Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG MẠNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 42 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I.LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.Cơ sở lý luận
Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng người là sự nghiệp của
toàn Đảng, toàn dân. Giáo dục được xác định là “quốc sách hàng đầu”, là vô cùng
quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một con người, sự phát triển của một
thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộc vào kết quả của hoạt động giáo
dục.Ngoài những môi trường khác như gia đình, xã hội,... trường học nói chung
và trường THPT nói riêng chính là môi trường quan trọng góp phần rèn luyện,
hình thành nên tri thức và nhân cách của học sinh.. Ở lứa tuổi này, các em đã lớn,
đã có những hiểu biết nhất định và cũng có những biến đổi lớn trong tâm sinh lí
theo từng năm học. Vì vậy, bên cạnh việc chú trọng truyền thụ những tri thức
khoa học cho các em, quan tâm đến giáo dục “đạo đức” cũng vô cùng cần thiết để
góp phần giúp các em trở thành một con người toàn diện có đủ cả đức lẫn tài
trước khi bước ra ngoài xã hội. Trong số tất cả các giáo viên tham gia vào hoạt
động giáo dục của lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp chính là người trực tiếp, thường
xuyên gần gũi với các em nhất. Bên cạnh những giờ dạy trên lớp giáo viên chủ
nhiệm còn có giờ chào cờ, giờ sinh hoạt hàng tuần để triển khai những công việc
chung của trường, của lớp, người luôn ở bên cạnh giúp đỡ, giải đáp mọi khó khăn,
thắc mắc của các em.
Giáo viên chủ nhiệm là người thay mặt cho hiệu trưởng, hội đồng nhà trường
và cha mẹ học sinh quản lý toàn diện học sinh lớp mình phụ trách. Điều này đòi
hỏi giáo viên chủ nhiệm vừa quản lý tập thể học sinh, vừa quan tâm đến từng cá
nhân trong lớp về mọi phương diện: Tư tưởng, học tập, tu dưỡng, lao động và
sinh hoạt tập thể.
Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm xây dựng tập thể lớp mình thành đơn
vị vững mạnh.
Một tập thể vững mạnh là động lực thúc đẩy mọi hoạt động khác nhất là hoạt
động học tập của lớp, của trường.


GVCN là cầu nối giữa ba môi trường giáo dục:gia đình, nhà trường và xã hội

2.Cơ sở thực tiễn
Trong xã hội hiện nay, nền kinh tế thị trường làm cho đời sống, ý thức của
người dân được cải thiện hơn, chính sách mở cửa, giao lưu kinh tế, văn hóa giữa
các nước cũng rất đa dạng. Điều đó đã tác động ít nhiều đến sự nhận thức, hiểu
biết của các học sinh chúng ta. Cho nên ta dễ dàng nhận thấy rằng học sinh ngày
nay thông minh, nhanh nhẹn, sáng tạo và hiểu biết hơn. Tuy nhiên ta không thể
không bàn tới mặt trái của nền kinh tế thị trường. Những cái xấu đã và đang len
lỏi vào thế hệ trẻ chúng ta. Nó làm lu mờ lí trí, bôi đen nhân cách khiến những
người làm công tác giáo dục, các bậc phụ huynh phải băn khoăn, lo lắng. Một số
Trang

1 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

học sinh chỉ thích hưởng thụ thỏa mãn với bản thân, lực học sa sút, không có tinh
thần tập thể
Năm học 2014 -2015 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 10A
1 các em đến từ nhiều xã ,lực học của một số em rất khá, điểm vào 10 của các em
tương đối cao. Nhưng trong quá trình làm công tác chủ nhiệm ở học kì I, tôi nhận
thấy các em chưa có tinh thần đoàn kết, chưa có sự tương trợ, giúp đỡ nhau trong
học tập, các em chỉ chơi theo nhóm. Lúc đó tôi nghĩ tại các em đến từ nhiều xã
nên các em chưa quen nhau. Nhưng rồi khi nhận được kết quả xếp loại học lực ở
kì I thì kết quả đó không như tôi mong đợi. Từ đó tôi bắt đầu băn khoăn, lo lắng
và tìm hiểu làm thế nào để có thể tạo tinh thần đoàn kết trong lớp, các em tương
trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện, phát huy tính tự lập, có trách
nhiệm với bản thân và tập thể. Để các em là những con ngoan, trò giỏi, tài đức

vẹn toàn sau này lớn lên các em tự tin, năng động, bản lĩnh bước vào đời, trở
thành những người công dân có ích cho xã hội.
Xuất phát từ cơ sở lý luận, và yêu cầu thực tiễn tôi bắt đầu nghiên cứu và

thực hiện đề tài “MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG TẬP THỂ LỚP VỮNG
MẠNH”

II. MỤC ĐÍCH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
Tôi thực hiện đề tài này với mong muốn :
1.Học sinh tích cực rèn luyện, thực hiện tốt các mặt đạo đức, tinh thần đoàn
kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập, phát động phong trào thi đua học tập
và rèn luyện, phát huy tính tự lập của học sinh
2.Hiểu rõ hơn học trò của mình
3. Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, chọn lọc và đúc kết
thành kinh nghiệm của bản thân.
4. Được chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong
công tác chủ nhiệm lớp.
5.Nhận được sự góp ý, nhận xét từ ban giám hiệu nhà trường, từ Ban Giám
khảo Sở giáo dục và đào tạo Hà Nội và từ các bạn đồng nghiệp, để tôi phát huy
những mặt mạnh, điều chỉnh, khắc phục những thiếu sót cho hoàn thiện hơn.
6. Luôn nhắc nhở bản thân phải tâm huyết với nghề,yêu thương học trò,gần
gũi, chia sẻ với các em
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh
- Trong phạm vi đề tài tôi nghiên cứu, áp dụng cho học sinh lớp 10A1
- Thời gian từ ngày 02 tháng 1 năm 2015 đến ngày 22 tháng 5 năm 2015
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp quan sát:
Trang


2 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Quan sát hoạt động học và sinh hoạt tập thể của HS
- Phương pháp điều tra:
+ Phiếu điều tra học sinh
+ Trò chuyện, trao đổi với GVBM, HS, hội cha mẹ học sinh(CMHS), bạn bè
của HS. ,
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:
+ Qua 14 năm làm công tác chủ nhiệm rút ra những kinh nghiệm cho bản
thân
+ Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm lớp khác
trong trường và các trường lân cận
+ Tổng kết, nhận xét kết quả thu được trong các tuần, tháng, các đợt thi đua,
kết quả học lực và hạnh kiểm

B.NỘI DUNG
I. Đặc điểm tình hình lớp
1. Thuận lợi:
Vào đầu năm học 2014-2015 tôi được ban giám hiệu tin tưởng phân công
làm công tác chủ nhiệm lớp 10 A1.
Ban giám hiệu rất quan tâm và chú trọng công tác chủ nhiệm
- GVCN+CMHS+GVBM luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác giáo dục
học sinh.
- Đa số HS ngoan, một số em có lực học rất khá ở cấp THCS
- Đội ngũ các thầy cô giáo bộ môn nhiệt tình, yêu nghề và trách nhiệm cao,
chuyên môn vững vàng.
- Hầu hêt các phụ huynh học sinh đều rất quan tâm đến việc học của các em.

- Bản thân tôi đã có 14 năm làm công tác chủ nhiệm lớp. Vì vậy tôi đã tích
lũy được một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp. Có lòng yêu nghề,
thương yêu học sinh, luôn gần gũi, chia sẻ với các em
2. Khó khăn :
-Học sinh lớp 10 chưa có ý thức tự giác như học sinh khối 11 – 12. Các em
còn bỡ ngỡ khi mới vào trường.
- Các em đến từ nhiều xã khác nhau, không tập trung, chưa có tinh thần đoàn
kết, tương trợ, giúp đỡ nhau trong học tập
- Một số em còn lười học, chưa tích cực phát biểu xây dựng bài
VD:
1 .Em Trần Quang Hải
Trang

3 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

2.Em Nguyễn Thị Khánh Ly
3.Em Nguyễn Minh Huyền
- Chưa có ý thức tự giác, ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn
luyện
- Một số học sinh còn nhút nhát, ngại giao tiếp, sống thu mình
VD:
1.Em Nguyễn Kiều My
2.Em Hoàng Thị Hải Yến
- Phụ huynh đặt quá nhiều kì vọng vào các em, gây áp lực cho học sinh

II. Biện pháp thực hiện
Nắm được kết quả đạt được ở học kì I, và sau một học kì đã hiểu được những

suy nghĩ của các em. Tôi bắt đầu chấn chỉnh lại nề nếp ngay từ buổi sinh hoạt đầu
tiên
1. Phân công nhiệm vụ cho ban cán sự lớp:
Buổi sinh hoạt cuối học kì I tôi nhận xét từng em trong lớp, kết quả các em
đạt được. Sau đó tôi phân công lại các nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp
- Cơ cấu của đội ngũ cán bộ lớp gồm:
+ Lớp trưởng.
+ Lớp Phó học tập.
+ Lớp Phó lao động.
+ Lớp phó văn thể
+ Thư kí
+Tổ trưởng ,tổ phó tổ 1, 2, 3, 4.
* Nhiệm vụ của lớp trưởng:
Lớp trưởng là người chịu sự điều hành, quản lý trực tiếp của GVCN. Chịu
trách nhiệm trước GVCN về việc điều hành và quản lý toàn bộ các hoạt
động của lớp cụ thể:
+Tổ chức quản lý lớp thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo quy
định của nhà trường
+ Theo dõi, đôn đốc các bạn chấp hành tốt nội quy ,quy định của trường, của
lớp
+ Quản lý lớp trong các tiết trống và các buổi sinh hoạt ngoại khóa
+ Ðiểm danh đầu giờ và các buổi sinh hoạt tập thể
*Nhiệm vụ của lớp phó học tập:
Trang

4 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh


+ Cùng với lớp trưởng tổ chức động viên giúp đỡ các bạn gặp khó khăn
trong học tập, rèn luyện và đời sống
+Tổng hợp các bài tập và những nội dung các bạn chưa hiểu để đề nghị thầy
cô hướng dẫn
+Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết học khi
giáo viên yêu cầu.
+Theo dõi việc học tập của lớp báo cáo với cô giáo chủ nhiệm trong giờ sinh hoạt
+Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học.
* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:
+Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các bạn khi tham gia các buổi lao động do
trường, lớp tổ chức.
+ Phân công, theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật
+Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp.
* Nhiệm vụ của lớp phó văn thể:
+ Chỉ đạo trong các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, tập các
bài hát truyền thống cho lớp
+Thu giữ quỹ lớp, quản lý chi tiêu cho các hoạt động chung của lớp, phối
hợp với đội ngũ cán bộ lớp trong vệc cơ cấu giải thưởng và chuẩn bị phần thưởng
cho các tổ, các cá nhân được khen thưởng vào cuối tuần, cuối tháng, cuối kì
* Nhiệm vụ Thư kí :
+ Ghi chép các phiên họp lớp, biên bản sinh hoạt lớp,
+Giữ, ghi chép và nộp sổ đầu bài
* Nhiệm vụ của các tổ trưởng:
+Kiểm tra việc học bài và làm bài tập về nhà của các thành viên trong tổ và
báo cáo với lớp phó học tập
+ Phân công trực nhật cho các thành viên trong tổ
+ Theo dõi chéo và thi đua giữa các tổ
*Nhiệm vụ của các tổ phó:
Kết hợp với tổ trưởng đôn đốc các hoạt động của tổ, điều hành các hoạt động
của tổ khi tổ trưởng vắng

2. Lập lại sơ đồ tổ chức lớp học
Sau học kì I tôi đã nắm được lực học, ý thức và trách nhiệm của các học
sinh trong lớp. Tôi nhận thấy việc phân công chỗ ngồi và luân chuyển vị trí
ngồi học cũng là một công việc rất quan trọng:
+ Ngoài việc tạo điều kiện để các học sinh mắt yếu ngồi gần bảng ,các học
sinh thấp ngồi trên
Trang

5 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

+Tôi bố trí các bạn học khá, giỏi đan xen với các bạn học yếu hơn
+Đội ngũ cán bộ lớp ngồi đan xen ở giữa trước và sau
- Mục tiêu:
+ Giao nhiệm vụ cho từng thành viên có trách nhiệm giúp đỡ những bạn nào,
các bạn ở gần tổ chức học nhóm để giúp nhau cùng tiến bộ
+ Cán bộ lớp dễ dàng quản lý, theo dõi, nhắc nhở các bạn khác trong giờ học
+Tạo điều kiện thuận lợi cho từng học sinh trong lớp, trao đổi kiến thức, giúp
đỡ những học sinh có sức học còn yếu góp phần xây dựng tập thể đoàn kết, thân
thiện, gắn bó vững mạnh
* GVCN thường xuyên theo dõi động viên, khích lệ, tuyên dương các em có
tinh thần đoàn kết, tương trợ ,giúp bạn cùng tiến bộ
3. Xây dựng các tiêu chí thi đua
a. Đặc điểm tình hình lớp
Ở học kì I lớp tôi có đặc điểm:
+ Không chịu giơ tay phát biểu xây dựng bài
+ Ngại tham gia các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao
+Một số học sinh thường xuyên đi học muộn:

VD :Em Hoàng Thị Hải Yến
Em Phan Hải Điệp
+ Một số em chưa chăm chỉ học bài cũ ở nhà, hay nói chuyện tự do
VD:

1 .Em Trần Quang Hải
2.Em Nguyễn Thị Khánh Ly
3.Em Nguyễn Minh Huyền
4.Nghiêm Khắc Lâm
5. Đào Thị Bích Phượng

b.Mục tiêu phương pháp:
+ Phát huy tính tích cực của học sinh, có trách nhiệm với bản thân và tập thể
+ Theo dõi thường xuyên, chặt chẽ các mặt tích cực, hạn chế của học sinh để
phê bình, động viên, khích lệ kịp thời
+ Nâng cao kết quả học tập và rèn luyện của lớp
+ Đánh vào tâm lý của học sinh vì lớp tôi có đặc điểm các em đều ngoan, lực
học của một số em rất tốt nên các em rất sợ bị hạ hạnh kiểm và mời phụ huynh
đến trường
c.Hình thức :
+Thi đua học tập và rèn luyện giữa các thành viên trong lớp, giữa các tổ
Trang

6 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

+ Theo dõi luân phiên giữa các tổ
d.Tiêu chí, Khen thưởng, Kỉ luật:

Dựa vào đặc điểm tình hình của lớp, tiêu chí thi đua của nhà trường
Tôi và đội ngũ cán bộ lớp đề ra tiêu chí thi đua
Thi đua theo tuần, tháng, học kì giữa các thành viên, các tổ cụ thể:
* Tiêu chí
- Đầu tuần mỗi bạn sẽ được tặng 50 điểm
-Điểm cộng gồm:
+Phát biểu đúng : 5 điểm/1 lần
+Điểm kt miệng 8,9,10 : 10 điểm/1 lần
+ Tham gia hoạt động tâp thể (văn nghệ,thể dục ,thể thao): 20 điểm/ 1 lần
- Điểm trừ gồm :
+Đi học muộn: 10 điểm/1 lần
+ Bỏ giờ, nghỉ học không lý do: 20 điểm /1 lần
+Không chuẩn bị bài ở nhà : 10 điểm/ 1 lần
+Điểm kt miệng dưới 5 : 10 điểm/1 lần
+Nói chuyện tự do : 5 điểm/1 lần,
+Vi phạm nội quy 10 điểm/1 lần
*Khen thưởng ,kỉ luật:
- Thi đua tuần:
Tuyên dương, Khen thưởng:
+Tổ có điểm số trung bình cao nhất trong tuần
+ Ba học sinh có điểm cao nhất
Phê bình, kỉ luật
+ 12 học sinh có điểm thấp nhất : Phạt trực nhật vào tuần sau
+ Phê bình 5 học snh có điểm thấp nhất
Thi đua tháng:
Tuyên dương, Khen thưởng:
+ Tổ có điểm số trung bình cao nhất trong tháng
+Ba học sinh có điểm cao nhất trong tháng
Phê bình, kỉ luật
+ Tổ có điểm số thấp nhất chuẩn bị quà, tổ chức trò chơi hoặc tiết mục

văn nghệ
Trang

7 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

+Học sinh có ba tuần xếp trong tốp 5 bạn có điểm số thấp nhất sẽ bị hạ 1
bậc hạnh kiểm
* Thi đua kì II:
Tuyên dương, Khen thưởng:
+ Tổ có điểm số trung bình cao nhất trong học kì II
+Ba học sinh có điểm cao nhất
Bình xét hạnh kiểm
- Dựa vào kết quả thi đua
+Hạnh kiểm tốt : 3 tháng trở lên xếp HK tốt, Không có tháng nào xếp
HK Trung bình
+ Hạnh kiểm Khá : 3 tháng trở lên xếp HK : khá, tốt
+ Hạnh kiểm TB : Có 2 tháng trở lên xếp HK : trung bình
- Dựa vào các vi phạm khác:
VD: Vô lễ với thầy cô, vi phạm luật giao thông,xúc phạm danh dự thầy cô,
các bạn......... tùy mức độ vi phạm có hình thức phù hợp
e. Phân công nhiệm vụ:
- Tổ trưởng, tổ phó:
+ Theo dõi, ghi kết quả
+ Thứ 6 hàng tuần tổng hợp điểm của các cá nhân và của cả tổ
- Lớp trưởng và các lớp phó :
+ Tổng hợp kết quả thi đua của các cá nhân, các tổ
+ Xếp loại các tổ, cá nhân

f. Kết quả:
Sau khi tôi phát động phong trào thi đua:
- Các thầy cô đều nhận xét: Lớp chăm học, tích cực phát biểu xây dựng bài,
ít nói chuyện riêng
- Kết quả thi đua cấp trường :
+ Tuần: Xếp thứ nhất, nhì
+ Đợt : Xếp thứ nhì, nhất
Dưới đây tôi trình bày kết quả theo dõi :
+ Tuần 1 tháng 1 năm 2015
+ Tháng 1 năm 2015

Trang

8 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

9 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

10 /42



Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

11 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

12 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

13 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

4 .Phương pháp điều tra
Để hiểu rõ hơn về tâm sinh lý, điều kiện hoàn cảnh gia đình,ưu điểm,
nhược điểm, suy nghĩ và mong muốn của các em thì người giáo viên phải gần
gũi tâm sự với các em nhưng không phải học sinh nào cũng có thể mạnh dạn nói
ra những khó khăn trong cuộc sống, trở ngại trong học tập và sinh hoạt, những
suy nghĩ, mong muốn của mình.
Vậy ngoài việc các em có thể trao đổi riêng thì tôi thực hiện biện pháp điều

tra bằng phiếu kín
*Mục tiêu :
+Nắm được ưu, khuyết điểm, điều kiện, hoàn cảnh gia đình, sự thay đổi,
góp ý, suy nghĩ, mong muốn của các em
+ Tôi tổng hợp các ý kiến từ đó có thể hiểu rõ hơn về các em
*Biện pháp thực hiện : Điều tra bằng phiếu kín
*Yêu cầu:
+ Mỗi học sinh nhận xét ưu điểm, nhược điểm, đưa ra lời khuyên,biện pháp
sửa chữa đối với tất cả các thành viên trong lớp
+ Suy nghĩ, mong muốn của mình đối với thầy cô, các bạn
* Kết quả:
- Khi đọc được các bản nhận xét của các em tôi nhận thấy các em nhận xét
rất thật và tương đối chính xác . Từ đó tôi nắm được những ưu, khuyết điểm,
hoàn cảnh của tất cả các thành viên trong lớp
VD: Tôi biết được học sinh nào nghiện game, Facebook, môn học nào các em
học tốt, môn nào các em còn yếu, bạn nào có năng khiếu âm nhạc, tính cách của
các em, sự bất hòa giữa một số cá nhân trong lớp
- Đến giờ sinh hoạt tôi thông báo trước lớp cho từng em để các em biết
được những nhận xét của các bạn về mình thấy được các ưu điểm cần phát huy,
nhược điểm phải khắc phục
- Những vấn đề tế nhị thì tôi găp riêng các em để trao đổi
Qua bản nhận xét của các em tôi dễ dàng nắm bắt tình hình của từng học
sinh để hiểu rõ nguyên nhân, hoàn cảnh để chia sẻ và giúp đỡ các em ,kịp thời
đưa ra biện pháp phù hợp để giáo dục học sinh,
Dưới đây tôi trình bày:
+Một số bản nhận xét của học sinh
+Bản tổng hợp các nhận xét

Trang


14 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

15 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

16 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

17 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

18 /42



Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

19 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

20 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

21 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

22 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh


Trang

23 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

24 /42


Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp xây dựng tập thể lớp vững mạnh

Trang

25 /42


×