Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142 KB, 27 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục lễ giáo cho
trẻ trong trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lí
3. Tác giả: Nguyễn Thị Tuất

Giới tính: Nữ

Ngày tháng năm sinh: 02- 10 - 1982
Trình độ chuyên môn: Đại học sư phạm mầm non
Chức vụ: Phó hiệu trưởng
Đơn vị công tác: Trường Mầm Non Cộng Hoà 2
Điện thoại: 01688971458
4. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường Mầm Non Cộng Hoà 2
Địa chỉ: Cộng Hoà- Chí Linh - Hải Dương
Điện thoại: 03203.883657
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Các góc tuyên truyền trên sân trường phong phú về nội dung và hình thức để
tuyên truyền rộng rãi.
- Phòng học rộng rãi, thiết bị dạy học đầy đủ, đồ dùng đồ chơi đẹp, phong phú,
hấp dẫn.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn chuẩn, yêu nghề, nắm vững phương pháp
truyền thụ kiến thức cho trẻ một cách tốt nhất và dễ hiểu nhất.
- Học sinh phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, trẻ có nề nếp học tập và
vui chơi tốt.
- Phụ huynh quan tâm đến trẻ và kết hợp tốt với giáo viên.
6. Thời gian áp dụng sáng kiến từ tháng 09/2014 đến tháng 03/2015 .
TÁC GIẢ
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Tuất



XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN ĐƠN
VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục giúp trẻ phát triển
toàn diện, lớn lên sẽ trở thành con người có nhân cách, những chủ nhân tương
lai của đất nước. Để đạt được mục tiêu đó thì việc giáo dục cho trẻ phát triển về
trí tuệ thôi không đủ mà phải giáo dục trẻ giữ được truyền thống văn hóa đạo
đức của cha ông từ ngàn xưa là nhiệm vụ quan trọng nhất trong mục tiêu phát
triển con người toàn diện hiện nay. Vì vậy chúng ta là những người làm công
tác giáo dục phải có nội dung phương pháp giáo dục lễ giáo ngay từ thủa ban
đầu phải hình thành cho trẻ những “Nề nếp thói quen tốt và những hành vi
chuẩn mực”.
2. Điều kiện thời gian đối tượng áp dụng sáng kiến.
Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường lớp.
- Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên, yêu nghề, nắm vững
phương pháp truyền thụ kiến thức cho trẻ.
- Trẻ phát triển bình thường về thể chất và trí tuệ, trẻ có nề nếp học tập và vui
chơi tốt, học đầy đủ qua các độ tuổi.
- Phụ huynh quan tâm, ủng hộ kết hợp hợp trặt trẽ với nhà trường.
- Thời gian nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ tháng 9 năm 2014 đến tháng 2
năm 2015.
Đối tượng nghiên cứu tất cả giáo viên và trẻ trong toàn trường.
3. Nội dung sáng kiến .
Sáng kiến áp dụng 6 biện pháp
Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục lễ

giáo trong toàn trường.
Biện pháp 2:Tạo môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ
Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên đưa nội dung giáo dục lễ giáo vào kế hoạch
giáo dục

2


Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức các sự kiện và lễ
hội về giáo dục lễ giáo
Biện pháp 5: Công tác kiểm tra đánh giá.
Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với các bậc phụ huynh.
*Tính mới tính sáng tạo.
Giáo dục lễ giáo không phải là một môn học mà chỉ là nội dung lồng
ghép thích hợp vào tất cả các hoạt động của trẻ tại trường mầm non. Tôi chỉ
đạo giáo viên lập kế hoạch giáo dục theo từng tháng trong năm học và giáo
dục thông qua các sự kiện trong năm, thông qua hoạt động lễ hội, từ đó tạo ra
mối quan hệ chặt chẽ giữa nội dung thích hợp với nội dung của từng hoạt động.
* Khả năng áp dụng sáng kiến:
- Tôi xin khẳng định rằng các biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai
và rộng rãi ở tất cả các trường mầm non trong Thị Xã. Với tuỳ từng điều kiện
nhà trường tuỳ khả năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp dụng sẽ có sự
chênh lệch phù hợp.
*Lợi ích của sáng kiến: Áp dụng sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ
đạo giáo viên giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non ”. sẽ mang lại
những lợi ích sau:
- Đối với nhà trường: Đã xây dựng được môi trường giáo dục lễ giáo phong
phú về nội dung và đa dạng về hình thức phù hợp với tình hình thực tế của trẻ.
- Giáo viên biết lồng ghép thích hợp nội dung giáo dục lễ giáo vào hoạt động
giáo dục mà không ảnh hưởng đến nội dung chính của các hoạt động khác.

- Trẻ đã biết thể hiện các hành vi đạo đức rất chuẩn mực.
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về giáo dục lề giáo.
4. Khẳng định giá trị, kết quả của sáng kiến.
- Môi trường giáo dục lễ giáo hấp dẫn đối với trẻ và các bậc phụ huynh.
- Giáo viên đã xây dựng được kế hoạch giáo dục lề giáo phù hợp thực tế.
- Trẻ đã mạnh dạn tự tin trong giao tiếp một cách cởi mở, ngoan lễ phép xuất
phát từ nhận thức tâm hồn của trẻ.
- Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của giáo dục lễ giáo đối với trẻ.
3


5. Đề xuất kiến nghị:
* Đối với giáo viên: Mọi hành vi lời nói hành động của trẻ phải luôn làm
gương cho trẻ học tập và noi theo.
* Đối với nhà trường: Làm tốt công tác xã hội háo giáo dục để tu sửa các điều
kiện về cơ sở vật chất.
- Xây dựng các tiết chuyên đề có nội dung lồng ghép, tích hợp giáo dục lễ giáo.
- Thường xuyên kiểm tra đôn đốc nhắc nhở rút kinh nghiệm, hướng dẫn giáo
viên các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ.
* Đối với phòng giáo dục:
- Cung cấp tài liệu, tập san có nội dung giáo dục lễ giáo để cán bộ quản lí giáo
viên học tập và nghiên cứu.
- Tổ chức các chuyên đề có nội dung giáo dục lễ giáo để cán bộ quản lí, giáo
viên được có điều kiện trau dồi các kĩ năng , kiến thức để bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ về giáo dục lễ giáo cho trẻ.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
4



1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN.
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của giáo dục, đây là giai đoạn đặt
nền móng đầu tiên quan trọng để phát triển nhân cách con người. Để trẻ lớn lên
sẽ trở thành những con người có ích cho xã hội. Vì vậy trong mục tiêu Giáo dục
và Đào tạo có ghi rõ hình thành cho trẻ những cơ sở ban đầu của nhân cách con
người mới xã hội chủ nghĩa : “ Khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển hài hòa cân
đối, giàu lòng yêu thương biết quan tâm nhường nhịn, giúp đỡ mọi người, biết
yêu thích giữ gìn cái đẹp, thông minh ham hiểu biết, thich khám phá”.
Trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay, nền kinh tế của nước ta đang
trên con đường hội nhập. Đất nước chúng ta đang phải giao lưu với nhiều nền
văn hóa khác nhau. Làm thế nào để cho thế hệ trẻ: “ Hòa nhập mà không hòa
tan” trong mỗi chúng ta vẫn giữ được những gì gọi là: “ Vốn văn hóa của dân
tộc Việt”. Trong thời đại mới thì việc giáo dục trí tuệ cho trẻ thôi không đủ mà
phải giáo dục trẻ giữ được truyền thống đạo đức văn hóa của dân tộc.
Trăn trở với mục tiêu chung của nội dung giáo dục. Là một phó hiệu
trưởng phụ trách chuyên môn nhà trường qua thực tế kiểm tra thăm lớp dự giờ
các lớp tôi nhận thấy việc thể hiện hiện lễ giáo của trẻ nhiêu khi vẫn còn là hình
thức trẻ trong lớp học vẫn còn tự do đi lại, tự do phát ngôn. Vẫn còn nói những
câu cụt, câu què. Khi có người đến thăm lớp dự giờ cô vẫn phải nhắc nhỏ các
cháu mới biết chào và việc thể hiện lễ giáo của trẻ không xuất phát từ nhận thức
tâm hồn của trẻ. Bên cạnh đó do điều kiện hiện nay các gia đình có ít con lên
thường hay luông chiều con cái chỉ chăm sóc cho con mình chóng lớn, mạnh
khỏe mà chưa quan tâm đến thái độ hành vi của trẻ. Vì thế tôi đã áp dụng đề tài
“Một số biện chỉ đạo giáo viên giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm
non”.
* PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
- Đối tượng nghiên cứu.
+ Nghiên cứu, tìm hiểu nề nếp hói quen và những hành vi chuẩn mực về
đạo đức lễ giáo của trẻ.
- Phạm vi nghiên cứu.

5


+ Đề tài được tiến hành và nghiên cứu tại trường Mầm non A tại phường
A
* MỤC ĐÍCH NGHIÊN CƯU.
- Đối với trẻ: Trẻ mầm non được phát triển một cách toàn diện các mặt
đức, đức, trí, thể, mỹ, lao để trở thành những người: “ Có tài và có đức”
- Đối với giáo viên:
+ Nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên trong toàn trường về việc chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ và công tác giáo dục lề giáo cho trẻ mầm non.
- Đối với nhà trường:
+ Nhằm củng cố hoàn thiện điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị phục
vụ cho công tác giáo dục toàn diện cho trẻ.
+ Nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tạo ra môi trường giáo dục
lành mạnh làm tốt công tác giáo dục lễ giáo đối với trẻ.
+ Nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp nhằm làm tốt công tác giáo dục lễ
giáo cho trẻ trong trường mầm non.
- Đối vối phụ huynh:
+ Các bậc phụ huynh yên tâm tin tưởng khi gửi con tại trường Mầm non.
* PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp thực tiễn: Kiểm tra công tác thực hiện lễ giáo của cô và trẻ
tai trường mầm non A nơi tôi công tác.
- Phương pháp tổng hợp so sánh :
+ Thống kê kết quả các tiết dạy có lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo và
những hành vi thể hiện lề giáo của trẻ vào đầu năm học ( tháng 9 năm 2014) so
với thời điểm hiện tai sau khi áp dụng sáng kiến ( tháng 2/2015)
- Phương pháp quan sát trao đổi:
+ Trao đổi trực tiếp với giáo viên thông qua các buổi chuyên đề và qua thăm
lớp dự giờ tiếp xúc với trẻ để có những biện pháp tốt nhất, kịp thời chỉ đạo giáo

viên để giáo dục lễ giáo cho trẻ.
- Phương pháp tổng kết rút kinh nghiệm:
+ Tổng kết kinh nghiệm, áp dụng các biện pháp để thực hiện tốt việc giáo
6


dục lễ giáo cho trẻ tại trường Mầm non A.
1. CƠ SỞ LÍ LUẬN.
Lễ giáo là một nội dung cần thiết và rất quan trọng trong việc giáo dục
hoàn thiện nhân cách con người, là nội dung không thể thiếu trong việc thực
hiện nhiệm vụ giáo dục đối với giáo dục của các cấp học. Vì ở mỗi giai đoạn
phát triển của con người thì khả năng nhận thức và tư duy lại khác nhau. Vì vậy
trong nội dung phương pháp giáo dục của các cấp học không thể thiếu được nội
dung giáo dục lễ giáo vì giáo dục lễ giáo nhằm hình thành nhân cách đẹp cho
con người. Để hình thành những con người mới xã hội chủ nghĩa: “ Vừa có tài,
vừa có đức”
Đối với trẻ ở lứa tuổi mầm non là giai đoạn đầu tiên hình thành những
chuẩn mực đạo đức. Giáo viên mầm non phải có trách nhiệm hình thành và
truyền thụ giúp trẻ có được những hành vi văn minh có văn hóa trong mọi hoạt
động của cuộc sống hàng ngày.
Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã viết:
“ Hiền dữ đâu phải do tính sẵn.
Phần nhiều do giáo dục mà lên”
Chính vì thế mà chúng ta những cô giáo mầm non phải có trách nhiệm
giáo dục tình yêu thương, lòng vị tha nhân ái đối với trẻ ngay từ lứa tuổi mầm
non. Có thể khảng định việc chăm sóc giáo dục trẻ là trách nhiệm cao cả, nặng
nề của người giáo viên mầm non.
Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII của Đảng cộng sản Việt Nam về định
hướng chiến lược giáo dục – đào tạo trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa
đã đề ra mục tiêu giáo dục mầm non là: “ phải trang bị cho trẻ những gì tốt

nhất cả về thể chất và tinh thần cho trẻ một cách toàn diện”.
Qua bao thế hệ muôn đời ông cha ta đã đúc kết nhiệm vụ học đầu tiên
của mỗi con người là: “ Tiên học lễ, hậu hoc văn” đạo đức, lễ phép là nét văn
hóa là tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu khi nhìn nhận và đánh giá về một cá
nhân. Trong thời đại hiện nay xã hội do tiếp thu nhiều nền văn hóa khác nhau
trong đó có rất nhiều những nét đặc sắc của văn hóa dân tộc nhưng cũng có
7


không ít những tệ nan thảm họa cũng đang xâm nhập vào nền văn hóa của
chúng ta nên đâu đó vẫn còn nhiều câu chuyện thương tâm về đạo đức lễ giáo
của con người trong xã hội.
3. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG.
* Thuận lợi:
- Trường luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục
và đào tạo thị xã, của cấp Ủy Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành
đoàn thể, các tổ chức xã hội, các bậc phụ huynh học sinh chăm lo cả về vật chất
lẫn tinh thần cho mọi hoạt động của nhà trường.
- Đội ngũ giáo viên nhiệt tình yêu nghề và 100% đạt chuẩn và 40% đạt
trên chuẩn về trình độ đào tạo. Rất năng động trong công tác soạn giảng và lồng
ghép thích hợp các nội dung theo kế hoạch chương trình nhất là nội dung giáo
dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm non.
- Đa số trẻ được học liên tục qua các độ tuổi lên các kĩ năng thực hiện các
yêu cầu theo cô của trẻ rất tốt.
* Khó khăn
- Do điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường vần còn nhiều hạn chế lên
môi trường giáo dục lễ giáo của nhà trường và của các nhóm lớp vẫn chưa được
phong phú về nội dung và đa dạng về hình thức.
- Nhà trường có chỉ đạo thực hiện giáo dục lễ giáo xong hàng năm vẫn
chưa có kế hoạch thực hiệnvà đánh giá cụ thể hoạt động này.

- Về phía giáo viên: Thực hiện nội dung giáo dục, nội dung lồng ghép giáo
dục lễ giáo đưa vào kế hoạch giáo dục của các nhóm lớp chưa sát thực tế còn
chung chung gượng ép. Các biện pháp giáo dục lễ giáo vẫn còn mờ nhạt.
- Về phía trẻ: Đa số trẻ trong nhà trường thể hiện lễ giáo vần còn còn là
hình thức mà chưa xuất phát từ nhận thức tâm hồn của trẻ
- Về phía phụ huynh: Do điều kiện hiện nay các gia đình có ít con lên
thường hay luông chiều con cái, nhưng có những trường hợp bố mẹ do công
việc mà chưa quan tâm đến con cái để trẻ tự do hành động tự do phát ngôn mà
không theo một nguyên tắc nào cả.
8


- Để các biện pháp được áp dụng có hiệu quả và thiết thực tôi đã tiến hành
điều tra và thu được kết quả như sau.( Tháng 9 năm 2014)
Bảng 1: Kết quả dự giờ giáo viên ( Các tiết học có nội dung lồng ghép
giáo dục lễ giáo)
Tổng

Tổng số giờ

Giỏi

dự

số

Số

giáo


lượn

viên

g

10

10

Khá

Tỷ

Số

Tỷ

lệ

lượng

lệ

100
%

2

Số

lượn

20
%

g
3

Đạt yêu cầu
Tỷ
lệ
30
%

Số
lượn

Tỷ lệ

g
4

40%

Không đạt
yêu cầu
Số

Tỷ


lượng

lệ

1

10%

Bảng 2: Kết quả thể hiện lễ giáo của trẻ trong toàn trường( Tổng hợp
thồng kê kết quả khảo của các nhóm lớp trong nhà trường)( Phụ lục
1,2,3,4)
STT
1
2
3
4
5
6
7

Kết quả

Hành vi lễ giáo của trẻ
Biết chào hỏi lễ phép
Biết xưng hô lễ phép
Biết cảm ơn xin lỗi
Biết giữ gìn cất giữ đồ chơi theo quy định
Biết giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường
Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn bè
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp


đạt được
50%
50%
45%
60%
55%
50%
45%

4. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.
4. 1. Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo nâng cao chất lượng
giáo dục lễ giáo trong toàn trường.
Khi thực hiện nhiệm vụ kế hạch trong năm học thì việc xây dựng kế
hoạch là việc làm đầu tiên và không thể thiếu trong công tác chỉ đạo giúp cho
người làm công tác quản lí thực hiện tốt kế hoạch đề ra. Chính vì vậy mà khi
thực hiện kế hoạch chỉ đạo giáo dục lễ giáo tôi đã căn cứ vào kế hoạch,
nhiệm vụ năm học chung của phòng giáo dục và đào tạo, của nhà trường tôi
9


đã xây dựng kế hoạch chăm sóc giáo dục trẻ và kế hoạch giáo dục lễ giáo để
triển khai tới toàn thể giáo viên. Sau đó từ kế hoach chung của nhà trường tôi
chỉ đạo các lớp xây dựng kế hoạch cụ thể của nhóm lớp để nhà trường kiểm
tra phê duyệt. Trong quá trình thực hiện tôi thường xuyên kiểm tra đôn đốc
nhắc nhở, và hướng dẫn bổ sung kế hoạch tiếp theo cho phù hợp từng nhóm
lớp để giáo viên chủ đông trong việc lồng ghép thích hợp nội dung giáo dục
lễ giáo vào các hoạt đọng và mạng lại kết quả cao trong việc giáo dục lễ giáo
cho trẻ.
4.2. Biện pháp 2: Tạo môi trường giáo dục lễ giáo cho trẻ

4.2.1. Môi trường ngoài lớp học.
- Trên sân trường tại các góc tuyên truyền có những hình ảnh như trẻ biết
chào hỏi lễ phép biết nhận quà bằng 2 tay, biết cảm ơn, xin lỗi … những nội
dung các bài thơ câu truyện: như bài thơ: Lấy tăm cho bà, bó hoa tặng cô có
nội dung giáo dục lễ giáo rất gần gũi với trẻ.
- Những góc tuyên truyên tôi đặt ở vị trí dễ nhìn in hình ảnh minh họa
nổi bật để phụ huynh dễ quan sát vào các giờ đón và trả trẻ.
- Tạo cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp: Tôi chỉ đạo giáo viên
trồng vườn rau tại các góc trên sân trường tôi chỉ đạo giáo viên trồng các loại
rau theo mùa, các bồn hoa có rất nhiều các loại hoa khác nhau nhiều mầu sắc để
gây sự chú ý, hấp dẫn đối với trẻ. Tôi chỉ đạo giáo viên thông qua các hoạt
động dạo chơi ngoài trời, chơi tự do cô giáo hướng dẫn trẻ cách chăm sóc cây
như: tưới cây, nhặt cỏ, bắt sâu… từ các hoạt động đó cô giáo dục trẻ biết được
lợi ích tác dụng của những loại cây xanh đối với sức khỏe con người, và cây
xanh tạo ra môi trường xanh - sạch - đẹp. Giáo dục trẻ biết yêu quý cái đẹp từ
thiên nhiên.
- Tôi bố trí đặt các thùng rác đúng nơi quy định: Ngay vào đầu năm học
tôi đã có kế hoạch mua các thùng rác với các kiểu ngộ nghĩnh hình thù khác
nhau như hình bác gấu, hình con hề… Trên sân trường tôi chỉ đạo giáo viên
biết sắp xếp các thùng rác dưới gốc cây hay ở góc sân trường để giáo dục trẻ,
biết nhặt rác, vất rác đúng nơi quy định. Vào các buổi sáng trong tuần sau giờ
10


thể dục buổi sáng tôi chỉ đạo các lớp vệ sinh sân trường bằng cách nhặt lá, rác
trên sân trường vất vào thùng rác đúng nơi quy định. Từ đó giáo dục trẻ ý thức
vệ sinh môi trường sân trường và nơi công cộng.
4.2.2. Môi trường trong lớp học.
- Trong các lớp học tôi luôn chỉ đạo hướng dẫn giáo viên cách sắp xếp,
bố trí đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp đúng nơi quy định tại các góc chơi.

Qua đó để tạo cho trẻ thói quen ngăn nắp gọn gàng và ý thức cất dọn đồ dùng
đồ chơi đúng nơi quy định sau khi chơi. Ngoài ra các lớp còn có góc lễ giáo.
Tại góc tuyên truyền lễ giáo có những tranh ảnh nói về hành vi giáo dục lễ
giáo. Có những câu chuyện bài thơ có nôi dung giáo dục lễ giáovà có kế hoạch
giáo dục lễ giáo theo từng tháng của nhóm lớp. Góc lễ giáo của lớp không thể
thiếu đây là biện pháp rất hữu hiệu đối với chuyên đề lễ giáo bởi lẽ trẻ có đặc
điểm dễ nhớ nhưng lại mau quên. Song, trẻ được trực quan bằng hình ảnh qua
thơ, chuyện thì trẻ dễ tiếp thu, dễ phân biệt việc làm nào tốt, việc làm nào xấu.
Lớp còn có tủ ngăn riêng cho từng trẻ mỗi ngăn tủ của cá nhân đều có các kí
hiệu riêng của từng trẻ để trẻ biết tự cất đồ dùng đùng nơi quy định. Lớp học
được trang bị đầy đủ đồ dùng cá nhân cho mỗi trẻ trong lớp, đồ dùng vệ sinh cá
nhân trẻ có kí hiệu riêng để trẻ luôn có ý thức sử dụng đúng đồ dùng vệ sinh cá
nhân của trẻ.
4.3. Biện pháp 3: Hướng dẫn giáo viên đưa nội dung giáo dục lễ giáo
vào kế hoạch giáo dục
*Muốn lồng ghép được nội dung giáo dục lễ giáo vào nội dung giáo dục.
Trước tiên tôi cùng giáo viên xác định những nội dung giáo dục lễ giáo bao
gồm: Chào hỏi lễ phép, biết nhận quà bằng hai tay, biết cảm ơn xin lỗi, không
nói to không la hét, không tranh giành đồ chơi của bạn, biết ăn hết xuất, không
nói chuyện trong khi ăn, biết mời người lớn và các bạn trước khi ăn, rửa tay
sạch trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, biết đi vệ sinh đúng nơi quy
định, biết cất dọn đồ dùng đồ chơi gọn gàng sau khi chơi, không nói dối.

11


* Tôi chỉ đạo định hướng cho giáo viên dự kiến nội dung giáo dục lễ giáo
để lồng ghép vào trong chương trình giáo dục theo từng tháng trong năm học
với nội dung yêu cầu từ dễ đến khó.
VD: Đối với trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Tháng

Nội dung hoạt động
- Biết chào cô, chào bố mẹ, chào khách lễ phép.
- Biết đi vệ sinh đúng nơi qui định.

9

- Biết sử dụng đồ dùng đúng ký hiệu và để đúng nơi qui định.
- Biết giữ vệ sinh trước, sau khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không vất rác bừa bãi, biết bỏ rác bỏ vào thùng
- Biết chào cô, chào bố mẹ, chào khách một cách chủ động tự
giác.

10

- Trẻ biết ăn uống sạch sẽ gon gàng, không nói chuyện cười
đùa trong khi ăn.
- Trẻ có thói quen và nề nếp biết tự phục vụ giờ ngủ.

- Biết chơi đoàn kết với bạn, không giành đồ chơi với bạn.
* Tôi định hướng cho giáo viên nội dung giáo dục lễ giáo thường có
trong lĩnh vực phát triển tình cảm kĩ năng xã hội và được lồng ghép trong các
hoạt động ở các thời điểm trong ngày.
Ví dụ: Giờ đón trẻ, trẻ biết chào cô, chào bố mẹ vào lớp, cất đồ dùng
đúng nơi quy định, giờ thể dục buổi sáng biết xếp hàng ngay ngắn không chen
lấn xô đẩy các bạn .., giờ hoạt động góc biết chơi đoàn kết với bạn bè không
tranh đồ chơi của bạn biết giúp đỡ bạn trong khi chơi ...,trong giờ ăn biết mời
cô và các bạn trước khi ăn, khi ăn không nói chuyện, trẻ biết ăn hết xuất của
mình không làm rơi vãi thức ăn, giờ chơi tự do thì biết chơi đoàn kết giúp đỡ

bạn bè, giờ trả trẻ thì biết chào cô,chào bố mẹ…lấy đúng và hết đồ dùng cá
nhân mang về.
* Tôi chỉ đạo giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo vào các tiết
học một cách hợp lí và có hiệu quả.
VD: Qua hoạt động nêu gương cuối ngày, nêu gương cuối tuần tôi
thường xuyên kiểm tra chỉ đạo giáo viên làm thật tốt hoạt động này. Cô nêu
12


gương khen nhưng bạn ngoan ngoãn lễ phép, gương những bạn tốt biết giúp đỡ
mọi người xung quanh. Cô động viên những bạn chưa ngoan phải cố gắng để
được cô khen.
Ví dụ: Giờ khám hoạt động ngoài trời: “Quan sát cây xanh”
Cô giáo có thể đặt câu hỏi đàm thoại: Cây xanh để làm gì? Cây xanh có lợi ích
như thế nào?Muốn cho cây nhanh lớn các con phải làm gì?
Muốn có nhiều cây xanh chúng ta phải làm?
Qua tìm tìm hiểu về cây xanh, cô giáo dục trẻ tác dụng của cây xanh đối với
đời sống con người, trẻ biết chăm sóc bảo vệ cây xanh để cây cho ta nhiều lợi
ích.
Đối với giờ học tạo hình: "Vẽ quà tặng người thân".
Cô có thể đàm thoại.
Con định vẽ cái gì? Con sẽ vè như thế nào? Con sẽ vẽ tặng ai?
Tại sao con lại muốn tặng quà cho mẹ?
Tình cảm của con đối với mọi người như tong gia đình như thế nào ?
Qua đó giáo dục trẻ biết yêu thương kính trọng nghe lời ông bà bố mẹ và
người lớn tuổi
* Tôi chỉ đạo giáo dục lễ giáo cho trẻ thông qua các hình thức bằng tranh
ảnh như xem các tranh ảnh có hình ảnh các bạn biết khoanh tay chào cô, biết
vui vẻ đoàn kết chơi cùng các bạn, biết lấy tăm mời bà cho trẻ xem vào các giờ
chơi mọi lúc mọi nơi, giờ hoạt động góc hoặc giờ hoạt động chiều. Thông qua

các câu chuyện, ứng dụng công nghệ thông tin.
Ví dụ: Trong các tiết học, tôi định hướng cho giáo viên sử dụng công
nghệ thông tin, cho trẻ xem những hình ảnh thật về các hành vi văn minh, lễ
phép, gương người tốt việc tốt trong thực tế. Cho trẻ xem các đoạn phim về các
bạn nhỏ đang thực hiện công việc nhặt rác ở sân trường và giáo dục cho trẻ biết
các bạn đang làm vệ sinh môi trường ở những nơi công cộng để giữ gìn vệ sinh
chung…
4.4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên, tổ chức các
sự kiện và lễ hội về giáo dục lễ giáo.
13


4.4.1. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên:
- Để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên và biết cách lồng ghép
giáo dục lễ giáo vào các hoạt động giáo dục tôi luôn chú trọng chỉ đạo một số
công tác sau:
- Ngay vào đầu năm học tôi chỉ đạo 100% giáo viên tham gia tập huấn
hè đầy đủ để học tập lĩnh hội, cập nhật tất cả những nội dung kế hoạch chuyên
môn cho năm học mới.
- Cung cấp cho giáo viên đầy đủ các tài liệu có nội dung giáo dục lễ
giáo cho trẻ . Qua tài liệu mà tôi đã cung cấp giáo viên tìm hiểu tham khảo để
tìm ra những biện pháp tốt nhất cho giáo dục lễ giáo cho trẻ ở các thời điểm
trong ngày và mọi lúc mọi nơi. VD: Các tạp chí giáo dục mầm non, các tập san
của nhà xuất bản Hà Nội có nội dung giáo dục lễ giáo.
- Tổ chức chuyên đề: Tôi lập kế hoạch tổ chức chuyên đề các hoạt động
dựa trên nội dung kế hoạch giáo dục lễ giáo hàng tháng trong năm học của nhà
trường để lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo, qua các môn học như: văn hoc,
tạo hình, thể dục, ... Từ các buổi chuyên đề giáo viên giáo viên chao đổi thảo
luận, phát biểu ý kiến của từng cá nhân về những mặt tồn tại hạn chế cần khắc
phục và những ưu điểm cần phát huy để từ đó có những biện pháp giáo dục lễ

giáo cho trẻ một cách có hiệu quả. Thông qua các buổi chuyên đề, kết hợp sinh
hoạt chuyên môn hàng tháng tôi thường kết hợp đánh giá kết quả thực hiện giáó
dục lễ giáo động viên khen ngợi những mặt ưu điểm mà giáo viên đã làm được
đồng thời chỉ ra những mặt hạn chế tồn tại và tôi chỉ ra biện pháp khắc phục để
giáo viên giải quyết kịp thời. Tôi thường quán triệt giáo viên phải luôn gương
mầu gần gũi yêu thương trẻ mọi hành động, việc làm, lời nói của cô phải chính
xác và thể hiện hành động văn hóa, văn minh để trẻ noi gương làm theo.
4.4.2. Tổ chức các sự kiện: Tôi chỉ đạo giáo viên tổ chức các sự kiện
trong năm học như: Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam, ngày thành lập quân
đội nhân dân Việt Nam 22-12, ngày 8-3, kỷ niệm ngày sinh nhật Bác, ngày
quốc tế thiếu nhi 1/6…Tổ chức dưới các hình thức tại nhóm lớp theo độ tuổi
hoặc có thể cả trường. Qua các hình thức tổ chức như vậy trẻ được trực tiếp
14


tham gia trải nghiệm vào các hoạt động từ đó khắc sâu cho trẻ biết được những
hành động việc làm để thể hiện tình cảm với mọi người trong các ngày lễ đó
như thế nào ?
4.4.3. Qua hoạt động lễ hội
- Tôi hướng dẫn giáo viên từ ý nghĩa của những ngày lễ hội của quê
hương đất nước như lễ hội Côn Sơn, Kiếp Bạc, ngày giỗ thầy giáo Chu Văn An
ngày hội truyền thống của làng để giáo dục trẻ lòng tự hào dân tộc. Cô cung
cấp cho trẻ biết về ý nghĩa của các ngày lễ, những vị anh hùng đã hy sinh cho
lợi ích của dân tộc.
- Từ đó hình thành cho trẻ lòng tự hào, kính yêu đối với người lớn tuổi,
những người đã hy sinh cho lợi ích của dân tộc thông qua đó khuyến khích trẻ
học tập và phấn đấu thành con người có ích sau này.
- Đối với trẻ 5 tuổi tôi lên kế hoạch chỉ đạo các lớp cho giáo viên dẫn trẻ
đi dự hội chùa làng của khu dân cư gần trường học từ đó giáo dục trẻ biết được
ý nghĩa của hội làng biết được truyền thống của địa phương. Giáo dục trẻ biết

yêu làng xóm quê hương.
4.5. Biện pháp 5: Công tác kiểm tra đánh giá:
Trong công tác giáo dục, đặc biệt là giáo dục lễ giáo cho trẻ người làm
công tác chỉ đạo cần sát sao trong mọi hoạt động. Việc kiểm tra đánh giá giáo
viên giúp giáo viên hoàn thành tốt công việc được giao, có ý thức trong công
tác nuôi dạy trẻ.
- Đánh giá hiệu quả nội dung giáo dục lễ giáo của các nhóm lớp bằng
cách tôi thường xuyên thăm lớp kiểm tra về các nề nếp vệ sinh cá nhân, ăn, ngủ
và các hoạt động trong ngày để đánh giá công tác giáo dục lễ giáo của giáo viên
và việc thực hiện lễ giáo của trẻ để có những biện pháp chỉ đạo kịp thời.
- VD: Nề nếp chào hỏi: Tôi thăm lớp dự giờ để xem trẻ khi có người lạ
đến lớp trẻ có biết lễ phép chào hỏi không? Khi dự giờ các hoạt động tôi theo
dõi xem giáo viên lồng ghép nội dung giáo dục lễ giáo đã phù hợp chưa…Từ
đó tôi góp ý với giáo viên các biện pháp hợp lí để giáo dục lễ giáo cho trẻ

15


Tôi đưa kết quả kiểm tra đánh giá công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ của
các nhóm lớp vào tiêu chí đánh giá thi đua trong năm học.
Từ việc đánh giá kiểm tra cho thấy những mặt mạnh đã làm được và
những mặt còn hạn chế của công tác giáo dục lễ giáo cho trẻ trong trường mầm
non. Từ đó xây dựng kế hoạch bổ sung hoàn thiện về các điều kiện cơ sở vật
chất để đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục ngày càng tốt hơn
4.6. Biện pháp 6: Chỉ đạo giáo viên phối kết hợp với các bậc phụ
huynh
* Vào buổi họp đầu tiên của năm học tôi chỉ đạo giáo viên phải phối kết
hợp trặt trẽ với các bậc phụ huynh trong mọi hoạt động của nhà trường và trú
trọng nhất đến việc phối kết hợp để giáo dục lễ giáo cho trẻ cùng với nhà
trường. Do đặc thù của giáo dục mầm non là buổi sáng cô đón trẻ trực tiếp với

phụ huynh và buổi chiều cô lại trả trẻ cho từng phụ huynh chứ không ồ ạt để trẻ
tự ra về như các cấp học khác lên cô giáo có rất nhiều điều kiện để gặp gỡ các
bậc phụ huynh.
* Chỉ đạo giáo viên tìm hiểu đặc điểm tâm sinh lí, sở thích, những hạn
chế của trẻ thông qua trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các hoạt động đón,
trả trẻ và qua buổi họp phụ huynh đầu năm, từ đó có biện pháp phù hợp giáo
dục trẻ.
* Kết hợp với phụ huynh để giáo dục lễ giáo ở nhà, tùy từng gia đình
mà giáo viên có những biện pháp phù hợp để trao đổi cùng kết hợp với các bậc
phụ huynh.
Ví dụ:
+ Đối với gia đình quá luông chiều con cô giáo phải trao đổi với phụ
huynh để đưa ra những biện pháp lên hướng cho trẻ làm một số việc tự phục
vụ bản than phù hợp với khả năng của trẻ, giáo dục trẻ biết những gì cần nói
những gì cần làm không nói leo không mè nheo đòi hỏi.
+ Đối với gia đình ít quan tâm đến con do bận công việc hoặc do điều
kiện kinh tế quá khó khăn cô giáo phải trao đổi trực tiếp bố mẹ phải thường
xuyên phải quan tâm trò chuyện với con cái bố mẹ phải gần gũi tình cảm trẻ
16


biết được sở thích tâm tư nguyện vọng của trẻ, nhu cầu của trẻ để trẻ được phát
triển một cách toàn diện.
Giáo dục lễ giáo cho trẻ không thể tách rời khỏi gia đình vì giáo dục tình
yêu gia đình là nội dung cơ bản của giáo dục lòng nhân ái cho trẻ.
5. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.
Sau khi áp dụng một số các biện pháp chỉ đạo thực tế ở nhà trường tôi đã
thu đực một số kết quả như sau:
- Môi trường giáo dục lễ giáo ngoài sân trường và trong lớp học hấp dẫn
đối với trẻ và các bậc phụ huynh.

- Giáo viên đã xây dựng được kế hoạch giáo dục lễ giáo một cách cụ
thể , toàn diện và sát thực với kế hoạch chỉ đạo của nhà trường và phù hợp với
thực tế của nhóm lớp, phù hợp với chủ đề.
- Giáo viên đã biết linh động lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục vào
các hoạt động mang lại hiệu quả cao cho các hoạt động giáo dục lễ giáo tại
trường mầm non.

Bảng 3: Kết quả dự giờ giáo viên
Thời
gian

Tổng Tổng số dự
số

Giỏi

Khá

giờ

Đạt yêu cầu

Không đạt
yêu cầu

17


giáo
viên


Số
lượn
g

Tháng
9/2014

10

10

10

10

Tháng
2/2015

Tỷ
lệ
100
%
100
%

Số
lượn
g
2


5

Số

Tỷ

lượn

lệ

Số
Tỷ lệ

g

20
%
60
%

lượn
g

3

30%

4


4

40%

1

Tỷ
lệ
40
%
10
%

Số
lượn

Tỷ
lệ

g
1

10
%

0

Nhìn bảng kết quả khảo sát trên có thể nhận thấy trình độ của giáo viên
đã có sự tiến bộ vượt bậc về chuyên môn và khả năng lồng ghép thích hợp nội
dung giáo dục lễ giáo vào tiết dạy đã mang lại hiệu quả cao. Số giờ dự đạt loại

giỏi tăng từ 20% lên đến 60%, tiết đạt yêu cầu giảm từ 40% còn 10% và không
có tiết không đạt yêu cầu
Trẻ đã mạnh dạn tự tin trong giao tiếp. Đã có những hành vi văn minh,
văn hóa lễ phép trong giao tiếp và ứng sử hàng ngày.
Bảng 4: Kết quả đánh giá hành vi lễ giáo của trẻ
Kết quả đạt được
STT

1
2
3
4
5
6
7

Hành vi lễ giáo của trẻ

Biết chào hỏi lễ phép
Biết xưng hô lễ phép
Biết cảm ơn xin lỗi
Biết giữ gìn cất giữ đồ chơi theo quy định
Biết giữ gìn vệ sinh thân thể và vệ sinh môi trường
Biết nhường nhịn giúp đỡ bạn bè
Trẻ mạnh dạn trong giao tiếp

Tháng

Tháng


9/2014
50%
50%
45%
60%
55%
50%
45%

2/2015
95%
95%
90%
95%
95%
95%
95%

Qua bảng tổng hợp kiểm tra thể hiện lễ giáo của trẻ trong toàn trường sau
một thời gian áp dụng tôi đã có một kết quả về việc thể hiện lễ giáo của trẻ rất
tốt. Tất cả các hành vi lễ giáo của trẻ đề tiến bộ rõ rệt hơn so với đầu năm từ
40% đến 45 %

18

0


- Phụ huynh đã hiểu được tầm quan trọng của việc giáo dục lễ giáo cho
trẻ. Tạo mọi điều kiện ủng hộ và kết hợp cùng nhà làm tốt việc giáo dục lễ giáo

cho trẻ mầm non.
6. ĐIIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG.
Với đề tài này tôi đã áp dụng vào trường mầm non nơi tôi công tác đã có
kết quả rất tốt. Tôi có thể khảng định đề tài này có thể áp dụng cho tất cả các
trường mầm non trong toàn Thị xã. Để sáng kiến được nhân rộng cần có điều
kiện về cơ sở vật chất đảm bảo yêu cầu. Đội ngũ giáo viên yêu nghề, mến trẻ,
tâm huyết, nhiệt tình có năng lực sư phạm và trình độ đạt chuẩn trở lên. Bên
cạnh đó luôn cần có sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Lễ giáo của con người là một kênh thông tin để đánh giá nhận xét về con
người. Ngoài việc xây dựng lên kế hoạch giáo dục phù hợp và tạo ra môi
trường hấp dẫn đối với trẻ và các bậc phụ huynh giáo viên phải biết lồng ghép
19


thích hợp nội dung giáo dục lễ giáo vào các chủ đề các hoạt động chăm sóc
giáo dục nhằm từng bước hình thành ở trẻ những nề nếp thói quen những hành
vi chuẩn mực về đạo đức để trẻ luôn biết hướng về nhân- thiện –đức
Giáo dục lễ giáo tuy không phải là một môn học trong giáo dục mầm
non nhưng nó là cả một nội dung cần thiết và không thể thiếu được trong việc
giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ. Giáo dục trẻ phát triển về nhân cách con
người cần phải có thời gian và tính kiên trì của giáo viên vì trẻ nhỏ tất cả đều là
“ tập” và “làm quen” dễ “thích” và nhanh “chán” – Vì vậy giáo dục lễ giáo là
một nội dung vô cùng then chốt không thể thiếu được trong giáo dục mầm non.
Giáo dục lễ giáo nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện về nhân cách và trí tuệ là
nhiệm vụ mà những người làm công tác giáo dục luôn phải quan tâm và có biện
pháp thực hiện. Đó là cả một vấn đề dài mà chúng ta cần thảo luận.
2. KHUYẾN NGHỊ

- Để duy trì tốt kế hoạch giáo dục lễ giáo trong nhà trường tôi có một số
khuyến nghị đề xuất như sau.
* Đối với phòng giáo dục:
+ Cung cấp tài liệu, tập san chuyên đề có nội dung về giáo dục lễ giáo
cho trẻ mầm non để cán bộ quản lí và giáo viên học tập và nghiên cứu.
+ Tạo nhiều cơ hôi để cán bộ quản lí và giáo viên có điều kiện trau dồi kĩ
năng sư phạm qua các chuyên đề về nội dung giáo dục lễ giáo cho trẻ mầm non
* Đối với nhà trường: Làm tốt công tác xã hội háo giáo dục tạo cảnh
quan nhà trường luôn khang trang để cô và trẻ có một môi trường tốt nhất để
thực hiện nhiệm vụ giáo dục.
+ Thường xuyên theo dõi, đôn đốc nhắc nhở, dự giờ, rút kinh nghiệm,
hướng dẫn giáo viên các biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ.
* Đối với giáo viên: Mọi hành vi lời nói của giáo viên phải luôn chuẩn
mực để làm gương cho trẻ hành động theo, phải gần gũi quan tâm đến trẻ.
- Khi áp dụng những biện pháp chỉ đạo giáo viên giáo dục lễ giáo bản
thân tôi đã rất cô gắng, nhưng không tránh khỏi những thiếu sót rất mong được

20


ý kiến đóng góp của lãnh đạo cấp trên, hội đồng khoa học và các bạn đồng
nghiệp để nội dung đề tài của tôi hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ
2. Giáo trình Giáo dục học cho trẻ Mầm non – Nhà xuất bản Giáo dục
3. Chương trình giáo dục mầm non – Nhà xuất bản giáo dục
21



4. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non
5. Sách hướng dẫn tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường
Mầm non theo chủ đề .
6. Tạp chí Giáo dục mầm non hàng tháng và Tập san chuyên đề Giáo dục
Mầm non .

MỤC LỤC
STT
1

NỘI DUNG

TRANG

TÓM TẮT SÁNG KIẾN

2

HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN

2

22


2

ĐIỀU KIỆN THỜI GIAN ÁP DUNG SÁNG KIẾN


2

3

NỘI DUNG SÁNG KIẾN

4

KHẢNG ĐỊNH KẾT QUẢ GIÁ TRỊ SÁNG KIẾN

3

5

KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT

4

2,3

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1

HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN

5

2

CƠ SỞ LÝ LUẬN


7

3

ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG

8

3.1

Thuận lợi

8

3.2

Khó khăn

8

4

MỘT SỐ BIỆN PHÁP

4.1
4.2

Biện pháp 1


9,10

Biện pháp 2

10,11

4.3

Biện pháp 3

11,12,13

4.4

Biện pháp 4

14,15

4.5

Biện pháp 5

15,16

4.6

Biện pháp 6

16,17


5

KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

17,18

6

ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG

18,19

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1

KẾT LUẬN

2

KHUYẾN NGHỊ

20
20,21

Phụ lục 1
Phòng giáo dục và Đào tạo ………….
Trường Mầm non …………………….
PHIẾU KHẢO SÁT
NHẬN THỨC VỀ GIÁO DỤC LỄ GIÁO CỦA TRẺ
23



(Dành cho trẻ nhà trẻ)
I. Thông tin chung:
- Họ và tên trẻ:.........................................................................................................
- Học lớp :……….Sinh ngày…………………………………………………….
- Giáo viên đánh giá……………………………………………………………...
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9

Nội dung giáo dục lễ giáo

Đạt

Không
đạt

Ghi chú

Biết chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp
Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
Không nói bậy chửi bậy

Biết ăn hết xuất
Biết nhận quà bằng 2 tay
Biết nhường bạn trong khi chơi
Biết nghe lời cô và làm theo cô
Thích đến lớp và vui chơi với bạn bè
Kết quả

Trẻ đạt yêu cầu về giáo dục lề giáo: Đạt 5/8 yêu cầu
Hiệu trưởng

Giáo viên chủ nhiệm

Phụ lục 2
Phòng giáo dục và Đào tạo ………….
Trường Mầm non …………………….
PHIẾU KHẢO SÁT
NHẬN THỨC VỀ GIÁO DỤC LỄ GIÁO CỦA TRẺ
(Dành cho trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi )
I. Thông tin chung:
24


- Họ và tên trẻ:.........................................................................................................
- Học lớp :………….Sinh ngày………………………………………………….
- Giáo viên đánh giá:
STT

Nội dung giáo dục lễ giáo

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

Biết chào cô, chào bố mẹ khi đến lớp
Biết đi vệ sinh đúng nơi quy định
Không nói bậy chửi bậy
Biết ăn hết xuất
Biết nhận quà bằng 2 tay
Biết nhường bạn trong khi chơi
Biết nghe lời cô và làm theo cô
Thích đến lớp và vui chơi với bạn bè
Biết chào hỏi khi có khách đến thăm
Không nói chuyện và làm việc riêng trong

11
12

khi học bài
Biết cảm ơn, xin lỗi
Kết quả

Đạt


Không
đạt

Ghi chú

Ghi chú: Trẻ đạt: 8/11yêu cầu
Hiệu trưởng

Giáo viên chủ nhiệm

Phụ lục 3
Phòng giáo dục và Đào tạo ………….
Trường Mầm non …………………….
PHIẾU KHẢO SÁT
NHẬN THỨC VỀ GIÁO DỤC LỄ GIÁO CỦA TRẺ
(Dành cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi )
I. Thông tin chung:
- Họ và tên trẻ:.........................................................................................................
- Học lớp :………………………Sinh ngày……………………………………..
- Giáo viên đánh giá ……………………………………………………………..
STT

Nội dung giáo dục lễ giáo
25

Đạt

Không
đạt


Ghi chú


×