Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng GD khám phá khoa học cho trẻ trong trường MN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.69 KB, 22 trang )

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1.Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám phá
khoa học cho trẻ trong trường mầm non”.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
khám phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non.
Nhằm nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non
3. Tác giả: + Họ và tên: Đào Thị Nga

, Nữ.

+ Sinh ngày 05 tháng 05 năm 1964
+ Trình độ chuyên môn: Đại học
+ Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường mầm non Đồng lạc
+ Điện thoại : 0936.120.729.
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường mầm non Đồng Lạc
+ Địa chỉ: xã Đồng Lạc, Thị xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương
+ Điện thoại: 03203.598.396
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến: Trường mầm non Đồng Lạc
6. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Tìm hiểu điều tra, khảo sát thực trạng về năng lực của đội ngũ giáo viên
và khả năng nhận biết và phát âm của trẻ về khám phá khoa học.
+ Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư cơ sở vật chất, các trang thiết bị,
đồ dùng dụng cụ cho việc dạy và học, tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp .
+ Đề ra các giải pháp để bồi dưỡng, nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động
khám phá khoa học cho đội ngũ giáo viên.
7. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ năm học 2013-2014 đến tháng 02 năm 2015
HỌ TÊN TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
ÁP DỤNG SÁNG KIẾN


ĐÀO THỊ NGA
1


TÓM TẮT SÁNG KIẾN
“ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho
trẻ trong trường mầm non”.
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến:
Nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non là
việc làm quan trọng và cần thiết, do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mầm non rất
nhạy cảm với thế giới tác động xung quanh mình “ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày
mai” trẻ được tìm hiểu khám phá tất cả những hiện tượng thiên nhiên với thế giới
xung quanh, khám phá thiên nhiên, khám phá đồ vật con người tạo ra, khám phá xã
hội loài người, các phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, dân tộc, việc giáo dục trẻ
bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu...
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến:
Với mong muốn khơi dậy ở trẻ những rung động ở trẻ trước cái đẹp về thế
giới xung quanh trẻ đòi hỏi người giáo viên phải thực sự có năng khiếu nghệ thuật.
Chủ động sáng tạo trong tổ chức các hoạt động sao cho đúng dưới dạng “ học mà
chơi, chơi mà học”. Có như vậy mới tạo được sự hứng thú của trẻ vào các hoạt
động, khám phá trảỉ nghiệm…hoàn thiện các chức năng tâm, sinh lý, tích luỹ kinh
nghiệm phát triển thể chất và trí tuệ. Vai trò của cô giáo hết sức quan trọng vì vậy
việc nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non, là việc
làm liên tục thường xuyên để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn mới và góp
phần xây dựng nền móng vững chắc hình thành nên những con người mới xã hội
chủ nghĩa. Để áp dụng sáng kiến cần có những điều kiện sau:
- Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng đồ chơi, nguyên vật
liệu để trẻ khám phá...
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên giúp giáo viên
có thể áp dụng dễ dàng việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học đạt hiệu quả cao.

Để nghiên cứu và áp dụng sáng kiến từ thời điểm tháng 9 năm 2014 đến
tháng 2 năm 2015 tại trường mầm non tôi phụ trách.
2


3. Nội dung sáng kiến:
Trong nội dung sáng kiến tôi đã chỉ ra được thực trạng còn tồn tại trên cơ sở
đó tôi đã xây dựng và đề xuất 3 biện pháp sau:
- Biện pháp 1: Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ
cho trẻ khám phá khoa học.
- Biện pháp 2: Tạo cảnh quan môi trường xanh- sạch- đẹp.
- Biện pháp 3: Bồi dưỡng kiến thức nâng cao năng lực tổ chức hoạt động
khám phá khoa học cho đội ngũ giáo viên bằng nhiều hình thức để nâng cao vốn
kiến thức hiểu biết về các sự vật hiện tượng thiên nhiên và xã hội.
*. Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến:
Các biện pháp tôi đưa ra đều đảm bảo tính mới, tính sáng tạo. Trên thực tế
giáo viên trường chúng tôi chưa linh hoạt trong khi tổ chức cho trẻ khám phá khoa
học, chưa lựa chọn tích hợp các nội dung. Tôi đã cung cấp, bồi dưỡng cho giáo
viên nhiều hình thức như xây dựng kế hoạch soạn giảng có sáng tạo linh hoạt,tổ
chức chuyên đề kiến tập, tăng cường kiểm tra giúp giáo viên có hướng phấn đấu
trong giảng dạy, cho giáo viên đi thăm quan học tập những đơn vị điển hình để giáo
viên tổ chức các hoạt động gần gũi, sáng tạo, sinh động, kích thích trẻ hứng thú,
tích cực tham gia hoạt động.
*. Khả năng áp dụng sáng kiến:
Tôi xin khẳng định biện pháp này có khả năng áp dụng và triển khai rộng rãi ở
tất cả các trường mầm non trong toàn thị xã với tùy từng điều kiện nhà trường, tùy khả
năng của giáo viên và học sinh mà mức độ áp dụng sẽ có sự chênh lệch phù hợp.
Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi tiết cách áp dụng sáng kiến
giúp giáo viên có thể áp dụng dễ dàng thực hiện để tổ chức cho trẻ khám phá khoa
học đạt hiệu quả cao.

*. Lợi ích của sáng kiến:
Áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám
phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non”.Sẽ mang lại lợi ích
3


- Giúp giáo viên hiểu sâu hơn về nội dung khám phá thế giới xung quanh.
- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về sự kỳ thú thế giới xung quanh trẻ về
hiện tượng tự nhiên về đồ vật con người tạo ra, xã hội loài người, các phong tục tập
quán bản sắc dân tộc và biết bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu từ đó
phòng tránh được những rủi do của biến đổi khí hậu và thiên tai có thể sảy ra bất cứ
lúc nào.
- Tăng cường nhận thức của phụ huynh về thế giới xung quanh từ đó nâng
cao ý thức trách nhiệm kết hợp cùng giáo viên nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ.
4. Giá trị, kết quả sáng kiến:
Áp dụng sáng kiến “ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám
phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non” một cách đồng bộ, linh hoạt đã
mang lại hiệu quả đáng kể. giáo viên chủ động linh hoạt và sáng tạo hơn trong việc
xây dựng kế hoạch tổ chức cho trẻ khám phá khoa học một cách hiệu quả. Đa số trẻ
có kiến thức, kỹ năng về thế giới xung quanh trẻ, phụ huynh quan tâm, tích cực phối
kết hợp với giáo viên để tạo quang cảnh môi trường xanh - sạch- đẹp cho trẻ học tập.
5. Kiến nghị và đề xuất:
Để giáo viên thực hiện tốt hơn nữa việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học
tôi mạnh dạn đề xuất với Phòng giáo dục- Sở giáo dục một số kiến nghị như sau:
- Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau rồi năng lực sư phạm qua các lớp
bồi dưỡng chuyên môn về nội dung cho trẻ khám phá khoa học.
- Cung cấp các tài liệu có nội dung cho trẻ khám phá khoa học để giáo viên
học tập và tự nghiên cứu.

4



MÔ TẢ SÁNG KIẾN
“ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM
PHÁ KHOA HỌC CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON ”
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Mục đích chung của giáo dục Mần non là phát triển tốt các kỹ năng cần thiết, hình
thành những khả năng ban đầu, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện nhân
cách, chuẩn bị tốt tâm thế cho trẻ bước vào trường phổ thông.
1.1. Cơ sở lý luận:
Khám phá khoa học đối với trẻ lứa tuổi mầm non là một khám phá kỳ thú,
bất tận đa dạng và phong phú. Dạy trẻ khám phá khoa học là giúp trẻ khám phá
thiên nhiên và xã hội quanh trẻ, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ là cơ sở của trí dục.
Sự phát triển trí tuệ của trẻ diễn ra khi trẻ lĩnh hội những tri thức đầu tiên về
các hiện tượng xung quanh, nguồn gốc chính của những tri thức đó là thế giới xung
quanh và học tiếng mẹ đẻ, tri giác trực tiếp xung quanh qua các giác quan (các bộ
máy phân tích) và dùng từ để chỉ cái tri giác được và thể hiện mối liên hệ qua lại
giữa hệ thống tín hiệu thứ nhất với hệ thống tín hiệu thứ hai.
Từ ngữ không chỉ một tri giác cụ thể mà còn khái quát, tổng hợp, so sánh và là
phương tiện giữ gìn, truyền đạt kinh nghiệm tri thức mà loài người đã thu thập được.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Trong hệ thống giáo dục quốc dân thì giáo dục mầm non đặt nền tảng cho
sự phát triển nhân cách, do đó giáo dục mầm non có vị trí quan trọng đặc biệt trong
việc cho trẻ làm quen khám phá về thế giới xung quanh
Khi tổ chức quan sát trực tiếp, cô giáo dùng từ hướng dẫn trẻ chú ý vào cái
chính, cái chủ yếu. Chính nhờ vậy mà các cháu tri giác đầy đủ hơn, sâu sắc hơn.
Qua từ ngữ, cô giáo truyền đạt những tri thức khác nhau và hình thành cho trẻ thái
độ đúng đối với các hiện tượng của cuộc sống xung quanh. Cô giáo dạy trẻ dùng từ


5


để diễn đạt ý nghĩ, yêu cầu một cách rõ ràng ngắn gọn để trẻ kể lại những điều đã
nhìn thấy, đã sống qua, đó là một phương tiện mạnh mẽ để tiếp xúc và nhận thức.
Hiểu rõ mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc cho trẻ khám phá
khoa học, sau nhiều đêm trăn trở suy nghĩ phải làm cách nào để cho trẻ được tiếp
xúc với môi trường xung quanh một cách đích thực hữu hiệu, tôi quyết định chọn
đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ
trong trường Mầm non” để nghiên cứu.
2. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG:
Để tiến hành “Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng khám phá
khoa học cho trẻ trong trường Mầm non” đạt kết quả tốt, tôi đã thực hiện các biện
pháp khảo sát ở trường tôi phụ trách tại thời điểm đầu năm học 2014-2015 ( tháng 9
năm 2014) như sau
2.1. Cơ sở vật chất:
Là một trường Mầm non nông thôn vùng xa, trường được chia làm 2 khu
với một khuôn viên rộng rãi, cảnh quan sân vườn được quy hoạch nhưng chưa phù
hợp. Do đó, rất hạn chế cho việc trẻ tiếp cận với môi trường thiên nhiên và xã hội.
Phần lớn các nhóm lớp, tài liệu, chương trình đồ dùng đồ chơi về môn học
quá thiếu thốn không đáp ứng được nhu cầu học tập của trẻ.
2.2. Năng lực của đội ngũ giáo viên về tổ chức cho trẻ hoạt động khám
phá khoa học.
Giáo viên nắm được phương pháp tổ chức song còn hạn chế về khả năng
chủ động, linh hoạt sáng tạo.
* Thực tế khảo sát:
TT

Tốt
Nội dung khảo sát


T.số

Khá

Đạt

K. đạt

SL % SL %

SL % SL %

1

Nắm kiến thức về tổ chức hoạt 24

4

17 7

29

13

54 0

0

2


động khám phá khoa học.
Khả năng tổ chức tiết dạy

2

8

21

15

63 2

8

24

5

6


3

Khả năng chủ động sáng tạo

24

2


8

5

21

14

58 3

13

2.3. Khả năng ghi nhớ quan sát và phát triển vốn từ của trẻ về khám
phá khoa học:
Trẻ nhận biết sự vật, hiện tượng thiên nhiên và xã hội còn mang tính chất
thụ động.
Chưa có cảm hứng trong việc tìm tòi, khám phá các hiện tượng sự vật xung
quanh, đồ dùng đồ chơi quá nghèo nàn, chưa có môi trường phong phú cho trẻ tiếp xúc.
Phát âm của trẻ còn chưa chuẩn. Trẻ còn nói ngọng, nói sai tên các sự vật
hiện tượng.
* Cụ thể qua khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi:
T
T Nội dung

TS

Tốt

Khá


Đạt

K. đạt

SL %

SL %

SL

%

SL %

1

Khả năng chú ý quan sát và 117

11

9

33

28

63

54


10

9

2

ghi nhớ của trẻ.
Kỹ năng phát triển tư duy, 117

26

22

33

28

48

41

10

9

3

tưởng tượng .
Khả năng diễn đạt vốn từ 117


33

28

36

31

33

28

15

13

ngôn ngữ mạch lạc.
Căn cứ vào kết quả điều tra thực trạng về cơ sở vật chất, trình độ năng lực
của giáo viên, khả năng nhận thức của trẻ về thực hiện khám phá khoa học trong
nhà trường và qua sự nghiên cứu tìm tòi học hỏi, bản thân tôi đã tìm ra một số biện
pháp để nâng cao chất lượng khám phá khoa học cho trẻ trong trường Mầm non.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MÂM NON:
3.1. Tăng cường bổ sung cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi phục vụ cho
trẻ khám phá khoa học:

7



Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ thấy được tầm quan trọng của việc cho
trẻ khám phá khoa học và cần có những điều kiện cơ sở vật chất đồ dùng đồ chơi để
cho trẻ được nhận biết, học hỏi khám phá từ đó tranh thủ được sự hỗ trợ kinh phí
mua sắm đồ dùng đồ chơi cho trẻ.
Phát động phong trào làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trong nhà trường như tổ
chức chuyên đề, tổ chức thi đồ dùng đồ chơi giữa các nhóm lớp có động viên khen
thưởng.
* Kết quả:
Đồ dùng đồ chơi các lớp đã được phong phú và đa dạng. Đặc biệt là đã
giúp cho giáo viên biết tận dụng những phế liệu sẵn có tạo ra cho trẻ một thế giới
đồ vật hết sức ngộ nghĩnh và gần gũi như: Từ củ khoai nghệ cắm thêm bốn que tăm
làm thành con nghé, từ quả su su dưới bàn tay cô giáo thành một đàn gà, từ những
mảnh vải, mẩu len thừa thành những chú búp bê ngộ nghĩnh, từ một vài miếng xốp
trắng trở thành bầy thiên nga đang tung tăng bơi lội dưới hồ, từ những cọng mùi,
dọc hành, cây tỏi tây thành một bạt cỏ với bầy voi hùng dũng hiên ngang... Tất cả
những thứ đó đều có thể phục vụ học tập và làm dịu mát tâm hồn trẻ, đưa các cháu
vào thế giới trẻ thơ.
3.2. Tạo cảnh quan môi trường xanh – sạch – đẹp:
Tạo cảnh quan môi trường và xây dựng các góc thiên nhiên cũng hết sức
quan trọng để trẻ được hoạt động khám phá tìm tòi. Chính vì nhận thức vấn đề này
tôi đã đề nghị với ban giám hiệu nhà trường quy hoạch bố trí khuôn viên hợp lý,
phù hợp như: Khu vui chơi giải trí, vườn cổ tích, vườn hoa của bé, trồng cây bóng
mát, cây cảnh, khu vực trồng rau, cây ăn quả, khu vực trồng cây xanh...
Sắp xếp, bài trí các góc chơi trong các nhóm lớp cho khoa học.
Xây dựng bể nước, bể cát để tạo điều kiện cho trẻ được tiếp xúc với thế giới
vô sinh như cát, nước, sỏi...
Quy hoạch vườn cổ tích của bé có đủ các loại động vật sống trong rừng,
động vật sống trong gia đình, các câu chuyện “ Thánh Gióng”, “Bẩy chú lùn”, “Bác
8



gấu đen và hai chú thỏ”, nhằm cho trẻ làm quen và khám phá thế giới diệu kỳ trong
tưởng tượng của trẻ.
Bổ sung cho góc thiên nhiên thêm phong phú bằng các sản phẩm sẵn có của
địa phương.
Các biểu bảng tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi
khí hậu, phòng tránh thiên tai hỏa hoạn cho trẻ trong khu vực sân trường.
* Kết quả
Từ việc quy hoạch này đã tạo cho nhà trường có một khuôn viên xanh –
sạch – đẹp với các loài động, thực vật phong phú trong vườn cổ tích, có đủ các loại
bảng biểu tuyên truyền...
Từ các góc thiên nhiên trẻ được quan sát, trải nghiệm thực hiện các thao tác
đong đo, tiếp xúc với sỏi, cát, nước...
Tất cả những điều đó đã tạo cho trẻ được đến với thế giới tự nhiên hết sức
đa dạng và phong phú. Đáp ứng được mục đích yêu cầu của hoạt động khám phá
khoa học.
3.4. Bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên:
* Bồi dưỡng kiến thức nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên trong việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học:
Qua khảo sát thực trạng, nắm được năng lực của giáo viên về việc tổ chức
hoạt động cho trẻ tìm hiểu khám phá khoa học, tôi đã lập kế hoạch bồi dưỡng bằng
nhiều hình thức:
- Xây dựng các tiết dạy mẫu tại lớp điểm, kế hoạch soạn giảng có sáng tạo,
lựa chọn nội dung phù hợp, lồng ghép tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, ứng
phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai hỏa hoạn cho trẻ trong trường
mầm non vào các tình huống tiết dạy cho giáo viên học tập.
- Tổ chức chuyên đề kiến tập tại trường hàng tháng xây dựng giáo án, bồi
dưỡng cho giáo viên có năng lực dạy cho toàn bộ giáo viên trong trường học tập.

9



- Tăng cường kiểm tra hàng tháng theo kế hoạch đã xây dựng về tổ chức
khám phá khoa học, kiểm tra đột xuất sau kiểm tra có rút kinh nghiệm cụ thể, đánh
giá xếp loại xát thực để giáo viên có hướng phấn đấu tốt qua mỗi đợt kiểm tra.
- Cử 100% tham dự các lớp bồi dưỡng chuyên môn hè của Thị xã. Hai
đồng chí tổ trường tham dự lớp tập huấn của Tỉnh về triển khai tới toàn bộ giáo
viên trong trường được học tập.
- Khuyến khích giáo viên tự nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng chương trình
giáo dục mầm non.
* Tổ chức hội thi:
Tổ chức thi giáo viên dạy giỏi trong đó có lĩnh vực phát triển nhận thức về
khám phá khoa học.
Hội thi là môi trường để đội ngũ giáo viên có cơ hội bộc lộ khả năng, năng
lực của mình đồng thời được giao lưu học hỏi các bạn đồng nghiệp.
Qua hội thi đã khích lệ giáo viên đầu tư vào đồ dùng giảng dạy phục vụ
cho khám phá khoa học. Đã khích lệ giáo viên tích cực nghiên cứu tìm tòi các biện
pháp dạy học tích cực. từ đó phát huy khả năng chủ động, sáng tạo trong việc tổ
chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.
Kết quả: Số giáo viên đạt giỏi trong hội thi là 19/27 giáo viên tham dự.
* Phát động phong trào viết sáng kiến về khám phá khoa học :
Bồi dưỡng giáo viên viết và áp dụng sáng kiến về đề tài khám phá khoa
học vào từng độ tuổi đạt hiệu quả cao. Kết quả năm học vừa qua nhà trường đã có
15 sáng kiến về khám phá khoa học được xếp loại. Trong đó 6 sáng kiến xếp loại A
gửi về phòng giáo dục Thị xã chấm.
* Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm:
Tổ chức cho giáo viên tham quan các danh lam thắng cảnh đẹp và những
đơn vị điển hình về phong trào giáo dục mầm non để mở rộng kiến thức thực tế về
tự nhiên và xã hội. Đây cũng là một hình thức bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên
vô cùng quan trọng.

10


Ngoài nhận thức về cảnh quan thiên nhiên, giáo viên còn được dự học tập
phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ của các bạn đồng nghiệp, trao đổi kinh
nghiệm sau mỗi chuyến thăm quan yêu cầu giáo viên viết thu hoạch kết quả học tập
và rút ra bài học. Và chính điều này đã giúp cho giáo viên có vốn kiến thức thực tế
phong phú, nên việc tổ chức cho trẻ hoạt động khám phá khoa học một cách chủ
động, sáng tạo, linh hoạt hơn.
Ngoài những biện pháp trên, vấn đề cũng hết sức quan trọng đó là bản thân
người giáo viên phải phát âm chuẩn không nói lắp, nói ngọng, ảnh hưởng rất lớn
trong việc dạy trẻ phát âm, nên cần phải được rèn luyện trong mọi lúc mọi nơi.
* Kết quả:
Trình độ nhận thức của giáo viên đã được nâng lên rõ rệt. Không những chắc
về kiến thức mà còn linh hoạt, sáng tạo trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động.
4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Xuất phát từ thực trạng chất lượng cho trẻ tìm hiểu khám phá khoa học
trong nhà trường còn nhiều điểm hạn chế, tôi đã nghiên cứu tìm tòi và mạnh dạn
đưa ra những giải pháp áp dụng vào trong quá trình chỉ đạo, thực hiện tổ chức hoạt
động khám phá khoa học và đã thu được hiệu quả đáng kể.
Về cơ sở vật chất trang thiết bị đồ dùng đồ chơi đáp ứng nhu cầu hoạt
động của trẻ, đã tạo dựng được môi trường cảnh quan xanh – sạch- đẹp. Nơi cho trẻ
được khám phá tiếp xúc với nắng, gió, thiên nhiên trong lành. Chính vì có được
điều kiện này mà nhận thức của trẻ với thế giới tự nhiên đã được nâng lên rõ rệt: trẻ
nhận biết các sự vật, hiện tượng không còn máy móc, thụ động, vốn từ được mở
rộng, phát âm được tốt hơn đã giảm về nói ngọng, nói lắp. Đặc biệt là đã tạo cho trẻ
sự cảm hứng, trẻ luôn có nhu cầu khám phá tìm tòi về thế giới xung quanh.
Cũng từ những giải pháp trên đã giúp cho giáo viên có được những kiến
thức cơ bản về việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học, khả năng tổ chức cho trẻ
hoạt động năng động, linh hoạt, sáng tạo hơn, không còn gò bó, áp đặt trong phạm

vi chật hẹp về kiến thức hiểu biết.
11


Kết quả cụ thế:
* Đối với giáo viên:
TS

Tốt
SL %
8
33

Khá
SL %
11
46

Đạt
SL %
5
21

K.đạt
SL %
0
0

tổ 24


8

33

10

42

6

25

0

0

chức tiết dạy
Khả năng chủ 24

6

25

10

42

8

33


0

0

Nội dung
Sau khi
áp dụng

GV
Nắm bắt kiến 24
thức

về

hoạt

động khám phá

đề tài

khoa học
Khả năng

động sáng tạo
* Đối với trẻ 5 tuổi:
TS

Nội dung


HS

Tốt
SL %

Khá
SL %

Đạt
SL %

K. đạt
SL %

35

30

55

47

27

23

0

0


75

64

37

32

5

4

0

0

74

63

38

33

5

4

0


0

Khả năng chú ý
Sau khi
áp dụng
đề tài

quan sát và ghi 117
nhớ của trẻ.
Kỹ năng phát
triển



duy, 117

tưởng tượng .
Khả năng diễn
đạt vốn từ ngôn 117

ngữ mạch lạc.
5. SO SÁNH ĐỐI CHỨNG:
* Đối với giáo viên:
Nội dung

T.số

Tốt
SL %


Khá
SL %

Đạt
SL %

K. đạt
SL %

4

7

13

0

Nắm kiến thức
Trước

về

hoạt

động 24

17

29


54

0

khám phá khoa
12


khi áp học
Khả năng tổ 24
dụng
chức tiết dạy
đề tài
Khả năng chủ 24

2

8

5

21

15

63

2

8


2

8

5

21

14

58

3

13

8

33

11

46

5

21

0


0

tổ 24

8

33

10

42

6

25

0

0

chức tiết dạy
Khả năng chủ 24

6

25

10


42

8

33

0

0

động sáng tạo
Nắm kiến thức
Sau

về

hoạt

động 24

khi áp khám phá khoa
dụng
đề tài

học
Khả

năng

động sáng tạo

* Đối với trẻ 5 tuổi:
Tôt
SL %

Khá
SL %

Đạt
SL %

K đạt
SL %

quan sát và ghi 117

11

9

33

28

63

54

10

9


nhớ của trẻ.
khi áp Kỹ năng phát
dụng
triển tư duy, 117
đề tài
tưởng tượng .
Khả năng diễn

26

22

33

28

48

41

10

9

đạt vốn từ ngôn 117

33

28


36

31

33

28

15

13

quan sát và ghi 117

35

30

55

47

27

23

0

0


khi áp nhớ của trẻ.
Kỹ năng phát
dụng
triển tư duy, 117
đề tài
tưởng tượng .
Khả năng diễn

75

64

37

32

5

4

0

0

Nội dung

T.số

Khả năng chú ý

Trước

ngữ mạch lạc.
Khả năng chú ý
Sau

13


đạt vốn từ ngôn 117

74

63

38

33

5

4

0

0

ngữ mạch lạc.
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
6.1.Muốn nâng cao chất lượng cho trẻ khám phá khoa học trong trường

Mầm non, cán bộ quản lí phải chú trọng đầu tư cơ sở vật chất mua sắm tài liệu đồ
dùng, đồ chơi phục vụ dạy và học. Xây dựng cảnh quan môi trường sư phạm xanh
– sạch – đẹp. Xây dựng góc thiên nhiên phong phú tạo mọi điều kiện để trẻ được
trải nghiệm khám phá, phát triển nhận thức và ngôn ngữ.
6.2. Phải nắm chắc chuyên môn, nắm chắc khả năng giảng dạy và học tập
của cô và cháu trong nhà trường để có kế hoạch bồi dưỡng cho sát thực.
6.3. Phải tăng cường bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ giáo viên
bằng nhiều hình thức để nâng cao vốn kiến thức hiểu biết về các sự vật hiện tượng
thiên nhiên và xã hội. Phát huy khả năng sáng tạo linh hoạt chủ động trong khi tổ
chức thực hiện hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.
6.4. Thường xuyên trao đổi với các bậc cha mẹ để thống nhất biện pháp
giáo dục và thoả mãn trí tò mò của trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
7. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG:
- Có đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị về đồ dùng đồ chơi, nguyên vật
liệu để trẻ khám phá...
- Đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn trở lên giúp giáo viên
có thể áp dụng dễ dàng việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học đạt hiệu quả cao.

14


KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Khám phá khoa học là một phần không thể thiếu được trong chương trình
giáo dục mầm non. Vì khám phá thế giới xung quanh là khám phá thiên nhiên,
khám phá với đồ vật do con người tạo ra, khám phá xã hội loài người, các mối quan
hệ gia đình, nghề nghiệp, các phong tục tập quán và bản sắc văn hoá dân tộc.
Bên cạnh việc cung cấp kiến thức cho trẻ cần chú trọng tới những xúc cảm
của trẻ với thế giới xung quanh, để khơi dậy ở trẻ những rung động trước cái đẹp,
đòi hỏi giáo viên phải thực sự cảm nhận được nó, bằng lời nói truyền cảm dẫn dắt


15


trẻ đi vào thế giới kì diệu của cuộc sống xung quanh. Giáo viên cần sử dụng linh
hoạt phương pháp tích cực trong giáo dục.
Quá trình giáo dục không thể tách rời 3 phần khám phá, cảm nhận và sáng
tạo. Việc tiếp nhận tri thức phải gắn liền với những xúc cảm diễn ra trong tâm hồn.
Chỉ có vậy, trẻ mới có thể sáng tạo, kể được những câu chuyện sinh động, vẽ được
những bức tranh đẹp, đầy cảm xúc. Chỉ có vậy mới giúp được trí tưởng tượng của
trẻ được bay bổng. Đứa trẻ hôm nay, mai sau lớn lên sẽ trở thành người như thế
nào? Bàn tay nào đã dẫn dắt bé trong những tháng năm thơ ấu và cái gì từ thế giới
xung quanh đã đi vào trí óc và trái tim của trẻ ? Tất cả những điều đó đặt lên đôi vai
của chúng ta – những nhà sư phạm. Đòi hỏi mỗi người phải học hỏi, sáng tạo để
tìm ra cho mình một giải pháp tốt nhất góp phần tạo nên những chủ nhân tương lai
cường tráng, trí tuệ và đức hạnh đáp ứng nhu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn mới, giai đoạn “Công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Nên việc nâng
cao chất lượng các môn học trong trường Mầm non là hết sức cần thiết, đặc biệt là
cho trẻ khám phá khoa học. Không những chúng ta cung cấp kiến thức cho trẻ về
các sự vật và hiện tượng xung quanh mà còn khơi dậy ở trẻ tình yêu thiên nhiên,
biết yêu quý, trân trọng những con người tạo dựng ra nó, đây là nền tảng, là hành
trang giúp cho các bé bước vào cuộc sống một cách tự tin và đầy lòng nhân ái.
2. KHUYẾN NGHỊ:
Sau khi thực hiện đề tài“ Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng
khám phá khoa học cho trẻ trong trường mầm non”. Để giáo viên thực hiện tốt
hơn nữa việc tổ chức cho trẻ khám phá khoa học tôi mạnh dạn đề xuất với Phòng
giáo dục - Sở giáo dục một số kiến nghị như sau:
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quan tâm, đầu tư và hỗ trợ cơ sở vật chất,
trang thiết bị đồ dùng, tài liệu học tập cho các trường Mầm non.
- Tạo nhiều cơ hội cho giáo viên được trau rồi năng lực sư phạm qua các lớp

bồi dưỡng chuyên môn về nội dung khám phá khoa học.
16


- Cung cấp các tài liệu có nội dung khám phá khoa học để giáo viên học tập
và tự nghiên cứu.
Trên đây là một số sáng kiến được đúc rút từ thực tế đã làm, tôi xin được
trình bày để các bạn đồng nghiệp tham khảo. Trong quá trình thực hiện đề tài bản
thân tôi đã rất cố gắng song không tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Rất
mong được sự đóng góp của các bạn đồng nghiệp và hội đồng khoa học các cấp.
Xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non- nhà xuất bản giáo
dục Việt Nam.
2. Tâm lý học trẻ em - Nguyễn Ánh Tuyết.
3. Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi, 4-5 tuổi, 3-4 tuổi.
4. Hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục mầm non Nhà trẻ ( 3-36 tháng)
5. Bộ giáo án minh họa tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường cho trẻ mẫu giáo 5
tuổi thông qua các hoạt động giáo dục - Chủ nhiệm: Đoàn Thị Minh Công.
17


6. Tài liệu tập huấn chuyên môn cấp học mầm non: Trong đó có “ Giáo dục ứng
phó với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai trong trường mầm non ” .
7. Một số tài liệu khác có liên quan đến khám phá khoa học.
8. Điều lệ trường mầm non.

MỤC LỤC
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN:............................................Trang 1.

II. TÓM TẮT SÁNG KIẾN:....................................................................Trang 2.
III. MÔ TẢ SÁNG KIẾN:........................................................................Trang 5.
1. HOÀN CẢNH NẢY SINH SÁNG KIẾN:...........................................Trang 5.
2. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG:................................................................Trang 6.
3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG KHÁM PHÁ
KHOA HỌC CHO TRẺ TRONG TRƯỜNG MẦM NON:......................Trang 7.
18


4. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:.......................................................................Trang 11.
5. SO SÁNH ĐỐI CHỨNG:......................................................................Trang 12.
6. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:..................................................................Trang 14.
7. ĐIỀU KIỆN ĐỂ SÁNG KIẾN ĐƯỢC NHÂN RỘNG:........................Trang 15.
IV. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:.....................................................Trang 16.
V. TÀI LIỆU THAM KHẢO:....................................................................Trang 18.

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Qua quá trình chỉ đạo thực hiện và rút kinh nghiệm của bản thân, tôi nêu ra
một vài kinh nghiệm nhỏ bé của mình để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.
Giúp cho cán bộ quản lí ngành học mầm non hiểu sâu sắc về tầm quan
trọng của việc dạy trẻ khám phá khoa học, từ đó có các biện pháp xây dựng cơ sở
vật chất, quy hoạch khuôn viên nhà trường, xây dựng góc thiên nhiên, điều chỉnh
đội ngũ giáo viên và một số giải pháp tác động có hiệu quả nhằm nâng cao chất
lượng tổ chức hoạt động cho trẻ khám phá khoa học.

19


III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng bộ môn khám phá khoa học

trong trường mầm non.
IV. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Khảo sát cơ sở vật chất để năm bắt thực tế điều kiện thiên nhiên môi trường
và các phương tiện đồ dùng phục vụ cho bộ môn khám phá khoa học trong trường
Mầm non.
Khảo sát và đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn khả năng truyền tải
nội dung kiến thức cho trẻ về bộ môn khám phá khoa học của đội ngũ giáo viên
trong trường Mầm non.
Khảo sát, nắm bắt khả năng nhận biết, phát triển ngôn ngữ của trẻ về hoạt
động học, tìm ra kết quả đạt được và những hạn chế cần khắc phục.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo
viên và các điều kiện để thực hiện tốt bộ môn khám phá khoa học trong trường
Mầm non.
V. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Là giáo viên và các cháu trong trường Mầm non.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Sưu tầm, phân tích, tổng hợp các nguồn tài liệu về đổi mới giáo dục Mầm
non. Đặc biệt chú trọng bộ môn khám phá khoa học.
Phương pháp điều tra, phân tích tổng hợp rút kinh nghiệm.
VII. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Phần I: Đặt vấn đề.
Phần II: Giải quyết vấn đề.
20


Phần III: Kết luận và kiến nghị.

PHẦN II:

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I. ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG:
1. Cơ sở vật chất:
Mục lục.
Trang.
Thông tin về sáng kiến..............................................................................................1
Tóm tắt sáng kiến......................................................................................................2
Mô tả sáng kiến......................................................................................................4
1.Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến...............................................................................4
2. Cơ sở lý luận của vấn đề.......................................................................................4
3. Thực trạng của vấn đề...........................................................................................4
4. Các biện pháp thực hiện........................................................................................6.
5. Kết quả đạt được....................................................................................................9
21


6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng...............................................................11
Kết

luận



khuyến

nghị...........................................................................................12

Tài liệu tham khảo
- Tâm lý học trẻ em.
- Giáo dục học.
- Tài liệu tập huấn hè 2006 về dinh dưỡng cho trẻ.

- Sách hướng dẫn nấu ăn cho trẻ dưới sáu tuổi.

22



×