Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Tiểu luận cuối khóa lớp bồi dưỡng QLGD mầm non.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 24 trang )

PHẦN I: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã chỉ rõ: Đường lối
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, xác
định đây là kế sách, quốc sách hàng đầu, tiêu điểm của sự phát triển, mang tính
đột phá, khai mở con đường phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ
XXI, khẳng định triết lý nhân sinh mới của nền giáo dục nước nhà “ dạy người,
dạy chữ, dạy nghề”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XV đã chỉ rõ
mục tiêu là xây dựng giáo dục và đào tạo thành phố trở thành trung tâm của
Vùng Duyên Hải Bắc Bộ. Chương trình hành động số 34/CTR-TƯ của Thành
phố đã chỉ rõ: “ Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo của
thành phố nhằm mục tiêu xây dựng con người Việt Nam nói chung và xây dựng
con người Hải Phòng nói riêng giàu bản sắc, phẩm chất đạo đức tốt, tư duy
nhạy bén, năng động sáng tạo, lối sống tích cực, phong cách tự tin, văn minh,
hiện đại, được phát huy năng lực trí tuệ, trình độ, kỹ năng…đủ sức xây dựng
thành phố Hải Phòng trở thành thành phố Cảng xanh, văn minh, hiện đại, trung
tâm dịch vụ, công nghiệp lớn có sức cạnh tranh cao, đáp ứng yêu cầu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Sản phẩm giáo dục và đào tạo Hải Phòng có sức
cạnh tranh cao trên thị trường nhân lực chất lượng cao.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc
dân, có vị trí đặc biệt quan trong sự nghiệp giáo dục con người, đặt nền móng
cho sự phát triển về thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, thẩm mỹ cho trẻ.
Những kỹ năng mà trẻ tiếp thu qua chương trình giáo dục mầm non sẽ là nền
tảng cho việc học tập và thành công sau này của trẻ. Giáo dục mầm non sẽ
chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ
ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường ở bậc tiếp theo,
tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông.
Hoạt động chủ đạo của trẻ trong trường mầm non là hoạt động với đồ vật
và hoạt động vui chơi. Trong đó, vui chơi ngoài trời là một hoạt động đóng vai
trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Xây dựng


môi trường giáo dục ngoài trời trong trường mầm non là một việc làm thực sự
cần thiết. Môi trường hoạt động ngoài trời đem lại cho trẻ nhiều cơ hội tiếp xúc
với tự nhiên, xã hội, ở đó, trẻ có thể tìm tòi, khám phá thiên nhiên, tìm hiểu xã
hội và thoả mãn nhu cầu vận động của mình. Không gian chơi ngoài trời có rất
1


nhiều lợi thế cho việc tổ chức các hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều
kiện trong phòng học không thể đáp ứng được.
+ Vui chơi ngoài trời trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, được hòa mình
vào thiên nhiên, tương tác với thế giới thiên nhiên, được chạy nhảy nô đùa vui
vẻ, hít thở không khí trong lành, được tắm nắng, gió…điều đó làm tăng hưng
phấn hoạt động cho trẻ.
+ Các điều kiện tự nhiên giúp trẻ nhiều cơ hội khám phá hơn là những đồ
chơi tự tạo. (đối tượng luôn luôn thay đổi: trạng thái động, có tình huống, yếu tố
bất ngờ, có sự thay đổi,…)
+ Những cơ hội được học và chơi ngoài trời không chỉ giúp trẻ phát triển trí
tưởng tượng, khả năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề, rèn luyện tính kỷ
luật mà còn hỗ trợ rất nhiều cho việc học ở trường của trẻ.
+ Không gian ngoài trời rộng rãi, thoáng mát có nhiều các sự vật, hiện
tượng thực mà trong lớp không phải cái gì, lúc nào cũng có để dạy trẻ, tạo cơ hội
cho trẻ được hoạt động.
Có thể nói xây dựng môi trường hoạt động ngoài trời là một trong
những việc làm cần thiết, mang lại nhiều niềm vui nhất và được chờ đợi
nhiều nhất ở trẻ.
Là một người cán bộ quản lý, được nhà trường phân công phụ trách chất
lượng giáo dục, bản thân tôi luôn nghiên cứu tìm tòi các biện pháp để làm thế
nào nâng cao chất lượng giáo dục trẻ, tạo cơ hội cho trẻ được phát triển một
cách toàn diện. Đặc biệt với một trường mầm non còn nhiều khó khăn về cơ sở
vật chất như trường Mầm non Lưu Kiếm, số trẻ luôn trong tình trạng quá tải,

làm thế nào để tạo ra một môi trường giáo dục ngoài trời thuận lợi, đủ về không
gian, đủ về đồ dùng, đồ chơi cho trẻ hoạt động với mức kinh phí còn hạn hẹp là
một nỗi trăn trở của người quản lý.
Với các lý do nêu trên, tôi đã lựa chọn đề tài: Quản lý công tác tạo môi
trường giáo dục nhằm nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động vui chơi ngoài trời
cho trẻ mẫu giáo trong trường mầm non Lưu Kiếm- Huyện Thủy NguyênThành phố Hải Phòng” làm đề tài nghiên cứu viết tiểu luận.

PHẦN II:
2


TÌNH HÌNH THỰC TẾ LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ CHỈ ĐẠO CÔNG
TÁC XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC NGOÀI TRỜI CHO TRẺ
1. Khái quát về Nhà trường
- Trường Mầm non Lưu Kiếm có 3 điểm trường, điểm trung tâm nằm trên
địa bàn đội 7 thôn Trúc Động, xã Lưu Kiếm, huyện Thủy Nguyên, thành phố
Hải Phòng. Trường được thành lập từ năm 1977, có nhiệm vụ nuôi, dạy các cháu
từ 18 tháng đến 72 tháng tuổi. Hiện nay trường có 3 điểm trường với 24 phòng
học, trên tổng diện tích mặt bằng là 9461 m 2, diện tích sử dụng là 9461m 2 đáp
ứng nhu cầu đưa trẻ đến trường của nhân dân. Chất lượng giáo dục của nhà
trường từng bước nâng cao, tiếp tục khẳng định được uy tín, chất lượng của
trường so với các trường mầm non trong cụm và huyện.
- Về đội ngũ: Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên hiện nay là 77 đồng chí
(trong đó 43 biên chế, 28 hợp đồng hỗ trợ 1,86%, 06 hợp đồng trường). Số giáo
viên đạt trình độ chuẩn 100%, trong đó trên chuẩn là 45/74= 61% ( trừ 3 bảo vệ),
có 21 đồng chí hiện đang theo học Đại học sư phạm mầm non.
Với đội ngũ cán bộ giáo viên đủ về số lượng, vững vàng về chuyên môn
nghiệp vụ và luôn tận tâm với nghề, đã tạo lên uy tín của nhà trường với chất
lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng cao.
- Số trẻ: Trong những năm học gần đây, số lượng trẻ đến trường tăng theo

các năm học. Đầu năm học 2017- 2018, nhà trường đã đón nhận hơn 850 cháu ở
độ tuổi 18 tháng đến 72 tháng tuổi đến trường. Đầu năm học 2017- 2018, trường
có 24 nhóm lớp trong đó: 5 nhóm trẻ, 6 lớp mẫu giáo 3 tuổi, 6 lớp mẫu giáo 4
tuổi, 7 lớp mẫu giáo 5 tuổi. 100%, trẻ đến trường được đảm bảo an toàn tuyệt
đối về thể chất và tinh thần; 100% cháu đến trường có nề nếp học tập, vui chơi,
có kỹ năng vệ sinh, có nề nếp thói quen tốt trong sinh hoạt hàng ngày, có hành vi
văn minh trong giao tiếp, trong ứng xử với cô giáo, bạn bè và những người xung
quanh. Đặc biệt tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, trẻ thấp còi hàng năm đều giảm rõ rệt
(Tỷ lệ trẻ kênh cân nặng bình thường từ 80% lên đến 95% trở lên; trẻ suy dinh
dưỡng và trẻ thấp còi giảm hàng năm từ 20% xuống dưới 8%).
Một số dữ liệu của nhà trường trong 5 năm học gần đây
Năm học

NH
2014

2013-

2014- 2015

2015- 2016

2016- 2017

2017- 2018

Số trẻ

680


752

785

840

850

Số lớp

19

20

21

23

24
3


Năm học
Số giáo viên

NH
2014

2013-


47

2014- 2015

2015- 2016

2016- 2017

2017- 2018

48

52

55

57

2. Thực trạng Môi trường và hiệu quả tổ chức hoạt động giáo dục ngoài trời
a. Thuận lợi
- Nhà trường đã quan tâm xây dựng Môi trường hoạt động ngoài trời cho trẻ
mẫu giáo như đầu tư các đồ dùng đồ chơi cho cả 3 khu trường.
- Đảm bảo định biên giáo viên/lớp (Mẫu giáo: 2,2 giáo viên/lớp; Nhà trẻ: 3
giáo viên trên lớp).
- Đội ngũ giáo viên trẻ, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ và luôn luôn có tinh thần
học hỏi cao.
- Ban giám hiệu nhà trường luôn tạo mọi điều kiện về thời gian, kinh phí cho
các hoạt động của chuyên môn.
- Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao, trực tiếp về
chuyên môn của Phòng giáo dục huyện Thủy Nguyên, luôn nhận được sự quan tâm

đầu tư về cơ sở vật chất, các chủ trương chính sách từ chính quyền địa phương.
b. Khó khăn- hạn chế
• Về cơ sở vật chất
- Trong học kỳ 1, Trường khu Trúc Động đang trong quá trình xây dựng,
Sân trường khu 1(Khu Trúc Động) mới được hoàn thiện vào tháng 12/2016, các
khoảng sân đổ bê tông không có khu vực trồng cỏ cho trẻ chơi, chưa có cây
xanh bóng mát cho trẻ, đồ chơi sáng tạo còn ít.
Sân trường Khu 2 xuống cấp trầm trọng, nhiều khoảng sân bị vỡ nát,
100% sân bị đổ bê tông.
- Sân chơi khu 3 chật hẹp, 100% bị đồ bê tông, chưa có cây xanh bóng
mát
( Xem phụ lục 1)
• Về Nội dung chơi- hệ thống đồ chơi, trò chơi
- Hệ thống đồ chơi ngoài trời về cơ bản đã được trang bị những đồ chơi
hiện đại như Xích đu, cầu trượt, Bộ đồ chơi liên hoàn. Tuy nhiên, hệ thống đồ
chơi chưa phong phú, đa dạng về nguyên liệu (hầu hết là đồ chơi bằng sắt
thép), , chưa giúp trẻ được thỏa mãn về tất cả các nhu cầu, các dạng vận động
như bò, trườn trèo, chui, bật, nhảy,…Đặc biệt những đồ chơi bằng phế liệu như
4


vỏ chai, lốp xe ô tô chưa có nhiều, hiệu quả sử dụng chưa cao, chưa có độ bền.
Các đồ chơi sắp xếp quy hoạch chưa thuận tiện cho các hoạt động vui chơi, rèn
luyện thể lực, thực hành trải nghiệm, quan sát khám phá của trẻ.
- Do sân trường bị bê tông hóa nên chưa có những khoảng sân chơi an
toàn để trẻ chơi những trò chơi trẻ yêu thích như Đá bóng, chạy nhảy.
- Nội dung chơi chưa phong phú: Trên sân trường đa số chỉ có trò chơi
vận động mà chưa có nhiều trò chơi, đồ chơi giúp trẻ khám phá khoa học, trò
chơi phân vai, nghệ thuật, trò chơi với sách, chăm sóc con vật
* Giáo viên:

- Trình độ, sự nhận thức của giáo viên không đồng đều.
- Chưa có nhiều giáo viên mũi nhọn.
- Đa số giáo viên mới và 1 số giáo viên cao tuổi nên phần nào cũng ảnh
hưởng đến việc thực hiện giải pháp.
- Nhiều giáo viên chưa chủ động và chưa có nhiều sáng tạo trong xây
dựng môi trường, lựa chọn nội dung, đổi mới hình thức tổ chức cho trẻ hoạt
động ngoài trời. Tổ chức hoạt động còn mang tính hình thức, qua loa, kém hấp
dẫn. Đặc biệt chưa có sự linh hoạt khi giải quyết các tình huống. Một số giáo
viên chưa quan tâm đến việc thiết kế những đồ chơi, trò chơi mới để trẻ vận
động ngoài trời, đặc biệt là trò chơi khám phá, nghệ thuật và chơi với sách. Hệ
thống trò chơi vận động nghèo nàn, chưa có trò chơi mới nên trẻ dễ nhàm chán.
- Một số giáo viên thường lựa chọn nội dung quan sát quá rộng và chung
chung, ví dụ như: Quan sát hoa trong sân trường; Quan sát Cây,…mà ít đi sâu
vào những nội dung cụ thể để có thể giúp trẻ có những quan sát tỉ mỉ, có sự so
sánh phân biệt rõ ràng như quan sát lá cây, cánh hoa…cũng như chưa biết khai
thác những tình huống bất ngờ cho trẻ quan sát. Hệ thống câu hỏi giáo viên xây
dựng khi tổ chức hoạt động quan sát còn sơ sài.
- Số trẻ Mẫu giáo trong nhà trường đông (697 cháu), trong đó khu 1 là
475 cháu. Nếu cho trẻ cùng chơi hoạt động ngoài trời sẽ không có không gian
cho trẻ chơi, giáo viên sẽ khó quản lý trẻ của lớp mình trong hoạt động chơi theo
ý thích. Số trẻ suy dinh dưỡng còn cao đặc biệt là trẻ suy dinh dưỡng thể thấp
còi nên ảnh hưởng không nhỏ tới việc tham gia các hoạt động ngoài trời.
- Một số phụ huynh chưa hiểu rõ tầm quan trọng của hoạt động ngoài
trời đối với sự phát triển của trẻ, nhiều phụ huynh còn e ngại con mình mất an
toàn khi chạy nhảy ngoài trời.
5


3. Kinh nghiệm thực tế của bản thân trong quản lý việc xây dựng môi
trường giáo dục ngoài trời

Trường mầm non có 3 điểm trường. 1 điểm trường chính (khu 1) nằm trên
địa bàn thôn Trúc Động; 2 điểm trường lẻ: khu 2 nằm trên địa bàn thôn Trung,
khu 3 nằm trên địa bàn thôn Mỹ Liệt. Trong năm học 2016- 2017, Chúng tôi đã
tiến hành một số giải pháp nhằm thay đổi môi trường giáo dục ngoài trời tại khu
chính như sau:
3.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên – Đổi mới nội dung,
phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời
Để nâng cao nhận thức, kỹ năng tổ chức hoạt động ngoài trời cho đội
ngũ giáo viên, tổ chuyên môn tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên đề “Hướng
dẫn tổ chức hoạt động ngoài trời cho trẻ trong trường mầm non” vào tháng
9/2016 cho 100% giáo viên trong nhà trường. Trong buổi bồi dưỡng này, chúng
tôi đã yêu cầu các đồng chí giáo viên đánh giá đúng thực trạng môi trường giáo
dục ngoài trời của các khu, những thuận lợi và khó khăn khi giáo viên tổ chức
hoạt động ngoài trời cho trẻ . Sau khi đánh giá đúng thực trạng, chúng tôi xác
định các nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, và xin ý kiến đề xuất của giáo viên.
Trong buổi bồi dưỡng tổ chuyên môn đã giúp giáo viên hiểu rõ hơn về ý nghĩa
của HĐNT với sự phát triển của trẻ, cách lựa chọn nội dung, phương pháp tổ
chức HĐNT phù hợp.
Ngoài ra chúng tôi đã tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn về Thiết kế
các mảng chơi, trò chơi, đồ chơi giúp trẻ tham gia tích cực hoạt động ngoài trời.
Trong buổi sinh hoạt đó, giáo viên thảo luận theo khối tuổi cùng thiết kế các
mảng chơi, trò chơi, đồ chơi ngoài trời cho trẻ. ( Xem phụ lục 2)
Sau đó, giáo viên các nhóm sẽ trình bày ý tưởng thiết kế các khu vực
chơi, trò chơi của mình để cả tổ góp ý và bổ sung. ( Xem phụ lục 3)
Sau các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ chuyên môn tập hợp lại các ý
tưởng của giáo viên, từ đó lên kế hoạch quy hoạch, cải tạo sân trường để nâng
cao chất lượng tổ chức HĐNT theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.
Thông qua các buổi bồi dưỡng, sinh hoạt chuyên môn, giúp cho giáo
viên đổi mới được nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động ngoài trời. Trước
kia, giáo viên chỉ chú tâm đến việc thiết kế môi trường giáo dục trong lớp học,

còn môi trường hoạt động ngoài trời thường chỉ sử dụng những đồ chơi do nhà
trường cấp phát, nhưng sau một thời gian triển khai chỉ đạo, giáo viên đã bắt tay
vào cùng thiết kế sân chơi, tự tạo ra những đồ chơi có tính bền đẹp, tận dụng
6


mọi yếu tố thiên nhiên sẵn có ngoài sân trường để tạo cơ hội cho trẻ khám phá.
Trước khi tổ chức giải pháp, nhiều giáo viên còn lựa chọn nội dung quan sát trẻ
chưa hứng thú như quan sát cả một cây bàng to ở giữa sân trường,…và cũng
chưa biết tận dụng những tình huống thực tế cho trẻ quan sát. Nhưng hiện nay,
giáo viên đã biết lựa chọn những nội dung trẻ hứng thú, sau đó giới thiệu những
ý tưởng quan sát mới, đặc biệt một số giáo viên đã “ bắt” được các khoảnh khắc
cần thiết để biến thành nội dung quan sát cho trẻ. Ví dụ như cô trò đang dạo chơi
trong sân trường có thể gặp đàn kiến, cô và trẻ cùng nhau quan sát xem con kiến
đang và sẽ làm gì, nó lấy thức ăn như thế nào?
Khi tổ chức hoạt động ngoài trời, giáo viên cũng đã có sự phối hợp với
nhau rất tốt trong việc phân công giáo viên phụ trách các mảng chơi và trợ giúp
trẻ trong khu vực mình phụ trách. Do số lượng trẻ đông nên tổ chuyên môn đã
sắp xếp lịch hoạt động ngoài trời cho các nhóm lớp: Khối 5 tuổi và nhà trẻ, sẽ
thực hiện hoạt động ngoài trời sau khi tổ chức Hoạt động học. Còn các lớp khối
3, 4 tuổi sẽ thực hiện Hoạt động góc trước, rồi mới thực hiện ngoài trời. Tại các
thời điểm trẻ hoạt động, mỗi giáo viên sẽ có trách nhiệm phụ trách các mảng trò
chơi, có trách nhiệm đảm bảo sự an toàn cho trẻ, trợ giúp trẻ khi cần thiết và
nhắc nhở trẻ cất dọn vệ sinh nơi chơi sạch sẽ. Chính vì vậy đến thời điểm hiện
tại nhà trường chưa có trường hợp trẻ bị mất an toàn khi tham gia hoạt động
ngoài trời.
Tổ chuyên môn cũng đã chỉ đạo tới 100% nhóm lớp lớp 4- 5 tuổi làm tốt
công tác phân công trực nhật ngoài trời cho trẻ, tạo cho trẻ thói quen, nề nếp vệ
sinh môi trường, chăm sóc bảo vệ thiên nhiên,..
Để giúp giáo viên tổ chức có hiệu quả hoạt động ngoài trời, tổ chuyên

môn đã xây dựng tiêu chí đánh giá cụ thể:
PHIẾU DỰ GIỜ
ĐÁNH GIÁ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
Tên giáo viên :…………………………Dạy lớp :
…………………………………
Chủ đề:……………………………… Ngày tổ chức :
…………………………
Người dự :…………………………… Chức vụ : ……………………………

7


CÁC TIÊU CHÍ

ĐIỂM
Điểm Điểm
tối
đạt
đa
2
0.5

I- Kế hoạch:
1. Trình bày sạch đẹp, đúng qui
định.
2. Xác định mục đích; dự kiến
1.5
các nội dung hoạt động phù hợp (
trẻ, điều kiện thực tiễn…)
II- Chuẩn bị đồ chơi, địa điểm:

1.0
3. Đồ chơi phù hợp, khai thác
0.5
được điều kiện thực tiễn.
4. Địa điểm: an toàn, vệ sinh,
0.5
thuận lợi cho trẻ hoạt động
III- Tổ chức hoạt động
5.5
5. Nội dung hoạt động phong phú,
phù hợp với trẻ, khai thác được
2.0
điều kiện thực tiễn.
6. Phương pháp:
- Bao quát tốt, xử lý tình huống
hợp lý, linh hoạt;
- Sáng tạo trong việc gợi ý
hướng dẫn trẻ vận dụng vốn kinh
3.5
nghiệm, hoạt động tích cực, hứng
thú, hiệu quả;
- Hình thức hoạt động đa dạng,
phong phú;
- Giao tiếp giữa cô và trẻ nhẹ
nhàng, tự nhiên, thân mật.
IV- Biểu hiện trên trẻ
1.5
7. Trẻ hoạt động hứng thú, tích
1.5
cực, thoải mái,chủ động, độc lập,

sáng tạo.
CỘNG
Ghi chú: - Xuất sắc : từ 9 trở lên
.
- Giỏi: 8 đến< 9 điểm

NHẬN XÉT

XẾP LOẠI:

8


- Khá: 7 đến < 8 điểm
- Đạt yêu cầu: 5 đến< 7 điểm.
- Chưa đạt yêu cầu: dưới 5điểm.
Tổ chuyên môn đã tiến hành dự giờ Hoạt động ngoài trời 100% các
nhóm lớp Mẫu giáo (dự giờ có báo trước và dự giờ đột xuất) có góp ý cụ thể với
giáo viên ngay trong quá trình tổ chức. Kết quả: 12/23 hoạt động xếp loại tốt
11/23 xếp loại Khá
3.2. Quy hoạch, cải tạo sân trường theo các khu vực chơi của trẻ
Từ thực trạng sân trường bị bê tông hóa hoàn toàn, chưa có cây xanh bóng
mát, chúng tôi đã tham mưu Nhà trường nghiên cứu quy hoạch lại sân chơi theo
các khu vực, như: Khu Vận động, khu Bé chơi phân vai; Bé khéo tay; Khu vườn
của bé, Bé khám phá,..Ở khu vực chơi, để có bóng mát cho trẻ chúng tôi thiết kế
các nhà chòi, rèm che nắng. Để tránh tình trạng bê tông hóa, chúng tôi thiết kế
mảng Sân vườn của bé, với hệ thống cây, hoa, cỏ nhân tạo, các con giống ngỗ
nghĩnh, trong khuôn viên của vườn có thiết kế các loại đường đi, thác nước
chảy,.. Khu vực khám phá được thiết kế với bồn chứa cát, sân lát gạch men có
hệ thống nước chảy và thoát nước tốt để trẻ chơi với nước. Tại khu vực này, có

những hình ảnh ngỗ nghĩnh mô tả lại trò chơi cát nước. Bên cạnh đó trẻ còn
được tham gia chơi gieo, trồng, chăm sóc cây, hoa.
Chúng tôi cũng tận dụng những gốc cây có bóng mát cho trẻ chơi, lựa
chọn những đồ dùng, đồ chơi có thể bày trí, sắp đặt ngoài trời có tính chịu mưa
nắng để trẻ có thể chơi thường xuyên. ( Xem phụ lục 4)
3.3. Bổ sung trang thiết bị, thiết kế đồ dùng, đồ chơi ngoài trời.
Từ kết quả kiểm tra, khảo sát về các điều kiện tổ chức hoạt động ngoài
trời, nhà trường lên kế hoạch bổ sung thêm các trang thiết bị mang tính hiện đại
giúp trẻ được phát triển nhiều kỹ năng vận động. Để có những đồ dùng, đồ chơi
có thể để thường xuyên trong môi trường ngoài trời, chịu được mưa, nắng, tổ
chuyên môn cũng phát động giáo viên sưu tầm các nguyên học liệu có tính bền
như lốp xe, vỏ chai lọ,…để thiết kế các bộ đồ chơi ngoài trời, hoặc có thể xây
dựng ý tưởng để nhà trường có thể đặt làm theo mẫu. Hiện nay, chúng tôi đã đầu
tư, bổ sung, thiết kế được nhiều đồ dùng đồ chơi đẹp, phong phú các nguyên vật
liệu phát triển ở trẻ nhiều kỹ năng vận động, cũng như khám phá trải nghiệm,
rèn luyện các kỹ năng. ( Xem phụ lục 5)

9


3.4. Làm tốt công tác phối hợp với phụ huynh trong việc chung tay
xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời cho trẻ.
Trong buổi họp phụ huynh đầu năm học, nhà trường đã chỉ đạo các giáo
viên trong trường tuyên truyền tới phụ huynh về ý nghĩa, vai trò của hoạt động
ngoài trời đối với sự phát triển của trẻ.
Giáo viên đã huy động phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu phế thải
như lốp xe, chai nhựa các loại. Trong thời gian qua, nhà trường đã huy động được
hơn 100 lốp xe ô tô to nhỏ khác nhau nhờ sự trợ giúp của phụ huynh. Trong các
ngày nghỉ, phụ huynh đã cùng với giáo viên làm các bộ đồ chơi ngoài trời, giúp
giáo viên làm những việc khó như vít lốp xe, đổ bê tông làm trụ bập bênh.

Để có sách tranh trong cây sách của bé, chúng tôi đã làm tốt công tác
tuyên truyền và nhận được sự ủng hộ từ bác Nguyễn Minh Khang với hơn 100
quyển sách tranh khác nhau ( Xem phụ lục 6)
4. Vấn đề cần ưu tiên giải quyết trong quản lý chỉ đạo việc xây dựng
môi trường giáo dục ngoài trời cho trẻ.
Qua thời gian thực hiện các biện pháp nêu trên, Môi trường giáo dục
ngoài trời khu 1 của trường Mầm non Lưu Kiếm đã có sự thay đổi tích cực. Tuy
nhiên, môi trường giáo dục ngoài trời cho trẻ mẫu giáo tại khu 2 và khu 3 vẫn
còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được nhu cầu vui chơi hoạt động ngoài trời cho
trẻ.
Nguyên nhân 1: Thiếu kinh phí để đầu tư đồ dùng, đồ chơi hiện đại, liên hoàn và
xây sửa, quy hoạch sân chơi khu 2, 3 cho trẻ.
Nguyên nhân 2: Sân trường còn chưa có cây xanh, bóng mát cho trẻ hoạt động.
Nguyên nhân 3: Nhận thức và kỹ năng của giáo viên trong xây dựng môi trường
ngoài trời chưa đồng đều.
Nguyên nhân 4: Các lớp ở khu 2 và khu 3 chưa làm tốt công tác vận động tuyên
truyền, phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng.

PHẦN III
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐỂ XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI CHO
TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON

10


1. Các mục tiêu của nhà trường để xây dựng môi trường hoạt động ngoài
trời cho trẻ trong năm học 2017- 2018:
- Xây sửa sân vườn khu 2
- Quy hoạch các khu vực chơi của trẻ theo nội dung chơi

- Làm mái che tại một số khu vực chơi của trẻ chưa có bóng mát
- Trang bị cho mỗi sân chơi 2- 3 bộ đồ chơi liên hoàn, đa chức năng
- Trồng cây xanh bóng mát tại 3 sân trường
2. Kế hoạch hành động xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời cho trẻ
mẫu giáo trường Mầm non Lưu Kiếm năm học 2017- 2018
2.1.
Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng 2
tuần( Từ ngày 28/08- 08/09/2017)
Hoạt động 1: Đánh giá thực trạng môi trường giáo dục ngoài trời tại các
khu trường
Kết quả cần đạt: Nhằm đánh giá một cách đúng nhất về thực trạng
môi trường giáo dục ngoài trời, giúp nhà quản lý nắm được số lượng, chất lượng
của đồ dùng đồ chơi ngoài trời tại các khu có đủ cho trẻ hoạt động, có thu hút
được trẻ tham gia vào hoạt động, cách sắp xếp bố trí các khu vực chơi của giáo
viên có phù hợp và thuận tiện cho trẻ trong quá trình tham gia chơi không,
những khu vực nào thiếu cây xanh, bóng mát…
Thời gian thực hiện: Từ 28/08/2017- 30/08/2017
Người phụ trách/ phối hợp
+ Đ.c Nguyễn Thị Hải- TTCM Mẫu giáo- Trưởng khu 1: Phối hợp với tổ
chuyên môn tiến hành khảo sát thực trạng môi trường ngoài trời khu 1
+ Đ.c Hoàng Thị Hợi- Tổ phó CM- Trưởng khu 2: Phối hợp với tổ chuyên
môn tiến hành khảo sát thực trạng môi trường ngoài trời khu 2
+ Đ.c Đỗ Thị Chung- Trưởng khu 3: Phối hợp với tổ chuyên môn tiến
hành khảo sát thực trạng môi trường ngoài trời khu 3
Điều kiện/ rủi ro/ phương án khắc phục: Nhà trường bố trí, sắp xếp
thời gian hợp lý để các đồng chí trong tổ chuyên môn thực hiện tốt nhiệm vụ
được phân công.
Hoạt động 2: Rà soát tình hình đội ngũ giáo viên nhà trường, phân
công bố trí nhân sự
Kết quả cần đạt: Nắm bắt được số lượng đội ngũ giáo viên đầu năm

học đã đủ chỉ tiêu theo thông tư 06 hay chưa, nắm bắt hiểu biết của giáo viên về
chuyên đề Xây dựng môi trường giáo dục ngoài trời cho trẻ; Phân công bố trí
giáo viên phụ trách các nhóm lớp tại các khu trường hợp lý đảm bảo tính kế thừa
và hỗ trợ nhau nhau trong xây dựng MTGD ngoài trời cho trẻ.
Thời gian thực hiện: Từ ngày 31/08- 03/09/2017
Người phụ trách/ phối hợp: Ban giám hiệu
11


Điều kiện/ rủi ro/ Phương án khắc phục: Số lượng trẻ đến trường
tăng, nhà trường mở thêm 1 lớp so với năm học trước nên số giáo viên chưa đủ
theo thông tư 06, nhà trường làm tờ trình với Phòng nội vụ tuyển thêm 2 giáo
viên
Hoạt động 3: Lập kế hoạch xây dựng môi trường giáo dục hoạt động
ngoài trời cho trẻ mẫu giáo tại 3 khu trường
Kết quả cần đạt: Kế hoạch đề ra sát với thực trạng, đưa ra được
mục tiêu, nội dung, giải pháp phù hợp với nhà trường và triển khai tới 100% cán
bộ giáo viên nhân viên nắm được kế hoạch
Thời gian thực hiện: Từ 05/-9- 08/09/2017
Người phụ trách/ phối hợp:
+ Người xây dựng kế hoạch: Đ.c Dương Thị Bình- Hiệu trưởng nhà
trường
+ Hướng dẫn tổ chức thực hiện kế hoạch tới 100% cán bộ giáo viên: Ban
giám hiệu và tổ trưởng chuyên môn.
2.2. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng 3
tháng ( tháng 9, 10, 11/2017)
TT

Tên
động


hoạt Kết quả cần đạt

Thời
gian

1

Triển khai 100% CBGVNV 30/08- Phó HT phụ
kế hoạch chỉ nắm được kế 10/09/ trách CM
đạo
của hoạch
2017
Phòng giáo
dục và nhà
trường
về
XD MTGD
ngoài
trời
cho trẻ tới
CBGVNV

2

Phân công
nhiệm vụ cụ
thể cho các
tổ
chuyên

môn
thực

- Giúp cho 10/09/
các tổ chuyên 2017
môn và các
thành viên nắm
được
những

Người phụ
Kinh
Điều
trách
phí
kiện, rủi
ro
- Phòng
họp
- Máy
chiếu

Phó
HT
phụ
trách
chuyên
12



TT

Tên
động

hoạt Kết quả cần đạt

Thời
gian

Người phụ
Kinh
Điều
trách
phí
kiện, rủi
ro

hiện
kế nhiệm vụ của
hoạch
của mình trong xây
nhà trường
dựng
MTGD
cho trẻ

môn
- TTCM


3

Phát động
giáo
viên
sưu tầm các
nguyên vật
liệu sẵn có

- Tạo được 15/09ngân
hàng 15/10/
nguyên vật liệu 2017
phế thải có tính
bền, đẹp, chịu
được thời tiết
ngoài trời để làm
đồ dùng, đồ chơi

- TCM
- 100%
giáo viên

4

Phát động
Hội thi “
Sáng tạo đồ
chơi ngoài
trời cho trẻ
mẫu giáo”


100% các nhóm 15/10lớp có sản phẩm 20/11/
đồ chơi ngoài 2017
trời đáp ứng các
yêu cầu về tính
an toàn, thẩm
mỹ, bền đẹp, phù
hợp với độ tuổi
của trẻ

- TCM
- 100%
các
nhóm
lớp

3 000
000đ
chi
thưởng

2.3. Các hoạt động sẽ thực hiện sau khi kết thúc khóa bồi dưỡng 1 năm
TT

Tên
động

hoạt Kết quả cần đạt

1


Tổ chức
tuyên truyền
nâng
cao
nhận
thức

Thời
gian

Người phụ
Kinh
Điều
trách
phí
kiện, rủi
ro

- Giúp cho Tháng Phó HT phụ
Giáo viên, phụ 8trách CM
huynh và cộng 9/201
đồng hiểu hơn

- Phòng
họp,
máy
chiếu,
13



TT

Tên
động

hoạt Kết quả cần đạt

Thời
gian

cho GV, phụ
huynh

cộng đồng
về vai trò
của MTGD
ngoài
trời
đối với sự
phát
triển
của trẻ mẫu
giáo

về vai trò của 7
MTGD
ngoài
trời đối với sự
phát triển của

trẻ mẫu giáo

2

Bồi dưỡng
chuyên môn
cho đội ngũ
giáo viên về
đổi mới hình
thức,
nội
dung
phương pháp
xây
dựng
MTGD
ngoài
trời
cho trẻ

- 100% giáo Tháng
viên nắm chắc 11/201
về yêu cầu, 7
nguyên tắc, xây
dựng
MTGD
cho trẻ

3


Tổ chức
chuyên đề
điểm về tổ
chức
hoạt
động ngoài
trời cho trẻ
mẫu giáo

100%
giáo Tháng
viên được học 12/20
tập cách thức 17
xây
dựng
MTGD và tổ
chức
hoạt
động vui chơi
ngoài trời cho

Người phụ
Kinh
Điều
trách
phí
kiện, rủi
ro
Bảng
tin,

Bảng
tuyên
truyền

Phó HT

Phòng
họp, máy
chiếu,

Đ.c
2 000
Nguyễn Thị 000đ
Hải- TTCM

14


TT

Tên
động

hoạt Kết quả cần đạt

Thời
gian

Người phụ
Kinh

Điều
trách
phí
kiện, rủi
ro

trẻ và vận
dụng
trong
thực tế cúa
lớp
4

Tăng cường
đầu tư cơ sở
vật
chất,
trang thiết
bị, đồ dùng,
đồ
chơi
ngoài
trời
cho các điểm
trường

- 3
điểm
trường có đủ số
lượng đồ chơi

liên hoàn hiện
đại: Khu 2 đầu
tư từ 2-3 bộ đồ
chơi, khu 3: 2
bộ
- Các khu
vui chơi được
quy hoạch thuận
tiện cho trẻ hoạt
động

5

Phối kết hợp
với
phụ
huynh

cộng đồng
trong
xây
dựng
môi
trường giáo
dục
ngoài
trời cho trẻ

- Phụ huynh
ủng hộ cây

xanh, cây hoa
tại
3
điểm
trường
- Ủng
hộ
các nguyên vật
liệu phế thải
như lốp xe ô tô,
lốp xe máy; 7
bộ ghế đá tại
sân trường ( 7
lớp 5 tuổi)

Từ
tháng
9/201
7Tháng
3/201
8

Hiệu
trưởng

100
triệu
đồng

15



TT

Tên
động

hoạt Kết quả cần đạt

Thời
gian

6

Tăng cường
- Phụ huynh Cả
công
tác ủng hộ kinh phí năm
XHHGD để làm mái che sân học
có thêm kinh trường tại 3 khu
phí xây dựng
Và Đổ đất làm
MTGD cho
sân vườn khu 2
trẻ

Hiệu trưởng

7


Thường
xuyên kiểm
tra, đánh giá
hiệu quả của
việc
xây
dựng MTGD
ngoài
trời
cho trẻ

Hiệu trưởng
Phó HT
Tổ chuyên
môn

Nhằm khắc phục Cả
những mặt còn năm
yếu kém trong học
công tác xây
dựng MTGD, có
sự chỉnh sửa hợp
lý kế hoạch chỉ
đạo của nhà
trường

Người phụ
Kinh
Điều
trách

phí
kiện, rủi
ro
Nhận
thức của
phụ
huynh
chưa
đồng đều

PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Xây dựng Môi trường giáo dục ngoài trời là một việc làm hết sức cần thiết
và quan trọng trong trường Mầm non. Môi trường giáo dục ngoài trời phù hợp
và hấp dẫn sẽ giúp trẻ tham gia một cách tích cực vào các hoạt động, cung cấp
cho trẻ những hiểu biết về thế giới tự nhiên mà đồ dùng trực quan không thể
cung cấp được hết, trẻ được trải nghiệm, được tự do khám phá, được thỏa sức
vận động vui chơi dưới bầu không khí trong lành.
2. Khuyến nghị:
Phòng giáo dục tiếp tục tổ chức các hội thảo chuyên đề về xây dựng
môi trường giáo dục ngoài trời cho trẻ; tiếp tục quan tâm, tham mưu Phòng tài
chính cấp phát các bộ đồ chơi liên hoàn cho nhà trường.
16


Chính quyền địa phương tiếp tục quan tâm đến cơ sở vật chất của
nhà trường, đặc biệt là 3 sân chơi của 3 khu trường.
Tổ chuyên môn tiếp tục làm tốt công tác bồi dưỡng chuyên môn,
đổi mới hình thức tổ chức để nâng cao nhận thức, kỹ năng cho giáo viên.
Ban thi đua nhà trường cần có những hình thức khen thưởng, động

viên kịp thời những giáo viên có thành tích xuất sắc trong xây dựng Môi trường
giáo dục ngoài trời cho trẻ.
Hải Phòng, ngày 21 tháng 8 năm 2017
Người viết

Nguyễn Thị Mơ

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
2. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XV
3. Chương trình hành động số 34/CTR-TƯ ngày 04/02/2015 của Ban thường
vụ Thành ủy Hải Phòng
4. Quyết định số 2451/QĐ- UBND Thành phố Hải Phòng phê duyệt kế
hoạch thực hiện Chương trình hành động nhằm thực hiện thành công mục
tiêu “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Hải Phòng”
5. Thông tư liên tịch 06/2015/ TTLT- BGD ĐT- BNV quy định về danh mục
khung vị tri việc làm và định mức số lượng người làm việc trong các cơ
sở giáo dục mầm non công lập”
6. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục mầm non- NXB Đại học sư
phạm- Nguyễn Ánh Tuyết
7. Giáo dục mầm non-Những vấn đề lý luận và thực tiễn- Nguyễn Ánh
Tuyết- NXB Đại học sư phạm
8. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non- NXB đại học sư
phạm
9. Tài liệu Bồi dưỡng CBQL trường mầm non của Học viện quản lý giáo dục

17


PHỤ LỤC CỦA ĐỀ TÀI

Phụ lục 1: Hiện trạng sân trường khu 1, khu 2 trong năm học 2015- 2016

Phụ lục 2: Bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên

18


Phụ lục 3: Giáo viên chia sẻ ý tưởng

Phụ lục 4:
Các khu vực hoạt động ngoài trời của trẻ sau khi quy hoạch và thiết kế

19


Góc Khám phá của trẻ

Góc vận động tinh

Góc bán hàng

Góc tạo hình
20


Phụ lục 6: Một số bộ đồ chơi ngoài trời được nhà trường thiết kế từ nguyên
vật liệu phế thải

Bộ leo trèo đa năng


Tháp leo

21


Bộ bàn ghế

Xích đu

Giá đồ chơi

22


Cây sách của bé
Phụ lục 6: Phụ huynh quan tâm ủng hộ nhà trường

Bác Nguyễn Minh Khang ủng hộ sách tranh cho cô và trẻ

23


Phụ huynh cùng cô làm đồ chơi ngoài trời

24



×