Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (522.96 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHAN DUY TUẤN

ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN QUẬN BẮC TỪ LIÊM,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS NGUYỄN TRỌNG XUÂN

Phản biện 1: TS. HOÀNG NGỌC HẢI
Phản biện 2: TS. ĐÀO THỊ HOÀNG MAI

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học Viện Khoa học Xã hội vào lúc: 13 giờ, ngày 14 tháng 10
năm 2017



Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viên Học viện Khoa học Xã hội


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thu hồi một phần đất nông nghiệp để phục vụ mục tiêu phát
triển công nghiệp và các mục đích phi nông nghiệp khác để phục vụ
cho công cuộc công nghiệp hóa và đô thị hóa là một chủ trương đúng
đắn. Tuy nhiên việc ưu tiên thu hút đầu tư để phát triển các khu công
nghiệp đã tạo nên sự mất cân đối trong phát triển kinh tế xã hội nông
thôn. Điều đó, ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế, đời sống của người
nông dân, làm hàng vạn người nông dân lâm vào tình cảnh mất đất.
Bắc Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa lớn, những khu đô thị, khu công
nghiệp lớn nhỏ lần lượt xuất hiện, góp phần đẩy mạnh quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng như quá trình đô thị hóa trên địa bàn
quận. Xuất phát từ những lý do trên, tôi thực hiện luận văn Thạc sĩ
kinh tế bằng nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của thu hồi đất nông
nghiệp đến kinh tế hộ nông dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội”
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Một số tác giả nghiên cứu về ảnh hưởng của thu hồi đất đến
kinh tế hộ nông dân: Trần Thị Bích Hồng (2014), Giải quyết việc
làm cho nông dân bị thu hòi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm; Lê
Thị Yên (2010), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
qua thực tiễn áp dụng tại địa bàn quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội;
Vương Thị Bích Thủy (2012), Sinh kế cho các hộ dân bị thu hồi đất
nông nghiệp trường hợp khu kinh tế Đồng Nam…
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng của việc thu hồi đất nông nghiệp đối
với hộ nông dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội qua đó, đánh
1


giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông
đân trên địa bàn quận. Từ đó, đưa ra giải pháp góp phần giải quyết
việc làm, nâng cao thu nhập giúp người nông dân mất đất có cuộc
sống ổn định, vươn lên làm giàu và thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội
của địa phương.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về thu hồi đất nông
nghiệp, kinh tế hộ nông dân và ảnh hưởng của thu hồi đất nông
nghiệp đối với kinh tế hộ nông dân;
- Đánh giá thực trạng sử dụng đất nông nghiệp trong sản xuất
kinh tế hộ nông dân, thực trạng thu hồi đất nông nghiệp và ảnh
hưởng hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông
dân quận Bắc Từ Liêm.
- Đề xuất giải pháp giúp người dân ổn định cuộc sống và
phát triển kinh tế hộ nông dân.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là hoạt động sản xuất nông nghiệp và
ảnh hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân
tại quận Bắc Từ Liêm
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng
thu hồi đất sản xuất nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm, thực trạng ảnh
hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân quận

Bắc Từ Liêm, một số chính sách hỗ trợ bồi thường và đào tạo nghề,
tìm kiếm việc làm cho người nông dân bị mất đất nông nghiệp.
Phạm vi về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm
2


Phạm vi về thời gian của số liệu: Số liệu sử dụng trong đề tài
được lấy qua 5 năm 2012-2016 và phiếu điều tra giữa năm 2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu thứ cấp
5.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
5.1.2. Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp
5.2. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu sơ cấp
5.2.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
5.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
6.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài hệ thống hóa những lý luận cơ bản về thu hồi đất nông
nghiệp, kinh tế hộ nông dân, chính sách đất nông nghiệp và ảnh
hưởng của thu hồi đất nông nghiệp và làm tài liệu tham khảo phục vụ
cho việc nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan đến đề tài.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đối với chính quyền quận Bắc Từ Liêm: Đề tài góp phần
phân tích được thực trạng tình trạng sử dụng đất nông nghiệp trong
sản xuất, công tác thu hồi đất và chuyển đổi mục đích sử dụng đất
trên địa bàn quận thời gian qua, chỉ rõ các yếu kém, nguyên nhân và
các yếu tố ảnh hưởng, từ đó đưa ra giải pháp đóng góp vào nghiên
cứu hoàn thiện các chính sách thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
quận, đảm bảo quản lý đúng, công bằng việc phân bổ và sử dung đất

theo đúng định hướng đề ra nhằm giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu
cực đến kinh tế hộ nông dân trên địa bàn quận.
Đối với các tổ chức và hộ nông dân: Đề tài có ý nghĩa quan
trọng trong việc đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của các hộ nông dân
được giao quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận Bắc Từ
3


Liêm trong việc sử dụng đất đai. Giúp họ hiểu rõ được những ảnh
hưởng của việc thu hồi đất nông nghiệp đến đời sống và việc làm của
họ.
7. Cơ cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo...
nội dung chính của luận văn được cơ cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của thu hồi
đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông dân
Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của thu hồi đất nông
nghiệp đến kinh tế hộ nông dân quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà
Nội
Chương 3: Giải pháp bảo đảm phát triển kinh tế hộ nông dân
quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội khi bị ảnh hưởng của thu hồi
đất nông nghiệp
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THU
HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN
1.1. Tổng quan về thu hồi đất nông nghiệp
1.1.1. Đất nông nghiệp và vai trò của đất nông nghiệp
1.1.1.1. Đất nông nghiệp
Đất nông nghiệp là đất được xác định chủ yếu để sử dụng
vào sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy

sản hoặc nghiên cứu thí nghiệm về nông nghiệp.
1.1.1.2. Vai trò của đất trong sản xuất nông nghiệp
1.1.2. Thu hồi đất nông nghiệp phục vụ công nghiêp hóa, đô thị
hóa

4


Nhà nước thu hồi đất là việc Nhà nước quyết định thu lại
quyền sử dụng đất của người được Nhà nước trao quyền sử dụng đất
hoặc thu lại đất của người sử dụng đất vi phạm pháp luật về đất đai
1.2. Hộ nông dân và kinh tế hộ nông dân
1.2.1. Hộ nông dân
1.2.1.1. Khái niệm
Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp là hộ gia
đình, cá nhân đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử
dụng đất nông nghiệp; nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp
và có nguồn thu nhập ổn định từ sản xuất nông nghiệp trên đất đó.
1.2.1.2. Phân loại hộ nông dân
1.2.2. Kinh tế hộ nông dân
1.2.2.1. Khái niệm
Kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong
nông nghiệp. Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan,
lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có
hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và
phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội.
1.2.2.2. Đặc điểm của kinh tế hộ nông dân
1.3. Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông
dân
1.3.1. Các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp

Thứ nhất, thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng,
an ninh
Thứ hai, thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích
quốc gia, công cộng
Thứ ba, thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
5


Thứ tư, thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp
luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người
Thứ năm, sự mất đất do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
1.3.2. Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến kinh tế hộ nông
dân
1.3.2.1. Ảnh hưởng tích cực
- Việc thu hồi đất nông nghiệp cho xây dựng khu công
nghiệp, xây dựng trang trại, nông trường hoặc cho các dự án thủy
điện bước đầu làm tăng nguồn tiền của nông dân do nhận được vốn
đền bù;
- Các nhà máy, xí nghiệp mọc lên, không chỉ thu hút lao
động tại địa phương mà còn thu hút lao động nơi khác đến làm tăng
cầu về hàng hóa, dịch vụ góp phần tích cực vào phát triển kinh doanh
đặc biệt là dịch vụ cho thuê nhà trọ làm tăng thu nhập;
- Góp phần làm cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích
cực: giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp và dịch vụ;
- Tạo người nông dân ý thức làm việc khoa học, năng động,
sáng tạo hơn trong việc chuyển đổi nghề nghiệp;
- Xuất hiện nhiều ngành nghề kinh doanh mới thu hút lực
lượng lao động tại chỗ và lao động nơi khác.
1.3.2.2. Ảnh hưởng tiêu cực

- Tỷ lệ lao động không có việc làm mỗi năm một tăng lên
trong khi đó đất đai ít, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, chủ yếu
là làm thủ công nên năng suất lao động thấp. Chính vì vậy, tạo một
sức ép rất lớn với xã hội về giải quyết việc làm;

6


- Lượng tiền mặt trong dân tăng lên do nhận được tiền đền
bù, nhiều người ăn chơi, hưởng thụ, sa ngã vào tệ nạn xã hội, xã hội
bất ổn;
- Diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh mẽ, trong đó chủ yếu
là đất lúa mà dân số ngày một tăng lên, trong tương lai rất có thể sẽ
gây ảnh hưởng tới an ninh lương thực;
- Việc thu hồi đất nông nghiệp cho xây dựng các nhà máy, xí
nghiệp là nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó,
thời gian triển khai dự án và thu hồi đất kéo dài nhiều năm gây lãng
phí đất đai và ảnh hưởng tâm lý và việc ổn định cuộc sống của các hộ
nông dân mất đất.
1.3.3. Một số chính sách liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp
1.3.3.1. Chính sách và pháp luật của Nhà nước về đất sản xuất nông
nghiệp
a) Chế độ sở hữu đất nông nghiệp
b) Chính sách giá đất nông nghiệp
Khoản 19 Điều 3 Luật Đất đai năm 2013 có qui định: “Giá
đất là giá trị của quyền sử dụng đất tính trên một đơn vị diện tích đất”
[18].
c) Chính sách khuyến khích tích tụ và tập trung đất
d) Chính sách thu hồi và đền bù đất nông nghiệp
e) Chính sách thuế đất nông nghiệp

1.3.3.2. Tác động của chính sách đất đai đến đến kinh tế hộ nông dân
a) Tác động tích cực
Một là, chính sách đất đai đã tạo điều kiện cho nông dân chủ
động lao động, sản xuất, kinh doanh nhằm tăng hiệu quả sử dụng đất
và tăng thu nhập.
7


Hai là, chính sách đất nông nghiệp tạo điều kiện để nông dân
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Ba là, chính sách đất nông nghiệp hỗ trợ nông dân tiếp cận
tín dụng ngân hàng.
Bốn là, Chính sách đất nông nghiệp đã bước đầu khuyến khích
nông dân tích tụ, tập trung đất để kinh doanh hiệu quả hơn.
b) Tác động không mong muốn của chính sách đất nông
nghiệp
Một là, nông dân chưa được lợi nhiều từ quyền sử dụng đất
nông nghiệp.
Hai là, tình trạng nông dân không có đất.
Ba là, chính sách đất nông nghiệp chưa khuyến khích nông
dân bảo vệ đất và đầu tư dài hạn vào đất.
Bốn là, tác động hỗ trợ nông dân tích tụ, tập trung đất chưa
đạt yêu cầu.
Năm là, Chính sách thu hồi đất và giá đất nông nghiệp khiến
nông dân thiệt thòi.
Sáu là, chưa tạo điều kiện khuyến khích nông dân thực hành
nông nghiệp hiện đại
Chương 2
THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT NÔNG
NGHIỆP ĐẾN KINH TẾ HỘ NÔNG DÂN Ở QUẬN BẮC TỪ

LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế xã hội
quận Bắc Từ Liêm
2.1.1. Điều kiện tự nhiên của quận Bắc Từ Liêm
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội quận Bắc Từ Liêm
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
8


4.4
Công nghiệp xây dựng

22

Thương mại
dịch vụ
73.6

Nông nghiệp

Hình 2.2. Cơ cấu phát triển kinh tế quận Bắc Từ Liêm năm 206
2.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế năm 2016
2.1.2.3. Dân số, lao động
2.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng liên quan đến sử dụng
đất nông nghiệp
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội liên
quan đến sử dụng đất nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm
2.1.3.1. Thuân lợi
Điều kiện tự nhiên như khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với
nhiều loại cây trồng, cho phép sản xuất nền nông nghiệp phong phú,

Là một quận mới thành lập, Bắc Từ Liêm có tốc độ đô thị hóa cao,
đây là điều kiện để thu hút lao động, đồng thời đây cũng là thị trường
tiêu thụ sản phẩm rộng, với khả năng tiêu thụ sản phẩm tốt.
Trình độ sản xuất của người dân cao, ứng dụng khoa học kỹ
thuật tốt. Người dân trên địa bàn quận có đời sống ổn định, có khả
năng đầu tư vào các mô hình sử dụng đất mang lại hiệu quả kinh tế
cao đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ
nông nghiệp đã được hoàn thiện.
2.1.3.2. Khó khăn

9


Là quận có tốc độ đô thị hóa cao, diện tích đất nông nghiệp
trên địa bàn quận ngày càng bị thu hẹp. Do đó, người dân không
muốn đầu tư nhiều vốn vào các mô hình sản xuất lâu dài đem lại hiệu
quả cao.
Khu vực sản xuất nông nghiệp năm gần các khu dân cư,
khiến môi trường đất, môi trường nước sử dụng cho sản xuất nông
nghiệp dễ bị ô nhiễm do chất thải sinh hoạt.
2.2. Thực trạng thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm
2.2.1. Tình hình biến động đất nông nghiệp quận giai đoạn 20122016

1.21

Đất nông
nghiệp

27.05


Đất phi nông
nghiệp

71.62

Đất chưa sử
dụng

Hình 2.3. Cơ cấu sử dụng đất quận Bắc Từ Liêm năm 2016
Theo quyết định 3734/QĐ-UBND, ngày 11/07/2014 của
UBND thành phố Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011-2015) quận
Bắc Từ Liêm thì diện tích đất nông nghiệp của quận biến động cụ thể
trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1. Biến động đất nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm qua các
năm 2011-2015
Thứ

Loại đất

Diện tích

Các năm trong kỳ kế hoạch

10


tự


năm
hiện
trạng
2010

Năm
2011

Năm
2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

(2)

(4)

(5)

(6)

(7)


(8)

(9)

TỔNG DIỆN
TÍCH ĐẤT TN

4.335,34

4.335,34

4.335,34

4.335,34

4.335,34

4.335,34

Đất nông nghiệp

1.585,01

1.563,00

1.474,61

1.359,95

1.273,17


1.203,79

224,94

219,65

204,90

199,11

191,07

138,49

224,94

219,65

204,90

199,11

191,07

138,49

(1)

1


Đất trồng lúa

1.1

Trong đó: Đất chuyên
trồng lúa nước (2 vụ trở
lên)
1.2

Đất trồng cây
hàng năm còn lại

1.109,20

1.093,48

1.022,60

813,73

744,17

523,03

1.3

Đất trồng cây lâu
năm


222,42

221,42

219,20

219,20

210,01

200,66

1.4

Đất nuôi trồng
thủy sản

27,46

27,46

26,92

26,92

26,92

19,61

1.5


Đất nông nghiệp
khác

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

1,00

(Nguồn: UBND quận Bắc Từ Liêm)
Tính đến ngày 31/12/2016, quận Bắc Từ Liêm có tổng diện
tích đất nông nghiệp là 1.177,99 ha chiếm 27,05% tổng diện tích tự
nhiên (giảm 68,44 ha so với năm 2012).
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn quận Bắc
Từ Liêm năm 2016
TT
1
1.1

Chỉ tiêu sử dụng đất




Diện tích

Cơ cấu

(ha)

(%)

Đất nông nghiệp

NNP

1.177,99

100

Đất trồng lúa

LUA

55,71

4,73

55,71

4,73

Đất chuyên trồng lúa LUC
nước

11


1.2

Đất trồng cây hàng HNK
năm khác

1.3

Đất trồng cây lâu năm

1.4

Đất nuôi trồng thủy NTS

CLN

838,79

71,21

201,49

17,11

5,08

0,43


76,92

6,53

sản
1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

(Nguồn: Số liệu thống kê, Phòng Tài nguyên và Môi trường, 2016)
Qua bảng số liệu trên chúng ta có thể nhận thấy rằng diện
tích đất nông nghiệp trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm đang bị thu hồi
(Năm 2012 diện tích đất nông nghiệp của quận là 1.563,00ha thì đến
năm 2016 chỉ còn 1.177,99ha giảm 385,01ha) chủ yếu là giảm diện
tích trồng lúa (Năm 2012 là có 219,65ha lúa mùa và xuân thì đến
năm 2016 diện tích này chỉ còn 55,71ha giảm 163,94ha).
2.2.2. Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi quận Bắc Từ Liêm
Bảng 2.3. Diện tích đất chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp giai đoạn 2011 - 2015
Thứ
tự
(1)
1
1.1

1.2
1.3
1.4


Chỉ tiêu
(2)
Đất nông nghiệp
chuyển sang đất
phi nông nghiệp
Đất trồng lúa
Trong đó: Đất
chuyên trồng lúa
nước (2 vụ trở
lên)
Đất trồng cây
hàng năm còn lại
Đất trồng cây lâu
năm
Đất nuôi trồng
thủy sản

Chia theo các năm

DT
chuyển
MĐSD
trong kỳ
(3)

Năm
2011

Năm

2012

Năm
2013

Năm
2014

Năm
2015

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

702,23

22,01

88,39

214,66

86,79


290,38

72,66

5,29

14,75

5,79

8,04

38,79

72,66

5,29

14,75

5,79

8,04

38,79

599,96

15,72


70,88

208,87

69,56

234,93

21,76

1,00

2,22

9,19

9,35

7,85

0,54

12

7,31


(Nguồn: UBND quận Bắc Từ Liêm)
2.3. Thực trạng ảnh hưởng của thu hồi đất đến kinh tế hộ nông

dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
2.3.1. Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến sản xuất của
các hộ nông dân
2.3.1.1. Ảnh hưởng đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp
Bảng 2.4. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của thu hồi đất nông
nghiệp đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận.
TT

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ

1

Rất ảnh hưởng

58/169

34,32%

2

Ảnh hưởng

69/169

40,83%


3

Bình thường

38/169

22,48%

4

Ít ảnh hưởng

4/169

2,37%

5

Không ảnh hưởng

0/169

0%

Kết quả khảo sát cho thấy việc thu hồi đất nông nghiệp ảnh
hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa quận
Bắc Từ Liêm. Có 58/169 người được hỏi đánh giá là rất ảnh hưởng
chiêm 3,32% và 40,83% người được hỏi cho rằng là ảnh hưởng.
2.3.1.2. Ảnh hưởng đến cơ cấu sản xuất nông nghiệp của hộ nông
dân

Bảng 2.5. Kết quả khảo sát việc thu hồi đất nông nghiệp ảnh hưởng
đến chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân
TT
1
2
3
4

trên địa bàn quận.
Tiêu chí
Số lượng ý
kiến
Rất ảnh hưởng
58/169
Ảnh hưởng
69/169
Bình thường
38/169
Ít ảnh hưởng
4/169
13

Tỷ lệ
34,32%
40,83%
22,48%
2,37%


Không ảnh hưởng


5

0/169

0%

Kết quả khảo sát bảng trên cho thấy, việc thu hồi đất nông
nghiệp đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông
nghiệp trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm với 72,78% số người được hỏi
đánh giá là ảnh hưởng hoặc rất ảnh hưởng.
2.3.2. Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đến lao động và việc
làm của các hộ nông dân
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp
TT
1
2
3
4
5

đến lao động và việc làm của các hộ nông dân
Tiêu chí
Số lượng ý
Tỷ lệ
kiến
Rất ảnh hưởng
41/169
24,26%
Ảnh hưởng

63/169
37,28%
Bình thường
44/169
26,03%
Ít ảnh hưởng
17/169
10,06%
Không ảnh hưởng
4/169
2,37%
Kết quả khảo sát bảng trên cho thấy, thu hồi đất nông nghiệp

trên địa bàn quận đã ảnh hưởng một phần đến lao động và việc làm
trên địa bàn quận với đa số phiếu đánh giá là ảnh hưởng nhưng cũng
có một phần không nhỏ người được hỏi lại cho rằng việc thu hồi đất
nông nghiệp chỉ là tác nhân thúc đẩy việc chuyển nghề và việc làm
của người dân nhanh hơn.
2.3.3. Ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp đên đời sống các hộ
nông dân
2.3.3.1. Ảnh hưởng đến thu nhập bình quân đầu người của hộ nông
dân
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát về ảnh hưởng của thu hồi đất nông
nghiệp đến thu nhập của các hộ nông dân
14


Mức độ đánh giá chiều hướng ảnh hưởng
Rất ổn


Ổn

Bình

Ít ổn

Không

định

định

thường

định

ổn định

Thu nhập từ

13/169

37/169

41/169

59/169

19/169


nông nghiệp

7,69

21,89

24,26

34,91

11,24

46/169

71/169

47/169

5/169

0/169

27,22

42,01

27,81

2,96


0

33/169

54/169

51/169

23/169

8/169

19,53

31,95

30,18

13,61

4,73

Thu nhập từ

50/169

52/169

45/169


16/169

6/169

lương

29,58

30,76

26,63

9,47

3,55

TT

1

Tiêu chí

Thu nhập từ hoạt
2

động tiểu thủ
công nghiệp
Thu nhập từ

3


thương mại dịch
vụ

4

Kết quả khảo sát bảng trên cho thấy, sau khi thu hồi đất nông
nghiệp thì thu nhập từ hoạt động tiểu thủ công nghiệp và thu nhập từ
lương (Đi làm thuê) có xu hướng ổn định hơn trong các hộ nông dân.
Trong khi đó, thu nhập từ nông nghiệp lại thiếu ổn định so với các
hoạt động sản xuất khác.
2.3.3.2. Ảnh hưởng đến chi tiêu bình quân của hộ nông dân
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát về biến động chi sau khi mất đất của hộ
nông dân trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm
TT

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ

1

Rất ảnh hưởng

41/169

24,26%


2

Ảnh hưởng

63/169

37,28%

3

Bình thường

44/169

26,03%

4

Ít ảnh hưởng

17/169

10,06%

5

Không ảnh hưởng

4/169


2,37%

15


Kết quả khảo sát cho thấy, biến động chi sau khi đất nông
nghiệp bị thu hồi không bị ảnh hưởng quả nhiều với 61, 54% đánh
giá là ảnh hưởng, 26,03% đánh giá là bình thường và 10,06% đánh
giá là ít ảnh hưởng.
2.3.3.3. Ảnh hưởng đến cơ sở vật chất của các hộ nông dân
Bảng 2.9. Kết quả khảo sát đánh giá về ảnh hưởng của thu hồi đất
đến xu hướng đầu tư cơ sở vật chất của ác hộ nông dân
TT

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ

1

Rất ảnh hưởng

16/169

9,47%

2


Ảnh hưởng

36/169

21,30%

3

Bình thường

68/169

40,24%

4

Ít ảnh hưởng

36/169

21,30%

5

Không ảnh hưởng

8/169

4,73%


Nhìn chung, sau khi mất đất nông nghiệp người nông dân
nhận được những khoản tiền đền bù khá lớn. Các hộ nông dân đã sử
dụng một phần khoản tiền đó vào trang bị tài sản phục vụ cho đời
sống và sinh hoạt của họ. Đây là một sự thay đổi lớn và tích cực. Tài
sản phục vụ cuộc sống tăng lên bước đầu cho phép đánh giá được
cuộc sống của người dân đã có những bước cải thiện lớn, góp phần
đáp ứng nhu cầu đời sống vật chất và tinh thần cho người dân. Nhưng
nếu nhìn về tương lai, khi diện tích đất còn ít, người dân thiếu đất để
sản xuất thì việc sử dụng khoản tiên đền bù không hợp lý chỉ tập
trung vào mua các loại tài sản phục vụ cho sinh hoạt mà không tập
trung vốn đầu tư cho sản xuất và chuyển đổi ngành nghề thì vô tình
người dân đã tạo ra gánh nặng cho mình và con em mình. Vì vậy,
việc sử dụng khoản tiền đền bù hợp lý rất quan trọng vừa có vốn tái

16


sản xuất và đầu tư vào ngành nghề dịch vụ khác vừa nâng cao bộ mặt
của xã hội.
2.3.4. Thực trạng chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế hộ nông dân
sau thu hồi đất nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm
3.3.4.1. Thực trạng thực hiện chính sách đơn giá bồi thường, hỗ trợ
sau thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn quận
Bảng 2.10. Kết quả khảo đánh giá chính sách bồi thường sau thu hồi
đất tại quận Bắc Từ Liêm
TT

Tiêu chí

Số lượng


Tỷ lệ

1

Rất tốt

11/169

6,50%

2

Tốt

33/169

19,53%

3

Khá

61/169

36,09%

4

Trung bình


46/169

27,22%

5

Yếu

18/169

10,65%

Kết quả khảo sát về mức độ triển khai chính sách bồi thường
sau thu hồi đất tại quận Bắc Từ Liêm cho thấy chính sách này chưa
thực sự được chính quyền địa phương thực hiện tốt khi có tới 27,22%
số phiếu đánh giá trung bình và 10,65% đánh giá yếu.
3.3.4.2 Thực trạng quản lý chính sách tái định cư và đào tạo nghề
nghiệp, việc làm
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát về chính sách chuyển đổi nghề và tạo
việc làm cho các hộ nông dân sau mất đất trên địa bàn quận Bắc Từ
Liêm
TT

Tiêu chí

Số lượng

Tỷ lệ


1

Rất tốt

15/169

8,87%

2

Tốt

39/169

23,08%

3

Khá

58/169

34,32%

17


4

Trung bình


43/169

25,44%

5

Yếu

14/169

8,28%

Kết quả khảo sát về chính sách chuyển đổi nghề và tạo việc
làm cho các hộ nông dân trên địa bàn quận mặc dù đã có cải thiện
nhưng chưa thực sự đi vào thực tiễn, hầu hết người dân đều phải tự lo
lấy công ăn việc làm sau khi bị thu hồi đất, việc làm của các hộ cũng
không ổn định, phân tán ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau.
Chương 3
GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ NÔNG
DÂN Ở QUẬN BẮC TỪ LIÊM, THÀNH PHỐ HÀ NỘI KHI BỊ
ẢNH HƯỞNG CỦA THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP
3.1. Quan điểm và định hướng sử dụng đất nông nghiệp ở quận
Bắc Từ Liêm
3.1.1. Quan điểm sử dụng đất nông nghiệp ở quận Bắc Từ Liêm
Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; tạo chuyển biến
mạnh về quản lý quy hoạch, đất đai, trật tự xây dựng, thực hiện tốt
“năm trật tự văn minh đô thị”, các dịch vụ đô thị và bảo vệ môi
trường.
Bám sát chương trình 06 - CTr/TU ngày 8/11/2011 về “Đẩy

mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị Thành phố Hà
Nội giai đoạn 2011 - 2015”, chương trình 07 - CTr/TU ngày
18/10/2011 về “Tập trung xây dựng hạ tầng kỹ thuật đô thị, bảo vệ và
nâng cao chất lượng môi trường giai đoạn 2016- 2020” của Thành ủy
Hà Nội.
Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, đảm bảo yêu cầu
theo sự chỉ đạo của Thành phố, của Quận; đảm bảo công khai, minh
bạch, đúng pháp luật. Trước mắt tập trung thực hiện các dự án: Đề pô
18


xe điện, đường 32, các tuyến đường giao thông hạ tầng khung, đô thị
Tây Hồ Tây, khu công nghệ cao sinh học, các tuyến đường và công
trình công cộng ở các Phường, đấu giá quyền sử dụng đất ở Xuân
Đỉnh.
Tăng cường công tác quản lý nhà nước; xử lý 100% các hành
vi vi phạm pháp luật mới phát sinh về quy hoạch đất đai, trật tự xây
dựng, có kế hoạch xử lý vi phạm tồn tại của các năm trước...; tích cực
thực hiện tốt công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quản
lý chặt chẽ và giải quyết kịp thời các vướng mắc về bàn giao đất do
điều chỉnh địa giới hành chính; rà soát và thu hồi đất công, đất “kẹt”
bị lấn chiếm, sử dụng trái mục đích để đưa vào sử dụng việc công
theo quy hoạch.
3.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm
Bảng 3.1. Quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp quận Bắc Từ Liêm đến
năm 2020
Hiện trạng năm 2016
STT

Chỉ tiêu

1.177,99
55,71

Cơ cấu
(%)
100
4,73

55,71

4,73

32,05

11,06

838,79

71,21

162,28

255,98

201,49
5,08
76,92

17,11
0,43

6,53

86,96
7,59
1,00

30,00
2,62
0,34

Diện tích
1
Đất nông nghiệp
1.1
Đất trồng lúa
Trong đó: đất chuyên trồng lúa
nước (2 vụ trở lên)
Đất trồng cây hàng năm
1.2
còn lại
1.3
Đất trồng cây lâu năm
1.4
Đất nuôi trồng thủy sản
1.5
Đất nông nghiệp khác

Quy hoạch đến đến
năm 2020
Cơ cấu

Diện tích
(%)
289,88
100
32,05
11,06

(Nguồn: UBND quận Bắc Từ Liêm)
3.2. Giải pháp đảm bảo phát triển kinh tế hộ nông dân ở quận
Bắc Từ Liêm khi bị ảnh hưởng của thu hồi đất nông nghiệp
19


3.2.1. Nhóm các giải pháp phát triển kinh tế hộ sau thu hồi đất
nông nghiệp
3.2.1.1. Đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hiệu quả cao
3.2.1.2. Giải pháp về kỹ thuật, khuyến nông.
Về giống cây trồng
Về kỹ thuật canh tác
Về kỹ thuật bảo quản nông sản
Về công tác khuyến nông
3.2.1.3. Phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề
3.2.1.4. Phát triển thương mại dịch vụ tạo điều kiện cho các hộ buôn
bán tăng thu nhập
3.2.2. Nhóm giải pháp về thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn
quận Bắc Từ Liêm
3.2.2.1. Sử dụng đất gắn với quy hoạch, sớm chuyển đổi cơ cấu cây
trồng thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất chuyên canh theo quy
hoạch sử đụng dất đã được phê duyệt
3.2.2.2. Chính sách đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp hiệu

quả và bền vững
3.2.2.3. Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề và tạo việc làm đối với người
lao động trên địa bàn quận bị thu hồi đất
3.2.2.4. Giải pháp trong việc ban hành đơn giá bồi thường, hỗ trợ
3.2.3. Nhóm giải pháp về chính sách và quản lý
3.2.4. Tăng cường sự tham gia của người dân và đẩy mạnh công
tác tuyên truyền chính sách, pháp luật về đất đai, bồi thường hỗ
trợ, giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất
3.2.4.1. Đẩy mạnh vai trò của các tổ chức xã hội trong việc tuyên
truyền chính sách pháp luật của nhà nước về bồi thường, giải phóng
mặt bằng
20


3.2.4.2. Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền chính sách bồi
thường, hỗ trợ, giải phóng mặt bằng trên các phương tiện thông tin
đại chúng
3.3. Kiến nghị
3.3.1 Kiến nghị đối với nhà nước
Thay đổi chính sách đất đai, khuyến khích chuyển nhượng
cho thuê đất để tập trung phát triển sản xuất trang trại quy mô lớn;
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp ở quy mô
lớn cần phải được Quốc hội cho phép;
Có phương án đền bù đất nông nghiệp hợp lý, bố trí công ăn
việc làm, đào tạo chuyển đổi nghề cho nông dân. Khuyến khích
doanh nghiệp sử dụng lao động tại địa phương.
Đa dạng hóa các phương án đền bù: đền bù bằng tiền và trả
phí đào tạo nghề, nhận người vào làm tại các doanh nghiệp lấy đất,
nông dân góp đất vào doanh nghiệp coi như cổ phần hoặc cho doanh
nghiệp thuê đất. Nghiên cứu dành lại quỹ đất cần thiết nhằm chuyển

đổi nghề và kinh doanh dịch vụ cho hộ nông dân mất đất; đền bù có
phân biệt giữa lấy đất cho an ninh - quốc phòng, công trình công
cộng với lấy đất cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ;
- Khuyến khích chuyển đổi hay mua bán đất nông nghiệp
nhằm tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp; cấm
mua bán để chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp;
- Hướng tới mô hình công nghiệp hóa dựa vào nông nghiệp,
tạo được một sự phát triển bền vững. Phải công nghiệp hóa bằng việc
phát triển công nghiệp chế biến để tăng giá trị gia tăng.
Du lịch nông thôn là một biện pháp có thể kết hợp với sự
phát triển kinh tế nông thôn. Kinh nghiệm các nước cho thấy du lịch
21


nông thôn có thể tăng gấp đôi thu nhập của nông dân, tạo việc làm và
thúc đẩy sự nâng cao chất lượng của nông nghiệp.
3.3.2. Kiến nghị đối với ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
- Sở Xây dựng, Sở Tài chính cần ban hành giá chi tiết về
công trình, nhà ở, vật kiến trúc, các tài sản khác trên đất để có cơ sở
áp giá bồi thường, hỗ trợ. Khi ban hành giá đề nghị kiểm tra thực tế
giá khu vực tại thời điểm đền bù với giá dự định trong chính sách bồi
thường, hỗ trợ.
- Phân định hạng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp để có
mức giá phù hợp và cần phù hợp với giá thị trường tại thời điểm đền
bù. Cần nhanh chóng áp dụng khung giá mới khi tiến hành bồi
thường về đất. Thực tế cho thấy, giá bồi thường về đất căn cứ vào hệ
số theo quy định cũ là đã có nhiều bất cập, nảy sinh nhiều khiếu nại
tố cáo của người dân.
- Dựa trên yếu tố thị trường để ban hành giá tính đền bù thiệt
hại là chủ trương chính sách của Nhà nước trong thời gian hiện nay

vì vậy cần xây dựng hành lang pháp lý để phát triển thị trường bất
động sản chính thức và hợp pháp. Đây vốn là yêu cầu tất yếu đối với
sự phát triển kinh tế theo thị trường, vừa đảm bảo phát triểnthị trường
bất động sản, đảm bảo được lợi ích của các bên tham gia thị trường
và của Nhà nước. Làm cơ sở thực tế xác định giá đất, giá nhà, nâng
cao vai trò quản lý đất đai cũng như bất động sản của Nhà nước.
….
3.3.3. Kiến nghị với ủy ban nhân dân quận Bắc Từ Liêm
- Quy hoạch nông nghiệp định hướng theo mô hình nông
thôn mới là xây dựng các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung hình
thành các vùng chuyên cây công nghiệp, vùng chuyên màu, vùng
chăn nuôi tập trung... Ứng dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh,
22


chuyên canh vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và
sức cạnh tranh của sản phẩm, phát triển bền vững, gắn với công
nghiệp chế biến và nhu cầu thị trường.
- Hoàn thiện một số chính sách như chính sách phát triển các
ngành kinh tế thu hút nhiều lao động tại chỗ, chính sách khuyến
khích người lao động học tập để thích nghi với thị trường lao động.
- Tạo điều kiện cho nông dân vay vốn để sản xuất nông
nghiệp, chuyển đổi nghề sang ngành kinh doanh, cung cấp dịch vụ.
- Có chính sách hỗ trợ đời sống, hỗ trợ ổn định sản xuất hợp
lý, chính sách đào tạo lao động có hiệu quả thay vì việc chỉ quan tâm
đến việc đào tạo lao động vào làm trong các khu công nghiệp mà
không quan tâm đến các thị trường lao động khác.
KẾT LUẬN
Bắc Từ Liêm là quận mới thành lập thuộc Thành phố Hà Nội
nằm dọc phía bờ nam của sông Hồng. Qua nghiên cứu, đề tài nhận

thấy rằng việc thu hồi đất nông nghiệp có ảnh hưởng rất lớn đến kinh
tế hộ nông dân nói riêng và phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói
chung. Nhìn chung, sau khi thu hồi đất đời sống và việc làm của
người dân có sự thay đổi nhiều, đặc biệt là nhóm hộ mất đất nhiều có
sự thay đổi rõ nét nhất. Diện tích đất nông nghiệp giảm làm tăng diện
tích đất phi nông nghiệp. Điều đó, góp phần tích cực cho việc chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực: tăng tỷ trọng ngành công
nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp, giảm tỷ trọng ngành nông
nghiệp. Tạo nhiều cơ hội việc làm cho người lao động có trình độ, có
điều kiện phát huy năng lực, làm xuất hiện nhiều ngành nghề mới thu
hút lực lượng lao động tại chỗ. Vấn đề giáo dục và chăm sóc sức
khỏe được quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, mất đất nông nghiệp cũng
23


×