Tải bản đầy đủ (.docx) (75 trang)

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở PHƯỜNG XUÂN LA QUẬN TÂY HỒ TP. HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 75 trang )

Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2017
ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở PHƯỜNG XUÂN LA
QUẬN TÂY HỒ - TP. HÀ NỘI

Người hướng dẫn

: Ths. Trần Thị Phương Thúy

Chủ nhiệm đề tài

: Phạm Quốc Việt

Lớp

: 1405QLVB

Hà Nội - 2017


Trêng §¹I HäC néi vô hµ néi
KHOA VĂN HÓA - THÔNG TIN VÀ XÃ HỘI

BÁO CÁO
TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG NĂM 2017


ĐỀ TÀI
XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở PHƯỜNG XUÂN LA
QUẬN TÂY HỒ - TP. HÀ NỘI

Chủ nhiệm đề tài

: Phạm Quốc Việt

Thành viên

: Phạm Phương Thảo
Nguyễn Bá Thảo
Đào Thị Oanh

Lớp

: 1405QLVB

Hà Nội - 2017



MỤC LỤC


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT

STT
1
2

3
4
5
6
7

TỪ VIẾT TẮT
ĐSVH
HĐND
KHKT
THCS
TW
UBMTTQ
UBND

DỊCH NGHĨA
Đời sống văn hóa
Hội đồng nhân dân
Khoa học kĩ thuật
Trung học cơ sở
Trung ương
Ủy ban mặt trận tổ
quốc
Ủy ban nhân dân


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại hiện nay, văn hóa đã trở thành một trong nh ững mối
quan tâm lớn nhất của các quốc gia trên thế giới. Nó được coi là một nhân

tố có tính quyết định tình bền vững của một quốc gia, dân tộc.
Ở Việt Nam, với mục tiêu phát triển nền văn hóa tiên tiến, đ ậm đà
bản sắc dân tộc, Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) năm 1998 của Đảng đã nêu
“Văn hóa vừa là nền tảng tinh thần của xã hội, v ừa là m ục tiêu, đ ộng l ực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Chính vì v ậy xây d ựng đ ời s ống văn
hóa cơ sở đang được xác định là một trong 4 giải pháp l ớn mà Ngh ị quy ết
TW5 (khóa VIII) đã đề ra “Phải đưa văn hoá thâm nhập vào cuộc sống hàng
ngày của nhân dân. Đặc biệt chú trọng xây dựng đời sống văn hoá ở c ơ s ở,
bảo đảm mỗi nhà máy, công trường, mỗi cơ quan, trường h ọc, bệnh vi ện
đều có đời sống văn hóa” . Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX, Ban ch ấp hành
Trung ương Đảng khóa XI tiếp tục xác định “Xây d ựng đ ời s ống văn hóa ở
địa bàn dân cư, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đoàn kết, dân ch ủ, văn
minh, đạt chuẩn thực chất về văn hóa… Nâng cao chất lượng, hiệu quả các
cuộc vận động văn hóa, phong trào Toàn dân đoàn kết xây d ựng đ ời s ống
văn hóa”.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở bao gồm tổng hợp nh ững ho ạt
động của các cơ quan làm công tác văn hóa và sự phối hợp của các cấp, các
ngành, các đoàn thể, quần chúng nhằm tuyên truyền, giáo dục, xây d ựng
đạo đức, lối sống, chuẩn mực cho con người, tạo điều kiện cho mọi ng ười
dân được tham gia hưởng thụ và sáng tạo văn hóa… qua đó tạo nên môi
trường văn hóa lành mạnh để hạn chế những tác động tiêu c ực c ủa n ền
kinh tế thị trường, tạo động lực quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở c ơ s ở đã
được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và các tầng lớp nhân dân đặc
6


biệt quan tâm. Nhiều địa phương đã và đang xây dựng được hệ thống cơ sở
vật chất phục vụ cho hoạt động văn hóa, thúc đẩy công tác xây d ựng đ ời

sống văn hóa ngày càng thêm khởi sắc.
Phường Xuân La được thành lập từ tháng 10 năm 1995 thuộc quận
Tây Hồ, nằm ở phía tây của Hồ Tây. Phường có mặt bằng dân trí tương đ ối
cao, an ninh chính trị tương đối ổn định, kinh tế tăng tr ưởng nhanh. Nhu
cầu hưởng thụ văn hóa của người dân ngày càng cao. Các thiết ch ế văn hóa
luôn được quan tâm đầu tư xây dựng, nâng cấp. Công tác xây d ựng đ ời s ống
văn hóa cơ sở bước đầu đi vào nề nếp, có ý nghĩa quan trọng đối v ới vi ệc
phát triển đời sống văn hóa vật chất - tinh thần của người dân. Tuy nhiên
trong triển khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập nh ư: Ch ưa có s ự th ống
nhất trong nhận thức của lãnh đạo các cấp ủy Đảng, chính quyền đoàn th ể
về vai trò, tầm quan trọng cũng như tiến trình thực hiện của cuộc v ận
động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa từ ph ường t ới khu dân
cư. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo các các phong trào còn chung chung; công tác
bình xét thi đua và kiểm tra, giám sát còn mang tính ch ất hình th ức, c ơ s ở
vật chất chưa đủ đáp ứng nhu cầu; những tiêu cực và tệ n ạn xã hội còn
diễn biến phức tạp; việc quản lý hoạt động các thiết chế văn hóa còn
nhiều hạn chế; các phong trào, các cuộc vận động chưa thu hút đ ược đ ại
đa số nhân dân tham gia hưởng ứng; việc tổ chức các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục, thể thao chưa phong phú, đa dạng,…
Nhận thấy được điều đó, nhóm chúng tôi là những sinh viên học
chuyên ngành Quản lý văn hóa thuộc khoa Văn hóa thông tin và xã h ội trường Đại học Nội vụ Hà Nội, nằm trên địa bàn của ph ường Xuân La,
bằng với hiểu biết của bản thân kết hợp với việc h ọc tập ở tr ường nhóm
chúng tôi muốn nghiên cứu thực trạng việc xây dựng đời sống văn hóa ở
phường từ đó đề xuất một số giảp pháp góp một phần công sức nh o bé
của mình để hạn chế nh ững tồn tại trong sinh hoạt, đời sống văn hóa c ủa
phường. Đồng thời góp phần làm phát triển hoạt động văn hóa, hướng đời
7


sống nhân dân giữa được bản sắc và phát huy nền văn hóa dân tộc, xóa đói

giảm ngheo, giảm dần tệ n ạn xã hội, nâng cao dân trí, ổn định tr ật t ự an
ninh xã hội, thực hiện tốt chủ tr ương đường lối chính sách pháp luật c ủa
chính quyền địa phương.

8


2. Tình hình nghiên cứu
Trong giai đoạn hiện nay, xây dựng đời sống văn hoá c ơ sở đ ược xác
định là một nhiệm vụ quan trọng. Vì vậy, vấn đề này đã thu hút nhiều nhà
khoa học, nhà quản lý đi sâu và nghiên cứu.
- Tác giả Nguyễn Hữu Thức đã viết cuốn “Về Văn hóa và xây dựng đời
sống văn hoá”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
- Tác giả Phạm Minh Hạc, Nguyễn Khoa Điềm đã viết cuốn “ Về phát
triển Văn hóa và xây dựng con người thời kỳ CNH, HĐH ”, Nxb Chính trị Quốc
gia Hà Nội.
Tiếp đó là hàng loạt các công trình nghiên cứu nh ư: “ Đời sống văn
hoá cơ sở thực trạng và những vấn đề cần giải quyết ” của Viện Văn hoá
(1991), “Xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống và đời sống văn hoá thủ đô Hà
Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đ ất n ước ” của
Nguyễn Viết Chức, “Văn hoá Việt Nam xã hội và con người ” của GS Vũ
Khiêu, “Đời sống văn hoá các dân tộc thiểu số trong quá trình công nghi ệp
hoá, hiện đại hoá” của GS.TS Trần Văn Bính...
- Ngoài ra còn có một số luận văn viết về đời sống văn hóa nh ư tác
giả Hoàng Văn Tầm (2011), “Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở huyện Chi
Lăng tỉnh Lạng Sơn”. Luận văn Thạc sĩ Quản lý văn hóa, trường đại h ọc Văn
Hóa.
Đây là nguồn tư liệu tốt, gợi mở quan trọng về lý luận và th ực ti ễn
để nhóm tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa
ở phường Xuân La, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

3. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu thực trạng việc xây dựng đời sống văn hoá tại
phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội. Từ đó đề xuất các gi ải pháp phát
huy những kết quả xây dựng đời sống văn hoá cơ sở, góp ph ần nâng cao
chất lượng cuộc sống của toàn thể dân cư đang sinh sống và làm vi ệc t ại
đây.
9


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng xây dựng đời sống văn hoá cơ sở tại phường Xuân La,
quận Tây Hồ, Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phường Xuân La quận Tây Hồ, Hà Nội.
- Thời gian: Nghiên cứu kết quả xây dựng đời sống văn hóa 5 năm, t ừ
năm 2010 - 2015.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Xây dựng đời sống văn hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng
của địa phương, nghiên cứu thực trạng đời sống văn hoá cơ sở tại phường
Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội để đề xuất giải pháp góp phần nâng cao đ ời
sống vật chất tinh thần người dân của phường nói riêng và của nhân dân
thủ đô nói chung.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống những vấn đề lý luận về xây dựng đời sống văn hóa .
- Khảo sát thực trạng hoạt động xây dựng đời sống văn hoá của
phường Xuân La.
- Đề đề xuất các giải pháp phát huy những kết quả xây d ựng đ ời
sống văn hoá cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của toàn th ể
dân cư đang sinh sống và làm việc tại tại phường Xuân La quận Tây Hồ, Hà

Nội.
7. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp liên ngành, ph ương pháp kh ảo sát
điền dã, phong vấn, phương pháp thống kê, phân tích, tổng h ợp, so sánh.
8. Đóng góp của đề tài
- Đề tài là một tập hợp tư liệu về thực trạng công tác xây d ựng đ ời
sống văn hóa tại phường Xuân La.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là một phần nguồn t ư li ệu đ ể tham
khảo ứng dụng vào việc đổi mới việc xây dựng đời sống văn hóa tại c ơ s
10


Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA
VÀ KHÁI QUÁT VỀ PHƯỜNG XUÂN LA - QUẬN TÂY HỒ - HÀ N ỘI
1.1. Những vấn đề chung về xây dựng đời sống văn hóa c ơ s ở
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hoá là một danh từ được sử dụng khá phổ biến, rộng rãi trên các
phương tiện thông tin đại chúng, song là một từ ngữ có hi ểu cách hi ểu
khác nhau khi chúng được đồng nhất với trình độ học v ấn, cách th ức ứng
xử, lối sống, sinh hoạt tập thể... Cùng với sự phát tri ển c ủa khoa h ọc mà
khái niệm “văn hoá” cũng dần dần hoàn thiện và trở thành một thuật ng ữ
khoa học.
Năm 1871, E.B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay văn minh, theo
nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín ng ưỡng, ngh ệ
thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng l ực và thói quen khác
được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội ” [1 tr.13].
Theo định nghĩa này thì văn hóa và văn minh là một; nó bao gồm tất cả
những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri th ức, tín ng ưỡng
đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật…

F. Boas định nghĩa: “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể
chất và những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân c ấu thành nên
một nhóm người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ
với môi trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với nh ững
thành viên trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau ” [2, tr.149].
Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa rất khác nhau.
Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ vi ết, đ ạo đ ức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công c ụ cho sinh
hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn b ộ nh ững
11


sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” [3, tr.431].
Với cách hiểu trên, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ nh ững gì do con
người sáng tạo và phát minh ra. Cũng giống nh ư đ ịnh nghĩa c ủa Tylor, văn
hóa theo cách nói của Hồ Chí Minh sẽ là một “bách khoa toàn th ư” v ề
những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người.
Trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam của Trần Quốc Vượng, Th ủ
tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Nói tới văn hóa là nói tới một lĩnh vực vô
cùng phong phú và rộng lớn, bao gồm tất cả những gì không ph ải là thiên
nhiên mà có liên quan đến con người trong suốt quá trình t ồn t ại, phát
triển, quá trình con người làm nên lịch sử… (văn hóa) bao gồm c ả hệ th ống
giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự
nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và b ản
lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo v ệ mình và
không ngừng lớn mạnh” [11, tr.22].
Theo định nghĩa trên thì văn hóa là những cái gì đối lập v ới thiên
nhiên và do con người sáng tạo nên từ tư tưởng tình cảm đến ý th ức tình
cảm và sức đề kháng của mỗi người, mỗi dân tộc.

Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm trong cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam,
ông cho rằng: “Văn hoá là các giá trị vật chất và tinh thần do con người
sáng tạo và tích luỹ quá quá trình hoạt động thực ti ễn, trong s ự t ương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội” [10, tr.10]
Trong những năm gần đây, một số nhà nghiên cứu ở Việt Nam và k ể
cả ở nước ngoài khi đề cập đến văn hóa, họ thường vận dụng đ ịnh nghĩa
văn hóa do UNESCO đưa ra vào năm 1994. Theo UNESCO, văn hóa đ ược
hiểu như sau:
“Văn hóa là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất,
12


tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó
chứa đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung
sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin”.
Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa d ạng. T ổng
hợp các quan điểm, khái niệm, có thể hiểu: Văn hóa là sản phẩm của con
người được tạo ra trong qua trình lao động (từ lao động trí óc đến lao đ ộng
chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi t ự nhiên và xã h ội) xung
quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà con ng ười tr ở
nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do đ ược chi ph ối b ởi môi
trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc ng ười sẽ
có những đặc trưng riêng.
Với cách hiểu này cùng với những định nghĩa đã nêu thì văn hóa
chính là nấc thang đưa con người vượt lên trên nh ững loài đ ộng v ật khác;
và văn hóa là sản phẩm do con người tạo ra trong quá trình lao động nh ằm
mục đích sinh tồn
1.

Khái niệm về đời sống văn hoá cơ sở

Khái niệm đời sống văn hóa
“Đời sống văn hoá” với tư cách là một thuật ngữ khoa học được ra đời vào

thế kỷ XX và hiện nay được sử dụng khá phổ biến trên sách, báo, văn kiện của
Đảng, các phương tiện truyền thông của nước ta. Tuy nhiên, cho đến nay trong
từ điển Việt Nam và nước ngoài vẫn chưa có một định nghĩa nào thật hoàn chỉnh
về thuật ngữ này.
Trước hết về khái niệm “đời sống” được đưa ra trong Từ điển tiếng Việt
(1992), đó là “hoạt động của con người về một lĩnh vực nào đó nói chung” [12,
tr.670]. Còn theo Từ điển bách khoa mở, thì ngoài nghĩa nói trên, “đời sống” còn
được hiểu là phương tiện để sống, lối sống của cá nhân hay tập thể (đời sống xa
hoa, đời sống cần kiệm…)
13


Đời sống của con người bao gồm rất nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng có
liên quan mật thiết với nhau, chẳng hạn như: đời sống kinh tế, đời sống chính trị,
đời sống xã hội, đời sống văn hóa… Như vậy, đời sống văn hóa là lĩnh vực quan
trọng của đời sống xã hội.
Tác giả Hoàng Vinh trong công trình nghiên cứu “Mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta” cho rằng:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, bao gồm các yếu tố văn
hóa tĩnh tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các
yếu tố văn hóa động thái (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó). Xét
về một phương diện khác, đời sống văn hóa bao gồm các hình thức văn hóa hiện
thực và cả các hình thức sinh hoạt văn hóa tâm linh [5, tr.268].
Có thể thấy định nghĩa này về cơ bản đã phản ánh được cấu trúc của đời
sống văn hóa, song trong đó vẫn chưa đề cập đến những giá trị văn hóa. Đồng
thời, cách diễn đạt như thế chưa làm rõ được bản chất của đời sống văn hóa vì
chỉ nêu các yếu tố cấu thành ở thể biệt lập.

Như vậy, có rất nhiều quan niệm khác nhau về đời sống văn hóa. Để đi đến
một quan niệm hoàn chỉnh hơn về đời sống văn hoá, chúng ta phải tiếp cận thêm
đời sống văn hoá trong toàn bộ đời sống xã hội và phải khu biệt, giới hạn lĩnh
vực sáng tạo văn hoá trên cơ sở xuất phát từ quan niệm văn hoá theo nghĩa rộng
hoặc nghĩa hẹp.
Từ những cách hiểu trên đây về đời sống văn hóa và các lĩnh vực văn hóa,
trong phạm vi, yêu cầu của đề tài nghiên cứu, có thể hiểu khái niệm đời sống
văn hóa như sau:
Đời sống văn hóa là bộ phận của đời sống xã hội, là phương thức những hoạt
động sống của con người trong sáng tạo, hưởng thụ và lưu truyền những giá trị
văn hóa do con người tạo ra. Đời sống văn hóa bao gồm các yếu tố văn hóa tĩnh
tại (các sản phẩm văn hóa vật thể, các thiết chế văn hóa) cũng như các yếu tố
văn hóa động (con người và các dạng hoạt động văn hóa của nó).
Khái niệm cơ sở
Tác giả Hoàng Vinh trong công trình nghiên cứu “Mấy vấn đề lý luận và
14


thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta” đơn vị cơ sở là hình thức tổ chức cơ bản
của văn hóa. Đó là những cộng đồng dân cư liên kết với nhau trong các sinh
hoạt vật chất và tinh thần diễn ra trong đời sống hàng ngày của nhân dân. [5,
tr.269]
Khái niệm đời sống văn hóa cơ sở
Từ những luận điểm, khái niệm trên có thể hiểu đời sống văn hoá ở cơ sở
là đời sống văn hoá diễn ra ở cộng đồng gia đình, làng, bản, xóm, ấp, doanh
nghiệp, cơ quan, bệnh viện…Đặc điểm cơ bản của đời sống văn hoá ở cơ sở là
các hoạt động văn hoá diễn ra gắn liền với sinh hoạt vật chất và tinh thần của cá
nhân và cộng đồng trong các mối liên kết thường xuyên và trực tiếp với không
gian địa lý nhất định cùng với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và các thiết chế
văn hoá nhất định. Mỗi cộng đồng dân cư sống cố định và hình thành một tổ

chức hành chính (xã, phường, trường học, bệnh viện) hay một cộng đồng nhỏ
hơn (gia đình, tổ dân phố, khu dân cư…) đều có thể được xem là đơn vị văn hoá
cơ sở. Xây dựng đời sống văn hoá ở cơ sở là xây dựng văn hoá ngay từ trong gia
đình và trong cộng đồng dân cư, cộng đồng nghề nghiệp diễn ra sinh hoạt văn
hoá thường nhật của quần chúng nhân dân.
 Quan niệm về cơ sở trong xây dựng ĐSVHCS

Đời sống văn hóa luôn diễn ra trong một không gian dân cư nhất
định. Ở không gian hẹp, đó là các nhóm gia đình, b ạn be, nhóm lao đ ộng,
học tập…; ở không gian rộng, đó là một cộng đ ồng xã h ội, c ộng đ ồng t ộc
người, cộng đồng làng, xã… Bởi vậy, khi nói đến đời sống văn hóa, người ta
luôn phải gắn thêm danh từ chỉ một không gian dân cư nào đó đ ể xác đ ịnh
kiểu dạng, kích thước của đời sống văn hóa.
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trước hết nhằm thoa mãn nhu cầu
văn hóa cho nhân dân. Thoa mãn nhu cầu văn hóa cho m ọi người dân là
việc làm tất yếu mà bất cứ xã hội nào muốn tồn tại đều ph ải tiến hành.
Tuy nhiên, cũng như mọi nhu cầu cơ bản khác, nhu cầu văn hóa ch ỉ có th ể
15


trở thành hiện thực khi con người cùng đồng loại tổ chức tiến hành các
hoạt động sản xuất, tiêu thụ các sản phẩm văn hóa. Xây dựng đời sống văn
hóa cơ sở là một biện pháp tạo ra môi trường cho các cá nhân tho ả mãn
được nhu cầu tinh thần của chính họ.
Điều đáng chú ý là trong việc xác định môi tr ường thoa mãn nhu cầu
văn hóa cho nhân dân, chúng ta đã rất sáng suốt khi nh ấn m ạnh vào d ạng
địa bàn cơ sở là các cộng đồng làng, bản, những nhóm cư trú địa v ực đã có
thời gian tồn tại lâu dài trong lịch sử ở những vùng nông thôn.
Mặt khác, làng, trong lịch sử là một thành phần trong cấu trúc của
phương thức sản xuất lệ nông. Sự thay đổi của phương th ức sản xuất m ới

hiện nay ở các làng là một tất yếu. Tuy nhiên, quá trình thay th ế ph ương
thức sản xuất không chỉ làm thay đổi cấu trúc xã hội c ủa làng, nh ất là
những thay đổi trong quan hệ sản xuất, mà còn dẫn tới s ự xáo đ ộng c ủa
nhiều hoạt động sinh hoạt diễn ra trên địa bàn làng. Hiện nay làng (cùng
những cộng đồng có kết cấu như làng) vẫn là nơi cư trú của nhiều gia đình
nông dân, đời sống văn hóa làng cũng phản ánh đời sống văn hóa của các
gia đình ở vùng nông thôn. Do vậy xây d ựng đời sống văn hóa cơ sở ở các
địa bàn như bản, làng… cũng đồng thời là xây dựng đời sống văn hóa cho
các hộ gia đình ở các vùng nông thôn.
Trong quá trình tiến hành xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, ở mỗi
giai đoạn phát triển, Đảng ta lại có định h ướng tập trung vào m ột s ố đ ịa
bàn, đơn vị cơ sở tùy theo những yêu cầu, điều kiện khách quan của sự
phát triển xã hội như: ở giai đoạn đầu, quan niệm về địa bàn xây d ựng đời
sống văn hóa chỉ là xã, phường, xí nghiệp, các đơn vị trường học, công nông
lâm trường… ở giai đoạn hiện nay là các làng, bản, thôn, ấp, gia đình. S ự
thay đổi quan niệm nói trên không chỉ cho th ấy s ự linh hoạt trong đ ường
lối lãnh đạo mà còn chứng to thái độ nghiêm túc, khoa học của Đảng trong
16


việc định hướng phát triển văn hóa nói riêng, xã hội nói chung.
Phong trào xây dựng làng văn hóa là một chủ tr ương đúng đ ắn, k ịp
thời, phù hợp với truyền thống lịch sử, với xu th ế phát tri ển, v ới các đ ặc
điểm, điều kiện mới của đất nước đã đem lại nhiều kết quả quan tr ọng
trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Khối đoàn kết cộng đồng đ ược
củng cố, mối quan hệ giữa dân với Đảng được tăng cường; dân chủ đ ược
tôn trọng, mở rộng; dân sinh được cải thiện; dân trí được nâng cao; đời
sống văn hóa phong phú, trong lành; giao lưu văn hóa được chọn l ọc; tệ
nạn xã hội được ngăn chặn tích cực; kinh tế mở mang, phát triển...
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở nói chung, xây dựng làng văn hóa

nói riêng không phải là công việc một sớm một chiều. Bởi vậy, tiếp tục duy
trì, phát triển phong trào xây dựng làng văn hóa, gắn phong trào này v ới
cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa là việc làm
cần thiết, là mục tiêu hàng đầu của sự nghiệp văn hóa hiện nay.
1.1.3. Quan điểm của Đảng và nhà nước về xây dựng đời sống
văn hóa cơ sở
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một trong những ch ủ tr ương l ớn
của Đảng, Nhà nước đặt ra từ đại hội Đảng toàn quốc lần th ứ V (1981).
Đây là một công việc quan trọng, có ý nghĩa chiến l ược đ ối v ới s ự nghi ệp
xây dựng văn hóa, lối sống, con người Việt Nam. Xây d ựng đ ời s ống văn hóa
cơ sở chính là thực hiện nhiệm vụ đưa văn hóa thâm nhập vào cuộc sống,
làm cho văn hóa ngày càng trở thành yếu tố khăng khít của đ ời s ống xã h ội.
Khi đất nước vừa thống nhất, ở Đại hội IV, cùng với những chủ
trương xây dựng nền kinh tế mới, Đảng đã đề ra những phương h ướng xây
dựng đời sống văn hóa cho nhân dân. Đến Đại hội V, v ấn đề này l ại đ ược
đặt ra một cách bức thiết, triệt để, có tính ch ất quy ết định ph ương h ướng
chỉ tiêu kế hoạch: “Đảm bảo mỗi nhà máy, công tr ường, lâm tr ường, đ ơn v ị
17


lực lượng vũ trang, cơ quan, trường học, xã, phường, hợp tác xã, ấp đ ều
phải có đời sống văn hóa”. Trong Đại hội VI, Nghi quy ết của Đ ảng ti ếp t ục
nhấn mạnh: “Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, đ ưa văn hóa, văn
nghệ đến các vùng kinh tế mới, vùng căn cứ cách mạng cũ, vùng các dân
tộc thiểu số, các vùng xa xôi, hẻo lánh...”
Ở Đại hội VII, vấn đề xây dựng đời sống văn hóa cơ sở đã được định
hướng cụ thể vào một đơn vị cơ sở nho nhất của xã hội là gia đình tại Nghị
quyết Hội nghị Trung ương IV, khóa VII để từ đó, đưa ra những định hướng
mục tiêu chung cho các hoạt động văn hóa: “Bằng mọi cách, đưa những giá
trị văn hóa, văn nghệ dân tộc, thế giới đến với nhân dân...”.

Đặc biệt, khi công cuộc đổi mới năm 1986 được triển khai trên
phạm vi toàn quốc, cùng với việc đề cao yếu tố con người: là nguồn l ực
quan trọng nhất, nguồn lực của mọi nguồn lực, quy ết định sự h ưng th ịnh
của đất nước, tại Đại hội VIII, văn hóa đã được khẳng định m ột cách rõ
ràng: “là nền tảng tinh thần của xã hội, v ừa là mục tiêu, v ừa là đ ộng l ực
thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội”. Những ch ủ tr ương đ ường l ối c ủa
Đảng đã được cụ thể hóa bằng một chương trình quốc gia v ề văn hóa,
trong đó xây dựng đời sống văn hóa cơ sở được coi như một mục tiêu cơ
bản, một nhiệm vụ có ý nghĩa chiến lược của chương trình này.
Ở Đại hội IX, những tư tưởng cốt lõi chủ yếu của Đảng về sự phát
triển văn hóa, con người thể hiện trên cơ sở th ực tiễn th ực hiện Ngh ị
quyết TW 5 khóa VIII, càng được khẳng định rõ ràng, cụ th ể h ơn. V ới việc
chỉ rõ mục tiêu phát triển văn hóa là để “văn hóa th ấm sâu vào t ừng khu
dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị m ới của con ng ười
Việt Nam. Đảng đã khẳng định: xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cần gắn
chặt với các phong trào “Xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa”,
chủ trương mở rộng, nâng cao hiệu quả cuộc vận động “Toàn dân đoàn k ết
18


xây dựng đời sống văn hóa”; gắn những hoạt động này với việc xây dựng
đời sống văn hóa cơ sở ở các cộng đồng dân cư. Cũng ở đại hội này, xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở đã được coi như là sự xây dựng về tầm cao,
chiều sâu của sự phát triển văn hóa, xã hội Việt Nam.
Ở Đại hội X, cùng với việc xác định tiếp tục phát tri ển chi ều sâu,
chiều rộng, nâng cao chất lượng nền văn hóa Việt Nam, đời sống văn hóa
cơ sở lại một lần nữa được khẳng định một cách cụ thể hơn: xây dựng đời
sống văn hóa cơ sở trước hết cần tập trung phát huy tinh thần tự nguy ện,
tính tự quản và năng lực làm chủ, sáng tạo của nhân dân trong đ ời s ống
văn hóa. Đảng cũng chỉ rõ xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là xây dựng

động lực có tính quyết định cho việc xây dựng nền văn hóa của dân t ộc
Việt Nam tiên tiến, hiện đại mà vẫn mang bản sắc Việt Nam.
Đến đại hội XI, đời sống văn hóa cơ sở đã được chỉ đạo theo hướng
nâng cao chất lượng toàn diện việc xây dựng đời sống văn hóa, môi trường
văn hóa thông qua đẩy mạnh phong trào thi đua yêu n ước, cu ộc v ận đ ộng
toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá. Đẩy mạnh việc xây d ựng
môi trường văn hóa trong gia đình, trong các c ộng đồng dân c ư, xây d ựng
nếp sống văn minh trong xã hội, nhất là nơi công cộng, đa d ạng hóa các
hoạt động phong trào toàn dân đoàn kết, xây d ựng đời sống văn hóa, xây
dựng môi trường văn hóa lành mạnh, phong phú trong tình hình m ới.
Tuy nhiên, đời sống xã hội nói chung của đất n ước trong th ời kỳ đ ổi
mới cũng có nhiều đổi thay. Mặt bằng dân trí được nâng cao, sở tr ường,
năng lực cá nhân con người được khuy ến khích tôn trọng; tính năng động
xã hội kinh tế, tính tích cực công dân được kh ơi dậy, phát huy thay cho tâm
lý thụ động, ỷ lại trong cơ chế cũ. Không khí dân chủ, cởi m ở trong xã h ội
tăng. Đời sống văn hóa xã hội vì thế cũng phong phú, đa dạng. Trong sự
phong phú, đa dạng của đời sống văn hóa cùng với việc định hướng phát
19


triển mới, khái niệm đời sống văn hóa cơ sở cũng được mở rộng trên
những căn cứ khoa học hơn.
1.1.4. Nội dung xây dựng đời sống văn hóa
Xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở là công tác vô cùng quan trọng trong
sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa nước nhà hiện nay, nó trực tiếp tác
động đến tư tưởng, đạo đức, lối sống, nếp sống của cộng đồng dân cư. Đảng
và Nhà nước ta coi nhiệm vụ xây dựng đời sống văn hóa là nhiệm vụ then
chốt để nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân, giữ vững ổn định xã hội,
xây dựng nhân cách con người Việt Nam, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân
tộc.

Xây dựng đời sống văn hóa là làm cho đơn vị ở cơ sở phát triển toàn
diện, có đời sống kinh tế, vật chất đầy đủ, phong phú, có đời sống văn hóa,
tinh thần lành mạnh, văn minh. Công tác xây dựng đời sống văn hóa bao gồm
các 5 nội dung và 7 phong trào cuộc vận động như sau:


5 nội dung:

Thứ nhất: Phát triển kinh tế, giúp nhau làm giàu chính đáng, xóa
đói giảm ngheo.
Đây là nội dung đã được triển khai mạnh mẽ, sâu rộng ở nhiều địa
phương trong các phong trào cụ thể và đã đạt được hiệu quả to lớn. Khơi dậy
sự tương thân tương ái, giúp đỡ nhau về vốn, trao đổi kinh nghiệm làm kinh
tế, yếu tố văn hóa trong kinh doanh sản xuất chính là sự thể hiện trong việc
ứng xử giữa con người với con người trong việc áp dụng tiến bộ KHKT vào
sản xuất nhằm đạt hiệu quả cao.
Thứ hai: Xây dựng tư tưởng chính trị lành mạnh. Củng cố và nâng cao
tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhất trí với đường lối chính trị của
Đảng, hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao, đấu tranh chống các tư
tưởng sai trái, có ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, giữ gìn bí mật quốc gia.
Thứ ba: Xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương xã hội, sống và làm
việc theo pháp luật. Xây dựng tác phong công nghiệp, làm việc có kỷ luật;
20


thực hiện tốt nội quy đơn vị, hương ước, quy ước của làng, ấp, khu phố nơi
cư trú cũng như quy định nơi công cộng; sống và làm việc theo pháp luật;
thực hiện giao tiếp văn minh, lịch sự, có trách nhiệm được giao; xây dựng
công sở văn minh, giảm thủ tục phiền hà, quan liêu, lãng phí; thực hiện tốt
nếp sống văn minh, lành mạnh, tiết kiệm trong việc cưới, tang, giỗ tết, lễ hội

và các sinh hoạt xã hội; giữ gìn và phát huy thuần phong mĩ tục, đạo lý truyền
thống tốt đẹp của dân tộc; không thực hiện các hành vi tín ngưỡng ở những
địa điểm ngoài khuôn viên thờ tự đã quy định như đặt bát hương, cúng lễ nơi
công sở, nơi làm việc, tự ý xây các bệ thờ, tiến hành việc cúng lễ nơi công
cộng khi không được phép của cấp có thẩm quyền.
Thứ tư: Xây dựng môi trường văn hóa sạch - đẹp - an toàn. Xây dựng ý
thức vệ sinh nơi ở và công cộng, không gây mất trật tự và làm mất mĩ quan
như lấn chiếm vỉa he, lề đường, đất công, treo dán, viết vẽ quảng cáo, rao vặt
tùy tiện; tham gia bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử văn hóa, cách
mạng và khu bảo tồn thiên nhiên; không sử dụng văn hóa phẩm cấm lưu
hành, không tham gia vào các hoạt động dịch vụ văn hóa trái với quy định của
pháp luật; tích cực phòng chống tệ nạn xã hội như mê tín hủ tục, mại dâm,
nghiện hút, cờ bạc, rượu che, tham nhũng...
Thứ năm: Xây dựng các thiết chế văn hóa- thể thao và nâng cao chất
lượng các hoạt động văn hóa - thể thao ở cơ sở.
Xây dựng bộ máy cán bộ, hệ thống thiết chế, cơ sở vật chất kỹ thuật
để tổ chức hoạt động văn hóa của nhân dân. Các thiết chế văn hóa gồm: Nhà
văn hóa, sân bãi thể thao, trạm truyền thanh, phòng truyền thống, tủ sách,
phòng đọc sách, điểm bưu điện văn hóa đội thông tin văn nghệ quần chúng
và các câu lạc bộ...


Các phong trào cụ thể:

Căn cứ vào nội dung đã nêu, cần tập trung xây dựng đời sống văn hóa
thông qua 7 phong trào cụ thể sau đây:
- Phong trào người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến;
21



- Xây dựng gia đình văn hóa;
- Xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa;
- Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa;
- Xây dựng công sở, doanh nghiệp, đơn vị l ực lượng vũ trang có n ếp
sống văn hóa;
- Toàn dân ren luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại;
- Đẩy mạnh phong trào học tập, lao động sáng tạo.
Tùy vào đặc thù mỗi loại hình phong trào, các bộ, ban, ngành, đoàn thể,
tổ chức xã hội, địa phương căn cứ nội dung cơ bản của phong trào và ban chỉ
đạo các cấp đề ra, lồng ghép tổ chức thực hiện.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, cần tôn trọng và biểu dương sự
sáng tạo, tìm tòi các hoạt động của quần chúng ở cơ sở nhằm đưa phong trào
đi vào cuộc sống có hiệu quả thiết thực.
Trong khuôn khổ của đề tài nhóm tác giả sẽ chỉ nghiên cứu và khảo sát
một số nội dung như: Công tác xây dựng nếp sống văn hóa; các hoạt động xây
dựng đời sống văn hóa cơ sở; công tác xây dựng nếp sống văn minh gia đình
văn hóa; xây dựng khu phố văn hóa của phường Xuân La để thấy rõ công tác
này được thực hiện ở cơ sở như thế nào, từ đó đề xuất các giải pháp duy trì
và thúc đẩy việc xây dựng đời sống o đây đạt hiệu quả cao hơn.
1.2. Tổng quan về phường Xuân La
1.2.1. Vị trí địa lý và thành phần dân cư
Xuân La là một phường trực thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam.
Phường Xuân La nằm ở phía tây của hồ Tây. Đây là vùng đất cổ của Hà Nội,
nổi tiếng với các ngôi chùa: Khai Nguyên, Thiên Niên, Vạn Niên, Ức Niên.
Phường Xuân La có diện tích đất tự nhiên là 239,5ha; toàn ph ường
chia thành 8 khu dân cư, 49 tổ dân phố, dân số có trên 21.254 ng ười, v ới
5463 hộ dân. Tính đến năm 2014, thực hiện đề án sáp nhập, kiện toàn các
tổ dân số còn 40 tổ, dân số là 23.949 người.
Là một trong những phường có quá trình đô thị hóa nhanh, nhi ều d ự
án được triển khai với quy mô lớn, trải khắp địa bàn. Bộ mặt đô th ị đã d ần

22


hình thành với cơ sở hạ tầng được đầu tư, cơ cấu kinh tế nông nghiệp thu
hẹp, hoạt động kinh tế dịch vụ, hàng tiêu dùng, xây d ựng, tài chính, v ận t ải
ngày một phát triển. Ngoài ra, dưới tác động của c ơ chế th ị tr ường, nhi ều
vấn đề xã hội như: lao động, việc làm, tệ nạn xã hội, mâu thuẫn n ội bộ
nhân dân... diễn biến rất phức tạp. Dân số tăng nhanh, trong khi c ơ ch ế
quản lý, phối hợp quản lý còn nhiều bất cập (nhất là khu tập th ể, khu dân
cư mới) cộng với việc thực hiện giải phóng mặt bằng ảnh hưởng trực tiếp
đến đời sống sinh hoạt của nhân dân. Nếp sống đô thị đang dần hình thành
trong khi nếp sống làng xã vẫn còn ảnh hưởng sâu đậm.
1.2.2. Đặc điểm phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội
Kinh tế ổn định và ngày một phát triển đáng kể. Hoạt động văn hóa,
xã hội phát triển nhanh và dần đi vào chiều sâu. An ninh, trật t ự an toàn xã
hội được đảm bảo. Hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà n ước c ủa chính
quyền được nâng lên. Đời sống vật chất và tinh th ần của nhân dân đ ược
cải thiện.
Phường Xuân La không phải là trung tâm kinh tế nên không có nh ững
cơ sở sản xuất công nghiệp. Cơ sở kinh tế do phường quản lý quy mô nh o,
chủ yếu là sản xuất thủ công, buôn bán lẻ và dịch vụ các loại hàng tạp hóa,
đồ dùng gia dụng, vật liệu xây dựng, cửa hàng ăn uống, luy ện thi, d ạy
nghề, photo copy…
Các hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh t ế
luôn ổn định và tăng trưởng; một số dịch vụ phát triển nhanh; được
quận tạo điều kiện cho các loại hình kinh doanh d ịch v ụ ho ạt đ ộng
tại chợ Xuân La; từng bước thu hút sắp xếp các hộ vào chợ kinh
doanh theo hướng văn minh thương mại. Thường xuyên chú trọng
công tác quản lý thị trường, phòng chống buôn bán hàng cấm, hàng
giả, gian lận thương mại, góp phần lành mạnh thị trường.

Về văn hóa xã hội, các chính sách xã hội thường xuyên được quan
tâm đối với những người có công với nước, thương binh, gia đình liệt
23


sỹ; các đối tượng trợ cấp xã hội. Trợ cấp cho 160 cháu có hoàn cảnh
đặc biệt khó khăn, trợ cấp xã hội 750 lượt người. Hàng năm trích ngân
sách từ 20 đến 25 triệu đồng cho công tác chăm sóc thiếu niên nhi
đồng; thông qua “Chương trình hành động vì trẻ em” công tác chăm sóc
bảo vệ trẻ em được quan tâm thường xuyên, tỷ lệ trẻ em suy dinh
dưỡng ngày càng giảm. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình có nhiều
kết quả tốt.
Công tác giáo dục đào tạo, được quan tâm đúng mức; đảm b ảo
100% trẻ em dưới 5 tuổi được hưởng chương trình giáo dục mầm
non; thu hút 96% trẻ em trong độ tuổi vào mẫu giáo; hàng năm t ốt
nghiệp tiểu học đạt 100%, tốt nghiệp trung học cơ sở đạt từ 98%
đến 100%; cơ sở vật chất của các trường học được đầu tư, mở rộng
và nâng cấp, xây dựng thêm phòng học; 100% số giáo viên các trường
có trình độ đạt chuẩn; riêng khối THCS 68% giáo viên đạt trên chuẩn;
an ninh trong các nhà trường được đảm bảo. Trường Mầm non Xuân La
được đón nhận danh hiệu trường chuẩn quốc gia mức độ 2. Trong s ố h ơn
20 trường mầm non trên địa bàn quận, đây là đơn v ị đ ầu tiên đ ược công
nhận đạt chuẩn mức độ 2 và là đ ơn vị th ứ 3 trong s ố h ơn 800 c ơ s ở giáo
dục mầm non Thành phố Hà Nội có được vinh dự này.
Các hoạt động thông tin, tuyên truyền được duy trì đều đặn . Phường
thường xuyên xây dựng chương trình, kế hoạch và tổ ch ức th ực hiện các
hoạt động văn hóa văn nghệ - thể dục thể thao từ phường đến khu dân c ư,
tổ dân phố. Thành lập các tổ tự quản, vệ sinh môi trường; dỡ bo mái che,
mái vẩy, xóa quảng cáo rao vặt; vận động nhân dân làm t ổng v ệ sinh vào
sáng thứ bẩy hàng tuần, không đổ rác, vứt rác ra đường, ch ỉnh trang đô th ị,

chỉnh trang trụ sở phường; vận động các cơ quan, tr ường học trên đ ịa bàn
phường chỉnh trang công sở. Đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết
xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng người Hà Nội thanh lịch - văn
minh.
24


Tiểu kết chương 1
Trong những năm qua, công tác xây dựng đời sống văn hóa ở c ơ s ở đã
được các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và quần chúng trên đ ịa bàn
phường Xuân La quan tâm đặc biệt. N hu cầu văn hóa của nhân dân từng
bước được đáp ứng, mức hưởng thụ văn hóa của nhân dân được nâng lên,
các thiết chế văn hóa được đầu tư xây dựng và nâng cấp. Góp phần ngày
càng nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân. Tạo nên môi
trường văn hóa lành mạnh để hạn chế những tác động tiêu c ực c ủa n ền
kinh tế thị trường, tạo động lực quan trọng để đẩy nhanh sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

25


×