Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội phong phú trong trường mầm non thị trấn cần đước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.53 KB, 10 trang )

Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

I/ Lý do chọn đề tài:
1/ Đặt vấn đề:
Lễ hội là loại hình sinh hoạt tinh thần, sinh hoạt văn hóa có tính cộng
đồng, có sức hấp dẫn lôi cuốn mọi tầng lớp trong xã hội. Với nhiều loại hình
văn hóa nghệ thuật khác nhau như ca múa, trò chơi,…mang đậm tính dân
tộc, lễ hội có khả năng đem lại nhịp sống vui tươi cho tất cả mọi người và
trở thành nhu cầu khác vọng của mọi người không phân biệt tuổi tác hay địa
vị xã hội.
Trong các dịp kỷ niệm những sự kiện văn hóa xã hội, lễ hội còn góp
phần quan trọng trong việc giáo dục truyền thống yêu nước, bồi đắp lòng tự
hào, tự tôn dân tộc, vun đắp tình yêu quê hương đất nước, nâng cao ý thức
giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong mỗi con
người. Vì thế, để phát huy thế mạnh của lễ hội, trường mầm non thị trấn Cần
Đước luôn coi việc tổ chức lễ hội là một trong những phương tiện giáo dục
vừa sức dành cho trẻ ở trường mầm non. Những dịp lễ hội trong năm là cơ
hội để trẻ được thể hiện mình trong nhiều hoạt động đa dạng một cách hồn
nhiên, hào hứng và tích cực. Điều đó tác động lên cả tâm hồn và thể chất của
trẻ.
Tham gia vào các hoạt động lễ hội với nhiều nội dung phong phú, trẻ có
được niềm vui chung, vào các dịp này dường như trẻ trở nên cởi mở, gần gũi
với nhau hơn, dễ dàng nhường nhịn bạn và cư xử văn minh hơn. Hình thành
xu hướng xã hội - nuôi dưỡng nhu cầu chia sẻ với bè bạn niềm vui chung,
hứng thú tham gia vào các hoạt động chung và thể hiện xúc cảm một cách tự
nhiên, tích cực và sáng tạo… là những giá trị hàng đầu mà lễ hội có thể đem
đến cho sự phát triển của trẻ nhỏ.
Hiện nay ở nhiều trường mầm non, việc tổ chức lễ hội từ khâu chuẩn bị
cho đến tổ chức ngày hội lễ được tiến hành với chuỗi các hoạt động: trang


trí, văn nghệ, giờ học mang nội dung chủ đề…Lễ hội có thể là một phần của
chương trình giáo dục theo sự kiện, trong Chương trình giáo dục tích hợp
theo chủ đề lễ hội còn hiện diện với vai trò là hoạt động “ đóng chủ đề” một
cách đầy ấn tượng.
Vấn đề được đặt ra là làm sao để lễ hội tổ chức ở trường mầm non thực
sự là cơ hội quí báu cho sự phát triển và nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, trước hết
nó phải là của trẻ, nghĩa là nó phải mang lại cơ hội có được niềm vui hạnh
phúc cho mọi trẻ. Để làm được điều đó thì nội dung của lễ hội phải dược xây
dựng một cách phong phú và đa dạng. Đây là lí do mà tôi cho rằng rất cần
thiết để tìm ra “Một số biện pháp chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội
phong phú trong trường mầm non thị trấn Cần Đước”
Tôi hy vọng với một số biện pháp nhỏ của mình sẽ giúp các bạn giáo
viên mầm non có thêm những tài liệu cụ thể trong việc xây dựng chương
trình lễ hội phong phú cho trẻ mầm non.

1


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

2. Mục đích đề tài:
Mục đích của đề tài là hệ thống lí luận tìm hiểu về các chương trình lễ
hội cần thiết cho trẻ. Trên cơ sở đó tìm ra một số biện pháp chỉ đạo xây dựng
chương trình lễ hội phong phú tại trường mầm non. Từ kết quả đề xuất một
số giải pháp sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức lễ hội phong
phú cho trẻ tại trường mầm non.
3. Phạm vi đề tài:
Vì điều kiện nghiên cứu bị hạn chế về không gian và thời gian nên tôi

chỉ có thể tiến hành thử nghiệm một số biện pháp chỉ đạo xây dựng chương
trình lễ hội phong phú tại trường mầm non Thị Trấn Cần Đước.

II/ Nội dung công việc đã làm:
1.Đặc điểm chung:
Việc tổ chức ngày hội, ngày lễ ở trường mầm non là một hoạt động giáo
dục được qui định trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. Nó có tác dụng
quan trọng to lớn góp phần phát triển tình cảm đạo đức, tình yêu quê hương
đất nước, lòng biết ơn và yêu mến những người đã quan tâm cho
mình…..Ngoài ra thông qua các hoạt động nghệ thuật, trò chơi trẻ sẽ được
ôn luyện, củng cố các nội dung đã học, rèn luyện các kỹ năng…từ đó sẽ giúp
trẻ phát huy các lĩnh vực nhận thức, thẫm mỹ, thể chất. Đồng thời khi tham
gia lễ hội sẽ giúp trẻ được giao lưu thân thiện qua các hoạt động chung là cơ
hội tốt nhất giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Nhận thức được điều đó, với điều
kiện hiện nay, nhà trường được trang bị cơ sở vật chất khá kiên cố và khang
trang với 200 cháu trên tổng số 6 nhóm/lớp, có sân chơi gạch men, có phòng
chức năng, có hệ thống âm thanh, đàn, hệ thống máy vi tính được trang bị
đầy đủ đến nhóm lớp. Trường có kết nối hệ thống internet thuận tiện trong
việc truy cập thông tin cũng như tìm kịch bản, tìm nhạc…Tuy nhiên vào đầu
năm học 2013-2014 với lễ hội đầu tiên của năm, lễ hội “ bé đến trường”.
Đây là ngày đầu năm mới (ngày toàn dân đưa trẻ đến trường). Ngày hội có ý
nghĩa vô cùng quan trọng đối với các cháu bé lần đầu tiên được đến trường,
các cháu sẽ biết được đến trường có nhiều cô giáo nhiều các anh, các chị,
nhiều bạn bè với những trò chơi hấp dẫn. Đối với trẻ mẫu giáo đây là ngày
được gặp cô được gặp lại bạn bè với nhiều niềm vui, ấn tượng ban đầu có
được từ ngày khai trường có tác dụng to lớn đến tình cảm của các cháu, các
cháu thêm yêu trường, yêu cô giáo, yêu bạn bè được chơi cùng bạn với
những đồ chơi trong trường. Thế nhưng, dù chuẩn bị khá chu đáo từ khâu
chuẩn bị đến khâu tổ chức nhưng bản thân tôi đã nhận ra được với lễ hội tổ
chức theo hình thức biểu diễn văn nghệ và đi vào phần lễ trang trọng thì lễ

hội đó chưa thật sự là của trẻ vì ngoài các cháu biểu diễn văn nghệ, các cháu
còn lại chỉ với vai trò là khán giả, vì thế các cháu thiếu sự hứng thú khi tham
gia. Cụ thể như sau:

2


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

Nội dung ngày hội, ngày lễ

Trẻ
hứng thú
25
33%

Tông số trẻ Trẻ rất
tham gia
hứng thú
Ngày hội đến trường của 75/195
17

38%
23%

Trẻ không Ghi
hứng thú
chú

33
44 %

* Với những thực trạng trên, tôi đã nghiên cứu tìm hiểu một số biện
pháp khắc phục nhằm xây dựng được những chương trình lễ hội phong
phú thật sự là của trẻ giúp trẻ phát triển toàn diện . Trong quá trình nghiên
cứu Tôi đã có những thuận lợi và khó khăn như sau:
Thuận lợi:
- Các cháu được đi học cả ngày thuận lợi cho việc rèn kỹ năng mọi lúc
mọi nơi.
- Các cháu đều ở cùng lứa tuổi. Trường lớp rộng rãi, thoáng mát có đủ
đồ dùng, dụng cụ phục vụ cho mọi hoạt động học tập và vui chơi
- Giáo viên nhiệt tình, năng động sáng tạo, có trách nhiệm, có
tinh thần học hỏi, đồng nghiệp, có năng lực sư phạm.
- Được sự giúp đỡ, hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh trong
mọi lễ hội tại trường.
Khó khăn:
- Một số cháu chưa hề được đến trường, lớp và một số cháu còn chậm
phát triển về một mặt nhận thức nào đó.
- Đa số phụ huynh đều bận bịu với công việc, và một số phụ huynh lo
kinh tế gia đình, chưa hiểu biết và quan tâm đến tầm quan trọng của việc bồi
đắp cho tâm hồn trẻ thơ những giá trị nhân văn của xã hội.
- Một số cháu được cha mẹ cưng chiều quá mức làm thay mọi việc mà
vô tình đánh mất ở trẻ cái quy luật “cho và nhận”
- Vào những năm học trước đây việc tổ chức lễ hội tại trường thực hiện
vào các dịp như: khai giảng năm học, trung thu, 20/11, đón năm mới, 8/3,
sinh nhật Bác Hồ, tổng kết năm học.
- Nhiều kỳ lễ hội được diễn ra từ rất sớm với sự phân công cụ thể việc
xây dựng chương trình cho từng nhóm lớp.
- Kinh phí hỗ trợ cho lễ hội còn nhiều hạn hẹp

- Trường chưa có sân khấu ngoài trời, chưa có hội trường để phục vụ
cho việc tổ chức lễ hội cho các cháu.
- Năng lực tổ chức lễ hội của các giáo viên không đồng đều nên có
những lễ hội chưa được chu toàn, chưa tính đến việc xây dựng chương trình
lễ hội chưa thực sự vì trẻ, dành cho trẻ.
- Trong không ít trường hợp có một số nhóm lớp đã để việc chuẩn bị và
tổ chức lễ hội làm đảo lộn sinh hoạt thường ngày của trẻ: Hiện tượng cô và
3


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

trẻ “ vui chơi học tập và ăn ngủ thất thường” để tập văn nghệ, rèn kỹ năng...
Vì chưa biết khai thác vốn kinh nghiệm sẵn có của trẻ nên phải tốn nhiều
thời gian cho việc tập các tiết mục mới.
- Nội dung chương trình lễ hội còn nặng nề, chưa phù hợp với lứa tuổi
nhỏ: Đôi khi phần lễ với những nghi thức và bài phát biểu dài, mang tính
“giáo huấn” đã làm mất đi sự hào hứng ban đầu của trẻ mà quên đi đặc thù
của việc tổ chức lễ hội cho trẻ là phần hội phải nổi trội và phần lễ “khiêm
tốn”, với giá trị chính yếu là cơ hội chia sẽ niềm vui chung bằng những hoạt
động tích cực, vừa sức.
Từ những mặt tồn tại trên tôi đã mạnh dạn lấy ý kiến thăm dò dân chủ
trên 100% giáo viên của trường tìm hiểu về nguyên nhân cũng như tìm ra
giải pháp khắc phục những mặt tồn tại trong công tác xây dựng chương trình
lễ hội của trường. Sau khi tổng hợp ý kiến tôi đã đề ra một số biện pháp chỉ
đạo xây dựng chương trình lễ hội cho trẻ tại trường mầm non thị trấn Cần
Đước cụ thể như sau:
2/ Nội dung các lễ hội trong năm được tổ chức tại trường mầm non

thị trấn Cần Đước.
- Ngày khai giảng: Ngày khai giảng được xem là ngày hội đến trường
của bé, vì vậy nhà trường cần tổ chức long trọng, tạo ra quang cảnh vui, làm
cho trẻ hồ hởi, vui sướng. Buổi lễ cần tổ chức một cách tự nhiên chào đón
các bé mới vào trường.
- Tết trung thu: Là ngày tết cổ truyền dành cho các cháu thiếu nhi. Tết
trung thu được tổ chức vào ngày rằm tháng tám. Chương trình cần chú ý đến
các hoạt động: múa lân, làm lồng đèn, rước đèn, phá cổ, hát múa và tham gia
các trò chơi dân gian….
- Ngày nhà giáo Việt Nam( 20/11): Giaó dục truyền thống tôn sư trọng
đạo của dân tộc Việt Nam. Chú ý khai thác tình cảm chân thành lòng biết ơn
của trẻ với cô giáo. Tổ chức ngày này, cần chuẩn bị sớm, phát động cho trẻ
làm những sản phẩm tặng cô.
- Ngày Quốc phòng toàn dân( 22/12): Nơi nào có điều kiện thì tổ
chức. Nhất là các trường mầm non gần đơn vị quân đội, cụ thể là trường
mầm non thị trấn Cần Đước. Tổ chức ngày này cần cho trẻ biết những gian
khổ hi sinh của các chú bộ đội canh giữ cho cuộc sống hòa bình, để các cháu
được hạnh phúc, vui chơi. Từ đó giáo dục trẻ lòng yêu thương các chú bộ
đội. Chủ yếu tổ chức theo hình thức đi thăm và diễn văn nghệ chào mừng
các chú bộ đội.
- Ngày hội mừng xuân mới ( tết nguyên đán): Là tết cổ truyền của
dân tộc Việt Nam. Cần tổ chức cho trẻ đón xuân, đón năm mới với tâm trạng
vui mừng. Giaó dục trẻ tình yêu thiên nhiên, tình cảm gắn bó giữa các dân
tộc. Tổ chức Tết Nguyên đán vào ngày cuối cùng trẻ ở trường trước khi nghĩ
4


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc


Tết, tập trung vào chủ đề mùa xuân và khai thác các khía cạnh tình cảm của
trẻ với thiên nhiên, với mọi người thông qua văn hóa các dân tộc, các vùng
miền.
- Ngày Phụ nữ quốc tế ( 8/3): Tạo ra được quang cảnh và các hoạt
động thiết thực để trẻ nhận biết ngày 8 tháng 3 là ngày vui của phụ nữ. Nhân
ngày này giáo dục sự kính trọng, lòng biết ơn và tình cảm của trẻ với bà, mẹ,
cô gióa và tôn trọng các bạn gái. Tổ chức ngày 8/3 cần phát động những
ngày trước đó, cho trẻ làm những sản phẩm vẽ, thủ công để tặng bà, tặng
mẹ, tặng cô giáo, tặng bạn gái. Giaó dục sự quan tâm đối với các bạn gái.
- Bé với lễ hội đền Hùng ( mùng 10 tháng 3 âm lịch): Qua lễ hội giúp
trẻ biết ý nghĩa ngày giỗ tổ vua Hùng của dân tộc Việt Nam là ngày mọi
người hướng về cội nguồn dân tộc, nhớ ơn tổ tiên đã có công xây dựng đất
nước.
- Ngày sinh nhật Bác Hồ ( 19/5): Thông qua lễ kỷ niệm để trẻ có thể
biết được Bác Hồ là người dẫn đắt nhân dân Việt Nam giành lấy độc lập tự
do. Khi còn sống, Bác rất yêu thương các cháu thiếu niên nhi đồng. Với
những hoạt động thiết thực và hình thức tổ chức sinh động tạo cho trẻ lòng
biết ơn và kính yêu Bác Hồ, đồng thời cũng đem đến cho trẻ tình cảm với
thủ đô Hà Nội thân yêu, nơi có Bác Hồ yên nghĩ trong lăng.
3/ Biện pháp xây dựng chương trình phong phú cho trẻ mầm non:
Để xây dựng một chương trình lễ hội phong phú thu hút trẻ tham gia
hứng thú với mục tiêu phát triển toàn diện cho trẻ ta cần chuẩn bị và triển
khai thực hiện đầy đủ 7 bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu khi xây dựng lễ hội
- Trước hết giáo viên cần xác định rõ mục tiêu khi xây dựng chương
trình của từng lễ hội phải là lễ hội của trẻ và dành cho trẻ. Sẽ không có ngày
hội nếu trẻ đến với lễ hội trong vai trò là khán giả, người xem. Mà đó là cơ
hội cho mọi trẻ được tham gia tích cực vào chương trình và niềm vui được
hòa vào không khí chung trong vai trò là thành viên bình đẳng của buổi lễ.

Bước 2: Lựa chọn nội dung của các ngày hội, ngày lễ
- Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi lãnh đạo công tác chuyên môn của
nhà trường nhìn thấy được thực trạng của việc tổ chức lễ hội tại trường. Tôi
đã chỉ đạo giáo viên xác định những ngày lễ hội sẽ tổ chức cho trẻ trong năm
và gợi ý thêm một số sự kiện lễ hội khác có thể tổ chức tại các nhóm lớp
như: sinh nhật, ngày hội chữ số, những sắc màu vui nhộn ( vận dụng các kỹ
năng tạo hình như tô màu, xé dán, trang trí…) , vũ điệu yêu thương ( trẻ thể
hiện khả năng hát, múa, vận động theo nhạc), ngày hội với những trò chơi
( đua thuyền, kéo co, nhảy lò cò, bịt mắt bắt dê…), ….xem có những ngày lễ
hội nào có thể lồng vào trong chủ đề và ngược lại ( ví dụ: chủ đề quê hương,
đất nước có thể lồng lễ hội “ bé đến với lễ hội đền Hùng”; Chủ đề Bác Hồ
5


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

lồng lễ hội “ Mừng sinh nhật Bác”…). Tùy thuộc vào kế hoạch phân chia
các chủ đề trong năm học của lớp vào thời điểm diễn ra các ngày hội, ngày
lễ mà giáo viên linh hoạt sáng tạo tổ chức các ngày hội cho trẻ tham gia.
- Nội dung các tiết mục được lựa chọn trong chương trình lễ hội dành
cho trẻ nhỏ cần đáp ứng những yêu cầu nhất định sau:
+ Được lựa chọn trên cơ sở vốn hiểu biết sẵn có của trẻ ( ví dụ: kỹ năng
tạo ra sản phẩm lễ hội như vật dụng trang trí, thiệp hoặc hoa tặng bà, tặng
mẹ nhân ngày 8/3…là những kỹ năng mà trẻ đã thuần thục).
+ Đa dạng về các loại hình hoạt động trong một lễ hội: Ca hát, vận động
múa, kể chuyện, đọc thơ, giải đố, trò chơi, tạo hình….với nhiều hình thức
tham gia khác nhau như tập thể, cá nhân, nhóm. Trong đó ưu tiên hình thức
tập thể.

+ Việc sắp xếp các tiết mục cần đảm bảo tuần tự đan xen hợp lí về thể
loại và hình thức tham gia của trẻ ( ví dụ: với lễ hội trung thu ta có thể cho
trẻ tập trung xem diễn kịch mà nhân vật là cô và các cháu biểu diễn để tìm
hiểu về ý nghĩa ngày hội, sau đó cho các cháu hoạt động nhóm vận dụng các
kỹ năng tạo hình để tạo cảnh quang sân khấu, tiếp đến là biểu diễn các tiết
mục văn nghệ,…tham gia các trò chơi dân gian nhận thưởng và kết thúc là lễ
hội rước đèn – phá cổ cùng với các chú lân do trẻ múa ).
Bước 3: Lên kế hoạch tổ chức lễ hội
Hằng năm, nhà trường đều lên kế hoạch và phân công xây dựng chương
trình từng lễ hội cụ thể cho từng nhóm lớp vào đầu năm học. Chỉ dạo giáo
viên xây dựng chương trình lễ hội theo khối, theo lớp hay tập trung toàn
trường ( ví dụ: ngày hội bé với những con số được tổ chức ở khối chồi và tổ
chức tại lớp; lễ hội 20/11,8/3…được tổ chức tập trung toàn trường). Tuyên
truyền sự tham gia phối hợp của phụ huynh ( vận động ủng hộ nguyên vật
liệu phục vụ cho lễ lội, kinh phí và cùng tham gia….). Chọn lựa các tiết mục
văn nghệ, trò chơi phù hợp dựa trên kinh ngiệm của trẻ. Chuẩn bị trang phục
ngày hội: Trang phục của cô và trẻ không quá cầu kỳ và phù hợp với nội
dung chương trình ( ví dụ: một bộ bà ba nâu cùng 1 cái khăn rằng cho chú
cuội, một cái dầm trắng xòe kết hợp với một cái vương miện nhỏ xinh cho
Hằng Nga…..trang phục biểu diễn của trẻ cũng gọn và phù hợp). Bố trí khu
vực tổ chức lễ hội. Phân công giáo viên, công nhân viên chịu trách nhiệm
từng phần ( chuẩn bị phông màn, âm thanh, trang trí trường lớp, tập dợt văn
nghệ, người dẫn chương trình)…đều được trù tính trước. Phân bố thời gian
hợp lí để mọi người có điều kiện chuẩn bị, tập dợt tránh tạo áp lực…Tất cả
các vần đề này được thông qua cuộc họp chuyên môn trước đó.
Bước 4: Chọn thời gian địa điểm tổ chức
- Tùy vào điều kiện và nội dung của từng lễ hội mà chọn thời gian và
địa điểm tổ chức phù hợp. Có thể sân trường hoặc phòng chức năng nhưng
6



Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

miễn sao phải đủ rộng, sạch sẽ, bố trí các khu vực theo kịch bản cho phù
hợp. Lễ hội có thể tổ chức vào buổi sáng hoặc buổi chiều ( ví dụ: lễ hội
trung thu thì tổ chức vào buổi chiều là thích hợp nhất)
Bước 5: Tuyên truyền phối hợp với phụ huynh
Để thu hút sự quan tâm, hỗ trợ từ phía phụ huynh, trước lễ hội khoảng
vài tuần cần tuyên truyền đến phụ huynh bằng các hình thức:
+ Với nhà trường:
Trước lễ hội khoảng 3 tuần cần treo những pano, biểu tượng đẹp băng
rôn, cờ xí, hoa, hình ảnh…phù hợp cho việc trang trí cho những ngày lễ hội
khác nhau ( ví dụ: Lễ hội vua Hùng có thể treo cờ và dựng pano với câu thơ
“ Dù ai đi ngược về xuôi – Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3”. Thường
xuyên mở nhạc thiếu nhi có nội dung liên quan đến ngày hội, lễ trong giờ
đón và trả cháu.
+ Đối với giáo viên:
Tuyên truyền lễ hội bằng hình thức trang trí lớp, trao đổi trực tiếp với
phụ huynh, hoặc thông qua trẻ hoặc dán các tờ thông báo tuyên truyền về
ngày hội, lễ, các bài thơ, bài hát, câu chuyện có liên quan. Việc tuyên truyền
phải thể hiện các yêu cầu: nội dung phải thiết thực cụ thể, giúp phụ huynh
hiểu được thông qua lễ hội đó con họ sẽ học được gì?, làm gì?....Phụ huynh
sẽ đóng vai trò gì trong ngày lễ hội?. Sau đó là thông tin ngày giờ mời phụ
huynh tham dự lễ hội. Có như vậy phụ huynh mới hiểu được công việc của
cô giáo đang làm cho con em mình và họ cũng cảm nhận được vai trò của
mình trong việc phối hợp cùng cô giáo. Từ đó giữa phụ huynh và cô giáo có
sự gắn bó thân thiện gần gũi hơn.
Bước 6: Hướng dẫn giáo viên lên kế hoạch tổ chức lễ hội

Đối với nhóm mẫu giáo: việc chuẩn bị lễ hội có sự tham gia của trẻ sẽ
làm tăng sự hứng thú sự phấn khởi háo hức chào đón ngày lễ quan trọng này
ở từng bé ( Trang trí tranh phông, chuẩn bị dụng cụ, đồ dùng phục vụ văn
nghệ, vui chơi, làm thiệp mời…). Do đó tùy theo kế hoạch của lớp, giáo viên
tổ chức cho trẻ được thảo luận cùng cô lập kế hoạch tìm hiểu ý nghĩa ngày
hội lễ, tham gia chuẩn bị trang trí, trang phục, văn nghệ như thế nào…. Ban
giám hiệu thông qua chủ đề lễ hội mà nhóm/ lớp đang thực hiện hoặc lồng
ghép vào trong các giờ hooạt động khác trong ngày: giờ trò chuyện sáng, vui
chơi góc, hoạt động chiều… nếu lớp đang đi vào một chủ đề khác không liên
quan đến lễ hội.
Dù lễ hội tổ chức theo khối, lớp hay tổ chức chung toàn trường đều phải
có sự đầu tư chuẩn bị chu đáo nhưng mang tính gọn nhẹ, tạo được bầu
không khí thân thiện và không áp lực cho giáo viên. Tất cả mọi người tham
gia lễ hội kể cả phụ huynh đều được hoạt động tích cực.

7


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

Trước hết cần phân công trách nhiệm rõ ràng, xác định công việc cụ thể
của từng người, từng nhóm; triển khai thực hiện một cách nhanh chóng trật
tự, tạo không khí vui vẻ chào đón ngày hội. Cụ thể trong một kế hoạch tổ
chức lễ hội cần có: phân công người phụ trách phần tập văn nghệ, phụ trách
dẫn chương trình, phụ trách chuẩn bị trang phục, đạo cụ, phụ trách việc rang
trí, phụ trách phần trò chơi, phụ trách việc chuẩn bị sân bãi….
Không nên chỉ chọn những cháu có năng khiếu mà cần tạo điều kiện để
tất cả trẻ cùng tham gia. Vì chương trình văn nghệ trong lễ hội không đặt ra

yêu cầu cao về chất lượng nghệ thuật đối với trẻ.
Hiện nay, việc tìm bài nhạc phù hợp cho các lễ hội tại trường không còn
là vấn đề khó khăn. Nhờ có công nghệ thông tin, trên các trang wed có rất
nhiều bài nhạc hay để giáo viên chọn lựa và tải về.
Việc chọn người dẫn chương trình cũng là một yếu tố quan trọng, bởi vì
người dẫn chương trình không chỉ thuộc kịch bản mà còn phải hài hước, tự
tin, có khả năng nói trước đám đông, có khả năng quan sát tốt, phản ứng
nhanh trước các tình huống xảy ra trong lễ hội sao cho phù hợp với đặc điểm
của trẻ.
Ban giám hiệu phải thường xuyên kiểm tra việc chuẩn bị, kịp thời hỗ
trợ các giáo viên giúp họ hoàn thành tốt kế hoạch đúng thời gian.
Bước bảy: Tiến hành tổ chức ngày lễ hội.
Kịch bản lễ hội tổ chức theo hướng mới của nhà trường có 3 phần như
sau:
- Phần 1: Trang trí chuẩn bị cho lễ hội
Các nhóm lớp cử đại diện một số cháu chuẩn bị trang trí sân khấu cùng
cô ở sân trường như: dán hoa, treo thiệp, dán tranh, trải thảm… ( tùy theo lễ
hội).
Vào ngày diễn ra chương trình lễ hội, giáo viên cần tạo không khí tưng
bừng, náo nức, nhộn nhịp ngay khi trẻ mới vào trường ( nhạc, trang trí, treo
trang phục, xếp các đồ chuẩn bị diễn, hỏi về cảm xúc…và đặc biệt giáo viên
phải vui tươi).
- Phần 2: Tiến hành lễ hội
Người dẫn chương trình giới thiệu ngắn gọn về ngày lễ hội.
Tiến hành tổ chức các tiết mục văn nghệ ( hát, múa, kịch rối…) bằng
hình thức tổ chức theo cá nhân, nhóm, hoặc cả trường cùng tham gia. trình
có sự sắp xếp hài hòa giữa các tiết mục, cần chú ý khuyến Chương khích tất
cả các trẻ phụ họa theo các tiết mục tránh sự nhàm chán đơn điệu, giáo viên
nhắc nhở trẻ thực hiện các hành vi văn minh khi xem biểu diễn: vỗ tay sau
mỗi tiết mục, lắng nghe không nói chuyện to…

- Phần 3: Trò chơi vận động
8


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

Người dẫn chương trình giới thiệu các góc chơi và mời phụ huynh
cùng các bé về các góc chơi tham gia lễ hội ( góc trò chơi dân gian, trò chơi
vận động có yếu tố thi đua, hoạt động tạo hình... có nội dung liên quan, góp
phần khắc sâu những cảm xúc, ấn tượng về ngày hội cho trẻ.
4/ Kết quả chuyển biến:
Đối với trẻ:
- Qua việc vận dụng các biện pháp chỉ đạo xây dựng chương trình lễ
hội phong phú cho trẻ tại trường, tôi nhận thấy trẻ có sự tiến bộ rõ rệt: tự tin
hơn, hứng khởi nô nức mong chờ đến ngày hội của các cháu không thể ngờ,
không khí trong lễ hội luôn sôi nổi, vui vẽ và các cháu hưởng ứng tích cực.
Trẻ dần đi từ cái không biết đến cái biết: biết ý nghĩa các ngày lễ hội, biết
tạo ra những sản phẩm đẹp, biết nhiều trò chơi dân gian, trò chơi vận động, (
đua thuyền, kéo co, cướp cờ, bịt mắt hái bóng, chuyền nước, ai chạy nhanh
nhất, ai nhanh hơn, ai khéo hơn, đoán nhanh thắng nhanh,…); trẻ giao tiếp
tự nhiên, tự tin; có ý thức nhường nhịn, nhận nhiều niềm vui yêu thương khi
đem lại niềm vui cho ngươiì thân yêu cũng như làm việc có ý nghĩa ( bé
thêm hạnh phúc và yêu thương khi thấy bà và mẹ xúc động nhận được món
quà 8/3 do chính các cháu làm; trẻ sẽ vui và yêuquê hương mình hơn qua
tìm hiểu ý nghĩa trrang trọng khi dân hương trong ngày giỗ tổ…;…)
- Các bé ngày càng năng động hơn, tư duy phát triển hơn nhiều so với
đầu năm.
- Mối quan hệ với bạn bè trong lớp thân ái hơn, thân thiện, biết quan

tâm, chia sẽ lẫn nhau, giúp đỡ nhau. Cụ thể
Nội dung ngày hội, ngày lễ
Lễ hội 20/11
Lễ hội 22/12
Lễ hội mùa xuân
Lễ hội 8/3
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội mừng sinh
nhật Bác

Tông số trẻ Trẻ rất
tham gia
hứng thú
197 cháu
> 110
>55,6%
198
90
45,4%
194
95
49%
201
120
59,7%
200
100
50%
203
125

61,6%

Trẻ
hứng thú
30
15,3%
70
35,4%
63
32,5%
60
29,8%
75
37,5%
55
27%

Trẻ không Ghi
hứng thú
chú
< 57
< 29%
38
19,2%
36
18,5%
21
10.5%
25
12,5%

23
11,4%

- Các trẻ chưa hứng thú đa số là các trẻ nhỏ và các cháu chậm phát
triển so với lứa tuổi.
Đối với phụ huynh:
- Có sự thay đổi nhìn nhận về việc học và chơi của con mình, nhận
thấy được sự tiến bộ rõ rệt của con em mình qua từng ngày. Từ đó, có nhiều

9


Đề tài: BP chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội......

TG: Nguyễn Thị Phương Trúc

giúp đỡ cho giáo viên trong việc hỗ trợ khinh phi cũng như công sức vào các
lễ hội của cháu.

III/ Kết luận:
1. Bài học kinh nghiệm:
Qua việc lập kế hoạch chỉ đạo xây dựng chương trình lễ hội phong
phú, tôi đã rút ra một số kinh nghiệm sau:
- Các giáo viên đều quan tâm và nhận thức được tầm quan trọng của
việc xây dựng một lễ hội phong phú mang đậm tính giáo dục cho trẻ.
- Giaó dục trẻ thông qua lễ hội mà là một việc rất cần thiết, nó mang lại
rất nhiều lợi ích cho trẻ, giúp trẻ hình thành những giá trị nhân văn trong
nhân cách trẻ.
- Trẻ ngày một độc lập, tự tin hơn so với đầu năm.
- Có kế hoạch thực hiện dạy kỹ năng phục vụ lễ hội theo từng chủ đề,

chuyên đề
- Trẻ được tham gia vào các ngày hội ngày lễ sẽ phát huy được tính tích
cực chủ động sáng tạo của trẻ.
- Thông qua công tác tổ chức ngày hội ngày lễ tạo cơ hội cho trẻ bộc lộ
khả năng của mình rèn cho trẻ tính mạnh dạn tự tin trong giao tiếp.
- Nhưng để trẻ đạt được những điều đó cần có sự giúp sức của giáo viên
chủ nhiệm lớp, và các bậc phụ huynh, và các cấp các ngành đoàn thể ở địa
phương.
2. Kiến nghị đề xuất
* Đề xuất ý kiến
Trường có đủ cơ sở vật chất thì công tác tổ chức ngày hội ngày lễ cho
trẻ mới đạt được kết quả cao.
Giáo viên cần linh hoạt, năng động nhiệt tình trong công tác tổ chức
ngày hội ngày lễ cho trẻ.
Cán bộ quản lý có kế hoạch chỉ đạo tổ chức ngày hội ngày lễ phù hợp
với thời gian, với chủ đề.
* Kiến nghị.
Cần được cấp phát nhiều tài liệu về hình thức và nội dung, cách thức tổ
chức ngày hội ngày lễ để giáo viên tự tham khảo có cách tổ chức tốt hơn.
Giáo viên cần gần gũi với trẻ luyện tập thường xuyên để trẻ mạnh dạng
tích cực tham gia vào hoạt động.
Người thực hiện

Nguyễn Thị Phương Trúc

10




×