Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Quản lý nhà nước về thiết chế Nhà văn hóa phường,xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (209.33 KB, 23 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.............................................................................................................................................3
Chương 1............................................................................................................................................5
CƠ SỞ LY LUÂN VÊ QUAN LY THIÊT CHÊ NHA VĂN HOA VA GIƠI THI ÊU KHAI QUAT VÊ THANH
PHỐ VĨNH YÊN....................................................................................................................................5
– TỈNH VĨNH PHÚC.............................................................................................................................5
1.1. Quản lý thiết chế Nhà văn hóa...................................................................................................5
1.1.1. Khai niêm quản lý nhà nươc..................................................................................................5
1.1.2. Khai niêm quản lý nhà nươc vê văn hóa.................................................................................5
1.1.3. Khai niêm quản lý nhà nươc vê cac thiết chế văn hóa. .........................................................6
1.1.4. Khai niêm Nhà văn hóa...........................................................................................................6
1.2. Giơi thiêu khai quat vê thành phố vĩnh Yên – tinh Vĩnh Phuc. ...............................................10
1.2.1. Vị trí địa lý..............................................................................................................................10
1.2.2 Hành chính.............................................................................................................................10
1.2.3 Lịch sử.....................................................................................................................................10
2.1. Thực trạng thiết chế Nhà văn hóa phường, xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tinh Vĩnh
Phuc..................................................................................................................................................12
2.1.1. Tổng số Nhà văn hóa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tinh Vĩnh Phuc..........................12
2.2. Thực trạng vê công tac quản lý Nhà văn hóa phường,xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên –
tinh Vĩnh Phuc..................................................................................................................................13
2.3 Một số kết quả đạt được trong công tac quản lý thiết chế Nhà văn hóa phường, xã trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên – tinh Vĩnh Phuc......................................................................................14
2.4 . Những tồn tại, hạn chế............................................................................................................15
Chương 3..........................................................................................................................................17
GIAI PHAP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI VƠI CÔNG TAC QUAN LY NHA NƯƠC VÊ
THIÊT CHÊ NHA VĂN HOA PHƯỜNG, XÃ TRÊN ĐỊA BAN THANH PHỐ VĨNH YÊN..........................17
TỈNH VĨNH PHÚC.............................................................................................................................17

1



3.1 NHỮNG GIAI PHAP CỤ THỂ........................................................................................................17
TAI LIỆU THAM KHAO.......................................................................................................................23

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Cuộc sống ngày càng được nâng cao, mọi nhu cầu về vật chất được đáp
ứng thì những đòi hỏi của con người về văn hóa, tinh thần càng nhiều. Ngoài
thời gian làm việc, học tập công chúng còn quan tâm tới các hoạt động vui
chơi giải trí, giao lưu, học hỏi lẫn nhau. Vậy ở đâu có thể đáp ứng những
mong muốn ấy? Đó chính là Nhà văn hóa.
Nhà văn hóa là cơ quan giáo dục xã hội chủ nghĩa ngoài nhà trường,
nơi diễn ra các hoạt động của quần chúng, đồng thời là nơi đảm trách việc dàn
dựng, hoàn thiện nhân cách và thỏa mãn nhu cầu của họ. Giúp cho công
chúng tích cực chủ động, phát huy sự sáng tạo của bản thân cũng là nơi để
những người có chung sở thích tập hợp lại để nẵm vững những kiến thức và
kĩ năng về từng lĩnh vực.
Hệ thống thiết chế văn hóa có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa
của nhân dân, là nơi sinh hoạt văn hóa, tinh thần của cộng đồng, vì vậy trong
những năm qua các cấp ủy Đảng, chính quyền luôn chú trọng quan tâm công
tác đầu tư xây dựng, quản lý các thiết chế văn hóa, từng bước đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Vì vậy công tác quản lý thiết chế Nhà văn hóa là một trong những
nhiệm vụ quan trọng của hoạt động hành chính nhà nước. Công tác này được
Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm nhằm bảo tồn và phát huy tinh hoa
văn hóa dân tộc.
Bản thân tôi là một người học tập – nghiên cứu về văn hóa nên tôi nhận

thấy vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu về công tác quản lý thiết chế Nhà Văn hóa
là việc làm cần thiết, góp phần nâng cao chất lượng quản lý cũng như việc
phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc.
Trên cơ sở lý do trên tôi quyết định chọn đề tài: “ Quản lý nhà nước về thiết
chế Nhà văn hóa phường,xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh
Phúc” làm đề tài của mình.

3


2. Đối tượng nghiên cứu.
Công tác quản lý nhà nước về thiết chế phường, xã trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu.
Nghiên cứu về công tác quản lý nhà nước về thiết chế Nhà văn hóa
phường,xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc nhằm cung cấp
một số thông tin về cơ sở, đặc điểm, sơ đồ tổ chức bộ máy và cách hoạt động
của Nhà văn hóa. Tìm ra những mặt tồn tại, hạn chế và thực trạng của công
tác tổ chức quản lý nhà nước về thiết chế Nhà văn hóa phường, xã trên địa
bàn thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc. Từ đó, đề xuất ra một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về thiết chế Nhà văn hóa
phường, xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài sử dụng những phương pháp sau:
- Quan sát.
- Phỏng vấn.
- Nghiên cứu tài liệu.
- Phân tích.
- Khảo sát thực tế.
5. Bố cục của đề tài.

Chương I: Cơ sở lý luận về quản lý thiết chế Nhà văn hóa & giới thiệu
khái quát về thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương II: Thực trạng quản lý nhà nước về thiết chế Nhà văn hóa
phường, xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Chương III: Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động đối với công
tác quản lý Nhà nước về thiết chế Nhà văn hóa phường, xã trên địa bàn thành
phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.

4


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT CHẾ NHÀ VĂN HÓA VÀ
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
– TỈNH VĨNH PHÚC.
1.1. Quản lý thiết chế Nhà văn hóa.
1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước
- Quản lý nhà nước là sự tác động, tổ chức,điều khiển ,mang tính quyền
lực nhà nước thông qua hoạt động của bộ máy nhà nước, bằng phương tiện,
công cụ, cách thức tác động của nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống chính
trị , kinh tế, văn hóa- xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống xã hội theo
đường lối quan điểm của Đảng cầm quyền .
Theo nghĩa hẹp quản lý hành chính nhà nước đồng nghĩa với quản lý
nhà nước ở chỗ: quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của
hệ thống cơ quan hành chính nhà nước với các quy trình xã hội và hành vi
hoạt động của con người theo pháp luật, nhằm đạt dược những mục tiêu, yêu
cầu, nhiệm vụ quản lý. Đồng thời các cơ quan nhà nước nói chung còn thực
hiện các hoạt động chấp hành, tính chất hành chính nhà nước nhằm xây dựng,
tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.
1.1.2. Khái niệm quản lý nhà nước về văn hóa.

- Quản lý nhà nước về văn hóa là quá trình tác động có định hướng,
đảm bảo các hoạt động văn hóa thông tin ở cơ sở phát triển lành mạnh, làm
cho các chương trình, kế hoạch công tác văn hóa thông tin đặt ra được thực
hiện tốt nhất, hiệu quả nhất, tuân theo các quy định của hiến pháp và pháp luật
về lĩnh vực văn hóa thông tin trong đó có việc cấm đoán theo quy chế của nhà
nước ban hành, khi càn thiết có thể xử phạt theo quy định của pháp luật.

5


1.1.3. Khái niệm quản lý nhà nước về các thiết chế văn hóa.
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thiết chế văn hoá là thuật
ngữ được sử dụng rộng rãi trong ngành Văn hoá Việt Nam từ những năm 70
thế kỷ XX: “Thiết chế văn hoá là chỉnh thể văn hoá hội tụ đầy đủ các yếu tố:
cơ sở vật chất, bộ máy tổ chức, hệ thống biện pháp hoạt động và kinh phí
hoạt động cho thiết chế đó”.
1.1.4. Khái niệm Nhà văn hóa.
- Nhà văn hoá là nơi diễn ra những hoạt động văn hoá quần chúng được
lặp đi lặp lại theo từng chu kỳ thời gian nhất định. Nhà văn hoá là nơi đảm
nhận việc dàn dựng, hướng dẫn chính những phong trào hoạt động văn hoá
văn nghệ quần chúng. Ở đây hoạt động văn hoá quần chúng được hiểu một
cách bao quát kể từ những hoạt động sáng tạo, sản xuất, bảo tồn, phân phối
trao đổi và tiêu thụ những giá trị văn hoá do con người sáng tạo ra và do cả
chính quần chúng nơi đó “tự biên, tự diễn” trong hoạt động sản xuất của
mình.
1.1.5 Đặc điểm, chức năng và nhiệm vụ hoạt động của Nhà văn hoá
a. Đặc điểm
* Thiết chế đa năng tổng hợp
Nhà văn hoá là nơi tổ chức các cuộc họp dân làng, nhằm phổ biến các
chủ trương, chính sách của các cấp Đảng, chính quyền, đoàn thể ; là nơi tổ

chức các buổi sinh hoạt Đảng, đoàn thể; là nơi tổ chức tuyên truyền thông tin
khuyến nông, khuyến lâm, học tập kiến thức nâng cao cho mọi người; là nơi
tổ chức các hoạt động tiêu dùng các sản phẩm văn hoá như đọc sách báo, xem
văn nghệ, xem truyền hình, xem phim...; là nơi tổ chức các hoạt động vui chơi
giải trí, thể dục thể thao, biểu diễn văn nghệ...
Tính đa năng của thiết chế Nhà văn hoá còn được thể hiện ở sự phong
phú về phương pháp hoạt động với mục đích phổ biến những hoạt động có
hàm lượng văn hoá cao tới đông đảo quần chúng nhân dân. Những giá trị văn

6


hoá đó đến với chủ thể sử dụng một cách tự nhiên.
* Thiết chế sử dụng thời gian rỗi
Thời gian rỗi, là một phần tất yếu của cuộc sống của mỗi con người.
Thời gian rỗi là thời gian không tham gia lao động sản xuất vật chất, là
khoảng thời gian con người nghỉ ngơi và khôi phục thể lực sau một ngày làm
việc vất vả.
Con người ngay từ xa xưa đã biết sử dụng thời gian rỗi cho hoạt động
văn nghệ đó là lời ca, tiếng hát, đó là các hoạt động vui chơi, giải trí. Ngay
trong chính thời gian rỗi này con người đã không ngừng sáng tạo, tạo ra các
giá trị văn hoá bất hủ, những giá trị văn hoá đó trở thành một phần không thể
thiếu của nền văn hoá Việt Nam.
* Thiết chế hoạt động tự nguyện và vận dụng phương thức xã hội hoá
Nhà văn hoá tổ chức các hoạt động văn hoá phục vụ quần chúng nhân
dân và mọi người dân tham gia các hoạt động đó một cách tự nguyện, tham
gia theo nhu cầu của bản thân và gia đình. Quá trình tham gia là quá trình lựa
chọn hoạt động phù hợp với sở thích.
b. Chức năng
* Chức năng giáo dục

Là hình thức giáo dục ngoài nhà trường; với tính chất tự do, tự giác và
tự nguyện thông qua các hình thức tổ chức tham gia các hoạt động văn hóa –
nghệ thuật, với đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật tác động vào
nhận thức con người bằng cảm xúc thông qua cảm thụ chủ quan như một giá
trị tự tại mục đích tự nó điều chỉnh mình thể hiện mình đạt tới mức chung của
xã hội.
* Chức năng giao tiếp
Giao tiếp là sự giao lưu tiếp xúc nhằm đón nhận thông tin trao đổi và
xử lý thông tin với mục đích tự hoàn thiện mình của mỗi người. Ngôn ngữ
giao tiếp được chia thành ba loại: giao tiếp truyền thống, giao tiếp chức năng

7


và giao tiếp tự do (giao tiếp tự do là giao tiếp của văn hóa).
Giao tiếp được xem là chức năng đặc thù của hoạt động Nhà văn hoá,
nó biểu hiện thông qua hoạt động của các hiệp hội câu lạc bộ.
* Chức năng sáng tạo không chuyên
Sáng tạo là thuộc tính của văn hóa, là bản chất và quyền năng của con
người. Đây là sự sáng tạo mang tính ngẫu hứng của quần chúng nhân dân
thông qua sự sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật để đáp ứng và thỏa
mãn nhu cầu của mình đồng thời tạo ra các giá trị góp phần xây dựng các nền
văn hóa mới.
Hoạt động sáng tạo không chuyên không chỉ nhằm vào hoạt động văn
nghệ, mà còn thể hiện trong nghiên cứu khoa học, khoa học ứng dụng và
trong lĩnh vực hoạt động xã hội nữa. Dẫu sao hoạt động văn nghệ không
chuyên vẫn được xem có vai trò chủ chốt trong hoạt động sáng tạo của Nhà
văn hoá.
* Chức năng nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí
Một trong những đặc điểm của thời đại công nghiệp là lao động được

chuyên môn hoá, tức là mỗi người làm việc khẩn trương trong một hệ thống
thao tác nhất định. Do lao động với tiết tấu dồn dập dẫn đến sự mệt mỏi. Căng
thẳng về tinh thần. Tổ chức nghỉ ngơi giải trí là nhằm đáp ứng nhu cầu giải
tỏa căng thẳng, lập lại thế cân bằng cho mỗi người và cho toàn xã hội. Toàn
bộ khung cảnh, nhịp điệu hoạt động bề nổi của Nhà văn hoá phải tạo ra được
không khí vui tươi thoải mái, góp phần tạo ra tâm lí lạc quan, yêu đời. Đó là
Nhà văn hoá thực hiện chức năng tổ chức nghỉ ngơi giải trí cho quần chúng.
* Chức năng hoạt động kinh doanh dịch vụ văn hóa, nghệ thuật.
Nhà văn hóa là đơn vị sự nghiệp có thu, thực hiện cơ chế “lấy thu bù
chi”. Phát huy ưu thế chuyên môn, khai thác triệt để nguồn nhân lực và cơ
sở vật chất hiện có. Tổ chức các hoạt động kinh doanh ấn phẩm văn hóa,
các hoạt động dịch vụ văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao, theo đúng

8


đường lối, chính sách và pháp luật, quy định của Đảng, nhà nước đã ban
hành.
c. Nhiệm vụ
- Tổ chức hoạt động biểu diễn văn hóa nghệ thuật chuyên nghiệp và
không chuyên nghiệp, chiếu phim video.
- Tổ chức hoạt động thông tin tuyên truyền cổ động
- Hoạt động xây dựng nếp sống, tổ chức lễ hội
- Hoạt động mở các lớp bồi dưỡng năng khiếu nghệ thuật, các CLB sở thích
- Tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, vui chơi giải trí
- Tổ chức các hoạt động kinh doanh dịch vụ
1.1.6. Vai trò của thiết chế văn hóa trong đời sống cộng đồng
Đến với Nhà văn hoá, quần chúng được phổ biến kiến thức chính trị,
nâng cao tri thức khoa học kỹ thuật, Văn hoá văn nghệ, hưởng thụ những giá trị
văn hoá truyền thống và hiện đại, bồi dưỡng năng khiếu, sở trường, khả năng

sáng tạo, được tổ chức nghỉ ngơi, giải trí, giao lưu – giao tiếp văn hoá xã hội…
giúp cho mỗi người tự hoàn thiện mình. Lê Nin đã nói “Công tác giáo dục
ngoài nhà trường rất quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng toàn bộ cuộc
sống”. Đó cũng chính là mục đích và nhiệm vụ giáo dục mà xã hội đặt ra cho
mỗi Nhà văn hoá và cũng thể hiện sự khác biệt cơ bản giữa Nhà văn hoá của
Việt Nam với nhiều nước trên thế giới.
Nhà văn hoá thể hiện vai trò của một cơ quan hướng dẫn nghiệp vụ văn
hoá - nghệ thuật quần chúng. Quần chúng tự làm văn hoá, khát vọng sáng tạo
nghệ thuật được động viên khuyến khích, phát triển. Đó chính là chính sách
văn hoá - xã hội ưu việt. Có thể nói, Nhà văn hoá là cơ quan nghiệp vụ bồi
dưỡng hạt nhân phong trào, duy trì, nâng cao, thúc đẩy hoạt động văn hoá cơ
sở, làm nền tảng cho sự phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản
sắc dân tộc.
Vì lẽ đó, Nhà văn hoá ở nước ta được Đảng và Nhà nước quan tâm xây

9


dựng và tổ chức, có quy chế, chế độ, chính sách… tạo mọi điều kiện thuận lợi
để phát triển. Có thể nói, Nhà văn hoá là một thiết chế đa chức năng được xã
hội thiết lập tổ chức, đáp ứng nhu cầu giao lưu văn hoá, tiếp nhận thông tin,
nâng cao hiểu biết, hưởng thu, sáng tạo giá trị văn hoá - nghệ thuật, nghỉ ngơi,
giải trí lành mạnh … cho mọi tầng lớp nhân dân nhằm mục tiêu giáo dục phát
triển con người toàn diện.
1.2. Giới thiệu khái quát về thành phố vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
1.2.1. Vị trí địa lý
Địa phận thị xã Phúc Yên nằm cạnh Quốc lộ 2, có đường sắt Hà Nội –
Lào Cai chạy qua; cách sân bay quốc tế Nội Bài 8 km, cách thành phố Hà
Nội 30 km.
Thị xã Phúc Yên có vị trí địa lý rất thuận lợi: gần với thủ đô Hà Nội,

các khu công nghiệp của Hà Nội, sân bay quốc tế Nội Bài; có thị trường rộng
lớn để cung cấp và tiêu thụ hàng hoá; có hệ thống giao thông thuận tiện: quốc
lộ 2, quốc lộ 23, đường sắt Hà Nội – Lào Cai, tương lai gần có đường cao tốc
xuyên Á đi cảng Cái Lân Quảng Ninh và Côn Minh Trung Quốc.
1.2.2 Hành chính
Thị xã Phúc Yên có 12.029,55 ha diện tích tự nhiên và 104.092 người;
có 10 đơn vị hành chính trực thuộc, bao gồm các phường: Xuân Hòa, Đồng
Xuân, Trưng Trắc, Trưng Nhị, Hùng Vương,Phúc Thắng và các xã: Cao
Minh, Nam Viêm, Tiền Châu, Ngọc Thanh.
1.2.3 Lịch sử
Thị xã Phúc Yên được thành lập ngày 31 tháng 10 năm 1905, là tỉnh
lị tỉnh Phúc Yên. Trong kháng chiến chống Pháp, chuyển thành thị trấn rồi
được tái lập làm thị xã ngày 1 tháng 2 năm 1955.
Ngày 26 tháng 6 năm 1976, một lần nữa Phúc Yên chuyển thành thị
trấn thuộc huyện Yên Lãng, tỉnh Vĩnh Phú. Khi huyện Yên Lãng hợp nhất với
huyện Bình Xuyên thành huyện Mê Linh, thì thị trấn Phúc Yên là huyện lị của

10


huyện Mê Linh. Từ năm 1978 đến năm 1991 thị trấn Phúc Yên cùng với
huyện Mê Linh chuyển về Hà Nội. Sau đó thị trấn Phúc Yên lại trở về tỉnh
Vĩnh Phú, rồi thuộc tỉnh Vĩnh Phúc (từ năm 1996).
Thị xã Phúc Yên được tái lập theo Nghị định số 153/NĐ-CP ngày 9
tháng 12 năm 2003 của Chính phủ trên cơ sở tách 2 thị trấn Phúc Yên, Xuân
Hòa và 5 xã: Ngọc Thanh, Cao Minh, Nam Viêm, Phúc Thắng, Tiền Châu
thuộc huyện Mê Linh và chính thức ra mắt hoạt động từ ngày 1 tháng
1 năm 2004.
Ngày 4 tháng 4 năm 2008, chia phường Xuân Hòa thành 2 phường:
Xuân Hòa và Đồng Xuân.

Ngày 21 tháng 1 năm 2013, Bộ Xây dựng đã ra Quyết định số 93/QĐBXD về việc công nhận thị xã Phúc Yên là đô thị loại 3 trực thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc.

11


Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT CHẾ NHÀ VĂN
HÓA PHƯỜNG, XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN – TỈNH
VĨNH PHÚC
2.1. Thực trạng thiết chế Nhà văn hóa phường, xã trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc
2.1.1. Tổng số Nhà văn hóa trên địa bàn thành phố
Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Tính đến tháng 3/2014 số Nhà văn hóa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
– tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 100/123 Nhà văn hóa. Trong đó:
- Nhà văn hóa phường: 64/77 đạt 83,1% (Xây mới: 41 Tận dụng 23)
- Nhà văn hóa xã: 36/46 đạt 78,2% (Xây mới: 31 Tận dụng 05)
- Số Nhà văn hóa còn thiếu cần quy hoạch: 25, trong đó:
+Nhà văn hóa phường: 15
+Nhà văn hóa xã: 10
- Số Nhà văn hóa được nhận tiền hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết 14 và
Nghị quyết 32 của HĐND tỉnh là 97 Nhà văn hóa.
- Trong số 98 Nhà văn hóa đã xây dựng những năm gần đây, hầu hết
các xã, phường sử dụng quỹ đất công hiện có ở các khu dân cư. Chỉ có một số
ít Nhà văn hóa được UBND thị xã phê duyệt địa điểm, báo cáo kinh tế kỹ
thuật và dự toán.
- Nguồn ngân sách xây dựng Nhà văn hóa: chủ yếu nguồn ngân sách
Nhà nước, một số địa phương đã khai thác một phần ngân sách Xã hội hóa do
các tổ chức cá nhân và nhân dân đóng góp.


12


2.2. Thực trạng về công tác quản lý Nhà văn hóa phường,xã trên địa bàn
thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết số 08/2010/NQ-HĐND ngày
22/7/2010 của HĐND tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ 100% kinh phí để bồi thường
giải phóng mặt bằng xây dựng thiết chế văn hóa- thể thao, khu vui chơi giải
trí cho các xã, phường.
Nghị quyết 32/2008/NQ-HĐND ngày 15/12/2008 của HĐND tỉnh
Vĩnh Phúc về sửa đổi, bổ sung mức hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị cho nhà
văn hóa xã, thôn theo Nghị suyết số: 14/NQ-HĐND ngày 17/7/2006 của
HĐND tỉnh, khóa XIV.
Nghị quyết số: 40/2011/NQ-HĐND ngày 19/12/2011 của HĐND tỉnh
về việc hỗ trợ kinh phí mua trang thiết bị cho nhà văn hóa xã, phường, thị
trấn, thôn, tổ dân phố đến năm 2015.
Quyết định số: 3640/QĐ-CT, ngày 21/12/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh
Vĩnh Phúc về ban hành hướng dẫn, đánh giá, chấm điểm các tiêu chí xã nông
thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.
Quyết định số: 2892/QĐ-UBND ngày 13/10/2010 của UBND tỉnh Vĩnh
Phúc về Quyết định phê duyệt Đề án “Phát triển văn hóa nông thôn đến năm
2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc”.
HĐND tỉnh Vĩnh Phúc đã có Nghị quyết hỗ trợ ngân sách cho người
làm công tác quản lý Nhà văn hóa thôn, tổ dân phố với mức 0,3 định mức
lương tối thiểu hàng tháng.
Các xã, phường của thành phố Vĩnh Yên đã lập danh sách cán bộ phụ
trách Nhà văn hóa xã, phường báo cáo về UBND thị xã (qua phòng Nội vụ)
để thực hiện chế độ đãi ngộ với người quản lý Nhà văn hóa.
Đa số các NVH phường, xã đều có cán bộ phụ trách riêng (là người của

phường, xã). Hoạt động chính của NVH là các buổi sinh hoạt chi bộ, hội họp
của các đoàn thể, bầu cử, các buổi giao lưu văn nghệ, hoạt động TDTT...một

13


số NVH ở trung tâm còn là nơi luyện tập các môn thể thao mới như: Aerobic,
khiêu vũ, bóng bàn... Hàng năm các NVH phường, xã còn là nơi họp bình xét
các danh hiệu GĐVH ở khu dân cư. Nhìn chung, hoạt động của NVH phường,
xã đã bước đầu hoạt động đi vào nề nếp, thường xuyên có tác dụng thiết thực
trong việc xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.
Trong những năm qua, thiết chế NVH phường, xã cơ bản đã đáp ứng
nhu cầu cho nhân dân trong việc tổ chức các sự kiện của địa phương như: bầu
cử, bình xét DHVH, giao lưu văn hóa, văn nghệ...Đa số NVH được sử dụng
đúng mục đích, đều được trang bị âm thanh, loa đài, bàn ghế...Công tác trông
nom, quản lý NVH đều được UBND các xã, phường bố trí.
2.3 Một số kết quả đạt được trong công tác quản lý thiết chế Nhà văn hóa
phường, xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên – tỉnh Vĩnh Phúc.
Tính đến tháng 3/2014 số Nhà văn hóa trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
– tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 100/123 Nhà văn hóa. Trong đó:
- Nhà văn hóa phường: 64/77 đạt 83,1% (Xây mới: 41 Tận dụng 23)
- Nhà văn hóa xã: 36/46 đạt 78,2% (Xây mới: 31 Tận dụng 05)
- Số Nhà văn hóa còn thiếu cần quy hoạch: 25, trong đó:
+Nhà văn hóa phường: 15
+Nhà văn hóa xã : 10
- Số Nhà văn hóa được nhận tiền hỗ trợ của tỉnh theo Nghị quyết 14 và
Nghị quyết 32 của HĐND tỉnh là 97 Nhà văn hóa.
- Trong số 98 Nhà văn hóa đã xây dựng những năm gần đây, hầu hết
các xã, phường sử dụng quỹ đất công hiện có ở các khu dân cư. Chỉ có một số
ít Nhà văn hóa được UBND thị xã phê duyệt địa điểm, báo cáo kinh tế kỹ

thuật và dự toán.
- Nguồn ngân sách xây dựng Nhà văn hóa: chủ yếu nguồn ngân sách
Nhà nước, một số địa phương đã khai thác một phần ngân sách Xã hội hóa do
các tổ chức cá nhân và nhân dân đóng góp.

14


Hệ thống thiết chế văn hóa ở xã, phường và thị xã đang được cấp ủy
đảng và chính quyền địa phương quan tâm:
+ Đã có 9 Nhà văn hóa phường xã được hỗ trợ kinh phí theo Đề án 03
+ Tính đến tháng 3/2014 toàn thành phố Vĩnh Yên có 100/123 Nhà văn hóa
phường, xã.
2.4 . Những tồn tại, hạn chế.
Về nhận thức: một số lãnh đạo địa phương do nhận thức chưa đầy đủ
tầm quan trọng việc xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, nên công tác lãnh,
chỉ đạo về nội dung này chưa đúng mức, kết qủa còn hạn chế.
Về quỹ đất: công tác chỉ đạo quy hoạch dành quỹ đất ở một số đơn vị
còn chậm, sự phối hợp giữa các phòng, ban ngành của thị xã như: Phòng
Quản lý Đô thị, Phòng Tài nguyên môi trường, Phòng Kinh tế, Phòng
VH&TT chưa thường xuyên.
Việc giành đất xây dựng NVH ở các phường nhìn chung còn gặp khó
khăn. Theo tinh thần Nghị quyết 14 và Nghị quyết 08 HĐND tỉnh thì quỹ đất
xây dựng Nhà văn hóa của thành phố Vĩnh Yên thực hiện theo tình hình thực
tế, không nhất thiết phải có quỹ đất từ 300m2 - 500m2. Do vậy, hiện nay một số
phường có tình trạng phải dùng chung Nhà văn hóa, có Nhà văn hóa có diện
tích nhỏ nhất là 40m2.
Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ: kinh phí đầu tư xây dựng còn hạn hẹp, chưa
có nguồn lực hỗ trợ chính thức và thống nhất. Do vậy chưa có sự chỉ đạo tập
trung phần nào làm chậm việc xây dựng Nhà văn hóa.

Về công tác cán bộ: Hầu hết các xã, phường đã có biên chế cán bộ văn
hóa, nhưng việc bố trí cán bộ chưa đúng chuyên môn và kiêm nhiệm thêm
nhiều việc, nên hiệu quả công việc của cán bộ văn hóa như việc tham mưu và
tổ chức các hoạt động văn hóa ở địa phương còn hạn chế.
Đời sống văn hóa và mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân nhất là vùng
nông thôn, miền núi còn khó khăn.

15


Một số Nhà văn hóa phường, xã chưa có cơ chế hoạt động rõ ràng,
chưa phát huy hết tác dụng của Nhà văn hóa.
Về cơ sở vật chất: - Một số Nhà văn hóa tận dụng, xây dựng cấp 4 sau
nhiều năm sử dụng đã xuống cấp.
Các cơ sở vật chất trang thiết bị do sử dụng lâu nên đã hư hại hoặc
hỏng hóc nhiều nhưng chưa có kinh phí mua các thiết bị mới làm ảnh hưởng
không nhỏ đến các hoạt động văn hóa diễn ra trong Nhà văn hóa.

16


Chương 3
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI
CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THIẾT CHẾ NHÀ VĂN
HÓA PHƯỜNG, XÃ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN
TỈNH VĨNH PHÚC
3.1 NHỮNG GIẢI PHÁP CỤ THỂ
3.1.1. Nâng cao nhận thức về vai trò hoạt động của Nhà văn hóa
Để tổ chức tốt các hoạt động của nhà văn hóa,trước hết cần nâng cao nhận
thức về vai trò của đời sống văn hóa đối với các cấp ủy Đảng, chính quyền, các

ngành, đoàn thể, nhân dân và xã hội. Thứ hai, cần tạo điều kiện để xây dựng môi
trường pháp lý và cơ chế, chính sách thận lợi để phát huy các nguồn lực của xã
hội trong việc xây dựng đời sống văn hóa, cho các chủ thể hoạt động kinh doanh
bình đẳng, cạnh tranh lành mạnh, công khai, minh bạch, có trật tự kỷ cương.
Để nâng cao chất lượng hoạt động của Nhà văn hóa phường, xã, trước tiên
cần phải làm tốt công tác tuyên truyền tới các cấp, các ngành, các đoàn thể, cán
bộ và nhân dân trên địa bàn nhận thức đầy đủ mục đích, ý nghĩa, vai trò của văn
hóa trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa bàn, trong đời sống tinh
thần của nhân dân.
3.1.2. Xây dựng, củng cố và hoàn thiện mạng lưới quản lý ngành
văn hóa từ xã tới cơ sở.
- Chăm lo, xây dựng, củng cố, kiện toàn và đảm bảo hoạt động có hiệu
quả của bộ máy làm công tác văn hóa ở phường,xã.
- Xây dựng kế hoạch triển khai, điều tra khảo sát đến từng khu dân cư
về lĩnh vực hoạt động văn hóa thông tin- thể dục thể thao và các thiết chế văn
hóa.
- Tăng cường đầu tư tài chính, tăng cường đầu tư trang thiết bị, cơ sở
vật chất cho các hoạt động văn hóa

17


- UBND thành phố tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo, đôn đốc việc
quy hoạch địa điểm xây dựng NVH, các thủ tục, quy trình xây dựng NVH
theo đúng các quy định hiện hành.
3.1.3. Công tác đào tạo và sử dụng cán bộ
+ Có trình độ chuyên môn, được đào tạo tại các trường Đại học về các chuyên
ngành liên quan đến văn hóa.
+ Có tâm, nhiệt tình và thực sự yêu thích công việc, có những xúc cảm
cần thiết trong công việc.

+ Luôn có sáng kiến mới trong công việc, biết cách kết hợp uyển chuyển
giữa pháp luật và văn hóa. Phải luôn có chính kiến và hệ thống lý luận, lập luận
vững chắc. Giải quyết công việc thực tế phải dựa trên sự phù hợp giữa tình và
lý.
+ Luôn tự rèn luyện và trau dồi khả năng nghiệp vụ, mạnh dạn, kiên
quyết trong xử lý công việc.
3.1.4. Đầu tư kinh phí và cơ sở vật chất kỹ thuật cho Nhà văn hóa
+ Tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền có kế hoạch đầu tư và huy
động sức đóng góp của nhân dân, các tổ chức từng bước xây dựng mạng lưới
thiết chế văn hóa cơ sở và các điều kiện vật chất khác cho hoạt động văn hóa
+ Huy động nguồn ngân sách đóng góp của các tổ chức kinh tế, xã hội, nhân
dân hoặc nguồn hợp tác đầu tư với nước ngoài, vốn viện trợ... để góp phần
phát triển sự nghiệp văn hóa.
3.1.5. Đẩy mạnh hoạt động xã hội hóa trên lĩnh vực văn hóa của
phường,xã.
Xã hội hóa các hoạt động văn hóa là mở rộng các nguồn lực đầu tư,
khai thác các tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong toàn xã hội, phát
huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, để phát triển và xây
dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

18


3.2.Đề xuất Khuyến nghị
3.2.1. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự phối
hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức cũng như sự ủng hộ của
nhân dân trên địa bàn.
3.2.2. Tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao với
nhiều hình thức phong phú, đa dạng tuyên truyền, cổ vũ cho các phong trào thi
đua yêu nước, tích cực rèn luyện tư tưởng đạo đức, tích lũy tri thức, học tập và

lao động phát triển kinh tế, tự thân lập nghiệp tập trung vào mọi tầng lớp dân cư.
Tổ chức các buổi thông tin tuyên truyền lưu động với các chủ đề
phòng chống dịch bệnh, an toàn giao thông, phòng chống ma tuý HIV/AIDS,
Người Việt dùng hàng Việt…
3.2.3. Tham mưu với cấp uỷ Đảng tăng cường vận động, tuyên truyền các
chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác Văn hóa - Kinh tế Chính trị trong giai đoạn mới. Lãnh đạo, các cán bộ, nhân viên, Đảng viên, Đoàn
viên và thanh niên trong cơ quan phải đi đầu trong mọi hoạt động truyên truyền,
tiếp đó mới vận dụng, tổ chức tại các cấp cơ sở.
3.2.4 Thường xuyên tổ chức các đợt tập huấn và khảo sát về chuyên môn
nghiệp vụ cho các cán bộ, nhân viên trong cơ quan. Mở lớp tập huấn bồi dưỡng
chuyên môn dành cho cán bộ ở các cơ sở trên địa bàn phường, xã.
3.2.5. Cùng với việc quan tâm xây dựng Nhà văn hóa cơ sở, điều quan
trọng là lãnh đạo địa phương cần chú trọng đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất
cho các Nhà văn hóa và đào tạo bồi dưỡng cán bộ hoạt động cho Nhà văn
hóa. 3.2.6. Để thu hút các tầng lớp nhân dân, các Nhà văn hóa cơ sở phải tìm
ra cách thức hoạt động hấp dẫn lôi cuốn với những hình thức hoạt động phong
phú: Biểu diễn văn nghệ, gặp gỡ giao lưu, nói chuyện thời sự, và kể cả lồng
ghép những hoạt động sinh hoạt các loại câu lạc bộ người cao tuổi, Hội Phụ
nữ, Hội Nông dân, Thanh niên, rồi các hoạt động sinh vật cảnh...
3.2.7. Cán bộ văn hóa cơ sở là những người phải trực tiếp gắn với

19


phong trào, lăn lộn với phong trào, sáng tạo ra các hình thức hoạt động đáp
ứng nhu cầu văn hóa của nhân dân. Để làm được điều này, đội ngũ cán bộ văn
hóa cơ sở phải chịu khó tìm tòi, sáng tạo nội dung và hình thức hoạt động,
bảo đảm tăng công suất và hiệu quả hoạt động của Nhà văn hóa.
3.2.8. Bên cạnh sự đầu tư của Nhà nước và địa phương, để có thể xây
dựng các thiết chế Nhà văn hóa, đồng thời để hệ thống này tồn tại và hoạt

động hiệu quả, cần phải có nguồn kinh phí thông qua việc thực hiện phương
thức xã hội hóa, huy động các nguồn lực xã hội tài trợ và sự đóng góp của
nhân dân. Trong hoạt động của Nhà văn hóa, trước hết phải dựa vào các
phong trào quần chúng ở địa phương với những đội văn nghệ, những diễn
viên không chuyên xuất sắc.
3.2.9. Các địa phương cần quan tâm đổi mới hình thức hoạt động của
các Nhà văn hóa và chăm lo đào tạo, bồi dưỡng và có chính sách đãi ngộ cho
đội ngũ cán bộ của Nhà văn hóa để họ yên tâm công tác, phát huy khả năng
sáng tạo và nhiệt huyết trong xây dựng phong trào và qua đó góp phần cải
thiện và nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

20


KẾT LUẬN
Quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập, phát triển, Đảng
Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm phát triển nền văn hoá
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc. Hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc để phát
huy vai trò của văn hoá vừa là nền tảng tinh thần, vừa là mục tiêu, động lực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Để giữ vững định hướng xã hội chủ
nghĩa, quản lý nhà nước về văn hoá, và quản lý văn hoá ở các cấp cơ sở được
xem là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, văn hoá xã
hội của đất nước.
Quá trình đô thị hoá, đặc biệt là ở các thành phố đang diễn ra với tốc độ
nhanh, đặt ra nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề quản lý văn hoá. Quản lý văn
hoá cấp phường,xã, đặc biệt ở các thành phố lớn, có vị trí quan trọng trong hệ
thống bộ máy quản lý. Hiệu quả của quản lý nhà nước về văn hoá cấp phường
/ xã/ thành phố đang tác động to lớn đến sự phát triển cả về các mặt kinh tế và
văn hoá xã hội.
Thực tế của công tác quản lý văn hóa phường, xã trên địa bàn thành phố

Vĩnh Yên trong những năm qua đã đạt được những thành tựu nhất định, song
bên cạnh đó vẫn còn nhiều hạn chế bởi những yếu tố tác động, cản trở quá
trình xây dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn cũng như quá trình phát triển
kinh tế, xã hội. Có thể nói, đó là những diễn biến tất yếu hai mặt trong công
tác quản lý văn hóa tại phường, xã đều là bài học quý, là những kinh nghiệm
để soi rọi thực tiễn. Vì vậy, trong công tác quản lý văn hóa phường, xã cần
được nhận biết đầy đủ và có thái độ nhất quán, có khả năng điều chỉnh hợp lý
để hạn chế tối đa những mặt yếu kém, mặt thiếu, nhằm phát triển những thành
tựu, làm cho công tác quản lý văn hóa của quận ngày càng có nhiều hiệu quả,
đáp ứng nhu cầu, khát vọng về văn hóa của nhân dân, làm cho văn hóa không
chỉ dừng lại ở nhận thức mà còn phải hiện diện từ niềm tin bên trong, thành
tình cảm, tâm lý, tập quán, thành hành động, lối sống con người.

21


Để công tác quản lý văn hóa ở phường, xã trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên
đạt kết quả tốt, cần phải có sự kết hợp giữa yếu tố khoa học và nghệ thuật,
giữa chuẩn mực pháp luật và chuẩn mực phong tục, tập quán, giữa yếu tố
truyền thống với yếu tố hiện đại, sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đồng bộ và
hiệu quả các công cụ kinh tế - chính trị - xã hội, các giải pháp quản lý về dự
báo xu hướng phát triển văn hóa, phát huy nội lực, sức mạnh của xã hội thông
qua xã hóa các hoạt động văn hóa để văn hóa phát triển theo đúng định
hướng. Các giá trị văn hóa truyền thống phải được phát huy cùng với các giá
trị văn hóa hiện đại, hòa quyện, bền chặt, hiện hữu trong mọi hoạt động văn
hóa của đời sống nhân dân trên địa bàn qu ận, thể hiện qua cốt cách, trong
ứng xử của người dân Thủ đô và các giá trị đó phải trở thành nền tảng tinh
thần vững chắc, góp phần thiết thực xây dựng một xã hội “công bằng, dân
chủ, văn minh”.


22


TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Nghị định số 56/2006/NĐ-CP ngày 06/6/2006 của Chính phủ về việc
xử phạt hành chính trong hoạt động văn hoá thông tin.
• Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL ngày 06/8/2011 của Bộ trưởng Bộ
VHTT&DL Quy định mẫu về tổ chức, hoạt động và tiêu chí của Nhà văn hoá Khu thể thao thôn.
• Thông tư số 12/2010/TT -BVHTTDL ngày 22/12/2010 của Bộ trưởng
Bộ VHTT&DL Quy định mẫu về tổ chức hoạt động và tiêu chí của Trung tâm
Văn hoá-Thể thao cấp xã.

23



×