Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỜI GIỜ làm VIỆC THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI của CÔNG CÔNG TY TNHH đa NGÀNH hải ĐĂNG và CÔNG TY TNHH WECAN tại THẠCH THẤT hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (275.72 KB, 42 trang )

MỤC LỤC
BẢNG VIẾT TẮT


BẢNG VIẾT TẮT
NLĐ – Người lao động
NSDLĐ – Người sử dụng lao động
TNHH – Trách nhiệm hữu hạn
PHÒNG KCS – phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm


LỜI NÓI ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển. Trên tiến độ như ngày nay con người vẫn
luôn vận động hoạt động để cung ứng kịp với nó. Con người chính là thực thể
trung tâm nhất tạo ra mọi của cải vật chất. Nhu cầu càng cao thì trình độ và
những phát minh càng được cải thiện. Đó là điều đáng mừng cho toàn cầu .
Con người lao động để kiếm sống tất cả các hoạt động đều có mục đích
hưởng thành quả mà chính bản thân mình tạo ra. Tuy nhiên hoạt động phải có
nguyên tắc của nó. Bởi lẽ con người không phải là vô tận. Cỗ máy hoạt động
còn có lúc hỏng những là con người. Hoạt động thì phải có giờ giấc, có thời
gian nghỉ ngơi. Đảm bảo sao cho điều tiết lại cơ thể một cách hài hòa nhất.
Lao động thì có vô vàn hình thái để hoạt động. Tuy nhiên tất cả các hình thức
đó điều phải tuân theo những quy tắc rõ ràng.
Các nhà khoa học đã chứng minh rằng con người phải ngủ ít nhất 8 giờ
trên 24 giờ mỗi ngày. Thời gian này là tối thiểu nhất cho một sức khỏe đủ sự
đảm bảo. Vì vậy chúng ta sẽ chỉ còn 16 tiếng đồng hồ để sinh hoạt bao gồm
tất cả các hoạt động lao động, nghỉ ngơi, làm việc...
Thế nhưng từ thế kỷ thứ XIX tồn tại chủ nô, thì người nô lệ cũng như
những công nhân phải lao động từ 14 giờ đến 16 giờ đồng hồ thậm chí còn 18
tiếng đồng hồ mỗi ngày. Đó là một sự bóc lột sức lao động không có sự công
bằng. Và chính là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử.


Đến ngày nay, thế kỷ thứ XXI không còn tồn tại sự bóc lột đó NLĐ đã
dược hưởng những quyền lợi chính đáng. Nhà nước đã dặc biệt quan tâm đến
họ. Bởi lễ nguồn lao động chính tham gia sản xuất chính là NLĐ. Nếu đảm
bảo được một chế độ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cách hợp lí nhất sẽ làm tăng
kích thích cho NLĐ, làm cho NLĐ và NSDLĐ có mối quan hệ khăng khít, hài
hòa hơn. Nhà nước đã quan tâm và ra đời nhiều luật, tương ứng với những
hình thái NSDLĐ dựa vào đó thực hiện sao cho NLĐ đảm bảo chế độ tốt. Qua
đó sẽ làm tăng năng suất cho tổ chức, hiệu quả cho công việc và phát triển
Quốc gia.

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN KHOA HỌC
Khái niệm thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
Trong quan hệ lao động, thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi là hai khái
niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành một trong
những quyền và nghĩa vụ cơ bản của các chủ thể. Do vậy, các quy định về
thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thường kết hợp với nhauthafnh chế định
độc lâp trong luật lao động.
1.1.1 khái niệm thời giờ làm việc
Thời giờ làm việc là độ dài thời gian mà NLĐ phải tiến hành lao động
theo quy định của pháp luật, theo thỏa ước lao động tập thể hoặc theo hợp
đồng lao động.
Mỗi môi trường làm việc đều có thời gian làm việc khác nhau. Cụ thể
đã được quy định tại Bộ luật lao động 2012:
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48
giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc

ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm
việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh
mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành.
Điều 105. Giờ làm việc ban đêm
Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm
sau.
Điều 106. Làm thêm giờ
1. Làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc
4


bình thường được quy định trong pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc
theo nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ
khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ
làm việc bình thường trong 01 ngày, trường hợp áp dụng quy định làm việc
theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá
12 giờ trong 01 ngày; không quá 30 giờ trong 01 tháng và tổng số không quá
200 giờ trong 01 năm, trừ một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định
thì được làm thêm giờ không quá 300 giờ trong 01 năm;
c) Sau mỗi đợt làm thêm giờ nhiều ngày liên tục trong tháng, người sử
dụng lao động phải bố trí để người lao động được nghỉ bù cho số thời gian đã
không được nghỉ.

Điều 107. Làm thêm giờ trong những trường hợp đặc biệt
Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động làm thêm
giờ vào bất kỳ ngày nào và người lao động không được từ chối trong các
trường hợp sau đây:
1. Thực hiện lệnh động viên, huy động bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng,
an ninh trong tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, an ninh theo quy định của
pháp luật;
2. Thực hiện các công việc nhằm bảo vệ tính mạng con người, tài sản
của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phòng ngừa và khắc phục hậu quả thiên
tai, hỏa hoạn, dịch bệnh và thảm họa.
1.1.2 thời giờ nghỉ ngơi
Thời giờ nghỉ ngơi là độ dài thời gian mà NLĐ được tự do sử dụng
5


ngoài nhiệm vụ lao động trong thời gian làm việc.
Tại Bộ luật lao động năm 2012 đã có các điều luật quy định về thời giờ
nghỉ ngơi:
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định
tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời
giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ
ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào
nội quy lao động.
Điều 109. Nghỉ chuyển ca
Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi
chuyển sang ca làm việc khác.

Điều 110. Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong
trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần, thì người
sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính
bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng
tuần vào ngày chủ nhật hoặc một ngày cố định khác trong tuần nhưng phải
ghi vào nội quy lao động.
Điều 111. Nghỉ hằng năm
6


1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao
động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động
như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình
thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc
nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối
hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là
người khuyết tật;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc,
độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống
đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau
khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người
lao động.
3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để

nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện
đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02
ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày
nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ
hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật
7


này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng
năm
1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản
tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.
2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả
thuận.
Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng
xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên
giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh
toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.
Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ
1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác
mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được
thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.
2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng
năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp
không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.
Ngoài những điều luật trên còn có các điều luật mà nhà nước quy định.

Như nghì lễ, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong
những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
8


2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày
nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết
cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào
ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.
Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương
trong những trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết
hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải
thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà
ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này người lao động có
thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.

1.2 Đối tượng và ỹ nghĩa của thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.1 Đối tượng
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là khoảng thời gian của NLĐ.
Đầu tiên khoảng thời gian làm việc phải được giới hạn nhất định. Để đảm bảo
chuẩn bị lại sức khỏe cho NLĐ tiếp tục đến với những ca làm tiếp theo. Mỗi
công việc đều có mức độ nghuy hiểm độc hại riêng của chuyên nghành. Thời
giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở đây được áp dụng trực tiếp cho NLĐ. Đối
tượng thành lập nên thời gian của mỗi tổ chức là NSDLĐ, họ phải tuân thủ
theo quy định của pháp luật để quy định.
1.2.2 Ý nghĩa của thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi
1.2.2.1 Đối với NLĐ
Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có hai ỹ nghĩa cơ bản
Thứ nhất bằng việc quy định quỹ thời giờ làm việc pháp luật lao động
9


đảm bảo cho NLĐ có điều kiện thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong
quan hệ đồng thời làm căn cứ cho việc hưởng thụ quyền lợi như tiền lương,
thưởng...
Thứ hai quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn có ỹ nghĩa
vô cùng quan trọng trong công tác bảo hộ lao động, đảm bảo quyền nghỉ ngơi
cho NLĐ.
1.2.2.2 Đối với NSDLĐ
Việc quy định thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi xây dựng kế hoạch
tổ chức sản xuất, sử dụng la động hợp lí, khoa học từ đó oàn thành mục tiêu
sản xuất kinh doanh đã đề ra. Xây dựng vào tổng quỹ thời gian mà nhà nước
quy định dựa vào đó mà NSDLĐ xây dựng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi thiết lập được thời gian hợp lý cho NLĐ tham gia hoạt động. Quan trọng
hơn NSDLĐ có thể điều hành, giám sát lao động, đặc biệt là xử lí kỉ luật lao
đông.


10


1.2.2.3 Đối với Nhà nước
Quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không chỉ thể hiện chức
năng, nhiệm vụ quan trọng trong việc tổ chức, điều hành hoạt động lao động
xã hội mà còn thể hiện thái độ của Nhà nước đối với lực lượng lao động –
nguồn tài nguyên quý giá của Quốc gia.
1.1 Cơ sở của việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.1.1 Cơ sở sinh học
Để tồn tại con người pải lao động. Tuy nhiên lao động như thế nào và
trong khoảng thời gian bao lâu để được tồn tại và phát triển mỗi cá nhân lại là
yêu cầu của quá trình lao động. Lao đông của con người dựa vào trí não, cơ
bắp, thần kinh cơ quan cảm giác... do vậy phải có sự giớ hạn. Phải có sự điều
chỉnh hợp lý nếu không sẽ gây ra ức chế tâm lý, ảnh hưởng trực tiếp đến kết
quả lao động, năng suất của tổ chức. Tùy cho NLĐ mệt mỏi sau côn việc, phải
sắp xếp và có các chế độ phù hợp nhất cho NLĐ. Có thể thấy trên thực tê, do
đặc thù công việc, thời giờ nghỉ ngắn và dày thường áp dụng cho lao động trí
óc, nghỉ dài và thưa thường áp dụng cho lao động cơ bắp.
1.1.2 Cơ sở kinh tế xã hội
Năng suất lao động và nhu cầu của con người là nhân tố quan trọng
quyết định đến việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể của
NLĐ. Khối lượng công việc, phân công lao động chủ yếu dựa vào năng suất
lao động. Vieejc quy định của thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cụ thể ở
Quốc gia khác nhau chủ yếu đều dựa vào điều kiện phát triển kinh tế quốc
gia. Điều này đã đánh giá được trình độ quốc gia, càng phát triển năng suất
lao động càng cao thì thời gian lao động càng ngắn và ngược lại.
1.1.3 Cơ sở pháp lý
Việt Nam đã ghi nhận quyền làm việc và nghỉ ngơi trong văn bản coa

giá trị cao nhất – Hiến pháp ở các giai đoạn, và rất nhiều các văn bản pháp
luật khác như Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, Luật bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe trẻ em... thể chế hóa các quyền cơ bản của NLĐ, Nhà nước đã ban hành
các văn bản Pháp luật với văn bản đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực lao động
11


Bộ lao động, trong đó thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một chương độc
lập (Chương VII). Theo quy định chuẩn hiện hành thì thời giờ làm việc không
quá 8 giờ, tuần làm việc không quá 48 giờ. Đây chính là cơ sở pháp lý quan
trọng thể hiện và điều chỉnh riêng cho từng điều kiện ngành.
1.2 Nội dung điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc thời giờ nghỉ
ngơi
Hệ thống pháp luật nhà nước ta điều chỉnh thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi theo ba quy định:
Quy định pháp luật Nhà nước: pháp luật quy định về thời giờ làm việc
tối đa, thời giờ nghỉ ngơi tối thiểu mà không quy địng cụ thể.
Quy định chung trong nội bộ doanh nghiệp: dựa vào mức quy định tối
thiểu và mức tối đa của Nhà nước mà các doanh nghiệp có quy định cụ thể
(trong nội bộ của doanh nghiệp)về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thực
hiện với những người lao động trong doanh nghiệp. Những quy định đó phải
phù hợp với quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của doanh nghiệp
cũng như thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp.
Quy định cụ thể: thông qua hợp đồng lao động, NLĐ và NSDLĐ thống
nhất với nhau về thời giờ làm việc thời gian nghỉ nghơi của NLĐ
Cũng như các nước trên thế giới quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi cũng chia làm hai phần: thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.
Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một yêu cầu quan trọng trong
lao động. Bởi nó quyết định đến nhiều vấn đề trong hoạt động lao động của
mỗi công ty, doanh nghiệp, tổ chức. Trên đây chính là hành lang pháp lí cơ

bản nhất để dựa vào đó thực hiện. Các doanh nghiệp đã thực hiện nó, phần đa
có thể nhận thấy trên thực tế tổ chức cũng đã phần nào dựa vào pháp luật để
xây dựng chế độ làm việc cho NLĐ. Tại công ty TNHH Đa Nghành Hải
Đăng, và công ty TNHH WECAN cũng vậy. Cả hai công ty này đều hoạt
động trên địa bàn Thạch Thất, Hà Nội. Cơ bản đẫ thực hiện tốt, tuy nhiên còn
phần đa bộ phận của hai công ty còn thành tích, và lợi nhuận của công ty mà
Bóc lột sức lao động của NLĐ.
12


CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG THỰC HIỆN THỜI GIỜ LÀM VIỆC
THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI CỦA CÔNG CÔNG TY TNHH ĐA NGÀNH
HẢI ĐĂNG VÀ CÔNG TY TNHH WECAN TẠI THẠCH THẤT
HÀ NỘI
2.1 Công ty TNHH Đa ngành Hải Đăng
2.1.1 Khái quát về công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng
Quá trình hình thành và phát triển của công ty Hải Đăng.
Công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng được thành lập trong tiến trình cổ phần
hóa các doanh nghiệp quốc doanh đang diễn ra nhanh chóng, là một công ty
đa ngành nghề trong đó các ngành nghề trọng tâm là : sơn tĩnh điện,cơ khí,
chuyển giao công nghệ. Được thành lập từ ngày 12/3/2003 theo luật doanh
nghiệp, đến nay công ty TNHH Đa Ngành Hải Đăng đã có bề dày truyền
thống trong công việc sản xuất và dịch vụ. Với mặt bằng hơn 10.000 m2 trong
đó diện tích nhà xưởng là 7500 m2 nằm trên khu công nghiệp huyện Thạch
Thất – thành phố Hà Nội, có đường giao thông đi lại thuận tiện, hệ thống dây
chuyền sản xuất tiên tiến và hiện đại.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
GIÁM ĐỐC, Phó giám đốc kĩ thuật, Phó Giám đốc kinh doanh, Phân
xưởng sản xuất, Phòng tài chính, kế toán, Phòng vật tư, Phòng KCS, Phòng kĩ
thuật

Giám đốc: quản lý và điều hành chung toàn bộ hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty, trực tiếp chỉ đạo khối nghiệp vụ.
Phó giám đốc kinh doanh: giúp việc cho giám đốc trong lĩnh vực kinh
doanh, quản lý và điều hành hoạt động của khối kinh tế gồm các phòng ban :
+ Phòng vật tư : Tổ chức công tác thu mua vật tư, quản lý và bảo quản vật tư
tồn kho, cấp phát vật tư phục vụ sản xuất sản phẩm, quyết toán vật tư sau quá
trình sản xuất, theo dõi công tác tiết kiệm vật tư.
Phòng tài chính kế toán: Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực quản
lý tài chính, đảm bảo cân đối thu chi tài chính, tìm kiếm nguồn vốn đáp ứng
nhu cầu sản xuất kinh doanh, làm công tác hạch toán kế toán theo chính sách,
13


chế độ do Bộ tài chính ban hành.
Phó giám đốc kĩ thuật: Giúp việc cho Giám đốc trong lĩnh vực sản xuất,
quản lý và điều hành hoạt động của khối kĩ thuật bao gồm các phòng ban :
Phòng kĩ thuật: thiết kế, nghiên cứu chế tạo sản phẩm, xây dựng định mức
tiêu hao vật tư, lập dự trù vật tư, công tác an toàn, bảo hộ lao động…
Phòng KCS: Kiểm tra vật tư nhập kho, kiểm tra đánh giá sản phẩm hỏng từ
đó đề ra biện pháp sửa chữa, kiểm tra 100% chất lượng quy cách của sản
phẩm xuất xưởng.
Khối phân xưởng sản xuất: trực tiếp sản xuất sản phẩm, lắp đặt, sửa
chữa sản phẩm tại phân xưởng sản xuất.
2.1.3 Thực trạng hoạt động của công ty Hải Đăng
Mỗi công ty hoạt động đều dựa trên lợi nhận để đạt được mục đích ban
chấp hành công ty không ngần ngại đề ra những giải pháp nhằm nâng cao
năng suất lao động của mình. Trong đó một trong những mục tiêu đầu tiên đó
là giờ giấc làm việc của công ty. Công ty hoạt động với nhiều nghành nghề,
mà đây là hoạt động chủ yêu về cơ khí. Một trong các công việc có yếu tố
nguy hiểm độc hại đến sức khỏe NLĐ. Thời gian chế độ làm việc phải được

ưu tiên hơn các công việc khác.
Công ty Hải Đăng với các nghanghf nghè như sơn, làm đồ mỹ nghệ,
lắp ráp các bộ phận về cơ khí. Đây là công việc độc hại, cần tới sự bảo hộ lao
động cao. Đặc biệt ở đây chính là việc thực hiện về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi của công ty. Theo anh Nguyễn Văn Nam nhân viên hiện nay đang
làm ở công ty cho biết thông tin: “ hằng ngày tôi bắt đầu vào làm việc từ lúc
07 giờ đến 11 giờ 30 phút trưa. Buổi chiều tôi bắt đầu từ 01 giờ cho đến 17
giờ 30 phút, công việc của tôi là sơn các vật dụng như cửa, hay hàn thép, sắt
thành khung...” Cũng tại công ty Hải đăng một anh làm bên chuyển giao
công nghệ cũng cho biết: “hằng ngày mình đến công ty lúc 07 giờ, giờ giao ca
của mình là 11 giờ 30 phút, có hôm 12 giờ bỏi rất nhiều đơn đặt hàng. Còn
buổi chiều mình đến công ty lúc 01 giờ và bắt đầu làm việc đến 18 giờ. Ngày
nào cũng vậy.”
14


Trên đây chỉ là công tác lấy thông tin từ hai nhân viên của công ty. Có
thể đánh giá công ty này thực hiện chứ tốt về vấn đề thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi của công ty Hải Đăng. Với trường hợp 1, ta thấy theo Bộ luật
lao đông nhà nước có quy định cụ thể Điều 104. Thời giờ làm việc bình
thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48
giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc
ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không
quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm
việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những
người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh

mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế
ban hành.
Đây chỉ là hoạt động trong điều kiện bình thường. Mà số thời gian đã
vượt quá quy định của Nhà nước đưa ra. Vấn đề này đang là một vấn đề quan
trọng. Nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của NLĐ khi tham gia hoạt
động trong công ty. Được biết công bên cạnh những thành công mà công ty
đạt được thì vấn đề thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi vẫn chưa được thực
hiện triệt để. Lao động là rất quan trọn, bởi nó đã tạo được công ăn việc làm
cho mọi người, nuôi sống mọi gia đình tuy nhiên không thể vì vậy mà quên đi
hệ lụy đi theo nó.
Công ty đang ép sản phẩm trên những dây truyền. Với Hải Đăng thì
việc thực hiện đã có nhà nước quán triệt, tuy nhiên vẫn chỉ đang hoạt động
trên giấy tờ, còn thực tế lại không như vậy. Cùng với những công việc lao
động trong điều kiện môi trường bình thường còn hoạt động trong môi trường
nguy hại. Quy định tại nghị định 195/CP.

15


Theo nghị định 195/ CP
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI ĐỐI VỚI NGƯỜI
LÀM CÁC CÔNG VIỆC CÓ TÍNH CHẤT ĐẶC BIỆT
Điều 12.- Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động làm
các công việc theo Điều 80 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:
Đối với các công việc có tính chất đặc biệt như: vận tải đường bộ,
đường sắt, đường thuỷ; người lái, tiếp viên, kiểm soát viên không lưu ngành
hàng không; thăm dò khai thác dầu khí trên biển; trong các lĩnh vực nghệ
thuật, áp dụng kỹ thuật bức xạ và hạt nhân, ứng dụng kỹ thuật sóng cao tần,
thợ lặn; thợ mỏ hầm lò thì các Bộ trực tiếp quản lý quy định cụ thể thời giờ
làm việc và thời giờ nghỉ ngơi sau khi thoả thuận với Bộ Lao động - Thương

binh và Xã hội.
Điều 13.- Không được sử dụng lao động nữ làm những công việc nặng
nhọc, nguy hiểm hoặc tiếp xúc với các chất độc hại có ảnh hưởng xấu tới
chức năng sinh đẻ và nuôi con theo quy định tại Khoản 1 Điều 113 của Bộ
Luật Lao động. Trong trường hợp đang sử dụng mà chưa chuyển được họ
sang làm công việc khác thì người lao động nữ được giảm bớt ít nhất hai giờ
làm việc hàng ngày so với số giờ làm việc đã quy định mà vẫn được trả đủ
lương.
Điều 14.- Đối với người lao động nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi, vẫn
còn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm bốn giờ làm
việc trong một ngày và vẫn được trả đủ lương.
Thời gian hoạt động ban ngày đã chênh lệch với số giờ quy định của
nhà nước. Tại công ty Hải Đăng ca đêm về các đơn đặt hàng vẫn đang diễn ra.
Họ được chuyển giao nhau để hoạt động sao cho đảm bảo chế độ vận hành
của công ty. Với 18 giờ bắt đầu,tan ca thúc 22 giờ. Tiếp từ 01 giờ đến 05 giờ
sáng hôm sau. Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn Hải đăng thực
16


hiện về thời giờ làm việc, thời gian giờ nghỉ ngơi đối với người lao động như
sau:
Thuật ngữ “Làm việc liên tục 8 giờ” được hiểu là làm việc trong 8 giờ
liên tục về mặt thời gian (bao gồm cả thời gian nghỉ trong ca được tính là thời
giờ làm việc).
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 5 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày
10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động
về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và an toàn, vệ sinh lao động thì nghỉ
trong giờ làm việc được áp dụng khi tổ chức làm việc trong ca liên tục (3 ca,
mỗi ca 8 giờ; 4 ca, mỗi ca 6 giờ).
Về thời gian bắt đầu và kết thúc của ca sáng, ca chiều: Pháp luật hiện

hành chỉ quy định về giới hạn thời giờ làm việc, không quy định thời điểm bắt
đầu ca làm việc. Thời điểm bắt đầu ca làm việc do doanh nghiệp quy định
trong nội quy lao động.
Pháp luật hiện hành không quy định tính thời gian nghỉ ăn trưa vào giờ
làm việc, chỉ quy định trong ca làm việc liên tục phải có ít nhất 30 phút nghỉ
giữa giờ đối với ca ngày và nghỉ giữa giờ 45 phút đối với ca đêm. Thời gian
nghỉ giữa giờ này được tính vào thời giờ làm việc.
2.1.4 Cách xử lý vi phạm
Dựa vào mức độ vi phạm của công ty, có thể có mức sử phạt tương ứng
Người sử dụng lao động có hành vi không bảo đảm cho người lao động nghỉ
trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng
lương đúng quy định 2.000.000 - 5.000.000. Người sử dụng lao động có hành
vi vi phạm quy định về nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết theo các
mức sau đây:
17


Vi phạm từ 01 đến 10 người lao động 500.000 - 1.000.000
Vi phạm từ 11 đến 50 người lao động 1.000.000 - 3.000.000
Vi phạm từ 51 đến 100 người lao động 3.000.000 - 7.000.000
Vi phạm từ 101 đến 300 người lao động 7.000.000 - 10.000.000
Vi phạm từ 301 người lao động trở lên 10.000.000 - 15.000.000
Người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo
quy định tại Điều 104 của Bộ luật Lao động;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý
của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của Bộ luật
Lao động.
20.000.000 - 25.000.000
Người sử dụng lao động huy động người lao động làm thêm giờ vượt

quá số giờ quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật Lao động hoặc
quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ
hằng tuần.
25.000.000 - 50.000.000
2.2 Công ty TNHH Wecan
2.2.1 Khái quát về công ty TNHH Wecan
Công ty wecan được thành lập vào thyasng 7/ 2006. Đây là công ty
hoạt động trên địa bàn Thạch Thất Hà Nội. Các ngành nghề hoạt động của
công ty sản xuất và lưu thông hàng tiêu dùng cho địa bàn và phân phối sản
phẩm trên Hà Nội. Từ khi thành lập đến nay wecan đã giành được nhiều danh
hiệu huân chương cao quý đảm bảo về chất lượng mẫu mã sản phẩm. Cùng
18


với đó là thời gian phân phối sản phẩm đúng và đủ. Với các đội ngũ đầu
nghành là tốt nghiệp trường ngoại thương, thương mại... rất nhiều người trong
công ty có thành tích và cống hiến xuất sắc.
Công ty đem lại được nhiều thu nhập vì các nghành tồn tại trong công
ty. Wecan được biết đến như một nhà phân phối, chất lượng uy tín.
2.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Đứng đầu là Giám Đốc, tiếp đến các phong ban, trưởng phòng... đặc
biệt chú ý đến khảo sát chất lượng hoạt động của công ty do các lãnh đạo cấp
cao điều hành. Họ ban hành ra thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho nhân
viên. Tất cả đã được thông qua thỏa ước tập thể lao động cùng với đó là kí kết
hợp đồng khi tham gia.
Với các quy định của công ty đi làm đúng giờ, nghỉ ngơi đúng giờ, thực
hiện tốt nội quy mà công ty đã đề ra. Đó là những yêu cầu cơ bản đầu tiên
nhất của bất kỳ công ty nào. Các phòng đều chịu sự giám sát của Hội đồng
quản trị của công ty. Và từ đó sẽ có những chế định chung để hoàn thành tốt
những nhiệm vụ mà cấp trên giao.

2.2.3 Thực trạng hoạt động của công ty
Cũng giống như công ty TNHH Đa Nghành Hải Đăng hay rất nhiều
công ty khác cũng vậy. Tất cả đều được thành lập nên và mong muốn đạt
được lợi nhuận. Wecan cũng hoạt động tuy nhiên mức độ hợp pháp chưa cao.
Cũng đã dựa vafo pháp luật để xây dựng, nhưng chỉ trên hình thức. Với mong
muốn giàu có thì bao giờ cũng tồn tại cái tham vọng. Khi mà pháp luật quy
định rất rõ tại khoản 1, điều 104. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08
giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần. Thì wecan lại đang hoạt động
không đúng với điều đó. Họ đã hoạt động vượt mức cho phép của pháp luật.
Đó không phải làm thêm giờ, hay tăng ca mà đó là bóc lột sức lao động của
NLĐ khi hoạt động. Họ không hề được trả lương thêm với khoảng thời gian
đó.
Các hoạt động đều dựa vào những gì đã ký kết, tuy nhiên vấn đề hàm
19


thêm một đến hai tiếng vẫn xảy ra. Trong thời gian này họ không được
NSDLĐ trả lương. Đây là những hoạt động không nên có. Khi tham gia hoạt
động lao động phần lớn NLĐ chỉ tập chung vào làm mà không suy nghĩ và
tìm hiểu về quyền lợi và lợi ích của mình.
Người sử dụng lao động vi phạm các quy định sau đây về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi bị xử phạt vi phạm hành chính:
Quy định về thời gian làm việc theo tiêu chuẩn quy định tại Điều
68(Điều 68. Quyền yêu cầu thương lượng tập thể
1. Mỗi bên đều có quyền yêu cầu thương lượng tập thể, bên nhận được
yêu cầu không được từ chối việc thương lượng. Trong thời hạn 07 ngày làm
việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, các bên thoả thuận thời
gian bắt đầu phiên họp thương lượng.
2. Trường hợp một bên không thể tham gia phiên họp thương lượng
đúng thời điểm bắt đầu thương lượng theo thỏa thuận, thì có quyền đề nghị

hoãn, nhưng thời điểm bắt đầu thương lượng không quá 30 ngày kể từ ngày
nhận được yêu cầu thương lượng tập thể.
3. Trường hợp một bên từ chối thương lượng hoặc không tiến hành
thương lượng trong thời hạn quy định tại Điều này thì bên kia có quyền tiến
hành các thủ tục yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của
pháp luật.
Điều 69. Đại diện thương lượng tập thể
1. Đại diện thương lượng tập thể được quy định như sau:
a) Bên tập thể lao động trong thương lượng tập thể phạm vi doanh
nghiệp là tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; thương lượng tập thể
phạm vi ngành là đại diện Ban chấp hành công đoàn ngành;
b) Bên người sử dụng lao động trong thương lượng tập thể phạm vi
doanh nghiệp là người sử dụng lao động hoặc người đại diện cho người sử
dụng lao động; thương lượng tập thể phạm vi ngành là đại diện của tổ chức
đại diện người sử dụng lao động ngành.
20


2. Số lượng người tham dự phiên họp thương lượng của mỗi bên do hai
bên thoả thuận.).
, Điều 115(Điều 115. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong
những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày

nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết
cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào
ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.)
, Điều 122 (Điều 122. Hiệu lực của nội quy lao động
Nội quy lao động có hiệu lực sau thời hạn 15 ngày, kể từ ngày cơ quan
quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh nhận được hồ sơ đăng ký nội quy lao
động, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Bộ luật này.), Điều
123 (Điều 123. Nguyên tắc, trình tự xử lý kỷ luật lao động
1. Việc xử lý kỷ luật lao động được quy định như sau:
a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao
động;
b) Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở;
c) Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư
hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự
tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật;
d) Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.
2. Không được áp dụng nhiều hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với
21


một hành vi vi phạm kỷ luật lao động.
3. Khi một người lao động đồng thời có nhiều hành vi vi phạm kỷ luật
lao động thì chỉ áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất tương ứng với hành vi vi
phạm nặng nhất.
4. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang
trong thời gian sau đây:
a) Nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc được sự đồng ý của người sử
dụng lao động;
b) Đang bị tạm giữ, tạm giam;

c) Đang chờ kết quả của cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và
kết luận đối với hành vi vi phạm được quy định tại khoản 1 Điều 126 của Bộ
luật này;
d) Lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ
dưới 12 tháng tuổi.
5. Không xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật
lao động trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.)
và Điều 125(Điều 125. Hình thức xử lý kỷ luật lao động
1. Khiển trách.
2. Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng; cách chức.
3. Sa thải.) của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về
thời gian nghỉ giữa ca và giữa hai ca làm việc hoặc vi phạm các quy định về
việc nghỉ hàng tuần quy định tại Điều 71 và Điều 72 của Bộ luật Lao động đã
được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ lễ tại Điều 73 của Bộ luật Lao
động đã được sửa đổi, bổ sung; quy định về việc nghỉ hàng năm quy định tại
các Điều 74, Điều 75 và Điều 76 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ
sung; quy định về nghỉ về việc riêng quy định tại Điều 78 của Bộ luật Lao
động đã được sửa đổi, bổ sung.
Sử dụng người lao động làm thêm giờ quá thời gian quy định tại Điều
22


69 của Bộ luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung.
Theo Nghị định mới, người lao động chỉ được làm thêm không quá 12
giờ/ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần; số giờ
làm thêm trong ngày không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 1
ngày. Các đơn vị được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ là các
đơn vị sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu, cấp, thoát nước... Sau mỗi
đợt làm thêm tối đa 7 ngày liên tục trong tháng, người lao động phải được bố

trí nghỉ bù số thời gian không được nghỉ... Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi
phạm về vấn đề này vẫn rất phổ biến. Trường chỉ có một bảo vệ vì vậy họ
phải làm 24/24 giờ, kể cả ngày nghỉ lễ nhưng không được tính tiền làm thêm
giờ, không có ngày nghỉ bù, nếu nghỉ thì trừ lương; nếu yêu cầu tăng thêm
người bảo vệ thì trường cho biết Phòng Giáo dục chỉ cho có một biên chế.
Thậm chí, bảo vệ còn hưởng lương dưới mức lương tối thiểu nhà nước quy
định và không được đóng BHXH.
Dù thời gian qua các cơ quan chức năng tăng cường thanh tra, kiểm
tra, phổ biến pháp luật, tình hình vi phạm thời giờ làm việc, nghỉ ngơi đã có
chuyển biến nhưng trên thực tế vẫn còn nhiều đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp
vi phạm về thời gian làm việc, nghỉ ngơi, giờ làm việc. Những vi phạm này
chủ yếu nằm ở việc đơn vị bắt người lao động làm thêm giờ nhưng không
thoả thuận; nếu người lao động không đi làm thêm giờ sẽ bị trừ các khoản tiền
chuyên cần, tiền thưởng dẫn đến ảnh hưởng tới thu nhập, đây là biện pháp gây
sức ép để người lao động bắt buộc phải làm thêm. Có trường hợp người lao
động phải làm thêm giờ nhưng không được tính tiền tăng giờ mà chỉ được
tính thêm tiền sản phẩm. Có những đơn vị lại quy định làm quá 50% số giờ
làm việc bình thường trong một ngày. Có trường hợp lạm dụng cả thời gian
nghỉ cho con bú của lao động nữ. Cũng theo Luật Lao động cũng quy định
trường hợp trước khi nghỉ hưu một năm số giờ làm việc trong một ngày theo
quy định của nhà nước được giảm xuống 1 giờ nhưng thực tế nhiều nơi không
những giảm mà còn tăng. Còn giờ nghỉ ngơi của Wecan không áp dụng hoặc
23


có áp dụng nhưng không chính xác.
Trên thực tế hiện nay công ty đã áp dụng mẫu hợp đồng khoán công
việc cho người lao động để giao việc cho công nhân. Trong khi đó khoán
công việc thì công nhân phải đảm bảo sản lượng còn về mặt thời gian thì chủ
sử dụng không tính đến, như vậy nếu quỹ thời gian phát sinh người lao động

không được hưởng chế độ làm thêm giờ. Điển hình là ở các ngành nghề như:
Xây dựng, may mặc, giầy da, lái taxi, xe tải, bảo vệ; bán xăng dầu...
Các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi không những xâm
hại nghiêm trọng đến sức khoẻ của người lao động mà còn tác động tới gia
đình và một phần tới xã hội nói chung. Đây cũng là một trong những lý do
dẫn tới các cuộc đình công do người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị
cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi.

24


CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VIỆC THỰC HIỆN
ĐÚNG PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ
NGƠI CỦA CÔNG TY TNHH ĐA NGHÀNH HẢI ĐĂNG VÀ CÔNG TY
TNHH WECAN TẠI THẠCH THẤT HÀ NỘI
Muốn nâng cao việc thực hiện đúng quy phạm pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trước hết phải nâng cao sự hiểu biết về pháp luật.
Ở đây không chỉ người quản lý mới được học về luật mà những NLĐ cũng
phải được tham gia các khóa đào tạo. Các buổi đào tạo chuyên sâu về nghành
nghề, nghiệp vụ. Các chế độ mà đúng ra NLĐ được hưởng. Các cơ sở đào tạo
nghề, trung tâm, cao đẳng... đều phải luôn được cập nhật về chương trình
trong đó phải có luật. Một khi đã biết đã hiểu thì việc thực hiện sẽ dễ dàng
hơn.
Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm:
TQ = [TN - (Tt + TP + TL] x tn (giờ)
Trong đó:
+ TQ: Quỹ thời giờ tiêu chuẩn làm việc trong năm của người lao động;
+ TN: Số ngày trong năm tính theo năm dương lịch là 365 ngày; hoặc là
366 ngày nếu là năm nhuận;
+ Tt: Tổng số ngày nghỉ hàng tuần trong năm được xác định theo quy

định tại Điều 72 của Bộ luật Lao động;
+ Tp: Số ngày nghỉ phép hàng năm là 12, 14 hoặc 16 ngày và được tăng
theo thâm niên làm việc theo quy định tại Điều 74, Điều 75 của Bộ luật Lao
động và khoản 2, mục II của Thông tư số 07/TT-BLĐTBXH ngày 11/4/1995;
+ TL: Số ngày nghỉ lễ trong năm là 9 ngày;

25


×