Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

MÔN QUẢN LÝ MỸ THUẬT: TRANH SƠN MÀI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (964.1 KB, 23 trang )

BÀI TẬP
MÔN QUẢN LÝ MỸ THUẬT

TRANH SƠN MÀI


TRANH SƠN MÀI
Sơn mài được coi là một trong các chất liệu hội họa ở Việt Nam. Đây
là sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật của nghề sơn (nghề sơn ta) thủ công
truyền thống của Việt Nam thành kỹ thuật sơn mài. Tuy nhiên, từ dùng để
gọi sơn mài (tiếng Anh: lacquer) thường được hiểu sang các đồ dùng sơn
mỹ nghệ của Nhật, Trung Quốc. Kỹ thuật mài là điểm khác biệt lớn giữa đồ
thủ công sơn mỹ nghệ và tranh sơn mài Việt Nam.
Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề
sơn nhưsơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại
son, bạc thếp,vàng thếp, vỏ trai, v.v. vẽ trên nền vóc màu đen. Đầu thập
niên 1930, những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Đông
Dương đã tìm tòi phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc,
cật tre, v.v. và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên kỹ thuật sơn mài độc
đáo để sáng tác những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và
tranh sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh có thể được vẽ rồi mài nhiều lần
tới khi đạt hiệu quả mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Người ta thường lưu ý rằng sơn mài có những điểm "ngược đời":
muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao.
Muốn nhìn thấy tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.
Hầu hết họa sĩ đồng ý rằng: kỹ thuật vẽ sơn mài khó và có tính ngẫu
nhiên nên nhiều khi các họa sĩ dày dặn kinh nghiệm cũng bất ngờ trước
một hiệu quả đạt được sau khi mài tranh.
Các nguyên liệu sử dụng trang trí
Một sản phẩm sơn mài sử dụng khá nhiều nguyên liệu: đó là sơn, màu
và các nguyên liệu khác. Có thể kể ra đây một vài nguyên liệu phổ biến


như:
•Sơn: khai thác từ cây sơn, ngoài ra còn dùng dầu trẩu, dầu
trám, nhựa thông và nhựa dó...


•Màu: sơn mài cổ truyền dùng 2 màu cơ bản là cánh gián đen và đỏ,
loại màu chế từ khoáng chất vô cơ (ví dụ: son) nên không bị phân huỷ
trước ánh sáng và thời gian.
•Các sản phẩm từ bạc như bạc thếp, bạc dán, bạc xay, bạc dầm...
•Các sản phẩm từ vàng như vàng thếp...
•Các vật liệu khác: vỏ trứng, vỏ trai, vỏ ốc, bột điệp...
•Ngày nay, người ta đã chế tạo thành công các loại sơn công nghiệp
có thể thay thế các loại sơn mài cổ truyền do có nhiều ưu điểm, nhất là dễ
dàng trong sản xuất tranh và màu sắc thì vô cùng phong phú.
Các công đoạn chính của công nghệ sơn mài
Có thể nói công nghệ sơn mài chỉ có nguyên lý chung nhưng khác biệt
trong kinh nghiệm, kỹ thuật của từng cá nhân, từng gia đình cũng như nó
được biến đổi kỹ thuật làm tranh khác với làm tượng, lại khác với trang trí
đồ vật, sơn phủ hoàng kim... Có thể chia làm một số công đoạn chính sau:
bó hom vóc, trang trí, mài và đánh bóng.
Bó hom vóc
Việc hom bó cốt gỗ (đồ vật cần sơn) ngày xưa thường được người làm
sử dụng giấy bả, loại giấy chế từ gỗ dó nên rất dai, có độ bền vững hơn vải.
Cách bó hom vóc được tiến hành như sau: dùng đất phù sa (ngày nay người
thợ có thể dùng bột đá) trộn sơn ta giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít
các vết rạn nứt của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy (hoặc vải màn)
sau đó còn phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang
ở sau tấm vóc (ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để gỗ khô
kiệt mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ
tấm vóc không thể thấm nước, không bị mối mọt, không phụ thuộc môi

trường làm gỗ co ngót. Xử lý tấm vóc càng kỹ, càng kéo dài tuổi thọ cho đồ
vật cần sơn, mỗi tác phẩm sơn mài có tuổi thọ 400-500 năm.


Trang trí
Khi có được tấm vóc nói trên (hoặc các mô hình chạm khác bình hoa,
các bộ đồ khác), người chế các món đồ phải làm các công đoạn gắn, dán
các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vỏ trứng, mảnh xà cừ,
vàng, bạc...sau đó phủ sơn rồi lại mài phẳng, tiếp đến dùng màu.
Với kỹ thuật sơn phủ tượng và đồ nội thất như: hương án, hoành
phi, câu đối... người thợ phải làm trong phòng kín và quây màn xung quanh
để tránh gió thổi các nguyên liệu: quỳ vàng, quỳ bạc, tránh bụi bám vào
nước sơn còn ướt.
Mài và đánh bóng
Vì dầu bóng đã pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo
thành độ sâu thẳm của tranh, do đó sau mỗi lần vẽ phải mài. Người xưa sử
dụng lá chuối khô làm giấy nháp. Đến nay, nguyên tắc đánh bóng tranh lần
cuối chưa có gì thay thế phương pháp thủ công vì loại tranh này không
được phép phủ dầu bóng. Đó chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự
thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau
cùng. Có một số thứ để mài và đánh bóng như: than củi xoan nghiền nhỏ,
tóc rối, đá gan gà v.v..
Làng nghề sơn mài
Việc làm sơn mài luôn phụ thuộc thời tiết - nó rất thích hợp mùa xuân
và những ngày mưa đầu hạ. Điều đó làm ta thấy sự phân bố làm nghề sơn
mài không những chia theo khu vực sản phẩm mà còn có yếu tố liên kết
phục vụ lẫn nhau.
Làng nghề sơn mài Đình Bảng (Tiên Sơn - Bắc Ninh) thường lấy quỳ
vàng, quỳ bạc của làng Kiêu Kị (Gia Lâm), lấy giấy dó của làng Đông Cao,
lấy vải màn của làng Đình Cả, lấy vóc hoặc sản phẩm chạm khắc của làng

Phù Khê, lấy nguồn sơn thô của Phú Thọ, Yên Bái và lấy nguồn dầu trẩu,
dầu trám của Lạng Sơn, Cao Bằng...


Hà Nội ngày nay vẫn là đầu mối tập trung nguyên liệu và các bậc chế
tác nghệ thuật sơn mài nổi tiếng. Đa phần họ có gốc thành viên của các
làng nghề truyền thống nhập cư Hà Nội và tạo nên 36 phố phường ngày
trước.
Sơn mài thời hiện đại
Hiện nay, tranh sơn mài sử dụng nguyên liệu là sơn Nhật được dùng
khá phổ biến. Do sơn ta có hạn chế là dễ gây tác động phụ cho người sử
dụng (bị "sơn ăn"), ngoài ra, khi dùng sơn ta, tranh lại phụ thuộc vào thời
tiết khá nhiều. Khi thời tiết có độ ẩm cao thì sơn càng nhanh khô, nếu thời
tiết khô ráo (độ ẩm thấp) thì sơn rất lâu khô. Do vậy, sơn ta ít khi được
dùng tại các nước có khí hậu khô ráo. Trong khi đó, sơn Nhật lại nhanh khô
và làm cho việc ai đó muốn vẽ tranh ở nước ôn đới cũng có thể thực hiện
được. Nhưng khi sử dụng sơn Nhật, để tranh được bóng, bây giờ người ta
thường dùng một lớp sơn trong (sơn cánh gián) phủ ra bên ngoài tranh, còn
nếu tranh sơn mài dùng sơn ta, chỉ cần lấy nắm tóc rối xoa lên tranh, hoặc
dùng bàn tay có độ ẩm (có ít mồ hôi) xoa lên tranh, tranh sẽ rất bóng. Tuy
nhiên, tranh sơn màu dùng sơn ta vẫn được ưa chuộng hơn vì sự công phu
trong quá trình làm tranh và khi nhìn, nó tạo độ sâu cho bức tranh hơn.
Sơn mài ngày nay không chỉ còn ứng dụng sản xuất tranh sơn mài,
hoành phi hay câu đối... nó còn được phát triển để sản xuất các mặt hàng
nội thất cao cấp như bàn ghế, giường tủ... Gốm sơn mài hiện là mặt hàng
được ưa chuộng tại nhiều nước.
Trong dòng chảy nghệ thuật tạo hình hiện đại đương đại Việt Nam,
sơn mài là một trong những chất liệu truyền thống đã được khẳng định,
hiện đang được rất nhiều thế hệ các họa sĩ say mê nghiên cứu bằng các
nhãn quan nghệ thuật tạo hình đa dạng với mục đích định hình dấu ấn cá

nhân và thể nghiệm những quan niệm mới của mình về nghệ thuật.


Với những hình thức, thủ pháp khác nhau, các tác phẩm sơn mài của
các họa sĩ đương đại Việt Nam đã và đang tạo ra những thủ pháp, phương
thức sáng tạo vừa thể hiện bản sắc dân tộc vừa mang âm hưởng của nghệ
thuật tạo hình đương đại.
Nhìn lại quá khứ lịch sử, những thành tựu về nghệ thuật sơn mài của
Việt Nam trong thế kỷ XX đã được thế giới ghi nhận và đánh giá cao.
Những người yêu nghệ thuật Việt Nam luôn tự hào vì đã có những họa sĩ
tài danh đưa sơn mài từ một chất liệu thủ công truyền thống trở thành một
chất liệu hội họa. Các tác phẩm mỹ thuật hiện đại Việt Nam như: Ngựa
Gióng của Nguyễn Tư Nghiêm; Bình phong của Nguyễn Gia Trí; Kết nạp
Đảng ở Điện Biên Phủ của Nguyễn Sáng và rất nhiều tác giả tác phẩm khác
đã tạo dựng nên hình hài một sơn mài Việt nam trong nền nghệ thuật hiện
đại của thế giới thế kỷ XX.

Tranh sơn mài của Bùi Hữu Hùng


Ngày nay, nghệ thuật sơn mài hiện đại đương đại vẫn đang tiếp tục kế
thừa và phát triển với nhiều lối biểu hiện và tìm tòi mới mang đậm dấu ấn
và tính sáng tạo của từng cá nhân nghệ sĩ. Một số họa sĩ trẻ đã đưa các loại
vỏ ốc vỏ trứng vỏ trai vào tranh để tạo ra những hiệu quả mang tính biểu
hiện trừu tượng nhiều hơn là mô tả thực. Người xem nhờ đó có thể nhận
diện được sự đa dạng tạo ra từ chất liệu. Nó không bị bó hẹp trong tạo hình
và thể hiện. Nhưng cho dù thể hiện theo phong cách nào, xu hướng nào thì
thế giới hiện thực vẫn là những tác nhân quan trọng và luôn ẩn hiện trong
các tác phẩm sơn mài đương đại Việt Nam.
Là một người luôn tâm huyết với nghề, thầy Đoàn Văn Nguyên đã

từng có nhiều năm giảng dạy cho các thế hệ sinh viên của Trường Đại học
Mỹ thuật Hà Nội (nay là trường Đại học Mỹ thuật Việt nam) về kỹ thuật
làm tranh sơn mài. Trong cuộc đời làm nghệ thuật của mình, thầy cũng đã
có nhiều trăn trở, tìm tòi, đổi mới trong sáng tác. Kết cấu bố cục hiện đại,
lối tạo hình đơn giản cô đọng mang nhiều tính trang trí kết hợp với việc tạo
chất đã tạo ra nhiều lớp không gian trong các tác phẩm, đồng thời phát huy
được những ưu thế của chất liệu sơn mài.
Họa sĩ Diệp Quý Hải hiện là giảng viên Trường Đại học Mỹ thuật Việt
Nam. Là người cũng đã có nhiều kinh nghiệm và cũng đã từng có nhiều
năm gắn bó, thử nghiệm với nghệ thuật sơn mài. Tranh của Diệp Quý Hải
bố cục theo diện phẳng, đơn giản, thiên về tạo chất với các mảng hình đã
được trừu tượng hóa. Tác phẩm: Hội đêm (Huy chương bạc triển lãm mỹ
thuật toàn quốc 2005) của anh là một tác phẩm trừu tượng. Hình tượng
trong tác phẩm chính là sự kết nối cấu trúc của những tín hiệu, những ngôn
ngữ nghệ thuật tạo hình hiện đại nhưng vẫn gợi ra được các hình ảnh của
sự vật và chuyển tải một thông điệp cụ thể đến những người thưởng thức.


Từng một thời là học trò của thầy Đoàn Văn Nguyên lại có may mắn
là được sinh ra trong một gia đình đã từng làm sơn mài truyền thống.
Nguyễn Quốc Huy đã kế tục xuất sắc khi theo đuổi và thể nghiệm chất liệu
này. Anh đã làm chủ được chất liệu với những kỹ thuật diễn tả điêu luyện.
Tính biến hóa, bất ngờ luôn ẩn chứa trong chất liệu đã hấp dẫn và cuốn hút
anh. Vẻ đẹp của con người và cảnh vật đang diễn ra hàng ngày đã tạo cho
anh những mạch nguồn cảm xúc không bao giờ cạn. Chính vì vậy tranh của
Nguyễn Quốc Huy luôn mang đậm hơi thở của cuộc sống và mặc dù lối thể
hiện không có gì mới nhưng vẫn tạo ra những ma lực để cuốn hút người
xem. Giải thưởng tại triển lãm mỹ thuật ASEAN Phillip Moris, triển lãm
mỹ thuật khu vực và triển lãm mỹ thuật toàn quốc trong thời gian qua vừa
là nguồn động viên anh trong quá trình sáng tạo đồng thời nó cũng đang

dần khảng định một tài năng, một tên tuổi trong nền hội họa đương đại Việt
Nam.


Tranh sơn mài của Nguyễn Trường Linh
Sự hấp dẫn của chất liệu độc đáo, vừa bền chắc vừa sang trọng, lộng
lẫy đã thu hút các thế hệ họa sĩ Việt Nam nghiên cứu tìm tòi. Nhóm các họa
sĩ đương đại tiên phong đã tập trung khai thác mọi khả năng, tính năng biểu
hiện của chất liệu. Lối tạo hình mới trên nền vóc với kỹ thuật gắn kết hiện
đại để tạo ra hiệu quả cho tác phẩm, góp phần tạo nên sự phong phú, đa
dạng cho các hình thức biểu đạt.
Bùi Hữu Hùng là một họa sĩ luôn hướng về quá khứ. Anh đã đưa mọi
người trở lại với các thời kỳ của chế độ phong kiến Việt Nam. Đề tài mà


họa sĩ đề cập là đề tài những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hoàng cung
và thiếu nữ xưa cùng với các trang phục truyền thống. Sự liên tưởng quá
khứ, kết hợp giữa lối vẽ cổ điển với tính trang trí đã thể hiện được toàn bộ
tinh thần của dân tộc trong một thời kỳ lịch sử. Các tác phẩm của anh luôn
được những người yêu nghệ thuật và các nhà sưu tập tranh hào hứng đón
nhận.

Tranh sơn mài của Bùi Hữu Hùng
Họa sĩ Đinh Quân đã tạo ra hình ảnh những người phụ nữ Việt gợi
cảm, nhẹ nhàng và vô cùng lãng mạn trên nền đen sâu thẳm của sơn mài.
Trong lối biểu hiện vừa hiện thực vừa trừu tượng, hình tượng phụ nữ trong
các tác phẩm của anh là sự kết hợp và giao thoa giữ hiện đại và truyền
thống.
Đặc thù của chất liệu sơn mài là luôn tạo ra những bất ngờ thú vị trong
quá trình thể hiện. Chính điều kỳ diệu này đã khiến cho các họa sĩ thoải



mái hơn khi thể hiện ý tưởng, họ không bị gò bó trong cách thức biểu đạt
đặc biệt trong xu hướng biểu hiện có tính trừu tượng.
Đã từng có nhiều năm trong công tác đào tạo tài năng nghệ thuật cho
đất nước, họa sĩ Trương Bé đã tạo ra các tác phẩm trừu tượng bằng chất
liệu sơn mài. Tranh ông là những mạch nguồn của sự sống, là những chiêm
nghiệm được cấu thành từ hiện thực đang tồn tại, là tinh thần trí tuệ thăng
hoa trong nghệ thuật. Những tác phẩm của ông là chiều sâu của thế giới nội
tâm cùng với những đột phá trong thể hiện tính đặc thù của chất liệu. Ông
thực sự là một "Bậc thầy" của nghệ thuật trừu tượng; một đại diện xuất sắc
của nghệ thật sơn mài đương đại Việt Nam trong lối biểu đạt thế giới nội
tâm con người cũng như những tư duy về nghệ thuật tạo hình hiện đại.
Triển lãm mỹ thuật toàn quốc 2006-2010 đã ghi nhận những thành tựu
trong 10 năm lao động và sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ hiện đại,
đương đại Việt Nam. Nhiều tác phẩm đã khẳng định được tên tuổi và tài
năng nghệ thuật trong thời kỳ mới. Họa sĩ Nguyễn Trường Linh là một
trong những đại diện xuất sắc với tác phẩm: Hà Nội có cầu Long Biên (Huy
chương vàng). Tác phẩm không chỉ khẳng định tài năng của họa sĩ mà nó
còn góp phần tôn vinh thuật sơn mài truyền thống Việt Nam.


Tác phẩm "Cổng Cũ" của tác giả Nguyễn Hải Nam
Tranh sơn mài của Nguyễn Trường Linh có bố cục chặt chẽ, hiện đại
và giàu chất trí tuệ. Họa sĩ đã phát huy tối đa những tính năng ưu việt của
chất liệu sơn mài trong lối biểu đạt không gian của một nền nghệ
thuật mới.
Triển lãm cá nhân của anh tại Đài Loan đã được một nhà phê bình của
Đài Loan (Trung Quốc) khẳng định: "Triển lãm như một luồng gió lạ mang
đến sự huyền bí, ánh sáng, hào quang rực rỡ của nghệ thuật sơn mài Việt.

Khán giả đi từ ngạc nhiên đến thán phục trước nghệ thuật sơn mài Việt
Nam và họ hy vọng sẽ lại được chiêm ngưỡng nhiều tác phẩm khác của họa
sỹ trong những năm sau".


Nguyễn Trường Linh đang là người góp phần định hướng và tôn
vinh nghệ thuật sơn mài truyền thống Việt Nam. Đưa sơn mài lên vị trí
xứng đáng là "quốc hồn quốc túy" dân tộc, giúp các họa sĩ đương đại Việt
nhận ra tầm vóc và những giá trị đặc sắc của chất liệu này.
Đánh giá về Nguyễn Trường Linh, nhà phê bình Lương Xuân Đoàn
khẳng định: "Yêu quý chất liệu sơn mài truyền thống, anh coi mình như kẻ
hậu sinh, tự tin khi con mắt được đánh thức, nên nhẹ nhõm bước chậm,
bước sâu xuống đáy vóc mà vùng vẫy thỏa thuê trong những đĩa màu cũ,
tinh túy của sơn mài. Để rồi, mỗi lần ngoi lên lại thấy mình khác. Hình
khác, màu cũng khác khi giữa đôi bờ âm dương của mặt vóc, tiếng ngân
vọng dưới đáy đen thăm thẳm kia mới là lời mời gọi quyến rũ nhất để hình
sắc tự phá cõi mà tràn lên, hồn tìm được hình mà trú ngụ nơi bức họa, mặc
cho cái đẹp hòa điệu bình dị, tự tại giữa vàng, bạc, son, then và vỏ trứng...".


Tác phẩm "Tát nước đồng chiêm" của tác giả Trần Văn Cẩn
Lê Quảng Hà là một đại diện tiêu biểu của các thế hệ họa sĩ đương đại
Việt Nam. Tranh Lê Quảng Hà luôn thể hiện rõ cá tính nghệ sĩ và những
quan điểm cá nhân trong bố cục và tư duy tạo hình mới. Họa sĩ không chú
tâm vào việc mô tả sự vật mà tìm cách sáng tạo ra những mô típ tạo hình
trên cơ sở của tư duy chủ quan, của lý trí và sự suy ngẫm. Những hình
tượng nghệ thuật mới mà anh tạo ra cùng với cách thể hiện nghệ thuật độc
đáo của của mình đã và đang góp phần tạo tạo những định hướng đa dạng,
phong phú trong nghệ thuật tạo hình đương đại Việt Nam.
Sẽ còn cần tiếp tục tìm tòi và thể nghiệm nhiều hơn nữa đối với chất

liệu sơn mài, nghệ thuật thế kỷ XX đã chứng kiến những đổi thay to lớn
trong việc nhìn nhận và đánh giá các tác phẩm nghệ thuật, khi các xu
hướng nghệ thuật liên tục xuất hiện để bày tỏ những suy nghĩ của cá nhân
về cuộc sống và nghệ thuật. Nghệ thuật đương đại ngày nay đã xuất hiện
nhiều xu hướng mới giúp những người thưởng thức có thể tiếp cận với các
tác phẩm nghệ thuật theo nhiều cách thức khác nhau. Có lẽ nghệ thuật sơn
mài cũng cần có những tìm tòi, những giải pháp và những cách tân mới và
lạ hơn nữa để đáp ứng nhu cầu nội tại của nghệ thuật đương đại Việt nói
chung và sơn mài Việt nói riêng.


Tác phẩm "Mùa xuân trên bản Quặng" của Dương Hướng Minh
Màu vàng son lộng lẫy, không gian sâu thẳm và huyền bí, nhiều chất
mới lạ luôn được tạo ra trong không gian sâu thẳm của tranh mà có lẽ
chỉ sơn mài mới có thể có được đã khẳng định vị thế riêng của sơn mài.
Quá trình tìm tòi của các thế hệ họa sĩ đã tạo nên một bề dày thành tựu
trong nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam. Cho đến nay, chất liệu sơn mài vẫn
còn là những bí ẩn kì diệu và đang chứng tỏ khả năng vô tận của mình
trong mọi khả năng biểu đạt.
Họa sĩ Lê Quảng Hà từng nói: "Người tài có khả năng làm thay đổi
quan niệm về cái đẹp. Họ sẽ thuyết phục người khác bằng chính tài năng,
lòng trung thực và bằng lao động không mệt mỏi của họ…"
Hy vọng trong thời gian tới, những ẩn số thú vị trong giá trị biểu đạt
của chất liệu sơn mài sẽ luôn được các họa sĩ quan tâm tìm tòi và khám
phá. Đưa sơn mài Việt Nam ngày càng trở thành một chất liệu truyền thống


quý báu, cần phải được giữ gìn, phát huy, phát triển nhiều hơn nữa trong
nền nghệ thuật tạo hình Việt Nam đương đại.
HỌA SĨ HOÀNG TRẦM

HOÀNG TRẦM (sinh ngày 18- 6- 1928) quê ở quận Bình Thạnh, Thành
phố Hồ Chí Minh. Ông tốt nghiệp Trung cấp Mĩ thuật khóa I (1957 - 1960),
và Đại học Mĩ thuật Hà Nội khoá III (1959 - 1964); hội viên ngành hội hoạ
Hội Mĩ thuật Việt Nam từ 1957. Trong kháng chiến chống Pháp ông công
tác tại Phòng Thông tin Văn nghệ Cần Giuộc (1947 - 1952); công tác tại Ty
Thông tin Bà Rịa (1952 - 1954); bộ đội Tiểu đoàn 397 Chợ Lớn (1955);

Họa sĩ Hoàng Trầm
hoạ sĩ Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị (1955 - 1960); giảng viên Trường
Đại học Mĩ thuật Hà Nội (1964 - 1975); giảng viên - Chủ nhiệm khoa hội
hoạ Trường Đại học Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (1975 - 1988).
Trong quá trình công tác ông đã được tặng Huân chương Kháng chiến hạng
Ba; Huân chương Kháng chiến chống Mĩ cứu nước hạng Nhì; Huy chương
Vì sự nghiệp Văn học Nghệ thuật Việt Nam; Huy chương Vì sự nghiệp Mĩ


thuật Việt Nam. Hoàng Trầm là hoạ sĩ miền Nam có nhiều năm làm việc,
sáng tác ở Hà Nội, vì vậy ông đã có nhiều tranh về cuộc chiến đấu của quân
và dân miền Bắc trong cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc và đấu tranh
thống nhất nước nhà ở miền Nam. Tác phẩm của ông đã khắc hoạ đậm nét
người chiến sĩ, bà má miền Nam với tình cảm yêu thương đằm thắm, với
bút pháp thô khỏe, mộc mạc, có tính khát quát, với màu sắc ấm áp.

HOÀNG TRẦM – Nữ pháo binh Ngư Thủy, 1974, sơn mài. Bảo
tàng



thuật


Việt

Nam


HOÀNG TRẦM – Mẹ kháng chiến. 1980. Sơn mài
Tranh của ông luôn diễn đạt thành công về chiều sâu không gian và chủ đề
tác phẩm, được đánh giá cao về nghệ thuật. Hoạ sĩ Hoàng Trầm có nhiều
công lao trong việc đào tạo mĩ thuật tại Trường Đại học Mĩ thuật Việt Nam
và Trường Đại học Mĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh. Tác phẩm của ông đã
được Giải thưởng Triển lãm Mĩ thuật Toàn quốc: Giải A năm 1980, Huy
chương Bạc năm 1985 và năm 1990; Giải A Triển lãm đề tài lực lượng vũ
trang và chiến tranh cách mạng năm 1984.
Năm 2001, hoạ sĩ Hoàng Trầm được tặng Giải thưởng Nhà nước về
Văn học Nghệ thuật đợt I cho các tác phẩm:
Mẹ kháng chiến - Sơn mài - 120x150 cm (1980);
Tự vệ Hà Nội - Sơn mài - 60x80 cm (1975);
Nữ pháo binh Ngư Thủy - Sơn mài - 90x120 cm (1974);
Tình quân dân - Sơn mài - 90x120 cm (1980);


Các tác phẩm tranh sơn mài tiêu biểu của họa sĩ Hoàng Cầm:

Hạ Long, sơn mài, 60 x 80, 1995

Tự vệ Hà Nội - Sơn mài - 60x80 cm (1975).



Mẹvàcon


Nữ pháo binh Ngư Thủy - Sơn mài - 90x120 cm (1974);


Tình quân dân - Sơn mài - 90x120 cm (1980);

Tác phẩm xuất sắc: Mẹ kháng chiến


Ngay trong những năm tháng ác liệt của cuộc chiến tranh chống Mỹ,
cứu nước, những ký họa, trực họa của Hoàng Trầm gửi từ chiến trường
luôn nhận được sự đánh giá cao của đồng nghiệp.
"Mẹ kháng chiến", sơn mài khổ 120 x 150 cm, không thể hiện một
hình ảnh người mẹ đưa tiễn con ra trận, mà giống như lời trong một bài hát
"nơi hầm tối là nơi sáng nhất, nơi con nhìn ra sức mạnh Việt Nam", một
người mẹ hiền từ, cùng con gái - có lẽ thế, chăm sóc và nuôi dưỡng thương
binh.
Bức tranh giống như hình ảnh cắt ngang một gian hầm, mỗi gương
mặt đều trong trạng thái tĩnh, ánh mắt mẹ hiền từ, bao bọc lên cả căn hầm
hơi ấm của tình mẫu tử... Bức tranh không nhiều chi tiết, nhưng dễ hình
dung ra hoàn cảnh của người thương binh lúc đó. Không gian tranh như
chật chội, song nền tranh sâu thẳm, gợi nên sự bao la của lòng mẹ, của
những người phụ nữ trong chiến tranh, chiến đấu và bảo vệ chiến sĩ bằng
sự đôn hậu, nhẫn nại của mình.
Hiện tranh đang được trưng bày tại bảo tàng Mỹ thuật thành phố Hồ
Chí Minh.




×