Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (613.97 KB, 75 trang )

Chương I : Mỹ thuật thời Tiền sử
Thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng (kim khí)
Thời đại đồ đá cũ: 12.000 năm
Thời đại đồ đá giữa : 10.000 - 8.000 năm
Thời đại đồ đá mới: 8.000 - 6000 năm
Thời đại đồ đồng : 6000 - 4000 năm
I.

Thời đại đồ đá

1. Sự hình thành của nghệ thuật nguyên thuỷ.
Mỹ thuật nguyên thuỷ Việt Nam hình thành với tư cách là một hoạt
động thực tiễn gắn liền với chế tác đồ ứng dụng và các biểu tượng tôn
giáo mông muội.
ở giai đoạn đầu tiên là giai đoạn con người đang được hình thành
vậy mà có nghệ thuật? Vì bản thân nghệ thuật không phải sản xuất ra của
cải vật chất mà sản xuất ra tinh thần.
Tại sao nghệ thuật gắn với đời sống con người trong cả khi trình độ
sản xuất còn thấp kém? Nghệ thuật tiêu tốn thời gian và sức lực mà
không có hiệu quả? Chắc chắn nếu nhân loại cần đến nghệ thuật thì nó
phải gắn với con người bằng ý nghĩa rộng. Vì nghệ thuật là một thế giới
tự nhiên do con người sinh ra, khoa học luôn theo tự nhiên mà phát triển.
Bên cạnh sáng tạo tự nhiên, phần nào làm cho con người tách khỏi tự
nhiên, ngày càng đứng cao hơn tự nhiên. (Nguồn gốc lao động - Học
thuyết Mác - ăng ghen).
2. Các giai đoạn và di tích thời kỳ đồ đá giữa và đồ đá mới.
+ Hình khắc ở trên hang Đồng Nội.

1



Hang Đồng Nội (Lạc Thuỷ - Hà Sơn Bình), năm 1929, các nhà địa
chất và khảo cổ học người Pháp đã phát hiện di tích hang Đồng Nội. Đây
là di tích có khắc hình người Việt Nam rất sớm ở miền núi, trong hang
khắc 4 hình trong đó có 3 hình là mặt người 1 hình là mặt thú, dù là hình
khắc thô sơ chứng tỏ lần đầu tiên người Việt Nam đã biết sử dụng bằng
cái gì đó có ý nghĩa tinh thần. Việc khắc đó đã tạo ra tính chất đồ hoạ có ý
nghĩa, tách hình ra khỏi sự vật mà tự nhiên không có. Do con người tái
tạo chưa vẽ được giống nên đã vẽ chung chung. Đây là nhận thức hoàn
toàn ngẫu nhiên, người ta thấy gì thì ghi đấy. Có hình nam hình nữ - phân
biệt được hình thể, họ đã có những xúc cảm thẩm mỹ dù rất thô sơ. Trên
hình người đều cắm lông chim hay sừng, có thể là giai đoạn tô tem thờ
vật tổ. Theo bộ lạc có thể là hình thức hoá trang trong quá trình săn bắn
hái lượm con người đã khôn ngoan đội lốt thú hoặc thể hiện mình sơ khai.
Vì vậy con người là một trong đối tượng của nghệ thuật.
Khả năng bố cục rất hạn chế, người Nguyên thuỷ rất chú ý đến hình
vẽ với cấu trúc người ta ở mà không quan tâm đến bố cục trong hình vẽ.
Họ coi đó là thần hoặc đối tượng sống gắn với trời, với tự nhiên...
+ Công cụ lao động
Từ giai đoạn đồ đá giữa đến đồ đá mới họ chưa biết dùng gì ngoài đá
nhưng đã biết tính năng và xúc cảm nhận thức để tạo ra công cụ lao động,
họ nghĩ ra nhiều nhưng sức sáng tạo còn hạn chế.
Trình độ thao tác tiếp xúc với đá của người nguyên thuỷ rất cao. ở
các di chỉ Nguyên thuỷ tìm thấy vô vàn lõi đá như rìu đá...trong quá trình
chế tạo công cụ lao động người ta đã chế tạo đồ trang sức như vòng,
khuyên...xã hội Nguyên thủy đã có nhu cầu thẩm mĩ
+ Đồ gốm: Gốm Bắc sơn, Quỳnh văn, Bàu Tró, Hạ Long...
Người Nguyên thuỷ dùng đồ gốm để đựng thức ăn, biết nung đốt lửa
cho những cái hố đựng thóc, với những hình dáng của hoa quả tự nhiên

2



như bầu, bí, ngô, cam, mít...Gốm được nung bằng lửa nên đựng không
ngấm nước không bị vỡ. Vì vậy mà nghệ thuật gốm ra đời.
Giai đoạn đầu tiên được đan bằng tre, sau chát đất vào trong và
nung. Làm cho gốm không đều thành và không tròn nhưng tạo ra mặt
trang trí hoa văn lan. Do lan tre ngẫu nhiên lần đầu tiên xuất hiện. Sau đó
trang trí bề mặt đã bắt đầu trở thành nghệ thuật không thể thiếu trên bề
mặt gốm.
Cuối thời kỳ đồ đá giữa đầu đồ đá mới, kỹ thuật làm bàn xoay ra đời
tạo ra cuộc cách mạng nghệ thuật đồ gốm. Làm cho công nghệ chế tạo
gốm cân đối vì có bàn xoay, dáng tròn trặn có thể thay đổi chiều cáo từ
nhỏ đến lớn...
Di chỉ Hoa Lộc (Thanh Hoá) được coi là đại diện cuối cùng thời kỳ
đồ đá mới. Gốm Hoa Lộc là một thành tựu lớn của nghệ thuật Việt Nam.
Nhiệt độ nung lên đến 600o , xương bằng đất xét có pha nhiều tạp chất.
Dáng gốm Hoa lộc rất phong phú, dáng thấp, miệng tròn, ô van,
vuông...thân đều có hoa văn.
Hoa văn Hoa Lộc
1.

Bọ gậy

2.

Giọt nước

3.

Vẩy cá


4.
5.
6.

10.

Văn vạch ngắn // có chấm
11.

Văn hình con tôm

12.

Hình cánh nhạn

Khuông nhạc (thẳng và uốn) 13.

Văn đường kép

Vòng tròn có tâm

14.

Văn đưòng cong uốn kép

Vòng có tia nhỏ xung quanh 15.

7.


Hình tam giác

8.

Hình chữ S nằm ngang

9.

Văn vạch // thẳng và ngang 18.

Văn răng sói

16.

Văn tổ ong
17.

Văn thừng
Văn sóng nước

+ Các con dấu hoa văn (Hoa Lộc)
3


Người ta phát hiện được 30 con dấu với 4 kiểu: vuông, chữ nhật,
tròn và bầu dục, có núm cầm, nung ở nhiệt độ cao. Nếu vuông hay chữ
nhật có kích thước 5- 7cm; nếu tròn 5 cm. Hoa văn được khắc nổi trên bề
mặt với những nguyễn tắc: Mỗi một con dấu là một đồ án, trong đó quan
tâm đến đối xứng. Phải in nhiều con thì tạo nên vệt sóng, cảm giác không
biết bắt đầu từ đâu.


Tóm lại: Những hình khắc người và thú ở hang Đồng Nội, những
trang trí trên đồ đá, đồ trang sức bằng các vật liệu khác nhau đặc biệt là
đồ gốm thời đá mới là những thành tựu khiêm tốn của nghệ thuật tiền sử
ở Việt Nam. Đó chính là sự đặc sắc của tạo dáng, và trang trí bằng hoa
văn hình học. Từ dáng rìu đá Bắc sơn, đến dáng các đồ gốm Hạ Long,
Hoa Lộc ta thấy cảm hứng phong phú của người Việt cổ với các kiểu
dáng gắn bó một mặt với công năng kỹ thuật chế tác, mặt khắc gắn với
4


cảm nhận về sự phong phú, thanh thoát và yểu điệu. Sự gắn bó của các
hoa văn với hình dáng vật liệu của đồ vật cũng là đỉnh cao của tư duy
nghệ thuật ứng dụng nguyên thuỷ, ít có đồ gốm thời đá mới trang trí hình
học phong phú như ở Việt Nam. Người ta cho rằng nghệ thuật Nguyên
thủy gắn với phù thuỷ và lễ nghi. Hình người thú ở Đồng Nội, các hoa
văn và đồ gốm, đồ trang sức cực tinh vi ở Việt Nam chắc cũng liên quan
đến nghi lễ của lễ hội? Nghệ thuật tiền sử Việt Nam cho thấy người tiền
sử Việt Nam cũng đã đào luyện thị giác con người sâu sắc và hình thành
ngôn ngữ tạo hình: Sự sử dụng màu, sử dụng đen trắng. Những hình cơ
bản như tròn, vuông, tam giác, nét chấm trên nền phẳng sử dụng khối và
tương quan bố cục trên một đồ vật... đó chính là những phát minh cơ sở
của người Nguyên thuỷ.
II. Mỹ thuật thời kim khí.
1. Khái quát chung
Việc chuyển từ đồ đá sang đồ đồng là bước lớn lao trong lịch sử
không chỉ ở Việt Nam. Công cụ từ đá được chuyển một bước lớn hơn
thay đổi hẳn chất lượng lao động, làm cho xã hội tiến lên về chất liệu và
công cụ. Khi dùng đồng làm công cụ thì họ dùng đá làm nghệ
thuật...”Kim loại xấu để đúc cầy cuốc, kim loại đẹp để đúc gươm khí và

đồ tế khí...”
Thời kim khí ở Việt Nam chia :
Sơ kỳ : Phùng Nguyên cách đây 4.000 năm - Lâm Thao -Vĩnh Phú.
(Sơ kỳ thời đại đồng thau gồm các địa bàn: Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà
sơn Bình, Hải phòng)
Trung kỳ: Đồng đậu cách đây 3.300 năm - Phong Châu - Vĩnh phú
(Trung kỳ thời đại đồng thau gồm các địa bàn: Vĩnh Phú, Hà Bắc, Hà sơn
Bình, Hải phòng).

5


Hậu kỳ: Gò Mun: Cách 3.000năm, gồm các địa bàn: Vĩnh Phú, Hà
Sơn Bình, Hà Bắc, Hà Nội.
Văn hoá Đông Sơn : Hậu kỳ đồ đồng
Đông Sơn: 2.500 - TK 3 SCN. Tập trung ở các lưu vực sông Hồng,
sông Mã và sông Cả. Ngoài ra còn có văn hoá Sa Huỳnh và Đồng Nai
miền Nam từ 1.000 năm T.CN.
2. Từ Phùng Nguyên đến Gò Mun
Giai đoạn đồ đá kết thúc, toàn bộ kỹ thuật của hàng vạn năm làm
đá, tựu trung cho mỹ thuật Phùng Nguyên. Vẫn là những di vật nghệ thuật
chính, đồ gốm đã đạt đến trình độ cao.
Nhiệt độ nung:
Gốm Phùng Nguyên: 600 - 700o
Gốm Đồng Đậu: trên 700O
Gốm Gò Mun: 900o
Xương và áo gốm:
Phùng Nguyên: Xương mịn thô pha cát, bã thực vật, màu ngoài
vàng, đỏ, hồng sẫm, áo gốm được miết bằng một lớp bột trắng.
Đồng Đậu: Xương rắn, pha nhiều cát mịn, thành dầy nặng.

Gò Mun: Xương pha đá nghiền nhỏ, gần thành sành màu xanh xám
mốc, gốm dày.
Hình dáng - loại hình
Phùng Nguyên: Nồi miệng loe, cổ cao dài, đáy tròn. Nồi miệng rộng
cổ thấp, đáy tròn. Bình, bát chân cao, mâm bồng dáng cao.
Đồng đậu: Bình, vò, bát, thó. Chiều cao giảm so với Phùng Nguyên,
rộng đáy hơn.

6


Gò Mun: Miệng thường loe chân đế thấp đáy, loại hình phong phú
như vò, bình cổ cao, chậu, bát, đĩa, cốc.
Về trang trí:
Phùng Nguyên: Kế thừa các nguyên tắc của Hoa Lộc, hoa văn hình
học cách điệu phức tạp, có tư duy toán. Trang trí quanh thân.
Đồng Đậu: Sử dụng nhiều hoa văn khuông nhạc hoặc được bẻ ra
thành hình S hoặc nối các dải lớn trang trí ở thân, miệng.
Gò Mun: Đồ án hoa văn đơn giản các chi tiết được triệt tiêu dần còn
các cấu trúc là chính. Trang trí tập trung ở miệng gốm.
Toàn bộ hệ thống hoa văn của thời kỳ kim khí là hoa văn hình học
không xuất hiện hoa văn mô tả. Hoa văn hình học bao giờ cũng gắn với tư
duy trừu tượng khá cao. Nó phát triển đến mức người ta không nhận biết
được điểm xuất phát từ đâu.. Thành phần chính vẫn là hoa văn hình tròn
và biến điệu. Trong quá trình biến điệu, cấu trúc, sóng nước, hình sin sinh
ra hoa văn chữ S, tất ra sinh ra trường hợp hợp chữ S và chữ O theo các
dạng hoặc kết hợp đơn lẻ hoặc kết hợp liên tục hoặc biến sang hẳn hình
học với những đường kỷ hà. Những phần phụ của hoa văn chữ S đóng
góp vào việc tiếp nối cấu trúc tạo ra đồ án trang trí đường diềm.
3. Nghệ thuật Đông sơn

Thuật ngữ “ kho chung Sa Huỳnh” dùng để chỉ một nền văn hoá
rộng trên các địa bàn Nam bộ. Đi cùng với mộ chum là các loại hình gốm
có nắp đậy như nồi đáy tròn, thân hình cầu, miệng loe...Gốm Sa Huỳnh ít
có điểm chung với gốm miền Bắc, nhưng văn hoá Sa Huỳnh có giao thoa
rộng rãi với văn hoá Đông Sơn.
Gốm Đông Sơn chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn đầu kế thừa gốm Gò
Mun, Giai đoạn 2 gốm ít trang trí thường có màu hồng nhạt, trắng mốc
nhiệt độ nung không cao (gọi là gốm đường cồ). Gốm Đông Sơn gợi ý
cho đồ đồng Đông Sơn về mượn dáng.
7


Bên cạnh nghề gốm, nghề luyện kim phát triển đến đỉnh cao. Công
cụ sản xuất có lưỡi cầy, thuổng, cuốc, mai, đục dao khắc, rìu...Vũ khí đa
dạng và độc đáo về kiểu dáng. Di chỉ lớn nhất là ngôi mộ cổ Việt Khê.
Trong ngôi mộ là một con thuyền đựng hàng trăm công cụ về sản xuất, vũ
khí. Việc chôn người như vậy chứng tỏ, đây là thời kỳ lao động sản xuất
gắn liền với sông nước. Có tín ngưỡng tin rằng người chết về thế giới bên
kia đều có đồ ăn thức mặc, con thuyền là hình tượng quan trọng, việc đặt
người vào thuyền có ý nghĩa tôn giáo.
Điêu khắc Đông Sơn:
Điêu khắc tuy bé nhỏ, gắn với đồ ứng dụng nhưng nếu xem trích
đoạn sẽ thấy sự chín muồi về thị giác và tinh thần của tôn giáo nguyên
thuỷ. Nổi bật là tượng người trên cán dao găm, tượng người giao phối
trên thạp đồng (tượng người quỳ và chân đèn). Người Đông Sơn đã chú ý
đến lồng hình dáng công cụ vào cơ thể con người, những hình người thể
hiện khái niệm con người công cụ (vật biết nói), vật hy sinh, tế thần chiến
tranh. Ngoài ra có những tượng thú vật như cóc giao cấu, tượng voi, rùa,
hổ, chim, chó trên đồ ứng dụng.
Trống Đồng là biểu hiện cao nhất của nghệ thuật Đông Sơn cũng như tôn

giáo, là một nhạc khí, được sử dụng đa năng và gắn liền với các truyền
thuyết huyền hoặc về đời sống sơ khai của cư dân phương Đông. Nó
được dùng:
Trong lễ mai táng quan lang, hội hè, lễ tiết lớn của người Mường
(Hoà Bình).
Trong lễ tế thần sấm của người Lê đảo Hải Nam (Trung Hoa)
Thần cứu nạn lụt của người Mèo
Là nhạc khí quân đội thời Trần.
Thời Lê sơ trống đồng được dùng trong nhạc cụ.
Đựng vỏ tiền ốc trong khu mộ táng Thạch trại
8


Vật tuỳ táng trong mộ Đông sơn
NC: Chức năng chính của trống đồng Đông Sơn là tế lễ tôn giáo và
nhạc khí
Trống đồng H1 Có niên đại từ giữa thiên niên kỷ I TCN đến Tk 3 SCN
tập trung ở Bắc, Trung bộ. Là loại cơ bản cổ xưa nhất, ngôi sao trên mặt
trống thường có 12 cánh, hậu kỳ trống H1 thường xuất hiện bốn nhóm
tượng cóc trên mặt. Thân trống chia làm 3 phần rõ rệt, tang tròn phình ra,
thân thắt lại, đáy choãi, hoa văn trang trí phủ kín mặt và thân, hoặc bố trí
thành vòng, những ô có khoảng cách đều đặn. Trống H1 có kích thước
lớn nhất hoặc rất lớn về chiều cao 60 -70 cm, đường kính mặt trống từ 70
- 80cm
Trống đồng H2. Niên đại khoảng đầu thiên niên kỷ 1 đến TK 16 -17.
phân bố ở các vùng núi Vĩnh Phú, Hà Sơn Bình, Hà Nam Ninh, Thanh
Hoá, Nghệ Tĩnh. Mặt trống chờm ra ngoài tang trống một chút, ngôi sao
thường 8 cánh nhỏ, khoảng cách giữa các cánh lớn, rìa mặt bao gìơ cũng
có tượng cóc thường là 6 con. Trống này thường thấy cóc nhỏ ngồi trên
cóc lớn hình dáng trống có 3 phần nhưng không rõ rệt. Trang trí hoa văn

hình học tỉ mỉ ít hoa văn người và thú.
Trống Đồng H3 niên đại từ TK 6 đến gần đây tập trung ở vùng giáp
biên giới Việt - Lào, mặt trống chùm ra ngoài tang trống khá nhiều. Sao
thường 8- 12 cánh bao giờ cũng có 4 nhóm tượng cóc, mỗi nhóm có 2-3
hoặc 4 con chồng lên nhau. Thân gồm 3 phần tang trống hình nón trụ,
giữa thắt đột ngột, chân hình nón trụ. Trên mặt và thân có nhiều hoa văn
và hình khắc nổi.
Trống Đồng H4, niên đại từ cuối TK 1 đến gần đây tập trung ở vùng
núi phía Bắc. Gồm các loại trống cỡ trung bình. Mặt trống phủ sát đến
tang trống. Sao luôn có 12 cánh, ít thấy tượng cóc. Hoa văn trang trí mặt
trống là mô típ động vật như rồng và cá kiểu Trung Quốc, đôi khi có cả
chữ Hán. Vì vậy Heger gọi loại này là trống Trung Quốc.
9


Trống đồng H1 được các học giả Việt Nam phân thành 3 loại A, B, C
để thấy rõ các diễn biến của nghệ thuật trống đồng. Trống H1 a là trống
ngọc Lũ (Lý nhân - Hà Nam Ninh) Trống H1b là trống Giao Tất (văn
Lâm - Hải Hưng); Trống H1c là trống Hữu Chung.
Qua các di tích khảo cổ, qua phân tích trang trí tạo dáng dáng và
điêu khắc trên có thể khẳng định tính bản địa của trống đồng Đông Sơn.
Thậm chí trống đồng Đông sơn là tập đại thành tất yếu của nghệ thuật đồ
đồng ở Việt Nam. Vì thế nó còn được lưu giữ sản xuất sử dụng mãi tới
gần đây. Các trống đồng H1 là bức tranh toàn cảnh về xã hội Việt cổ, tôn
giáo, kiến trúc, người, sinh hoạt, sản xuất...Về nghệ thuật thì dáng trống
là mẫu mực của vẻ đẹp gắn với công năng và kỹ nghệ chế tác. Về hoa văn
thì các hoa văn hình học được tổ hợp ở mức hài hoà. Cuối thời kỳ Đông
sơn là giai đoạn dựng nước An Dương Vương, thành Cổ loa được xây
dựngTK 3 TC


Chương II: Mỹ thuật phong kiến sơ kỳ TK 11 - 14
I. Mỹ thuật thời Lý (1010 - 1225)
1. Văn hoá xã hội.
Năm 1009 Lý Công Uẩn được quan tiền sử triều tiền Lê ủng hộ.
Hành động của ông với bài “thiên đô chiếu” việc dời đô về Thăng Long
của ông có ý nghĩa lớn, chấm dứt một thời kỳ phòng thủ. Đầu Tk 11 Việt
Nam mới hoàn toàn chấm dứt sự phụ thuộc với phong kiến Trung Quốc.
Nêu rõ trong “Nam quốc sơn hà”. Sức mạnh lớn lao của nhà Lý thể hiện
ở sự bảo toàn dân tộc của cuộc kháng chiến chống nhà Tống của Lý
Thường Kiệt. Lý Công Uẩn được các nhà sư đưa lên làm vua, đạo Phật đã
tạo ra một lớp tăng sĩ trí thức. Đạo Phật ở Việt Nam không đóng vai trò
tiêu cực thoát ly trước cuộc sống mà là thứ đạo Phật hết sức tích cực giúp
cho tư tưởng nhân dân phấn chấn, lý giải tận gốc vấn đề. Trong thơ thiền
thời Lý nhằm lý giải giữa vật chất và tinh thần, nhìn sự vật với sự vận
10


động, có sinh ra thì có huỷ diệt, các hiện tượng đề cá biệt hữu hạn, ngắn
ngủi.
Số phận của con người ở trong vũ trụ như thế nào? Nếu tích cực
sống trong thời đại đang sống vẫn đạt đến tinh thần cao siêu. Vì trong
cuộc sống có nhiều buồn phiền đau khổ nhưng không sợ hãi. Do đó các
thiền sư nhà Lý tích cực, bình đẳng, bác ái, tinh thần này thấm đượm vào
tinh thần con người thời Lý người ta không tách mình ra khỏi (đất) tự
nhiên chỉ có đặt mình trong sự tuần hoàn cá nhân đặt trong mắt xích của
tự nhiên. Các vị vua triều Lý sau một thời gian đều hàm tục đi tu. “ Thời
nhà Lý trong nước có quá nửa sư sãi, đâu đâu cũng có chùa chiền”.
2. Kinh tế:
Nhà Lý có một chính sách nông nghiệp tích cực “Ngụ binh ư nông”
(quân đội thay phiên nhau về sản xuất). Khi nào có chiến tranh huy động

quân sự. Chính sách khuyến nông cấm giết trâu bò, khuyến khích đắp đê,
chính sách qui hoạch tổng thể đất nước. Ngày nay chùa phần lớn làm từ
thời Lý. Thời kỳ nhà Lý không những lãnh thổ được toàn vẹn mà nhà Lý
còn đi dẹp người ChamPa mở lãnh thổ Trung Quốc.
Xuất phát từ nền kinh tế mạnh, tinh thần quật khởi, tư tưởng vừa thăng
hoa, vừa bác ái. Phật giáo tạo cho tư tưởng nghệ thuật đời Lý có tính chất
hướng thiện vươn đến cái hài hoà hoàn mĩ, từ tầm vĩ mô đến tất cả các chi
tiết.
Chùa : Đại Danh lam kiêm hành cung - nghĩa là danh lam thắng cảnh?
Danh lam là từ viết tắt của già lam danh tiếng
Thắng cảnh: vượt trội nhất hơn với nhà Phật. VD Hội vu lan
Đại lam còn là nơi thờ Phật không chỉ là nơi tu tập mà là nơi vua ở, gần
như một triều đình thu nhỏ.
Chùa Phật Tích, chùa Dạm

11


Chùa Dạm rộng đến mức: 18 đóng cửa chùa Dạm. các vãi làm lễ từ 15
đến 18 mới đóng xong.
Xây chùa Dạm mỗi ngày thu được thúng ngón chân ngón tay….
Tại sao đến giờ VN không có chùa lớn.
Quốc tự: chùa do nhà nước xây nhưng vua không đến ở bao giờ
Dân tự: loại chùa này nhỏ dân tự làm chùa không có quy mô.
Thiết chế đất nước XD cơ sở hạ tầng chỉ là Thăng Long.
Lý Thánh Tông mang voi về Hồ Tây bẫy…
Bên cạnh Ktrucs gỗ của thời Lý là loại chùa Tháp grupa
Tháp cổ nhất là tháp ở Ấn Độ
Chức năng để thờ Phật: người ta không chui vào mà đi xung quanh để
niệm Phật. Trong tháp Như lai đa bảo. Tháp Chương Sơn thờ Như lai đa

Bảo, Phật Tích thờ Thích ca Mâu ni. Thấy sinh lão bệnh tử- tìm ra tứ diệu
đế.
Bồ tát là biểu tượng,
Trong kinh cho thấy Như lai đa bảo, Thích ca mâu ni thờ thời L
Tượng Phật thời Lý luôn bằng đá và thếp vàng.
Tượng có 4 qui chuẩn: ngồi kết già khu tọa, lưng thẳng, đầu cúi, mắt đi và
miệng hỉ.
Tượng Phật thời Lý tuân theo 32 thứ tướng, 80 tướng tốt (tam thập nhị
quý tướng, bát thập….
Tượng thời Lý có một dáng tay: Tay chắp.
Tiếng Phạm là Parma
Kết ấn thiền định

12


Đặc điểm tượng thời Lý: thân mỏng, đầu tròn, y phục được chạm bó sát
với thân thể , các nếp áo được nổi như gân của lá sen là lối tạo hình ảnh
hưởng của Ấn độ.
Là loại tượng Phật khác với tượng Phật bây giờ.
Sang Việt Nam tượng Phật là những tấm áo choàng lên
Tỷ lệ tượng hài hòa, khuôn khổ phù hợp đặt tượng ở tháp. Vì vậy tượng
nhìn thẳng.
Tượng cầu kỳ chau chuốt như thợ kim hoàn
3. Kiến trúc:
a. Thành Thăng Long. Kinh thành Thăng Long bấy giờ là quần thể
kiến trúc lớn với hai lớp bên trong, Hoàng thành và Tử cấm thành và
vòng ngoài dựa vào thành đất cũ Đại La. Theo Đại Việt sử ký toàn thư toà
thành này ít nhất có 3 lần tạo dựng qui mô vào những năm 1010 đời Lý
Thái Tổ (1010 - 1225); 1029 Lý Thái Tông và 1203 Lý Cao Tông (1176 1210). Hai đợt đầu được hình dung trên mặt bằng vuông, trong đó hoàng

thành mở 4 cửa Đại Hưng (Nam); Diệu Đức (Bắc); Tường Phù (Đông);
Quảng Phúc (Tây). Bao bọc Tử cấm thành cũng mở bốn cửa, cửa Nam có
thể là Cao minh điện, Cửa Phi Long (Bắc); Đan Phượng (Đông); Uy Viễn
(Tây).
3

1

5

14
16
7
9 10 11 12 13

15

8

17

Tây
6 2

Nam

Bắc
Đông

4


13


Vòng đầu hoàn thành với 4 cửa: Nam là cửa Đại Hưng (sự hưng
thịnh lớn); Bắc là cửa Diệu Đức (đức độ kỳ diệu); phía Tây là cửa Quảng
Phúc; (phúc rộng); Phía Đông là Tường phù(trôi nổi tốt đẹp, sự phù hộ
lành lặn).
Vòng 2 là Tử cấm thành (thành cấm của nhà vua)
Số 5: cửa phía nam đồng thời là Cao Minh Điện
Số 6: Cửa phía Bắc là cửa Phi Long
Số 7: Cửa phía Tây là cửa Uy Viễn
Số 8: Cửa phía Đông là cửa Đan Phượng
Số 9: Thềm rồng
Số 10: Càn nguyên điện
Số 11: Long An điện (rồng nằm yên)
Số 12: Long Thuỵ Điện (Long trọng tốt đẹp)
Số 13: Nghênh xuân cung (đón xuân)
Số 14: Tập hiền điện (tụ họp những bậc hiền tài)
Số 15: Giảng vũ điện (Nơi giảng võ)
Số 16: Nhật quang điện (nền trời rực rỡ)
Số 17: Nguyệt minh điện (Trăng sáng).
b. Chùa Phật Tích: (Phượng Hoàng - Tiên Sơn - Bắc Ninh). Xây
dựng 1057, gồm 4 lớp nền ăn sâu theo triền núi, các cấp có độ cao 4 - 5m.
Sát mép nền thứ 3 có 5 đôi tượng thú cỡ lớn cao khoảng 1,2m. Trung tâm
lớp nền là pho tượng Adidà, nền cuối có ao rồng (Long trì dài 7m, rộng
5m,sâu 2m). Kiểu thức tháp cao bên cạnh hồ sâu, sau trở thành nét chủ
đạo của chùa tháp thế kỷ 11 - 14. Phía sau trên nền cuối cùng là rừng tháp
lớn nhỏ gồm 39 ngọn chất cát xá lỵ cao tăng từ thời Hậu Lê. Kiến trúc
Nội công ngoại quốc bị phá huỷ trong kháng chiến chống Pháp. Trong

14


đống đá đổ vỡ còn thấy các tượng đá kim cương, tượng đầu người mình
chim, đá kê chân cột, con giống đất nung.
Ngoài ra còn có các chùa Hương Lãng (Hưng yên) với bệ tượng sư
tử lớn đội toà sen không còn tượng... kiến trúc phật giáo giản đơn, Chùa
Một Cột (Diên Hựu - Hà Nội); Chùa Bách Môn (Bắc Ninh); Tháp
Chương Sơn Tháp chùa Long Đọi (Nam Định).
Nhìn chung nhà Lý đã qui hoạch ra tổng thể đất nước gồm thành thị
và các trung tâm tôn giáo. Qui hoạch này vẫn còn có giá trị cho đến tận
ngày nay. Các ngôi chùa thời sau xây dựng trên nền của nhà Lý. Chứng tở
việc lựa chọn cảnh quan phong thuỷ rất ổn định chủ yếu là phong cảnh
đẹp, địa thế cao, gần sông, gần núi tập trung ở các vùng: Hà Nội, Kinh
Bắc, Quảng Ninh, Hà Nam (trong đó Kinh Bắc là trung tâm của hội Phật
giáo).
Mặt bằng cơ bản là 4 cấp ăn sâu và cao dần theo triền núi như chùa
Dạm, Phật Tích hoặc mặt bằng hình vuông, tròn như chùa Một Cột, Bách
Môn.
Kiến trúc đá lớn, có tính chất đồ sộ kết hợp với kiến trúc tháp, ít
nhiều ảnh hưởng của truyền thống (ấn Độ, Khơ Me) trong đó tháp và
chùa là liền một khối.
Hệ thống tượng Phật ít, thường chỉ có 1 tượng Phật ở trung tâm lòng
tháp như tượng Adidà chùa Phật Tích.
Phương pháp kiến trúc của nhà Lý đã thay đổi hoàn toàn sau nhà
Trần. Từ thời Trần trở đi kiến trúc Việt Nam cơ bản là gỗ, qui mô nhỏ. Từ
năm 1057 chùa Phật Tích đến năm 1126 chùa Linh Xứng, kiến trúc Lý đã
hoàn thành một phong cách riêng của nó, hình ảnh thực không cồn, chỉ
còn lại móng.
4. Điêu khắc


15


Điêu khắc thời Lý rất thống nhất, nó mang đầy đủ sự đồ sộ, yên ắng,
tôn giáo. Tiêu biểu là tượng Adidà chùa Phật Tích.
Kết cấu tượng thời Lý:
+ Tượng Phật
+ Đài sen
+ Sư tử, rồng
+ Bệ cấp
Với kết cấu cân bằng động nên tượng thời Lý vừa đồ sộ vừa sinh
động. Tượng Phật Adida ảnh hưởng đời thường, khuôn mặt căng đầy, ưa
bộ mặt nửa nam nửa nữ, cổ cao 3 ngấn, eo nhỏ, mặt, lưng, chân tay đẩy
khối đầy, lồi căng tròn, phần thân đẩy khối sâu. Phối hợp với đường nét
trang trí, các nếp chạy của quần áo thường đẩy ra phía ngoài.
Về tạo hình tượng Phật thời Lý mang tinh thần ngây ngất tôn giáo.
phảng phất nửa tôn giáo, nửa đời thường. Tượng Adidà chùa Phật Tích; 6
tượng kim cương chùa Long Đọi; Sư tử chùa Hương lãng, phù điêu trên
bệ tượng chùa Phật tích, lan can thành bậc tháp Chương Sơn, cột chùa
Dạm...
Môtip trang trí : Hoa sen, rồng, người - vũ nữ, hoa cúc, dương xỉ, dải
lụa, sóng nước. Nhịp điệu êm ả không đột biến.
Hoa văn trang trí từ chi tiết đến tổng thể rất tỉ mỉ, cân đối bao giờ
cũng gây cảm giác cân bằng, hài hoà gần như không có đột biến, cấu trúc
bên trong của hoa văn thời Lý được chú trọng đồng đều kể cả độ nổi của
bề mặt. Đồng đều cả về mật độ nên nó có cái đẹp rất mơ màng, tỉ mẩn.
Do đó thẩm mỹ thời Lý đã trở thành khuôn mẫu rất lâu đến sau này của
nghệ thuật tạo hình Việt Nam đó là sự ưa cảm giác phẳng hoặc không
gian 2,5 chiều.

5. Gốm thời Lý

16


a. Gốm men ngọc. Là nghệ thuật gốm mang tính chuẩn mực trong
nghệ thuật cổ, nó mang một phong cách không thể làm lại được. Gốm Lý
tập chung ở địa bàn Thăng Long, Bắc Ninh, Thanh Hoá. Các lò gốm bát
Tràng, Thổ Hà, Phủ Lãng.
Đồ gốm thời Lý được các quan lại nhà giàu trong nước dùng làm đồ
dùng quý báu, nó còn tìm thấy trong các mộ tuỳ táng.
b- Gốm Kiến trúc: Nhà Lý bắt đầu xây dựng cung đình, do đó việc
thực hiện gốm trong kiến trúc Lý rất lớn. Những viên ngói bò gắn hình
rồng uốn khúc ngóc cao đầu như ngọn lửa, chim phượng, đầu cột có trụ
búp sen nhiều tầng, kỹ thuật trổ thủng các mảng bẹt tạo khối hoàn thiện
như một tượng tròn phối hợp với trang trí khắc vạch chi tiết nhiều hoạ tiết
sen, cúc.
Gạch nát nền rất đa dạng có viên hình chữ nhật 30 x 25cm; hình
vuông 30 x 30cm, hình đa giác 10 cạnh đường kính 30cm, hình tròn
đường kính 25cm, dày 6cm. Trên mặt gạch được trang trí chạm trổ cầu
kỳ, hoa văn cánh thị, rồng trụ trong lá đề phối hợp với hoa cúc dây.
c. Gốm cung đình (Gia dụng)
Thời Lý đã phổ biến gốm men ngọc học tập từ Trung Hoa. Thành
mỏng hoặc dày, cốt bằng đá nên độ cứng cao, hoa văn khắc chìm cảm
giác trông như nổi gốm đục nhưng lại trong thành dầy trông lại mỏng cầm
thì nặng nhưng trông thì nhẹ là thành tựu lớn mà người Việt nam tiếp thu
từ trung Hoa. Nhiệt độ nung từ 1100 đến 1200oC. Màu xanh ngọc bích,
xanh thanh thiên, ngà vàng, xanh nước dưa và các sắc độ của màu xanh.
Phần lớn là các loại bát, đĩa, ấm chén.
Gốm hoa nâu phù hợp với đồ đựng lớn như thạp, liễn, bát đĩa to gốm

này các hoa văn tô màu nâu hoặc nền nâu hoa trắng, nền trắng hoa nâu,
hoa văn được khắc cao, đắp nổi các tổ hợp lớn như tu sĩ đấu võ, hoa cúc
hoa sen...

17


II. Mỹ thuật thời Trần (1226- 1400) thời Hồ (1400 -1407)
1. Văn hoá xã hội
Quá trình phát triển từ thời Lý đến thời Trần dường như là một mạch
nối tiếp. Sự đổ vỡ của nhà Lý vẫn nằm trên sự đi lên của Đại Việt cho nên
khi nhà Trần tiếp ngôi nhà Lý đưa đất nước thành một quốc gia hùng
cường, vững mạnh.
Nhà Trần nhanh chóng xây dựng được một quốc gia cực thịnh, họ
nhà Trần là một dòng họ ngư dân ở Trung Quốc, sang sinh sống được
mấy đời ở Việt Nam, họ làm nghề đánh cá ở Nam Định, Thái Bình. Với
đặc tính là dân chài lưới dũng mãnh bắn cung và có văn hoá, có sự tổ
chức dòng họ rất cao. Khi sang Việt Nam họ được người Việt việt hoá đi,
cộng thêm dòng máu bền bỉ bất khuất mềm dẻo của người Việt làm cho
triều đại nhà Trần có đức tính của dân tộc Việt không chịu trước sự chiến
đấu của dân tộc nào.
Quá trình phát triển của triều đại nhà Trần có nền tảng tư tưởng Phật
giáo vốn rất hưng thịnh từ thời Lý. Nổi tiếng về văn chương đời Trần là
cuốn Khóa hư lục của Trần Thái Tôn và phái Thiền trúc lâm Yên Tử.
Đứng ở phương diện cá nhân, nhà Trần tán thành cho con người đi
tu, tu lấy chính cá nhân mình, tu cho mình cao lên. Trên cơ sở lý luận
Phật giáo, nhà Trần đặt ra những ứng xử Phật giáo họ coi Phật có tính
chất cao siêu là trạng thái giải thoát mà giải thoát là sự giác ngộ của nhân
dân. Thiền tông thời Trần chỉ ra một xu hướng hành động không nhất
thiết phải đi tu, đạo Phật là phải hoà mình trong trạng thái tích cực hơn

chứ không phải lánh đời. “Hoà quang đồng trần”.
2. Kinh tế
Đời Trần Phật giáo mạnh làm phấn trấn tư tưởng dân tộc thượng võ
nên nhà Trần đã đương đầu với trận đấu giặc ngoại xâm. Nhà Trần cũng

18


tiếp thu cơ sở kinh tế của nhà Lý, là một nền kinh tế nông nghiệp lúa
nước.
Lực lượng lao động chính của nhà Trần:
+ Là các nông nô trong các điền trang, người nông nô không có tài
sản riêng, họ làm cho quí tộc của mình. Tất nhiên nông nô Việt Nam
không bị đối xử tàn tệ như người La mã như không buôn bán người.
+ Những nông nô đồng thời là lực lượng chiến đấu trong chiến
tranh, nên quý tộc nhà Trần rất quí trọng nông nô.
+ Nông nô được tự do, có những nông nô cày cấy ruộng riêng
không phụ thuộc vào quý tộc hoặc chính người nông nô có tham gia chiến
tranh thì được giải phóng.
+ Các binh sĩ “Ngụ binh ư nông” bị gửi trong quân ngũ. Duy trì từ
thời Lý và phát triển chính sách hạ nô hạ điền: Cấm được buôn bán nông
nô là thanh niên chưa đến tuổi lao động; Cấm bán ruộng, cấm giết trâu
bò.
Bởi vì chiến tranh cần có lương thực và cần để thúc đẩy sản xuất,
nên nhà Lý - Trần phải giữ nền lương thực ổn định. Nhà Trần đã dùng
chế độ Phân phong là:
Đây là một hoạt động chính trị có thời Chu ở Trung Quốc khi nhà
Chu lên ngôi thay nhà Thương thì họ chia TQ thành nhiều nước nhỏ, mỗi
nước nhỏ ấy phong cho một chư hầu (con cháu của nhà Chu). Đứng đầu
các chư hầu là Vương, đứng đầu các nước nhỏ là Hầu. ở Việt Nam theo

hiệu là Tần, đứng đầu nước là Đế (chế độ theo nhà Chu).
Nhà Chu ở TQ chỉ ổn định ở giai đoạn đầu, dần nước của vua yếu
dần cuối cùng là vua bù nhìn, các nước mạnh dần thành các nước lớn
đánh lẫn nhau, nước mới thống nhất là nhà Tần, chia tỉnh đứng đầu là các
quan. ở Việt Nam nhà Tần theo chế độ phân phong, các nước đều có quân
đội riêng, kinh tế riêng. Xảy ra 3 lần chiến tranh nhưng do khả năng cai
19


trị cao nên nhà Trần chưa xảy ra tình trạng hỗn loạn. Nền kinh tế thời
Trần là nền kinh tế Điền trang thái ấp, nó cũng lạc hậu và làm cho nền
kinh tế tự cung tự cấp.
3. Kiến trúc
Nền nghệ thuật Lý không chỉ để lại cho thời Trần những công trình
đồ sộ, mà còn để lại cả cơ sở kỹ thuật mang tính truyền thống, tạo ra hai
diện khác nhau cho một dòng chảy Lý – Trần. Tuy nhiên những cuộc
xung đột nội bộ và đặc biệt trong giai đoạn dần tiếm quyền của họ Trần
và ba lần chiến tranh chống Nguyên – Mông. Các công trình kiến trúc
nhiều lần bị huỷ hoại, năm năm sau khi thay thế nhà Lý, Trần Thái Tông (
1225 – 1258) cho xây dựng thêm nhiều công trình ở kinh thành Thăng
Long như nhà lang vũ Đông - Tây, cung Thánh Từ, cung Quan Triều. Đối
xứng qua trục kiến trúc của kinh thành hai bên tả hữu 61 phường Thăng
Long cũng được phân định lại, năm 1248 xây cầu Lâm Ba, chùa Chân
Giáo cung Thái Thanh lộng lẫy bên hồ ngoại thiềm. Xứ Nguyên Trần Phu
năm 1293 sau khi đi sứ nước ta về có viết trong “An nam tức sự” từ Sứ
Quan đi 60 dặm đến Kiều đình Yên Hoà tiếp dặm nữa đến Hoàng cung.
Đầu tiên là cửa Dương Kinh, trên có gác triều thiên, bên trái cửa Vân Hội,
trong có khoang Thiên tỉnh ngang dọc độ mươi trượng (7 x 7m). Từ thềm
bước lên gặp điện Tập Hiền phía trên có gác lớn Minh linh, bên phải điện
Đức Huy với hai cửa Đông Lạc (trái), Kiều ứng (phải). Chứng tỏ vào giai

đoạn này tuy nền kinh tế do tác động của chiến tranh bị sa sút nghiêm
trọng, các vua Trần vẫn cố gắng sửa sang lại Thăng Long, tô điểm cho thủ
đô của tổ quốc được Lộng lẫy như xưa.
Song song với việc tu bổ ở Thănh Long, năm 1239 các vua Trần đã
cho xây dựng lại quê hương Tức Mặc của mình, các cung điện lâu đài
mọc lên san sát làm nơi ở cho hoàng thượng sau khi truyền ngôi và thân
thích cung đình. Năm 1262 vùng này đổi là phủ Thiên trường với cung
trùng hoa nổi tiếng, 1281 xây nhà giảng học để dạy dỗ các vương thân.
20


Trên mặt đất không còn để lại hình ảnh các cung điện Trần, nhưng những
cuộc đào bới đã tìm thấy nhiều hiện vật như gạch vuông khổ lớn 40 x
40cm dày 7cm) trang trí hoa văn dây theo bố cục cuộn tròn trong ô vuông
loại gạch phổ biến ở nhiều kiến trúc Trần, ngói cong, dẹt, úp nóc, các
hình chim phượng, rồng đất nung gắn đầu cột đầu đao và đồ ứng dụng.
Bên cạnh thành quách đền đài, lăng mộ các vua Trần là loại hình
kiến trúc mới mẻ.
Vùng Thái Bình:
Lăng Trần Thủ Độ (1264) còn lại tượng hổ và 1 tượng đá đã vỡ
không rõ hình thù có thể là tượng Huyền vũ. Theo truyền thuyết dân gian
phỏng đoán lăng này có mặt bằng hình vuông bốn hướng có bốn tượng
bạch hổ (tây); Thanh long (đông), Huyền vũ (bắc); Chu tước (nam). Lăng
rộng 2 mẫu, cây cối um tùm nơi để của có hổ đá, giơi đá, chim đá, bình
phong bằng đá.
Vùng Quảng Ninh:
Thái Lăng (lăng Đồng thái), mặt bằng hình vuông 61 x 61m, trên đồi
thấp chia làm 3 lớp. Lớp đầu như hành lang bao bọc toàn bộ lăng toả 4 lối
lên xuống lớp 2 gần vuông (25 x27cm) cao hơn lớp ngoài cách bởi 1
thành đá cuội. Cạnh nam có 3 cửa lớn thành bậc rồng trước mặt là nền

điện tế còn dấu tích đá tảng kê chân cột, hai cạnh đông – tây mở thành
bậc sâu. Lớp trong cùng vuông 8x 8m cạnh nam có cửa lên thành bậc
rồng đỉnh trung tâm là bia.
Mục lăng (lăng Đồng Mục) của Trần Minh Tôn (1357) nằm thoai
thởi bên bờ ngọn suối, kích thước rộng 28m dài 154,6m. Mặt bằng kiến
trúc có trục đối xứng, hai bên có tượng chầu, sau mộ là điện miếu tế lễ.
Sự đổi mới của nghệ thuật Trần phụ thuộc sâu sắc vào kiến trúc Phật
giáo. kết cấu vì kèo gỗ có thể có trước Tk 13, phổ biến ở thời Trần làm
sắc thái riêng cho các ngôi chùa, cứ hai vì kèo tạo thành một gian trên
21


mặt bằng chữ nhật. Vuông hay CN. Cụm kiến trúc phối hợp nhiều đơn vị
chữ nhất thành một quần thể vuông vức (như mô hình nhà). Kiến trúc
tháp là thành phần độc lập tương đối với ngôi chùa không gắn bó hữu cơ
kiểu chùa tháp đá thời Lý. Đại bộ phận những di tích kiến trúc chùa đời
Trần thượng điện được tạo bởi hai vì kèo, bốn cột cái, bốn cột hiên trên
mặt bằng gần vuông. Những thành phần khác như tiền đường, thiêu
hương, hậu đường, tam quan, gác chuông, phối hợp với thượng điện để
tạo thành một quần thể nội công ngoại quốc? .
Trần, tiếp là con đường Chùa Phổ Minh (1262) Nam Định. Thành
bậc có đôi sấu đá thời trùng với trục đối xứng kéo dài hai bên có hai hồ
tròn. Bên phải bia phổ minh thiền tự, bên trái bia Phổ minh bảo tháp tự
bi” cây hương 8 cạnh và tháp. Tiền đường có 9 gian nắp 4 cánh cửa chạm
khắc rồng Trần. Bậc tam cấp với rồng đá, thiêu hương 3 gian; thượng
điện 16 gian dãy ngang 11 gian; hành lang mỗi bên 12 gian tạo quần thể
nội công ngoại quốc.
Tháp Phổ Minh
Tượng bà chúa mạc TK 16
Chuông phổ minh đỉnh tự 1796

Mộ bà chúa Mạc
Tháp thờ xá lị Trần Nhân Tôn dựng 1305 cao 14 tầng, 21,2m, bố cục
vuông cạnh đáy 5,21m tầng trên trổ 4 cửa cuốn tò vò, tầng dưới 2,2m
rộng 0,77m cao 1,09m.
Chùa Bối Khê (Hà Tây) 1419. Kết cấu kiến trúc toà thượng điện và
bệ tam thế năm 1382, chìm lẩn trong không gian làng quê tĩnh mịch. Bắt
đầu là những tháp sư tổ, qua bãi rộng đến cửa “ngũ quan” qua cầu nhỏ
tiếp gác chuông có đường tiếp giáp bao bọc cụm chùa, sân rộng, sập đá,
nhà bia bên phải rồi tiền đường 5 gian 2 chái, thiêu hương nối thượng
điện tạo thành hình chưa công bao bọc bởi hậu đường và hành lang 7 gian
22


hai bên gắn với hậu đường có toà điện thờ thánh kiểu chồng diêm tạo ra
kiểu kiến trúc “Tiền Phật hậu thánh” bên phải là khu phụ gồm điện thánh
và tăng phòng.
Niên đại dựng năm 1382, sửa 1453, 1573, 1579, 1628, 1783, 1895,
1923.
Chùa Dâu (Thiền Định tự; Diên ứng tự) - Bắc Ninh. Tốp thợ Đào từ
cây Dung thụ thiêng liêng mà sư Khâu đà la đặt con của Man nương vào
đó, đã tạc thành bốn tượng. Tượng Pháp Vân (mây) thờ ở cửa chùa Thiền
Định; Diên ứng dâu, tượng pháp Vũ thờ ở chùa Thành Đạo (Đậu), tượng
Pháp Lôi chùa Phi Tương (Tượng), tượng Pháp Điện chùa Phương Quan
(Dâu). Chùa Dâu có bố cục Nội công ngoại quốc. Nguyên thời sông Dâu
chảy trước cửa chùa quanh bãi rộng có cầu 9 nhịp bắt qua sông, đường
dài dẫn vào tam quan (đã mất) hai bên là ao. Toà tiền nhất 9 gian kích
thước mặt 7,4m x 28,1m kết với hành lang chạy dài hai bên suốt chùa mỗi
dãy 22 gian sâu rộng 21,5 x 20,5m giữa thân có tháp Hoà Phong do Mạc
Đĩnh Chi trạng nguyên thời Trần dựng 9 tầng sau bị đổ còn 3 tầng 17m
cạnh đáy 6,85m rộng 1,3m một bậc cấp. Niên đại ghi 1737 (Vỹnh Hựu

3). Sau đó là tiền đường trùng tu 1918 trên nền cao với các bậc cấp chạy
suốt 5 gian thành bậc chạm rồng bò là di tích Trần dài 2,15m cao 0,67m.
Thiêu hương xây nền cao 0,37m. Cuối là thượng điện 3 gian 4 mái gập
các đầu đao cong như búp sen trên nền cao thêm 0,47m so với mặt đất.
Cấu trúc vì kèo 4 hàng chân cột cột cái chu vi 1,6m kiểu chồng rường kết
hợp giá chiêng.
Tóm lại: Qui mô kiến trúc nhà Trần nhỏ bé nhiều so với nhà Lý, do
tình hình chiến tranh nên không thể xây cất đồ sộ. Kinh thành Thăng
Long nhà Trần chủ yếu là tu bổ, quê hương chính ở Nam Định nên đã
xây Phủ Thiên trường. Ngoài ra nhà trần theo chế độ phân phong, trên
thực tế không có gì để lại để chúng ta xét được.

23


Về kiến trúc tổng thể: lăng thời trần mặt bằng không thống nhất như
các thời sau lặng đầu tiên đơn giản nhất là lăng Trần Thủ Độ có mặt bằng
vuông, từ lăng Đồng Thái trở đi thời trần có tính chất tưởng niệm trong
lăng để các tượng đá. Như vậy kiến trúc lăng không có nội thất hoàn toàn
là những công trình tượng đài, chính những công trình này xác định kiến
trúc không gian là kiến trúc khoảng không. Kiến trúc tháp đã tách ra khỏi
ngôi chùa, kiến trúc gỗ và gạch thay thế cho kiến trúc đá. Việc thay thế
bằng kiến trúc gỗ đã thay đổi hẳn bề mặt nội, ngoại thất của kiến trúc. Toà
kiến trúc gỗ là những qui mô nhỏ, thành phần cơ bản của kiến trúc gỗ là
vì kèo. Tổng thể của ngôi chùa dù to hay nhỏ đều là tổng thể của các ngôi
nhà hình chữ nhất. Với 3 loại vì kèo cơ bản:
- Vì kèo chồng rường

- Vì kèo giá chiêng


- Vì kèo giá chiêng kết hợp chồng rường

4. Điêu khắc và trang trí
Điêu khắc lăng mộ có 2 loại:
+ Tượng thú: hổ, chó, trâu
+ Tượng người
Tượng hổ lăng Trần Thủ Độ dài 1,4m mở đầu cho hệ thống tượng
lăng mộ. Cơ thể con vật uyển chuyển, nằm xoài trên bệ đầu hơi ngóc
được qui vào nhịp điệu và kết cấu khối đơn giản trong thư giãn cơ học
bản thân của mãnh thú. Chó đá lăng Trần Hiến Tôn dài 0,54m được gọi
cảm khối ở một mặt khác. Chi tiết cơ thể được lược giản triệt để, thân
24


cuộn cong đều, đầu chạm đuôi, hai chân thu hẹp vào khối lõm của cơ thể.
Lăng Trần Hiến Tôn tượng Trâu dài 1m cho thấy sự thống nhất trong điêu
khắc thú vật lăng mộ Trần. Cổ hơi vươn, gáy hơi võng tiếp nối với sống
lưng thẳng, bốn chân phủ phục thụt vào hơi thu dúm tạo độ đàn hồi nhẹ
nhàng đỡ khối cơ thể nặng. Lăng Trần Hiến Tôn còn có hai tượng quan
hầu gãy đầu, cao 1,3m trừ đầu, nếu tính cả đầu cao 1m62 nay mất 1, khối
tượng đơn giản toàn thân phân bố cân xứng trên trục cơ thể mắt hơi
nhắm, nhìn xuống, hai tay nâng tráp, các nếp áo đại trào chạy qua các vạt
tay xuống chân.
Nhìn chung, các tượng thú thời này được làm trong tư thế ngủ hoặc
nghỉ ngơi, tạo ra không khí trầm lặng, chết chóc trong lăng mộ . Tính khái
quát cao không đi sâu vào miêu tả kỹ lưỡng mắt mũi, trang trí hoa văn.
Tính khái quát này đã vượt ra khỏi kiến trúc thời Lý như con hổ, sư tử
thường mang tính tượng trưng được cách điệu hoá được lồng vào sự
thánh thiện hơn. Thời Trần theo đuổi thần thái bên trong, nên điêu khắc
Trần khối đơn giản sinh động. Tượng người tính chất đơn giản phân bố

cân bằng với trục dọc làm cho tượng có tính chất nghiêm trang huyền bí.
Điêu khắc Phật giáo:
Đến nay vẫn chưa tìm thấy một pho tượng Phật thời Trần nào, mặc
dù có đầy đủ những cơ sở để tin rằng điêu khắc Phật giáo thời Trần rất
phát triển với điện thờ Phật. Bệ tam thế tạo ra một bước thay đổi trang trí
tượng trong chùa, các góc bệ có các chim thần (Garuda). Tính chất đơn
giản xúc tích về khối có dáng chung của khối hộp chữ nhật lớn, từ trên
xuống dưới chia làm ba phần rõ rệt: Phần trên cùng là đài sen khổng lồ
gồm hai lớp, 1 lớp cánh sen ngửa và 1 lớp úp, phần giữa bệ có nhiều gờ
nổi mặt thường trang trí hoa dây liên tục hoặc ngắt quãng. Phần dưới
cùng là chân bệ được làm theo kiểu sập chân quỳ dạ cá, một số bệ có đố
kê trang trí hình sóng nước.

25


×