Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

SKKN BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH YẾU KÉM TRONG HỌC TẬP MÔN TOÁN LỚP 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.04 KB, 5 trang )

BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH
YẾU KÉM TRONG HỌC TẬP MÔN TOÁN LỚP 6

1) Lĩnh vực áp dụng: Áp dụng trong giảng dạy bộ môn toán lớp 6
2) Mô tả bản chất của sáng kiến:
2.1) Tình trạng giải pháp đã biết:
Một thực trạng là trong những năm học qua, học sinh khá giỏi luôn thích thú
với môn học này, các em có tinh thần tự học, tự nghiên cứu cao. Giải pháp hạ thấp
tỉ lệ học sinh yếu kém bộ môn là đổi mới phương pháp giảng dạy, tăng cường việc
học tập trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
* Ưu điểm, hạn chế của giải pháp:
Ưu điểm:
+ Học sinh yếu kém bước đầu đã có ý thức tự giác học tập, dần khắc phục
được khó khăn trong học tập bộ môn toán, có kĩ năng tính toán với những bài tập
đơn giản theo yêu cầu của chuẩn kiến thức, kĩ năng.
+ Rèn cho giáo viên có được phương pháp giảng dạy phù hợp với nhiều đối
tượng học sinh khác nhau.
Hạn chế:
+ Học sinh yếu kém chưa thường xuyên thích thú với việc học toán
+ Giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp soạn giảng: việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào bài giảng còn lúng túng, bài giảng còn phụ thuộc nhiều
vào sách giáo khoa
Cho nên, giáo viên cần tiếp tục nghiên cứu để tìm ra giải pháp nhằm khắc
phục hạn chế và phát huy hơn nữa những ưu điểm đã đạt được.
2.2) Nội dung của giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
a) Mục đích của giải pháp:


Giúp cho học sinh yếu kém trở nên yêu thích và có hứng thú trong học tập bộ
môn toán 6. Qua đó góp phần thực hiện nhiệm vụ phổ cập trung học cơ sở, thực
hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và


nâng cao tay nghề của giáo viên.
b) Nội dung của giải pháp:
* Điểm mới của giải pháp:
- Hình thành trong học sinh lòng tin về phương pháp giảng dạy và hiệu quả
giáo dục của giáo viên
- Rèn cho học sinh có được phương pháp học tập bộ môn
- Thực hiện được công việc phụ đạo học sinh yếu kém trong giờ học chính
khóa nhưng vẫn đảm bảo lượng kiến thức của bài dạy
- Trong soạn giảng có chú ý tích hợp các nội dung thực tế vào bài học nhưng
vẫn đảm bảo tính vừa sức, có hệ thống và đặc trưng của môn học
* Nội dung của giải pháp:
Xây dựng tốt mối quan hệ giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh
với học sinh:
- Thường xuyên động viên khích lệ tinh thần học tập, giúp học sinh tự tin hơn
vào bản thân và tiếp tục cố gắng trong học tập. Khi học sinh làm bài tập sai hay
chưa hoàn chỉnh giáo viên an ủi, khích lệ: “em đã có cố gắng”, “à không sao, bạn
sẽ giúp em”,… không trách phạt hay dùng những lời nói xúc phạm đến danh dự,
lòng tự trọng của các em.
- Phát huy sức mạnh bạn bè: qua các hoạt động thi đua đôi bạn học tập, nhóm
học tập, trò chơi, … giáo viên chú ý giáo dục tinh thần đoàn kết, tôn trọng, giúp đỡ
nhau trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Hướng dẫn phương pháp học tập:
- Hướng dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức mới qua sách giáo khoa, giúp cho
các em có hứng thú trong xây dựng bài mới và tiếp thu kiến thức tốt hơn.


- Rèn cho học sinh có kĩ năng nghe giảng bài kết hợp ghi chép bài đầy đủ, rõ
ràng và chính xác.
- Giúp cho học sinh nắm được các bước cơ bản của việc giải bài tập
- Hướng dẫn cho học sinh cách học bài và làm bài ở nhà theo các bước

Thay đổi hình thức gây hứng thú qua mỗi giờ dạy:
- Dạy học theo hướng tích hợp nhằm giúp cho học sinh khắc sâu kiến thức
hơn, rèn cho các em về kĩ năng sống, giúp các em có hứng thú trong học tập.
- Thu hút sự tập trung chú ý bằng trực quan
- Giới thiệu bài kết hợp với việc đưa ra vấn đề cần giải quyết, vấn đề đặt ra
càng gắn với thực tế cuộc sống hằng ngày thì càng thu hút sự chú ý vào bài ở các
em. Ví dụ ở bài thực hành đo góc trên mặt đất:
+ Trong toán học, để đo góc ta dùng dụng cụ là gì? Cách đo như thế nào?
Hs: trả lời được câu hỏi của giáo viên
+ Gv chỉ vị trí ba cây không thẳng hàng trong sân trường và hỏi: muốn đo
góc trên mặt đất tạo bởi ba cây đó ta làm như thế nào?
Gv đưa bức tranh tự vẽ về hình ảnh của con sông, một bên bờ sông là vị trí
A, một bên bờ sông là vị trí B, C (ba điểm A, B, C) không thẳng hàng rồi hỏi:
muốn đo góc ABC ta làm như thế nào?
Hs: chưa trả lời được các câu hỏi trên, nhưng gợi cho các em sự tò mò,
muốn khám phá được vấn đề.
+ Các em sẽ trả lời được những câu hỏi trên qua bài học hôm nay, đó là bài
thực hành đo góc trên mặt đất.
- Thoát ly bài giảng khỏi sách giáo khoa nhưng đảm bảo tính hệ thống kiến
thức theo chuẩn kiến thức kĩ năng
- Linh hoạt trong hoạt động kiểm tra nhằm rèn cho học sinh ý thức tự giác
trong học tập: kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà, tạo cho học sinh có cơ hội ghi
điểm: ghi điểm qua xây dựng bài, làm bài tập vận dụng kiến thức vừa học, qua


củng cố kiến thức ngay sau tiết học,… không nên thường xuyên ghi điểm thấp với
học sinh yếu kém.
- Tổ chức hình thức học tập phong phú cũng gây hứng thú cho học sinh: làm
việc cá nhân, theo đôi bạn, theo bàn, theo tổ, tổ chức thi đua…
- Thay đổi hình thức tuyên dương, khen thưởng nhằm làm tăng thêm hứng thú

cho các em trong học tập: thưởng giấy kiểm tra với học sinh yếu kém nếu đạt điểm
tiến bộ sau mỗi lần kiểm tra viết, thưởng một mẫu chuyện vui nếu trong tuần lớp
xây dựng bài tích cực,…
- Nội dung hướng dẫn về nhà gọn, vừa sức, hướng dẫn kĩ từng nội dung và
chú ý cho học sinh phải ghi chép đầy đủ, ghi nhanh hướng dẫn cách giải dành cho
các bài tập tương đối khó.
Phụ đạo lấp lỗ hỏng kiến thức, rèn kĩ năng tính toán:
- Giáo viên dạy phụ đạo trong giờ học chính khóa: rèn cho học sinh có thói
quen tự phát hiện và tự lấp lỗ hỏng kiến thức qua mỗi tiết học, xây dựng hệ thống
câu hỏi và bài tập phù hợp với nhiều đối tượng, chú ý câu hỏi và bài tập dành cho
học sinh yếu kém để thu hút sự tập trung của đối tượng này vào bài giảng.
- Phụ đạo trái buổi: giáo viên xây dựng nội dung tiết phụ đạo vừa sức, tập
trung rèn kĩ năng giải bài tập: giải nhiều bài tập cùng dạng và nâng dần từ nhận
biết đến thông hiểu, tạo cho học sinh niềm tin vào sức học của mình.
Ví dụ ở bài thứ tự thực hiện các phép tính, giáo viên phụ đạo 3 tiết:
. Tiết 1.Luyện kĩ năng thực hiện phép tính trên biểu thức không có dấu ngoặc
Biểu thức chỉ có phép cộng và phép trừ
Biểu thức chỉ có phép nhân và phép chia
Biểu thức có cả bốn phép tính trên
. Tiết 2. Luyện kĩ năng thực hiện phép tính trên biểu thức có dấu ngoặc:
Thực hiện phép tính trên biểu thức chỉ có lũy thừa
Thực hiện phép tính trên biểu thức có dấu ngoặc, không có lũy thừa
Thực hiện phép tính trên biểu thức có lũy thừa, dấu ngoặc


. Tiết 3. Luyện kĩ năng giải những bài toán tìm x
+ Giáo viên ghi điểm học phụ đạo: mặc dù không phải là điểm để xếp loại
học lực nhưng các em vẫn thích, ghi điểm càng nhiều và điểm càng cao thì các em
càng hứng thú hơn trong học tập.
2.3) Khả năng áp dụng của giải pháp:

Ngoài việc áp dụng trên đối tượng học sinh yếu kém bộ môn toán 6, giải pháp
còn có thể:
- Áp dụng với đối tượng học sinh lớp 5, lớp 7 vì đặc điểm tâm sinh lí của học
sinh ở lứa tuổi này với học sinh lớp 6 là gần giống nhau (rất ít có sự khác biệt lớn)
- Áp dụng giảng dạy các môn học khác như: vật lí, tiếng anh, sinh học, …
2.4) Hiệu quả của giải pháp:
- Học sinh yếu kém trở nên yêu thích bộ môn toán và có hứng thú trong học
tập. Tỉ lệ học sinh yếu kém giảm:
Năm học

Chất lượng bộ môn
Yếu
Kém
2011-2012
13,9%
11,1%
2012-2013
14,9%
4,5%
2013-2014
5,4%
0%
2014-2015
2,2%
0%
- Giáo viên mạnh dạn hơn trong đổi mới phương pháp giảng dạy, chất lượng bộ
môn có nâng lên.




×