Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tìm hiểu trang phục truyền thống của dân tộc hmông ở huyện đồng văn, tỉnh hà giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (993.19 KB, 57 trang )

MỤC LỤC
1. Lý do chọn đề tài.............................................................................................................2
2. Tình hình nghiên cứu......................................................................................................3
3. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................................4
5. Giả thuyết nghiên cứu.....................................................................................................4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................................................4
7. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................4
8. Đóng góp của đề tài........................................................................................................4
9. Nội dung đề tài................................................................................................................5

CHƯƠNG 1..........................................................................................................6
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI
QUÁT VỀ DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ
GIANG.................................................................................................................6
1.1. Một số khái niệm..........................................................................................................6
1.1.1. Trang phục truyền thống...........................................................................................6
1.1.2. Đặc điểm của trang phục truyền thống.....................................................................6
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy trang phục
truyền thống........................................................................................................................7
1.2. Khái quát dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang....................................9
1.2.1. Khái quát về dân tộc Hmông ở Việt Nam.................................................................9
1.2.2. Đặc điểm của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.........................12

CHƯƠNG 2........................................................................................................19
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG...................19
Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG..................................................19
2.1. Trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang....19
2.1.1. Chất liệu và quy trình sản xuất vải..........................................................................19
2.1.2. Kiểu dáng của bộ trang phục truyền thống Hmông................................................21
2.1.3. Màu sắc, hoa văn của bộ trang phục truyền thống Hmông.....................................25


2.2. Giá trị trang phục truyền thống dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang 31
2.2.1. Trang phục phản ánh mối quan hệ của người Hmông với môi trường sống...........31
2.2.2. Trang phục phản ánh tư duy kĩ thuật thủ công của dân tộc Hmông........................32
2.2.3. Trang phục là sản phẩm tạo nên đặc trưng văn hóa của dân tộc Hmông................34
2.2.4. Trang phục phản ánh đời sống kinh tế xã hội của dân tộc Hmông.........................35
2.2.5. Trang phục phản ánh giá trị thẩm mĩ và khoa học..................................................36

CHƯƠNG 3........................................................................................................38
GIẢI PHÁP GÓP PHẦN BẢO TỒN TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG
CỦA DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG....38
3.1. Những biến đổi trong trang phục của dân tộc Hmông...............................................38
3.1.1. Chất liệu..................................................................................................................38
3.1.2. Kiểu dáng................................................................................................................39
3.1.3. Hoa văn...................................................................................................................39
3.1.4. Việc sử dụng trang phục truyền thống....................................................................39


3.2. Giải pháp bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn,
tỉnh Hà Giang....................................................................................................................41
3.2.1. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân về giá trị của bộ trang phục truyền
thống Hmông.....................................................................................................................41
3.2.2. Giảng dạy cho thế hệ trẻ về nét đẹp và giá trị của bộ trang phục truyền thống
Hmông...............................................................................................................................42
3.2.3. Đẩy mạnh công tác bảo tồn, giữ gìn nét đẹp và phát huy giá trị của bộ trang phục
truyền thống Hmông trên địa bàn.....................................................................................43
3.2.4. Quảng bá rộng rãi và tạo điều kiện để đưa bộ trang phục truyền thống vào ngành
du lịch................................................................................................................................45
3.2.5. Thường xuyên tổ chức các buổi biểu diễn hoặc cuộc thi về trang phục truyền thống
của dân tộc thiểu số...........................................................................................................46
3.2.6. Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa ở địa phương.................................48


KẾT LUẬN........................................................................................................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................51
PHỤ LỤC ẢNH.................................................................................................50
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong kho tàng đời sống văn hoá vô cùng phong phú của cộng đồng các dân tộc
thiểu số ở Việt Nam, trang phục truyền thống chính là một trong những biểu trưng văn
hoá đặc sắc, góp phần phản ánh phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc riêng của mỗi
vùng, miền trên toàn đất nước.
Dân tộc Hmông là dân tộc thiểu số đông nhất ở Hà Giang hiện nay so với các
dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, với số dân trên 200.000 người, chiếm 1/3 số lượng
người Hmông của cả nước. Sống ở các địa phương tỉnh, thành phố, với điều kiện địa lí
tự nhiên khác nhau. Đây là dân tộc có nhiều nhóm địa phương: Hmông Xanh, Hmông
Đen, Hmông Hoa, Hmông Trắng… đã tạo nên nét văn hóa đặc trưng riêng như tiếng
nói, nếp sống, phong tục tập quán và nhất là trong trang phục. Những nét đặc trưng đó
tạo nên cái riêng của từng nhóm Hmông trên từng vùng địa phương khác nhau. Dân
tộc Hmông có truyền thống văn hóa lâu đời, độc đáo và đặc sắc. Có thể nói, hiện nay,
so với các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam, dân tộc Hmông là dân tộc ít bị đánh mất
bản sắc văn hóa nhất.
Một trong những nét nổi bật khi nhắc đến văn hóa của dân tộc Hmông chính là
những bộ trang phục. Đó còn là một yếu tố cơ bản bởi nó là nhu cầu không thể thiếu
được trong sinh hoạt và lao động của con người. Trang phục không chỉ có chức năng
che đậy bảo vệ thân thể con người về mặt sinh học mà còn biểu hiện nếp sống của một
tộc người, thể hiện trình độ thủ công truyền thống và quan điểm thẩm mĩ riêng. Đặc
2


biệt, phải kể đến các trang phục được dệt thủ công, thêu tay của dân tộc Hmông với
màu sắc, hoa văn rực rỡ, lấy cảm hứng và chế tác từ cây cỏ, thiên nhiên. Ngoài ra, đó

còn là cơ sở nhận biết và giúp ta có thể phân biệt sự khác biệt giữa tộc người này với
tộc người khác bởi những nét độc đáo và riêng có.
Trang phục của cả nam và nữ dân tộc Hmông đều là do đôi bàn tay khéo léo của
người phụ nữ dân tộc Hmông làm ra. Với sự cần cù và trí tưởng tượng phong phú,
người phụ nữ Hmông đã trở thành người nghệ sĩ tạo nên những tác phẩm nghệ thuật
làm say đắm lòng người.
Vì vậy, có thể coi trang phục giống như một nguồn tư liệu quan rất trọng trong
nghiên cứu Dân tộc học. Chỉ riêng trang phục đã tạo cho đồng bào các dân tộc ý thức
phân biệt dân tộc này với dân tộc khác, giữa nhóm người này với nhóm người khác.
Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để chúng ta
nhận biết một dân tộc. Trang phục không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ cơ thể và làm đẹp
cho con người mà trang phục còn mang dấu ấn xã hội. Trang phục chỉ ra nguồn gốc và
bản sắc văn hóa của dân tộc đó, cũng là cơ sở là nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu
trật tự xã hội của cộng đồng tộc người nào đó. Cho nên nghiên cứu trang phục của dân
tộc để tìm ra những nét riêng, giá trị văn hóa ẩn chứa trong đó.
2. Tình hình nghiên cứu
Văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung và văn hóa dân tộc Hmông
nói riêng luôn là đề tài hấp dẫn thu hút nhiều nhà khoa học, nhà quản lí đi sâu nghiên
cứu. Các học giả, nhà nghiên cứu quan tâm nhiều hơn chuỗi góc độ lịch sử, văn hóa,
khảo cổ, kinh tế, dân tộc học, mĩ học, kĩ thuật đã đề cập đến nội dung liên quan trực
tiếp hoặc gián tiếp đến trang phục. Các học giả đã nhận ra vai trò của trang phục trong
nghiên cứu lịch sử tộc người, điều đó được thể hiện qua một số công trình:
- Viện Dân tộc học Việt Nam đã viết cuốn “Các dân tộc ít người ở Việt Nam”
hay những bài viết trên tạp chí, văn hóa dân gian, các nghiên cứu văn hóa nghệ thuật,
dân tộc học.
- Tác giả Diệp Trung Bình đã viết cuốn “Hoa văn trên vải dân tộc Hmông”,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
Thời gian gần đây có một số công trình nghiên cứu riêng về trang phục như:
- Tác giả Ngô Đức Thịnh với bài viết “Trang phục cổ truyền các dân tộc Việt Nam”.
Đây là nguồn tư liệu tốt, gợi mở quan trọng về lý luận và thực tiễn để nhóm tác

3


giả tiến hành nghiên cứu đề tài: Tìm hiểu trang phục truyền thống của dân tộc
Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của dân
tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Từ đó, đề xuất các giải pháp bảo tồn bộ
trang phục truyền thống của dân tộc Hmông trước tình hình hội nhập và phát triển của
đất nước hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Tìm hiểu về nét đẹp văn hóa qua trang phục truyền thống của dân tộc Hmông là
một nhiệm vụ quan trọng trong công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của
tộc người. Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần nâng cao nhận thức về giá trị của trang
phục đối với người Hmông. Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy
những nét đẹp văn hóa của các dân tộc thiểu số nói chung và dân tộc Hmông nói riêng.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu, nghiên cứu, mô tả trang phục truyền thống Hmông ở huyện Đồng
Văn, tỉnh Hà Giang.
- Đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hoá của bộ trang
phục ấy.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các như phương pháp khảo sát, nghiên cứu tài liệu, phỏng vấn,
thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh.

8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài sẽ giúp chính quyền địa phương, các nhà quản lý văn hóa thấy được
thực trạng biến đổi trang phục hiện nay của dân tộc Hmông.
- Đề xuất một số biện pháp có tính khả thi góp phần bảo tồn trang phục truyền
thống.
4


- Đề tài cũng là một phần nguồn tư liệu để tham khảo cho sinh viên ngành Quản
lý văn hóa.
9. Nội dung đề tài

5


CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG VÀ KHÁI QUÁT VỀ
DÂN TỘC HMÔNG Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Trang phục truyền thống
Trang phục theo ý niệm dễ hiểu nhất thì đó là cách ăn mặc của con nguời để
chống chọi với khí hậu bên ngoài và thể hiện văn hoá của mỗi dân tộc.
Theo Wikipedia: Trang phục truyền thống hay quốc phục là quần áo và trang
phục truyền thống của một quốc gia, một địa phương, một dân tộc, hoặc có khi là một
thời kỳ lịch sử nào đó của một nhóm người. Mặc quốc phục thường mang ý niệm củng
cố tinh thần đoàn kết của một cộng đồng hay đoàn thể. [11]
1.1.2. Đặc điểm của trang phục truyền thống
Trang phục nói riêng là một nhu cầu vật chất quan trọng trong đời sống của
nhân dân ta. Với tính chất thực dụng, nó là một sản phẩm; dưới góc độ thẩm mỹ, nó lại
là một tác phẩm. Chức năng cơ bản trước nhất của nó là bảo vệ con người. Về mặt này,

trang phục dân tộc Việt đã đạt được hiệu quả cao.
Sự xuất hiện của trang phục đánh dấu một bước ngoặt trong nhận thức của con
người. Lúc đầu trang phục chỉ là nhu cầu bảo vệ cơ thể, che nóng, che lạnh. Dần dần,
trang phục trở thành nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu làm đẹp của con người. Trang phục thể
hiện nghề nghiệp, đẳng cấp, phong tục, tập quán, tôn giáo, lễ nghi. Trang phục liên
quan đến nhiều lĩnh vực trong đời sống như: địa lý, lịch sử, kinh tế, môi trường văn
hóa. Chính vì thế, trong mỗi giai đoạn lịch sử, trang phục lại có những biến đổi, cách
tân cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và đời sống sinh hoạt của con người.
Bên cạnh đó, trang phục truyền thống còn có một số các đặc trưng khác để phân
biệt 54 dân tộc anh em trên cả nước và thị hiếu của từng vùng. Đứng ở góc độ văn hóa
tinh thần, trang phục còn có ý nghĩa về ý thức chính trị, về đạo đức con người, về quan
niệm thẩm mỹ...
Trang phục của các dân tộc Việt Nam hết sức phong phú và đa dạng, và mỗi
trang phục lại mang những nét độc đáo và đặc trưng riêng cho từng vùng, từng miền,
chẳng hạn ở vùng thấp miền núi, các dân tộc sống trên những nếp nhà sàn thường mặc
quần, váy, áo màu chàm với nhiều mô-típ hoa văn mô phỏng hoa rừng, thú rừng. Ở
6


vùng núi, cao nguyên phụ nữ thường mặc váy, nam giới đóng khố... Song nhìn chung
trang phục của các dân tộc được trang trí hoa văn sặc sỡ hài hoà về màu sắc, đa dạng
về mô típ, mềm mại về kiểu dáng, thuận cho lao động trên nương, tiện cho việc đi lại
trên đường đèo dốc.
Cùng với những bộ váy áo do đôi bàn tay khéo léo và tâm hồn thẩm mỹ của các
thiếu nữ dân tộc tạo ra thì những bộ đồ trang sức như các loại hoa tai, vòng tay, vòng cổ
bằng đồng, bạc, dây cườm không thể thiếu được trong trang phục của người dân tộc.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nước trong việc bảo tồn và phát huy
trang phục truyền thống
Bảo tồn những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc là một trong những
việc làm cần thiết và cấp bách hiện nay, bởi lẽ văn hóa là một mục tiêu, vừa là một

động lực để thúc đẩy kinh tế phát triển, trong đó văn hóa truyền thống là cái tốt đẹp là
cái cốt lõi để gìn giữ và phát triển như các Nghị quyết Đại hội Đảng đã đề ra. Do đó,
việc xác định thế nào là văn hóa truyền thống tốt đẹp, thế nào là phản văn hóa hay văn
hóa lạc hậu cũng hết sức quan trọng. Chúng ta có thể phải tôn trọng và thừa nhận các
yếu tố văn hóa được đông đảo quần chúng sáng tạo và lưu truyền bởi đó là tất cả
những văn hóa đời thường, gắn với cuộc sống lao động sản xuất và gắn với sinh hoạt
cộng đồng. Tuy nhiên bên cạnh đó, nhiều yếu tố văn hóa ngoại nhập từ xa xưa đã in
đậm trong tiềm thức của nhân dân, được nhân dân tiếp thu, bảo tồn trong đời sống
cũng là một yếu tố truyền thống cần phát huy. Như vậy, việc bảo tồn các giá trị văn
hóa tốt đẹp phải bắt nguồn từ quần chúng nhân dân. Bên cạnh đó là vai trò của các cơ
quan chức năng và chính quyền địa phương. Vậy các giải pháp cụ thể là gì?
Theo đó, để bảo tồn văn hóa truyền thống tốt đẹp nói chung, bảo tồn trang phục
dân tộc nói riêng cần phải đồng thời kết hợp giữa điều kiện pháp luật làm cơ sở với các
giải pháp chuyên môn. Đó là hệ thống pháp luật của Đảng và Nhà Nước bằng văn bản
có tính định hướng, chỉ đạo và các giải pháp cụ thể cho việc bảo tồn giá trị các di sản
văn hoá như: Hiến pháp; luật Di sản văn hoá và các văn bản dưới luật như: các văn
kiện các Đại hội Đảng; các Nghị quyết, các chỉ thị có liên quan đến việc bảo tồn di sản
văn hoá. Các văn bản đó là cơ sở để cho các nhà khoa học; các nhà quản lý chuyên
ngành thực hiện những giải pháp cụ thể của mình.
Trong luật Di sản văn hoá của Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm
2001: Trong Chương IV, mục 3, điều 47 ghi: “Bảo tảng là nơi bảo quản và trưng bày
7


các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục,
tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân”.
Điều 53, liên quan đến vấn để sở hữu và sử dụng, phát huy di sản văn hoá, Luật
ghi rõ: “Nhà nước khuyến khích chủ sở hữu tổ chức trưng bày, giới thiệu rộng rãi sưu
tập di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu của mình.
Khoản 1, điều 61: Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân đóng góp, tài

trợ cho việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
Về hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá trị, điều 63 ghi: “Nhà
nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức, cả
nhân nước ngoài trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa trên cơ sở tôn
trọng độc lập chủ quyền quốc gia, bình đẳng và các bên cùng có lợi, phù hợp với quy
định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam ký kết hoặc tham gia; góp phần phát huy giá trị di sản văn hóa thế giới, tăng
cường hợp tác hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc”. Đó là những yếu tố cơ
bản hết sức quan trọng về mặt pháp lý để chúng ta có thể tiến hành tốt các hoạt động
liên quan đến việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống cũng như trang
phục 54 dân tộc Việt nam nói chung và trang phục tộc người Hmông nói riêng.
Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao & Du lịch Hoàng Tuấn Anh phát biểu,
từ năm 2008, ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam 19/4 được xác lập theo Quyết định
số 1668/QĐ-TTg ngày 17/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm tại Làng Văn
hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) và tại các địa
phương đều tổ chức nhiều hoạt động, giao lưu, gặp mặt cộng đồng các dân tộc, trong
đó các chương trình nghệ thuật do các nghệ nhân, diễn viên quần chúng thể hiện; Ngày
hội văn hóa các dân tộc Việt Nam; Tổ chức Trình diễn trang phục các dân tộc Việt
Nam (năm 2011);... Bên cạnh đó, hàng năm, từ năm 2010 đến nay, cũng tại Làng Văn
hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam đều tổ chức các hoạt động giới thiệu, trình diễn
văn hóa truyền thống của các cộng đồng dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Hmông, Khmer,
Chăm, Lô Lô, Ê Đê, Ba Na, Gia Rai, Mường… tại các không gian văn hóa của các dân
tộc do các nghệ nhân thực hiện, phục vụ đông đảo du khách trong nước và quốc tế đến
tham quan và giao lưu tại đây. [2]

8


1.2. Khái quát dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
1.2.1. Khái quát về dân tộc Hmông ở Việt Nam

1.2.1.1. Tên gọi
Tên gọi "Miêu" và "Hmông" hiện thời đều được sử dụng để chỉ nhóm dân tộc
thiểu số ở Trung Quốc. Họ sống chủ yếu ở miền nam Trung Quốc, trong các tỉnh Quý
Châu, Hồ Nam, Vân Nam, Tứ Xuyên, Quảng Tây và Hồ Bắc. Theo điều tra dân số
năm 2000, số lượng người Miêu ở Trung Quốc khoảng 9,6 triệu.
Ngoài phạm vi Trung Quốc họ còn sống ở Thái Lan, Lào (gọi là Lào
Sủng), Việt Nam và Myanmar do di cư bắt đầu vào khoảng thế kỷ 18, cũng như
tới Hoa Kỳ, Pháp và Úc như là kết quả của các cuộc di cư gần đây sau khi kết
thúc chiến tranh Việt Nam. Tất cả các nhóm này cộng lại xấp xỉ 8 triệu người nói tiếng
Hmông. Tại Việt Nam, có khoảng trên 780.000 người Hmông phân bố hầu hết ở các
tỉnh miền núi phía Bắc.
Theo các nhà nghiên cứu phương Tây nói vấn đề thuật ngữ Hmông không
thống nhất. Những người đầu tiên sử dụng tên gọi theo kiểu Trung Hoa trong một loạt
các phiên âm: Miao, Meau, Meo, Mo, Miao-tse, Miao-tsze, Miao-tseu (Miêu tộc),....
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dân tộc Hmông ở Lào, các nhà nghiên cứu đương đại
chấp nhận thuật ngữ khác là "Hmông" (hay có cách viết khác là “H’mông”). Bản thân
dân tộc Hmông thì sử dụng hàng loạt các tên tự gọi khác nhau.
Ngoài ra, những người dân tộc Hmông phi Trung Quốc cho rằng thuật ngữ
"Hmông" không chỉ để nói tới nhóm thổ ngữ của họ, mà còn là để chỉ các nhóm khác
sống tại Trung Quốc. Nói chung, họ cho rằng thuật ngữ "Miao" (hay "Miêu") là một
thuật ngữ xúc phạm và không nên sử dụng nó. Thay vì điều này thuật ngữ "Hmông"
được sử dụng để chỉ mọi nhóm người thuộc dân tộc này. Tuy nhiên, điều này có thể là kết
quả của sự nhầm lẫn biểu hiện và ý nghĩa của từ.
Một số các nhóm người Miêu có các tên tự gọi khác hẳn và chỉ một số rất ít sử
dụng từ "Hmông". Những người còn lại thì không có ý kiến gì khi cho rằng "Hmông"
là thích hợp hơn so với "Miêu" trong vai trò của tên gọi chung. Kể từ khi có phân loại
chính thức các dân tộc thiểu số trong thập niên 1950 một số dân tộc thiểu số đã khiếu
nại về từ ngữ được sử dụng để gọi tên dân tộc họ và đã đề nghị thay đổi cách sử dụng
chính thức.
Người dân tộc Hmông viết tên gọi của dân tộc mình giống như "Hmoob”. Hai

9


nguyên âm chỉ ra rằng nó được phát âm giống như âm mũi, và một số phụ âm được sử
dụng ở cuối của âm tiết để biểu thị giọng đọc. Vì thế từ America được viết giống như
là Asmeslivkas trong tiếng Hmông.
Thuật ngữ "Hmông" được đề nghị như là tên gọi của các nhóm người Miêu nói
thổ ngữ Hmông ở Trung Quốc và người Hmông ngoài Trung Quốc. Việc sử dụng từ
này ngày nay đã được thiết lập vững chắc trong sách vở phương Tây.
Tại Việt Nam dân tộc Hmông là một trong các dân tộc thiểu số có dân số đáng
kể trong số 54 dân tộc. [10]
1.2.1.2. Lịch sử tộc người
Lịch sử sơ kỳ của dân tộc Hmông có thể lần theo dấu vết của các câu truyện
truyền khẩu và các lễ nghi an táng của họ, và có lịch sử có lẽ từ cuối thời kỳ băng hà.
Trong truyện truyền khẩu, truyền thuyết của dân tộc Hmông nói rằng họ đã đến
từ những vùng đất cực kỳ lạnh lẽo, ở nơi đó bóng tối kéo dài 6 tháng và ánh sáng cũng
kéo dài 6 tháng. Từ nơi này, họ đã đến Trung Quốc theo những chuyến đi săn. Một
người thợ săn và con chó của ông đã theo đuổi con mồi trong một số ngày trong tuyết.
Người thợ săn hết lương thực và phải quay về để chuẩn bị tiếp tục đi săn mà không có
con chó của mình. Khi người thợ săn bắt đầu lên đường trở lại thì con chó đã ở phía
sau lưng ông. Người thợ săn hôn hít con chó của mình và phát hiện thấy có những hạt
cây lạ dính trên lông của nó. Lúc đó, tuy người Hmông cho rằng toàn thể thế giới đã
được thám hiểm hết, nhưng những hạt lạ đã dẫn dắt họ tới Trung Hoa.
Ở tại Việt Nam, dân tộc Hmông nằm trong một quốc gia đa dân tộc (bao gồm
54 dân tộc), bởi thế dân tộc Hmông cũng được coi là một thành viên quan trọng trong
cộng đồng các dân tộc thiểu số ở Việt Nam. Dân tộc Hmông sinh sống ở Việt Nam có
khoảng 80 vạn người thuộc nhóm ngôn ngữ: Hmông - Dao. Người Hmông (từ Quí
Châu - Vân Nam - Quảng Tây - Trung Quốc) thiên di vào Việt Nam bằng nhiều đợt, rải
rác suốt thời gian dài cho tới cuối thế kỷ XIX. Dân tộc Hmông vào Việt Nam là do
nguyên nhân: trong lịch sử các triều đại phong kiến Trung Hoa đã gây ra nhiều cuộc

chiến tranh tàn bạo và đẫm máu, đàn áp nhiều tộc người (trong đó có dân tộc Hmông),
để giành quyền cai trị đất nước, làm người Hmông phải thiên di đi khắp nơi.
Theo các tài liệu khoa học, cũng như các truyền thuyết đều cho biết rằng người
Hmông là tộc người di cư vào Việt Nam sớm nhất khoảng 300 năm và muộn nhất là
100 năm về trước. Hmông là tên tự gọi. Còn các dân tộc khác gọi dân tộc này với các
10


tên Miêu, Mèo, Mẹo. Căn cứ vào đặc điểm về dân tộc học và ngôn ngữ học, người ta
chia tộc Hmông ra làm các ngành: Hmông Trắng (Môngz Đơư), Hmông Hoa (Môngz
Lênhs), Hmông Đỏ (Môngz Si), Hmông Đen (Môngz Đuz), Hmông Xanh (Môngz
Dua), Na Miểu (Mèo nước). Trong đó, cũng có ý kiến cho rằng Hmông Hoa và Hmông
Đỏ là một.
Điểm đầu tiên, họ đặt chân đến là Mèo Vạc trên cao nguyên Đồng Văn (Hà
Giang), nơi địa đầu Tổ quốc Việt Nam. Vì thế, dân tộc Hmông sinh sống ở
Việt Nam đều coi cao nguyên Đồng Văn là quê hương đất tổ của mình. [10]
1.2.1.3. Đặc điểm cư trú
Dân tộc Hmông sống chủ yếu ở Trung Quốc. Ngoài ra còn có khoảng 2.000.000
người Hmông sống ở các nước khác như Việt Nam, Lào, Myanma cũng như các quốc
gia khác. Có khoảng 124.000 người sống ở Thái Lan, ở đây họ là một trong số 6 dân
tộc chính sinh sống trên núi.
Sau năm 1975 cộng đồng dân tộc Hmông di cư sang sinh sống ở các nước
như Mỹ, Pháp, Úc con số lên tới hàng 100.000 người (chủ yếu di cư từ Lào).
Dân tộc Hmông cư trú thường ở độ cao từ 800 - 1500 m so với mực nước biển
gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên
giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở
các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn
La... Do tập quán du mục nên một số người Hmông trong những năm 1980, 1990 đã di
dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, dân tộc Hmông ở Việt Nam có

dân số 1.068.189 người, đứng hàng thứ 8 trong bảng danh sách các dân tộc ở Việt
Nam, cư trú tại 62 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Dân tộc Hmông cư trú tập trung tại
các tỉnh:
Hà Giang (231.464 người, chiếm 31,9% dân số toàn tỉnh và 21,7% tổng số
người Hmông tại Việt Nam);
Điện Biên (170.648 người, chiếm 34,8% dân số toàn tỉnh và 16,0% tổng số
người Hmông tại Việt Nam);
Sơn La (157.253 người, chiếm 14,6% dân số toàn tỉnh và 14,7% tổng số người
Hmông tại Việt Nam);
Lào Cai (146.147 người, chiếm 23,8% dân số toàn tỉnh và 13,7% tổng số người
11


Hmông tại Việt Nam);
Lai

Châu (83.324

người), Yên

Bái (81.921

người), Cao

Bằng (51.373

người), Nghệ An (28.992 người), Đăk Lăk (22.760 người), Đăk Nông (21.952
người), Bắc Kạn (17.470 người), Tuyên Quang (16.974 người), Thanh Hóa (14.799
người).
Trên thực tế cho thấy các cư dân Hmông ở Việt Nam vẫn có quan hệ với các cư

dân đồng tộc ở các nước khác, đặc biệt là những địa bàn sát biên giới giữa Việt Nam
với Trung Quốc và Lào. Một bộ phận đáng kể người Hmông vẫn còn theo các lối sống
truyền thống ở miền tây bắc Việt Nam. Với sự gia tăng của du lịch vào các khu vực
này trong những năm 1990 đã giới thiệu cho nhiều người Hmông lối sống phương Tây,
và trang phục truyền thống của người Hmông đang dần dần biến mất. [10]
1.2.2. Đặc điểm của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
1.2.2.1. Hoạt động sản xuất (Đời sống mưu sinh)
Dân tộc Hmông cũng sống chủ yếu bằng nghề làm nương rẫy. Nguồn sống
chính là làm nương định canh hoặc nương du canh trồng ngô, lúa, lúa mạch. Nông dân
có truyền thống trồng xen canh trên nương cùng với cây trồng chính là các cây ý dĩ,
khoai, rau, lạc, vừng, đậu,... Chiếc cày của người Hmông rất nổi tiếng về độ bền cũng
như tính hiệu quả.
Trước đây dân tộc Hmông còn trồng lanh, thuốc phiện, nhưng hiện nay theo
chính sách của Nhà nước, thuốc phiện thuộc loại chất kích thích bị cấm nên đã không
còn được trồng trọt nữa. Bên cạnh đó, họ trồng các cây ăn quả như táo, lê, đào, mận.
Đây là những hoạt động sản xuất đặc sắc của dân tộc Hmông.
Dân tộc Hmông chăn nuôi chủ yếu trâu, bò, lợn, gà, ngựa. Ngựa thồ là phương
tiện vận chuyển rất có hiệu quả trên vùng cao núi đá. Con ngựa rất gần gũi và thân
thiết với từng gia đình Hmông.
Dân tộc Hmông phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm yên
cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng, làm giấy bản, đồ trang sức bằng bạc phục vụ
nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công Hmông phần lớn là thợ bán
chuyên nghiệp làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày, nòng súng, các đồ đựng
bằng gỗ ghép.
Nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của người
Hmông với những kĩ thuật dệt thủ công hết sức tỉ mỉ. [7]
12


1.2.2.2. Nhà ở

Nét độc đáo trong kiến trúc ngôi nhà ở của dân tộc Hmông là được xây dựng
tương đối thống nhất theo một khuôn mẫu. Nhà được xây dựng trên nền đất, dù to hay
nhỏ thì đều gồm ba gian hai cửa (tức là gồm một cửa chính, một cửa phụ và tối thiểu là
hai cửa sổ). Ngôi nhà có thể có một hoặc hai chái nhà, nhưng đều không liên quan trực
tiếp đến ba gian nhà chính. Sự sắp xếp của ba gian nhà của dân tộc Hmông như sau:
Gian trái dùng để đặt bếp nấu nướng và buồng ngủ của vợ chồng gia chủ. Gian phải
dùng để đặt bếp sưởi và giường khách. Gian giữa thường rộng hơn sẽ đặt bàn thờ tổ
tiên và đồng thời cũng là gian ăn uống, tiếp khách của cả gia đình. Nhà của người dân
tộc Hmông bao giờ cũng có sàn gác để cất giữ đồ đạc, lương thực, thực phẩm: ngô,
lúa, đậu tương khi thu hoạch về được cất lên gác, khói bếp sẽ hạn chế được sâu mọt,
ẩm mốc.
Trong gia đình dân tộc Hmông, buồng ngủ của vợ chồng, con cái được bố trí
riêng không được bố trí ngang hàng với bàn thờ. Người dân tộc Hmông thường ngủ
bằng phản gỗ hoặc giát bằng tre mai đập giập. Tập tục của dân tộc Hmông rất khắt
khe, nơi ngủ của con, em dâu thì bố, anh chồng không được vào và ngược lại con, em
dâu không được phép vào nơi ngủ của bố chồng, anh chồng. Ngoài ra, sàn gác còn có
thể làm nơi ngủ mỗi khi nhà đông khách. Điều đặc biệt là đàn bà, con gái không được
phép ngủ trên gác. Bởi thế kể cả khi người nhà đi vắng thì con dâu cũng không được
lên gác. Nếu muốn lấy vật gì trên gác cũng không được trèo thẳng lên mà chỉ được
phép đứng ở bậc thang rồi lấy que khều. [9]
Đối với những dân tộc Hmông nhà khá giả thì sẽ được xây dựng kiên cố, cột gỗ
kê trên đá tảng đẽo hình đèn lồng hay như quả bí, mái lợp ngói, gác lát ván. Nhà được
mở từ 2 đến 3 cửa, cửa chính đối diện với bàn thờ. Các chuồng trại chăn nuôi làm tách
riêng ra một khu vực. [3]
1.2.2.3. Ẩm thực
Dân tộc Hmông nói chung những ngày thường sẽ ăn 2 bữa còn vào những ngày
mùa sẽ ăn ba bữa. [10]
Một bữa ăn truyền thống của dân tộc Hmông bao gồm bột ngô đổ, cơm, rau xào
mỡ. Phụ nữ khéo léo làm các loại bánh bằng bột ngô, gạo vào những ngày tết, ngày lễ.
Ngoài ra, dân tộc Hmông quen uống rượu ngô, rượu gạo, và thói quen hút thuốc bằng

điếu cày.
13


Một số các đặc sản của dân tộc Hmông như: thắng cố, mèn mén, thịt trâu gác
bếp,... là những món ăn nổi tiếng khi đến với Hà Giang. [7]
Nói đến thắng cố, ai cũng biết đó là đặc sản của đồng bào dân tộc Hmông,
thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông
người như hội làng, dòng họ hay ở chợ phiên. Có người giải thích chữ “Thắng cố”
theo âm Hán Việt: thắng cố có nghĩa là thang cốt, tức là canh xương. Phần xương, gân
cốt, mỡ và các loại thịt vụn cộng với tim gan phèo phổi của bò hoặc ngựa cho vào
chảo nước sôi đun liên tục sẽ tạo nên món thắng cố. Chợ huyện ở Đồng Văn (Hà
Giang) vào phiên chính chủ nhật vẫn luôn luôn có chảo thắng cố nóng hổi. Khi chợ đã
vãn, ấy là lúc mọi người ngồi quây quần bên chảo thắng cố, từng bát, từng bát thắng
cố được múc ra, rượu ngô thơm lừng. Cuộc vui xuống chợ lúc này mới bắt đầu.
So với một số dân tộc vùng cao khác thì dân tộc Hmông không chỉ giỏi về kỹ
thuật trồng và chăm sóc cây ngô mà họ còn rất giỏi trong việc chế biến ngô thành
nhiều món ăn độc đáo, hấp dẫn. Một trong những món ăn phổ biến và đặc trưng nhất
là mèn mén. Họ xay ngô thành bột và nấu lượng bột vừa đủ với bữa ăn của gia đình.
Công đoạn quan trọng nhất là khi người chế biến phải tính toán cho lượng nước vừa
đủ để bột ngô không bị khô hoặc bị nhão sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và hương vị của
món ăn.
Tiếp đến là món thịt trâu, thịt heo gác bếp. Đây là món ăn nổi tiếng ở vùng núi
rừng Tây Bắc chứ không riêng gì ở tỉnh Hà Giang. Hầu như nhà nào trong các bản
làng cũng nuôi ít nhất vài con heo. Heo nuôi ở bản được thả rong, không ăn các loại
thức ăn tăng trọng mà chủ yếu ăn rau, củ. Người ta nuôi heo chủ yếu phục vụ nhu cầu
tiêu dùng trong gia đình. Nuôi nhiều mới bán chợ. Khi mổ động vật, chủ nhà thường
ăn phần đầu và chân. Phần thịt còn lại được cắt thành lát dài, tẩm ướp gia vị rồi treo
trên giàn bếp. Nhiều ngày, khói bay lên bám vào thịt tạo một màu nâu đen. Ăn thử
món này mới cảm nhận được vị ngon độc đáo của nó. Heo vận động nhiều nên thịt săn

chắc, phần mỡ cứng và giòn. Gia vị lâu ngày thấm vào thịt cùng với mùi khói tạo
hương vị đặc trưng của món ăn. Người dân ở vùng cao thường làm món heo gác bếp
để dự trữ vào lúc mưa bão hay mùa đông giá rét, không thể đi ra chợ được. Chỉ cần
đến giàn bếp lấy xuống miếng thịt heo là có được bữa ăn cho cả gia đình.
1.2.2.4. Tín ngưỡng
Hôn nhân của dân tộc Hmông thông qua mua bán và có phần tin vào tín
14


ngưỡng. Trong lễ ăn hỏi, người Hmông tin rằng đôi trai gái có hợp nhau hay không là
do lễ cúng "xem chân gà". Người con gái được định giá thông qua giá trị vật chất thịt,
rượu, bạc trắng, thuốc phiện. Mỗi đám cưới thường nhà gái yêu cầu từ 60 đến 120
đồng bạc trắng, từ 60kg đến 120kg thịt lợn, từ 60kg đến 120kg rượu và một số thuốc
phiện. Giá trị vật chất nhà gái yêu cầu càng nhiều đối với nhà trai thì người con gái đó
càng hoàn hảo về tài sắc.
Dân tộc Hmông có phong tục em chồng được phép lấy chị dâu (nếu anh trai bị
chết), ngược lại chị dâu có quyền lấy em chồng là để giữ gìn tài sản và có trách nhiệm
nuôi dưỡng các cháu của anh trai. Nếu em chồng đã có vợ thì chị dâu chỉ được làm vợ
lẽ. Trong trường hợp gia đình không có em chồng thì chị dâu được phép lấy em họ. [7]
Trong quan hệ hôn nhân giữa những người trong cùng một dòng họ bị cấm triệt
để, không được phép lấy nhau. Những người không phải là anh em nhưng cùng mang
tên dòng họ, hôn nhân diễn ra cũng rất dè dặt. Người Hmông tin rằng quan hệ hôn
nhân với dòng họ khác thì làm ăn mới phát đạt, nòi giống mới phát triển tốt.
Một nét văn hóa đặc sắc nhất trong hôn nhân của dân tộc Hmông chính là tục
cướp vợ, mặc dù đây là một hủ tục cần phải loại bỏ, và cướp vợ ngày nay chỉ còn là
hình thức. Khi người con trai thích một cô gái nào đó, nhóm thanh niên từ 3 đến 5
người, tổ chức họp nhau đón đường bắt cóc người con gái mang về nhà mình (dù
người con gái đó có bằng lòng hay không bằng lòng). Trong thời điểm người con gái
bị cướp mọi người trong họ hàng, gia đình, anh em không được phép tham gia giải
cứu. Sau hai hôm cướp vợ, nhà trai cử người sang nộp phạt tiền danh dự cướp vợ và báo

cho gia đình nhà gái biết sự việc. Sau đó, hai bên gia đình bàn bạc, ấn định ngày lành tháng
tốt để tổ chức lễ thành hôn cho đôi trai gái.
Cũng giống như hôn nhân, ma chay là một tín ngưỡng hết sức quan trọng trong
đời sống của dân tộc Hmông, không chỉ riêng ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
Trước kia, ma chay của người Hmông thường được tổ chức kéo dài từ 5 đến 7 ngày,
ngày nay giảm xuống còn từ 2 đến 3 ngày để phù hợp hơn với luật của Bộ Văn hóa và
đời sống hiện đại. Khi gia đình có người chết, họ đi mời người (thầy mo) đến làm thủ
tục cúng hát mở đường, sau đó mới tiến hành khâm niệm (áo ngoài bằng lanh thì mới
được đoàn tụ với tổ tiên). Cách hành xử mỗi nơi mỗi khác: có nơi để người chết trên
"cáng" treo trước bàn thờ hoặc để trên ghế dài đặt ngang cửa ra vào. Có nơi người chết
được đặt vào quan tài nhưng không đậy nắp để dễ dàng xem mặt người chết. Trong lúc
15


hát mở đường đến đoạn sự tích gà dẫn đường cho người chết về với tổ tiên, người ta
mang một con gà đã chết để nguyên lông đặt trong âu bột ngô để phía dưới người chết.
Trong đám ma người Hmông dùng khèn và trống để thực hiện nghi lễ tiễn đưa người
chết về với tổ tiên được êm đẹp. Sau khi chôn cất xong, nếu là nam giới, người ta cắm
9 cành lá, nữ giới cắm 7 cành để đánh lạc hồn người chết không quay về làm hại
những người thân trong gia đình. Lễ cúng đưa hồn người chết về với tổ tiên sau khi
chôn cất hoặc kéo dài một hay vài năm.
Dân tộc Hmông cũng rất coi trong việc thờ cúng người đã khuất, thờ cúng tổ
tiên, ông bà, cha mẹ và những người đồng tộc. Người ta tin rằng tổ tiên đã chết, che
chở cho con cháu đang sống làm những nghi lễ cầu xin cho các thành viên thị tộc hay
gia đình và tiến hành những nghi thức nhằm thờ phụng tổ tiên. Bàn thờ tổ tiên thường
đặt ở vị trí gian giữa, nhiều dòng họ Hmông không lập bàn thờ tổ tiên riêng. Nơi thờ
cúng tổ tiên chỉ là một miếng giấy hình chữ nhật kích thước 20 - 30cm. Nơi đặt bàn
thờ là linh thiêng, chỉ có chủ gia đình mới được làm chủ lễ cúng mời tổ tiên, chỉ có con
trai mới được đến gần bàn thờ. Người Hmông chỉ cúng tổ tiên vào dịp năm mới, lễ
cơm mới hoặc khi cần cúng chữa bệnh… đối với hồn cụ, ông, cha ở thế giới bên kia.

Bên cạnh thờ cúng tổ tiên, dân tộc Hmông còn tồn tại một hệ thống ma nhà với những
lễ thức cúng bái riêng biệt.
1.2.2.5. Lễ hội
Nhắc đến lễ hội của dân tộc Hmông ở Hà Giang, người ta không thể không
nhắc đến lễ hội Gầu Tào. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người
Hmông. Lễ hội diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày mồng Một đến ngày Rằm tháng
Giêng, nhằm mục đích cầu phúc hay cầu mệnh. Nếu hội tổ chức ba năm liền thì mỗi
năm tổ chức 3 ngày, còn hội làm gộp một năm sẽ tổ chức trong 9 ngày. Gầu Tào là lễ
hội lớn nhất, đông người tham gia nhất và cũng nhiều nghi thức đặc sắc nhất của người
Hmông.
“Gầu Tào” theo tiếng Kinh có nghĩa là lễ cúng, trong đó, sẽ tạ trời đất, thần
linh, thổ địa đã phù hộ độ trì cho gia chủ và con cháu khỏe mạnh, con trai nối dõi tông
đường, chăm sóc tổ tiên, dòng họ; cầu phúc, cầu lộc, tạ ơn trời đất đã phù hộ cho dân
bản cuộc sống ấm no, mùa màng bội thu, ngô lúa đầy sàn... Đây cũng là dịp để mọi
người gặp gỡ nhau, vui chơi, hát các điệu hát giao duyên và cùng nhau múa khèn, say
bên những chén rượu đầu xuân... [10]
16


Tiếp đó là lễ hội múa khèn của người Hmông. Lễ hội khèn Hmông ở Hà Giang
được tổ chức định kì hằng năm vào dịp lễ tết độc lập. Đây là một lễ hội truyền thống,
thu hút khách thập phương tìm về diễn ra ở trung tâm phố cổ Đồng Văn. Lễ hội diễn ra
sôi động dưới nghi thức như một trận đấu biểu diễn, những nghệ nhân tham gia thường
mang đến những ca khúc truyền thống gắn với đời sống dân tộc mình trong tiếng khèn
réo rắt. Những tiếng khèn vang lên nói lên nỗi niềm của những nghệ nhân và nói hộ
tâm tư của biết bao người. Đó là những bài khóc thương cha mẹ, những bài ca gọi bạn,
xuống chợ, bài tỏ tình… Tất cả là tâm tình và ước mơ của người dân tộc Hmông.
1.2.2.6. Văn nghệ dân gian
Dân tộc Hmông có đời sống văn nghệ khá phong phú, đặc biệt là văn học truyền
miệng có rất nhiều thể loại, như: Truyện thần thoại về anh hùng văn hóa tìm ra loại giống

và dạy dân tộc Hmông cách trồng ngô, lúa, trồng lanh làm vải mặc … Truyện cổ tích về
các con vật chiếm khá nhiều, đặc biệt là truyện về con hổ…
Dân tộc Hmông say đắm dân ca dân tộc mình, đó là Tiếng hát tình yêu (gầu
plềnh), Tiếng hát cưới xin (gầu xuồng),… mà họ thường hát khi lao động nương rẫy,
trong lúc se sợi dệt vải, trong khi đi chợ, đi hội.
Trong những dịp lễ hội, đặc biệt là hội Gầu Tào (đón năm mới), những bài hát
dân ca này không chỉ thể hiện bằng lời mà còn có thể giãi bày thông qua những nhạc
cụ dân tộc (sáo, khèn, kèn lá, đàn môi,…). Thanh niên thích chơi khèn, vừa thổi vừa
múa. Kèn lá, đàn môi là phương tiện để thanh niên trao đổi tâm tình. Sau một ngày lao
động mệt mỏi, thanh niên dùng khèn, đàn môi gửi gắm và thể hiện tiếng lòng mình với
bạn tình, ca ngợi vẻ đẹp của cuộc sống, của quê hương, đất nước.

17


TIỂU KẾT
Trong Chương 1 luận văn đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về trang phục
truyền thống, đặc điểm của trang phục truyền thống và quan đểm của Đảng và Nhà
nước trong việc bảo tồn và phát huy trang phục truyền thống. Luận văn đã khái quát
tác động của yếu tố địa lý, kinh tế xã hội và lịch sử đến đời sống văn hóa dân tộc
Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Các quan niệm được trình bày ở chương 1
là cơ sở lý luận để luận văn tiến hành khảo sát thực trạng về trang phục truyền thống
của dân tộc Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang hiện nay trong chương 2. Luận
văn sẽ khảo sát thực trạng về trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở các
phương diện: Chất liệu, kiểu dáng, màu sắc, hoa văn của bộ trang phục truyền thống
Hmông cũng như giá trị truyền thống mà nó mang lại. Từ đó, chúng ta thấy rõ sự phong
phú, đa dạng của văn hóa truyền thống người Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà
Giang và sự biến đổi của nó trong thời gian qua; thấy được vai trò quan trọng của việc
bảo tồn trang phục truyền thống của dân tộc thiểu số nói chung và của dân tộc Hmông
ở huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang nói riêng.


18


CHƯƠNG 2
TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC HMÔNG
Ở HUYỆN ĐỒNG VĂN, TỈNH HÀ GIANG
2.1. Trang phục truyền thống của dân tộc Hmông ở huyện
Đồng Văn, tỉnh Hà Giang
2.1.1. Chất liệu và quy trình sản xuất vải
Khác với những tộc người ở vùng Đông Bắc, người dân tộc Hmông dệt vải từ
sợi cây lanh là chính chứ không phải từ sợi bông. Cây lanh chiếm một ví trí quan trọng
trong cả đời sống thường ngày cũng như đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Hmông
(Hà Giang). Đó là chất liệu làm nên bộ trang phục truyền thống độc đáo trên vùng đất này.
Gia đình người Hmông nào cũng có một nương trồng lanh. Đất trồng lanh phải
là đất tốt, độ phì cao, thường ở ven chân núi hay trong các thung lũng nhỏ, được chiếu
sáng cả ngày, làm cỏ, bón phân trước khi gieo. Người Hmông sinh sống ở đỉnh núi cao
thuộc những vùng có điều kiện tiểu khí hậu sai biệt nhau, nên thời vụ trồng và thu
hoạch lanh có thể xê dịch sớm muộn đôi chút, sao vừa tránh mưa nhiều, nhất là mưa,
lại vừa tránh gió mùa rét sẽ ảnh hưởng tới chất lượng sợi lanh. Người dân tộc Hmông
thường trồng lanh vào tháng 4 âm lịch và thu hoạch sau đó từ 3 - 4 tháng. Ngoài khâu
cày xới cần tới bàn tay người nam giới, còn việc gieo trồng, chăm bón, chế biến sợi và
dệt vải hoàn toàn do phụ nữ đảm nhiệm, đàn ông không được tham gia. Dân tộc
Hmông đánh giá tài năng, vẻ đẹp và đức hạnh của người phụ nữ qua khả năng thêu, dệt, thể
hiện trên những bộ trang phục mà họ mặc trong ngày hội. Trai bản kén vợ cũng dựa vào đó
mà có sự lựa chọn. Chính vì thế mà trải qua hàng trăm năm, nghề dệt lanh của người
Hmông đã được bảo tồn để trở thành nghề truyền thống đến ngày hôm nay.
Khi trồng lanh đã tới độ thu hoạch, người ta cắt buộc lại từng bó rồi đem về
phơi khô trong khoảng 10 - 15 ngày sau đó tước lấy sợi. Công việc này phải làm trước
khi có các đợt gió mùa đông bắc, nếu gặp gió, lanh sẽ bị khô sợi, giảm độ bền, độ nát,

khó nối.
Sau khi đập giập lanh, làm cho vỏ ngoài bong ra, người ta chia đều lanh thành
những chùm sợi đều nhau, cuộn thành từng cuộn to. Từng cuộn sợi lanh này được ngâm
với nước tro bếp, luộc chín cho bong hết lớp vỏ xanh, giặt sạch, sau đó lại đun một lần
nữa với nước hòa sáp ong khoảng 4 - 5 giờ, sau đó vớt ra và để ráo nước, dùng đoạn gỗ
19


tròn trà lăn trên cuộn sợi lanh tới lúc nào sợi lanh thẳng, sạch và bóng là được. Thứ sợi
lanh trắng và sạch ấy gọi là “xé”, đủ để se thành sợi trước khi đưa lên khung dệt.
Khung dệt của dân tộc Hmông là một bước cải tiến giữa khung dệt của các dân
tộc Môn Khmer, Nam Đảo và khung dệt của người Thái, Tày, Mường. Khi dệt, người
phụ nữ ngồi cạnh khung, buộc đầu dây ở trục cuộn vải vào lưng, chân đạp bàn đạp làm
go phụ tách rời ra, lấy tay đẩy thoi sợi ngang qua lại, kéo go phụ tách sợi dọc ra, kéo
go chính dập cho sợi khít lại. Loại khung dệt này chỉ dệt được khổ vải trên dưới 40cm,
năng suất thường thấp, một cái váy phải dệt hàng năm mới xong.
Nhưng từ xé phải qua một số khâu chế biến để trở thành sợi dệt. Trước hết xé
được cuộn lại thành những cuộn to tròn bằng một dụng cụ gọi là “khẩu lỳ kho”, rồi sau
đó sợi lại được thả vào một cái thùng gỗ, theo từng lớp một cho khỏi rối. Từ thùng, sợi
được kéo bằng cái xa thành các con chỉ. Một lần nữa các con chỉ này được cuộn vào
các ống nứa qua một hệ thống bánh quay và ròng rọc. [5]
Nhìn cách người Hmông nối những sợi lanh mới thấy hết sự tỉ mỉ, kiên nhẫn của
người phụ nữ Hmông. Nhưng cũng để có những sợi lanh như vậy, phải trải qua rất nhiều
công đoạn vất vả. Để gieo hạt lanh cũng phải chọn ra những đám nương tốt nhất. Lanh gieo
xuống, gặp đất tốt, xanh um, cây vươn cao lớn nhanh từng ngày. Thu hoạch lanh về, rồi đập
dập, tước lấy vỏ, ngâm nước tro, hong khô,… Đến công đoạn nối sợi lanh. Công đoạn này
thường được phụ nữ Hmông làm vào bất kì lúc nào ngơi tay. Qua không biết bao nhiêu
công đoạn mới thành ra được một tấm vải lanh. Vải lanh lại được ngâm nước tro cho đến
khi trắng óng mới thôi.
Vải dệt xong, nấu trong nước tro bếp sao cho thật sạch, rồi nấu với sáp ong để

hồ vải cho cứng và bóng. Vải lanh nấu với sáp ong lại phải lăn qua khâu lăn vải giữa
bàn đá và khúc gỗ, tới khi vải trông bóng, mịn thì đem nhuộm chàm.
Người Hmông cũng trồng chàm và chế biến thuốc nhuộm chàm (cao chàm).
Cách thức chế biến thuốc nhuộm của họ cũng không khác mấy với các dân tộc láng
giềng. Chàm cắt về đem ngâm cho mục rã, sau đó gạn lấy nước cốt đem về hòa với
nước tro bếp và nước vôi, khuấy đều, để lắng lấy cao chàm. Loại cao chàm này được
trữ lại để dùng lâu dài trong cả năm, vừa để nhuộm vải mới, vừa để nhuộm lại những
váy áo đã bạc màu.
Trước khi nhuộm vải, bao giờ cũng nhúng qua nước lã cho vải ngấm đều, rồi
mới nhúng vào vại nước chàm. Vải nhúng nước chàm xong vớt ra đem ủ qua đêm,
20


hôm sau giặt qua nước lã rồi mới đem phơi. Cứ thế, qua 10 - 18 lần thì vải có màu
chàm đen là được.
Vải lanh của dân tộc Hmông nơi đây là một trong những sản vật quý. Được làm
hoàn toàn thủ công từ đôi bàn tay của người phụ nữ. Vải lanh là chất liệu tuyệt vời cho may
mặc: ấm áp vào mùa đông và thoáng mát vào mùa hè. Chính điều này đã làm cho sản phẩm
vải lanh rất được các du khách nước ngoài ưa chuộng. Rồi cũng từ những tấm vải lanh óng
ánh ấy, dưới bàn tay khéo léo, óc thẩm mỹ tinh tế của người phụ nữ Hmông, họ đã tạo nên
những bộ trang phục truyền thống với họa tiết hoa văn vô cùng đặc sắc.
Cũng cần nói thêm rằng, nghề trồng và dệt vải lanh đã gắn bó lâu dài với dân
tộc Hmông, nó không chỉ là thứ vật liệu cơ bản để dệt vải may mặc, một nhu cầu quan
trọng của đời sống vật chất của con người, mà cây lanh, sợi lanh đã đi vào thế giới tâm
linh, tình cảm, trở thành một thứ biểu tượng cho sự bền chắc của đời người, tuổi thọ,
sự gắn bó của lứa đôi, là sợi chỉ dẫn đường cho linh hồn người chết về với tổ tiên, là
cái cầu để linh hồn tổ tiên đầu thai trở lại với con cháu. [5]
2.1.2. Kiểu dáng của bộ trang phục truyền thống Hmông
Đồng bào Hmông đã cư trú ở nước ta từ rất lâu đời ở vùng núi Tây Bắc và Đông
Bắc, đặc biệt là ở tỉnh Hà Giang. So với các dân tộc khác, người Hmông còn giữ

nguyên được nhiều phong tục tập quán, vật dụng cổ truyền độc đáo. Một trong số đó là
việc dệt vải, thêu may các bộ trang phục dân tộc đặc sắc, rực rỡ nhất vùng. Đối với dân
tộc Hmông, trang phục là cái mặc, cũng là của cải gia truyền, ai nấy đều phải bảo tồn
và phát huy sao cho ngày càng đẹp càng quý, phản ánh rõ được nét truyền thống văn
hóa, lịch sử, tín ngưỡng, cá tính và sự giàu có của tộc nguời Hmông.
Từ xưa đến nay, trang phục nam nữ Hmông đều do phụ nữ Hmông làm.
Khoảng 7 - 8 tuổi, các bé gái Hmông đã được bà và mẹ dạy dệt vải, thêu, may các kiểu
hoa văn truyền thống, để tới 15 – 18 tuổi là khi họ trưởng thành và lấy chồng thì sẽ
may được 8 – 15 chiếc váy làm của hồi môn.
Quần áo của dân tộc Hmông chủ yếu may bằng vải lanh tự dệt, đậm đà tính
cách tộc người trong tạo hình và trang trí với kĩ thuật đa dạng. Trang phục nam Hmông
độc đáo khác nhiều tộc người trong khu vực tỉnh Hà Giang. Trang phục nữ khó lẫn lộn
với các tộc người khác bởi phong cách tạo dáng và trang trí công phu, kết hợp kĩ thuật
nhuộm, vẽ sáp ong, thêu, ghép, dệt hoa văn với kiểu váy rộng và đẹp.
Nam giới Hmông mặc trang phục cổ truyền tương tự nữ giới song giản tiện và
21


mộc mạc hơn. Bộ nam phục gồm quần, áo ngắn, thắt lưng và khăn bịt đầu. Phải nói
rằng, trong hầu hết các dân tộc vùng núi thì nam giới người Hmông còn giữ lại lâu bền
bộ y phục cổ truyền của mình, trong khi nam giới các dân tộc khác, nhất là lớp thanh
niên hầu như đã ăn mặc giống người Kinh. Quần của nam giới hay mặc kiểu chân què,
cạp rộng lá tọa, đũng quần rất thấp khi mặc, cạp được vắt qua một bên rồi dùng thắt
lưng vải hay da thắt lại cho chặt. Vì là quần đũng thấp, ống lại rộng, nên khi mặc, quần
của nam giới Hmông có nét dáng riêng, không thể pha trộn với bất cứ dân tộc nào. [5]
Có lẽ độc đáo hơn cả vẫn là chiếc áo ngắn của đàn ông Hmông. Trước nhất,
chiếc áo đó rất ngắn, phía trước chỉ đủ che một phần ngực, còn khoảng bụng từ gấu áo
cho tới cạp quần vẫn để hở, thế nên họ mặc một chiếc áo lót bên trong màu trắng dài
hơn áo ngoài, nên khi mặc áo ngoài vào vào gấu áo và cạp quần để hở một khoảng
bụng áo bên trong, tạo nên một kiểu mặc rất “Hmông”. Về cơ bản đây là loại may kiểu

xẻ ngực, tay áo dài, có đáp những khoanh vải màu, tuy nhiên giữa các nhóm có một
vài khác biệt.
Áo của đàn ông Hmông có khuy áo đơm theo nẹp tà trước ngực, cổ áo đứng, có
viền những đường chỉ hình ô trám. Đó là một cái áo đen (vào dịp lễ Tết là áo trắng,
xanh, có thêu hoa), áo có dáng chữ T, thân hẹp hoặc lơ lửng ngang sườn hoặc dài quá
thắt lưng, cổ áo thêu hoa, ve áo song song, đính khoảng 5 hàng khuy vải nằm ngang
giữa hai thân, cũng có khi là hai vạt vắt chéo và đơm khuy nách. Ống tay rộng, chia
làm hai phần, chia thành nhiều lớp vẽ thêu như đen nối xanh, đen nối đỏ, vàng nằm
liền kề hoặc cách quãng.
Thỉnh thoảng cũng thấy nam giới Hmông dùng khăn, nhất là nhóm Hmông
Trắng ở Hà Giang. Đó là tấm khăn vải màu chàm dùng để chít lên đầu. Ngày hội hè,
nam giới cũng hay dùng khăn len hay mua ở chợ về quàng cổ, vừa cho ấm vừa để
diện. Ngoài ra họ cũng đội mũ gồm các loại mũ quả dưa tám miếng màu đen hoặc
thêu, đính các vòng họa tiết xung quanh mũ hay trên đỉnh đính cắc bạc. Mũ lưỡi trai
ngắn sát đầu và mũ bốn vành khi lạnh để xuôi, khi nóng gập lên gọn ghẽ trên đầu. Vào
hội, khi tham gia biểu diễn nghệ thuật, họ vấn khăn buộc sau gáy.
Thường ngày nam giới đeo một cái vòng cổ xoắn lại từ những sợi dây đồng (3
sợi), nhà giàu thì đeo thêm vòng bạc. Nhưng tới ngày cưới xin, lễ tết, đi chợ thì nam
giới đeo đủ bộ vòng cổ từ 2 - 7 chiếc, ngoài ra còn có vòng tay, nhẫn. Cũng có người
đàn ông vào tuổi trưởng thành bịt vàng hai răng nanh hàm trên.
22


Trang phục cổ truyền của người phụ nữ Hmông gồm: khăn, áo, váy, tạp dề che
phía trước váy, sau váy, thắt lưng, xà cạp,... và các đồ trang sức khác. Phần lớn phụ nữ
Hmông Trắng mặc váy, tuy vậy có nơi, có người mặc quần dù rất cá biệt. Nhưng khi
chết, cũng phải lấy bộ váy trắng ra thay, như vậy tổ tiên mới chấp nhận linh hồn quá
cố. Bởi thế, váy vẫn là bộ phận của nữ phục cổ truyền. Hơn thế nữa đây là váy mang
bằng vải lanh trắng, màu vải càng trắng càng đẹp, có lẽ cũng chính vì thế mà nhóm
này mới có tên gọi là nhóm Hmông Trắng (Hmông Đơ). [5]

Nhìn chung có thể thấy phụ nữ Hmông mặc áo bốn thân, xẻ ngực, không cài nút,
gấu áo không khâu và cho vào trong váy. Ống tay áo thường trang trí họa tiết hoa văn
những đường vằn ngang từ nách đến cổ tay. Đường viền cổ và nẹp hai thân trước được
trang trí viền vải khác màu (thường là đỏ và hoa văn trên nền chàm). Phụ nữ Hmông còn
dùng loại áo xẻ nách phải trang trí cổ, hai vai xuống ngực giữa và cửa ống tay áo. Phía
sau gáy thường được đính miệng và trang trí hoa văn dày đặc bằng chỉ ngũ sắc.
Áo ngắn cũng được phụ nữ để công trang trí, thêu thùa. Áo may vừa với thân
hình, xẻ ngực, hai vạt vừa chấm thắt lưng, hai nách áo không cắt thẳng mà hơi lượn eo,
nên khi mặc, áo càng ôm gọn lấy người. Phần áo được tập trung trang trí là cổ áo yếm
phía gáy. Loại áo mặc thường ngày chỉ là một miếng vải màu hay thêu thùa qua loa,
nhưng nếu là áo cưới, áo hội, áo cưới, áo cúng hay áo mặc cho người chết thì trang trí
cổ yếm rất cầu kỳ và công phu. Bố cục hoa văn ở đây theo mảng từ lớp trung tâm ra
ngoài rìa, trung tâm là ô trám, sao, biến thể của chữ thập... Ngoài ra là các đường song
song bao lấy hoa văn trung tâm thành nhiều lớp. Hai nẹp áp phía trước không đơm
khuy, nhưng đáp thêm bằng vải màu ưa dùng hơn cả là nẹp cổ màu đỏ hay màu vàng.
Cũng có ghép nhiều loại vải khác nhau thành từng đốt, màu sắc xen kẽ nhau. Tay áo
nối với thân ngang đường vai, tay áo hẹp dài, trên đó ghép nhiều vòng vải màu sắc
khác nhau. Áo nữ Hmông cũng may thành hai lớp, chỉ khác là vải lớp trong và ngoài
như nhau, nên họ có thể mặc hai mặt.
Váy phụ nữ Hmông là loại váy kín, nhiều nếp gấp, rộng, khi xòe ra có hình
tròn. Váy là một tiêu chuẩn nhiều người đã dựa vào để phân biệt các nhóm dân tộc
Hmông. Váy của người phụ nữ là váy xếp, trên thân váy không trang trí màu sắc hay
hoa văn gì. Có loại váy ít nếp hơn mặc ngày thường, còn váy nhiều nếp dùng riêng cho
những dịp lễ tết. Váy gồm cạp và thân váy. Cạp váy đã được triết lại sao cho vừa vòng
bụng, còn thân váy thì xòe rộng ra. Phần thân váy mặc thường chỉ may 20 - 30 vuông
23


vải là đủ, nhưng váy ngày lễ thì phải gấp đôi số vải, do vậy số nếp gấp nhiều hơn, xòe
rộng hơn, đung đưa bập bềnh theo nhịp bước. Đặc biệt thân váy chia thành hai phần:

Phần cạp may đơn một lần vải, còn phần dưới thì may kép hai lần vải. Vì váy nếp hai
lần vải nên may rất khó sao cho vải không bị xô, nhăn nhúm, nếp tạo thành những
đường thẳng mượt từ trên cạp xuống tới chân váy.
Váy được mang trên người với chiếc thắt lưng vải được thêu trang trí ở đoạn
giữa. Trong bộ nữ phục Hmông, thắt lưng được dụng công trang trí. Thường ngày đi
làm, phụ nữ thắt loại thắt lưng vải, giữ chặt đoạn nối giữa gấu áo và cạp váy. Loại thắt
lưng dùng trong dịp hội hè, nghi lễ là thắt lưng vải có thêu hoa văn trang trí. Loại thắt
lưng này ngắn, chỉ thắt được một vòng, nên người ta phải dùng nhiều thắt lưng một
lúc. Khi quấn, mặt trang trí hoa văn lộ ra cả phía ngoài trước bụng và sau lưng, có khi
che kín cả phần dưới bụng và lưng. Hoa văn trang trí thường là hoa 4 cánh, 8 cánh,
hình xoáy ốc, đường vạch chéo, hình sao...
Theo các bậc già cả thì xưa phụ nữ Hmông Trắng dùng loại xà cạp rất dài bằng
mảnh vải lanh trắng, tới 10 – 14 mét. Nay dùng đôi xà cạp ngắn hơn, bằng vải chàm, hình
chéo góc, dài chưa tới một mét, riềm xà cạp viền chỉ trắng, dây buộc đính ở góc chéo.
Khi mặc váy thường đeo tạp dề. Tạp dề mang trước bụng, phủ xuống chân là
“giao thoa” giữa miếng vải hình tam giác và chữ nhật. Thường phủ ra ngoài tấm váy
trắng là chiếc tạp dề ở cả phía trước và phía sau. Tạp dề không trắng tuyền như váy,
mà là miếng vải cứng trên đó đáp thêm những sọc vảo màu dọc từ trên xuống dưới, tô
điểm thêm trên nền váy, khi cần cuộn lên thành một thứ túi đựng đồ.
Cả nam lẫn nữ Hmông ưa dùng ô trong khi đi chơi cũng như lúc lên nương, nó
tiện lợi trong cả lúc trời mưa hay trời nắng, không dùng có thể gấp lại gọn gàng. Đồng
bào có thể tự làm lấy loại ô giấy, thân cán bằng sắt người Hmông phải mua của người
Kinh hay người Hoa. Ô đã tạo nên sự hài hòa với bộ y phục váy, áo, bởi thế từ lâu
chiếc ô đã trở thành một bộ phận không thể thiếu của trang phục Hmông.
Nếu không kể những loại giày dép mới hiện nay thì phần lớn người Hmông đều
đi chân đất, thỉnh thoảng vẫn thấy có loại dép đan từ những sợi giang tước mỏng hay
loại dép đế bằng da trâu khô.
Trong những dịp lễ tết, nhất là cưới xin, các bà, các cô đều mặc những bộ áo
mới đẹp. Cô dâu Hmông đã may sẵn bộ váy, áo, thắt lưng cho lễ cưới, tuy kiểu cắt may
không khác mấy so với váy áo bình thường nhưng là những đồ mới, may bằng vải tốt,

24


hoa văn trang trí tinh tế hơn.
Dân tộc Hmông có loại áo riêng trong tang lễ, vừa cho người chết và những
người sống. Áo mặc cho người chết, không kể nam hay nữ đều giống nhau, đó là áo
may bằng vải lanh, xẻ ngực, may rộng, vạt phủ dài, cổ áo trang trí giống như áo của
phụ nữ, nhưng to rộng hơn. Cổ áo sau của người chết cũng có hoa văn trang trí, nhưng
không hiểu đó có phải là loại trang trí riêng hay không. Những người thân thuộc phải
để tang thì mặc loại áo “cúng bò”. Đó là áo may bằng vải lanh trắng, có tay hay không
có tay, xẻ ngực, yếm cổ và nẹp áo trước đều trang trí hoa văn và đáp vải màu. Gọi là
áo cúng bò vì khi cha mẹ chết, con cái phải mổ bò cúng, nên áo mặc trong tang lễ cúng
có tên như vậy. [5]
Cũng như nhiều nhóm Hmông khác, phụ nữ Hmông ở huyện Đồng Văn, tỉnh
Hà Giang quen dùng nhiều đồ trang sức, vòng cổ là thứ trang sức được dùng nhiều
nhất. Có nhiều vòng cỡ khác nhau, kích thước to nhỏ, trang trí, chất liệu khác nhau,
ngày thường người ta đeo vòng vía và một vài vòng bạc, nhưng ngày lễ cưới thì
thường đeo vòng cổ thành bộ gồm nhiều chiếc cùng với những dây chuyền bạc.
Ngoài ra, phụ nữ Hmông thường để tóc dài, quấn quanh đầu, hoặc đội khăn
quấn thành khối cao trên đầu.
2.1.3. Màu sắc, hoa văn của bộ trang phục truyền thống Hmông
2.1.3.1. Màu sắc
Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh thẩm mỹ, tâm lý, cá tính, ước vọng,… trong cuộc
sống của dân tộc Hmông. Bảng màu của người Hmông gồm năm màu cơ bản: chàm
thẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh, lơ. Để tạo màu chàm sẫm, người phụ nữ
Hmông phải tiến hành nhiều khâu từ luộc sợi lanh với nước tro, ngâm sợi trong nước
chàm và củ nâu nhiều lần tạo thành màu chàm sẫm. Để thêm độ bóng, họ miết sáp ong
vào vải và mài lên đá. Màu chàm sẫm thường dùng làm nền cho hoa văn trang trí. Đôi
khi có ít diềm mỏng màu chàm chạy song song với diềm trắng ở dải hoa văn chính,
mục đích là để tôn dải hoa văn, tô đậm màu sắc cho hoa văn thêm rực rỡ.

Màu đỏ là màu chủ đạo, vừa là màu nền trung gian, vừa tạo các mô-típ chính
làm nên sắc màu rực rỡ của hoa văn trên vải trang phục. Thông thường, màu đỏ đặt
trên nền chàm thẫm gần như đen sẽ làm giảm bớt sắc độ của đỏ, đỏ sẽ không tươi mà
sẫm lại, chìm vào nền chàm. Màu đỏ trước đây được nhuộm từ nước một loại vỏ cây
thảo mộc hoặc nhuộm từ cánh kiến, hiện nay thì chủ yếu là màu công nghiệp. Màu
25


×