BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU TÁC ðỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ ðẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
ðẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ðỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
HÀ NỘI - 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NGHIÊN CỨU TÁC ðỘNG CỦA QUÁ TRÌNH
CÔNG NGHIỆP HOÁ ðẾN QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
ðẤT NÔNG NGHIỆP VÀ ðỜI SỐNG NGƯỜI DÂN
HUYỆN QUẾ VÕ, TỈNH BẮC NINH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ðẤT ðAI
MÃ SỐ
: 62 85 01 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ
2. PGS.TS. HỒ THỊ LAM TRÀ
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa ñược ai công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Những tư liệu ñược sử dụng trong Luận án có
nguồn gốc và trích dẫn rõ ràng.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page i
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành luận án này, tôi ñã nhận ñược sự giúp ñỡ tận tình của Ban
Quản lý ñào tạo, Khoa Tài nguyên và Môi trường (Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội); UBND huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; tập thể và cá nhân những nhà khoa học
thuộc nhiều lĩnh vực trong và ngoài ngành. Tôi xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc và kính trọng ñến:
PGS.TS Nguyễn Thanh Trà, Trưởng bộ môn Quản lý ñất ñai, Khoa Tài
nguyên và Môi trường; PGS.TS Hồ Thị Lam Trà, bộ môn Quản lý ñất ñai, Khoa Tài
nguyên và Môi trường (Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội); những người Thầy
hướng dẫn hết mực nhiệt tình, làm việc với tinh thần chu ñáo, trách nhiệm cao, ñã
chỉ dạy và giúp ñỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận án.
Các thầy giáo, cô giáo Khoa Tài nguyên và Môi trường, Ban Quản lý ñào tạo
(Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội) ñã giúp ñỡ tôi rất nhiều và ñóng góp những
ý kiến quý báu trong quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án.
Lãnh ñạo và cán bộ, công chức Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh;
UBND huyện Quế Võ ñã giúp ñỡ tôi trong quá trình ñiều tra, thu thập thông tin, số
liệu ñể tôi thực hiện ñề tài nghiên cứu.
Tập thể lãnh ñạo và các thầy, cô Khoa Quản lý ñất ñai (Trường ðại học
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội), anh Chu Phúc Thi, gia ñình, bạn bè và ñồng
nghiệp ñã tạo ñiều kiện thuận lợi, cũng như hỗ trợ, ñộng viên tôi thực hiện ñề tài
nghiên cứu.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn về tất cả những sự giúp ñỡ quý báu ñó.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hải Yến
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ii
MỤC LỤC
Lời cam ñoan
i
Lời cảm ơn
ii
Mục lục
iii
Danh mục các ký hiệu và các chữ viết tắt
vii
Danh mục bảng
viii
Danh mục hình
xi
MỞ ðẦU
1
1
Tính cấp thiết của ñề tài
1
2
Mục ñích nghiên cứu
3
3
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
3
4
ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4
5
Những ñóng góp mới của luận án
4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
5
1.1
Những vấn ñề cơ bản về công nghiệp hóa
5
1.1.1
Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa
5
1.1.2
ðường lối công nghiệp hóa ở Việt Nam
9
1.1.3
Nội dung công nghiệp hoá ở Việt Nam trong giai ñoạn hiện nay
15
1.2
Tình hình thực hiện công nghiệp hóa ở nước ta
17
1.2.1
Những thành tựu chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa
17
1.2.2
Những hạn chế chủ yếu của quá trình công nghiệp hóa
20
1.3
Tác ñộng của công nghiệp hóa ñến quản lý, sử dụng ñất nông
nghiệp và ñời sống người dân
21
1.3.1
Những tác ñộng tích cực
21
1.3.2
Những tác ñộng tiêu cực
24
1.4
Kinh nghiệm của quốc tế trong tiến trình công nghiệp hóa
30
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iii
1.4.1
Kinh nghiệm công nghiệp hoá ở Thái Lan
30
1.4.2
Kinh nghiệm công nghiệp hoá ở ðài Loan
33
1.4.3
Kinh nghiệm công nghiệp hoá ở Malaysia
38
1.4.4
Kinh nghiệm bảo vệ ñất canh tác trong quá trình công nghiệp
hóa của Trung Quốc
43
1.4.5
Một số bài học kinh nghiệm từ quá trình công nghiệp hoá ở các nước
51
1.5
Tình hình nghiên cứu trong nước và ñịnh hướng nghiên cứu
54
1.5.1
Những nghiên cứu về quá trình công nghiệp hóa
54
1.5.2
Những nghiên cứ về quản lý, sử dụng ñất nông nghiệp và ñời
sống người dân trong quá trình công nghiệp hóa
55
CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
57
2.1
Nội dung nghiên cứu
57
2.1.1
ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
57
2.1.2
Tình hình quản lý, sử dụng ñất huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
57
2.1.3
ðánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh
2.1.4
57
Tác ñộng của quá trình công nghiệp hóa ñến quản lý, sử dụng ñất
57
nông nghiệp huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
2.1.5
Tác ñộng của quá trình công nghiệp hóa ñến ñời sống người dân
huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
2.1.6
57
ðề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng ñất
nông nghiệp và nâng cao ñời sống người dân trong quá trình
công nghiệp hóa
57
2.2
Phương pháp nghiên cứu
58
2.2.1
Phương pháp ñiều tra thu thập tài liệu, số liệu
58
2.2.2
Phương pháp chọn ñiểm nghiên cứu
58
2.2.3
Phương pháp ñiều tra phỏng vấn
59
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page iv
2.2.4
Phương pháp lấy mẫu phân tích môi trường
64
2.2.5
Phương pháp phân tích mẫu
67
2.2.6
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
68
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
70
3.1
ðặc ñiểm tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
70
3.1.1
ðiều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường
70
3.1.2
ðặc ñiểm kinh tế, xã hội huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
74
3.2
Tình hình quản lý, sử dụng ñất huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
83
3.2.1
Hiện trạng sử dụng ñất
83
3.2.2
Tình hình quản lý ñất ñai
85
3.3
ðánh giá thực trạng quá trình công nghiệp hóa huyện Quế Võ,
tỉnh Bắc Ninh
88
3.3.1
ðánh giá thực trạng phát triển các ngành công nghiệp
88
3.3.2
ðánh giá thực trạng phát triển các khu, cụm công nghiệp
93
3.4
Tác ñộng của quá trình công nghiệp hóa ñến quản lý và sử dụng
ñất nông nghiệp
101
3.4.1
Tác ñộng của quá trình công nghiệp hóa ñến quản lý ñất nông nghiệp 101
3.4.2
Tác ñộng của quá trình công nghiệp hoá ñến sử dụng ñất nông nghiệp 112
3.5
Tác ñộng của quá trình công nghiệp hóa ñến ñời sống của người dân 128
3.5.1
Tác ñộng của công nghiệp hóa ñến thu nhập, việc làm của người dân 128
3.5.2
Tác ñộng của công nghiệp hóa ñến ñời sống xã hội
138
3.5.3
Tác ñộng của công nghiệp hóa ñến môi trường sống của người dân
147
3.6
ðề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng ñất
nông nghiệp, nâng cao ñời sống của người dân trong quá trình công
nghiệp hóa
153
3.6.1
Các giải pháp về chính sách
153
3.6.2
Giải pháp về quy hoạch sử dụng ñất
159
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page v
3.6.3
Giải pháp tạo việc làm, nâng cao ñời sống người dân
161
3.6.4
Giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường
162
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
164
1
Kết luận
164
2
Kiến nghị
166
Danh mục công trình ñã công bố có liên quan ñến luận án
167
Tài liệu tham khảo
168
Phụ lục
176
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Chữ viết ñầy ñủ
BT
bồi thường
CNH
công nghiệp hóa
CN - TTCN
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
ðTH
ñô thị hóa
GPMB
giải phóng mặt bằng
HðH
hiện ñại hóa
HT
hỗ trợ
HTX
hợp tác xã
KCN
khu công nghiệp
THð
thu hồi ñất
TM - DV
Thương mại- Dịch vụ
UBND
Ủy ban nhân dân
XDCB
Xây dựng cơ bản
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page vii
DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
Trang
2.1
ðặc ñiểm các tiểu vùng nghiên cứu
59
2.2
ðặc ñiểm hộ ñiều tra, phỏng vấn
62
2.3
Tổng hợp phân loại nhóm hộ ñiều tra, phỏng vấn
63
2.4
Vị trí lấy mẫu nước thải
64
2.5
Vị trí lấy mẫu nước mặt
64
2.6
Vị trí lấy mẫu không khí
65
3.1
Phân loại ñất theo nguồn gốc phát sinh huyện Quế Võ
73
3.2
Tỷ trọng các ngành kinh tế của huyện giai ñoạn (2000 – 2010)
76
3.3
Giá trị sản xuất nông nghiệp giai ñoạn (2000 – 2010)
77
3.4
Tình hình dân số huyện Quế Võ giai ñoạn (2000 – 2010)
80
3.5
Thực trạng lao ñộng huyện Quế Võ giai ñoạn (2000 – 2010)
82
3.6
Hiện trạng sử dụng ñất năm 2010
84
3.7
Diện tích các loại ñất thu hồi ñể chuyển mục ñích sử dụng
87
3.8
Tình hình công nghiệp hoá trên ñịa bàn huyện Quế Võ
90
3.9
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp trên ñịa bàn huyện Quế Võ
91
3.10
Tỷ trọng các ngành kinh tế công nghiệp giai ñoạn (2000 – 2010)
91
3.11
Cơ cấu lao ñộng các ngành công nghiệp
93
3.12
Quy mô phát triển khu, cụm công nghiệp
96
3.13
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các khu, cụm công nghiệp
98
3.14
Một số chỉ tiêu về sản xuất công nghiệp
99
3.15
Kết quả ban hành văn bản dưới luật về quản lý ñất ñai trung bình
mỗi năm
102
3.16
Tiến ñộ thực hiện các dự án tính ñến năm 2010
107
3.17
Bảng giá một số loại ñất năm 2010
109
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page viii
3.18
Giá chuyển nhượng quyền sử dụng ñất thực tế năm 2010
110
3.19
Quy mô sử dụng ñất nông nghiệp của hộ gia ñình
112
3.20
Diện tích, cơ cấu ñất nông nghiệp giai ñoạn (2000 – 2010)
113
3.21
Biến ñộng ñất nông nghiệp trong giai ñoạn (2000 - 2010)
116
3.22
Bình quân diện tích ñất nông nghiệp giai ñoạn (2000-2010)
117
3.23
Tổng hợp chỉ tiêu bình quân ñất nông nghiệp
118
3.24
Tổng hợp diện tích ñất bị thu hồi ñể xây dựng các khu, cụm công
nghiệp năm 2010
3.25
119
Tổng hợp diện tích ñất thu hồi ñể xây dựng một số dự án, công
trình năm 2010
120
3.26
Tỷ lệ số hộ, diện tích bị thu hồi theo tiểu vùng
120
3.27
Thống kê số hộ dân bị thu hồi ñất
121
3.28
Diện tích, năng suất, sản lượng, tỷ lệ sử dụng sản phẩm của một
số cây trồng chính năm 2010
124
3.29
Một số chỉ tiêu chủ yếu của trang trại năm 2010
127
3.30
Thu nhập bình quân của hộ gia ñình giai ñoạn (2000-2010)
129
3.31
Tỷ lệ các mức thu nhập của hộ gia ñình theo tiểu vùng
130
3.32
Sự thay ñổi thu nhập của hộ gia ñình sau khi bị thu hồi ñất
131
3.33
Tổng hợp các hình thức sử dụng tiền bồi thường
132
3.34
Nguồn thu nhập của các hộ gia ñình giai ñoạn (2000-2010)
133
3.35
Tổng hợp các hình thức hỗ trợ cho người bị thu hồi ñất
134
3.36
Kết quả ñào tạo nghề và giải quyết việc làm
135
3.37
Thông tin về lao ñộng nông nghiệp tại các tiểu vùng
136
3.38
Tổng hợp việc làm của người lao ñộng giai ñoạn (2000-2010)
137
3.39
Các kiểu kiến trúc nhà ở trước và sau khi bị thu hồi ñất
138
3.40
Các loại tài sản trong gia ñình người nông dân bị thu hồi ñất
140
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page ix
3.41
Số lượng các công trình cơ sở hạ tầng xã hội tại các khu dân cư
nông thôn năm 2010
142
3.42
So sánh số lượng các công trình cơ sở hạ tầng giai ñoạn (2000 – 2010) 143
3.43
Tổng hợp ñánh giá cơ sở hạ tầng tại ñịa phương
144
3.44
Số người nhiễm các tệ nạn xã hội năm 2010
146
3.45
Kết quả phân tích nước thải tại các khu, cụm công nghiệp
148
3.46
Kết quả phân tích chất lượng nước mặt
149
3.47
Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu, cụm
công nghiệp
3.48
150
Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh khu vực dân cư 153
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page x
DANH MỤC HÌNH
STT
Tên hình
Trang
1.1
Biểu ñồ tỷ trọng kinh tế của Việt Nam giai ñoạn 1986-2010
19
1.2
Biểu ñồ số lượng và diện tích các khu công nghiệp trên toàn quốc
(1990-2010)
25
2.1
Sơ ñồ vị trí phân tiểu vùng
61
2.2
Sơ ñồ vị trí các ñiểm lấy mẫu phân tích môi trường
65
3.1
Biểu ñồ cơ cấu lao ñộng phân theo ngành năm 2010
81
3.2
Sơ ñồ hiện trạng sử dụng ñất khu, cụm công nghiệp
95
3.3
Biểu ñồ số lượng dự án và diện tích khu, cụm công nghiệp huyện
Quế Võ
3.4
97
Một số hình ảnh về khu, cụm công nghiệp trên ñịa bàn huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh
3.5
101
Biểu ñồ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng ñất nông nghiệp
104
năm 2010
3.6
Biểu ñồ kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng ñất phi nông
nghiệp năm 2010
105
3.7
Diện tích ñất nông nghiệp thuộc các dự án ñang bị bỏ hoang
106
3.8
Các dự án góp phần chỉnh trang cơ sở hạ tầng nông thôn
106
3.9
Sơ ñồ hiện trạng sử dụng ñất nông nghiệp
114
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page xi
MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
ðại hội ñại biểu toàn quốc ðảng Cộng sản Việt Nam Khoá VI (121986) ñã ñề ra ñường lối: “ðổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ cơ chế
kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa”.
ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ VII của ðảng (6/1991) ñã thông qua
"Cương lĩnh xây dựng ñất nước trong thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội".
Cương lĩnh ñã xác ñịnh, mục tiêu tổng quát phải ñạt tới khi kết thúc thời kỳ
quá ñộ là xây dựng xong về cơ bản những cơ sở kinh tế của chủ nghĩa xã hội,
với kiến trúc thượng tầng về chính trị và tư tưởng, văn hoá phù hợp, làm cho
nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh”.
Nghị quyết ðại hội ðại biểu toàn quốc lần thứ VIII ðảng cộng sản Việt
Nam (1996), ñã xác ñịnh “phấn ñấu ñến năm 2020 ñưa nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp”, “mục tiêu của công nghiệp hóa (CNH), hiện
ñại hóa (HðH) ñất nước là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có
cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện ñại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến
bộ, phù hợp với trình ñộ phát triển của lực lượng sản xuất, ñời sống vật chất
và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, văn minh”.
ðại hội ñại biểu toàn quốc lần thứ XI của ðảng (6/2011) ñã thông qua
"Cương lĩnh xây dựng ñất nước trong thời kỳ quá ñộ lên chủ nghĩa xã hội"
(bổ sung sửa ñổi 2011); Cương lĩnh ñã xác ñịnh: “Từ nay ñến giữa thế kỷ
XXI, toàn ðảng, toàn dân ta phải ra sức phấn ñấu xây dựng nước ta trở thành
một nước công nghiệp hiện ñại, theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 1
Nghị quyết số 26-NQ/T.Ư (Hội nghị BCH TW Ðảng lần thứ 7 (Khóa
X) "Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn", ñã xác ñịnh mục tiêu tổng quát
“Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện ñại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ, ñô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn
ñịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí ñược nâng cao, môi trường sinh
thái ñược bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh ñạo của Ðảng
ñược tăng cường. Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân nông dân - trí thức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững
chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện ñại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”.
Trong quá trình ñổi mới từ 1986 ñến nay, nước ta ñã chuyển từ nền kinh
tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN), cùng với việc từng bước xác lập thể chế kinh tế thị trường ñịnh
hướng XHCN, giải phóng các lực lượng sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
ñổi mới cơ chế quản lý, chủ ñộng hội nhập kinh tế quốc tế nền kinh tế Việt Nam
ñã có bước phát triển vượt bậc, ñời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ñã ñược
cải thiện, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những khu công nghiệp (KCN), ñô thị mới hình
thành khang trang và hiện ñại, phần lớn khu vực nông thôn vẫn còn trong tình
trạng kém phát triển cả về cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xã hội, ñiều kiện sản
xuất, sinh hoạt còn thiếu thốn, tỉ lệ hộ thu nhập thấp khá cao, môi trường bị ô
nhiễm, nhiều bệnh tật phát sinh ảnh hưởng ñến sức khoẻ của dân cư và sự
phát triển bền vững của nông thôn.
Trong quá trình CNH, một phần diện tích ñất nông nghiệp chuyển mục
ñích ñể ñáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng, công nghiệp và ñô thị là ñiều
không tránh khỏi. Hậu quả là người nông dân bị mất ñất sản xuất, thiếu việc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 2
làm. Các KCN chưa thu hút ñược nhiều lao ñộng nông nghiệp tại ñịa phương,
ñặc biệt là lao ñộng từ các hộ gia ñình bị thu hồi ñất. Vì vậy, theo những quan
ñiểm hiện nay, ñể quá trình CNH thành công, hay nói rộng hơn là ñể phát
triển bền vững nông nghiệp, nông thôn, cần nghiên cứu ñánh giá ñúng thực
trạng CNH ở các khu vực nông thôn, tạo ñiều kiện người dân tham gia vào
quá trình phát triển, ñặc biệt các lĩnh vực liên quan trực tiếp ñến ñời sống,
việc làm của họ như quản lý, quy hoạch, giải phóng mặt bằng và tái ñịnh cư.
Bắc Ninh là một tỉnh nằm trong vùng trọng ñiểm kinh tế ðồng bằng
sông Hồng, có tốc ñộ CNH cao, trong ñó Quế Võ là một huyện ñiển hình.
Quế Võ có 21 ñơn vị hành chính trực thuộc, gồm 1 thị trấn và 20 xã, với tổng
diện tích tự nhiên: 15.484,82 ha; và tổng dân số là 139.525 người (Cục Thống
kê Bắc Ninh, 2010). Trong những năm qua, tốc ñộ CNH trên ñịa bàn huyện
diễn ra với tốc cao. Các KCN trên ñịa bàn huyện ñã thúc ñẩy kinh tế tăng
trưởng, thu hút việc làm. Tuy nhiên quá trình này cũng làm mất diện tích ñất
nông nghiệp ñáng kể, ñiển hình là các xã nằm trên trục Quốc lộ 18, nơi tốc ñộ
CNH cao, sự hình thành của KCN Quế Võ ñã ảnh hưởng ñến quá trình quản
lý, sử dụng ñất nông nghiệp cũng như ñời sống người dân nông thôn.
Xuất phát từ những vấn ñề nêu trên, chúng tôi thực hiện ñề tài:
"Nghiên cứu tác ñộng của quá trình công nghiệp hoá ñến quản lý, sử dụng
ñất nông nghiệp và ñời sống người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh"
2. Mục ñích nghiên cứu
- ðánh giá thực trạng và tác ñộng của quá trình CNH ñến tình hình quản
lý, sử dụng ñất và ñời sống của người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh;
- ðề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác quản lý,
sử dụng ñất nông nghiệp trong quá trình CNH, góp phần nâng cao ñời sống
người dân huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
- Ý nghĩa khoa học: Góp phần ñóng góp xây dựng cơ sở khoa học về
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 3
ñánh giá tác ñộng của quá trình CNH ñến quản lý, sử dụng ñất nông nghiệp
và ñời sống, việc làm của người dân.
- Ý nghĩa thực tiễn: ðề xuất chính sách tăng cường hiệu quả quản lý, sử
dụng ñất nông nghiệp, góp phần nâng cao ñời sống người nông dân cho huyện
Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và các ñịa phương có ñiều kiện tương tự.
4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. ðối tượng nghiên cứu
- Quản lý, sử dụng ñất nông nghiệp trong quá trình CNH;
- Các yếu tố về kinh tế xã hội liên quan ñến ñời sống người dân
trong quá trình CNH.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- ðịa bàn: Các xã, thị trấn thuộc huyện Quế Võ sau khi ñã thực hiện
Nghị ñịnh số 60/2007/Nð-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về việc ñiều
chỉnh ñịa giới hành chính huyện Yên Phong, huyện Quế Võ, huyện Tiên Du
ñể mở rộng thành phố Bắc Ninh;
- Thời gian: các ñối tượng nghiên cứu trong giai ñoạn 2000 - 2010.
5. Những ñóng góp mới của luận án
Luận án ñã chỉ ra ñược các tác ñộng tích cực và tiêu cực của quá
trình CNH ñến quản lý, sử dụng ñất nông nghiệp và ñời sống người dân
huyện Quế Võ, từ ñó rút ra một số quy luật về tác ñộng của quá trình CNH
ñến tam nông tại các ñịa bàn thuần nông ñang thực hiện CNH nhanh. Các
quy luật ñó bao gồm: ðất nông nghiệp giảm nhiều nhưng diện tích ñất nông
nghiệp/lao ñộng nông nghiệp tăng. Có hiện tượng thiếu lao ñộng nông nghiệp,
nông dân giảm ñầu tư; CNH giúp nâng cao mức sống ở nông thôn theo
phong cách ñô thị là biểu hiện tích cực, nhưng nâng cao mức sống mà mất
sinh kế do mất ñất là biểu hiện tiêu cực. Từ những quy luật tác ñộng trên,
ñề xuất một số giải pháp mới có thể áp dụng cho các ñịa phương phát triển
CNH nhanh trong hoàn cảnh là một huyện thuần nông tương tự Quế Võ.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 4
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Những vấn ñề cơ bản về công nghiệp hóa
1.1.1. Cơ sở lý luận về công nghiệp hóa
1.1.1.1. Khái quát về lịch sử phát triển của nhân loại
Lịch sử phát triển của nhân loại gắn liền với công cuộc ñấu tranh
chinh phục tự nhiên nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng về số
lượng và chất lượng nguồn năng lượng hóa thạch và các sản phẩm sinh học
cho con người. Khai khẩn ñất ñai mở mang diện tích canh tác là mục tiêu
hàng ñầu của con người trong cuộc ñấu tranh này.
Theo ATofler lịch sử nhân loại ñã trải qua 3 làn sóng Văn minh:
- Làn sóng thứ nhất: Chỉ ra cuộc cách mạng nông nghiệp cách ñây hàng
vạn năm như một ñột biến căn bản trong lịch sử loài người khi người cổ ñại
chuyển từ “săn bắt, hái lượm” sang “trồng trọt và chăn nuôi”, ñã mở ra một thời
ñại mới với sụ xuất hiện của nền Văn minh Nông nghiệp. Cách mạng nông nghiệp
như một ñột biến căn bản trong lịch sử loài người, từ các nền Văn minh thế giới ñã
ra ñời: Ai Cập - Thiên niên kỷ (TNK) thứ IV trước Công nguyên (TCN); Hy lạp
(TNK thứ III TCN); La Mã (TNK thứ II, III TCN); Lưỡng Hà (TNK thứ III
TCN); Andes ở Nam Mỹ (TNK thứ III TCN); Ấn ðộ (TNK thứ III TCN); Trung
Hoa (TNK thứ III, IV TCN) (Almanach, 1997), Việt Nam - nền Văn minh Lúa
nước (TNK thứ IV,V TCN); Maya (thế kỷ I SCN).
- Làn sóng thứ hai: chỉ ra 2 cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
và lần thứ hai (từ cuối thế kỷ XVII ñến những năm 50 của thế kỷ XX ñã gây
ra nhiều ñảo lộn lớn về kinh tế, xã hội loài người), việc phát minh ra ñộng cơ
hơi nước (năm 1770) ñã mở ñầu cuộc cách mạng công nghiệp trên thế giới.
Tại các ñô thị, than ñá bắt ñầu thay thế sức nước và trở thành nguồn nguyên
liệu quan trọng nhất của tài nguyên năng lượng. Hầu như ở khắp mọi nơi (ñặc
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 5
biệt là ở châu Âu), cách mạng công nghiệp ñã tràn ngập cấu trúc ñô thị truyền
thống với các sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Thế giới bước vào Thời ñại Văn
minh Công nghiệp.
- Làn sóng thứ ba: Khởi ñầu từ những năm 50 của thế kỷ XX ñến nay,
với cuộc cách mạng về khoa học, công nghệ mới (cuộc cách mạng công
nghiệp lần thứ ba), ñã làm thay ñổi cơ bản ñời sống kinh tế, văn hóa, xã hội
của thế giới hiện ñại. Sau chiến tranh thế giới thứ II, thời kỳ 1950-1970 các
nước trên thế giới tập trung khôi phục phát triển kinh tế. Nước Mỹ không chịu
ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, nông nghiệp tiếp tục phát triển mạnh với
việc mở rộng quy mô sản xuất các trang trại, phát triển công nghiệp và ñô thị;
các nước châu Âu khôi phục công nghiệp và xây dựng lại các ñô thị bị tàn phá
trong chiến tranh (ðức, Anh, Pháp), các nước ðông Á khôi phục sản xuất
nông nghiệp với việc tiến hành cải cách ruộng ñất (Nhật Bản, ðài Loan,
Trung Quốc). ðến những năm 70 của thế kỷ trước, kinh tế các nước ñã hồi
phục và bước vào thời kỳ phát triển hưng thịnh; tuy nhiên lại phải ñương ñầu
với những thách thức mới của quá trình ñô thị hoá với tốc ñộ cao (Nguyễn
ðình Bồng và cs., 2013). Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc, năm
2000 dân cư của thế giới là 6.600 triệu người; trong số ñó dân cư ñô thị có
2.900 triệu người (chiếm 48%); dự báo vào năm 2030, dân cư ñô thị sẽ là 5,0
tỷ, chiếm 60% dân số thế giới (Hammond World Attlas Corpoartion, 2010).
1.1.1.2. Khái quát về công nghiệp hóa
i) Phát triển kinh tế và công nghiệp hóa
Phạm trù trung tâm và tổng quát diễn tả sự chuyển biến cách mạng
trong tiến trình kinh tế, xã hội của nhân loại là phạm trù phát triển kinh tế.
CNH với tính cách là sự thay ñổi triệt ñể trong nội dung vật chất của nền kinh
tế trong bước chuyển từ kinh tế kém phát triển thành kinh tế phát triển.
Phát triển kinh tế là một khái niệm ñặc thù của của lĩnh vực kinh tế,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 6
dùng ñể chỉ bước chuyển cách mạng từ kinh tế tiểu nông, kém phát triển
thành kinh tế công nghiệp phát triển.
Theo quan ñiểm của K Marx: “Xuất phát từ nguyên lý duy vật lịch sử
xem xét sự vận ñộng, phát triển của xã hội là sự thay thế nhau của phương
thức sản xuất, của hình thái kinh tế, xã hội”. K Marx chia xã hội thành 5
phương thức sản xuất, 5 hình thái kinh tế, xã hội hay 5 thời ñại gồm: nguyên
thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa.
Theo kinh tế học phát triển: căn cứ vào trình ñộ kinh tế, chia thế giới
loài người thành hai thế giới, thế giới của các nước phát triển và thế giới của
các nước kém phát triển (chưa hay chậm phát triển). “Phát triển kinh tế với
với tính cách là một phạm trù lịch sử, là quá trình chuyển nền kinh tế với
chỉnh thế nông nghiệp thành kinh tế phát triển với chỉnh thể công nghiệp” (Lê
Cao ðàm, 2009).
Chủ nghĩa tư bản xuất hiện, với những bước chuyển biến có tính quy
luật của nó, tất yếu ñưa sản xuất dựa trên kỹ thuật thủ công lên hiện ñại, công
nghiệp ñại cơ khí. Vì vậy, ñặc trưng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư
bản là nền ñại công nghiệp cơ khí hoá với trình ñộ khoa học - kỹ thuật cao.
ðối với những nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), việc xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật cho nền sản xuất lớn hiện ñại là một trong những nhiệm vụ kinh
tế to lớn và là một yêu cầu khách quan. Bởi vì, cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền
sản xuất lớn hiện ñại ñòi hỏi phải dựa trên trình ñộ kỹ thuật, công nghệ ngày
càng cao hơn, hiện ñại hơn. ðiều ñó không chỉ dừng lại ở chỗ, những yếu tố
của tư liệu sản xuất ñược cơ khí hoá và ngày càng HðH, mà còn ở trình ñộ
công nghệ tiên tiến và thường xuyên ñổi mới (Nguyễn Xuân Dũng, 2003).
ii) Công nghiêp hóa là quy luật chung, phổ biến ñối với tất cả các nước
trong quá trình phát triển
Xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của nền sản xuất lớn, hiện ñại là
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 7
quy luật chung, phổ biến ñối với tất cả các nước trong quá trình phát triển.
CNH chính là con ñường và bước ñi tất yếu ñể tạo ra cơ sở vật chất - kỹ
thuật cho nền sản xuất lớn hiện ñại. Tuy nhiên cũng có nhiều quan ñiểm
khác nhau về CNH:
* Quan ñiểm ñơn giản nhất cho rằng: CNH là ñưa tính ñặc thù công
nghiệp cho một hoạt ñộng (của một vùng, một nước) với các nhà máy, các loại
hình công nghiệp.
Quan niệm này ñược hình thành trên cơ sở khái quát quá trình lịch sử
CNH của các nước Tây Âu và Bắc Mỹ. Theo quan ñiểm này, có những ñiểm
chưa hợp lý vì: nội dung quan niệm này gần như ñồng nhất quá trình CNH với
quá trình phát triển công nghiệp; không thể hiện ñược tính lịch sử của qúa trình
CNH; không thể hiện ñược mục tiêu của quá trình CNH. Vì vậy quan niệm này
ít ñược vận dụng trong thực tiễn (ðặng Kim Sơn, 2001).
* Quan ñiểm của Liên Xô (cũ) và các nước XHCN trước ñây thì khi tiến
hành CNH là nhấn mạnh pháp triển công nghiệp nặng
Quan ñiểm này thường nhấn mạnh vào phát triển công nghiệp nặng, cho
rằng CNH là quá trình xây dựng nền ñại công nghiệp cơ khí có khả năng cải
tạo cả nông nghiệp. ðó là sự phát triển công nghiệp nặng với trung tâm là chế
tạo máy. Với quan ñiểm như vậy, công nghiệp nặng có vai trò ñặc biệt quan
trọng và trong một chừng mực nhất ñịnh nó phù hợp với hoàn cảnh Liên Xô
khi bước vào thời kỳ CNH: chủ nghĩa ñế quốc bao vây, chống ñối, không có sự
trợ giúp từ bên ngoài, trong khi yêu cầu phải xây dựng một nền sản xuất lớn,
hiện ñại và bảo vệ Chủ nghĩa xã hội (ðặng Kim Sơn, 2001).
* Quan ñiểm của tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hợp quốc
(UNIDO) về CNH:
Năm 1963, UNIDO ñã ñưa ra khái niệm: CNH là quá trình phát triển
kinh tế. Trong quá trình này, một bộ phận nguồn của cải quốc dân ñược ñộng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 8
viên ñể phát triển cơ cấu kinh tế nhiều ngành ở trong nước với kỹ thuật hiện ñại.
ðặc ñiểm của cơ cấu kinh tế này là có một bộ phận công nghiệp chế biến luôn
thay ñổi ñể sản xuất ra những tư liệu sản xuất và hàng tiêu dùng, có khả năng
ñảm bảo cho nền kinh tế phát triển với nhịp ñộ cao, ñảm bảo ñạt tới sự tiến bộ về
kinh tế -xã hội (ðỗ Hoài Nam, 2004).
Với quan ñiểm này, CNH không chỉ là quá trình phát triển nền
kinh tế dựa trên trình ñộ kỹ thuật, công nghệ hiện ñại mà còn là quá trình
phát triển, ñảm bảo tạo ra cơ cấu sản phẩm vật chất, bao gồm các ñiều
kiện sản xuất và ñiều kiện sinh hoạt, ñảm bảo các mục tiêu phát triển
kinh tế và sự tiến bộ xã hội.
* Quan ñiểm về CNH ở Việt Nam
Theo quan ñiểm của ðảng Cộng sản Việt Nam, CNH là quá trình
chuyển ñổi căn bản, toàn diện các hoạt ñộng sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và
quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng lao ñộng thủ công là chính sang sử dụng
phổ biến sức lao ñộng cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên
tiến, hiện ñại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa họccông nghệ, tạo ra năng suất lao ñộng xã hội cao.
1.1.2. ðường lối công nghiệp hóa ở Việt Nam
1.1.2.1. Chủ trương, ñường lối của ðảng về công nghiệp hóa
i) Thời kỳ trước năm 1986
ðường lối CNH ñất nước ñã ñược hình thành từ ðại hội III (tháng 91960) của ðảng. Quá trình CNH của nước ta diễn ra trong bối cảnh tình hình
trong nước và quốc tế luôn diễn biến phức tạp và không thuận chiều. Như
vậy, trước thời kỳ ñổi mới, nước ta có trên 25 năm tiến hành CNH theo 2 giai
ñoạn: từ 1960 ñến 1975 CNH ở miền Bắc và từ 1975 - 1985 CNH trên phạm
vi cả nước, hai giai ñoạn này có mục tiêu, phương hướng rõ rệt. Tuy nhiên,
trên thực tế chính sách này vẫn không có nhiều thay ñổi rõ rệt, còn có những
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 9
sai lầm trong nhận thức và chủ trương CNH thời kỳ 1960-1985, mà trực tiếp
là 10 năm từ 1975 ñến 1985.
ii) Thời kỳ từ năm 1986 ñến nay
a) ðại hội ñại biểu toàn quốc ðảng Cộng sản Việt Nam Khoá VI (121986) ñã ñề ra ñường lối: “ðổi mới cơ chế quản lý kinh tế chuyển từ cơ chế
kế hoạch hoá, tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa”.
ðại hội VI ñã cụ thể hóa nội dung chính của CNH XHCN trong chặng
ñường ñầu tiên là thực hiện cho bằng ñược 3 chương trình lương thực, thực
phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu trong những năm còn lại trong
chặng ñường ñầu tiên của thời kỳ quá ñộ. Ba chương trình này liên quan
chặt chẽ với nhau. Phát triển lương thực thực phẩm và hàng tiêu dùng là
nhằm bảo ñảm nhu cầu thiết yếu cho ñời sống nhân dân sau mấy chục năm
chiến tranh ác liệt và trong bối cảnh của nền kinh tế còn ñang trong tình
trạng thiếu hụt hàng hóa nghiêm trọng, góp phần ổn ñịnh kinh tế, xã hội;
phát triển hàng xuất khẩu là yếu tố quyết ñịnh ñể khuyến khích sản xuất và
ñầu tư trong nước, tạo nguồn thu ngoại tệ ñể nhập khẩu máy móc thiết bị
phục vụ sản xuất. Xác ñịnh thứ tự ưu tiên ñó ñã cho phép phát huy sức mạnh
nội lực và tranh thủ sức mạnh từ bên ngoài ñể phát triển kinh tế xã hội
(ðảng Cộng sản Việt Nam, 1986).
Thực chất, ñây là sự thay ñổi trong lựa chọn mô hình chiến lược CNH,
chuyển từ mô hình hướng nội (thay thế nhập khẩu) trước ñây bằng mô hình
hỗn hợp (hướng về xuất khẩu ñồng thời thay thế nhập khẩu) ñang ñược áp
dụng phổ biến và khá thành công tại các nước Châu Á lúc bấy giờ. Như vậy,
chính sách CNH của ðại hội VI ñã:
- ðưa ra một thứ tự ưu tiên mới: nông nghiệp - công nghiệp hàng tiêu
dùng, hàng xuất khẩu - công nghiệp nặng.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 10
- Tạo một sự chuyển biến quan trọng cả về quan ñiểm nhận thức cũng
như tổ chức chỉ ñạo thực hiện CNH ñất nước. ðó là sự chuyển biến hướng
chiến lược CNH từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có
sự ñiều tiết vĩ mô của Nhà nước; cơ chế khép kín sang cơ chế mở cửa kinh tế;
từ xây dựng ngay từ ñầu một cơ cấu kinh tế ñầy ñủ, tự cấp tự túc sang cơ cấu
bổ sung kinh tế và hội nhập.
- Mục tiêu “ưu tiên phát triển công nghiêp nặng” ñã chuyển sang “lấy
nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng
tâm”. Từ ñó dẫn ñến sự ñổi mới trong cơ cấu ñầu tư: “ðầu tư có trọng ñiểm
và tập trung vào những mục tiêu và các ngành quan trọng, trước hết ñầu tư
cho sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, cho chế biến nông
sản và một số ngành công nghiệp nặng trực tiếp phục vụ 3 chương trình kinh
tế lớn”. Phát huy nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế (ðảng Cộng sản
Việt Nam, 1986).
b) ðại hội VII (năm 1991) ðảng ta tiếp tục có những nhận thức mới,
ngày càng toàn diện và sâu sắc hơn về CNH gắn với HðH.
ðại hội ñã xác ñịnh rõ vai trò “mặt trận hàng ñầu” của nông nghiệp, và
trên thực tế ñầu tư cho nông nghiệp từ ngân sách ñã tăng lên. ðại hội ñề cập
ñến lĩnh vực dịch vụ kinh tế - kỹ thuật trong việc ñáp ứng yêu cầu sản xuất,
ñời sống và hợp tác quốc tế; ñưa ra chiến lược phát triển kinh tế vùng phù hợp
với chiến lược chung cả nước. Thực hiện ñường lối CNH của ðại hội VII, nền
kinh tế ñã có những bước phát triển cao hơn, có chất lượng hơn, ñi vào thực
chất hơn so với nhiều năm trước (ðảng Cộng sản Việt Nam,1991).
c) ðại hội ðảng VIII (năm 1996) nhìn lại ñất nước sau 10 năm ñổi mới
ðại hội ñã nhận ñịnh: “Nước ta ñã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã
hội, nhiệm vụ ñề ra cho chặng ñường ñầu của thời kỳ quá ñộ là chuẩn bị tiền
ñề cho CNH ñã cơ bản hoàn thành cho phép chuyển sang thời kỳ ñẩy mạnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 11
CNH ñất nước. ðại hội VIII ñã ñiều chỉnh chính sách CNH theo hướng lấy
nông nghiệp làm khâu ñột phá, coi nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế
biến là mặt trận hàng ñầu. Tiếp tục thực hiện rộng rãi hơn chính sách mở cửa,
phát triển kinh tế nhiều thành phần, nâng cao quyền tự chủ sản xuất kinh
doanh cho các doanh nghiệp. Gắn CNH với HðH, lấy khoa học, công nghệ
làm ñộng lực, lấy nguồn lực con người làm yếu tố trung tâm của CNH, HðH.
ðặt ra nội dung cụ thể của CNH trong những năm trước mắt (1996-2000) là
“ñặc biệt coi trọng CNH, HðH nông nghiệp, nông thôn…” (ðảng Cộng sản
Việt Nam, 1996).
d) ðại hội IX (năm 2001) và ðại hội X (năm 2006)
ðảng ta tiếp tục bổ sung và nhấn mạnh một số ñiểm mới trong tư duy
về CNH. Con ñường CNH ở nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với
các nước ñi trước. ðây là yêu cầu cấp thiết của nước ta nhằm sớm thu hẹp
khoảng cách về trình ñộ phát triển so với nhiều nước trong khu vực và trên
thế giới. Một nước ñi sau có ñiều kiện tận dụng những kinh nghiệm kỹ thuật,
công nghệ và thành quả của các nước ñi trước, tận dụng xu thế của thời ñại
qua hội nhập quốc tế ñể rút ngắn thời gian. Tuy nhiên, tiến hành CNH theo lối
rút ngắn so với các nước ñi trước, chúng ta cần thực hiện các yêu cầu như:
Phát triển kinh tế và công nghệ phải vừa có những bước tuần tự, vừa có bước
nhảy vọt; phát huy những lợi thế của ñất nước, gắn CNH với hiện ñại hóa,
từng bước phát triển kinh tế tri thức; phát huy nguồn lực trí tuệ và tinh thần
của con người Việt Nam, ñặc biệt coi trọng phát triển giáo dục và ñào tạo,
khoa học và công nghệ, xem ñây là nền tảng và ñộng lực cho CNH (ðảng
Cộng sản Việt Nam, 2001).
Hướng CNH ở nước ta là phải phát triển nhanh và có hiệu quả các sản
phẩm, các ngành, các lĩnh vực có lợi thế, ñáp ứng nhu cầu trong nước và xuất
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận án Tiến sỹ Khoa học Nông nghiệp
Page 12