Tải bản đầy đủ (.pdf) (228 trang)

Đề tài nghiên cứu: Sự xung đột quan điểm pháp lý về mối liên hệ giữa ‘những diễn tiến không lường trước được’ và các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
NĂM 2017

SỰ XUNG ĐỘT QUAN ĐIỂM PHÁP LÝ VỀ
MỐI LIÊN HỆ GIỮA ‘NHỮNG DIỄN TIẾN
KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC ĐƯỢC’ VÀ CÁC
ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ

Thuộc lĩnh vực khoa học: Khoa học Xã hội – chuyên ngành Pháp luật


i

LỜI CAM ĐOAN
Nhóm nghiên cứu xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng nhóm. Các
số liệu, kết quả nêu trong bài nghiên cứu là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được
trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Những kết luận khoa học của bài nghiên cứu chưa
từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..............................................................................................................i
MỤC LỤC ....................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC VỤ KIỆN ĐƯỢC TRÍCH DẪN ...................................................vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................ix
PHẦN MỞ ĐẦU ..............................................................................................................x


1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ....................................................................x

2.

Tình hình nghiên cứu ....................................................................................... xiii
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước .......................................................... xiii

2.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ........................................................xiv

3.

Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................xix

4.

Phạm vi và phương pháp nghiên cứu .................................................................xx
4.1.

Phạm vi nghiên cứu..................................................................................xx

4.2.

Phương pháp nghiên cứu ........................................................................xxi


4.3.

Những phương pháp tạm thời loại trừ trong quá trình nghiên cứu ...... xxiv

5.

Hướng tiếp cận và kỹ thuật khai thác thông tin cần thiết............................... xxiv

6.

Những đóng góp mới của đề tài ..................................................................... xxvi

7.

Một số hạn chế của đề tài .............................................................................. xxvii

8.

Kết cấu của đề tài ......................................................................................... xxviii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ BIỆN PHÁP TỰ VỆ TRONG
THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ YẾU TỐ
‘NHỮNG DIỄN TIẾN KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC ĐƯỢC’ ......................................1
1.1. Khái quát về tự vệ trong thương mại quốc tế .......................................................1
1.1.1.

Khái niệm và ảnh hưởng của tự vệ ............................................................1

1.1.2.


Cơ sở pháp lý của tự vệ............................................................................11

1.2. Quá trình hình thành và vị trí của yếu tố ‘những diễn tiến
không lường trước được’ từ Điều XIX Hiệp định GATT 1947 đến SA .....................21


iii

1.2.1.

Từ dạng xuất hiện đầu tiên của yếu tố ‘những diễn

tiến không lường trước được’ đến trước vòng đàm phán Tokyo ............................. 21
1.2.2.

Sự tồn tại của ‘những diễn tiến không lường trước được’

trong tiến trình xây dựng SA ....................................................................................27
1.3. Sự xung đột của các quan điểm lý luận về ‘những diễn tiến
không lường trước được’ qua góc nhìn quốc tế...........................................................35
1.3.1.

Định nghĩa về ‘những diễn tiến không lường

trước được’ theo quan điểm các tác giả quốc tế .....................................................35
1.3.2.

Xác định ‘những diễn tiến không

lường trước được’ trong các án lệ WTO………………………………………….38

1.3.3.

Xác định hiệu lực pháp lý của yếu tố

‘những diễn tiến không lường trước được’……………………………………….42
CHƯƠNG 2: NHỮNG XUNG ĐỘT PHÁP LÝ XOAY QUANH
YẾU TỐ ‘NHỮNG DIỄN TIẾN KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC ĐƯỢC’
TRONG THỰC TIỄN ÁP DỤNG BIỆN PHÁP TỰ VỆ ............................................47
2.1. Các tranh chấp tại WTO về biện pháp tự vệ
liên quan đến yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’
và những vấn đề phát sinh (thực tế và pháp lý) ...........................................................47
2.1.1.

Sự mâu thuẫn trong Phụ lục 1A Hiệp định WTO

và nguyên tắc để giải quyết mâu thuẫn ...................................................................47
2.1.2.

Việc áp dụng đồng thời cả SA và Hiệp định GATT .................................53

2.1.3.

Giá trị pháp lý của yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’ ...63

2.1.4.

Mối liên kết hợp lý giữa ‘những diễn tiến không

lường trước được’ và ‘gia tăng nhập khẩu’ ............................................................ 74
2.1.5.


Sự giải thích hợp lý và đầy đủ về yếu tố ‘những diễn tiến không lường

trước được’ và ‘ảnh hưởng của những nghĩa vụ thuế quan’ trong báo cáo được
công bố của cơ quan có thẩm quyền .......................................................................82
2.1.6.

Dạng tồn tại của yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’

trên thực tế……………………………..................................... .............................. 99


iv
2.2. Thực tiễn áp dụng yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’
trong một số vụ điều tra áp dụng tự vệ của Việt Nam ...............................................118
2.2.1.

Dầu thực vật ...........................................................................................118

2.2.2.

Bột ngọt ..................................................................................................121

2.2.3.

Phôi thép và thép dài .............................................................................124

2.2.4.

Tôn màu..................................................................................................130


CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỂ VIỆT NAM VẬN DỤNG
HIỆU QUẢ YÊU CẦU ‘NHỮNG DIỄN TIẾN
KHÔNG LƯỜNG TRƯỚC ĐƯỢC’ TRONG GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP TẠI WTO VÀ ÁP DỤNG TỰ VỆ ..................................................132
3.1. Những bài học kinh nghiệm từ lịch sử lý luận và thực tiễn .............................132
3.1.1.

‘Những diễn tiến không lường trước được’ và

sự ‘gia tăng nhập khẩu’ không thể là một .............................................................132
3.1.2.

Hội nhập thương mại không phải là ‘những diễn tiến

không lường trước được’…………………………………...................................133
3.1.3.

Thay đổi mặt hàng xuất khẩu nhiều khả năng

không tạo nên sự không lường trước .....................................................................134
3.1.4.

Khủng hoảng kinh tế là ‘những diễn tiến không lường trước được’ .....135

3.1.5.

Ghi nhận về yếu tố ‘ảnh hưởng của những nhân nhượng thuế quan’ ...137

3.1.6.


Việc chứng minh và cung cấp chứng cứ hồi tố - ex post facto

explanation/ex post supporting evidence ...............................................................138
3.1.7.

Sự rời rạc và thiếu tính liên kết giữa

các dữ kiện được dùng để chứng minh……………..............................................141
3.1.8.

Mối quan hệ ‘nhân quả hai bước’ trong áp dụng tự vệ .........................146

3.2. Giải pháp cho Việt Nam...................................................................................147
3.2.1.

Giải pháp lập pháp ................................................................................147

3.2.2.

Giải pháp ‘tố tụng’.................................................................................151


v

3.2.3.

Vụ tranh chấp giữa Việt Nam và Indonesia liên quan đến việc

áp dụng biện pháp tự vệ đối với mặt hàng thép cán không hợp kim (DS496) ......165

PHẦN KẾT LUẬN ......................................................................................................187
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................191
PHỤ LỤC


vi

DANH MỤC CÁC VỤ KIỆN ĐƯỢC TRÍCH DẪN
Argentina – Definitve safeguard measure on imports
Argentina - Preserved peaches

of preserved peaches, Báo cáo Ban hội thẩm
WT/DS238/R được thông qua ngày 15/4/2003.
Argentina – Safeguard Measures on Imports of

Argentina – Footwear

Footwear, Báo cáo Ban hội thẩm WT/DS121/R, Báo
cáo Ủy ban phúc thẩm WT/DS121/AB/R được thông
qua ngày 12/01/2000.
Brazil – Measures affecting desiccated coconut, Báo

Brazil – Desiccated Coconut

cáo Ban hội thẩm WT/DS22/R, Báo cáo Ủy ban phúc
thẩm

WT/DS22/AB/R

được


thông

qua

ngày

20/3/1997.
Chile — Price Band System and Safeguard Measures
Relating to Certain Agricultural Products, Báo cáo
Chile — Price Band System

Ban hội thẩm WT/DS207/R, Báo cáo Ủy ban phúc
thẩm WT/DS207/AB/R được thông qua ngày
23/02/2002.
European

EC – Bananas III

Communities



Regimes

for

the

inportation, sales and distribution of bananas, Báo

cáo Ủy ban phúc thẩm WT/DS27/AB/R được thông
qua ngày 25/9/1997.
European Communities — Measures Concerning

EC — Hormones

Meat and Meat Products (Hormones), Báo cáo Ủy
ban phúc thẩm WT/DS26/AB/R được thông qua
ngày 13/02/1998.
Guatemala - Anti-Dumping Investigation Regarding

Guatemala – Cement

Portland Cement from Mexico, Báo cáo Ban hội
thẩm WT/DS60/R, Báo cáo Ủy ban phúc thẩm
WT/DS60/AB/R được thông qua ngày 25/11/1998.


vii

Indonesia
Indonesia – Automobile

-

Certain

Measures

Affecting


the

Automobile Industry, Báo cáo Ban hội thẩm
WT/DS54/R,

WT/DS55/R,

WT/DS59/R,

WT/DS64/R được thông qua ngày 23/7/1998.
Korea - Definitive Safeguard Measure on Imports of
Korea – Dairy product

Certain Dairy Products, Báo cáo Ban hội thẩm
WT/DS98/R,

Báo

cáo

Ủy

ban

phúc

thẩm

WT/DS98/AB/R được thông qua ngày 12/01/2000.

Ukraine – Definitive safeguard measures on certain
Ukraine – Passenger cars

passenger cars, Báo cáo Ban hội thẩm WT/DS468/R
được thông qua ngày 20/7/2015.
United States — Standards for Reformulated and

US — Gasoline

Conventional Gasoline, Báo cáo Ủy ban phúc thẩm
WT/DS2/AB/R được thông qua ngày 20/5/1996.
Report of The Intersessional Working Party on the
complaint

US – Hatter’s Fur

of

Czechslovakia

concerning

the

withdrawal by The United States of a concession
under the terms of article XIX, GATT/CP/106 được
thông qua ngày 22/10/1951.
United States - Safeguard Measures on Imports of
Fresh, Chilled or Frozen Lamb Meat from New


US – Lamb meat

Zealand and Australia, Báo cáo Ban hội thẩm
WT/DS177/R, WT/DS178/R, Báo cáo Ủy ban phúc
thẩm WT/DS177/AB/R, WT/DS178/AB/R được
thông qua ngày 16/5/2001.
United States - Definitive Safeguard Measures on
Imports of Certain Steel Products, Báo cáo Ban hội

US - Steel safeguards

thẩm WT/DS248/R, WT/DS249/R, WT/DS251/R,
WT/DS252/R,

WT/DS253/R,

WT/DS254/R,

WT/DS258/R, WT/DS259/R, Báo cáo Ủy ban phúc


viii

thẩm

WT/DS248/AB/R,

WT/DS249/AB/R,

WT/DS251/AB/R,


WT/DS252/AB/R,

WT/DS253/AB/R,

WT/DS254/AB/R,

WT/DS258/AB/R, WT/DS259/AB/R được thông qua
ngày 10/12/2003.
United States — Definitive Safeguard Measures on
Imports of Wheat Gluten from the European
US — Wheat Gluten

Communities, Báo cáo Ban hội thẩm WT/DS166/R,
Báo cáo Ủy ban phúc thẩm WT/DS166/AB/R được
thông qua ngày 19/01/2001.


ix

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADA

Hiệp định về biện pháp chống bán phá giá

AOA

Hiệp định về nông nghiệp

CNCE


Ủy ban Ngoại thương Argentina

DSB

Cơ quan giải quyết tranh chấp tại WTO

DSU

Thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại WTO

EC

Cộng đồng Châu Âu

ECOSOC

Ủy ban kinh tế và xã hội của Liên Hợp Quốc

GATS

Hiệp định chung về thương mại dịch vụ

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại năm 1994

ITO

Tổ chức thương mại quốc tế


KPPI

Ủy ban tự vệ thương mại Indonesia

SA

Hiệp định về biện pháp tự vệ

SCM

Hiệp định về biện pháp trợ cấp và thuế đối kháng

SPS

Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật

UNCTAD

Hội nghị Thương mại và Phát triển của Liên Hợp Quốc

USITC

Ủy ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ

USSR

Liên bang các nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Xô Viết

WTO


Tổ chức thương mại thế giới


x

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Toàn cầu hoá đang là xu hướng của thế giới và ngày càng được mở rộng. Hòa
mình vào xu thế đó, Việt Nam đã tiến hành thiết lập mối quan hệ giao thương với nhiều
quốc gia trên thế giới. Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ
chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu giai đoạn bước vào sân chơi chung toàn
cầu.
Mười năm đã trôi qua, chưa đủ dài cho một quá trình hội nhập nhưng không quá
ngắn để va chạm với những mặt trái của tự do hóa thương mại và chứng kiến những
diễn tiến không mong muốn. Đáng kể là tác động từ việc hàng hóa nước ngoài nhập
khẩu ồ ạt vào thị trường trong nước, khi mà năng lực cạnh tranh của nhiều ngành sản
xuất nội địa còn yếu kém, đã kéo theo hệ quả nhiều doanh nghiệp sản xuất đứng trước
nguy cơ phá sản, đổ vỡ. Để ngăn chặn những thiệt hại nghiêm trọng này, một công cụ
hữu hiệu của WTO đã được tạo ra nhằm giải quyết vấn đề này là biện pháp tự vệ. Tự vệ
được xem như công cụ hiệu quả nhất để bảo vệ ngành sản xuất nội địa, cho phép các
quốc gia hành động khẩn cấp nhằm ngăn chặn tạm thời dòng chảy đột ngột của hàng
hóa nhập khẩu để giúp ngành sản xuất nội địa của một quốc gia tránh những thiệt hại
hoặc nguy cơ gây thiệt hại. Mặc dù vậy, để áp dụng biện pháp tự vệ, Việt Nam hay bất
kỳ thành viên WTO nào khác, cần phải đáp ứng tất cả các quy định nghiêm ngặt. Nếu
không, sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị khởi kiện tại WTO, bị thua kiện, không thể bảo
vệ ngành sản xuất trong nước.
Một trong những yêu cầu pháp lý có tính tiên quyết để áp dụng tự vệ là yêu cầu về
yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’. Tuy nhiên, việc hiểu và áp dụng yếu
tố này trên thực tế vẫn còn tạo ra rất nhiều những tranh cãi, khi mà mỗi quốc gia đều

đưa ra những quan điểm, lập luận và thực định khác nhau. Điều này được thể hiện rất rõ
thông qua các tranh luận gay gắt trong các tranh chấp tại WTO về việc vận dụng yếu tố
‘những diến tiến không lường trước được’.
Thêm vào đó, ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có công trình nào đề cập một cách
chi tiết đến những vấn đề này. Một khoảng trắng cần được nhắc đến là pháp luật thực
định của Việt Nam về biện pháp tự vệ không đề cập đến ‘những diễn tiến không lường


xi
trước được’. Dù trên thực tế, Việt Nam đã có sự ghi nhận ‘những diễn tiến không lường
trước được’ trong các báo cáo điều tra và áp dụng tự vệ đã ban hành đối với một số sản
phẩm như Dầu thực vật, Phôi thép dài, Bột Ngọt. Mặc dù vậy, việc ghi nhận này của
Việt Nam vẫn chưa tương thích với các yêu cầu của WTO. Điều này khẳng định nhu
cầu thực tế đối với việc nghiên cứu để làm rõ các vấn đề xoay quanh yếu tố ‘những diễn
tiến không lường trước được’.
Cần thiết hơn, Việt Nam cũng đang tiến hành khởi kiện Indonesia về việc áp dụng
biện pháp tự vệ tại WTO với vụ kiện có mã số WT/DS496. Trong vụ kiện này, Việt
Nam có đề cập đến yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’ là vấn đề pháp lý
xếp ở vị trí đầu tiên. Do đó, nhóm nghiên cứu thấy rõ sự cấp thiết và tính quan trọng của
việc phải có một nghiên cứu chuyên sâu đề cập đến vấn đề này nhằm tạo nền tảng cho
các doanh nghiệp Việt Nam, cơ quan có thẩm quyền hiểu chỉnh xác về biện pháp tự vệ
nói chung và những vấn đề thực tế, pháp lý xoay quanh ‘những diễn tiến không lường
trước được’ nói riêng. Vì những lẽ trên, nhóm nghiên cứu đã lựa chọn đề tài: “Sự xung
đột quan điểm pháp lý1 về mối liên hệ giữa ‘những diễn tiến không lường trước’ và
các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ” để thực hiện công trình nghiên cứu khoa học.

Trong tư pháp quốc tế, thuật ngữ ‘xung đột’ thường chỉ đến sự khác nhau về luật thực định, xung đột về thẩm
quyền giải quyết tranh chấp giữa hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau có khả năng điều chỉnh một quan hệ
1


pháp luật. Tuy nhiên, từ ‘xung đột’ được sử dụng trong tên của đề tài lại không mang hàm ý như vậy. Xung đột
trong quan điểm pháp lý nhằm nhấn mạnh những khác biệt mang tính đối lập nhau trong cách nhìn nhận về mối
liên hệ giữa ‘những diễn tiến không lường trước được’ với các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ. Không chỉ có sự
khác biệt đến loại trừ về cách hiểu trong những công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước và nước ngoài,
mà sự xung đột này còn diễn ra giữa các quốc gia tham gia vào tranh chấp thương mại quốc tế, thậm chí trong nội
bộ cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO, giữa Ban hội thẩm và Ủy ban phúc thẩm, và được thể hiện rõ trong
các án lệ. Thêm vào đó, ngay cả việc áp dụng yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’ của cơ quan có
thẩm quyền của Việt Nam cũng tồn tại nhiều mâu thuẫn so với các án lệ WTO. Tên đề tài hàm ý sự khác nhau
trong nhiều tầng, nhiều lớp, nhiều lát cắt quan điểm. Chính vì vậy, việc làm sáng tỏ những xung đột quan điểm
pháp lý, cũng như sự xung đột trong các vụ kiện cấp quốc gia một cách khách quan trở thành một công việc cần
thiết.


xii
2. Tình hình nghiên cứu
2.1.

Tình hình nghiên cứu trong nước2

Bài viết Một số vấn đề pháp lý về biện pháp tự vệ thương mại của tác giả Nguyễn
Quý Trọng3, ở phần cơ sở pháp luật về biện pháp tự vệ, tác giả có nói đến Điều XIX
Hiệp định GATT. Tuy nhiên, khi đi vào phân tích các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
nói chung, thì chỉ nêu “Hiệp định SA xác lập các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ
(Điều 2, Điều 4 và Điều 5)…”. Trong bài viết này, tác giả chỉ nhắc đến cụm từ ‘không
thể thấy hoặc lường trước được’ khi viết “Điều kiện chung là tình trạng nói trên4 phải
là hệ quả của việc thực hiện các cam kết trong WTO của các thành viên mà họ không
thể thấy hoặc lường trước được khi đưa ra cam kết”.
Bài viết Bàn về biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu của tác giả Hà Thị
Thanh Bình5, ở mục điều kiện áp dụng tự vệ theo quy định của WTO, tác giả có kết
luận: “So với Điều XIX của GATT, điều kiện để áp dụng một biện pháp tự vệ đã được

quy định cụ thể hơn trong SA. Quan trọng hơn, SA đã không đưa ra điều kiện việc gia
tăng nhập khẩu phải do ‘hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết
quả của những nghĩa vụ, trong đó có các nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết
theo Hiệp định này’ như yêu cầu tại Điều XIX của GATT. Theo giải thích chung về Phụ
lục 1A của Hiệp định WTO, các quy định của SA sẽ có giá trị áp dụng”.
Giáo trình Luật thương mại quốc tế - Phần I của Đại học Luật Tp.HCM6 khẳng
định rõ việc thực hiện các biện pháp tự vệ thương mại phải đáp ứng và tuân thủ các điều
kiện nhất định được quy định tại Điều XIX Hiệp định GATT 1994 và SA. Đồng thời,
giáo trình cũng ghi nhận về yếu tố ‘sự phát triển không lường trước được’ là nghĩa vụ
Đối với những phạm vi nghiên cứu rộng như các biện pháp phòng vệ thương mại, hoặc về biện pháp tự vệ, tại
Việt Nam có khá nhiều các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học. Tuy nhiên, ở dạng đề tài nhánh và nghiên cứu
trong phạm vi hẹp như yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’, theo như nhóm nghiên cứu tìm hiểu, hiện
nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu riêng biệt viết về yếu tố này. Mà hầu hết các tác giả ở Việt Nam nhắc đến
yếu tố này thông qua việc đề cập đến biện pháp tự vệ nói chung. Do tính hẹp và tính mới của đề tài, các công trình
nghiên cứu tại Việt Nam có liên quan trực tiếp đến đề tài cũng còn khá hạn chế, nên khi phân tích về tình hình
nghiên cứu trong nước, nhóm nghiên cứu đã đối chiếu với nguồn tài liệu là các giáo trình, ít mang tính khoa học
hơn so với các công trình đã xuất bản, bài báo khoa học. Điều này nhằm để đảm bảo cho việc thể hiện các quan
điểm của tác giả Việt Nam về yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’ một cách đầy đủ.
3
Đăng trên Tạp chí Luật học số 5/2009.
4
Có lẽ là tác giả muốn nói đến tình trạng hàng hóa được nhập khẩu gia tăng về mặt số lượng và gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại đối với ngành sản xuất trong nước được đề cập trong nhóm các điều kiện quy định trong SA.
5
Đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 8/2008.
6
Biên soạn năm 2016.
2



xiii
pháp lý cần phải chứng minh khi áp dụng tự vệ. Đây được xem là sự khác biệt đáng kể
so với các quan điểm của một số tác giả ở Việt Nam trước đây là không chú ý đến yếu
tố ‘những diễn tiến không lường trước được’, không thừa nhận hiệu lực của Điều XIX
vì đã có SA quy định chi tiết về biện pháp tự vệ. Cách tiếp cận của giáo trình cũng gắn
liền với thực tiễn xét xử của WTO, dựa trên những phán quyết trong các vụ kiện tiêu
biểu để làm rõ hơn cho từng điều kiện áp dụng tự vệ nói chung và ‘những diễn tiến
không lường trước được’ nói riêng.
Giáo trình Luật thương mại quốc tế của trường Đại học Kinh tế Quốc dân7, trong
phần về điều kiện áp dụng tự vệ thương mại đã nêu nghĩa vụ chứng minh đồng thời ba
điều kiện gồm: (i) sự gia tăng đột biến lượng hàng hóa nhập khẩu; (ii) ngành sản xuất
tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp bị thiệt hại nghiêm trọng hoặc bị đe dọa gây thiệt hại
nghiêm trọng; (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng nhập khẩu và thiệt hại.
Như vậy, về nghĩa vụ chứng minh ban đầu, giáo trình không đề cập đến yếu tố ‘những
diễn tiến không lường trước được’. Tuy nhiên, khi xét đến phần phân tích điều kiện đầu
tiên về gia tăng nhập khẩu8, nhóm nghiên cứu nhận thấy giáo trình có đề cập đến nghĩa
vụ “… sự gia tăng nhập khẩu này cần chứng minh được là kết quả của những diễn biến
nhập khẩu không lường trước được. Trên thực tế, việc chứng minh tính lường trước hay
không lường trước được của sự gia tăng nhập khẩu rất khó xác định bởi nó hầu như
phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của nước tiến hành điều tra…”.
Đối với các công trình nghiên cứu như Luận án tiến sĩ, ở lĩnh vực phòng vệ thương
mại nói chung và biện pháp tự vệ nói riêng, có thể điểm qua một số các Luận án tiêu
biểu sau: Luận án tiến sĩ Các biện pháp phòng vệ thương mại theo hiệp định thương mại
tự do (2017) của Nguyễn Thu Hương dù viết về phòng vệ thương mại nhưng không viết
gì về yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’; Luận án tiến sĩ Pháp luật về tự
vệ trong nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực
tiễn (2013) của Nguyễn Quý Trọng, sau đó cũng đã được xuất bản thành sách chuyên
khảo9. Trong toàn bộ nội dung luận án, phần về điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ theo
quy định của WTO, tại trang 54 tác giả có ghi nhận về yếu tố ‘những diễn tiến không
Biên soạn năm 2015.

Ở mục a trang 144-145.
9
Nxb. Tư pháp, 2012.
7
8


xiv
lường trước được’ bằng một câu duy nhất: “Cũng cần lưu ý rằng: việc gia tăng số
lượng hàng hóa nhập khẩu phải là kết quả của việc phát triển không lường trước được
và nhân nhượng thuế quan”.
Thông qua việc tham khảo một số các giáo trình tiêu biểu viết về luật thương mại
quốc tế, cũng như bài viết, luận án về biện pháp tự vệ, nhóm nghiên cứu nhận thấy các
tài liệu này chỉ dừng ở mức độ ghi nhận về yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước
được’ và có lưu ý về việc áp dụng đồng thời cả Điều XIX Hiệp định GATT 1994 và SA.
Mặc dù vậy, những công trình này chỉ ghi nhận đến yếu tố ‘những diễn tiến không
lường trước được’, mà không đi sâu vào phân tích. Hàng loạt vấn đề pháp lý và thực tế
đối với việc xác định yếu tố này đến thời điểm hiện tại vẫn đang bị bỏ ngỏ: thời điểm và
nghĩa vụ chứng minh yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’ trong báo cáo
điều tra tự vệ; một số dạng tồn tại trên thực tế của yếu tố này; mức độ xác định yếu tố
này phải như thế nào thì được xem là hợp lý và đầy đủ theo quy định của WTO về tự
vệ; mối liên kết hợp lý giữa ‘những diễn tiến không lường trước được’ và sự gia tăng
nhập khẩu gây ra hoặc de dọa gây ra thiệt hại nghiêm trọng.
2.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài

Jorge F.Perez-Lopez trong bài viết GATT Safeguard: A Critical Review of Article
XIX and Its Implementation in Selected Countries (1991)10 ghi nhận các hiệp định
thương mại quốc tế nhìn chung đều chứa đựng điều khoản tự vệ cho phép tạm thời hoãn

thực hiện nghĩa vụ trong những trường hợp có xảy ra các sự kiện ‘không lường trước
được’ hoặc ‘ngoài dự đoán’11. Nội dung trong bài báo bình luận về những điểm còn hạn
chế của Điều XIX Hiệp định GATT năm 1947. Jorge nói, điều khoản này khá ngắn chỉ
có năm đoạn nhưng nội dung lại chứa đựng sự đa nghĩa12, phải xem xét trên cả hai khía
cạnh: thứ nhất là về lịch sử hình thành và thứ hai là về quá trình thực thi của điều
khoản13. Trong đề mục về các điều kiện áp dụng biện pháp tự vệ theo Điều XIX thì tác
giả Jorge Lopez đã ghi nhận ba nhóm điều kiện. Cách phân loại của Jorge. Lopez sẽ
Đăng trên tạp chí Case Western Reserve Journal of International Law, Volume 23, Issue 3 (1991).
‘unexpected or unforeseen events’, trong Jorge F.Perez-Lopez. 1991. GATT Safeguard: A Critical Review of
Article XIX and Its Implementation in Selected Countries, Case Western Reserve Journal of International Law,
Volume 23, Issue 3, p.517.
12
Jorge F.Perez-Lopez. 1991, sđd, p.521.
13
John Howard Jackson. 1969. World trade and the law of GATT: A Legal Analysis of the General Agreement on
Tariffs and Trade (1 ed.), p.557, trích bởi Jorge Lopez 1991, sđd, p.521.
10
11


xv
không giống như những công trình khác khi chỉ đòi hỏi gia tăng nhập khẩu gây thiệt hại
nghiêm trọng và giữa chúng có mối quan hệ nhân quả với nhau, còn ngoài ra trong
nhóm các điều kiện áp dụng những biện pháp tự vệ thì không tồn tại những mối quan hệ
nhân quả nào khác. Jorge Lopez cũng ghi nhận quan điểm của Jackson14, theo đó “bất
kì những sản phẩm được nhập khẩu trong tình trạng gia tăng về mặt số lượng đều có
thể được áp dụng Điều XIX” bởi vì các bên ký kết đàm phán nghĩa vụ thuế quan theo
Hiệp định GATT với tất cả sản phẩm. Ở đây Jackson sử dụng cụm từ ‘all products’
nghĩa là ‘với mọi sản phẩm’. Tuy nhiên Jackson lại nhìn nhận vấn đề ở đây không cần
thiết phải đòi hỏi ở một mức độ của ‘causality’ tức là ‘mối quan hệ nhân quả’, mà chỉ

đòi hỏi về sự trùng khớp (coincidence) giữa việc áp dụng này với nghĩa vụ thuế quan
theo Hiệp định GATT.
Mặc dù đây là công trình đã xuất hiện từ lâu (1991) nhưng quan điểm tác giả
không bị ‘lỗi thời’, mà còn phù hợp với quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp
hiện tại. Tuy nhiên, điều hạn chế của công trình này là thời điểm thực hiện vào năm
1991 khi chưa có WTO vầ cũng chưa có SA, nên mọi vấn đề pháp lý về tự vệ chỉ gói
gọn trong Điều XIX Hiệp định GATT 1947. Tác giả chỉ tập trung xoay quanh vấn đề về
học thuật mà vẫn chưa xét đến các vấn đề như nghĩa vụ chứng minh, dạng tồn tại thực tế
của yếu tố này15.
Alan O. Sykes trong bài viết The Safeguard Mess: A Critique of WTO
Jurisprudence (2003)16 lại cho rằng một trong những vấn đề còn tồn đọng trong Điều
XIX là yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’. Alan O. Sykes xem đây là một
yếu tố đã bị lỗi thời (unplanned obsolescence). Alan O. Sykes lạc quan cho rằng những
vấn đề cơ bản về ‘những diễn tiến không lường trước được’ đã được giải quyết từ
GATT 1947, nhưng nghi ngờ về tính thời đại của vụ việc vào thời điểm 2003. Và tác
giả đã tiến xa hơn khi đặt ra hàng loạt nghi vấn là làm sao để có thể giải thích được các
điều kiện này khi nó nằm trong hiệp định mà đã tồn tại rất nhiều năm, đáng chú ý hơn

14

John Howard Jackson. 1969. World trade and the law of GATT: A Legal Analysis of the General Agreement on
Tariffs and Trade (1 ed.), p.557-559, trích bởi Jorge Lopez 1991, sđd, p.522.
15
Hệ thống án lệ của GATT đối với biện pháp tự vệ theo Điều XIX ở thời điểm đó không đủ mạnh, hầu như nội
dung trong bài tác giả ít khi sử dụng căn cứ án lệ, mà chỉ dựa vào quan điểm của những tác giả có kinh nghiệm và
quan điểm cá nhân.
16
Đăng trên tạp chí The Law School The University of Chicago, Law and Economics Working Paper No.187.



xvi
rằng đây lại là sự gia tăng nhập khẩu sau hơn 50 năm sau khi hiệp định này được đàm
phán. Có ý nghĩa gì khi nói rằng: sự gia tăng nhập khẩu bất ngờ này là kết quả của
những nghĩa vụ thuế quan mà cụ thể là những nghĩa vụ thuế quan nếu mà đặt trong bối
cảnh của hiệp định vào năm 1947 thì có thể hiểu những nghĩa vụ này được đàm phán từ
cách đây đã nhiều thập kỉ. Những sự gia tăng như vậy có thể được xem là ‘lường trước
được’ theo thời gian hay không? Cụ thể, có nhiều lập luận cũng như nghi vấn được đặt
ra nhằm chứng minh cho sự mơ hồ và ‘lỗi thời’ của điều khoản. Tuy nhiên, Ban hội
thẩm trong một số vụ kiện tại WTO đã lần lượt trả lời cho những câu hỏi đó, nên những
nghi vấn được đặt ra đã không còn là vấn đề bị bỏ ngõ nữa. Bài viết thiếu tính khách
quan vì không ghi nhận đầy đủ các án lệ có liên quan nhằm làm rõ hơn về yếu tố này, và
cũng thiếu đi những vấn đề thực tế của yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước
được’.
Yong Shik Lee, Safeguard measures in world trade – Legal analysis, Third edition
(2014)17 là sách chuyên sâu về biện pháp tự vệ thương mại dưới góc độ pháp lý. Công
trình này đề cập rất bao quát về tự vệ, gồm: cơ sở kinh tế - chính trị, lịch sử hình thành
của Điều XIX Hiệp định GATT 1947 và SA, các điều kiện áp dụng tự vệ. Trong đó, tác
giả có phân tích chi tiết về yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’. Quan điểm
của Yong Shik Lee dựa trên quá trình đàm phán khá dài mới có thể ra đời hiệp định SA.
Nên đây là minh chứng rõ nét cho thấy hiệp định mới sẽ thay thế cho những nội dung
lỗi thời trong Điều XIX. Yong Shik Lee bày tỏ quan điểm không đồng ý với phán quyết
của Ủy ban phúc thẩm khi cơ quan này cho rằng, điều XIX vẫn tiếp tục có hiệu lực và
‘những diễn tiến không lường trước được’ cấu thành nên nghĩa vụ pháp lý cần chứng
minh. Lee khẳng định SA sẽ có giá trị pháp lý cao hơn và điều khoản về ‘những diễn
tiến không lường trước được’ là đa nghĩa và mơ hồ, đã bị loại bỏ đi dựa trên ý định của
những nhà đàm phán. Tuy nhiên, các quan điểm này không hoàn toàn chính xác.
Sách viết chuyên sâu về tự vệ của Fernado Pierola, The challenge of Safeguards in
the WTO, (2014) dành một đề mục lớn để nói về yếu tố ‘những diễn tiến không lường
trước được’. Fernado Pierola ghi nhận việc áp dụng đồng thời Điều XIX Hiệp định
GATT và SA. Quan điểm của Fernado Pierola thì Điều XIX rõ ràng đòi hỏi phải có một

17

Yong Shik Lee. 2014. Safeguard Measures in World Trade, The Legal Analysis, Third Edition. Edward Elgar
Publishing Limitied. Cheltenham, UK, p.55-63.


xvii
sự kiện bất ngờ xảy ra18. Trong phần viết về yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước
được’, tác giả đã trích và bình luận một số án lệ điển hình trong lĩnh vực này theo
hướng lọc ra những vấn đề pháp lý. Cụ thể, tác giả giải thích nội dung của điều khoản,
như thế nào gọi là kết luận hợp lý và đầy đủ về yếu tố này cũng như một số dạng tồn tại
trên thực tế của yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’19. Có thể nói, đối với
nhiều khía cạnh pháp lý có liên quan đến yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước
được’, thì công trình nghiên cứu này đã đề cập khá đầy đủ. Tuy nhiên, dung lượng nội
dung viết về yếu tố này còn ít, vì ‘những diễn tiến không lường trước được’ chỉ là một
phần nhỏ trong tổng thể các vấn đề có liên quan đến tự vệ, Fernado Pierola chỉ điểm qua
và phân tích sơ lược về những phán quyết tiêu biểu. Còn đối với những tranh cãi phát
sinh, nguồn gốc của vấn đề ẩn đằng sau những kết luận đó lại không đề cập.
UNCTAD đã biên soạn tài liệu Dispute Settlement World Trade Organization 3.8
Safeguard Measures, (2003) - dạng cẩm nang tham khảo. Trong đó, tập hợp các quy
định về biện pháp tự vệ trên cơ sở Hiệp định GATT 1994, SA và những giải thích được
trích ra từ phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp WTO. Trong phần các điều
kiện áp dụng tự vệ, tài liệu có nói về ‘những diễn tiến không lường trước được’ với một
số nội dung chính như: (i) thừa nhận mối quan hệ giữa Điều XIX Hiệp định GATT 1994
và SA thông qua việc trích dẫn phán quyết của Ủy ban phúc thẩm trong vụ kiện Korea –
Dairy product và Argentina - Footwear; (ii) định nghĩa về ‘những diễn tiến không
lường trước được’ là gì và dạng tồn tại thực tế của nó qua phán quyết trong vụ US –
Hatter’s Fur. Một điểm đáng lưu ý là tài liệu này đã tách biệt yếu tố ‘gia tăng nhập khẩu
và ‘những diễn tiến không lường trước được’, vốn dĩ là sự nhầm lẫn của nhiều quốc gia
cũng như của nhiều tác giả.

Luận án tiến sĩ Trade Remedy Measures in the WTO and Regional Trade
Agreement, (2012) của YangYang Huang20 có thừa nhận yếu tố ‘những diễn tiến không
lường trước được’ trong nhóm các nghĩa vụ pháp lý cần chứng minh khi áp dụng biện
pháp tự vệ. YangYang Huang có viện dẫn một số vụ kiện tiêu biểu như Korea – Dairy
product, Argentina – Footwear, US – Lamb meat. Tuy nhiên, do bài nghiên cứu này khá
18

Fernado Pierola. 2014. The challenge of Safeguards in the WTO, Cambridge University Press, p.136-137.
Fernado Pierola. 2014, sđd, p.136-151.
20
Thesis for the degree of Doctor of Philosophy, The University of Edinburgh.
19


xviii
rộng, bao trùm lên các biện pháp phòng vệ thương mại trong WTO và các hiệp định
thương mại khu vực, nên nội dung về ‘những diễn tiến không lường trước được’ chưa
được phân tích chi tiết. Những thông tin trong luận án dừng lại ở mức độ thừa nhận sự
tồn tại và trích dẫn các phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp như một nguồn
luật bổ sung thêm cho cơ chế tự vệ.
Luận văn thạc sĩ Developing countries and emergency safeguard measures in
world trade law, (2006) của Carl-Owe Olsson21 có điểm độc đáo là đã lồng ghép yếu tố
‘những diễn tiến không lường trước được’ vào điều kiện ‘gia tăng nhập khẩu’ dù không
đồng quy hóa hai thuật ngữ này. Tác giả khẳng định rõ có một nhóm điều kiện chính
cần phải tuân thủ khi áp dụng tự vệ là sự gia tăng nhập khẩu phải do hậu quả của
‘những diễn tiến không lường trước được’ và do ‘ảnh hưởng của những nghĩa vụ, trong
đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết theo Hiệp định này’. Tuy
nhiên, do chủ đề của bài viết là hướng đến nghiên cứu về khả năng áp dụng tự vệ của
các quốc gia đang phát triển, nên những quy định về tự vệ của hệ thống WTO được
trình bày một khá cô đọng, chỉ ở mức đề cập đến các điều kiện cơ bản và ghi nhận một

số án lệ có liên quan, mà không đi sâu vào từng vấn đề của từng điều kiện.
Luận văn thạc sĩ Recession, Technological changes and Other factors as
Unforeseen developments in Safeguard investigation, (2011) của Hanna Mykolska22,
mặc dù là một tài liệu nghiên cứu riêng biệt về ‘những diễn tiến không lường trước
được’, nhưng cách tiếp cận của bài viết hầu như chỉ ở dạng tập hợp các dữ liệu và liệt
kê, chứ chưa phân tích sâu về những nội dung này. Điểm mạnh của bài viết là mang đến
cho người đọc cái nhìn thực tế hơn về yếu tố thông qua khối lượng dữ liệu khá đồ sộ về
các thông báo điều tra. Tuy nhiên, song song đó vẫn tồn tại hạn chế là chỉ ghi nhận lại
phán quyết của cơ quan giải quyết tranh chấp mà không phân tích kỹ để có thể hiểu
được lí do và căn cứ để hình thành nên những phán quyết đó.
Điểm qua một số công trình nghiên cứu ở nước ngoài, có thể nhận thấy, yếu tố
‘những diễn tiến không lường trước được’ thể hiện đa dạng và chi tiết hơn so với các tài
liệu trong nước. Tuy nhiên, cách tiếp cận và quan điểm cũng như nội dung lại có sự
khác biệt rõ nét. Có công trình đầy đủ về mặt nội dung nhưng cách phân tích còn chưa
21
22

Master thesis, Faculty of Law The University of Lund.
Master thesis of International Law and Economics, World Trade Institute.


xix
sâu và chưa đầy đủ. Bên cạnh đó, một số công trình có quan điểm không chính xác,
hoặc mang nặng tính chủ quan23. ‘Những diễn tiến không lường trước được’ tuy không
còn quá mới mẻ trên thế giới, nhưng xoay quanh đó vẫn tồn tại nhiều vấn đề bị bỏ ngỏ,
mơ hồ và thiếu vắng những nghiên cứu chuyên biệt.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, nhóm đã phát hiện nhiều vấn đề cần phải được
đặt ra để giải quyết như: ý định của những nhà đàm phán muốn tiếp tục thừa nhận yêu
cầu ‘những diễn tiến không lường trước được’ trong việc sử dụng biện pháp tự vệ; mối

quan hệ pháp lý giữa Điều XIX Hiệp định GATT 1994 và SA; nội hàm của khái niệm
‘những diễn tiến không lường trước được’; mối liên kết hợp lý giữa ‘những diễn tiến
không lường trước được’ với ‘sự gia tăng nhập khẩu’ và ‘thiệt hại nghiêm trọng’ trong
việc áp dụng biện pháp tự vệ; sự xung đột quan điểm pháp lý có liên quan đến yêu cầu
này trong một số vụ kiện tại WTO; quan điểm về thực tế áp dụng yêu cầu ‘những diễn
tiến không lường trước được’ của Việt Nam trong một số vụ điều tra và áp dụng tự vệ;
đưa ra những giải pháp và kiến nghị để Việt Nam hoàn thiện pháp luật nội địa của
mình;… Tuy nhiên, nếu đặt ra quá nhiều mục tiêu như vậy, thì đồng nghĩa với việc
không có mục tiêu trọng tâm. Do đó, khi thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu tập
trung vào ba mục tiêu chính:
Thứ nhất, nghiên cứu làm sáng tỏ mối quan hệ pháp lý giữa Điều XIX Hiệp định
GATT 1994 và SA, xác định nội hàm, đặc điểm và bản chất của ‘những diễn tiến không
lường trước được’ và hiệu lực của yếu tố này trong áp dụng tự vệ.
Thứ hai, nghiên cứu khảo sát và phân tích toàn diện sự xung đột quan điểm pháp
lý giữa các học giả Việt Nam và thế giới, giữa Ban hội thẩm và Ủy ban phúc thẩm WTO
trong những vụ kiện cụ thể liên quan đến yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước
được’.
Thứ ba, nghiên cứu sẽ xây dựng hệ thống giải pháp, kiến nghị và quan điểm khoa
học về lập pháp, điều tra, tố tụng hướng đến việc áp dụng biện pháp tự vệ một cách

Ví dụ như Yong Shik Lee là luật sư đại diện cho Chính phủ Hàn Quốc tham gia vào các phiên điều trần trong vụ
kiện Korea – Dairy product ở cả hai cấp xét xử của Ban hội thẩm và Ủy ban phúc thẩm. Thông tin này được trích
ra từ trang giới thiệu thông tin về tác giả của sách Safeguard Measures in World Trade, The Legal Analysis, Third
Edition. Edward Elgar Publishing Limitied. Cheltenham, UK.
23


xx
đồng bộ và đề xuất chuỗi lập luận thuyết phục về yêu cầu ‘những diễn tiến không lường
trước được’ trong tranh chấp tại WTO giữa Việt Nam và Indonesia, cũng như trong các

tranh chấp gần như chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai gần.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu
4.1.

Phạm vi nghiên cứu

4.1.1. Không gian và bối cảnh nghiên cứu
Thứ nhất, khảo sát các quy định cụ thể trong các hiệp định, các biên bản, chứng cứ
tố tụng từ WTO và các quan điểm khoa học từ các học giả có uy tín, nghiên cứu sẽ tập
trung phân tích các quy định pháp lý cơ bản về ‘những diễn tiến không lường trước
được’.
Thứ hai, nghiên cứu các vụ kiện có liên quan đến yếu tố ‘những diễn tiến không
lường trước được’ trên thế giới, so sánh tính tương phản và đồng nhất của quan điểm,
lập luận của các quốc gia cũng như kết luận của cơ quan giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, nghiên cứu phân tích các lập luận về ‘những diễn tiến không lường trước
được’ trong các vụ điều tra áp dụng tự vệ của Việt Nam.
4.1.2. Khung thời gian được lựa chọn thực hiện nghiên cứu
Khung thời gian của phạm vi nghiên cứu tiến hành trên ba giai đoạn theo mục tiêu
nghiên cứu:
-

Từ 1942 (phần lịch sử - Hiệp định tương hỗ giữa Hoa Kỳ và Mexico) đến 1991

(SA ra đời)
-

Từ 1951 (vụ kiện US – Hatter’s Fur) đến 2015 (vụ kiện Ukraine – Passenger

Cars).
-


Từ 2009 (vụ điều tra tự vệ đầu tiên của Việt Nam đối với sản phẩm kính nổi) đến

2017 (vụ điều tra tự vệ thứ sáu đối với mặt hàng phân bón24 và vụ tranh chấp về tự vệ
tại WTO mã số WT/DS496).

24

truy cập ngày 15/6/2017.


xxi

4.2.

Phương pháp nghiên cứu

4.2.1. Phương pháp luận
Đề tài xây dựng nhất quán trên cơ sở nền tảng phương pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Marx Lenin cùng với chủ trương, đường lối của
Đảng Cộng sản Việt Nam.
Phương pháp luận của Chủ nghĩa Marx Lenin đóng vai trò định hướng quan trọng
để hoàn thành nghiên cứu, đơn cử một vài điểm sau:
-

Khẳng định rõ sự thống nhất biện chứng và đấu tranh giữa các mặt đối lập của

yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’ với gia tăng nhập khẩu, cam kết hội
nhập thuế quan, hình thành cơ sở cho nghiên cứu.
-


Tạo điều kiện vận dụng linh hoạt giữa nội dung và hình thức của yếu tố ‘những

diễn tiến không lường trước được’, đồng thời phân định được tính chất cái chung, cái
riêng, cái đơn nhất của tự vệ, điều kiện áp dụng và ‘những diễn tiến không lường trước
được’ cũng như xác định rõ bản chất không đổi của ‘những diễn tiến không lường trước
được’ bên cạnh sự biến thiên có tính chất hiện tượng kết hợp với vô vàn các phát sinh
pháp lý và thực tế.
Việc vận dụng linh hoạt chủ trương của Bộ chính trị về cải cách tư pháp, cụ thể là
vận dụng án lệ đã dẫn đường nghiên cứu một cách tỉ mỉ, đầy đủ và cẩn trọng các phán
quyết của hệ thống giải quyết tranh chấp WTO.
4.2.2. Phương pháp phân tích
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích là một trong những phương
pháp chủ yếu xuyên suốt toàn bộ đề tài. Có ba hướng phân tích được nhóm sử dụng
trong báo cáo tổng kết của đề tài. Một là phân tích từ ‘điểm đầu’, với đối tượng là
những văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam, được dùng làm khung pháp lý cho việc
điều tra, áp dụng biện pháp tự vệ. Hai là phân tích từ ‘điểm cuối’, nhóm nghiên cứu sử
dụng các ý kiến, quan điểm chi tiết được thể hiện trong các bản đệ trình viết (Written
Submission), bản trình bày miệng (Oral Statement), các văn bản trao đổi (Reply), các
báo cáo (Report) được viện dẫn tại các phiên họp giải quyết tranh chấp và đơn khởi kiện
do các quốc gia gửi đến cơ quan giải quyết tranh chấp của WTO. Nhóm có sự cân nhắc
khả năng các quan điểm, kết luận rút ra từ kỹ thuật phân tích ‘điểm đầu’ và ‘điểm cuối’


xxii
có thể khác nhau về kết quả. Ba là phân tích ‘cắt lát’, chỉ tập trung phân tích một giai
đoạn, một tiến trình hoặc một nhóm hành vi pháp lý của các quốc gia khi sử dụng yếu tố
“những diễn tiến không lường trước được”, ví dụ các thông báo (Notice) gửi đến Ban
thư ký của WTO về việc chuẩn bị áp dụng biện pháp tự vệ. Các kỹ thuật sử dụng trong
phương pháp phân tích được nhóm sử dụng phục vụ cho những mục tiêu khác nhau

nhằm làm sáng tỏ các góc nhìn pháp lý của vấn đề nghiên cứu.
Khi sử dụng phương pháp phân tích, nhóm dùng các văn bản gốc như các Báo cáo
đã có hiệu lực tại trang thông tin chính thức của WTO rồi chuyển ngữ sang Tiếng Việt
để tránh việc dẫn chiếu sai thông tin. Trong trường hợp vụ việc đang được giải quyết mà
chưa có kết quả cuối cùng thì nhóm sử dụng các văn bản được các quốc gia đệ trình lên
Ban Hội thẩm của WTO làm cơ sở phân tích.
4.2.3. Phương pháp tổng hợp
Phương pháp tổng hợp được nhóm sử dụng không đơn thuần chỉ là việc quy nạp
toàn bộ các dữ kiện thu thập được vào một kết luận có tính chất đơn tuyến. Mà nhóm
tiến hành dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Tổng hợp các quan điểm của bên khởi kiện và bị kiện cùng với bên thứ ba có liên
quan.
- Tổng hợp các quan điểm của hệ thống cơ quan xét xử tranh chấp tại WTO thông
qua Báo cáo của Ban Hội thẩm và Ủy ban phúc thẩm.
- Tổng hợp các quan điểm của các quốc gia có nền lập pháp tiên tiến hoặc thường
xuyên tham gia vào các tranh chấp liên quan đến biện pháp tự vệ. Cụ thể nhóm nghiên
cứu chú trọng việc tổng hợp quan điểm của Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản tại một số vụ kiện
điển hình đã tạo thành án lệ trong hệ thống WTO.
- Tổng hợp các quan điểm của phía thắng kiện tại các vụ tranh chấp trong khuôn
khổ WTO. Mặc dù quan điểm của phía thắng trong các vụ tranh chấp về tự vệ và được
chấp nhận khi sử dụng hoặc phản bác về đối tượng nghiên cứu sẽ có nhiều điểm tương
đồng với quan điểm của cơ quan giải quyết tranh chấp, nhưng đáng chú ý là tồn tại
những khác biệt rất tinh tế như cách thức để được chấp nhận của các lập luận hoặc con
đường dẫn đến kết quả chứ không phải đơn thuần chỉ là kết quả.


xxiii
Phương pháp tổng hợp góp phần đúc kết các vấn đề lý luận của Chương 1, các giải
pháp lập pháp, tố tụng của Chương 3.
4.2.4. Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh luật học được nhóm nghiên cứu thực hiện theo 2 tiêu chí:
Trình tự thời gian: Theo đó, các vụ kiện hoặc án lệ được trích dẫn cụ thể rõ ràng từ
vụ US – Hatter’s Fur (1951) đến vụ Ukraine – Passenger Cars (2015) nhằm bảo đảm
một quãng thời gian đủ dài cho khảo sát. Tuy nhiên, do nguồn lực có hạn nên nhóm
không thực hiện so sánh toàn bộ các vụ kiện có liên quan đến yếu tố ‘những diễn tiến
không lường trước được’ mà chỉ tập trung so sánh các vụ việc trọng điểm.
Sự thay đổi của yêu cầu pháp lý và thực tế: Việc so sánh sự biến chuyển của các
quan điểm, của những yêu cầu pháp lý và đòi hỏi pháp lý cũng được nhóm quan tâm và
thực hiện như cách thức song song với tiêu chí trên.
Phương pháp so sánh được sử dụng đáng kể trong Chương 2 và phần giải pháp cho
vụ kiện DS496 của Chương 3.
4.2.5. Phương pháp lịch sử
Vì lịch sử lập pháp và áp dụng rồi dẫn đến tranh chấp liên quan đến mục tiêu
nghiên cứu là các dấu vết để lại mà từ đó có thể rút ra những bài học có ích cho hoạt
động hiện tại và tương lai nên nhóm nghiên cứu cũng lựa chọn sử dụng phương pháp
này. Cách thực hiện của nhóm gồm hai bước:
Bước 1: Theo dòng chảy của các văn bản từ lúc xuất hiện mầm mống của biện
pháp tự vệ và yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’. Không chỉ liệt kê các
văn bản, nhóm khảo sát sự xuất hiện, việc bị ‘che khuất tạm thời’ và sự tồn tại ổn định
của yếu tố ‘những diễn tiến không lường trước được’ trong lịch sử lập pháp . Bước này
chủ yếu được nhóm trình bày trong Chương 1 của Báo cáo tổng kết đề tài.
Bước 2: Nhóm lần theo sự thăng trầm của quá trình áp dụng, sự xung đột quan
điểm trong áp dụng và tranh chấp tại cơ quan giải quyết của WTO để làm rõ mục tiêu
nghiên cứu. Phần này chủ yếu thể hiện tại Chương 2 với sự phân chia làm nhiều lát cắt
quan điểm trong suốt tiến trình áp dụng và giải quyết tranh chấp.


xxiv
Từ phương pháp lịch sử được sử dụng, nhóm hướng đến dự báo khả năng của vấn
đề nghiên cứu trong tương lai và những mâu thuẫn pháp lý trong vụ kiện mà Việt Nam

đang tham gia (WT/DS496) tại Chương 3.
4.3.

Những phương pháp tạm thời loại trừ trong quá trình nghiên cứu

Nhóm đã thảo luận nghiêm túc về các phương pháp cụ thể khác có thể đóng vai trò
quan trọng trong hướng nghiên cứu của đề tài như phương pháp điều tra xã hội học,
phương pháp chuyên gia…Cuối cùng, nhóm nghiên cứu tạm thời chưa sử dụng các
phương pháp trên vì những lẽ sau:
Phương pháp điều tra xã hội học sẽ là hợp lý và có tác dụng đáng kể với một đề tài
có phạm vi nghiên cứu rộng hơn. Điều tra xã hội học sẽ bảo đảm tính khoa học khi thiết
kế từng bước bản khảo sát (bảng câu hỏi), chọn các biến độc lập, biến phụ thuộc, và bảo
đảm số lượng mẫu cần thiết. Hơn nữa, điều tra xã hội học nếu được sử dụng phải kết
hợp với các chương trình máy tính để xây dựng thành các mô hình định lượng tùy thuộc
vào các phần mềm hay phương pháp sử dụng trong kinh tế học, quản trị học, xã hội học.
Bởi thế, nhóm cân nhắc chưa sử dụng phương pháp này trong đề tài, vì không đảm bảo
tính phù hợp trong điều kiện nghiên cứu hiện tại.
Phương pháp chuyên gia là một trong những phương pháp mà nhóm dự kiến thực
hiện, tuy nhiên, cuối cùng nhóm tạm gác lại việc sử dụng vì trên nền tảng của nghiên
cứu định tính based-library, việc phỏng vấn sâu các chuyên gia có thể sẽ tăng tính đa
dạng trước phân kỳ của quan điểm mà không hướng đến việc hội tụ lý luận. Trong thử
nghiệm đánh giá phương pháp chuyên gia thời điểm đầu nghiên cứu, nhóm đã phỏng
vấn sơ bộ các chuyên gia, Thầy Cô cho thấy các ý kiến vô cùng bổ ích nhưng số lượng
chuyên gia có chuyên môn sâu về luật thương mại quốc tế mà nhóm có điều kiện phỏng
vấn không đủ nhiều để bảo đảm số lượng mẫu cần thiết.
5. Hướng tiếp cận và kỹ thuật khai thác thông tin cần thiết
Để giải quyết vấn đề lý luận cơ bản ở khía cạnh pháp lý, nhóm nghiên cứu bắt đầu
với các sách, bài viết học thuật, chuyên khảo luận án của các học giả trong nước và
nhận thấy rất ít tài liệu đề cập đến đối tượng nghiên cứu. Có lẽ vì, vấn đề nghiên cứu
chưa được ghi nhận trong luật thực định của Việt Nam, lại thiếu vắng sự hiện diện một

cách rõ ràng trong hiệp định chuyên ngành của WTO nên chưa thu hút được sự quan


×