Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị xã từ sơn, tỉnh bắc ninh (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.29 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH SƠN

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT
TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

Hà Nội - 2017


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

BỘ XÂY DỰNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI

NGUYỄN ĐÌNH SƠN
KHÓA 2015 - 2017

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH

Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình
Mã số: 60.58.01.06


LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN HUY DẦN

Hà Nội - 2017


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Huy
Dần, thầy đã dùng những kiến thức và kinh nghiệm tích lũy quý báu của
mình, đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi có thể hoàn thành được luận
văn này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kiến
Trúc Hà Nội, Khoa Sau Đại học – Trường Đại học Kiến Trúc Hà Nội và
các thầy cô đã tận tình hướng dẫn, truyền thụ những bài học bổ ích trong
thời gian học tập tại trường.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn trân thành nhất tới gia đình, bạn
bè và đồng nghiệp đã luôn là chỗ dựa vững chắc và là nguồn động viên
khích lệ rất lớn đối với tôi trong suốt thời gian qua.
Xin trân trọng cám ơn!
Hà Nội, tháng 3/2017
Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐÌNH SƠN


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của tôi.
Các số liệu nghiên cứu khoa học và kết quả luận văn là trung thực và có

nguồn gốc rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm với những nội dung đã được
trình bày.
Tác giả luận văn

NGUYỄN ĐÌNH SƠN


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................. 1 
* Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 
* Mục tiêu nghiên cứu..................................................................................... 2 
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 3 
* Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 3 
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 
* Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn : ............................... 3 
* Cấu trúc luận văn ......................................................................................... 5 
CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY
DỰNG TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN, TỈNH BẮC NINH ...................................... 6 
1.1. Tình hình công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh .................................................................................................................. 6 
1.1.1. Giới thiệu chung về tỉnh Bắc Ninh và tình hình quy hoạch đô thị trên
địa bàn Tỉnh. ...................................................................................................... 6 
1.1.2. Tình hình quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn Tỉnh ............................. 8 
1.2. Tình hình công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ
Sơn .................................................................................................................. 10 
1.2.1. Giới thiệu chung về thị xã Từ Sơn. ....................................................... 10 
1.2.2. Tình hình quy hoạch và thực hiện quy hoạch tại thị xã Từ Sơn ........... 14 
1.2.3. Công tác tổ chức quản lý quy hoạch xây dựng ..................................... 19 
1.2.4. Bộ máy quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Từ Sơn............................... 20 
1.2.5. Cơ chế quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Từ Sơn ................................ 25 

1.2.6. Thực trạng công tác cấp giấy phép xây dựng tại thị xã Từ Sơn ........... 27 
1.2.7. Tình hình vi phạm trật tự xây dựng tại thị xã Từ Sơn .......................... 28 
1.3. Những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị
xã Từ Sơn ....................................................................................................... 37 
1.3.1. Công tác quy hoạch. .............................................................................. 37 
1.3.2. Văn bản pháp luật.................................................................................. 38 
1.3.3. Tổ chức nhân sự cấp GPXD.................................................................. 40 
1.3.4. Phân công nhiệm vụ giữa các phòng ban trong công tác quản lý trật tự
xây dựng. ......................................................................................................... 40 
1.3.5. Công tác thanh tra, kiểm tra .................................................................. 41 
1.3.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục............................................................ 42 
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC CHO VIỆC QUẢN LÝ TRẬT TỰ
XÂY DỰNG ................................................................................................... 43 
2.1. Cơ sở lý thuyết để quản lý trật tự xây dựng. ....................................... 43 
2.1.1. Mục đích, yêu cầu và nội dung quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô
thị. .................................................................................................................... 43 


2.1.2. Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch. ................................................ 48
2.1.3. Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng. ........................................ 48
2.1.4. Xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng........................................ 51 
2.1.5. Xử lý vi phạm trật tự xây dựng. ............................................................ 58 
2.2. Cơ sở pháp lý để quản lý trật tự xây dựng. ......................................... 65 
2.2.1. Văn bản quy phạm pháp luật................................................................. 65 
2.2.2. Văn bản pháp lý liên quan..................................................................... 66 
2.3. Kinh nghiệm trong công tác quản lý trật tự xây dựng ở Việt Nam và
thế giới. ........................................................................................................... 66 
2.3.1. Kinh nghiệm trên thế giới ..................................................................... 66 
2.3.2. Kinh nghiệm ở Việt Nam ...................................................................... 70 
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG

TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG TẠI THỊ XÃ TỪ SƠN TỈNH
BẮC NINH ..................................................................................................... 77 
3.1. Quan điểm, mục tiêu và nguyên tắc quản lý ....................................... 77 
3.1.1. Quan điểm quản lý ................................................................................ 77 
3.1.2. Mục tiêu quản lý.................................................................................... 77 
3.1.3. Nguyên tắc quản lý................................................................................ 78 
3.2. Giải pháp chung ..................................................................................... 78 
3.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch ................................. 78 
3.2.2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật và các chế tài xử lý vi
phạm trật tự xây dựng ..................................................................................... 80 
3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nhân sự cấp GPXD ............................. 82 
3.2.4. Giải pháp cải cách thủ tục hành chính .................................................. 84 
3.2.5. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra và công tác
phân cấp, phân công trách nhiệm xử lý các trường hợp vi phạm TTXD ....... 84 
3.2.6. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, giáo dục.............. 85 
3.3. Một số giải pháp cụ thể .......................................................................... 87 
3.3.1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật ................................................. 87 
3.3.2. Nâng cao chất lượng bộ máy quản lý và đội ngũ nhân sự .................... 89 
3.3.3. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra .................... 90 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 93 
1. Kết luận ...................................................................................................... 93 
2. Kiến Nghị ................................................................................................... 94 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................  


1

PHẦN MỞ ĐẦU
* Lý do chọn đề tài
Từ Sơn là thị xã cửa ngõ của tỉnh Bắc Ninh, là đô thị vệ tinh của Thủ

đô Hà Nội và là một trong hai trung tâm kinh tế - văn hóa - giáo dục của tỉnh
Bắc Ninh (sau Thành phố Bắc Ninh). Năm 1999, ba năm sau khi tái lập tỉnh
Bắc Ninh, huyện Từ Sơn cũng được tái lập. Năm 2008, thị xã Từ Sơn chính
thức được thành lập theo Nghị định số 01/NĐ-CP ngày 24/9/2008 của Thủ
tướng Chính phủ.
Trong những năm vừa qua, kinh tế của thị xã Từ Sơn tăng trưởng với
tốc độ cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm tăng 16,2%, trong
đó công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 16,5%; dịch vụ tăng 16,9%, nông
nghiệp tăng 2,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng từ 70,3% năm 2012 lên 74,5%, dịch vụ
tăng từ 21,5% lên 21,7%, nông nghiệp giảm từ 8,2% còn 3,8% năm 2015.
Cùng với sự phát triển về kinh tế, tình hình xây dựng và phát triển đô
thị của thị xã Từ Sơn cũng diễn ra rất mạnh mẽ, được đánh giá là một trong
những thị trường bất động sản và xây dựng tiềm năng nhất trong cả nước. Tuy
vậy, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, tình hình phát triển đô thị tại thị
xã Từ Sơn cũng đã bộc lộ không ít những tồn tại bất cập: Phát triển công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của thị xã rất sôi động nhưng các khu, cụm công
nghiệp nằm xen kẽ trong các khu dân cư đô thị gây ô nhiễm môi trường. Có
nhiều dự án đầu tư xây dựng mới các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ làng
nghề và đô thị... đã và đang thực hiện nhưng chưa tính đến việc khớp nối nên
quy hoạch tổng thể còn rời rạc, không đồng bộ. Tốc độ đô thị hóa diễn ra
mạnh mẽ đi kèm với nó là tình hình xây dựng đô thị tại thị xã Từ Sơn phát


2

triển nhanh và rất khó kiểm soát, nhất là tại các địa bàn sản xuất nghề truyền
thống như phường Đồng Kỵ, phường Châu Khê...
Tình hình trật tự xây dựng trong những năm vừa qua vẫn luôn là một
vấn đề vô cùng nhức nhối, không chỉ riêng ở thị xã Từ Sơn mà trong khắp các

đô thị trên toàn quốc. Có những trường hợp vi phạm hiên ngang thậm chí là
gây ảnh hưởng lớn tới lợi ích quốc gia nhưng vẫn được xây dựng ngay giữa
đô thị trung tâm của cả nước. Có những trường hợp vi phạm rõ ràng nhưng
không được xử lý cho đến khi các báo đài vào cuộc. Cũng trong tình trạng
như vậy, tình hình trật tự xây dựng tại thị xã Từ Sơn đang diễn biến một cách
rất phức tạp. Mỗi năm có hàng trăm công trình mới được xây dựng, đa số
trong đó đều vi phạm trật tự xây dựng.
Vì những lý do nêu trên và để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội
đảng bộ thị xã lần thứ XVI: “ Xây dựng thị xã Từ Sơn giàu đẹp, văn minh và
phấn xây dựng thị xã trở thành đô thị loại III ( thành phố ) vào năm 2020”, thì
việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng
tại thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh” là rất cần thiết và mang tính thực tiễn cao.
Luận văn này sẽ góp phần vào việc quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
xã Từ Sơn một cách hiệu quả, góp phần xây dựng khu vực trung tâm thị xã
Từ Sơn ngày càng khang trang, hiện đại và đồng bộ nhưng vẫn giữ bản sắc
riêng.
* Mục tiêu nghiên cứu
- Nâng cao hiệu quả công tác quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị
xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
- Xây dựng thị xã Từ Sơn có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại hướng
tới mục tiêu trở thành đồ thị loại III (thành phố) vào năm 2020.


3

- Tạo công cụ cho các cấp chính quyền quản lý đô thị, góp phần hoàn
thiện bộ máy quản lý và chất lượng đô thị trong tương lai.
* Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các công trình xây dựng trên địa bàn thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Phạm vi nghiên cứu : toàn bộ địa giới hành chính thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc
Ninh.
* Phương pháp nghiên cứu
- Điều tra khảo sát thu thập , tổng hợp số liệu , kết hợp nghiên cứu thực
địa .
- Khảo sát kinh nghiệm , thu thập tài liệu liên quan đến việc quản lý trật
tự xây dựng tại các khu vực đô thị trong và ngoài nước .
- Phân tích tổng hợp đề xuất mô hình và các giải pháp quản lý trật tự xây
dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học : Đề xuất các giải pháp tổ chức xây dựng bộ máy
quản lý, định hướng quản lý trật tự xây dựng trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh
Bắc Ninh.
- Ý nghĩa thực tiễn: Thống nhất hài hòa về quy hoạch xây dựng giữa các
khu vực trên toàn thị xã Từ Sơn.
- Tạo dựng bộ mặt đô thị khang trang hiện đại có trật tự và bản sắc.
* Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn :
- Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu
hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành


4

chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao
gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị
trấn.
- Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng
quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước
đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật.

- Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới
đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở.
- Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô
thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để
tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể
hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị.
- Quy hoạch chi tiết là việc phân chia và xác định chỉ tiêu sử dụng đất
quy hoạch đô thị, yêu cầu quản lý kiến trúc, cảnh quan của từng lô đất; bố trí
công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội nhằm cụ thể hoá nội
dung của quy hoạch phân khu hoặc quy hoạch chung.
- Giấy phép quy hoạch là văn bản do cơ quan có thẩm quyền cấp cho chủ
đầu tư làm căn cứ lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công
trình.
- Quản lý đô thị: Quản lý đô thị là một quá trình hoạt động để đi đến mục
tiêu, đảm bảo cho đô thị phát triển ổn định, trật tự và bền vững nhằm tạo
dựng môi trường sống thuận lợi cho dân cư đô thị, phù hợp với lợi ích quốc
gia, cộng đồng dân cư và cá nhân cả trước mắt và lâu dài , trên cơ sở kết hợp
tổng hoà nhiều yếu tố.


5

Trong quản lý đô thị có nội dung quản lý hành chính nhà nước (Hành
chính công) và quản lý kỹ thuật đô thị. Nói cách khác Quản lý đô thị bao gồm
nghiệp vụ hành chính đô thị và nghiệp vụ kỹ thuật đô thị .
- Quản lý trật tự xây dựng: Công tác quản lý trật tự xây dựng bao gồm
những nội dung sau:
+ Quản lý việc xây dựng theo quy hoạch:
• Quản lý việc xây dựng công trình theo quy hoạch xây dựng;
• Quản lý các mốc giới ngoài thực địa;

• Quản lý việc xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng kỹ thuật;
• Đình chỉ xây dựng, xử phạt hành chính, cưỡng chế phá dỡ những
công trình xây dựng trái phép, xây dựng sai giấy phép, xây dựng không
tuân thủ theo quy hoạch xây dựng.
+ Quản lý xây dựng theo giấy phép xây dựng.
+ Xử phạt vi phạm hành chính trong xây dựng.
+Xử lý vi phạm trật tự xây dựng.
* Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Kiến nghị, phần Phụ lục; luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Thực trạng công tác quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Từ
Sơn, tỉnh Bắc Ninh
Chương 2: Cơ sở khoa học cho việc quản lý trật tự xây dựng.
Chương 3: Các giải pháp quản lý trật tự xây dựng tại thị xã Từ Sơn,
tỉnh Bắc Ninh


THÔNG BÁO
Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui
lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện
– Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội.
Email:

TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN


93


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Thị xã Từ Sơn là đô thị loại IV trực thuộc tỉnh từ năm 2009 với đặc
điểm là thị xã vệ tinh cho thành phố Bắc Ninh và Hà Nội và là đô thị trẻ, có
quá trình đô thị hóa nhanh. Tuy nhiên, tình trạng các công trình xây dựng
không phép, sai phép, sai quy hoạch, không đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn
xây dựng, không đúng thiết kế vẫn xảy ra thường xuyên làm ảnh hưởng đến
mỹ quan đô thị, môi trường, an toàn giao thông và cũng như ảnh hưởng đến
tình hình an ninh trật tự trên địa bàn thị xã. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng
nêu trên trước hết thuộc về trách nhiệm của các chủ đầu tư, việc tổ chức công
bố công khai quy hoạch và tổ chức cắm mốc giới ngoài thực địa chưa được
quan tâm thực hiện; thiếu cán bộ chuyên môn làm thủ tục cấp GPXD, chưa
thành lập và kiện toàn Đội quản lý TTXD thị xã, Tổ quản lý TTXD tại các xã,
phường, cùng với sự thiếu nhận thức về pháp luật xây dựng, sự buông lỏng
trong công tác quản lý TTXD tại một số xã, phường trên địa bàn thị xã. Sự
phối hợp, kiểm tra, xử lý các công trình vi phạm trật tự xây dựng giữa các
cấp, các ngành chưa tốt, chưa thực hiện hết chức năng, nhiệm vụ và thẩm
quyền trong công tác quản lý TTXD.
Từ đó để tăng cường công tác quản lý nhà nước về TTXD trên địa bàn
thị xã cần tập trung làm tốt công tác công khai quy hoạch xây dựng, quy
hoạch chi tiết trên toàn thị xã, cung cấp thông tin đầy đủ, trung thực, kịp thời
cho các chủ đầu tư yên tâm triển khai các dự án theo đúng các quy định của
pháp luật, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong cấp GPXD, kiện toàn cán bộ
chuyên trách về cấp GPXD, thành lập Đội quản lý TTXD đô thị thị xã và các
tổ TTXD tại các xã, phường, tích cực tuyên truyền, phổ biến các chính sách
pháp luật tới đông đảo quần chúng nhân dân, xây dựng mô hình “khu phố


94


điểm không vi phạm xây dựng” là những biện pháp trọng tâm của thị xã để
thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về TTXD trên địa bàn thị xã trong
thời gian tới.
2. Kiến Nghị
a) Đối với Nhà nước:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản về cấp phép xây dựng, xử phạt hành
chính trong hoạt động xây dựng nói chung và trật tự xây dựng nói riêng để
thuận lợi trong công tác quản lý nhà nước về TTXD đô thị.
- Đối với các dự án nhà ở thương mại, xã hội không cho phép các chủ
đầu tư được bán đất nền, các khu đô thị, khu dân cư phải có quy hoạch chi tiết
xây dựng tỷ lệ 1/500, có thiết kế đô thị, thiết kế mẫu nhà ở điển hình.
b) Đối với tỉnh Bắc Ninh
- UBND tỉnh sớm thành lập Đội quản lý TTXD đô thị tại thành phố, thị
xã, các huyện và các Tổ quản lý TTXD các xã, phường theo quyết định số
299/2014/QĐ-UBND ngày 30/6/2014 của UBND tỉnh.
- UBND tỉnh và Sở Xây dựng cho phép điều chỉnh điều lệ quy hoạch
kiến trúc các khu chức năng, khu đô thị, các công trình nhà ở thương mại, nhà
ở xã hội, văn phòng kết hợp với nhà ở tại các khu vực đã được quy hoạch
chiều cao xây dựng 5 tầng hiện nay điều chỉnh được phép xây dựng số tầng
lên 7-10 tầng tùy vào mặt cắt từng tuyến đường để thuận lợi cho việc cấp
GPXD cho các chủ đầu tư.
c) Đối với thị xã Từ Sơn
- Tăng cường sự chỉ đạo quản lý nhà nước về TTXD, đặc biệt bổ sung
cán bộ chuyên trách và tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, quản lý trật tự
xây dựng đô thị trên địa bàn.


95

- Bổ sung, hoàn thiện đầy đủ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các dự án,

các khu chức năng đô thị.
d) Đối với các chủ đầu tư
- Nâng cao tính tự giác, tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện
nghiêm túc các quy định của nhà nước về CPXD, trật tự xây dựng đô thị./.


96

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm
2016 của thị xã Từ Sơn.
2. Báo cáo kết quả thực hiện công tác quản lý trật tự đô thị năm 2015,
2016 của Đội quản lý trật tự đô thị thị xã Từ Sơn.
3. Nguyễn Thế Bá (1992), Lý thuyết quy hoạch xây dựng đô thị, NXB
KH&KT;
4. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb
KH&KT.
5. Nguyễn Đình Bồng & Đỗ Hậu (2005), “Quản lý đất đai và bất động
sản đô thị”, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội.
6. GS. KTS. Barcelo Michel, PGS. TS. KTS. Nguyễn Quốc Thông
(2004) Bài giảng môn học: Quy hoạch xây dựng và QLĐT Hà Nội.
7. Trần Trọng Hanh (2007), “Công tác thực hiện quy hoạch xây dựng đô
thị”, tr.79-82, NXB Xây dựng.
8. Đỗ Hoàng Hoành (2013), Quản lý xây dựng theo quy hoạch khu đô thị
Hùng Thắng . Thành Phố Hạ Long , Tỉnh Quảng Ninh.
9. Trần Huy Hoàng (2014), Nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất tại
thị trấn Yên Viên, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
10. Đỗ Hậu, “Quy hoạch xây dựng đô thị với sự tham gia của cộng
đồng”;

11.Phạm Trọng Mạnh (2005), “Quản lý đô thị”, Nxb Xây dựng;
12. Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2015.
13. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật xây dựng 2014.
14. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật nhà ở 2014.
15. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, Luật quy hoạch 2009.


16. Điều chỉnh Quy hoạch chung thị xã Từ Sơn đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 – SXD tỉnh Bắc Ninh.
Tài liệu từ internet:
17. Chuyên đề quản lý trật tự xây dựng, UBND tỉnh Ninh Thuận.
/>ay_dung_BAIGIANG
18. Nguyễn Văn Cầu (2012) Triển khai mô hình khu phố không vi phạm
trật tự xây dựng – Tạp chí Sài Gòn Đầu tư & Xây dựng.
19. Hạnh Nguyên (2016), Thuốc đặc trị trong quản lý trật tự xây dựng,
Báo Nhân dân.
/>20. Nguyễn Tấn Thức (2012) Những giải pháp nhằm lập lại trật tự xây
dựng đô thị trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu từ nay đến hết năm 2012 và trong thời
gian tới – Cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng tỉnh Bạc Liêu.
/>


×