Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm non công lập quận long biên, hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.53 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGHĨA QUỲNH

QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
QUẬN LONG BIÊN, HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 01 14

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

HÀ NỘI, 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. NGUYỄN KHĂC BÌNH

Phản biện1: PGS.TS. Trần Thị Minh Hằng
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đức Sơn

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam vào 8 giờ 30 phút ngày
23 tháng 10 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


Thƣ viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã ban hành
những chính sách cụ thể nhằm phát triển GDMN như: Đầu tư xây dựng
trường lớp, cơ sở vật chất; đổi mới phương pháp giảng dạy; cải tiến chế
độ tiền lương đối với giáo viên mầm non; xã hội hóa GDMN… Đặc
biệt, hoạt động giáo dục theo chủ đề là minh chứng rõ ràng cho nhận
thức về vai trò và tầm quan trọng của giáo dục mầm non đối với quá
trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ cũng như phản ánh
những thay đổi trong chủ trương, đường lối phát triển GDMN phù hợp
với xu thế phát triển chung của ngành GD và đáp ứng yêu cầu xã hội.
Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề đã được triển khai rộng
khắp trên cả nước, song cần phải khẳng định rằng đây là một vấn đề rất
mới mẻ cả về nội dung, phương pháp, quy trình tổ chức, kiểm tra đánh
giá… và hoàn toàn khác xa so với chương trình giáo dục mầm non trước
đây. Chính vì vậy, không ít cán bộ quản lý và cả giáo viên lúng túng,
khó khăn trong tổ chức hoạt động giáo dục. Không những thế, một số
CBQL, giáo viên còn thiếu và yếu về kinh nghiệm, trình độ càng khiến
cho việc tiếp cận và thực hiện hoạt động giáo dục theo chủ đề bị hạn
chế. Trong thực tế các đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn về tổ chức
hoạt động giáo dục theo chủ đề chưa phong phú. Đặc biệt, chưa có
nghiên cứu nào được tiến hành trên địa bàn quận Long Biên, Hà Nội.
Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu: “Quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các trường Mầm
non công lập quận Long Biên, Hà Nội”.
2. Tình hình nghiên cứu của đê tài
2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Drake M.S cho rằng dạy học theo chủ đề là một mô hình của
dạy học tích hợp. Mô hình này đòi hỏi giáo viên phải vận dụng kiến

1


thức của nhiều môn học khác nhau. Ưu điểm của môn học này là giáo
viên vẫn dạy một môn học nhưng trong quá trình dạy lại mở rộng tri
thức sang nhiều môn học liên quan khác [11].
Marshall. J nghiên cứu cảm xúc và hứng thú của trẻ với phương
pháp dạy học tích hợp, trong đó có tích hợp theo chủ đề. Tác giả nhận
xét: chương trình dạy học tích hợp chú trọng cung cấp kiến thức phù hợp
với nhu cầu của học sinh, học sinh sẽ được học cái mình cần và yêu
thích nên việc học trở nên nhẹ nhàng và hứng thú hơn [ 13].
2.2. Các nghiên cứu ở trong nước
Tổ Mầm non - Trường CĐSP Sóc Trăng, “Xây dựng hoạt động
làm quen với môi trường xung quanh chủ đề phương tiện giao thông
đường bộ theo hướng tích hợp” - công trình nghiên cứu khoa học cấp
trường.
- Tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục
trong trường mầm non theo chủ đề (2013)
- Phạm Thị Hải Yến (2010), Biện pháp quản lý thực hiện
chương trình GDMN mới của Hiệu trưởng các trường MN trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình, Đại học Sư phạm Hà Nội. [ 26].
- Nguyễn Thùy Linh (2011), Biện pháp quản lý thực hiện
chương trình GDMN mới của Hiệu trưởng trường MN quận Cầu Giấy Thành phố Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội. [ 15].
- Nguyễn Thị Thanh Xuân (2012), Biện pháp quản lý hoạt động
chuyên môn trong thực hiện chương trình GDMN mới ở các trường MN
Thành phố Hải Dương, Đại học Sư phạm Hà Nội. [25].
- Chu Thị Hồng Nhung (2014), Tình hình đổi mới giáo dục mầm

non tại Việt Nam qua các giai đoạn, Số 57 - Tạp chí Khoa học ĐHSP
HCM và giáo viên của trường mầm non Phú Lương, thành phố Hải
Dương, tỉnh Hải Dương
Kết quả của các công trình nghiên cứu đã làm phong phú

2


thêm lý luận về quản lý nói chung và quản lý GDMN nói riêng. Tuy
nhiên, các công trình nghiên cứu về thực tiễn tổ chức hoạt động GD
theo chủ đề còn hạn chế, đặc biệt, chưa có nghiên cứu nào được tiến
hành trên địa bàn quận Long Biên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận quản lý các hoạt động giáo dục
theo chủ đề ở trường mầm non công lập và đánh giá thực trạng công tác
tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm non công lập
thuộc quận Long Biên để đề xuất các biện phápquản lý các hoạt động
giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm non công lập trên địa bàn quận
Long Biên, Hà Nội trong thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3.2.1 Xác lập cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động GD theo
chủ đề ở trường mầm non công lập.
3.2.2 Khảo sát thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục theo
chủ đề ở các trường MN công lập quận Long Biên.
3.2.3 Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề
ở các trường MN công lập quận Long Biên. Khảo nghiệm tính cần thiết
và tính khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các
trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội.
4.2 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
4.3 Giới hạn về nội dung nghiên cứu
Vì thời gian hạn chế nên luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực
trạng và một số biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề ở
các trường mầm non công lập quận Long Biên theo tiếp cận quản lý hoạt

3


động giáo dục mầm non ở các trường mầm non.
4.4 Giới hạn về địa bàn nghiên cứu
Chúng tôi tiến hành nghiên cứu tại 10 trường mầm non công lập
trên địa bàn quận Long Biên
4.5 Giới hạn về khách thể khảo sát
Để điều tra thực trạng tổ chức HĐGD theo chủ đề chúng tôi
khảo sát trên: 383 khách thể, trong đó có 30 cán bộ quản lý và 353 giáo
viên thuộc 10 trường mầm non.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phƣơng pháp tiếp cận
Tiếp cận quan điểm lịch sử: Xem xét đối tượng trong một quá trình phát
triển lâu dài, chú ý tới tình huống phức tạp giữa Hiện tượng và Bối cảnh
trong quá khứ, từ đó nhằm phát hiện ra những mối liên hệ đặc trưng về
quá khứ- hiện tại của đối tượng thông qua những phép suy luận biện
chứng, logic
5.2 Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
5.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết

- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
5.2.3. Phương pháp thống kê toán học trong quản lý giáo dục
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Về mặt lý luận
Luận văn góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận quản lý các hoạt
động giáo dục theo chủ đề ở trường MN công lập
6.2.Về mặt thực tiễn
Đánh giá được thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục theo

4


chủ đề ở các trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội, chỉ ra
những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề
ở các trường mầm non.
Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động giáo dục theo chủ
đề ở các trường MN công lập trên địa bàn Quận.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn bao gồm các chương:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề
ở trường mầm non công lập
Chƣơng 2: Thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các
trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội.
Chƣơng 3: Biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các
trường mầm non công lập quận Long Biên, Hà Nội.
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC

THEO CHỦ ĐỀ Ở TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
1.1. Một số khái niệm cơ bản của đề tài
1.1.1. Hoạt động giáo dục
Hoạt động giáo dục là hoạt động có mục đích, có kế hoạch do nhà giáo
dục thiết kế, tổ chức nhằm thu hút trẻ tham gia vào quá trình hoạt động
thông qua đó hình thành và phát triển nhân cách của trẻ theo mục tiêu
xác định.
Hoạt động giáo dục có các đặc điểm sau:
Là một dạng hoạt động xã hội, chịu sự tác động của các yếu tố kinh tế,
văn hóa xã hội và môi trường giáo dục của nhà trường. [ 13].
Là một dạng hoạt động có mục đích, có kế hoạch được tiến hành thông
qua hoạt động học tập, vui chơi, làm quen với thế giới đồ vật và môi
trường xung quanh vv.. được tiến hành thông qua quan hệ giao tiếp giữa

5


cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ; giữa trẻ với môi trường xung quanh và thế giới
đồ vật. [ 14].
1.1.2. Hoạt động giáo dục theo chủ đề
Từ cách phân tích trên, chúng tôi hiểu hoạt động giáo dục theo
chủ đề ở trường mầm non là hoạt động giáo dục được thiết kế và tổ
chức theo hướng tích hợp một chuỗi các nội dung nhằm giúp trẻ phát
triển toàn diện nhân cách về mọi mặt.
1.1.3. Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường mầm non
Tổ chức trong quản lý trường học là quá trình phân phối và sắp
xếp nguồn nhân lực theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực
hiện tốt các mục tiêu đã đề ra.
Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường mầm non là
những tác động có mục đích, có kế hoạch của Hiệu trưởng nhà trường

đến toàn bộ quá trình hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường mầm
non và những yếu tố liên đới nhằm huy động nguồn lực, phân phối, sắp
xếp nguồn lực thực hiện kế hoạch hoạt động và chỉ đạo thực hiện có
hiệu quả mục tiêu của hoạt động giáo dục theo chủ đề cho trẻ ở trường
mầm non hướng tới phát triển toàn diện nhân cách của trẻ.
1.2. Một số vấn đề cơ bản về hoạt động giáo dục theo chủ đề
ở trƣờng mầm non
1.2.1. Chủ đề giáo dục mầm non
Mỗi chủ đề giáo dục cần đảm bảo:
- Xuất phát từ nhu cầu, hứng thú của trẻ và từ cuộc sống
- Được thể hiện trong các hoạt động cả ngày ở trường mầm non
- Được thể hiện ở lựa chọn các vật liệu trong khu vực chơi và
trong lớp
- Một chủ đề được tiến hành tối thiểu trong một tuần để đảm bảo
vừa có sự lặp lại và vừa có sự mở rộng cơ hội học cho trẻ hàng ngày.
- Một chủ đề lớn thường bao gồm một số chủ đề nhỏ.

6


1.2.2. Mục tiêu của giáo dục theo chủ đề ở trường mầm non
Mục tiêu được xây dựng cho trẻ cuối độ tuổi nhà trẻ và cuối độ
tuổi mẫu giáo theo lĩnh vực phát triển của trẻ nhằm hướng đến phát triển
toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm – kĩ năng xã hội,
thẩm mĩ;
Chú trọng hình thành ở trẻ những chức năng tâm lí, năng lực
chung của con người. Phát triển tối đa tiềm năng vốn có, hình thành
những kĩ năng sống cần thiết cho trẻ và phù hợp với yêu cầu của gia
đình, cộng đồng, xã hội;
Tạo môi trường trải nghiệm thực tiễn hoặc môi trường mang

tính giả định cho trẻ, giúp trẻ phát triển về mặt nhận thức, tình cảm,
thẩm mỹ, thể chất, ngôn ngữ, kỹ năng sống vv..
Chuẩn bị tốt cho trẻ vào học giai đoạn sau: Chuẩn bị về tâm lý
sẵn sang đi học; phát triển về mặt thể chất, năng lực nhận thức, kỹ năng
cho trẻ vv…
1.2.3. Nội dung giáo dục theo chủ đề
Nói một cách khái quát hơn, nội dung giáo dục theo chủ đề bao
gồm các nội dung chính như sau:
- Nội dung giáo dục phát triển thể chất cho trẻ: Phát triển kỹ
năng vận động, kỹ năng vệ sinh thân thể; kỹ năng tập luyện để phát triển
thể lực vv…
- Nội dung giáo dục phát triển nhận thức cho trẻ: Phát triển năng
lực quan sát, năng lực ghi nhớ không chủ định và ghi nhớ có chủ định,
năng lực tưởng tượng, năng lực tư duy hình ảnh, tư duy cụ thể cho trả,
năng lực giải quyết vấn đề.
- Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ: Phát triển kỹ năng
nghe, hiểu, kỹ năng nói biểu đạt, sử dụng ngôn ngữ mạch lạc vv..
- Nội dung giáo dục phát triển tình cảm – kỹ năng xã hội: Phát
triển tình cảm yêu thương con người, yêu thương thiên nhiên và thế giới

7


đồ vật cho trẻ mầm non. Đồng thời phát triển kỹ năng sống cho trẻ như
kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm quen với môi trường xung quanh; kỹ
năng tự phục vụ, kỹ năng tự nhận thức vv…
- Nội dung giáo dục phát triển thẩm mỹ: Phát triển năng lực
nhận thức về cái đẹp, phân biệt cái đẹp, giữ gìn vệ sinh thân thể, quần áo
1.2.4. Phương pháp tổ chức giáo dục theo chủ đề
Giáo viên có thể sử dụng các hình thức khác nhau để tổ chức

hoạt động giáo dục theo chủ đề cho trẻ: Hoạt động làm quen với môi
trường xung quanh; Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ; Tổ chức ngày
Hội, ngày lễ cho trẻ; Tổ chức giờ học tích hợp vv… Các phương pháp
giáo dục được sử dụng trong các hình thức nêu trên là các phương pháp:
Tổ chức trò chơi; trực quan; trải nghiệm thực tiễn; giảng giải; mô tả; trần
thuật; giáo dục thông qua tình huống vv…
1.3. Tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trƣờng mầm non
1.3.1. Lập kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường
mầm non
Lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề.
Hiệu trưởng cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về trách
nhiệm của các giáo viên là lên kế hoạch giáo dục
Xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề cho trẻ mầm non phải
có sự chỉ đạo thống nhất các loại kế hoạch trong nhà trường.
Hiệu trưởng chỉ đạo, hướng dẫn giáo viên và Phó hiệu trưởng
phụ trách chuyên môn khi xây dựng kế hoạch giáo dục theo chủ đề cho
trẻ mầm non phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
- Xây dựng kế hoạch phải quán triệt mục tiêu GDMN
- Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính khoa học và tính thực
tiễn.
- Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính phát triển:
- Xây dựng kế hoạch phải đảm bảo tính toàn diện.

8


1.3.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục theo chủ đề
1.3.2.1. Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục
theo chủ đề ở trường mầm non
3.2.2.Kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục theo chủ đề

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý các hoạt động giáo
dục theo chủ đề ở trƣờng mầm non công lập
Công tác quản lý hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường MN
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, bao gồm cả yếu tố chủ quan và khách
quan.
1.4.1. Yếu tố chủ quan
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ quản lý của CBQL
- Tuổi đời và kinh nghiệm của CBQL
Quản lý là một hoạt động nghề nghiệp đặc thù và phức tạp bởi
sự đa dạng về đặc điểm nhân cách, tâm lý... của các đối tượng tham gia
vào giáo dục nhà trường. Bên cạnh đó, trong một môi trường giáo dục
đang có những biến động toàn diện và mạnh mẽ như hiện nay đòi hỏi
nhà quản lý cần phát huy tính linh hoạt sáng tạo để giải quyết tốt những
mâu thuẫn trong giáo dục đồng thời, làm tăng tính cạnh tranh và sức hấp
dẫn của nhà trường.
1.4.2. Yếu tố khách quan
- Cơ sở vật chất, thiết bị đồ dùng, đồ chơi tối thiểu để đáp ứng
yêu cầu của HĐGD theo chủ đề; Sự biến đổi của đội ngũ giáo viên, Sự
ủng hộ của phụ huynh học sinh và cộng đồng.
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC
THEO CHỦ ĐỀ Ở CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
QUẬN LONG BIÊN
2.1. Vài nét về khách thể khảo sát và tổ chức khảo sát
2.1.1. Một số đặc điểm của giáo dục mầm non quận Long Biên

9


Trong những năm gần đây GDMN quận Long Biên phát triển

nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng. Quy mô trường lớp phát triển
mạnh theo hướng đa dạng hóa các loại hình. Tính đến cuối năm học
2016 - 2017, toàn quận có 56 trường mầm non, trong đó có 27 trường
công lập, 29 trường tư thục, 106 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục.
Tổng số phòng học là 450; bếp ăn bán trú là 62 (trong đó có 56 bếp đúng
quy cách); 30/56 trường có phòng y tế; 56 trường có đồ chơi ngoài trời,
số lượng cán bộ quản lý là 110 người (đạt trình độ trên chuẩn là 100%),
giáo viên trực tiếp dạy trẻ là 1650 người (đạt trình độ trên chuẩn là
66,5%). Hàng năm Phòng giáo dục đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác
đánh giá chất lượng đội ngũ GV theo chuẩn nghề nghiệp GV mầm non,
đánh giá HT theo chuẩn hiệu trưởng trường mầm non và đánh giá đội
ngũ phó hiệu trưởng nhằm đảm bảo chất lượng đội ngũ ngày càng tương
xứng với trình độ được đào tạo, bồi dưỡng.
2.2. Thực trạng quản lý thựuc hiện chƣơng trình giáo dục
theo chủ đề ở các trƣờng mầm non quận Long Biên
2.2.1. Thực trạng nhận thức tầm quan trọng của hoạt động
giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm non
Để khảo sát thực trạng hoạt động GD theo chủ đề ở các trường
MN quận Long Biên, chúng tôi đã khảo sát ý kiến của 20 CBQL và 48
GV của 10 trường MN. Nội dung điều tra về nhận thức tầm quan trọng,
mức độ thực hiện hoạt động GD theo chủ đề; những thuận lợi và khó
khăn trong việc thực hiện hoạt động GD theo chủ đề ở các trường mầm
non quận Long Biên, kết quả thu được ghi ở bảng 2.3
Bảng 2.3: Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về
tầm quan trọng của hoạt động GD theo chủ đề ở trƣờng mầm non
Mức độ
Đối tƣợng

Rất


Quan

quan trọng

trọng

10

Bình thƣờng

Không
quan trọng


SL

%

SL

%

SL

%

SL

%


CBQL

24

80.0

6

20.0

0

0

0

0

GV

184

56.5

199

43.5

0


0

0

0

Chung

208

58,9

145

41,1

0

0

0

0

Nguồn : kết quả điều tra từ bảng hỏi
Kết quả khảo sát ở bảng 2.3 cho thấy: 100% CBQLvà GV đều
nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động GD theo chủ đề. Không
có ai lựa chọn mức độ bình thường và không quan trọng. Kết quả này
chứng tỏ sự nhận thức đúng đắn về vai trò của hoạt động GD theo chủ
đề đối với sự phát triển của trẻ MN trong giai đoạn hiện nay.

2.2.2. Thực trạng hoạt động giáo dục theo chủ đề ở các trường mầm
non quận Long Biên
Để đánh giá thực trạng hoạt động GDMN mới ở các trường
mầm non quận Long Biên, chúng tôi phân tích câu hỏi số 3 (phụ lục 1),
kết quả được thể hiện. Thực trạng hoạt động GD theo chủ đề ở các
trường MN là chưa thực sự tốt, chỉ đạt ở mức độ trung bình (điểm trung
bình của cả 8 nội dung là 2.01). Điều này cho thấy các trường mới chỉ
thực hiện đúng theo hướng dẫn những phần cứng của chương trình, chưa
có sự linh hoạt, sáng tạo và chưa đi vào chiều sâu. Ảnh hưởng của
chương trình cũ vẫn để lại lối mòn chưa khắc phục được.Các nội dung
cụ thể trong việc thực hiện chương trình giáo dục theo chủ đề được đánh
giá ở các mức độ khác nhau
2.2.3. Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động giáo dục theo
chủ đề ở các trường mầm non quận Long Biên
2.3. Thực trạng quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề
của các trƣờng mầm non quận Long Biên
2.3.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về tổ chức
hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường mầm non quận Long Biên
CBQL và GV đều đánh giá công tác QL thực hiện chương trình

11


GD theo chủ đề là quan trọng. Kết quả này thể hiện nhận thức đúng đắn
và sự tán thành đối với công tác QL hoạt động GD theo chủ đề. Tuy
nhiên, để tìm hiểu nhận thức của CBQL và GV có ảnh hưởng nhiều đến
hoạt động quản lý thực hiện chương trình GD theo chủ đề hay không,
chúng tôi thực hiện khảo sát ở các nội dung sau:
2.3.2. Thực trạng lập kế hoạch thực hiện hoạt động giáo dục
theo chủ đề của các trường mầm non quận Long Biên

Việc xây dựng kế hoạch hoạt động GD theo chủ đề của các
trường MN đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của của Phòng GD, Sở GD,
song chất lượng chưa tốt, chưa có độ sâu, độ tinh. Điều này thể hiện ở
điểm trung bình của cả CBQL và GV đánh giá chỉ đạt 1.9. Sở dĩ chất
lượng việc lập kế hoạch hoạt động GD theo chủ đề chưa được đánh giá
cao xuất phát từ hai phía cả CBQL và GV.
2.3.3. Thực trạng tổ chức, chỉ đạo hoạt động giáo dục theo chủ đề của
các trường mầm non quận Long Biên
* Thực trạng việc tổ chức hướng dẫn thực hiện nội dung GD theo chủ đề
* Thực trạng việc tổ chức đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các
hoạt động giáo dục
* Thực trạng việc tổ chức tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
* Thực trạng việc tổ chức đánh giá sự phát triển của trẻ
* Thực trạng việc tổ chức bồi dưỡng cán bộ, giáo viên
* Thực trạng việc trang bị, hướng dẫn sử dụng tài liệu, thiết bị dạy học,
đồ dùng, đồ chơi; khuyến khích làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo
2.3.4. Thực trạng công tác kiểm tra hoạt động giáo dục theo chủ đề
của các trường mầm non công lập quận Long Biên
Hiệu trưởng có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá việc triển khai thực
hiện chương trình GD để kịp thời giải quyết các vướng mắc, điều chỉnh
chương trình cho phù hợp với thực tế..
Kết quả đánh giá của CBQL và GV đối với công tác kiểm tra

12


hoạt động GD là tương đối thống nhất, chứng tỏ việc đánh giá là khách
quan và chính xác. Ở một vài nội dung có sự khác biệt, song chênh lệch
không nhiều, do ảnh hưởng của từng vị trí công tác. Tuy nhiên nội dung
kiểm tra: Điều chỉnh việc thực hiện chương trình GDMN sau kiểm tra,

đánh giá của giáo viên còn đạt tỷ lệ điểm thấp 1,75 xếp thứ 7 cho thấy
việc sử dụng kết quả kiểm tra để phát triển chương trình giáo dục theo
chủ đề chưa được chú trọng ở cả giáo viên và cán bộ quản lý ở các
trường mầm non.
2.4. Đánh giá chung về thực trạng tổ chức hoạt động giáo dục theo
chủ đề của các trƣờng mầm non công lập Quận Long Biên
2.4.1. Những kết quả đạt được và hạn chế
Đa số cán bộ quản lý và giáo viên đều có nhận thức đúng về vai trò
và ý nghĩa của tổ chức hoạt động giáo dục theo chủ đề ở trường
mầm non;Công tác lập kế hoạch hoạt động giáo dục theo chủ đề đã
được thực hiện tuy nhiên việc lập kế hoạch sử dụng kết quả đánh
giá để phát triển chương trình giáo dục theo chủ đề chưa được quan
tâm; Các nội dung giáo dục theo chủ đề đã được triển khai tổ chức
có hiệu quả; Tuy nhiên bên cạnh đó có một số nội dung chưa thực
hiện tốt đó là tạo môi trường hoạt động cho trẻ, đổi mới phương
pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, tổ chức
2.4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý các hoạt động giáo
dục theo chủ đề của các trường mầm non công lập quận Long Biên
Việc QL thực hiện chương trình GD theo chủ đề của các trường
MN chịu nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố chủ quan và khách quan. Việc
xác định rõ các yếu tố này sẽ giúp HT chủ động hơn trong việc QL thực
hiện chương trình. Để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố chủ
quan và khách quan, đề tài đã trưng cầu ý kiến của cán bộ quản lý và
giáo viên trường mầm non. Kết quả thu được như sau:
Chƣơng 3

13


BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO

CHỦ ĐỀ CỦA CÁC TRƢỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN
LONG BIÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính thực tiễn, có nghĩa
là nó phải dựa trên các quan điểm chỉ đạo về phát triển GDMN của
Đảng, Nhà nước; dựa theo định hướng, chủ trương, chính sách phát
triển của địa phương và ngành GD.Các biện pháp phải xuất phát từ
thực trạng công tác QL thực hiện chương trình GD theo chủ đề của nhà
trường, dựa trên những vấn đề còn hạn chế, vướng mắc trong công tác
QL để đề xuất. Ngoài ra, các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào điều
kiện cho phép của các trường mầm non cả về vật chất và nhân lực bởi vì
đó chính là yếu tố giúp cho việc áp dụng các biện pháp thuận lợi.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống
Hiểu theo nghĩa chung, hệ thống là chỉnh thể các yếu tố có liên quan đến
nhau, tác động và quy định lẫn nhau. Cách tiếp cận hệ thống đòi hỏi xem
xét đối tượng như một hệ thống toàn vẹn, phát triển, có cấu trúc và
tương tác với nhau.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi
Tính khả thi là một nguyên tắc vô cùng quan trọng, nó giúp cho
các biện pháp đề xuất có giá trị, có thể trở thành hiện thực trong thực tế.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ
Tất cả các biện pháp đưa ra đều có mối quan hệ chặt chẽ với
nhau vì mỗi biện pháp là một phần tử tạo nên sự thống nhất trong công
tác QL hoạt động GD theo chủ đề. Sự đồng bộ thể hiện từ công tác tham
mưu với HT, nâng cao nhận thức cho GV đến việc tăng cường các công
tác QL nội dung, xây dựng kế hoạch, đổi mới phương pháp, đánh giá trẻ,
xây dựng môi trường và bồi dưỡng GV.

14



3.2. Các biện pháp quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề cho
trẻ ở trƣờng mầm non
3.2.1. Biện pháp 1: Chỉ đạo công tác lập kế hoạch giáo dục theo chủ
đề cho từng giáo viên
3.2.1.1. Mục tiêu: Quản lý việc lập kế hoạch GD sẽ nâng cao ý thức cho
GV trong việc xây dựng mục tiêu, lựa chọn, sắp xếp các nội dung, hoạt
động; rèn luyện tác phong làm việc khoa học, từ đó phát triển tư duy
logic, năng lực chuyên môn cho GV. Đồng thời cũng giúp GV tăng
cường tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo và trách nhiệm trong thực hiện
chương trình GD.
3.2.1.2. Nội dung:
- Kiểm tra việc duyệt giáo án của phó hiệu trưởng để đánh giá
công tác chỉ đạo chuyên môn có thật sự sâu sát, chỉ ra được những mặt
ưu điểm cũng như tồn tại của giáo viên trong lập kế hoạch hay không.
- Kiểm tra thường xuyên việc lập kế hoạch của GV để trực tiếp
đánh giá thực trạng việc lập kế hoạch đã làm tốt những gì và còn chưa
tốt những gì, từ đó có kế hoạch chỉ đạo thực hiện tiếp theo cũng như
điều chỉnh cho phù hợp.
3.2.1.3. Tổ chức thực hiện
- Khảo sát khả năng của GV trong trường để phân thành từng
nhóm đối tượng, từ đó lên kế hoạch bồi dưỡng cho phù hợp.
- Chỉ đạo phó hiệu trưởng trong khi xây dựng kế hoạch chuyên
môn phải chú ý đến việc bồi dưỡng lập kế hoạch cho GV thật cụ thể, chi
tiết từ nội dung tới hình thức tổ chức sát với đối tượng. Chú ý đến sự
thống nhất trong chỉ đạo hoạt động chuyên môn của nhà trường.
- Đổi mới sinh hoạt chuyên môn, tăng cường tổ chức các buổi
hội thảo, sinh hoạt chuyên đề về những nội dung còn vướng mắc trong
lập kế hoạch như: sự phù hợp với độ tuổi khi xây dựng mục tiêu; lựa

chọn nội dung phù hợp với từng chủ đề nhánh; lựa chọn các hoạt động

15


cụ thể theo các nội dung đưa ra để đạt được mục tiêu của tháng của chủ
đề; đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu với mạng nội dung, mạng hoạt
động, tăng cường tính trải nghiệm cho trẻ trong hoat động ngoài giờ và
hoạt động chiều….
- Thường xuyên kiểm tra công tác duyệt giáo án của phó hiệu
trưởng, đặc biệt là khâu kiểm tra lại để tránh việc duyệt giáo án chung
chung, không chỉ ra được những vướng mắc của GV trong khi lập kế
hoạch. Đặc biệt nếu phó hiệu trưởng không kiểm tra lại các tuần cũ thì
dễ xảy ra hiện tượng GV không đọc lời nhân xét, không sửa chữa những
lỗi sai đã chỉ ra và tiếp tục mắc lại những lỗi cũ trong các tuần tiếp.
- Xây dựng kế hoạch kiểm tra chuyên đề, trong đó chú trọng đến
chuyên đề kiểm tra hồ sơ, sổ sách của GV, đặc biệt là kế hoạch soạn
giảng để đánh giá việc lập kế hoạch giáo dục của các nhóm lớp về tính
khoa học, phù hợp với đối tượng trẻ, bám sát chỉ đạo thực hiện chương
trình GD theo chủ đề, thể hiện tính linh hoạt, sáng tạo, chủ động, tích
cực của cả cô và trẻ.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
- HT, phó hiệu trưởng phải thực sự có chuyên môn vững vàng,
nắm chắc cách lập kế hoạch giáo dục thì mới có thể chỉ đạo GV thực
hiện tốt được.
- Phải có sự thống nhất trong việc chỉ đạo lập kế hoạch GD từ
hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đến GV các nhóm lớp.
- Giáo viên phải thực sự có tâm huyết, luôn tìm tòi, nghiên cứu
trong chuyên môn cũng như phải thực sự gắn bó với trường lớp.

- Chủ trương có ý thức đầu tư về chuyên môn, cung cấp các
trang thiết bị, vật chất cũng như có chế độ khen thưởng kịp thời động
viên GV

16


2.2. Biện pháp 2: Chỉ đạo đổi mới phương pháp, hình thức tổ
chức các hoạt động giáo dục theo chủ đề
3.2.2.1. Mục tiêu
- Mục tiêu của đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt
động GD chính là thực hiện phương pháp dạy học tích cực, phát huy
tính chủ động, tính sáng tạo của đứa trẻ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
đứa trẻ được khám phá thế giới xung quanh, tăng cường hoạt động
nhóm, tiếp xúc cá nhân, kích thích các động cơ bên trong của đứa trẻ,
gây hứng thú và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động một cách tự nhiên.
3.2.2.2. Nội dung
- Tăng cường nhận thức cho CBGV; Tăng cường sự hiểu biết
của GV về các phương pháp dạy học tích cực như; Thống nhất trong
cách đánh giá các hoạt động của GV có áp dụng các phương pháp dạy
học tích cực sao cho phát huy tính chủ động, sáng tạo của trẻ mà không
gò bó, khiên cưỡng.
3.2.2.3. Tổ chức thực hiện
* Xây dựng các tiết mẫu cho GV toàn trường dự giờ,
* Giải đáp các thắc mắc, băn khoăn của GV trong quá trình đổi
mới các phương pháp, hình thức tổ chức đởi mới
* Đánh giá việc thực hiện đổi mới các phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục trong các nhóm lớp qua dự giờ, thăm lớp
* Đánh giá việc thực hiện đổi mới các phương pháp, hình thức
tổ chức hoạt động giáo dục thông qua duyệt giáo án của các nhóm lớp.

3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
- Có cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi tối thiểu để
tổ chức hoạt động GD theo chủ đề và thực hiện đổi mới các phương
pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục trẻ.
- Được sự ủng hộ của chủ trương trong công tác chỉ đạo đổi mới
các hình thức, phương pháp tổ chức GD trẻ.

17


- Cán bộ, GV có nhận thức đúng đắn và tham gia tích cực vào
sự đổi mới các hình thức, phương pháp tổ chức GD trẻ.
3.2.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo công tác đánh giá sự phát triển
của trẻ với phát triển chương trình giáo dục theo chủ đề ở nhà trường
3.2.3.1. Mục tiêu
- Đánh giá trẻ là một nội dung độc lập trong hoạt động GD theo
chủ đề, giúp GV hiểu trẻ, biết những điểm mạnh, điểm yếu trong quá
trình chăm sóc, giáo dục của mình để có sự điều chỉnh phù hợp với sự
phát triển của trẻ và thực tế nhóm lớp.
- Quản lý chặt chẽ việc đánh giá trẻ của GV sẽ giúp HT nắm bắt
rõ thực trạng sự phát triển của trẻ, chất lượng CS - GD để đưa ra những
quyết định sao cho phù hợp
- Quản lý chặt chẽ việc đánh giá trẻ của GV sẽ giúp cho việc tổ
chức hoạt động GD theo chủ đề được hiệu quả, thực hiện GD hướng vào
cá nhân trẻ, lấy trẻ làm trung tâm. Đồng thời sử dụng kết quả đánh giá
để phát triển chương trình giáo dục theo chủ đề.
3.2.3.2. Nội dung
- Kiểm tra việc thực hiện đánh giá hàng ngày, đánh giá cuối chủ
đề của GV qua đó để thấy những tồn tại và ưu điểm trong thực tế đánh
giá trẻ mà GV đã thực hiện.

- Đề ra những biện pháp khắc phục, điều chỉnh để việc đánh giá
trẻ của GV được đi vào thực chất chứ không mang tính đối phó, từ đó
nâng cao chất lượng CS - GD trẻ và hiệu quả tổ chức hoạt động GD theo
chủ đề.
- Sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh phát triển chương trình
giáo dục theo chủ đề cho trẻ mầm non.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện
* Đánh giá ngày:
* Đánh giá trẻ cuối chủ đề: *

18


* Đánh giá cuối giai đoạn:
Hướng dẫn giáo viên sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh
phát triển chương trình giáo dục theo chủ đề ở trường mầm non.
3.2.3.4. Điều kiện để thực hiện
- Phó hiệu trưởng phải nhận thức đúng đắn, đầy dủ và ý nghĩa
của việc đánh giá trẻ và có chuyên môn vững vàng để chỉ đạo giáo viên
cách đánh giá trẻ hiệu quả.
- Giáo viên phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác
đánh giá trẻ, nắm chắc nội dung phương pháp đánh giá trẻ theo yêu cầu
của hoạt động GD theo chủ đề.
- Cán bộ, giáo viên phải tâm huyết với nghề, thực sự quan tâm
tới trẻ, luôn có ý thức đánh giá trẻ một cách nghiêm túc, thực chất.
3.2.4. Biện pháp 4: Kiểm tra, điều chỉnh hoạt động giáo dục
theo chủ đề cho trẻ
3.2.4.1. Mục tiêu
- Kiểm tra là một biện pháp quản lý quan trọng trong quả lý nhà
trường. Việc thường xuyên thực hiện kiểm tra chương trình sẽ giúp HT

đánh giá được chất lượng hoạt động giáo dục của trường mình, từ đó có
những biện pháp khắc phục, điều chỉnh những hạn chế bất cập.
- Kiểm tra việc thực hiện chương trình không phải là tìm ra
những thiếu sót của GV mà thông qua kiểm tra sẽ tư vấn, giúp GV khắc
phục được những hạn chế, nâng cao chất lượng thực hiện hoạt động GD.
- Đồng thời qua kiểm tra sẽ giảm sự chây ì, tự bằng lòng với
chính mình trong công việc của CBGV, làm cơ sở cho việc đổi mới
nhằm đạt được mục tiêu GDMN.
3.2.4.2. Nội dung
3.2.4.3. Tổ chức thực hiện
3.2.4.4. Điều kiện thực hiện
3.2.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng cán bộ, giáo viên về tổ chức

19


hoạt động giáo dục theo chủ đề
3.2.5.1. Mục tiêu
CBQL là những người chỉ đạo chuyên môn trong nhà trường
nên CBQL có năng lực tốt thì mới có thể chỉ đạo tốt. Đội ngũ GV là
nhân tố chính quyết định chất lượng mỗi nhà trường vì GV là những
người xây dựng kế hoạch và trực tiếp chăm sóc, giáo dục trẻ.
3.2.5.2. Nội dung
- Kiểm tra trình độ GV theo chuẩn đào tạo và chuẩn nghề
nghiệp GV mầm non.
- Xây dựng kế hoạch năm học có nội dung, bồi dưỡng chuyên
môn cho GV toàn trường một cách cụ thể.
- Bồi dưỡng chuyên môn cho phó hiệu trưởng dưới nhiều hình
thức như: các đợt bồi dưỡng của Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, bồi
dưỡng tại trường.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn định kỳ: tổ chức các hội thảo,
chuyên đề trong toàn trường, sinh hoạt chuyên môn các nhóm, cho GV
cọ xát qua các cuộc thi.
- Xây dựng phong trào tự học tập, tự bồi dưỡng trong toàn
trường.
3.2.5.3. Tổ chức thực hiện
Rà soát kỹ các văn bằng nghề nghiệp của giáo viên để đánh giá
được chất lượng qua hình thức đào tạo. Trên thực tế những GV mầm
non học theo hình thức vừa học vừa làm tại các trung tâm giáo dục
thường xuyên hoặc văn bằng 2 thường có chất lượng không tốt bằng
những GV được đào tạo chính quy tại trường do việc QL việc dạy và
học không chặt chẽ. Hiệu trưởng cần kiểm tra trên thực tế xem chất
lượng GV có tương xứng đúng với trình độ đào tạo hay không để đánh
giá đúng thực chất và sắp xếp công việc cho hợp lý.
3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

20


- Hiệu trưởng phải làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh
đạo để đầu tư kinh phí cho công tác bồi dưỡng CBGV.
- HT phải xây dựng kế hoạch bồi dưỡng CBGV thật cụ thể, chi
tiết, phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường.
- Cán bộ quản lý, giáo viên mầm non phải có ý thức phấn đấu,
ham học hỏi; tự giác tham gia các hoạt động bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ; tích cực tự học tập, tự bồi dưỡng qua đồng nghiệp, sách vở,
tài liệu, phương tiện thông tin đại chúng.
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Tác giả của đề tài nghiên cứu “Tổ chức


hoạt động giáo dục

theo chủ đề của các trường mầm non quận Long Biên” đã đưa ra 6 biện
pháp. Cụ thể là:
- Biện pháp 1: Tăng cường quản lý lập kế hoạch giáo dục của
giáo viên
- Biện pháp 2: chỉ đạo giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp
tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ
- Biện pháp 3: Quản lý chặt chẽ việc đánh giá trẻ của giáo viên,
hướng dẫn giáo viên sử dụng kết quả đánh giá để phát triển chương trình
giáo dục.
- Biện pháp 4: Thường xuyên kiểm tra, điều chính việc thực hiện
chương trình
- Biện pháp 5: Tăng cường công tác bồi dưỡng cán bộ, giáo viên
Các biện pháp mà đề tài đưa ra xuất phát từ thực tiễn tổ chưc
hoạt động GD theo chủ đề của các trường mầm non quận Long Biên.
Các biện pháp QL nói trên đều có những chức năng, vai trò, tác dụng về
một mặt nào đó. Chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, hỗ trợ
nhau tạo thành một thể thống nhất và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện,
góp phần nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động GD theo chủ đề tại các
trường mầm non. Điều quan trọng ở đây là người HT phải biết linh hoạt

21


lựa chọn, vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp quản lý cho phù
hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường.
Biện pháp 1, biện pháp 2 là phương tiện, công cụ để thực
hiện tốt hoạt động GD theo chủ đề, nâng cao chất lượng GD trong nhà
trường.

Biện pháp 3 và biện pháp 4 là biện pháp không thể thiếu vì đây
là động lực thúc đẩy thực hiện tốt hơn hoạt động GD theo chủ đề.
Biện pháp 5 là biện pháp trung tâm, xuyên suốt, là cơ sở, nền
tảng vững chắc, đảm bảo thực hiện tốt hoạt động vì CBGV chính là
những người xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình và trực tiếp
tổ chức các hoạt động GD trẻ.
Như vậy, mỗi biện pháp đều có một vị trí quan trọng và có sự
gắn bó mật thiết với nhau, hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau. Quản lý hoạt động
GD theo chủ đề chính là quá trình kết hợp đồng bộ các biện pháp trên
một cách hiệu quả.
3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện
pháp quản lý các hoạt động giáo dục theo chủ đề của các trƣờng
mầm non công lập quận Long Biên
Sau khi nghiên cứu lý luận chung, chúng tôi tiến hành khảo sát
thực trạng quản lý các hoạt động GD theo chủ đề của các trường mầm
non công lập quận Long Biên. Từ kết quả của thực trạng, chúng tôi đã
đề xuất 6 biện pháp quản lý hoạt động GD theo chủ đề của hiệu trưởng
trường MN quận Long Biên. Để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của
các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi tiến hành khảo nghiệm bằng phương
pháp chuyên gia và phương pháp phỏng vấn.
K T LUẬN VÀ KHUY N NGHỊ
Kết luận
Kết quả nghiên cứu thực trạng trên là cơ sở thực tiễn để đề tài đề
xuất, hoàn thiện các biện pháp QL hoạt động GD theo chủ đề của các

22


trường mầm non quận Long Biên trong những năm học sau thực sự thiết
thực, có hiệu quả hơn.

Khuyến nghị
Để có thể áp dụng các biện pháp QL đạt hiệu quả và nâng cao
chất lượng GD trong trường mầm non, chúng tôi xin đưa một số các
khuyến nghị sau:
Đối với Ph ng Giáo dục và Đào tạo quận Long Biên
Bên cạnh việc bồi dưỡng cán bộ, giáo viên đại trà toàn thành
phố cần có kế hoạch bồi dưỡng riêng, phù hợp với đặc điểm của các
trường MN.
Tăng cường kiểm tra việc tổ chức hoạt động GD theo chủ đề tại
các trường MN, nhất là những trường mới thành lập.
Đối với Hiệu trưởng các trường mầm non
Không ngừng phấn đấu học tập, nâng cao trình độ, năng lực
quản lý.
Tăng cường ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc quản lý
hoạt động GD theo chủ đề.
Làm tốt công tác tham mưu với Phòng giáo dục thành phố trong
việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng GV.
Thường xuyên kiểm tra, đánh giá kết quả tổ chức hoạt động giáo
dục theo chủ đề ở trường mầm non, có kế hoạch phát triển chương trình
giáo dục theo chủ đề, hoàn thiện phát triển năng lực cho giáo viên, chỉ
đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục theo
chủ đề ở trường mầm non.
Đối với G các trường mầm non
Phải không ngừng phấn đấu để không chỉ đạt chuẩn trình độ mà
còn phải đạt được chuẩn nghề nghiệp GV mầm non.
Phải thực sự tâm huyết với nghề, luôn linh hoạt, sáng tạo, lấy trẻ
làm trung tâm trong tổ chức hoạt động GD.

23



×