Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

SKKKN một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.35 KB, 28 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN
Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục
an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non
Lĩnh vực: Quản lý

Năm học: 2014-2015

1


THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Quản lý
3. Tác giả:
Họ và tên:

Trần Thị Huế

Nam (nữ): Nữ

Ngày tháng/năm sinh: 17/02/1985
Trình độ chuyên môn: Đại học
Chức vụ, đơn vị công tác: Phó hiệu trưởng trường mầm non Lê Lợi
Điện thoại: 0915988168
4. Đồng tác giả: Không
5. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Trường mầm non Lê Lợi- Khu Thanh Tân - Xã Lê Lợi- Thị xã Chí LinhTỉnh Hải Dương- SĐT: 03203593123


6. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
Trường mầm non Lê Lợi- Khu Thanh Tân - Xã Lê Lợi - Thị xã Chí LinhTỉnh Hải Dương- SĐT: 03203593123
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên, các tài liệu liên quan đến ngành, bậc học,…
8. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Tháng 9/2014 – 02/2015.
TÁC GIẢ

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN

(ký, ghi rõ họ tên
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
2


1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến: Trong những năm gần đây vấn đề về ATGT
đang là vấn đề “ Nóng” trong năm có nhiều vụ tai nạn giao thông xảy ra rất
thương tâm mà lỗi xảy ra do không chấp hành luật lệ giao thông như không đội
mũ bảo hiểm, lô đùa khi tham gia giao thông,…Vì vậy việc giáo dục cho trẻ về
ATGT có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho nên tôi đã đưa ra những biện pháp chỉ
đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến: Nghiên cứu về Giáo
dục ATGT phải mất nhiều thời gian xong đối với nhu cầu cấp thiết thì đây là đối
tượng nên được quan tâm nhất vì thế mỗi giáo viên cần nêu cao tinh thần trách
nhiệm, hình thành cho trẻ ý thức, thái độ và kỹ năng khi tham gia giao thông, Vì
vậy, tôi lựa chọn nội dung: “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục an toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm non” từ tháng
9/2014 đến tháng 02/2015 tại trường mầm non mà tôi công tác.
3. Nội dung sáng kiến:
Trong sáng kiến của mình tôi đã nêu được thực trạng về nhận thức của trẻ về
an toàn gia thông của trẻ và tôi xây dựng và thực hiện 5 biện pháp sau:

+ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về Luật an toàn giao thông cho giáo viên.
+ Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch tích hợp lồng ghép
giáo dục ATGT tại trường.
+ Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng “giáo dục ATGT cho
trẻ”.
+ Biện pháp 4: Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, tăng cường cơ sở vật chất
và cải tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
+ Biện pháp 5: Tiến hành kiểm tra đánh giá.
* Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến: Chỉ đạo giáo viên sáng tạo lồng ghép
tích hợp nội dung giáo dục ATGT cho trẻ thông qua tất cả các hoạt động trong
3


ngày. Sưu tầm, sáng tác các album về các sự cố ATGT, sự cố do thiên tai bão lũ
gây ảnh hưởng đến an toàn khi tham gia giao thông, làm nhiều ĐDĐC tự tạo về
các PTGT.
* Khả năng áp dụng của sáng kiến:
- Tôi đã thực hiện biện pháp này thành công trong trường tôi và có thể áp dụng
rộng rãi ở các trường mầm non đặc biệt được áp dụng đạt hiệu quả nhất tại các
trường mầm non trong thị xã.
- Cách thức áp dụng: Trong mỗi biện pháp tôi đều trình bày rất chi tiết cách áp
dụng sáng kiến. Để chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ
trong trường mầm non việc đầu tiên là phải nâng cao nhận thức về Luật ATGT cho
giáo viên ( Biện pháp 1). Tiếp theo hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch lồng
ghép tích hợp giáo dục ATGT tại trường ( Biện pháp 2). Tôi đã bắt tay vào việc chỉ
đạo giáo viên nâng cao chất lượng “giáo dục ATGT cho trẻ” ( Biện pháp 3). Tiếp
theo tôi đã làm tốt công tác tham mưu để tăng cường cơ sở vật chất và tạo môi
trường cho trẻ hoạt động. Để đánh giá được kết quả thực hiện việc nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT cho trẻ tôi tiến hành kiểm tra, đánh giá ( Biện pháp 6).
* Lợi ích thiết thực của sáng kiến: Khi áp dụng sáng kiến“ Một số biện pháp

chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường
mầm non” sẽ mang lại lợi ích như:
- Mỗi CBQL nắm chắc được kiến thức ATGT đối với mỗi cá nhân, cộng đồng.
Biết lựa chọn, tìm tòi sáng tạo ra các biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non.
- Giáo viên: Hiểu sâu hơn về nội dung giáo dục ATGT cho trẻ, có thêm kỹ năng
xây dựng các hoạt động tích hợp nội dung giáo dục ATGT vào các chủ đề, các thời
điểm trong ngày của trẻ để đạt được mục tiêu đề ra.

4


- Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về ATGT, trẻ có một số kỹ năng cần thiết
để tham gia giao thông, biết chủ động, tự tin, mạnh dạn chia sẻ thông tin với bạn
bè, từ đó trẻ biết tham gia giao thông đúng luật.
4. Khẳng định giá trị, kết quả đạt được của sáng kiến: Qua việc áp dụng các
biện pháp hữu hiệu chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ
trong trường mầm non đã thu được kết quả khả thi nhất. Mỗi giáo viên đã nhận
thức được tầm quan trọng của ATGT đối với mỗi cá nhân, mỗi học sinh, mỗi phụ
huynh như thế nào? Từ đó sáng tạo áp dụng các biện pháp lồng ghép nội dung
giáo dục ATGT hợp lý với từng hoạt động.
5. Đề xuất kiến nghị: Đề nghị với Phòng giáo dục mở rộng các lớp tập huấn
kiến thức về ATGT cho các CBQL và các đồng chí giáo viên cốt cán trong các nhà
trường, tổ chức các chuyên đề về giáo dục ATGT cho trẻ mầm non. Đối với giáo
viên các lớp thì tuyên truyền sâu rộng hơn đến phụ huynh và người thân về vấn đề
ATGT. Tích cực xây dựng các tiết dạy tích hợp với ATGT để giáo dục trẻ lớp
mình.

MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến


5


1.1. Lý do chọn đề tài: Thực hiện Chỉ thị số 52/2007/CT-BGD&ĐT ngày
31/8/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo về “ Tăng cường công tác giáo dục an toàn
giao thông (ATGT) trong các cơ sở giáo dục”, công văn số 1031/SGD&ĐTCTHSSV&CNTT ngày 20 tháng 8 năm 2014 của Sở Giáo dục và Đào tạo; công
văn 599/PGD&ĐT ngày 22 tháng 8 năm của Phòng giáo dục và đào tạo về việc
“Tăng cường triển khai công tác giáo dục ATGT đầu năm học 2014 – 2015”.
Trường tôi đã chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong
trường mầm non với mục tiêu: Giúp trẻ em hiểu được tầm quan trọng của ATGT
đối với trẻ quan trọng như thế nào? Bởi hàng ngày trẻ phải đối mặt với các tình
huống giao thông nguy hiểm. Giáo dục ATGT sẽ chuẩn bị cho trẻ trở thành những
người tham gia giao thông an toàn. Một trong những nguyên nhân cơ bản của tai
nạn giao thông đối với trẻ em ở các nước đang phát triển là do thất bại trong việc
đưa giáo dục ATGT vào chương trình giảng dạy của nhà trường, giáo dục là một
biện pháp hiệu quả. Giai đoạn hiệu quả nhất để giáo dục trẻ các kiến thức và kỹ
năng mà chúng sẽ nhớ suốt đời là lứa tuổi mầm non. Một chương trình giáo dục
ATGT nên bắt đầu từ giáo dục mầm non và liên tục thực hiện giáo dục ATGT
trong suốt thời gian trẻ ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, tôi đưa ra một số biện
pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường
mầm non.
1.2. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo
dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non.
+ Phạm vi nghiên cứu: Cán bộ giáo viên (CBGV) trong trường mầm non.
1.3. Mục đích của đề tài: Nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
nâng cao chất lượng giáo dục An toàn giao thông cho trẻ trong trường mầm
non" nhằm mục đích rút ra những kinh nghiệm trong tổ chức chỉ đạo và thực
hiện; giúp cho giáo viên nắm vững được kiến thức và kỹ năng để thực hiện nâng

6


cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non đạt được hiệu quả
cao hơn.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu văn kiện Đại hội khóa XI,
tham khảo chương trình khung, tài liệu, sách báo, tập san, mạng internet về các
nội dung có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp điều tra, khảo sát thực trạng tổng hợp, phân tích các tài liệu
có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp thực nghiệm.
+ Phương pháp so sánh đối chứng, tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề:
Theo Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI
( Nghị quyết số 29-NQ/TW) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, đáp ứng
yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế”. Trong đổi mới căn bản có rất nhiều nội dung trong đó
có ATGT. Tai nạn GT trong những năm gần đây ngày càng gia tăng, trở thành vấn
đề bức xúc của toàn xã hội, hàng năm tai nạn GT làm chết và bị thương hàng vạn
người và thiệt hại hàng chục tỷ đồng. Hàng năm có hàng trăm vụ tai nạn GT liên
quan đến học sinh, làm chết và bị thương hàng trăm em. Đó là nỗi đau xót lớn của
chúng ta. Để đáp ứng với nhu cầu hiện nay và tình hình thực tế thì vấn đề an toàn
giao thông (ATGT) nói chung và trong trường học nói riêng đang là vấn đề “
Nóng” luôn nhận được sự quan tâm nhất.
Chính vì thế chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ
hay nói cách khác nâng cao chất lượng giáo dục ATGT của CBGV trong mỗi nhà
trường đóng vai trò hết sức quan trọng, nó quyết định rất lớn đến việc hình thành
và phát triển nhân cách con người ở trẻ em ngay từ thủa ấu thơ.


7


Nội dung giáo dục ATGT được đưa vào chủ đề “ Phương tiện giao thông”
(PTGT). Giúp trẻ nhận biết tên gọi, một số đặc điểm, lợi ích của các PTGT và một
số quy định khi tham gia giao thông.
3. Thực trạng của vấn đề
Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế. Thông qua việc khảo
sát thực tế để nắm bắt tình hình cụ thể và các nội dung cần thiết cho việc thực hiện
nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ để từ đó đưa ra các biện pháp chỉ đạo
sát thực, đạt hiệu quả.
3.1. Khảo sát về cơ sở vật chất (Tháng 9/2014).
Trường mầm non tôi phụ trách là một trường nông thôn miền núi địa bàn
dân cư ở rải rác. Các điểm trường đa số nằm cạnh sát đường Quốc lộ 37, có tổng
số 38 CBGV và trên 350 cháu, đa số đều ở cách xa trường học gần nhất 1km; xa
nhất 7-12km; bên cạnh đó trường chưa có khu tập trung với nhiều điểm trường
khó khăn cho cán bộ trong việc quản lý; giáo viên trong việc chăm sóc nuôi dưỡng
trẻ và khó khăn cho các bậc phụ huynh trong việc đưa trẻ đến trường học. Nhà
trường đã đầu tư tương đối đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho
công tác giáo dục ATGT cho trẻ như: Nội dung tuyên truyền, các biểu bảng, biển
hiệu về ATGT gần gũi với trẻ. Xong những nội dung đó chưa được quan tâm sâu
sắc.
3.2. Khảo sát về thực trạng thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục
ATGT cho trẻ trong trường mầm non:
3.2.1. Khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT cho trẻ của giáo viên.
TT

Mức độ
Nội dung


1
2

Xây dựng kế hoạch giáo dục an

Tổng

Thành

số

thạo

Khó khăn

thực hiện

giáo
viên
28

toàn giao thông cho trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục
về ATGT cho trẻ.

8

Chưa
được
SL

%

SL

%

SL

%

20

72

8

28

-

-

18

65

10

35


-

-


3

Tổ chức các hoạt động lồng ghép

20

giáo dục ATGT cho trẻ.

72

8

28

-

-

3.2.2. Kết quả chất lượng giờ dạy có lồng ghép giáo dục ATGT cho trẻ:
Mức độ

Một số

Tốt


giờ
TT

Khá

Đạt yêu

Chưa đạt

cầu

yêu cầu

dạy,
Nội dung

SL

%

SL

%

SL

%

SL


%

10

02

20

05

50

03

30

-

-

08

02

25

04

50


02

25

-

-

06

01

17

03

50

02

33

-

-

hoạt
động

Tổ chức vào hoạt động chơi

1

2
3

tập có chủ định; hoạt động
học
Tổ chức dạo chơi ngoài trời,
hoạt động ngoài trời
Tổ chức chơi tập buổi chiều;
hoạt động chiều.

Qua việc việc khảo sát, tôi nhận thấy về chất lượng giáo dục đảm bảo xong
kết quả giáo dục chưa cao. Tuy nhiên, việc xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục
ATGT chưa mang tính bao quát, chưa có cơ sở căn cứ vào điều kiện thực tế.
3.3. Về nhận thức tham gia giao thông của phụ huynh:
Đa số phụ huynh chưa nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của việc tham
gia bảo vệ ATGT cho bản thân và cộng đồng. Vì thế, khi sử dụng các phương tiện
tham gia giao thông chưa thực hiện tốt luật giao thông đó quy đinh như: phụ
huynh còn chở 2-3 trẻ trên xe gắn máy, phóng nhanh khi bận công việc; đặc biệt
chưa quan tâm đến việc đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
3.4. Về trẻ:
Trẻ 3-4 tuổi: Được làm quen với một số PTGT quen thuộc, nhận biết tên
gọi, đặc điểm, công dụng; biết nắm tay người lớn khi đi qua đường, biết ngồi trên
xe đạp, xe máy an toàn.
Trẻ 4-5 tuổi: Biết kể tên, so sánh, phân loại một số PTGT, biết một số dịch
vụ giao thông ( nơi bán vé, bến ô tô, sân bay,…). Biết tránh nơi có nhiều người và
9



xe cộ qua lại, biết đi bộ an toàn; làm quen với tín hiệu đèn giao thông và an toàn
khi đi trên các PTGT.
Trẻ 5-6 tuổi: Làm quen với một số biển báo giao thông đường bộ ( biển
cấm, biển nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn), nơi qua đường an toàn, cách
đội mũ bảo hiểm đúng.
Từ thực trạng nêu trên, tôi đã đi sâu nghiên cứu “Một số biện pháp chỉ đạo
giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non” để
giúp giáo viên mạnh dạn, tự tin trong việc đưa nội dung giáo dục ATGT vào hoạt
động học và lồng ghép tích hợp có hiệu quả vào các hoạt động chăm sóc giáo dục
trẻ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện
4.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về Luật ATGT cho giáo viên:
Tôi tạo điều kiện cho CBGV tham gia các lớp bồi dưỡng về Luật ATGT, đặc
biệt tôi đã tổ chức cho CBGV tham gia bồi dưỡng tại trường “Tìm hiểu một số
kiến thức về Luật ATGT đường bộ dành cho giáo viên”. Giúp cho CBGV nhận
thức vài nét về tình hình trật tự ATGT nhất là tình hình trật tự ATGT có liên quan
đến học sinh; những quy tắc giao thông thường gặp khi tham gia giao thông hàng
ngày, đặc biệt với đường bộ:
* Về quy tắc chung về giao thông đường bộ: Đi bên phải theo chiều đi của
mình. Đi đúng phần đường quy định. Phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
* Về hệ thống báo hiệu đường bộ: Hiệu lệnh của cảnh sát điều khiển giao
thông, đèn tín hiệu giao thông.
* Về biển báo hiệu đường bộ:
+ Biển báo hiệu đường gồm 5 nhóm, ý nghĩa của từng nhóm như sau: Biển
báo cấm, biển báo nguy hiểm, biển hiệu lệnh, biển chỉ dẫn, biển phụ
* Về một số quy định đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô,
xe gắn máy: Đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô 2 bánh, 3 bánh,

10



xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm, cấm người ngồi trên xe mô tô 2 bánh Mang,
vác vật cồng kềnh, sử dụng ô,…
* Về các quy dịnh đối với người điều khiển và người ngồi trên xe đạp,
người diều khiển xe thô sơ khác: người điều khiển xe đạp chỉ được chở tối đa 01
người lớn và 01 trẻ em dưới 7 tuổi,…
* Đối với người đi bộ: đi trên hè phố, lề đường, trẻ em dưới 7 tuổi khi qua
đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dắt,…
* Ngoài ra CBGV cần nắm nguyên nhân tai nạn giao thông cụ thể như: Do
người tham gia giao thông chưa thực hiện đúng luật giao thông, chạy quá tốc độ
cho phép,…
* Về cơ sở hạ tầng: Đường chật hẹp, thiếu biển chỉ dẫn ở những nơi nguy
hiểm. Để ngăn ngừa những tai nạn giao thông cần thiết phải giáo dục ATGT cho
đối tượng học sinh, trong đó có có lứa tuổi trẻ mầm non. Các cô giáo là người có
nhiều cơ hội gần gũi trẻ, chăm sóc trẻ nhiều hơn ai hết. Do đó những kiến thức về
kỹ năng ATGT ở trẻ sẽ được củng cố và bền vững nếu được cô giáo luôn nhắc nhở
trẻ thực hiện và làm gương cho trẻ noi theo.
4.2. Biện pháp 2: Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép
giáo dục ATGT tại trường.
Tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch ATGT. Chỉ đạo
giáo viên các nhóm lớp chủ động xây dựng kế hoạch theo năm, tháng, tuần và
ngày. Kế hoạch xây dựng chi tiết cụ thể bao nhiêu thì kết quả tốt bấy nhiêu.
Trong quá trình giảng dạy thì khâu chuẩn bị giáo án là vô cùng quan trọng.
Soạn giáo án tốt thì đã thành công một nửa. Vì qua soạn giáo án, giáo viên xác
định được mục đích yêu cầu của từng loại tiết. Khi nắm được nội dung sẽ tìm ra
phương pháp, hình thức tổ chức tốt nhất để thu hút trẻ vào giờ học.
Ví dụ: Trường có 14 nhóm lớp, tôi chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng dự kiến
kế hoạch thực hiện chủ đề, đặc biệt quan tâm đến chủ đề “ PTGT” tôi duyệt và
chỉnh sửa cho giáo viên các nhóm lớp để hướng giáo viên đi tới xây dựng chủ đề
11



với chương trình lồng ghéo tích hợp nội dung ATGT hợp lý: kết quả 14/14 đạt
100% lớp xây dựng tốt dự kiến kế hoạch lồng ghép nội dung ATGT.
Thông thường khi giáo viên xây dựng kế hoạch lồng ghép giáo dục ATGT
vào các chủ đề thì giáo viên hay nhầm lẫn ở các vấn đề như: lựa chọn nội dung
của chủ đề rộng, xác định tên chủ đề không gần gũi với trẻ. Bởi vậy khi kiểm tra
duyệt giáo án cho giáo viên, chỗ nào chưa đạt yêu cầu tôi tham gia góp ý yêu cầu
giáo viên chỉnh sửa ngay để rút kinh nghiệm cho bài soạn lần sau, hướng dẫn giáo
viên lựa chọn chủ đề gần gũi với trẻ, tên chủ đề hấp dẫn, dễ nhớ.
Ví dụ: Trẻ 3 tuổi, chủ đề “ Phương tiện giao thông” giáo viên xây dựng kế
hoạch tuần với chủ đề nhánh “ Bé tìm hiểu các phương tiện giao thông”. Tôi đã
duyệt bài và hướng dẫn giáo viên lựa chọn chủ đề nhánh gần gũi với trẻ hơn “ Bé
biết gì về phương tiện giao thông đường bộ”.
Qua đó có thể nói việc lập kế hoạch giáo dục lồng ghép tích hợp giáo dục
ATGT giúp giáo viên luôn chủ động thực hiện nhiệm vụ, tránh được tình trạng
chồng chéo, hoặc tùy tiện cắt xén các hoạt động. Tạo cơ hội cho giáo viên biết
chia sẻ, hợp tác chặt chẽ và thống nhất với nhau để hoàn thành các nhiệm vụ trong
quá trình thực hiện giáo dục ATGT cho trẻ.
Tuy nhiên, kế hoạch giáo dục lồng ghép nội dung tích hợp ATGT cho trẻ
của giáo viên phải được nhà trường phê duyệt mới được thực hiện. Giáo viên xây
dựng kế hoạch soạn giảng cụ thể từng chủ đề, thời gian thực hiện cả năm và đặc
biệt quan tâm đến chủ đề “ PTGT” nộp về Ban giám hiệu để phê duyệt trước 1
tuần mới được đưa vào soạn giảng. Trong quá trình soạn giảng nếu có sự thay đổi
cần báo cáo kịp thời.
4.3. Biện pháp 3: Chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lượng “giáo dục ATGT
cho trẻ”: Giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non được thực hiện lồng ghép
các hoạt động giáo dục trẻ, trong giờ đón trả trẻ, mọi lúc mọi nơi như: thực hành
cách đi đường theo biển chỉ dẫn và theo tín hiệu đèn giao thông, cách thức khi


12


thamm gia giao thông ( đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, không thò tay, đầu
ra ngoài khi ngồi trong ô tô),….
4.3.1. Tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng.
- Đội ngũ giáo viên là lực lượng nòng cốt để thực hiện kế hoạch và nhiệm
vụ năm học, là sức bật thực hiện tốt việc nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho
trẻ và khẳng định được chất lượng của đơn vị. Động viên và tạo điều kiện cho giáo
viên tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng trên chuẩn bằng cách tham mưu với Hiệu
trưởng để động viên tinh thần, ủng hộ tài liệu học tập, phân công sự trợ giúp đứng
lớp của đồng nghiệp. Khuyến khích và ưu tiên dành thời gian cho giáo viên tham
dự các lớp bồi dưỡng về ATGT, cách vào mạng internet.
Ví dụ: Trường có 28 giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về nâng cao
chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ, 14 giáo viên tham gia học các lớp bồi dưỡng
trên chuẩn vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
4.3.2. Bồi dưỡng về chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi.
Chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi (ĐDĐC) phục vụ
cho mỗi hoạt động, ĐDĐC là phương tiện để lôi cuốn trẻ tham gia vào hoạt động,
qua đó giúp trẻ phát triển óc quan sát, dần hoàn thiện các mục tiêu đã đặt ra theo
các lĩnh vực của mỗi chủ đề. ĐDĐC phải mang tính khoa học, đảm bảo an toàn và
thẩm mỹ cao.
Ví dụ: Tôi thường xuyên tổ chức các chuyên đề làm tự tạo về các ĐDĐC
PTGT, khuyến khích giáo viên sưu tầm những nguyên liệu sẵn có của địa phương
như: Chủ đề “ PTGT”, tôi yêu cầu giáo viên các lớp thu thập các vỏ hộp nhựa,
bánh xe ô tô đồ chơi bị hỏng, vỏ hộp sữa, các loại hột hạt,...làm học liệu phục vụ
ĐDĐC các hoạt động giáo dục. Kết quả 14/14 đạt 100% nhóm lớp tích cực tham
gia và làm được nhiều đồ chơi PTGT có hiệu quả sử dụng cao, an toàn cho trẻ.
4.3.3. Bồi dưỡng giáo viên thông qua hội giảng hội thi, hội thảo.
Việc tổ chức hội thi cho các cô giáo là một hình thức có tác dụng rất lớn cho

việc nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, tạo cơ hội để giáo viên
13


được học tập, trao đổi kinh nghiệm.. Trong năm học trường đã tổ chức các hội thi
đó là: Hội thi giáo viên dạy giỏi theo chuyên đề cấp trườngcấp trường và đặc biệt
nhà trường đã phát động hội thi “ Làm đồ dùng đồ chơi tự tạo về các PTGT”. Cụ
thể:
Ví dụ: Có 18 giáo viên tham gia hội thi “ Giáo viên giỏi cấp trường” đều
đạt giỏi. Các lớp tích cực thi đua làm đồ dùng đồ chơi tự tạo trang trí nhóm lớp kết
quả 14/14 đạt 100% các nhóm lớp đều đạt kết quả khá tốt, tiết kiệm được chi phí,
làm được 14 bộ đồ dùng, đồ chơi về các PTGT có tính thẩm mỹ, an toàn đối với
trẻ.
4.3.4 .Bồi dưỡng bằng cách tham khảo qua internet: Tham mưu với BGH
nhà trường kết nối internet đến các khu và hướng dẫn cách vào mạng qua các buổi
sinh hoạt chuyên môn để giáo viên tìm kiếm, khai thác hiệu quả những giáo án
điện tử về giáo dục ATGT cho trẻ. Bên cạnh đó hướng dẫn giáo viên dạy trẻ biết
chơi các trò chơi với các PTGT trên máy tính để củng cố kiến thức cho trẻ về
ATGT và các quy định về cách tham gia giao thông đúng luật.
4.3.5. Bồi dưỡng thông qua việc tham quan học tập trường bạn.
Nhà trường đã tích cực tổ chức thăm quan trường bạn trong các kỳ sinh hoạt
nghiệp vụ, đặc biệt là chuyên đề “ Giáo dục ATGT cho trẻ”. Trao đổi những việc:
xây dựng kế hoạch có lồng ghép nội dung tích hợp giáo dục ATGT, vận dụng
phương pháp dạy học tích cực, cách tạo môi trường cho trẻ khám phá chủ đề với
giáo viên trường bạn. Sau mỗi đợt trao đổi kiến thức với bạn bè đồng nghiệp tôi
cho giáo viên tự đánh giá thu hoạch những vấn đề đã học tập được và trao đổi
những vấn đề chưa rõ trong buổi họp chuyên môn, cùng chia sẻ với đồng nghiệp.
Từ đó tôi đã tiếp thu được rất nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc chỉ đạo giáo
viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ.
Ví dụ: Trong kỳ sinh hoạt nghiệp vụ tại trường A về lĩnh vực Phát triển

nhận thức, tôi tham mưu với nhà trường cho giáo viên cốt cán đi tham quan học
tập; sau khi trau dồi xong tôi kết hợp với các tổ chuyên môn xây dựng tổ chức tiết
14


dạy mẫu theo độ tuổi, cử giáo viên có năng lực dạy cho đồng nghiệp trong trường
học tập.
4.3.6. Sưu tầm và triển khai tài liệu về giáo dục ATGT cho giáo viên:
Tôi sưu tầm và triển khai tới các đồng chí giáo viên trong buổi sinh hoạt
chuyên môn để cùng nhau nguyên cứu một số tài liệu như:
Ví dụ 1: Cuốn sách “Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố
theo chủ đề 4-5 tuổi”của tác giả Lê Thu Hương - Nhà xuât bản giáo dục Việt
Nam: Trong chủ đề Giao thông có một số bài thơ “ Đèn báo”, truyện “ Kiến thi an
toàn giao thông”, trò chơi “ Phương tiện giao thông”, bài hát “ Đi đường em nhớ.
Ví dụ 2: Cuốn sách “ Truyện, trò chơi, thơ, bài hát về giáo dục ATGT” của
Bộ GD&ĐT - Vụ giáo dục Mầm non. Hà Nội: Có các trò chơi, bài thơ, câu đố, bài
hát và các câu chuyện về giáo dục luật giao thông.
Ví dụ 3: Cuốn sách “ Giáo dục ATGT cho trẻ mầm non” của Bộ GD&ĐT Vụ giáo dục Mầm non. ( Sách dành cho giáo viên Mầm non ). Hà Nội: Cung cấp
cho giáo viên hiểu biết cơ bản về hệ thống giao thông, luật ATGT.
4.4. Biện pháp 4: Làm tốt công tác tham mưu về xã hội hóa giáo dục,
tăng cường cơ sở vật chất, cải tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động.
Để nâng cao được chất lượng giáo dục, thực hiện tốt việc nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non, ngay từ đầu năm học nhà
trường đã làm tốt công tác tham mưu với các cấp lãnh đạo và triển khai công tác
xã hội hóa giáo dục (XHHGD) đến từng điểm trường để có nguồn kinh phí xây
dựng và tu sửa phòng học, mua sắm bổ sung đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị phục
vụ cho việc dạy của cô và học của trẻ, tạo môi trường cho trẻ hoạt động.
Ví dụ 1: Nhà trường làm tốt công tác tham mưu về XHHGD để tu sửa và
mua sắm cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học với kinh phí: Phụ huynh:
20.000.000đồng; các ban ngành đoàn thể và nhà hảo tâm:15.000.000đồng.

Ví dụ 2: Các khu phát động phụ huynh tham gia kẻ, vẽ các biển hiệu, đèn
hiệu về giáo dục ATGT cho trẻ vào các ngày cuối tuần. Giúp trẻ vừa có môi
15


trường để được hoạt động, trải nghiệm mà đồng thời cảnh quan môi trường của
các điểm trường cũng được khang trang, sạch đẹp hơn.
Ví dụ 3: Qua chuyên đề “Bé với an toàn giao thông” nhà trường đã tuyên
truyền sâu rộng các nội dung giáo dục về ATGT cho trẻ tới phụ huynh và trẻ. Phụ
huynh đã tích cực tham gia và ủng hội hội thi 1.000.000 đồng.
4.5. Biện pháp 5: Tiến hành kiểm tra đánh giá.
- Kiểm tra đánh giá là một công việc phải được thực hiện thường xuyên,
kiểm tra bằng nhiều hình thức. Cụ thể
+ Kiểm tra có báo trước: Hình thức này giáo viên chủ động bộc lộ hết khả
năng về xây dựng kế hoạch tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục ATGT cho trẻ
vào các hoạt động, từ đó tôi đánh giá khả năng sáng tạo từng giáo viên.
+ Kiểm tra đột xuất: Kiểm tra việc thực hiện chương trình lồng ghép nội
dung tích hợp ATGT cho trẻ trong chủ đề PTGT, giúp tôi đánh giá được khả năng
tổ chức của từng giáo viên.
- Kiểm tra toàn diện các hoạt động của giáo viên có lồng ghép tích hợp nội
dung giáo dục ATGT cho trẻ trong chủ đề PTGT, qua đó đánh giá về năng lực
chuyên môn của từng giáo viên.
- Kiểm tra chuyên đề: Tiến hành kiểm tra việc thực hiện chuyên đề về “
Giáo dục ATGT cho trẻ” ở chủ đề PTGT của từng giáo viên trong trường đặc biệt
là giáo viên lớp điểm. Qua đó đánh giá để nhân rộng trong toàn trường.
Ví dụ: Khi chuyên đề giáo viên A về hoạt động chiều, chủ đề PTGT:
Đề tài 1: “Làm ambum các phương tiện giao thông”
GV Chuẩn bị: Giấy màu, hồ dán, sách báo cũ.
Khi tổ chức tôi thấy đồng chí A thực hiện đầy đủ phương pháp và cũng đạt
được kết quả trên trẻ song chưa cao. Qua rút kinh nghiệm tôi thấy sau đó đồng chí

có những thay đổi rõ rệt: giáo viên linh hoạt, sáng tạo hơn khi tích hợp lồng ghép
nội dung giáo dục ATGT cho trẻ.

16


Đề tài 2: “ Làm ambum Điều kỳ diệu của các phương tiện giao thông
đường thủy” chủ đề Các PTGT đường thủy thì tiết hoạt động này ngoài sách báo
và hình ảnh sẵn có giáo viên đã biết vận dụng nguyên liệu thiên nhiên gần gũi với
trẻ: sỏi, cát, lá khô,.. để xé dán những phương tiện giao thông đường thủy xinh
xắn: thuyền buồn, tàu thủy. Trẻ tích cực hoạt động, sản phẩm tạo ra đẹp. Những
mặt tốt được tôi biểu dương làm cho tinh thần của giáo viên phấn khởi và phát huy
những lần sau.
5. Kết quả đạt được:
Sau một thời gian thực hiện đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên
nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non" tôi đã thu
được kết quả nhất định.
Giáo viên đã biết cách xây dựng kế hoạch vào hoạt động học, lồng ghép
giáo dục ATGT phù hợp với điều kiện thực tế đáp ứng nhu cầu của trẻ, linh hoạt
tích hợp ATGT vào các hoạt động giáo dục trẻ, tận dụng được nguồn nhiên liệu
sẵn có của địa phương, biết tận dụng kho tài liệu giáo dục trên Internet làm phong
phú khi tổ chức các hoạt động giáo dục, có khả năng đặt tên chủ đề gần gũi trẻ, tạo
cơ hội cho trẻ được trải nghiệm trong thực tế. Kết quả 100% giáo viên mạnh dạn
ứng dụng công nghệ thông tin trong soạn giảng giáo án, hăng hái trong việc thiết
kế giáo án có lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT vào các hoạt động giáo dục hàng
ngày tại nhóm lớp mình.
Trẻ các độ tuổi mẫu giáo trong nhà trường đã nắm bắt được kiến thức cơ
bản về ATGT, hiểu được các quy định về tham gia giao thông đúng luật, nhanh
nhẹn hoạt bát, tự tin, phát huy vai trò chủ động sáng tạo trong hoạt động. Trẻ được
thực hành, trải nghiệm, trẻ dần được rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm và có cơ

hội bộc lộ khả năng của bản thân.
Phụ huynh nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tham gia bảo vệ
ATGT cho bản thân và cộng đồng, biết khi sử dụng các phương tiện tham gia giao
thông phải đúng quy định, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy.
17


* So sánh đối chứng: Qua khảo sát tháng 9/2014 đối chứng với kết quả
tháng 02/2015. Cụ thể:
+ Cơ sở vật chất:
Công tác tham mưu về xã hội hóa tăng cường cơ sở vật chất của nhà trường
đã được nâng lên, trường đã tu sửa, mua sắm bổ sung cơ sở vật chất phục vụ cho
việc tạo môi trường tốt về giáo dục ATGT cho trẻ: Có 7 bảng tuyên truyền nội
dung giáo dục ATGT cho trẻ ở các điểm trường.
+ Thực trạng thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ:
* Khả năng xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT cho trẻ của giáo viên:
Tháng 9/2014
TT

Mức độ
Nội dung

1
2
3

TS

Thành


giáo

thạo

Chưa
thực hiện

viên

Xây dựng kế hoạch giáo dục ATGT
cho trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục về
ATGT cho trẻ.
Tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo

Khó khăn

28

dục ATGT cho trẻ.

được
SL
%

SL

%

SL


%

20

72

8

28

-

-

18

65

10

35

-

-

20

72


8

28

-

-

Tháng 02/2015
TT

Mức độ
Nội dung

1
2
3

TS

ATGT cho trẻ.
Tổ chức các hoạt động lồng ghép giáo

Khó khăn

Chưa

giáo


thực

viên

hiện

Lập kế hoạch giáo dục ATGT cho
trẻ.
Xây dựng môi trường giáo dục về

Thành thạo

28

dục ATGT cho trẻ.

18

được
SL %

SL

%

SL

%

26


93

2

7

-

-

20

71

08

29

-

-

28

100

-

-


-

-


Nhìn vào bảng khảo sát đầu năm tháng 9/2014: Nhìn chung khả năng thực
hiện nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ của giáo viên ở mức độ tương
đối. Nội dung xây dựng môi trường giáo dục về ATGT cho trẻ còn thấp. So sánh
với bảng khảo sát đầu tháng 02/2015: cho thấy khả năng thực hiện nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT cho trẻ của giáo viên tăng lên rõ rệt, đạt kết quả rất tốt ở tất
cả các nội dung.
* Kết quả chất lượng giờ dạy có lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ:
Tháng 9/2014
Mức độ

Một số

Tốt

giờ
TT

Khá

Đạt yêu

Chưa đạt

cầu


yêu cầu

dạy,
Nội dung

SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

10

02

20

05


50

03

30

-

-

08

02

25

04

50

02

25

-

-

06


01

17

03

50

02

33

-

-

hoạt
động

1
2
3

Tổ chức vào hoạt động chơi tập
có chủ định; hoạt động học
Tổ chức dạo chơi ngoài trời,
hoạt động ngoài trời
Tổ chức chơi tập buổi chiều;
hoạt động chiều.


Tháng 02/2015
Mức độ

Một số

Tốt

giờ
TT Nội dung

Khá

Đạt yêu

Chưa đạt

cầu

yêu cầu

dạy,
SL

%

SL

%

SL


%

SL

%

10

04

40

06

60

-

-

-

-

08

03

38


05

62

-

-

-

-

06

02

33

04

77

-

-

-

-


hoạt
động
1
2
3

Tổ chức vào hoạt động chơi tập
có chủ định; hoạt động học
Tổ chức dạo chơi ngoài trời,
hoạt động ngoài trời
Tổ chức chơi tập buổi chiều;
hoạt động chiều.

Nhìn vào bảng khảo sát đầu năm tháng 9/2014: cho thấy khảo sát kết chất
lượng giờ dạy có lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ vẫn còn có tiết xếp
19


loại đạt yêu cầu. Số lượng tiết tốt khá ở việc tổ chức hoạt động ngoài trời và hoạt
động chiều thấp. So sánh với bảng khảo sát đầu tháng 02/2015: cho thấy kết chất
lượng giờ dạy có lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT cho trẻ tiết khá, tốt tăng lên
và không còn tiết xếp loại đạt yêu cầu. Đặc biệt tỉ lệ tiết xếp loại tốt, khá ở tiết tổ
chức hoạt động ngoài trời và hoạt động chiều cao.
* Từ những kết quả đạt được trong kinh nghiệm chỉ đạo giáo viên nâng cao
chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ tôi đã rút ra bài học kinh nghiệm: CBQL phải là
người nắm vững kiến thức cơ bản về ATGT, có kỹ năng chỉ đạo giáo viên có lồng
ghép hiệu quả nội dung giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non. Tăng
cường tổ chức các hội thảo, chuyên đề về tổ chức các hoạt động giáo dục có lồng
ghép nội dung giáo dục ATGT cho trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục. Tăng

cường bồi dưỡng giáo viên nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong
trường mầm non, quản lý và khuyến khích công tác tự học, tự bồi dưỡng của giáo
viên bằng nhiều hình thức, trong đó cần tổ chức cho giáo viên được giao lưu học
tập kinh nghiệm. Linh hoạt sáng tạo trong công tác chỉ đạo, kịp thời phát hiện
những khó khăn vướng mắc về chuyên môn cùng chị em tháo gỡ. Làm tốt công
tác tham mưu với các cấp lãnh đạo trong bổ sung cơ sở vật chất thực hiện nâng
cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ.
Từ nghiên cứu đề tài “ Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non” trên cơ sở khảo sát, đánh
giá khoa học, khách quan, có so sánh đối chứng trước và sau khi áp dụng các biện
pháp thông qua đối tượng thực nghiệm tôi đã thu được kết quả khả thi mang tính
cấp thiết trong trường tôi công tác. Đề tài mang lại hiệu quả cao trong nhà trường,
kinh phí không thời lượng góp phần tiết kiệm trong chi phí đạt hiệu quả kinh tế
trong xã hội hiện nay. Nó mang tính khả thi trong trường tôi công tác nói riêng và
các trường trong thị xã nói chung.
6. Điều kiện để sáng kiến được nhân rộng:

20


6.1. Về nhân lực: Đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên có trình độ đạt chuẩn
100% và trên chuẩn 72%, có trình độ chuyên môn vững vàng và kinh nghiệm
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non:
Giáo viên xây dựng các tiết mẫu về tích hợp lồng ghép giáo dục ATGT vào các
hoạt động để nhân rộng qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tuyên truyền sâu rộng
tới tất cả các bậc phụ huynh và các bậc phụ huynh đã đóng góp công sức, biết
tham gia giao thông đúng luật. Học sinh nắm được những kiến thức cơ bản về
ATGT và cách tham gia giao thông đúng quy định.
6.2. Về trang thiết bị: Được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công
tác chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên làm được nhiều bộ đồ dùng, đồ chơi về các

PTGT tự tạo từ các phế liệu, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận
Việc chỉ đạo giáo viên nâng cao giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm
non là vô cùng cấp thiết bởi: ATGT là một hoạt động vô cùng quan trọng đối với
tất cả mọi người vì ATGT là an toàn cho chính bản thân người tham gia giao
thông. Nhận thức được điều này, tôi cũng như các CBGV trong nhà trường đã
chấp hành rất nghiêm chỉnh. Hơn nữa ATGT đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì thật
sự lại càng quan trọng hơn.

21


Từ điều kiện thực tế nhà trường và áp dụng một số biện pháp: Nâng cao
nhận thức về Luật ATGT cho giáo viên; hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch
lồng ghép tích hợp giáo dục ATGT tại trường; chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo
dục ATGT cho trẻ; Làm tốt công tác tham mưu về XHHGD, tăng cường cơ sở vật
chất, cải tạo môi trường cho trẻ tham gia hoạt động Thực hiện “giáo dục ATGT
cho trẻ”; Tiến hành kiểm tra đánh giá. Trên cơ sở khảo sát, đánh giá khoa học,
khách quan, có so sánh đối chứng trước và sau khi áp dụng các biện pháp thông
qua đối tượng thực nghiệm tôi đã thu được kết quả khả thi mang tính cấp thiết
trong trường tôi công tác. Đề tài mang lại hiệu quả cao trong nhà trường, kinh phí
không thời lượng góp phần tiết kiệm trong chi phí đạt hiệu quả kinh tế trong xã
hội hiện nay. Nó mang tính khả thi trong trường tôi công tác nói riêng và các
trường trong thị xã nói chung.
2. Khuyến nghị:
Khuyến nghị với Phòng giáo dục đầu tư thêm cho trường chúng tôi các tài
liệu có liên quan đến ATGT để giáo viên, nhân viên cùng phụ huynh trong nhà

trường nghiên cứu, học tập.
Tăng cường tổ chức các chuyên đề về giáo dục ATGT cho trẻ mầm non để
các giáo viên, nhân viên tham gia học hỏi về tổ chức tại nhóm lớp trong nhà
trường.
Đối với giáo viên các lớp thì tuyên truyền sâu rộng hơn đến phụ huynh và
người thân về vấn đề ATGT. Từ đó xây dựng các tiết dạy tích hợp với ATGT để
giáo dục trẻ lớp mình.
Trên đây là sáng kiến: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên nâng cao chất
lượng giáo dục ATGT cho trẻ trong trường mầm non" mà tôi đã nghiên cứu, áp
dụng chỉ đạo tại trường mầm non nơi tôi công tác, đã đạt được một số kết quả khả
thi. Rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng
nghiệp, bổ sung góp ý để đề tài của tôi hoàn thiện hơn./.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
22


PHỤ LỤC 1:
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
- ATGT:
An toàn giao thông
- BGD&ĐT:
Bộ giáo dục và đào tạo
- SGD&ĐT-CTHSSV&CNTT: Sở giáo dục và đào tạo- công tác học sinh sinh
- PGD&ĐT:
- CNH-HĐH:
- CBGV:
- ĐDĐC:
- XHHGD:
- BGH:


viên và công nghệ thông tin
Phòng giáo dục và đào tạo
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cán bộ giáo viên
Đồ dùng đồ chơi
Xã hội hóa giáo dục
Ban giám hiệu
23


- TS:
- SL:
- TT:
- NXB:

Tổng số
Số lượng
Thứ tự
Nhà xuất bản

PHỤ LỤC 2:
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Văn kiện Đại hội XI, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban chấp hành trung
ương Đảng khóa XI.
2. Các tài liệu liên quan đến ngành, bậc học:
2.1. Bộ giáo dục và đào tạo - Chương trình giáo dục mầm non- Nhà xuất
bản Việt Nam.
2.2. Hướng dẫn thực hiện chương trình 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi- Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
2.3. Lê Thu Hương: Tuyển chọn trò chơi, bài hát, thơ ca, truyện, câu đố theo

chủ đề 4-5 tuổi”- NXB giáo dục Việt Nam
2.4. Bộ giáo dục và đào tạo - Tạp chí Giáo dục mầm non.

24


2.5. Bộ giáo dục và đào tạo- Vụ giáo dục mầm non- Cuốn sách “ Truyện, trò
chơi, bài thơ, bài hát về giáo dục ATGT”, “ Giáo dục ATGT cho trẻ mầm non”NXB Hà Nội.
2.6. Nhiệm vụ năm học 2014-2015- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
2.7. Tài liệu tập huấn chuyên môn cấp học mầm non năm học- Tháng
10/2014- SGD&ĐT tỉnh Hải Dương.
2.8. Công văn số 1031/SGD&ĐT-CTHSSV&CNTT của tỉnh Hải Dương,
599/PGD&ĐT của Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Chí Linh
3. Các tài liệu của nhà trường:
3.1. Kế hoạch năm học 2014-2015.
3.2. Kế hoạch chỉ đạo chuyên môn năm học 2014-2015.
4. Một số trang web:

PHỤ LỤC 3 :
Phòng giáo dục và đào tạo...............................
Trường mầm non..............................................
PHIẾU KHẢO SÁT
NHẬN THỨC VỀ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH LỒNG GHÉP TÍCH HỢP
GIÁO DỤC AN TOÀN GIAO THÔNG CHO TRẺ
( Dành cho giáo viên)
I THÔNG TIN CHUNG:
Tên giáo viên:...............................................................Lớp......................................
II NỘI DUNG ĐIỀU TRA:
Câu hỏi 1: Đồng chí thực hiện lồng ghép tích hợp giáo dục an toàn giao thông
vào chủ đề nào?

25


×