Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Tìm hiểu hoạt động đối ngoại công chúng của Tổ chức Ngân Hàng thế giới tại Việt Nam thông qua Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO) năm 2011  2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................................3

1
2
3
4
5

Tính cấp thiết của đề tài........................................................................................3
Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................4
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................4
Kết cấu đề tài........................................................................................................5
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ ĐIẾC TRƯỚC
TUỔI ĐẾN TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT
NAM........................................................................................................................... 7

1

Khái quát về đối ngoại công chúng...................................................................7
1
Khái niệm đối ngoại công chúng..........................................................7
2
Vai trò của đối ngoại công chúng hiện nay...........................................7

2

Khái quát về Tổ chức Ngân hàng thế giới.........................................................8
1
Lịch sử ra đời........................................................................................8


2
Mục tiêu, nhiệm vụ...............................................................................10

3

Khái quát về Tổ chức Ngân hàng thế giới tại Việt Nam....................................10
1
Lịch sử ra đời.............................................................................................10
2
Nội dung.....................................................................................................10

4

Khái quát Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường của Ngân hàng thế giới
tại Việt Nam......................................................................................................11
1
Nội dung.....................................................................................................12
2
Tầm quan trọng..........................................................................................13
3
Hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam thông
qua Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường.....................................15

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CÔNG CHÚNG CỦA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM
THÔNG QUA DỰ ÁN GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG
VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM...............................................................19

1


2

Thực trạng hoạt động đối ngoại công chúng của Tổ chức Ngân hàng thế giới tại
Việt Nam thông qua Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường..................19
1
Thành tựu...................................................................................................19
2
Hạn chế......................................................................................................20
Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm...............................................................21
1
Nguyên nhân của những thành tựu.............................................................21

1


2

Nguyên nhân của những hạn chế................................................................22

CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA DỰ ÁN GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC
TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG...............................................................................23

KẾT LUẬN................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................25

2


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau chiến tranh thế giới lần thứ
hai, nền kinh tế Thế giới bị tàn phá hết
sức nặng nề, đặc biệt là ở các nước
tham chiến Châu Âu. Trước sự kiệt quệ
đó, nhằm khôi phục, vực dậy nền kinh
tế Châu Âu và tạo ảnh hưởng về nhiều
mặt, tại đây, Hoa Kỳ đã đề xuất một
giải pháp lên Hội đồng bảo an Liên
Hiệp Quốc. Theo đó, các quốc gia trên
thế giới mà chủ yếu là Hoa Kỳ sẽ viện trợ về kinh tế cho các quốc gia Châu Âu thông
qua một tổ chức tài chính – tiền tế được gọi là Ngân hàng tái thiết và phát triển thế giới
IBRD (hay còn gọi là Ngân hàng thế giới). Với tiềm năng tài chính của mình, Ngân
hàng thế giới đã không ngừng lớn mạnh và phát huy tầm ảnh hưởng không chỉ về mặt
kinh tế mà còn can thiệp tới nhiều mặt chính trị, xã hội của các quốc gia trên thế giới.
Có thể nói, sự ra đời và phát triển của Ngân hàng thế giới đã trở thành một sự cứu cánh
cho không chỉ các quốc gia tư bản phát triển ở Châu Âu, mà còn là một liều thuốc hữu
hiệu cho nền kinh tế của các quốc gia đang phát triển và kém phát triển, trong đó có
Việt Nam.
Tại Việt Nam, Ngân hàng thế giới đã có rất nhiều chính sách không chỉ dừng lại ở
kinh tế mà còn hỗ trợ cho ta cả về các lĩnh vự như giáo dục, môi trường, ý tế,... Đặc
biệt là chính sách giáo dục cho trẻ điếc từ năm 2011 – 2015 đã thể hiện rõ sự cần thiết
và quan trọng hướng đến đối tượng trẻ em khuyết tật Việt Nam, và có thể nói, Ngân
hàng thế giới đã làm rất tốt trong việc đối ngoại công chúng Việt Nam. Dự án đó thu
hút được sự quan tâm của công chúng Việt Nam và tạo được sự tương tác lớn. Vì vậy,
đây là một chủ đề nóng hổi trong việc nghiên cứu các hoạt động đối ngoại công chúng
và nó thực sự cần thiết khi nghiên cứu về Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, cụ thể là dự
án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường. Tuy nhiên, hiện nay, các đề tài khi
nghiên cứu về Tổ chức ngân hàng thế giới cũng chỉ dừng lại ở việc đánh giá các hoạt

động tại Việt Nam một cách chung chung mà chưa thực sự đi vào cụ thể. Và cũng chưa
có một đề tài nghiên cứu nào về hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng thế
giới tại Việt Nam thông qua các chính sách giáo dục mà Ngân hàng Thế giới đứng ra tổ
chức hay tài trợ.
Do vậy, nhận thức được tầm quan trọng, tiểu luận: “Tìm hiểu hoạt động đối ngoại
công chúng của Tổ chức Ngân Hàng thế giới tại Việt Nam thông qua Dự án giáo

3


dục trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO) năm 2011 − 2015” được thực hiện
nhằm cung cấp những thông tin quan trọng về hoạt động đối ngoại công chúng của
Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, các chính sách giáo dục cho trẻ điếc. Từ đó, đưa ra
những đánh giá về ưu điểm và khuyết điểm, cũng như rút ra bài học kinh nghiệm và
đưa ra các phương hướng đề xuất cho hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng
thế giới tại Việt Nam thông qua các chương trình giáo dục nói chung.

2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Cung cấp khái quát thông tin về đối ngoại công chúng, tổ
chức Ngân hàng thế giới, Dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO) và
hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam thông qua Dự án
giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường. Đồng thời thấy được những ưu điểm cũng
như hạn chế của hoạt động đối ngoại công chúng, rút kinh nghiệm, bài học từ hoạt
động đó. Từ đó, có được các phương hướng, đề xuất về hoạt động đối ngoại công
chúng của Tổ chức Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thông qua Dự án giáo dục cho trẻ
điếc trước tuổi đến trường để phát huy dự án và triển khai một cách qui mô và rộng rãi
hơn, thúc đẩy nền giáo dục Việt Nam vượt trội hơn.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Tìm hiểu những thông tin về Tổ chức Ngân hàng Thế giới
và tại Việt Nam, Dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO); Phân tích
hoạt động đối ngoại công chúng của Tổ chức Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam thông

qua dự án này; Nhận xét, đánh giá ưu điểm và hạn chế của hoạt động; Rút ra kinh
nghiệm, bài học từ hoạt động đối ngoại công chúng của dự án; Từ đó đưa ra các đề
xuất cũng như phương hướng để cải thiện dự án tích cực và thu hút được nhiều sự quan
tâm của công chúng Việt Nam hơn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tổ chức ngân hàng thế giới tại Việt Nam và hoạt động đối
ngoại công chúng thông qua dự án giáo dục cho trẻ điếc tại Việt Nam trước tuổi đến
trường.
Phạm vi nghiên cứu:
Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015.
Không gian: Tổ chức ngân hàng thế giới tại Việt Nam; Bộ Giáo dục và
Đào tạo của bốn tỉnh bao gồm Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiểu luận được xây dựng chủ yếu thông qua phương pháp nghiên cứu, đánh giá,
tổng hợp và phân tích dựa vào các tài kiệu đã thu thập được từ các nguồn chính thống
khác nhau, từ những kiến thức đã được học từ môn “Đối ngoại công chúng quốc tế”
(Khoa Quan hệ Quốc tế – Học viện Báo chí và Tuyên tuyền) và xin ý kiến của PGS.TS

4


Phạm Minh Sơn – giáo viên bộ môn, Trưởng khoa Quan hệ Quốc tế và Ths. Ngô Thị
Thúy Hiền – Giảng viên bộ môn.
5. Kết cấu đề tài
Tiểu luận gồm ba phần chính: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận. Trong
đó, phần nội dung bao gồm những chương và tiết như sau:
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI
ĐẾN TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

1.1. Khái quát về đôi ngoại công chúng

1.1.1. Khái niệm đối ngoại công chúng
1.1.2. Vai trò của đối ngoại công chúng hiện nay
1.2. Khái quát về Tổ chức Ngân hàng thế giới
1.2.1. Lịch sử ra đời
1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ
1.3. Khái quát về Tổ chức Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
1.3.1. Lịch sử ra đời
1.3.2. Nội dung
1.4.

Khái quát Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường của Ngân hàng thế giới

tại Việt Nam
1.4.1. Nội dung
1.4.2. Tầm quan trọng
1.4.3. Hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam thông qua
Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG
CHÚNG CỦA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA
DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM

2.1.

Thực trạng hoạt động đối ngoại công chúng của Tổ chức Ngân hàng thế giới tại

Việt Nam
2.1.1. Thành tựu
2.1.2. Hạn chế


2.2.

Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm

5


2.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI
CÔNG CHÚNG CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA DỰ ÁN GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC
TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG

6


CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ DỰ ÁN GIÁO DỤC CHO TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI ĐẾN
TRƯỜNG CỦA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM

1.1.

Khái quát về đối ngoại công chúng
1.1.1. Khái niệm đối ngoại công chúng
Đối ngoại công chúng là một lĩnh vực hoạt động đã có từ lâu và đã được khẳng
định. Đối ngoại công chúng là việc quan hệ với công chúng (các thành phần phi chính
phủ) nước ngoài để thực hiện chính sách đối ngoại của quốc gia. Đối ngoại công chúng
là một bộ phận quan trọng của công tác đối ngoại.
Đối ngoại công chúng là một kiểu (dạng thức) hoạt động đối ngoại chủ yếu do
chính phủ và công chúng (tổ chứ hoặc cá nhân) tiến hành dưới nhiều hình thức phong

phú và đa dạng, vừa không chính thức vừa chính thức, vừa truyền thống vừa hiện đại:
gặp gỡ, các cuộc đi thăm hữu nghị, hội đàm, trao đổi ý kiến, hội thảo, hội nghị quốc tế,
festival, giao lưu văn hóa,... nhằm tạo ảnh hưởng đến công chúng của một quốc gia
khác và qua công chúng khiến chính phủ của nước đó thay đổi chính sách theo hướng
có lợi cho việc hoạch định và thực thi chính sách của quốc gia tiến hành hoạt động đối
ngoại.
(Theo PGS, TS Phạm Minh Sơn, Đối ngoại công chúng: Mô hình hoạt động của
một số nước lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị)
1.1.2. Vai trò của đối ngoại công chúng hiện nay
Trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, khi mà cách mạng khoa học và
công nghệ phát triển như vũ bão với sự bùng nổ của công nghệ truyền thôngđa phương
tiện, hoạt động đối ngoại công chúng ngày càng khẳng định vị thế đầy tiềm năng, thậm
chí có vai trò không thể thay thế trong quan hệ quốc tế hiện đại.
Thực tế lịch sử quan hệ quốc tế của các quốc gia trên thế giới đã minh chứng về
vai trò ngày càng tăng của đối ngoại công chúng, đồng thời khẳng định vai trò thực sự
là công cụ hữu hiệu của đối ngoại công chúng trong công tác đối ngoại. Đối ngoại công
chúng góp phần to lớn trong việc làm thay đổi chính sách của chính phủ hướng tới có
lợi cho quốc gia và nhân loại.
Đối ngoại công chúng ngày càng có cơ hội để phát huy vai trò, mở ra cơ hội cho
việc kết hợp sức mạnh cứng1 và sức mạnh mềm2 để tạo nên sức mạnh thông minh –
điều kiện quyết định nền ngoại giao thông minh, điều kiện để một nước lớn khẳng định
vị thế quốc tế của mình.
(Theo PGS, TS Phạm Minh Sơn, Đối ngoại công chúng: Mô hình hoạt động của
một số nước lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị)

1.2.

Khái quát về Tổ chức Ngân hàng thế giới

1 Sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế

2 Sức mạnh cảm hóa bằng những giá trị, văn hóa và những định hướng

7


Được thành lập vào năm 1944 và có trụ sở chính ở thủ đô Washington D.C., Hoa
Kỳ, Ngân hàng Thế giới (WB) cùng với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) là những sản phẩm
của Hệ thống Bretton Woods. Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới không phải là một ngân
hàng thông thường. Tổ chức này bao gồm hai cơ quan phát triển đặc biệt được sở hữu
bởi 186 nước thành viên: Ngân hàng Quốc tế về Tái thiết và Phát triển (International
Bank for Reconstruction and Development – IBRD), và Tổ chức Phát triển Quốc Tế
(International Development Association – IDA). Mỗi cơ quan có một vai trò khác
nhau, nhưng luôn hợp tác với nhau trong việc thực hiện mục tiêu làm cho toàn cầu hóa
trở thành một quá trình mang tính bền vững và đồng đều hơn.

Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển có nhiệm vụ giảm đói nghèo ở các
nước có thu nhập ở mức trung bình và những nước nghèo có uy tín trong việc vay vốn.
Trong khi đó, Tổ chức Phát triển Quốc Tế tập trung chủ yếu vào các nước nghèo nhất
thế giới. Các nhiệm vụ của hai cơ quan này được hỗ trợ bởi Công ty Tài chính Quốc tế
(International Finance Corporation – IFC), Tổ chức Đảm bảo Đầu tư Đa phương
(Multilateral Investment Guarantee Agency – MIGA) và Trung tâm Giải quyết Tranh
chấp Đầu tư Quốc tế (International Center for the Settlement of Investment Disputes –
ICSID).

1.2.1. Lịch sử ra đời
Bắt đầu hoạt động từ năm 1946 với 38 quốc gia thành viên ban đầu. Nhiệm vụ ban
đầu của Ngân hàng thế giới là cung cấp các khoản vay tái thiết cho các nền kinh tế bị
tàn phá của Châu Âu. Trong những năm 1950 và 1960, khi châu Âu bắt đầu phục hồi từ
đống đổ nát của cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, ngân hàng thế giới bắt đầu


8


chuyển trọng tâm của mình sang Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh. Ngân hàng Thế giới
hiện có 186 quốc gia thành viên, với hơn 10.000 nhân viên và hơn 100 cơ quan đại
diện trên thế giới. Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển cũng có 186 thành viên,
trong khi Tổ chức Phát triển Quốc Tế có 168 thành viên. Mỗi thành viên của ngân hàng
quốc tế về tái thiết và phát triển cũng là thành viên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, và chỉ có
thành viên của Ngân hàng quốc tế về tái thiết và phát triển được phép tham gia vào các
tổ chức khác trực thuộc sự quản lý của Ngân hàng thế giới.
Ngân hàng thế giới là một nguồn trợ giúp về tài chính và kỹ thuật quan trọng cho
các nước đang phát triển trên thế giới. Theo tuyên bố của ngân hàng thế giới, nhiệm vụ
chính của tổ chức này bao gồm chống lại đói nghèo với những kết quả bền vững, đồng
thời giúp con người phát huy hết khả năng của họ và bảo vệ giáo dục cho trẻ điếc sống
của họ bằng việc cung cấp những nguồn lực, chia sẻ kiến thức, đào tạo nguồn nhân lực
và xây dựng mối quan hệ đối tác giữa lĩnh vực công và lĩnh vực tư nhân.
Với sự hợp tác của các cơ quan thành viên, Ngân hàng thế giới cung cấp những
nguồn vốn vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp, những khoản viện trợ không hoàn lại
cho các nước thành viên với nhiều mục đích khác nhau, bao gồm đầu tư vào giáo dục
cho trẻ điếc, y tế, quản lỳ hành chính, cơ sở hạ tầng, phát triển tài chính và con người,
nông nghiệp, và quản lý nguồn lực tự nhiên và giáo dục cho trẻ điếc.

1.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ
9


Mục tiêu chung của các tổ chức này là: giúp các nước đang phát triển trong số các
nước hội viên nâng cao lực lượng sản xuất, thúc đẩy nền kinh tế của họ phát triển và
tiến bộ xã hội, xóa đói giảm nghèo, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân.
Nhiệm vụ chung là: cung cấp vốn, viện trợ kinh tế và kĩ thuật, thúc đẩy đầu tư vào

các nước đang phát triển từ các nguồn khác. Với mục tiêu chung ấy, chức trách riêng
của các tổ chức đó như: Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế chủ yếu cung cấp cho
các nước đang phát triển các khoản vay trung hạn và dài hạn, lãi suất chung thấp hơn
lãi suất trên thị trường. Hiệp hội phát triển quốc tế chỉ cung cấp cho cac nước đang
phát triển cho thu nhập thấp nhất các khoản vay ưu đãi dài hạn không lấy lãi. Công ty
tài chính quốc tế cho các xí nghiệp tư nhân của các nước đang phát triển vay vốn hoặc
tham gia đầu tư, lãi suất nói chung cao hơn hai loại lãi suất nói trên. Ngoài ra, tập đoàn
ngân hàng thế giới còn có hai cơ quan không làm nghiệp vụ cho vay là: trung tâm giải
quyết tranh chấp đầu tư quốc tế; Cơ quan bảo trợ đầu tư nhiều bên.
1.3. Khái quát về Tổ chức Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
1.3.1. Lịch sử ra đời
Ngày 18/8/1956, chính quyền Sài gòn Nam Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Ngân
hàng thế giới. Ngày 21/9/1976, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp quản
với tư cách hội viên tại Ngân hàng thế giới của Chính quyền Sài Gòn cũ. Sau một thời
gian dài gián đoạn (từ 1978 – 1993), Việt Nam chính thức nối lại quan hệ với Ngân
hàng thế giới vào tháng 10/1993. Từ đó đến nay, mối quan hệ Việt Nam – Ngân hàng
thế giới ngày càng được tăng cường và phát triển mạnh mẽ.
Văn phòng đại diện của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: Ngày 14/09/1994,
Ngân hàng thế giới chính thức mở Văn phòng tại Hà nội.
Từ năm 1993 đến nay, Ngân hàng thế giới đã bổ nhiệm nhiều cán bộ giữ chức vụ
Giám đốc Văn phòng Ngân hàng thế giới tại Việt nam:






1.3.2.

Ông Bradley Babson (1993-1997)

Ông Andrew Steer (1997-2002)
Ông Klaus Rohland (2002 – 2007)
Ông Ajay Chibber (2007 – 2009)
Hiện nay là Bà Victoria Kwakwa.
Nội dung

Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam đã khai triển nhiều dự án hoạt động qua các năm:
Chiến lược Hỗ trợ quốc gia (CPS): Đây là Chiến lược được Ngân hàng thế
giới xây dựng để hỗ trợ Chính phủ Việt Nam thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế xã
hội giai đoạn 2011 – 2015.
Tài trợ cho các chương trình, dự án: tập trung vào các lĩnh vực cơ sở hạ
tầng, bao gồm giao thông và phát triển đô thị, phát triển nông thôn, năng lượng, quản

10


lý tài nguyên nước, cải cách hành chính công, tài chính, giáo dục, y tế và dịch vụ xã
hội, và môi trường.
Hỗ trợ kĩ thuật và các báo cáo: tập trung vào các lĩnh vực như: hỗ trợ chuẩn bị
và xây dựng các dự án do Ngân hàng thế giới tài trợ, phát triển thể chế nhằm xây dựng và
nâng cao năng lực quản lý điều hành của một số ngành và cơ quan liên quan đến dự án,
xây dựng và phát triển chính sách nhằm nâng cao khuôn khổ chính sách, pháp lý cho các
dự án hạ tầng cơ sở...
Tư vấn chính sách: Hỗ trợ Việt Nam trong việc đưa ra tư vấn về chính sách
giúp Việt Nam hoàn thiện khuôn khổ thể chế trên mọi lĩnh vực và giúp Việt Nam ổn định
kinh tế vĩ mô, góp phần đảm bảo an sinh xã hội.
Điều phối các nhà tài trợ: Vận động các nhà tài trợ cung cấp hỗ trợ tài chính,
kỹ thuật và điều phối viện trợ giữa các nhà tài trợ cho Việt Nam.
Hài hòa hóa thủ tục: Rà soát, đánh giá và triển khai các sáng kiến hài hoà,
đơn giản hoá thủ tục nhằm hướng tới việc đẩy nhanh giải ngân và hiệu quả sử dụng

vốn của các dự án ODA.
Các chương trình hỗ trợ ngân sách trực tiếp của Ngân hàng thế giới tại Việt
Nam.
Chương trình đánh giá khu vực tài chính (FSAP): Đưa ra phân tích tổng hợp
về sự phát triển và tính ổn định về tài chính.

1.4.

Khái quát Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường của Ngân hàng thế
giới tại Việt Nam

1.4.1. Nội dung
11


Dự án Giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đến trường – IDEO được Quỹ Phát triển Xã hội
Nhật Bản (JSDF) tài trợ, được ủy thác thông qua Ngân hàng Thế giới (World Bank) và
do Tổ chức Quan tâm Thế giới (World Concern Development Organisation) thực hiện,
hợp tác với Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện tại bốn tỉnh bao gồm Hà Nội, Thái
Nguyên, Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh từ năm 2011 đến năm 2015.
Dự án đưa ra một cách tiếp cận mới sử dụng chính giáo viên người Điếc dạy cấp
mầm non cho trẻ Điếc thông bằng ngôn ngữ ký hiệu lần đầu tiên được triển khai tại
Việt Nam. Trẻ Điếc được học giao tiếp tổng hợp để phát triển nhận thức và xã hội theo
đúng độ tuổi của mình. Có ít nhất 220 gia đình trẻ Điếc đã được tiếp cận phương tiện
giao tiếp bằng ngôn ngữ ký hiệu giao tiếp hàng ngày với con em mình.

Dự án tập trung phát triển nguồn nhân lực là người Điếc, 56 người Điếc đã được
bồi dưỡng chuyên môn để trở thành “hướng dẫn viên” trực tiếp hỗ trợ cho người cùng
cảnh nhỏ tuổi. Có ít nhất 80 giáo viên tại các trường/trung tâm dạy trẻ điếc và một số
trường mầm non đã được học ngôn ngữ ký hiệu, giao tiếp tổng hợp, và phương pháp

dạy trẻ tập nói (đối với những trẻ có khả năng học nói tốt) để trẻ được tiếp cận phương
pháp học tốt nhất.

12


Một đội ngũ hướng dẫn viên giao tiếp 56 người đã được tập huấn và bồi dưỡng
trình độ thông dịch viên ngôn ngữ ký hiệu cho các hướng dẫn viên người Điếc trong dự
án.
Sự kết hợp, hợp tác chặt chẽ giữa gia đình trẻ Điếc, hướng dẫn viên là người Điếc,
giáo viên mầm non và phiên dịch viên, dưới sự chỉ đạo của các cán bộ quản lý giáo dục
các cấp chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả cho Dự án và tiếp tục phát triển sau khi Dự án
kết thúc.
Các câu lạc bộ của người Điếc trên toàn quốc cũng sẽ được hỗ trợ nâng cao năng
lực về công tác điều hành câu lạc bộ tự lực và phát triển câu lạc bộ của mình.
Dự án bao gồm 3 hợp phần:
Hợp phần 1: Xây dựng mô hình giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đến trường với sự
kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường, cung cấp nền tảng kiến thức căn bản thiết
yếu và môi trường giao tiếp tốt nhất để trẻ sẵn sàng vào lớp 1.
Hợp phần 2: Phát triển nguồn nhân lực chuyên môn – nhóm hỗ trợ gia đình để
cung cấp những giờ học tại nhà và trung tâm/trường cho trẻ độ tuổi mầm non.
Hợp phần 3: Nâng cao năng lực cho dàn lãnh đạo các câu lạc bộ người Điếc
tại 4 tỉnh dự án, tập huấn quản lý nhóm cho các câu lạc bộ người Điếc Việt Nam, nâng
cao nhận thức chung cho toàn xã hội về nhu cầu, văn hóa và ngôn ngữ mẹ đẻ của người
Điếc là ngôn ngữ ký hiệu.
1.4.2. Tầm quan trọng
Ước tính, Việt Nam có khoảng 15.500 trẻ em điếc dưới 6 tuổi. Phần lớn các em
không được học mẫu giáo và cha mẹ các em không được hỗ trợ chuyên môn để giúp đỡ
con em mình. IDEO là dự án đầu tiên tại Việt Nam hỗ trợ trẻ em điếc ở độ tuổi mầm
non. Dự án cũng sử dụng một mô hình rất sáng tạo và hiện đại bằng cách xây dựng mô

hình nhóm hỗ trợ gia đình, gồm có hướng dẫn viên là người điếc, phiên dịch viên ngôn
ngữ ký hiệu và giáo viên là người nghe, đến dạy trẻ điếc tại nhà với sự tham gia của
các thành viên trong gia đình trẻ.
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thị Nghĩa cho biết: “Toàn quốc có
khoảng 15.500 trẻ dưới 6 tuổi là trẻ điếc hoặc trẻ nghe khó. Trong số đó, phần lớn trẻ
không được tiếp cận với giáo dục mầm non, trong khi cha mẹ trẻ không có những hỗ
trợ chuyên môn cần thiết. Dự án IDEO là dự án đầu tiên ở Việt Nam hướng đến đối
tượng là trẻ điếc trước tuổi đến trường. Những thành công của Dự án đóng một vai trò
quan trọng trong Chiến lược quốc gia về phát triển giáo dục giai đoạn 2011 2020, với
mục tiêu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”.

13


Dự án đã xây dựng nguồn nhân lực có chuyên môn phục vụ cho giáo dục trẻ điếc
trước tuổi đến trường tại Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Bình và TP. Hồ Chí Minh. Kết
quả đánh giá ban đầu cho thấy, việc sử dụng ngôn ngữ ký hiệu giúp tăng đáng kể sự
phát triển ngôn ngữ và nhận thức cũng như khả năng giao tiếp và kiến thức cơ bản của
các trẻ điếc tham gia Dự án. Điểm về giao tiếp và kiến thức cơ bản của trẻ điếc từ 5
đến 8 tuổi trong Dự án là 7/10, so với điểm 8 của những trẻ có khả năng nghe ở lứa
tuổi lên 5. Theo bà Vũ Lan Anh, chuyên gia về phát triển con người (Tổ chức Ngân
hàng Thế giới): “Giai đoạn 6 năm đầu đời có vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát
triển của trẻ. Việc hỗ trợ trẻ em điếc phát triển khả năng nhận thức một cách hoàn
chỉnh trong những năm đầu đời là rất quan trọng”. Dự án đã đào tạo được hơn 50 người
điếc trưởng thành trở thành hướng dẫn viên dạy trẻ điếc; gần 200 giáo viên nghe được
tập huấn ngôn ngữ ký hiệu để có thể hỗ trợ trẻ điếc hiệu quả hơn; và khoảng 50 người
nghe được tập huấn để trở thành hướng dẫn viên hỗ trợ giao tiếp/phiên dịch viên ngôn
ngữ ký hiệu. Bên cạnh đó, cha mẹ trẻ điếc cũng tham gia học ngôn ngữ ký hiệu để có
thể giao tiếp được với trẻ hằng ngày và đã tham gia rất tích cực vào các hoạt động của
cộng đồng người điếc.

Bà Lê Thị Kim Cúc, Quản lý dự án IDEO, Tổ chức Quan tâm thế giới, tại Việt
Nam phát biểu: “Mô hình này gắn kết người điếc trưởng thành, trẻ điếc và gia đình của
trẻ. Qua cách tiếp cận thân thiện với người học, lấy gia đình làm trung tâm, Dự án sẽ
giúp trẻ điếc phát triển tiềm năng một cách tốt nhất” 3. Theo các chuyên gia, tác động
3 Phát biểu trong Ngày hội gia đình : Những đôi tay xinh năm 2015

14


tích cực do IDEO mang lại hy vọng sẽ được Chính phủ Việt Nam kết hợp với những
sáng kiến của chương trình vào chiến lược giáo dục cho trẻ điếc ở Việt Nam. Những
tiến bộ trong việc học tập của trẻ điếc, sự hài lòng từ phía gia đình và nhu cầu về giáo
dục mầm non của cha mẹ trẻ điếc sẽ thuyết phục Chính phủ đầu tư vào nguồn nhân lực
giáo dục trẻ điếc của Dự án, giúp các trường mầm non và trung tâm duy trì hoạt động
và tiếp tục phát triển những kết quả đã đạt được.4

1.4.3. Hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
thông qua Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường
Có thể nói, hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng Thế giới qua Dự án
giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường là một đề tài khá mới mẻ và cũng rất cần
thiết cho xã hội hiện nay. Trẻ em khuyết tật, khi sinh ra họ đã không được may mắn, vì
vậy, các quốc gia chủ thể luôn cần phải có những chính sách để cổ vũ cho đối tượng
kém may mắn này, các chính sách xã hội luôn là những vấn đề mà công chúng quan
tâm, cho nên nếu triển khai tốt các chính sách này, thì công tác đối ngoại công chúng sẽ
rất dễ dàng hiệu quả.
Ngân hàng Thế giới – với vai trò đơn vị tổ chức Dự án giáo dục cho trẻ điếc trước
tuổi đến trường, đã tạo được sự tương tác với đối tượng công chúng Việt Nam. Thông
qua dự án này, chủ thể đối tượng mà tổ chức này muốn hướng tới đó là những trẻ em bị
điếc ở Việt Nam và các bậc phụ huynh có con cái bị điếc cùng với những giáo viên dạy
cho trẻn em bị khiếm thính, cụ thể là bốn tỉnh Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Bình và

TP. Hồ Chí Minh.
Khi xác định được đối tượng mà mình muốn hướng đến là ai, Tổ chức Ngan hàng
Thế giới đã đưa ra các chương trình phù hợp với từng đối tượng mà mình muốn hướng
tới. Cụ thể là:
Đối với trẻ em bị điếc: Gần 50 trẻ điếc lớp 1 đã được hỗ trợ giáo dục bằng
ngôn ngữ ký hiệu (NNKH) từ giáo viên người Điếc và giáo viên người nghe trong năm
học 2015/16 thông qua một chương trình thí điểm của Dự án Giáo dục trẻ Điếc trước
tuổi đến trường (IDEO). Dự án IDEO đã áp dụng mô hình sáng tạo bằng cách xây
dựng các nhóm hỗ trợ gia đình – bao gồm một hướng dẫn viên người Điếc, một phiên
dịch viên NNKH và một giáo viên người nghe để dạy NNKH cho trẻ em Điếc và gia
đình trẻ tại nhà. Trong vòng 5 năm qua, dự án đã giúp cho 255 trẻ Điếc dưới 6 tuổi tại
Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh được học NNKH tại
nhà.

4 Hội thảo: “ Vai trò của ngôn ngữ ký hiệu trong giáo dục trẻ điếc” (10/08/2015)
15


Hoa phượng rực đỏ một góc sân trường Giáo dục và nuôi dưỡng trẻ thiệt thòi Thái Nguyên

Đối với cha mẹ trẻ điếc: Để giúp cha mẹ trẻ điếc có thêm kiến thức, kỹ năng
giao tiếp và dạy trẻ điếc tại gia đình, dự án IDEO sẽ tổ chức lớp học ký hiệu miễn phí
cho cha mẹ trẻ điếc trong dự án với khoảng 200 ký hiệu/ từ thông dụng sử dụng
thường xuyên hàng ngày tại gia đình và trường mầm non.
Bên cạnh đấy, Ngân hàng thế giới còn tổ chức
“Ngày hội cha mẹ trẻ điếc” với sự có mặt của nhiều giáo sư, tiến sĩ trong nước và
nước ngoài, các giảng viên quốc tế chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục người điếc.
Ngày hội là nơi để các cha mẹ đại diện từ các nơi TP. Hồ Chí Minh, Quảng Bình, Thái
Nguyên, Hải Phòng và Ninh Bình đến giao lưu với Hội Cha Mẹ trẻ Điếc dự án IDEO
tại Hà Nội, học hỏi và trao đổi kinh nghiệm về cách nuôi dạy trẻ. Cũng trong ngày hội,

các bậc phụ huynh có dịp giao lưu với các giáo sư, giảng viên quốc tế cùng các thành
viên trong nhóm hỗ trợ gia đình dự án IDEO về tầm quan trọng của ngôn ngữ ký hiệu
trong giáo dục sớm ở trẻ Điếc, là tiền đề cho sự phát triển nhận thức, ngôn ngữ, tình
cảm xã hội và thể chất của trẻ Điếc, những chủ đề và sự quan tâm xoay quanh việc tạo
ra môi trường giao tiếp thuận lợi giữa trẻ và gia đình, người Điếc trưởng thành là giáo
viên dạy ngôn ngữ ký hiệu phù hợp nhất đối với trẻ.

16


Hội cha mẹ trẻ điếc Hà Nội – Dự án IDEO được thành lập vào ngày
04/05/2014 do các cha mẹ có con bị điếc tham gia Dự án IDEO dưới sự thành lập của
Tổ chức Quan tâm Thế giới, Dự án giáo dục trẻ điếc trước tuổi đến trường IDEO và
Chi hội người Điếc Việt Nam. Tính đến nay riêng ở Hà Nội đã có 150 thành viên tham
dự.
Đối với các thầy (cô) giáo dạy cho trẻ điếc: Hòa theo không khí tưng bừng
của cả nước hướng về ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và để bày tỏ lòng kính trọng, biết
ơn đối với các thầy cô giáo “đầu tiên” của các con, em mình, Hội cha mẹ trẻ Điếc Hà
Nội dưới sự hỗ trợ của Dự án giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đến trường – IDEO long
trọng tổ chức ngày Lễ tri ân các thầy cô tại Hà Nội.

Ngoài ra, Tổ chức Ngân hàng thế giới còn hướng đến cả những người quan
tâm tới Cộng đồng điếc:

17


Dự án IDEO tham gia đi bộ “Vì một thế giới hòa nhập cho người khuyêt
tật”: Ngày 29/11/2014 – Hưởng ứng Ngày quốc tế Người khuyết tật (3/12), Tổ chức
Quan tâm Thế Giới – Dự án Giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đên trường IDEO (Dự án

IDEO) tham gia Chương trình đi bộ "Vì một thế giới hòa nhập cho người khuyết
tật" do Liên hiệp hội về người Khuyết tật, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối
hợp tổ chức tại hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Gần 400 người nhảy flashmob nhằm nâng cao nhận thức về vai trò của
ngôn ngữ ký hiệu trong giáo dục trẻ Điếc: Ngày 13/12/2015 – Gần 400 người, bao
gồm cả trẻ điếc, gia đình trẻ, người điếc trưởng thành và những người quan tâm tới
cộng đồng điếc đã tham gia nhảy flashmob dùng ngôn ngữ ký hiệu đầu tiên tại Việt
Nam. Chương trình nhằm nâng cao kiến thức cho toàn xã hội về tầm quan trọng của
Ngôn ngữ ký hiệu với việc giáo dục can thiệp sớm cho trẻ Điếc trước tuổi đến trường.

18


CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG CHÚNG
CỦA TỔ CHỨC NGÂN HÀNG THẾ GIỚI TẠI VIỆT NAM THÔNG QUA DỰ
ÁN GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG VÀ MỘT SỐ BÀI
HỌC KINH NGHIỆM

2.1.

Thực trạng hoạt động đối ngoại công chúng của Tổ chức Ngân hàng thế

giới tại Việt Nam
Bằng việc tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa, Dự án này của Tổ chức Ngân hàng thế
giới đã tạo được sự tương tác không nhỏ đến với cộng đồng Việt Nam, thu hút nhiều sự
chú ý của công chúng trong nước và nưới ngoài.
2.1.1. Thành tựu
Dự án này đạt được rất nhiều thành tựu lớn trong công tác đối ngoại công chúng,

cụ thể là công chúng đối tượng tại Việt Nam.
Đây là một dự án mang tính nhân văn cao, nên thành tựu đạt được là một chính
sách xã hội hoàn hảo. Dự án tập trung hướng đến đối tượng kém may mắn trong xã
hội, đó chính là những trẻ em đang tuổi được vui chơi, được ăn học nhưng lại bị mắc
bệnh khiếm thính. Đây thực sự là một điều rất tệ cho các em. Và Ngân hàng thế giới
hiểu được điều đó, nên đã quyết định triển khai dự án này. Đây thực sự là một bước
ngoặc lớn cho nền giáo dục cho trẻ em khuyết tật của Việt Nam, cụ thể là những trẻ em
bị khiếm thính.
Dự án có nhiều hoạt động đa dạng, hướng đến được nhiều đôi tượng. Dự án với
vô vàn hoạt động được nhắc ở trên, đã tác động đến một số lượng công chúng không
nhỏ. Mọi người tham gia rất tích cực, qua đó có thể thấy Ngân hàng thế giới đã làm tốt
đối ngoại công chúng như thế nào.
Các hoạt động chất lượng, được đầu tư kĩa càng.
Cải thiện được trình độ học ngôn ngữ ký hiệu cho trẻ điếc. Việc sử dụng NNKH
đã giúp cải thiện khả năng phát triển ngôn ngữ và nhận thức cũng như khả năng giao
tiếp của trẻ. Điểm số phát triển nhận thức và ngôn ngữ của trẻ 5-7 tuổi trong dự án
IDEO là 7,6/10, so với điểm số 8/10 của trẻ nghe ở lứa tuổi lên 5. Ông Achim Fock,
Quyền Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới ở Việt Nam cho biết: “Phần lớn trẻ
điếc ở Việt Nam không được hỗ trợ khi học mẫu giáo trong khi cha mẹ trẻ lại không có
những hỗ trợ chuyên môn cần thiết. Những kết quả tích cực của dự án IDEO đã khẳng

19


định sự hỗ trợ tại trường học của những giáo viên người điếc và người nghe đã qua đào
tạo cùng phiên dịch viên NNKH là cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ điếc.” 5
Giúp các bậc phụ huynh có thêm nhiều kiến thức để dạy cho con cái mình.
Thông qua việc tổ chức các chương trình cho cha mẹ trẻ điếc, đồng thời thuê rất nhiều
những chuyên gia trong lĩnh vực này, để giúp cho các bậc phụ huynh có thêm kinh
nghiệm để dạy con mình, cũng như có thể được chia sẽ những khó khăn mình gặp phải

cùng các bậc phụ huynh khác để cùng nhau giải quyết các vấn đề.
Gây dựng được sự đoàn kết giữa cộng dồng người với nhau. Các hoạt động như
đi bộ hay nhảy flashmob là hoạt động không phải hướng đến đối tượng trẻ bị khiếm
thính hay cha mẹ của những đứa trẻ, mà là cả cộng đồng người Việt Nam (có cả quốc
tế), những người quan tâm đến Cộng đồng người điếc và muốn cổ vũ tinh thần cho họ,
cho họ thấy đã là con người thì không phân biệt cái gì, ai cũng như ai và đã là con
người thì đều yêu thương đồng loại của nhau.
Là một trong những hoạt động đối ngoại công chúng của Ngân hàng thế giới tại
Việt Nam được đánh giá cao về sự tương tác. Thu hút được đông đảo người tham gia
cũng như đón nhận được nhiều góp ý, khen ngợi,.. là một trong những thành công của
Ngân hàng thế giới tại Việt Nam. Có thể nói là độ phủ sóng của Ngân hàng thế giới tại
Việt Nam là vô cùng lớn, tổ chức này đã giúp đỡ rất nhiều cho vấn đề an sinh – xã hội
của người dân Việt Nam, được người dân tin tưởng và ủng hộ.
2.1.2. Hạn chế
Hoạt động nào cũng sẽ còn tồn tại những mặt hạn chết hay những kết quả chưa
được như mong muốn. Đối với Dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường của
Ngân hàng thế giới tại Việt Nam, nhìn chung, những hạn chế tồn tại cũng không nhiều
do đây là dự án được đánh giáo cao trong công tác đối ngoại công chúng với Việt Nam.
Tuy nhiên, cũng có một số khuyết điểm cần lưu ý.
Các buổi tập huấn cho cha mẹ trẻ điếc còn hạn chế về số lượng và thời gian. Chỉ
có duy nhất 8 buổi miễn phí và được giới hạn thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 năm
2014. Đây là một điểm bất cập của dự án này.
Số lượng trẻ điếc được học lớp ngôn ngữ kí hiệu trước khi bước vào lớp 1
không nhiều. Trong năm học 2015, có chỉ gần 50 em trong 1 lớp học ngôn ngữ kí hiệu
và trong vòng 5 năm dự án giúp được 255 trẻ Điếc dưới 6 tuổi tại Hà Nội, Thái

5 Phát biểu trong Lễ tổng kết dự án Giáo dục trẻ Điếc trước tuổi đến trường (IDEO) năm 2016
20



Nguyên, Quảng Bình và thành phố Hồ Chí Minh được học NNKH tại nhà. Đó là một
số lượng không quá lớn trong 5 năm.
Tóm lại, trong suốt quá trình 5 năm triển khai dự án và thực hiện, Tổ chức Ngân
hàng thế giới đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong công tác đối ngoại công chúng Việt
Nam bởi dự án đó đã thu hút được một lượng đông đảo công chúng, tạo được sự quan
tâm và thu hút được sự tham gia nhiệt tình đông đảo. Với nhóm đối tượng rộng nhưng
không có nghĩa các hoạt động sẽ trở nên mờ nhạt mà trái lại, Ngân hàng thế giới nói
chung hay dự án giáo dục cho trẻ điếc nói riêng đã tạo dựng được rất nhiều hoạt động
đa dạng được chuẩn bị công phu và đầu kĩ lưỡng. Tuy chỉ gặp một vài những khuyết
điểm nhỏ, nhưng nhìn chung, đây thực sự là một hoạt động ý nghĩa và hiệu quả cho cả
công chúng Việt Nam và thương hiệu Ngân hàng thế giới.
2.2. Nguyên nhân và bài học kinh nghiệm
2.2.1. Nguyên nhân của những thành tựu
Để làm được những điều trên, Ngân hàng thế giới đã thực sử lựa chọn đúng đắn
trong bước đầu xác định nhóm đối tượng muốn hướng đến, và có những chiến lược sâu
sắc để tương tác với quần chúng. Bên cạnh đấy phải kể một số nguyên nhân sau:
Nắm bắt được suy nghĩ của người Việt Nam. Người Việt Nam từ xưa đã có
đức tính nhân văn, sống luôn đặt đạo lí tình người lên trên. Vì vậy mà bất cứ hoạt động,
dự án nào đều nhắm vào việc cải thiện cuộc sống cho những người kém may mắn luôn
được công chúng Việt Nam đón nhận nhiệt tình. Tổ chức Ngân hàng thế giới đã nắm
bắt được điều đó và bắt đầu thực hiện các hoạt động mang tính xã hội tại Việt Nam và
có thể thấy rằng luôn nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ phía công chúng Việt Nam.
Có kĩ năng tốt trong công tác đối ngoại công chúng. Phải thật sự hiểu biết về
đối ngoại công chúng thì mới có thể thực hiện được hoạt động này. Tổ chức Ngân hàng
thế giới đã đi lần lượt từng bước của hoạt động, xác định đối tượng truyền thông nhắm
đến, mục đích đạt được, nhiệm vụ đề ra và bắt đầu triển khai các hoạt động để phát
triển dự án.

21



Sáng tạo trong việc thiết kế các hoạt động, chiến dịch củng cố cho dự án. Có
thế thấy là rất nhiều chương trình, hoạt động được thiết kế nhằm giới thiệu, quảng bá
cho một dự án. Với Giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường tại Việt Nam, các hoạt
động xoay quanh đều trên cơ sở làm “đòn bẩy”, đưa dự án đến với đông đảo đối tượng
xác định. Nhưng trên hết, các hoạt động, chương trình đó phải thực sự thú vị thì mới
hấp dẫn được công chúng.
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
Có thể do những tở ngại về tài chính hoặc thời gian mà dự án gặp phải hạn chế về
số lượng các buổi tập huấn cho phụ huynh cũng như các lớp học ngôn ngữ ký hiệu cho
trẻ. Nhưng nhìn chúng, đó là những tồn tại không quá nghiêm trọng, có thể dễ dàng
thay đổi được.
CHƯƠNG 3
KINH NGHIỆM VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CÔNG
CHÚNG CỦA VIỆT NAM THÔNG QUA DỰ ÁN GIÁO DỤC TRẺ ĐIẾC
TRƯỚC TUỔI ĐẾN TRƯỜNG

22


Hoạt động đối ngoại công chúng của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay còn gặp
nhiều bất cập như chưa có sự đầu tư, chưa sáng tạo và không thu hút được số lượng lớn
đối tượng muốn hướng tới. Tuy nhiên, thông qua Dự án Giáo dục cho trẻ điếc trước
tuổi đến trường của Ngân hàng Thế giới, có thể rút ra những kinh nghiệm hay những
bài học và giải pháp để củng cố lại tổ chức hoạt động đối ngoại công chúng của Việt
Nam.
Thứ nhất, đề tài, nội dung của các dự án, chương trình, hoạt động phải thật sự
ý nghĩa và có khả năng thu hút được các nhóm đối tượng công chúng quốc tế. Đối
ngoại công chúng quốc tế thì phải hướng đến nhóm công chúng quốc tế cụ thể, tránh
việc xác định nhóm đối tượng vì sẽ khó để phát triển hoạt động.

Thứ hai, phát triển được nhiều hoạt động cụ thể hướng đến đa dạng nhóm đối
tượng công chúng quốc tế. Chương trình hoạt động càng đa dạng bao nhiêu thì càng
hướng đến nhiều nhóm đối tượng bây nhiêu. Qua đó sẽ tạo được sự tương tác của công
chúng, thu hút sự quan tâm để quảng bá thương hiệu của mình.
Thứ ba, các hoạt động phải được lên kế hoạch từ trước và có lịch trình cụ thể,
rõ ràng. Nếu làm đối ngoại công chúng mà không đầu tư vào các chương trình sự kiện
ngoài thì hoạt động đó rất dễ mờ nhạt. Để đối ngoại công chúng thành công không chỉ
cần tề đề tài hay, hoặc tính cấp thiết cao. Mà hơn hết, các hoạt động bên cạnh phải thật
thú vị, hoành tráng, dẫn đến số lượng đông người theo dõi, như vậy, công tác đối ngoại
công chúng mới thành công.

23


KẾT LUẬN
Dự án Giáo dục cho trẻ điếc ở Việt Nam trước tuổi đến trường là một dự án được
thực hiện trong suốt năm 2011 – 2015. Đây là một hoạt động xã hội có ý nghĩa nhân
văn sâu sắc. Các chương trình thuộc dự án này đều nhằm mục đích động viên, khích lệ
tinh thần và thể hiện sự chia sẻ của xã hội đối với người khuyết tật để giúp họ xóa bỏ
sự tự ti, mặc cảm và vươn lên thành công trong cuộc sống. Còn hoạt động chính của
Dự án đã giúp cho trẻ em điếc học được ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp, bên cạnh đó
còn làm nhiệm vụ tư vấn cho các cha mẹ trẻ em điếc những vấn đề sẽ gặp phải và các
giải pháp bởi các chuyên gia đến từ nhiều quốc gia trên thế giới và thông thạo về lĩnh
vực giáo dục người điếc. Mục tiêu của dự án chính là để động viên những tre em kém
may mắn chó thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình, đó chính là học hành.
Bên cạnh việc cải thiện giáo dục cho trẻ em điếc, Tổ chức Ngân hàng thế giới lại
một lần nữa hoàn thành đối ngoại công chúng tại Việt Nam. Có thể thấy các dự án đề
được mang ý nghĩa cải thiện cuộc sống xã hội của người dân Việt Nam, thậm chí là trợ
giúp thúc đấy kinh tế đất nước. Nhìn chung trong những năm qua, Tổ chức Ngân hàng
thế giới đã trợ giúp được rất nhiều cho Việt Nam. Chính nhờ điều đó mà công tác đối

ngoại với công chúng Việt Nam được xem là thành công đáng kể.
Từ những thành tựu đó, Việt Nam nên rút ra bài học cho mình về hoạt động đối
ngoại công chúng. Có thể nói hiện nay, những thành công trong lĩnh vực đối ngoại
công chúng quốc tế Việt Nam chưa được nhiều. Cụ thể là do các chính sách chưa thực
sự hấp dẫn được công chúng quốc tế và cũng chưa thực sư là những nét đặc sắc của
Việt Nam để mà dùng quảng bá thương hiệu. Vậy nên Việt Nam cần vạch ra cho mình
nhũng chính sách nổi trội về văn hóa, con người Việt Nam,.. hay những thứ mà công
chúng thế giới quan tâm nhất ở Việt Nam để làm đối ngoại.
Tiếp thu từ những việc đã làm được của Tổ chức Ngân hàng thế giới tại Việt Nam
để áp dụng khi làm công tác đối ngoại công chúng quốc tế sẽ giúp Việt Nam hiểu được
thế mạnh của mình là gì, tồn tại hạn chế nào và cơ hội cũng như các thách thức mà phải
đối mặt. Nhận biết ngay từ đầu về tầm quan trọng của đối ngoại công chúng quốc tế
hiện nay, rút ra các bài học kinh nghiệm từ các quốc gia khác, các tổ chức (phi) chính
phủ khác về lĩnh vực đối ngoại công chúng sẽ giúp Việt Nam có thêm nhiều bài học
cho mình để ngày càng củng cố đơn vị làm công tác đối ngoại, xây dựng những dự án,
chính sách hấp dẫn, thu hút nhiều người dân thế giới và quan trọng là quảng bá thương
hiệu, tạo nên sức ảnh hưởng Việt Nam đến với khắp mọi nơi trên thế giới.

24


TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng việt

1

Phạm Minh Sơn (2016), Đối ngoại công chúng: Mô hình hoạt động của một số
nước lớn trên thế giới và đề xuất đối với Việt Nam, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.


Website

2
3
4
5
6
7

Đề tài tìm hiểu về Ngân hàng Thế giới
/>Cổng thông tin điện tử Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chũ nghĩa Việt Nam:
/>Câu lạc bộ văn hóa người Điếc TP. Hồ Chí Minh
/>Ngân hàng Thế giới
/>Tạp chí Đảng Cộng Sản
/>Dự án giáo dục cho trẻ điếc trước tuổi đến trường (IDEO)
/>
25


×