Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết gia đình bé mọn của dạ ngân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 73 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, được các đồng giả cho
phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.
Nguyễn Thị Yến

i


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa khoa học xã
hội trường ĐH Quảng Bình đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Xin được cảm ơn thư viện trường trường ĐH Quảng Bình đã cung cấp tài
liệu quý báu để tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến T.S Mai Thị Liên Giang,
người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Xin gửi lời cảm ơn bố mẹ, những người thân trong gia đình, bạn bè… đã
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này.
Nguyễn Thị Yến

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... ii
MỤC LỤC ............................................................................................................ iii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................... 2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................ 4
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 4
4.1. Phương pháp cấu trúc, hệ thống ..................................................................... 4
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại ................................................................... 4
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp............................................................... 4
4.4. Phương pháp liên ngành ................................................................................. 5
5. Đóng góp của khóa luận .................................................................................... 5
6. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................... 5
NỘI DUNG ........................................................................................................... 6
CHƯƠNG1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI .......................... 6
1.1. Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học ....................... 6
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”
của Dạ Ngân .......................................................................................................... 7
1.2.1. Con người khát khao hạnh phúc ................................................................. 8
1.2.2. Con người bản năng tính dục .................................................................... 12
1.2.3. Con người bản lĩnh, tài năng ..................................................................... 18
CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “GIA ĐÌNH BÉ MỌN” CỦA DẠ NGÂN ......................................... 21
2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân 21
iii


2.1.1. Không gian gia đình, nhà ở ....................................................................... 22
2.1.2. Không gian miền Bắc ................................................................................ 26
2.1.3. Không gian chiến tranh thông qua ký ức của nhân vật ............................. 28
2.2. Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân ... 30
2.2.1. Thời gian tâm lí ......................................................................................... 31
2.2.2. Thời gian đồng hiện .................................................................................. 33

2.2.3. Thời gian tiểu sử........................................................................................ 35
CHƯƠNG 3: KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, GIỌNG ĐIỆU TRONGTIỂU THUYẾT
GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN ............................................................. 37
3.1. Kết cấu.......................................................................................................... 37
3.1.1. Kết cấu phân mảnh .................................................................................... 38
3.1.2. Kết cấu mở và kết thúc bất ngờ................................................................. 39
3.1.3. Kết cấu dòng ý thức và lồng ghép truyện ................................................. 40
3.2. Ngôn ngữ ...................................................................................................... 43
3.2.1. Ngôn ngữ dân dã ....................................................................................... 44
3.2.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm ...................................................................... 50
3.3. Giọng điệu .................................................................................................... 52
3.3.1. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm, đả kích ................................................. 53
3.3.2. Giọng điệu chiêm nghiệm, triết lí ............................................................. 55
3.3.3. Giọng điệu vô âm sắc ................................................................................ 58
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 65
PHỤ LỤC

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học Việt Nam từ sau 1975, nhất là từ giữa những năm 80 trở lại đây đã
dần hòa nhập vào con đường hiện đại hóa nền văn học dân tộc. Trong sự biến
đổi của đất nước, các nhà văn trẻ đã mang đến cho nền văn học nước nhà những
luồng sinh khí mới và một hương vị khác lạ của văn chương. Dạ Ngân là một
trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn xuôi Việt Nam. Tác phẩm của Dạ
Ngân rất phong phú ở các dạng đề tài khác nhau và mang đậm chất Nam Bộ.
Đây là một trong số ít nhà văn hiện đại Việt Nam dám phơi bày một cách trực

tiếp sự mong manh giữa cái chết và tình dục phát lộ ra trong thời chiến, sự mù
lòa đầy quyến rũ của chiến tranh.
Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”
của Dạ Ngân giúp chúng ta khám phá chất liệu hiện thực sống động về bức tranh
xã hội thời kỳ hậu chiến, số phận con người dưới sức ép chiến tranh và những
ràng buộc trong mối quan hệ gia tộc, xã hội. Qua “Gia đình bé mọn”, chúng ta
còn thấy quan niệm của nhà văn về cuộc đời, ý nghĩa và mục đích của cuộc sống
không xuất phát từ một đạo lý, hay một triết thuyết cao xa. Từ đó người đọc có
thể học tập được ở nhà văn tính khiêm nhường, biết rõ giới hạn của mình và nỗ
lực vượt qua giới hạn. Không những thế tiểu thuyết vừa làm giàu năng lực ngôn
ngữ của chúng ta vừa làm giàu quá trình chúng ta lĩnh hội thực tại.
Nếu thành công, đề tài sẽ giúp cho chúng ta có cái nhìn đầy đủ về Dạ Ngân
và tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”. Qua đó, khẳng định rõ hơn tài năng và đóng
góp của tác giả đối với sự phát triển của văn học đương đại. Đồng thời, đây cũng
là tư liệu cần thiết cho việc nghiên cứu, học tập và giảng dạy văn học Việt Nam
giai đoạn sau 1975 hiện nay ở trường Đại học.Vì những lý do trên, chúng tôi lựa
chọn đề tài “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ
Ngân”.

1


2. Lịch sử vấn đề
Dạ Ngân viết tiểu thuyết cũng không nhiều nhưng so với các cây bút cùng
thời thì tiểu thuyết của Dạ Ngân có một âm điệu riêng khá độc đáo. Chính vì vậy
mà Dạ Ngân được nhiều người đọc yêu thích và các nhà phê bình chú ý tới.Tiểu
thuyết “Gia đình bé mọn” là một thành công lớn của Dạ Ngân được in và xuất
bản năm 2005. Mặc dù đi vào khai thác đề tài có phần xưa cũ, nhưng tác phẩm
vẫn xác lập một chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả, đã nhận được nhiều lời
khen ngợi của giới chuyện môn, như nhà phê bình Hoài Nam đã nhận định:

“Một lần nữa người ta lại thấy ở Dạ Ngân những phẩm chất làm nên thế mạnh
ngòi bút của bà: Sự cẩn trọng và tinh tế trong câu chữ; khả năng kết hợp nhuần
nhuyễn giữa “mỹ văn” và ngôn ngữ đời thường của người Nam Bộ, sự sắc sảo
trong phác họa nhân vật bằng vài chi tiết đắt giá, nhanh gọn; và sau cùng là
một cái nhìn cuộc đời – dù với sự phê phán - nhưng vẫn luôn đôn hậu” [29].
Còn Hoàng Thị Quỳnh Nga đã nhận xét: “Ngoài những trang viết tinh tế và xúc
động về cảm giác và sự giằng xé, Gia đình bé mọn còn hấp dẫn người đọc bởi
bức tranh xã hội thời bao cấp” [30]. Bài viết của Hoàng Thị Quỳnh Nga chỉ ít
dòng tâm sự mà đã khái quát lên được tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”với những
cái được và chưa được.
Ngoài ra, bài viết của Hoàng Ngọc Hiến nhận định về những vấn đề gây
nhức nhối trong xã hội xô bồ hiện tại diễn ra trong tác phẩm của Dạ Ngân. Đó là
sự xuống cấp của xã hội, sự tha hóa về đạo đức của con người trong tác phẩm.
Nó không thu hẹp trong phạm vi một gia đình nhỏ bé. Và những hiện tượng đó
“giống như những kẻ nứt nhỏ trên mặt đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm
xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự sụp đổhạtầng “nhân văn” của cả xã
hội” [27]. Tác giả nhận định: “Trong tác phẩm này, có lẽ những đoạn văn hay
nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la và lâu bền của sông Hậu tới
khí hậu địa lí và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh hưởng sâu sắc và bí ẩn
của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm hồn và thế giới
tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm” [27]. Nhà văn- dịch giả
2


Trần Thiện Đạo cũng đã có những lời tâm tình với bạn đọc khi được đọc “Gia
đình bé mọn” của Dạ Ngân: “… Một mình một bóng, trên con đường quen thuộc
hơn một phần tư thế kỷ cầm bút trong Nam ngoài Bắc, tác giả đã nhè nhẹ nắm
tay người đọc, “rù quyến”, lôi cuốn, dẫn họ cùng rảo bước với mình từ trang
đầu tới trang chót…”[26]. Bên cạnh đó, tác giả Nhật Tuấn trong bài viết “Chủ
nghĩa hiện thực nghiêm nhặt trong “Gia đình bé mọn” đã viết: “Gia đình bé mọn

của Dạ Ngân thật ra chẳng bé mọn chút nào, nó chứa đựng một dung lượng đồ
sộ về đời sống của cả xã hội Việt Nam đương đại, nó diễn tả cái bi kịch lớn của
dân tộc đang diễn ra hàng ngày hàng giờ: cái đẹp, cái cao cả đang bị cái xấu,
cái ti tiện lấn át và tiêu diệt, nó lên tiếng cảnh báo về sự dãy chết của chủ nghĩa
lãng mạn dưới bàn tay lông lá của chủ nghĩa vị kỷ cực đoan đang lan tràn hiện
nay. Gia đình bé mọn của Dạ Ngân thực sự là một cuốn tiểu thuyết được diễn
đạt bằng thứ ngôn ngữ chắt lọc, nhịp điệu nhanh với lượng thông tin nén chặt
[31]. Từ bài viết của Nhật Tuấn đã làm cho chúng ta hiểu rõ hơn về Dạ Ngân
thực sự đã dũng cảm rọi đèn vào những góc tối, khuất tất của cuộc sống, làm
hiện rõ toàn cảnh bức tranh xã hội đầy nhức nhối hiện nay.
Cùng với các quan điểm như trên nhưng nhấn mạnh vai trò của Dạ Ngân từ
lăng kính truyền thông tác giả thì Wayne Karlin, nhà văn Mỹ, giáo sư văn
chương Mỹ, một người am hiểu văn học Việt Nam, trong lời giới thiệu tiểu
thuyết “Gia đình bé mọn” bản dịch ra tiếng Anh (Rosemary Nguyen dịch) ấn
hành bởi nhà xuất bản Curbstone Press năm 2009, đã có nhận định: “Hành trình
của Tiệp và hành trình của cái “gia đình bé mọn” của nàng trùng hợp với hành
trình của đất nước nàng”,…“Tiệp từ chối nhìn thế giới qua lăng kính truyền
thống” [33]. Điều đó cũng có nghĩa: Nhân vật Tiệp đã đồng hành cùng đất nước
và nhân vật ấy đã có một cái nhìn mới mẻ về thế giới mà mình đang sống, trải
nghiệm, không phụ thuộc vào truyền thống ngày xưa.
Bản thân nhà văn Dạ Ngân cũng đã từng chia sẻ: “Gia đình bé mọn là cuốn
tiểu thuyết viết về đề tài hậu chiến. Sống trong đất nước của những cuộc chiến
kéo dài, thân phận người Việt nào cũng có một bắt nguồn từ chiến tranh, chiến
3


tranh ảnh hưởng đến rất nhiều thế hệ, còn dấu vết cho tới tận bây giờ”[28].
Như vậy, trong quá trình khảo sát các công trình nghiên cứu về Dạ Ngân, chúng
tôi đã tìm được 7 tài liệu nghiên cứu của các tác giả. Trong đó, có nhiều bài viết
nhận xét và đáng giá tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” rất hay và đúng với xã hội

Việt Nam ở thời kì hậu chiến. Tuy nhiên, đến thời điểm này thì vẫn chưa có
công trình nào nghiên cứu về đề tài “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Gia
đình bé mọn của Dạ Ngân”.Chúng tôi xem những ý kiến như đã phân tích trên
là những gợi ý quý báu để triển khai đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết “Gia đình bé
mọn” của Dạ Ngân. Qua một số phương diện: Quan niệm nghệ thuật về con
người; Không gian, thời gian nghệ thuật; Kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu là cuốn tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”, NXB
Thanh Niên, TP Hồ Chí Minh và một số cuốn sách có liên quan đến đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đề tài, chúng tôi vận dụng những phương pháp
sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc, hệ thống
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi nghiên cứu Đặc điểm nghệ thuật
trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân trong cấu trúc tiểu thuyết một
cách logic, đảm bảo tính chỉnh thể trọn vẹn của khóa luận.
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Phương pháp này giúp chúng tôi thống kê, phân loại tác phẩm của Dạ Ngân
để phân tích đặc điểm nội dung, hình thức của nghệ thuật khi cần thiết từ đó
phân loại và đi đến đánh giá và nhận xét chính xác, có cơ sở.
4.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp này hỗ trợ chúng tôi trong quá trình phân tích các đặc điểm
nghệ thuật của tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”, trên cơ sở đó tổng hợp đưa ra
4


những nhận định phù hợp, khẳng định rõ hơn đóng góp của Dạ Ngân trong đề

tài.
Ngoài các phương pháp trên, chúng tôi còn kết hợp với việc vận dụng các
thao tác bình luận, phân tích…người viết rút ra những nhận xét chung nhất để
làm sáng rõ vấn đề “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn”
của Dạ Ngân”.
4.4. Phương pháp liên ngành
Sử dụng phương pháp này, chúng tôi vận dụng các lý thuyết liên ngành
như: Thi pháp học, Tự sự học, Tiếp nhận văn học, Nữ quyền luận, Văn hóa
học… để góp phần giải quyết những vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra.
5. Đóng góp của khóa luận
Khóa luận là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách hệ thống về“Đặc điểm
nghệ thuật trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân”. Qua việc nghiên
cứu đề tài, chúng tôi phân tích rõ hơn hiện trạng đời sống đương đại, đồng thời
chỉ ra những đóng góp mới của một nhà văn nữ cho nền văn xuôi đương đại Việt
Nam.
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dung
chính của khóa luận được triển khai thành ba chương:
Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người
Chương 2: Không gian, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Gia đình bé
mọn” của Dạ Ngân
Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết “Gia đình bé
mọn” của Dạ Ngân

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI
1.1. Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học

Quan niệm nghệ thuật về con người là một phạm trù rất quan trọng, được
bàn luận nhiều trong nghiên cứu văn học. Đến nay, khái niệm này chưa được các
nhà nghiên cứu định nghĩa một cách thống nhất, nhưng phần nào đã gợi mở cho
chúng ta cách hướng đến đối tượng chủ yếu của văn học. Trần Đình Sử trong
“Giáo trình thi pháp học” đã viết: “Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời
sống, nên nó mang tính chất quan niệm rất cụ thể”, “Hình tượng nghệ thuật một
khi đã hình thành là mang tính chất quan niệm, ngay cả vô thức cũng là quan
niệm về cái vô thức. Nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không quan niệm
về đối tượng” [20, tr. 23]. Ý kiến của Trần Đình Sử cho chúng ta thấy, quan
niệm chính là một phương tiện thiết yếu của sáng tạo nghệ thuật. Quan niệm
nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học chính là bước đi thiết thực để
đến với chiều sâu của tác phẩm, của các giai đoạn văn học.
Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học”. Đó là nghệ
thuật miêu tả, biểu hiện con người. Do vậy, con người chính là đối tượng chủ
yếu của văn học. Dù miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật hoặc đơn giản là miêu tả
các nhân vật, văn học đều nhằm mục đích miêu tả và thể hiện vào con người.
Thực tế đã chứng minh rằng, không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền
văn học nào lại chỉ đơn thuần nói về thiên nhiên mà không liên quan đến con
người. Nói cách khác, mục đích miêu tả của nhà văn là hướng đến thể hiện con
người.
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khả
năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn.
Có thể nói, nó giống như một chiếc chìa khóa vàng góp phần gợi mở cho chúng
ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sỹ nói
chung và từng thời đại nói riêng.

6


Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là

một cách cắt nghĩa, lý giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn,
tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình”
[21, tr. 15]. Ý kiến của Trần Đình Sử đã khẳng định quan niệm nghệ thuật về
con người là cách đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đã được hóa thân
thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con người trong văn học
của tác giả. Từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tượng nhân
vật trong tác phẩm. Nhờ vậy mà người đọc thấy được hình tượng nghệ thuật
trong tác phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng khẳng định: “Quan niệm nghệ thuật về
con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm”
[17, tr. 7]. Còn “Từ điển thuật ngữ văn học”lại định nghĩa: “Quan niệm nghệ
thuật về con người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình
thức tác phẩm. Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong
cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư
duy nghệ thuật” [6, tr. 76]. Từ những khái niệm trên về quan niệm nghệ thuật
về con người chúng tôi thống nhất với cách hiểu cho rằng: “Quan niệm nghệ
thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa
lí giải về con người của nhà văn. Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong
từng tác phẩm. Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu
hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay
không giống so với đối tượng”. Vận dụng, quan niệm này chúng tôi phân tích
quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của Dạ Ngân.
1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết “Gia đình bé
mọn” của Dạ Ngân
Như đã phân tích trên, con người là trung tâm của văn chương, vừa là đối
tượng mà văn chương hướng đến, phản ánh, thể hiện, vừa là thực thể cảm nhận
vẻ đẹp của chính văn chương. Mỗi nhà văn, nhà thơ đều có một đời sống riêng
của mình, họ sống, cảm nhận không chỉ riêng mình mà còn quan sát, phân tích
7



đời sống của những người họ gặp, những người xung quanh họ… Để từ đó họ
có một nguồn vô tận những văn liệu sống đa dạng mà mỗi nhân vật của nhà văn
sau này đều phảng phất một tính cách, một suy nghĩ mà đã thoáng qua in đậm
trong trí nhớ của họ.
Tuy nhiên quan niệm nghệ thuật về con người mỗi thời đại lại có những
chuẩn mực khác nhau, mỗi nhà văn lại có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau về
con người. Là một cây bút trong nền văn học hiện đại, với tài năng và sự nhạy
bén của mình, Dạ Ngân cảm nhận và viết về con người theo cách riêng của
mình, theo sự vận động của xã hội… Điều này đã hình thành nên đặc trưng,
quan niệm riêng của Dạ Ngân về con người. Quan niệm nghệ thuật về con người
được biểu hiện qua nhiều phương diện trong phạm vi đề tài này chúng tôi chỉ
khảo sát qua biểu hiện: con người khát khao hạnh phúc; con người bản năng
tính dục; con người bản lĩnh, tài năng.
1.2.1. Con người khát khao hạnh phúc
Trong cuộc sống hàng ngày, ai mà chẳng mong mình được sống trong tình
yêu và hạnh phúc. Lời chúc muôn thuở của con người mãi mãi vẫn là chúc nhau
mạnh khỏe, thành đạt và hạnh phúc. Thế nhưng thử hỏi tình yêu là gì, hạnh phúc
là gì, vì sao con người lại chúc nhau và mong mỏi thiết tha đến thế? Biết bao thế
hệ từ xưa đến nay đã lao động sáng tạo, đã cống hiến hy sinh cho quyền lợi cao
quý và tình yêu hạnh phúc của con người.
Khi xây dựng nhân vật người phụ nữ mang tên Mỹ Tiệp, Dạ Ngân đã định
cho nhân vật phải trải qua nhiều sóng gió trong cuộc đời, giống như:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều– Nguyễn Du)
Dẫu có bạo dạn, mạnh mẽ, lạnh lùng đến thế nào, thì ẩn đằng sau vẫn là
một trái tim khát khao yêu thương hạnh phúc, hạnh phúc chính là từ những thứ
nhỏ bé giản dị nhất trong cuộc sống hằng ngày của họ, hạnh phúc ấy từ chính tổ
ấm gia đình của mình. “Gia đình bé mọn” là tiếng lòng của nỗi niềm đó, không

8


phải chỉ riêng Tiệp, mà còn là những người phụ nữ xung quanh nàng. Không
khát khao sao được khi trong gia đình Tiệp đầy những đau thương và mất mát.
Nó đã dựng lên một bức tường, trói buộc những người phụ nữ trong gia tộc của
nàng trong đó. Mẹ góa, cô góa, chị góa, ngay cả cô em út cũng góa, những con
người ấy buộc phải mạnh mẽ để chèo chống gia đình không một bàn tay chăm
sóc của người đàn ông. Đó là bởi chiến tranh đã xô đẩy họ như thế. Chị Hòa nếu
không vì chiến tranh, không vì chồng mất sớm chắc chắn cũng đã bình yên với
hình ảnh một người đàn bà nội trợ, chỉ biết nữ công gia chánh. Mỹ Út nếu không
vì chồng hy sinh cũng có thể đã trở thành một mệnh phụ được chăm sóc, đưa
đón, nhàn hạ hưởng cuộc sống sung túc, giàu sang… Số phận đưa đẩy họ vào
những mất mát kéo dài đằng đẵng, theo suốt cuộc đời. Những người phụ nữ
mang trong mình lối suy nghĩ truyền thống, xưa cũ ấy cũng chỉ vì trách nhiệm,
bổn phận hơn là vì bản thân, mà trước hết là vì danh dự của gia tộc mình. Nhưng
ẩn sâu trong mỗi số phận ấy là vì danh dự của gia tộc, là những mong manh yếu
ớt của nữ giới, họ cần được che chở, bao bọc, nương nhờ. Câu nói trách móc của
chị Hoài: “Người ta kiếm chút mà không ra, nó có chồng hiền hậu xuôi chèo
mát mái vậy mà còn đứng núi này trông núi nọ”[14, tr. 22] ẩn chứa sau đó là cả
một ước mơ về một mái ấm gia đình của người đàn bà “ở góa một thập kỉ”,
người đàn bà khi nhắc đến chồng con nước mắt sẽ lại tuôn rơi, bởi nó là nỗi đau
của chị, là niềm hạnh phúc chị không thể chạm tới.
Nỗi khát khao ấy bùng cháy mãnh liệt, thể hiện rõ nhất là ở Tiệp. Có thể vì
nàng là một nhà văn, nàng luôn mơ mộng, có những phút dây thoát khỏi bao lo
toan chật vật bám dai dẳng cuộc sống hằng ngày, có thể bởi “giữa nàng và
những người thân là hai thế giới, phía kia không có tầng địa ngục, không có
sông đêm êm đềm, không có người tình, không có cả Rôbinxơn và những người
khốn khổ còn nàng thì lúc nào cũng sách vở bút mực xê dịch và ham muốn” [14,
tr. 18]. Do vậy, khát khao ấy luôn bùng cháy trong nàng, thôi thúc nàng tìm

kiếm để có được, nhất là khi cuộc hôn nhân của Tiệp đầy những vết nứt khó có
thể hàn gắn. Không rạn nứt sao được khi khởi nguồn của nó là một sự cố “do
9


chiến tranh sắp đặt”, thiếu tình yêu, không rạn nứt sao được khi chồng nàng –
Tuyên là một người khô cằn, không hề quan tâm tới nàng. Anh ta chỉ có công
việc, thăng tiến, nịnh nọt, những thứ có lợi về vật chất, danh vọng, ở anh ta là cả
một sự đê hèn, bạc nhược.
Thiên tính nữ là điều mà bất cứ người đàn ông nào cũng muốn sở hữu. Đó
trước hết là sự yêu mến, nhỏ bé trong xúc cảm. Tiệp cũng vậy, hơn nữa còn bởi
nàng là một nhà văn - nhà văn tinh tế trong cảm xúc, biết mơ mộng, biết lãng
mạn, yếu mềm, khao khát được thấu hiểu, yêu thương. Lấy Tuyên, nỗi khao khát
ấy bị tước đoạt hoàn toàn. Tuyên buộc nàng phải rứt bỏ giọt máu mà anh ta thấy
“chưa cần thiết” phải có, dứt bỏ quyền làm mẹ của Tiệp, buộc nàng phải đối
diện với mọi tội lỗi mà mình đã làm. Tuyên không có sự đồng cảm, chia sẻ với
Tiệp, khi Tiệp quyết định đi theo sự nghiệp văn chương, từ bỏ con đường công
danh trải đầy hoa hồng. Những lần Tiệp phải rứt bỏ cái thai nhi trong mình là
một nỗi khát khao được yêu thương, chăm sóc, quan tâm. Dù điều đó rất nhiều
đàn ông làm được đối với người vợ đầu ấp tay gối với mình. Nhưng riêng Tuyên
thì ngược lại Tuyên đã bỏ mặc Tiệp, Tuyên chỉ đưa Tiệp đến nơi cổng bệnh
viện, thả nàng ở đó, rồi Tuyên đến thẳng cơ quan, bình tâm đi làm, bỏ Tiệp ở đó
như “một con mẹ hoang thai dơ dáy” tủi thân, xót xa. Lần đầu tiên Tiệp đã chờ
mong: “Tiếng chân khe khẽ của những ông chồng, tiếng hỏi han, cả những tiếng
động tinh tế nhất với vợ… Tiệp nghe thấy hết lúc nàng vòng tay qua trán, thẳng
cẳng nghe ngóng cho mình” [14, tr. 53]. Rồi một lần, hai lần… sự mong chờ ấy
hoàn toàn bị triệt tiêu trong nàng. Những lần như thế: “một mình chiến đấu với
mọi công đoạn, lại đói khát, xế chiều lại tự đi mua thuốc rồi ra cổng vẫy xe lôi
về nhà nằm rũ xuống như một tàu lá héo” [14, tr. 54]. Ban đầu Tiệp còn tha thứ,
tự bào chữa cho Tuyên, nhưng đến khi Vĩnh Chuyên ra đời, Tiệp không còn lý

do nào để tự an ủi bản thân mình nữa. Sống bên chồng – một kẻ chỉ biết công
việc và công việc, và phấn đấu lên để đạt được danh vọng, thực dụng đến ti tiện,
“biết yêu heo hơn con” khiến Tiệp mệt mỏi, dồn nén bao nhiêu uất ức của mình.
“Sống trong chăn mới biết chăn rận”, và từ đó Tiệp đã hiểu được bản chất của
10


Tuyên là người như thế nào, hiểu rõ hố sâu ngăn cách của hai tâm hồn không
thuộc về nhau và ẩn đằng sau là một gia đình hạnh phúc, ấm êm, có một người
chồng hiền lành luôn yêu thương vợ con hết mực hiện lên trong mắt của mọi
người đang nhìn thấy về gia đình của Tiệp và Tuyên.
Hạnh phúc của Tiệp không phải là một điều to tát mà đó chỉ là một điều
đơn giản chỉ là yêu thương, chăm sóc, quan tâm và thấu hiểu chia sẻ trong cuộc
sống gia đình bên cạnh người chồng của cuộc đời mình. Chồng nàng không làm
được điều đó cho nàng. Khát khao hạnh phúc nhưng thực tế lại rất phũ phàng và
nhẫn tâm từ bỏ niềm mong ước ấy, không thể trách khi Tiệp gặp “tiếng sét” ái
tình của một nhà báo có tiếng – một “chú công” với vẻ ngoài lịch lãm, mạnh mẽ
và đầy quyến rũ và nó đã tác động đến nàng với một mớ cảm xúc hỗn độn trong
nàng. “Chú công” với Tuyên hoàn toàn đối lập nhau, Tiệp đã có cảm tình từ lần
đầu tiên gặp nhau, để nàng tình nguyện dâng hiến cho anh tất cả những gì nồng
nhiệt nhất của mình. Đó là lần đầu tiên Tiệp yêu: “Tiệp thường nhớ lại buổi
sáng ngộ nghĩnh ấy như một cô bé nhớ về buổi mai đặc biệt của mình, như các
cô gái trong tiểu thuyết diễm tình nghe thấy cái gọi là tiếng sét” [14, tr. 70].
Tiệp bất chấp tất cả để làm theo tiếng gọi của con tim chứ không nghe lời của lý
trí, Tiệp thẳng thừng đòi ly hôn với Tuyên. Nhưng trớ trêu thay, Tiệp đã phải
ngậm đắng nuốt cay vì người tình phụ bạc. Nhưng ít nhất Tiệp đã một lần sống
thật với chính bản thân của mình, một lần nữa nàng đã tìm thấy một tình yêu
đích thực của mình, một tình yêu luôn được yêu thương, quan tâm và chăm sóc.
Khát khao hạnh phúc là cũng chính là động lực để Tiệp rời khỏi Tuyên,
làm một người mẹ đơn thân, đối diện với bao nhiêu khó khăn và thử thách, thiếu

thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, để rồi sau đó giây phút khi gặp Đính, Tiệp đã
tìm thấy được sự đồng cảm, đồng điệu về tâm hồn và từ đó tình yêu của nàng
một lần nữa được nở rộ. Chính tình yêu chân thành đã giúp đỡ cho nàng vượt
qua mọi khó khăn, trắc trở. Càng khao khát có được hạnh phúc trong tay, Tiệp
càng mạnh mẽ, đấu tranh đến cùng để đến được cái đích hạnh phúc mà mình
mong muốn.
11


Hạnh phúc gia đình thực sự phải được xây dựng trên cơ sở tình yêu, thiếu
nó, hôn nhân sẽ trở nên cằn cỗi và sức mạnh của tình yêu có thể khiến cho con
người ta vượt qua bao khó khăn, sóng gió. Hạnh phúc là khát khao lớn nhất của
con người, là mục đích kiếm tìm của cả đời người. Thánh Tôma nói: “Theo bản
tính tự nhiên, tất cả mọi người đều khát vọng hạnh phúc”. Vì thế, từ xa xưa và
cho tới hôm nay, con người luôn tìm mọi cách để có được hạnh phúc.
1.2.2. Con người bản năng tính dục
Bản năng tính dục được xem như là một vấn đề thường ngày trong cuộc
sống, một phương tiện không thể thiếu trong mỗi con người. Hơn nữa, bản năng
tính dục còn được xem như một đối tượng thẩm mĩ đặc thù, gắn liền quan niệm
nhân bản và cái nhìn có chiều sâu triết học về con người. Tình dục vốn là khía
cạnh gây nhiều tranh cãi trong văn học. Trong khi nhiều nhà văn Việt Nam, từ
Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều và nhà thơ thế kỷ XVIII Hồ Xuân Hương đã đi
trước khi dùng tình dục để thăm dò tính cách và tập tục xã hội (và ngược lại).
Chuyện mô tả tình dục của Tiệp một cách trực tiếp như Dạ Ngân là hiếm hoi.
Nói như Thùy Dương: “Không bao giờ nhầm lẫn giữa phương tiện và mục đích.
Và tất nhiên liều lượng cũng tùy mỗi người, tùy từng phong cách thể hiện. Với
tôi đề cập đến sex để thể hiện lòng khát khao sống, tính chất mạnh mẽ, nỗi buồn
đau… hay chính hạnh phúc của nhân vật” [12]. Nhận xét của Thùy Dương cho
thấy Dạ Ngân đã mạnh dạn đề cập tới những khát khao mang tính sinh lý đầy
nhân bản này. Trong tiểu thuyết“Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân đã tập trung

làm rõ điều này. Tác phẩm cho chúng ta một ấn tượng rất mạnh mẽ và bạo dạn
đối với khát vọng mang tính dục phát lộ ra trong thời chiến và cũng có ý ám chỉ
sự mù lòa đầy quyến rũ của bản thân chiến tranh. Hôn nhân luôn đi kèm với tính
dục và tình yêu luôn gắn liền với khát khao giao hòa giữa hai thể xác, giữa hai
tâm hồn hòa quyện với nhau, chính vì vậy, trong cuộc hôn nhân của Tiệp và
Tuyên, trong mối tình giữa nàng và “chú công” nhà báo và Đính đều có yếu tố
tình dục xuất hiện.

12


Với Tuyên, đó lần đầu tiên có cảm giác về xác thịt lần đầu tiên của con gái
đối với người con trai trong cái công sự ngập nước, cái chết bao trùm, bủa vây,
gào rú đe dọa xung quanh. Tiệp vừa thoát chết trong gang tấc nhờ Tuyên. “Tai
Tiệp ù đặc, mắt nàng long lanh cảm than vì Tuyên đã nắm được tóc nàng kéo
lên đúng lúc và đã ấn nàng xuống cái công sự như cái lỗ huyệt này. Nàng cười
sằng sặc rồi nàng mếu máo khóc, bỗng nàng nín bặt vì nghe thấy có hai bàn tay
đang áp vào, hàng nút áo bung ra tự bao giờ, hai trái ngực nàng đang săn lên
run rẩy bởi đôi bàn tay ngốn ngấu trong thứ nước màu sữa đục, lạ quá, cảm
giác được mơn trớn mà cũng được dày vò nâng lên hạ xuống trong mặt nước có
mùi âm phủ, lạ quá” [14, tr. 101]. Rồi những ngày sau đó là sự đòi hỏi của sự
trả giá khi cái chết và sự sống được tính bằng ngày và hằng giờ với những cái
hôn đầu ma lực không sao ngờ nổi và thân xác cũng lần đầu tham dự. Đó đơn
thuần là khát khao nhục thể, thỏa mãn về mặt thân xác, sự khám phá, hưởng thụ
đời sống tình dục khi con người ta cận kề cái chết, khi sống chỉ là tranh thủ,
tranh thủ từng giờ từng khắc giữa bom đạn ác liệt. Tiệp cưới Tuyên, sự chung
đụng về thể xác mang cảm giác “Nỗi đau màng trinh, nỗi đau sinh học trộn lẫn
với nỗi đau mất, không rõ là mất cái gì, nó quá hệ trọng, tức tưởi, cộng với nỗi
phập phồng mình có thể chết trong cảnh không một manh quần bởi một mảnh
pháo, một quả bom trộm, hay một viên đạn mồ côi” [14, tr. 55] – không có tình

yêu, không có niềm hạnh phúc được hiến dâng, giao hòa với người đàn ông của
đời mình. Phải chăng, khi hòa bình lặp lại, trên chiếc giường chín tấc, vợ chồng
nàng đang xoắn xuýt, trong Tiệp trần đầy cảm giác thanh bình đang tan vào
trong nàng, sự hiện hữu thanh bình thấm qua từng tế bào, từng chân tơ và kẽ tóc
thiên đường với ý nghĩa thiêng liêng nhất của bầu không khí hòa bình mà cả dân
tộc từng khát khao, mơ ước, đấu tranh bằng xương máu mới có được.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, khi đề cập mối quan hệ nam nữ trong
tình yêu, bao giờ người ta cũng nhấn mạnh vai trò chủ động của nam và sự thụ
động của nữ. Câu tục: “Trâu đi tìm cọc, chứ đời nào cọc đi tìm trâu” thể hiện rõ
điều đó. Nhưng ở đây thì Dạ Ngân lại một lần nữa cho người đọc thấy được một
13


nhân vật Tiệp cũng là con người có những khát khao thỏa mãn về thân xác.
Cùng với nỗi thất vọng về tính cách và tâm hồn, về “trữ lượng nhân tính ít ỏi”
của Tuyên, Tiệp chán chường sự chung đụng với chồng. Tuyên nhạt nhẽo, bạc
nhược, cằn cỗi, “không có nhu cầu ngắm vuốt nàng, không cảm thấy vướng víu
khi giữa da thịt hai người là chiếc áo nàng, mãi mãi như thế, nàng chưa bao giờ
là Eva trước mặt chồng, mãi mãi một cảm giác cháng chường, rất nhanh nhưng
rất chán khi chính nàng cũng đê mê cao trào, như cảm xúc bị dốc ngược ra để
ai đó thu hồi lại ngay cái nàng vừa có nàng hiểu ra nhiều lần đó là cảm giác
không có tình yêu đối với Tuyên, trái tim chưa được yêu của mình đã phá hỏng
ngay cảm giác vật chất của nhục thể” [14, tr. 155]. Tiệp dần ghê sợ sự chung
đụng về mặt thể xác với Tuyên. Đời sống tinh thần, đời sống tình dục chưa bao
giờ hòa hợp ngày càng đào thêm hố sâu ngăn cách giữa hai người. Tiệp sống với
Tuyên chỉ vì nghĩa vụ, chỉ vì trách nhiệm, bức bối đến khó chịu khi ngày càng
phải tiếp xúc với Tuyên, với cái dáng vẻ cần mẫn trong công việc, tính toán, tiểu
nhân trong nấc thang thăng tiến Tuyên hằng phấn đấu. Nàng sống mà như thể
phải chịu đựng. Mới chỉ vài dòng thôi mà Dạ Ngân đã vẽ ra trước mắt người đọc
bao nhiêu là câu chuyện đầy thăng trầm không chỉ riêng cuộc đời Tiệp mà ẩn

đằng sau đó là không biết bao nhiêu cuộc đời của người phụ nữ khi lấy chồng
mà không xuất phát từ tình yêu.
Tình yêu lần đầu tiên đến với Tiệp khi nàng đã có hai đứa con. Mối tình
đầu sét đánh có sức tác động mạnh mẽ đến nàng, Tiệp như cháy cùng nó, cuồng
nhiệt lao theo nó “như một con thiêu thân”, mù quáng tin tưởng, hy vọng. Tiệp
hiến dâng thể xác cho người đàn ông đó. Tiệp không biết rằng đó chỉ là tình cảm
đơn phương xuất phát từ phía nàng, nàng đang bị lợi dụng trong những tháng
ngày công tác xứ người của “chú công” nhà báo. Những lần chung đụng tựa như
một “sự chiếm đoạt”, “nàng không cảm thấy gì cả, ngoài cảm giác ngạc nhiên
sao lại có thể đơn giản như vậy và sao lại chỉ có một mình người ấy được lau
chùi còn nàng thì nằm vắt trên thành giường, tê điếng vì xấu hổ?” [14, tr. 155].
Nhưng cảm giác đó hoàn toàn bị gạt bỏ bởi sự si mê của Tiệp, “nhưng nàng đã
14


bị tiếng sét xuyên thấu vào tận tâm can, nàng tiếp tục vì lần như vậy với sự hi
sinh một cách u mê như thần dân với vị vua của mình” [14, tr. 155].
Nhưng đến khi gặp Đính, tình yêu xuất phát từ sự đồng cảm, chia sẻ, và
hơn hết là sự thấu hiểu, trân trọng lẫn nhau, trong Tiệp mới có sự giao hòa về
thể xác lẫn tinh thần. Bằng ngòi bút mình Dạ Ngân không hề né tránh, ngượng
ngùng khi diễn tả những trạng thái tinh vi trong xúc cảm của Tiệp. Đó là “cảm
xúc của thịt da tim óc tưởng đã bó rọ được rồi, bỗng xổ ra như một con thú sổng
chuồng khiến Tiệp thấy mình ngầy ngà với cái mùi đàn ông của Đính ngay bên
cạnh, không có một gang tấc cách trở nào” [14, tr. 135- 136], khi được cận kề
đi sát ngay người nàng yêu sau quãng thời gian đằng đẵng xa cách thương nhớ.
Là sự táo bạo của ngòi bút Dạ Ngân khi đi vào cảnh giường chiếu của hai người.
Nó ẩn chứa trong đó nhiều hơn cái ý nghĩa đơn thuần thỏa mãn về mặt xác thịt.
Bên Đính, trong Tiệp có cả sự vương víu của suy nghĩ không chính danh, có
cảm giác của một người mắc nợ, “món nợ chắc là từ tiền kiếp”. Khát vọng được
bên nhau đường đường chính chính, đàng hoàng, không phải đến lén lút được

hiện ngay trong những giờ phút ân ái của hai người. Rồi sự hòa hợp giữa hai
thân xác với nhau: “lần đầu tiên nàng cảm thấy trong bàn tay tinh nghịch của
mình một sinh vật cừ khôi – trước đây nàng không có nhu cầu đùa giỡn với nó,
chắc chắn vì nàng không khao khát nó. Nàng trôi bên người Đính, nhưng ban
nãy Đính đã cẩn trọng với từng xăng – ti – mét thịt da nàng. Tiệp thấy mình bạo
dạn và lão luyện, sự nhịp nhàng của thịt da đằm thắm, ngọt ngào. Từ thế thủ
nàng đã òa sang thế chủ, một cực khác với lần đầu, nàng bốc cháy từng gót
chân đến đỉnh đầu và thực sự không biết mình đang bồng bềnh ở đâu, chính
danh hay không chính danh, tà dâm hay không tà dâm, chỉ thấy mình đúng với
mình trong tưởng tượng, thỏa mạn một cách hài hòa sâu sắc. Lần thứ ba đến
vào giữa khuya, mùi da thịt của hai người trong giấc ngủ chập chờn bùi bùi, da
diết. Mọi thứ bồng bềnh và dường như nó hoàn hảo, tận cùng hơn, địa ngục và
thiên đường, trần trụi và thiêng liêng, nàng chưa như thế bao giờ” [14, tr. 156157]. Khao khát xác thịt được khơi dậy, Tiệp cháy bằng tất cả con người mình,
15


cháy bằng tất cả đam mê và tin tưởng, cháy bằng cả tình yêu không ngừng lớn
lên trong nàng.
Khát vọng mang tính dục, khát vọng thỏa mãn những nhu cầu về đời sống
tình dục cũng là một bình diện trên con đường đấu tranh để đạt tới hạnh phúc
của Tiệp. Nàng không xấu hổ với nó. Với Tiệp đó là điều hết sức tự nhiên, về
thuộc về bản năng của mỗi con người. Hơn nữa, khát vọng ấy lại được đặt trên
nền tảng của tình yêu chân chính. Kiếm tìm hạnh phúc thực sự, Tiệp đồng thời
cũng tìm kiếm cả sự hoàn mĩ trong cảm xúc khi ân ái xác thịt. Hiếu Trinh gọi
đấy là sự “nhầy nhụa, nhầy nhụa từ đầu tới chân”, Tiệp tức giận phản ứng: “Vậy
tin tưởng người ta yêu nhau chỉ nói nhớ, nói thèm trong thư còn khi gặp nhau
thì ngồi nhìn nhau rồi nói chuyện chính trị chắc?” [14, tr. 215], “tại sao lại
nhầy nhụa chứ không phải những chữ có tình bạn hơn như liều lĩnh hay liều
mạng, sao lại nhầy nhụa khi Tiệp đã đáp ứng mọi nhu cầu tò mò của bạn trong
những đêm bạn cần nghe một cách cụ thể những cảm giác gối chăn sâu kín của

nàng như một thứ vỡ lòng cho cô gái già đồng trinh?” [14, tr. 216]. Tiệp thẳng
thắn, đàng hoàng với khát vọng của mình, nàng chủ động trong đời sống chăn
gối, không e dè hay ngượng ngùng.
Nếu như ở Dạ Ngân miêu tả tình dục là sự khát khao để thỏa mạn về nhu
cầu về đời sống để đích đến là tìm được hạnh phúc thật sự của mình thì ở tiểu
thuyết “Bàn tay nhỏ dưới mưa” của Trương Văn Dân thấm đẫm những trang
viết nói về tình dục nhưng không sạn, không thô tục, không khiêu dâm. Xem
yếu tố tình dục là phương cách biểu hiện cái đẹp của tình yêu, tác giả đã thể hiện
khá thành công ý đồ nghệ thuật của mình: khám phá, khai thác những đam mê,
khát vọng được sống và được yêu, làm nổi rõ bi kịch thân phận người phụ nữ
trước cõi thế đầy cạm bẫy, chông gai. Và trong tiểu thuyết “Bàn tay nhỏ dưới
mưa” thì nhà văn đã làm nổi bật lên nhân vật Gấm. Một người con gái đầy bất
hạnh vì lấy hai người chồng đều muốn thoả mãn xác thịt một cách ngông cuồng.
Ở hai người chồng mà Gấm từng tin tưởng, trao gửi tất cả tâm hồn và thể xác
đều không mang đến hạnh phúc thực sự cho Gấm. Là người vợ, nhưng Gấm như
16


kẻ bị quấy rối, bị ép buộc, ép dâm một cách nhục nhã, đớn đau. Đó là sự tra tấn
về mặt thân xác chứ không hề mảy may có biểu hiện cảm xúc nào của tình yêu.
Hay nói cách khác, đây là kiểu tình dục không có tình yêu. Cuộc sống chăn gối,
lúc thì bị chồng ép buộc quan hệ trong lúc say, lúc thì bị vứt bao cao su vào
mặt... trở thành nỗi ám ảnh giày vò, nỗi kinh hoàng, ê chề trong cuộc đời Gấm.
Phải chăng, nguyên nhân sâu xa, là do những cạm bẫy của xã hội khiến con
người đánh mất chính mình, không làm chủ được bản thân? Sống trong môi
trường ấy, họ chỉ biết tìm mọi cách để thỏa mãn ham muốn cá nhân, vô tâm, làm
ngơ trước sự đau khổ của người bạn tình. Thực trạng đó như hồi chuông báo
động sự xuống cấp của đạo đức. Con người bị tha hóa. Tình cảm, tình yêu dần bị
mai một.
Nhân tố làm nên hạnh phúc trong đời sống vợ chồng, có thể nói không thể

thiếu sự hòa điệu giữa tâm hồn và thể xác. Sự song hành giữa tình yêu và tình
dục là điều cần thiết để giữ vững mái ấm. Tình yêu mang đến những ngọt ngào,
say đắm. Nó làm cho kẻ đang yêu sẵn sàng từ bỏ tất cả, hi sinh tất cả chỉ vì
người mình yêu. Tình yêu sánh đôi cùng tình dục. Tình yêu không thể thiếu tình
dục, vì tình dục sẽ là lực đẩy đưa con người đạt tới những khoái cảm tột độ,
thăng hoa xúc cảm, nâng đôi cánh cho tình yêu bay cao, bay xa. Mối quan hệ
hòa hợp giữa tình yêu và tình dục là mối quan hệ bền vững nhất, đẹp nhất, lí
tưởng nhất. Cho nên, tình dục cũng là cánh cửa quan trọng trong cuộc hành trình
tìm về bản ngã của Gấm.
Chính vì vậy, tính dục trong “Gia đình bém mọn” không đơn thuần phản
ánh đời sống sinh lý của con người. Cái nhìn bạo dạn về khát khao mang tính
dục trong nó chứa nhiều ý nghĩa hơn là chỉ để nói về bản năng sinh học. Qua đó,
người đọc thấy được khoảng cách trong tâm hồn, sự rạn nứt trong tình cảm giữa
Tiệp và Tuyên, người ta thấy được khát khao hạnh phúc của Tiệp, thấy được
tình yêu, bản lĩnh trong con người của nàng. Nhiều nhà văn viết về tình dục
nhưng ở đây Dạ Ngân lại có những nét riêng để viết về tình dục trong tác phẩm
của mình, để từ đó trong tác phẩm của Dạ Ngân lại rất độc đáo, táo bạo và mạnh
17


dạn hơn từ đó làm cho tác phẩm mang một âm hưởng khác với các tác phẩm
cùng thời với nhà văn.
1.2.3. Con người bản lĩnh, tài năng
Đường đời mỗi người không ai có thể đoán trước ngày mai là gì. Có người
hôm nay là thành công nhưng ngày mai lại gặp trắc trở, và cũng có người hôm
nay gặp trắc trở nhưng phía trước lại là hạnh phúc viên mãn đang chờ đợi. Chính
vì vậy, mỗi con người trong chúng ta phải luôn luôn có bản lĩnh, tài năng để
vượt qua mọi thử thách và gian nan. Nếu chúng ta vượt qua được mọi sự vất vả,
gian khổ thì ta sẽ thành trong cuộc sống cũng như trong sách vở.
Ở trong “Gia đình bé mọn” thì mỗi một người là một hoàn cảnh khác nhau,

một số phận khác nhau, nhưng trong thế giới của họ đều là những con người có
bản lĩnh, tài năng, nhiều khi họ còn làm lu mờ đi những người đàn ông ở xung
quanh họ. Nếu trong gia đình Tiệp, cô Tư Ràng là người mạnh mẽ, xông pha,
can trường trận mạc, chèo thuyền lái gia đình nàng qua bao đổi thay, biến cố là
cô Tư quan tòa của gia tộc, cô Tư có quyền sinh quyền sát của đám chị em Tiệp,
cô Tư mà mỗi lời nói phát ra đều có trọng lượng, mỗi cử chỉ đều được chú ý, thì
trong gia đình – người đem lại hạnh phúc cho Tiệp, mẹ của anh cũng là “một mô
típ cô Ràng” tương tự, nắm giữ vai trò to lớn trong trong gia đình, “xông pha,
chắc đỡ, can thiệp, làm mưa, làm gió đủ cả”. “Tiệp chưa thấy ai sung bái mẹ
như Đính, mẹ son trẻ và trí lực, mẹ tảo tần và chính xác, mẹ là bầu trời cho các
con anh khi cả Hà Nội phải sơ tán… Mẹ đã cho anh tất cả, tình mẫu tử và tình
bạn, áng trời và đất đai, tình thương và sự ngưỡng mộ” [14, tr. 167]. Góa
chồng từ lúc còn trẻ, một mình họ đối mặt với mọi khó khăn, thử thách, nuôi dạy
con cái khôn lớn, trưởng thành. Họ “sâu sắc và đầy uy lực” trong mắt các thành
viên khác của gia đình được ngưỡng mộ và tôn kính. Vị trí ấy chỉ có thể tạo nên
bởi một bản lĩnh thực sự, đầy mạnh mẽ trước mọi giông bão của cuộc đời. Ngay
cả chị Hoài yếu đuối, khi tới nhắc chuyện chồng con là nước mắt sẽ rơi – bởi đó
là nỗi đau của chị, nỗi đau của người đàn bà bốn mươi tuổi góa chồng – trong lo
toan công việc, chị lại “can trường như một phó trưởng”. Một chị Hoài mau
18


nước mắt dường như tan biến bởi hình ảnh những lúc chị điều khiển ghe thuyền:
“Chị có thể điều khiển cho chân vịt máy đuôi tôm chém nát lục bình để chiếc võ
lại trượt lên như cầm cương con ngựa giống trước những chướng ngại vật trong
mỗi cuộc thi” [14, tr. 28], giống bao người đàn ông thực thụ, mạnh dạn sông
nước. Và đặc biệt, bản lĩnh, tài năng được tập trung nổi bật nhất ở Tiệp. Không
bản lĩnh sao được khi nàng có thể đối mặt với bao sóng gió, vượt lên thành kiến,
những định kiến của xã hội để đến với những khát khao của mình, sống bằng tất
cả con người mình, chủ động trên con đường đi tìm hạnh phúc. Không tài năng

sao được khi trong mắt mọi người, nàng là một cô Tiệp tiếng tăm lẫy lừng, vừa
có chút mỉa mai (về đời tư, chuyện gia đình) nhưng đồng thời không khỏi nể
trọng tài năng của nàng. Tham gia kháng chiến từ lúc còn rất trẻ, hòa bình lập
lại, nàng gắn bó với sự nghiệp văn chương, dồn tâm huyết cho sự nghiệp cầm
bút của mình. Tiệp dám làm, dám viết, và dám chịu. Nàng là một nhà văn có tài
năng và được mọi người công nhận. Tiệp dám sống chết với nghề nghiệp mình
đã lựa chọn, nàng không sống theo phác đồ đã vạch ra của chồng, tức là đi theo
con đường Học viên chính trị, rồi phó giám đốc và “lên nữa, lên nữa, lên mãi”.
Tiệp dám từ bỏ công danh trải đầy hoa hồng trước mắt để đi theo văn chương dù
biết rằng nhiều khi đó chỉ là một trò chơi vô tăm tích. Nàng trân trọng sự nghiệp
của mình, dồn tất cả đam mê vào đó, khẳng định bản lĩnh, tài năng của mình trên
văn đàn. Bên cạnh nàng, Tuyên lu mờ, yếu thế hẳn. Tiệp mạnh mẽ, thẳng thắn,
có thực lực bao nhiêu thì Tuyên lại bạc nhược bấy nhiêu. Tiệp bản lĩnh giữa bao
nhiêu khó khăn, chật vật của cuộc sống, giữ cho mình lối sống trong sạch,
đường hoàng thì Tuyên càng thoái hóa, biến chất. Tiệp bản lĩnh còn bởi nàng
dám đi đến tận cùng của cuộc đấu tranh giành lại hạnh phúc, để lại tất cả các tài
sản có giá trị trong nhà, một mình dắt theo hai đứa con thơ đến cơ quan tá túc.
Hơn ai hết Tiệp ý thức được những khó khăn, vất vả, những áp lực về tinh thần,
vật chất mà mình phải đối mặt, nhưng nàng vẫn dũng cảm thách thức, đối đầu.
Tiệp chứng tỏ cho mọi người xung quanh nàng thấy là nàng có thể sống tốt vào
đồng lương ít ỏi của mình, với sự chắt chiu gom góp của mẹ con mình. Cuộc
19


sống càng nhiều thử thách, tài năng của họ càng được chứng tỏ hơn. Đó là một
điều rất đáng khâm phục và đáng nể trọng. Với những con người bản lĩnh, tài
năng trong gia đình của Tiệp nó đã tác động mạnh mẽ đến mọi người xung
quanh trong gia đình toàn là phụ nữ. Không những thế nó còn giúp cho bạn đọc
thấy được những vẻ đẹp tiềm ẩn, ẩn chứa trong mỗi người phụ nữ trong gia
đình. Dù nhỏ bé như thế nào thì những ngươi trong gia đình Tiệp không hề bé

nhỏ, họ vẫn hiên ngang trước mọi thử thách của cuộc sống.
***
Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân rất
phong phú đa dạng với nhiều kiểu người, nhiều số phận, nhiều tính cách được
đặt ra trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Và đôi khi, sự phân chia các kiểu nhân
vật chỉ mang tính tương đối, nhiều khi nó đan chồng chéo vào nhau, khó phân
biệt được. Mỗi nhân vật đều mang trong mình một nỗi đời riêng mà nhìn bên
ngoài khó có thể cảm nhận hết được. Cuộc đời của mọi người đều phức tạp với
nhiều số phận khác nhau. Do đó, chỉ có thể cảm nhận bằng nhiều chiều, với một
cái nhìn nhân văn của người nghệ sĩ thì nhân vật mới hiện ra một cách sinh động
và đầy sắc nét.

20


CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT “GIA ĐÌNH BÉ MỌN” CỦA DẠ NGÂN
Không gian và thời gian là những phạm trù triết học chỉ sự tồn tại của
thế giới vật chất. Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Tác
phẩm là một thế giới nghệ thuật, thế giới đó có con người tồn tại trong một
khoảng không gian và thời gian đặc biệt. Không gian và thời gian trong tác
phẩm là không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật. Nó không chỉ là
không gian và thời gian vật chất mà là một phương thức biểu hiện thế giới
tinh thần, hiện thực đời sống thông qua tác phẩm văn chương. Trong tác
phẩm văn học, không gian, thời gian nghệ thuật là bối cảnh để nhân vật sinh
động, hoạt động. Tuy nhiên, nó không chỉ đơn thuần là bối cảnh sống của
nhân vật mà nó còn thể hiện dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Không gian, thời
gian trong tác phẩm văn học chịu sự chi phối của quy luật tâm lý và ý đồ
sáng tác của tác giả. Tìm hiểu không, thời gian nghệ thuật là tìm hiểu ý đồ
nghệ thuật, quan niệm của nhà văn về cuộc sống.

2.1. Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ
Ngân
Không gian là một phạm trù của triết học, là hình thức tồn tại của thế giới
hiện thực. Không có gì tồn tại ngoài không gian và thời gian. Chỉ trong không
gian và thời gian thì sự vật mới có tính xác định. Nhưng không gian trong văn
chương lại có những đặc điểm khác với không gian thực tế. Bởi văn chương
không chỉ là nghệ thuật của thời gian mà nó còn là nghệ thuật không gian, một
nghệ thuật không gian đặc thù. Tính đặc thù này cũng do chất liệu xây dựng
hình tượng là ngôn từ quy định. Không gian nghệ thuật gắn với sự cảm thụ về
không gian, có giá trị tình cảm nên nó mang tính chủ quan của người sáng tác.
Không gian nghệ thuật là “hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật
thể hiện chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật bao giờ cũng
xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn nhất định, qua đó thế
giới nghệ thuật cụ thể, cảm tính được bộc lộ toàn bộ quảng tính của nó: cái này
21


×