Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322.93 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƢƠNG ĐÌNH HƢỞNG

DỊC VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO
BỀN VỮNG TỪTHỰC TIỄN HUYỆN YÊN MÔ,
TỈNH NINH BÌNH

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số:
60 90 01 01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

HÀ NỘI, năm 2017


Công trình đƣợc hoàn thành tại:
Học viện khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: TS. HÀ THỊ THƢ

Phản biện 1: PGS.TS. PHẠM HỮU NGHỊ
Phản biện 2: TS. NGUYỄN TRUNG HẢI

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc
sĩ họp tại: Học viện Khoa học xã hội 14 giờ 30 ngày 18 tháng
10 năm 2017

Cã thÓ t×m hiÓu luËn v¨n t¹i: Th- viÖn Häc viÖn Khoa


häc x· héi


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tình trạng đói nghèo trên thế giới đã và đang diễn ra theo
chiều hướng ngày càng phức tạp, trở thành thách thức lớn, đe dọa đến
sự ổn định và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc và khu vực. Đói
nghèo là vấn đề không phải của một quốc gia riêng lẻ mà là của mọi
quốc gia, của toàn nhân loại đòi hỏi thế giới phải chung tay để giải
quyết một cách triệt để và toàn diện.
Để giảm nghèo bền vững cần phải phát huy tốt công tác xã
hội trong việc cung cấp các dịch vụ xã hội. Đã có nhiều công trình
nghiên cứu về CTXH trong xóa đói, giảm nghèo và mỗi công trình
nghiên cứu đề cập đến một khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên chưa có
một công trình nghiên cứu nào liên quan đến Dịch vụ công tác xã hội
trong giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Yên Mô, tỉnh Ninh
Bình và đề tài này sẽ góp phần bổ sung thêm một phần kiến thức về
CTXH trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện Yên Mô.
Xuất phát từ những lý do trên học viên đã lựa chọn đề tài
“Dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn
huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ của
mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2. 1. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Prof. Miu Chung Yan trong tác phẩm
“Social work and poverty reduction” (Công tác xã hội và xóa đói,
giảm nghèo) được nghiên cứu tại Umuebu – Nigeria: Nghiên cứu này
đã chứng minh các quan điểm và tiếng nói của các nhân viên xã hội
có thể đóng góp cho các chương trình giảm nghèo thành công ở

Nigeria[44].
Xoá đói giảm nghèo và vai trò của nhân viên công tác xã hội
(Poverty eradication and the role for social workers) của tác giả
Nairobi tháng 1 năm 2010: Tác giả đã đưa ra vai trò của nhân viên xã
hội trong việc giúp dân đối phó với đói nghèo cùng với việc đánh giá
1


rủi ro, giúp người dân hiểu tình hình của họ và thay đổi hành vi và
môi trường của h…. [42].
Một bài viết của Chương trình phát triển của Liêp hợp quốc
được tác giả Bùi Thế Giang dịch năm 1996 về vấn đề nghèo ở Việt
Nam: Trong tác phẩm này đã đưa ra những vấn đề chung nhất về tình
hình nghèo đói ở Việt Nam, những tác động của nghèo đói lên đời
sống dân cư và an sinh của xã hội[16].
Nhìn chung những nghiên cứu trên đã có những đóng góp
đáng kể cho công tác nghiên cứu về xóa đói giảm nghèo và vai trò
của công tác xã hội trong xóa đói giảm nghèo.
2.2. Nghiên cứu trong nước
Nghèo đói không chỉ thu hút đƣợc sự quan tâm của các
nhà nghiên cứu trên thế giới. Ở nƣớc ta cũng có rất nhiều công
trình nghiên cứu về vấn đề xoá đói, giảm nghèo, đáng chú ý là
một số công trình sau:
Năm 2001 tác giả Lê Xuân Bá và các đồng nghiệp đã có
công trình nghiên cứu về “Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt
Nam”. Tác phẩm này đã đưa ra được những cái nhìn chung nhất,
tổng quát nhất về tình hình nghèo đói và công tác xóa đói giảm nghèo
ở Việt Nam [1].
Xoá đói, giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số; phương pháp
tiếp cận của Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam: Dựa

trên tình hình thực tế và hiệu quả cũng như mô hình đã áp dụng trong
thời gian trước đó tác giả đã đưa ra một số phương pháp tiếp cận mới
để công tác xóa đói giảm nghèo đạt hiệu quả[27].
Vấn đề giảm nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam
hiện nay của tác giả Trần Thị Hằng. Dựa trên kết quả nghiên cứu
thực tế và những số liệu thống kê, tác giả đã đánh giá tình hình thực
hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam…[18].
Định hướng tiếp cận giải quyết vấn đề về nghèo đói ở nước
ta của tác giả Nguyễn Hải Hữu: Trong tác phẩm này một lần nữa tác
2


giả khẳng định nghèo đói là vấn đề toàn cầu không một quốc gia nào
giải quyết triệt để được…[22].
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực trạng dịch vụ công
tác xã hội trong giảm nghèo bền vững cũng như các yếu tố ảnh
hưởng đến dịch vụ này; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng
cường vai trò dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp, hệ thống hoá những cơ sở lý luận cơ bản dịch vụ
công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững.
- Phân tích và đánh giá thực trạng nghèo, tình hình thực hiện
dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững; Đánh giá thực
trạng các yếu tố ảnh hưởng đến dịch vụ công tác xã hội trong giảm
nghèo bền vững trên địa bàn huyện ên Mô.
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường dịch vụ công tác xã
hội trong giảm nghèo bền vững.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:

4.1. Đối tượng nghiên cứu: Dịch vụ công tác xã hội trong
giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện ên Mô, tỉnh Ninh Bình
4.2. Phạm vi nghiên cứu
* Phạm vi về đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên
cứu lý luận và thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo
bền vững, cụ thể tập trung chủ yếu vào nghiên cứu: Dịch vụ hỗ trợ
tiếp cận y tế; Dịch vụ hỗ trợ vay vốn; Dịch vụ hỗ trợ học nghề, giải
quyết việc làm; Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách và chương trình
trợ giúp xã hội.
* Phạm vi về khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu người nghèo
và cán bộ làm công tác xã hội với người nghèo trên địa bàn xã Yên
Thành, Yên Mạc, Yên Mỹ, Yên Nhân, thị trấn Yên Thịnh huyện Yên
Mô, tỉnh Ninh Bình; trong đó nhóm người nghèo là đối tượng nghiên
cứu chính của đề tài.
3


* Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Luận văn được nghiên
cứu trong khoảng thời gian từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2017.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên quan điểm triết học của chủ
nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm đường
lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước trong công tác xã
hội với giảm nghèo ở nước ta hiện nay và được phân tích, đánh giá
trong một giai đoạn nhất định để có cái nhìn toàn diện, khách quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
5.2.1. Phương pháp tổng hợp, phân tích
Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu,
thông qua phân tích các tài liệu về kết quả điều tra hộ nghèo hàng

năm và các báo cáo công tác giảm nghèo, an sinh xã hội; các tài liệu
liên quan từ các nguồn khác nhau.
5.2.2. Phương pháp quan sát
Phương pháp quan sát được sử dụng trong suốt quá trình
nghiên cứu, kết hợp trong quá trình vãng gia để thu thập bổ sung
thông tin còn thiếu và kiểm tra độ tin cậy của các thông tin qua việc
quan sát nơi sinh sống, tiện nghi sinh hoạt, các mối quan hệ của các
hộ gia đình nghèo, thái độ, thể trạng của người được điều tra....
5.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Đây là phương pháp tác giả sử dụng để thu thập, tìm hiểu
thông tin chuyên sâu về tình hình nghèo đói, khả năng tiếp cận các
nguồn lực. Luận văn đã tiến hành 5 cuộc phỏng vấn sâu đối vơi 02 hộ
nghèo và 03 cán bộ làm công tác giảm nghèo
5.2.4. Phương pháp vãng gia
Đây là phương pháp được tác giả sử dụng trong xuốt quá
trình nghiên cứu nhằm tìm hiểu điều kiện, hoàn cảnh thực tế của đối
tượng, môi trường và các yếu tố tác động đến đối tượng.
5.2.5. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
4


Phương pháp này tác giả sử dụng để khảo sát 200 hộ nghèo
trên địa bàn huyện để thu thập những thông tin định lượng về thực
trạng nghèo; đặc điểm của người nghèo và cộng đồng nghèo; các yếu
tố ảnh hưởng đến nghèo và đặc biệt là thực trạng các dịch vụ công
tác xã hội trong giảm nghèo bền vững.
5.2.6. Phương pháp thống kê toán học
Đây là phương pháp sử dụng toán thống kê để xử lý các tài
liệu, xử lý các thông tin định lượng đã thu thập được từ các phương
pháp nghiên cứu khác nhau. Thông qua phân tích số liệu để đánh giá

đúng thực trạng, diễn biến của nghèo đói.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần làm sáng tỏ thêm những lý luận của công tác
xã hội. Vận dụng những kiến thức chuyên ngành về CTXH để tìm
hiểu, nghiên cứu một nhóm đối tượng cụ thể, từ đó góp phần làm rõ
vai trò, vị trí của ngành CTXH trong các lĩnh vực của đời sống,
khẳng định được tính khoa học, chuyên môn cao của CTXH.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua kết quả nghiên cứu có thể giúp cho xã hội nhìn
nhận một cách toàn diện về công tác xã hội trong giảm nghèo bền
vững qua thực tế huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình hiện nay, từ đó đưa
ra những giải pháp tăng cường dịch vụ công tác xã hội trong giảm
nghèo bền vững. Nghiên cứu góp phần hướng sự quan tâm phù hợp
của Đảng và Nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo hiện nay.
Ngoài ra vấn đề nghiên cứu giúp cho Nhà nước hoạch định, điều
chỉnh, bổ sung các chính sách về công tác xã hội với người nghèo.
Giúp cho các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, nhất là đội ngũ
cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cơ sở tiếp cận vấn đề, nhìn nhận
đánh giá vấn đề chính xác hơn và đưa ra các giải pháp giảm nghèo
bền vững phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
5


Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục các tài liệu
tham khảo và các bảng biểu, nội dung của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về dịch vụ công tác xã hội
trong giảm nghèo bền vững.
Chương 2: Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong giảm

nghèo bền vững tại huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
Chương 3: Định hướng và giải pháp tăng cường dịch vụ công
tác xã hội trong giảm nghèo bền vững từ thực tiễn huyện ên Mô,
tỉnh Ninh Bình.
Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ
HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG
1.1. Lý luận về giảm nghèo bền vững
1.1.1. Một số khái niệm
* Khái niệm nghèo
Tại hội nghị về chống nghèo đói do uỷ ban kinh tế xã hội khu
vực Châu á- Thái bình dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái
Lan vào tháng 9 năm 1993, Các quốc gia trong khu vực đã thống nhất
cao và cho rằng: Nghèo khổ là tình trạng một bộ phận dân cư không
có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà
những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội,
phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã
hội thừa nhận.
Ngoài ra còn có một khái niệm của các tổ chức, cá nhân,
như: Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức tại
Copenhagen Đan Mạch năm 1995; Chuyên gia hàng đầu của tổ chức
Lao động quốc tế (ILO) - ông Abapia Sen, người được giải thưởng
Nôben về kinh tế năm 1998; Chương trình Phát triển của Liên hợp
quốc (UNĐP), năm 1998;
Tại Việt Nam, theo quan niệm cũ "nghèo là tình trạng một
bộ phận dân cư chỉ có khả năng thoả mãn một phần các nhu cầu cơ
6


bản của con người và có mức sống ngang bằng với mức sống tối

thiểu của cộng đồng xét trên mọi phương diện".
“Ngh o à tình trạng ột bộ phận dân cư không được hư ng
thụ và thỏa ãn những nhu cầu tối thiểu cơ bản của con người đã
được ã hội thừa nhận và những người dễ gặp rủi ro trong cuộc sống
trước những biến đổi của ôi trường, kinh tế và ã hội trong ột
thời gian, địa điể nhất định, t y theo trình độ phát triển kinh tế- ã
hội và phong tục tập quán của từng địa phương”
* Khái niệm giảm nghèo: iảm nghèo là làm giảm tỷ lệ hộ
dân cư chỉ có điều kiện thoả mãn một phần những nhu cầu tối thiểu
cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn mức sống trung bình
của cộng đồng trong một giai đoạn nhất dịnh.
X t dưới góc độ tổng thể về giảm nghèo thì tác giả đưa ra
khái niệm chung về giảm nghèo như sau: Giả ngh o à quá trình
tác động, tạo điều kiện của nhà nước, cộng đồng, xã hội thông qua
hệ thống các chính sách, giải pháp nhằm nâng cao ức sống của
người dân để giả t ệ hộ ngh o.
* Khái niệm giảm nghèo bền vững: Nói đến “ iảm nghèo
bền vững” đã được một số nghiên cứu đề cập từ trước năm 2000.
Nhưng đến năm 2008 cụm từ "giảm nghèo bền vững" được sử
dụng chính thức trong văn bản hành chính ở Việt Nam, như Nghị
quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008, Nghị quyết số
80/NQ-CP ngày 19/5/2010 của Chính phủ; Quyết định số
1489/QĐ-TTg ngày 8/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012-2015 và
và một số văn bản khác của Trung ương và địa phương. Tính đến
thời điểm này vẫn chưa có một định nghĩa hay khái niệm chính
thức về “giảm nghèo bền vững”,
1.1.2. Chuẩn nghèo và tiêu chí đánh giá
* Chuẩn nghèo của thế giới
Theo quan điểm đói nghèo đưa ra tại hội nghị về chống

nghèo đói do uỷ ban kinh tế xã hội khu vực Châu á - Thái Bình
7


Dương (ESCAP) tổ chức tại Bangkok, Thái Lan vào tháng 9 năm
1993 thì không có chuẩn nghèo chung cho mọi quốc gia, chuẩn
nghèo cao hay thấp phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia
và nó thay đổi theo thời gian và không gian.
Bên cạnh đó còn có một số quan điểm khác về chuẩn nghèo,
như: Quan điển tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội
tổ chức tại Copenhagen Đan Mạch năm 1995, quan điểm của Ngân
hàng thế giới …
* huẩn ngh o của iệt a
iai đoạn 1996-2000: Căn cứ vào Công văn số
1751/LĐTBXH ngày 20/5/1997 của Bộ LĐ-TB&XH qui định tiêu
chí hộ đói nghèo.
- iai đoạn 2001-2005: Theo Quyết định số 1143/2000/QĐLĐTBXH ngày 01/11/2000 của Bộ LĐ-TB&XH về việc điều chỉnh
chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001 – 2005.
- iai đoạn 2006-2010: Theo Quyết định số 170/2005/QĐTTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010.
- iai đoạn 2011-2015: Theo Quyết định số 09/2011/QĐTTg ngày 30/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015
- iai đoạn 2016-2020: Theo Quyết định số 59/2015/QĐTTg, ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành
chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
Theo quyết định có đưa ra ba mức chuẩn về hộ nghèo, hộ cận nghèo
và hộ có mức sống trung bình, cụ thể:
1.1.3. Biểu hiện tâm lý cơ bản của ngƣời nghèo.
1.2. Lý luận về dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo
bền vững
1.2.1. Một số khái niệm

* Khái niệm Dịch vụ công tác xã hội

8


Như vậy có thể hiểu “Dịch vụ công tác xã hội là việc cung
cấp các hoạt động mang tính chất phòng ngừa, khắc phục rủi ro và
hòa nhập cộng đồng cho các nhó đối tượng yếu thế dựa trên các
nhu cầu cơ bản của họ nhằ đảm bảo các giá trị và chuẩn mục xã
hội”.
* Khái niệm Dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững
Từ các khái niệm trên có thể rút ra Dịch vụ công tác ã hội
trong giả ngh o bền vững à việc cung cấp các hoạt động nhằ hỗ
trợ cá nhân, gia đình và cộng đồng, như: trợ giúp học nghề, tì việc
à , nâng cao thu nhập, hướng dẫn cách à ăn, phát triển kinh tế
hộ gia đình, vui chơi giải trí, sinh hoạt văn hóa tinh thần, hỗ trợ
khá chữa bệnh và học tập…ph hợp với nhu cầu cơ bản của cá
nhân, gia đình và cộng đồng, nhằ giúp họ sử dụng có hiệu quả các
nguồn ực để phòng ngừa, khắc phục rủi ro và hòa nhập cộng đồng.
1.2.2. Nguyên tắc trong cung cấp dịch vụ công tác xã hội
trong giảm nghèo bền vững
Đảm bảo công khai, dân chủ, công bằng và minh bạch, tuân thủ.
Nhà nước hỗ trợ một phần và có thời hạn, cộng đồng giúp đỡ, hộ gia
đình tham gia để giải quyết vấn đề và có sự kết hợp lồng ghép các
chương trình hỗ trợ khác của để phát huy hiệu quả của các dịch vụ.
Dịch vụ CTXH phải quan tâm đến giúp người nghèo, cộng
đồng nghèo giải quyết vấn đề một cách bền vững, chú trọng đến việc
nâng cao năng lực cho đối tượng, giúp cho đối tượng nâng cao khả
năng tự đối phó, phòng ngừa và gải quyết vấn đề của mình,
1.2.3. Các dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững

1.2.3.1. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế
Dich vụ hỗ trợ tiếp cận y tế là hoạt động nhằm giúp cho
người nghèo tiếp cận các chính sách hỗ trợ về bảo vệ, chăm sóc và
nâng cao sức khỏe. Bao gồm các hoạt động hỗ trợ bao gồm hỗ trợ
phòng ngừa bệnh tật, hỗ trợ tiếp cận các chính sách khám, chữa bệnh
khi ốm đau, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, cấp phát thẻ BHYT miễn
phí, hỗ trợ mức đóng BH T, hỗ trợ chi phí khám, chữa bệnh, chăm
9


sóc sức khỏe để tạo điều kiện cho người nghèo đi khám và chữa
bệnh.
1.2.3.2. Dịch vụ hỗ trợ vay vốn
Vai trò của nhân viên công tác xã hội: iúp người nghèo tiếp
cận và lựa chọn nguồn vốn vay phù hợp; hướng dẫn người nghèo kê
khai làm thủ tục hồ sơ để được hỗ trợ vay vốn; Trực tiếp hoặc phối
hợp với cơ quan liên quan theo dõi, giám sát, tư vấn, hỗ trợ người
nghèo sử dụng, duy trì, phát huy giá trị sử dụng của nguồn vốn vay;
Nhân viên xã hội là người tiên phong trong việc huy động, kêu gọi
các nguồn lực để hỗ trợ cho người nghèo.
1.2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ học nghề, giải quyết việc à
Với vai trò của nhân viên công tác xã hội: iúp người nghèo
tìm hiểu, nắm bắt thông tin về các chương trình, dự án, chính sách hỗ
trợ học nghề, thị trường lao động mà người nghèo có thể tiếp cận;
khảo sát, nắm bắt thông tin về người nghèo để tư vấn, hỗ trợ người
nghèo lựa chọn nghề và học nghề phù hợp; kết nối người nghèo với
các doanh nghiệp, người sử dụng lao động, tư vấn, hướng dẫn, định
hướng người nghèo mở rộng sản xuất, kinh doanh để tự tạo việc làm.
1.2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách và chương trình
trợ giúp ã hội

Hỗ trợ tiếp cận các chính sách và chương trình trợ giúp xã
hội nhằm giúp người nghèo thụ hưởng đầy đủ các chính sách, chế độ
của nhà nước, cộng đồng để giúp họ vượt qua những tình huống khó
khăn bằng các hoạt động hỗ trợ tiếp cận trợ cấp xã hội thường xuyên;
trợ giúp xã hội đột xuất, các chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với
hộ nghèo...
1.3. Các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác xã hội trong giảm
nghèo bền vững
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lí có ảnh hưởng rất lớn đến dịch vụ công tác xã hội
trong giảm nghèo bền vững. Ở những vùng sâu, vùng sa, địa hình
phức tạp việc triển khai thực hiện các dịch vụ công tác xã hội trong
10


giảm nghèo bền vững cũng gặp nhiều khó khăn, tốn k m thời gian đi
lại, tốn kèm nhiều tiền của…
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Kinh tế xã hội là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc triển khai cũng như khả năng huy động nguồn lực để thực hiện
các dịch vụ công tác xã hội cho người nghèo. Kinh tế có ổn định và
phát triển thì mới có điều kiện để quan tâm đến việc phát triển các dịch
vụ công tác xã hội cho người nghèo và ngược lại. Hơn nữa kinh tế phát
triển đồng nghĩa với trình độ dân trí phát triển, trình độ dân trí cao thì
việc triển khai thực hiện và đưa các dịch vụ công tác xã hội đến với
người dân được thuận tiện và dễ dàng hơn, người dân dễ tiếp cận với
các dịch vụ công tác xã hội hơn.
1.3.3. Yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán
ếu tố văn hóa, phong tục, tập quán ảnh hưởng trực tiếp đến
CTXH trong giảm nghèo bền vững: Phong tục, tập quan và truyền

thống canh tác sản xuất theo kinh nghiệm, ít đổi mới, thay đổi phương
thức sản xuất đó là trở ngại trong việc tiếp cận những cái mới, cái tiên
tiến của người dân cung như khó khăn cho việc triển khai thực hiện các
dịch vụ công tác xã hội. Truyền thống tương thân, tương ái, lá lành
đùm lá rách chính là cơ sở của các hoạt động dịch vụ CTXH trong
giảm nghèo.
1.3.4. Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước
Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng nhà nước có vai
trò quan trọng trong các hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội,
thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với dịch vụ CTXH.
1.3.5. Bản thân người nghèo
Để các dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo bền vững
được triển khai có hiệu quả và đi vào thực tế đòi hỏi dịch vụ đó phải
phù hợp với tình hình thực tế, phải đáp ứng được nhu cầu, mong
muốn của chính bản thân người nghèo. Khi dịch vụ công tác xã hội
phù hợp với nhu cầu, mong muốn của người nghèo sẽ thu hút được
11


sự tham gia của người nghèo và sẽ thu được hiệu quả như mong
muốn và ngược lại.
1.3.6. Yếu tố về nhân viên công tác xã hội
Nhân viên công tác xã hội có vai trò, ảnh hưởng rất lớn đến
việc triển khai, thực hiện các dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo
bền vững. Bởi nhân viên CTXH là người trực tiếp thực hiện chính
sách, là người tư vấn, hướng dẫn và triển khai thực hiện các chính sách
của Đảng và Nhà nước.
1.4. Cơ sở chính trị-pháp lý trong cung cấp dịch vụ công
tác xã hội trong giảm nghèo bền vững
ác văn bản của Trung ương: Hội nghị ần thứ nă Ban

hấp hành Trung ương khoá X đã thông qua ghị quyết 15-NQ/TW,
ngày 01/6/2012 về chính sách ã hội giai đoạn 2012 – 2020[1]; Nghị
quyết 76/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13 về Đẩy mạnh thực hiện
mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020; Nghị quyết số
100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt chủ trương
đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020;Nghị
quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2011 của Chính phủ về định hướng giảm
nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020; Quyết định số
59/2015/QĐ-TTg ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc
ban hành chuẩn nghèo tiếp cận nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn
2016-2020 và một số văn bản khác có liên quan
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM
NGHÈO BỀN VỮNG TẠI HUYỆN YÊN MÔ,
TỈNH NINH BÌNH
2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể nghiên cứu
2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
Huyện ên Mô nằm ở phía Nam tỉnh Ninh Bình. Phía Đông
giáp huyện Kim Sơn, phía Bắc giáp huỵên Hoa Lư và huyện ên
Khánh được ngăn cách bởi sông Vạc, phía Tây giáp Thị xã Tam
12


Điệp, phía Nam giáp huyện Nga Sơn và huyện Hà Trung tỉnh Thanh
Hoá được ngăn cách bởi dãy núi Tam Điệp. Với diện tích đất tự
nhiên là 144,1 km2, dân số là 120.825 nhân khẩu với 36.956 hộ gia
đình. Huyện có 16 xã và một thị trân, trong đó có 9 xã miền núi.
Là huyện có địa hình không bằng phẳng, có vùng đồng bằng,
vùng chiêm trũng và vùng bán sơn địa. Huyện ên Mô nằm trong
vùng nhiệt đới gió mùa, do địa hình ngăn cách nên có những đặc

điểm khí hậu riêng.
Điều kiện kinh tế có những bước phát triển mới, cơ sở hạ
tầng ngày càng được tăng cường, cơ cấu kinh tế có bước chuyển dịch
tích cực. Tuy nhiên là một huyện thuần nông,điều kiện kinh tế-xã hội
chậm phát triển. Thu nhập chủ yếu của người dân là từ sản xuất nông
nghiệp do vậy đời sống của nhân dân còn gặp nhiều khó khăn
2.1.2. Khái quát về khách thể nghiên cứu
* Thực trạng hộ nghèo
Về mức độ thiếu hụt các nhu cầu xã hội cơ bản, hiện nay nhu
cầu thiếu hụt nhiều nhất của người nghèo trên địa bàn huyện là nhu
cầu về thông tin và viễn thông với 2.029 hộ, chiếm 65,92%, sau đó là
thiếu hụt về tiếp cận dịch vụ y tế và BHYT với 1523 hộ, chiếm
49,48%. Mức độ thiếu hụt thấp nhất của hộ nghèo hiện nay là về giáo
dục với 174 hộ, chiếm 5,66% điều này cho thấy trình độ dân trí của
người dân ngày càng được nâng lên, sau đó là thiếu hụt về nước sạch,
vệ sinh với 1098 hộ, chiếm 35,67%, còn lại là thiếu hụt về nhà ở với
1056 hộ, chiếm 34,31%.
* Thực trạng đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội
Hiện nay trên địa bàn huyện ên Mô chưa có một đội ngũ
cán bộ nhân viên CTXH thực thụ theo đúng nghĩa của nó, có chăng là
những cán bộ làm công việc như những nhân viên CTXH và hầu hết
là cán bộ kiêm nhiệm. Nếu coi những cán bộ đoàn thể, công chức
Văn hóa Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện, xã là những
nhân viên CTXH thì hiện nay trên địa bàn huyện Yên Mô có 164
nhân viên CTXH, trong đó có 45 cán bộ, nhân viên thuộc các ngành,
13


đoàn thể của huyện; 119 cán bộ, nhân viên là cán bộ các ngành, đoàn
thể cấp xã. Trong 164 cán bộ, nhân viên CTXH, có 130 người có

trình độ đại học và trên đại học; 34 người có trình độ trung cấp, sơ
cấp chuyên nghiệp. Trình độ chuyên môn về CTXH có 137/164
người đã qua đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng và 27 người chưa qua đào
tạo, tập huấn, bồi dưỡng về CTXH [32].
Mặt khác đã số nhân viên công tác xã hội là kiêm nhiệm và
trực tiếp phụ trách những công việc có liên quan đến xóa đói, giảm
nghèo chứ không trực tiếp phụ trách công tác giảm nghèo, do vậy
việc hỗ trợ, tư vấn, giúp đỡ giảm nghèo còn gặp nhiều khó khăn[32].
2.2. Thực trạng giảm nghèo bền vững tại huyện Yên Mô,
tỉnh Ninh Bình
2.2.1. Kết quả giảm nghèo:
Hàng năm số hộ thoát nghèo khá lơn, tuy nhiên tỷ lệ hộ tái
nghèo và nghèo mới cũng còn cao, bình quân mỗi năm có trên 10%
hộ tái nghèo và nghèo mới phát sinh. Năm 2015 là năm có tỷ lệ hộ tái
nghèo và nghèo mới cao nhất với 3355 hộ, chiếm tỷ lệ 69,95%, đây
là năm đầu tiên thực hiện tiêu chí xác định hộ nghèo theo Quyết định
số 59/2015/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ chuyển từ chuẩn
nghèo cũ sang chuẩn nghèo mới theo tiêu chí tiếp cận đã chiều áp
dụng cho giai đoạn 2016-2020 do vậy hầu hết các hộ cận nghèo và hộ
mới thoát nghèo năm trước lại rơi vào hộ nghèo. Năm có tỷ lệ hộ tái
nghèo và nghèo mới thấp nhất là những năm đầu của giai đoạn, như
năm 2011 là 418 hộ , chiếm 9,96%, năm 2016 là 324 hộ, chiếm
10,52%.
2.2.2. Khó khăn, hạn chế
Nhiều người nghèo có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ
của nhà nước. Nhiều hộ không nghèo nhưng vẫn sung phong xin vào
hộ nghèo, gần như vào được hộ nghèo là một vinh dự đối với họ và
họ sãn sàng tranh đấu để được hộ nghèo.

14



2.3. Thực trạng dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện Yên Mô
2.3.1. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận y tế
Qua khảo sát 200 hộ nghèo trên địa bàn huyện cho thấy số
người nghèo đi khám chữa bệnh định kỳ khá thấp, chỉ có 20/200
người, chiếm 10% người nghèo thường xuyên đi khám bệnh; 50/200
người, chiếm 25% người nghèo thỉnh thoảng đi; 60/200 người, chiếm
30% người nghèo hiếm khi đi khám bệnh và đặc biệt có 70/200
người, chiếm 35% người nghèo chưa bao giờ đi khám bệnh định kỳ.
Trong số 65% đối tượng có đi khám bệnh thì có tới 70% là đến khám
bệnh tại tuyến y tế cấp xã, chỉ có 20% khám tại tuyến tỉnh và tuyến
trung ương và đây là những người thường bị ốm nặng hay bị bệnh
hiểm nghèo..
2.3.2. Dịch vụ hỗ trợ vay vốn
Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả khảo sát nguyên nhân ngƣời
nghèo không tiếp cận nguồn vốn vay ƣu đãi
Lý do
Số hộ (hộ)
Tỉ lệ (%)
Không được vay
26
20,8
Thủ tục rườm rà
07
5,6
Không muốn vay
71
56,8

Không biết thông tin
21
16,8
Tổng cộng
125
100,0
Ngân hàng chính sách xã hội và các tổ tín chấp chủ yếu mới
chỉ quan tâm đến công tác cho vay mà chưa chú trọng đến việc quản
lý, theo dõi việc sử dụng nguồn vốn vay đối với hộ nghèo. Qua điều
tra, trong số 67 hộ được hỗ trợ vay vốn ưu đãi thì 67/67 hộ sau khi
được vay vốn không được tư vấn, hướng dẫn cách làm ăn cũng như
cách sử dụng đồng vốn; 29/67 hộ nghèo sau khi vay vốn về sử dụng
không đúng mục đích và gặp rủi ro, làm ăn thua lỗ dẫn đến đã nghèo
lại càng nghèo thêm và đây là những hộ do thiếu kiến thức về tổ chức
quản lý sản xuất, về khoa học công nghệ, cả về thị trường. Như vậy
15


nhân viên CTXH cần phải phối hợp với các đơn vị liên quan tăng
cường công tác tuyên truyền, tư vấn về chính sách để người nghèo
nắm, hiểu về chính sách và chủ động tham gia; tham mưu giúp chính
quyền địa phương xác định, lựa chọn và bình xét, lập danh sách các
đối tượng đảm bảo đủ điều kiện được hỗ trợ vay vốn và đảm bảo hỗ
trợ đúng người, đúng đối tượng để phát huy tốt nguồn vốn vay.
2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ học nghề, giải quyết việc làm
Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả khả sát về tình hình tiếp cận
dịch vụ hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm của ngƣời nghèo
Đơn vị tính: Hộ
Số hộ
Số hộ chưa Số hộ

Dịch vụ hỗ trợ
được
từng được không
tiếp cận
tiếp cận
trả lời
Hỗ trợ học nghề
38
160
2
Hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật
53
142
5
Hỗ trợ giới thiệu việc làm
3
184
13
Hỗ trợ xuất khẩu lao động
0
193
7
Hỗ trợ vay vốn giải quyết việc làm
0
192
8
Hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi
51
144
5

Qua kết quả điều tra ở Bảng 2.5 cho thấy chủ yếu người
nghèo được tiếp cận với dịch vụ hỗ trợ về tập huấn chuyển giao khoa
học, kỹ thuật với 53/200 hộ được tiếp cận, chiếm 26,5%, sau đó là
dịch vụ hỗ trợ phát triển sản xuất, chăn nuôi với 51/200 hộ được hỗ
trợ, chiếm 25,5% điều này dễ hiểu bời huyện Yên Mô là một huyện
thuần nông, người dân, đặc biệt là người nghèo chủ yếu sống bằng
nghề nông nghiệp do vậy các chính sách hỗ trợ hộ nghèo chủ yếu là
liên quan đến nông nghiệp, chăn nuôi; tiếp theo là dịch vụ hỗ trợ học
nghề có 38 hộ được hỗ trợ chiếm tỷ lệ 19% trong tổng số 200 hộ
được khảo sát. Các dịch vụ mà người nghèo ít được tiếp cận nhất là
dịch vụ tư vấn, hỗ trợ xuất khẩu lao động và dịch vụ Hỗ trợ vay vốn
giải quyết việc làm không có hộ nào được tiếp cận sau đó đến dịch
16


vụ tư vấn giới thiệu việc làm có 3/200 hộ được tư vấn giới thiệu việc
làm và đây chủ yếu là những hộ được tư vấn giới thiệu việc làm từ
trung tâm dịch vụ việc làm của tỉnh.
Biểu 2.6: Tổng hợp kết quả khảo sát tình hình tiếp cận dịch vụ
tƣ vấn về dạy nghề, giải quyết việc làm cho ngƣời nghèo
Đơn vị tính: Hộ
Số hộ được hỗ trợ/
Tỷ lệ
Nội dung
tổng số hộ khảo sát
(%)
Tư vấn học nghề
40/200
20
Tư vấn thị trường lao động

10/200
5
Tư vấn lựa chọn nghề nghiệp
38/200
19
Tư vấn xuất khẩu lao động
15/200
7,5
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả của công tác dạy nghề, giải
quyết việc làm, rất cần nhân viên CTXH trực tiếp hoặc phối hợp với
các đơn vị liên quan Quản lý và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn cho
vay hỗ trợ việc làm; thực hiện tốt chính sách đào tạo nghề với giải
quyết việc; thực hiện tốt công tác điều tra khảo sát lao động có nhu
cầu học nghề, tìm kiếm việc làm, từng bước quản lý chặt chẽ nguời
lao động trên địa bàn.
2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách và chương trình
trợ giúp xã hội
Thực hiện Nghị định 136/2013/ND-CP, ngày 21/10/2013 của
Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã
hội, trên địa bàn huyện yên mô chính sách trợ giúp thường xuyên đã
được mở rộng cả về đối tượng và mức trợ cấp, qua đó đã góp phần
tạo điều kiện cho nhiều đối tượng trong đó có người nghèo, cận
nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn được tiếp cận với chính sách
xã hội của Nhà nước. Đến tháng 6 năm 2017 tổng số đối tượng
hưởng trợ cấp xã hội toàn huyện là 5.555 đối tượng, tăng 28% so
năm 2014, trong đó đối tượng người cao tuổi là 3.347 đối tượng,
người khuyết tật 2.046 đối tượng, người đơn thân nuôi con nhỏ thuộc
17



hộ nghèo là 150 đối tượng, trẻ em mồ côi là 11 đối tượng, còn lại là
đối tượng khác.
Việc triển khai thực hiện một số chính sách còn chậm, bất
cập. Mặc dù Nghị định 136/2013/NĐ-CP đã có quy định cụ thể về
chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn,
nhưng hiện nay do ngân sách của địa phương còn hạn chế do vậy hầu
như chính sách này không thực hiện được, tất cả chỉ dựa vào quỹ xóa
đói, giảm nghèo hàng năm để hỗ trợ.
2.3. Thực trạng các yếu tố tác động đến dịch vụ công tác
xã hội trong giảm nghèo bền vững ở huyện Yên Mô
2.4.1. Điều kiện tự nhiên
ên Mô là vùng đất có địa hình đa dạng với cả đồng bằng,
miền núi, vùng ven sông, cả vùng bán sơn địa và là một vùng địa chất
giàu có với nhiều loại khoáng sản như đá vôi, đất sét là nguồn
nguyên liệu cho phát triển các ngành, nghề sản xuất vật liệu xây
dựng. Là vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu khắc nghiệt, mùa nắng thì
nhiệt độ cáo, hạn hán k o dài, mùa mưa thì lượng mưa lớn, thường
xuyên có bão, lũ …
2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của huyện sau 20 năm có bước
phát triển vượt bậc; Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch
vụ có bước phát triển khá.
2.3.3. Điều kiện về Văn hóa, phong tục, tập quán
Người dân Yên Mô có truyền thống yêu nước, tinh thần dân
tộc, tương thân, tương ái, sống rất tỉnh cảm, thương yêu đùm bọc lẫn
nhau, sãn sàng chia sẻ, ủng hộ, giúp đỡ những người hoạn nạn, khó
khăn. Đây là thuận lợi cho việc triển khai các dịch vụ CTXH. Các
phong tục tập quan của người dân đã từng bước được thay đổi theo
hướng tích cực. Tuy nhiên phong tục sản xuất theo kinh nghiệm vẫn
còn tồn tại trong nhận thức của người dân ên Mô, đặc biệt là ở các

khu vực 9 xã miên núi của huyện, đây cũng là khu vực dân cư có
18


trình độ dân chí thấp, khả năng tiếp cận các dịch vụ CTXH gặp nhiều
khó khăn
2.3.4. Đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước
Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Yên Mô luôn coi công tác
giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng
đầu và thường xuyên, liên tục của cả hệ thống chính trị và của toàn
xã hội và gắn liền với nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội, quốc
phòng- an ninh và chính sách an sinh xã hội. Trên cơ sở quan điểm
đó huyện ên Mô đã có một số chính sách trong giảm nghèo, như
chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, hỗ trợ cây vụ
đông, hỗ trợ chuyển đổi đất canh tác, chính sách hỗ trợ 5% mức đóng
BH T cho đối tượng cận nghèo…
2.3.5. Bản thân người nghèo
Nhìn chung các chính sách hỗ trợ hộ nghèo hiện nay khá đầy
đủ, toàn diện trên các lĩnh vực mang đến cho bà con một cuộc sống
ổn định và đầy đủ hơn.Tuy nhiên, sự quan tâm này cũng mới chỉ là
điều kiện cần, nhưng chưa đủ khi mà ngày càng nhiều người nảy sinh
tâm lý chờ đợi, phụ thuộc vào chính sách.
2.3.6. Yếu tố về nhân viên công tác xã hội
Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Mô có 164 nhân viên CTXH,
trong đó có 45 cán bộ, nhân viên thuộc các ngành, đoàn thể của huyện;
119 cán bộ, nhân viên là cán bộ các ngành, đoàn thể cấp xã. Trong 164
cán bộ, nhân viên công tác xã hội, có 130 người có trình độ đại học và
trên đại học; 34 người có trình độ trung cấp, sơ cấp chuyên nghiệp.
Tiểu kết chƣơng 2
Chương 2 đã khái quát một số đặc điểm tự nhiên, kiện kinh

tế, văn hóa – xã hội cũng như thực trạng nghèo, đội ngũ cán bộ làm
công tác xã hội trên địa bàn huyện ên Mô, tỉnh Ninh Bình; thực
trạng giảm nghèo bền vững, những Khó khăn, hạn chế và nguyên
nhân nghèo; thực trạng các dịch vụ công tác xã hội trong giảm nghèo
bền vững trên địa bàn huyện ên Mô với bốn dịch vụ cơ bản: Dịch
vụ hỗ trợ tiếp cận y tế; dịch vụ hỗ trợ vay vốn; dịch vụ hỗ trợ học
19


nghề, giải quyết việc làm; dịch vụ hỗ trợ tiếp cận chính sách và
chương trình trợ giúp xã hội.
Tác giả đề cập đến năm yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến dịch vụ
CTXH trong giảm nghèo bền vững: Điều kiện tự nhiên; điều kiện
kinh tế - xã hội; điều kiện về Văn hóa, phong tục, tập quán; đường lối,
chính sách của Đảng, nhà nước; bản thân người nghèo.
Chƣơng 3
ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG DỊCH VỤ
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TỪ
THỰC TIỄN HUYỆN YÊN MÔ, TỈNH NINH BÌNH
3.1. Định hƣớng phát triển dịch vụ công tác xã hội trong giảm
nghèo bền vững
Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
đã đem lại cho đất nước nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt, song
cũng không ít những khó khăn, thách thức, như: thiên tai, dịch bệnh,
thất nghiệp, ô nhiễm môi trường và đặc biệt là tình trạng nghèo đói
ngày càng tăng và rất cần sự hỗ trợ.
Quan điểm, định hướng xuyên suốt của Đảng, Nhà nước là
coi vấn đề giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu và là động lực
để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an sinh và công bằng
xã hội. Để thực hiện được các quan điểm định hướng trên ngoài sự

hỗ trợ của nhà nước cần có sự chung tay, góp sức của toàn xã hội,
của chính bản thân người nghèo và quan trọng hơn cả là phải có một
hệ thống các dịch vụ CTXH hỗ trợ người nghèo. Ở Việt Nam các
dịch vụ CTXH trong giảm nghèo bền vững mới chỉ ở bước đầu hình
thành và phát triển từ khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định
32/2010/QĐ-TTg về phát triển nghề CTXH giai đoạn 2010 - 2020.
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng dịch vụ công tác xã hội trong giảm
nghèo bền vững
3.2.1. Giải pháp về cơ chế chính sách
20


* Hỗ trợ triển khai thực hiện các chính sách của Đảng, nhà
nước đến với người ngh o
Để chính sách của Đảng, Nhà nước được triển khai kịp thời,
phát huy được hiệu quả và thực sự đến được với người nghèo, đòi hỏi
phải có một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ và trách nhiệm
để triển khai thực hiện. Đội ngũ cán bộ đó không ai khác, chính là
những nhân viên công tác xã hội, bởi trên thực tế hiện nay hầu hết
các chinh sách hỗ trợ giảm nghèo đều được triển khai thông qua nhân
viên công tác xã hội, như chính sách hỗ trợ Bảo hiểm y tế, chinh
sách dạy nghề, việc làm, xuất khẩu lao động, vay vốn… đều do Công
chức Văn hóa LĐ-TB&XH triển khai thực hiện..
* Hỗ trợ phản ánh nhu cầu, ong uốn của người ngh o để
đề nghị với nhà nước có những chính sách hỗ trợ ph hợp
Bất kỳ chinh sách nào đối với người nghèo khi ban hành đều
phải đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế, đáp ứng những nhu cầu,
mong muốn của người nghèo.
* Hỗ trợ phản hồi chính sách
Không phải chính sách nào của Đảng, Nhà nước khi ban

hành không phải lúc nào cũng hoàn thiện và phù lợp với tình hính
thực tế của đối tượng, đặc biệt là các chính sách trong giảm nghèo.
3.2.2. Giải pháp đối với cơ quan nhà nước
* Hỗ trợ trong công tác đánh giá hộ ngh o hàng nă
Điều tra, rà soát hộ nghèo hàng năm là cơ sở để đánh giá kết
quả thực hiện các mục tiêu giảm nghèo. Kết quả điều tra hộ nghèo
cũng là cơ sở quan trọng để các cấp chính quyền xây dựng kế hoạch,
đề ra những giải pháp phù hợp để triển khai các chính sách an sinh xã
hội, thực hiện các mục tiêu giảm nghèo cho thời gian tiếp theo.
Để đảm bảo chất lượng của cuộc điều tra, rà soát hộ nghèo
hàng năm cần phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong
việc tham mưu cho chính quyền địa phương triển khai thực hiện tốt
công tác điều tra, rà soát hộ nghèo, từ việc tham mưu xây dựng kế
hoạch, hướng dẫn, tập huấn và triển khai thực hiện điều tra, rà soát
21


đến theo dõi, kiểm tra, giám sát, thẩm định kết quả điều tra và tổng
hợp phân tích kết quả điều tra, đánh giá kết quả thực hiện chính sách
giảm nghèo, thực trạng nghèo của địa phương.
* Hỗ trợ trong ây dựng kế hoạch giả ngh o
Để công tác giảm nghèo đạt được hiệu quả đòi hỏi các cấp,
các ngành phải xây dựng chương trình, kế hoạch hành động cụ thể
về giảm nghèo theo giai đoạn 5 năm và hàng năm. Nhân viên công
tác xã hội sẽ là người tham mưu cho chính quyền địa phương xây
dựng kế hoạch giảm nghèo đảm bảo hiệu quả và sát với tình hình
thực tế của địa phương.
* Hỗ trợ kỹ năng đối thoại chính sách giả ngh o cho người ngh o
3.2.3. Giải pháp đối với người nghèo
Ngoài các giải pháp nhằm cung cấp đầy đủ các dịch vụ hỗ trợ

hộ nghèo hiện nay của Đảng và nhà nước như: dịch vụ y tế, dạy
nghề, vay vốn, giáo dục đào tạo, việc làm, nhà ở…, thì cần quan tâm
đến các dịch vụ hỗ trợ sau:
* Hỗ trợ thúc đẩy nhận thức nâng cao năng ực cho các hộ ngh o
Các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo chỉ là giải pháp
trước mắt. Chính sách này một mặt giúp cho người nghèo vượt qua
khó khăn trước mắt, một mặt sẽ để lại hậu quả không mong muốn
trong tâm lý, tư tưởng của người nghèo đó là trông chờ, ỷ lại vào sự
hỗ trợ của nhà nước, thiếu ý trí tự lực vươn lên thoát nghèo, thậm trí
không muốn thoát nghèo. Do vậy cùng với việc hỗ trợ trực tiếp cần
phải tác động để người nghèo thay đổi nhận thức, tiến tới tự lực giải
quyết những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của mình có như vậy
khả năng thoát nghèo của hộ mới dễ dàng hơn và bền vững hơn.
Muốn vậy nhân viên CTSH phải làm cho người nghèo thấy
được hậu quả nặng nề của nghèo đói mang lại cho bản thân, gia đình
và xã hội. Bên cạnh đó nhân viên CTXH giúp người nghèo nhận ra
được đâu là nguyên nhân dẫn đến nghèo của gia đình họ, nhu cầu
thực sự của họ hiện nay là gì và hộ có tiềm năng gì có thể phát huy
được…
22


* Hỗ trợ hộ ngh o về tâ ý, giao tiếp ã hội và tiếp cận thông tin
Xuất phát từ đặc điểm tâm lý mặc cảm, tự ti, ngại giao tiếp
và tham gia các hoạt động xã hội... Vì thế hỗ trợ tâm lý cho người
nghèo là giải pháp quan trọng giúp cá nhân, gia đình cải thiện mối
quan hệ, sự tương tác giữa các thành viên trong gia đình và cộng
đồng. Nhân viên công tác xã hội là người điều phối và khích lệ các
thành viên trong gia đình tự tin chia sẻ, giao tiếp và giúp các thành
viên trong gia đình giải tỏa những vướng mắc, mâu thuẫn, xung đột,

từ đó giúp tăng năng lực để tự giải quyết vấn đề của mình cung như
khả năng đối phó với khó khăn.
* Hỗ trợ các hộ ngh o phòng chống tái gh o
X t một cách tương đối đơn giản, nguyên nhân dẫn đến
nghèo đói được x t từ hai yếu tố đó là: ếu tố thu nhập (đầu vào) và
yếu tố chi tiêu (đầu ra). “Yếu tố đầu vào” bao gồm thu nhập của hộ
từ việc làm, các nguồn hỗ trợ từ anh em, họ hàng, làng xóm, láng
giềng, từ cộng đồng và xã hội về cả vật chất lẫn tinh thần và vốn xã
hội…; “yếu tố đầu ra” là cách thức chi tiêu, sử dụng nguồn vốn, bao
gồm chi phí bất hợp lý cho Tệ nạn xã hội, rượu chè, cờ bặc; chi phí
khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn rủi ro; chi cho con cái ăn học; đông
người ăn theo; chi tiêu hàng ngày…
* Hỗ trợ pháp ý, biện hộ, cải thiện vị thế của hộ ngh o
Việc hỗ trợ pháp lý để giúp người nghèo được thụ hưởng và
phát huy vai trò của mình trong cộng đồng là rất cần thiết. Và nhân
viên CTXH cần tác động đến chính quyền các cấp để tạo điều kiện
cho người nghèo được quyền tham gia ý kiến, phát biểu và xây dựng
vào các chương trình, kế hoạch phát triển của địa phương nói riêng
và đất nước nói chung, đặc biệt là tham gia các vấn đề liên quan đến
ngươi nghèo; tư vấn trực tiếp cho người nghèo những thông tin liên
quan đến chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hộ nghèo, người
nghèo; cùng với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp
tuyên truyền, phổ biến các chế độ chính sách đến với người nghèo.
23


×