Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.36 KB, 16 trang )

Phòng giáo dục và đào tạo huyện từ liêm
Trờng THDL Đoàn Thị Điểm

sáng kiến kinh nghiệm
Tên đề tài: Một

số kinh nghiệm nâng cao chất lợng

dạy Tập làm văn 4 bằng phơng pháp luyện tập theo
mẫu

Giáo viên:

Hà Thị Kim Ngân

Hà Nội 2010

1


Phần 1: Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt ở bậc Tiểu học với vai trò tiên phong của quá trình xây dựng và gọt
giũa ngôn ngữ của một con người. ở bậc học này, Tiếng Việt được dạy thành
nhiều phân môn trong đó Tập làm văn có vị trí đặc biệt quan trọng. Phân môn này
rèn luyện cho các em kĩ năng sản sinh văn bản, góp phần dạy học sinh sử dụng
Tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội tri thức. Việc sử dụng
nhiều phương pháp dạy học trong Tiếng Việt nói chung, dạy Tập làm văn ở lớp 4
nói riêng, trong đó có phương pháp luyện tập theo mẫu cũng nhằm đạt mục tiêu
nói trên. Hơn nữa, đặc điểm tâm sinh lí học sinh Tiểu học mang đậm màu sắc
nhận thức cảm tính. Vì vậy, khi dạy Tiếng Việt cho học sinh Tiêu học phải chú ý


đi từ đơn giản đến phức tạp, đi từ dễ đến khó. Tức là đảm bảo yêu cầu vừa sức
và tạo sức cho học sinh. Bên cạnh đó, các em thường tư duy theo lối từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, tiếp thu nhanh hơn khi được trực quan, bắt
chước theo những gì đã có. Phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tiếng
Việt nói chung, dạy học Tập làm văn nói riêng được áp dụng phù hợp với đặc
điểm tâm lí này của học sinh Tiểu học.
Phương pháp luyện tập theo mẫu là một trong những phương pháp dạy học
Tiếng Việt góp phần không nhỏ vào việc dạy Tập làm văn cho học sinh lớp 4.
Nhưng thực tế hiện nay nhiều giáo viên nhận thức còn chủ quan, chưa hoàn thiện
về phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tập làm văn 4 . Khái niệm về
phương pháp luyện tập theo mẫu chưa được hiểu một cách toàn diện, đầy đủ dẫn
đến việc thực hành, vận dụng phương pháp này trong phân môn Tập làm văn chưa
đúng với bản chất của nó.
Hơn nữa, trên thực tế có những giáo viên dù đã nhận thức được đầy đủ về
phương pháp luyện tập theo mẫu thì lại sử dụng phương pháp này chưa tốt, chưa
thoả đáng. Ví dụ như có những giáo viên mới chỉ đưa ra mẫu để học sinh bắt
chước là theo mẫu mà không làm cho học sinh hiểu đượcbản chất của mẫu,
không phân tích cho học sinh thấy những mẫu đó chỉ có tính chất tham khảo, cần
được chắt lọc và sáng tạo hơn. Điều này thường dẫn đến việc học sinh chép lại
nguyên si những câu văn, đoạn văn hay bài văn đó, coi là của mình. Ngoài ra, có
2


những giáo viên lạm dụng phương pháp này, sử dụng chưa đúng lúc, đúng chỗ
làm cho hiệu quả mang lại không cao, có thể hạn chế tính sáng tạo của học sinh
trong quá trình học tập.
Căn cứ từ những lập luận trên tôi xin chọn đề tài Một số kinh nghiệm nâng cao
chất lượng dạy Tập làm văn 4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫu.

2. Thời gian nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

- Để thực hiện đề tài này tôi đã thực nghiệm trên phạm vi lớp 4A1(năm học
2008-2009)và lớp 4P (năm học 2009 -2010) trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị
Điểm do tôi chủ nhiệm và tham khảo việc dạy học Tập làm văn của các đồng
nghiệp.

3


Phần 2: Nội dung
i- cơ sở lí luận
1- Khái quát về phương pháp luyện tập theo mẫu
Phương pháp luyện tập theo mẫu là phương pháp mà học sinh tạo ra các đơn vị
ngôn ngữ, lời nói bằng mô phỏng lời thầy cô giáo, sách giáo khoa. Phương pháp
này gồm nhiều dạng bài tập như đặt câu theo mẫu cho trước, phát âm hoặc đọc
diễn cảm theo thầy cô giáo. Đây là phương pháp thường được sử dụng trong các
giờ Tập đọc , Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn. Những thao tác cơ bản của
phương pháp luyện tập theo mẫu:
- Cung cấp mẫu lời nói hoặc hành động lời nói.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích mẫu.
- Học sinh mô phỏng để tạo ra lời nói của mình.
- Kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm.
2- Phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tập làm văn 4.
Sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu trong dạy học Tập làm văn 4 không
đơn giản như Tập đọc, Tập viết... Trong phân môn này, phương pháp luyện tập
theo mẫu không có nghĩa là chép lại câu văn, đoạn văn, bài văn mẫu mà mẫu
cần luyện tập có thể là:
- Mẫu về cách dùng từ, đặt câu.
- Mẫu về cách quan sát, chọn lọc chi tiết cho bài văn miêu tả.
- Mẫu về cách xây dựng cốt truyện trong văn kể chuyện.
- Mẫu về cách diễn đạt, cách dùng các biện pháp nghệ thuật.

- Mẫu về cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp), kết bài (mở rộng, không mở rộng).
- Mẫu về cấu tạo 3 phần (bố cục) của bài văn.
Như vậy, học sinh tìm hiểu, quan sát mẫu, học cách làm để vận dụng trong các
trường hợp tương tự. Chính vì thế, khi sử dụng phương pháp luyện tập theo mẫu
trong dạy học Tập làm văn 4, giáo viên cần giúp học sinh phân tích mẫu để thấy
được cái hay, cái đẹp của đoạn văn, bài văn mẫu rồi từ đó học tập theo cách làm
của bài văn mẫu.

4


iI- Thực trạng của việc dạy học Tập làm văn 4 bằng
phương
pháp luyện tập theo mẫu.
Trong thực tế dạy học Tập làm văn 4, khi sử dụng phương pháp luyện tập theo
mẫu, giáo viên và học sinh thường gặp phải những khó khăn, hạn chế sau:
- Khả năng quan sát, tìm ý khai thác mẫu của học sinh còn hạn chế.
- Bệnh công thức, khuôn sáo, máy móc, thiếu chân thực trong dạy- học Tập làm
văn theo phương pháp luyện tập theo mẫu.
- Việc xác định, lựa chọn từ ngữ khi diễn đạt theo mẫu của học sinh chưa cao,
dùng từ chưa chính xác, vốn từ thay thế còn hạn chế. Câu văn của học sinh còn
thiếu tính gợi tả, gợi cảm, đôi khi bắt chước mẫu mà mà thiếu đi tính chân thực và
sáng tạo.
- Vốn hiểu biết của học sinh Tiểu học về cuộc sống xung quanh, về tự nhiên, xã
hội, về thực tế còn nghèo nàn, sơ lược, mang tính hình thức. Điều này hạn chế sự
phong phú, đa dạng và tính sinh động của các sản phẩm theo mẫu của các em.
- Mẫu mà giáo viên lựa chọn để đưa ra có thể rất hay nhưng không gần gũi với
hệ ngôn ngữ của học sinh bởi ngôn từ cao siêu. Hơn nữa, có giáo viên đã không
lợi dụng một cách triệt để các bài văn hay của chính học sinh lớp mình, hay học
sinh các khoá trước mà mình dạy để làm mẫu.

- Đôi khi giáo viên còn coi nhẹ việc vận dụng các nguyên tắc dạy học khi sử dụng
phương pháp luyện tập theo mẫu. Khi đưa mẫu ra, giáo viên không định hướng,
phân tích kĩ mẫu dẫn đến việc học sinh không thấy hết được cái hay cái đẹp của
mẫu nên học sinh không vận dụng được một cách sáng tạo vào bài làm của
mình.
- Có những giáo viên dù đã nhận thức được đầy đủ về phương pháp luyện tập theo
mẫu thì lại sử dụng phương pháp này chưa tốt, chưa thoả đáng. Ví dụ như có
những giáo viên mới chỉ đưa ra mẫu để học sinh bắt chước là theo mẫu mà không
làm cho học sinh hiểu đượcbản chất của mẫu, không phân tích cho học sinh
thấy những mẫu đó chỉ có tính chất tham khảo, cần được chắt lọc và sáng tạo hơn.
Điều này thường dẫn đến việc học sinh chép lại nguyên si những câu văn, đoạn
văn hay bài văn đó, coi là của mình.
Ví dụ: Thể loại văn miêu tả đồ vật
Đề bài: Tả một đồ vật mà em yêu thích.
(Tập làm văn Tuần 16)
*Mẫu:
Ông em còn giữ rất nhiều đồ vật nhưng thứ gắn bó vứi ông nhất lại là chiếc bi
đông.
Giờ cái bi đông đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn, dẹt, đựng được
5


đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây,
nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có
một dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời
ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài quả
dừa dẹt ấy là một cái giỏ đeo đan bằng dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai.
Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng vẫn còn rất bền, chắc.
Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong
cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm, chỉ khác là quả thị màu vàng.

Ông tôi luôn nâng niu chiếc bi đông cũ và coi nó như người bạn, người đồng
chí của mình.
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên.
- Tìm câu văn tả bao quát chiếc bi đông. (Nó to như quả dừa nhưng tròn, dẹt,
đựng được đến hơn một lít nước)
- Tác giả đã tả những bộ phận nào của chiếc bi đông?(vỏ, nắp nhựa, giỏ bọc
ngoài, quai đeo )
- Tìm phần mở bài và cho biết mở bài đó thuộc kiểu nào?( Ông em còn giữ rất
nhiều đồ vật nhưng thứ gắn bó với ông nhất lại là chiếc bi đông.- mở bài trực tiếp)
b) Bài làm của học sinh:
Đêm Trung thu, em được bố mẹ cho đi chơi và mua mặt nạ. Trên đường đi em
nhìn thấy một cái mặt nạ hình chú tễu trông thật ngộ nghĩnh, dễ thương.
Mặt chú tễu đang cười, hở hai cái răng. Khăn buộc trên trán để che đầu. Đôi
mắt mở to như gọi bạn đến chơi. Em bảo mẹ mua ngay cho em mặt nạ hình chú
tễu. Khi đeo mặt nạ lên, ai cũng bảo nó thật dễ thương và ngộ nghĩnh.
Em thích món đồ chơi này lắm. Em sẽ giữ gìn nó cẩn thận để nó luôn mới.
Thanh Mai- 4A 1
c) Đánh giá
- Với những câu hỏi giáo viên đưa ra, học sinh nắm được cách viết một bài văn
tả đồ vật theo một bố cục rõ ràng (gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài). Tuy
nhiên cách khai thác mẫu của giáo viên chưa sâu, dẫn đến tình trạng bài làm còn
khá sơ sài, chưa thể hiện sự sáng tạo, diễn đạt chưa trôi chảy, câu văn còn mang
tính liệt kê từng bộ phận của chiếc mặt nạ. Ngoài ra, do giáo viên chưa khơi gợi
để học sinh phát hiện ra trong bài văn mẫu tình cảm gắn bó của người ông với
chiếc bi đông nên bài văn của HS còn khô, chưa thể hiện nhiều tình cảm với đồ
vật.

III- Đề Xuất Một số kinh nghiệm dạy học Tập làm văn
4 bằng phương pháp luyện tập theo mẫu.
1- Thể loại văn kể chuyện

6


Đề bài: Trên đường đi học về, em gặp một phụ nữ vừa bế con vừa mang nhiều đồ
đạc. Em đã giúp cô ấy xách đồ đi một quãng đường. Hãy kể lại câu chuyện đó.
(Tập làm văn Tuần 1)
*Mẫu:
Một hôm trên đường về nhà, lúc gần đến cổng bệnh viện Nhi, em thấy một cô
chạc tuổi ba mươi, tay bế con, tay xách mấy túi đồ đạc lỉnh kỉnh, nét mặt lộ rõvẻ
lo âu. Chừng như cô ấy muốn qua đường mà không được vì dòng ô tô, xe máy cứ
nườm nượp chạy không ngừng. Em vội chạy đến bên cô nói:
- Cô ơi, có cần cháu giúp không ạ?
- ồ may quá! Cháu giúp cô sang bên kia đường nhé! Cô đưa em bé đi khám
bệnh.
Em xách giúp túi quần áo của bé vào tận phòng nộp sổ khám bệnh. Lúc hai mẹ
con cô đã ngồi yên trên ghế, em mới chào cô ra về. Cô nắm chặt tay em và cảm
ơn mãi.
Về đến nhà, thấy em tủm tỉm cười, mẹ hỏi:
- Con có gì mà vui thế?
Em kể lại chuyện vừa rồi cho mẹ nghe, mẹ xoa đầu em khen:
- Con gái mẹ giỏi lắm! Giúp đỡ người khác là điều nên làm, con ạ!
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên.
- Đề bài yêu cầu kể về điều gì?( kể về việc giúp đỡ một phụ nữ em gặp trên
đường)
- Việc tốt đó của ai? (của em)
- Trong bài mẫu, bạn học sinh đã làm việc gì tốt? (giúp đỡ một phụ nữ, xách đồ
cho cô ấy)
- Bạn đã gặp người phụ nữ trong hoàn cảnh nào? ( khi bạn đang trên đường đi học
về)
- Bạn đã giúp người phụ nữ đó với thái độ như thế nào? ( tự nguyện, vui vẻ)

- Người phụ nữ đã nói gì với bạn nhỏ? ( cảm ơn sự tốt bụng của bạn nhỏ)
- Bạn nhỏ cảm thấy thế nào khi làm được việc tốt đó? ( cảm thấy lòng lâng lâng
vui sướng)
- Em học tập được gì ở bạn nhỏ? ( sự tốt bụng, sẵn sàng giúp đỡ người khác)
- Em hãy nhớ lại và kể câu chuyện em đã làm để giúp đỡ một phụ nữ vừa bế con
vừa mang nhiều đồ đạc.
Giáo viên gợi ý cho học sinh những tình huống học sinh có thể gặp người phụ
nữ cần sự giúp đỡ: khi đi học về, khi đi chơi, khi đi siêu thị, đi chợ, khi tới nhà
ông bà,..
b) Bài làm của học sinh:
* Học sinh1:
7


Hôm nay là một ngày đẹp trời mà em lại hoàn thành bài xong xuôi cả nên
tranh thủ tới nhà Hoa mượn vài quyển vở về luyện chữ viết. Vừa ra đến đầu phố,
chợt em nhìn thấy một cô vừa bế con vừa mang rất nhiều đồ đạc trên tay. Nhớ lời
cô giáo dặn:Các em phải biết giúp đỡ mọi người khi họ gặp khó khăn hoạn nạn,
có như vậy mới xứng đáng là con ngoan trò giỏi, Em vội chạy tới bên cạnh cô và
cất lời:
- Thưa cô, cháu có thể xách bớt đồ giúp cô được không ạ?
Mồ hôi nhễ nhại đầy mặt, cô mừng rỡ trả lời:
- Cháu tốt quá, xách giúp cô hai túi đồ này nhé!
Em nhanh nhảu trả lời cô:
- Vâng ạ.
Vậy là em và cô sánh bước bên nhau, vừa đi em vừa trò chuyện với em bé con
của cô vui ơi là vui. Xách đồ hộ cô trên một đoạn đường ngắn nhưng em cảm thấy
vô cùng hãnh diện vì bản thân đã biết nghĩ tới người kháckhi họ gặp khó khăn,
hoạn nạn. Các bạn ơi, chúng mình hãy thi đua làm nhiều việc tốt nhé!
- YếnNhi- 4P

*Học sinh 2:
Chiều qua, khi tan học, em, Phương và Sơn cùng nhau về nhà. Sau khi chia tay
Phương và Sơn ở góc phố, em chợt nhìn thấy một cô vừa bế em trai nhỏ trên tay
vừa xách rất nhiều đồ đạc đang đi về phía em. Em vội vàng chạy về phía cô rồi
cất lời:
- Cô ơi, để cháu xách bớt đồ giúp cô nhé!
Cô mỉm cười nói:
- Ôi, cháu ngoan quá! Cháu giúp cô với nhé, cô bế em nên mang đồ vất vả quá!
- Vâng ạ! Cô cứ yên tâm, cháu xách được mà. Em lễ phép đáp lại.
Thế là em đi với cô, cả hai cô cháu vừa đi vừa nói chuyện rất vui vẻ. Chẳng mấy
chốc đã tới nhà cô, cô cảm ơn em và nhờ chú hàng xóm đưa em về nhà. Vì nhà cô
cũng khá gần nhà em nên em cảm ơn cô rồi từ chối lời đề nghị của cô. Một lần
nữa cô lại cười rất tươi đáp lại lời chào của em. Em bé trai nhà cô cũng vẫy tay
rối rít chào em. Trên đường về nhà em cảm thấy lòng lâng lâng vui sướng vì em
vừa làm được một việc tốt giúp đỡ mọi người.
- Ngọc Diệp 4P
c) Đánh giá
ở phần phân tích mẫu, giáo viên khai thác triệt để những nội dung và những
điểm cần lưu ý khi viết bài. Điều đó đã giúp học sinh kể được tốt đứng theo yêu
cầu của bài. Cũng là kể về việc xách đồ hộ một phụ nữ vừ bế con vừa mang nhiều
đồ đạc thì học sinh 1 đã có sự sáng tạo và cách viết riêng của mình, không sao
8


chép, lấy ý của bài mẫu. Cả hai bài viết của hai học sinh đều kể được đúng việc
tốt của mình với thái độ đúng đắn, tình cảm chân thành, lời kể lôgíc, tự nhiên. Đó
là những điều các em đã làm và nên làm để giúp đỡ những người xung quanh
mình trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó giúp các em hình thành và phát triển
những phẩm chất đạo đức tốt.
2- Thể loại văn viết thư

Đề bài: Nhân dịp năm mới, hãy viết thư cho một người thân (ông bà, cô giáo cũ,
bạn cũ,...) để thăm hỏi và chúc mừng năm mới.
(Tập làm văn Tuần 5)
*Mẫu:
Hà Nội ngày 11 tháng 2 năm 2008
Hương thân mến!
Thư trước mình viết cho bạn khá lâu mà chưa nhận được thư trả lời. Sốt ruột,
mình viết tiếp cho bạn một lá nữa đây. Đầu thư, cho mình gửi lời hỏi thăm sức
khoẻ gia đình bạn.
Từ ngày bạn theo bố mẹ chuyển vào Đà Nẵng chắc mọi việc đều thuận lợi cả
chứ? Trường mới của bạn có gần nhà không?Chắc bạn đã có thêm nhiều bạn mới
rồi chứ? Trong đó có khác nhiều so với ngoài này không? Kể cho tớ nghe với nhé!
Hương ơi, thời gian cuối năm trôi nhanh thật. Mình và gia đình vừa làm lễ
tiễn ông Táo lên chầu trời đó. Trong đó có làm giống như ngoài này không?Mình
hơi buồn khi Tết này không được cùng bạn đi xem bắn pháo hoa đón giao thừa ở
Hồ Gươm như mọi năm.
Nhân dịp năm mới, mình xin gửi tới bạn cùng gia đình lời chúc sức khoẻ, an
khang thịnh vượng và vạn sự như ý. Mình mong sao Tết sang năm bạn ra Hà Nội
đón Tết cùng mình. Hẹn gặp lại bạn vào thời gian ngắn nhất!
Thân ái chào bạn!
Bạn thân
Chi
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên.
- Bức thư trên của ai viết cho ai?
- Bạn Chi viết cho bạn Hương để làm gì?
- Tìm những câu cho thấy bạn Chi đã biết quan tâm, hỏi thăm tình hình của bạn
Hương.
- Câu văn nào cho thấy bạn Chi đã biết gửi lời chúc mừng năm mới tới bạn
Hương?
- Nêu tác dụng của những dòng mở đầu và kết thúc thư.

- Người ta viết thư để làm gì?
- Để thực hiện mục đích trên, một bức thư cần có những nội dung gì?
9


- Một bức thư thường mở đầu và kết thúc như thế nào?
GV nhắc HS khi viết thư cần chú ý thể hiện tình cảm đối với người nhận thư.
b) Bài làm của học sinh:
Ông bà kính mến!
Ông bà ơi, thế là đã sắp sang năm mới rồi. Năm nay cháu không về quê ăn
Tết với ông bà được nên hôm nay chaú viết thư này chúc ông bà và các bác năm
mới mạnh khỏe.
Ông ơi, ông đã khỏi ốm chưa ạ?Nghe tin ông ốm cháu lo lắm. Ôg nhớ uống
thuốc đều đặn ông nhé! Thuốc bố cháu mua tốt lắm đấy ạ. Cháu mong sao ông
chóng khỏe để mỗi khi cháu về chơi cháu lại được ông dẫn di thả diều ngoài bờ
đê và được theo ông đi câu cá mang về cho bà kho ăn Tết.
Bà ơi, Tết năm nay bà có định gói nhiều bánh chưng không ạ? Bà đã bày mâm
ngũ quả chưa? Bà nhớ bày cả bánh kẹo mà mẹ cháu gửi về nữa nhé.
Ông bà ạ, bây giờ đã là cuối năm nên công việc của bố mẹ cháu rất bận. Cháu
thì vừa mới thi học kì xong, kết quả rất tốt ạ. Cháu sẽ được nghỉ mười ngày Tết,
khi đó cháu sẽ đi siêu thị sắm đồ Tết với mẹ. Chắc chỉ cần đi một lúc thôi là có đủ
các thứ cần thiết cho ngày Tết rồi ông bà ạ. Còn bố cháu thì định xuống làng hoa
Nhật Tân để mua đào về trang trí phòng khách. Giá mà ông bà ra đây ăn Tết với
nhà cháu thì hay biết mấy!
Thôi thư đã dài, cháu xin dừng bút ở đây. Một lần nữa cháu xin kính chúcông bà
sang năm mới thật mạnh khỏe và sống lâu trăm tuổi để vui vầy với con cháu
Cháu trai của ông bà
Đức Anh
c) Đánh giá
ở phần phân tích mẫu, giáo viên đã giúp học sinh nhớ lại những đặc điểm cơ

bản của một bức thư. Như vậy, học sinh sẽ viết đúng hình thức của một bức thư
mà không bị lẫn với loại văn bản khác như: viét tin nhắn, viết bưu thiếp,...Bài viết
của học sinh có bố cục rõ ràng, đầy đủ. Nội dung thư đúng trọng tâm của đề. Lời
thư trong sáng, diễn đạt khúc chiết. Câu văn rõ ý , có hình ảnh. Tình cảm chân
thành, phù hợp với nội dung bức thư
3- Thể loại văn miêu tả đồ vật
Đề bài: Tả một đồ vật mà em yêu thích.
(Tập làm văn Tuần 16)
*Mẫu:
Ông em còn giữ rất nhiều đồ vật nhưng thứ gắn bó với ông nhất lại là chiếc bi
đông.
Giờ cái bi đông đã cũ lắm rồi. Nó to như quả dừa nhưng tròn, dẹt, đựng được
10


đến hơn một lít nước. Cái vỏ bằng nhôm cứng của nó được sơn màu xanh lá cây,
nhiều chỗ đã móp mép, lộ ra màu bạc xỉn của nhôm. Cái nắp nhựa rất cứng có
một dây xích nhỏ buộc chặt vào cổ bi đông, ông bảo để nó khỏi rơi mất. Khi mời
ai uống nước, cái nắp nhựa sẽ trở thành cái cốc, rất tiện. Bao bọc bên ngoài quả
dừa dẹt ấy là một cái giỏ đeo đan bằng dây dù, có quai dài đủ vắt qua vai.
Những sợi dây cũng màu xanh lá cây, tuy đã sờn nhưng vẫn còn rất bền, chắc.
Những lúc ông treo cái bi đông trên tường, tôi cứ hình dung ra quả thị nằm trong
cái túi lưới xinh xắn của chị Thắm, chỉ khác là quả thị màu vàng.
Ông tôi luôn nâng niu chiếc bi đông cũ và coi nó như người bạn, người đồng
chí của mình.
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên.
- Đề bài yêu cầu gì?
- Một bài văn miêu tả đồ vật gồm mấy phần, đó là những phần nào?
- Nêu nội dung chính của từng phần.
- Tìm phần mở bài và cho biết mở bài đó thuộc kiểu nào?( Ông em còn giữ rất

nhiều đồ vật nhưng thứ gắn bó với ông nhất lại là chiếc bi đông.- mở bài trực tiếp)
- Phần thân bài tả chiếc bi đông theo trình tự nào?
- Tìm những tữ ngữ tả hình dáng, đặc điểm của chiếc bi đông.
- Lợi ích của chiếc bi đông được miêu tả ra sao?
- Tình cảm của bạn nhỏ đối với cái bi đông được thể hiện qua những câu văn nào?
- Trong bài, em thích hình ảnh nào nhất, vì sao?
GV lưu ý với HS khi viết bài cần sử dụng các phép so sánh, nhân hóa,...và vận
dụng trí tưởng tượng để bài văn thêm sinh động.
b) Bài làm của học sinh:
* Học sinh1:
Từ lâu chiếc đông hồ báo thức đã trở thành người bạn thân thiết nhất của
tôi. Đó là chiếc đồng hồ mà một người bạn cũ đã tặng tôi vào sinh nhật lần thứ
bảy.
Chiếc đồng hồ này có hình ngôi nhà. Một ngôi nhà nhỏ cổ kính như những
ngôi nhà trong truyện cổ tích. Nó được khoác một lớp áo nâu thơm mùi gỗ. Tiếp
theo phải kể đến mặt đồng hồ trong suốt làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Bên
trong nữa là bức tranh vẽ một chiếc sân vói những viên gạch đỏ rêu phong. Trên
bức tường được vẽ các con số từ một đến mười hai. Các con số hệt những bông
hoa muôn màu đang nở rộ vào mùa xuân. Trong mặt đồng hồ là nơi ở của gia
đình nhà kim: bà kim giờ, chị kim phút, bé kim giây và anh kim báo thức. Bà kim
giờ chậm mà chắc, hằng ngày cứ cầm chiếc chổi rơm quét đi quét lại cái sân gạch
đến khi nó sạch không còn một hạt bụi. Chị kim phút áo hồng điệu đà suốt ngày
rong chơi cùng bé kim giây nhưng bao giờ cũng đi chậm hơn vì chị sợ hỏng gót
11


giầy! Còn cả bé kim giây tinh nghịch nữa chứ. Suốt ngày bé cứ chạy nhắng cả lên
để chơi hái hoa, bắt bướm, chơi đùa với những con số. Anh kim báo thức cũng rất
bảnh vì khoác trên mình chiếc áo cánh vàng chóe nhưng phải cái tính lười, cứ
phải đốc thúc mới làm việc. Nhà kim vậy mà cũng có quy định chặt chẽ, do vô

tình hay hữu ý thì tôi không biết nhưng khá là trùng hợp. Cứ khi bé kim giây đi
sáu mươi bước thì chị kim phút mới nhích được một bước, còn khi chị kim phút đi
sáu mươi bước thì bà kim giờ mới tiến một bước. Họ cứ đi như thế cả ngày mà
không biết mỏi. Nhưng họ cũng phải nghỉ chứ. Cứ mỗi ngày hai lần họ lại tụ
tập tại nhà bác mười hai giờ để giao ban.
Mặt sau chiếc đồng hồ là nút điều chỉnh. Chúng giúp tôi nhắc nhở họ hàng
nhà kim làm việc thật đúng.
Tôi luôn giữ gìn chiếc đồng hồ đó và yêu quý nó biết bao!- Chiếc đồng hồ ấy
là vật vô tri vô giác mà thật hữu ích cho đời.
Thùy Dương- 4P
* Học sinh 2:
Khi kì nghỉ hè qua đi, vào đầu năm học lớp Bốn, em được bố mẹ dẫn đi mua
cặp sách mới.
Trên tay cầm chiếc cặp mới em thật vui sướng! Chiế cặp thật là đẹp, to bằng
cặp đựng tài liệu của bố em. Mó được làm bằng loại vải đặc biệt nên khi sờ tay
vào chiếc cặp mịn như được làm bằng da. Cặp được khoác một chiếc áo màu đỏ
tươi như hoa phượng vĩ. Đôi quai đeo đen bóng được tết bằng những sợi dây dù .
Ô kìa! Chiếc cầu vồng xinh xắn kia chính là quai xách đấy. Nó được gắn chặt vào
đỉnh cặp bằng hai chiếc ốc vít nhỏ. Mặt cặp được trang trí bởi hình những chú
chó đốm xinh xắn đang nô đùa với nhau trông thật ngộ nghĩnh. Xung quanh cặp
được trang trí thêm bởi những đường viền màu đen. Khóa cặp làm bằng nhựa
cứng màu đen láy lấp lánh như ánh mắt đang cười với em. Mỗi khi mở ra hay
đóng vào nó phát ra tiếng kêu tanh tách rất vui tai. Mở nắp cặp ra, bên trong
hiện rõ những ngăn cặp nhưng những căn phòng tí hon. Mỗi ngăn đều được lót
vải lụa rất mềm mại. Ngăn thứ nhất em đựng sách giáo khoa, ngăn thứ hai em
đựng vở, còn ngăn thứ ba em đựng áo mưa, hộp bút và giấy kiểm tra. Mọi thứ
trong cặp đều được em sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp. Nhờ có chiếc cặp mà sách vở
của em không bị quăn mép nữa Mỗi khi em đi học, được điểm chín hay mười ,
cặp như vui mừng nhảy nhót trên lưng em.
Em rất yêu quý chiếc cặp vì đó là kỉ niệm về tuổi học trò của em. Em sẽ giữ gìn

nó cẩn thận để nó luôn sánh vai với em trên con đường học tập.
Minh Châu- 4P
c) Đánh giá
12


- Với những câu hỏi giáo viên đưa ra, HS nắm được cách viết một bài văn tả đồ
vật theo một bố cục rõ ràng (gồm 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài). Ngoài ra, Cả
hai bài văn đều thể hiện cách viết rất sáng tạo , có suy nghĩ riêng. Các đồ vật các
em miêu tả đều hết sức chi tiết, cụ thể nổi bật đặc trưng của đồ vật. Đặc biệt bài
văn của học sinh 1 được viết với trí tưởng tượng khá thú vị và hóm hỉnh. Cách
diễn đạt của cả hai bài đều rất trôi chảy. Câu văn viết giàu hình ảnh. Trong bài
viết, các em đã bộc lộ tình cảm của mình một cách tự nhiên không gò bó hay
xáo rỗng.
4 - Thể loại văn miêu tả cây cối
Đề bài: Tả một cây có bóng mát ( hoặc cây ăn quả, cây hoa) mà em yêu thích..
(Tập làm văn Tuần 16)
*Mẫu:
Sân trường em có nhiều cây bóng mát, nào là cây bàng, cây phượng, cây bằng
lăng,...Cây nào cây nấy đua nhau xoè tán lá rộng che mát sân trường. Trong số
những cây đó, em thích nhất cây phượng vĩ được trồng ngay cổng trường.
Nhìn từ xa, cây phượng vĩ như một tháp đền khổng lồ với ngàn hoa đỏ thắm.
Tưởng như chỉ cần cơn gió thoảng qua, những cánh hoa đã bay khắp sân trường.
Vào những ngày hè, đứng trên tầng cao nhìn xuống, chúng em thấy những bông
hoa đỏ rực lung linh trong ánh mặt trời, trông thật đẹp.
Thân cây phượng to và có vỏ sần sùi. Khi vòng tay ôm ngang thân cây, em có
cảm giác được trở về những ngày thơ bé, được bà vuốt ve, vỗ về. Mùa xuân,
phượng ra lá, lá xanh um, mát rượi, ngon lành như những hạt cốm mùa thu. Lá
ban đầu còn e ấp, sau đó xoè ra như đuôi chim phượng. Vào hè, màu lá càng
xanh đậm hơn. Tán lá xoè rộng, che mát cả sân trường. Những ngày nóng nực,

chúng em thường ngồi chơi dưới tán cây phượngnghe chim chóc ríu rít hót.
Em rất yêu cây phượng vì nó gắn liền với tuổi học trò, tuổi hồn nhiên, vui tươi
trong sáng. Em sẽ mãi chăm sóc cho cây phượng thật xanh tốt để nó mãi là người
bạn thân thiết của chúng em.
a) Cách khai thác, định hướng, phân tích mẫu của giáo viên.
- Bài văn mẫu trên tả về cây gì? Trồng ở đâu?
- Tìm đoạn mở bài, kết bài của bài văn đó.
- Nêu nội dung chính của từng đoạn.
- Nêu những từ ngữ, hình ảnh tả hình dáng, các bộ phận của cây phượng? - Sự
thay đổi về màu sắc của lá cây theo thời gian được tác giả khắc họa như thế nào?
- Trong bài có những hình ảnh nào đẹp?
- Nêu ích lợi của cây?
- Tìm những biện pháp nghệ thuật thể hiện trong bài.
- Con học tập được gì ở cách miêu tả cây cối trong bài văn trên?
13


- Hãy kể tên một số loài cây mà con thích.
GV lưu ý HS cần kết hợp tả sự thay đổi của cây ở các thời điểm khác nhau và kết
hợp tả ảnh hưởng của thiên nhiên làm cây thêm đẹp.
b) Bài làm của học sinh
Những con phố cổ luôn có trong tâm tưởng của người Hà Nội. Và lúc nào đầu
mỗi con phố cổ cũng có một cây hoa sữa.
Những ngày hè nóng bức, cây như một chiếc ô xanh che nắng cho những bác
xích lô, những người khách đi bộ. hành... Hoa sữa là loài cây dễ trồng nên nó
được trồng ở tất cả các đường phố Hà Nội. Thân cây cao, mảnh dẻ nhưng sần sùi,
thô giáp. Cành cây vươn dài xen lẫn trong đám lá xanh rì mươn mướt. Những
chiếc chiếc lá nhỏ, dài, biếc xanh, ướt đẫm sương mai. Nói đến cây, đến cành,
đến lá dĩ nhiên phải nói đến nhựa. Chính nguồn nhựa sống ấy đã giúp cây trường
tồn cùng thời gian. Mỗi lần ai đó bứt lá hay lũ trẻ nghịch ngợm nô đùa bẻ gãy

cành cây thì dòng nhựa trắng tinh khôi ấy lài tuôn chảy như nước mắt của cây
than khóc. Những buổi chiều hè nóng bức, nếu có dịp tản bộ trên con đường
Nguyễn Du bạn sẽ thấy một mùi thơm nhè nhẹ, thoang thoảng thì chính là hoa
sữa đã nở rồi đó. Không ngờ loài cây nhỏ bé ấy lại có đơm một loài hoa có hương
thơm đặc biệt đến vậy. Hoa sữa nhỏ xinh, trắng ngà. Từng chùm hoa luôn tỏa ra
mùi hương ngây ngất, quyến rũ mà dịu êm. Rồi những sớm mai trong vắt khi chú
họa mi bắt đầu cất tiếng hót trong trẻo thì gió sẽ đưa hương hoa sữa đi cùng với
hương cốm làng Vòng đậm đà sẽ đi sâu vào tiềm thức người Hà Nội. Nhưng đặc
biệt ở chỗ hương hoa chỉ nồng nàn khi có một cơn gió nhẹ thổi qua chứ không
ngào ngạt như hoa hồng, hoa ly. Nếu ai đó đưa hoa lên mũi ngửi thì sẽ chỉ có
một mùi hương nồng nồng, ngai ngái thật lạ! Ông tôi thường bảo rằng: Hoa sữa
không có sắc đẹp nhưng hương nhờ gió mà say nồng, mà quyến rũ như tính cách
như người Hà Nội vậy. Thật vậy, hoa sữa không đẹp nhưng có một hương thơm
như quy tụ cả nắng, gió và hương thơm của dòng sữa mẹ.
Hoa sữa đã gắn liền với bao thế hệ người Hà Nội, với hương cốm làng
Vòng, với bức tranh Đông Hồ, với con đường Nguyễn Du thân thuộc. Tất cả đã
tạo thành một bức tranh về Hà Nội, một bức thật đẹp, một bức tranh mang đến
cách nhìn thật hoàn chỉnh và khái quát của đô thành ngàn năm văn hiến. Chỉ vì
đơn giản loài hoa ấy tên là hoa sữa.
Thùy Trang - 4P
c) Đánh giá
- Với những câu hỏi đưa ra, giáo viên đã giúp học sinh nắm rất chắc lí thuyết
miêu tả cây cối. Bằng óc quan sát tinh tế, bằng cái nhìn đầy cảm hứng về cây hoa
sữa học sinh đã viết thành một bài văn khá tuyệt vời. Giọng văn tuy hơi già so
14


với lứa tuổi nhưng chứa chan cảm xúc với những từ ngữ, những hình ảnh chọn lọc
rất đắt, bài viết đã có chiều sâu về cách nhìn, cách cảm nhận, thể hiện được sự
sáng tạo đến bất ngờ qua những câu văn xúc tích, những từ ngữ, hình ảnh đẹp.


Phần 3: Kết luận và khuyến nghị
Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi nhận thấy:
- Cùng là lớp tôi chủ nhiệm nhưng các HS lớp 4P năm học 2009-2010 viết văn
đều tayhơn các học sinh lớp 4A 1 năm học 2008-2009.
- Bài thi kiểm tra học kì I, lớp 4P có tới hơn 80% học sinh đạt 8 điểm trở lên.
Không có học sinh được điểm dưới 6.
- Học sinh không còn cảm thấy ngại viết văn, ngại học Tập làm văn.
- Đối với học sinh, phương pháp luyện tập theo mẫu dễ hiểu nên các em nắm bài
nhanh. Nó có tác dụng giúp các em viết được những câu văn, đoạn văn, bài văn
hay, biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh đẹp cho bài văn của mình bởi khi tiếp xúc với
mẫu các em đã được tiếp xúc với cái hay, cái đẹp của ngôn ngữ viết.
- Đối với giáo viên, phương pháp này giúp giáo viên hình thành kiến thức
nhanh, hiệu quả mang lại không nhỏ. Tuy nhiên khi sử dụng phương pháp này,
giáo viên cần lưu ý một số vấn đề sau:
+ Khi đưa mẫu không nên gọi là đoạn văn mẫu, bài văn mẫu vì dễ gây
cho học sinh hiểu lầm rằng đó là sản phẩm chuẩn mực, cần làm đúng như thế.
Điều này hạn chế sức sáng tạo của các em.
+ Khi lựa chọn mẫu không nên lựa chọn những văn bản mà ngôn ngữ
quá cao siêu và mang tính ước lệ, không gần gũi với hệ ngôn ngữ của các em. Nên
ưu tiên chọn những bài văn hay của chính học sinh trong lớp để nêu ra cho học
sinh tham khảo. Điều đó khích lệ tinh thần và tâm thế viết của học sinh trong lớp.
Đặc biệt, mỗi GV nên tuyển chọn và giữ lại những bài văn hay của các lớp mình
dạy những năm trước để làm ngữ liệu phân tích cho học sinh các lớp sau tham
khảo.
+ Việc sử dụng mẫu cần được giáo viên cân nhắc tính toán xem nên
dùng vào lúc nào, dùng cả bài hay từng đoạn, dùng để giúp học sinh học tập được
15



điều gì.
- Phương pháp này không khó thực hiện nên mang tính phổ biến cao, mỗi giáo
viên đều có thể thực hiện hiệu quả nếu có sự quan tâm và đầu tư đúng mức. Và
phương pháp này không chỉ áp dụng dạy Tập làm văn lớp 4 mà có thể áp dụng
dạy tập làm văn cho các khối lớp khá
Trong đề tài này còn một thể loại tập làm văn miêu tả con vật tôi chưa đề cập
đến vì thời điểm tôi viết đề tài này theo phân phối chương trình, lớp 4P chưa học.
Nhưng tôi tin rằng ở thể loại văn miêu tả con vật, các em cũng sẽ viết tốt. Khi làm
đề tài này tôi chỉ có mong muốn đóng góp một vài ý kiến nhỏ vào việc nâng cao
chất lượng giảng dạy và học tập phân môn Tập làm văn 4. Trên đây là những ý
kiến của cá nhân tôi, chắc hẳn còn nhiều khiếm khuyết, rất mong sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2010
Người viết

Hà Thị Kim Ngân

16



×