Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo thực tập công nghệ kỹ thuật môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.6 KB, 21 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP
I)

Lí do chọn chuyên đề

Đất nước ta đang trên đà phất triển công nghệp hóa hiện đại hóa, hiện đại hóa đất
nước. Đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, do đó sức khỏe con
người ngày càng được chú trọng và quan tâm đúng cách . Đứng trước tình thế đó,
nhà nước đã đầu tư xây dựng thêm và cải tạo nâng cấp nhiều bệnh viện, trạm y tế
từ trung ương đến địa phương nhằm phục vụ người dân được tốt hơn.Bên cạnh đó,
ngày nay có rất nhiều bệnh viện cỡ nhỏ và vừa do các tổ chức cá nhân xây dựng
lên.
Tuy nhiên song song với việc khám chữa bệnh cho người dân các hoạt động của
bệnh viện cũng thải ra một lượng rất lớn chất thải gây ảnh hưởng đến đời sống của
con người và môi trường.Nước thải bệnh viện là là loại nước thải có chưa nhiều vi
trùng gây bệnh, là loại nước thải có mức ô nhiễm hữu cơ cao. Hiện nay, đa số các
bệnh viện ở Việt nam chưa có hệ thống xử lí nước thải chưa đạt yêu cầu kỹ thuật .
Tại nhiều bệnh viện và các cơ sở y tế, nước thải không được thu gom nên chảy ra
cống thoát nước hay tràn ra các ao hồ , kênh mương xung quanh. Vấn đề này ảnh
hưởng đến sức khỏe của bênh nhân đến khám chữa bệnh cũng như cộng đồng dân
cư trong khu vực . Chính điều này làm cho môi trường nước ở Việt Nam bị ô
nhiễm trầm trọng.
Hiện nay, tại bệnh viện Phòng không không quân nước thải chưa qua xử lí đã xả
trực tiếp vào hệ thống nước thải sinh hoạt của thành phố. Trước đây, nước thải của
bệnh viện Phòng không không quân không hề qua xử lí hóa chất chỉ lắng lọc rồi tự
chẩy tràn ra môi trường, đây chính là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước
mặt, nước ngầm. Từ đó thấy được sự cần thiết của việc xử lý nước thải bệnh viện
để bảo vệ môi trường, em tiến hành nghiên cứu “ Thiết kế hệ thống xử lí nước
thải bệnh viện Phòng không không quân”
II)
1.



Đối tượng, phương pháp nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Nước thải bệnh viện của Viện Phòng Không Không Quân

2.

Địa điểm thực hiện


3.
III)
1.
2.
-

Viện Công nghệ môi trường
Thời gian thực tập : Từ ngày 11/1/2016 đến ngày 1/4/ 2016
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp khảo sát hiện trường
Phương pháp điều tra, phỏng vấn
Phương pháp phân tích
Phương pháp thống kê số liệu
Phương pháp tính toán thiết kế
Phương pháp phân tích chi phí lợi ích
Phương pháp tham vấn
Sử dụng phần mềm đồ họa autocad để thể hiện các công trình trên các bản
vẽ kỹ thuật.
Mục tiêu và nhiệm vụ của chuyên đề
Mục tiêu

Đảm bảo chất lượng nước thải đầu ra của bệnh viện Phòng không không
quân đạt tiêu chuẩn mức B của QCVN 28: 2010/BTNMT.
Nhiệm vụ
Tìm hiểu chung về hiện trạng môi trường của bệnh viện Phòng không không
quân.
Nghiên cứu và đề xuất phương án xử lí nước thải cho Viện phòng không
không quân.
Tính toán thiết kế hệ thống xử lí nước thải bệnh viện phòng không không
quân.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP


1.1.

Giới thiệu về Viện Công nghệ Môi trường
Viện Công nghệ môi trường (Institute of Environmental Technology,
IET) trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
(Vietnam Academy of Science and Technology, VAST) được thành lập
theo Quyết định số 148/2002/QĐ-TTg ngày 30/10/2002 của Thủ tướng
Chính phủ của Chính phủ Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
* Tên cơ quan : Viện Công nghệ môi trường
* Tên cơ quan chủ quản : Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt

Nam
* Tên giao dịch quốc tế: Institute of Environmental Technology
* Tên viết tắt : IET
* Tên cơ quan thành lập : Chính phủ
* Ngày thành lập : 30/10/2002
* Trụ sở chính : Nhà A30, số 18 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy,

thành phố Hà Nội
* Điện thoại: 04.37569136
Fax: 04.37911203
* Website:
1.1.1 Chức năng
Ngày 25 tháng 02 năm 2013, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ
Việt Nam ban hành Quyết định số 210/QĐ-VHL Quyết định ban hành Quy
chế Tổ chức và hoạt động của Viện Công nghệ môi trường. Theo đó, Viện
Công nghệ môi trường là đơn vị sự nghiệp nghiên cứu khoa học trực
thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, có chức năng cơ bản
của Viện Công Nghệ Môi Trường là:
-

-

Triển khai ứng dụng các kết quả nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực công nghệ môi trường phục vụ cho phát triển bền vững ở Việt Nam.
Tham gia tư vấn cho các cơ quan Nhà nước về chính sách bảo vệ môi
trường, quy hoạch bảo vệ môi trường, phát triển các công nghệ bảo vệ môi
trường.
Đào tạo các cán bộ trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và triển khai công
nghệ môi trường.
1.1.2 Nhiệm vụ
a. Nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng và triển khai
- Nghiên cứu những vấn đề khoa học cơ bản nhằm xây dựng cơ sở khoa học
trong lĩnh vực ngăn ngừa và xử lý chất ô nhiễm môi trường;


- Nghiên cứu các công nghệ mới, công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực ngăn
ngừa và xử lý ô nhiễm môi trường;

- Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, các quy trình
công nghệ vào thực tiễn, phục vụ công tác bảo vệ môi trường và phát triển
bền vững
- Triển khai, ứng dụng và chuyển giao các kết quả nghiên cứu, và các quy
trình công nghệ vào thực tiễn, phục vụ công tác bảo vệ môi trường và phát
triển bền vững;
- Triển khai dịch vụ khoa học, công nghệ trong lĩnh vực phân tích, đánh giá,
dự báo, xử lý, cải thiện, quy hoạch môi trường và các lĩnh vực khoa học
khác có liên quan;
- Nghiên cứu xây dựng và ứng dụng các phương pháp phân tích hóa lý và
sinh học phục vụ quản lý và xử lý ô nhiễm môi trường.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ điện hóa môi trường trong sản xuất đời
sống.
- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ thủy sinh học vào công tác bảo vệ môi
trường.
- Nghiên cứu, sản xuất vật liệu, thiết bị đo đạc, thiết bị xử lý … phục vụ
công tác bảo vệ môi trường.
- Phát triển các công nghệ thân thiện với môi trường.
- Xây dựng chính sách, chiến lược bảo vệ môi trường.
b. Nhiệm vụ đào tạo và hợp tác quốc tế:
- Tham gia đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về khoa học và
công nghệ môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan;
- Triển khai hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, phát triển
công nghệ môi trường và các lĩnh vực khác có liên quan.
c. Hệ thống quản lý:
- Quản lí về tổ chức, bộ máy; quản lý và sử dụng công chức, viên chức của
đơn vị theo quy định của nhà nước và của Viện Hàn Lâm Khoa Học và Công
nghệ Việt Nam;
- Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của nhà nước và của
Viện Hàn Lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.

- Quản lý về tài chính, tài sản của đơn vị theo quy định của nhà nước;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Viện giao.
1.1.3. Cơ cấu tổ chức và nhân lực
Viện công nghệ môi trường hiện có 10 phòng nghiên cứu và 4 trung tâm :
- Phòng phân tích độc chất môi trường


- Phòng phân tích chất lượng môi trường
- Phòng công nghệ xử lý nước
- Phòng công nghệ xử lý chất thải rắn và khí thải
- Phòng thủy sinh học môi trường
- Phòng vi sinh vật môi trường
- Phòng công nghệ thân môi trường
- Phòng công nghệ hóa lý môi trường
- Phòng Quy hoạch môi trường
- Phòng Giải pháp công nghệ cải thiện môi trường
- Trung tâm công nghệ môi trường ở TP Đà Nẵng
- Trung tâm công nghệ môi trường tại TP. Hồ Chí Minh
- Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng công nghệ môi trường
- Trung tâm hợp tác Khoa Học và Công Nghệ Việt Nga.
Tính đến tháng 12/2014, Viện công nghệ môi trường có 181 cán bộ, viên
chức, trong số đó có 52 cán bộ trong chỉ tiêu biên chế được giao; 01 GS, 04
PGS, 16 TS, 56 ThS và 79 cán bộ, viên chức có trình độ đại học..Mặc dù còn
nhiều khó khăn nhưng hầu hết cán bộ viên chức của viện rất tích cực, nỗ lực
nghiên cứu khoa học giúp Viện hoàn thành nhiệm vụ.
Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của viện là khá ổn định, hoàn chỉnh và đồng bộ;
lực lượng cán bộ có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực
môi trường. Lực lượng cán bộ trình độ cao luôn là thế mạnh của Viện trong
thời gian qua ( so với các đơn vị nghiên cứu và triển khai cũng như các
trường đại học trong cả nước).

Trong những năm gần đây, Viện luôn luôn quan tâm đến việc đào tạo cán bộ
có trình độ cao khá đông và đều trên hầu hết các lĩnh vực môi trường. Lực
lượng cán bộ trình độ cao luôn là thế mạnh của Viện trong thời gian qua ( so
với các đơn vị nghiên cứu và triển khai cũng như các trường đại học trong cả
nước.
1.2 Phòng công nghệ xử lí chất thải rắn và khí thải
Phòng Công nghệ xử lí chất thải rắn và khí thải là một phòng nghiên cứu
trực thuộc Viện công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm khoa học và công
nghệ Việt Nam.
1.2.1 Nhiệm vụ
- Nghiên cứu xử lí chất thải nguy hại, công nghiệp và y tế.
- Nghiên cứu phương pháp nhiệt phân xử lý chất thải rắn sinh hoạt và công
nghiệp (thiêu đốt, cacbon hóa ở nhiệt độ thấp, công nghệ plasma);


- Nghiên cứu công nghệ tái chế chất thải đô thị, công nghiệp;
- Nghiên cứu công nghệ xử lý khí thải nhà máy luyện kim chế biến tinh bột
sắn và công nghiệp hóa chất;
- Tư vấn, thiết kế và thi công các hệ thống xử lý chất thải nguy hại, y tế,
công nghiệp, đô thị,... và các hệ thống xử lý khí thải công nghiệp;
- Ứng dụng sản phẩm tái chế vào lĩnh vực vệ sinh môi trường.
1.2.2 Phương hướng
1.3 Các dự án, công trình nghiên cứu trong lĩnh vực môi trường

CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP
1. Kế hoạch thực tập
Ngày
Công việc
Ghi chú
11/1/2016 – 17/1/2016

Thu thập tài liệu, khảo sát thực
tế tại bệnh viện phòng không
không quân.
18/1/2016
Đi lấy mẫu nước ở bệnh viện
phòng không không quân.
19/1/2016
Phân tích mẫu nước thải bệnh


20/1/2016 -21/1/2016
22/1/2016
23/1/2016 – 24/1/2016
25/1/2016 – 26/1/2016
26/1/2016 – 27/1/2016

28/1/2016 – 29/1/2016
30/1/2016 – 31/1/2016
1/2/2016 - 2/2/2016
3/2/2016 – 4/2/2016
5/2/2016 – 14/2/2016
15/2/2016 – 21/2/2016

A.

viện với các thông số PH, BOD 5,
COD, TSS, Tổng phót pho, Tổng
nito, NH4, chỉ số coliform.
Tổng hợp kết quả thu thập để
viết báo cáo.

Đi lấy mẫu nước thải ở bệnh
viện phòng không không quân
Nghỉ
Đi lấy mẫu nước thải của bệnh
viện phòng không không quân.
Phân tích mẫu nước thải bệnh
viện với các thông số PH, BOD 5,
COD, TSS, Tổng phót pho, Tổng
nito, NH4, chỉ số coliform.
Tổng hợp kết quả thu thập để
viết báo cáo.
Nghỉ
Đi lấy mẫu nước thải của bệnh
viện phòng không không quân.
Phân tích mẫu nước thải bệnh
viện với các thông số PH, BOD 5,
COD, TSS, TP, TN,
Nghỉ tết âm lịch
Tổng hợp tài liệu và tính toán
các công trình.

Tổng quan về nước thải bệnh viện và công nghệ xử lí nước thải bệnh
viện

Nước thải bệnh viện là một trong những mối quan tâm, lo ngại sâu sắc của các nhà
quản lý môi trường và xã hội vì chúng có thể gây ô nhiễm nghiêm trọng và nguy hiểm
đến đời sống con người.

I ) Nguồn gốc hình thành nước thải



Nước thải bệnh viện bao gồm hai nguồn chính là nước thải y tế và nước thải sinh hoạt.
Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẫu thuật, phòng thí nghiệm và các
khoa trong bệnh viện. Ví dụ : Pha chế thuốc, tẩy khuẩn lau chùi dụng cụ y tế, các mẫu
bệnh phẩm, rửa vết thương bệnh nhân, nước thải từ các phòng phẫu thuật, thí nghiệm.
Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn mầm bệnh, máu và các hóa chất dung môi trong dược
phẩm …
Nước thải sinh hoạt : Sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và
công nhân viên của bệnh viện, từ các nhà vệ sinh giăt giũ, rửa thực phẩm, bát đĩa, từ việc
làm vệ sinh phòng bệnh nhân, từ nước mưa chảy tràn trong khuôn viên bệnh viện vv…
II) Tính chất đặc trưng của nước thải bệnh viện
a) Nước thải y tế

+ Tính chất vật lý:
Màu : Chủ yếu là màu của hóa chất như dung dịch dùng để điều trị bệnh, dặc biệt
trong khu vực phòng mổ, nước thải có màu của máu phát sinh từ quá trình mổ và rửa
các dụng cụ phẫu thuật.
Mùi: Sinh ra trong quá trình thối rữa ác bệnh phẩm có nguồn gốc hữu cơ sót lại do
việc thu gom chất thải không triệt để.
Chất rắn : các loại bệnh phẩm có nguồn gốc hữu cơ còn sót lại như bông, băng, các bộ
phận cơ thể bị bệnh của người bệnh ,… có kích thước nhỏ lẫn trong nước.
+ Tính chất hóa học :
Thành phần hữu cơ: Chủ yếu có trong nước thải là một chất sinh ra trong quá trình
phân rã tự nhiên các chất hữu cơ từ các bệnh phẩm.
Thành phần vô cơ : chủ yếu là thành phần vô cơ có trong các dung dịch thuốc dùng
trong quá trình điều trị.
Thành phần sinh học: Gồm các vi sinh vật, vi khuẩn gây bệnh có sức lan truyền rất
nhanh trong nước.
b) Nước thải sinh hoạt


+ Tính chất vật lý:


Màu : phát sính từ sự phân rã tự nhiên các chất hữu có trong quá trình hoạt động của
con người.
Mùi: Sinh ra trong quá trình thối rữa các loại chất thải sinh hoạt.
Chất rắn: Các loại rác sinh hoạt sót lại do chưa được thu gom triệt để ( bao bì, giấy vệ
sinh…) và các chất rắn lơ lửng khác.
+ Thành phần hóa học:
Thành phần hữu cơ : trong nước thải có các chất cặn bã, các chất hữu cơ hòa tan phát
sinh từ hoạt động của con người : ăn uống, vệ sinh, …
Thành phần vô cơ : gồm độ kiềm, clorua , các kim loại nặng, Nito, Photpho, Lưu
huỳnh, các chất độc. Ngoài ra, còn có các chất hữu cơ khác như Canxi, Natri, Sunfat,

Thành phần sinh học : các vi khuẩn tả, lị, thương hàn.
c. Ảnh hưởng của nước thải bệnh viện
- Ảnh hưởng đến môi trường nước: nước thải bệnh viện gây ra những ô nhiễm đặc
trưng như sự ô nhiễm do khả năng phân hủy sinh học các chất, quá trình tích lũy sinh
học và lan truyền các chất qua chuỗi thức ăn, gây độc tố sinh thái. Vì trong nước thải
bệnh viện, ngoài những dược phẩm có hoạt tính còn có những chất bổ trợ tổ hợp sắc
tố, nhứng chất có hoạt tính còn có những chất bổ trợ tổ hợp sắc tố, nhứng loại thuốc
được bài tiết ra ngoài mà không được cơ thể chuyển hóa.
- Ảnh hưởng đến môi trường không khí: Nhứng chất thải như máu, dịch nước tiểu có
hàm lượng chất hữu cơ cao, phân hủy nhanh nếu không được xử lý đúng tiêu chuẩn,
không chỉ gây bệnh mà còn mùi hôi thối, làm ô nhiễm môi trường không khí xung
quanh.
III ) Các công nghệ xử lí nước thải bệnh viện đã và đang áp dụng
3.1 Một số công nghệ xử lý nước thải bệnh viện điển hình đã và đang được áp dụng ở

nước ngoài là:

+ Công nghệ MBR :


Thiết bị sinh học – màng ( Membrane Bioreactor, MBR) là hệ thống xử lí nước thải
kết hợp quá trình lọc màng ( như vi lọc hay siêu lọc, chủ yếu là màng polymer ) với
quá trình sinh học sinh trưởng lơ lửng.
Trong công nghệ MBR hệ bùn sinh trưởng lơ lửng, các phản ứng sinh hóa như : oxy
hóa sinh học, nitrat hóa, khử nitrat, lên men,…diễn ra giống như các quá trình sinh
học thông thường khác. Nước sau xử lí được tách sinh khối bằng hệ thống lọc màng
với kích thước màng dao động khoảng 0.1 – 0.4 micromet. Công nghệ MBR có 2
dạng chính: MBR kiểu đặt ngập màng trong bể xử lý và kiểu MBR kiểu màng đặt
ngoài. Ở nước ngoài, không chỉ MBR kiểu đặt ngập màng trong nước mà các nghiên
cứu về MBR kiểu màng đặt ngoài cũng được nghiên cứu triển khai.
Sơ đồ công nghệ điển hình sử dụng MBR ngập nước trong xử lý hiếu khí được thể
hiện dưới hình thức dưới đây:
Hình 1: Quá trình MBR

Nước thải đã sử lý

Tách rác

Nước thải

Lắng cát

Tiền xử lý

Bể sục khí
Không khí


Mô đun màng
Bùn

Bùn

Xử lý bùn
Ưu điểm :
-

-

Chất lượng nước xử lý đật hiệu quả cao và luôn ổn định có thể đáp ứng được yêu
cầu tái sử dụng;
Rất nhỏ gọn tốn ít mặt bằng xây dựng : Do có thể nâng nồng độ bùn hoạt tính
( MLSS) lên đến 10.000 – 15.000 mg/l gia tăng khả năng xử lý cơ chất, hạn chế
bùn thải, vì vậy có thể giảm thể tích bể sục khí nhiều lần; không cần bể lắng thứ
cấp ( thường thời gian lưu khoảng 3h), bể lắng cát, bể khử trùng;
Lượng bùn sinh ra thấp ( 0.22 – 0.33 kg MLVSS/kg BOD5);


-

Năng lượng tiêu hao ít;
Không cần khử trùng bằng hóa chất, do đó không sinh ra các hợp chất clo độc hại:
Do màng lọc với kích thước lỗ phù hợp có thể lọc được vi sinh vật;
Có thể xử lý đồng thời hữu cơ và nitơ, giảm phát thải khí nhà kính và bùn sinh ra;
Dễ dàng mở rộng và nâng cấp các hệ thống xử lý cũ.

Nhược điểm :
-


Hiện tượng bít tắc màng làm tăng trở lực và áp suất thẩm thấu qua màng, do đó
làm giảm tôc độ lọc theo theo thời gian vận hành;
Giá thành màng lọc còn cao.

+ Công nghệ xử lý nước thải của tập đoàn ISEA ( Cộng Hòa Pháp)
Công nghệ xử lý nước thải của tập đoàn ISEA ( Cộng Hòa Pháp ) là một thiết bị
xử lý nước thải tại chỗ rất linh hoạt. Hệ thống này được thiết kế với mục đích xử
lý nước thải cho các khu vực có quy mô tương đương khu dân cư 100 -150 người.
Với kiểu dáng thiết kế dân dụng, thiết bị này có thể lắp đặt phù hợp với hầu hết
các khu dân cư và là giải pháp kiểm soát ô nhiễm lý tưởng cho các cộng đồng nhỏ
và các khu vực cộng đồng nằm xa hệ thống thoát nước. Thiết bị xử lý nước thải
này với công suất trung bình 20 m3/ngđ thường được ứng dụng cho xử lý nước thải
bệnh viện. Thiết bị bao gồm một mô đun FRP, được chia thành nhiêu Thiết kế dựa
theo nguyên lý xử lý nước thải thứ cấp bằng bùn hoạt hóa, mở rộng quá trình
thông khí và được lắp kèm theo một số thiết bị khác như ngăn dầu, mỡ hoặc bể
phốt và tấm lọc.
Ưu điểm: Thiết bị có thể lắp đặt ở bên trên hoặc ngầm dưới đất. Thiết bị này cũng
dễ dàng vận chuyển và lắp đặt tại bất cứ địa điểm nào. Do đó công việc lắp đặt
được giảm tối thiểu tối đa. Đây cũng là thiết bị thân thiện với môi trường, được
chế tạo từ các vật liệu bền và chịu lực rất tốt nhằm đảm bảo nước thải không bị rò
rỉ và thấm ra bên ngoài. Thiết bị này đồng thời cũng kiểm soát tuyệt đối mùi hôi
và các vấn đề về vệ sinh khác thường xảy ra với các hệ thống xử lý nước thải
khác.
Nhược điểm: Chi phí cho công nghệ này rất cao, chỉ riêng phần đầu tư thiết bị đã
là 1200- 1500 USD/m3/ngày cao gấp hơn nhiều chi phí đầu tư trung bình ở Việt
Nam. Nếu tính cả chi phí phần xây dựng các bể phụ trợ, vận chuyển và lắp đặt thì
tổng chi phí đầu tư còn cao hơn nữa.
+ Công nghệ JOHKASOU – Nhật Bản:



Johkasou của Kubota là một hệ thống hợp khối thu gọn của các quy trình xử lí
nước thải đi kèm với những công nghệ xử lý nước tiên tiến, có thể cung cấp tính
năng xử lý nước tiên tiến với thời gian xây dựng ngắn. Nhờ đó johkasou đang phát
huy thế mạnh ở các khu vực dân cư phân tán như các nhà máy, bệnh viện, khu
phát triển nhà ở.
Johkasou là hệ thống giúp nhanh thanh lọc nước thải thông qua quá trình xử lý
nhờ các vi sinh vật kị khí và hiếu khí nhằm loại bỏ BOD và các hợp chất hữu cơ,
vô cơ, vi khuẩn độc hại khác có trong nước thải. Công nghệ xử lí cơ bản của
Johkasou là sử dụng màng lọc khuẩn theo hướng không gian nhằm tăng bề mặt
tiếp xúc nước thải với các vi sinh vật đặc hiệu.
Ưu điểm:
- Hệ thống gọn nhẹ, độ bền cao, sử dụng an toàn – theo tiêu chuẩn Nhật Bản.
- Thể tích của hệ thống Johkasou chỉ bằng 70% thể tích của bể tự hoại cho cùng
một số người sử dụng.
- Vị trí lắp đặt: Bên ngoài tòa nhà hoặc gara xe, được chôn ngầm dưới đất, không
tốn về diện tích
- Lắp đặt dễ dàng, thời gian lắp đặt ngắn.
- Bùn lắng được thu gom triệt để.
- Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn Nhật Bản – Cao hơn tiêu chuẩn TCVN 6772 –
2000 và TCVN 14/2008/ BTNMT.
Nhược điểm:
-Chi phí vận hành cao
2.2.
Hiện trạng các công nghệ xử lý nước thải bệnh viện ở trong nước.
Theo thống kê báo cáo của các địa phương gửi về Cục Quản lý môi trường y tế về
xử lý nước thải y tế, hiện mới chỉ có khoảng 54% các bệnh viện có hệ thống xử lý
nước thải y tế. Trong số các bệnh viện có nước thải y tế thì bệnh viện tuyến trung
ương chiếm 73%, tuyến tỉnh là 60% và tuyến huyện là 45%. Ngoài ra, thống kê
cũng cho biết 95% bệnh viện thực hiện phân loại, thu gom chất thải rắn y tế nguy

hại hàng ngày. Trong công tác quản lý chất thải bảo vệ môi trường trong các cơ sở
y tế hiện nay vẫn còn nhiều khó khăn. Đầu tiên là kinh phí đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý chất thải y tế còn thiếu trong khi nhu cầu dầu tư để xây dựng, cải tạo
các hệ thống xử lý chất thải y tế rất lớn. Nhiều hệ thống xử lý chất thải xuống cấp,
quá tải cần được đầu tư xây dựng mới đồng thời giá thành của một hệ thống xử lý
chất thải rất cao. ( Nguồn: Công ty môi trường Thảo Nguyên Xanh, 2014).
Qua điều tra khảo sát các bệnh viện trên toàn quốc, hiện nay ở Việt Nam có thể
phân ra các nhóm công nghệ xử lý nước thải bệnh viện như sau:


-

Công nghệ bùn hoạt tính trong bể aeroten truyền thống;
Công nghệ bùn hoạt tính có kết hợp giá thể sinh học;
Công nghệ bùn họa tính hoạt động theo mẻ (SBR)
Công nghệ AAO kết hợp quá trình yếm khí và hiếu khí, công nghệ
Công nghệ lọc sinh học có cấp khí cưỡng bức và cấp khí tự nhiên;
Công nghệ ao sinh học ổn định, cánh đồng tưới ( wetland )

+ Nhóm thứ nhất và thứ hai: Công nghệ bùn hoạt tính phần lớn được xây dựng
những năm 1995 đến năm 2005. Công nghệ này dựa trên sự phân hủy các chất hữu cơ
bằng vi sinh vật trong các bể thổi khí ( hay được gọi là bể aerotank) có sự tuần hoàn
khối vi sinh vật ( bùn hoạt tính ). Tùy theo kết cấu các hạng mục có thể tách rời hoặc
liền khối. Công nghệ bùn hoạt tính tuần hoàn đươc áp dụng tại nhiều bệnh viện, ví dụ:
Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện đa khoa Sơn La, Bệnh viện A Thái Nguyên,..

Nước thải

Lắng I


Bể điều hòa

Lắng II

Vật liệu lọc

Khử trùng

Nước sau xử

Bùn
Bùn
Nước tách bùn

Xử lý bùn
Bùn thải
Máy thổi khí

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng bùn hoạt tính tuần hoàn
Nhóm công nghệ thứ ba: Bản chất của nó là các công đoạn nạp nước thải, sục khí, lắng
gạn bùn hoạt tính và tuần hoàn bùn đều nằm trong một thiết bị. Ưu điểm của công nghệ
này là chiếm ít diện tích. Nhưng nhược điểm của nó là vận hành phức tạp và cần có hệ
thống điều khiển tự động cao. Ở Việt Nam rất hạn chế sử dụng công nghệ này cho việc
sử lý nước thải. Hiện nay bệnh viện đa khoa Hưng Yên công nghệ này được triển khai
ứng dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động không lâu, hệ thống đã bộc lộ nhược
điểm và ngừng hoạt động.
Nướcthải
thải
Nước


Bểđiều
điềuhòa
hòa
Bể

LắngI I
Lắng

Đệm
vi sinh
Đệm
sinh
học

MáyMáy
thổithổi
khí khí

LắngIIII
Lắng

Khửtrùng
trùng Nước
Nướcsau
sauxử
xửlýlý
Khử


Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải bằng lọc sinh học ngập nước có thổi khí

Nhóm công nghệ thứ 4: - Công nghệ AAO, những năm gần đây, từ năm 2010 đến nay đã
bắt đầu được ứng dụng ở Việt Nam. Ưu điểm của công nghệ là quan tâm đến việc xử lý
N, P. Bản chất của nó dựa trên nguyên lý phân hủy các chất hữu cơ và các chất dinh
dưỡng bởi các vi sinh vật yếm khí và hiếu khí. Công nghệ này có thể áp dụng tốt để xử lý
nước thải có hàm lượng nitơ và phốt pho cao. Ở một số bệnh viện như bệnh viện Từ Dũ,
Bệnh viện Chợ Dẫy ở thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Đống Đa Hà Nội đã ứng dụng
công nghệ nhập khẩu từ Nhật Bản.
Ưu điểm : Có thể lắp đặt ngầm dưới đất nên rất phù hợp với khu vực gần khu dân cư.
Nhược điểm :
- Chi phí đầu tư rất cao, gấp 4- 5 lần các công nghệ khác.
- Chi phí bảo dưỡng thay thế cũng rất cao
Phát triển theo hướng công nghệ này có nhóm kỹ thuật của viện Khoa học Và Kỹ
thuật môi trường, Đại học xây dựng nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ
BASTAF. Nhưng khó khăn chính là nằm ở việc chế tạo phần thân vỏ thiết bị hợp
khối.
Nhóm công nghệ thứ năm: ứng dụng khả năng phân hủy chất hữu cơ và chất dinh
dưỡng bởi các vi sinh hiếu khí vật bám dính trên vật liệu đệm sinh học. Không khí được
cấp vào thiết bị từ dưới đáy thổi ngược lên, ngược chiều với các giọt nước thải đươc tưới
từ trên xuống
Thiết bị lọc sinh học nhỏ giọt

Ưu điểm: Công nghệ này rất ổn định, càng hoạt động lớp màng sinh học càng lớn, xử lý
càng hiệu quả. Ngoài ra, thiết bị ở dạng tháp cao, kín nên hạn chế mùi hôi. Tuy nhiên ở
Songthiết
chắnbị
ráclọc sinh học cấp khí bằng máy thổi khí thường gây ồn và đặc biệt khi mất
các
Nước xử lý
Lắng
điện thì ảnh hưởng đến khối vi sinh. Có thể đưa ra các ví dụ như Bệnh viện Đa khoa tỉnh

Kontum,
Bể điều hòa
Bệnh
kếtviện
hợp tỉnh
xử lý Ninh
yếm khí
Bình…
và lắng sơ bộ
Nước thải
Khử trùng

Nước hồi lưu

Không khí (đối lưu)

Bùn
Xử lý bùn

Bùn thải


Nhóm công nghệ thứ sáu: có thể ứng dụng có hiệu quả ở những bệnh viện có diện tích
đất đai lớn, đất đai có độ xốp, độ dốc. Theo nhóm công nghệ này chi phí đầu tư và vận
hành thấp nhất. Tuy nhiên, theo nhóm công nghệ này công việc xử lý không đảm bảo
chất xử lý, không điều khiển được. Tại các bệnh viện không đủ kinh phí nhưng có diện
tích lớn thì cách duy nhất là nước thải nên được giảm thiểu ô nhiễm ở các ao sinh học.
Các nhóm công nghệ xử lý nước thải bệnh viện nêu trên ứng dụng các quá trình khác
nhau. Nếu kiểm soát tốt quá trình công nghệ thì các công nghệ đều xử lý tốt nước thải,
tuy nhiên ở Việt Nam có nhiều yếu tố không thuận lợi như nguồn điện không ổn định,

năng lực vận hành công nghệ yếu, khinh phí eo hẹp, ít quỹ đất khiến việc lựa chọn công
nghệ thích hợp trở nên khó khăn hơn. Do đó, việc nghiên cứu lựa chọn công nghệ xử lý
nước thải bệnh viện là việc rất quan trọng.
B. Tổng quan về Viện Y Học Hàng Không
1. Vị Trí

Viện y học hàng không nằm tại quận Thanh Xuân một quận trung tâm của thành
phố Hà Nội.
Địa chỉ : 225 Trường Chinh, Phường Khương Mai, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
1.1 Quy mô bệnh viện
Tiền thân của Viện là Bệnh viện Phòng Không – Không quân, được thành lập ngày
2/7/1969 trên cơ sở đội điều trị và khoa Không quân (A6) thuộc Bệnh viện 108.
Ngày 20/5/2004, Bộ Tư lệnh Quân chủng ký quyết định công nhận ngày
15/01/1970 là ngày thành lập Bệnh Viện Phòng không Không quân. Trong quá
trình xây dựng và trưởng thành, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách


mạng mới, ngày 4/7/2001 Bộ quốc phòng ban hành quyết định số 429/QĐ-TM
nâng cấp Bệnh viện Phòng không Không quân thành Viện Y học Hàng không.
Viện YHHK là viện nghiên cứu có giường bệnh có chức năng nhiệm vụ : huấn
luyện, nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên ngành YHHK và bệnh nghề nghiệp ;
khám bệnh, cấp cứu, tiếp nhận điều trị cho cán bộ, chiến sỹ trong Quân chủng PKKQ và nhân dân khu vực đóng quân; giám định sức khoẻ phi công, khám tuyển tạo
nguồn học viên lái máy bay quân sự; chỉ đạo công tác tuyến. Mới đây, Viện được
Cục hàng không dân dụng ký quyết định công nhận thêm chức năng khám tuyển và
giám định sức khoẻ cho phi công thương mại và nhân viên công tác trên không.
Viện đã và đang khai thác có hiệu quả các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, triển
khai thực hiện thành công các kỹ thuật cao như phẫu thuật nội soi, phẫu thuật mắt
theo phương pháp Phacô, điện tim gắng sức, nội soi tiêu hoá truyền hình, chụp cắt
lớp vi tính, siêu âm ba chiều, máy đo thích ững tối, điện não vi tính, nội soi TMH,
hồi sức cấp cứu trung tâm, hệ thống chống nhiễm khuẩn bệnh viện…

Cơ cấu tổ chức bao gồm:
Ban giám đốc :
Giám đốc: Tiến sỹ, bác sỹ Chuyên khoa cấp II Lê Tiến Hải
Chuyên ngành: Phẫu thuật Ngoại khoa.
2. Chính ủy: Đại tá, phi công cấp I Phan Tiến Việ
3. Phó giám đốc y vụ: Bác sỹ chuyên khoa cấp II Dương Văn Đán
Chuyên ngành: Hóa sinh y học
4. Phó giám đốc chuyên môn: Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Minh Hải
Chuyên ngành: Thần kinh tâm lý
Các khoa và phòng
1.



Khoa chuẩn đoán hình ảnh : Bác sỹ chuyên khoa II : 01; Bác sỹ CK I : 01;
Bác sỹ đa khoa : 01 và các điều dưỡng viên



Khoa Mắt – Răng Hàm mặt: Bác sỹ chuyên khoa II: 4; Bác sỹ chuyên khoa
I: 1; Bác sỹ đa khoa:1 và các điều dưỡng viên.
Khoa hồi sức cấp cứu: Toàn khoa có 6 bác sỹ; trong đó có 4 bác sỹ chuyên
khoa cấp I, 3 thạc sỹ, 1 bác sỹ đa khoa ; và các điều dưỡng viên.




Khoa nội chung: Toàn khoa có 6 bác sỹ; trong đó có 1 bác sỹ chuyên khoa
cấp II,1 thạc sỹ, 1 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 3 bác sỹ đa khoa ; 1 cử nhân
điều dưỡng và các điều dưỡng viên.

• Khoa nôi truyền nhiễm – Bệnh nghề nghiệp: Toàn khoa có 07 bác sỹ; trong
đó có 01 bác sỹ chuyên khoa cấp II, 01 thạc sỹ, 02 bác sỹ chuyên khoa cấp I,
03 bác sỹ đa khoa ; 01 cử nhân điều dưỡng và các điều dưỡng viên.
• Khoa xét nghiệm : Toàn khoa có 07 bác sỹ; trong đó có 01 bác sỹ chuyên
khoa cấp II, 01 thạc sỹ, 02 bác sỹ chuyên khoa cấp I, 03 bác sỹ đa khoa ; 01
cử nhân điều dưỡng và các điều dưỡng viên.
• Khoa nội y học cổ truyền: Bác sỹ CKI: 02, Thạc sỹ: 01, Bác sỹ đa khoa : 01,
Điều dưỡng: 07
• Phòng tổ chức :
• Phòng kế hoạch tổng hợp
• Phòng hành chính quản trị
Với với quy mô 250 giường bệnh nội trú tính đến năm 2030 và hơn 200 cán bộ
công nhân viên bao gồm bác sĩ chuyên khoa cấp I, Thạc sĩ, Bác sĩ, Dược sĩ, một
số đại học khác.
II. Hiện trạng nước thải của Viện Y Học Hàng Không
2.1 Thành phần và tính chất nước thải
Bảng tổng hợp kết quả phân tích ngày 21/1/2016
*Phân tích NH4+ ( Theo phương pháp natri nitroprusiat )
Quy trình: Dùng bình định mức 25 ml
- Lấy 20 ml mẫu thực vào bình 25 ml
- Cho 2ml dd thuốc thử 1
- Cho 2ml dung dịch thuốc thử 2
Định mức đến vạch 25 ml. Để sau ít nhất 60 phút sau đó đem so màu ở bước
sóng 655 nm.
Cách tiến hành :
Mẫu pha loãng f = 100 lần.
- Lấy 1ml mẫu vào bình định mức 25ml f = 25 lần
- Lất 5ml mẫu vào bình định mức 25 ml f = 4 lần
- 2ml dd thuốc thử 1
- 2 ml dd thuốc thử 2

- Định mức đến vạch 25 ml. Để sau ít nhất 60 phút sau đó đem so màu ở bước
sóng 655 nm.
Kết quả :



AbS = 0.636 .
Đường chuẩn là y = 1.2936 x + 0.003
Suy ra nồng độ Cđo = 0,489 mg/l
Cmẫu = Cđo. f = 0.489 . 100 = 48,9 mg/l

*Phân tích NO3 –
Cách tiến hành:
- 1ml mẫu vào cốc 50ml
- Thêm 1ml Natrixalyxilat
- Đun cách thủy đến cạn trắng
- Cho 1ml H2SO4 đặc để khoảng 10 phút
- Cho 10 ml kiềm EDTA
- Định mức đến 25 ml. Sau đó đem đi so màu ở bước sóng 410 nm.
Kết quả:
AbS = 0.004
Đường chuẩn y = 31.886 x – 0.4102
Suy ra nồng độ Cđo = 0.013 ( mg/l)

*Phân tích COD ( theo phương pháp K2Cr2O7 )

Cách tiến hành :
• Phá mẫu
+ Chuẩn bị ống đun sạch có tráng nước cất 2 lần, để khô.
- 2 ml mẫu

- 1ml dd K2 Cr2O7/ HgSO4
- 3 ml dd AgSO4/ H2SO4


+ Đậy nắp chặt, lau khô
+ Bật bộ phá mẫu COD gia nhiệt đến 1500C
+ Chuẩn bị mẫu trắng lặp lại các bước như trên thay bằng nước cất
+ Đặt ống nghiệm đựng mẫu và phá mẫu COD, để 1500C trong 2h
+ Nguội tới 1200C, lắc đều, đảo ngược ống nghiệm, cho nguội ở nhiệt độ phòng.
• Chuẩn độ
+ Chuyển toàn bộ vào bình tam giác ( tráng rửa sạch ống nghiệm) và thêm
nước cất đến khoảng 50 ml
+ Thêm 2-3 giọt chỉ thị ferolin
+ Tiến hành chuẩn độ bằng muối Mord, khi dung dịch chuyển từ màu xanh
sang màu đỏ thì dừng lại, ghi thể tích tiêu tốn Vm.
+ Làm song song với mẫu trắng , ghi thể tích tiêu tốn là Vmt
+ Chuẩn độ lại muối Morh bằng cách
- 1ml K2Cr2O7
- 9ml H2SO4 4M
• Kết quả
Vmt : Thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu trắng sau khi phá mẫu là Vmt = 2.01
(ml)
Vm : Thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu trắng sau khi phá mẫu là Vm = 1,61
(ml)
VMorh : Thể tích muối Morh chuẩn độ mẫu trắng sau khi phá mẫu là VMorh =
2,1 (ml)
COD = = . 0,24. 8.1000 = 365,7 (mg/l)


Phân tích BOD5 ( Đo bằng máy )

DO1 = 0,83 mg/l
DO5 = 5,95 mg/l
BOD5 = DO1 – DO5

Thành phần và tính chất của nước thải viện y học hàng không ( ngày
21/1/2016 )
STT
Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng
Đơn vị đo
Nồng độ
1
PH
7.99
2
Cặn lơ lửng
mg/l
110
3
Nhu cầu oxi sinh hóa ( BOD5)
mg/l
100


4
Nhu cầu oxi hóa học ( COD)
mg/l
365,7
5
Amoni ( Tính theo N )
mg/l

48,9
6
NO3
mg/l
0.013
7
Photphat ( tính theo P )
mg/l
10
8
Tổng Colifom
MPN/100ml
1,3.10-5
Thành phần và tính chất của nước thải viện y học hàng không ( ngày
17/2/2016 )
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng
PH
Cặn lơ lửng
Nhu cầu oxi sinh hóa ( BOD5)
Nhu cầu oxi hóa học ( COD)

Amoni ( Tính theo N )
NO3 Photphat ( tính theo P )
Tổng Colifom

Đơn vị đo
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Nồng độ
7.83
119
120
511,4
56
0.013
10
1,31.10-5

Tiêu chuẩn nước thải y tế (QCVN 28:2010/BTNMT)
STT
1
2
3
4
5

6
7
8

Chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng
PH
Cặn lơ lửng
Nhu cầu oxi sinh hóa ( BOD5)
Nhu cầu oxi hóa học ( COD)
Amoni ( Tính theo N )
Nitrat ( Tính theo N)
Photphat ( Tính theo P)
Tổng Colifom

Đơn vị đo

mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
MPN/100ml

Giá trị C
A
6,5 – 8,5
50
30
50

5
30
6
3000

B
6,5 – 8,5
100
50
100
10
50
10
5000




×