Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Chính sách hỗ trợ phát triển Doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (918.15 KB, 89 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THẾ ĐỨC

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG NGỌC PHONG

HÀ NỘI, 2017

HÀ NỘI - năm


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
ghi trong luận văn là trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

LÊ THẾ ĐỨC


MỤC LỤC



MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT
TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ...................................................... 8
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa ................................................ 8
1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ........................ 13
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa và bài học rút ra cho Việt Nam ................................................ 18
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM......................................... 32
2.1. Khái quát về sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam .. 32
2.2. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở
Việt Nam ................................................................................................... 40
2.3. Đánh giá chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam . 55
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ
PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Ở VIỆT NAM............... 63
3.1. Định hướng và mục tiêu phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt
Nam .......................................................................................................... 63
3.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ
và vừa ....................................................................................................... 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 76
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 82


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu

STT


Ý nghĩa

1

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

2

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

3

NHTM

Ngân hàng thương mại

4

TCTD

Tổ chức tín dụng

5

TMCP


Thương mại cổ phần

6

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

7

R&D

Nghiên cứu và phát triển

8

GTGT

Giá trị gia tăng

9

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

10

TPP


Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương


DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1: Phân loại DNNVV ................................................................. 9
Bảng 1.2: Những nội dung cơ bản trong chính sách hỗ trợ DNNVV ở
một số quốc gia ............................................................................................... 29
Biểu đồ 2.1: Vốn đầu tư toàn xã hội của DNNVV giai đoạn
2010-2016 ...................................................................................................... 36
Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội của DNNVV so với doanh
nghiệp lớn giai đoạn 2010-2016 ..................................................................... 36
Bảng 2.1: Dư nợ tín dụng đối với DNNVV từ năm 2011 đến 6/2015 ........56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
DNNVV đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Những nền kinh tế phát triển, như: Mỹ,
Nhật Bản, EU, thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển (OECD)…, hay kể
cả các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực, như: các thành viên
ASEAN, Trung Quốc, Ấn Độ… đều coi trọng vai trò của DNNVV.
Kinh nghiệm phát triển DNNVV của các nền kinh tế trên thế giới cho
thấy, ở mọi quốc gia, với mọi trình độ phát triển, công tác hỗ trợ, phát triển
DNNVV luôn đòi hỏi một chiến lược hay cách tiếp cận mang tính tổng thể,
cắt ngang và điều chỉnh nhiều lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, việc hỗ trợ
DNNVV tiếp cận và hòa nhập với thị trường trong nước và quốc tế luôn đòi
hỏi nhà nước đầu tư đáng kể vào việc hoàn thiện thể chế và xây dựng kết cấu
hạ tầng, cơ sở vật chất bền vững, đồng thời đảm bảo việc cung cấp dịch vụ
cho DNNVV trong tất cả các lĩnh vực. Nhiều quốc gia đã sớm ban hành các

đạo luật để hỗ trợ DNNVV, điển hình như Mỹ (1953) hay Nhật Bản (1956)…
nhằm thúc đẩy khối doanh nghiệp này phát triển, đổi mới sáng tạo, đóng góp
ngày càng cao trong nền kinh tế. Thậm chí tại một số quốc gia, như: Hàn
Quốc, Đài Loan…, hỗ trợ DNNVV được quy định rõ trong hiến pháp.
Ở Việt Nam, trong những năm qua, số lượng các DNNVV hình thành
và phát triển rất nhanh. Theo báo cáo của Hiệp hội DNNVV, hiện cả nước có
khoảng 480.000 DNNVV, chiếm khoảng 98% tổng số doanh nghiệp đang
hoạt động trên cả nước và đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế quốc
dân. DNNVV là nơi tạo ra việc làm chủ yếu và tăng thu nhập cho người lao
động, giúp huy động các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xóa đói giảm
nghèo… Hàng năm, khối DNNVV đã tạo ra trên một triệu lao động mới, sử
dụng tới 51% lao động xã hội và đóng góp hơn 40% GDP cho đất nước. Đây
là một trong những lý do khiến Chính phủ đặt mục tiêu cả nước có ít nhất 1
1


triệu doanh nghiệp hoạt động đến năm 2020, trong đó chủ yếu vẫn là
DNNVV (theo Nghị quyết số 35/NQ-CP, ngày 16/05/2016 về hỗ trợ và phát
triển doanh nghiệp đến năm 2020).
Tuy nhiên, bối cảnh đất nước hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng đang
tạo ra không ít thách thức đối với sự phát triển của các DNNVV. Một trong
những vấn đề cấp thiết để giúp các DNNVV Việt Nam phát triển nhanh và
mạnh trong bối cảnh hội nhập hiện nay là xây dựng và hoàn thiện các chính
sách hỗ trợ cho khối doanh nghiệp này.
Trên thực tế, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực trong việc trợ giúp phát triển
DNNVV, như: Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/06/2009 của Chính
phủ về trợ giúp phát triển DNNVV; Kế hoạch Phát triển DNNVV giai đoạn
2011-2015; thành lập Quỹ Phát triển DNNVV tháng 04/2016… Mới đây nhất,
Quốc hội khoá XIV đã chính thức thông qua Luật Hỗ trợ DNNVV. Đây là cú
huých đối với sự phát triển của các DNNVV, tháo gỡ khó khăn phát triển sản

xuất, kinh doanh, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư trong nước, cho cộng đồng
các nhà tài trợ quốc tế trong việc hỗ trợ, hợp tác trợ giúp phát triển DNNVV
của Việt Nam, phù hợp với xu hướng chung của các nước trong khu vực và
trên thế giới. Đi kèm với việc thực hiện Luật Hỗ trợ DNNVV tới đây sẽ là
hàng loạt nghị định, thông tư, văn bản hướng dẫn được ban hành nhằm hỗ trợ
khối doanh nghiệp này. Xuất phát từ thực tiễn đó, tác giả lựa chọn đề tài
nghiên cứu cho luận văn là “Chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt
Nam” nhằm phân tích, đề xuất những giải pháp mang tính xây dựng, cải thiện
khung khổ pháp lý đối với DNNVV của Việt Nam trong thời gian tới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Sự phát triển của DNNVV ở Việt Nam chỉ mới nở rộ từ vài thập niên
trở lại đây khi chuyển từ nền kinh tế tập trung, quan liêu sang nền kinh tế thị
trường. Đặc biệt, từ sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO) và tiếp đó ký kết hàng loạt hiệp định thương
2


mại song và đa phương, thì việc nghiên cứu về DNNVV mới bắt đầu được
quan tâm nhiều. Các công trình nghiên cứu tiêu biểu liên quan đến đề tài
DNNVV có thể kể đến như sau:
Tác giả Trần Ngọc Ca (2000) chủ biên sách tham khảo “Quản lý đổi
mới công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các DNNVV” đã có
bàn các vấn đề lý luận về quản lý và đổi mới doanh nghiệp.
Hai đề tài cấp bộ liên quan đến DNNVV được tác giả nghiên cứu là
“Thực trạng và các giải pháp thúc đẩy sự phát triển DNNVV trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong điều kiện gia nhập WTO” của tác giả Phạm Thị Minh
Nghĩa (2008) và “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNNVV
trên địa bàn thành phố Hà Nội sau khi Việt Nam gia nhập WTO (giai đoạn
2006-2010)” của tác giả Phạm Quang Trung (2008) đã phân tích, đánh giá
năng lực cạnh tranh của các DNNVV trên địa bàn Hà Nội, từ đó kiến nghị các

giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của khối doanh nghiệp này trên địa
bàn. Tác giả Phạm Thị Minh Nghĩa (2008) đã tổng hợp những đặc điểm
chung của DNNVV, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động
của DNNVV.
Nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thanh Phương (2008) với đề tài "Giải
pháp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay" đã đưa ra những vướng
mắc cùa khu vực DNNVV cùng với việc phân tích những nguyên nhân gây
nên những tồn tại đó. Qua đó tác giả đưa ra các giải pháp với mong muốn
đóng góp phần nào vào việc phát triển DNNVV. Các giải pháp đưa ra một
mặt giúp doanh nghiệp tự tạo cho mình một thế đứng vững chắc trôn thị
trường. Mặt khác, vai trò của nhà nước cũng không kém phần quan trọng
trong việc giúp đỡ, hỗ trợ các DNNVV khắc phục những hạn chế, yếu kém
của mình nhằm phát huy nội lực cho nền kinh tế khi hội nhập.
Nghiên cứu của tác giả Trần Tố Linh (2014) về “Quản trị doanh nghiệp
trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi” đã làm rõ những cơ hội và thách thức đối
3


với DNNVV hiện nay cùng một số giải pháp phát triển DNNVV. Trong số
các thách thức được tác giả trình bày có đề cập đến việc tiếp nhận khoa học,
công nghệ của DNNVV còn hạn chế. Lý do của hạn chế này xuất phát từ đặc
điểm của DNNVV là quy mô nhỏ, ít vốn và thường là từ các cơ sở thủ công
phát triển lên.
Tác giả Nguyễn Thị Hạnh (2014) với đề tài "Chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Hà Tĩnh" cho thấy mặc dù các chính sách hỗ
trợ doanh nghiệp có đưa ra xong còn quy định chung chung, thiết kế chưa thật
sự phù hợp với đối tượng DNNVV. Tác giả có đưa ra một số giải pháp, trong
đó cần tăng cường kết hợp giữa hỗ trợ trực tiếp và hỗ trợ gián tiếp, đặc biệt
chú trọng nâng cao hiệu quả của chính sách hỗ trợ tài chính, một trong những
vấn đề doanh nghiệp rất cần.

Như vậy, vấn đề liên quan đến DNNVV đã được nhiều tác giả nghiên
cứu, thể hiện trong nhiều loại công trình. Định nghĩa, phân loại, thực trạng,
giải pháp… của các DNNVV đã được nhiều tác giả phân tích kỹ lưỡng.
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, ở mỗi thời điểm khác nhau và với
bối cảnh khác nhau, khi bàn về chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV thì luôn
phát sinh những vấn đề mới mà các nghiên cứu trước chưa phát hiện hết hoặc
chưa có đủ dữ liệu về mặt thời gian để phân tích, đánh giá. Gần như chưa có
công trình nghiên cứu trọn vẹn nào cho đề tài, nhất là trong bối cảnh mới hiện
nay là Luật Hỗ trợ DNNVV mới chỉ ra đời vào tháng 05/2017, do đó khoảng
trống nghiên cứu còn lớn. Vì vậy, tác giả cho rằng, việc nghiên cứu, tiếp cận hệ
thống chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV một cách toàn diện là rất cần thiết
khi Việt Nam đang hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Đưa ra những giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
4


+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về DNNVV và chính sách hỗ trợ phát
triển DNNVV;
+ Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV của Việt
Nam;
+ Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi nhằm hoàn thiện chính sách
hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV tại Việt
Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian, luận văn nghiên cứu chính sách hỗ trợ phát triển

DNNVV trên lãnh thổ Việt Nam.
+ Về thời gian, giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến 2016.
+ Về nội dung, tập trung vào các chính sách: tín dụng, thuế, đất đai, xúc
tiến thương mại, phát triển nguồn nhân lực để hỗ trợ phát triển DNNVV của
Việt Nam.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận:
Đề tài nghiên cứu chủ yếu dựa trên phương pháp luận duy vật biện
chứng, trong đó vận dụng các quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử khi
xem xét, đánh giá từng vấn đề trong thời điểm cụ thể. Đồng thời dựa trên
quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của nhà nước về
những vấn đề liên quan.
- Phương pháp nghiên cứu:
Các phương pháp cụ thể sử dụng trong quá trình nghiên cứu là phương
pháp thu thập dữ liệu kết hợp với phương pháp phân tích và tổng hợp
Phương pháp thu thập số liệu: Dữ liệu được thu thập từ các văn bản
luật, sách, giáo trình, các công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành liên quan
5


đến DNNVV, báo cáo hàng năm của Hiệp hội DNNVV, số liệu từ Tổng cục
Thống kê và Cục Phát triển doanh nghiệp – Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phòng
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam… có giá trị trong việc đưa ra những
dẫn chứng rõ ràng, đảm bảo tính logic, thuyết phục cho luận văn cũng như
đáp ứng tính thực tiễn.
Phương pháp phân tích: Dựa trên những số liệu và thông tin đã thu
thập được trong phương pháp thu thập số liệu, tác giả tiến hành hệ thống hóa
những dữ liệu nhằm phục vụ mục đích nghiên cứu đặt ra, phân tích các mặt
trong chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV hiện nay ở Việt Nam.
Phương pháp tổng hợp: Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, ta phải

tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn, cái chung; tìm ra được bản chất,
quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu. Đó là cách mà tác giả đã thực hiện
để có thể tìm thấy những mối liên hệ giữa các mặt, các yếu tố cấu thành của một
vấn đề. Trong phần nghiên cứu của mình, sau khi phân tích làm rõ những chính
sách hỗ trợ phát triển DNNVV, tác giả cố gắng tổng hợp lại những kết quả của
công tác này đối với sự phát triển của DNNVV. Từ đó có thể đánh giá hiệu quả
của chính sách.
Việc sắp xếp các thông tin, các nội dung theo trình tự nhất định, ở đây
là trình tự song hành (các nội dung có vai trò tương đương nhau) và trình tự
thời gian (các sự việc nào diễn ra trước đước sắp xếp trước, sự việc diễn ra
sau được sắp xếp phía sau), giúp cho việc nghiên cứu trở nên logic và dễ dàng
hơn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa về cơ sở lý luận và thực tiễn về
chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn
6


+ Nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, đánh giá thực trạng chính sách hỗ
trợ phát triển DNNVV ở Việt Nam, nêu lên những kết quả đạt được, những
hạn chế và nguyên nhân.
+ Đề xuất giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV ở
Việt Nam.
+ Kết quả nghiên cứu của luận văn nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống
chính sách khuyến khích các DNNVV phát triển, nâng cao năng lực cạnh
tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung

của luận văn được chia thành 3 chương, như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa
Chương 2. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và
vừa ở Việt Nam
Chương 3. Giải pháp hoàn thiện chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam

7


Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA
1.1. Tổng quan về doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.1.1. Khái niệm doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNNVV là những doanh nghiệp có quy mô vốn, lao động hay doanh
thu ở dưới một mức giới hạn nào đó. DNNVV có thể chia thành ba loại cũng
căn cứ vào quy mô đó là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh
nghiệp vừa.
Theo tiêu chí của Nhóm Ngân hàng Thế giới, doanh nghiệp siêu nhỏ là
doanh nghiệp có số lượng lao động dưới 10 người, doanh nghiệp nhỏ có số
lượng lao động từ 10 đến dưới 200 người và nguồn vốn 20 tỷ trở xuống, còn
doanh nghiệp vừa có từ 200 đến 300 lao động và nguồn vốn 20 đến 100 tỷ [2,
tr. 30].
Ở mỗi nước, người ta có tiêu chí riêng để xác định DNNVV ở nước
mình. Ở Đức, DNNVV được định nghĩa có số lao động dưới 500 người, ở Bỉ
là dưới 100 người. Trong khi đó tại Mỹ lại phân loại chi tiết hơn, những
doanh nghiệp có số lao động dưới 100 người được coi là doanh nghiệp nhỏ,

dưới 500 người là doanh nghiệp vừa…
Tại Việt Nam, Nghị định số 90/2001/NĐ-CP, ngày 23/11/2001 của
Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV nêu rõ: “DNNVV là cơ sở sản xuất,
kinh doanh độc lập, có đăng ký kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn
đăng ký không quá 10 tỷ đồng, hoặc số lao động trung bình hàng năm không
quá 300 người. Các doanh nghiệp cực nhỏ được quy định là có từ 1 đến 9
nhân công, doanh nghiệp có từ 10 đến 49 nhân công là doanh nghiệp nhỏ”.

8


Bảng 1.1: Phân loại DNNVV
Quy mô

Doanh nghiệp

Doanh nghiệp nhỏ

Doanh nghiệp vừa

siêu nhỏ

Ngành

Số lao động

Tổng

bình quân


nguồn

năm

vốn

Số lao

Tổng

Số lao động

động bình nguồn vốn bình quân
quân năm

năm

kinh tế
1. Nông, lâm

10 người trở

nghiệp và thủy xuống

20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 200
trở xuống người đến tỷ đồng đến người đến

sản

dưới 200


dưới 100 tỷ dưới 300

người

đồng

người

2. Xây dựng và 10 người trở

20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 200

công nghiệp

trở xuống người đến tỷ đồng đến người đến

xuống

dưới 200

dưới 100 tỷ dưới 300

người

đồng

người

3. Thương mại


10 người trở

20 tỷ đồng Từ trên 10 Từ trên 20 Từ trên 50

và dịch vụ

xuống

trở xuống người đến tỷ đồng đến người đến
dưới 50

dưới 50 tỷ dưới 100

người

đồng

người

Nguồn: Luật Hỗ trợ DNNVV
Đến Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, ngày 30/06/2009 của Chính phủ thì
lại quy định: số lượng lao động trung bình hàng năm từ 10 người trở xuống
được coi là doanh nghiệp siêu nhỏ, từ 10 đến dưới 200 người lao động được
coi là doanh nghiệp nhỏ và từ 200 đến 300 người lao động thì được coi là
doanh nghiệp vừa. Nghị định 56 cũng nêu rõ: “DNNVV là cơ sở kinh doanh
đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu
nhỏ, nhỏ và vừa theo quy mô nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng
tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số
lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên)”.

9


Kế thừa định nghĩa này, mới nhất là Luật Hỗ trợ DNNVV đã đưa ra
khái niệm DNNVV tại Điều 5, theo đó là doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí tổng
nguồn vốn hoặc số lao động bình quân năm, được chia thành 3 cấp siêu nhỏ,
nhỏ và vừa. Tiêu chí phân loại được thể hiện tại Bảng 1.1.

1.1.2. Đặc điểm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
- Về hoạt động:
DNNVV có tính năng động, linh hoạt với sự biến động nhu cầu của thị
trường: Quy mô nhỏ và vừa, bộ máy quản lý gọn nhẹ, dễ dàng tìm kiếm và
đáp ứng những yêu cầu có hạn trong những thị trường chuyên môn hóa. Mặt
khác, DNNVV có mối liên hệ trực tiếp với thị trường và người tiêu thụ nên có
phản ứng nhanh nhạy với sự biến động của thị trường. Tuy nhiên, hoạt động
của DNNVV thiếu vững chắc, thiếu liên kết và dễ bị tác động bởi những biến
động vĩ mô. Với ưu thế linh hoạt, cơ cấu ngành nghề đa dạng, đáp ứng được
nhiều nhu cầu của thị trường nhưng do khả năng tài chính hạn chế, DNNVV
dễ bị tác động của môi trường vĩ mô, như tình trạng suy thoái, lạm phát, giá
dầu mỏ tăng cao,…trong nền kinh tế dễ gây cho các DNNVV rơi vào tình
trạng bế tắc, phá sản [50].
- Về tổ chức, quản lý:
DNNVV được tạo lập dễ dàng, quản lý theo quy mô hộ gia đình. Để
thành lập một doanh nghiệp với quy mô nhỏ và vừa chỉ cần một số vốn đầu tư
ban đầu, mặt bằng sản xuất, quy mô nhà xưởng không lớn. Các DNNVV rất
linh hoạt trong việc học hỏi, phát triển và tránh những thiệt hại to lớn do môi
trường khách quan tác động lên. Tuy nhiên, DNNVV cũng khó thu hút được
các nhà quản lý và lao động giỏi bởi quy mô sản xuất kinh doanh không lớn,
tài chính hạn chế và sản phẩm tiêu thụ không nhiều, thì khó có thể trả lương
cao cho người lao động, đặc biệt là tìm kiếm nhân tài để phục vụ cho công tác

điều hành, quản lý. Trình độ quản lý thấp dẫn đến hạn chế trong tiếp cận
thông tin, tiếp cận thị trường. Do đó, các DNNVV thường chỉ quan tâm đến
10


thị trường truyền thống và những khách hàng thường xuyên của mình, không
quan tâm đến việc củng cố và mở rộng những thị trường mới. Văn hóa trong
các DNNVV cũng chưa được chú trọng do số lượng lao động và quy mô nhỏ.
- Về vốn:
Quy mô vốn của DNNVV thấp, khả năng tài chính hạn hẹp, ít được
hưởng các khoản chiết khấu giảm giá do mua hàng hóa với số lượng ít, đó cũng
là nguyên nhân của những bất lợi trong hoạt động. Bên cạnh đó, khả năng tài
chính hạn hẹp nên DNNVV khó có thể dành ra một khoản tiền đủ lớn để thực
hiện chiến lược quảng bá cho thương hiêu cũng như cho sản phẩm, và do đó khó
có khả năng vươn ra thị trường khu vực và thế giới [50]. Quy mô vốn thấp cũng
gây ra những bất lợi trong việc tiếp cận các nguồn vốn tín dụng. Ngay ở những
nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản…, các ngân hàng cũng e ngại khi cho các
DNNVV vay vốn vì khả năng gặp rủi ro rất lớn khi cho vay.

1.1.3. Sự cần thiết phải hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Về mặt lý luận và thực tiễn đều cho thấy, DNNVV có vai trò quan
trọng ở nhiều quốc gia, được thể hiện qua những điểm chủ yếu sau:
- Đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế
Sự đóng góp này của các DNNVV là đáng kể, không chỉ tại Việt Nam
mà tại cả các nước. Do vậy, các nhà nghiên cứu kinh tế cũng như các nhà
quản lý đều thống nhất cần phải trợ giúp khu vực DNNVV là nền tảng để phát
triển kinh tế và ổn định xã hội.
- Tạo việc làm cho người lao động
Đặc điểm chung của các DNNVV sử dụng ít vốn nhưng nhiều lao
động, nó cũng phù hợp với trình độ sử dụng công nghệ của các DNNVV.

Chính điều này mà các DNNVV tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giảm tỷ lệ thất
nghiệp trong nền kinh tế, qua đó góp phần giải quyết các vấn đề xã hội mang
lại lợi ích cho cộng đồng dân cư.
- Huy động được các nguồn lực trong dân cư
11


Theo Adam Smith, sự giàu có của các quốc gia nhờ vào sự phát triển
của doanh nghiệp, trong quá trình tìm kiếm lợi nhuận, doanh nghiệp đã làm
giàu cho chính bản thân doanh nghiệp, mọi thành viên tham gia và cả cho
quốc gia qua đóng góp thuế. Với 99% các DNNVV có tại các quốc gia thì vai
trò của khu vực này thật sự lớn lao đối với mỗi quốc gia.
- Góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển địch cơ cấu kinh tế, đặc biệt
với khu vực nông thôn
Các DNNVV thường chọn các ngách của thị trường, nên khả năng bao
phủ rất lớn. Vì quy mô và vốn nhỏ nên các DNNVV thường chọn ngành dịch
vụ, thương mại hoặc ngành xây dựng hoặc sửa chữa, bảo dưỡng. Cách lựa
chọn như trên sẽ làm dịch chuyển ngành dịch vụ so với ngành sản xuất, chế
tạo và nông lâm ngư nghiệp. Ngoài ra, các DNNVV tạo điều kiện để chuyển
đổi kinh tế nông thôn và tạo điều kiện để phụ nữ tham gia quản lý. Đây chính
là điều kiện để chuyển dịch kinh tế nông thôn góp phần chuyển dịch nền kinh
tế quốc gia.
- Ươm mầm các tài năng kinh doanh
Nhiều doanh nghiệp lớn đều xuất phát từ những doanh nghiệp khởi
nghiệp có quy mô cực nhỏ. Tuy nhiên, có hàng ngàn doanh nghiệp nhỏ ra đời
thì chỉ có ít doanh nghiệp phát triển thành những doanh nghiệp cực lớn như
Microsoft hay Google, Ford, Hyundai. Chỉ những điều đó thôi cũng giúp cho
phòng trào khởi nghiệp phát triển và DNNVV là nơi khởi phát tinh thần
doanh nghiệp, nơi đào tạo và cho ra đời những doanh nghiệp và doanh nhân.
Tuy có vai trò như vậy, nhưng DNNVV lại thường gặp phải những vấn

đề sau:
Thứ nhất, thiếu vốn, thiếu nguồn lực nội sinh và ngoại sinh để thúc đẩy
các ý tưởng kinh doanh lớn, hay tham gia các dự án đầu tư có quy mô lớn.
Thứ hai, do dễ khởi nghiệp, các DNNVV cũng có nguy cơ phải gánh
chịu nhiều loại rủi ro trong kinh doanh, thậm chí phá sản. Trong môi trường
12


cạnh tranh khốc liệt, nếu DNNVV không thích ứng linh hoạt sẽ nhanh chóng
bị bỏ xa về khoảng cách.
Thứ ba, doanh nghiệp gặp khó khăn khi hoạt động trong môi trường
không tạo điều kiện thuận lợi về hệ thống pháp lý.
Thứ tư, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị doanh nghiệp
yếu, thiếu nhân lực có trình độ cao, thiếu mặt bằng để phát triển sản xuất,
kinh doanh, đại bộ phận chưa quan tâm đến xây dựng thương hiệu, khó liên
kết để tạo thế mạnh chung…
Những vấn đề trên khiến các DNNVV khó có thể tự giải quyết nếu
không có sự hỗ trợ thiết thực từ chính phủ. Cũng vì lẽ đó, khối DNNVV đang
là mục tiêu trọng tâm của các chính sách hỗ trợ kinh tế của các quốc gia.
1.2. Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.1. Khái niệm chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo quan điểm phổ biến, chính sách là một chuỗi (tập hợp) những
hành động có mục đích nhằm giải quyết một vấn đề [53, tr.67]. Chính sách
giúp các nhà quản lý xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết
định, giúp họ thấy được phạm vi hay giới hạn cho phép của các quyết định,
nhắc nhở các nhà quản lý những quyết định nào là có thể và những quyết định
nào là không thể. Từ đó, chính sách sẽ hướng suy nghĩ và hành động của mọi
thành viên vào việc thực hiện mục tiêu chung của tổ chức.
Còn chính sách kinh tế - xã hội (chính sách công) là một tập hợp các

quyết định có liên quan lẫn nhau của một nhà chính trị, hay một nhóm các nhà
chính trị gắn liền với việc lựa chọn các mục tiêu và các giải pháp để đạt các
mục tiêu đó [59, tr. 87].
Theo cách hiểu của Althaus, Bridgman & Davis [52, tr. 5], chính sách
công là một tuyên bố mang tính quyền lực, về những dự định của chính phủ,
dựa trên những giả thuyết về nguyên nhân và ảnh hưởng, và được thiết kế,
cấu trúc dựa trên những mục tiêu.
13


Nhìn chung lại, có thể đưa ra cách hiểu như sau: chính sách kinh tế - xã
hội là tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công cụ mà nhà
nước sử dụng để tác động lên các chủ thể kinh tế - xã hội nhằm giải quyết vấn
đề đặt ra, thực hiện những mục tiêu nhất định theo định hướng mục tiêu tổng
thể của đất nước.
Như vậy, từ những quan điểm về chính sách nói chung và chính sách
kinh tế - xã hội nói riêng, có thể rút ra khái niệm về chính sách hỗ trợ phát
triển DNNVV đó là: Tổng thể các quan điểm, tư tưởng, các giải pháp và công
cụ mà nhà nước sử dụng nhằm khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển của các
DNNVV, góp phần phát huy và nâng cao hiệu quả cho hệ thống các doanh
nghiệp này, phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước [29, tr. 15].

1.2.2. Nội dung chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa
Nhận thấy vai trò to lớn của DNNVV và tầm quan trọng của việc hỗ trợ
DNNVV phát triển, nhiều quốc gia đã xây dựng các chính sách hỗ trợ phát
triển DNNVV. Các chính sách áp dụng ở các quốc gia rất đa dạng tuỳ thuộc
vào đặc điểm phát triển kinh tể của từng quốc gia, tuy nhiên, tựu chung lại có
thể thấy các chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV bao gồm những loại sau:
Tín dụng; Hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thiết bị; Đào tạo nguồn nhân lực; Liên

kết với các công ty lớn; Phát triển cơ sở hạ tầng; Hỗ trợ xuất khẩu, phát triển
thị trường.
Tại Việt Nam, theo Nghị định số 56/2009/NĐ-CP, nội dung các chính
sách hỗ trợ phát triển DNNVV bao gồm: Trợ giúp tài chính; Mặt bằng sản
xuất; Đổi mới, nâng cao năng lực công nghệ, trình độ kỹ thuật; Xúc tiến mở
rộng thị trường; Tham gia kế hoạch mua sắm, cưng ứng dịch vụ công; Thông
tin và tư vấn; Trợ giúp phát triển nguồn nhân lực.

14


Trong đề tài này, tác giả chủ yếu chỉ tập trung vào nghiên cứu chính
sách tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách xúc tiến thương
mại, chính sách phát triển nguồn nhân lực trong phát triển DNNVV, cụ thể:
1.2.2.1. Chính sách tín dụng
Các DNNVV có ít tài sản và nền tảng kinh tế còn yếu nên họ khó có
thể thu hút vốn trên thị trường chứng khoán. Việc đảm bảo cung ứng đủ vốn
cho doanh nghiệp là yêu cầu thường xuyên và là thách thức lớn đối với họ.
Vốn tín dụng sẽ là một nguồn bổ sung quan trọng cho các DNNVV
trong quá trình phát triển. Nếu coi DNNVV là một bộ phận cấu thành của nền
kinh tế quốc dân, cần tạo môi trường thuận lợi trong quan hệ tín dụng ngân
hàng thương mại đối với loại hình kinh tế này. Sự hỗ trợ tín dụng đó, trước
tiên phải thông qua các biện pháp để các ngân hàng thương mại nới lỏng việc
cho vay vốn trong giới hạn cho phép, đặc biệt trong khâu lập dự án đầu tư và
mở rộng đầu tư có tính khả thi.
Ngoài ra, việc khuyến khích thành lập các tổ chức, các quỹ, các chương
trình hỗ trợ các DNNVV sẽ tạo điều kiện và môi trường thông thoáng cho sự
hoạt động của DNNVV. Bên cạnh đó, có thể mở rộng cả hình thức cho thuê
tài chính (trung hạn, dài hạn) đối với DNNVV, thông qua việc cho thuê máy
móc, thiết bị và các bất động sản cần thiết khác cũng là một biện pháp hiệu

quả khắc phục hạn chế về vốn của DNNVV.
1.2.2.2. Chính sách thuế
Một chính sách thuế hợp lý sẽ có tác động mạnh mẽ như một đòn bẩy
đối với hoạt động của DNNVV. Việc hỗ trợ thuế cho DNNVV bằng cách áp
dụng các biện pháp ưu đãi như miễn, giảm thuế sẽ hỗ trợ các hoạt động thúc
đẩy kinh doanh của các DNNVV. Thông qua chính sách thuế và đặc biệt là
chế độ ưu đãi về thuế đối với các sản phẩm, dịch vụ cần thiết sẽ trở thành
công cụ đắc lực trong việc hướng dẫn, điều tiết các hoạt động kinh doanh,
cũng như khuyến khích hiện đại hóa công nghệ hay bảo hộ sản xuất kinh
15


doanh đối với các DNNVV. Như vậy, việc áp dụng chính sách thuế hợp lý,
phù hợp với đặc điểm kinh tế sẽ là nhân tố tác động tích cực để DNNVV phát
triển, tăng cường tích tụ, mở rộng quy mô, góp phần tăng trưởng và phát triển
kinh tế của quốc gia.
1.2.2.3. Chính sách đất đai
Để sản xuất kinh doanh các DNNVV cũng cần có mặt bằng để hoạt
động, đặc biệt là trong điều kiện nhà nước khuyến khích các hoạt động sản
xuất kinh doanh vào các khu công nghiệp. Sự áp dụng bình đẳng chính sách
đất đai đối với DNNVV bảo đảm cho sự phát triển bền vững của toàn bộ nền
kinh tế quốc dân. Do vậy, chính sách đất đai cũng là một chính sách quan
trọng đối với kinh tế tư nhân mà đặc biệt là đối với các DNNVV đang có xu
thế phát triển mạnh mẽ.
1.2.2.4. Chính sách xúc tiến thương mại
Một chính sách bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế thông qua
cung cấp thông tin, các hình thức quảng bá, triển lãm trong tiếp cận thị trường
có ý nghĩa quan trọng. Đặc biệt trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, tác
động của chính sách xúc tiến thương mại sẽ giúp DNNVV dễ dàng hơn trong
tham gia xuất khẩu trực tiếp hàng hóa, không qua khâu trung gian, tạo thị

trường quốc tế bền vững cho các hàng hóa có thế mạnh của một quốc gia.
1.2.2.5. Chính sách phát triển nguồn nhân lực
Nhân lực và trình độ phát triển của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định
nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Vì vậy, các quốc gia trên thế giới
đều rất coi trọng việc phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là trong lĩnh vực
kinh tế, vấn đề về nguồn nhân lực luôn được đặt lên hàng đầu.
Nguồn nhân lực, suy cho cùng cũng là yếu tố có tính quyết định đến
hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các DNNVV muốn phát
triển mạnh mẽ cũng cần thu hút đông đảo và thường xuyên nguồn nhân lực ở
mọi trình độ. Một chính sách hỗ trợ thiết thực của nhà nước sẽ là nhân tố tích
16


cực trong đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực cho hoạt động kinh doanh đối
với các DNNVV. Do vậy, chính sách hỗ trợ của nhà nước trong lĩnh vực này
có ý nghĩa lâu dài trong việc phát triển DNNVV.

1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa
1.2.3.1. Nhân tố con người
Nhân tố con người bao gồm việc nhận thức và cách thực hiện. Mọi
chính sách đều do con người đặt ra nên có thể nói nhận thức của con người là
quan trọng nhất. Khi cơ quan quản lý nhận thức được rõ vấn đề cần hỗ trợ, hỗ
trợ cái gì và như thế nào thì sẽ có giải pháp một cách hiệu quả nhất.
Con người cũng là nhân tố quyết định việc thực hiện chính sách hiệu
quả. Thông thường, thực thi chinh sách đòi hỏi sự tham gia của một số tổ
chức nhất định để biến mục tiêu chính sách thành hành động. Thực thi chính
sách được thực hiện bởi nhiều cấp quản lý, đòi hỏi sự hợp tác và sự phối hợp
trong các bộ phận của tồ chức. Vì vậy nểu trong nội bộ cơ quan hành thực thi
và giữa các cơ quan hành chính các cấp có mâu thuẫn sẽ ảnh hưởng đến việc

thực thi chính sách hỗ trợ.
1.2.3.2. Nhân tố môi trường thực thi
Môi trường ở đây bao gồm: môi trường chính trị, kinh tế, môi trường
quốc tế.
Những biến đổi trong hoàn cảnh chính trị có tác động lên thực thi chính
sách. Chính phủ thay đổi có thể đẫn đển những thay đổi trong cách thức thực
thi chính sách và cũng có thể thay đổi bản thân chính sách. Chính vì thế, bối
cảnh thực thi chính sách là khác nhau giữa các nước và giữa các hệ thống
chính trị.
Về môi trường kinh tế có thể thấy rõ, những thay đổi về các điều kiện
kinh tế có tác động lớn đển việc thực thi chinh sách hỗ trợ. Chẳng hạn trong
17


môi trường suy thoái kinh tế, nhà nước sẽ cần hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh
nghiệp để giúp họ thoát khỏi khó khăn.
Một điểm quan trọng là môi trường quốc tế, nhất là trong bối cảnh hội
nhập kinh tể quốc tế ngày càng sâu rộng thì việc hỗ trợ phát triển DNNVV
cũng phải lưu ý đến các cam kết quốc tế. Hỗ trợ nhưng không được vi phạm
các quy định, như việc bảo hộ phải tuân thủ không vi phạm các nguyên tắc đã
cam kết.
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về chính sách hỗ trợ phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa và bài học rút ra cho Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp
nhỏ và vừa ở một số quốc gia
1.3.1.1. Trung Quốc
Giống như Việt Nam, Trung Quốc đã xây dựng nền kinh tế tập trung
quan liêu bao cấp, dẫn đến nền kinh tế kém phát triển và trì trệ. Sự chuyển đổi
nền kinh tế sang cơ chế thị trường gắn với vai trò của kinh tế tư nhân, trong

đó có khối DNNVV đã khiến kinh tế Trung Quốc “thay da đổi thịt” [48, tr.
40-43]. Trung Quốc xác định DNNVV là động lực để phát triển kinh tế, do đó
đã tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của khu vực này. Các chính sách
hỗ trợ phát triển DNNVV ở Trung Quốc có thể được khái quát như sau:
Một là, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ khối DNNVV. Trong đó,
có việc sửa đổi Hiến pháp để bảo vệ lợi ích và tài sản của doanh nghiệp tư
nhân, xây dựng sân chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Năm 2000,
Trung Quốc ban hành Luật Thúc đẩy phát triển các DNNVV. Đến tháng
02/2015, Quốc vụ viện Trung Quốc tiếp tục ban hành chính sách phát triển
doanh nghiệp ngoài nhà nước. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân được phép
tham gia vào những lĩnh vực độc quyền của nhà nước.
Trung Quốc thành lập nhiều cơ quan với các chức năng khác nhau hỗ
trợ và quản lý phát triển DNNVV như Ủy ban đổi mới và phát triển quốc gia,
18


cơ quan xây dựng các chính sách chiến lược nòng cốt để phát triển và đổi mới
nền kinh tế, trong đó bao gồm hàng loạt chính sách xúc tiến phát triển
DNNVV. Đồng thời, thành lập Phòng các DNNVV để nghiên cứu sự liên hệ
giữa DNNVV và sự phát triển nền kinh tế thị trường, hỗ trợ, nghiên cứu các
chính sách và biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển của
DNNVV, xây dựng hệ thống dịch vụ DNNVV, thúc đẩy hợp tác và liên
doanh giữa DNNVV và các công ty, tập đoàn quốc tế. Quỹ cải cách dành cho
các doanh nghiệp áp dụng khoa học, công nghệ hiện đại cũng được xây dựng
để khuyến khích DNNVV nâng cao trình độ khoa học, công nghệ. Ngoài ra,
Trung Quốc cũng thành lập một số tổ chức để hỗ trợ phát triển DNNVV, như:
Trung tâm phối hợp và hợp tác kinh doanh Trung Quốc, Hiệp hội hợp tác
quốc tế Trung Quốc về DNNVV, Phòng doanh nghiệp địa phương trực thuộc
Bộ Nông nghiệp…
Hai là, tăng nhanh cải cách thị trường, phá bỏ sự lũng đoạn ngành

nghề. Đối với DNNVV, một trong những trở ngại với họ xuất phát từ những
ngành nghề có quan hệ mật thiết đối với các ngành lũng đoạn. Do vậy, Trung
Quốc chủ trương xóa bỏ sự lũng đoạn, tăng nhanh việc thị trường hóa các
ngành nghề và cải cách thể chế đầu tư. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Trung
Quốc dựa vào Luật Khoán ruộng đất để thúc đẩy việc luân chuyển đất đai,
khuyến khích nông dân kinh doanh có quy mô, tăng nhanh ngành nghề hóa
nông nghiệp. Trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ, Trung Quốc dựa vào
các hình thức, như: chung vốn kinh doanh, sáp nhập… để huy động vốn trong
và ngoài nước. Chính phủ khuyến khích và ủng hộ doanh nghiệp tư nhân tích
cực đi con đường phát triển ngành nghề hóa, hình thành nên một số tập đoàn
doanh nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế, hướng dẫn họ nhắm trúng thị trường,
sản xuất sản phẩm tinh xảo, tạo nhãn hiệu, nâng cao thị phần và sức cạnh
tranh. Đồng thời, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ tiền vốn, kỹ thuật,
thông tin và pháp luật cho các doanh nghiệp tư nhân.
19


Ba là, khởi động chiến lược phát triển khu vực miền Tây. Đây được
xem như một quyết sách kinh tế lớn, tạo không gian phát triển rộng lớn cho
các loại hình sở hữu tư nhân, cá thể ở các tỉnh miền Tây, đồng thời cũng
mang lại cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân ở các miền khác hướng về đây
cùng phát triển [6].
1.3.1.2. Singapore
Tại Singapore, các DNNVV chiếm tới 99% tổng số doanh nghiệp, trên
60% tổng số lao động và khoảng 50% tổng GTGT. Trong giai đoạn 20052014, số doanh nghiệp khởi nghiệp tại Singapore đã tăng mạnh từ 24.000 lên
50.000. Số liệu của Asia Venture Capital Journal Research cho thấy, những
doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ đã thu hút được khoảng
1,7 tỷ USD tiền đầu tư khởi điểm trong năm 2013. Điều này đã đưa Singapore
vượt lên Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong về mảng khởi nghiệp [61].
Để có được thành công này, chính phủ Singapore đã xây dựng hệ thống

chính sách hỗ trợ phát triển DNNVV khá toàn diện, tạo điều kiện cho khối
doanh nghiệp này phát triển, đó là:
Thứ nhất, xây dựng môi trường kinh doanh thân thiện
Singapore thường xuyên được xếp vào top các quốc gia dễ kinh doanh
nhất thế giới. Trong báo cáo môi trường kinh doanh (Doing Business) của
Ngân hàng Thế giới, Singapore nhiều năm liên tiếp được đánh giá là quốc gia
có năng lực cạnh tranh hàng đầu, với các luật lệ được thể hiện rõ ràng và dễ
thực hiện, doanh nghiệp có thể thành lập công ty mới chỉ trong vài giờ, thậm
chí vài phút. Quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng và pháp luật thì minh bạch.
Tệ nạn tham nhũng được xét xử rất nghiêm minh, tất cả các doanh nghiệp
không kể trong nước, ngoài nước đều được đối xử như nhau, mọi người đều
làm việc, tuân thủ theo pháp luật.
Đổi mới cơ chế quản lý DNNVV cũng được Singapore quan tâm. Hàng
năm, Singapore đều thực hiện rà soát các văn bản pháp quy xem còn phù hợp
20


×