Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Chương 6 quản trị vay và nợ quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (129.45 KB, 38 trang )

Chương 6 Quản trị vay và nợ quốc tế
6.1 Lý luận về quản trị vay và nợ quốc tế.
6.1.1 Vay và nợ quốc tế
a, Khái niệm
- Vay quốc tế của một quốc gia là việc các chủ thể thuộc khu vực công,
khu vực tư nhân và các thể nhân ( người cư trú) tham gia hoạt động
sản xuất, kinh doanh trong nền kinh tế của một quốc gia tiến hành vay
nợ trên thị trường quốc tế của các chủ thể là người không cư trú ở
quốc gia đó.
- Nợ quốc tế của một quốc gia là tổng số nợ theo hợp đồng đã giải ngân
mà người cư trú của một quốc gia có trách nhiệm phải trả cho người
không cư trú, bao gồm cả nợ gốc và lãi.
b, So sánh điểm giống và khác nhau giữa vay và nợ quốc tế
- Giống nhau : Đều được xác định có yếu tố nước ngoài theo mối quan
hệ người không cư trú và người cư trú.


- Khác nhau:
Chỉ tiêu

Vay quốc tế

Nợ quốc tế

Số tiền

Số tiền lớn hơn, bao gồm

Số tiền nhỏ hơn, chỉ bao gồm

cả số đã giải ngân và chưa các khoản đã được giải ngân


giải ngân
Hình thức Là một hình thức huy
Mối quan

Là một con số cụ thể, là số tiền

động vốn

đi vay đã được giải ngân

Vay phát sinh ra nợ

Nợ tạo ra nghĩa vụ trả nợ, nếu

hệ

thực hiện không tốt sẽ ảnh
hưởng đến quá trình đi vay

Nợ quốc tế được hình thành từ các khoản vay quốc tế đã được giải ngân
c, Mục đích của vay và nợ quốc tế
- Mỗi chủ thể của một quốc gia sẽ đi vay quốc tế nếu khả năng tự tài trợ
or khả năng vay trong nước không đủ vượt quá số tiền tiết kiệm trong
dân chúng, vượt quá khả năng của chủ thể. Vay và nợ quốc tế phát sinh
do những nhu cầu sau đây:
+ Vay và nợ quốc tế để bù đắp thâm hụt ngân sách của Chính Phủ
Việc dùng vay nợ quốc tế để bù đắp thâm hụt ngân sách Chính Phủ
là rất phổ biến ở các nước đang phát triển trước đây. Ngân sách Chính
phủ hàng năm không thể đáp ứng nhu cầu chi tiêu là căn bệnh nghiêm
trọng và phổ biến hầu hết các nước đang phát triển. Việc tìm nguồn tài

chính để bù đắp thâm hụt ngân sách bằng cách dùng các khoản vay nợ
quốc tế là một nhu cầu cấp thiết để ổn định và phát triển nền kinh tế.


+ Vay và nợ quốc tế để tiêu dùng.
Từ nguồn thu nhập của mình, các chủ thể của các quốc gia sử dụng
cho các mục đính mà trước hết là đảm bảo tiêu dùng trong nước. Nhung
do nguồn thu nhập không đủ chi tiêu cho các nhu cầu của các chủ thể
trong nước, các chủ thể của các quốc gia đó phải vay từ bên ngoài để bù
đắp cho tiêu dùng trong nước.
+ Vay và nợ quốc tế để tăng cường đầu tư phát triển:
Các nước đang phát triển là những nước có nhu cầu vốn rất lớn để
đầu tư phát triển kinh tế; trong khi đó phần tích lũy và huy động trong nc
rất hạn chế. Đây thường là các nước xuất khẩu nguyên liệu thô, tài
nguyên, khoáng sản và hàng hóa nông nghiệp, giá trị gia tăng thấp. Do
đó để nâng cao kim ngạch thương mại quốc tế, nâng cao hiệu quả trong
giao thương quốc tế các nước đang phát triển phải đầu tư chiều rộng lẫn
chiều sâu để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền sản xuất, nguồn vốn sử
dụng chủ yếu là vay quốc tế.
+ Vay và nợ quốc tế để bù đắp cán cân thanh toán.
Trong quan hệ kinh tế đối ngoại, sự thâm hụt cán cân mậu dịch cũng
thường xảy ra: các nước đang phát triển phần lớn là nc nhập siêu nên
phải vay mượn để cải thiện án cân thanh toán. Trên thực tế, một phần
lớn của việc bù đắp thâm hụt cán cân thanh toán quốc tế nhằm đảm bảo
tiêu dùng và tăng cường đầu tư phát triển trong nội bộ quốc gia bằng các
hàng hóa, máy móc thiết bị nhập khẩu.


d, Phân loại vay và nợ quốc tế ?
Tùy theo mục đích cách thức quản lý cũng như theo dõi vay và nợ

quốc tế, các quốc gia có thể có những cách phân loại khác nhau, nhưng
chủ yếu là :
- Phân loại theo chủ thể đi vay: là hình thức phân loại vay và nợ quốc
tế nhằm phân biệt đối tượng vay nợ gắn liền với trách nhiệm cuối cùng
về trả nợ cho bên cho vay nước ngoài. Phân loại theo hình thức này, vay
và nợ quốc tế bao gồm :
+ Vay và nợ quốc tế của khu vực công: bao gồm vay và nợ quốc tế của
Chính Phủ, Vay và nợ quốc tế của chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực
thộc trung ương ( nếu có ), vay và nợ quốc tế của các DN nhà nước, các
tổ chức tài chính, tín dụng nhà nước và các tổ chức kinh tế nhà nước
( gọi tắt là DN nhà nước ).
Vay và nợ quốc tế khu vực công bảo lãnh: là nghĩa vụ vay và nợ quốc
tế được Chính Phủ hoặc một tổ chức thay mặt Chính Phủ bảo đảm nghĩa
vụ thanh toán.
+ Vay và nợ quốc tế khu vực tư nhân: là các khoản vay và nợ được thực
hiện bởi khu vực tư nhân, bao gồm trái phiếu phát hành ra nước ngoài,
các khoản vay và nợ của NHTM nước ngoài, nhập khẩu hàng hóa dịch
vụ trả chậm, thuê tài chính, và tất cả các khoản vay và nợ tư nhân khác
bao gồm các khoản tín dụng ngân hàng được các tổ chức tín dụng bảo
lãnh.


- Phân loại theo chủ nợ cho vay: mỗi quốc gia có thể đi vay từ nhiều
chủ nợ khác nhau, nhưng về cơ bản có thể phân loại như sau :
+ Vay và nợ quốc tế đa phương : là các khoản vay và nợ hình thành từ
việc vay và nợ của các tổ chức tài chính quốc tế.
+ Vay và nợ quốc tế song phương: là các khoản vay và nợ hình thành từ
các khoản vay của Chính Phủ các nước.
+ Vay và nợ từ vay của các tổ chức cá nhân nước ngoài
- Phân loại theo thời hạn vay: thời hạn của một khoản vay là một trong

những nhân tố chính quyết định bản chất của khoản vay. Nợ quốc tế
phân loại theo cách này được chia thành :
+Vay và nợ quốc tế ngắn hạn là các khoản nợ có thời hạn dưới 1 năm
+ Vay và nợ quốc tế quốc tế trung và dài hạn là các khoản nợ có thời hạn
vay từ 1 năm trở lên
6.1.2 Quản trị vay và nợ quốc tế
a, Khái niệm
- Quản trị nợ quốc tế của một quốc gia là quá trình xây dựng chiến
lược quản lí nợ của chính phủ nhằm thu hút được lượng vốn cần
thiết từ bên ngoài, đạt được các mục tiêu về rủi ro và chi phí, đáp
ứng được bất kỳ nhu cầu nào về quản lý nợ quốc gia mà chính phủ
đề ra.
b, Mục tiêu:


- Đảm bảo các nhu cầu về vốn để phát triển kinh doanh của các chủ
thể của quốc gia phải phù hợp với trách nhiệm trả nợ với mức chi
phí thấp nhất trong khoảng thời gian thích hợp, phù hợp với mức
độ rủi ro của từng khoản vay.
c, Sự cần thiết của quản trị vay và nợ quốc tế
- Về vi mô
+ Giúp chính phủ thực hiện được các mục tiêu duy trì sự bền vững
về quy mô và mức độ tăng nợ của quốc gia
+ Giúp chính phủ xây dựng chiến lược nợ quốc gia hợp lý để tránh
xẩy ra tình trạng nợ quá mức, tránh các khoản nợ có cơ cấu không
tốt về mặt trả nợ, đồng tiền, lãi suất.
- Về vĩ mô
+ Từng chủ thể thực hiện vay, nợ quốc tế của quốc gia xác định
chính xác số vốn cần vay, lãi suất vay, dồng tiền vay, thời hạn vay,
thời hạn trả nợ đảm bảo phù hợp với khả năng hấp thụ vốn, đảm

bảo hiệu quả sử dụng vốn để trả nợ vay đầy đủ, đúng hạn.
d, Nhân tố ảnh hưởng đến quản trị vay và nợ quốc tế
- Khuôn khổ pháp lý
- Cơ cấu bộ máy quản lý nợ quốc tế
- Thông tin
- Các nhân tố khác : Môi trường kinh tế chính trị, môi trường kinh


doanh..
Hiệu quả quản lí nợ quốc tế của 1 quốc gia là đáp ứng nhu cầu cấp vốn
cho nền kinh tế phù hợp với trách nhiệm trả nợ và mức chi phí thấp nhất
trong khoảng thời gian trung và dài hạn, với mức độ rủi ro thích hợp
6.2 Quản trị vay và nợ quốc tế khu vực công
6.2.1 Tổng quan về vay và nợ quốc tế khu vực công
a, Khái niệm
- Vay quốc tế khu vực công là các khoản vay quốc tế của chính phủ,
doanh nghiệp và các tổ chức nhà nước nhằm huy động vốn cho đầu
tư phát triển kinh tế cho từng thời kỳ.
- Nợ quốc tế khu vực công là các khoản vay quốc tế khu vực công
đã được giải ngân bao gồm: nợ của chính phủ vay quốc tế và nợ
của doanh nghiêp vay quốc tế được chính phủ bảo lãnh
b, Mục đích
- Bù đắp thiếu hụt tạm thời ngân sách nhà nước cho đầu tư phát
triển.
- Cơ cấu lại các khoản vay, danh mục nợ: cơ cấu lại các khoản nợ
nhằm thay đổi điều kiện, điều khoản các khoản nợ mà không tạo ra
nghĩa vụ trả nợ mới
- Cho vay lại đối với các doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín dụng,
chính quyền địa phương.



- Huy động vốn cho các dự án có hiệu quả kinh tế cao, các chương
trình dự án quan trọng của nhà nước.
- Các mục đích khác nhằm đảm bảo an ninh quốc phòng

c, Ý nghĩa
- Ý nghĩa tích cực :
Một là: Đây là một nguồn thu quan trọng góp phần đáp ứng nhu
cầu đầu tư phát triển của chính phủ và các doanh nghiệp
+ Đối vs các nc đang phát triển và chậm pt nguồn thu của chính
phủ và khả năng huy dộng vốn của các doanh nghiệp rất hạn hẹp
do năng lực của nền kinh tế còn thấp.
+ Nhu cầu chi cho đầu tư phát triển của nền kinh tế rất lớn: phát
triển kinh tế , giải quyết các vấn đề xã hội , nâng cao trình độ dân
trí…
Tài trợ quốc tế giúp tăng nguồn thu cho đâu tư của chính phủ và
các doanh nghiệp, tăng thu ngoại tệ đáp ứng nhu cầu chi đầu tư
phát triển.
Hai là: Tăng thêm nguồn vốn đầu tư thúc đẩy kinh tế, phát huy
được các tiềm năng sẵn có trong nước.
+ Nguồn tài trợ quốc tế chủ yếu được chính phủ chi tiêu cho mục
đích phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng KT- XH, từ đó tạo


cơ sở để các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế phát triển.
+ Nguồn vốn tài trợ quốc tế thường đc chính phủ và các nhà tài trợ
sử dụng như một nhân tố kích thích hoạt động đầu tư, thu hút đầu
tư nước ngoài, khai thác hết tiềm năng sẵn có trong nước để phát
triển sản xuất, phát triển kinh tế.
- Tác động tiêu cực :

Một là: Có thể để lại gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lai:
các khoản vay quốc tế thường có thời hạn vay tương đối dài và có
thể có các ưu đãi. Nhưng nếu sử dụng không hiệu quả sẽ không tạo
ra tăng trưởng inh tế, không tạo ra thu nhập ròng để trả nợ, tạo
gánh nặng nợ nần cho các thế hệ tương lại.
Hai là: Có thể dẫn tới vỡ nợ chính phủ: các khoản nợ nước ngoài
phải trả bằng ngoại tệ nên khi chính phủ tuyên bố vỡ nợ do quốc
gia ko có khả năng trả nợ sẽ dẫn đến hậu quả như :
+ Bị ngăn cấm ko đc tham gia vào các hoạt động kinnh doanh quốc
tế, đặc biệt là thương mại quốc tế
+ Bị tịch thu tài sản của chính chủ ở nước ngoài
+ Hầu như bị cắt hết các khoản tài trợ quốc tế, kể cả vay nợ, viện
trợ và đầu tư nc ngoài
=> Tóm lại vay nợ nước ngoài của khu vực công vừa có những ý
nghĩa tích cực, vùa có nguy cơ gây ra hậu quả tiêu cực ko quản lý,
nếu sử dụng tốt các khoản vay này


6.2.2 Quản trị vay và nợ quốc tế của chính phủ
a, Quản trị vay thương mại quốc tế của chính phủ
- Vay thương mai quốc tế của chính phủ là các khoản vay nước ngoài
của chính phủ theo các điều kiện thị trường không có ưu đãi gì, mục
đích cho vay là để kiếm lời.
- Chỉ tiêu
+ Hình thức: Chính phủ có thể đi vay các chính phủ, các tổ chức trung
gian tài chính, tín dụng quốc tế, phát hành chứng khoán trên thị trường
quốc tế.
+ Lãi suất: Lãi suất cao thậm chí có thể cao hơn trong nước, lãi suất có
thể cố định hoặc linh hoạt.
+ Thời hạn vay: Thường là vay ngắn hạn hoặc trung hạn ( < 20 năm)

+ Thời hạn trả nợ: Không có thời gian ân hạn, phải trả đủ cả vốn lẫn lãi
khi đến hạn.
+ Điều kiện vay nợ: Cần có sự đảm bảo bằng việc cầm cố thế chấp tài
sản hoặc cần có sự bảo lãnh của chính phủ.
+ Khi đến hạn trả nợ: Phải trả đúng hạn cả gốc lẫn lãi, không được
hoãn nợ giảm nợ xóa nợ…
b, Quản trị vay ưu đãi của chính phủ;
- Vay ưu đãi quốc tế là các khoản vay ngoài của chính phủ được hưởng


các khoản ưu đãi đặc biệt như vay với lãi suất thấp hoặc thời hạn cho
vay hoặc điều kiện vay
- Chỉ tiêu
+ Hình thức: Có 2 hình thức:
 Tín dụng hỗ trợ xuất nhập khẩu
 Hỗ trợ phát triển chính thức ODA
c, Quản trị thu hồi và trả nợ nước ngoài của chính phủ:
- Theo đó, việc cho vay, thu hồi nợ nước ngoài của tổ chức tín dụng thực
hiện bằng ngoại tệ. Đồng tiền thu hồi nợ là đồng tiền giải ngân của
khoản cho vay. Việc thu hồi nợ bằng ngoại tệ khác với đồng tiền giải
ngân thực hiện theo thỏa thuận giữa tổ chức tín dụng cho vay và bên vay
nước ngoài.
6.2.3 Quản trị vay và nợ quốc tế của chính quyền địa phương ( bang,
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương )
- Chính quyền các địa phương vay vốn quốc tế để bổ sung nguồn kinh
phí của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của chính quyền theo
phương thức tự vay, tự chịu tránh nhiệm trả nợ.
6.2.4 Quản trị vay và nợ quốc tế của DN, TCKTNN
Vay và nợ quốc tế của các doanh nghiệp, các tổ chức tổ chức tín dụng và
các tổ chức kinh tế nhà nc trực tiếp vay vốn quốc tế đc Chính Phủ bảo

lãnh


- Doanh nghiệp nhà nước có thể trực tiếp vay vốn quốc tế để đáp ứng
nhu cầu tự do phát triển sản xuất, kinh doanh theo phương thức tự vay,
tự chịu tránh nhiệm trả nợ
- Các chương trình, dự án của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế vay vốn quốc tế được xem xét cấp bảo lãnh của chính phủ nước
sở tại. Thông thường đây là các dự án có tầm quan trọng chiến lược, có
vốn đầu tư lớn và kĩ thuật hiện đại.
6.3 Quản trị vay và nợ quốc tế khu vực tư nhân
6.3.1 Mục đích, nội dung vay quốc tế khu vực tư nhân
a, khái niệm
- Vay quốc tế khu vực tư nhân là việc các chủ thể thuộc khu vực kinh
tế tư nhân, các cá nhân tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh của
một quốc gia tiến hành vay nợ của các chủ thể là người không cư trú
của quốc gia đó trên thị trường quốc tế theo nguyên tắc tự vay, tự
chịu trách nhiệm trả nợ, không có sự bảolãnh của các chủ thể khu
vực công.
- Nợ quốc tế của khu vực tư nhân là tổng nghĩa vụ nợ ( gồm gốc lãi
phí và các chi phí khác) mà các chủ thể khu vực tư nhân phải trả
cho các chủ thể là ng ko cư trú.
b, Mục đích chung nhất của vay quốc tế khu vực tư nhân là đáp ứng
nhu cầu về vốn kinh doanh với thời gian và chi phí thích hợp.
- Đối với các doanh ngiệp phải tổ chức tín dụng như: Doanh nghiệp


tư nhân, hợp danh, công ty TNHH, công ty cổ phần….khoản vay
quốc tế thường được dùng để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động hoặc nhu
cầu đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi hoạt

động của doanh nghiệp.
- Đối với các doanh nghiệp là tổ chức tín dụng như: NHTM, công ty
bảo hiểm, quỹ TDND, công ty tài chính…. khoản vay quốc tế thường
dùng để bổ sung nguồn vốn tín dụng ngắn hạn, trung hạn, dài hạn của
doanh nghiệp nằm trong giới hạn vốn vay và không vượt tổng vốn
đầu tư theo giấy phép hoạt động.
c, Nguyên tắc thực hiện vay, nợ quốc tế khu vực tư nhân
- Nguyên tắc 1: các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm về
năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng
vay quốc tế
+ Các chủ thể phải tự chịu trách nhiệm về mặt pháp lý khi tiến
hành các thủ tục vay nợ quốc tế, tự chịu trách nhiệm về quá trình
đàm phán, tư cách pháp nhân, để mở được tài khoản, vay nợ trên
trường quốc tế cũng như tự chịu trách nhiệm về các chi phí, kí quỹ
hoặc các thế chấp tài sản, khả năng hấp thụ vốn, khả năng giải
ngân vốn vay, điều kiện vay, hiệu quả sử dụng vốn vay và tính trả
nợ.
- Nguyên tắc 2: Các chủ thể kinh tế của khu vực tư nhân phải đáp
ứng các điều kiện về vay quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước có


thẩm quyền của nước sở tại
+ Các điều kiện vay vốn quốc tế của khu vực tư nhân của các quốc
gia thường khác nhau, tùy thuộc vào trình độ và nhu cầu quản lý,
mức độ hội nhập và mở cửa của thị trường, vốn và tài khoản vốn
của từng quốc gia.
+ Đối với các quốc gia phát triển đã tự do hóa thị trường vốn, điều
kiện tham gia của các chủ thể khu vực tư nhân vào thị trường vốn
quốc tế thường được mở rộng. Việc vay vốn quốc tế có thể được
mọi chủ thể tiến hành và tự chịu trách nhiệm pháp lý trước các chủ

thể cho vay quốc tế và các quy định pháp luật nước chủ nhà.
+ Đối với các quốc gia đang phát triển và chậm phát triển, điều
kiện tham gia của các chủ thể khu vực tư nhân có thể có những hạn
chế khác nhau. Bởi hầu hết các quốc gia này chưa tự do hóa thị
trường vốn, chính phủ vẫn quản lý giám sát dòng vốn gia vào của
quốc gia ở các mức độ khác nhau. Một phần có thể là do việc kiểm
soát dòng vốn ra vào của quốc gia đã tạo ra những rào chắn gây
khó khăn cho hoạt động tín dụng quốc tế của một số chủ thể khu
vực tư nhân. Một phần khác có thể do cơ chế quản lý vốn, các
dòng vốn không được di chuyển tự do qua biên giới, đã gây khó
khăn cho việc tiếp cận các nguồn vốn của các chủ thể khu vực tư
nhân.
Nguyên tắc 3: Các khoản vay nợ quốc tế của khu vực tư nhân phải


chấp hành sự theo dõi giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước có
thẩm quyền của nước sở tại.
+ Do các khoản vay thuộc khu vực tư nhân là 1 thành tố cấu tạo
nên nợ quốc gia – 1 nhân tố quan trọng trong việc đánh giá xếp
hạng tín nhiệm quốc gia. Hơn nữa, khu vực tư nhân cũng là 1 nhân
tố quan trọng đến cán cân vốn và cán cân thanh toán quốc gia.
6.3.2Quản trị vay và nợ quốc tế khu vưc tư nhân.
a, Quản trị vay tài chính và nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ trả chậm
- Vay tài chính là những khoản vay của các chủ thể khu vực tư nhân đi
vay của các chủ thể không cư trú bằng các loại tiền tệ để đáp ứng nhu
cầu về vốn kinh doanh. Những khoản vay này có thể là ngắn hạn, trung
hạn, hay dài hạn.
- Lợi ích từ việc vay:
+ Đem lại 1 khoản lợi thuế do các khoản lãi vay được trừ khi tính
thuế thu nhập

+ Tăng cường năng lực quản lí của ban giám đốc điều hành doanh
nghiệp
- Nguyên tắc:
+ nguyên tắc 1: các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm về năng
lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng vay quốc
te.


- Do đặc tính khác nhau giữa ngắn, trung và dài hạn các quốc gia thường
có quy định luật pháp khác nhau về điều kiện các khoản vay nợ khu vực
tư nhân. Vay nợ trung và dài hạn thường có các điều kiện chặt chẽ hơn
vay ngắn hạn
+ nguyên tắc 2: Các chủ thể kinh tế của khu vực tư nhân phải đáp ứng
các điều kiện về vay quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền của nước sở tại
 Điều kiện đối với vay nợ ngắn hạn:
Một là: khoản vay phải đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu
động cho phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi hoạt
động của doanh nghiệp
Hai là: đối tượng vay nợ ngắn hạn phải phù hợp với quy định của
luật pháp
Ba là: thời hạn vay ngắn hạn phải dưới 12 tháng và các chi phí
vay phải trong phạm vi quy định của cơ quan quản lý có thẩm
quyền
Bốn là: tồng mức vay phải trong phạm vi giới hạn vay được quy
định
Năm là: chấp hành các quy định về quản lý ngoại tệ thế chấp, ký
quỹ đối với các khoản vay ngắn hạn theo quy định của luật pháp
Sáu là: các nội dung và các thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn
quốc tế ngắn hạn phải phù hợp với các quy định của luật pháp



nước sở tại.
 Điều kiện với vay trung và dài hạn
Một là: đối tượng vay phải có dự án đầu tư hoặc phương án sản
xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định
của pháp luật
Hai là: khoản vay phải đúng mục đích đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư
phát triển sản xuất kinh doanh theo đúng phạm vi hoạt động của
doanh ngiệp được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh.
Ba là: đối tượng vay trung và dài hạn phải phù hợp với quy định
của luật pháp
Bốn là: thời hạn vay nợ trung, dài hạn phải trên 1 năm, các chi phí
vay phải trong phạm vy quy định cảu cơ quan có thẩm quyền
Năm là: các thỏa thuận trong hợp đồng vay vốn quốc tế trung, dài
hạn phải phù hợp với các quy định của luật pháp nước sở tại
Sáu là: tổng mức vay phải trong giới hạn vay được quy định không
vượt quá tổng vồn đầu tư theo giấy phép đầu tư
Bảy là: đối tượng vay vốn quốc tế trung và dài hạn thường phải
đăng ký về việc trả nợ nước ngoài với cơ quan quản lý có thẩm
quyền cảu nước sở tại sau 1 thời hạn nhất định khi đã ký hợp đồng
vay vốn, trước khi giải ngân vốn vay


+ Nguyên tắc 3: các khoản vay nợ quốc tế cảu khu vực tư nhân phải
chấp hành theo dõi, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền của nước sở tại, thực hiện qua quản trị đăng ký vay, trả nợ quốc tế
với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
 Đối với các khoản vay ngắn hạn hầu hết các quốc gia thường

không quy định quá chặt chẽ về việc đăng ký vay nợ với các cơ
quan có thẩm quyền của nhà nước nhưng cần đảm bảo các điều
kiện và thủ tục quy định.
 Đối với khoản vay trung và dài hạn, sau khi ký két hợp đồng vay
quốc tế có hiệu lực rút vốn, trong thời hạn nhất đinh các chủ thể
phải làm thủ tục đăng ký cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
trước khi thực hiện rút vốn. Nếu các thỏa thuận ko có hiệu lực rút
vốn thì chỉ cần các văn bản ký kết phù hợp với các quy định luật
pháp của nước sở tại, ko cần đăng ký vay trả nợ quốc tế với các cơ
quan có thẩm quyền.
 Nếu chủ thể vay vốn không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền sẽ
không được phép rút vốn vay qua hệ thống ngân hàng và có thể
chịu các hình thức xử phạt của chính quyền sở tại.
-Nội dung:
+Quản trị đàm phán, kí kết hợp đồng vay nợ:
Quản trị chi phí vay vốn, cẩn quan tâm đến:


 Lãi suất thực tế: phụ thuộc vào thời điểm trả lãi là vào ngày đáo
hạn hay trả trước; phụ thuộc vào sự tăng giá của ngoại tệ trong thời
gian vay nợ, nếu ngoại tệ tăng giá thì sẽ làm cho lãi suất vay thực
tế tăng lên.
 Tỷ giá mua bán có kì hạn: khi lãi suất vay ngoại tệ thấp hơn vay
nội tệ thì phải cân nhắc đến vấn đề là so sánh giữa việc vay vốn
ngoại tệ vs lãi suất thấp và mua ngoại tệ theo tỉ giá kì hạn với việc
vay nội tệ vs lãi suất cao..
 Dự báo về sự thay đổi của tỉ giá ngoại hối: dựa trên sự phân tích
chu kì biến động tiền tệ trong những khoảng thời gian gần nhất và
sử dụng nó cho dự đoán tương lai. Cơ sở của dự báo là : chính trịkinh tế thế giới, chính sách kinh tế của một số nền kinh tế lớn và
của nước có đồng tiền vay nợ. Cần kết hợp việc sử dụng lãi suất

vay ngoại tệ thực tế và so sánh với lãi suất vay vốn nội tệ để lựa
chọn chính sách vay nợ có lợi nhất.
+ ký hợp đồng vay nợ
Quản trị đăng kí vay, trả nợ quốc tế với cơ quan có thẩm quyền: Đối
với các khoản vay ngắn hạn, hầu hết các quốc gia không quy định chặt
chẽ việc đăng kí với cơ quan có thẩm quyền. Trừ trường hợp gia hạn,
tổng thời gian vay ngắn hạn và gia hạn lớn hơn một năm thì phải báo
cáo.
Đối với các khoản vay trung và dài hạn, sau khi hợp đồng vay quốc tế có
hiệu lực rút vốn, trong một thời hạn xác định, các chủ thể thường phải


làm thủ tục đăng kí với cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền trước
khi giải ngân. Nếu không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền thì không
được phép rút vốn qua hệ thống ngân hàng, và có thể chịu hình thức xử
phạt.
Quản trị đăng kí thay đổi việc vay và trả nợ quốc tế: Sau khi đăng ký
vay, nếu có thay đổi trong hợp đồng so với các nội dung đã đăng ký với
cấp thẩm quyền thì phải đăng ký thay đổi.
Quản trị rút vốn và trả nợ các khoản vay quốc tế: Các giao dịch rút
vốn và trả nợ thường chỉ được thực hiện thông qua một ngân hàng được
cơ quan có thẩm quyền cho phép, trừ một số giao dịch nhất định. Nếu có
nhu cầu chuyển sang ngân hàng được phép khác thì phải hoàn tất các
giao dịch rút vốn, trả nợ với ngân hàng đc phép cũ, và dăng ký với cơ
quan có thẩm quyền tại nước sở tại.
Trường hợp chủ thể ko thực hiện rút vốn qua ngân hàng được phép mà
chỉ thực hiện trả nợ qua ngân hàng đc phép thì trong 1 thời gian nhất
định, chủ thể phải thông báo bằng văn bản cho ngân hàng về ngày rút
vốn và số vốn đã rút theo hợp đồng vay quốc tế.
Trường hợp chủ thể đã thực hiện rút vốn qua ngân hàng được phép,

nhưng không thực hiện việc trả nợ qua ngân hàng được phép, thì trong
một thời hạn xác định, chủ thể phải thông báo bằng văn bản cho ngân
hàng đc phép nơi tút vốn về ngày trả nợ và số tiền trả nợ theo hợp đồng
vay.


Trường hợp rút vốn và trả nợ bằng tài sản ko thực hiện qua ngân hàng
thì phải báo cáo với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước.
Thông thường có hai phương pháptrả vốn và lãi là:
 Trả tiền vay gốc đều hàng kì và trả lãi theo số dư
 Trả theo niên kim cố định
b, Quản trị thuê tài chính:
- Thuê tài chính là một hợp đồng dài hạn giữa hai hay nhiều bên, liên
quan đến việc cho thuê một hay nhiều loại tài sản.
- Lợi ích mang lại:
+ Đối với bên đi thuê:
 Gia tăng năng lực sản xuất khi thiếu vốn đầu tư vào máy móc
thiết bị
 Không bị đọng vốn trong tài sản cố định
 Rút ngắn thời gian triển khai dự án đầu tư, đáp ứng kịp thời cơ
hội kinh doanh
 Hiện đại hóa sản xuất kịp theo tốc độ phát triển của công nghệ
mới
 Đối vs những quốc gia không quy định vốn hóa tài sản thuê thì
cho thuê tài chính không gây ảnh hưởng bất lợi tới các chỉ số tài
chính của doanh nghiệp.


 Doanh nghiệp có thể tiết kiệm được thuế thu nhập do tiền thuê
làm giảm thu nhập chịu thuế

+ Đối với người cho thuê:
 Là hình thức tài trợ có độ an toàn cao hơn nhiều hình thức tín
dụng ngân hàng
 Tạo điều kiện cho các tổ chức tài chính linh hoạt trong hoạt động
kinh doanh
 Làm gia tăng tiềm năng của thị trường máy móc thiết bị.
+Đối với nền kinh tế:
 Thu hút vốn cho nền kinh tế
 Thúc đầy đổi mới công nghệ, thiết bị, cải tiến khoa học kĩ thuật
và nâng cao sức cạnh tranh cho nền kinh tế


Không làm tăng nợ nước ngoài đối với quốc gia vay bằng hình
thức này.

- Nội dung:
+ Thời hạn thuê cơ bản
+ Thời gian gia hạn tùy chọn
+ Phần gia trị còn lại
- Nguyên tắc:
+ Nguyên tắc 1: các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm về


năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng vay
quốc tế.
+ Nguyên tắc 2: Các chủ thể kinh tế của khu vực tư nhân phải đáp ứng
các điều kiện về vay quốc tế của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm
quyền của nước sở tại.
Mỗi quốc gia sẽ có quy định cụ thể đê xác định tiêu chuẩn cho thuê
dài hạn khác nhau.

Theo nghị định 64/CP ngày 9/10/1995 của chính phủ Việt Nam có quy
định một giao dịch cho thuê tài chính phải có các điều kiện sau:
 Khi kết thúc thời hạn thuê theo hợp đồng, bên thuê được quyền
chuyển quyền sở hữu tài sản thuê hoặc được tiếp tục thuê theo
thỏa thuận của hai bên
 Bên thuê có quyền mua tài sản theo giá danh nghĩa thấp hơn giá
trị thực tế tài sản thuê vào thời điểm hiện tại
 Thời hạn cho thuê một loại tài sản ít nhất bằng 60% thời gian
cần thiết để khấu hao tài sản.
+Nguyên tắc 3: Các khoản vay nợ quốc tế của khu vực tư nhân phải
chấp hành sự theo dõi giám sát của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm
quyền của nước sở tại.
Trong thời hạn thuê cơ bản, người thuê phải trả tiền thuê cho người
cho thuê để được sử dụng tài sản.Người đi thuê sẽ phải trả cả vốn gốc
và lãi cho bên cho thuê dựa trên:




Kỳ hạn thanh toán: đều đặn thường là tháng, quý hoặc năm.



thời điểm thanh toán: đầu kỳ hoặc cuối kỳ thông thường là vào
đầu kỳ



mức hoàn vốn trong thời hạn cho vay: tùy theo tính chất tài sản,
mức độ rủi ro và hình thức vay để các bên xác định mức độ

hoàn vốn trong thời gian cho vay.

Trong thời gian này 2 bên không được hủy ngang hợp đồng ký kết
khi không được sự đồng ý của bên còn lại.
c, Quản trị phát hành trái phiếu của khu vực tư nhân:
- Trái phiếu quốc tế là giấy chứng nhận việc vay vốn của 1 chủ thể của
quốc gia( người phát hành) đối với một chủ thể không cư trú( người
cho vay quốc tế- người sở hữu trái phiếu). Trái phiếu quy định trách
nhiệm hoàn trả gốc và lãi của Doanh nghiệp phát hành cho người sở
hữu trái phiếu khi đến thời điểm đáo hạn.
- Trái phiếu công ty thuộc khu vực tư nhân là loại trái khoán dài hạn, do
các doanh nghiệp khu vực tư nhân phát hành trên thị trường tài chính
quốc tế với lãi suất hợp lí, giúp doanh nghiệp huy động lớn trong một
thời gian ngắn. Có 2 loại là: trái phiếu khu vực tư nhân có bảo lãnh của
chính phủ và không có bảo lãnh của chính phủ.
- Mức độ hấp dẫn của trái phiếu phụ thuộc vào:
+ Lãi suất của trái phiếu: lãi suất trái phiếu phải được đặt tương


quan so sánh vs lãi suất thị trường vốn, tính đến sự cạnh tranh của
trái phiếu công ty khác và trái phiếu chính phủ hoặc gắn kèm điều
kiện ưu đãi vào lãi suất.
+ Kỳ hạn của trái phiếu: căn cứ vào tình hình thị trường vốn và
tâm lý dân cư.
+ Uy tín của doanh nghiệp
+ Mệnh giá của trái phiếu: phải vừa phải đủ để thu hút các tầng lớp
khác nhau của xã hội tham gia mua trái phiếu công ty.
+ Loại hình trái phiếu:
 Trái phiếu có lãi suất cố định
 Trái phiếu có lãi suất thay đổi

 Trái phiếu có thể thu hồi
 Trái phiếu có thể chuyển đổi
- Nguyên tắc:
+ Nguyên tắc 1: các chủ thể khu vực tư nhân tự chịu trách nhiệm về
năng lực pháp lý, năng lực tài chính, khả năng thực hiện hợp đồng vay
quốc tế.
Các chủ thể phải có tư cách pháp nhân được thành lập và hoạt độnh
theo đúng luật pháp của nước sở tại.
Có đề án phát hành trái phiếu được đại hội cổ đông hoặc hội đồng
thành viên hoặc đại diện chủ sở hữu vốn thẩm định và phê duyệt.


×