh, các tiềm năng kinh tế, bảo vệ môi trường, phát huy
bản sắc văn hóa, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, đoàn kết các dân
tộc miền núi.
Các công trình nghiên cứu về huyện Văn Quan đã đề cập, gồm có:
- Lịch sử hình thành, đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh
tế, xã hội, dân cư, hành chính, tôn giáo, dân tộc của huyện Văn Quan.
- Những thành tựu và hạn chế trong quá trình khôi phục, xây dựng
và phát triển kinh tế - xã hội huyện Văn Quan trong giai đoạn đấu tranh
giành chính quyền và kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ
từ năm 1930 đến năm 1975.
- Những thành tựu, hạn chế trong thời kỳ khôi phục, phát triển kinh tế xã hội sau khi đất nước thống nhất (1976 - 1986) và quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện Văn Quan trong thời kỳ đổi mới.
2.3. Những vấn đề luận văn tiếp tục nghiên cứu
Trên cơ sở kế thừa các công trình đi trước, luận văn trình bày, làm
rõ vấn một số vấn đề sau:
- Trên cơ sở trình bày về tình hình kinh tế, tác giả chú trọng làm rõ
quá trình chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan từ năm 1986 đến năm
5
2010, qua hai giai đoạn: 1986 - 1996, 1996 - 2010 trên các lĩnh vực nông
nghiệp, lâm nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ
và xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Nêu những thành tựu và khó khăn, hạn chế về phát triển kinh tế của
huyện Văn Quan trong 25 năm đổi mới (1986 - 2010).
- Đồng thời nêu lên một vài nhận xét về quá trình chuyển biến kinh tế
của huyện trong giai đoạn (1986 - 2010).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các nguồn tư liệu hiện có, luận văn trình bày quá trình
chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến năm
2010.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện nghiên cứu các nhiệm
vụ sau đây:
- Trình bày khái quát vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh
tế, xã hội, dân cư của huyện Văn Quan.
- Trình bày khái quát kinh tế huyện Văn Quan trước năm 1986.
- Trình bày chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan trong 25 năm đổi
mới (1986 - 2010).
- Luận văn nêu lên những thành tựu về phát triển kinh tế mà huyện
Văn Quan đạt được trong 25 năm đổi mới đất nước, đồng thời cũng nhìn
nhận, đánh giá một cách chân thực, khách quan những khó khăn, hạn chế
trong quá trình phát triển kinh tế của huyện trong thời gian đó.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nguồn tài liệu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về quá trình chuyển biến kinh tế của huyện
Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn từ năm 1986 đến năm 2010.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
6
Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu huyện Văn Quan của tỉnh
Lạng Sơn hiện nay gồm 23 xã và 1 thị trấn.
Phạm vi thời gian: Luận văn nghiên cứu từ năm 1986 đến năm
2010.
4.3. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành luận văn, tác giả dựa vào các nguồn tài liệu sau:
- Văn kiện Đảng về đường lối đổi mới và xây dựng đất nước.
- Tài liệu lưu trữ tại địa phương gồm: Nghị quyết, Chỉ thị, báo cáo
tổng kết, chương trình đề án phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Lạng Sơn,
Huyện uỷ, Uỷ ban nhân dân huyện Văn Quan trong thời kỳ đổi mới, từ năm
1986 đến năm 2010; Tài liệu của Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn, Phòng lưu
trữ huyện Văn Quan.
- Sách, báo, bài viết, các công trình nghiên cứu về phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước, của tỉnh Lạng Sơn và huyện Văn Quan thời kỳ đổi
mới.
5. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
- Đề tài luận văn thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối phát triển kinh tế của
Đảng thời kỳ đổi mới để nghiên cứu.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp lịch sử là chủ yếu nhằm khôi phục lại
bức tranh về kinh tế huyện Văn Quan từ năm 1986 đến năm 2010; kết hợp
với phương pháp lôgíc để đánh giá, nhận xét, rút ra đặc điểm, bài học kinh
nghiệm của quá trình phát triển kinh tế huyện Văn Quan.
Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, đối
chiếu phân tích, tổng hợp nhằm làm sáng tỏ nội dung nghiên cứu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
7
- Luận văn góp phần bổ sung về đường lối xây dựng phát triển kinh
tế, xã hội trong thời kỳ đổi mới.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần bổ sung nguồn tư liệu về Lịch sử Đảng bộ
huyện Văn Quan giai đoạn đổi mới đất nước.
- Luận văn là nguồn tư liệu tham khảo trong giảng dạy và giáo dục
truyền thống lịch sử địa phương.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận
văn gồm làm 3 chương:
Chương 1: Khái quát huyện Văn Quan trước năm 1986
Chương 2: Chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan từ năm 1986 đến
năm 1996
Chương 3: Chuyển biến kinh tế của huyện Văn Quan từ năm 1996
đến năm 2010
Chương 1
KHÁI QUÁT HUYỆN VĂN QUAN TRƯỚC NĂM 1986
1.1. Khái quát huyện Văn Quan
1.1.1.
Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Văn Quan là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam tỉnh Lạng Sơn,
cách thành phố Lạng Sơn 45 km theo trục đường QL 1B. Tổng diện tích tự
nhiên toàn huyện là: 55.066,97ha, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn.
Với hệ thống giao thông khá thuận lợi, huyện Văn Quan có 2 quốc
lộ đi qua là Quốc lộ 1B và Quốc lộ 279. Quốc lộ 1B chạy từ Đông sang
Tây, huyện còn có các hệ thống đường tỉnh lộ, huyện lộ nối với 2 trục
đường quốc lộ trên.
Về khí hậu, Văn Quan chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền
Bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét riêng biệt. Là
8
huyện có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh
hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc.
Về tài nguyên nước, Văn Quan có hệ thống sông suối khá dày đặc
và phân bố khá đồng đều, thuận lợi để xây dựng hệ thống hồ đập, dự trữ
nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp như.
Tài nguyên đất đai của Văn Quan khá phong phú, huyện có những
vùng núi đất và núi đá vôi xen kẽ, diện tích núi đá có 11.619ha. Đất đai huyện
Văn Quan chủ yếu là đất feralit nâu đỏ hoặc màu vàng phát triển trên đá vôi
hoặc bồn địa phù sa, thích hợp để phát triển lâm nghiệp.
Bên cạnh những thuận lợi nêu trên là những khó khăn do vị trí địa
lý của vùng đem lại. Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi
dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc, khi gặp mưa nhiều dễ gây lũ
lụt... Đây là khó khăn tác động đến quá trình sản xuất, phát triển kinh tế.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, dân cư
Về đặc điểm kinh tế. Kinh tế nghèo, vẫn mang tính chất tự cung, tự
cấp là đặc điểm nổi bật của kinh tế ở huyện Văn Quan. Kinh tế trồng trọt
giữ vai trò chủ yếu. Trong sản xuất nông nghiệp do tập quán lao động và
công cụ lạo động còn lạc hậu, cùng với đó là điều kiện tự nhiên khắc nhiệt,
nên năng suất lao động thấp.
Về đặc điểm xã hội, dân cư. Ngoài người Kinh, huyện Văn Quan có
ba dân tộc thiểu số khác sinh sống cùng là người Nùng, người Tày và người
Hoa. Các cộng đồng dân cư sinh sống đoàn kết. Trên địa bàn không có
đồng bào theo tôn giáo, dân cư phân bố không đều. Đời sống của nhân dân
còn nhiều khó khăn.
Với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế, xã hội và dân
cư như trên, huyện Văn Quan vừa có nhiều thuận lợi để xây dựng, phát
triển kinh tế song cũng có rất nhiều khó khăn.
1.2. Kinh tế huyện Văn Quan trước năm 1986
1.2.1. Bối cảnh lịch sử và nhiệm vụ khôi phục, phát triển kinh tế
của đất nước
Với Đại thắng mùa Xuân 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu
nước của nhân dân ta đã kết thúc thắng lợi, đất nước được độc lập, thống
nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
9
Sau chiến tranh, nhân dân rất phấn khởi, nhanh chóng bắt tay vào
xây dựng đất nước, nhưng cũng còn một bộ phận thuộc chế độ cũ móc nối
với các thế lực phản động bên ngoài, gây rối loạn trong nước. Trong khi đó,
các lực lượng phản động quốc tế câu kết với nhau, bao vây, cấm vận, cô lập
Việt Nam.
Trước những khó khăn nêu trên, Đảng đề ra chủ trương khôi phục
và phát triển kinh tế. Nghị quyết số 24 của Ban Bí thư Trung ương Đảng
khoá III (1975) xác định cách mạng Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới.
Tháng 12 năm 1976, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của
Đảng đề ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa trong giai
đoạn mới ở nước ta.
Đến đầu những năm 80, nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng
khủng hoảng nghiêm trọng. Tháng 9 - 1979, Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khóa IV) đã được triệu tập, Hội nghị này được coi
là bước đột phá đầu tiên về đổi mới tư duy kinh tế của Đảng.
Ngày 13 - 1 - 1981, Ban Bí thư ra Chỉ thị số 100 - CT/TW Về cải
tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm đến nhóm lao động và
người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp.
Tháng 3 năm 1982, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng
đề ra những mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tháng 6 - 1985, Hội nghị
lần thứ Tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) đã họp bàn về giá lương - tiền, Hội nghị này được coi là bước đột phá thứ hai về đổi mới tư
duy kinh tế của Đảng.
Tháng 8 - 1986, Bộ Chính trị đã xem xét kỹ ba vấn đề lý luận lớn,
thuộc lĩnh vực kinh tế. Từ đó, đưa ra kết luận rất quan trọng về 3 quan điểm
kinh tế trong tình hình mới. Đây là bước đột phá thứ ba, có vai trò định
hướng cho việc soạn thảo lại một cách căn bản dự thảo Báo cáo chính trị
trình Đại hội VI của Đảng.
1.2.2. Kinh tế huyện Văn Quan trước năm 1986
Thực hiện chủ trương của Đảng trong tình hình cách mạng mới,
Tỉnh uỷ Lạng Sơn đã chỉ đạo các địa phương tăng cường củng cố và phát
triển phong trào hợp tác xã nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển.
Tháng 11 - 1975, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XI đã
10
đề ra mục tiêu là: “Củng cố phòng trào hợp tác hóa nông nghiệp lên trên
70%. Năm 1976 hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng sáp nhập thành tỉnh Cao
Lạng theo Nghị quyết của Quốc hội. Trong hai năm 1975 - 1976, phong
trào hợp tác hóa đã đạt 76%. Tháng 9 - 1977, Tỉnh ủy Cao Lạng ra Nghị
quyết 04 về việc củng cố, khôi phục phong trào hợp tác xã nông nghiệp.
Trong năm 1977, Huyện ủy đã có chủ trương chuyển trồng màu
xuống ruộng để bù đắp số lương thực bị hao hụt. Trong năm 1977, toàn
huyện đã trồng được 117ha khoai lang và 602ha ngô, đưa sản lượng tăng
lên 2.000 tấn.
Tháng 7 năm 1978, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Quan lần
thứ XII đề ra nhiệm vụ thi đua lao động sản xuất. Tháng 12 - 1978, thực
hiện Nghị quyết của Quốc hội, tỉnh Cao Lạng đã được tách thành hai tỉnh
Cao Bằng và Lạng Sơn để phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ mới. Tháng 2
năm 1979, cùng với nhân dân các huyện trong tỉnh, nhân dân huyện Văn
Quan đứng lên đấu tranh bảo vệ Tổ quốc. Sau khi chiến tranh kết thúc, hậu
quả để lại rất nặng nề cùng với thiên tai tàn phá làm cho sản xuất nông
nghiệp huyện huyện Văn Quan gặp nhiều khó khăn.
Năm 1980, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XIII đề ra
nhiệm vụ kinh tế cho nhiệm kỳ mới.
Về nông nghiệp. Trong 3 năm 1980 - 1982, năng suất, sản lượng
cây trồng, vật nuôi của huyện đều tăng so với những năm trước: Năm 1980,
sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 9.767,3 tấn, năm 1981 đạt 8.008,2 tấn,
năm 1982 đạt 13.200 tấn thóc.
Về trồng trọt, chăn nuôi. Cũng trong 3 năm 1980 - 1982, đàn trâu
của huyện có 16.200 con, đàn bò có 3.146 con và lợn có 13.433 con. Các
lâm trường quốc doanh đã chuyển sang trồng mới, bảo vệ, chăm sóc cây
hồi, cây ăn quả, thúc đẩy nghề rừng phát triển.
Tháng 11 năm 1982, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ
XIV tiếp tục đề ra nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Trong 3 năm (1983 1985), sản xuất nông nghiệp huyện có bước chuyển biến mới, năng suất lúa
bình quân hàng năm đạt 27 tạ/ha. Đến năm 1985, tổng sản lượng lương thực
quy ra thóc toàn huyện đã đạt 11.034,8 tấn.
11
Tiểu thủ công nghiệp. Huyện đã tổ chức và xây dựng được các hợp
tác xã tiểu thủ công nghiệp, các hợp tác xã chuyên sản xuất vật liệu xây
dựng phục vụ công việc xây dựng cơ bản của huyện cũng như nhu cầu của
nhân dân.
Cơ sở hạ tầng. Năm 1977, toàn huyện có 87% số xã có đường dân
sinh. Huyện đầu tư, tăng cường các phương tiện vận tải thô sơ để vận
chuyển hàng hóa phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân, nhất là nhân dân ở
vùng sâu của huyện.
Tiểu kết
Trải qua 10 năm đầu khôi phục và phát triển, huyện Văn Quan đã
khắc phục những yếu kém trong chỉ đạo phát triển sản xuất, đề ra những
nhiệm vụ phù hợp với địa phương, phát động các phong trào trong sản
xuất. Tuy nhiên, trước năm 1986, nền kinh tế vẫn không tránh khỏi những
khó khăn, Kinh tế huyện phát triển chậm và không đồng bộ.
Chương 2
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ HUYỆN VĂN QUAN
TỪ NĂM 1986 ĐẾN 1996
2.1. Bối cảnh lịch sử và nhiệm vụ của đất nước trong mười năm
đầu đổi mới
Cuộc khủng hoảng năng lượng chưa từng có năm 1973, kéo theo
cuộc khủng hoảng chung của toàn thế giới, đặt ra cho toàn thể nhân loại
những vấn đề bức thiết phải giải quyết.
Trong khi các nước tư bản đang đẩy mạnh phát triển cuộc cách
mạng khoa học kĩ thuật nhằm thoát khỏi khủng hoảng thì những nhà lãnh
đạo Liên Xô và Đông Âu lại cho rằng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa
không chịu tác động của cuộc khủng hoảng, do đó chậm thích ứng, chậm
sửa đổi nên đã dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội của Liên Xô và
Đông Âu.
Trải qua 10 năm đi lên chủ nghĩa xã hội, nước ta đã đạt được những
thành tựu. Nhưng bên cạnh đó ta cũng gặp không ít khó khăn, yếu kém do
sai lầm khuyết điểm gây ra.
12
Trước diễn biến mới của tình hình thế giới và trong nước, Đại hội
Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đề ra đường lối đổi mới đất nước. Đến
Đại hội lần thứ VII của Đảng (1991) tiếp tục khẳng định quyết tâm của
Đảng và nhân dân ta đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước.
2.2. Chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan giai đoạn 1986 - 1996
Tháng 10 năm 1986, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ X đã
diễn ra và xác định nhiệm vụ kinh tế địa phương.
Tháng 9 - 1986, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XV đã đề
ra mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời kỳ mới. Đến tháng
6 năm 1989, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XVI đề ra
phương hướng nhiệm vụ về phát triển kinh tế - xã hội. Đến tháng 10 - 1991,
Đại hội lần thứ XVII của Đảng bộ huyện Văn Quan đã thông qua Nghị quyết
về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai
đoạn 5 năm 1991 - 1995.
2.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp
Trong 4 năm 1987 - 1990, chương trình sản xuất lương thực, thực
phẩm trên địa bàn huyện bước đầu đạt được một số kết quả. Năng suất, sản
lượng cây trồng, vật nuôi từng bước được nâng lên.
Năm 1987, tổng sản lượng lương thực quy ra thóc đạt 16.445,3 tấn;
năm 1989 đạt 12.643,5 tấn, tăng 5.044 tấn so với năm 1988; đến năm 1990
đạt 12.773 tấn, tăng 129 tấn so với năm 1989. Năm 1988, đỗ tương đạt sản
lượng 433,38 tấn; thuốc lá đạt 146,16 tấn; cây thực phẩm đạt 796,7 tấn.
Bình quân lương thực đầu người đạt 316,8kg.
Chăn nuôi. Năm 1987 tổng đàn trâu của huyện có 17.446 con; đàn
bò có 4195 con; đàn lợn có 16.132 con. Đến năm 1989 tổng đàn trâu đạt
16.511 con, đàn bò là 4.578 con, đàn lợn là 13.500 con. Sang năm 1990 đàn
trâu tiếp tục tăng lên đạt 198.106 con; đàn bò đạt 5.193 con; đàn lợn có
16.481 con.
Trồng rừng. Trong 2 năm 1987 - 1988, toàn huyện đã trồng thêm
được 1.273 ha rừng các loại. Bước sang giai đoạn 1991 - 1996, công tác
nông - lâm nghiệp của huyện có bước chuyển nhanh. Năm 1992, tổng sản
lượng lương thực quy ra thóc đạt 8.860,26 tấn. Năm 1995 tổng sản lượng
quy ra thóc tăng lên 16.142,8 tấn.
13
Lĩnh vực chăn nuôi. Các hộ dân đã chủ động đầu tư phát triển đàn
lợn lai kinh tế, đẩy mạnh phong trào nuôi cá lồng và nuôi cá ở vùng có lòng
hồ. Các biện pháp bảo vệ vật nuôi được thực hiện hiểu quả, tỉ lệ tăng đàn
mỗi năm từ 2 - 6%.
Trong năm năm 1986 - 1990, giá trị sản lượng nông nghiệp của
huyện tăng lên so với trước đổi mới. Nếu như năm 1985, giá trị sản lượng
nông nghiệp của huyện đạt 15.778,4 triệu đồng, đến năm 1990 tăng lên
18.273 triệu đồng và năm 1994, tăng nhanh lên 20.454 triệu đồng.
Ngành lâm nghiệp tiếp tục được chú trọng. Đến năm 1995, tổng
diện tích rừng hồi trên toàn địa bàn huyện là 2.586ha, góp phần quan trọng
làm cho độ che phủ của rừng ngày càng tăng lên đáng kể.
2.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Về sản xuất vật liệu xây dựng. Hàng năm, ngành vật liệu xây dựng
khai thác và cung cấp ra thị trường sản lượng nhất định để phục vụ nhu cầu
phát triển kinh tế, sản xuất của địa phương.
Bước sang giai đoạn 1991 - 1996, công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp của huyện từng bước được phát triển. Năm 1995, toàn huyện có
6/24 xã được sử dụng điện mạng lưới quốc gia, đồng thời tiếp tục phát huy
công suất thủy điện Bản Quyền cho thắp sáng ở một số thôn, bản xã Vĩnh
Lại và Thị Trấn. Năm 1985, giá trị sản lượng công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp của huyện đạt 121 triệu đồng, đến năm 1990 đã tăng lên 147 triệu
đồng và năm 1994, tăng khá cao lên đến 205 triệu đồng.
2.2.3. Thương mại, dịch vụ
Các hoạt động thương mại và dịch vụ của huyện có bước phát triển
mới. Các thành phần kinh tế đang chuyển dần sang cơ chế hạch toán kinh
tế, sản xuất hàng hóa. Các hoạt động dịch vụ được mở rộng, lưu thông hàng
hóa trao đổi thuận tiện, lượng hàng hóa trên thị trường ngày càng dồi dào
hơn. Trong giai đoạn 1991 - 1996, huyện tiếp tục củng cố các đơn vị kinh tế
quốc doanh, tập thể, để các đơn vị hoạt động có hiệu quả hơn. Huyện đã sắp
xếp lại các chợ trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ tiểu thương
kinh doanh buôn bán từng bước được mở rộng, giao lưu hàng hóa giữa các
vùng trong huyện, giữa huyện với các nơi khác.
2.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng
14
Giai đoạn 1986 - 1990, chính quyền huyện tập trung nguồn vốn để
đầu tư hoàn thành một số công trình xây dựng cơ bản và kịp thời đưa vào sử
dụng phục vụ sản xuất, đời sống.
Đến giai đoạn 1991 - 1996, huyện tiếp tục đầu tư vốn xây dựng
nhiều công trình mới. Đến năm 1995, toàn huyện có 23/24 xã thị trấn đã
hoàn thành xây dựng các tuyến đường từ huyện đến trung tâm xã, đảm bảo
cho xe cơ giới đi lại.
Tiểu kết
Trong giai đoạn 1986 - 1996, dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền, huyện Văn Quan từng bước thoát ra khỏi khủng hoảng
kinh tế, xây dựng nền kinh tế dần phát triển. Đời sống của nhân dân từng
bước được nâng lên, diện mạo làng quê dần thay đổi. Tuy nhiên, sự phát
triển, của huyện trong giai đoạn này chưa có gì đáng kể, kinh tế nông
nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo, các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp, nhất là thương mại, dịch vụ còn hạn chế.
15
Chương 3
CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN VĂN QUAN
TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2010
3.1. Bối cảnh lịch sử và chủ trương của Đảng, chính quyền địa
phương về phát triển kinh tế
Công cuộc đổi mới trong 10 năm qua đã thu được những thành tựu
to lớn, tình hình quốc tế có nhiều thuận lợi. Đây là điều kiện thuận lợi để
Việt Nam mở cửa, hội nhập với các nước trên thế giới. Đại hội lần thứ VIII
của Đảng (6 - 1996) đưa ra chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước. Đại hội lần thứ IX của Đảng (4 - 2001) tiếp tục bổ sung, phát
triển đường lối đổi mới và đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Đến
năm 2006, Đại hội lần thứ X của Đảng đã tổng kết 20 năm đổi mới, trong
đó có 10 năm chuyển sang thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bên cạnh chủ trương chung về phát triển kinh tế, Đảng và Nhà
nước còn ban hành nhiều chương trình, chính sách cụ thể nhằm ưu tiên hơn
nữa công cuộc phát triển kinh tế, xã hội ở các địa phương miền núi, vùng
đặc biệt khó khăn.
Thực hiện đường lối đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa của
Đảng trong giai đoạn mới, tháng 4 năm 1996, Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng
Sơn lần thứ XII đề ra phương hướng, nhiệm vụ của tỉnh trong những năm
1996 - 2000.
Bước sang giai đoạn mới, dưới sự chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền
tỉnh Lạng Sơn, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Văn Quan tiếp tục
khắc phục khó khăn, đưa kinh tế của huyện phát triển.
Tháng 3 năm 1996, Đại hội Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ
XVIII đã đề ra nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu trong 5 năm 1996 - 2000.
Tháng 11 năm 2000, Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ
XIX đề ra phương hướng, mục tiêu tổng quát. Tháng 10 năm 2005, Đại hội
16
Đảng bộ huyện Văn Quan lần thứ XX cũng đề ra mục tiêu tổng quát về phát
triển kinh tế - xã hội.
3.2. Chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan giai đoạn 1996 - 2010
3.2.1. Nông nghiệp, lâm nghiệp
Trong giai đoạn 1996 - 2000, nông - lâm nghiệp của huyện có bước
chuyển biến nhanh. Diện tích gieo trồng và sản lượng lương thực của huyện
ngày càng tăng. Năm 1996 tổng diện tích gieo trồng đạt 6.186,3ha, tổng sản
lượng quy ra thóc đạt 14.342 tấn. Đến năm 2000, diện tích gieo trồng tăng
lên 7.099,8ha, sản lượng quy ra thóc cả năm đạt 17.124,74 tấn.
Bước vào giai đoạn 2001 - 2010. Hoạt động sản xuất nông nghiệp,
lâm nghiệp, chăn nuôi tiếp tục được đẩy mạnh, đạt năng suất cao. Năm
2001 là 21.149 tấn, năm 2005 đạt 24.000 tấn và đến năm 2010 tổng sản
lượng lương thực đạt 25.000 tấn. Bình quân lương thực đầu người năm
2001 là 318kg/người, năm 2005 tăng lên 414kg/người, đến năm 2010 tăng
lên 470 kg/người.
Lĩnh vực chăn nuôi. Trong huyện đã xuất hiện các mô hình làm ăn
lớn như kinh tế vườn rừng, kinh tế trang trại, chăn nuôi khá hiệu hiệu quả,
năm 2000, tổng đàn trâu, bò đạt 19.266 con; đàn lợn tăng từ 14.959 con
năm 1996 lên 22.637 con năm 2000.
Giai đoạn 2006 - 2010. Tổng đàn lợn năm 2001 là 24.558 con, tăng
lên 29.252 con năm 2005 và 33.300 con năm 2010. Đàn gia cầm năm 2001
có 274.000 con, năm 2005 tăng lên 306.924 con và năm 2010 tăng lên
350.000 con. Đàn trâu, bò năm 2001 là 24.544 con, năm 2005 tăng lên
27.420, đến năm 2010 là 22.900 con.
Ngành nuôi trồng thuỷ sản được chú trọng xây dựng, phát triển.
Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản của huyện là 99,06 ha. Năm 2001 sản lượng thuỷ sản đạt 5,2 tấn, năm 2005 đạt 22,0 tấn, năm 2010 đạt 41 tấn.
Lĩnh vực lâm nghiệp. Trong những năm 1996 - 2000, diện tích
trồng rừng của huyện tăng khá cao so với giai đoạn trước. Nếu năm 1995,
tổng diện tích rừng trên toàn địa bàn huyện là 2.586ha, đến năm 2000 tăng
17
lên 5.587ha. Kinh tế từ rừng trồng, khoanh nuôi tái sinh, giao quản lý đất
rừng bước đầu phát huy hiệu quả, nhiều hộ nông dân đã có thu nhập từ
vườn rừng,
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong phát triển sản xuất nông
nghiệp vẫn còn bộc lộc những hạn chế, yếu kém. Sự chuyển dịch cơ cấu sản
xuất nông nghiệp còn chậm, nhất là sự chuyển dịch của dịch vụ nông
nghiệp, chăn nuôi và thủy sản chưa nhiều.
3.2.2. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Trong giai đoạn 1996 - 2000, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp của huyện tiếp tục phát triển. Năm 1995, sản xuất được là 1,3 triệu
viên, đến năm 2000 tăng lên 3,1 triệu viên, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu
người dân.
Bước sang giai đoạn phát triển 2001 - 2010, số đơn vị sản xuất
công nghiệp của huyện tăng lên theo từng năm: từ 179 đơn vị năm 2001 lên
190 đơn vị năm 2005. Đến năm 2010 giảm còn 179 đơn vị. Nếu tính cả
đơn vị sản xuất tiểu thủ công nghiệp thì năm 2010, huyện Văn Quan có 183
đơn vị sản xuất.
Tốc độ tăng trưởng GDP công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của
huyện bình quân giai đoạn 2001 - 2010 đạt 19,2%, trong đó giai đoạn 2001
- 2005 đạt 21,20%, giai đoạn 2006 - 2010 đạt 17,23%.
Công nghiệp khai thác đá xây dựng đạt sản lượng sản xuất hàng
năm từ 25.000 - 30.000m3 đá các loại, với sản lượng trên chỉ đáp ứng dược
khoảng 40% nhu cầu tiêu dùng của nhân dân. Công nghiệp vật liệu xây
dựng, hàng năm đạt sản lượng bình quân là 2,8 - 3,2 triệu viên. Khai thác
cát xây dựng chủ yếu bằng phương pháp hút từ lòng sông suối, lượng khai
thác hàng năm khoảng 1.200m3. Khai thác quặng bô xít đạt sản lượng hàng
năm bình quân khoảng 30.000 tấn.
Sản xuất và phân phối điện. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện có
100% xã, thị trấn, có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã với tổng sản lượng
điện tiêu thụ bình quân hàng năm 4,2 - 4,8 triệu Kwh/năm.
18
Sản xuất và phân phối nước. Đến năm 2010, trên địa bàn huyện có 20%
xã, có công trình nước sạch vốn ngân sách nhà nước, riêng thị trấn chiếm 94% hộ
sử dụng nước máy, bình quân hàng năm 90.000m3/năm.
Đến năm 2010, toàn huyện có 183 đơn vị sản xuất công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp, trong đó có 3 đơn vị doanh nghiệp Nhà nước, còn lại 180 đơn
vị tư nhân, các doanh nghiệp chủ yếu nhỏ lẻ, giá trị sản phẩm ít, ngoài ra còn có
724 hộ kinh doanh thương mại cá thể.
3.2.3. Thương mại, dịch vụ
Giai đoạn 1996 - 2000, hoạt động thương mai, dịch vụ phát triển khá,
bình quân tăng 14,28%/năm. Bước sang giai đoạn 2001 - 2010, tốc độ tăng
trưởng GDP lĩnh vực thương mại, dịch vụ của huyện bình quân cả thời kỳ 2001
- 2010 đạt 14,78%, trong đó giai đoạn 2001 - 2005 đạt 15,25%, giai đoạn 2006
- 2010 đạt 14,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn
năm 2001 đạt 5.301,4 triệu đồng, năm 2005 đạt 59.920 triệu đồng và năm 2010
tăng lên 100.000 triệu đồng.
Trong hoạt động ngoại thương, hoạt động xuất - nhập khẩu qua địa
bàn Văn Quan chủ yếu là xuất nhập khẩu tiểu ngạch với Trung Quốc. Tốc
độ tăng trưởng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu thời kỳ 2001 - 2010 là
6,25%.
Hoạt động tài chính, ngân hàng cơ bản đáp ứng được nhu cầu vốn
vay cho nhân dân sản xuất, kinh doanh. Huyện có hai điểm giao dịch là
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn và Phòng giao dịch Ngân
hàng chính sách xã hội.
Giai đoạn 2000 - 2010 các thành phần kinh tế bắt đầu có chuyển dịch
theo hướng tăng thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể, giảm thành phần
kinh tế Nhà nước. Đến năm 2010, kinh tế tư nhân, hộ kinh doanh thương mại
cá thể của huyện Văn Quan tăng khá nhanh, trong khi đó, các đơn vị doanh
nghiệp Nhà nước ngày càng thu hẹp.
3.2.4. Xây dựng cơ sở hạ tầng
19
Trong giai đoạn 1996 - 2000, huyện đã tập trung đầu tư xây dựng
nhiều công trình mới. Năm 1999, huyện chỉ đạo hoàn thành nhiều công
trình mới. Năm 2000, huyện tiếp tục tiến hành tu sửa và nâng cấp các tuyến
giao thông nội huyện, liên huyện.
Bước sang thời kỳ phát triển mới, xây dựng cơ sở hạ tầng của
huyện đạt được nhiều thành tích đáng kể. Với tổng nguồn vốn huy động của
cả giai đoạn 2001 - 2010 là 657,74 tỷ đồng, đến năm 2010 toàn huyện có
100% số xã có đường ô tô đến trung tâm huyện, trong đó có 75% số xã có
đường ô tô đi được cả bốn mùa…
Hệ thống thủy lợi, giao thông nông thôn cũng được triển khai tích
cực. Hàng năm, huyện đã sửa chữa, tu bổ, xây dựng mới được trên 10km
kênh mương nội đồng, 15km đường bê tông liên thôn.
Tiểu kết
Trong giai đoạn này, huyện Văn Quan tập trung huy động mọi
nguồn lực phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đạt
được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Nền kinh tế được khôi phục và phát
triển khá nhanh với đầy đủ cơ cấu và thành phần kinh tế cơ bản. Đây là
thành tựu nổi trội, thể hiện sự cố gắng của chính quyền địa phương nhằm
đưa nền kinh tế của huyện chuyển dịch theo công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
20
KẾT LUẬN
1. Văn Quan là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn, có nhiều
dân tộc anh em cùng sinh sống, sản xuất nông nghiệp là ngành kinh tế chính
của người dân trong huyện. Trước năm 1986, huyện Văn Quan tuy đã đạt
được nhiều thành tựu về phát triển về kinh tế - xã hội nhưng vẫn là một
huyện nghèo, kinh tế phát triển chậm, còn mất cân đối giữa trồng trọt và
chăn nuôi, giữa nông nghiệp và công nghiệp.
Từ năm 1986 đến 2010, thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và
Nhà nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Văn Quan
đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh
cụ thể của địa phương và đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong phát triển
kinh tế. Nhờ đó, kinh tế huyện Văn Quan có những chuyển biến, diện mạo
huyện Văn Quan thay đổi một cách toàn diện, sâu sắc.
Kinh tế phát triển, tốc độ tăng trưởng khá ở tất cả các ngành. Từ
nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển dần sang nền kinh tế hàng hóa theo
cơ cấu nông - lâm - công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ - thương
mại. Sản xuất nông nghiệp đã phát triển theo hướng toàn diện, cơ cấu cây
trồng, vật nuôi ngày càng hợp lý hơn, từng bước đáp ứng được nhu cầu phát
triển kinh tế. Sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ
có sự phát triển với cơ cấu tăng lên so với nông - lâm nghiệp. Đời sống của
nhân dân được nâng cao, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát
triển kinh tế - xã hội của huyện Văn Quan.
Trước năm 1986, huyện Văn Quan cũng như các địa phương khác
trong cả nước chỉ có hai thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước và kinh tế
tập thể. Từ khi đất nước đổi mới đến nay, với phát triển nền kinh tế hàng
hóa nhiều thành phần, nên trên địa bàn huyện Văn Quan các thành phần
kinh tế cũng có sự phát triển, nhất là thành phần kinh tế tư nhân, hoạt động
kinh doanh trong các ngành công nghiệp, xây dựng, thương mại và dịch vụ.
Những thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân huyện Văn Quan đạt
được trong 25 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 2010) là do có sự
lãnh đạo đúng đắn của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và sự quyết tâm phấn
đấu của các tầng lớp nhân dân trong huyện. Những thành tựu về kinh tế, tạo
21
tiền đề vững chắc để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong
huyện vững bước tiến vào chặng đường tiếp theo, quyết tâm xây dựng
huyện Văn Quan ngày càng phát triển, văn minh và giàu đẹp.
2. Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong quá trình xây dựng,
phát triển, kinh tế huyện Văn Quan còn tồn tại một số hạn chế. Mặc dù kinh
tế có phát triển nhưng còn với tốc độ chậm, kinh tế nông - lâm nghiệp vẫn
chiếm tỷ trọng cao; sự phát triển kinh tế giữa các vùng trong huyện chưa
đồng đều; các ngành tiểu thủ công nghiệp chưa phát huy được hết tiềm
năng, tỷ trọng sản phẩm do tiểu thủ công nghiệp tạo ra còn quá thấp so với
các ngành khác, một số mặt hàng thiết yếu không đủ đáp ứng nhu cầu của
nhân dân, năng suất, chất lượng, thu nhập của người lao động chưa cao;
lĩnh vực thương mại, dịch vụ mặc dù đã phát triển so với các lĩnh vực kinh
tế khác và so với giai đoạn trước đổi mới nhưng chưa bền vững, chưa đồng
đều giữa các vùng trong huyện. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do:
Công tác lãnh đạo, điều hành của cấp uỷ Đảng, chính quyền còn nhiều hạn
chế; Địa hình trong huyện bị chia cắt manh mún nên thường xuyên bị lũ lụt,
sạt lở núi về mùa mưa, hạn hán và thiếu nước về mùa khô; Giao thông nội
huyện và với các địa phương khác trong cả nước bị cách trở, gây khó khăn
cho việc tổ chức sản xuất, giao lưu hàng hóa; Trình độ dân trí không đồng
đều, chất lượng nguồn nhân lực thấp nên việc tiếp thu kiến thức văn hóa,
quản lý kinh tế và tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất bị hạn chế;
Trong sản xuất còn nặng về tự cấp tự túc, tư tưởng ỷ lại còn lớn, ý thức
vươn lên chưa cao; Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện còn yếu
kém.
3. Qua việc trình bày về quá trình chuyển biến kinh tế huyện Văn
Quan trong 25 năm đổi mới, có thể rút ra một số nhận xét, đặc điểm sau:
Thứ nhất, kinh tế nông - lâm nghiệp vẫn giữ vai trò chủ đạo trong
nền kinh tế của huyện Văn Quan. Như trên đã phân tích, trong 25 năm xây
dựng, phát triển, cơ cấu kinh tế của huyện Văn Quan đã có sự chuyển dịch
theo hướng giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch
vụ, thương mại. Tuy nhiên, là một huyện miền núi với truyền thống sản
xuất lúa, cây lương thực là chủ yếu, cộng với những khó khăn về vị trí địa
lý, điều kiện tự nhiên, khí hậu, cơ sở hạ tầng, giao thông kém… nên kinh tế
22
huyện Văn Quan dù có chuyển dịch nhưng tỷ trọng nông lâm nghiệp vẫn
giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế.
Thứ hai, trong quá trình xây dựng, phát triển, kinh tế của huyện
Văn Quan phát triển không đồng đều giữa hai giai đoạn 1986 - 1996 và
1996 - 2010. Sự chuyển dịch về cơ cấu cũng như thành phần kinh tế của
huyện chỉ thực sự bắt đầu từ giai đoạn 1996 - 2010, đặc biệt là những năm
2001 - 2010.
Hơn thế, trong từng giai đoạn, sự khôi phục và xây dựng, phát triển
của từng ngành nghề kinh tế cũng không giống nhau. Nếu như giai đoạn 1986
- 1996, cơ cấu kinh tế của huyện chỉ tập trung vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp
và công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, lĩnh vực thương mại, dịch vụ hầu như
chưa có gì, đến giai đoạn 1996 - 2010, cơ cấu kinh tế của huyện đã dần
chuyển dịch, nhất là có thêm lĩnh vực thương mại, dịch vụ, có thêm thành
phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể.
Thứ ba, quá trình khôi phục và phát triển kinh tế của huyện Văn
Quan trong 25 năm chủ yếu vẫn dựa vào sự giúp đỡ của Trung ương và
chính quyền địa phương. Là huyện miền núi, điều kiện sinh hoạt và kiếm
sống của nhân dân còn rất nhiều khó khăn, đôi khi còn phụ thuộc rất nhiều
vào thời tiết, khí hậu, không có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế,
huyện càng không thể thu hút được các nhà đầu tư. Chính vì vậy, việc phát
triển kinh tế của huyện rất cần sự quan tâm, đầu tư, giúp đỡ của Trung ương và
chính quyền địa phương.
Thứ tư, quá trình chuyển biến kinh tế huyện Văn Quan góp phần tạo
công ăn việc làm, nâng cao đời sống của nhân dân. Trong thời kỳ này, cùng với
nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế, công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho
người dân được huyện quan tâm thường xuyên, thông qua các chương trình,
hàng năm huyện tổ chức các lớp đào tạo nghề cho gần 700 lao động, qua đó
đã góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất của người lao động, tạo việc làm khá
ổn định cho 500 lao động mỗi năm: Năm 2001, lao động có việc làm toàn
huyện là 25.600 người; Năm 2005, lao động có việc làm toàn huyện tăng lên
29.398 người; Năm 2010, lao động có việc làm toàn huyện là 29.837 người.
Trên cơ sở đó, đời sống của nhân dân cũng được nâng cao rõ rệt, thu nhập
23