Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.83 KB, 26 trang )

Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Đề tài: Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục
đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp
Lĩnh vực: Chủ nhiệm

Trang 1/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

PHỤ LỤC
Trang
I.

LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

3
4
4

II.
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu
a. Cơ sở lí luận
b. Cơ sở thực tiễn
2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Những thực trạng trước khi thực hiện đề tài
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM


A. Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt một số văn bản quy định
B. Những việc cần làm khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm và quản
lí lớp chủ nhiệm
IV.
V.
VI.

NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI THỰC
HIỆN ĐỀ TÀI
KẾT LUẬN

4
4
5
5
5
5
6
6
6

24
25

KIẾN NGHỊ

26

VII. ĐÁNH GIÁ


27

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trang 2/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Đạo đức có vai trò rất lớn trong đời sống xã hội, trong đời sống của con người,
là vấn đề thường xuyên được đặt ra và giải quyết nhằm đảm bảo cho mỗi cá
nhân và cộng đồng tồn tại phát triển. Sống trong xã hội, ai cũng phải suy nghĩ về
vấn đề đạo đức để tìm ra những con đường, cách thức và phương tiện hoạt động
nhằm kết hợp lợi ích của mình và cộng đồng, từ đó đảm bảo sự tồn tại, phát triển
của chính mình và cộng đồng. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: người có tài mà
không có đức là người vô dụng còn người có đức mà không có tài thì làm việc gì
cũng khó. Như vậy chữ tài và chữ đức được đặt ngang nhau và có vai trò rất
quan trọng trong mỗi con người.
Học sinh là thế hệ trẻ, là chủ nhân tương lai của đất nước, là nguồn nhân lực
cơ bản nhất thúc đẩy sự thành bại của mỗi quốc gia. Vì vậy, việc giáo dục đạo
đức cho học sinh là rất quan trọng, nó góp phần xây dựng thành công con người
mới xã hội chủ nghĩa để phát triển đất nước.
Trong 15 năm công tác giáo dục, tôi nhận thấy giáo viên chủ nhiệm lớp có vai
trò rất quan trọng trong việc giáo dục đạo đức học sinh. Là một giáo viên bộ
môn có trình độ chuyên môn vững vàng đã khó nhưng để làm một giáo viên chủ
nhiệm giỏi càng khó khăn hơn. Vì thế công tác chủ nhiệm đòi hỏi nhiều công
sức, nhiệt tình cao, cần có sự mềm dẻo, không khuôn mẫu. Người giáo viên chủ
nhiệm cần có phẩm chất chính trị, giác ngộ về lí tưởng đào tạo thế hệ trẻ, lòng
yêu nghề, mến trẻ, trình độ học vấn, sự thành thạo về nghề nghiệp, lối sống,
cách xử sự và kĩ năng giao tiếp. Giáo viên chủ nhiệm vừa là bạn lớn vừa là

người cha người mẹ thứ hai của các em.
Đối với học sinh trung học phổ thông, đây là giai đoạn các em phát triển khá
hoàn thiện về mọi mặt, nhận thức đã sâu sắc và chín chắn hơn ở cấp học cơ sở.
Tuy nhiên các em vẫn còn những suy nghĩ bồng bột, nông cạn nên dễ rơi vào
những cám dỗ trong cuộc sống, sa vào cạm bẫy xã hội và trở thành tội phạm mà
bản chất các em không hay biết hoặc biết nhưng vẫn làm do không hiểu biết
mức độ nặng nhẹ của sự việc hoặc do không biết làm như thế là phạm pháp.
Điều này cần có sự đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của gia đình, nhà trường và xã
hội. Trong đó, vai trò của giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng.
Như vậy, muốn làm tốt vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi thầy cô không chỉ
vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm, tinh tường trong nắm bắt
tâm lí học sinh và khéo léo trong xử lí tình huống sư phạm. Ngoài ra, giáo viên
chủ nhiệm phải biết tổ chức, hướng dẫn cho tập thể lớp hoạt động, biết phát huy
năng lực của từng học sinh. Để từ đó tạo nên một tập thể đoàn kết, học tập tốt,
sống yêu thương, giúp đỡ, chia sẻ với nhau trong cuộc sống để mỗi em sống
thấy có ích, yêu gia đình, bạn bè, Tổ quốc, kính trọng thầy cô. Vì tất cả những lẽ
Trang 3/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

trên nên tôi chọn đề tài “Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học
sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp”
II. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu.
a. Cơ sở lí luận:
Giáo dục là một quá trình liên tục, giáo dục suốt đời. Giáo dục học sinh THPT
có tính chất nền tảng trong hệ thống giáo dục nhằm chuẩn bị cho các em trực
tiếp bước vào đời. Đối với học sinh, không phải em nào cũng ngoan ngoãn nghe
theo lời của thầy, cô giáo, có những em đến trường không tuân theo nội quy của

nhà trường, thiếu lễ phép, gây mất trật tự trong lớp học, có những em đến trường
gây hiềm khích, mất đoàn kết, … Đối tượng những học sinh này thì số lượng
không nhiều nhưng nó lại là vấn đề cần phải quan tâm. Vì thế giáo viên chủ
nhiệm có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách của học sinh tôi
có thể sơ đồ hóa những yếu tố mà giáo viên chủ nhiệm cần có:

b. Cơ sở thực tiễn:
- Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, mỗi giáo viên cần xác
định nhiệm vụ chủ yếu đối với học sinh là giáo dục, giáo dưỡng. Trong quá trình
giảng dạy ta không nên coi nhẹ hai nhiệm vụ đó. Bởi giáo dục và giáo dưỡng
mới đào tạo được một học sinh toàn diện theo yêu cầu của nền giáo dục mới.
Giáo viên chủ nhiệm cần tâm huyết, yêu trò, phải có nghệ thuật trong công tác
giáo dục đạo đức học sinh.
- Năm học 2014-2015, tôi được nhà trường phân công tiếp tục chủ nhiệm lớp
10A7 mà tôi đã chủ nhiệm ở năm học 2013-2014. Mặc dù tập thể học sinh lớp
chăm ngoan nhưng tôi nhận thấy các em công thức, không có sự hòa đồng, sự
Trang 4/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

chia sẻ còn hạn chế. Giờ sinh hoạt của những năm học trước, tôi thiên về kiểm
điểm, kỉ luật các em mắc lỗi, chưa thực sự phát huy hết sở trường của các em
Trước thực trạng này, tôi học hỏi, tìm hiểu và mạnh dạn thay đổi phương pháp,
nội dung trong giờ sinh hoạt lớp ở năm học 2014-2015. Thay vào mỗi giờ sinh
hoạt là kiểm điểm là phê bình, là kỉ luật tôi đưa những câu chuyện, những chia
sẻ thay thế để giúp các em vừa có tri thức vừa có đạo đức tốt. Khi các em bước
ra khỏi bậc THPT để bước tiếp trên con đường đời của mình.
2. Mục đích sáng kiến kinh nghiệm:
- Giáo viên chủ nhiệm tạo ra được một đội ngũ cán bộ lớp có năng lực trách

nhiệm.
- Đưa ra các nội dung thi đua phù hợp với lớp
- Tạo hứng thú cho học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp để các em tránh sự
nhàm chán, công thức là giờ sinh hoạt chỉ kiểm điểm, phê bình. Và từ đó việc
giáo dục nhân cách cho các em cũng rất tự nhiên, dễ đi vào nhận thức của mỗi
học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng là học sinh lớp 11A7 năm học 2014 - 2015
- Đề tài này được áp dụng ở một số buổi sinh hoạt lớp 11A7 trong cả năm 2014
-2015
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra- quan sát.
- Phương pháp trò chuyện, nêu tấm gương tốt trong cuộc sống, những câu
chuyện trong quà tặng cuộc sống
- Tổ chức các hoạt động thi đua, tuyên dương, khen thưởng.
5. Những thực trạng trước khi thực hiện đề tài:
- Lớp chủ nhiệm 11A7 hiện thời tôi nhận từ năm học 2013-2014 khi đó các em
đang từ học sinh của nhiều trường THCS lên cấp học THPT. Vì thế bao điều ngỡ
ngàng, mới lạ với các em.
- Học sinh lớp 10A7 năm học 2013-2014 ở nhiều xã khác nhau trong huyện với
nhiều khả năng, nhiều hoàn cảnh khác nhau.
- Các em học sinh của lớp 10A7 năm học 2013-2014 có ý thức chăm ngoan, một
số em học lực tương đối tốt. Nhưng các em còn e dè, thiếu tự tin.
Kết quả học tập và rèn luyện đạo đức của lớp 10A7 năm học 2013-2014:
- Hạnh kiểm: Tốt 47 học sinh chiếm 100%
- Học lực: + Giỏi 5 học sinh chiếm 10.6%
+ Khá 40 học sinh chiếm 85.1%
+ Trung bình 02 học sinh chiếm 4.3%
Nhìn chung các em có ý thức, chăm ngoan. Song tôi nhìn thấy bên trong của vỏ
bề ngoài chăm ngoan ấy là sự ghen ghét, đố kị hay để ý “soi” nhau. Đặc biệt qua

Trang 5/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

những ngày nghỉ hè, các em bước chân vào lớp 11A7, tôi nhận thấy nhiều em
thay đổi theo chiều hướng xấu. Là một lớp có đặc thù khá đặc biệt: chủ yếu là
nữ (42/47 học sinh), một số em thường nói xấu bạn, chuyện tình cảm riêng tư
nảy sinh. Khi trao đổi với phụ huynh học sinh, tôi được thêm thông tin nhiều em
giúp cha mẹ việc nhà, chưa thấu hiểu nỗi vất vả của cha mẹ, hay xin tiền tiêu
riêng trên lớp, chia phe cánh không có tinh thần đoàn kết, giúp đỡ bạn.
III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
A. Giáo viên chủ nhiệm nắm bắt một số văn bản quy định
- Chúng ta ai cũng biết “Nói có sách, mách có chứng”. Câu nói đó để nhắc nhở
tôi cần nắm vững các văn bản “Về nhiệm vụ và quyền của học sinh”, “Nội quy
đối với học sinh trường THPT”, “Quy định đánh giá và xếp loại học sinh”, “Quy
định khen thưởng và kỉ luật”. Ngoài ra, tôi cần nắm chắc: “Nhiệm vụ và quyền
của giáo viên chủ nhiệm” để thực hiện công việc một cách có hiệu quả.
- Căn cứ điều 31 – Điều lệ trường học theo quyết định số 07/2007/QĐBGD&ĐT ngày 2/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định rõ
nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên chủ nhiệm:
+ Tìm hiểu nắm vững tình hình học sinh trong lớp về mọi mặt có biện pháp tổ
chức giáo dục các đối tượng, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của lớp.
+ Cộng tác chặt chẽ với gia đình học sinh, phối hợp với giáo viên bộ môn, Đoàn
thanh niên,… trong hoạt động giáo dục và giáo dục học sinh của lớp chủ nhiệm
+ Nhận xét học sinh vào cuối kì, cuối năm đề nghị khen thưởng- kỉ luật học
sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm được dự giờ học và các hoạt động khác của lớp
B. Những việc cần làm khi tiếp nhận lớp chủ nhiệm và quản lí lớp chủ
nhiệm.
Trong năm học 2013-2014, tôi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 10A7

với 47 học sinh. Các em ở nhiều trường THCS, ở nhiều địa bàn khác nhau trong
huyện. Các em có lực học tương đối tốt và ngoan ngoãn.
1. Buổi gặp gỡ đầu tiên tôi cho các em tự chọn lựa chỗ ngồi. Trong quá trình các
em lựa chọn chỗ ngồi cho mình, tôi quan sát tìm những em có tác phong nhanh
nhẹn.

2. GVCV cho học sinh tự khai nhận thông tin vào mẫu sau:
(Mẫu 1)
SƠ YẾU LÝ LỊCH
Trang 6/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Họ và tên:………………………………………………………………
Ngày tháng năm sinh:………………………………………………….
Địa chỉ thường trú (ghi rõ thôn, xã):…………………………………….
Con thương binh: …………………… con liệt sĩ: ………………………
Hộ nghèo: ………hộ cận nghèo: ……… chất độc màu da cam:………..
Là học sinh của trường THCS: …………………………………………
Số điện thoại cố định (nếu có): …………………………………………
Họ tên bố:……………………………… tuổi:………………………….
Nghề nghiệp: …………………… nơi làm việc: ………………………
Số điện thoại: …………………………………
Họ tên mẹ:……………………………… tuổi:…………………………
Nghề nghiệp: …………………….. nơi làm việc: ………………………
Số điện thoại: …………………………………
Những chức vụ đã tham gia ở THCS: ………………………………….
Học lực và văn hóa ở năm học 2012-2013.
Là học sinh giỏi cấp: ……………. Giải: …………… môn:……….

Năng khiếu: ………………………………………………………..
Học sinh
(Kí ghi rõ học tên)
3. Cho học sinh trong lớp bầu lớp trưởng, lớp phó học tập, lớp phó lao động, bí
thư, lớp phó đời sống, các tổ trưởng, cán sự bộ môn dưới sự hướng dẫn của giáo
viên chủ nhiệm.
4. Vai trò cụ thể của ban cán sự lớp:
4.1 Lớp trưởng: là người điều hành quản lí toàn bộ các hoạt động của lớp và
từng thành viên trong lớp. Cụ thể:
- Đưa những thông tin cần thiết từ giáo viên chủ nhiệm, nhà trường đến lớp.
- Theo dõi, đôn đốc lớp chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh nôi quy trường, lớp.
- Trình bày tâm sự, nguyện vọng của các bạn đến giáo viên chủ nhiệm.
- Chủ trì các cuộc họp lớp để đánh giá kết quả học tập, rèn luyện, đề nghị thi đua
khen thưởng đối với tập thể tổ và cá nhân học sinh trong lớp.
4.2 Bí thư:
- Nắm bắt và tiếp thu những thông tin, chỉ thị của Đoàn trường để kịp thời triển
khai cho Đoàn viên chi đoàn thực hiện đầy đủ.
- Thực hiện các phong trào ủng hộ, quyên góp do Đoàn trường phát động.
4.3Lớp phó học tập:
- Đôn đốc các thành viên đi học đầy đủ, đúng giờ đảm bảo học tập nghiêm túc.
- Điểm danh, ghi sổ đầu bài đầy đủ, kịp thời
- Lấy và nộp sổ đầu bài theo quy định của nhà trường.
- Lập danh sách học sinh học yếu, kém các môn với giáo viên chủ nhiệm.
4.4 Lớp phó lao động:
Trang 7/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

- Đôn đốc và quản lí học sinh thực hiện vệ sinh hàng ngày, trực tuần.

4.5 Lớp phó đời sống:
5 Lập danh sách học sinh có hoàn cảnh khó khăn báo cáo với giáo viên chủ
nhiệm.
6 Thu, chi quỹ tháng của lớp. Tổ chức động viên, thăm hỏi các bạn có hoàn
cảnh khó khăn, ốm đau, sinh nhật …
4.6 Các tổ trưởng: Theo dõi tổ viên của mình, theo dõi các tổ khác để tính thi
đua các tổ theo tuần, tháng, đợt.
4.7 Cán sự bộ môn: Có kế hoạch giúp đỡ các bạn trong lớp học không tốt bộ
môn là sở trường của mình (danh sách lấy từ lớp phó học tập).
5. Giáo viên chủ nhiệm xử lí thông tin ở mẫu 1 và tạo thành biểu mẫu 2 để
họp phụ huynh, phát cho mỗi gia đình 01 bản:

(Mẫu 2)
ĐỊA CHỈ VÀ SỐ ĐIỆN THOẠI LIÊN LẠC CỦA HỌC SINH LỚP 10A7
Giáo viên chủ nhiệm: ………….
Số điện thoại liên hệ: Nhà riêng :………………... Di động: ……………
Mẫu 2
STT

Họ và tên H. sinh
Chức vụ
SĐT liên lạc nhà
riêng

Họ và tên bố
H.sinh
Nghề nghiệp
SĐT liên lạc

1


2
Trang 8/27

Họ và tên mẹ
H.sinh
Nghề nghiệp
SĐT liên lạc

Nơi ở

Ghi chú


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

3
…..

Mẫu 2 được lập thành nhiều bản mỗi gia đình 01 bản, mỗi giáo viên bộ môn 01
bản, cán sự lớp 01 bản.
Mẫu 2 giúp các gia đình trao đổi liên lạc với nhau khi cần thiết, giúp giáo viên
chủ nhiệm và gia đình học sinh có liên lạc hai chiều một cách thuận lợi.
6. Giáo viên chủ nhiệm lấy mẫu họ tên – chữ kí phụ huynh học sinh tạo ra
mẫu 3.

Mẫu 3
STT

1

2
3

Họ và tên H. sinh

Họ tên và chữ kí bố

Họ tên:
Chữ kí:
Họ tên:
Chữ kí:
Họ tên:
Chữ kí:

Họ tên và chữ kí mẹ

Họ tên:
Chữ kí:
Họ tên:
Chữ kí:
Họ tên:
Chữ kí:

….
Ở phiên họp phụ huynh lần 1, giáo viên chủ nhiệm cho các bậc phụ huynh
xác nhận thông tin trong các mẫu 2 và mẫu 3.
Mẫu 3 giúp các em học sinh hiểu không thể dùng chữ kí giả của phụ
huynh, tạo sự nghiêm túc ngay khi vào lớp. Mẫu 3 được giao cho lớp trưởng,
lớp phó học tập, các tổ trưởng, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn mỗi
người 01 bản để xác nhận việc nghỉ học của học sinh có được bố mẹ đồng ý hay

không.
7. Sơ đồ chỗ ngồi được điều chỉnh theo kì hoặc trường hợp đặc biệt
Mẫu 4
Trang 9/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

SƠ ĐỒ LỚP
Cửa vào

1
2
3
4
5
6
7
8

x
0
x
x
x
0
x
x

Bàn giáo

viên

Bảng

x
x
x

x
x
x
0

x
x
x
x
x
0
x


x
0
x

x
x
0


x
x
0
x
x
0
x
x

. Lớp trưởng, bí thư, lớp phó học tập, lớp phó lao động, lớp phó đời
sống
0. Tổ trưởng, cán sự bộ môn
- Yêu cầu:
+ Các bàn 1 thường là chỗ của học sinh hay nói chuyện
+ Bàn đôi lớp kê thành 3 dãy tương đương với 3 tổ để quản lý học sinh
trong giờ kiểm tra bài cũ được thuận tiện hơn
+ Học sinh khá, giỏi, trung bình chia đều các tổ
+ Đảm bảo em lớn không che khuất em nhỏ hơn
+ Ưu tiên các em bị cận nặng.
8. Sơ đồ xếp hàng giờ chào cờ:
Mẫu 5
SƠ ĐỒ XẾP HÀNG GIỜ CHÀO CỜ
Hàng 1
Lớp trưởng
x
x
:
Tổ trưởng tổ 1
x
x

:
Lớp phó học tập

Hàng 2
Bí thư
x
x
Tổ trưởng tổ 2
x
x
:
Tổ trưởng tổ 3

Hàng 1: Gồm tổ 1 và ½ tổ 2
Hàng 2: Gồm ½ tổ 2 và tổ 3
Trang 10/27

x

x

x
x
x
0


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Mẫu 5 giúp các em xếp hàng nhanh hơn và cán bộ lớp có thể theo dõi các

bạn được thuận lợi
Mẫu 5: được phát cho giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp mỗi người
01 bản để theo dõi lẫn nhau.

9. Đơn xin nghỉ học
Mẫu 6
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐƠN XIN NGHỈ HỌC
Kính gửi: - Giáo viên chủ nhiệm lớp ………
- Đồng kính gửi thầy cô bộ môn lớp: …….
Tôi là phụ huynh học sinh: ………………………… Lớp ……..
Trường THPT ……………………………………………………..
Lí do: …………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
Xin được nghỉ ngày:…………………………………………………
Tôi xin hứa sẽ nhắc nhở con em: ……………………………………
Ngày ….. tháng …. năm …
Họ tên và chữ kí của phụ huynh HS
Họ tên và chữ kí của học sinh

10. Mẫu thi đua các tổ dựa trên theo dõi các tổ viên, theo dõi thi đua học sinh
từng tuần. Mỗi học sinh đầu tuần có 100 điểm

Trang 11/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Mẫu 7

ĐIỂM THI ĐUA CÁ NHÂN
Họ và tên học sinh: ……………………………………………………………. Tổ: …………………………………
Tuần thứ
Từ ngày: …
Đến ngày: …

Chuyên cần
P

KP

Bỏ
giờ

Đi
muộn

Phát
biểu

Học tập
Điểm
Chuẩn bị bài
Tốt

Tuần thứ: 1
(Từ 15/8
Đến 20/8)
Tuần thứ: 2


(Từ 22/8
Đến 27/8)
Tuần thứ: 3
(Từ ………
Đến: ……..)

Trang 12/27

Xấu

Tốt

Không
tốt

Ý thức
Vệ
sinh

Trang
phục
đầu tóc

Nói
chuyện

Vô lễ
đánh
nhau


Vi
phạm
ATGT

Các vi
phạm
khác

Tổng
điểm

Ghi
chú


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

- Chuyên cần:
+ Nghỉ học có phép : - 1 điểm
+ Nghỉ học không phép: -10 điểm
+ Bỏ giờ: -5 điểm+ Đi muộn: - 3 điểm
- Học tập:
+ Phát biểu: Xây dựng bài: + 1 điểm/1 lần
+ Điểm tốt 9-10: + 5 điểm/1 lượt
+ Điểm tốt 7-8: + 3 điểm/ 1 lượt
+ Điểm xấu 0-2: - 5 điểm/1 lượt
+ Điểm xấu 3-4: - 3 điểm/1 lượt
+ Chuẩn bị bài tốt được tuyên dương: + 5 điểm/1 lượt
+ Không chuẩn bị bài ở nhà: - 5 điểm/1 lượt
- Ý thức:

+ Vệ sinh bẩn: - 5 điểm
+ Không trực nhật: - 10 điểm
+ Trang phục, đầu tóc, dày dép: vi phạm -10 điểm/1 lượt
+ Vô lễ với thầy cô, đánh nhau, vi phạm ATGT, tham gia các tệ nạn xã hội đưa
ra Hội đồng kỉ luật.
• Sau 4 tuần cộng điểm/số tuần
Xếp loại hạnh kiểm tháng: Trên 90 điểm = Tốt 50-69 điểm = TB
70 - 89 điểm = Khá Dưới 50 điểm = Yếu
THI ĐUA TỔ
Mẫu 8
Tổ: ………………………. Tháng: ……………
STT

Họ và tên Tổ viên

Tuần
1

Tuần
2

Tuần
3

Tuần
4

Tuần
5


Trung
bình

Xếp loại
HK

1
2
…….

- Tổng điểm trung bình của tất cả các thành viên trong đó rồi chia cho số lượng
của cả tổ. Tổ nào có điểm thi đua cao nhất là tổ nhất tháng.
- Tổ nào có bạn bị ra Hội đồng kỉ luật – 10 điểm ở điểm trung bình. Tiền thưởng
lấy từ quỹ lớp.
11. Giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch chung:
- Học tập:
Giỏi:
6 học sinh
chiếm: 12.2%
Khá :
43 học sinh
chiếm: 87.8%
Trang 13/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

- Hạnh kiểm: Tốt : 49 học sinh
chiếm 100%
- Giáo viên chủ nhiệm triển khai kế hoạch từng tuần, từng tháng theo kế hoạch

chung của nhà trường và theo tình hình cụ thể của lớp.
12. Nội dung chủ yếu của các cuộc họp phụ huynh.
- Phiên họp thứ nhất: đầu năm học
+ Giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình chung của trường.
+ Giáo viên chủ nhiệm thông báo tình hình cụ thể của lớp.
+ Thông báo nội dung học sinh của nhà trường (trong đó có cả những quy định
riêng của giáo viên chủ nhiệm), bản cam kết thực hiện ATGT.
+ Thông báo các khoản thu, nộp theo quy định và tự nguyện
+ Phụ huynh nhận mẫu 2, mẫu 3 xác nhận lại thông tin, địa chỉ, số điện thoại,
chữ kí.
+ Thảo luận về việc giáo dục học sinh.
+ Giáo viên chủ nhiệm quy định giờ gặp phụ huynh học sinh tại trường để thuận
lợi trong công việc trao đổi
+ Giáo viên chủ nhiệm thông qua hội nghị cha mẹ học sinh đã bầu ra được ban
đại diện cha mẹ học sinh năng nổ, nhiệt tình. Từ đó giáo viên chủ nhiệm đã có
mối liên hệ chặt chẽ với phụ huynh học sinh thông qua ban đại diện và các em
học sinh cũng được phụ huynh học sinh quan tâm hơn.
+ Giáo viên chủ nhiệm lấy ý kiến xây dựng của phụ huynh học sinh và thống
nhất hướng giáo dục giữa nhà trường và gia đình.
* Các phiên họp kế tiếp theo chỉ đạo của nhà trường.
13. Nội dung cho các buổi sinh hoạt lớp từng tháng.
Không như những năm học trước, năm học 2014-2015 tôi đã thay đổi phương
pháp, nội dung tiến hành trong các giờ sinh hoạt lớp. Mỗi tháng thường có 4
tuần ứng với 4 tiết sinh hoạt vào tiết 5 thứ 7 hàng tuần. Mỗi tuần sinh hoạt, tôi
có những nội dung khác nhau nhưng đều chung mục đích là hoàn thiện nhân
cách cho học sinh.
Tất cả các buổi sinh hoạt lớp, tôi thường giành 10 đến 15 phút đầu giờ nghe
báo cáo của lớp trưởng về tình hình học tập, ý thức rèn luyện của mỗi thành viên
trong lớp do các tổ trưởng theo dõi báo cáo lại với tổ trưởng và từ sự quan sát
của chính lớp trưởng. Thời gian còn lại tôi cho sinh hoạt theo chủ đề.

Những chủ đề tôi thực hiện trong tuần 2 của tháng, tôi thường dặn các em về
nhà đọc trước hoặc phân vai diễn kịch các câu chuyện mà tôi sẽ áp dụng. Để đạt
hiệu quả cao, tôi hướng dẫn các em chuẩn bị trước các câu hỏi và có món quà
nhỏ về tinh thần tặng em nào trả lời đúng.
Tuần 1:
Trang 14/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

6. Tâm sự, chia sẻ những niềm vui, nỗi buồn, những vướng mắc trong cuộc
sống.
7. Nêu những tấm gương người tốt, việc tốt xung quanh em.
8. Ban cán sự lớp sinh hoạt theo chủ đề tháng.
Tuần 2:
Giáo viên chủ nhiệm cho các em học những lời hay, ý đẹp, những câu
chuyện, hướng dẫn các em đóng kịch, đọc diễn cảm và đây cũng là nội dung
chính mà tôi trình bày trong đề tài này.
Tuần 3:
Lớp phó họa tập và ban cán sự bộ môn sẽ giúp các bạn trong lớp giải đáp
những vướng mắc về các môn học nâng cao: Toán – Văn – Ngoại ngữ.
Tuần 4:
9. Tổ chức sinh nhật cho các bạn trong tháng (lớp phó đời sống chủ trì)
10.Triển khai công tác đoàn tháng tới (Bí thư chủ trì)
11.Bình xét hạnh kiểm trong tháng, Xếp loại thi đua tổ (Lớp trưởng chủ trì)
Tuần 5 (Dự trù): Tổ trực nhật chuẩn bị câu hỏi và quà để sinh hoạt.
Tuy nhiên trong một số tháng có những ngày chào mừng như 20/11, 8/3,
26/3 thì tôi giành một tuần để triển khai các nội dung chào mừng.
C. Các chủ đề tôi đã thực hiện ở tuần 2.
* Chủ đề 1: Giáo dục các em trong cuộc sống phải có tình thương cha mẹ,

yêu gia đình.
a) Nội dung:
CỨU MẸ TRONG ĐÊM
Chiều hôm đó, Kelly cùng cậu con trai Rocky 5 ttuổi của mình chạy xe qua
vùng Alabama hẻo lánh. Rocky nằm ngủ ngon lành trong băng ghế trước, hai
chân đặt hẳn trong lòng mẹ. Khi rẽ vào một chiếc cầu nhỏ, chiếc sẽ bỗng va vào
một tảng đá lớn giữa đường. Chiếc xe trượt nhanh rồi lao xuống một vũng lầy.
Sợ rằng chiếc xe lật nhào, Kelly lập tức nhấn mạnh ga và quay vô lăng sang
trái, nhưng lúc đó, bàn chân của Rocky đang kẹt giữa chân cô và vô lăng khiến
cô mất phương hướng và không thể điều khiển chiếc xe. Chiếc xe lật ngang rồi
lăn xuống một khe núi sâu khoảng 400 mét. Khi rớt xuống, dù đau đớn vì bị va
đập mạnh nhưng Kelly vẫn ôm chặt con trai đang ngủ, Rocky choàng tỉnh hỏi
mẹ: - Chuyện gì vậy mẹ?- Nhìn quan cửa kính, cậu la to:
- Xe của mình đang chổng lên trời kìa!
Kelly không thấy gì cả. Trên mặt cô, máu chảy đầy. Nhìn sang mẹ, Rocky hoảng
hốt lay gọi. Như một sự diệu kì, cậu bé không hề bị một vết trầy xước nào. Cậu
trượt xuống sàn xe, bò ra phía cánh cửa đã vỡ nát. Cầm tay mẹ, cậu bé nói:
- Tỉnh dậy đi mẹ, con sẽ kéo mẹ ra khỏi đây!
Trang 15/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Lúc này, Kelly đã rơi vào trạng thái nửa tỉnh nửa mê. Cô thì thào với con trai:
- Rocky, con hãy ngồi yên đó. Đừng đi đâu cả nhé.
- Không, mẹ ơi, mẹ không thể ngủ vào lúc này.
Giọng cậu bé đầy vẻ cương quyết – Chúng ta sẽ trèo lên và chắc chắn sẽ có
một ai đó sẽ giúp mẹ con mình. Nói rồi, Rocky chui ra sau xe tải, xoay sở bằng
mọi cách để đưa mẹ ra ngoài. Lo sợ đứa con bé bỏng của mình sẽ bị lạc trong
bóng tối, Kelly gắng gượng lết theo con. Hai mẹ con, kẻ trước người sau, khó

nhọc trườn lên sườn dốc Rocky với tấm thân nhỏ bé chưa tới 20 kg đã dìu người
mẹ nặng đến 60 kg của mình nhích từng chút một. Trên đường đi, vết thương
quá nặng làm Kelly kiệt sức, nhiều lúc muốn ngã quỵ. Nhưng Rocky cố tìm đủ
mọi cách để động viên mẹ mình . Cậu nhắc mẹ nhớ lại câu chuyện mẹ vẫn kể
cho cậu nghe mỗi tối, rằng có chiếc xe lửa đồ chơi bị vứt vào thùng rác, với
mong muốn chừng minh cậu chủ nhỏ thấy là mình vẫn còn hữu dụng, nó đã
vượt qua mọi đoạn đường dài, trải qua bao nguy hiểm để về lại với cậu chủ.
Trong khi kể lại câu chuyện, Rocky cứ lặp đi lặp lại lời chiếc xe lửa: “Mình biết
mình có thể, mình biết mình làm được mà”. Cuối cùng thì cả hai cùng leo lên
đến đường. Lúc này, Rocky mới nhìn rõ những vết thương, không chỉ trên mặt
mà còn trên khắp cơ thể mẹ. Cậu òa khóc vì thương mẹ. Cậu lao ra đường chặn
một chiếc xe tải và la lớn:
- Dừng lại! Dừng lại! Làm ơn đưa mẹ cháu đến bệnh viện.
- Mất hơn 8 giờ đồng hồ với 344 mũi khâu, các bạc sĩ đã kịp thời cứu sống
Kelly. Bây giờ, gương mặt cô trông khác xưa nhiều. Nhưng với cô, điều đó
không mấy quan trọng. Điều thật sự khiến cô xúc động, tự hào là sự dũng cảm
phi thường của cậu con trai bé bỏng.
Và câu chuyện.
MẸ LUÔN BÊN CON
Ron là một cậu bé 15 tuổi, học lớp 10 trường Trung học Grager. Hôm đó
là ngày diễn ra trận bóng đá đầu tiên có cậu tham gia. Vô cùng phấn khởi, cậu
mời mẹ tham dự. Bà hứa sẽ có mặt ở đó cùng vài người bạn. Khi trận đấu kết
thúc, bà chờ ở phía ngoài phòng thay đồ để chở con về nhà. “Mẹ thấy trận đấu
thế nào? Mẹ có thấy ba cú chuyền bóng mà đội con đã thực hiện xuyên qua
hàng rào phòng thủ chắc chắn của đối phương không? Mẹ có thấy sau sự lúng
túng ở hiệp một, đội con đã lấy lại bình tĩnh?” Ron hỏi. Mẹ cậu trả lời: “Ron,
con thật cừ. Con đã có mặt ở đó và mẹ tự hào về cái nhìn kiêu hãnh của con.
Con đã kéo vớ lên đầu gối cả thảy 11 lần trong suốt trận đấu. Mồ hôi đổ đầm
đìa, con đã phải uống nước 8 lần, hắt nước lên mặt 2 lần. Mẹ thấy thích cái con
vồ vai cầu thủ số 19, số 5 khi họ rời sân”. “mẹ làm thế nào mẹ biết tất cả những

Trang 16/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

điều đó? Sao mẹ lại cho rằng con rất cừ? Con thậm chí không được ra sân thi
đấu” Ron bất ngờ. Mẹ cậu cười, ôm cậu vào lòng: “Ron, mẹ không biết gì về
bóng đá cả. Mẹ không đến đây để xem trận đấu. Mẹ đến để quan sát con mà,
con thương yêu. Cố lên ở những lần sau, con nhé!”.
b) Phương pháp.
- Trước một tuần, giáo viên cho lớp nội dung hai câu chuyện và yêu cầu các em
đọc diễn cảm để truyền tải được cảm xúc của truyện. Sau đó, các em rút ra bài
học cho bản thân.
- Giáo viên gọi hai học sinh đọc diễn cảm câu chuyện: “Cứu mẹ trong đêm”, hai
em học sinh đọc câu chuyện: “Mẹ luôn bên con” và lớp nhận xét bạn nào đọc
truyền cảm hơn để tặng quà.
- Giáo viện gọi học sinh phát biểu suy nghĩ của bản thân sau khi nghe xong các
bạn đọc truyện.
- Trong quá trình học sinh đọc và phát biểu, tôi quan sát cả lớp và có thấy em
mắt đỏ, có lặng nghĩ suy tư. Ánh mắt tôi dừng lại lâu hơn một số em có hoàn
cảnh đặc biệt. Và thật bất ngờ có một cánh tay học sinh nam phát biểu. Đó là em
Kiều Như, bố mất sớm, mẹ nuôi hai chị em. “Em cảm ơn cô, cảm ơn các bạn
đọc truyện, em tự thấy xấu hổ vì mình không bằng cậu bé 5 tuổi”. Để cảm xúc
của em lắng lại, tôi tâm sự: Bố mẹ vất vả nuôi các em ăn học, tình yêu thương
của cha mẹ là vô bờ bến. Vì thế các em cần chăm ngoan, học giỏi. Ở nhà, ngoài
việc học cần giúp bố mẹ làm việc nhà. Cha mẹ lo lắng, chăm sóc, dõi theo từng
bước trưởng thành của các em. Như trong truyện “Cứu mẹ trong đêm”, bằng
tình thương yêu dành cho mẹ, cậu bé đã lập được chiến tích mà không phải đứa
bé 5 tuổi nào cũng có thể làm được. Cô rất vui vì qua câu chuyện, các em, bạn
Như thấy được mình cần quan tâm, yêu thương gia đình, cha mẹ hơn.

Nếu còn thời gian, giáo viên cho các em tình nguyện lên hát những ca khúc về
gia đình, quê hương.
* Chủ đề 2: Trong cuộc sống cần biết đồng cảm, chia sẻ với những người
xung quanh, đặc biết những người có hoàn cảnh khó khăn như người
nghèo, người khuyết tật
Nội dung và phương pháp.
Trước một tuần, giáo viên chủ nhiệm chọn trong lớp 8 em học sinh. Sau đó để
8 em nghiên cứu nội dung câu chuyện “Người ăn xin” và “ Lòng quan tâm”,
phân vai đóng kịch. Vở kịch phải đầy đủ nội dung và người đóng kịch phải biểu
cảm trong lời nói, hành động kịch để nhằm toát lên ý nghĩa của câu chuyện.
NGƯỜI ĂN XIN
Trang 17/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Lúc tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt
tôi.
Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, quần áo tả
tơi thảm hại … Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia
thành xấu xí biết nhường nào!
Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu
giúp.
Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả
một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.
Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫy chìa ra, run lẩy bẩy.
Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:
- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.
Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở
ụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi:

- Cháu ơi, cám ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. – Ông lão nói bằng
giọng khản đặc.
Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông
lão.
Và câu chuyện
LÒNG QUAN TÂM
Một người thầy lớn tuổi đã kể lại cuộc thi mà có lần ông được mời làm giám
khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm xem đứa trẻ nào có lòng quan tâm đến người
khác nhất. Người đoạt giải cuộc thi này là một cậu bé mới bốn tuổi.Gần nhà
cậu bé có hai vợ chồng già luôn yêu thương và nương tựa lẫn nhau. Cho đến
một ngày kia khi bà cụ qua đời, ông cụ đau buồn khôn xiết. Nhìn thấy ông cụ
đau đớn, cậu bé đi qua và leo vào lòng ông cụ và cứ ngồi yên ở đó. Khi mẹ cậu
hỏi cậu đã nói gì để an ủi ông cụ, cậu bé trả lời:
- Con chẳng nói gì cả, con chỉ giúp cho ông khóc được thôi mà.
Sau khi các em diễn kịch xong, giáo viên cho lớp nhận xét và chọn bạn nào
diễn đạt nhất.
Từ hai câu chuyện “Người ăn xin” và “Lòng quan tâm”, các em rút ra những
bài học gì trong cuộc sống? Giáo viên để lớp trao đổi và phát biểu.
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét chung: Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, với
nhịp sống hiện đại hóa, con người dường như lãnh cảm hơn với mọi người. Đâu
đó không còn cảnh sống “Người với người sống để yêu nhau” mà là “Sống chết
mặc bay”. Vì thế qua hai câu chuyện này, cô hi vọng các em sống cần biết chia
sẻ, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, giúp đỡ bằng cả tấm lòng của
Trang 18/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

mình. Bởi “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng”. Sự giúp đỡ của các em
đơn giản chỉ là lời động viên, sẻ chia như em bé trong hai câu chuyện trên.

Giáo viên đọc bài thơ “Dặn con” của Trần Thuận Minh để lớp nghe:
Chẳng ai muốn làm hành khất
Tôi trời đày ở nhân gian
Con không được cười giễu họ
Dù họ hôi hám úa tàn
Nhà mình sát đường, họ đến
Có cho thì có là bao
Con không bao giờ được hỏi
Quê hương họ ở nơi nao
Con chó nhà mình rất hư
Hễ thấy ăn mày là cắn
Con phải răn dạy nó đi
Nếu không thì con đem bán
Mình tạm gọi là no ấm
Biết đâu cơ trời vần xoay
Lòng tốt gửi vào thiên hạ
Biết đâu nuôi bố sau này …
* Chủ đề 3: Giáo dục các em trong cuộc sống phải biết dũng cảm đương
đầu với khó khăn.
a) Nội dung
CÂU CHUYỆN CỦA HAI HẠT MẦM
Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất
nói:
Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi
nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên. Tôi muốn nở ra những cành hoa dịu
dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân. Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh
mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt
mầm mọc lên.
Hạt mầm thứ hai bảo:
- Tôi sợ lắm. Nếu bén những nhánh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết

sẽ gặp phải những điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi
có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó,
nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy
mà đùa nghịch thôi. Không tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm
thấy thật an toàn đã.
Và rồi hạt mầm nằm im và chờ đợi.
Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm
nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức.
Trang 19/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

b) Phương pháp.
- Giáo viên gọi hai học sinh đọc diễn cảm câu chuyện. Sau đó nhận xét giọng
đọc của các em.
- Giáo viên cho các em thảo luận, tự rút ra bài học sâu sắc trong cuộc sống cho
bản thân mình.
- Lớp hăng hái đưa ra những ý kiến của cá nhân mình.
Giáo viên tổng hợp, nhận xét chung: Trong cuộc sống có muôn vàn khó khăn,
thử thách. Điều quan trọng là chúng ta phải dám đối đầu với khó khăn. Và khi
các em dũng cảm đương đầu với chông gai thử thách khi đó các em có thêm
nghị lực vươn lên đồng thời bao ước mơ của các em sẽ thành hiện thực.
Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi con người có ước mơ, khát vọng và nỗ
lực vượt khó, đối diện với khó khăn để sinh tồn và phát triển. Nếu không dám
đương đầu với thực tế đó là cuộc sống vô ích, con người sẽ chỉ nhân được thất
bại, thậm chí tan biến trong cuộc đời. Và sống có ước mơ, hoài bão chủ đề này,
cô sẽ đề cập với các em trong tháng tới.
* Chủ đề 4: Sống với những gì mình có, không nên ảo tưởng
a) Nội dung:

HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
Ngày nọ, một cậu bé đang tựa vào gốc cây to xù xì, thì thầm hỏi:
- Thần cây ơi! Thần cây hãy chỉ cho con cách nào làm ba mẹ vui lòng mà con
vẫn được là chính con?
Thần cây đáp:
- Con hãy nhìn ta đây. Cả một đời ta phơi mình trong nắng gió, biết bao lần
phải oắn người trong giông bão nhưng ta vẫn là ta, vẫn là thân cây tỏa bóng
mát cho mọi người.
Qua hôm sau, một người đàn ông tìm đến cây than thở:
- Cây ơi, tôi là một người đàn ông bất tài vô dụng. Bao năm trôi qua rồi mà tôi
vẫn chỉ là một anh nhân viên quèn, không thăng tiến được. Tôi không thể no cho
vợ con mình một cuộc sống tốt đẹp hơn. Tôi thật sự đã thất bại, tôi chán bản
thân mình lắm rồi.
- Anh hãy nhìn tôi mà xem – Cây lên tiếng chia sẻ - Tôi chấp nhận tự thay đổi để
thích nghi với mọi điều kiện. Vào mùa xuân, tôi khoác lên mình chiếc áo xanh
tươi, đâm chồi nở hoa rực rỡ. Nhưng khi mùa đông lạnh giá kéo về thì tôi ủ rũ,
xám xịt với những cành cây khẳng khiu. Đến hè tôi lại vươn vai tỏa bóng mát
sum suê. Và như anh thấy đấy, dù có thay đổi thế nào thì tôi vẫn là tôi, là gốc
cây đứng bên vệ đường chứng kiến bao thăng trầm của cuộc sống.

Trang 20/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Đến một ngày, một cô gái đang đau khổ vì tình yêu chạy tới ôm lấy thân cây,
òa khóc nức nở:
- Cây ơi! Người yêu của tôi đã rời xa tôi rồi. Tôi cảm thấy mất mát được nhiều
và đau khổ lắm. Giờ đây, có lẽ tôi không thể yêu thương ai khác được nữa.
Cây nhìn cô gái đầy thương cảm, dịu dàng nói:

- Cô hãy ngước lên mà nhìn tôi đi. Nào là chim chóc, sâu bọ, gõ kiến, nào rong
rêu, dây leo, cây tầm gửi bám đầy trên người tôi. Hàng ngày chúng lấy đi của
tôi biết bao nhiêu nhựa sống. Nhiều khi, tôi tưởng như không còn đủ sức chịu
đựng thêm được nữa. Nhưng rồi mọi chuyện cũng qua đi. Tôi vẫn là tôi, hiên
ngang cho đi và dám hi sinh những gì mình có.
CÂU CHUYỆN VỀ CHIM ÉN VÀ DẾ MÈN
Mùa xuân đất trời đẹp. Dế Mèn thơ thẩn ở cửa hang, hai con chim én thấy tội
nghiệp bèn rủ Dế Mèn dạo chơi trên trời. Mèn hốt hoảng. Nhưng sáng kiến của
chim Én đưa ra rất đơn giản: hai chin Én ngậm hai đầu của một cọng cỏ khô,
Mèn ngậm vào giữa. Thế là cả ba cùng bay lên. Mây nồng nàn, trời đất gợi
cảm, cỏ hoa vui tươi. Dế mèn say sưa. Sau một hồi lâu miên man, mèn ta chợt
nghĩ bụng, ơ hay việc gì ta phải gánh hai con Én này trên vai cho mệt nhỉ. Sao
ta không quăng gánh nợ này đi để dạo chơi một mình có sướng hơn không?
Nghĩ là làm, Mèn há mồm ra. Và nó rơi vèo xuống đất như một chiếc là lìa
cành.
b) Phương pháp:
- Câu chuyện “Hãy là chính mình”, giáo viên hướng dẫn học sinh diễn ở nhà,
quay lại chỉnh sửa và trình chiếu trên máy chiếu. Giáo viên dặn lớp giờ sinh hoạt
tại phòng máy của nhà trường.
- Giáo viên gọi hai em học sinh đọc diễn cảm câu chuyện về Chim Én và Dế
Mèn.
- Sau khi lớp xem xong vở kịch do các bạn đóng, nghe xong hai bạn đọc truyện,
nhận xét, thảo luận và phát biểu ý kiến dưới sự chủ trì của giáo viên chủ nhiệm.
- Giáo viên chủ nhiệm tổng hợp nhận xét chung:
Chúng ta cũng giống như cây kia vậy phải luôn thay đổi sao có thể thích ứng
với từng giai đoạn của cuộc sống. Hãy hướng đến những điều lớn lao nhưng
cũng đừng lên quá tuyệt vọng khi sự việc diễn ra không như những gì các em
mong đợi. Cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa nếu các em cứ luôn sợ hãi. Các em
phải biết dũng cảm đối diện với thực tế khó khăn, phải luôn luôn là chính mình
đừng quá ảo tưởng và hạ thấp hay quá đề cao mình. Có thế những gì các em

đang có mà bản thân đang muốn từ bỏ nó lại là niềm mơ ước của người khác.
* Chủ đề 5: Sống có hoài bão, ước mơ, tự tin vào bản thân.
Trang 21/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

a) Nội dung:
HÃY SỐNG VỚI ƯỚC MƠ
Bạn tôi là một chủ một trại ngựa ở Son Yidro, tên là Monty Roberts. Trại ngựa
của anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc quyên góp giúp thanh niên trong
vùng thực hiện các dự án của họ. Một lần, chúng tôi được nghe anh kể một câu
chuyện như sau:
“Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo ngày ngày theo cha đi hết
chuồng ngựa này đến chuồng ngựa khác, từ đường đua này đến đường đua
khác, từ trang trại này đến trang trại khác để phụ cha huấn luyện ngựa. Một
hôm, thấy giáo viên của cậu yêu cầu các học sinh viết về ước mơ của mình.
Trong khi những học sinh khác mong muốn sẻ trở thành những kĩ sư, bác sĩ,
cầu thủ bóng đá, diễn viên … thì cậu bé đã viết một mạch về ước mơ của mình,
rằng một ngày nào đó cậu sẽ là chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ của trại
ngựa, ghi rõ vị trí tất cả các tòa nhà, chuồng ngựa và đường đua.
Bài viết hôm ấy cậu bé chỉ nhận được điểm F to tướng cùng lời ghi chú của
thầy giáo: “ở lại gặp thầy sau giờ học”. và sau đấy là những lời cậu bé ghi
được từ người thầy của mình: “Đây là một giấc mơ viển vông đối với một đứa
trẻ như em. Em không đủ khả năng làm chuyện đó đâu. Em có biết là để sở hữu
một trại ngựa thì cần phải có một số tiền lớn như thế nào không? Nào là tiền
mua ngựa giống, mua đất dựng trang trại … Em nên xác định mục tiêu của
mình một cách thực tế hơn. Nếu em viết lại một bài văn khác, thầy sẽ xem lại
điểm cho em”. Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu quyết định hỏi
bố xem nên làm gì. Bố cậu bảo: “- Này con trai, con phải tự mình quyết định

thôi. Và bố nghĩ rằng điều này rất quan trọng với con. Cuối cùng sau những
ngày đắn đo suy nghĩ, cậu quyết định nộp lại thầy giáo bài làm cũ mà không
sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:
- Thưa thầy, em xin được giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém ấy”.
Kết thúc câu chuyện, Monty Robers nói:
- Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này vì các bạn đang ngồi giữa trại ngựa
rộng 200 mẫu của tôi. Tôi vẫn còn giữ bài kiểm tra đó, nó được lồng khung treo
phía bên trên lò sưởi.
Ngưng một lúc, anh nói thêm: - Một điều thú vị là vào mùa hè cách đây 2
năm, người thầy cũ của tôi đã dẫn học sinh đến cắm trại cả tuần ở đây. Trước
lúc chia tay, ông ấy nói với tôi: “Monty này, chính em đã cho thầy bài học về
nghị lực để sống với ước mơ”.
b) Phương pháp:

Trang 22/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

- Giáo viên cho hai học sinh đọc diễn cảm để đưa thông điệp từ câu chuyện tới
các bạn.
- Sau đó cho lớp thảo luận, phát biểu ý kiến qua câu chuyện, rút ra bài học sâu
sắc trong cuộc sống.
- Cuối cùng giáo viên chủ nhiệm kết luận: Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai
cũng sống, có hoài bão, ước mơ. Và khi chúng ta có ước mơ, có hoài bão cuộc
sống của ta sẽ có ý nghĩa hơn. Đồng thời khi có ước mơ, chúng ta cố gắng biến
ước mơ thành hiện thực và bao khó khăn trong cuộc sống ta sẽ vượt qua.
* Chủ đề 6: Hãy nói không với “Bạo lực học đường”
a) Nội dung và phương pháp.
- Giáo viên cho cả lớp xem một số clip, hình ảnh học sinh đánh nhau.

- Giáo viên giao nhiệm vụ cho 3 tổ:
+ Tổ 1: Chỉ ra nguyên nhân của các vụ việc đánh nhau.
+ Tổ 2: Nêu hậu quả của sự việc.
+ Tổ 3: Nêu giải pháp cho bạo lực học đường.
- Các tổ phát biểu sôi nổi.
- Giáo viên chốt lại. Hiện nay, vấn đề bạo lực học đường rất nghiêm trọng. Các
nước trên thế giới như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc đặc biệt quan tâm nhất là xã
hội Việt Nam trong thời gian gần đây. Và các em thấy hậu quả để lại rất nghiêm
trọng. Trước hết chính bản thân các em: bị tổn thương về mặt thể xác, về mặt
tinh thần, hậu quả sẽ rõ rệt nhất là kết quả học tập của các em bị ảnh hưởng. Vì
vậy các em sống cần yêu thương giúp đỡ nhau nếu có vướng mắc, mâu thuẫn
hãy trao đổi với thầy cô, người thân.
IV. NHỮNG KẾT QUẢ THU ĐƯỢC SAU KHI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI
- Trong các giờ sinh hoạt của mỗi tháng, tôi thực hiện các chủ đề nêu trên có
tính chất giáo dục đạo đức, lối sống, tình cảm, … cho học sinh. Sau các giờ sinh
hoạt đổi mới đó, tôi thấy các em học sinh trong lớp cởi mở thân thiện, gần gũi
với giáo viên chủ nhiệm hơn.
- Từ các câu chuyện “Hoa hồng tặng mẹ giáng sinh” và “Cứu mẹ trong đêm”
các em quan tâm giúp đỡ gia đình nhiều hơn. Hay sau khi thực hiện chủ đề .
Đồng cảm, chia sẻ, các em quan tâm tới nhau hơn. Trong lớp có trường hợp em
Quỳnh Anh, bố mẹ li thân, một số bạn tự nguyện giúp Quỳnh Anh học tập. Em
Hưng trong đội bóng A7-A8, bố đột ngột qua đời, lớp chia sẻ động viên an ủi
mặc dù Hưng ở lớp khác. Ở lớp 11, các em đã xác định và quyết tâm thực hiện
ước mơ của mình. Đặc biệt là một lớp nhiều nữ 42/49, có khá nhiều vấn đề phức
tạp, nhạy cảm nhưng 42 em nữ trong lớp tôi luôn sống có trách nhiệm, yêu
Trang 23/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp


thương, giúp đỡ nhau, mọi hiềm khích đều không có. Thầy cô dạy bộ môn của
lớp đều khen sự đoàn kết của lớp, của các em nữ.
Từ sự yêu thương, đoàn kết giúp đỡ nhau, từ tinh thần trách nhiệm với bản
thân, với mọi người, phong trào của lớp đi lên, cụ thể.
+ Nhiều em đoạt giải nhất, nhì, ba và khuyến khích trong kì thi học sinh giỏi các
môn văn hóa của nhà trường.
+ Các em đã mạnh dạn tham gia thi văn nghệ, thể thao và đoạt giải ba trong các
cuộc thi mà nhà trường tổ chức.
+ Trong năm học 2014-2015 lớp xếp thứ nhất toàn trường và là lớp xuất sắc
nhất trong tổng thể 44 lớp được Đoàn trường tuyên dương.
+ Học lực:
Giỏi: 9 học sinh
chiếm 18.4%
Khá: 40 học sinh
chiếm 81.6%
+ Hạnh kiểm: Tốt : 49 học sinh
chiếm : 100%
V. KẾT LUẬN:
Có thể nói trong công tác của người giáo viên chủ nhiệm nếu chúng ta có một
tinh thần trách nhiệm thực sự, có những kế hoạch nội dung, biện pháp cụ thể,
biết sử dụng đúng đắn các hình thức và phương pháp giáo dục khác nhau cộng
thêm một chút nghị lực và lòng dũng cảm tin vào sự đúng đắn của kế hoạch và
các biện pháp giáo dục thì sẽ thành công.
Có ai đó nói rằng: làm nghề thầy giáo không gì vất vả bằng kiêm nhiệm thêm
công tác giáo viên chủ nhiệm. Vâng, điều đó không sai. Nhưng đã là một giáo
viên, chúng ta có biết rằng: chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới đón nhận được
nhiều sắc thái tình cảm từ phía học sinh của mình. Những lớp học sinh ra
trường, theo năm tháng các em đã thành đạt từ chính kiến thức khoa học được
thầy cô gieo trồng và không thể thiếu yếu tố đạo đức do thầy cô chủ nhiệm dày
công rèn luyện từ việc xây dựng tốt nề nếp của lớp.

Trên đây là đề tài tôi đã nghiên cứu và áp dụng trong năm học 2014-2015. Tôi
mong được Hội đồngkhoa học của trường , của Sở GD-ĐT Hà Nội đóng góp ý
kiến cho tôi để tôi khắc phục những điểm còn chưa đạt trong phương pháp của
mình.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của
người khác

VI. KIẾN NGHỊ:
Trang 24/27


Giáo viên chủ nhiệm với việc giáo dục đạo đức học sinh THPT qua giờ sinh hoạt lớp

Mong Hội đồng khoa học của Sở GD-ĐT Hà Nội phổ biến những sáng kiến
kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm hay để giáo viên tham khảo, áp dụng trong
công tác giáo dục học sinh.
Hà Nội, Ngày 20 tháng 05 năm 2015

Trang 25/27


×