Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Thế giới nhân vật trong truyện ngắn việt nam hiện đại và nước ngoài trong chương trình THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.96 KB, 76 trang )

Lời Cảm Ơn
Em xin kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo
Nguyễn Thò Nga người đã tận tình hướng dẫn, động
viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa
luận.
Em cũng xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn tới
Qúy thầy cô giáo trong khoa Khoa học Xã hội, quý
thầy cô của Trường Đại học Quảng Bình đã tạo m
điều kiện thuận lợi để em bồi dưỡng tri thức và hoàn
thành khóa học vừa qua.
Thiết tha bày tỏ lòng tri ân sâu nặng tới gia đình,
là suối nguồn niềm tin và khát vọng của em. Cảm ơn
bạn bè đã chia sẻ, động viên và giúp đỡ mình trong
suốt thời gian qua.
Chân thành cảm ơn!
Người viết
Phạm Thò Bích Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của chính tôi thực hiện, dưới sự
hướng dẫn của cô giáo, Tiến sĩ – GVC Nguyễn Thị Nga. Các tài liệu, những nhận định
ghi trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nội
dung khoa học của công trình này.
Đồng Hới, tháng 5 năm 2017
Người viết khóa luận

Phạm Thị Bích Thủy


MỤC LỤC


LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
PHẦN I: MỞ ĐẦU ..........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .........................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu ......................................................................................................2
3. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................................3
4. Phạm vi nghiên cứu .....................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................3
6. Đóng góp của khóa luận ..............................................................................................4
7. Cấu trúc khóa luận: ......................................................................................................4
NỘI DUNG......................................................................................................................5
Chương 1 .........................................................................................................................5
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ........................................................5
1.1. Khái niệm nhân vật văn học .....................................................................................5
1.2. Vai trò của nhân vật văn học ....................................................................................6
1.3. Phân loại nhân vật văn học .......................................................................................8
1.3.1. Xét từ góc độ kết cấu .............................................................................................8
1.3.2. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật ....................................8
1.3.3 Xét từ góc độ thể loại .............................................................................................9
1.3.4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả ..........................................................................9
1.4. Nhân vật người kể chuyện ......................................................................................10
1.4.1. Khái niệm người kể chuyện.................................................................................10
1.4.2. Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện ..................................................12
1.5 Truyện ngắn Việt Nam hiện đại và nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT ....13
CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN .............................15
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở CHƯƠNG TRÌNH THPT ..................................................15
2.1. Vai trò của văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình THPT ........................15
2.2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình THPT ....16
2.2.1. Nhân vật người kể truyện ....................................................................................16
2.2.2. Nhân vật trung tâm ..............................................................................................33

CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN .............................53


NƯỚC NGOÀI Ở CHƯƠNG TRÌNH THPT ...............................................................53
3.1.Vai trò của văn học nước ngoài trong chương trình Văn học ở trường THPT .......53
3.2.Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn nước ngoài ở chương trình THPT ................55
3.2.1 Nhân vật người kể chuyện ....................................................................................55
3.2.2 Nhân vật trung tâm ...............................................................................................59
KẾT LUẬN ...................................................................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................72


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học không thể thiếu nhân vật, bởi đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn
khái quát hiện thực một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận
thức của mình về một cá nhân nào đó, một loại người, một vấn đề nào đó của hiện
thực. Vì thế, nhân vật chính là người dẫn dắt bạn đọc vào một thế giới riêng của đời
sống trong một thời kì lịch sử nhất định.
Nhân vật trong tác phẩm văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ,
đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự
thể hiện của con người qua những đặc điểm điển hình về tiểu sử, nghề nghiệp, tính
cách…
Hình tượng nhân vật là linh hồn làm nên sức sống, giá trị của tác phẩm. Tiếp
nhận một tác phẩm văn học, điều đọng lại sâu sắc, mạnh mẽ trong tâm hồn người đọc
thường là số phận, tình cảm, diễn biến tâm trạng, dòng cảm xúc, suy nghĩ của những
con người trong tác phẩm được nhà văn dày công thể hiện. Thế giới nhân vật trong
chương trình Ngữ văn THPT như là cầu nối giữa tác giả, tác phẩm với tâm hồn các
em.
Mỗi một nền văn học của một quốc gia, dân tộc do lịch sử hình thành và phát

triển đều có những ưu điểm riêng của mình. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa văn
hoá, văn học của nhân loại là một trong những cách thức để một dân tộc tự làm phong
phú thêm nền văn học của mình.
Trong chương trình Ngữ văn THPT, các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại
và nước ngoài chiếm số lượng tương đối lớn, học sinh tiếp nhận những tác phẩm trong
sách giáo khoa Ngữ văn THPT với nhiều mục đích, với những cung bậc tình cảm khác
nhau. Tuy vậy, phải nói rằng dù là tiếp nhận dưới những hình thức nào nhân vật vẫn là
yếu tố trung tâm làm nên sức cuốn hút, giúp học sinh nhớ lâu hơn về tác phẩm.
Tìm hiểu thế giới nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại và nước ngoài
giúp các em hiểu rõ hơn về nhân vật từ đó vận dụng vào quá trình học tập, góp phần
khẳng định rõ hơn giá trị của văn học đối với các em.
Từ những lý do đó, chúng tôi đã quyết định chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong
truyện ngắn Việt Nam hiện đại và nước ngoài trong chương trình THPT” để nghiên
cứu. Hi vọng đây sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên và học sinh ở bậc
THPT.

1


2. Lịch sử nghiên cứu
Nhân vật văn học là một trong những yếu tố trung tâm trong tác phẩm văn xuôi
tự sự. Nhân vật văn học chính vì vậy từ lâu đã trở thành đối tượng nghiên cứu của
nhiều công trình. Có thể kể đến công trình “Lý luận văn học” của Hà Minh Đức (chủ
nhiệm). Trong công trình, tác giả đề cập đến những yếu tố nghệ thuật tạo thành một
tác phẩm chỉnh thể. Trong đó có yếu tố nhân vật nghệ thuật. Tác giả cho rằng: “văn
học không thể thiếu nhân vật, vì đó là phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện
thực một cách hình tượng”. Công trình đã cho ta một cách nhìn đúng về nhân vật văn
học. Đây là cơ sở để xác định vai trò nhân vật trong truyện ngắn của đề tài.
Đã có rất nhiều tài liệu về khái niệm và đặc trưng của truyện ngắn. Tiêu biểu có
thể kể đến ý kiến của Gulaiép, Pospêlốp, Hà Minh Đức, Nguyễn Công Hoan, Vương

Trí Nhàn, Bùi Việt Thắng... Những ý kiến về truyện ngắn ở các tài liệu nêu trên rất
phong phú đa dạng, song về cơ bản có hai loại:
- Nêu những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn: từ những vấn đề mang tính lí
luận (như vai trò, khả năng, phạm vi khám phá, cách thức chiếm lĩnh đời sống…) đến
những vấn đề cụ thể (kết cấu, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ, chi tiết…).
- Trình bày kinh nghiệm viết truyện ngắn. Loại ý kiến này thường là các tác giả
có nhiều thành công với truyện ngắn. Họ trình bày lại quá trình viết các tác phẩm và
từ đó rút kinh nghiệm, bài học sáng tác. Loại ý kiến này không trực tiếp phục vụ cho
việc giải quyết đề tài, nhưng ít nhiều cũng là những gợi ý cần thiết cho chúng tôi trong
quá trình tìm hiểu các sáng tác cụ thể, phục vụ cho việc khái quát lý thuyết.
Những công trình nghiên cứu về các vấn đề lí thuyết của truyện ngắn từ sau
1945 đến nay, phải kể đến luận án TS của Phùng Ngọc Kiếm: Con người trong truyện
ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 - 1975. Luận án đi sâu nghiên cứu quan niệm nghệ
thuật về con người trong truyện ngắn giai đoạn này (bộ phận cách mạng). Trong đó
tác giả đề cập tới một số các vấn đề thi pháp truyện ngắn như: cốt truyện, ngôn ngữ,
nhân vật… nhằm lý giải sự chi phối của quan niệm nghệ thuật về con người đối với
các phương diện nghệ thuật. Luận án TS của Nguyễn Khắc Sính: Phong cách thời đại
trong truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945 – 1975 đã tập trung khảo sát sự tác động,
ảnh hưởng của thời đại đối với truyện ngắn trên các phương diện như giá trị thẩm mỹ,
chất trữ tình, chất hiện thực và quá trình vận động của các yếu tố này trong truyện
ngắn 1945 – 1975. Hay một công trình mới cuốn sách Tiểu thuyết và truyện ngắn Việt

2


Nam từ năm 1975 đến nay (NXB Đại học Vinh), cuốn sách đề cập đến những đổi thay
của văn học từ sau năm 1975, đặc biệt là từ sau năm 1986, khi đất nước ta chuyển
mình theo trào lưu Đổi mới. Trong bức tranh chung của văn học, tiểu thuyết và truyện
ngắn đã thu hút được sự quan tâm, chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình.
Cùng với tư duy, đổi mới quan niệm về hiện thực và con người, cảm thông sâu sắc với

những câu chuyện đời tư thế sự, các nhà văn cũng không ngừng tìm tòi, đổi mới hình
thức nghệ thuật, trong đó có những thể nghiệm táo bạo, mới mẻ. Làm nên sự khởi sắc
của văn xuôi thời kỳ này là hàng loạt những cây bút được đánh giá cao như: Nguyễn
Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Chu Lai, Nguyễn Thị Thu Huệ...
Các công trình nghiên cứu trên ít nhiều có sự gặp gỡ với đề tài của chúng tôi.
Còn có các bài viết về từng tác phẩm ở các báo, tạp chí. Loạt bài này có tác dụng
giúp chúng tôi nhìn thấy được sự đổi mới về nội dung và nghệ thuật, cũng như sự
trưởng thành của một tác giả trong sự phát triển của một thời kì nhất định.
Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy rằng, cho đến nay chưa có nhiều
công trình nghiên cứu nhân vật ở sách giáo khoa trong chương trình Ngữ văn THPT,
vì vậy đề tài “Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại và nước ngoài ở
chương trình THPT” góp phần khái quát hóa hình tượng nhân vật truyện ngắn Việt
Nam hiện đại và nước ngoài ở chương trình THPT.
3. Đối tượng nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu thế giới nhân vật trong các tác phẩm truyện ngắn
Việt Nam hiện đại và nước ngoài trong chương trình THPT.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại được viết sau 1945, và nước ngoài
trong sách giáo khoa chương trình Ngữ văn THPT lớp 11 (tập 2), lớp 12 (tập 1, 2),
Nxb Giáo dục.
5. Phương pháp nghiên cứu
Quá trình triển khai việc nghiên cứu đề tài, người viết sử dụng các phương pháp
và thao tác sau đây:
Phương pháp đọc sách và tài liệu
Phương pháp phân tích - tổng hợp
Phương pháp so sánh
Phương pháp khảo sát thống kê
Phương pháp phân loại.

3



6. Đóng góp của khóa luận
Chúng tôi đã tiến hành hệ thống hóa những tác phẩm truyện ngắn trong chương
trình THPT và tiến hành phân tích đặc điểm của thế giới nhân vật ở các tác phẩm
truyện ngắn Việt Nam hiện đại và nước ngoài trong chương trình THPT, từ đó góp
phần giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về bản chất và giá trị của các kiểu nhân
vật trong các tác phẩm.
Đề tài góp phần nâng cao kiến thức cho người nghiên cứu, là tài liệu tham khảo
bổ ích cho sinh viên các trường ĐH, CĐ khối ngành sư phạm; học sinh và giáo viên
THPT.
7. Cấu trúc khóa luận:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Phần nội dung của đề tài gồm
có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
Chương 2: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương
trình THPT
Chương 3: Thế giới nhân vật trong truyện ngắn nước ngoài ở chương trình THPT

4


NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

1.1. Khái niệm nhân vật văn học
Nhân vật là khái niệm được dùng trong nhiều lĩnh vực nhưng chủ yếu nhất vẫn là
nghệ thuật. Về khái niệm nhân vật văn học, giới nghiên cứu, phê bình đã đưa ra khá
nhiều quan điểm xung quanh vấn đề này.

Trong cuốn 150 thuật ngữ văn học, tác giả Lại Nguyên Ân quan niệm:“Nhân vật
văn học là một trong những khái niệm trung tâm để xem xét sáng tác của một nhà văn,
một khuynh hướng, trường phái hoặc dòng phong cách. Nhân vật văn học là hình
tượng nghệ thuật về con người. Một trong những dấu hiệu về sự tồn tại toàn vẹn của
con người trong nghệ thuật ngôn từ. Bên cạnh con người, nhân vật văn học có khi là
các con vật, các loài cây, các sinh thể hoang đường được gán cho những đặc điểm
giống con người” [1,tr.241]. Với khái niệm này, tác giả đã xem xét nhân vật trong mối
tương quan với cá tính sáng tạo, phong cách nhà văn, khuynh hướng, trường phái văn
học.
Các tác giả trong Từ điển văn học lại nhìn nhận nhân vật ở khía cạnh vai trò,
chức năng của nó đối với nội dung và hình thức của tác phẩm: “Nhân vật là yếu tố cơ
bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến
lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc
họa. Nhân vật đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng – nghệ thuật của tác phẩm văn học”
[12,tr.86].
Trong giáo trình Lý luận văn học, GS Trần Đình Sử cho rằng: “Nói đến nhân vật
văn học là nói đến con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện
văn học. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thạch Sanh, Thúy Kiều,… Đó là
những nhân vật không tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong “Truyện Kiều”, những
kẻ đưa tin, lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch. Đó là những con vật trong
truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ,
những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật có thể được thể hiện
bằng những hình thức khác nhau nhất. Đó có thể là những con người được miêu tả

5


đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác
phẩm tự sự, kịch. Đó có thể là những người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng
nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi

niềm, ý nghĩ, cảm nhận như nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình.[…]. Khái niệm nhân
vật có khi được sử dụng một cách ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ
một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm.[…]. Nhưng chủ yếu vẫn là con người trong tác
phẩm.[…]. Nhân vật văn học là một hiện tượng ước lệ, có những dấu hiệu để ta nhận
ra” [13,tr.277-278]. Có thể nói, đây là quan niệm khá cụ thể, chi tiết về nhân vật văn
học. Còn đây là cách nhìn nhận về nhân vật của GS Hà Minh Đức: “Nhân vật văn học
là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp mọi chi
tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm về
tiểu sử, nghề nghiệp, tính cách… Và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân
vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con
người, những con người có tên hoặc không tên, được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ xuất
hiện thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều
mang bóng dáng, tính cách con người… Cũng có khi đó không phải là những con
người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm”
[4,tr.126].
F. Đôxtôiepxki thì cho rằng, với văn học, toàn bộ vấn đề là ở tính cách, nghĩa là
nếu nhà văn xây dựng được nhân vật có khả năng “găm” nó vào trí nhớ người đọc thì
đó là dấu hiệu của sự thành công.
Những quan niệm này nhìn nhận nhân vật ở nhiều khía cạnh khác nhau nhưng
nhìn chung vẫn có sự gặp gỡ nhau ở một số điểm nhất định như: nhân vật là đối tượng
mà văn học miêu tả, được xây dựng bằng những phương tiện nghệ thuật nhằm phản
ánh đời sống hiện thực; là yếu tố cơ bản nhất của tác phẩm, mang tính ước lệ. Với tầm
quan trọng quan trọng như thế, nhân vật trở thành đối tượng không thể bỏ qua khi tìm
hiểu, nghiên cứu sáng tác của một nhà văn nào đó.
1.2. Vai trò của nhân vật văn học
Nhân vật là thành tố quan trọng, là “tín hiệu thẩm mĩ lớn nhất củatruyện”, quyết
định lớn đến sự thành công hay thất bại của tác phẩm văn học. Vai trò của nhân vật
được thể hiện cụ thể ở một số bình diện cơ bản sau:

6



Thứ nhất, nhân vật là phương tiện để nhà văn khái quát những quy luật của đời
sống, thể hiện sự nhận thức, lí giải và ước mơ về con người. Nhà văn sáng tạo ra nhân
vật là nhằm thể hiện những con người xã hội cụ thể, cá biệt đồng thời qua đó, bộc lộ
quan niệm về chính những cá nhân ấy. Nói khác đi, nhân vật là phương tiện để khái
quát các loại tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng.
Về cơ bản, nhân vật dưới mọi hình thức biểu hiện đều thường có tính cách. Trên
một ý nghĩa khái quát nhất, tính cách là sự thể hiện các phẩm chất xã hội lịch sử của
con người thông qua các đặc điểm cá nhân, gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ.
Tính cách là một hiện tượng xã hội lịch sử, lịch sử, do đó chức năng định hướng giá trị
của nhân vật cũng mang tính lịch sử.
Thứ hai, nhân vật là “công cụ” dẫn dắt ta vào một thế giới đời sống. Nói khác đi,
nó là chiếc chìa khóa quan trọng giúp nhà văn mở rộng các mảng đề tài mới, rộng lớn
và sâu sắc. Mỗi nhân vật văn học sẽ cung cấp cho nhà văn và bạn đọc một điểm nhìn
để khám phá đời sống.
Thứ ba, nhân vật là nơi thể hiện tư tưởng, quan niệm nghệ thuật cũng như lý
tưởng thẩm mĩ của tác giả về cuộc đời và về con người. “Nhân vật văn học được sáng
tạo ra, hư cấu để khái quát và biểu hiện tư tưởng, thái độ đối với cuộc sống. Ca ngợi
nhân vật là ca ngợi đời, lên án nhân vật là lên án đời, xót xa cho nhân vật là xót xa
cho đời. Do vậy tìm hiểu nhân vật là tìm hiểu là và thể hiện sự sáng tạo của nhà văn,
cách hiểu về cuộc đời của tác giả đối với con người” [10,tr.96]. Thông qua nhân vật,
nhà văn bao giờ cũng gửi gắm, một quan niệm, một triết lí nào đó về đời sống và về
con người. Chẳng hạn, các nhân vật của Victor Hugo trong Những người khốn khổ và
Nhà thờ Đức Bà thể hiện rõ tư tưởng chống pháp luật bất công và định kiến xã hội.
Trong các sáng tác của văn học hiện đại, nhân vật thường là nơi thể hiện trạng thái
nhân sinh nào đó. Qua nhân vật Santiago trong Ông già và biển cả, Hemingwey đã ca
ngợi bản lĩnh kiên cường, tinh thần không cam chịu thất bại của con người…
Thứ tư, nhân vật đóng vai trò quyết định tạo nên mối liên kết giữa các yếu tố
thuộc hình thức của tác phẩm. Nói như G. N. Pospelov thì: “Nhân vật là phương diện

có tính thứ nhất trong hình thức tác phẩm. Nó quyết định phần lớn vừa cốt truyện, vừa
lựa chọn chi tiết, vừa ngôn ngữ, vừa kết cấu” [13,tr.157]. Với chức năng này, nhân
vật góp phần quan trọng trong việc tạo nên tính chỉnh thể sống động của tác phẩm văn
học.

7


Như vậy, những nhận thức về nhân vật văn học và vai trò của nó như đã trình bày
ở trên là vô cùng cần thiết đối với người nghiên cứu. Hệ thống các khái niệm vừa nêu
sẽ là nền tảng lí luận cơ sở vững chắc, phục vụ đắc lực cho quá trình nghiên cứu đề tài
khoa học đã chọn.
1.3. Phân loại nhân vật văn học
1.3.1. Xét từ góc độ kết cấu
Dựa vào vị trí, vai trò của nhân vật trong kết cấu tác phẩm văn học, người ta chia
nhân vật văn học thành: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính: Là nhân vật đóng vai trò then chốt trong truyện. Đó là những
con người liên quan đến các sự kiện chủ yếu của tác phẩm, là cơ sở để tác giả triển
khai đề tài cơ bản của tác phẩm. Các nhân vật Thuý Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn
Thư là nhân vật chính trong Truyện Kiều; Chí Phèo, Bá Kiến trong Chí Phèo; Chiến
tranh và hoà bình có hàng chục nhân vật chính…
Nhân vật trung tâm: Là loại nhân vật quy tụ các mối mâu thuẫn của tác phẩm, là
nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm có ý nghĩa xuyên suốt tác phẩm từ đầu đến
cuối. Các nhân vật: Đôn Kihôtê (Đônkihôtê - Nhà quý tộc tài ba xứ Mantra); Tào
Tháo, Lưu – Quan – Trương, Tôn Quyền ( Tam quốc diễn nghĩa); Thuý Kiều (Truyện
Kiều), Chí Phèo (Chí Phèo), chị Sứ (Hòn đất)… có thể xem là những nhân vật trung
tâm của tác phẩm.
Nhân vật phụ: Là nhân vật mang các tình tiết, sự kiện, tư tưởng có tính chất phụ
trợ, bổ sung nhưng không thể coi nhẹ nhân vật phụ. Nhân vật phụ làm nhiệm vụ soi
sáng cho nhân vật trung tâm, vấn đề trung tâm của tác phẩm, góp phần thể hiện sự đa

dạng, sinh động của bức tranh đời sống được miêu tả. Likhazev cho rằng: “Vai trò của
các nhân vật phụ thường là ở chức năng dây cót là cho bộ máy của cốt truyện vận
động”. Có thể thấy đặc điểm này qua nhân vật: Thuý Vân, Vương Quan, vãi Giác
Duyên (Truyện Kiều); Binh Chức, Năm Thọ, Thị Nở (Chí Phèo); thầy thơ lại (Chữ
người tử tù).…
1.3.2. Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật
Xét về phương diện nội dung tư tưởng, về quan hệ thuận – nghịch đối với lí
tưởng, có thể chia nhân vật thành: nhân vật chính diện và nhân vật phản diện.
Nhân vật chính diện (nhân vật tích cực): Đối lập với nhân vật phản diện, là
nhân vật thể hiện những giá trị tinh thần, những phẩm chất đẹp đẽ, những hành vi cao

8


cả của con người được nhà văn miêu tả, khẳng định, đề cao trong tác phẩm theo một
quan điểm tư tưởng, một lí tưởng - xã hội thẩm mĩ nhất định. Chẳng hạn, các nhân vật
Nữ Oa, Thánh Gióng, Thạch Sanh, Sọ Dừa, anh Khoai; các nhà nho, các bậc trượng
phu tiết tháo, những anh hùng cứu nước.
Nhân vật phản diện (nhân vật tiêu cực): Là nhân vật mang những tính cách xấu
xa, trái với đạo lí và lí tưởng của con người, được nhà văn miêu tả trong tác phẩm với
thái độ chế giễu, lên án, phủ định. Có thể thấy rõ kiểu nhân vật này thông qua hình
tượng: mẹ con Cám (trong truyện Tấm Cám), Mã Giám Sinh, Sở Khanh (trong Truyện
Kiều)…
1.3.3 Xét từ góc độ thể loại
Có thể phân thành các nhân vật: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự và nhân vật
kịch.
Nhân vật tự sự là nhân vật được miêu tả theo phương thức tự sự, chủ yếu xuất
hiện trong các tác phẩm tự sự như trong tiểu thuyết, truyện ngắn, truyện vừa, truyện
thơ. Đây là nhân vật có thể được miêu tả đầy đặn nhất, phong phú nhất, ít bị hạn chế
nhất.

Nhân vật kịch là nhân vật được miêu tả theo phương thức kịch, chủ yếu xuất
hiện ở trong kịch. Vì kịch viết là để diễn bị hạn chế bởi không gian và thời gian nên
nhân vật kịch chỉ được miêu tả ở những khâu xung đột căng thẳng nhất. Do đó nhân
vật kịch giàu kịch tính, góp phần tạo nên tính kịch của vở kịch. Các nhân vật có tính
kịch trong tự sự là loại nhân vật gần gũi với nhân vật kịch.
Nhân vật trữ tình là nhân vật được xây dựng theo phương thức trữ tình, trực tiếp
thể hiên cảm xúc, ý nghĩ trong tác phẩm. Nhân vật trữ tình thường xuất hiện dưới dạng
phiến đoạn trong nhiều thể loại khác nhau như thơ trữ tình, bút kí, tùy bút nhưng chủ
yếu là thơ trữ tình và thường gọi là “cái tôi trữ tình”.
1.3.4. Xét từ góc độ chất lượng miêu tả
Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở đây, nhà
văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành động…cũng có
thể miêu tả kĩ và đậm nét.

9


Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như một
điểm quy tụ mà từ đó có thể lý giải được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ sinh động
bên ngoài của nhân vật.
Điển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa cái
chung và cái riêng, cái khái quát và cái cụ thể…Nói một cách nghiêm ngặt, thuật ngữ
này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác
về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. Chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé nhỏ
trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật - con vật người trong chủ nghĩa
tự nhiên, nhân vật - phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở
phương Tây.
1.4. Nhân vật người kể chuyện

1.4.1. Khái niệm người kể chuyện
Văn học là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan. Mỗi tác phẩm văn học là
một mảng hiện thực đời sống môn màu của con người, được thể hiện qua cái nhìn, qua
cảm nhận đánh giá mang tính chất chủ quan của nhà văn. Tác phẩm văn học bao giờ
cũng chứa đựng một thái độ tư tưởng, lập trường quan điểm và sự sáng tạo nào đó của
nhà văn đối với đời sống. Mỗi thể loại văn học đều có những nguyên tắc riêng trong
việc tái hiện và chiếm lĩnh hiện thực. Trong tác phẩm trữ tình, đó là nguyên tắc chủ
quan - “nguyên tắc tái hiện và thuyết phục người đọc” [10, tr. 732]. Ngược lại, trong
tác phẩm tự sự, nguyên tắc khách quan lại là nguyên tắc cốt lõi. Nguyên tắc khách
quan trong tác phẩm tự sự góp phần quan trọng trong việc xác lập hệ giá trị của tác
phẩm. Tác phẩm tự sự từ đầu đến cuối do tác giả viết, nhưng lại được kể từ một người
nào đó. Người đứng ra kể trong tác phẩm tự sự được gọi bằng các tên như người trần
thuật, người thuật chuyện, người dẫn chuyện, người kể chuyện, chủ thể trần thuật, chủ
thể kể chuyện…
Người kể chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, là phương diện quan trọng
để thể hiện quan điểm nghệ thuật của mình. Theo Lê Bá Hán: “Người kể chuyện là
hình tượng ước lệ về người trần thuật trong tác phẩm văn học, chỉ xuất hiện khi nào
câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể trong tác phẩm. Đó có thể là hình tượng
của chính tác giả, dĩ nhiên không nên đồng nhất với tác giả ngoài đời, có thể là một
nhân vật đặc biệt do tác giả sáng tạo ra, có thể là một người biết câu chuyện nào đó.

10


Một tác phẩm có thể có một hoặc nhiều người người kể chuyện” [9, tr. 221]. Cùng
quan điểm trên, GS. Lê Ngọc Trà viết: “Người kể chuyện là thuật ngữ chỉ nhân vật
đóng vai trò chủ thể của lời kể chuyện, là người đứng ra kể trong tác phẩm văn học”
[15, tr. 153]. Trong bất kì tác phẩm nào cũng có người kể chuyện. Anh ta có mặt khắp
mọi nơi, ở mọi lúc để giới thiệu nhân vật, để kể lại các sự kiện và thể hiện chiều sâu
tâm lý nhân vật. Anh ta có thể quan sát nhân vật từ nhiều góc độ, khi đứng bên ngoài,

khi thâm nhập vào nội tâm nhân vật, để sau đó rút ra ý nghĩa nhân sinh cho câu
chuyện. GS. Lê Ngọc Trà nhấn mạnh: “Người kể chuyện và tác giả không phải là một.
Không nên đồng nhất người kể chuyện với tác giả, ngay cả khi tác giả xưng “tôi”
đứng ra trần thuật câu chuyện và hoàn toàn đứng ngoài sự vận động của các sự kiện,
các tình tiết” [15, tr. 153]. Có nghĩa là, khi tác giả hòa nhập vào nhân vật đến mức
quên cả bản thân, thì người kể chuyện và tác giả vẫn không phải là một - Người kể
chuyện là sản phẩm sáng tạo của nhà văn. TZ. Todorov chỉ rõ đặc điểm “Người kể
chuyện là yếu tố tích cực trong việc kiến tạo thế giới trong tưởng tượng(…) không thể
có trần thuật thiếu người kể chuyện. Người kể chuyện không nói như các nhân vật
tham thoại khác mà kể chuyện. Như vậy, kết hợp đồng thời trong mình cả nhân vật và
người kể chuyện, nhân vật nhân danh cuốn sách được kể có vị trí hoàn toàn đặc biệt”
[11, tr. 116]. Thực chất kể chuyện là hoạt động hội thoại giữa người kể chuyện và
người nghe chuyện. Người kể có thể kể về mình (kể về ngôi thứ nhất), hoặc kể về
người khác (ngôi thứ ba), cũng có thể kể về ngôi thứ hai (kể về người nghe).
Người kể chuyện trong tác phẩm có nhiều dạng, hoặc vô hình hoặc lộ diện với
nhiệm vụ dẫn dắt, miêu tả và kể lại diễn biến đầu đuôi câu chuyện. Anh ta như chiếc
cầu nối tạo mối quan hệ trung gian giữa nhân vật - người kể chuyện - độc giả. Người
kể có thể dừng mạch kể để phân tích, bình luận những thay đổi của hoàn cảnh, diễn
biến tâm lí của nhân vật. Người kể chuyên có vai trò lớn “Trong tác phẩm tự sự vấn
đề người kể chuyện có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhờ hình thức trần thuật tác giả có
thể trực tiếp phát biểu những cảm nghĩ, nhận xét của mình về nhân vật, về sự kiện
được mô tả và về cuộc đời chung”[15, tr. 154]. Truyện có nhiều chủ thể kể chuyện, có
vai trò không giống nhau. Đó là ý đồ của nhà văn trong việc mở rộng điểm nhìn. Từ
nhiều góc độ nhìn khác nhau về nhân vật, về sự kiện sẽ tạo điều kiện cho độc giả ít bị
lệ thuộc vào các nhìn, cũng như lập trường quan điểm. Vì thế truyện kích thích cao
nhất khả năng cảm thụ “nghiền ngẫm độc lập” của độc giả, hơn nữa tránh được lối kể
đơn điệu, cố định, ít đổi giọng trong suốt tác phẩm.

11



1.4.2. Các hình thức xuất hiện của chủ thể kể chuyện
Trong tác phẩm tự sự, chủ thể kể chuyện có thể xuất hiện dưới các hình thức sau:
1/. Chủ thể kể chuyện kiểu “khách quan hóa” với ngôi kể thứ ba (vô nhân xưng); 2/.
Chủ thể kể chuyện kiểu “chủ quan hóa” với ngôi kể thứ nhất (lộ diện).
Kể chuyện kiểu “khách quan hóa” với ngôi kể thứ ba, chủ thể hoàn toàn ở ngoài
cốt truyện, không phụ thuộc vào thế giới của các nhân vật truyện, mà chỉ thực hiện
nhiệm vụ theo dõi nhân vật, dẫn dắt, đứng sau hành động để quan sát và kể lại, không
trực tiếp tham gia vào sự kiện, biến cố truyện. Do tính chất hướng ngoại của nhân vật
nên điểm nhìn của chủ thể kể chuyện hầu hết là từ bên ngoài. Chủ thể xuất hiện ở ngôi
thứ ba, luôn có một vị trí tốt nhất để theo dõi, dẫn dắt nhân vật. Nhân vật ít có những
cơ hội để phát biểu, suy ngẫm hoặc hồi tưởng. Chủ thể kể chuyện chi phối toàn bộ tác
phẩm từ lời dẫn truyện, cách kể, cách tả đến cả lời trữ tình ngoại đề. Chẳng hạn, chủ
thể kể chuyện trong truyện dân gian, lời kể của chủ thể chiếm phần lớn so với lời của
nhân vật. Người kể chuyện có thể thêm bớt ít nhiều lời kể của nhân vật, sự kiện, biến
cố mà không ảnh hưởng đến cốt truyện, từ đó tạo nên tính dị bản của truyện. Người
nghe phải tưởng tượng rất nhiều để hình dung đầy đủ về cuộc đối thoại của nhân vật.
Người kể vừa là người truyền đạt, vừa diễn xướng tác phẩm, vừa là đồng tác giả, vừa
là người tham gia sáng tạo lại. Người kể trực tiếp giao lưu với người nghe. Người nghe
vừa là người thưởng thức, vừa là người tham gia vào quá trình sáng tạo tiếp. Người kể
và người nghe gần gũi đồng cảm với nhau. Chủ thể kể chuyện trong truyện dân gian
không để lại bất kì một dấu vết nào của riêng mình mà hòa mình vào tập thể.
Với văn học viết, truyện kể từ ngôi thứ ba cơ bản tác giả vẫn sử dụng phương
thức trần thuật khách quan kiểu “vô nhân xưng”. Trong truyện kể ngôi thứ ba tác giả
vẫn cố giấu mình, mặc dù câu chuyện là sản phẩm của chính mình. Tuy nhiên, thông
qua chủ thể kể, người đọc vẫn nhận thấy được thái độ, tư tưởng, tình cảm của tác giả
thể hiện ở mức độ đậm nhạt khác nhau. Cái nhìn của chủ thể kể luôn hướng ngoại theo
nhân vật. Chủ thể kể là người biết mọi chuyện, luôn theo dõi nhân vật, sự kiện nhưng
không tham gia trực tiếp vào câu chuyện. Chẳng hạn Truyện Kiều của Nguyễn Du là
truyện được kể. Câu chuyện xoay quanh nhân vật Thúy Kiều suốt 15 năm lưu lạc. Lời

kể của chủ thể kể chuyện ẩn mình dưới dạng “vô nhân xưng” là chủ yếu, chỉ dành rất ít
ỏi cho Vương Quan kể về Đạm Tiên, kể về Thúy Kiều và Thúy Kiều tự kể về mình.
Toàn truyện là lời kể của chủ thể kể truyện vô hình suy ngẫm về thân phận Thúy Kiều.

12


Ngược lại, kể chuyện theo kiểu “chủ quan hóa” với ngôi kể thứ nhất “xưng tôi”
thì chủ thể kể chuyện lại chủ động thực hiện nhiệm vụ dẫn chuyện, có thể tự đứng ra
kể chuyện mình, kể chuyện người khác, hoặc cùng tham gia kể chuyện với các nhân
vật khác, hoặc chủ động ủy quyền cho nhân vật tự kể. Chủ thể kể chuyện được cá thể
hóa. “Tôi” chủ thể kể chuyện là một trong các nhân vật của truyện, là người bình luận
từ bên trong, đồng thời cũng là người tham gia sự việc đang diễn ra. Điểm nhìn của
chủ thể kể chuyện hầu hết hướng nội do tính chất hướng nội của nhân vật. Ở vị trí
điểm nhìn này, nhân vật được soi rọi từ bên trong, chủ thể kể dễ dàng tái hiện sinh
động thế giới tâm hồn nhân vật, chủ động đối thoại để nhân vật nói lên ý nghĩ của
mình. Khi chủ thể kể chuyện hướng nội xưng “tôi’ ngôi thứ nhất thì điểm nhìn của chủ
thể kể chuyện và nhân vật trùng nhau, người kể trở thành nhân vật chính của truyện.
Người đọc khó phân biệt rõ ràng nhân vật nói hay người kể chuyện nói. Trường hợp
chủ thể kể chuyện đóng vai trò dẫn dắt câu chuyện thì người kể chỉ là một hình tượng
giả định, được tác giả sử dụng làm người trung gian tưởng tượng ra giúp người đọc về
cái được miêu tả. Chủ thể kể luôn giữ vai trò trung gian của một người đã chứng kiến
sự việc, hạn chế đến mức tối đa việc bộc lộ cảm xúc để tạo điều kiện cho câu chuyện
được kể mang tính khách quan. Trường hợp chủ thể kể chuyện xưng “tôi” kể lại một
câu chuyện mà trong đó anh ta vừa là người dẫn chuyện vừa là một nhân vật thì cái
“tôi” của người kể có mức độ các thể hóa cao. Tác giả nhập vào chủ thể “tôi’ với vai
trò người dẫn, vừa đóng vai nhân vật xuất hiện cùng với các nhân vật khác trong
truyện, vừa chứng kiến vừa tham gia nói chuyện với các nhân vật truyện. Trường hợp
chủ thể kể chuyện xưng “tôi” vừa kể chuyện vừa bình luận thì chủ thể kể chuyện
không phải là nhân vật, anh ta chỉ song song đồng hành với nhân vật chính, gần gũi

với nhân vật chính, đôi khi nhập vào đời sống nhân vật để theo suy tưởng, có thể nói
trong tác phẩm tự sự, chủ thể kể chuyện xưng “tôi” với ngôi thứ nhất (lộ diện) xuất
hiện với nhiều kiểu dạng khác nhau. Chính kiểu trần thuật “chủ quan hóa” với ngôi thứ
nhất xứng “tôi”, lời của chủ thể kể chuyện làm cho tác phẩm tự sự trở nên đa thanh, đa
giọng điệu.
1.5 Truyện ngắn Việt Nam hiện đại và nước ngoài ở chương trình Ngữ văn THPT
Trong chương trình Ngữ văn THPT, cung cấp hai dòng văn học là văn học viết
và văn học dân gian (văn học viết là chủ yếu), với số lượng lớn có hơn 90 tác phẩm
văn học. Trong đó, tác phẩm văn xuôi chiếm hơn một nửa số lượng (45 bài).

13


Tác phẩm truyện ngắn Việt Nam hiện đại được viết sau 1945 cũng chiếm số
lượng lớn 7 bài, (trong tổng số 10 truyện ngắn Việt Nam). Truyện ngắn nước ngoài
cũng chiếm số lượng tương đối lớn 4 bài (trong tổng số 10 tác phẩm văn học nước
ngoài có trong chương trình THPT), bao gồm văn học Mỹ, Nga và Trung Quốc. Được
bố trí giảng dạy chủ yếu ở chương trình Ngữ văn 12, các tác phẩm được đưa vào giảng
dạy đều mang nội dung, tư tưởng, nghệ thuật đặc sắc, có ý nghĩa giáo dục cao. Nội
dung các tác phẩm thể hiện được tinh thần đấu tranh kiên cường của dân tộc Việt Nam
qua các cuộc đấu tranh kháng chiến chống giặc ngoại xâm, nêu gương những anh hùng
dân tộc, xả thân vì nghĩa lớn, thể hiên những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống,
ước mơ khám phá tự nhiên và thể hiện chân lí cái thiện thắng cái ác, cái cao cả thắng
cái thấp hèn. Mỗi một nền văn học của một quốc gia, dân tộc do lịch sử hình thành và
phát triển đều có những ưu điểm riêng của mình. Tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa
văn hoá, văn học của nhân loại là một trong những cách thức để một dân tộc tự làm
phong phú thêm nền văn học của mình. Với ý nghĩa đó, Văn học Việt Nam cùng với
văn học nước ngoài trong chương trình phổ thông chính là cầu nối, là chìa khoá để học
sinh khám phá những chân trời tri thức, những vẻ đẹp tiềm ẩn trong văn học cũng như
trong đời sống. Mỗi một nhà văn khác nhau đều có một phong cách nghệ thuật khác

nhau. Cũng như vậy, mỗi một dân tộc khác nhau cũng sẽ có một lối tư duy khác nhau.
Tiếp cận với nhiều nền văn học chính là cơ sở để học sinh có điều kiện tìm hiểu cách
đánh giá, nhìn nhận và giải thích các hiện tuợng, sự việc của các nhà văn thuộc nhiều
dân tộc trên thế giới. Chẳng hạn về phương thức sống, nếu người phương Ðông trọng
tĩnh, huớng nội, khép kín thì nguời phương Tây lại trọng động, huớng ngoại, cởi mở.
Về ứng xử, phương Ðông nặng về cộng đồng, trách nhiệm, thì phương Tây lại nghiêng
về chủ nghĩa cá nhân. Với thiên nhiên, phương Ðông nghiêng về hoà đồng “thiên nhân
tương dữ, thiên nhiên tương hợp”, thì người phương Tây lại thích chinh phục, khai
thác, tận dụng. Thông qua các tác phẩm truyện ngắn Việt Nam và nước ngoài nói riêng
giáo dục các em lòng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống con người, biết yêu các đẹp và
hướng tới bồi dưỡng hoàn thiện bản thân.

14


CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN
VIỆT NAM HIỆN ĐẠI Ở CHƯƠNG TRÌNH THPT

2.1. Vai trò của văn học Việt Nam hiện đại trong chương trình THPT
Không phải ngẫu nhiên mà văn học lại được xem là một trong những bộ môn
nghệ thuật đầy sức hấp dẫn bên cạnh những ngành nghệ thuật khác như hội họa, âm
nhạc, điện ảnh…Dù xuất hiện sau một số lọai hình nghệ thuật ấy, song văn học nghệ
thuật đã tạo được một chỗ đứng nhất định trong lòng công chúng. Có thể thấy đời sống
của văn học ngày càng phát triển hết sức phong phú, sâu rộng và rất nhanh nhạy.
Dẫu rằng hình tượng văn học không hiện hữu một cách trực tiếp như một số các
ngành nghệ thuật khác, nhưng nó lại có sức hấp dẫn riêng qua việc bộc lộ với nguời
đọc bằng cái nhìn bên trong thầm kín. Ðó là tính chất tinh thần hay tính phi vật thể của
hình tượng văn học. Nó tác động vào trí tưởng tượng và liên tuởng của người đọc. Nếu
như hình tượng hội hoạ được xây dựng bằng đường nét, màu sắc; hình tượng điêu khắc
được xây dựng bằng đường nét, hình khối; hình tượng âm nhạc được xây dựng bằng

giai điệu, nhịp điệu…thì văn học sử dụng một chất liệu đặc biệt để kiến tạo nên những
tác phẩm văn chương, ấy chính là ngôn từ. Cho nên văn học là một loại hình nghệ
thuật ngôn từ là vậy. Với sức mạnh riêng của mình, văn học đã tái tạo, phản ánh quá
trình vận động không ngừng của đời sống một cách đa dạng, phong phú, sinh động và
hết sức sâu sắc.
Mục đích cuối cùng của quá trình dạy học văn chính là quá trình học sinh có sự
chuyển biến, thay đổi về chất. Ðến với tác phẩm văn chương là quá trình học sinh đi từ
tri giác đến tái hiện bằng tưởng tượng. Từ những gì thu nhận được, học sinh sẽ khái
quát, rút ra được vấn đề mà các nhà văn muốn thể hiện, cao hơn nữa là sự định giá tác
phẩm, cuối cùng là khâu tự nhận thức về bản thân mình cũng như về cuộc đời, mà có
người gọi ấy là sự thăng hoa về cảm xúc, về nhận thức.
Công việc của nhà văn là “phản ánh tái hiện cuộc sống, nêu lên những hiểu biết
về thế giới, nhận thức về thế giới và bày tỏ thái độ chủ quan của mình, nói lên uớc mơ
khát vọng của mình về thế giới, về cuộc sống”[8,tr. 20]. Sức mạnh của văn học là ở
chỗ khi phản ánh chân thực những mặt này hay mặt khác của cuộc sống, những hiện

15


tượng biến cố xã hội, nó đồng thời cũng đặt ra những vấn đề tư tưởng, chính trị, các
vấn đề của cuộc đấu tranh giải phóng quần chúng, những vấn đề về số phận con người.
Thông qua các tác phẩm văn học nói chung, các truyện ngắn Việt Nam nói riêng,
giúp học sinh có cái nhìn đa diện, nhiều chiều hơn đối với cuộc sống, xã hội. Học sinh
có thể theo dõi từng bước chuyển mình của đất nước, thấy được dân tộc ta trước hai
cuộc kháng chiến trường kì, đã anh dũng, kiên cường, bất khuất như thế nào. Từ đó
nâng cao niềm tự hào dân tộc, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, yêu quê hương, có ý thức
trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước. Ngòi bút của các nhà văn cũng hướng đến
việc miêu tả những biến chuyển tinh vi trong đời sống con người, những thân phận,
kiếp người nhỏ bé, chịu nhiều đau thương, mất mát trong xã hội. Làm khơi dậy trong
lòng học sinh sự đồng cảm, tin yêu con người. Xét ở một góc độ nào đấy, văn học là

lăng kính phản chiếu văn hoá cuả một quốc gia. Ðến với văn học là đến với những
miền văn hóa để khám phá những chiều sâu bí ẩn trong văn hóa cuả nhiều dân tộc
khác nhau trên thế giới. Mỗi một nền văn học đều mang trong mình những sắc thái văn
hóa đặc thù về con nguời, đất nuớc, phong tục, tập quán lối sống. Ði vào tìm hiểu thế
giới nghệ thuật của các nhà văn chính là giải mã những “vùng đối tượng thẩm mỹ
riêng” (Nguyễn Ðăng Mạnh) mà các nhà văn thuờng phản ánh. Không phải ngẫu nhiên
mà trong Văn học Việt Nam khi nhắc đến Sơn Nam là người ta nghĩ đến nhà văn của
vùng đất Nam Bộ, Kim Lân thường được nhắc đến với cái tên “nhà phong tục Bắc
Bộ”, Nguyên Ngọc - nhà văn của vùng đất Tây Nguyên anh hùng. Rõ ràng, hiểu phong
cách nghệ thuật cuả một nhà văn cũng chính là biết thêm một nét văn hoá của một đất
nước.
Văn học với chức năng giáo dục, đã định hướng, bồi dưỡng, thanh lọc tâm hồn,
giúp học sinh hình thành và phát triển nhân cách.
2.2 Các kiểu nhân vật trong truyện ngắn Việt Nam hiện đại ở chương trình
THPT
2.2.1. Nhân vật người kể truyện
Theo khảo sát, chúng tôi nhận thấy trong chương trình ngữ văn THPT truyện
ngắn Việt Nam sau 1945 có 7 tác phẩm. Trong đó có 5 truyện ngắn được tác giả chọn
người kể chuyện theo ngôi thứ ba, còn lại 2 truyện ngắn được kể theo ngôi thứ nhất,
xưng “tôi”.

16


Đối với người kể chuyện khách quan hóa, theo ngôi kể thứ ba là hình thức trần
thuật khá phổ biến. Người kể chuyện giấu mình nhưng có cái nhìn thông thái, thấu
suốt mọi vấn đề trong tác phẩm và kể lại một cách khách quan sự việc.
Với “Rừng xà nu” Nguyễn Trung Thành đã để câu chuyện được kể theo ở ngôi
thứ ba nhưng cũng có lúc nhà văn đã chuyển điểm nhìn trần thuật vào điểm nhìn của
nhân vật (cụ Mết). Cách kể này là hoàn toàn phù hợp với kết cấu cốt truyện, làm cho

câu truyện mang màu sắc chủ quan, giúp người đọc hình dung một cách cụ thể, sinh
động về sự việc, con người được kể. Quan điểm người kể chuyện: có sự đan xen giữa
quan điểm tác giả và quan điểm nhân vật. Đoạn mở đầu kể theo quan điểm của tác giả
“Làng ở trong tầm đại bác của đồn giặc. Chúng nó bắn đã thành lệ, mỗi ngày hai lần,
hoặc buổi sáng sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và sẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà
gáy...Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương…Ở chỗ vết
thương nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hề gay gắt, rồi dần dần
bầm lại, đen và đặc quyện thành từng cục máu lớn”[7, tr. 38]. Phần sau tác giả trao
quyền kể lại cho nhân vật cụ Mết, cụ Mết đã kể lại toàn bộ câu chuyện về cuộc đời
Tnú cho dân làng nghe, cách kể trang trọng như muốn truyền cho các thế hệ con cháu
những trang sử thi oai hùng của cả cộng đồng trong những ngày Đồng Khởi “Ông già
bà già thì biết rồi. Thanh niên có đứa biết đứa chưa rõ. Còn lũ con nít thì chưa
biết...Tnú, anh Tnú của chúng mày về rồi đó...anh Tnú mà tau đã kể cho chúng mày
nghe bao nhiêu lần rồi đó... Đêm nay tau kể chuyện nó cho cả làng nghe, để mừng nó
về thăm làng. Người Strá ai có cái tai, ai có cái bụng thương núi, thương nước, hãy
lắng mà nghe, mà nhớ. Sau này tau chết rồi, chúng mày phải kể lại cho con cháu
nghe...”[7, tr. 42], chuyện đời Tnú được cụ Mết kể bên bếp lửa nhà ưng cho dân làng
nghe, “Tnú không cứu được vợ con. Tối đó Mai chết. Còn đứa con thì đã chết rồi.
Thằng lính to béo đánh một cây sắt vào ngang bụng nó, lúc mẹ nó ngã xuống, không
kịp che cho nó. Nhớ không, Tnú, mày cũng không cứu sống được vợ mày. Còn mày thì
chúng nó bắt mày, trong tay mày chỉ có hai bàn tay trắng, chúng nó trói mày
lại…Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo!” [7, tr. 46].
Còn với “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài, nhân vật người kể chuyện đã kể về
cuộc sống của Mị trong nhà thống lí Pá Tra “Ai ở xa về vào nhà thống lí thường trong
thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào
cũng vậy dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối

17



lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”[7,tr. 4], và căn buồng Mị nằm chỉ có
“một chiếc cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trong ra cũng chỉ thấy trăng trắng,
không biết là sương hay là nắng”[7, tr. 6]. Ở đây người kể chuyện đã ẩn đi, đứng
đằng sau nhân vật và các sự kiện, đẩy nhân vật trước độc giả để kể. Vì thế trước mắt
người nói không thấy người nói, chỉ thấy hiện thực được trình bày.
Hay “Những đứa con trong gia đình” là một trong những truyện ngắn thể hiện
rất rõ bút pháp, phong cách nghệ thuật Nguyễn Thi. Nội dung câu chuyện kể về truyền
thống đánh giặc của gia đình anh Giải phóng quân tên là Việt, qua đó có thể cảm nhận
được vẻ đẹp tâm hồn của con người Nam Bộ trong những năm gian khổ chống Mỹ cứu
nước thể hiện qua lòng yêu nước, căm thù giặc, tình cảm gắn bó trong gia đình. Tất cả
tạo nên một sức mạnh tinh thần to lớn giúp họ vượt qua khó khăn, gian khổ, mất mát
hy sinh. Để thể hiện nội dung trên, Nguyễn Thi đã có sự sáng tạo độc đáo trong nghệ
thuật kể chuyện. Tình huống của câu chuyện là một yếu tố quan trọng dẫn đến lối kể
sáng tạo và việc tổ chức điểm nhìn trần thuật. Đó là tình huống anh Giải phóng quân
tên Việt bị thương nặng trong một trận đánh phải nằm lại giữa chiến trường và nhiều
lần ngất đi, tỉnh lại. Giữa những lần ngất đi tỉnh lại đó là những dòng ý thức, những
hồi ức về quá khứ, về người thân và những cảm xúc nội tâm của nhân vật Việt. Truyện
được kể theo dòng nội tâm khi đứt (ngất đi), khi nối (tỉnh lại) của nhân vật .
Nếu xem xét về hình thức kể thì truyện được kể theo ngôi thứ ba, trong đó nhân
vật Việt là đối tượng được thuật kể. Đây là phương thức kể phổ biến trong tác phẩm tự
sự. Ở lối kể này, câu chuyện thường được kể với “người kể chuyện như đứng kín đáo ở
một chỗ nào đấy, chứng kiến hết mọi sự việc xảy ra nhưng không tự mình trực tiếp
tham gia vào các diễn biến”. Câu chuyện vì thế được kể lại một cách khách quan
“người kể chuyện nói về các sự kiện với một sự yên tĩnh điềm đạm, anh ta vốn có một
cái tài “biết hết” và hình tượng anh ta là hình tượng của một sinh thể sống trên thế
giới mang lại cho tác phẩm một màu sắc khách quan tối đa”. Tuy nhiên ở truyện này,
Nguyễn Thi đã thể hiện một sự sáng tạo riêng, độc đáo trong cách kể. Tuy người kể
vẫn ẩn sau ngôi thứ ba giấu mình để nhân vật hiện ra như một đối tượng được thuật kể
nhưng có thể thấy toàn bộ câu chuyện được tái hiện thông qua cái nhìn, ý thức của
nhân vật. Tác giả đã khéo léo trao cho nhân vật nhiệm vụ kể chuyện. Thông qua những

dòng hồi tưởng liên tục sau những lần ngất đi rồi tỉnh lại, quá khứ lại hiện về trong tâm
trí nhân vật qua những mẩu hồi ức. Nối kết những hồi ức đó, người đọc có thể hiểu câu

18


chuyện về truyền thống đánh giặc của một gia đình nông dân Nam bộ, ý nghĩa tư
tưởng chủ đề của tác phẩm cũng từ đó toát lên. Với cách kể này, người trần thuật như
lùi lại phía sau để dòng ý thức của nhân vật trực tiếp xuất hiện. Do vậy người kể không
phải thuộc dạng người kể chuyện “toàn tri” biết hết mà ban phát thông tin. Người kể
hầu như biết ít hơn nhân vật nên cũng phải dõi theo tâm tư nhân vật để tiếp cận câu
chuyện. Do đặc điểm của lối kể trên nên việc tổ chức điểm nhìn trần thuật của tác giả
cũng có những điểm riêng, độc đáo. Câu chuyện chủ yếu được kể lại theo điểm nhìn
của nhân vật, mang ý thức, giọng điệu của nhân vật. Cho nên, lời nói nửa trực tiếp,
tức “lời gián tiếp nhưng đã mang ý thức và giọng điệu nhân vật”, được khai thác tối
đa. Truyện cũng đan xen với ngôn ngữ và điểm nhìn của người trần thuật. Đó là những
lúc cần dẫn dắt câu chuyện để đi vào dòng ý thức của nhân vật, lúc này tác giả sử dụng
lời gián tiếp để tái hiện sự việc xảy ra phía bên ngoài nhân vật với điểm nhìn khách
quan của người trần thuật tạo nên khoảng cách giữa người kể và nhân vật. Nhưng ngay
sau đó tác giả lại trao ngòi bút cho nhân vật để nhân vật tự kể lại câu chuyện theo điểm
nhìn và ý thức của mình. Điểm nhìn do vậy có sự di chuyển từ bên ngoài vào bên
trong, từ người trần thuật sang nhân vật. Dường như không còn có sự tách bạch rõ
ràng giữa lời gián tiếp và trực tiếp. Lúc này người kể như thâm nhập sâu vào ý thức
của nhân vật. Có thể mượn một đoạn văn sau để làm dẫn chứng:
“Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ
hai…Việt ngóc dậy” [7, tr. 58] (Ngôn ngữ và điểm nhìn của người trần thuật). “Rõ
ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là những tiếng nổ quen thuộc, gom
vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là những dây súng nổ vô hồi vô tận.
Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng mõ và tiếng trống đình đánh dậy trời
dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi! Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó,

đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng
hụp hùm…chắc là một xe bọc thép vừa bị ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và
vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình lại hiện ra…Cái cằm nhọn hoắt của anh Tánh
nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…Việt vẫn
còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng.
Các anh chờ Việt một chút…”[7, tr. 58] (Ngôn ngữ và điểm nhìn của nhân vật). Do
đặt câu chuyện trong một tình huống đặc biệt nên điểm nhìn của nhân vật cũng dịch
chuyển liên tục trên trục thời gian đan xen hiện tại – quá khứ. Sự việc ở hiện tại đã có

19


tác dụng khơi gợi dòng hồi ức của nhân vật về quá khứ. Điều này dẫn đến việc sắp xếp
các yếu tố không gian, thời gian không theo trật tự thông thường: không gian hiện tại
dẫn dắt nhân vật hồi tưởng về quá khứ trong sự liên tưởng chập chờn, đứt nối. Thời
gian cũng không đi theo trục tuyến tính mà theo dòng ý thức của nhân vật từ hiện tại
trôi giạt về quá khứ và trở lại hiện tại. Điều này phù hợp với hoàn cảnh của nhân vật
trong những lần liên tục ngất đi rồi tỉnh lại.
Sự độc đáo trong cách kể và tổ chức điểm nhìn trần thuật đã góp phần dẫn đến sự
thay đổi trong cấu trúc câu chuyện: Sự kiện trong câu chuyện không đi theo một trật tự
thông thường mà đảo lộn: sự kiện, nhân vật xuất hiện tùy thuộc vào hồi ức nhân vật
mỗi lần ngất đi rồi tỉnh lại: lần 1, lần 2, lần 3… Bắt đầu là một sự kiện của hiện tại:
Việt bị thương ở chiến trường và mỗi lần tỉnh lại những dòng hồi ức lại đưa người đọc
quay về quá khứ để tiếp cận với câu chuyện của gia đình Việt. Những hồi ức này
không tách rời thực tại mà có sự đan xen với những suy nghĩ từ hiện tại gắn liền với
hoàn cảnh hiện tại của Việt. Những gì nhân vật cảm nhận từ hiện tại có tác dụng gợi
nhớ về quá khứ, gợi ra những liên tưởng khi gần khi xa, chuyện này dẫn sang chuyện
khác. Câu chuyện cứ thế diễn tiến tự nhiên, biến hoá, hợp quy luật tâm lí của nhân vật.
Ví dụ trong lần tỉnh lại thứ tư, trong hồi ức của Việt hiện ra hình ảnh người mẹ với
những kỉ niệm mà Việt không thể quên: “Phải, ví như lúc má đang bơi xuồng, má sẽ

ghé lại, xoa đầu Việt, đánh thức Việt dậy, rồi lấy xoong cơm đi làm đồng để ở dưới
xuồng lên cho Việt ăn…”[7, tr. 58]. Trong lòng Việt chợt dậy lên một khát khao: “Ước
gì bây giờ lại được gặp má”. Dòng hồi ức chấm dứt khi những giọt mưa lất phất làm
Việt choàng tỉnh cảm nhận rõ sự vắng lặng xung quanh khiến Việt nhớ đến câu chuyện
các chị vẫn nói ở nhà về “con ma cụt đầu vẫn ngồi trên cây xoài mồ côi và thằng
chõng thụt lưỡi hay nhảy nhót trong những đêm mưa ngoài vàm sông”[7, tr.58]. Rồi
từ thực tại, âm thanh của một loạt súng lớn dội lại ầm ĩ đem đến cho Việt một cảm xúc
cụ thể “Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ”. Việt lắng nghe và nhận ra đó là tiếng
súng của ta, Việt càng nhớ về đồng đội, những người thân thiết đang cùng Việt chiến
đấu, họ hiện ra rõ mồn một trong tâm trí Việt với “cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh,
nụ cười và cái nheo mắt của anh Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên…”[7, tr.
58]. Ngay khi ấy, những dòng độc thoại nội tâm của Việt như muốn hướng tới các
đồng đội của mình: “Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này, đạn đã lên nòng, ngón cái
còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một chút…”[7, tr. 58]. Rõ ràng cách

20


kể trong đoạn văn này đã giúp cho tác giả vừa thuật lại diễn biến câu chuyện vừa diễn
tả được tâm lí nhân vật đồng thời khắc hoạ được tính cách của người chiến sĩ trẻ giàu
tình cảm, dũng cảm, kiên cường dù đã bị trọng thương nhưng vẫn sẵn sàng tư thế
chiến đấu. Cách kể như thế không đi theo lối mòn truyền thống mà lôi cuốn người đọc
đi theo một con đường riêng để nắm bắt câu chuyện. Qua đó có thể thấy tác giả đã tạo
cho tác phẩm của mình một hình thức kết cấu rất đặc biệt với hai phần nội dung rõ rệt:
Nối kết các hồi ức đứt nối của nhân vật về quá khứ, về người thân, người đọc có thể
hiểu câu chuyện về truyền thống đánh giặc của một gia đình tiêu biểu cho những con
người Nam Bộ trong những năm chống Mỹ cứu nước, phần này thiên về những sự
kiện và có thể sắp xếp lại tạo thành một cốt truyện cụ thể và song hành với những sự
kiện được hồi tưởng lại là những suy nghĩ, cảm xúc thuộc thế giới nội tâm của nhân
vật được tái hiện tinh tế tạo thành dòng ý thức cũng đứt nối qua những lần ngất đi, tỉnh

lại. Qua dòng ý thức này, tính cách của nhân vật cũng được bộc lộ rõ. Mặt khác, đi
theo dòng ý thức của nhân vật, đối tượng được miêu tả mở rộng dần, các nhân vật khác
cũng dần dần hiện ra: Má, chú Năm, chị Chiến, đồng đội…Các nhân vật này không
được tác giả khắc họa một cách trực tiếp mà được soi trong cái nhìn, cách cảm nhận,
đánh giá và tình cảm của nhân vật Việt nhưng tính cách của những nhân vật ấy cũng
hiện ra sống động, chân thực, khách quan. Hai mảng nội dung này không tách bạch rõ
rệt và diễn tiến một chiều mà hòa trộn, đan xen linh hoạt, phù hợp qui luật tâm lí và
hoàn cảnh của nhân vật, trong đó dòng ý thức của nhân vật có vai trò rất quan trọng
dẫn dắt người đọc đi vào câu chuyện một cách tự nhiên. Có thể thấy Nguyễn Thi có
khả năng thâm nhập, mổ xẻ tinh tế đời sống nội tâm với những quá trình tâm lí tinh vi
của nhân vật. Với lối kể chuyện độc đáo, truyện ngắn Những đứa con trong gia đình
trở nên mới mẻ, hấp dẫn, đậm đà màu sắc trữ tình thể hiện rõ sự tìm tòi, sáng tạo trong
bút pháp nghệ thuật của tác giả Nguyễn Thi.
Nếu trong văn xuôi giai đoạn trước 1975, người kể chuyện thường ở ngôi thứ 3,
chỉ có một điểm nhìn trần thuật (nguời kể chuyện biết tuốt, luôn đúng) thì văn xuôi sau
1975 thường sử dụng ngôi kể thứ nhất, tác phẩm có thể có nhiều người kể chuyện với
nhiều điểm nhìn trần thuật tạo nên cái nhìn đa chiều, đa diện, góp phần tạo ra tinh thần
dân chủ, cởi mở và tính đối thoại của văn học sau 1975. Ðiểm nhìn của người kể
chuyện trong văn xuôi thời kì đổi mới có thể di chuyển từ người kể chuyện này sang
người kể chuyện khác giúp cho nhà văn “nói” được nhiều hơn, khiến câu chuyện chân

21


×