Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Phát huy tính tích cực trong xây dựng nề nếp lớp học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.45 KB, 16 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm
MỘT SỐ BIỆN PHÁP TÍCH CỰC TRONG CÔNG TÁC XÂY DỰNG
NỀ NẾP LỚP HỌC ĐẠT HIỆU QUẢ CAO.
A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI:
Sinh thời, Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã từng nói rằng: “ Con
trẻ là cái mầm, cái búp của cả dân tộc. Con trẻ có được nuôi dưỡng, giáo dục hẳn
hoi thì dân tộc mới có thể tự cường, tự lập” ( trích “ Trẻ em Việt Nam”- Hồ Chí
Minh 1942). Cũng bởi vậy mà, cho dù bất kì giai đoạn cách mạng nào, Đảng và
Nhà nước ta cũng đã hết sức quan tâm đến thế hệ trẻ thơ. Toàn xã hội luôn đề cao
đến việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em, coi đây là sự nghiệp cao quí đối với các chủ
nhân của tương lai đất nước. Hơn ai hết, chúng ta, những nhà giáo dục phải xác
định được mục đích to lớn đó của sự nghiệp trồng người. Phải làm sao để mỗi ngày
đến trường đối với các em thật sự là một ngày vui. Các em thích học, thích chơi,
thích tham gia tất cả các hoạt động một cách tích cực, tự giác và có ý thức cao.
Làm thế nào để các em thấy trường học, lớp học của mình như là ngôi nhà thứ hai
của các em vậy.
Học sinh tiểu học chúng ta như tờ giấy trắng thể hiện trên đó một bức tranh
đẹp hay vấy bẩn lên nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tổ. Tuy nhiên vai trò quan
trọng nhất, tiếp xúc với các em nhiều nhất và ảnh hưởng lớn nhất đến các em vẫn
là giáo viên chủ nhiệm lớp. Nói thế để chúng ta thấy được sự cần thiết trong việc
thiết lập cho mình những kĩ năng trong công tác chủ nhiệm của người giáo viên
tiểu học.
Công tác chủ nhiệm lớp là một vấn đề không mới nhưng nó luôn luôn cần sự
đổi mới nhằm đuổi kịp với sự phát triển như vũ báo của xã hội hiện đại. Giáo viên
chủ nhiệm có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách học sinh và các
phong trào hoạt động của một tập thể lớp. Để có một tập thể vững mạnh, tiêu biểu
trong nhà trường là điều mong ước của tất cả những ai làm công tác chủ nhiệm.
Nhưng điều này hoàn toàn không hề dễ. Chúng ta ai cũng biết rằng mỗi tập thể
học sinh là mỗi mảnh ghép trong một bức tranh toàn cảnh của tập thể lớn nhà
trường. Mỗi tập thể lớp có một không gian, một sắc màu riêng. Mỗi tập thể lớp có


những thế mạnh, có những điểm yếu khác nhau nhưng đều chịu tác động bởi mục
tiêu giáo dục chung của nhà trường. Điều đó muốn nói rằng vai trò quyết định cho
sự thành bại của một tập thể lớp vững mạnh hay không nó phụ thuộc không nhỏ
vào năng lực và nghệ thuật của người chèo lái con đò đó – người giáo viên chủ
nhiệm. Chúng ta phải làm sao để có một lớp học ổn định về nề nếp, tiêu biểu về
học tập, học sinh chăm ngoan, các em luôn tự tin, tự trọng, tự giác và tự chịu trách
nhiệm trong học tập cũng như mọi hoạt động giáo dục.
II. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Phải nói rằng sự nghiệp đổi mới đất nước đã có những thành quả vĩ đại, kì
diệu, những mơ ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh, lí tưởng của dân tộc, của Đảng đã
và đang trở thành hiện thực đó là “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Chúng ta có quyền tự hào vì đã có những đóng góp không nhỏ vào
1


sự nghiệp chung của nhân loại. Song, chúng ta cũng phải tỉnh táo mà nhận diện
rằng chưa bao giờ chúng ta gặp những khó khăn, thách thức phức tạp như hiện nay.
Thời cơ là vô cùng thuận lợi, thách thức cũng vô cùng khó khăn do những yếu tố
chủ quan và khách quan đem đến. Có thể thấy chưa bao giờ thế hệ trẻ được sống
và phải sống trong sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu, giữa tích cực và tiêu cực,
giữa thiện và ác, giữa giá trị vật chất và tinh thần, giữa trách nhiệm và quyền lợi...
như ngày nay. Chính bối cảnh ấy cũng cần các thế hệ lớn tuổi, những người có
trách nhiệm với thế hệ trẻ và dân tộc phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong giáo
dục. GVCN phải là người có trách nhiệm đầu tiên nghiên cứu thực trạng, xác định
nội dung, các biện pháp, hình thức, lên kế hoạch và tổ chức sự phối hợp liên kết
các lực lượng xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, thiết lập quan hệ tốt đẹp
nhằm phát huy những yếu tố tích cực, hạn chế tối đa những ảnh hưởng tiêu cực đến
quá trình giáo dục thế hệ trẻ
Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, cụ thể là hai năm học gần đây
năm học 2014-2015 và 2015-2016 tôi đều làm công tác chủ nhiệm các em lớp 4,5.

Điều mà tôi quan tâm nhất vẫn là Xây dựng nền nếp lớp học thật tốt để qua đó giáo
dục các em tổng thể toàn diện về kiến thức và kĩ năng trong học tập. Thú thật ban
đầu rất bế tắc và khó khăn trong việc xây dựng, hình thành một tập thể lớp học có
nề nếp tốt. Tôi đã rất trăn trở, tìm đủ mọi biện pháp, áp dụng luôn vào trong công
tác chủ nhiệm của mình . Và rồi, với lòng nhiệt huyết, yêu nghề, yêu học sinh tôi
đã luôn học hỏi những người đi trước, tôi đã thành công trong lĩnh vực này. Bằng
những kinh nghiệp đúc rút ra được từ những thành công trong công tác của mình,
tôi mạnh dạn viết ra những kinh nghiệm của mình về “ Một số biện pháp tích cực
trong công tác xây dựng nề nếp đạt hiệu quả cao”.
II.PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
1.Đối tượng nghiên cứu.
Tập thể lớp 4B, 5A của tôi chủ nhiệm trong năm học 2014-2015 và năm học
2015-2016.
2. Phạm vi nghiên cứu.
Các biện pháp tích cực trong công tác xây dựng nề nếp lớp học cho học sinh
lớp 4, 5 thông qua các giờ học chính khóa, các tiết sinh hoạt lớp, chào cờ, các hoạt
động ngoại khóa trong hai năm học trước ( 2014-2015 và 2015-2016)
III. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Mục đích nghiên cứu.
- Xây dựng một nề nếp trật tự kỉ luật, nề nếp tự quản.
- Xây dựng nề nếp học tập tích cực để các em có khả năng tự nhận xét, đánh
giá nhau qua năng lực học tập, từ đó giúp nhau cùng tiến bộ.
- Xây dựng nề nếp hành vi đạo đức cho học sinh thông qua các hình thức thi
đua và rèn luyện.
Từ
đó, nâng cao hiệu quả giảng dạy và chủ nhiệm lớp cho bản thân.
- Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúc kết
thành kinh nghiệm của bản thân.
- Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
công tác chủ nhiệm.

2


- Nhận được những lời góp ý nhận xét từ cán bộ quản lý nhà trường, và từ
đồng nghiệp để tôi phát huy những mặt mạnh của mình và khắc phục những hạn
chế để hoàn thiện hơn.
- Rèn luyện tinh thần năng động, giữ lửa lòng say mê, sáng tạo, cố gắng học
tập, cải tạo mình để theo kịp sự tiến bộ của thời đại.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
- Tìm hiểu những cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, những thuận lợi và khó khăn
của việc giáo dục học sinh.
- Tìm hiểu về thực trạng và nguyên nhân dẫn đến học sinh còn vi phạm các
lỗi.
- Đưa ra một số biện pháp giáo dục học sinh.
- Rút ra kết luận và bài học kinh nghiệm.
- Nêu lên được ý nghĩa tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm đối với học
sinh .
- Tìm hiểu những phương pháp hay, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và đối tượng
học sinh nhằm giáo dục và đào tạo các em thành con người phát triển toàn diện:
+ Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt các mặt đạo đức theo tấm gương Hồ
Chí Minh .
+ Học sinh hứng thú, tích cực tham gia các hoạt động học tập, phong trào, ...
+ Học sinh có tiến bộ trong học tập cũng như rèn luyện nề nếp tốt cho bản thân
+ Học sinh biết thương yêu, thân thiện với nhau.
+ Thực hiện tốt “Lớp học thân thiện học sinh tích cực”.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Việc nghiên cứu thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh

- Phương pháp tìm tòi.
- Phương pháp giáo dục cá nhân.
Phương pháp quan sát: : Quan sát thực tế việc giáo dục của giáo viên, việc
thực hiện của học sinh.
- Phương pháp trải nghiệm thực tế.
V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Giúp người GV chủ nhiệm lớp có điều kiện gần gũi với HS, hiểu HS hơn để
từ đó giáo dục các em về đạo đức tư cách người học sinh ngày càng tốt hơn.
HS không còn tâm lí ngại gần gũi, ngại tiếp xúc với GV chủ nhiệm lớp, tạo điều
kiện để HS phát huy tối đa những khả năng vốn có của mình trong học tập cũng
như trong mọi hoạt động của lớp, của đội và của trường.
Giúp giáo viên thiết lập các kĩ năng thiết cần ttrong công tác chủ nhiệm lớp.
VII. GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Nếu vận dụng tốt các biện pháp này sẽ xây dựng tốt nề nếp lớp học cho HS,
giúp cho việc dạy học có hiệu quả hơn.
B. PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ KHOA HỌC:
1. Cơ sở lý luận:
3


Tiểu học là cấp học đặt nền tảng của hệ thống giáo dục, là cấp học tạo
những cơ sở cơ bản đầu tiên bền vững cho các em học các bậc học trên. Chính vì
vậy mà đòi hỏi người giáo viên phải có kiến thức sư phạm cao đặc biệt là công tác
chủ nhiệm lớp mới nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, trình độ từng đối tượng
học sinh trong lớp để có hướng giảng dạy và giáo dục đạt kết quả phù hợp với yêu
cầu đổi mới của đất nước, đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đề ra.
Không giống như cấp Trung học phổ thông hay các cấp học khác, người
giáo viên chủ nhiệm ở tiểu học có rất nhiều nhiệm vụ, vừa là người truyền đạt kiến
thức cho các em học sinh vừa là người giáo dục đạo đức cho các em. Giáo viên chủ

nhiệm đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học
sinh của một lớp và có thể nói gắn bó nhiều hơn với học sinh so với gia đình các
em.
Các em học sinh tiểu học được ví như tờ giấy trắng dễ vẽ, nhưng cũng dễ bị
nhuốm màu nếu không được giáo dục đúng cách. Do đó không thể phủ nhận vai
trò của người giáo viên chủ nhiệm. Là người gieo mầm cho sự hạt đâm chồi, nảy
lộc, và chăm sóc nó lớn lên hàng ngày. Theo dõi uốn nắn và giúp đỡ cho các em.
Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người
giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người
thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo, phải nắm được đường lối quan
điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt
động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn. Đó là tránh nhiệm,
nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh.
Cứ mỗi mùa hè đến, đồng nghĩa với một năm học lại khép lại, đến năm học
mới giáo viên chủ nhiệm lại được sự phân công giảng dạy lớp mới. Với bản thân
có thể nói rằng rất mừng vi mình đã hoàn thành xong một năm học, mình đã cống
hiến cho mái trường thân yêu.Nhưng lại lo bởi sẽ lại làm quen với những em học
sinh mới, với nhiều gương mặt với tính cách và tâm lý khác nhau.Làm sao cho các
em cùng học tập và vui chơi nhưng có kết quả tốt.
Điều thuận lợi mà bản thân có được chính là vì tôi đã theo chủ nhiệm khối
ngay từ lớp 1 nên phần nào hiểu được tâm lý của lứa tuổi các em. Vấn đề đặt ra
cho tôi bây giờ là từ thực trạng của lớp tôi phải làm sao để chính các em luôn cảm
thấy ở tôi sự mới lạ, không nhàm chán, hướng các em đến sự đam mê học tập và
phấn đấu rèn luyện đạo đức tốt hơn năm học trước.
2. Cơ sở thực tiễn:
Học sinh tiểu học ở lớp 4, 5 là lứa tuổi mà các em có thể suy nghĩ và hành
động theo cảm tính hơn là sự chỉ đạo. Ở tuổi này các em không thích hay nói cách
khác là không muốn sự ép buộc từ thầy cô hay bạn bè. Đồng thời các em có thể bị
cám dỗ, bắt chước các anh chị lớn tuổi. Chính vì vậy, phải học tập và thực hiện
theo khuôn khổ của nhà trường là việc các em thấy không thoải mái, không muốn

tuân theo. Từ đó các em muốn thoải mải, tự do về suy nghĩ và hành động của
mình.
Vậy phải làm gì để giúp các em học tập tốt, rèn đạo đức theo những khuôn
khổ , giáo huấn của nhà trường với tâm lý thoải mái, thích thú hơn là bị ép buộc ?
Muốn làm được điều này, công tác chủ nhiệm lớp là một trong những yếu tố quan
trọng nhất mà giáo viên cần phải thực hiện.
4


Tuy nhiên, thực hiện công tác chủ nhiệm lớp không phải là lúc nào chúng ta
cũng thực hiện một việc làm giống nhau với tất cả các đối tượng và thực hiện suốt
cả năm học, như thế sẽ gây tâm lý nhàm chán, không hiệu qủa. Hoàn cảnh và điều
kiện sống của mỗi học sinh cũng ảnh hưởng đến quá trình làm công tác chủ nhiệm
của bản thân. Trong hai năm học gần đây tôi được nhà trường phân công chủ
nhiệm lớp 4 và lớp 5 với rất nhiều khó khăn và thử thách vì đây là lần đầu tôi tiếp
xúc với các em. Nhưng bản thân tôi thấy được sự quan tâm giúp đỡ của BGH và
Chi Ủy Chi Bộ trường nên tôi thấy được những khó khăn và thuận lợi sau:
a. Thuận lợi:
- Cơ sở vật chất đồ dùng dạy học đang từng bước được trang bị đầy đủ nhất
cho tất cả học sinh, không gian học tập được chú trọng nhiều.
- Là giáo viên được theo khối lên chủ nhiệm nên phần nào hiểu được tâm
sinh lý của các em trong khối đặc biệt là học sinh lớp mình chủ nhệm.
- Hầu hết các em đi học đúng độ tuổi quy định.
- Đội ngũ giáo viên nhà trường còn trẻ nhưng có bề dày kinh nghiệm và
thành tích nên bản thân học hỏi được nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm
cũng như giảng dạy.
- Được sự giúp đỡ của BGH, Công đoàn, tổ khối chuyên môn. Tạo điều kiện
thuận lợi nhất trong công tác chủ nhiệm và giảng dạy.
- Được sự quan tâm sát sao của hội cha mẹ học sinh. Luôn giữ mối liên lạc
tốt giữa giáo viên chủ nhiệm và bạn đại diện cha mẹ học sinh.

- Có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhà trường và phụ huỵnh học sinh.
b. Khó khăn:
- Là trường nằm ở vùng sâu vùng xa so với Phòng Giáo Dục Đào tạo của
huyện. Nên việc nắm bắt thông tin, tình hình cũng chưa được kịp thời. Nhà ở lại
cách xa trường nên cũng khó khăn trong công tác chủ nhiệm.
- Đối với lớp tôi chủ nhiệm đa số là con em trong xã nhà. Do điều kiện sống
mà bố mẹ đều đi làm ăn xa, học sinh chủ yếu sống với ông bà, cô, chú nên sự quan
tâm từ phía gia đình cũng phần hạn chế. Chính vì thế mà cần đến sự giúp đỡ của
người giáo viên chủ nhiệm lớp, người luôn gần gũi với các em, người mẹ thứ hai
của các em.
- Khả năng giao tiếp của người dân cũng như học sinh còn thấp, ngại giao
tiếp không dám trao đổi những khó khăn, vướng mắc với giáo viên chủ nhiệm để
tìm hướng giải quyết.
- Học sinh không đồng đều về nam nữ, số lượng nam nhiều hơn nữ nên rất
khó khăn trong công tác xây dựng nề nếp cũng như giáo dục đạo đức cho học sinh.
Số lượng học sinh nữ thường ngoan hơn học sinh nam.
- Sự phát triển về đời sống hiện nay kéo theo sự đua đòi, học hỏi các cách
sống mới bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực.
Với những thực trạng trên, để xây dựng nề nếp cho học sinh đòi hỏi người
giáo viên chủ nhiệm phải nhiệt tình, tâm huyết với nghề, dứt khoát quan tâm đồng
đều tất cả học sinh mình giảng dạy. Bên cạnh đó người giáo viên cần có tấm lòng
nhân hậu, biết yêu thương học trò, lấy học trò làm động lực, làm trung tâm.
Do đó giáo viên cần có những biện pháp cụ thể riêng, những cách làm việc
riêng và luôn có sự đổi mới, có những biện pháp tích cực để tạo sự mới mẻ, ham
5


thích đối với học sinh nhằm thúc đẩy các em thực hiện tốt những yêu cầu mà giáo
viên đưa ra. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, tôi mạnh dạn đưa ra: ”
Một số biện pháp tích cực trong công tác xây dựng nề nếp lớp học đạt hiệu

quả cao”
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ:
1. Thực trang:
- Học sinh ở các lớp cuối cấp tiểu học là những lớp có thể nói bắt đầu phát
triển về mọi mặt cả thể chất lần tâm hồn bậc ở Tiểu học. Ở lứa tuổi này, các em đã
có nhiều thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mối quan hệ xã
hội. Nhiều em đang ở ngưỡng cửa của tuổi dậy thì. Các em rất dễ bị lôi kéo, dụ dỗ,
bị xâm hại,…Nhưng các em vẫn chưa có đủ khả năng để từ chối, để tự bảo vệ
mình. Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩ năng sống để tự
tin trong học tập, trong cuộc sống.
Hai năm học liền kề đây, lớp tôi chủ nhiệm luôn có tổng số 29 học sinh. Với
11 học sinh nữ trên tổng số 29 học sinh cả lớp. Số học sinh nam chiếm số lượng
nhiều hơn học sinh nữ nên rất khó khăn trong công tác xây dựng nề nếp lớp học.
Đầu năm học lại có tình trạng học sinh chia bè phái giữa các em học sinh nam và
học sinh nữ. Luôn ganh tỵ nhau mỗi khi giáo viên giao công việc, ý thức xây dựng
lớp chưa tốt, còn mang ít nhiều sự ích kỉ cá nhân. Có một số học sinh nam còn
quậy phá trêu ghẹo các bạn nữ, làm cho các bạn không tự tin trong lớp gây mất
đoàn kết. Một vài em do tình hình sức khỏe yếu nên cũng phần nào ảnh hưởng đến
việc sinh hoạt nề nếp cũng như học tập của lớp. Nhiều em vì điều kiện kinh tế còn
khó khăn chưa đảm bảo về vấn đề mua mới đồng phục nên cũng ảnh hưởng đến thi
đua của lớp. Nhiều em do ý thức chưa tốt về bảo quản đồ dùng sách vở học tập,
không có góc học tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường
xuyên quên vở, quên viết… Học sinh là con em trong xã nhưng có một số em nhà
ở cách trường cũng tương đối xa nên còn tình trạng đến lớp muộn làm ảnh hưởng
đến lớp.Bao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xử khiến tôi phải đau
đầu. Buộc người giáo viên chủ nhiệm như tôi phải suy nghĩ trăn trở để đưa ra các
giải pháp để giáo dục các em một cách tốt nhất.
Đội ngũ giáo viên của trường đông, trong đó phần lớn là giáo viên nữ. Hầu
hết giáo viên đều công tác xa nhà nên cũng phần nào khó khăn trong công tác làm
chủ nhiệm. Không thường xuyên đến lớp sớm để tham gia sinh hoạt với lớp, để

cùng theo dõi các em ngay từ đầu buổi học. Giáo viên hầu hết đạt chuẩn. Đội ngũ
giáo viên còn trẻ tâm huyết với nghề tận tụy với học sinh. Đội ngũ giáo viên của
trường đã thực hiện tốt trách nhiệm của Đảng và nhà nước giao phó và đào tạo thế
hệ trẻ. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ đó các thầy cô giáo đem hết tài năng vốn có của
mình nhằm mục đích trang bị kiến thức cho học sinh hình thành dần dần từng
bước xây dựng trường càng đi lên và đạt được thành tích cao trong nhiều năm học.
Ở trường tôi, dạy 9 buổi trên tuần, nhưng giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ dạy
7 buổi trên tuần. Còn các buổi còn lại là của giáo viên chuyên trách. Thời gian ở
lớp có thể ít hơn nên có những buổi học chỉ có giáo viên chuyên trách dạy nên nề
nếp của lớp có thể sẽ không được nghiêm túc. Vì học sinh luôn có suy nghĩ chỉ sợ
giáo viên chủ nhiệm lớp mình.Các tiết học hoạt động giáo dục còn mang tính hình
thức chưa cho các em hoạt động thực hành nhiều, chính vì thế mà các em chưa
6


mạnh dạn trong các hoạt động. Vì vậy, giáo viên chủ nhiệm lớp phải có biện pháp
làm sao để các em tự có ý thức tốt trong việc tự quản, luôn mạnh dạn để tham gia
các hoạt động của lớp,đội, và của nhà trường.
Đã nhiều năm làm giáo viên chủ nhiệm lớp, phần nào đã có chút ít kinh
nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáo viên chủ nhiệm lớp ở tiểu học
là rất nặng nhọc, rất phức tạp. Ta có thể ví người giáo viên chủ nhiệm như một cỗ
máy điều khiển được tất cả mọi công việc của lớp. Mỗi giáo viên muốn làm tốt
công tác chủ nhiệm thì phải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là
một nhà tâm lí giỏi để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo
léo, tế nhị và đạt hiệu quả giáo dục cao. Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề,
không có tinh thần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng
học tập của học sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống…của học sinh rồi sẽ ra sao?
Chính vì hiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng
dạy tốt các môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm
vụ của một giáo viên chủ nhiệm lớp.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề. Giáo viên có
thể là thiếu kinh nghiệm hoặc sử dụng phương pháp giáo dục thiếu linh hoạt, hoặc
quá trình thực hiện thiếu liên tục và thiếu sự nhiệt tình nên chất lượng giáo dục về
đạo đức lẫn kiến thức ở từng lớp có sự chênh lệch rõ rệt, đâu đó vần còn một số
học sinh chất lượng văn hoá và đạo đức chưa cao.
Về phía học sinh ở trường tiểu học Cương Gián 1 nói chung và lớp tôi chủ
nhiệm nói riêng, gia đình học sinh chủ yếu đi xuất khẩu lao đông, làm nghề
biển,một số gia đình là nông nghiệp. Đặc biệt trong thòi gian vừa qua do sự cố môi
trường biển gây nên mà địa bàn Cương Gián cũng là một trong các xã ven biển,
ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống nhân dân và cả các em học sinh do nhu cầu quan
tâm đến các em có sự hạn chế. Phụ huynh phải bươn chải với cuộc sống nên ít có
thời gian quan tâm đến con em, con em chủ yếu sông với ông bà nên gia đình giao
phó hết trách nhiệm cho nhà trường. Mà ngưới gánh vác trách nhiệm lớn lao không
ai hết chính là người giáo viên chủ nhiệm.
*Ở trường: Nhiều học sinh thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, chây lười trong học
tập, lao động; Học bài, làm bài không đầy đủ, quay cóp bài khi làm bài kiểm tra;
Ăn mặc lôi thôi bẩn thỉu, không tuân thủ theo quy định chung của trường.
Thiếu lễ phép với thầy cô giáo; lừa dối thầy cô giáo; xúc phạm cô giáo, thầy
giáo, thậm chí có em còn chửi thầy giáo, cô giáo...
Phá phách tài sản của nhà trường, của bạn; gây gổ đánh nhau với bạn bè
trong lớp, trong trường, dọa nạt cán bộ lớp, nói tục, chửi bậy, ăn cắp vặt, …
*Ở ngoài trường: Thiếu lễ phép với cha mẹ, người lớn, nói dối gia đình, mất
trật tự làng xóm… La cà hàng quán, tiêu tiền lãng phí.
Tôi cho rằng những em học sinh hư này nếu được giáo dục đúng cách thì sẽ
trở thành những học sinh ngoan, học giỏi, có ích cho gia đình, nhà trường, xã hội.
Vì vậy không thể giáo dục các em theo từng phần, từng mặt riêng biệt mà luôn
phải giáo dục toàn bộ nhân cách.
Có thể coi giáo viên chủ nhiệm chính là cánh tay phải đăc lực của nhà
trường. Là con chim đầu đàn dẫn dắt các em. Vì thế mà việc rèn kĩ năng và giáo


7


dục học sinh là vấn đề cần quan tâm. Vậy chúng ta cần giáo dục như thế nào? Bằng
cách nào? Đây là một câu hỏi lớn.
Có thể nói nề nếp lớp học cũng là một yếu tố quan trọng, đối với bản thân tôi thì
một lớp học nếu nề nếp lớp tốt thì việc học tập ít nhiều sẽ có tiến bộ. Các em chưa
tự ý thức được nội quy ra vào lớp, nôi quy trường đề ra. Để ổn định nề nếp và đưa
các em vào quy cũ, là điều rất khó làm và cần một thời gian dài.
Cần có thời gian để nghiên cứu và tìm tòi để đưa ra các biện pháp, giải pháp
làm sao để các em luôn có nề nếp lớp học tốt, ý thức và sự nhận thức đúng đắn.
2. Nguyên nhân:
Trước tiên ta có thể thấy được nguyên nhân chủ yếu là do bản thân các em
chưa có động cơ đúng đắn cho nên ngay từ đầu một số em không có hứng thú học
tập, trong giờ học các em không chú ý nghe giảng nên không hiểu được bài dẫn
đến mất căn bản ngay từ đầu. Hậu quả là các em không thích học, nói chuyện chọc
phá bạn bè trong giờ học, thậm chí có thái độ không tốt đối với giáo viên, tập thể
lớp gây ác cảm với bạn bè. Từ đó các em sẽ không hòa đồng được với bạn trong
lớp, vui chơi theo hứng thú riêng của mình không cần biết những việc làm đó đúng
hay sai.
Nguyên nhân thứ hai ảnh hưởng đến đạo đức của các em là do các bậc phụ
huynh đã có nhận thức sai lầm khi đưa con em đến trường với ý nghĩ " Trăm sự
nhờ thầy" phần mình chỉ lo nuôi con cung cấp các phương tiện và điều kiện cho
con em ăn học vậy là đủ. Chính từ quan điểm đó nên gia đình không hề liên lạc với
nhà trường dẫn đến khi con em hư hỏng, khi biết rồi lại đổ lỗi cho giáo viên hoặc
trút hết lên đầu các em. Từ đó làm cho tình trạng ngày một xấu đi, khoảng cách
giữa giáo viên, học sinh ngày càng xa dần. Hậu quả là các em cảm thấy mình bị bỏ
rơi từ đó bị khủng hoảng trong các mối quan hệ. Ngoài ra còn do cách giáo dục của
mỗi gia đình lại khác nhau, với tình thương con và luôn sẵn sàng chiều theo sở
thích của con. Sự nuông chiều đó khiến cho nhiều gia đình ngày nay bị lệch hướng

mục tiêu đào tạo con người mới XHCN. Một số gia đình lại đối xử với con một
cách tàn nhẫn thuờng hay đánh đập sĩ nhục con em chà đạp lên nhân cách đang
phát triển của trẻ. Còn có gia đình tuy coi trọng giáo dục về mặt văn hóa song lại
xem nhẹ việc giáo dục con em về mặt tư tưởng đạo đức XHCN
Bên cạnh đó thì nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhà trường. Bởi vì nhà
trường là nơi đóng vai trò chính trong công tác giáo dục, đào tạo con người. Mà
những người giáo viên là người trực tiếp chỉ đạo hướng dẫn. Vậy mà người giáo
viên lại đôi khi không đảm bảo giờ lên lớp để học sinh tự do hoạt động không đi
theo khuôn mẫu, quy tắc nhất định dần sẽ trở thành thói quen hoạt động tự do tùy
tiện. Bên cạnh đó khi giáo dục đạo đức cho các em người giáo viên chưa nắm được
khả năng nhận thức của từng học sinh, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi. Ngoài
công tác chủ nhiệm thì giáo viên còn nhiều công việc khác của nhà trường nên
không dành thời gian nhiều để quan tâm đến lớp. Do đó giáo viên không nắm được
những yêu cầu, những hứng thú đang phát triển ở các em nhất là ở độ tuổi các em
lớp 4 và lớp 5. Bên cạnh đó chưa nắm bắt kịp thời những hoạt động có xu hướng
nảy sinh để ngăn chặn kịp thời. Không những thế mà nhà trường chưa có sự phối
hợp chặt chẽ với gia đình và xã hội để cùng định hướng, lập ra kế hoạch nội dung,
chương trình giáo dục thích hợp dẫn đến cùng chủ đề mà nhà trường thì giáo dục
8


khác, đoàn thể địa phương giáo dục khác và gia đình lại có cách giáo dục riêng. Đó
là sự chi phối việc hình thành nhân cách cho các em, có nhiều trường hợp phân vân
khi thực hiện không biết đi theo cách giáo dục nào, của gia đình, nhà trường hay
của xã hội? Những thiếu sót của nhà trường cùng với vai trò công tác của giáo viên
chủ nhiệm đã để lại những nhận thức sai về mọi mặt ảnh hưởng rất lớn đến đạo
đức của các em.
3. Khảo sát thực trạng:
Ngay từ khi nhận lớp, tôi làm động thái thăm dò, tìm hiểu qua phiếu khảo sát
về Hoạt động học tập, hành vi đạo đức, việc thực hiện nội qui và các hoạt động

khác.
Bảng kết quả chất lượng học sinh đầu năm học:
TT
Các hoạt động
Số lượng học
Đầu năm
Ghi chú
sinh
1
Tham gia học tập
29
85%
2
Hành vi đạo đức
29
90%
3
Thực hiện nội quy
29
90%
4
Hoạt động khác
29
85%
III. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
Trong xây dựng nề nếp lớp học tôi đưa ra các biện pháp cụ thể cho các mặt
nề nếp riêng để từ đó giúp các em thực hiện chi tiết đi đến thống nhất chung nề nếp
của lớp.
1. Xây dựng nề nếp tự quản cho học sinh:
Đầu năm học nề nếp lớp học luôn là vấn đề nhức nhối nhất, bởi sau hai

tháng nghỉ hè các em đã quen với việc nghỉ ngơi, nay bắt đầu lại vào với môi
trường học tập nên các em chưa thích nghi kịp thời. Giáo viên xếp lại chỗ ngồi và
họp bầu ban cán sự lớp, Việc xếp chỗ ngồi cũng là vấn đề mà tôi phải cân nhắc,
làm sao để lựa chọn bạn ngồi chung bàn không gây mất trật tự, hỗ trợ nhau trong
việc học và làm việc theo nhóm thuận tiện, xếp chỗ dàn đều số học sinh có năng
khiếu, học sinh hoàn thành giữa các tổ để tạo sự cân bằng trong thi đua và cùng
nhau phấn đấu tốt hơn. Vì số lượng nam nữ của lớp không đồng đều nên việc sắp
chỗ ngồi hết sức khó khăn. Tuy nhiên hàng tháng tôi cũng có sự thay đổi chỗ ngồi
nếu thấy tình hình thực tế chưa hợp lí. Còn việc bầu ban các sự lớp, tôi để các em
tự chọn, tôi chỉ tham gia sau khi đã có ý kiến của số đông học sinh. Tiếp theo đó
cùng cả lớp thảo luận về nội quy của nhà trường và một số điều do lớp đặt ra để
các bạn cán sự lớp dễ theo dõi, kiểm tra giúp nhau cùng tiến bộ. Tất cả các em đều
được tham gia ý kiến, các em cùng nhau trao đổi xem có điểm nào các em thấy
khó thực hiện tôi sẽ giải thích và giúp các em làm tốt hơn. Sau đó tiến hành phát
động thi đua giữa các tổ.
Lớp tôi chia làm 3 tổ (tổ 1 có 9 em, tổ 2 có 10em, tổ 3 có 10 em) Tôi phát
cho lớp trưởng và mỗi tổ trưởng một quyển vở để làm sổ ghi chép những công việc
của tổ khi cần thiết. Nhiệm vụ của cán bộ lớp được tôi nêu rất cụ thể :
+ Lớp trưởng : Thay mặt giáo viên điều hành chung công việc của lớp, theo
dõi thi đua giữa các tổ, báo cáo với giáo viên chủ nhiệm khi có sự cố và là người
phối hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình hàng ngày của lớp.
9


+ Tổ trưởng : Điều hành công việc chung, theo dõi, đôn đốc các hoạt động
hàng ngày của tổ về việc việc thực hiện nội quy, học tập,…của tổ và báo cáo cho
lớp trưởng vào cuối tuần.
+ Tổ phó : Cùng với tổ trưởng điều hành công việc chung nhưng phụ trách
về việc thực hiện nội quy là chính.
+ Lớp phó văn thể :Có nhiệm vụ tổ chức các trò chơi hay các bài ca múa hát

trong các giờ sinh hoạt lớp phút.
Tôi đưa ra những quy định cụ thể để các em cán sự lớp dễ theo dõi đảm bảo
tính công bằng. Dĩ nhiên những quy định này cũng được các em đồng ý thông qua
trong cuộc họp lớp đầu năm..
- Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp
về mọi mặt, báo cáo cho hiệu trưởng và ban giám hiệu nhà trường. Khi có vấn đề
cần giải quyết trong phạm vi quyền hạn của mình cần giải quyết công bằng, khách
quan quá trình tu dưỡng rèn luyện của học sinh.
- Đối với lớp mà có nề nếp tự quản tốt thì sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm
rất nhiều việc trong và ngoài lớp. Nhất là những khi giáo viên không có mặt, cán
bộ lớp có thể điều hành bình thường. Vậy để làm tốt vấn đề đó thì trước tiên giáo
viên phải đào tạo được đội ngũ cán bộ lớp thật tốt - Là cánh tay phải đắc lực của
giáo viên. Có đội ngũ cán bộ quản lý lớp tốt thì giáo viên sẽ bớt đi được một phần
gánh nặng trong việc dạy học. Kịp thời khen ngợi tuyên dương nhằm nhân rộng
điển hình trong lớp, giúp nhiều học sinh học hỏi theo.
2. Xây dựng nề nếp học tập:
- Sau khi nhận lớp, như mọi năm, tôi thường gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm của
năm học trước để trao đổi về tình hình học sinh. Tôi ghi chép cụ thể vào sổ riêng
để tiện theo dõi và có cách giải quyết riêng với từng em. Nếu có sai phạm thì việc
xử phạt là bất đắc dĩ và khi dùng biện pháp này phải khéo léo, vừa mềm mỏng vừa
kiên quyết, điều quan trọng là giúp em hiểu ra lỗi sai để sửa.
- Trước hết là giáo viên phải luôn nghiêm khắc, đối xử công bằng với tất cả
không sinh.
- Ngay sau khi tìm hiểu được thông tin học sinh, tôi đi vào tìm hiểu và phân
nhóm học sinh theo các đối tượng.
- Nếu ta nói lớp học là ngôi nhà chung mà cả tập thể lớp xây dựng nền thì
nếp lớp học chính là nền móng của ngôi nhà. Nề nếp đi vào ổn định, nghiêm túc thì
học sinh sẽ ý thức được trách nhiệm học tập của mình.
Để được giờ học tốt thì lớp học phải có nề nếp tốt. Nề nếp góp một phần
quan trọng cho mỗi tiết học. Ngay từ tuần học đầu tiên tôi đã cho các em học nội

quy của trường và lớp học để các em nắm được tốt các nội quy để thực hiện tốt
nhất.
- Công việc đầu tiên của tôi là củng cố nề nếp cho các em sau những tháng
nghỉ hè, để các em đi vào ổn định.
- Rèn luyện thói quen xin phép ra, vào lớp học một cách có tổ chức.
- Quy định về một số thói quen như: giơ tay phát biểu, tư thế ngồi học, cách
giữ gìn sách vở, nề nếp trong giờ học phải nghiêm túc. Muốn cho một tập thể tốt
về nề nếp thì một giáo viên như tôi phải luôn xây dựng cho mình một kế hoạch
chung cho cả năm học, cho từng kì và từng tháng, từng tuần.
10


- Phân công rõ nhiệm vụ cho từng em và cho các em tự đăng kí thi đua. Xây
dựng một đội ngũ tự quản tốt nhất để giúp việc cho giáo viên và để cho các em có
ý thức hơn.
- Nêu cao tình thần tự giác và tăng hứng thú học tập cho các em bằng các
hình thức thi đua giữa các tổ, khen thưởng và có số lượng ở bảng thi đua của lớp
cuối tuần tổ nào được khen nhiều thì được phần thưởng
- Luôn tạo ra tình huống để tất cả học sinh trong lớp được thể hiện mình
trước tập thể. Từ đó khen ngợi các em và tạo cho các em thấy được sự tự nhiên.
- Động viên các em kịp thời để các em phấn khởi tự giác trong học tập.
- Kịp thời tuyên dương những bạn tiến bộ và nhắc nhở những bạn chưa tiến
bộ.
- Giao việc và phân công rõ cho các tổ trưởng trong việc lấy và cất sách vở
cho các bạn tạo thành thói quen cho cả năm học. Và cũng một phần giúp giữ gìn
sách vở học tập được sạch sẽ.
- Rèn thói quen sau mỗi giờ học tổ trưởng sẽ người chịu trách nhiệm thu vở
cho các bạn, để tránh tình trạng lộn xộn gây mất thời gian ảnh hưởng đến tiết học.
Đối với những tuần sau khi làm quen tôi cho lớp trưởng tự điều hành giờ sinh hoạt
lớp, cuối giờ sinh hoạt cần tổng kết những việc đã làm tốt và chưa làm tốt, tuyên

dương những bạn tham gia tích cực các hoạt động, nhắc nhở, động viên những bạn
chưa thực hiện tốt các hoạt động cần cố gắng hơn.
- Tất cả đều đi vào quy cũ và tạo nên một thói quen nhất định cho các em.
Các em sẽ nắm và thục hiện nhuần nhuyễn.
3. Tạo tình cảm thân thiện với học sinh, xây dựng thói quen đoàn kết, giúp đỡ
bạn cùng lớp:
- Tạo sự thân mật giữa cô và học sinh, giữa học sinh và học sinh.Tạo nên đôi
bạn cùng tiến, cùng giúp đỡ nhau trong học tập. Giáo viên vừa cứng rắn kiên quyết
vừa thể hiện tình cảm yêu thương quan tâm đến các em.
- Tôi xem lại tình hình cụ thể của từng em ở năm học trước mà tôi đã nắm.
Sau đó tôi tiếp tục tìm hiểu tình hình gia đình cũng như những thay đổi về cách suy
nghĩ của các em, đặc biệt là những em có hoàn cảnh khó khăn hay học sinh cá biệt
của năm nay và ghi cụ thể từng em để tiện theo dõi. Tôi thường tâm sự với học
sinh ngoài giờ học, cô trò trao đổi gần gũi những vấn đề bình thường trong cuộc
sống để chúng có thể trò chuyện với tôi. Bởi vậy học sinh của tôi có thể nói chuyện
với tôi những gì chúng suy nghĩ. Đến lớp nhìn học sinh có vẻ mặt không vui tôi
biết liền. Có HS chia sẻ với tôi về những chuyện vui buồn trong gia đình, chúng
hỏi tôi nhiều điều thầm kín mà ngay cả khi tôi nói chuyện với phụ huynh thì bố mẹ
chúng cũng bảo chẳng bao giờ thấy con nói chuyện với mẹ như vậy. Riêng tôi, tôi
hạnh phúc vì được nghe học sinh của mình tâm sự, được nghe những mong muốn
của chúng. Đôi khi học sinh của tôi bày tỏ những bức xúc của các em về một sự
hiểu lầm của thầy cô nào đó hay những vướng mắc về một vấn đề của trường của
lớp và tôi là chỗ dựa tin cậy để giúp các em giải toả những vướng mắc đó.
- Phân công giúp đỡ, gần gũi học sinh chưa hoàn thành, rụt rè, chưa tự tin.
- Phân công các nhóm giúp đỡ bạn khi gặp các khó khăn.
- Luôn xây dựng sự thân thiện cho học sinh, đặc biệt là không để học sinh
xem thường nhau. Luôn đoàn kết và chia sẻ với nhau tất cả mọi việc trong lớp.
11



Ví dụ: trong lớp tôi có em Trần Thị Huệ là học sinh thuộc hộ nghèo của lớp,
gia đình em lại hết sức khó khăn. Đến lớp em rất ngại giao tiếp với bạn bè, các bạn
trong lớp ít khi chơi với em vì cho rằng hoàn cảnh của bạn không thích hợp. Thời
gian đầu sau khi tìm hiểu tôi biết được. Nên trong tiết sinh hoạt lớp tôi đã đưa vấn
đề này ra trước lớp, giảng giải và nói cho tất cả học sinh hiểu, cảm thông và cùng
chia sẻ với em Huệ, luôn biết giúp đỡ bạn trong các hoàn cảnh. Từ đó cái nhìn về
Huệ đối với các bạn trong lớp khác đi, các em yêu thương quan tâm Huệ hơn.
Bằng cách quyên góp một ít vật chất để gửi tới bạn.Về phía Huệ em đã tự tin, trao
đổi với các bạn nhiều hơn.
4. Xây dựng các nội quy lớp học về các mặt:
Ngay từ đầu năm học khi vừa nhận bàn giao lớp, vấn đề tôi luôn đề cao đến
vấn đề vệ sinh:
- Về vệ sinh cá nhân:
Học sinh đến lớp bao giờ cũng sạch tinh tươm, quần áo đầu tóc sạch sẽ để
khi vào lớp nhìn các em mà giáo viên thêm sự tươi vui hơn.
Có những học sinh do nhu cầu kinh tế gia đình hoặc do điều kiện xa bố mẹ
các em ở với ông bà nên tất cả khâu vệ sinh cá nhân đều do chính các em tự làm,
một số em vệ sinh thân thể chưa sạch, ăn mặc trang phục có khi còn chưa thẩm mỹ.
Những khi như vậy tôi thường gặp riêng các em tư vấn thêm để các em có sự thay
đổi. Vì lứa tuổi các em đã có sự thay đổi về tâm sinh lý nên giáo viên cần tế nhị và
không trách móc các em.
- Vệ sinh trường, lớp:
Ngay từ đầu tôi đã sắm các vật dụng để các em có thể làm vệ sinh tốt nhất.
Luôn để các em biết để có những giờ học tốt thì khâu vệ sinh lớp học rất quan
trọng, lớp học có sạch sẽ thân thiện thì giờ học mới có kết quả tốt hơn. Giáo viên
luôn gương mẫu trong vấn đề vệ sinh. Những tuần đầu năm học giao viên luôn đến
sớm, cùng các em tổng dọn vệ sinh lớp học và khu vực được phân công. Cùng với
phụ huynh và học sinh tổng dọn, trang trí lại toàn bộ lớp học, hướng dẫn học sinh
làm các đồ dùng để trang trí lớp học của mình. Giúp học sinh hiểu được vấn đề tự
bản thân tạo ra các sản phẩm để tang trí cho lớp học luôn thân thiện. Để các em

cùng chung sức với nhau xây dựng một phòng học với tiêu chí: Sạch – đẹp – khoa
học.
Đối với giờ ra chơi vì rất khó để quản lý được các em nên tôi luôn phải
cùng phối hợp với giáo viên Tổng phụ trách đội. Nhất là hướng dẫn và nhắc nhở
các em tập thể dục ca múa hát sân trường nghiêm túc trong giờ ra chơi. Có thể tư
vấn với giáo viên Tổng phụ trách đưa ra các hoạt động theo chủ điểm của tháng để
thúc đẩy hoạt động học tập và các hoạt động khác của liên đội cũng như nhà
trường được tốt hơn. Thường xuyên nhắc các em vui chơi an toàn, tạo điều kiên để
các em có thể lên thư viện mượn đọc sách theo quy định, tạo nên một thói quen ra
chơi lành mạnh. Nghiêm cấm tất cả các em có thói quen ăn quà vặt trong giờ ra
chơi, không ra khỏi khu vực trường vì có thể xảy ra tai nạn.Vì địa điểm trường lại
nằm bên đường. Nếu học sinh vi phạm nên có biện pháp răn đe để các em không
tái diễn tiếp theo. Nên làm công tác tư tưởng tốt nhất cho các em vì ở lúa tuồi các
em rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực. Ngay từ đầu năm học để đưa các em vào

12


khuôn khổ, trong hai tuần học đầu tiên giáo viên phải cho các em nắm rõ nội quy
quy định của lớp học. Nhất là vấn đề ra vào lớp, tạo thói quen nhất định.
Học sinh thường bệ rạc nhất vấn đề ra vào lớp, nên giáo viên cần có biện
pháp ngay từ đầu để các em đi vào thực hiện. Nhất là đối với tiết học Thể dục và
tiết đọc sách cùng với các giáo viên bộ môn phải luôn nhắc nhở các em xếp hàng
ra vào không làm ảnh hưởng đến các lớp khác. Nêu cao khẩu hiệu: Đi nhẹ, nói khẽ.
Tạo thói quen ra vào lớp là xếp hàng.
Từ đầu năm học đối với lớp tôi chủ nhiệm tôi thấy học sinh trả lời câu hỏi,
nhận quà hay bất kì một vật vào đó từ tay giáo viên thường nói trống không.
Dường như là thói quen của các em từ những năm học trước. Để tạo được nề nếp
lễ phép ở học sinh thì trước tiên giáo viên phải luôn làm gương cho các em để các
em nhìn vào. Thường xuyên nhắc nhở các em nhất là vấn đề khi gặp người lớn

tuổi.
Giáo dục các em thông qua các bài học đạo đức như: Hiếu thảo với ông bà
cha mẹ, Biết ơn thầy cô giáo ở Đạo đức lớp 4 – 5. Phải để các em biết được đối với
người lớn tuổi mình phải làm gì?
IV.KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
- Các biện pháp đưa ra ở trên của tôi không có gì là to tát, những biện pháp
tôi đã làm cũng rất đỗi bình thường. Nhưng kết quả đạt được lại rất khả quan. Rõ
ràng qua cách làm này, tôi thấy kết quả về ý thức tự giác của học sinh ngày càng
tiến bộ rõ rệt. Các em ngày càng chăm ngoan, có ý thức hơn hẳn trong công tác tự
quản lớp, tự giác trong học tập, tự tin trong giao tiếp, tự trọng với bản thân hơn.
Điều đó làm tôi rất vui mừng và vơi đi những vất vả, mệt nhọc. Tình cảm thầy trò, bạn bè ngày càng gắn bó và thân thiện .
- Lớp có chuyển biến rõ rệt về tinh thần tập thể biết yêu thương và giúp đỡ
nhau hơn trong học tập và rèn luyện được đạo đức và tham gia các phong trào. Sự
cố gắng của các em đã được nhà trường ghi nhận với kết quả cuỗi năm lớp đạt
“Lớp tiên tiến”. Đó là niềm vui tự hào cho tập thể và lớp.
- Học sinh có ý thức nghiêm túc hơn trong các buổi sinh hoạt 15 phút đầu
giờ. Chấp hành tốt các nội quy, đi vào nề nếp ổn định. Xây dựng và duy trì được nề
nếp tự quản trong và ngoài lớp tốt.
- Nề nếp trong và ngoài giờ học đã được cải thiện rõ rệt. Tập trung hơn trong
các giờ học, biết giơ tay khi muốn phát biểu.
- Tự giác hơn trong các buổi học hoạt động giáo dục hay các hoạt động của
Đội nếu không có cô giáo chủ nhiệm. Thực hiện tốt nề nếp tự quản khi giáo viên
vắng mặt.
- Nếu giáo viên chủ nhiệm có việc khi hội ý tổ, trường học sinh tự quản lớp
rất tốt, đã được nhiều giáo viên khen ngợi.
- Thực hiện đúng các trò chơi học tập, không gây ảnh hưởng đến các lớp
khác.
- Nếu giáo viên chủ nhiệm có việc khi hội ý tổ, trường học sinh tự quản lớp
rất tốt, đã được nhiều giáo viên khen ngợi.


13


- Cán bộ lớp đã phát huy được trách nhiệm của mình trong các tiết học Tự
học hay các tiết nếu giáo viên chủ nhiệm vắng mặt. Các thành viên trong lớp đã tự
ý thức trách nhiệm cao. Các em tự tổ chức khá tốt các tiết sinh hoạt lớp cuối tuần.
- Thực hiện tốt các hành vi như có thoi quen chào cô chào bạn khi đến lớp
và khi ra về. Gặp các thầy cô giáo trong trường luôn nở nụ cười và lời chào thân
thiện.
- Biết giữ vệ sinh trường, lớp, biết bỏ rác đúng nơi quy định, tự giác làm vệ
sinh khu vực được phân công.
Bảng kết quả chất lượng học sinh cuối năm học:
TT
Các hoạt động
Số lượng học
Đầu năm
Cuối năm
sinh
1
Tham gia học tập
29
85%
100%
2
Hành vi đạo đức
29
90%
100%
3
Thực hiện nội quy

29
90%
100%
4
Hoạt động khác
29
85%
100%
C.PHẦN KẾT LUẬN
I.BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Để đề tài “Một số biện pháp tích cực trong công tác xây dựng nề nêp lớp học
đạt hiệu quả cao” người giáo viên cần phải thực hiện những yêu cầu sau:
+ Để xây dựng được một nề nếp lớp học tốt thì người giáo viên cái cốt lõi
cần có đó là sự tâm huyết với nghề nghiệp, kiên nhẫn, kiên trì, yêu nghề, mến trẻ,
có năng lực, nhiệt tình sẵn sàng tất vả vì học sinh thân yêu.
+ Nắm vững tâm sinh lý học sinh thay đổi như thế nào để kịp thời giúp đỡ
các em.
+ Xây dựng đội ngũ các bộ lớp năng động và sáng tạo, giáo viên chủ nhiệm
phải kết hợp chặt chẽ với cán bộ lớp để cùng giúp các em thực hiện tốt nhiệm vụ
của mình.Xây dựng cho đội ngũ cán bộ lớp nhiệm vụ cho cán bộ lớp thật tỉ mỉ, sát
sao.
+ Sau mỗi tiết sinh hoạt lớp giáo viên phải đánh giá được việc thực hiện của
học sinh đã có sự tiến bộ hay chưa.
+ Giáo viên cần khéo léo đưa ra các cách giải quyết khi có sự mẫu thuẫn cá
nhân trong lớp học, không nên có sự thiên vị học sinh.Phải giải quyết thế nào để
các em thấy được sự công bằng.Biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của học sinh.
+ Thực hiện sinh hoạt lớp đều đặn, thi đua và tổng kết thi đua công bằng và
phải được duy trì xuyên suốt năm học.
+ Phối hợp kịp thời và chặt chẽ với phụ huynh học sinh cũng như các giáo
viên bộ môn và các đoàn thể trong trường.

+ Luôn có sự đổi mới sáng tạo trong các hình thức rèn luyện, thi đua, giáo
dục tạo hứng thú, mới mẻ đối với học sinh. Để các em có động lực thúc đẩy để
cùng nhau thi đua.
+ Kịp thời tuyên dương những cá nhân có thành tích tốt.
+ Thật sự xem mỗi học sinh là một đứa con của mình để từ đó giáo dục
bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu và tinh thần trách nhiệm .
14


+ Thường xuyên học tập để nâng cao trình độ, sử dụng phương pháp hợp lý,
sử dụng đồ dùng học dạy học thiết thực, tối ưu vào bài giảng.
+ Thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức cho học sinh, tổ chức các hoạt
động vui chơi, rèn luyện thân thể, bảo vệ sức khoẻ.
+ Giáo viên cần chấp hành và tuân thủ mọi điều hành giúp đỡ của BGH nhà
trường, ngành Giáo dục.
+ Xây dựng một nề nếp lớp học tốt tạo được môi trường học tập thân thiện
giữa thầy trò, và cả trò với trò. Tạo nên một môi trường “ Trường học thân thiện,
lớp học tích cực”
+ Việc làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học là vấn đề hết sức quan
trọng, giáo dục cho thế hệ trẻ trở thành những con người phát triển toàn diện về:
đức, trí, thể, mỹ và các kỹ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học THCS. Vì vậy
người giáo viên phải có cách nhìn nhận mới, truyền thụ kiến thức cho học sinh một
cách chính xác, có hệ thống, có chọn lọc, để thế hệ trẻ trở thành chủ nhân tương lai
của đất nước.
+ Là người giáo viên Tiểu học ai cũng có một tấm lòng yêu nghề mến trẻ và
mong học sinh của mình trở thàng con ngoan trò giỏi . Muốn đạt được đều đó cần
phải áp dụng đề tài “Một số biện pháp tích cực trong công tác xây dựng nề nếp cho
học sinh”
II. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI:
Có thể nói nhà giáo là nghề cao quý nhất, là sự nghiệp cao cả mà không phải

ai cũng có thế gánh vác được. Nó đặt lên vai người giáo viên một trọng trách lớn
lao, một công việc không đơn giản chút nào. Giáo viên tiểu học chính là người
thông đường mở lối cho học sinh. Là người lái đò đưa các em tới những cấp học
mới, giúp có một hành trang vững chãi để các sẵn sàng cho các cấp học tiếp theo.
Giáo viên không chỉ dạy chữ cho các em mà còn giáo dục đạo đức tư cách cho các
em. Giúp các em có hành trang vững chắc cho tương lai. Đặc biệt đối với giáo viên
chủ nhiệm lớp 4 - 5, là những lớp cuối cấp tâm sinh lý các em có thể thay đổi bất
thường nên giáo viên chủ nhiệm cần luôn bám sát sao các em. Luôn lắng nghe các
em nói, giải quyết kịp thời các thắc mắc của các em. Chia sẻ động viên luôn dành
những lời nói nhẹ nhàg, động viên an ủi các em, để tránh làm tổn thương các em.
Hiểu và nghe được nguyện vòng của các em. Luôn dành thời gian sinh hoạt đầu
giờ 15 phút với các em, tạo không khí thoải mái trong các giờ hoạt động giáo dục.
Cho các em được trải nghiệm với các hoạt động tạo cho các em niềm đam mê. Để
thực hiện điều đó tuy có vất vả, có tốn kém nhưng chúng ta đừng ngần ngại, đừng
nản lòng bởi bên cạnh chúng ta luôn có sự quan tâm giúp đỡ của bạn bè, đồng
nghiệp và của Ban giám hiệu nhà trường.
Tóm lại, chúng ta đừng tiếc những gì mình đã bỏ ra mà hãy nhìn vào thành quả của
công việc để thấy điều mình làm là xứng đáng.
III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI:
Với những kinh nghiệm này, tôi thiết nghĩ nó có thể áp dụng với bất cứ giáo
viên nào, đối tượng học sinh nào chứ không hẳn là đối với học sinh khối lớp 4 - 5.
Bởi nó không khó thực hiện mà chỉ cần có lòng say mê, sự quyết tâm của giáo viên
thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công.
15


IV. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT:
1. Đối với BGH nhà trường:
- Cần có sự chỉ đạo, quan tâm sát sao đối với học sinh các lớp. Tổ chức
thường xuyên các sân chơi, các hoạt động tập thể để học sinh được vui chơi trải

nghiệm thường xuyên giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn.
- Cùng với việc triển khai cần có sự chỉ đạo của lãnh đạo trường trong việc
xây dựng kế hoạch chủ nhiệm lớp của giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời có sự kiểm
tra đối chiếu việc thực hiện kế hoạch theo từng thời điểm để kịp thời chấn chỉnh.
- Cần nâng cao chất lượng sinh hoạt chuyên môn, tổ chức các chuyên đề về
công tác chủ nhiệm. Qua đó phải thu hút được HS vào hoạt động và phát huy được
tính tích cực của mình.
- Cần khen ngợi kịp thời những lớp thực hiện có hiệu quả xây dựng nề nếp lớp
học.
2. Đối với GV:
- Đầu năm học, giáo viên cần tìm hiểu, nắm bắt hoàn cảnh gia đình và đặc
điểm tâm sinh lý của từng em HS để xây dựng kế hoạch cụ thể .
- Phải không ngừng học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, để hiểu biết về các
PPDH, biết khai thác thông tin trên mạng internet.
Trên đây là những giải pháp mà bản thân tôi đã sử dụng để xây dựng nề nếp
học tập cho học sinh.Với vốn kinh nghiệm còn ít ỏi của mình khi nghiên cứu vấn
đề này sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy rất mong được sự đóng góp
ý kiến chân thành của hội đồng khoa học, các đồng nghiệp để giúp cho tôi có vốn
kinh nghiệm sâu sắc hơn trong công tác chư nhiệm nhằm đáp ứng được phần nào
trong thực tiễn dạy học của người giáo viên tiểu học .
Nghi Xuân, tháng 10 năm 2016

16



×