Tải bản đầy đủ (.doc) (31 trang)

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ LÃNG PHÍ TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.5 KB, 31 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH
=============

LỚP BỒI DƯỠNG VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
CHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN VIÊN CAO CẤP
Tổ chức tại Học viện Hành chính. Khóa IV. Năm 2012
Lớp C

ĐỀ ÁN
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VÀ LÃNG PHÍ TẠI VIỆT NAM

Người thực hiện

: Lê Văn Thùy

Chức vụ

: Phó Vụ Trưởng

Đơn vị công tác

: Văn phòng Trung ương Đảng

HÀ NỘI, THÁNG 6-2012


LỜI MỞ ĐẦU
Tham nhũng và lãng phí đang là vấn nạn của nhiều nước trên thế giới.
Tham nhũng, lãng phí ngày càng phổ biến, không chỉ diễn ra ở các nước nghèo,


các nước chậm phát triển mà kể cả những nước giàu, những nước phát triển,
thậm chí ở cả những tổ chức quốc tế có tính toàn cầu như Liên Hợp quốc…
Tham nhũng, lãng phí là những nguy cơ có tác hại nghiêm trọng đến sự phát
triển của mỗi quốc gia và toàn thế giới. Do đó, phòng ngừa và đấu tranh chống
tham nhũng, lãng phí là vấn đề bức xúc không chỉ của riêng một quốc gia mà
còn là vấn đề mang tính toàn cầu.
Việt Nam, trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy chúng ta đạt được nhiều thành tựu rất quan
trọng nhưng vấn đề tham nhũng, lãng phí cũng không kém phần nghiêm trọng.
Tham nhũng, lãng phí đã trở thành “quốc nạn” gây nguy cơ và đe dọa trực tiếp
quá trình phát triển của đất nước, gây bức xúc lớn trong xã hội và làm giảm sút
niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ta. Phòng, chống tham
nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng,
thường xuyên của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.
Tác hại của tham nhũng, lãng phí có ảnh hưởng nghiêm trọng đến các lĩnh
vực của đời sống xã hội, đe dọa sự tồn vong của chế độ, vì vậy “Tích cực phòng
ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí là đòi hỏi bức xúc của xã hội, là
quyết tâm chính trị của Đảng ta, nhằm xây dựng một bộ máy lãnh đạo và quản
lý trong sạch, vững mạnh khắc phục một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự
sống còn của chế độ ta”. Xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và chủ
quan trên, tôi xin nêu suy nghĩ của mình và xin được trình bày Đề án Nâng cao
hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong khóa học Bồi
dưỡng về quản lý nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp.


I. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
1.1. Tính cấp thiết
Trong những năm qua, nhất là từ khi có Luật Phòng, chống tham nhũng và
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã rất

nỗ lực trong công tác phòng ngừa và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, đã
tạo được những chuyển biến tích cực cả về nhận thức và hành động. Công tác
phòng, chống tham nhũng, lãng phí đã đạt được những kết quả bước đầu và đạt
được một số kết quả tích cực. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn
diễn ra hết sức phức tạp, ngày càng tinh vi và chưa thấy có chiều hướng giảm.
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí vẫn chưa đạt yêu cầu và mục
tiêu đề ra là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng,
lãng phí vẫn còn nghiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, phức tạp, xảy ra trên
nhiều lĩnh vực, nhiều cấp, nhiều ngành, nhất là trong các lĩnh vực quản lý, sử
dụng đất đai, tài nguyên khoáng sản; đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý ngân
sách; thu thuế, phí; quản lý, sử dụng vốn, tài sản trong doanh nghiệp nhà nước;
tín dụng, ngân hàng; công tác cán bộ, quan hệ giữa các cơ quan nhà nước với
người dân, doanh nghiệp…, gây bức xúc trong xã hội và là thách thức lớn đối
với sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước. Vì vậy, đòi hỏi chúng ta
phải quyết tâm, tiếp tục nỗ lực đấu tranh quyết liệt và có những giải pháp mới
cho công tác này, nhằm tạo những chuyển biến tích cực về phòng, chống tham
nhũng, lãng phí trong thời gian tới.
Tham nhũng và lãng phí là vấn đề lớn có mối liên hệ mật thiết với nhau.
Không phải chỉ có tham nhũng mà cả lãng phí cũng gây nên những tác hại khôn
lường trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Lãng phí và tham
nhũng tuy khác nhau ở chỗ lãng phí thì không trực tiếp chiếm đoạt của công
nhưng cả lãng phí và tham nhũng đều làm thiệt hại tài sản của Nhà nước. Do đó,
đi đôi với việc phòng, chống tham nhũng, chúng ta cũng đồng thời phải thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua học tập, quán triệt các nghị quyết, nhất là
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với


công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, vừa rồi Hội nghị Trung ương 5
(khóa XI) cũng đã có đánh giá việc thực hiện Nghị quyết này, nhận thức được
tầm quan trọng của vấn đề mà Nghị quyết đã nêu “Phòng, chống tham nhũng,

lãng phí là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta. Trong những năm tới, phải đẩy mạnh
toàn diện và kiên quyết cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí”,
cộng với thực tế dư luận xã hội vẫn đang rất bức xúc trước tình trạng tham
nhũng, lãng phí hiện nay, nên qua đợt bồi dưỡng về quản lý nhà nước chương
trình chuyên viên cao cấp lần này bản thân đã suy nghĩ và viết những suy nghĩ,
nhận thức của mình về vấn đề này trong khuôn khổ đề án Bồi dưỡng về quản lý
nhà nước chương trình chuyên viên cao cấp. Do là những vấn đề lớn, lại đã
được nghiên cứu, đề cập ở nhiều cấp độ khác nhau, nên đề án chủ yếu tập trung
vào một vài vấn đề về nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng,
lãng phí mà bản thân nhận thức được và thấy cần nêu lên, với mong muốn làm
sao để công tác phòng, chống tham nhũng ngày càng có hiệu quả thiết thực và
thực chất hơn.
1.2. Cơ sở pháp lý và thực tiễn.
Về cơ bản, tham nhũng là sự lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn nhằm
mục đích vụ lợi, thu lợi bất chính. Lãng phí là làm tốn kém, hao tổn một cách
vô ích; cụ thể hơn thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động,
thời gian lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Tham nhũng và
lãng phí là hai hiện tượng xã hội khác nhau những có mối liên hệ mật thiết với
nhau và đều là những nguyên nhân trực tiếp làm thâm thủng ngân sách nhà
nước, làm suy yếu các nguồn lực phát triển và đều có ảnh hưởng đến sự ổn định
chính trị, xã hội. Không ít trường hợp, sự lãng phí, thất thoát bắt nguồn từ động
cơ vụ lợi của một bộ phận người có chức, có quyền. Khi đó để có thể tham
nhũng, làm lợi cho cá nhân một phần thì những người có chức, có quyền đã tạo
điều kiện để làm lãng phí, thất thỏa những nguồn lực lớn hơn rất nhiều so với
phần mà cá nhân hoặc một số cá nhân đó tham nhũng. Như vậy, những mất mát


về tiền của, vật chất mà lãng phí gây ra lớn hơn rất nhiều so với tham nhũng.
Tham nhũng phát triển thì dẫn đến tình trạng lãng phí ngày càng lớn và ngược

lại, nếu tình trạng lãng phí không được ngăn chặn thì đó là mảnh đất màu mỡ
cho tham nhũng phát triển.
Nhận thức rõ được nguy cơ và tác hại của tệ quan liêu, tham nhũng, lãng
phí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như công cuộc xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và
chú trọng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Chủ tịch Hồ Chí Minh
coi tham nhũng, lãng phí quan liêu là kẻ thù của nhân dân, là “giặc nội xâm” và
Người đặt vấn đề chống tham nhũng là một nhiệm vụ cấp bách nhằm làm trong
sạch đội ngũ cán bộ và để xây dựng được bộ máy nhà nước của dân, do dân, vì
dân thật sự trong sạch, vững mạnh. Thực hiện theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ
Chí Minh, bước vào thời kỳ đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận thức rõ
tính chất phức tạp và hậu quả của tệ tham nhũng, lãng phí đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và đã đề ra nhiều chủ trương, giải
pháp để kiên quyết đấu tranh với tệ nạn này.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN.
2.1. Mục tiêu
Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyến biến
rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị; phát triển kinh tế - xã hội, củng cố lòng tin
của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán
bộ, công chức kỷ cương, liêm minh.
2.2. Quan điểm.
- Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí;
phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của toàn dân. Thực
hiện đồng bộ các biện pháp chính trị, tư tưởng, tổ chức, hành chính, kinh tế,
hình sự.
- Phòng chống tham nhũng, lãng phí phải phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh
tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tư, an toàn xã hội, củng cố hệ thống


chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch,

vững mạnh.
- Vừa tích cực chủ động phòng ngừa, vừa kiên quyết đấu tranh chống tham
nhũng, lấy phòng ngừa là chính. Gắn phòng, chống tham nhũng, lãng phí với
xây dựng, chỉnh đốn Đảng, phát huy dân chủ, thực hành tiết kiệm, chống chủ
nghĩa cá nhân, chống quan liêu.
- Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là nhiệm vụ vừa cấp bách, vừa lâu
dài, phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, liên tục với những bước đi vững chắc,
tích cực, có trọng tâm, trọng điểm.
- Kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chú trọng tổng kết thực tiễn,
tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài.
Các nghị quyết của Đảng trong từng nhiệm kỳ Đại hội đều coi trọng vấn
đề phòng, chống tham nhũng, lãng phí:
- Nghị quyết Đại hội VII (1991) yêu cầu phải “Tiếp tục tiến hành kiên
quyết và thường xuyên cuộc đấu tranh chống tệ nạn tham nhũng”;
- Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII (1994) đã chỉ rõ tham nhũng là “quốc
nạn” và là một trong bốn nguy cơ của đất nước, không những tác hại về kinh tế
mà dễ trở thành vấn đề chính trị, đe dọa sự tồn vong của chế độ;
- Đại hội VIII (1996) tiếp tục coi tham nhũng, lãng phí là một trong bốn
nguy cơ và đề ra phương hướng: Tiến hành đấu tranh kiên quyết, thường xuyên
và có hiệu quả chống tệ nạn tham nhũng trong bộ máy nhà nước, trong các
ngành, các cấp từ Trung ương đến cơ sở… Đấu tranh chống tham nhũng phải
gắn với đấu tranh chống buôn lậu, lãng phí, quan liêu; tập trung vào hành vi lợi
dụng chức quyền tham ô, làm thất thoát tài sản nhà nước, nhận hối lộ…;
- Đại hội IX (2001) đã nhấn mạnh: Tình trạng tham nhũng và sự suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
đảng viên là rất nghiêm trọng;
- Đại hội X (2006) đánh giá “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống, bệnh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân và tệ quan liêu, tham nhũng,



lãng phí trong một bộ phận cán bộ, công chức diễn ra nghiêm trọng” và “Tích
cực phòng ngừa và kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí” với yêu cầu “Toàn
đảng, toàn bộ hệ thống chính trị và toàn xã hội phải có quyết tâm chính trị cao
đấu tranh chống tham nhũng lãng phí”.
- Đại hội XI (2011) nhấn mạnh “Đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả cuộc đấu
tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thực sự ngăn chặn, đẩy lùi được tệ
nạn này”.
III. NỘI DUNG CƠ BẢN
3.1. “Tham nhũng” và “Lãng phí”
a, Khái niệm
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào có
chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng chức vụ,
quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển Tiếng Việt, tham
nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của. Tài liệu hướng
dẫn của Liên hợp Quốc về cuộc đấu tranh quốc tế chống tham nhũng (năm
1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền
lợi nhà nước để trục lợi riêng…
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định (tại
Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi của người có
chức vụ, quyền hạ đã lợi dung chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì lãng phí bao gồm nhiều mặt: Lãng phí sức
lao động, lãng phí thơi gian, lãng phí của cải vật chất, tài nguyên thiên nhiên
của nhân dân, của đất nước. Lãng phí có thể do nhiều nguyên nhân: về trình độ
non kém, thiếu kiến thức nghiệp vụ chuyên môn, độc đoán đưa ra những quyết
định sai lầm gây tốn kém hàng chục, hàng trăm tỷ đồng công quỹ của Nhà nước
hoặc do chủ ý “ném tiền qua cửa sổ”, coi của công là “của chùa”; ăn uống, biếu
xén, tiêu xài xa hoa lãng phí.
Để nhấn mạnh tính chất nghiêm trọng của bệnh tham ô, lãng phí, Chủ tịch
Hồ Chí Minh kết luận: “Tham ô là trộm cướp. Lãng phí tuy không lấy của công



đút túi, song kết quả cũng rất tai hại cho nhân dân, cho Chính phủ. Có khi tai
hại hơn nạn tham ô”.
b, Nguyên nhân của tham nhũng và lãng phí
Tình trạng tham nhũng, lãng phí có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân về
chính trị (như thiếu dân chủ,..) có nguyên nhân về kinh tế (như nền kinh tế kém
phát triển hoặc trong quá trình chuyển đổi..), có nguyên nhân về văn hóa (như
văn hóa “quà tặng”, tệ phe cánh, thiên vị, thân quen, cục bộ…), song có thể
nhận rõ một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng tham nhũng, lãng phí
sau:
- Những hạn chế, yếu kém, bất hợp lý trong cơ cấu tổ chức, cơ chế hoạt
động của hệ thống chính trị, hệ thống pháp luật và cơ chế điều hành, quản lý.
Hệ thống tổ chức, bộ máy các cơ quan trong hệ thống chính trị tuy đã được sắp
xếp, củng cố, kiện toàn song vẫn cồng kềnh, chức năng chồng chéo, khó quy
trách nhiệm. Hoạt động của bộ máy nhà nước kém hiệu quả, cơ chế quản lý
lỏng lẻo, tạo ra nhiều kẽ hở để tệ tham nhũng, lãng phí phát triển. Nguyên nhân
tham nhũng, lãng phí nằm ở chính ngay trong hệ thống quản lý nhà nước, cơ
chế “xin-cho”, bao cấp, đặc quyền, đặc lợi cũng như còn rất nhiều việc phải
“xin phép” đã tạo điều kiện cho tham nhũng, lãng phí nảy nở và phát triển. Việc
quản lý tài sản công thiếu chặt chẽ cộng với cán bộ, công chức thiếu ý thức
trong sử dụng (nhất là trong mua sắm tài sản, sử dụng điện, nước, điện thoại,
văn phòng phẩm…) nên dẫn đến tình trạng lãng phí không nhỏ trên phạm vi cả
nước.
- Không ít cán bộ, đảng viên, trong đó có cả cán bộ cấp trên còn có biểu
hiện chưa thực sự chủ động, kiên quyết, gương mẫu thực hiện chủ trương của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; sự suy
thoái, xuống cấp về ý thức chính trị và đạo đức, lối sống của một bộ phận không
nhỏ cán bộ, công chức. Thực trạng đáng lo ngại hiện nay là ý thức chính trị,
phẩm chất đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
công chức bị thoái hóa, biến chất, nặng về hưởng thụ, thích sống xa hoa; tâm lý



coi “của công la của chùa” nên tranh thủ vơ vét khi còn đương chức; tác phong
làm việc gia trưởng, độc đoán, thích để tiếng, để đời những công trình, sự kiện
do mình định đoạt, quyết định mặc dù hoang phí tiền của, tài sản của Nhà nước,
của nhân dân.
- Kỷ luật Đảng và chế tài xử lý đối với tội tham nhũng, lãng phí chưa
nghiêm, nhất là đối với cán bộ, đảng viên có hành vi tham nhũng, gây lãng phí.
Một trong những nguyên nhân quan trọng của tệ nạn tham nhũng, lãng phí là
việc xử lý các vụ tham nhũng, lãng phí chưa nghiêm minh, mặc dù những năm
gần đây đã có nhiều vụ tham nhũng lớn chưa đưa ra xét xử. Đối với tình trạng
lãng phí thì hầu như chưa được xử lý vì thường là đổ lỗi cho tập thể, cho khách
quan hoặc do cấp dưới tham mưu không đúng, hay cấp trên quyết định chưa
sát…; nếu có xử lý thì việc xử lý còn ở mức độ quá nhẹ, đơn giản, không đủ để
ngăn chặn.
- Tâm lý nể nang, “dĩ hòa vi quý”, im lặng vì e ngại và sợ nếu phát hiện, tố
cáo, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí sẽ bị gây khó khăn, phiền phức,
thậm chí bị trù dập, trả thù… của không ít cán bộ, đảng viên và người dân. Một
vấn đề đáng quan tâm nữa là nhận thức, tâm lý của người dân đối với tệ tham
nhũng, lãng phí nhỏ. Nhiều người cho rằng tham nhũng nhỏ có thể chấp nhận
được, cốt để bảo đảm cuộc sống do tiền lương quá thấp hoặc coi như một “chất
bôi trơn” để công việc được trôi chảy, nhanh chóng, nhất là trong giải quyết các
thủ tục hành chính. Đây cũng là nguyên nhân và là môi trường thuận lợi cho
nạn tham nhũng nhỏ trở thành phổ biến.
3.2. Thực trạng công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thời gian qua.
Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, nhất là sau khi có Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí và Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), cả hệ
thống chính trị từ Trung ương, các bộ, ban, ngành, đoàn thể đến các cấp ủy đảng
và chính quyền các cấp, các địa phương đã chủ động triển khai nhiều giải pháp

nhằm tạo ra chuyển biển tích cực trong công tác này. Chính phủ đã chỉ đạo các


cấp, các ngành đẩy mạnh phân cấp gắn liền với tăng cường kiểm tra, giám sát
của cấp trên; thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ
chức, đơn vị; cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản lý, xây dựng, thực
hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc
đạo đức nghề nghiệp; chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên
chức… Qua đó, đã chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực, nhất
là về đất đai, tài nguyên khoáng sản, tài chính công… (như khắc phục tình trạng
quy hoạch treo, thu hồi các dự án sân gôn, nợ đọng thuế…), có tác động mạnh
mẽ đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong việc phòng, chống tham nhũng, lãng
phí.
Trong thời gian qua, nhiều vụ án tham nhũng, trong đó có những vụ án lớn,
phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng đã được phát hiện, xử lý như vụ Lã Thị
Kim Oanh, vụ mua bán Cô-ta ở Bộ Thương mại, vụ điện kế điện tử ở công ty
điện lực Thành phố Hồ Chí Minh, vụ việc tại Tổng Công ty Dầu khi liên quan
đến một số cán bộ Thanh tra Chính phủ vi phạm pháp luật trong quá trình thanh
tra, vụ PMU18 vụ vi phạm pháp luật đất đai tại Đồ Sơn (Hải Phòng) gần đây là
vụ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), vụ Vinalines,… Tuy
nhiên, tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành,
nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu
về nhiều mặt, làm giảm sút niềm tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ
lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta. Tham nhũng, lãng phí diễn ra ở
những cấp độ khác nhau, ở bất cứ nơi nào mà ở đó có sự quản lý lỏng lẻo và
người có chức, có quyền tự ý quyết định rộng rãi và ít phải chịu trách nhiệm
hoặc cơ chế chịu trách nhiệm chưa rõ ràng. Hành vi tham nhũng, lãng phí thể
hiện rất đa dạng, từ nhỏ đến lớn, từ đơn giản đến tinh vi, từ cá nhân đến tập
thể… Đặc biệt tham nhũng, lãng phí xảy ra cả ở những tổ chức cơ sở được coi
là trong sạch, vững mạnh và nghiêm trọng hơn là tham nhũng đã xuất hiện ở các

cơ quan bảo vệ pháp luật với những hành vi cố ý làm trái quy định của Nhà
Nước


3.2.1. Về phòng, chống tham nhũng.
Phổ biến là tình trạng người trực tiếp thi hành công cụ đòi hỏi hối lộ trong
giải quyết công việc, như cấp giấy phép, thu thuế, kiểm soát giao thông… Các
hành vi vi tham nhũng này tuy nhỏ nhặt như diễn ra trên một diện rộng lớn hoạt
động của các cơ quan công quyền nên gây nhiều thiệt hại và bức xúc cho nhân
dân, làm xấu hình ảnh của cơ quan nhà nước và làm giảm sút niềm tin đối với
Đảng, Nhà nước và chế độ. Những vụ tham nhũng lớn với thủ đoạn ngày càng
tinh vi vẫn rất nghiêm trọng. Tham nhũng có tổ chức liên quan đến nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều địa phương, nhiều người tham gia, có sự che chắn bọc lót,
móc xích với nhau chặt chẽ, trong đó có không ít cán bộ, đảng viên tham gia,
điển hình như vụ PMU18. Nguy hiểm hơn là tham nhũng còn gắn với các hoạt
động tội phạm có tổ chức, mà dư luận gọi là “xã hội đen”, có một số cán bộ,
công chức có chức quyền đã tham gia, dính líu vào các tổ chức tội phạm, như
trong vụ Năm Cam. Sự kết hợp giữa tham nhũng và hoạt động tội phạm là thực
sự nguy hiểm bởi không những nó phá hoại nền kinh tế đơn thuần, tham nhũng
còn xẩy ra trong những lĩnh vực được coi là thiêng liêng như chính sách đối với
thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng, chính sách xóa đói giảm
nghèo, cứu trợ đồng bào bị thiên tai, đồng bảo ở vùng sâu, vùng xa… gây nên
sự bất bình lớn trong dư luận xã hội.
a, Kết quả thực hiện
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng Trung ương với
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 8-2009), trong 2 năm
2007-2008, ngành thanh tra đã phát hiện sai phạm với tổng giá trị là 12.720 tỷ
đồng, 19.501 ha đất; đã kiến nghị thu hồi 8.963 tỷ đồng, 16.643 ha đất; kiến
nghị xử lý kỷ luật 5.244 người, chuyển cơ quan điều tra 223 vụ, 375 đối tượng.
Trong năm 2007, Kiểm toán Nhà nước thông qua các cuộc kiểm toán đã kiến

nghị thu hồi 2.764 tỷ đồng, giảm chi ngân sách 1.244 tỷ đồng; chuyển hồ sơ
sang cơ quan điều tra 2 vụ việc. Năm 2008 Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị
tăng thu cho ngân sách trên 13 nghìn tỷ đồng, chuyển 5 hồ sơ vụ việc vi phạm


sang cơ quan điều tra. Theo xếp hạng của tổ chức Minh bạch quốc tế (TI), trong
5 năm (từ năm 2007 - 2011), thứ hạng của Việt Nam năm sau tiến bộ hơn năm
trước (năm 2007: 123/179, năm 2011: 112/183 quốc gia được đánh giá); điểm
số 5 năm tăng 0,3 điểm-được TI đánh giá là quốc gia có sự chuyển biến quan
trọng theo hướng tích cực.
Công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về tham nhũng đã được tăng
cường và mang lại hiệu quả rõ rệt. Nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng được
xử lý nghiêm. Một số vụ tham nhũng tồn đọng, kéo dài đã được khởi tố, điều
tra, xử lý (vụ Tổng Công ty vật tư nông nghiệp, vụ Nông trường Sông Hậu…)
trong hai năm 2007 - 2008 đã thụ lý 990 vụ, với 2.423 bị can, trong đó đề nghị
truy tố 759 vụ 1.916 bị can. Đến giữa tháng 8-2009, trong 8 vụ án trọng điểm
thì 7 vụ đã được xét xử phúc thẩm và 1 vụ xét xử sơ thẩm; đối với 17 vụ án
tham nhũng mà Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng theo dõi,
chỉ đạo thì 4 vụ đã được xét xử, 9 vụ đã kết thúc điều tra và đang điều tra bổ
sung, 4 vụ đang tiếp tục điều tra và điều tra mở rộng.
Đáng chú ý là số vụ việc tham nhũng được phát hiện, xử lý trong hai năm
2007 - 2008 và 6 tháng đầu năm 2009 có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể là
trong năm 2008, cả nước khởi tố 282 vụ án, với 622 bị can về các tội tham
nhũng, giảm 44% về số vụ và 35,1% về số bị can so với năm 2007; trong 5
tháng đầu năm 2009 khởi tố 141 vụ, 283 bị can, giảm 12% về số vụ và 18,7%
về số bị can so với cùng kỳ năm 2008. ĐIều này có phần do thời kỳ đầu triển
khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) và Luật Phòng, chống tham
nhũng, nhiều vụ án tồn đọng từ trước được tập trung chỉ đạo xử lý. Trong 5 năm
(2007-2011) toàn ngành thanh tra và các cấp, các ngành triển khai 62.994 cuộc
thanh tra, kiểm tra, đã kết thúc 52.671 cuộc. Qua đó, phát hiện nhiều tổ chức, cá

nhân vi phạm, trong đó có hành vi tham nhũng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành
chính 1.619 tập thể, 11.973 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 464 vụ việc.
Từ năm 2006 đến năm 2011, Kiểm toán Nhà nước đã tiến hành 743 cuộc kiểm
toán. Qua kiểm toán đã phát hiện và kiến nghị xử lý nhiều vi phạm về quản lý


tài chính hơn 91.071 tỷ đồng. Trong đó, các khoản tăng thu 20.817 tỷ; các
khoản giảm chi 15.466 tỉ; các khoản nợ đọng phát hiện tăng thêm so với báo
cáo của cơ quan quản lý thu ngân sách 5.400 tỉ; các khoản phải nộp, hoàn trả và
quản lý qua ngân sách nhà nước 45.878 tỉ; kiến nghị xử lý khác 3.530 tỷ đồng.
Tuy nhiên công tác phòng, chống tham nhũng cũng còn một số hạn chế.
- Tuy Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng công tác phòng, chống tham
nhũng, nhưng việc học tập, quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp
luật và phòng, chống tham nhũng chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa sâu rộng
đến mọi tầng lớp nhân dân, mà mới chủ yếu là thông tin về các vụ tham nhũng.
- Tuy đã ban hành được nhiều văn bản quy định về ngăn ngừa tham nhũng,
song so với yêu cầu thì hệ thống văn bản này vẫn chưa đầy đủ và hoàn thiện
đồng bộ, nhất là về công khai, minh bạch hoạt động của một số cơ quan, đơn vị.
- Nghiêm túc nhìn nhận thì một số cơ quan, đơn vị, địa phương cũng còn
thiếu chủ động, thiếu tập trung chỉ đạo và quyết liệt trong phòng, chống tham
nhũng; chưa tích cực chỉ đạo và làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, giải quyết
tố cáo để phát hiện và xử lý đối với các hành vi tiêu cực, tham nhũng…
- Hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng còn có những mặt
hạn chế, chưa phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, hiệu quả
hoạt động chưa cao, chưa đáp ứng sự mong đợi của nhân dân trong cuộc đấu
tranh chống tham nhũng.
- Hoạt động và sự phối hợp của các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan
chức năng có nhiệm vụ kiểm tra, thanh tra, chống tham nhũng cũng chưa thực
sự đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ và sự mong đợi của nhân dân; việc điều
tra, xử lý một số vụ án tham nhũng kéo dài, có trường hợp xử lý chưa nghiêm,

gây bất bình trong xã hội.
Theo đánh giá của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng
thì việc xử lý một số vụ việc tham nhũng vẫn còn biệu hiện né tránh, nhẹ trên,
nặng dưới và lạm dụng xử lý hành chính. Các vụ việc được xư lý vừa qua chủ
yếu là xẩy ra ở cấp cơ sở, các đối tượng bị xử lý chủ yếu là cán bộ thừa hành; số


vụ việc được phát hiện và xử lý chưa tương xứng với tình hình tham nhũng
đang diễn ra; việc xử lý một số vụ án còn chậm…
- Sự tham gia của các tổ chức đoàn thể chưa rõ nét, chưa phát huy và thể
hiện đầy đủ vai trò của các tổ chức này trong phòng, chống tham nhũng.
3.2.2. Về phòng, chống lãng phí.
Lãng phí phổ biến và xẩy ra ở hầu hết cơ quan, đơn vị là lãng phí thời gian,
lãng phí trong sử dụng tài liều (trụ sở làm việc, điện, nước, điện thoại…) là sự
phô trương hình thức, liên hoan xa xỉ trong hội họp tổng kết, lễ kỷ niệm…., là
việc lập kế hoạch không khoa học, làm một công trình không bảo đảm chất
lượng, làm xong nhưng không sử dụng được hoặc phải phá đi làm lại. Ở mức độ
lớn hơn thì là sự lãng phí trong quy hoạch (quy hoạch treo), dẫn đến sự lãng phí
trong khai thác tài nguyên, khoáng sản; trong quản lý, sử dụng đất đai, vốn và
tài sản nhà nước; trong việc đầu tư và xây dựng tràn làn không hiệu quả, đầu tư
công nghệ lạc hậu hoặc không thích hợp (như mua máy móc, thiết bị lạc hậu
của nước ngoài với giá đắt, đưa vào vận hành đạt công suất thấp, tiêu hao nhiều
năng lượng)… tình trạng đo đã dẫn đến thất thoát và lãng phí rất lớn tài sản của
Nhà nước và công sức của nhân dân.
a, Kết quả đạt được
Đi đôi với việc tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, việc triển khai
thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và nhiều văn bản quy định
cụ thể từ Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một
số điều của Luật Thực hành Tiết kiệm, chống lãng phí, các Nghị định, quyết
định của Chính phủ nhằm thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trên nhiều lĩnh

vực, hoạt động cụ thể… đến việc ban hành mới các cơ chế, quy định trong quản
lý, sử dụng ngân sách nhà nước, trong quản lý đầu tư xây dựng, trong quản lý,
sử dụng đất đai, trụ sở làm việc, nhà công vụ, trong quản lý, khai thác, sử dụng
tài nguyên thiên nhiên, trong đào tạo, quản lý, sử dụng lao động và thời gian lao
động của khu vực nhà nước, trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại công ty
nhà nước, trong sản và tiêu dùng của nhân dân… đồng thời tăng cường kiểm


tra, thanh tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nên ý thức tiết kiệm trong xã
hội có phần được nâng lên, cải cách thủ tục hành chính được đẩy mạnh, tiến độ
giải ngân vốn đầu tư được cải thiện đáng kể… Nhìn chung, việc thực hành tiết
kiệm chống lãng phí đã đạt được kết quả nhất định, góp phần vào tăng trưởng
kinh tế.
b,Hạn chế
Tuy nhiên, kết quả đạt được vẫn còn thấp so với yêu cầu; tình trạng lãng
phí trong một số lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý và sử dụng đất đai,
sử dụng ngân sách nhà nước vẫn chậm được khắc phục.
- Tình trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản chưa được ngăn chặn
một cách hiệu quả, bố trí vốn cho các dự án vẫn thiếu trọng tâm, trọng điểm nên
vốn đầu tư bị chia nhỏ, kéo dài thời gian thực hiện dự án nên không sớm đưa
được công trình vào hoạt động.
- Trong quản lý, sủ dụng ngân sách nhà nước, tài sản công thì tình trạng
chi vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc sử dụng kinh phí sai mục đích vẫn
còn xảy ra, các quy định về quản lý chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Việc
sử dụng điện, nước… trong cơ quan nhà nước cũng như trong xã hội, nhất là ở
thành thị còn nhiều lãng phí. Đặc biệt là sự lãng phí năng lượng trong sản xuất
công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng dân dụng do sử dụng công nghệ lạc
hậu, tiêu hao nhiều năng lương để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm so với công
nghệ tiên tiến của các nước khác. Đây là sự lãng phí gây bức xúc mà Nhà nước
đã và đang phải có những biện pháp quyết liệt để khắc phục, như việc tới đây sẽ

ban hành luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm.
- Trong quản lý, sử dụng diện tích đất đai, trụ sở làm việc, nhà công cụ vẫn
còn lãng phí không nhỏ, nguồn lực đất đai chưa được quan tâm khai thác, sử
dụng hiệu quả, tình trạng đất đai để hoang hóa không sử dụng hoặc sử dụng
hiệu quả thấp, sử dụng sai mục đích… còn nhiều.
- Trong bố trí, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà
nước thì tình trạng bố trí, sử dụng cán bộ không phù hợp với trình độ, năng lực


chưa được khắc phục, bộ máy cơ quan quản lý nhà nước và các đơn vị cung cấp
dịch vụ công còn nặng nề và chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ. Ý thức chấp
hành thời gian lao động của cán bộ, công chức, viên chức chưa thật tốt, nên hiệu
quả sử dụng thời gian lao động trong khu vực nhà nước chưa cao.
- Trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên thì tình trạng
lãng phí còn khá phổ biến. Vấn đề quy hoạch “treo”, dự án “treo”, giải phóng
mặt bằng “treo” chưa được khắc phục tốt làm cho việc sử dụng đất hiệu quả
chưa cao, Tình trạng này diễn ra khá phổ biến ở các địa phương với diện tích
đất khá lớn không được đưa vào khai thác, sử dụng. Theo báo cáo của Bộ Tài
nguyên và môi trường trình Chính phủ về kết quả kiểm kê quỹ đất năm 2008
của các tổ chức đang quản lý, sử dụng được Nhà nước giao, cho thuê thì tình
trạng sử dụng đất sai mục đích, bỏ hoang hóa, lãng phí là rất nghiêm trọng. Cả
nước có 3.311 tổ chức được giao, thuê với diện tích là 25.587 ha đã sử dụng
không đúng mục đích; bức xúc hơn nữa là việc các tổ chức được giao, thuê đất
đã không sử dụng, để hoang hóa hơn 250.000ha và để gần 49.000 ha bị “treo”.
- Trong sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, ý thức thực hành tiết kiệm của
một bộ phận dân cư chưa có chuyển biến rõ rệt, tình trạng tổ chức lễ hội tràn
lan, kéo dài, tình trạng tiêu xài quá mức so với khả năng kinh tế còn diễn ra ở
nhiều nơi; kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng có xu hướng phát triển các tập tục
lạc hậu dẫn đến lãng phí tiền của, sức lực và thời gian của nhân dân.
3.3. Nguyên nhân của kết quả đạt được và những hạn chế của công tác

phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong thời gia qua.
3.3.1. Nguyên nhân của những kết quả
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí tiếp tục được tăng cường, nhất là việc Ban Chấp
Hành trung ương Đảng khóa X tại Hội nghị lần thứ 3 (tháng 7/2006) đã thảo
luận và ban hành Nghị quyết về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Việc vấn đề phòng, chống tham nhũng,
lãng phí là chuyên đề đầu tiên được Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X


đưa ra bàn tại Hội nghị lần thứ ba, thể hiện sự quan tâm và quyết tâm chính trị
của Đảng ta trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Nghị quyết nêu
rõ mục tiêu là “Ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước
chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội;
củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững
mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính”. Để thực hiện mục tiêu
đó, nghị quyết đã nêu các giải pháp nhằm thực thi có hiệu quả Luật Phòng,
chống tham nhũng, trong đó có những nội dung thể hiện bước phát triển về mặt
chính sách mạnh mẽ hơn so với Luật Phòng, chống tham nhũng. Tiếp theo đó là
việc triển khai Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấp gương đạo đức Hồ Chí
Minh” từ tháng 2-2007 và các giải pháp về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị
quyết Trung ương 3 (khóa X) nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thực hành
tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu nêu trong Nghị quyết
Trung ương 9 (khóa X) vừa qua. Mấy năm gần đây, Ban Bí thư đã tập trung chỉ
đạo việc xây dựng các quy chế, quy định và tăng cường kiểm tra việc thực hiện
các nghị quyết, như năm 2009 đã thành lập 9 đoàn kiểm tra việc thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí ở một số bộ, ngành, địa phương. Đồng thời đã chú trọng
phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ
chức chính trị - xã hội, các tổ chức quần chúng, báo chí và các phương tiện
thông tin đại chúng cũng như của quần chúng nhân dân trong đấu tranh phòng

chống tham nhũng, lãng phí. Gần đây, Hội nghị Trung ương 5 (khóa XI) đã có
kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) nhằm tạo
chuyển biến mạnh mẽ hơn nữa.
- Đã tích cực triển khai thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong toàn hệ thống chính trị; ban hành các
văn bản hướng dẫn thực hiện; xây dựng chương trình hành động, kế hoạch thực
hiện các luật này. Nhiều quy định nhằm ngăn ngừa tham nhũng ban hành như
các quy định về thực hiện công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ
chúc, đơn vị; về chế độ, định mức, tiêu chuẩn trong chỉ tiêu, mua sắm tài sản…;


về minh bạch tài sản, thu nhập, về cải cách hành chính, đổi mới công nghệ quản
lý. Công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, điều tra nhằm phát hiện các hành vi
tham nhũng được tiến hành thường xuyên hơn.
- Đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách của
Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Sau khi
có Nghị quyết Trung ương 3, các cấp ủy đã tổ chức quán triệt và đề ra chương
trình hành động để lãnh đạo việc triển khai thực hiện; các cơ quan, tổ chức, đơn
vị đã tổ chức quán triệt Nghị quyết trung ương 3 và Luật phòng, chống tham
nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tới cán bộ, đảng viên, công
chức và tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân với nhiều hình thức
phong phú, sinh động, gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong đó có việc học tập và làm theo tư
tưởng của Người về cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư…
3.3.2. Nguyên nhân của những hạn chế.
- Do tham nhũng, lãng phí diễn ra phổ biến, phức tạp, phạm vi rộng, cho
nên đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí gặp rất nhiều khó khăn. Khó khăn
ngay từ khâu phát hiện bởi đối tượng tham nhũng, gây lãng phí hầu hết là
những người có chức, có quyền, am hiểu pháp luật, biết tìm ra va lợi dụng
những kẽ hở của pháp luật, chính sách… Họ lại có khả năng khôn khéo che lấp

hành vi vi phạm và đối phó với những hoạt động kiểm tra, thanh tra, giám sát
của các cơ quan chức năng. Đặc biệt, những đối tượng tham nhũng, gây lãng
phí còn dùng thủ đoạn mua chuộc bằng tiền, vật chất hoặc các lợi ích khác hòng
làm nhụt chí một số cá nhân có trách nhiệm trong các cơ quan pháp luật.
- Sự quan tâm chỉ đạo một cách thường xuyên, liên tục của các cấp, các
ngành trong cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, và nhất là trong thực
hành tiết kiệm, chống lãng phí còn hạn chế; có nơi triển khai theo kiểu “phong
trào”, đạt hiệu quả thấp. Công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm chưa được
quan tâm đúng mức.


- Hiệu lực thực thi của một số biện pháp, cơ chế, chính sách không cao. Cơ
chế công khai, minh bạch chưa được thực hiện nghiêm túc, còn mang tính hình
thức, làm hạn chế khả năng giám sát của nhân dân, của các đoàn thể quần
chúng.
- Nhận thức của quần chúng và đảng viên trong việc tố giác hành vi tham
nhũng, lãng phí còn hạn chế. Nhiều người có tư tưởng lo sợ bì trù dập, trả thù
hoặc muốn “được việc mình” nên chấp nhận “sống chung” với tham nhũng,
lãng phí,
a, Về tham nhũng
Hạn chế trong công tác phòng, chống tham nhũng có nhiều nguyên nhân,
bản thân một số nội dung vừa là hạn chế đồng thời cũng là nguyên nhân, song
về cơ bản có hai nguyên nhân chính là:
- Về khách quan, công tác phòng ngừa, chống tham nhũng là công việc hết
sức phức tạp, đòi hỏi phải tập trung rất cao sự chỉ đạo, điều hành cũng như nỗ
lực thực hiện của cả hệ thống chính trị; gắn liền với hiệu quả xây dựng thể chế,
cải cách bộ máy nhà nước và nền hành chính, cải cách tư pháp; liên quan đến
việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ quan nhà nước và chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức… Thực hiện tốt những công việc nói trên thì
cần phải có thời gian, có bước đi phù hợp và quyết tâm cao của cả hệ thống

chính trị, có sự đồng tình, ủng hộ và phát huy mạnh mẽ vai trò giám sát của
nhân dân, của xã hội. Thực tế công tác phòng, chống tham nhũng thời gian qua
cho thấy két quả đạt được mới chỉ là bước đầu; các chủ trương, chính sách, quy
định về phòng, chống tham nhũng đã được triển khai thực hiện nhưng kết quả
đạt được chưa nhiều.
- Về chủ quan, cấp ủy, chính quyền ở một số nơi chưa thực sự coi trong
công tác phòng, chống tham nhũng; chưa coi phòng, chống tham nhũng là
nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên; chưa chỉ đạo tập trung và quyết liệt, chưa đề
ra và thực hiện những biện pháp cụ thể để phòng, chống tham nhũng có hiệu
quả, nhất là phòng, chống tham nhũng ngay trong cơ quan, đơn vị, địa phương


mình; có nơi còn biểu hiện hình thức đối phó hoặc né tránh. Chế độ, chính sách
đối với cán bộ, công chức, viên chức còn bất cập, chậm được đổi mới.
- Bên cạnh đó, công tác phát hiện, điều tra, xử lý các vụ việc tham nhũng
cũng là công việc rất khó khăn, phức tạp, cần phải tiến hành thận trọng, khách
quan, kết luận đúng người, đúng tội để xử lý nghiêm minh, trong khi đó các thủ
đoạn, hành vi tham nhũng ngày càng phức tạp và tinh vi hơn, nhất là các vụ việc
có tổ chức, liên quan đến nhiều cán bộ, công chức. Đây là nguyên nhân chính
làm cho quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, kết luận đối với mỗi vụ việc mất
nhiều thời gian hoặc kéo dài.
b, Về lãng phí.
- Việc quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục để mọi người có ý thức
và tự giác thực hiện, chấp hành các quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng
phí còn hạn chế, chưa trở thành phong trào trong các cơ quan của hệ thống
chính trị và trong toàn xã hội. Nhận thức và thái độ của một số lãnh đạo và cơ
quan lãnh đạo ở các cấp đối với vấn đề lãng phí chưa đúng mức. Bên cạnh đó,
tâm lý chung là còn coi nhẹ tệ lãng phí,chưa thấy được tác hại không nhỏ của
lãng phí, thái độ của xã hội với tệ lãng phí còn có mức độ so với thái độ đối với
tệ tham nhũng.

- Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện, kiểm tra việc thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí ở một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa chủ động, kịp thời và
quyết liệt; một số nơi chưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là nhiệm vụ
trọng tâm.
- Công tác quy hoạch trong một số lĩnh vực “nóng” như đầu tư xây dựng
cơ bản; quản lý, khai thác, sử dụng đất đai, tài nguyên thiên nhiên; quản lý tài
chính trong các doanh nghiệp nhà nước… đạt chất lượng thấp, quy hoạch chưa
phù hợp với yêu cầu phát triển nên liên tục phải sửa đổi, điều chỉnh; sự phối
hợp giữa các cơ quan chức năng ở Trung ương và địa phương trong quản lý tài
nguyên, khoáng sản thiếu chặt chẽ đồng bộ.


- Việc công khai, minh bạch trong các lĩnh vực chưa đi vào nề nếp và còn
mang tính hình thức nên đã hạn chế hiệu quả giám sát của các tổ chức, đoàn thể
quần chúng và của nhân dân.
- Công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán chưa đáp ứng được yêu cầu, việc
phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm ở một số nơi còn chưa kịp thời,
nghiêm minh.
Với sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung, quyết liệt, sự tham gia tích cực của cả
hệ thống chính trị, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thời gian gần
đây đã có chuyển biến tích cực, song kết quả còn thấp so với yêu cầu nhiệm vụ
đã đề ra, chưa đáp ứng được mong đợi của cán bộ, đảng viên và nhân dân; tham
nhũng, lãng phí vẫn còn diễn ra nghiêm trọng và phức tạp; việc xử lý vẫn còn
rất khó khăn, dư luận xã hội vẫn rất quan tâm, lo ngại, bức xúc và còn băn
khoăn, lo lắng về tính hiệu quả của các giải pháp phòng, chống tham nhũng,
lãng phí. Do đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta cần tiếp tục đẩy mạnh cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí coi đây là nhiệm vụ trọng tâm cần có sự
lãnh đạo, chỉ đạo tập trung quyết liệt, sự tham gia cả hệ thống chính trị nhằm
ngăn ngừa, hạn chế tham nhũng, lãng phí và tạo ra chuyển biến tích cực trong
thời gian tới.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
4.1. Các giải pháp xây dựng
Công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí chỉ có thể có hiệu quả khi đặt
trong tổng thể việc giải quyết nhiều vấn đề khác, do đó phòng, chống tham
nhung, lãng phí tuy là yêu cầu cấp bách nhưng cũng là một quá trình lâu dài, đòi
hỏi phải tiến hành kiên trì, thường xuyên và luôn luôn có các giải pháp thích
hợp, đồng bộ và hữu hiệu nhằm phòng ngừa và hạn chế, ngăn chặn tham nhũng,
lãng phí. Những giải pháp phòng, chống tham nhũng, lãng phí chủ yếu xoay
quanh hai yếu tố cơ bản, có mối liên hệ tương tác và chặt chẽ với nhau, đó là
con người và cơ chế, chính sách, làm sao để những người có điều kiện tham
nhũng, gây lãng phí không muốn và không thể tham nhũng, gây lãng phí.


- Có quyết tâm chính trị cao của toàn Đảng và cả hệ thống chính trị trong
việc thực hiện chủ trương phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Các cấp ủy, tổ
chức đảng từ Trung ương đến địa phương phải hết sức coi trọng và quan tâm chỉ
đạo và tổ chức triển tra thực hiện chủ trương của Đảng về phòng, chống tham
nhũng, lãng phí, mà cụ thể hiện nay là triển khai thực hiện tốt Nghị quyết Trung
ương 3 (khóa X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng,
chống tham nhũng, lãng phí và một số giải pháp về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện
Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X) mà Nghị quyết Trung ương 9 (khóa X) đã
nêu; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và thường xuyên trong công tác xây dựng
Đảng. Đẩy mạnh hơn nữa công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối
sống, công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chủ trương, chính sách, pháp
luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí bằng nhiều hình thức, trong đó gắn
với việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” về cần, kiệm,
liêm, chính, chí công, vô tư để nâng cao nhận thức và ý thức cho cán bộ, đảng
viên và mỗi thành viên trong xã hội về trách nhiệm đối với công tác này, nhất là
ý thức thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí, kể cả trong tiêu dùng, nâng cao hiệu
quả công tác, hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Phải làm giảm những cơ hội tiến hành tham nhũng, lãng phí thông qua
việc sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách của
Nhà nước, bảo đảm các quy định đồng bộ, cụ thể, rõ ràng, dễ thực hiện. Cùng
với việc nghiêm túc thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí, trên cơ sở Chiếm lược quốc gia phòng, chống tham
nhũng đến năm 2020, cần phải tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách đã ban
hành về quản lý kinh tế - xã hội, nhằm khắc phục sở hở, trách bị lợi dụng. Tiếp
tục bổ sung và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật quản lý về mọi lĩnh vực cho phù
hợp với sự phát triển của đất nước để mọi người dân sống và làm việc theo pháp
luật. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện, nhất là
giám sát của Quốc hội, Hội đồng nhân dân; phát huy và nâng cao vao trò của
công luận trên các phương tiện thông tin đại chúng.


- Tiếp tục cải cách hành chính và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức
trong sạch, có trách nhiệm cao. Để phòng, chống tham nhũng, lãng phí việc đẩy
mạnh cải cách hành chính nhà nước, làm cho bộ máy tinh gọn, hợp lý là rất cần
thiết. Điều hết sức cần thiết là phải xóa bỏ các thủ tục hành chính phiền hà, sách
nhiễu đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và công dân vì đây là mảnh đất
màu mỡ đề tệ tham nhũng, hối lộ phát triển. Triển khai thực hiện tốt Chiến lược
cán bộ theo Kết luận của Hội nghị Trung ương 9 (khóa X) (số 37-KL/TW, ngày
2-2-2009); xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực thực thi công
vụ, có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống tốt và tính kỷ luật cao; không đưa
vào cấp ủy và bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo đối với những cán bộ có hành vi
tham nhũng, lãng phí và không kiên quyết chống tham nhũng, lãng phí; thường
xuyên phát hiện kịp thời và kiên quyết loại trừ những người cơ hội, luồn lọt,
chạy chức, chạy quyền. Đặc biệt, phải chú trọng làm rõ chức trách, nhiệm vụ
của cán bộ, công chức cũng rất quan trọng để cán bộ, công chức toàn tâm, toàn
ý trong công việc.
- Thực thi pháp luật một cách nghiêm minh. Việc xử lý kỷ luật không nghiêm

minh và công bằng đối với các vụ tham nhũng, lãng phí là một nguyên nhân cơ
bản làm cho tình trạng tham nhũng, lãng phí Là một nguyên nhân cơ bản làm
cho tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Các vụ
việc tham nhũng, lãng phí đã được phát hiện cần phải được tập trung xử lý dứt
điểm kịp thời và công khai để công luận biết. Xử lý nghiêm minh vể kỷ luật
hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi tham
nhũng, lãng phí, dù người đó ở cương vị nào, tránh tình trạng xuê xoa và xử lý
nội bộ; tài sản tham nhũng phải được thu hồi; nếu hành vi tham nhũng, lãng phí
gây thiệt hại thì phải bồi thường. Có như vậy mới có tác dụng cảnh báo và ngăn
ngừa được hành vi tham nhũng, lãng phí.
- Tăng cường vai trò giám sát của các tổ chức đảng, mặt trận tổ quốc và
các đoàn thể, của nhân dân nhằm phát hiện, tố giác các hành vi tham nhũng,
lãng phí và đề nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, kết luận, xử lý nghiêm


những người có hành vi tham nhũng, lãng phí. Các tổ chức đảng viên cần nêu
cao tinh thần trách nhiệm và gương mẫu trong phòng, chống tham nhũng, lãng
phí. Đồng thời cũng phải thấy rằng chống tham nhũng, lãng phí không chỉ là
công việc của các cơ quan chức năng và cơ quan bảo vệ pháp luật mà vai trò
của các tổ chức quần chúng trong xã hội, của người dân rất quan trọng, các
thông tin của người dân gửi đến cơ quan chức năng đã góp phần to lớn khám
phá ra nhiều vụ tham nhũng, lãng phí. Do đó, cần phải có cơ chế để khuyến
khích và thu thập ý kiến của các tổ chức quần chúng trong xã hội, của người
dân trong việc phát hiện và báo tin về tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt, cần phát
huy tốt vai trò và sức mạnh của công luận thông qua các phương tiện thông tin
đại chúng trong việc tuyên truyền kịp thời những kinh nghiệm phòng ngừa đấu
tranh với các hành vi tham nhũng, lãng phí cũng như trong việc phản ánh, phát
hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí. Thường xuyên định kỳ tổ chức các cuộc
điều tra dư luận xã hội về phòng, chống tham nhũng, lãng phí để thu thập thông
tin tham khảo đánh giá thực trạng, góp phần dự báo tình hình và hoạch định giải

phòng, chống tham nhũng, lãng phí.
4.2. Một số giải pháp cụ thể
4.2.1. Về phòng, chống tham nhũng
- Nâng cao năng lực và tăng cường hoat động của các co quan trực tiếp
phòng, chống tham nhũng, nhất là Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng. Cần kiện toàn và có mô hình tổ chức phù hợp để ban chỉ đạo,
chống tham nhũng có thực quyền, hoạt động có hiệu quả hơn nữa, không bị ảnh
hưởng, chi phối trong khi thực thị nhiệm vụ. Có quy chế bảo vệ, khen thưởng,
hỗ trợ người đấu tranh chống tham nhũng,
- Cần làm tốt hơn nữa sự công khai, minh bạch trong hoạt động của bộ
máy nhà nước. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương phải thực hiện tốt quy
chế dân chủ cơ sở và các quy định về công khai hóa nội dung hoạt động của
mình trên cơ sở bảo đảm việc thực hiện quy định của pháp luật về các nội dung
cần phải công khai nhưng không trái với quy định về bảo vệ bí mật nhà nước.


- Thực hiện tốt công tác kê khai tài sản, xác minh bản kê khai tài sản và xử
lý người kê khai tài sản không trung thực theo quy định của nghị định về minh
bạch tài sản. Cần thực hiện rộng rãi với tiến độ nhanh hơn nữa việc thanh toán
không dùng tiền mặt, đồng thời có những quy định cụ thể và đầy đủ hơn nữa để
làm cho những tài sản, tiền bạc do tham nhũng mà có và bị che dấu, tẩu tán sẽ
khó được sử dụng.
- Tăng cường cơ chế giám sát đồng thời thực hiện nghiêm và tốt hơn nữa
việc xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xẩy ra
tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình phụ trách; đảm bảo việc xử lý
kịp thời, nghiêm minh, đúng người, đúng hành vi vi phạm nhằm nâng cao trách
nhiệm của người đứng đầu trong công tác quản lý, phòng, chống tham nhũng,
răn đe, làm giảm động cơ bao che dung túng cho tham nhũng, tiêu cực.
- Phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò và trách nhiệm của báo chí và các
phương tiện thông tin đại chúng, vai trò trách nhiệm của người dân trong việc

phát hiện, tố cáo tham nhũng. Việc báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng
và người dân phát hiện, tố cáo tham nhũng là rất cần thiết, song cần phải có cơ
chế, quy định cụ thể, có tính khả thi, làm sao vừa phát huy được ý thức, nhưng
đồng thời phải nêu cao tinh thần trách nhiệm của người dân, của xã hội trong
việc này, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước trong công
tác phòng , chống tham nhũng, tránh lợi dụng việc này để tố cáo sai sự thật, vì
những mục đích xấu, tạo cơ hội gây mất ổn định chính trị và trật tự an toàn xã
hội...; mặt khác phải bảo vệ an toàn và có hình thức khen thưởng xứng đáng
bằng vật chất cho người phát hiện, tố cáo tham nhũng đúng. Nghiên cứu việc
mở Website về chống tham nhũng để người phát hiện, tố cáo tham nhũng dễ
dàng cung cấp thông tin mà không lo sợ bị trù dập, trả thù và cơ quan chức năng
có điều kiện thu thập được nhiều thông tin về việc này.
- Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế trong cuộc đấu tranh phòng, chống
tham nhũng. Ngày nay, tham nhũng với tính chất, phạm vi và quy mô ngày càng
đa dạng và phức tạp chỉ có sự liên kết với các hoạt động tội phạm có tổ chức


×