MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống, từ đó quay lại phục vụ
cuộc sống - đó là mối quan hệ bền chặt, gắn bó mật thiết và biện chứng. Cuộc sống
thay đổi không ngừng, văn học cũng vì thế mà thực hiện những bước chuyển, vận
động không ngừng. Trong dòng chảy ấy, cùng với phong trào nữ quyền đang phát
triển trên toàn thế giới, văn học nữ quyền bắt đầu xuất hiện, đặt dấu ấn riêng cho
bản thân mình. Từ những manh nha ban đầu, càng ngày, khuynh hướng văn học
ngày càng khẳng định hơn nữa vị thế của nó trong nền văn chương thế giới, với
nhiều tác phẩm đạt những thành tựu hết sức đáng kể. Người ta bắt đầu có cái nhìn
nghiêm túc, quan tâm thật sự tới khuynh hướng văn học nữ quyền. Hàng loạt các
công trình nghiên cứu về lịch sử của chủ nghĩa nữ quyền, phê bình nữ quyền trong
văn học ra đời, tạo thành cơ sở lí thuyết chung để soi chiếu vào từng tác phẩm, từ
đó làm sáng rõ từng biểu hiện cụ thể, những cung bậc, gam màu của chủ nghĩa nữ
quyền trong văn chương.
Trong quá trình giao lưu, tiếp xúc, hội nhập với nền văn chương thế giới, văn
học Việt Nam cũng bắt kịp dòng chảy ấy. Tiếng nói của người phụ nữ bắt đầu được
cất cao, cất lên mạnh mẽ trong văn học. Các cây bút bạo dạn, bung phá hết khả
năng, giải phóng những quan niệm, tư tưởng, góc nhìn của chính bản thân, tạo nên
một làn gió mới mẻ đồng thời mang đậm những giá trị nhân văn, nhân sinh sâu sắc.
Chúng ta có Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị
Vàng Anh, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng Diệu, Vi Thùy Linh… những cây bút
không ngừng làm nóng văn đàn dành nhiều giải thưởng quan trọng trong nước, đặt
những dấu ấn mạnh mẽ cho chủ nghĩa nữ quyền trong văn học. Độc giả tiếp nhận
các tác phẩm nữ quyền một cách tích cực, nhiều bài báo, công trình nghiên cứu
hướng ngòi bút của mình nhìn nhận, đi sâu phân tích vào dòng văn học này.
Sớm xuất hiện trong dòng chảy ấy, Dạ Ngân cũng là một cây bút tiêu biểu,
cùng cất lên những âm thanh riêng của bản thân, hòa vào bản giao hưởng mềm mại,
1
nữ tính, nhưng cũng đồng thời hết sức táo bạo, mạnh mẽ của dòng văn học nữ
quyền. Hầu hết các tác phẩm của Dạ Ngân đều đề cập đến số phận của những
người phụ nữ trong gia đình và xã hội.
“Gia đình bé mọn” là cuốn tiểu thuyết đạt nhiều thành công, tiêu biểu trong
sự nghiệp sáng tác của tác giả. Câu chuyện được ấp ủ, nuôi dưỡng ý tưởng trong
một khoảng thời gian dài, xoay quanh số phận, cuộc đời của một người phụ nữ,
hành trình đấu tranh để đến được hạnh phúc của cô. Âm hưởng nữ quyền thấm
đượm trong từng hơi thở của trang văn.
Xuất phát từ những lí do trên, cùng với lòng yêu thích và ngưỡng mộ tài
năng của Dạ Ngân, đồng thời cũng muốn tìm hiểu thêm kiến thức về chủ nghĩa nữ
quyền trong nền văn học nước ta, nên chúng tôi đã chọn vấn đề “Sắc thái nữ
quyền trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân” làm đề tài nghiên cứu
cho khóa luận của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Chủ nghĩa nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam
Tuy xuất hiện muộn trong nền văn chương Việt Nam, nhưng dòng văn học
nữ quyền phát triển rất nhanh chóng, với một số lượng đông đảo các cây bút nữ
đang ngày càng khẳng định vị thế của mình. Hàng loạt công trình nghiên cứu, bài
viết về chủ nghĩa nữ quyền trong văn học được triển khai, từ những lí thuyết, đặc
điểm chung cho đến việc soi chiếu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Có thể kể đến
như “Giới và ngôn ngữ trong tư tưởng của Hélène Cixous” của Nguyễn Việt
Phương, “Phụ nữ và sáng tác văn chương” của Vương Trí Nhàn, hay như “Vấn đề
phái tính và âm hưởng nữ quyền trong văn học Việt Nam đương đại” của Nguyễn
Đăng Điệp. Trong bài viết đó, ông đã chỉ ra sự thay đổi về ý thức phái tính trong
văn học Việt Nam, âm hưởng nữ quyền từ những manh nha ban đầu cho đến khi
phát triển mạnh mẽ ở thời kì đương đại, từ đó phần nào khái quát âm hưởng ấy trên
phương thức thể hiện cũng như nội dung của các cây bút nữ quyền. Hồ Khánh Vân
là tác giả của nhiều bài viết về chủ nghĩa nữ quyền, tiêu biểu như: “Ý thức nữ
quyền và phát triển của văn học nữ Nam bộ trong tiến trình hiện đại hóa văn học
2
dân tộc đầu thế kỉ XIX”, “Bước đầu xác lập một số khái niệm trong phê bình văn
học nữ quyền”… cung cấp cho ta những cái nhìn khái quát, các khái niệm cơ bản
về chủ nghĩa nữ quyền trong văn học, các phương diện cơ bản của lối viết nữ…
trong luận văn thạc sĩ “Người phụ nữ qua cái nhìn hiện đại của một số nhà văn nữ”,
Trần Thúy An đã nghiên cứu quan niệm của các nhà văn nữ về hình ảnh người phụ
nữ trong xã hội hiện đại, khái quát hình tượng người phụ nữ trong các mối quan hệ
(với gia đình, bản thân, xã hội) thông qua các tác phẩm của họ, rút ra các giá trị
thẩm mĩ ở phương diện bút pháp của các cây bút nữ…
Cùng với những bài viết, công trình nghiên cứu về chủ nghĩa nữ quyền, các lí
thuyết của chủ nghĩa nữ quyền, phê bình nữ quyền trong văn học… những công
trình nghiên cứu của tác giả trên giúp ta có một cái nhìn sâu sắc toàn diện về dòng
văn học nữ quyền, từ đó có đủ nền tảng, cơ sở lí thuyết, để soi chiếu vào các tác
phẩm, tác giả cụ thể, làm sáng rõ đặc điểm trong sáng tác của cây bút nữ trên văn
đàn.
2.2. Nghiên cứu về tác phẩm Gia đình bé mọn
Tác phẩm “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân được in và xuất bản năm 2005.
Mặc dù đi vào khai thác đề tài có phần xưa cũ, nhưng tác phẩm vẫn xác lập một
chỗ đứng vững chắc trong lòng độc giả, nhận được nhiều lời khen ngợi của giới
chuyên môn, như “bốn lời bình về “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân” in trên báo
điện tử www.thanhnien.com.vn của Hoài Nam, Hoàng Ngọc Hiến với bài viết
“không chỉ là một “Gia đình bé mọn””… Ngay từ khi mới ra đời, có nhiều ý kiến
tranh cãi, bàn luận về thể loại của tác phẩm. “Tự truyện và tiểu thuyết trong Gia
đình bé mọn” của Lê Tú Anh in trên Văn nghệ số 15/2006, “Gia đình bé mọn và sự
khác nhau giữa tự truyện và tiểu thuyết” của tác giả Phan Huy Quý, in trên văn
nghệ trẻ, số 47/2006 là hai trong số đó. Trong luận văn thạc sĩ “Người phụ nữ qua
cái nhìn hiện đại của một số nhà văn nữ”, một trong những đối tượng, phạm vi
nghiên cứu của tác giả Trần Thúy An chính là Gia đình bé mọn với nhân vật trung
tâm Mỹ Tiệp.
3
Tuy vậy, xét một cách khách quan, thực tế, dẫu “Gia đình bé mọn” được
khẳng định là tác phẩm có nhiều thành công, gây được tiếng vang trong lòng độc
giả, nhưng việc phê bình, nghiên cứu, tìm hiểu “Gia đình bé mọn” vẫn còn rất ít,
chủ yếu ở các bài điểm sách, những tin vắn về việc in nối bản tiểu thuyết cùng một
số bài phỏng vấn viết về chân dung nhà văn, chưa có công trình nào thực sự tập
trung soi chiếu, làm nổi rõ những giá trị nội dung, nghệ thuật của tác phẩm.
Do vậy, với đề tài “Sắc thái nữ quyền trong tiểu thuyết Gia đình bé mọn của
Dạ Ngân”, chúng tôi xin được cung cấp một góc nhìn của tác phẩm từ phương diện
nôi dung lẫn hình thức thể hiện.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Sắc thái nữ quyền trong tác phẩm “Gia đình bé
mọn” của Dạ Ngân
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi khảo sát chủ yếu trong tác phẩm “Gia đình bé
mọn” của Dạ Ngân.
4. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình triển khai việc nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng các phương
pháp và thao tác sau đây:
Phân tích, tổng hợp: Phân tích những yếu tố về nội dung, nghệ thuật trong
tác phẩm, từ đó tổng hợp lại, đưa ra cái nhìn bao quát, đồng thời tìm hiểu ý kiến
đánh giá của giới phê bình, chuyên môn và các nhà văn xung quanh vấn đề được
nghiên cứu.
So sánh, đối chiếu: Tìm chỗ tương đồng và khác biệt về sắc thái nữ quyền
trong sáng tác của một số nhà văn nữ.
Phương pháp liên nghành: Nghiên cứu tác phẩm trong mối quan hệ với văn
hóa, lịch sử dân tộc.
Cấu trúc - hệ thống: Nghiên cứu sắc thái nữ quyền trong tác phẩm như một
chỉnh thể hoàn chỉnh.
5. Đóng góp của khóa luận
Từ phương diện của lịch sử vấn đề, khóa luận chúng tôi sẽ có những đóng
góp sau:
Hệ thống lại những vấn đề nghiên cứu về sắc thái nữ quyền trong tác phẩm
Gia đình bé mọn của Dạ Ngân
4
Qua khóa luận người viết chỉ ra được cái nhìn bao quát về nữ quyền trong
tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân cả về phương diện nội dung lẫn hình thức
thể hiện, khẳng định giá trị và vị trí của nó trong dòng văn học Việt Nam.
Hi vọng bài viết này sẽ là một tài liệu hữu ích cho các bạn sinh viên yêu
thích văn học và tạo tiền đề cho những ai quan tâm tới tác giả Dạ Ngân.
6. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của khóa luận được triển khai
thành ba chương sau đây:
Chương 1: Tiểu thuyết “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân trong xu hướng văn
xuôi nữ quyền Việt Nam.
Chương 2: Sắc thái nữ quyền trong “Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân nhìn từ
phương diện nội dung.
Chương 3: Sắc thái nữ quyền trong “ Gia đình bé mọn” của Dạ Ngân nhìn từ
phương thức thể hiện.
NỘI DUNG
Chương 1. TIỂU THUYẾT “GIA ĐÌNH BÉ MỌN” CỦA DẠ NGÂN
TRONG XU HƯỚNG VĂN XUÔI NỮ QUYỀN VIỆT NAM
1.1. Chủ nghĩa nữ quyền
Trong đời sống xã hội, xuyên suốt một quá trình lịch sử lâu dài phụ nữ luôn
là sinh thể xếp hạng hai trong thang bậc của loài người, là “giới thứ hai” như
Simone de Beauvoir đã định danh khi khái quát và phân tích tất cả các yếu tố thuộc
về người phụ nữ. Ở phương Tây, kinh thánh kể câu chuyện về nguồn gốc khởi thuỷ
5
của nhân loại, trong đó EVA được sinh ra trong một cái xương sườn của Ađam, hệ
quả mặc nhiên, vai trò của nữ giới bị coi là lệ thuộc và bị chi phối bởi nam quyền.
Hơn thế, với hành vị dụ dỗ Ađam ăn trộm áo thần, Eva đã trở thành nguồn gốc sinh
ra tội lỗi. Như vậy, trong cái nhìn lịch sử nhất là từ khi hệ thống văn tự được xác
lập, phái nam gần như giữ vai trò thống trị tuyệt đối. Không phải ngẫu nhiên mà
“man” vừa có nghĩa là nam vừa có nghĩa là nhân loại trong khi đó “woman” mang
tính chỉ giới nữ rõ nét (nữ được sinh ra từ nam). Trước khi điều này chính thức
được thừa nhận, loài người đã bắt đầu lịch sử của mình bằng chế độ mẫu quyền
(mẫu hệ). Trong nhiều từ điển, cửa mình được hiểu như là nguồn gốc sự sống.
Nhưng sự sống ấy lại được khởi nguồn từ sự gieo giống và điều này, không còn
cách nào khác, phải trông chờ vào đàn ông. Cùng với thời gian, đàn ông với ưu thế
sức mạnh cơ bắp và là người tạo ra thu nhập kinh tế nhiều hơn đã trở thành “kẻ
mạnh”. Văn hoá khổng giáo ở phương Đông (tiêu biểu là Trung Hoa và Việt Nam)
cũng đặc biệt chú trọng đến vai trò áp chế của đàn ông so với đàn bà (“tại gia tòng
phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”). Tư tưởng “trọng nam” vẫn còn ảnh hưởng
đến tận ngày nay khiến cho cấu trúc dân số bị nghiêng lệch trầm trọng ở một số
nước, nhất là các nước phương Đông. Ở tất cả mọi mối quan hệ trên mọi lĩnh vực,
phụ nữ luôn là đối tượng phải chịu thiệt thòi và bất công, họ sống với bản năng của
những người đàn bà chỉ biết sinh con đẻ cái, chăm lo cho gia đình và lầm lũi làm
việc, họ nhẫn nhục chịu đựng những áp chế văn hoá lạc hậu, hà khắc đè nặng lên
đôi vai mình, họ chỉ như cái bóng bên cạnh một nửa nhân loại là nam giới thoả sức
tung hoành trên tất cả mọi lĩnh vực. Nó như được mặc định trong ý thức của xã hội
kể từ khi chế độ phụ hệ ra đời, tư tưởng nam trị thống ngự, ăn sâu vào tiềm thức
của hàng ngàn thế hệ.
Xã hội ngày càng phát triển, con người càng nhận thức đầy đủ hơn về giá trị
bản thân. Cán cân vị thế giữa nam giới cũng từ đó bắt đầu dịch chuyển. Từ hoài
nghi cho đến phản kháng, chống đối tư tưởng “phụ quyền”, nữ giới đứng lên cất
cao tiếng nói đấu tranh cho lợi ích của bản thân, khái niệm “Chủ nghĩa nữ quyền”
6
ra đời. Theo quan điểm của các nhà xã hội học, chủ nghĩa nữ quyền là “sự ủng hộ
tính bình đẳng xã hội của hai phái trong xã hội và sự phản đối chế độ gia trưởng và
phân biệt đối xử giới tính” [25,412], “Chủ nghĩa nữ quyền là suy nghĩ về sự bình
đẳng của hai phái trong xã hội và sự phản đối có tổ chức đối với chế độ gia trưởng
và phân biệt đối xử giống phải. Chủ nghĩa nữ quyền không thừa nhận mẫu văn hoá
chia khả năng con người thành đặc điểm nam tính và nữ tính và tính cách xoá bỏ sự
bất lợi của xã hội mà phái bên kia nhìn nhận nữ giới, dẫn đường chỉ lối cho phụ nữ
đứng lên đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của bản thân.
Nổi lên như một phong trào có tổ chức bắt đầu từ thế kỉ XIX ở châu Âu và
châu Mĩ, Chủ nghĩa nữ quyền đấu tranh xoá bỏ những bất bình đẳng lớn lao giữa vị
thế pháp lý của công dân nữ và nam ở những xứ sở phương Tây đã công nghệ hoá.
Phong trào đấu tranh này phải trải qua ba gia đoạn:
Cao trào nữ quyền thứ nhất (kéo dài từ cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX):
diễn ra và giành thắng lợi chủ yếu ở Anh và Mỹ, tập trung vào việc giành lại những
lợi ích cơ bản cho người phụ nữ, giúp họ vươn lên một vị trí bình đẳng với nam
giới về những vấn đề phúc lợi của xã hội (chế độ tiền lương, nghỉ hưu, trợ cấp xã
hội ) Kết quả của cao trào đánh dấu bởi thắng lợi của phụ nữ Anh và Mỹ trong
việc giành quyền bỏ phiếu bầu cử (đầu thế kỉ XX) như những người đàn ông trong
xã hội.
Cao trào nữ quyền thứ hai (vào khoảng những năm 60 - 70 của thế kỉ XX):
mang tính chất toàn cầu, đi sâu vào những vấn đề dân tộc, sắc tộc, văn hoá xã hội.
Cao trào đấu tranh này buộc nhân loại phải nhìn thẳng vào thực trạng của nữ giới:
bị áp bức trong gia đình và xã hội, bị bất bình đẳng về giáo dục, bị loại trừ về mặt
văn hoá, bị phân biệt đối xử trong lao động, bị kì thị sắc tộc Cũng trong cao trào
này, những nghiên cứu về tính phát triển mạnh, lý thuyết nữ quyền và phê bình văn
học nữ quyền xuất hiện, qua đó hệ thống hoá các quan niệm, mở ra một hướng mới
trong tiếp cận văn bản.
7
Cao trào nữ quyền thứ ba (vào khoảng những năm 80 của thế kỉ XX): đối
tượng quan tâm chủ yếu mà cao trào hướng tới chính là bản thân nữ giới, với những
nghiên cứu biểu hiện đa dạng của giới nữ trong đời sống xã hội. Từ đó nhận thấy
ngay chính trong bản thân giới cũng tồn tại tình trạng phân biệt, bất bình đẳng giữa
phụ nữ và phụ nữ. Cao trào nữ quyền thứ ba hướng tới sự xoá bỏ những tồn tại này
ngay trong giới nữ.
Nhờ sự ra đời của chủ nghĩa nữ quyền cùng với các cao trào đấu tranh mạnh
mẽ của nữ giới, vị thế của người phụ nữ trong xã hội dần được thay đổi, cải thiện.
Nhân loại có cái nhìn trân trọng hơn về một nửa yếu mềm nhưng cũng hết sức đầy
bản lĩnh, nữ giới dần giành lại những quyền lợi chính đáng, xứng đáng với khả
năng, giá trị của bản thân trên tất cả các lĩnh vực: từ kinh tế, chính trị cho đến văn
hoá, xã hội. Tiếng nói của nữ giới được cất cao mạnh mẽ, có trọng lượng, những
đóng góp của họ cho xã hội được nghiêm túc ghi nhận, đề cao. Có thể nói, Chủ
nghĩa nữ quyền đã có ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các quốc gia trên thế giới, mang
tính nhân bản, nhân văn sâu sắc.
1.2. Chủ nghĩa nữ quyền trong văn học
Có thể nói, tôn ti trật tự và thái độ trọng nam khinh nữ từ chỗ là một vấn đề
lớn trong xã hội đã chuyển dịch và lãnh đạo sáng tạo và thưởng thức văn học cũng
như nhiều hoạt động tinh thần khác. Về phía sáng tạo văn học, công việc này vốn
được coi là đặc quyền của đàn ông. Người ta không mấy đánh giá cao những tác
phẩm của những cây bút nữ, khả năng bung phá, khả năng của các cây bút nữ trong
lĩnh vực này, hình ảnh người phụ nữ viết văn luôn được đặt dưới cái nhìn khắt khe
của xã hội.
Văn học bắt nguồn từ cuộc sống, phản ánh cuộc sống. Chính bởi vậy, Chủ
nghĩa nữ quyền lan dần đến văn học là kết quả tất yếu, nó tạo nên một thanh âm nổi
bật, ấn tượng trong bản hoà phối đầy màu sắc, cung bậc của văn chương, xoá bỏ
những quan niệm hà khắc, bảo thủ trước đây về tài năng của người phụ nữ trên văn
đàn. Từ phương Tây đến phương Đông hàng loạt các tên tuổi nữ xuất hiện, để lại
8
dấu ấn riêng cho mình. Trong lĩnh vực phê bình, có thể kể đến “các chính sách về
giới” (1970) của Mate Millert, “sự tưởng tượng nữ giới” (1975), “Văn chương nữ
giới” (1976) của Patrica Meyer Spacks; “người đàn bà điên loạn của thành Athen
(1979) của Sandra Gibert và Suan Gubar. Về sáng tác, chúng ta có Elfride Felinek,
Dói Lessing, de Beauvoir ở châu Âu; Vệ Tuệ, Sơn Táp, ở Trung Quốc;
Yoshimoto Banana, yamada Eimi, Ogawa Mỗi người một cá tính sáng tạo, một
phong cách độc đáo, riêng biệt, nhưng tựu chung lại ở các sáng tác của họ chính là
sự giao thoa của tư tưởng nữ quyền, của ý thức về giới, về thân phận của phụ nữ.
Không ít người đã được vinh danh, trao tặng các giải thưởng lớn: Elfriede Felinek
với tình ơi là tình (Nobel 2004), Dói Lesing với cuốn sổ vàng (Nobel 2007), giải
Nobel năm 2009 cũng thuộc về nhà văn Herta Muller, Sơn Táp với Thiếu nữ đánh
cờ vây được giải thưởng Goncourt - giải thưởng văn học danh giá nhất nước
Pháp Qua đó, các gương mặt nhà văn nữ gây tiếng vang, xác lập vị trí xứng đáng
của mình trên văn đàn thế giới, tạo nên một dòng văn học riêng thu hút sự quan tâm
của nữ đã đánh dấu thắng lợi của Chủ nghĩa nữ quyền trong văn học.
Với sự xuất hiện của các cây bút nữ và các tác phẩm văn học nữ quyền, phê
bình văn học nữ quyền cũng đã ra đời, dần dần xác lập vị thế của mình trong kho
tàng kiến thức lý luận văn học. Lý thuyết phê bình văn học nữ quyền phát triển qua
ba giai đoạn:
“ Giai đoạn tiên phong và nữ quyền nguyên sơ” tương ứng với cao trào nữ
quyền một, tính từ hậu thế chiến II trở về trước, với “Minh chứng về quyền của phụ
nữ” (1972) của Mary Wollstonecrraft, người được coi là “tổ mẫu” của chủ nghĩa nữ
quyền. Đáng chú ý trong giai đoạn này tác phẩm “một căn phòng cho riêng mình”
(1929) của Virgima Woolf - cuốn sách được coi là “Sách vỡ lòng” của phê bình nữ
quyền.
“Giai đoạn sáng tạo nền phê bình văn học nữ quyền” tương ứng với cao trào
nữ quyền II (thập niên 1960 và 1970) với công trình tiêu biểu “Giới thứ hai” của
Simone de beavoir. Cuốn sách là một công trình lý luận triết học về phụ nữ, xuất
9
phát từ quan điểm nam nữ bình quyền. Huy động và vận dụng toàn bộ tri thức nhân
loại, Simone de Beauvoir đã xét lại ý nghĩa vai trò và địa vị của nữ giới trong đời
sống xã hội. Bà khẳng định không phải cấu trúc sinh học mà chính thể chế chính
trị, văn hoá, tôn giáo, xã hội đã quy định nên phụ nữ: “Sự phụ thuộc của người phụ
nữ vào loài ; thân thể người phụ nữ là một trong những yếu tố chủ yếu trong vị trí
của họ trên thế giới. Nhưng cũng không phải chỉ một mình nó là đủ xác định vị trí
ấy; nó chỉ là một hiện thực sống khi được ý thức bảo đảm qua các hành động và
trong lòng xã hội, sinh học không đủ để giải đáp câu hỏi chúng ta đang quan tâm:
vì sao phụ nữ là người khác (I’ Autre)? Vấn đề đặt ra là cần biết tự nhiên được “lấy
lại” như thế nào ở họ trong quá trình lịch sử, cần biết nhân loại đã làm gì đối với
người đàn bà” [30,tr.48]. Tác phẩm đưa ra luận điểm nổi tiếng: “người ta không
sinh ra là phụ nữ, người ta trở thành phụ nữ” đã gây một tiếng vang lớn, đóng góp,
ảnh hưởng rất nhiều tới lý thuyết phê bình nữ quyền lúc bấy giờ và sau này.
Cũng trong giai đoạn này, năm 1962, “cuốn sổ tay vàng” (theo Golden
notebook) của Dói Lesing được xuất bản, ra mắt độc giả. Ngay lập tức, tác phẩm
được coi là bản tuyên ngôn thứ hai của chủ nghĩa nữ quyền (sau “giới thứ hai”) dù
tác giả không hề có mục đích chính trị khi sáng tác nên tác phẩm. Tại buổi lễ trao
giải Nobel cho tác giả, ban giám khảo đã khẳng định: “các nhà hoạt động nữ quyền
có thể coi “cuốn sổ tay vàng” như là tiên phong cho cái nhìn của thế kỉ XX về quan
hệ nam nữ”.
Giai đoạn thứ ba là cao trào ba (thập kỉ 1980 và 1990): đây là giai đoạn quan
trọng, hình thành và phát triển những vấn đề chủ yếu của phê bình văn học nữ
quyền.
Với sự phát triển, ngày càng hoàn thiện của mình, lý thuyết phê bình nữ
quyền giúp ta có cái nhìn đầy đủ, chính xác, lý giải thấu đáo hơn về các tác phẩm
văn xuôi nữ quyền, xác lập vị thế của mình trong nền lý luận văn chương hiện đại.
1.3. Dòng chảy nữ quyền trong văn xuôi Việt Nam đương đại
10
1.3.1. Các cây bút nữ và vị trí của các tác phẩm nữ quyền trong nền văn
học Việt Nam
Trong nền văn học nước ta, nữ giới cầm bút muộn hơn rất nhiều so với nam
giới. Nền văn học cổ - trung đại Việt Nam, số lượng các nhà thơ nữ thực sự không
nhiều, chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Về cơ bản giới cầm bút vẫn thuộc về đàn
ông. “Thực ra, trong vòng cương toả của tư tưởng nam quyền, đã bắt đầu xuất hiện
những tài danh văn học là nữ giới như Đoàn Thị Điểm, bà Huyện Thanh Quan và
đặc biệt là Hồ Xuân Hương. Mặc dù giàu tinh thần nổi loạn và phản kháng như
những khúc tự tình của nữ họ Hồ vẫn chủ yếu là những tiếng than trách phận” [7].
Nguyên nhân của điều này có lẽ không cần phải bàn đến nữa. Chỉ đến những năm
đầu thế kỉ XX và phong trào thơ mới 1932 - 1945, nhiều cây bút nữ giới mới xuất
hiện. Đặc biệt, từ sau năm 1986, nền văn học bước vào công cuộc “cởi trói” cho
mình, sự cởi mở nhiều chiều đã mang đến những bước chuyển lớn lao về tư duy
văn học, thúc đẩy các nhà văn nữ cầm bút sáng tác không ngần ngại. Họ đi sâu vào
đời sống hiện thực, khám phá mọi tầng bậc của chiều sâu cuộc sống, của con
người. Số lượng nhà văn nữ tăng lên đáng kể, đa lối viết, đa giọng điệu. Có thể kể
đến như Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư, Phương Lan trong thơ, Võ Thị Hảo, Lê
Minh Khuê, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư, Đỗ Hoàng
Diệu, Trần Thuỳ Mai, Di Li, Phong Điệp, Đỗ Bích Thuý, Phạm Thị Hoài, Võ Thị
Xuân Hà trong văn xuôi. Họ làm việc với thái độ nghiêm túc và đầy nhiệt huyết,
sáng tác bằng tất cả đam mê của mình, thể hiện khả năng sáng tạo bằng các giải
thưởng tại các cuộc thi viết được tổ chức trên văn đàn.
Sáng tác của cây bút nữ mang âm hưởng của cuộc sống thời đại, họ chuyển
tải mọi vần đề của cuộc sống đa chiều kích vào tác phẩm một cách tự nhiên. Ta có
thể thấy sự tha hoá nhân cách con người, ma lực của đồng tiền trong các sáng tác
của Võ Thị Hảo, Lê Minh Khuê; những vật lộn để mưu sinh trong truyện ngắn của
Nguyễn Thị Châu Giang, Y Ban, Võ Thị Hảo; lối sống lai căng, thực dụng trong
truyện ngắn Y Ban, Lý Lan Cuộc sống được bản năng khát khao yêu thương, khát
11
khao hạnh phúc, tình yêu là đề tài được các cây bút đi sâu khai thác. Họ “đem toàn
bộ đời sống hiện thực và tinh thần tập trung vào tình yêu và triển khai ra cũng
thành tình yêu” (Phương Lựu), họ đắm mình trong tình yêu với tất cả những
khoảnh khắc đẹp đẽ, những xúc cảm tinh tế, ngọt ngào, những cuồng nhiệt nồng
cháy cho đến những thường tổn, cay đắng, những mất mát đi theo, ám ảnh suốt
cuộc đời. Khát vọng tình yêu luôn bỏng cháy nhưng dường như chẳng bao giờ có
thể vẹn tròn đạt được, bàng bạc trong những trang viết là số phận, cuộc đời chất
chứa bao mất mát trong tình yêu và hôn nhân, nhấn chìm người phụ nữ vào cô đơn,
đau khổ. Các cây bút nữ đặc biệt mạnh dạn cất tiếng nói cá nhân, nêu lên ước
nguyện của mình, dám đòi hỏi, kêu gọi, đấu tranh cho số phận của những người
phụ nữ .
Mặt khác, văn xuôi nữ còn đi sâu vào khai thác tầng bậc trong cuộc sống gia
đình, ở đó có tất cả những mâu thuẫn, xung đột, bất hoà, những câu chuyện nhỏ
nhặt đời thường, chứa đựng bao số phận, kiếp người phụ nữ bị xô đẩy trong đó,
gieo vào lòng người đọc những cung bậc tình cảm thật tinh tế mà cũng sâu sắc,
những trăn trở, dư vong ngân vang.
Đề tài chiến tranh cũng được các bút nữ khai thác. Tiêu biểu là Hà Khánh
Linh, Võ Thị Hảo, Trần Thanh Hà Chất chứa trong các tác phẩm thuộc mảng đề
tài này là nỗi đau thân phận của những người đàn bà. Chiến tranh đã đi qua, nhưng
vết thương để lại của nó vẫn ám ảnh, đeo đẳng suốt cuộc đời bao người phụ nữ,
những người mẹ mỏi mòn chờ đợi, những người đàn bà bên đường chiến tranh,
những cô gái mãi mãi mất đi tuổi thanh xuân nơi “rừng cười” Họ hiện lên với bao
nhiêu đau khổ, lặn tới sâu thẳm đáy lòng.
Trong thế giới nhân vật phong phú của các cây bút nữ, hệ thống nhân vật nữ
luôn giữ vị trí trung tâm. Họ hiện lên với bao thân phận, tính cách cá biệt, nhưng
tựu chung lại ở những mảnh đời ấy là miền khát vọng, ước mơ hướng tới hạnh
phúc trong cuộc sống của mình, niềm hạnh phúc có khi được tạo dựng bởi những
điều quá đỗi nhỏ bé, giản dị. Ẩn sâu mỗi trang viết là niềm yêu thương sự trân
12
trọng, cảm thông với số phận người phụ nữ, nói như Trần Thuỳ Mai: “Mỗi nhà văn
nữ, kể chuyện theo một kiểu khác nhau, nhưng ở họ, có chung một mối đồng cảm,
một mối chia sẻ giữa những người cùng giới nữ ”
Các cây bút nữ có lối viết phá cách và đa giọng điệu. Ngòi bút của họ tìm
cho mình những giọng điệu mới, phù hợp để chuyển tải nội dung, tư tưởng của tác
phẩm, làm nên phong cách riêng biệt của mình. Đọc truyện của Nguyễn Thị Thu
Huệ sẽ thấy chị chao chát và từng trải nhưng không kém phần dịu dàng, Võ Thị
Hảo ngọt ngào nữ tính, Y Ban táo bạo và khắc khoải trong từng trang viết, Phan
Thị Vàng Anh với lối viết lạnh lùng, trí tuệ, hóm hỉnh, Lí Lan hồn hậu mà sắc sảo,
Nguyễn Ngọc Tư sâu lắng, mượt mà Mới mẻ, cá tính, sắc sảo và mạnh bạo
nhưng họ vẫn không mất đi chất đằm thắm, dịu dàng, nữ tính trong từng trang văn
của mình. Tất cả làm nên những thanh âm nổi bật, đa sắc màu, không trộn lẫn vào
nhau của từng cây bút, đóng góp những tiếng nói riêng, những hương sắc riêng cho
diện mạo văn xuôi Việt Nam đương đại.
Nội lực viết, tài năng sáng tạo, sự làm việc hiệu quả của các cây bút nữ tạo
được dấu ấn mạnh mẽ trên văn đàn. Nhiều nhà văn sớm thành danh với các giải
thưởng lớn không chỉ trong mà còn cả ngoài nước. Các sáng tác của họ tạo được dư
luận, tiếng vang mạnh mẽ, gây được sự chú ý của độc giả. Người ta bắt đầu nhìn
nhận văn học nữ quyền trong nước một cách nghiêm túc, hàng loạt đề tài khoa học
nghiên cứu về những tác phẩm của các cây bút nữ được triển khai, các cuộc hội
thảo về văn chương nữ dưới góc nhìn phái tính, nữ quyền được tổ chức, phê bình
nữ quyền được tiếp cận đầy đủ, toàn diện để đối chiếu, đánh giá Có thể nói, văn
xuôi nữ đã thực sự chiếm ưu thế trên văn đàn, “đánh dấu một phương diện phát
triển của văn học” như giáo sư Phương Lựu đã nhận xét.
1.3.2. Các phương diện ý thức nữ quyền trong văn học
1.3.2.1. Sự xoá bỏ quan niệm “tòng thuộc”
Việt Nam là đất nước thuộc nền văn hoá phương Đông, nền văn hoá trong đó
hình ảnh người đàn ông luôn đầy quyền uy và sức mạnh. Bên cạnh đó, nho giáo ăn
13
sâu vào tư tưởng của con người bao thế hệ càng khẳng định hơn nữa vị thế của nam
giới. Trong quan niệm xã hội, nam nhi gắn liền với công danh sự nghiệp, vẫy vùng
tứ hải, trị gia lập quốc, phận nữ nhi chỉ gắn với gia đình, nội trợ, công - dung - ngôn
- hạnh buộc phải đủ đầy. Bởi là “phái mạnh” nên nam nhi trở thành trụ cột trong
gia đình, xã hội, làm những công việc mà xã hội cho rằng có tầm vóc lớn lao.
Ngược lại phụ nữ được mặc định là “phái yếu”, luôn trong vị thế phụ thuộc: “xuất
giá tòng phu, xuất gia tòng phụ, phu tử tòng tử”. Người con gái trong gia đình phải
nghe theo bất cứ điều gì cha răn dạy hay mong muốn, lúc trưởng thành lấy chồng,
cuộc đời hoàn toàn phụ thuộc vào đấng phu quân, nếu lỡ chồng mất đi, người quả
phụ này phải nghe theo lời con trai trưởng. Quan niệm “tòng thuộc” trong tư tưởng
văn hoá phương Đông là vậy, nặng nề trách nhiệm đè nén trên vai nữ giới. Chữ
“tòng” đi suốt cuộc đời phụ nữ, họ chỉ như cái bóng bên cạnh những người đàn ông
trong cuộc đời mình, lặng lẽ, cam chịu. Họ gắn liền với nghĩa vụ và trách nhiệm,
buộc phải hy sinh thật nhiều cho ấm êm, hạnh phúc gia đình, cho sự nghiệp chồng
con. Dường như người phụ nữ không hề có “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, “Người
con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ vì bị chồng nghi ngờ không chung thuỷ chỉ
còn cách tự tử để minh oan cho mình; người vợ trong “Thương vợ” của Tú Xương
suốt một đời tần tảo, hy sinh, chịu nắng mưa sương gió để thực hiện bổn phận
“nuôi đủ năm con với một chồng”. Đó như là lẽ mặc nhiên trong quan niệm, suy
nghĩ của xã hội. Đó như là điều tất yếu đã được định sẵn ngay từ khi phân ra hai
giới nam - nữ riêng biệt. Nếu có ý thức về sự bất công, bình đẳng, ước mơ mà
người phụ nữ có thể gửi gắm cũng chỉ là “giá đây đổi phận làm trai được” (Hồ
Xuân Hương), ngay cả ước mơ ấy cũng đã phản ánh vị thế thấp bé của người phụ
nữ trong xã hội xưa - người ta chỉ có thể thay đổi cuộc đời khi và chỉ khi thay đổi
thân phận: trở thành nam nhi, mạnh mẽ, chủ động.
Chủ nghĩa nữ quyền ra đời, cùng với đó là dòng văn học nữ quyền phát triển,
một trong những phương diện đầu tiên của nó là xoá bỏ quan niệm “tòng thuộc” ăn
sâu bám rễ tự ngàn đời. Người phụ nữ trong nhiều tác phẩm như được lột xác, thay
14
đổi hoàn toàn. Dù cuộc đời có xô đẩy họ vào nghịch cảnh, lắm éo le, trắc trở, thì ấn
tượng mạnh mẽ bật lên vẫn là khả năng làm chủ, độc lập. Họ có chính kiến, dám
lựa chọn, dám quyết định và làm theo quyết định của mình. Dẫu vẫn là “phái yếu”
với những mỏng manh, bé nhỏ, yếu mềm về tâm hồn, cảm xúc, họ vẫn có thể tự
mình đứng vững, không phụ thuộc.
Nếu trước đây, “tại gia tòng phụ” mà hệ quả là “cha mẹ đặt đâu con ngồi
đấy”, người phụ nữ không có quyền lựa chọn, quyết định hạnh phúc cho bản thân
thì giờ đây ngược lại, trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, khát khao hạnh phúc,
các nhân vật nữ chủ động đến với tình yêu, không do dự, không tiếc nuối, yêu hết
mình. Họ dám đấu tranh, cất cao tiếng nói, đòi hỏi hạnh phúc cho chính bản thân
mình, để rồi dẫu có gặp kết quả không như mong muốn, họ vẫn không oán hận, bởi
đó là sự lựa chọn của họ, là cách để họ được sống bằng tất cả con người mình, làm
chủ cuộc đời mình, không gì có thể ràng buộc, ngăn cản.
Nếu người phụ nữ trong quan niệm xưa cũ hoàn toàn phụ thuộc vào đấng
phu quân. Trong gia đình, họ không có tiếng nói, chỉ là cái bóng lặng lẽ, cam chịu,
hy sinh, nhẫn nhịn thì dưới ngòi bút của các cây bút nữ, góc nhìn dường như đảo
chiều. Ở nhiều tác phẩm, nhân vật nữ trở thành trụ cột, là chỗ dựa vững chắc cho
những người thành viên khác trong gia đình. Hình ảnh người đàn ông trở nên bất
toàn, yếu thế, đầy rẫy những khiếm khuyết bên cạnh một cái tôi nữ tính bản lĩnh,
mạnh mẽ, độc lập. Không chỉ trong tình yêu, gia đình, nhân vật trong các sáng tác
của các nhà văn nữ còn vươn ra ngoài xã hội, tìm kiếm công danh, sự nghiệp, độc
lập như nam giới. Bằng tài năng, bản lĩnh và thực lực, họ khẳng định vị trí, tiếng
nói của bản thân, khiến nhiều người nể trọng.
Có thể nói, nhân vật nữ xuất hiện dày đặc và trở thành hình tượng nghệ thuật
trung tâm trong các sáng tác của những cây bút nữ. Họ tinh tế, nhạy cảm, có cá tính
mạnh mẽ, dám sống, dám yêu, dám đòi hỏi quyền được yêu, quyền được sống hạnh
phúc, đấu tranh cho hạnh phúc của mình, như vậy nhân vật nữ trong “bức tranh gửi
mẹ Âu Cơ” của Y Ban mạnh bạo cất lên tiếng nói: “Đất nước anh hùng ngoại xâm
15
thiên tai liên miên mẹ quan tâm đến những người anh hùng, thi sĩ. Mẹ đã không
chú ý đến những cô gái vốn dịu dàng, nhu mì, không mấy đòi hỏi của mẹ. Nhưng
bây giờ con đòi hỏi. Mẹ ơi, mẹ hãy quan tâm đến chúng con, đến nỗi đau của
những cô gái”. Võ Thị Hảo khẳng định: “người phụ nữ hiện đại là người luôn nắm
bắt được thông tin, kiến thức và hành xử cập nhật thời đại. Đồng thời, không nô lệ
trong suy nghĩ, không lệ thuộc lối mòn, tôn trọng nhân phẩm và nhân quyền của
chính mình” [1,tr.15]. Suy nghĩ này gặp gỡ với Lý Lan, khi nhà văn cho rằng:
“người phụ nữ hiện đại là người độc lập tự do” [1,tr.15]. Hai từ “độc lập”, “tự do”
ấy nằm ở cốt lõi người phụ nữ phải tự ý thức được tự do trong tư tưởng của mình,
thoát khỏi sự lệ thuộc, tuân phục áp chế nam trị tồn tại ngàn đời. Thông qua những
cuộc đời đó, các cây bút nữ đả phá mạnh mẽ quan niệm “tòng thuộc” cố hữu, khắc
nghiệt, bóp nghẹt bao số phận người phụ nữ tự ngàn đời, giải phóng họ, đưa tới cho
họ sự tự do quyết định, làm chủ chính cuộc đời mình.
1.3.2.2. Sự tái định giá các hệ “quy chuẩn” truyền thống
Nói tới các hệ “quy chuẩn” truyền thống tức là nói tới những chuẩn mực đã
được đóng khung trong nền văn hoá dân tộc, chi phối tới cách nghĩ, cách sống,
hành động của bao thế hệ, trong đó có những chuẩn mực về người phụ nữ. Văn học
biểu hiện văn hoá, làm nổi bật những vẻ đẹp văn hoá, nhưng đồng thời, bằng nghệ
thuật ngôn từ, văn học cũng đấu tranh, phê phán những biểu hiện phản văn hoá,
những thành kiến hà khắc, cổ hủ, lạc hậu, không phù hợp với sự thay đổi của xã hội
trong văn hoá. Đấu tranh cho sự bình đẳng của nữ giới, chủ nghĩa nữ quyền xét lại,
tái định giá hệ “quy chuẩn” liên quan về vấn đề này, bởi lẽ trong nền văn hoá nhân
loại, người phụ nữ vốn phải chịu bao đối xử phân biệt, bị thua thiệt nhiều chiều.
Hơn ở đâu hết, nền văn hoá phương Đông thể hiện rõ điều đó - chuẩn mực kép
trong mối quan hệ giữa hai giới.
Có thể hiểu chuẩn mực kép trong quan hệ giới như sau: đó là sự lượng giá
(khen, chê) mà người ta áp đặt cho các thành viên của giới này nhưng lại không áp
đặt cho các thành viên của giới kia. Nói cách khác, cùng một hiện tượng nhưng
16
được lượng giá theo hai chiều đối lập, mà sự đối lập này mang đặc trưng nghiêm
ngặt, khắt khe với phụ nữ, nhưng lại khoan dung, độ lượng với nam giới. Ngòi bút
của các nhà văn nữ đánh thẳng vào hệ “quy chuẩn” này, tái định giá, thậm chí còn
đảo ngược lại, mạnh mẽ đấu tranh cho giới của mình.
Trước hết là ở tình yêu. Trong xã hội Việt Nam truyền thống, khi đề cập mối
quan hệ nam nữ trong tình yêu, bao giờ người ta cũng nhấn mạnh vai trò chủ động
của nam và thụ động của nữ. Câu tục ngữ: “Trâu đi tìm cọc, chứ đời nào cọc đi tìm
trâu” thể hiện rõ điều đó. Với hôn nhân, người phụ nữ buộc phải chung thuỷ, đấng
phu quân của họ thì không: “Trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng”.
Nam giới được phép “chơi bời” khi mà phụ nữ lại kiềm chế, cân nhắc thận trọng,
buộc phải “giữ mình” thừa nhận rằng việc giáo hợp tính dục là điều kiện tự nhiên
và thậm chí đáng tán dương ở con trai, đàn ông, nhưng lại đáng xấu hổ, phá hoại
trật tự xã hội là ở con gái, đàn bà” (T/Bilton, 1993). Các nhà nữ quyền xem chuẩn
mực kép chính là một biểu hiện của quan niệm gia trưởng trong xã hội nam trị:
“chắc chắn chuẩn mực kép là một mẫu văn hoá liên kết với sự thống trị của nam
giới đối với phụ nữ trong lịch sử” (Barry, 1983).
Các nhà văn nữ tái định giá lại những chuẩn mực này, thông qua các tác
phẩm của mình, với hệ thống các nhân vật nữ nằm ở hình tượng nhân vật trung
tâm. Họ đưa vào trong sáng tác của bản thân cái nhìn hết sức bạo dạn về tình yêu,
đặc biệt là tình dục. Không ngần ngại hay né tránh, những khát khao về bản năng,
sinh lý được đề cập, thể hiện bằng cái nhìn hết sức nhân văn, sâu sắc. Vị trí thụ
động của người phụ nữ trong quan niệm cũ bị phản bác bằng sự táo bạo của họ,
quyền chủ động thân xác thuộc về đàn bà, sự thống trị của đàn ông bị lật đổ. Các
nhân vật nữ làm chủ chính thân thể của mình, có quyền sử dụng thân thể như mình
mong muốn. Đời sống gối chăn được thể hiện dưới sự trải nghiệm của nữ giới. Sự
mạnh bạo và thẳng thắn ở đây chính là tuyên chiến và chiến thắng của quan niệm
coi tình dục như là một nhiệm vụ duy trì nòi giống của người xưa, là sự phá bỏ hình
ảnh truyền thống của người phụ nữ nhu mì, thụ động. Các nhà văn nữ xông vào
17
“vùng đất cấm” vốn chỉ có nam giới mới mạnh dạn thể hiện, khám phá, tìm tòi.
“Sex” trở thành một yếu tố mang giá trị thẩm mỹ, một phương tiện truyền tải nội
dung, tư tưởng của tác phẩm. Nói như Thuỳ Dương: “Không bao giờ nhầm lẫn giữa
phương tiện và mục đích. Và tất nhiên liều lượng cũng tuỳ mỗi người, tuỳ từng
phong cách thể hiện. Với tôi đề cập đến sex để thể hiện lòng khát khao sống, tính
chất mạnh mẽ, nỗi buồn đau hay chính hạnh phúc của nhân vật”. [26]
Trinh tiết cũng không còn là chuẩn mực để đánh giá phẩm giá của người phụ
nữ. Đứng trước tình yêu, cháy hết mình với tình yêu, nhân vật của các nhà văn nữ
có thể chủ động hiến dâng mà không ngần ngại, không bị ràng buộc bởi lễ giáo.
Với họ, tình yêu là sự hoà quyện giữa tâm hồn và thể xác. Không chờ đến hôn
nhân, ở đâu có tình yêu đích thực ở đó có nhục cảm thể xác.
“Chính chuyên một chồng” cũng không còn giá trị ràng buộc. Người phụ nữ
trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc có thể phá vỡ những chuẩn mực truyền thống,
táo bạo sống bất chấp con mắt khắc nghiệt của dư luận. Y Ban giải thích vì sao
nhiều nhân vật nữ trong sáng tác của chị và nhiều nhà văn nữ khác lại ngoại tình
như sau: “Xã hội nào thì hoàn cảnh đấy” và thân phận của người phụ nữ thể hiện rõ
nhất hoàn cảnh xã hội mà chị ta đang sống. Trong xã hội phong kiến, trong chiến
tranh, thế giới quan của người phụ nữ chỉ bó gọn trong một gia đình, một cái làng
nhỏ, phải đối diện với một cái lề thói, hủ tục, sự soi mói của người đời nên rất khó
để người phụ nữ thay đổi cuộc sống của mình. Những trong xã hội hiện đại đã khác
đi rất nhiều. Người phụ nữ độc lập, tục hủ hơn. Họ có xu hướng sống cho bản thân
mình, chiều chuộng cảm xúc của chính mình. Khát vọng hạnh phúc của người phụ
nữ thể hiện ở khát vọng chinh phục người đàn ông. Và chinh phục thế giới cũng
chính là chinh phục chính mình” [17].
Cái nhìn hà khắc của những định kiến xưa cũ dành cho nứ giới bị xoá bỏ, các
hệ “quy chuẩn” truyền thống mà ở đây thể hiện sự bất bình đẳng của nữ giới được
tái định giá lại, xây dựng nên một hệ “quy chuẩn” mới, đấu tranh cho quyền lợi,
18
cho sự công bằng của người phụ nữ trong xã hội, xứng đáng với những phẩm chất
tốt đẹp của họ.
Ngược lại với hình ảnh đầy thiện cảm về người phụ nữ, dưới con mắt của các
nhà văn, bằng góc nhìn nữ giới, đàn ông hiện lên với vẻ bất toàn, khiếm khuyết. Có
kẻ bảo thủ, độc đoán, ích kỉ, có kẻ bạc nhược, yếu đuối, có kẻ ham mê xác thịt, đầy
rẫy những thói hư tật xấu Mỗi người mang một vẻ mặt trong các mối quan hệ ứng
xử thường nhật - nơi buộc phải đụng chạm, va vấp nhiều, qua đó bản chất thật của
đàn ông được bộc lộ. Đặt sự bất toàn, khiếm khuyết của đàn ông bên cạnh “cái tôi”
đầy bản lĩnh của nữ giới, ưu ái cho nữ, không thiện cảm với nam giới, các nhà văn
đã đả phá phá trật tự nam quyền tồn tại hàng chục thế kỉ, đặt lại cán cân vị thế cho
nữ giới.
Chủ nghĩa nữ quyền đấu tranh cho sự bình đẳng của giới trong tất cả các
bình diện của đời sống xã hội. Nói cách khác, đó chính là quá trình đấu tranh thiết
lập lại những hệ quy chuẩn đã được thiết lập, ăn sâu trong tiềm thức, nền văn hoá
của nhân loại, thiết lập một hệ quy chuẩn mới, hệ quy chuẩn xoá bỏ tư tưởng nam
trị, áp chế phụ quyền, hệ quy chuẩn trong đó giá trị của người phụ nữ được đánh
giá xứng đáng, đúng đắn, bình đẳng với một nửa còn lại của thế giới. Sự tái định
giá hệ “quy chuẩn” truyền thống trong văn học đã làm được điều đó.
1.3.2.3. Sự khẳng định bản sắc, bản ngã
Bản ngã còn được gọi “cái tôi”. Trong triết học, nó được hiểu cái tôi ý thức
hay đơn giản là “tôi”, bao hàm trong đó những đặc tính để phân biệt tôi với các cá
nhân khác. Trong phân tâm học, “cái tôi” (ego) là phần cốt lõi của tính cách liên
quan tới thực tại và chịu ảnh hưởng các tác động xã hội. Theo Sigmund Freud, “cái
tôi” cùng với “nó” (id) và “cái siêu tôi” (superego) là ba miền tâm thức. “Cái tôi”
được hình thành ngay từ khi con người sinh ra và qua tiếp xúc với thế giới bên
ngoài, “cái tôi” học cách cư xử sao cho kiểm soát được ham muốn vô thức không
19
được xã hội chấp nhận. Như vậy, có thể đơn giản, bản sắc, bản ngã của nữ giới góp
phần làm nên giá trị của bản thân họ. Có trân trọng, hiểu được những giá trị của
bản thân mới đứng lên cất cao tiếng nói đòi quyền lợi cho chính mình. Văn học nữ
quyền cũng vậy. Không ở đâu dưới ngòi bút của các nhà văn nữ, bản sắc, bản ngã
của nữ giới được khẳng định, đề cao, miêu tả hết sức nổi bật đến thế. Sự khẳng
định bản sắc, bản ngã của nữ giới được khẳng định, đề cao, miêu tả hết sức nổi bật
đến thế. Sự khẳng định bản sắc, bản ngã đi từ người cầm bút cho đến các nhân vật
trong tác phẩm.
Văn học nữ quyền ý thức sâu sắc về thiên tính nữ. Đó là tính mềm mại, tính
nhu, uyển chuyển của người phụ nữ. Nhân vật trong những sáng tác của các cây bút
nữ có thể có nhiều khuôn mặt, tính cách, gai góc, độc lập, mạnh mẽ nhưng tựu
chung lại, ẩn sau vẻ bề ngoài ấy luôn là một tâm hồn khát khao yêu thương, khát
khao đến cháy bỏng, trái tim yếu mềm, nữ tính, đòi hỏi được che chở, chăm sóc và
dễ tổn thương. Hoài trong “Xin hãy tin em” của Nguyễn Thị Thu Huệ là một ví dụ.
Ngang tàng, ngạo nghễ, sống như thách thức với các chuẩn mực truyền thống về
hình ảnh nữ giới, bất chấp dư luận, nhưng trong khi yêu, cô lại nên dịu dàng, yếu
đuối, phụ thuộc, để rồi cuối cùng phải nếm chịu cay đắng khi người yêu bỏ rơi.
Trang trong “bàn tay lạnh” (Võ Thị Hảo) mang một vẻ ngoài lạnh lùng, trái tim sắt
đá, không chấp nhận mở lòng cho bất cứ tình yêu nào đến với mình. Không mấy ai
biết được, sau vẻ ngoài ấy một trái tim tan vỡ, tổn thương sâu sắc của người vừa
yêu trong đêm đầu tiên ấy. Nó ám ảnh suốt cuộc đời cô, kéo dài nỗi bất hạnh trong
cô. Nguyễn Thị Thu Huệ khẳng định: “khác với nhiều người nghĩ, thực ra người
đàn bà bao giờ cũng muốn nương tựa. Bất đắc dĩ mới phải tự mình đứng thẳng, vì
bị xô đẩy mà phải gánh vác việc của đàn ông, đàn ông phải hiểu điều đó” [28].
Thiên tính nữ thể hiện ở cả tấm lòng bao dung, rộng lượng, sẵn lòng hy sinh
cho những người mình yêu thương của nữ giới. Chủ nghĩa nữ quyền đấu tranh cho
hạnh phúc, đòi công bằng cho phụ nữ, nhưng không phải vì thế mà suy tôn lối sống
cá nhân, ích kỉ, chỉ biết nghĩ cho mình. Hình tượng các nhân vật nữ phản ánh rõ
20
điều đó. Trong họ luôn tồn tại tấm lòng bao dung, độ lượng, đức hy sinh cao cả.
Ngầm trong “Ngày không mút tay” của Võ Thị Hảo cách chín mươi ngày lại lặng
lẽ giấu chồng con đi bán máu, để khi về nhà trên tay nàng mang theo một xâu thịt,
cho con nàng được một ngày không phải mút ngón tay thèm thuồng, đói khát vì
mùi thức ăn bay qua từ nhà hàng xóm. Người phụ nữ trong “bài hát chim nhồng
xanh” của Nguyễn Thị Kim Cúc “thèm khát thứ hạnh phúc bình thường đến xoàng
xĩnh” là một mái ấm có chồng và con, đã trốn chồng đi làm gái điếm để mua cho
chồng từng tấm áo, manh quần Ở họ toát lên đức hy sinh cao cả, hy sinh nhiều
khi đến quên cả bản thân cho hạnh phúc người mình yêu.
Thiên tính nữ còn là tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc mà tạo hoá ban tặng
cho nữ giới, làm mẹ như đã là bản năng ăn sâu trong từng huyết quản. Họ yêu
thương, một lòng vì con cái, che chở, bao dung vô bờ bến dành cho những đứa con
đứt ruột sinh thành của mình. Bản năng làm mẹ nhiều khi còn lan sang cả cách cư
xử của nữ giới đối với người đàn ông mình yêu. Yêu thương đến cuồng đắm, say
mê, bên cạnh cái khát khao được nượng tựa, che chở, những người đàn bà ấy vẫn
nhìn thấy ở người đàn ông của mình sự ngây ngô, vụng về, họ quay ngược trở lại
khao khát muốn được thể hiện sự chăm sóc, che chở của mình như người mẹ đối
với con thơ.
Ý thức về bản sắc còn là sự ý thức sâu sắc vẻ đẹp trời phú mà tạo hoá đã ban
tặng cho thân thể người phụ nữ: nữ giới đẹp, vẻ đẹp trong từng đường nét của cơ
thể; làn da, mái tóc, khuôn ngực, đôi mắt đầy hấp dẫn và quyến rũ. Thần thoại Hi
Lạp kể rằng, “Thượng đế đã lấy vẻ đầy đặn của mặt trăng, đường uốn cong của loài
dây leo, dáng run rẩy của các loài cỏ hoa, nét mềm mại của loại lau cói, màu rực rỡ
của nhị hoa, điệu nhẹ nhàng của chiếc lá, cảm giác ti vi của vòi voi, cái nhìn đăm
chiêu của mắt hươu, cái xúm xít của đàn ông, ánh rực rỡ của mặt trời, nỗi xót xa
của tầng mây, luôn biến động của cơn gió, tính nhút nhát của con hươu rừng, sắc
lộng lẫy của con chim công, mình nhuần nhuyễn của con chim yểng, chất cứng rắn
của ngọc kim cương, vị ngon ngọt của đường mật, khí lạnh lẽo của băng tuyết, đức
21
trung trinh của chim uyên ương, đem mọi thứ ấy hỗn hợp lại, nặn thành người phụ
nữ”. Chính thân thể của họ đã là một giá trị không thể phủ nhận. Nhiều nhân vật nữ
trong các sáng tác của các cây bút nữ ý thức được về hình thể của bản thân. Họ tự
hào, nâng niu vẻ đẹp ấy, thậm chí còn cả tự ti nếu cảm thấy có chút khiếm khuyết
nào không vừa ý. Ý thức được điều đó tức là ý thức được sự làm chủ bản thân trong
những mối quan hệ, đặc biệt với nam giới, đưa họ vào vị thế của người chủ động,
nắm quyền, chi phối khi giao tiếp.
Người ta chỉ có thể đấu tranh yêu cầu quyền lợi cho mình và chỉ khi ý thức
sâu sắc giá trị của bản thân, những gì mình xứng đáng được nhận trên nền tảng giá
trị đó. Sự khẳng định bản sắc, bản ngã của nữ giới trong các tác phẩm văn xuôi nữ
quyền thực hiện điều đó. Ánh lên trong từng trang viết là những phẩm giá tốt đẹp,
chất nữ tính đặc trưng của nữ giới - ưu thế mà tạo hoá đã ưu ái ban tặng cho người
đàn bà khi sáng tạo ra nhân loại.
1.4. Vị trí các sáng tác của Dạ Ngân trong văn xuôi nữ quyền Việt Nam
Dạ ngân sinh năm 1952, quê Long Mỹ, Hậu Giang, là một trong số các cây
bút văn xuôi đến từ miền Tây Nam Bộ, trưởng thành trong đội ngũ các tác giả xuất
hiện sau năm 1975. Dạ Ngân bước vào văn đàn với tập truyện ngắn đầu tay “Quảng
đời ấm áp” (1985), được dư luận đặc biệt chú ý sau truyện ngắn “Con chó và vụ ly
hôn” - tác phẩm mà lần đầu tiên, những chuyện thầm kín khó nói của đời sống vợ
chồng được một nhà văn nữ phơi bày thẳng thắn. Trải qua hơn một phần tư thế kỉ
cầm bút suốt trong Nam ngoài Bắc, Dạ Ngân đã chứng minh được sức bền trong
sáng tạo nghệ thuật khi bà lần lượt cho ra đời nhiều đầu sách, kịch bản phim cùng
hàng trăm tản văn, kì thư “tư vấn gia đình” với bút danh Dạ Hương.
Ngòi bút của Dạ Ngân hướng nhiều vào những cuộc đời, thân phận bé nhỏ
trong xã hội, khám phá những khao khát, ước mơ yêu thương, hạnh phúc, những
rung động thầm kín trong mỗi mảnh đời đó. Nhân vật trung tâm trong các sáng tác
của Dạ Ngân đa phần là những người phụ nữ - những người hạnh phúc, họ phải đấu
tranh với nhiều định kiến xã hội, với gia đình, dòng tộc, với cả chính bản thân
22
mình. Không ít người đã phải lở dở giữa chừng, bỏ cuộc giữa chừng, âm thầm chịu
đựng, nhưng cũng không ít người đến được bến bờ hạnh phúc mà mình hằng mong.
Dù kết quả thế nào, cuộc đời của họ cũng là sự ý thức sâu sắc về thân phận, giá trị
của bản thân, thấm đẫm ý thức nữ quyền trong từng trang viết. Như Dạ Ngân từng
nói: “trong các sáng tác của tôi bao giờ cũng gắn với thân phận người phụ nữ, nỗi
niềm người phụ nữ, khát vọng và tính mẫu của người phụ nữ. Điều làm cho tôi đắm
đuối với hình tượng người phụ nữ chính là sự trân trọng và cảm phục những người
phụ nữ Việt Nam kiên cường, trí tuệ, bao dung bất hạnh. Không bất hạnh sao được
khi họ sống trong xã hội phong kiến hàng ngàn năm, trong một đất nước có chiến
tranh loạn lạc liên miên. Họ phải gánh vác, phải chịu đựng, phải chiến đấu, phải hy
sinh và còn cả goá bụa. Người phụ nữ Trung Quốc giỏi nhưng không nhiều mất
mát, người phụ nữ Ấn Độ mang bi kịch của thân phận con người, phẩm chất con
người từng sống trong chiến tranh, trải qua chiến tranh”[29]. Khởi nguồn từ sự
đồng cảm, yêu thương, trân trọng khâm phục, Dạ Ngân đã thực sự tạo được một
chỗ đứng vững vàng trong lòng độc giả giữa dòng chảy ồ ạt của văn chương hiện
nay.
“Gia đình bé mọn” là tác phẩm “được gửi gắm nhiều nhất và thành công
nhất” tính đến hiện nay theo như lời của chính Dạ Ngân. Cuốn tiểu thuyết được ấp
ủ trong năm năm, bắt tay viết và hoàn thành chỉ trong vài tháng, ngay khi mới ra
đời đã tạo được sự chú ý, nhận được những phản ứng tích cực từ phía độc giả. 293
trang tiểu thuyết xoay quanh cuộc đời, số phận của nữ nhà văn Mỹ Tiệp - một
người con gái miền Tây viết văn, đầy cá tính, có nhan sắc và khát vọng mãnh liệt
trong tình yêu, hạnh phúc. Cuộc chiến tranh chống Mỹ ác liệt đã dàn xếp hôn nhân
của nàng với Tuyên, một người đàn ông chỉ khư khư với cương vị Phó Phòng tuyên
truyền, có thể thao thao bất tuyệt những bài giảng về: “Thế nào là nếp sống mới,
con người mới” nhưng cũng có thể lạnh lùng tới tàn nhẫn khi bỏ mặc vợ nằm trong
phòng sản phụ một mình: “Trơ ra như một con mẹ hoang thai dơ đáy”. Không thể
chịu đựng được người chồng cằn cõi, tiểu nhân, biết yêu heo hơn con, thích viết
23
báo cáo để thăng chức hơn là ngắm nhìn vợ. Tiệp đã quyết tâm từ bỏ vỏ bọc hào
nhoáng về với mái ấm hạnh phúc bề ngoài để tìm tới người mình yêu thực sự. Hành
trình gần 20 năm trời khổ ải, có cả niềm vui sướng được sống bên người yêu dấu
nhưng cũng đầy nước mắt chua xót khi phải đối mặt với sự chì chiết của họ tộc, sự
khinh khỉ của bạn bè, bão táp của giới chức sắc trong tỉnh và nhất là sự giằng xé
đau đớn giữa một bên là tình mẫu tử, một bên là tình yêu đã khiến cho Tiệp phải
sau bao nhiêu giành giật và vùng vẫy mới tìm được bến bờ hạnh phúc trọn vẹn với
nhà văn viết Đính. Mối tình đeo đẳng gần hai mươi năm trời suốt chiều dài Bắc -
Nam, những cay đắng tủi nhục, niềm hạnh phúc mong manh dễ vỡ, những giằng xé
ghê gớm trong nội tâm nhân vật khi phải tự đấu tranh, tự vượt qua nghịch lý lựa
chọn giữa một bên là gia đình “chính danh” với một bên là tình yêu hạnh phúc đích
thực đã tạo ra thành dấu ấn đậm nét sức hấp dẫn mãnh liệt cho thiên tiểu thuyết
này. Cũng chính ở đó, ý thức nữ quyền được thể hiện, bật lên trên tất cả các khía
cạnh. Dạ Ngân đã đứng ở phương diện của người phụ nữ, bằng cái nhìn phụ nữ, với
tất cả những khát khao hạnh phúc, cất lên tiếng nói nữ quyền để có được hạnh phúc
trong hành trình tìm kiếm, đấu tranh đầy chông gai.
Chương 2. SẮC THÁI NỮ QUYỀN TRONG “GIA ĐÌNH BÉ MỌN”
CỦA DẠ NGÂN NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG
2.1. Đề cao “bản sắc nữ”
2.1.1. Tình mẫu tử thiêng liêng, sâu sắc
Tình mẫu tử tựa như sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ chiều dài tác phẩm. Với
bất kỳ người phụ nữ nào, được làm mẹ là điều thật sự có ý nghĩa trong cuộc đời -
niềm hạnh phúc tự nguyện hiến dâng, tự nguyện hy sinh, hạnh phúc cho sự khôn
lớn, trưởng thành, cho niềm vui của đứa con mình đứt ruột đẻ ra. Đó là tình cảm
24
giữa má Mỹ Tiệp và nàng, rồi như một sợi dây liền mạch, đến nàng với hai đứa con
yêu dấu của mình: Thu Thi và Vĩnh Chuyên.
Trong toàn bộ tiểu thuyết, má Mỹ Tiệp chỉ hiện lên ở câu văn, khi nàng về
quê, khi nàng gặp những trắc trở trong cuộc hôn nhân của mình. Má hiện ra với
những lo toan, thắc thỏm, trăn trở cho hạnh phúc của nàng. Người phụ nữ ấy không
biểu hiện yêu thương bằng lời nói, bằng những cái vuốt ve âu yếm cưng chiều, bà
âm thầm, lặng lẽ, yêu thương trong từng hành động lo toan. Hình ảnh má dậy sớm,
“nhóm bếp và tát nước nghe, đôi chân trần lụi đụi”, “thỉnh thoảng vấp nhẹ trên nền
đất vảy rồng”, chuẩn bị mọi thứ cho cô con gái Mỹ Tiệp trở về nhà khi mọi người
vẫn đang say ngủ đong đầy trong đó không biết bao nhiêu tấm lòng của người mẹ
dành cho con gái. Goá chồng, một mình tần tảo lo lắng cho con cái với sự trợ giúp
của cô em chồng, có lẽ chưa bao giờ bà được trọn vẹn nghỉ ngơi ngay cả khi đến
tuổi già. Bốn cô con gái, người goá chồng, người lỡ thì ở vậy, người gia đình tan vỡ
- bốn mối trăn trở, lo lắng đeo đẳng mãi cuộc đời người mẹ ấy. Đống quà lỉnh kỉnh
bà gói ghém, dúi bằng được cho Tiệp, “từ mắm sặc mắm lóc đến chanh hạnh rau
má rau đắng bồ ngót đủ cả”, làm nàng loay hoay dở khóc dở cười xoay xở để mang
theo suốt chuyến đi khiến người đọc không khỏi cảm động. Sau cái ngoài dềnh
dàng, lỉnh kỉnh, mớ ba mớ bảy là bao ân tình sâu nặng của người mẹ dành cho con.
Rồi đến Mỹ Tiệp với thiên chức làm mẹ cao cả của mình, con cái “có tên là
sự sống”. Trong nàng, “tình mẫu tử không chật nhưng nó nhiều ngăn, các đứa con
bình đẳng trong những cái ngăn đó mà nếu có một cái ngăn bỗng chốc trống đi thì
nó sẽ sụp xuống thành một nấm mồ chứ không thể lấp đầy bằng ai khác”
[16,tr.138]. Thu Thi và Vĩnh Chuyên trở thành động lực, chỗ dựa về tinh thần cho
Mỹ Tiệp vào những tháng ngày đổ vỡ trong chuyện tình cảm. Nàng dựa vào ấy như
là niềm an ủi lớn, nhất là Thu Thi, cô con gái sớm trưởng thành trong suy nghĩ, cô
con gái là bạn tâm tình duy nhất với mẹ, luôn bên mẹ. Hơn ở bất kỳ điều gì, tình
mẫu tử đòi hỏi lòng hy sinh vô bến bờ của người mẹ. Lấy hy sinh cho con cái làm
niềm hạnh phúc của mình, day dứt khôn nguôi nếu vì chút niềm vui cá nhân mà ảnh
25