Tải bản đầy đủ (.docx) (175 trang)

Nghiên cứu ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 175 trang )

1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Thái Nguyên, 2017

1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ YẾN

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN
ĐÔ THỊ ĐẾN QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ ĐỜI SỐNG NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành : Quản lý đất đai


M· sè: 60.85.01.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Thế Đặng

Thái Nguyên, 2017

2


3

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án này là
trung thực, đầy đủ, rõ nguồn gốc và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị
nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã
được cảm ơn.
Tôi xin chịu trách nhiệm trước Hội đồng bảo vệ luận án, trước khoa và nhà
trường về các thông tin, số liệu trong luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2017

Người viết cam đoan

Nguyễn Thị Yến


3


4

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các thầy giáo
cô giáo, các phòng ban và các đơn vị trong và ngoài trường. Tôi xin gửi lời cảm
ơn chân thành đến:
Thầy giáo GS.TS. Nguyễn Thế Đặng - Trường Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, truyền thụ những kinh nghiệm quý
báu, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo cô giáo Khoa Quản lý Tài nguyên,
các phòng ban và trung tâm của Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên
đã hướng dẫn, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian tiến hành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Nguyên,
Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp
đỡ tôi trong thời gian tiến hành luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các sở, ngành, các phòng ban liên quan thuộc tỉnh
Thái Nguyên, thành phố Thái Nguyên đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong thời
gian tiến hành luận án.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp
đã quan tâm động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2017


Tác giả luận án

Nguyễn Thị Yến

4


5

MỤC LỤC

5


6

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
BĐS
BT
CHXHCN
CN
CNH
CT
CT-TTg
DT
GDP
HĐH
KCN

KCN
KCX
KHLĐXH
KLN
KT-XH
MT
NCQLKTTƯ
PTĐT
QCVN
QH, KHSDĐ
QHSD
QLNN
QLNN
QSD
TCN
TCTK
ThS
TNMT
TT
TTBĐS
UBND

Giải thích
: Bất động sản
: Bồi thường
: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
: Công nguyên
: Công nghiệp hóa
: Cây trồng
: Chỉ thị Thủ tướng Chính phủ

: Diện tích
: Tổng sản phẩm Quốc nội
: Hiện đại hóa
: Khu công nghiệp
: Khu công nghiệp
: Khu chế xuất
: Khoa học Lao động xã hội
: Kim loại nặng
: Kinh tế - xã hội
: Môi trường
: Nghiên cứu quản lý Kinh tế trung ương
: Phát triển đô thị
: Quy chuẩn Việt nam
: Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
: Quy hoạch sử dụng
: Quản lý Nhà nước
: Quản lý Nhà nước
: Quyền sử dụng
: Trước Công nguyên
: Tổng cục Thống kê
: Thạc sy
: Tài nguyên Môi trường
: Trung tâm
: Thị trường Bất động sản
: Ủy ban nhân dân

6


7


DANH MỤC CÁC BẢNG

7


8

DANH MỤC CÁC HÌNH

8


9

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực trong
việc phát triển đô thị gắn liền với các mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân. Hệ thống các đô thị đã có sự phát triển nhanh cả về
số lượng, chất lượng và quy mô. Diện mạo đô thị có nhiều khởi sắc theo hướng văn
minh, hiện đại, tạo dựng được những không gian đô thị mới, từng bước đáp ứng nhu
cầu về môi trường sống và làm việc có chất lượng. Đô thị đã khẳng định vai trò là
động lực cho phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở mỗi địa
phương, mỗi vùng và cả nước. Tuy nhiên, phát triển đô thị tại Việt Nam còn nhiều
hạn chế và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Bên cạnh đó, hệ thống đô thị Việt Nam
cũng đang phải đối diện với những thách thức mới nảy sinh do tác động của biến
đổi khí hậu và nước biển dâng. Đây là những thách thức lớn, làm ảnh hưởng không
nhỏ đến hình ảnh đô thị, điều kiện, môi trường sống của dân cư và đảm bảo yêu cầu
phát triển bền vững, đặt ra nhiều vấn đề mới trong công tác quy hoạch, xây dựng và

phát triển đô thị hiện nay.
Thành phố Thái Nguyên là thành phố trung tâm của tỉnh Thái Nguyên, là một
trong những thành phố lớn ở miền Bắc, trung tâm vùng trung du và miền núi phía
Bắc, có tốc độ phát triển đô thị nhanh và mạnh. Trải qua hơn 50 năm xây dựng và
phát triển, Thủ tướng Chính phủ đã 4 lần quyết định phê duyệt điều chỉnh và nâng
cấp thành phố: Năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số 802/TTg phê
duyệt quy hoạch chung thành phố Thái Nguyên, công nhận thành phố Thái Nguyên là
trung tâm vùng Việt Bắc. Năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định số
135/2002/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là đô thị loại II. Năm 2005,
Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định 278/2005/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh quy
hoạch chung thành phố Thái Nguyên đến năm 2020. Vào năm 2010, Thủ tướng
Chính phủ đã có quyết định số 1615/QĐ-TTg công nhận thành phố Thái Nguyên là
đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên. Bộ mặt đô thị của thành phố Thái Nguyên

9


10

đã có những chuyển biến vượt bậc. Tại các đô thị, những dự án phát triển đã và đang
được triển khai đồng bộ, tạo hiệu ứng tích cực vào bộ mặt kiến trúc đô thị. Các khu
công nghiệp ngày càng thu hút nhiều vốn đầu tư. Các dự án đầu tư về lĩnh vực du lịch
đã và đang được triển khai cũng sẽ là tiền đề quan trọng cho chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, góp phần hình thành các khu đô thị mới.
Mặc dù đã trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh, song chiến lược phát triển
của thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 là trở thành thành phố hiện đại, năng
động, trung tâm du lịch và giao dịch quốc tế có tầm khu vực. Việc phát triển đô thị
đã diễn ra với tốc độ cao và đã thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, thu hút đầu tư và việc
làm. Tuy nhiên, quá trình phát triển này cũng làm mất diện tích đất nông nghiệp
đáng kể, đã ảnh hưởng đến quá trình quản lý sử dụng đất nông nghiệp cũng như đời

sống của người dân.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài:"Nghiên cứu ảnh hưởng của
phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân trên
địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên” được thực hiện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đánh giá thực trạng và ảnh hưởng của phát triển đô thị đến tình hình quản lý
sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân thành phố Thái Nguyên, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý sử dụng đất
nông nghiệp trước sự phát triển đô thị, góp phần nâng cao đời sống người dân thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông
nghiệp thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014.
- Đánh giá ảnh hưởng của phát triển đô thị đến đời sống người dân trên địa
bàn thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2008 - 2014.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp
và nâng cao đời sống người dân trước sự phát triển đô thị.

10


11

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở dữ liệu tham khảo cho các nghiên cứu
thuộc lĩnh vực quản lý đất đai mà cụ thể là các nghiên cứu về ảnh hưởng của phát
triển đô thị tới quản lý sử dụng đất nông nghiệp.
Góp phần đóng góp xây dựng cơ sở khoa học về đánh giá ảnh hưởng của

phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của người dân.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề xuất chính sách tăng cường hiệu quả quản lý sử dụng đất nông nghiệp,
góp phần nâng cao đời sống người dân cho thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên và các địa phương có điều kiện tương tự.
4. Những đóng góp mới của đề tài
Chỉ ra được ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của phát triển đô thị đến quản lý
sử dụng đất nông nghiệp và đời sống người dân thành phố Thái Nguyên, bao gồm:
- Cơ cấu đất nông nghiệp chuyển đổi theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng
đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp của thành phố đã được đưa vào khai
thác và sử dụng ngày càng hiệu quả.
- Đất nông nghiệp giảm nhiều, bình quân đất nông nghiệp/hộ giảm nhưng
bình quân diện tích đất nông nghiệp/lao động nông nghiệp tăng.

11


12

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học về tác động của phát triển đô thị đến quản lý sử dụng đất
nông nghiệp và đời sống của người dân đô thị
1.1.1. Đất đai và quản lý sử dụng đất
1.1.1.1. Khái niệm về đất đai
a). Thổ nhưỡng:
Theo Dokuchaev: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử
phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong
nó. Đất được coi là khác biệt bởi với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một
loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi (Vũ

Ngọc Tuyên, 1994) [71].
Đất là tầng mặt tơi xốp của lục địa có khả năng tạo ra sản phẩm cây trồng
(Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2009) [8].
b) Đất đai: Trong lĩnh vực tài nguyên, môi trường, đất đai (land) được hiểu
như tài nguyên thiên nhiên, tài sản, tư liệu sản xuất.
“Với nghĩa chung nhất, đó là lớp vỏ trái đất, lớp thổ nhưỡng hoặc là cả quả
địa cầu, bao gồm đồng ruộng, đồng cỏ, bãi chăn thả, rừng cây, bãi hoang, mặt nước,
đầm lầy và bãi đá. Với nghĩa hẹp hơn thì “đất đai” biểu hiện khối lượng và tính
chất của tài sản mà con người có thể chiếm hữu đối với đất. Nó có thể bao gồm mọi
tài sản hoặc lợi ích trên đất cả về mặt pháp lý và sự bình đẳng cũng như về quyền
địa dịch và về di sản thiêng thiêng. Đất đai là một mặt còn tài sản trên đất là một
mặt khác, vì tài sản trên đất là có thời hạn hoặc đất là được sử dụng cho các tài sản
đó trong một thời hạn nhất định” (West Publishing Co, 1991) [94].
“ Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, tài sản quý giá, lãnh thổ thiêng liêng của
của mỗi quốc gia, dân tộc. Đất đai và quan hệ đất đai là sợi chỉ đỏ xuyên suốt mọi
thời đại. Quốc gia nào cũng quan tâm đến đất đai và quản lý đất đai nhằm củng cố
địa vị của giai cấp thống trị và thu thuế”(Nguyễn Đình Bồng, và CS 2013) [3].

12


13

c) Đất nông nghiệp
Theo Vương Quang Viễn (1972) [90]: nông nghiệp là một ngành sản xuất mà
loài người sử dụng đất để có sản phẩm động vật và thực vật.
Theo Trương Đức Tuý (2002) [72]: Đó là hành vi tạo ra lợi ích từ sản xuất thông
qua việc sử dụng đất đai, lao động và vốn, tức là việc sử dụng đất đai nông nghiệp. Sản
xuất nông nghiệp gồm 4 lĩnh vực: nông, lâm, ngư (nghề cá), súc (chăn nuôi).
Từ đó có thể định nghĩa: Đất nông nghiệp là đất sử dụng vào mục đích sản

xuất nông nghiệp (bao gồm lâm nghiệp, đồng cỏ chăn nuôi và mặt nước nuôi trồng
thủy sản).
Phân loại đất nông nghiệp: Tại Điều 10 Luật Đất đai 2013 qui định
Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
- Đất trồng cây hàng năm gồm đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác;
- Đất trồng cây lâu năm;
- Đất rừng sản xuất;
- Đất rừng phòng hộ;
- Đất rừng đặc dụng;
- Đất nuôi trồng thủy sản;
- Đất làm muối;
- Đất nông nghiệp khác gồm đất sử dụng để xây dựng nhà kính và các loại
nhà khác phục vụ mục đích trồng trọt, kể cả các hình thức trồng trọt không trực tiếp
trên đất; xây dựng chuồng trại chăn nuôi gia súc, gia cầm và các loại động vật khác
được pháp luật cho phép; đất trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản cho mục
đích học tập, nghiên cứu thí nghiệm; đất ươm tạo cây giống, con giống và đất trồng
hoa, cây cảnh. (Quốc hội, 2013) [55]
d) Đất đô thị
Đất đô thị là đất nội thành, nội thị và đất ngoại thành được quy hoạch để phát
triển đô thị. Cùng với sự hình thành đô thị, đất đai cũng từng bước được chia thành
đất đô thị, đất ngoại ô và đất nông thôn; đất đô thị có nguồn gốc chủ yếu từ đất nông
nghiệp. Do kinh tế đô thị phát triển, quy mô đô thị phải mở rộng ra vùng nông

13


14

nghiệp phụ cận làm cho đất nông nghiệp bị suy giảm, về kinh tế, đô thị mở rộng
làm cho giá đất xung quanh đô thị tăng cao buộc phải nâng cao số tầng xây dựng

hoặc mở rộng ra các vùng xung quanh (Đỗ Hậu và Nguyễn Đình Bồng, 2012) [29].
Đất là nền tảng để phát triển đô thị, ở đó con người sinh sống, làm việc và sử
dụng các dịch vụ. Vì vậy, đất đô thị là đất để quy hoạch phát triển đô thị. Nhu cầu
đất đô thị rất khác nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển, cũng
như giữa các thành phố và thị trấn trong một quốc gia. Chỉ số đất đô thị (m 2/người):
My 740, Anh 440, Đức 514, Niu Di Lân 270, Bờ-Ra-Xin 428 (Sao Pao lô), Ác Hen
Ti Na 58 (Buenos Aires), Ấn độ 27 (Can Cut Ta); Tỷ lệ diện tích đất đô thị/tổng
diện tích đất đai (%): Tại My 1, Anh 7, Đức 10, Niu Di Lân 7. Nếu tính bình quân
diện tích đất đô thị 500 m 2/người và dân cư hiện tại khoảng 1,5 tỷ người thì diện
tích đất đô thị 750.000 km2 (chiếm 0,6% diện tích bề mặt trái đất hay bằng 1% diện
tích đất bằng của bề mặt trái đất) (Study Litterature, 2002) [112].
Theo Phạm Thị Ánh Nguyệt (2011) [47]: Đất đô thị có tác động rất lớn, thúc
đẩy hoặc kìm hãm phát triển đô thị. Nó là yếu tố cấu thành thực thể KT - XH đô thị,
nơi tập trung đông dân cư, công trình kiến trúc dầy đặc. Các nhu cầu về ăn, ở, mặc,
học hành, việc làm, đi lại của dân cư đô thị cần phải được diễn ra trên những mặt
bằng nhất định.
Theo Trần Thị Hường (1996) [38]: Chính sách đất đai đô thị là một bộ phận
của chính sách phát triển đô thị và phải được xem xét trong khuôn khổ chính sách
phát triển chung của quốc gia. Một trong các mục tiêu của chính sách phát triển là
huy động các nguồn lực của đất nước để đạt được các mục tiêu kinh tế xã hội. Mục
tiêu của chính sách đất đai là sử dụng đất đai đạt hiệu quả kinh tế xã hội tối ưu. Đất
đai là nền tảng để phát triển đô thị vì vậy chính sách đất đai phải xây dựng trên cơ
sở tiếp cận chính sách kinh tế xã hội. Một trong những mục tiêu cụ thể của chính
sách đất đai đô thị là việc cung cấp đất cần thiết cho việc phát triển đô thị ở vị trí
thích hợp và đúng thời điểm cần thiết. Chính sách đất đai là một bộ phận của chính
sách phát triển, vì vậy chúng liên quan đến cấu trúc chính trị, kinh tế, xã hội và trình
độ phát triển của đất nước. Trình độ phát triển kinh tế, xã hội, mức độ đô thị hóa và
nền tảng lịch sử là yếu tố xác định các vấn đề chính sách đất đai đô thị phải xem xét

14



15

và giải quyết. Tốc độ đô thị hóa đang diễn ra ở hầu hết các nước trên thế giới đã làm
phát sinh vấn đề khan hiếm đất trong các khu vực đô thị, trong khi đó tính chất và
sự bức xúc của vấn đề này là phụ thuộc vào cấu trúc kinh tế xã hội và trình độ phát
triển của đất nước. Quá trình đô thị hóa cũng như chính sách đất đai đô thị sẽ khác
nhau giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển cũng như giữa các nước
có cấu trúc chính trị, kinh tế xã hội khác nhau. Chính sách đất đai đô thị được hình
thành trên cơ sở quy hoạch tổng thể của quốc gia, quy hoạch tổng thể tác động cả
hai lĩnh vực phát triển đô thị và chính sách đất đai đô thị.
1.1.2.2. Sử dụng đất
a) Sử dụng đất nông nghiệp
Từ buổi bình minh của nhân loại, con người đã bắt đầu khai thác đất đai, từ
hái lượm, săn bắn, chăn thả đến canh tác cổ truyền, cải tiến, hiện đại; phương thức
khai thác, đất đai của con người ngày càng đa dạng, phức tạp, đã làm biến đổi sâu
sắc cảnh quan môi trường. (Nguyễn Đình Bồng và CS 2013) [4].
Trong thời kỳ Trung cổ; sản xuất nông nghiệp với sử dụng đất nông nghiệp
vẫn giữ vị trí trọng yếu, Ví dụ: Trung Quốc thời Xuân Thu, Tần là một nước yếu,
nhờ thực hiện “biến pháp canh tân” với chủ trương “canh chiến” (phát triển nông
nghiệp, xây dựng lực lượng vũ trang) đã dần dần mạnh lên, đến năm 246 TCN
Doanh Chính lên ngôi, tiếp tục đẩy mạnh canh tân, từ 230-221 TCN Tần đã đã lần
lượt tiêu diệt Tề, Yên, Ngụy, Triệu, Hàn, Sở, chiếm lĩnh toàn bộ lãnh thổ Trung
Quốc cổ đại (Almanach,1997) [1].
Đặc điểm của sử dụng đất nông nghiệp
Theo Nhân Ái Tĩnh (2002) [70]: Đặc điểm sử dụng đất nông nghiệp: i) sử
dụng đất nông nghiệp đặc biệt coi trọng bảo vệ độ phì nhiêu của đất; ii) sử dụng đất
nông nghiệp khác nhau theo vùng; iii) Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
không lớn.

b) Sử dụng đất đô thị
Nhu cầu sử dụng đất phi nông nghiệp ngày càng tăng để đáp ứng yêu cầu xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thông, cấp thoát nước, công nghiệp, nhà ở đô thị (Nguyễn
Đình Bồng và CS 2013) [4].

15


16

Đặc điểm của sử dụng đất đô thị: Mác đã khái quát được 3 đặc điểm của địa
tô khu vực đô thị là: vị trí đất đai có ảnh hưởng quyết định đến lượng địa tô; người
sở hữu đất đai giữ vị trí thụ động đối với địa tô khu vực xây dựng; địa tô khu vực
xây dựng cũng tồn tại địa tô lũng đoạn và sẽ dần trở thành bộ phận chủ thể (Tôn Gia
Huyên, 2009) [36].
1.1.1.3. Quản lý sử dụng đất
a) Khái niệm quản lý sử dụng đất
Quản lý sử dụng đất tập trung vào đất và cách đất được sử dụng cho mục
đích sản xuất, bảo tồn và thẩm my (Verheye, 2010) [114].
Quản lý sử dụng đất yêu cầu ra quyết định và được xác định bởi mục đích sử
dụng nó ví dụ cho sản xuất lương thực, nhà ở, giải trí, khai khoáng… và được xác
định bởi bản chất và giá trị của đất. Trước đây quản lý sử dụng đất tập trung chủ
yếu vào đất nông nghiệp. Ngày nay, quản lý đất đai còn phải đối mặt với các vấn đề
công nghiệp hóa, đô thị hóa, bảo tồn, khai khoáng … (Preu and Ferber, 2008;
Ferber, 2009) [104].
Quản lý sử dụng đất là sự kết hợp của tất cả các công cụ và ky thuật được sử
dụng bởi chính quyền để quản lý cách mà đất được sử dụng và phát triển, bao gồm:
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, luật pháp, quyền sử dụng đất, định giá đất và
thông tin BĐS.
b) Quản lý sử dụng đất nông nghiệp

Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh cũng làm giảm diện tích đất nông nghiệp,
nhất là đất trồng cây lương thực. Từ năm 1996 đến năm 2007, quá trình đô thị hoá
đã diễn ra nhanh chóng cả về quy mô và tốc độ ở khắp các vùng. Năm 2013, dân số
thành thị là 30 triệu người, chiếm 33% tổng dân số cả nước so với 23 triệu người và
27,6% năm 2006 về 2 chỉ tiêu tương ứng. Như vậy, trong vòng 8 năm dân số thành
thị đã tăng lên 7 triệu người, chủ yếu do điều chỉnh địa giới hành chính, chia tách
tỉnh, huyện và thành lập các khu đô thị mới gần các khu công nghiệp. Đô thị hoá
mở rộng đến đâu, đất nông nghiệp, chủ yếu là đất lúa, thu hẹp đến đó.
Đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp. Quản lý chặt, bảo vệ toàn bộ
đất lúa hiện có. Theo hướng đó, từ nay đến năm 2020 cần ổn định diện tích canh tác

16


17

lúa ở mức 3,5 - 4 triệu ha. Nghiêm cấm việc chuyển đất 2 vụ lúa ăn chắc sang các
mục đích khác ngoài quy hoạch của Nhà nước. Để thực hiện giải pháp này, đề nghị
bổ sung cụ thể hóa Luật Đất đai 2013 bằng các chính sách của Nhà nước, một số
quy định nghiêm ngặt về quản lý và bảo vệ đất lúa, coi đất lúa là tài sản quốc gia,
không được xâm phạm. Hướng sửa đổi là làm rõ vai trò Nhà nước, hộ nông dân
trong các quyền sở hữu, quản lý, sử dụng, chuyển dịch, chuyển nhượng đất nông
nghiệp. Cùng với Luật Đất đai 2013, các bộ, ngành liên quan, chủ trì là Bộ Tài
nguyên và Môi trường cần đổi mới phương thức quản lý đất nông nghiệp nói chung,
đất trồng lúa nói riêng theo hình thức thích hợp. Hướng lâu dài là chuyển từ phương
pháp quản lý đất đai hành chính sang quản lý thị trường đất đai. Việc cấp phép cho
các dự án đầu tư, xây dựng các KCN, KCX, sân gôn… cũng như chuyển đổi mục
đích sử dụng từ đất lúa sang các loại đất khác nhất thiết phải theo quy hoạch thống
nhất của Nhà nước và đền bù theo giá thị trường, có sự tham gia của hộ nông dân.
(Nguyễn Sinh Cúc, 2014) [23].

c) Quản lý sử dụng đất đô thị
Quản lý sử dụng đất đô thị được hình thành từ thể chế, chính sách quản lý
đất đai đô thị và là một bộ phận cấu thành của hệ thống quản lý đất đai quốc gia,
trong khuôn khổ thể chế, chính sách đất đai quốc gia.
Trong quản lý sử dụng đất đô thị thì chính quyền đô thị không chỉ quan tâm
đến mục đích sử dụng đất mà còn nhiều nội dung khác như hồ sơ địa chính, quy
hoạch đô thị, thu hồi đất, thị trường đất, tài chính đất đai... do đó phải xem toàn bộ
đất đai đô thị là đối tượng quản lý hoàn chỉnh chứ không phải chia cắt chúng ra
thành nhiều loại riêng rẽ. Chính quyền đô thị là cấp thấp nhất có trách nhiệm phân
bổ các tài nguyên, xúc tiến công bằng xã hội và cung ứng cho nhân dân các dịch vụ
công cộng thông qua quan hệ đối tác với khu vực tư nhân và khối xã hội dân sự.
Chính quyền phải tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ công
cộng, với đất đai đô thị đồng thời ngăn chặn các ngoại ứng làm ô nhiễm môi trường.
Chiến lược phát triển đô thị bền vững (CDS) đang được Liên minh các Đô thị
(Cities Alliance) khuyến khích áp dụng: Trị lý giỏi (Good Governance); Tính an cư
(Livability); Năng lực cạnh tranh (Competitiveness); Năng lực tài chính
(Bankability) (Phạm Sy Liêm, 2010) [43].

17


18

1.1.1.4. Tình hình quản lý Nhà nước về đất đai tại Thái Nguyên
*) Những mặt đạt được
Trong năm 2015, công tác quản lý đất đai nói chung và việc triển khai thi
hành Luật Đất đai 2013 nói riêng đã đạt được nhiều kết quả quan trọng như: Công
tác tham mưu, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về trình tự, thủ tục hành
chính, Đề án mở rộng phạm vi áp dụng thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai
theo cơ chế một cửa liên thông theo hướng cải cách, đơn giản hoá các thủ tục hành

chính nhằm dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh
nghiệp khi thực hiện các thủ tục hành chính về đất đai; Tích cực và giải quyết hiệu
quả những khó khăn, vướng mắc của địa phương, người dân và doanh nghiệp trong
quá trình quản lý và sử dụng đất; Thường xuyên theo dõi, chỉ đạo, đôn đốc các địa
phương tập trung thực hiện Chỉ thị 21/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015; Thực hiện
công tác thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đảm bảo đúng thời gian, kịp tiến độ của
các dự án; Các văn bản pháp luật liên quan đến công tác giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất được xây dựng và ban hành đều bám sát chủ trương
đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch, đảm bảo hài
hòa lợi ích của Nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Phát huy nguồn lực tài
nguyên và môi trường cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tăng cường hiệu
lực, hiệu quả quản lý. Đồng thời góp phần ngăn ngừa, hạn chế tiêu cực, tham
nhũng, lãng phí, làm giảm khiếu kiện và các yếu tố dẫn đến sự mất ổn định xã hội.
Tăng cường đơn giản hóa thủ tục hành chính theo hướng giảm các bước, quy trình
xử lý công việc, công khai, minh bạch tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp
(Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên, 2015) [59].
*) Những tồn tại hạn chế, nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đạt được, trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn
tình còn gặp một số tồn tại, khó khăn, vướng mắc như sau:
- Công tác tham mưu xây dựng ban hành trình tự, thủ tục hành chính theo cơ
chế một cửa liên thông trong lĩnh vực đất đai còn chậm so với kế hoạch đề ra,
nguyên nhân là do việc phối hợp tham gia ý kiến “dự thảo quy định” của các cấp,
các ngành còn có lúc chưa chặt chẽ, kịp thời.

18


19


- Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất luôn được quan tâm, chỉ đạo của
Lãnh đạo Sở và cơ bản đáp ứng được công việc UBND tỉnh giao. Tuy nhiên, việc
lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm của các huyện, thành phố, thị xã còn chậm, khả
năng dự báo nhu cầu sử dụng đất chưa sát với thực tế nên hiệu quả kế hoạch sử
dụng đất chưa cao...
- Việc báo cáo và công bố kết quả thống kê đất đai hàng năm và kết quả kiểm
kê đất đai định kỳ còn chậm, nguyên nhân là do, các địa phương lại phải thực hiện
rà soát, điều chỉnh diện tích đo đạc bản đồ địa chính chính quy tại các đơn vị cấp xã
nên mất nhiều thời gian để cập nhật, chỉnh lý biến động (yêu cầu chất lượng, nội
dung thực hiện có sự thay đổi so với kỳ kiểm kê trước đây, đòi hỏi năng lực, chuyên
môn cao của các đơn vị tham gia thực hiện).
- Công tác kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của một số dự án đã được
Phòng Quản lý Đất đai quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên chưa được thường
xuyên, liên tục. Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Phòng sẽ tiếp tục
tăng cường công tác kiểm tra theo kế hoạch đã được Giám đốc Sở phê duyệt theo
Kế hoạch. Đồng thời tiếp tục tham mưu cho Lãnh đạo Sở xây dựng kế hoạch kiểm
tra năm 2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Trên địa bàn tỉnh hiện có một số dự án mà UBND tỉnh đã ban hành quyết
định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư do nhà đầu tư không triển khai xây dựng theo
thời gian quy định được ghi trong Giấy chứng nhận đầu tư, vi phạm tiến độ triển
khai dự án theo quy định tại Khoản 2 Điều 64 Luật Đầu tư năm 2005. Tuy nhiên,
theo quy định của Luật Đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì chưa có
quy định cụ thể để làm căn cứ xác định hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.
- Một số nhà đầu tư cùng một lúc triển khai nhiều dự án khác nhau, do đó ảnh
hưởng và khó khăn trong việc thu xếp, bố trí nguồn vốn đầu tư cho dự án, dẫn đến tình
trạng dự án không triển khai trong khi không giới thiệu được cho chủ dự án khác.
- Việc đánh giá năng lực tài chính của chủ đầu tư còn hạn chế; chưa đánh giá
đúng khả năng của chủ đầu tư.
- Công tác kiểm tra giám sát đối với các dự án đã được chấp thuận chủ
trương đầu tư và cấp giấy chứng nhận đầu tư còn hạn chế, chưa kịp thời thu hồi dự

án chậm tiến độ; do vậy không thể giới thiệu được cho nhà đầu tư khác.

19


20

- Quy hoạch xây dựng chưa thực sự gắn với quy hoạch sử dụng đất, dẫn đến
tình trạng dự án phù hợp với quy hoạch xây dựng nhưng lại không phù hợp với quy
hoạch sử dụng đất. Do vậy việc chấp thuận cho nhà đầu tư còn vướng mắc.
- Bất cập giữa Luật Đầu tư và Luật Đất đai trong việc thu hồi dự án đầu tư,
đến nay chưa có hướng dẫn cụ thể.
- Hiện nay vẫn còn một số vướng mắc mà quy định của Luật Đất đai 2013 và
các văn bản hướng dẫn thi hành chưa quy định cụ thể, việc áp dụng các văn bản luật
liên quan nhiều lĩnh vực, khó khăn trong việc áp dụng ... Để tháo gỡ khó khăn,
Phòng đã kịp thời tham mưu cho Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản xin ý
kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường và tham gia vào dự thảo Nghị định theo đề nghị
của Bộ TN&MT (Sở TNMT tỉnh Thái Nguyên, 2015) [59].
Theo Đoàn Văn Tuấn (2013) [73]: công tác quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều thành tựu thúc đẩy đầu tư, phát triển
kinh tế và ổn định chính trị- xã hội. Công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh
vực đất đai đã có những chuyển biến tích cực, được dư luận đánh giá cao, nhất là
công tác giao đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Công tác lập và quản lý QH, KHSDÐ ðược thực hiện ở cả 3 cấp từ cấp tỉnh
đến cấp cơ sở, bước đầu đã được đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng và tính
khả thi của phương án quy hoạch, làm rõ được những nội dung quy hoạch của từng
cấp, tạo tính chủ động, linh hoạt cho từng cấp trong xây dựng phát triển kinh tế - xã
hội, góp phần quan trọng trong thực hiện các mục tiêu CNH, HĐH. Việc chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất trong thời gian qua về cơ bản phù hợp với quá trình chuyển
dịch cơ cấu sản xuất, đầu tư, lao động, góp phần phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng,

công nghiệp, nông nghiệp nông thôn, đô thị và dịch vụ, tạo bước đi hợp lý cho quá
trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Đến nay, toàn tỉnh đã hoàn thành đo đạc và lập bản
đồ địa chính ở 162/181 phường, xã. Hệ thống bản đồ địa chính được lập bằng công
nghệ số, có độ chính xác cao và chi tiết đến từng thửa đất đáp ứng yêu cầu về cả số
lượng và chất lượng.
Công tác kiểm kê đất đai và thống kê đất đai hàng năm đều đảm bảo chất
lượng và thời gian theo quy định.

20


21

Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
phục vụ cho các mục đích an ninh, quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng
và phát triển kinh tế đã ðýợc triển khai ðồng bộ, ðúng quy ðịnh pháp luật, thu hút
nhiều dự án ðầu tý trong nýớc và quốc tế với quy mô lớn.
Tuy nhiên, thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng đất ở tỉnh vẫn còn nhiều
bất cập, thiếu sót, cần được đánh giá, làm rõ những nguyên nhân, đề ra những giải
pháp khắc phục để công tác quản lý, sử dụng đất đi vào nền nếp, ổn định, nâng cao
hơn nữa năng lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về đất đai (Đoàn Văn Tuấn,
2013) [73].
Theo Đàm Bích Hường (2011) [39]: Công tác quản lý Nhà nước về QSD đất
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên đã góp phần sử dụng có hiệu quả nguồn lực đất
đai, thúc đẩy các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế Thái Nguyên phát triển. Môi
trường pháp lý và cơ chế quản lý đã hình thành và ngày càng hoàn thiện. Từ đó hạn
chế tình trạng tham nhũng trong quản lý đất đai, góp phần thu hút đầu tư vào các
lĩnh vực sản xuất, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế cùng tham gia sử dụng
đất đai có hiệu quả. Tuy nhiên, giá đất do địa phương ban hành còn thấp so với giá
đất thị trường. Công tác triển khai việc đấu giá đất còn chưa nhiều đất dẫn đến tình

trạng làm giá còn diễn ra khá phổ biến trên địa bàn. Hệ thống đăng ký đất đai và bất
động sản quá coi trọng đối với việc lập các sổ địa chính, sổ mục kê đất; chưa coi
trọng đúng mức đối với việc lập, quản lý các giấy tờ, chứng từ của quá trình thực
hiện các thủ tục đăng ký đất.
1.1.2. Đô thị hóa
1.1.2.1. Khái niệm đô thị hoá
Theo Đàm Trung Phường (2007) [52]: Đô thị hóa là một quá trình chuyển
dịch lao động, từ hoạt động sơ khai nhằm khai thác tài nguyên thiên nhiên sẵn có
như các hoạt động của ngành nông, lâm, ngư nghiệp, khai khoáng phân tán trên các
địa bàn rộng sang những hoạt động tập trung hơn như các hoạt động sản xuất công
nghiệp và thương mại dịch vụ… cũng có thể nói là chuyển từ hoạt động nông
nghiệp, phân tán sang các hoạt động phi nông nghiệp tập trung trên một số địa bàn
thích hợp được gọi là đô thị.

21


22

1.1.2.2. Khái quát về đô thị hóa trên thế giới
Theo sốliệuthốngkêcủa Liên Hợp Quốc, năm 2000 dân cư của thế giới là
6.600 triệu người; trong số đó dân cư đô thị có 2.900 triệu người (chiếm 48%); dự
báo vào năm 2030, dân cư đô thị sẽ là 5,0 tỷ, chiếm 60% dân số thế giới.
Đến năm 2010 trên thế giới có khoảng 320"tích tụ đô thị"(với hơn1triệudân).
Trong số này, chỉ có 20 đô thị được phân loạitrêncơsởcác số liệuđiều tra dân sốnăm
1995làsiêu đô thị(với hơn10triệudân). Bao gồm cáckhu vực đô thị với dân số (triệu
người): Tô-Ky-Ô 26,8; Niu-Yooc: 16,5; Sao Pao Lô 16,4; Mê Xi Cô 15,6; Bom bay
15,1; Thượng Hải 15,1, Lốt An giê lét 12,4; Bắc Kinh 12,3; Can Cút Ta 11,7; Sê Un
11,6 (Hammond World, 2010) [105].
1.1.2.3. Những áp lực chủ yếu của quá trình đô thị hóa

- Các hoạt động kinh tế: công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ kinh tế
dần tập trung vào khu vực đô thị, tạo ra dòng di cư từ nông thôn vào thành thị, sự
gia tăng dân số “cơ học” đã dẫn đến sự thiếu hụt về cơ sở hạ tầng ky thuật (giao
thông, năng lượng, cấp thoát nước, vệ sinh môi trường); cơ sở hạ tầng xã hội (nhà ở,
trường học, bệnh viện, nhà văn hóa khu vui chơi giải trí…).
- Tăng trưởng đô thị cấp tập làm cho nhu cầu về đất đai đô thị trở nên căng
thẳng, phát sinh vấn đề sử dụng đất, đầu cơ đất và nhà ở; giá đất tăng cao buộc
người nghèo phải ở trong những công trình xây dựng phi pháp.
- Tài nguyên quốc gia phân phối không công bằng; gia tăng sự cách biệt giữa
thành thị và nông thôn; ảnh hưởng đến hiệu quả phát triển quốc gia và làm phát sinh
những vấn đề chính trị nghiêm trọng.
- Chính phủ thiếu một chính sách phát triển đô thị có hiệu quả và một hệ
thống quản lý đất đai, các tổ chức phải tự quyết định hình thái phát triển đất đai, tạo
nên sự phát triển nhảy cóc và lãng phí tài nguyên đất đai.
- Khả năng đáp ứng nhu cầu cơ sở hạ tầng đô thị không theo kịp tốc độ tăng nhân
khẩu nhanh chóng, cho nên nhiều người nghèo đô thị không thể có được thiết bị công
cộng thích đáng, như nhà ở giá thấp, thiết bị giao thông, thiết bị vệ sinh cấp nước.

22


23

- Tăng trưởng đô thị với tốc độ nhanh làm suy thoái chất lượng môi trường,
không thể cải thiện bằng cơ chế thị trường hoặc chính sách của chính phủ, việc phát
triển đất đai không hợp lý và ô nhiễm môi trường đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ
đại chúng và chất lượng cuộc sống (Nguyễn Đình Bồng và CS, 2013) [4].
1.2. Tác động của phát triển đô thị đối với kinh tế, xã hội và môi trường đô thị
1.2.1. Tác động của phát triển đô thị đối với kinh tế, xã hội
1.2.1.1. Tác động của phát triển đô thị đối với tăng trưởng kinh tế

Theo Trần Ngọc Hiên và Trần Văn Chử (2008) [31]: Quá trình ĐTH thúc đẩy
phát triển kinh tế đô thị, sẽ hình thành những trung tâm về khoa học công nghệ,
vốn, nguồn nhân lực cho các địa phương, vùng và khu vực. Do cơ cấu ngành kinh tế
đô thị chủ yếu là các ngành phi nông nghiệp (công nghiệp, thương mại và dịch vụ)
và sự phát triển các ngành này sẽ là nhân tố quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tổ chức quá trình tăng trưởng, phát
triển của nền kinh tế thị trường, một nền kinh tế mà sự phát triển không đều theo
mô hình dàn hàng ngang phải được coi là hiện tượng, xu hướng tất yếu.
Theo Nguyễn Duy Thắng (2009) [64]: Quá trình phát triển đô thị bền vững
sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội, vì nó tạo ra nhiều cơ hội việc
làm cho các vùng ven đô nhờ phát triển các hoạt động phi nông nghiệp như công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, buôn bán và dịch vụ. Tạo cơ hội cho người dân được
tiếp xúc với các hiện đại nên sẽ làm nảy sinh những nhu cầu tiêu dùng, thị trường và
dịch vụ phát triển, nhiều nhà máy, xí nghiệp và các dịch vụ được hình thành để đáp
ứng những nhu cầu mới đó, góp phần phát triển kinh tế xã hội.
- Theo Hà Thái (2008) [63]: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Sản xuất hàng hóa
và dịch vụ thường đạt cao tại những đô thị lớn - nơi có quy mô mật độ dân số tương
đối lớn với nguồn lao động dồi dào, có quy mô hoạt động kinh tế đủ lớn do các doanh
nghiệp tập trung đông, có hệ thống phân phối rộng khắp trên một không gian đô thị
nhất định. Đồng thời khi kinh tế của các đô thị lớn đạt tới độ tăng trưởng cao thì nó sẽ
gây ra hiệu ứng lan tỏa kích thích mạnh tới tăng trưởng kinh tế của cả nước.

23


24

- Theo Báo cáo của Bộ Lao động Thương binh xã hội (2011) [7]: Đẩy nhanh
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Trong quá trình phát triển,
cơ cấu ngành kinh tế thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và

gia tăng nhanh tỷ trọng của khu vực công nghiệp và dịch vụ. Đối với sản xuất nông
nghiệp nói riêng, sự phát triển đô thị góp phần làm thay đổi về cơ cấu diện tích gieo
trồng và cơ cấu giá trị sản xuất. Các loại cây có giá trị kinh tế thấp, sử dụng nhiều
lao động đang có xu hướng giảm dần diện tích. Các loại cây cần ít lao động hơn và
cho giá trị kinh tế cao hơn đang được tăng dần diện tích canh tác. Trong tổng giá trị
sản xuất của ngành nông nghiệp thì xu hướng chung là giảm dần tỷ trọng của ngành
trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch - Đầu tư (2011) [6]: Nhờ duy trì được tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao mà các đô thị có thể tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho
người dân, góp phần quan trọng trong việc nâng cao thu nhập cho họ. Khi mức thu
nhập bình quân người/tháng tăng lên thì nhu cầu chi tiêu đời sống của dân cư cũng
tăng nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu tiêu dùng cá nhân. Điều đó cho thấy sự phát
triển đô thị làm mức sống của dân cư được cải thiện đáng kể, góp phần vào việc
thực hiện xóa đói giảm nghèo.
Theo Tổng cục thống kê thì thu nhập bình quân trên đầu người của Việt Nam
không ngừng tăng lên, cụ thể:
Bảng 1.1. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2014
Chỉ tiêu
GDP/đầu người (USD)
Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (%)

2005
700,0
8,4

2008
1145,0
6,2

2010

1273,0
6,7

2012
1749,0
5,03

2014
1900,0
5,9

(Nguồn: Niên giám thống kê từ 2005-2014, TCTK) [67]
Từ năm 2005 thu nhập bình quân trên đầu người không ngừng tăng nhanh và
mạnh. Mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra là GDP bình quân đầu người tính
bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đến năm 2015 đạt 2.000 USD. Mục tiêu
này có thể đạt sớm hơn khi năm 2014 đã tiến tới mốc 1.900 USD. Tỉ lệ tăng trưởng
kinh tế giảm từ 2005 đạt 8,4% xuống 5,9% năm 2014 điều này là phù hợp với xu
hướng phát triển của nền kinh tế kinh tế thế giới trong những năm qua.

24


25

Theo Chi cục thống kê tỉnh Thái Nguyên thì tăng trưởng kinh tế và thu
nhập bình quân đầu người toàn tỉnh không ngừng tăng lên, cụ thể được thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 1.2. Tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2014
Chỉ tiêu
GDP/đầu người (triệu đồng)

Tỉ lệ tăng trưởng GDP thực (%)

2006
7,0
10,8

2008
11,7
11,47

2010
17,5
11,0

2011
22,3
9,36

2012
25,7
7,2

2013
29,0
6,7

2014
38,0
18,0


(Nguồn: Niên giám thống kê từ 2006-2014, CCTK) [15]
Thu nhập bình quân trên đầu người và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế không ngừng
tăng lên trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn thách thức,
song với sự nỗ lực, phấn đấu cao của toàn đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong
tỉnh tình hình KT-XH của tỉnh đã thu được những kết quả đáng kể. Năm 2013 được
xem là một năm bước đệm cực kỳ quan trọng cho sự phát triển mạnh mẽ của cả nền
kinh tế trong những năm tiếp theo. Thực tế năm 2013, kinh tế của tỉnh đã đạt được
những kết quả đáng tự hào: Đứng thứ hai cả nước về thu hút đầu tư nước ngoài với
số vốn đăng ký lên tới hàng tỉ USD; ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ với
những dự án trọng điểm như SamSung, Núi Pháo, nhiệt điện An Khánh... (UBND
thành phố Thái Nguyên, 2008 -2013) [77], [78], [79], [80],[81].
1.2.1.2. Tác động của phát triển đô thị đối với dân số
Theo Nguyễn Thế Bá (2004) [2]: Mức độ đô thị hóa được tính bằng tỷ lệ phần
trăm số dân đô thị so với tổng dân số toàn quốc hay vùng. Tỷ lệ dân số đô thị là một
trong các thước đo quan trọng về trình độ phát triển của quá trình đô thị hóa và là cơ sở
để so sánh về mức độ đô thị hóa giữa các quốc gia hoặc giữa các vùng với nhau.
Đặc trưng của thế giới từ hơn một thế kỷ nay là hiện tượng gia tăng dân số
một cách nhanh chóng, nổi bật là hiện tượng tập trung dân cư vào đô thị. Hiện
tượng này còn được gọi là hiện tượng bùng nổ dân số.
Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, năm 1800 chỉ có 1,7% dân số thế giới
sống trong các đô thị lớn. Năm 1900 có 5,6%. Con số này là 16,9% năm 1950 và
23,5% năm 1970. Đến năm 2000, 51% dân số thế giới sống trong các đô thị.

25


×