Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận giữa kì KTQT (autosaved)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.65 KB, 33 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Đối với bất kỳ quốc gia nào, dù là nước phát triển hay đang phát triển thì
nguồn vốn có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển
kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề chính trị, văn hóa và xã hội. Nguồn vốn
để phát triển kinh tế có thể được huy động ở trong nước hoặc từ nước ngoài, tuy
nhiên nguồn vốn trong nước thường có hạn, nhất là đối với những nước đang
phát triển như Việt Nam (có tỷ lệ tích lũy thấp, nhu cầu đầu tư cao nên cần có
một số vốn lớn để phát triển kinh tế). Vì vậy, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày
càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Bất kỳ một
quốc gia nào muốn tăng trưởng và phát triển đều cần một điều kiện không thể
thiếu được, đó là phải thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho nền kinh tế.
Vấn đề về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cho việc phát triển kinh tế - xã hội
đều được các quốc gia, đặc biệt là các nước đang phát triển quan tâm. Việt Nam
cũng nằm trong quy luật đó. Hay nói cách khác, Việt Nam muốn thực hiện được
các mục tiêu CNH – HĐH đất nước thì vấn đề quan trọng hàng đầu là phải huy
động và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài sao cho có hiệu quả.
Trong những năm qua, chính phủ Việt Nam luôn coi trọng công tác thu hút
đầu tư từ nước ngoài. Chính phủ liên tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, trong đó đặc biệt coi trọng việc
triển khai chương trình xây dựng pháp luật.
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam góp phần bổ sung nguồn vốn
cho đầu tư phát triển, nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu của nền kinh tế,
tạo việc làm cho người lao động. Bên cạnh những thành tựu thì FDI cũng có
nhiều hạn chế như: hiệu quả tổng thể nguồn vốn chưa cao, tỷ lệ vốn thực hiện
thấp so với vốn đăng ký, quy mô dự án FDI nhỏ, nhiều dự án chậm triển khai,
chuyển giao công nghệ chưa cao, hiệu ứng lan tỏa của khu vực FDI sang các
khu vực khác còn hạn chế…
Xuất phát từ thực trạng đó, tôi

xin chọn đề tài tiểu luận: “Thực trạng


đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) ở Việt Nam giai đoạn 1988 - 2015”.
1


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
FDI
1.1. Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1.1. Khái niệm
FDI là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Foreign Direct Investment” và
có nghĩa là đầu tư trực tiếp nước ngoài. Có nhiều khái niệm về FDI như sau:


Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF
FDI là một hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm đạt được những lợi ích

lâu dài trong một doanh nghiệp hoạt động trên lãnh thổ của một nền kinh tế khác
nền kinh tế nước chủ đầu tư, mục đích của chủ đầu tư là giành quyền quản lý
thực sự doanh nghiệp.
 Theo tổ chức thương mại thế giới WTO
Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước
chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với
quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các
công cụ tài chính khác.
 Theo Luật đầu tư Việt Nam 2005
FDI là hình thức đầu tư do đầu tư nước ngoài bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư ở Việt Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam bỏ vốn đầu tư
và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ở nước ngoài theo quy luật này và các quy
định khác có liên quan.
Tóm lại, Đầu tư nước ngoài FDI có bản chất như đầu tư nói chung, là sự
di chuyển các nguồn lực từ nước này sang nước khác để tiến hành những hoạt

động đầu tư nhằm tìm kiếm những lợi ích hữu hình hoặc vô hình. Tuy nhiên đầu
tư nước ngoài nhấn mạnh vào địa điểm thực hiện hoạt động này là ở các quốc
gia khác với quốc gia của nhà đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm và vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
1.1.2.1. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
- Mục tiêu: Do chủ thể là tư nhân nên FDI có mục đích ưu tiên hàng đầu
là lợi nhuận.
- Về vốn góp: Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỉ lệ vốn tối
thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo qui định của luật pháp từng
2


nước, để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu
tư. Luật các nước thường qui định không giống nhau về vấn đề này.
- Tỷ lệ phân chia lợi nhuận: Tỉ lệ đóng góp của các bên trong vốn điều lệ
hoặc vốn pháp định sẽ quy định quyền và nghĩa vụ mỗi bên, đồng thời lợi nhuận
và rủi ro cũng được phân chia dựa theo tỉ lệ này. Thu nhập và chủ đầu tư thu
được phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà họ bỏ vốn đầu tư,
nó mang tính chất thu nhập kinh doanh chứ không phải lợi tức.
- Về quyền kiểm soát: Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản
xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm với lỗ lãi. Nhà đầu tư nước ngoài được
quyền tự lựa chọn lĩnh vực đầu tư, quy mô đầu tư cũng như công nghệ cho
mình. Vì thế hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
những ràng buộc về chính trị, không có gánh nặng về nợ nần cho nền kinh tế
nước nhận đầu tư.
FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ cho các nước tiếp nhận đầu
tư. Thông qua hoạt động FDI nước chủ nhà có thể tiếp nhận được các công
nghệ, kĩ thuật tiên tiến, học hỏi kinh nghiệm quản lý của những nước đầu tư.
1.1.2.2. Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Với các nước đi đầu tư:

Thông qua FDI, các nước đi đầu tư vận dụng được các lợi thế về chi phí sản xuất


-

thấp của các nước được đầu tư để hạ giá thành sản phẩm, giảm chi phí vận
-

chuyển, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
Cho phép công ty kéo dài chu kì sống của các sản phẩm được sản xuất ra.
Giúp các công ty chính quốc tạo dựng thị trường cung cấp nguyên nhiên vật liệu

-

dồi dào, ổn định và giá rẻ.
Cho phép chủ đầu tư bành trướng về mặt kinh tế, tăng khả năng ảnh hưởng của

-

mình trên thị trường thế giới.
• Với các nước nhận đầu tư (các nước sở tại):
FDI giải quyết tình trạng thiếu vốn cho phát triển kinh tế xã hội.
Chuyển giao công nghệ từ nước đầu tư sang nước tiếp nhận đầu tư.
FDI làm cho hoạt động đầu tư nước ngoài vào trong nước ngày càng phát triển,
thúc đẩy tính năng động và khả năng cạnh tranh trong nước, tạo khả năng khai
thác tiềm năng của đất nước.
3


-


Không đẩy các nước tiếp nhận vào tình trạng nợ nần, không chịu những ràng

-

buộc về kinh tế, chính trị, xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi đó thì còn có những khả năng riêng:
Với các nước đi đầu tư, nếu môi trường đầu tư bất ổn về kinh tế, chính trị thì nhà
đầu tư dễ bị mất vốn. Còn đối với các nước sở tại, nếu không quy hoạch sử dụng
vốn cho hiệu quả thì dễ dẫn đến tình trạng tài nguyên bị khai thác cạn kiệt và ô
nhiễm môi trường.
1.1.3. Các hình thức đầu tư nguồn vốn FDI
Theo Luật đầu tư 2005 của Việt Nam (Điều 21), có các hình thức FDI:
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư trong nước hoặc
100% vốn của nhà đầu tư nước ngoài.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa các nhà đầu tư trong nước và
nhà đầu tư nước ngoài.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC, BOT, BTO, BT.
- Đầu tư phát triển kinh doanh.
- Mua cổ phần hoặc góp vốn để tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Đầu tư thực hiện việc sáp nhập và mua lại doanh nghiệp.
- Các hình thức đầu tư trực tiếp khác.
1.2. Kinh nghiệm thu hút nguồn vốn FDI ở một số quốc gia và bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam
1.2.1. Trung Quốc
Trung Quốc được coi là một quốc gia thành công trong việc thu hút vốn
FDI cho quá trình CNH – HĐH. Từ thập kỉ 80, Trung Quốc đã xuất hiện trong
danh sách 10 nước đang phát triển (ĐPT) đứng đầu thế giới về thu hút vốn đầu
tư FDI. Đặc biệt, trong những năm gần đây, với lượng FDI tiếp nhận trung bình
mỗi năm khoảng gần 50 tỷ USD, Trung Quốc đã trở thành nước thu hút FDI

nhiều nhất Châu Á và là một trong 5 nước đang thu hút được nhiều FDI nhất thế
giới. Doanh nghiệp FDI bình quân mỗi năm đóng góp khoảng 30% GDP của
Trung Quốc; thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp FDI chiếm hơn 20%

4


tổng thu loại thuế này; tạo khoảng 72.000 việc làm/năm; đóng vai trò quan trọng
trong lôi kéo xuất khẩu, thúc đẩy ngoại thương.
Trong thời kỳ đầu cải cách mở cửa, Trung Quốc thành lập 4 đặc khu kinh
tế, mở cửa 14 thành phố ven biển, đẩy mạnh thu hút vốn và kĩ thuật của nước
ngoài với những ưu đãi về thuế, đất đai, lao động… Trong giai đoạn này, FDI vào
Trung Quốc chủ yếu đầu tư vào các ngành gia công, chế tạo, sử dụng nhiều lao
động. Từ năm 1995, FDI của Trung Quốc tập trung vào nhóm ngành công nghiệp,
xây dựng (chiếm khoảng 70%), trong đó ngành chế tạo chiếm tỷ trọng lớn.
Sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào cuối năm 2001,
chính sách thu hút FDI của Trung Quốc có sự điều chỉnh phù hợp với các qui
định của WTO với việc từng bước mở cửa thu hút FDI vào các ngành dịch vụ,
bất động sản, tiền tệ…
Trong giai đoạn 2010-2020 Trung Quốc nêu rõ quan điểm thu hút FDI vào
các ngành kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, nhân lực chất lượng cao. Trung
Quốc cũng tiến hành sửa đổi bổ sung “Danh mục hướng dẫn ngành nghề đầu tư
nước ngoài”, đồng thời cho phép chính quyền địa phương được phê chuẩn dự án
đầu tư từ 100 triệu USD lên 300 triệu USD.
1.2.2. Thái Lan và Malaysia: Đầu tư theo hướng chọn lọc
FDI luôn được coi là một trong những nhân tố kích thích quan trọng đối
với nền kinh tế Thái Lan. Chính phủ Thái Lan đã xây dựng một chính sách ưu
đãi để cho dòng vốn này phát huy lợi thế.
Ngay từ giai đoạn 1959-1971, Thái Lan đã thực hiện chiến lược phát triển
kinh tế thay thế hàng hóa nhập khẩu. Quốc gia này đã có chủ trương giảm dần

đầu tư từ Chính phủ, khuyến khích đầu tư tư nhân. Theo đó, năm 1959 Thái Lan
đã thành lập Bộ Đầu tư và đến năm 1960 đã ban hành Đạo luật Đầu tư.
Giai đoạn 1972-1996, Bộ Đầu tư Thái Lan đã ban hành chính sách thu hút
các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ bên ngoài với những ưu đãi về đất,
việc làm để thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Từ
năm 2005, chính sách thu hút FDI của Thái Lan có sự biến chuyển theo hướng
đầu tư chọn lọc với chính sách ưu tiên nhà đầu tư trong nước, hỗ trợ phát triển
5


các loại hình dịch vụ phi sản xuất và các loại hình dịch vụ tài chính. Thống kê
cho thấy, FDI vào Thái Lan đầu tư nhiều nhất là lĩnh vực công nghiệp, sau đó là
thương mại, bất động sản, xây dựng…
Đối với Malaysia, những năm 50-60 của thế kỷ trước, Malaysia khuyến
khích thu hút đầu tư FDI vào những ngành xuất khẩu bằng việc giảm thuế thu
nhập tới 3 năm cho các doanh nghiệp đầu tư vào những ngành được lựa chọn.
Từ những năm 90 đến nay, Malaysia khuyến khích thu hút FDI vào những
ngành sử dụng công nghệ cao, ít phát thải bằng việc phân loại rất rõ những
ngành ưu đãi đầu tư.
1.2.3. Singapore: Nhiều chính sách hấp dẫn nhà đầu tư
Trong nhiều nước ASEAN có thế mạnh về tài nguyên và con người…
nhưng vẫn luẩn quẩn trong vòng thu nhập trung bình, thì Singapore lại có những
bước phát triển thần kỳ, dù khi mới trở thành một nhà nước tự chủ năm 1959,
nước này có xuất phát điểm thấp, với nguồn tài nguyên gần như ở con số 0. Năm
2012, theo Cục Thống kê Singapore, GDP bình quân đầu người của nước này
đạt 65.048 Đô la Singapore. Có được điều này một phần quan trọng là nhờ vào
nguồn vốn FDI quy mô lớn, liên tục chảy vào quốc đảo ngay cả trong những
năm gần đây kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng.
Mặc dù kinh tế tài chính toàn cầu rơi vào khủng hoảng năm 2008, nhưng
nguồn vốn FDI vào Singapore vẫn tăng lên (từ 24 tỷ USD năm 2009 lên 63,99 tỷ

USD năm 2011). Mặc dù năm 2012, nguồn vốn FDI tuy có sự sụt giảm so với
năm 2011, song con số 56,7 tỷ USD vẫn khá cao và đứng đầu khối ASEAN.
Điều gì đã giúp Singapore thực hiện hiệu quả chính sách thu hút FDI và khiến
nhiều doanh nghiệp lựa chọn đây là điểm đến hấp dẫn để họ đầu tư kinh doanh
thu lợi nhuận? Nhìn lại những chính sách mà Singapore đã thực hiện để thu hút
FDI, có thể rút ra một số bí quyết sau:
Thứ nhất, Singapore đã xác định rõ việc thu hút nguồn vốn FDI tập trung
vào 3 lĩnh vực cần ưu tiên là: ngành sản xuất mới, xây dựng và xuất khẩu. Bên
cạnh đó, tùy từng điều kiện cụ thể của mỗi thời kỳ, Singapore chủ trương thu hút
đầu tư FDI vào các ngành thích hợp. Ban đầu, do cơ sở kinh tế ở xuất phát điểm
6


thấp, Singapore chủ trương sử dụng FDI vào các ngành tạo ra sản phẩm xuất
khẩu như: dệt may, lắp ráp các thiết bị điện và phương tiện giao thông…Cùng
với sự phát triển của nhanh chóng của công nghiệp điện tử và một số công nghệ
tiên tiến khác, hướng sử dụng nguồn vốn đầu tư tập trung vào những ngành như:
sản xuất máy vi tính, điện tử, hàng bán dân dụng, công nghiệp lọc dầu và kỹ
thuật khai thác mỏ…
Để khai thác ưu thế về vị trí địa lý, cũng như khắc phục sự thiếu hụt về tài
nguyên thiên nhiên, phù hợp với trình độ phát triển cao của nền kinh tế, thu hút
FDI còn hướng vào việc tạo ra một hệ thống các ngành dịch vụ thúc đẩy đầu tư
quốc tế.
Thứ hai, chính phủ Singapore đã tạo nên một môi trường kinh doanh ổn
định, hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài. Chính phủ đã công khai khẳng
định, không quốc hữu hóa các doanh nghiệp nước ngoài. Bên cạnh đó,
Singapore cũng rất chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng, phục vụ cho hoạt động
sản xuất. Thủ tục cấp giấy phép đơn giản, thuận tiện, có những dự án chỉ trong
vòng 49 ngày đã có thể đi vào sản xuất. Hiện tượng này được gọi là “kỳ tích 49
ngày” ở Singapore.

Đặc biệt, Singapore đã xây dựng được hệ thống pháp luật hoàn thiện,
nghiêm minh, công bằng và hiệu quả. Tệ nạn tham những được xét xử rất
nghiêm, tất cả các doanh nghiệp không kể trong nước, ngoài nước đều được đối
xử như nhau, mọi người đều làm việc, tuân thủ theo pháp luật. Bên cạnh đó, Nhà
nước trả lương rất cao cho viên chức. Hàng tháng họ phải trích lại một phần
lương coi như là một khoản tiền tiết kiệm khi về hưu, nếu trong quá trình công
tác mà phạm tội tham ô thì sẽ bị cắt khoản tích lũy này và cách chức. Họ không
những mất số tiền do mình tích cóp nhiều năm, mà có thể phải chịu hình phạt tù.
Nhiều người gọi đây là quỹ dưỡng liêm cho quan chức.
Thứ ba, chính phủ Singapore đã ban hành những chính sách khuyến khích
các nhà tư bản nước ngoài bỏ vốn đầu tư. Singapore áp dụng nhiều chính sách
rất đặc biệt, đó là: khi kinh doanh có lợi nhuận, nhà đầu tư nước ngoài được tự
do chuyển lợi nhuận về nước; nhà đầu tư có quyền cư trú nhập cảnh (đặc quyền
7


về nhập cảnh và nhập quốc tịch); nhà đầu tư nào có số vốn ký thác tại Singapore
từ 250.000 Đô la Singapore trở lên và có dự án đầu tư thì gia đình họ được
hưởng quyền công dân Singapore.
1.2.4. Bài học kinh nghiệm về thu hút vốn FDI cho Việt Nam
Một là, tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện hệ thống luật
pháp, chính sách liên quan đến đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, chính sách thu hút
và ưu đãi đầu tư phải được xây dựng theo hướng thuận lợi và có tính cạnh tranh
hơn so với các nước trong khu vực, nhất là môi trường đầu tư phải ổn định, có
tính tiên lượng và minh bạch.
Hai là, công bố rộng rãi các quy hoạch đã được phê duyệt, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thông tin về quy hoạch để xây
dựng kế hoạch đầu tư.
Ba là, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, lựa
chọn các dự án tiềm năng hấp dẫn, có tính khả thi cao theo các lĩnh vực ưu tiên

để đưa vào danh mục dự án đối tác công – tư (PPP).
Bốn là, tập trung phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng tập trung vào
một số ngành, sản phẩm trọng điểm.
Năm là, bên cạnh việc xúc tiến thu hút vốn đầu tư FDI mới, cần tăng
cường hỗ trợ, ưu đãi tài chính cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiệu quả tại
Việt Nam.
Sáu là, tăng cường và có kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Hoàn thiện các quy định của pháp luật để
tăng cường quản lý theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho các lao động nước
ngoài tại Việt Nam có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cũng cần tính đến các
trường hợp đặc thù và đảm bảo quản lý hiệu quả.

8


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI FDI Ở VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 1988 – 2015
2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thu hút vốn
đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.
Trong giai đoạn hiện nay, để thu hút mạnh hơn và việc sử dụng hiệu quả cao
nguồn vốn FDI, thực tế cho thấy cần có sự thống nhất cao về nhận thức trong
lĩnh vực này và thực hiện nó một cách nghiêm túc theo các văn bản pháp luật,
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Cụ thể:


Các văn bản pháp luật có quy định về việc đầu tư trực tiếp nước ngoài

-

tại Việt Nam

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội

-

Chủ nghĩa Việt Nam khóa VIII, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 29/12/1987.
Luật đầu tư quy định về đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được thông
qua ngày 12/11/1996 khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và tuân thủ luật pháp của Việt Nam, bình

-

đẳng và các bên cùng có lợi.
Nghị định 10/CP về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam được thông qua ngày 23/01/1998. Nghị
định này đã nêu rõ Chính phủ Việt Nam đảm bảo ổn định, lâu dài chính sách đầu
tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam; đồng thời sửa đổi bổ sung chính sách đầu

-

tư nước ngoài theo nguyên tắc tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà đầu tư.
Quyết định 53/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp
khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua ngày 26/3/1999 đã điều
chỉnh giá một số hàng hóa, dịch vụ, các loại lệ phí, mức lương của lao động Việt
Nam trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các loại thủ tục hành

-

chính nhằm tạo sức hút đối với nhà đầu tư.
Nghị định 24/2000/NĐ-CP quy định chi tiết Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam. Nghị định này nêu rõ các đối tượng được tham gia đầu tư, các danh mục


-

dự án được đầu tư…
Luật Đầu tư số 59/2005/QH11 của Quốc hội.

9


-

Nghị quyết 71/2006/NQ-QH11 của Quốc hội về việc phê chuẩn Nghị định thư
gia nhập Hiệp định thành lập Tổ chức Thương mại thế giới WTO của nước Cộng

-

hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Nghị định 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng
Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao –

-

Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao.
 Theo chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Tạo mọi điều kiện thuận lợi để đầu tư trực tiếp nước ngoài, với tư cách là bộ
phận quan trọng của nền kinh tế, phát triển mạnh mẽ, ổn định theo hướng thu
hút mạnh hơn và sử dụng có hiệu quả hơn trong những năm tới, nhằm tạo ra
nguồn lực mới đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
Thật sự coi kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là bộ phận hữu cơ trong nền kinh


-

tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tạo chuyển biến cơ bản trong thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tập trung
tạo ra bước chuyển rõ rệt về môi trường đầu tư để thu hút mạnh mẽ các nhà đầu
tư nước ngoài, tạo ra làn sóng mới thu hút FDI vào Việt Nam với chất lượng
cao, làm động lực cho quá trình phát triển kinh tế nước ta trong những năm tới

-

đây.
Tổ chức việc thu hút và quản lý có hiệu quả việc phân bổ, sử dụng nguồn vốn
FDI theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, lộ trình rõ ràng, vừa tăng về số
lượng, vừa chú trọng nâng cao về mặt chất lượng, nhất là về cơ cấu đầu tư, phục

-

vụ trực tiếp và đắc lực cho quá trình đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ.
Cần hướng mạnh hơn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào những ngành nghề và lĩnh
vực quan trọng của nền kinh tế, nhất là những ngành, lĩnh vực chúng ta làm
chưa có hiệu quả, kể cả trong lĩnh vực bất động sản, phát triển công nghệ cao và
các dịch vụ giá trị cao, nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước,
góp phần quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của nền

-

kinh tế.
Xây dựng chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đổi mới cơ bản công
tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực thu hút, sử dụng nguồn vốn FDI, nhất là
quản lý sau cấp phép trên tinh thần tạo điều kiện cho khu vực kinh tế có vốn đầu

tư nước ngoài với tư cách là một thành phần kinh tế, phát triển bình đẳng lâu
10


dài, gắn kết với các thành phần kinh tế khác trong một cơ cấu thống nhất.
Khuyến khích các tổ chức, cá nhân nước ngoài và người Việt Nam ở nước ngoài
đầu tư vào nước ta, nhất là sản xuất hàng xuất khẩu và sản phẩm công nghệ cao.
Theo hướng này cần từng bước thống nhất khung luật pháp, chính sách và điều
kiện kinh doanh áp dụng đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài.
2.2. Khái quát về tình hình đầu tư FDI của Việt Nam giai đoạn 1988-2015
2.2.1. Quy mô đầu tư FDI ở Việt Nam
Kể từ khi Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 (sửa đổi bổ sung năm 2005)
có hiệu lực, Việt Nam đã đạt được kết quả khả quan trong thu hút nguồn vốn
FDI. Luật này đã bổ sung và chi tiết hóa các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi
đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới.
Trải qua gần 30 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn vốn đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đóng góp một vai trò quan trọng trong phát triển
kinh tế - xã hội. Tổng lượng vốn FDI đăng ký (cộng dồn) đến cuối 2015 đạt
313.552,6 triệu USD, tổng vốn thực hiện đạt 138.692,9 triệu USD đạt 44,23%.

11


Bảng 2.1. Vốn đầu tư FDI vào Việt Nam giai đoạn 1988-2015
So với năm trước
Số dự án Vốn đăng ký Quy mô

Năm


Số dự
án

Vốn đăng ký
(triệu USD)

Quy mô (triệu
USD/dự án)

1988

37

371,8

10,05

1989

68

582,5

8,57

183,8%

156,7%

85,2%


1990

108

839

7,77

158,8%

144,0%

90,7%

1991

151

1322,3

8,76

139,8%

157,6%

112,7%

1992


197

2165

10,99

130,5%

163,7%

125,5%

1993

269

2900

10,78

136,5%

133,9%

98,1%

1994

343


3765,6

10,98

127,5%

129,8%

101,8%

1995

370

6530,8

17,65

107,9%

173,4%

160,8%

1996

325

8497,3


26,15

87,8%

130,1%

148,1%

1997

345

4649,1

13,48

106,2%

54,7%

51,5%

1998

275

3897

14,17


79,7%

83,8%

105,2%

1999

311

1568

5,04

113,1%

40,2%

35,6%

2000

371

2012,4

5,42

119,3%


128,3%

107,6%

2001

555

3142,8

5,66

149,6%

156,2%

104,4%

2002

808

2998,8

3,71

145,6%

95,4%


65,5%

2003

791

3191,2

4,03

97,9%

106,4%

108,7%

2004

811

4547,6

5,61

102,5%

142,5%

139,0%


2005

970

6838,8

7,05

119,6%

150,4%

125,7%

2006

987

12.004,5

12,16

101,8%

175,5%

172,5%

2007


1544

21.347,8

13,83

156,4%

177,8%

113,7%

2008

1557

71.726,8

46,07

100,8%

336,0%

333,2%

12



2009

1208

23.107,3

19,13

77,6%

32,2%

41,5%

2010

1240

19.886,8

15,94

102,6%

85,5%

83,3%

2011


1091

15.618,7

13,47

88,0%

74,4%

84,5%

2012

1287

16.348,0

12,70

117,9%

104,6%

94,2%

2013

1530


22.352,2

14,60

118,8%

136,7%

114,9%

2014

1843

20.230,0

11,89

120,4%

91,0%

81,4%

2015

2120

22.757,0


11,37

115%

112,0%

95,6%

Tổng 21.290

313.552,6

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê (Lũy kế
các dự án còn hiệu lực đến năm 2014) và Cục Đầu tư nước ngoài (Tính đến
ngày 20 tháng 12 năm 2015).
2.2.2. Cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam theo hình thức đầu tư
Trong tổng số các dự án FDI còn hiệu lực ở Việt Nam hiện nay thì chủ
yếu là các hình thức đầu tư truyền thống. Đó là hình thức đầu tư 100% vốn nước
ngoài, liên doanh hợp đồng BOT, BT, BTO và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: Năm 2000 mới có 854
doanh nghiệp nhưng đến 2013 đã là 7.543 doanh nghiệp (chiếm 83% toàn bộ
doanh nghiệp FDI), gấp 8,8 lần năm 2000. Tính bình quân giai đoạn 2000 - 2015
mỗi năm tăng xấp xỉ 20%.
Hình thức doanh nghiêp liên doanh: Năm 2000 là 671 doanh nghiệp và
đến năm 2013 đã là 1.550 doanh nghiệp (chiếm 17% số doanh nghiệp FDI), gấp
2,3 lần năm 2000, bình quân giai đoạn 2000-2015 mỗi năm tăng 7,2%.

13



Bảng 2.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài 12 tháng năm 2015 theo hình thức

Số dự
Vốn đầu Số lượt
án
tư đăng ký dự án
cấp
cấp mới
tăng
mới (triệuUSD)
vốn

Vốn đăng
ký tăng
thêm (triệu
USD)

Vốn đăng ký
cấp mới và
tăng thêm
(triệu USD)

T
T

Hình thức đầu tư

1

100% vốn nước ngoài


1742

10.274,34

726

6729,4

17.003,7

2

Liên doanh

255

2.508,88

87

449,0

2.957,9

3

Hợp đồng BOT,BT, BTO

3


2.772,36

4

Hợp đồng hợp tác KD

13

22,02

1

1,3

23,3

15577,6

814

7179,7

22.757

Tổng số

2.772,4

Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài.

Như vậy, cơ cấu hình thức FDI vào Việt Nam chủ yếu là hình thức đầu tư
100% vốn nước ngoài, có thể lý giải xu thế này như sau: qua một thời gian hoạt
động tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) có điều kiện để hiểu biết
hơn về pháp luật, chính sách, phong tục tập quán và cách thức hoạt động kinh
doanh ở Việt Nam. Sự am hiểu của các nhà đầu tư được nâng lên, cùng với sự
xuất hiện những tổ chức tư vấn giúp các nhà ĐTNN thực hiện các thủ tục triển
khai, tổ chức sản xuất kinh doanh của dự án tương đối hiệu quả. Bên cạnh đó Việt
Nam đã, đang đơn giản hóa các thủ tục cấp phép để tạo điều kiện thuận lợi cho
các nhà đầu tư nước ngoài. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư có thể chủ động trong việc
lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, cũng như điều hành, quyết định các phương án
sản xuất kinh doanh mà không cần có đối tác liên doanh Việt Nam. Hơn nữa, khi
tham gia liên doanh do khả năng của phía Việt Nam thường yếu cả về vốn góp lẫn
cán bộ quản lý, nên số dự án FDI vào Việt Nam nói chung theo hình thức doanh
nghiệp 100% vốn nước ngoài đang ngày càng có xu hướng tăng lên.
2.2.3. Cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam theo đối tác đầu tư
Tính đến hết năm 2015, đã có 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại
Việt Nam.
14


15


Bảng 2.3. Các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư lớn nhất vào Việt Nam
T
T

Đối tác đầu tư

Số dự án


Tổng vốn đầu tư
đăng ký (USD)

Quy mô dự án bình quân
(Triệu USD/DA)

1

Hàn Quốc

4.892

44.452,4

9,08

2

Nhật Bản

2.830

39.176,2

13,84

3

Singapore


1.497

34.168,2

23,10

4

Đài Loan

2.497

29.866,7

11,96

5

BritishVirginIslands

603

19.209,2

0,03

6

Hồng Kông


972

16.799,1

0,01

7

Malaysia

516

13.282,9

0,02

8

Hoa Kỳ

779

11.217,9

0,01

9

Trung Quốc


1.271

8.718,7

6,85

409

7.011,5

0,01

10 Thái Lan

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống kê (Lũy kế
các dự án còn hiệu lực đến năm 2014) và Cục Đầu tư nước ngoài (Tính đến
ngày 20 tháng 12 năm 2015).
Hàn Quốc dẫn đầu với tổng vốn đầu tư cấp mới và vốn mở rộng hiện có
44.452.4 triệu USD vốn đầu tư đăng ký vào Việt Nam. Trong giai đoạn 1995 1997 đầu tư từ Hàn Quốc vào Việt Nam ở mức độ vừa phải (dưới 1 tỷ USD),
phần lớn các dự án có quy mô vừa và nhỏ tập trung các ngành công nghiệp nhẹ
như dệt may, giầy dép. Giai đoạn từ 1997 - 2004, nguồn đầu tư có sự giảm sút,
thấp nhất là mức 15, 2 triệu USD vào năm 1997. Từ 2005 nguồn đầu tư tăng
mạnh đến năm 2011 Hàn Quốc với 3,112 dự án, chiếm tổng số 23,960,5 triệu
USD; năm 2012 có 3197 dự án với số vốn 24,816,0 triệu USD; năm 2013 tăng
lên 3611 dự án với tổng số vốn là 29,653,0 triệu USD, năm 2014 và 2015 trở
thành quốc gia dẫn đầu về vốn FDI đăng ký tại Việt Nam.
16



Đứng thứ hai là Nhật Bản với 2.830 dự án, chiếm tổng số 39.176.2 triệu
USD vốn đầu tư. Giai đoạn 1995 - 1998 đầu tư của Nhật Bản ổn định ở mức trên
500 triệu USD. Đến giai đoạn 1998 - 2003, luồng đầu tư từ Nhật Bản giảm sút,
trong đó mức thấp nhất là 71,6 triệu USD vào năm 1999. Năm 2004 đầu tư từ
Nhật Bản đã có sự chuyển biến rõ rệt, liên tục tăng và đạt kỷ lục vào năm 2008
với 7,6 tỷ USD vốn đầu tư đăng ký. Năm 2009 do tác động của khủng hoảng
kinh tế toàn cầu làm cho nguồn vốn từ Nhật Bản giảm còn có 715 triệu USD,
giảm hơn 10 lần so với năm 2008. Từ năm 2010 vốn đầu tư đã phục hồi cho tới
năm 2015 tổng vốn đầu tư đăng ký là 39.176.2 triệu USD.
Đứng thứ ba là Singapore với 1.497 dự án, với tổng số vốn đầu tư là
34.168.2 triệu USD. Từ giai đoạn 1995 - 2015 đến nay, Singapore luôn duy trì vị
trí là đối tác lớn đầu tư vào Việt Nam (trừ năm 2008). Khủng hoảng tài chính
khu vực năm 1997 - 1998 đã ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn vốn đầu tư của
Singapore vào Việt Nam. Trong vòng 6 năm khủng hoảng (từ 1999 - 2005),
lượng đầu tư của Singapore sụt giảm nghiêm trọng và duy trì ở mức độ thấp so
với thời kỳ 1995 - 1996. Chỉ đến 2006, khi Việt Nam triển khai Hiệp định Kết
nối hai nền kinh tế, vốn đầu tư từ Singapore mới tăng trở lại, xong có sụt giảm
vào năm 2009 do khủng hoảng kinh tế thế giới và tăng trở lại vào 2010, nhưng
lại có xu hướng giảm nhẹ vào những năm gần đây.
2.2.4. Cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam theo ngành và lĩnh vực chủ yếu
Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo ngành
T
T

Chuyên ngành

Số dự
án

Tổng vốn đầu tư

đăng ký (Triệu USD)

Tỷ trọng vốn
đăng ký

10.555

156.739,9

56,89%

1

CN chế biến, chế tạo

2

KD bất động sản

487

50.674,5

18,39%

3

SX, pp điện, khí, nước, đ.hòa

107


12.584,1

4,56%

4

Xây dựng

1.278

12.137,0

4,40%

17


5

Dịch vụ lưu trú và ăn uống

430

11.315,8

4,10%

6


Bán buôn, bán lẻ; sửa chữa

1.689

4.572,7

1,65%

7

Thông tin và truyền thông

1.259

4.221,2

1,53%

8

Nông, lâm nghiệp; thủy sản

546

3.989,3

1,44%

9


Vận tải kho bãi

499

3.896,1

1,41%

10 Nghệ thuật và giải trí

149

3.637,1

1,32%

11 Khai khoáng

89

3.385,7

1,22%

1.907

2.047,5

0,74%


13 Y tế và trợ giúp XH

107

1.767,9

0,59%

14 Cấp nước; xử lý chất thải

41

1.361,1

0,49%

15 Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm

82

1.333,5

0,48%

16 Giáo dục và đào tạo

243

849,1


0,30%

17 Dịch vụ khác

155

729,1

0,26%

18 Hành chính và dịch vụ hỗ trợ

156

263,4

0,09%

19.691

275.473,0

100%

12 HĐ chuyên môn, KHCN

Tổng số

Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống
kê (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến năm 2014) và Cục Đầu tư nước

ngoài (Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2015).
Lũy kế tính đến hết năm 2015, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đứng
đầu về số vốn đầu tư cũng như số dự án, đạt 156.739,9 triệu USD với 10.555 dự
án chiếm 56,89% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đầu tư vào khu vực bất động sản
đứng thứ hai, mặc dù số dự án không nhiều nhưng quy mô của các dự án lớn,
với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 50.674,5 triệu USD, chiếm 18,39% tổng vốn
đầu tư.
18


Khu vực nông, lâm, ngư nghiệp được khuyến khích nhưng lĩnh vực này
lại thu hút rất ít dự án. Tính đến hết năm 2015, chỉ có 546 dự án FDI còn hiệu
lực với tổng vốn đạt 3.989,3 triệu USD, chiếm 1,44% tổng vốn FDI tại Việt
Nam. Quy mô vốn của các dự án đều nhỏ, chủ yếu được sử dụng vào hoạt động
chăn nuôi, sản xuất thức ăn gia cầm, chế biến sản phẩm gia cầm để tiêu thụ
trong nước và xuất khẩu.
2.2.5. Cơ cấu đầu tư FDI vào Việt Nam theo vùng kinh tế
Bảng 2.5. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo vùng

TT

Địa phương

Số dự án

Tổng vốn đầu tư đăng ký
(USD)

1


Đông Nam Bộ

10.631

112.053,9

2

Đồng bằng sông Hồng

5.978

65.789,7

3

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung

1.185

51.834,5

4

Đồng bằng sông Cửu Long

151

15.723,3


5

Trung du và miền núi phía Bắc

622

12.932,2

6

Dầu khí

55

2.870,3

7

Tây Nguyên

156

859,9

18.769

262.063,8

Tổng số


Nguồn: Tính toán của tác giả từ nguồn số liệu của Tổng cục Thống
kê (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến năm 2014) và Cục Đầu tư nước
ngoài (Tính đến ngày 20 tháng 12 năm 2015).

19


Đông Nam Bộ là khu vực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất với
10.631 dự án vốn đăng ký lên tới 112.053,9 triệu USD, chiếm 42,75%. Tiếp theo
là đồng bằng sông Hồng, với 5.978 dự án vốn đăng ký lên tới 65.789,7 triệu
USD, chiếm 25,10%. Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung có 1.185 dự án số
vốn đăng ký là 51.834,5 triệu USD, chiếm 19,77%. Tây Nguyên là địa bàn thu
hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thấp nhất có 156 dự án, tổng số vốn đầu tư 859,9
triệu USD, đạt 0,32%.
Như vậy, có thể thấy nguồn vốn FDI thời gian qua khá chênh lệch giữa
các vùng, giữa đồng bằng và miền núi, giữa nơi có điều kiện phát triển kinh tế
với nơi còn gặp nhiều khó khăn. Các dự án FDI tập trung chủ yếu ở đồng bằng
sông Hồng, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung. Điều này
cũng dễ hiểu vì đây là các vùng tập trung công nghiệp lớn có hệ thống cơ sở hạ
tầng tốt, các dịch vụ như tín dụng ngân hàng, vận tải phát triển nên có sức hút
lớn đối với các nhà đầu tư.
2.3. Một số hạn chế trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài tại Việt Nam
Thứ nhất, đóng góp của FDI trong việc nâng cao năng lực công nghiệp,
công nghệ còn hạn chế. Thời gian qua đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong
việc nâng cao năng lực công nghiệp, công nghệ chưa đạt được như mức cam kết
(nhất là về tỷ lệ nội địa hóa) và kỳ vọng của các nhà hoạch định chính sách.
Nhiều doanh nghiệp FDI, nhất là các đa quốc gia được hưởng ưu đãi lớn hơn
nhiều các doanh nghiệp trong nước, song đóng góp cho phát triển một số ngành
công nghiệp trong nước thì lại rất ít.

Nguyên nhân gây nên sự yếu kém này cũng do nhiều nhân tố như:
-

Yếu kém về năng lực (xuất phát điểm) sản xuất công nghiệp, công nghệ, và quản
lý, quản trị của các doanh nghiệp trong nước;
20


-

Những yếu kém, bất cập của chính sách phát triển công nghiệp (trong đó có
chính sách bảo hộ), liên kết công nghiệp, liên kết doanh nghiệp với các doanh
nghiệp và giữa các doanh nghiệp trong nước và FDI.
Những điều này dẫn tới tình trạng kết nối yếu ớt giữa khu vực FDI và
doanh nghiệp trong nước. Mối liên kết (xuôi, ngược, theo chiều ngang và chiều
dọc) giữa khối doanh nghiệp FDI và trong nước yếu kém có phần do cả công
nghiệp hỗ trợ lẫn các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu, không đáp ứng nhu
cầu của các doanh nghiệp FDI, nhất là công ty đa quốc gia. Theo thống kê, chỉ
có khoảng 10% doanh nghiệp trong nước đáp ứng đủ điều kiện cung ứng sản
xuất gián tiếp cho các doanh nghiệp nước ngoài, những sản phẩm gián tiếp này
tạo ra giá trị gia tăng cũng rất nhỏ. Các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam phần lớn
tập trung ở các khu vực thâm dụng lao động, gia công lắp giáp ít có khả năng tạo
ra những tác động lan tỏa về mặt công nghệ. Nhiều doanh nghiệp FDI vào Việt
Nam cam kết thực hiện tỷ lệ nội địa hóa nhất định, nhưng khi doanh nghiệp
không thực hiện được cam kết thì cũng chưa có chế tài xử phạt rõ ràng. Ngoài ra
còn có nguyên nhân là năng lực của các doanh nghiệp trong nước không thể đáp
ứng được các yêu cầu của đối tác nước ngoài. Hệ quả là doanh nghiệp FDI phải
tìm đến những đối tác quen thuộc để đảm bảo quá trình sản xuất chứ không thể
hợp tác với doanh nghiệp trong nước để đảm bảo tỷ lệ nội địa hóa.
Thứ hai, khung pháp lý và chính sách về mở cửa FDI và hội nhập kinh tế

quốc tế tuy ngày càng được cải cách, mở cửa song quá trình này được thực hiện
quá nhanh, thiếu sự chuẩn bị kỹ càng về năng lực thể chế, với việc ưu đãi,
“chiều chuộng” một số doanh nghiệp FDI quá mức trong khi các đóng góp của
khu vực này cho nền kinh tế chưa tương xứng, thậm chí để lại nhiều hậu quả cho
Việt Nam. Những lỗ hổng pháp lý dã thu hút một lượng vốn đáng kể đầu tư
không mong muốn mà bản thân các nước trong khu vực hạn chế như: gây ô
nhiễm môi trường, đe dọa an ninh - chủ quyền quốc gia, chuyển giá và trốn thuế,
lách thuế.
21


Đáng lưu ý là từ trước đến nay, Việt Nam vẫn kiên trì “trải thảm đỏ” để
thu hút FDI mà chưa có những điều chỉnh mạnh mẽ theo hướng nâng cao hiệu
quả hoạt động, thu hút FDI và xử lý các sai phạm của các doanh nghiệp khu
vực này.

22


CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THU
HÚT VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.1. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh việc thu hút nguồn vốn FDI
Một là, cải thiện môi trường đầu tư, tăng sự hấp dẫn đối với đầu tư trực
tiếp nước ngoài bằng các giải pháp sau. Thực tế thời gian qua cho thấy, khi dự
án triển khai có hiệu quả, chủ đầu tư nước ngoài thường muốn dùng lợi nhuận để
tái đầu tư, hoặc bỏ thêm vốn để đầu tư mở rộng dự án.
(1) Phát triển các dịch vụ phục vụ cho FDI như các trung tâm giới thiệu
việc làm, giới thiệu công nhân có tay nghề, cán bộ kỹ thuật, các trung tâm cung
ứng vật tư, các trung tâm điều hoà ngoại hối. Đồng thời coi trọng việc nâng cao

chất lượng các mạng lưới dịch vụ (ăn, ở, đi lại, giải trí) để các nhà đầu tư nước
ngoài an tâm làm việc lâu dài với Việt Nam.
(2) Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho đầu tư trực tiếp nước ngoài, đẩy
mạnh công cuộc xây dựng các đặc khu kinh tế, khu chế xuất.
(3) Đẩy mạnh việc chống tham nhũng trong những số cán bộ, nhân viên
trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến việc xét duyệt, thẩm định, thực hiện dự án
đầu tư vốn trực tiếp nước ngoài.
(4) Công bố công khai quy hoạch phát triển đối với các sản phẩm công
nghiệp cần hạn chế công suất hoặc ưu tiên cho các doanh nghiệp trong nước đầu
tư.
(5) Ban hành luật chống độc quyền và kiểm soát việc bán phá giá, tăng
cường các biện pháp chống hành vi gian lận thương mại.

23


Hai là, cải cách thủ tục hành chính. Các thủ tục hành chính rắc rối, phiền
hà được xem như là một trong những nguyên nhân quan trọng làm giảm tính hấp
dẫn của môi trường đầu tư.
Ba là, cần phải triển khai hệ thống dịch vụ hỗ trợ hiệu quả. Ở các nước
đang phát triển thực tế cho thấy các dịch vụ hỗ trợ cho nhà đầu tư nước ngoài ở
hiện nay còn ở mức thấp và kém hiệu quả nhất là trong lĩnh vực giao thông, viễn
thông và cơ sở hạ tầng. Để tăng tính hấp dẫn của việc thu hút FDI, cần phải có
những cải thiện tích cực hơn để giảm bớt chi phí, tăng thêm các ưu đãi cho các
nhà đầu tư.
Bốn là, xây dựng hệ thống bảo hiểm đủ tin cậy đa dạng hoá các sản
phẩm bảo hiểm trong đầu tư. Để tránh những thiệt hại lớn mà chủ đầu tư phải
hứng chịu thì cần phải có một hệ thống bảo hiểm đủ khả năng về tài chính và đa
dạng hoá các sản phẩm bảo hiểm theo các danh mục rủi ro thường xảy ra trong
các dự án FDI để tạo sự yên tâm cho các nhà đầu tư.

Năm là, xây dựng và triển khai hiệu quả các dự án gọi vốn đầu tư. Để tạo
thuận lợi cho các nhà đầu tư trong việc lựa chọn cơ hội đầu tư cần có chiến lược
quy hoạch và danh mục dự án gọi vốn đầu tư, đây là cơ sở thực hiện chương
trình vận động đầu tư. Tất cả những thông tin về mục tiêu, địa điểm, hình thức,
đối tác thực hiện dự án trong danh mục phải có độ chính xác và tin cậy cao., vì
đây là thông tin mà nhà đầu tư cần để đưa ra quyết định lựa chọn. Danh mục các
dự án nên tập trung vào các lĩnh vực mà các nhà đầu tư nước ngoài có nhiều
tiềm năng như các dự án có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao (tài
chính, ngân hàng, marketing, phân phối), các dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng,
các dự án sử dụng công nghệ và nhân công có trình độ chuyên môn cao hoặc các
dự án du lịch, thương mại, giải trí.
Sáu là, tu sửa và xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Kết cấu hạ
tầng của nền kinh tế giữ vai trò quan trọng, nó là yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu
24


tư nước ngoài đưa ra quyết định đầu tư, từ đó tạo ra sự chuyển biến căn bản cơ
cấu kinh tế đặc biệt là trong công nghiệp xây dựng và dịch vụ, tạo ra sự phát
triển đồng đều giữa các vùng trong cả nước, tạo việc làm tăng thu nhập cho
người dân. Không nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào một đất nước không ổn định
về kinh tế chính trị và xã hội. Vì vậy, cần phải tập trung cốn cho việc tu bổ, xây
dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là ở các vùng trọng điểm quyết định tới việc tăng
trưởng kinh tế. Cụ thể:
- Hệ thống kho bãi đáp ứng được yêu cầu sản xuất và phân phối của các
nhà ĐTNN.
- Cần ưu tiên đầu tư phát triển điện lực và các nhà máy cung cấp nước
sạch.
- Đảm bảo có một cơ sở hạ tầng vững chắc.
- Xây dựng một hệ thống thông tin, bưu điện đạt chất lượng cao.
3.2. Một số giải pháp về sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI

a. Về pháp luật, chính sách:
- Chuẩn bị các điều kiện để triển khai thực hiện tốt các bộ luật liên quan
tới đầu tư; Cần sớm ban hành các Nghị định và Thông tư hướng dẫn các bộ luật
đó để tạo ra sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư bất luận trong hay ngoài
nước, đặc biệt là bảo đảm tính minh bạch và tiên liệu trước được trách nhiệm
giải trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư; tuyên truyền, phổ biến nội dung của
các Luật mới; Coi trọng việc giữ vững sự ổn định, không làm ảnh hưởng đến
hoạt động của các doanh nghiệp FDI khi áp dụng các Luật mới.
- Ban hành chính sách ưu đãi, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, nhất
là kinh tế tư nhân và đầu tư nước ngoài đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, kinh
doanh bất động sản đáp ứng nhu cầu và thực tế hội nhập kinh tế quốc tế.
25


×