THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên sáng kiến: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 5- 6 tuổi
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến : Lĩnh vực phát triển tình cảm- kỹ năng xã hội
3. Tác giả :
Họ và tên : Đồng Thị Mão.
Giới tính: Nữ
Ngày, tháng, năm sinh: 15/01/1975
Trình độ chuyên môn: Đại học mầm non
Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên - Trường MN Nhiệt Điện Phả Lại.
Điện thoại: 0915 956 386
4. Chủ đầu tư sáng kiến: Trường Mầm non Nhiệt Điện Phả Lại
Địa chỉ: Phường Phả Lại- Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương.
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến lần đầu: Trường MN Nhiệt Điện Phả Lại
Địa chỉ: Phường Phả Lại- Thị xã Chí Linh- Tỉnh Hải Dương.
6. Điểu kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Trẻ mầm non ở độ tuổi mẫu giáo lớn.
- Giáo viên ngoài trình độ chuyên môn đạt chuẩn, có kỹ năng sống tốt, phù hợp.
- Cở sở vật chất: Phòng học, sân chơi đủ diện tích, đồ dùng đồ chơi theo TT02
- Phụ huynh: phối hợp chặt chẽ với giáo viên, cùng dạy trẻ kỹ năng sống
7. Thời gian áp dụng sáng kiến lần đầu: Từ tháng 9/ 2014 đến 12/ 2014.
HỌ VÀ TÊN TÁC GIẢ
(Ký tên)
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG SÁNG KIẾN
Đồng Thị Mão
1
TÓM TẮT SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến.
Trong những năm gần đây giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói
riêng không ngừng đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục.
Dạy trẻ theo hướng đồng tâm, xuất phát từ trẻ, lấy trẻ làm trung tâm, trẻ chủ
động tham gia vào các hoạt động.
Để trẻ tích cực, hứng thú tham ra vào các hoạt động trẻ cần có kỹ năng
sống, do đó việc dạy trẻ những kỹ năng sống là hết sức cần thiết là nền móng, là
cơ sở thực tiễn để phát huy tối đa hiệu quả giáo dục.
Trên thực tế số trẻ có được kỹ năng sống phù hợp với đà phát triển của
đất nước không nhiều. Số trẻ tự tin trong giao tiếp, có kỹ năng làm việc
nhóm...còn hạn chế. Trẻ phụ thuộc nhiều vào bố mẹ, cô giáo. Bố mẹ chưa ý thức
được cần dậy con những việc tự phục vụ bản thân hay việc vừa sức mình để
cung cấp cho con vốn sống, kỹ năng sống phù hợp, mà hay làm hết để phục vụ
con. Bố mẹ trẻ chưa nhận thức sâu về giáo dục kỹ năng sống cho con em mình,
chưa được tham gia vào các chương trình, hoạt động dạy kỹ năng sống cụ thể
nào.
Chính vì vậy tôi thiết nghĩ cần tuyên truyền ngay đến các bậc phụ huynh
về giáo dục kỹ năng sống cho trẻ và tôi bắt tay vào việc “Dạy kỹ năng sống cho
trẻ 5-6 tuổi” để trẻ luôn tự tin, thành công trong mọi hoàn cảnh cuộc sống.
2. Điều kiện, thời gian, đối tượng áp dụng sáng kiến.
Tất cả các trường mầm non đều đủ điều kiện để thực hiện đề tài này, khi ở
đó có giáo viên đạt chuẩn, nhiệt tình, linh hoạt, có cơ sở vật chất phòng nhóm
gọn, sạch, đồ dùng đồ chơi theo chủ đề.
Thời gian thực hiện sáng kiến 4 tháng, áp dụng cho tất cả các trẻ mầm
non 5 – 6 tuổi.
3. Nội dung sáng kiến
+ Tính mới, tính sáng tạo của sáng kiến
2
Dạy trẻ kỹ năng sống với tính chất đảm bảo thực hiện theo mục tiêu giáo
dục. Đây là hình thức dạy trẻ các kỹ năng để hình thành kỹ năng sống cho trẻ
thông qua chính việc hình thành ý thức cho trẻ trong việc thực hiện các hành
động thông qua giao tiếp, qua cách trẻ hợp tác với bạn, cách chào hỏi … thành
kỹ năng sống hữu ích. Dạy trẻ bảo vệ, yêu quý bản thân và hiểu được việc nên
làm,việc không nên làm trong cuộc sống.
Không áp đặt trẻ mà giáo dục trẻ thực hiện tự nguyện, Cô giáo luôn có vai
trò gợi mở trí óc, tâm hồn trẻ, dạy trẻ mang tính trao đổi. Giúp trẻ khám phá tâm
hồn một cách có định hướng. Từ đó xây dựng cho trẻ kỹ năng sống hoà nhập
môi trường xung quanh.
Tạo cho trẻ kỹ năng sống lành mạnh, vui tươi, hoà thuận, giàu lòng nhân
ái, yêu lao động, quý bạn bè. Giúp trẻ cân bằng cuộc sống trên các lĩnh vực nền
tảng: Thể trạng, tâm hồn, trí tuệ, tinh thần.
+ Khả năng áp dụng của sáng kiến.
Sáng kiến đã được áp dụng tại đơn vị trường Mầm non nơi tôi công tác.
Giáo viên có thể áp dụng sáng kiến vào hoạt động chiều, hoặc lồng ghép, tích
hợp các hoạt động trong ngày.
+ Lợi ích ích thiết thực của sáng kiến.
Giúp trẻ nhiều ích lợi trong cuộc sống hiện tại và tương lai: Tự tin trong
giao tiếp, nề nếp trong mọi hành động, theo quy trình tự nhiên không gò ép. Tự
phục vụ bản thân không ỷ lại, sống chan hòa với mọi người. Giúp phụ huynh
không mất nhiều thời gian trong việc dạy trẻ nề nếp, kỹ năng sống tích cực.
Giúp giáo viên bao quát các hoạt động nhẹ nhàng, khoa học hơn. Đó chính là lợi
ích to lớn của sáng kiến.
4. Giá trị, kết quả của sáng kiến.
Sáng kiến đã giúp tôi được nhiều giá trị và kết quả thiết thực, hết sức hữu
ích trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ: Mọi hoạt động trong ngày cùng trẻ
một cách có hệ thống mà luôn thoải mái, tự nhiên. Trẻ hiểu được giá trị hành
động của mình qua các kỹ năng cụ thể : kỹ năng giao tiếp, tự tin…Trẻ đã khẳng
3
định được mình là người có kỹ năng, được cô giáo, bố mẹ, mọi người xung
quanh công nhận.
5. Đề xuất kiến nghị để thực hiện áp dụng hoặc mở rộng sáng kiến.
Nhà trường cùng các cấp đầu tư hơn nữa cơ sở vật chất để mở rộng môi
trường cho trẻ hoạt động. mở nhiều các chuyên đề dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Tạo cơ hội cho giáo viên được trao đổi, học hỏi sáng kiến lẫn nhau trong các
chuyên đề dạy kỹ năng sống cho trẻ. Đồng thời giáo viên tích lũy thêm kinh
nghiệm trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
4
MÔ TẢ SÁNG KIẾN
1. Hoàn cảnh nảy sinh sáng kiến
1.1.Lý do về mặt lý luận.
Kỹ năng sống là gì? “Kỹ năng sống là tập hợp các kỹ năng được rèn
luyện hoặc kinh nghiệm thực tế mà con người sử dụng để liên lạc, giao tiếp với
cá nhân khác xung quanh họ, được hình thành và phát triển liên tục trong môi
trường sống, cho phép cá nhân có khả năng đối phó hiệu quả với nhu cầu và
thách thức của cuộc sống hàng ngày” theo khái niệm kỹ năng sống của (WHO).
Đồng với quan điểm trên, vì vậy, sống trong xã hội phát triển, con người
càng phải hoàn thiện về mọi mặt; nhân cách, giáo tiếp văn hoá, tính tự tin, hợp
tác...
Muốn xây dựng con người phát triển toàn diện cần phải giáo dục ngay từ
khi trẻ còn nhỏ, nhất là trong giai đoạn trẻ phát triển mạnh cả về ngôn ngữ,
nhận thức, thẩm mỹ, hành động, tâm lý. Có thể nói, việc xây dựng và hình thành
phát triển các kỹ năng sống cho thế hệ mầm non là một trong những nhiệm vụ
quan trọng và cấp thiết. Đây cũng là một trong nhiệm vụ hàng đầu của ngành
giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng. Đồng thời dạy trẻ mầm non
kỹ năng sống là vấn đề quan trọng của cả xã hội ngày nay.
Nhu cầu xã hội hiện nay đã và đang làm thay đổi cuộc sống của con
người, nhiều vấn đề phức tạp liên tục nảy sinh. Có nhiều tác động tích cực,
nhưng cũng không ít tác động tiêu cực gây ảnh hưởng không nhỏ đến con
người, đặc biệt là trẻ em trong độ tuổi vị thành niên rất dễ mắc các tệ nạn xã hội
( ăn chơi, nghiện hút trích ma túy, chơi game…) Nếu chúng ta không dạy trẻ
những kiến thức về kỹ năng sống khi trẻ đang tuổi mầm non ( trẻ 5 – 6 tuổi) thì
trẻ sẽ gặp rất nhiều trở ngại trong cuộc sống tương lai của trẻ.
1.2. Lý do về mặt thực tiễn.
Trên thực tế khi trẻ càng lớn nhu cầu hoà nhập xã hội tăng cao, do quan
hệ xã hội được mở rộng hơn, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ 5 tuổi chuẩn bị vào
lớp một. Việc trang bị cho trẻ kỹ năng sống là vô cùng cấp thiết. Tuy nhiên
5
trong các trường mầm non giáo viên chưa quan tâm sâu sắc đến việc dạy trẻ kỹ
năng sống mà chỉ quan tâm nhiều đến việc cung cấp kiến thức cho trẻ. Giáo viên
chưa chịu khó, chưa kiên trì dạy trẻ những kỹ năng sống cơ bản như kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ bản thân, kỹ năng về tính tự tin, lòng tự trọng, sự
hợp tác….Còn các bậc phụ huynh thường chỉ quan tâm đến việc dạy các kỹ
năng chào, hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép cho trẻ, mang tính hành vi. Cũng có
những gia đình nuông chiều con , làm hộ con mọi việc, chiều theo mọi sở thích
của con. Không quan tâm rèn cho con có những kỹ năng sống cơ bản. chính vì
vậy dẫn đến nhiều trẻ thiếu đi tự tin, không tự lập, sống phụ thuộc vào người
lớn, thụ động không làm chủ được hành vi của mình, thường thực hiện hành
động theo cảm tính . Mà giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non là cần cho trẻ
được trải nghiệm trong thực tế dưới nhiều hình thức khác nhau.
Nên vai trò của cô giáo và bố mẹ rất quan trọng. Giáo viên cần tìm tòi
sáng tạo, thay đổi hình thức, phương pháp giáo dục trẻ, thường xuyên trú trọng
dạy trẻ kỹ năng sống trong mọi hoạt động phù hợp vì trẻ hoạt động vui chơi là
hoạt động chủ đạo, luôn giáo dục trẻ theo phương châm “ Chơi mà học, học
bằng chơi”. Trong khi đó mỗi trẻ lại có cá tính riêng, vậy cần có phương pháp,
biện pháp thực hiện riêng, cụ thể, phù hợp với từng cá nhân trẻ, gián tiếp, trực
tiếp, giúp trẻ hình thành các kỹ năng sống cơ bản của con người.
1.3. Phạm vi và đối tượng áp dụng.
Sáng kiến được áp dụng cho trẻ 5 – 6 tuổi trong tất cả các trường mầm non.
1.4. Mục tiêu nghiên cứu.
Giúp cho giáo viên, phụ huynh trú trọng hơn về việc rèn kỹ năng sống
cho chính bản thân và luôn ý thức sáng tạo ra nhiều hình thức, biện pháp dạy trẻ
kỹ năng sống trong mọi hoạt động, giúp trẻ có được các kỹ năng cần thiết trong
cuộc sống như “ Kỹ năng tự tin, giao tiếp, hợp tác…”
1.5. Phương pháp nghiên cứu.
Tôi sử dụng một số phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống như sau:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
6
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp dùng lời nói kết hợp hành động.
- Phương pháp kể chuyện
- Phương pháp thực hành, đóng kịch và xử lý tình huống.
2. Cơ sở lý luận của vấn đề kỹ năng sống của trẻ.
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là việc làm vô cùng cần thiết. Nếu
một đứa trẻ không có kỹ năng sống thì sẽ rất khó hòa nhập với bạn bè, cô giáo
và mọi người xung quanh. Dạy trẻ kỹ năng sống là dạy trẻ những kỹ năng xã hội
mà mỗi con người cần phải hiểu và tuân thủ để có ứng xử phù hợp với mọi
người, mọi hoàn cảnh.
Theo nghiên cứu các nhà khoa học về sự phát triển não bộ của trẻ em, có
khả năng giao tiếp với mọi người, khả năng thể hiện tình cảm, cảm giác và khả
năng tự kiềm soát, biết ứng phó với các yêu cầu, giải quyết được những vấn đề
cơ bản một cách tự nhiên, tự lập. Ảnh hưởng rất quan trọng đến các hoạt động
của trẻ ở trường, nhất là hoạt động mang tính học tập và các kỹ năng.
Đồng thời các kỹ năng cần hình thành được lặp đi lặp lại nhiều lần nhưng
thoải mái linh hoạt, sẽ giúp trẻ thích tham ra vào các hoạt động giáo dục kỹ
năng sống, cũng như các hoạt động giáo dục khác. Đồng thời quan trọng hơn
nữa là kỹ năng sống cung cấp và phát triển kỹ năng sống hợp tác, kỹ năng học
tập, vui chơi, giao tiếp có văn hoá... luôn tự tin, yêu thương mọi người, tôn trọng
bản thân, bạn bè, cô giáo và những người xung quanh. Giúp trẻ phát triển toàn
diện về tâm lý, trí tuệ, thể trạng và ngôn ngữ.
Từ những cơ sở trên tôi lựa chọn phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống, học,
hoạt động thông qua các giao tiếp tích cực với người khác, trẻ được trải nghiệm,
thực hành, tham gia trực tiếp vào các tình hưống, đồng thời xử lý tình huống. Để
hình thành và phát triển kỹ năng trong cuộc sống cho trẻ.
3. Thực trạng của vấn đề dạy trẻ kỹ năng sống trong trường Mầm
non
3.1. Thuận lợi.
7
- Cơ sở vật chất trường tôi rộng rãi sân chơi, phòng học, phòng chức năng
đầy đủ đạt chuẩn quốc gia. Môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và sạch đẹp.
- Đồ dùng, đồ chơi đẹp, phù hợp theo thông tư 02, ngoài ra còn nhiều đồ
chơi tự tạo khác rất sinh động, sáng tạo.
- Giáo viên trình độ đạt trên chuẩn, tâm huyết với nghề, luôn luôn nêu cao
tinh thần “ Mỗi ngày đến lớp là một ngày vui – Con bạn là con chúng tôi, hãy
đặt niềm tin”
- Trẻ nhanh nhẹn, thích tìm tòi, tò mò, sáng tạo, tích cực tham gia vào các
hoạt động.
- Phụ huynh ủng hộ một số kinh phí trang trí lớp, làm một số đồ dùng, đồ
chơi, thường xuyên trao đổi nắm bắt thông tin của trẻ ở lớp và gia đình.
Bên cạnh những thuận lợi tôi cũng gặp không ít những khó khăn sau.
3.2. Khó khăn
- Về cơ sở vật chất: Diện tích phòng chơi, sân chơi còn hạn chế, phòng
chức năng chưa đầy đủ. Một số đồ chơi cũ, nhất là đồ chơi ngoài trời.
- Giáo viên: Một số giáo viên nắm bắt kỹ năng sống còn hạn chế, lúng
túng trong việc xác định nội dung và xây dựng biện pháp cụ thể dạy trẻ kỹ năng
sống.
- Phụ huynh: Nhận thức của phụ huynh không đồng đều. Chưa quan tâm,
trú trọng dạy con kỹ năng sống trong sinh hoạt gia đình, chỉ quan tâm đến hành
vi chào hỏi, cảm ơn, xin phép...Hiểu về kỹ năng sống còn hạn chế.
Một số phụ huynh bận rộn phó mặc con cho giáo viên, thậm chí còn cho
rằng con biết hát một số bài, thuộc bảng chữ cái là được.
- Về trẻ: Trẻ chưa thực sự được học kỹ năng sống một cách bài bản, trẻ
chưa được giáo dục ý thức về việc tự phục vụ bản thân, làm việc vừa sức mình,
hay giao tiếp chào hỏi lễ phép, ứng phó với sự thay đổi môi trường sống, hoạt
động, sự thay đổi về khí hậu, sự hợp tác kỹ năng làm việc theo nhóm, hành vi
văn minh, văn hoá khi ăn uống... Đa số trẻ có thói quen chỉ thực hiện các hành
8
vi chào hỏi và các hành động khác một cách thụ động khi có tác động của người
khác trẻ mới thực hiện.
- Một số trẻ chưa tích cực tham gia các hoạt động cá nhân và tập thể.
Vì vậy đầu năm học tháng 9/2014 tôi bắt tay vào việc điều tra cụ thể về
kỹ năng sống của trẻ 5 – 6 tuổi của 2 lớp (5tuổi C và 5 tuổi D) bằng hình thức
giao tiếp trò chuyện, tạo tình huống, quan sát..., kết quả như sau.
3.3. Khảo sát thực trạng kỹ năng sống của trẻ
Trẻ mạnh
Tên
Số
lớp
trẻ
dạn, tự tin
Đạt
Không
đạt
Trẻ có kỹ
Trẻ biết lao
Trẻ có kỹ
năng giao
động tự
năng hợp
tiếp
phục vụ
tác
Đạt
Không
Đạt
đạt
Không
đạt
Đạt
Kỹ năng
hoạt động,
vui chơi tập
thể
Không
đạt
Đạt
Không
đạt
5TC
35
10
25
10
25
15
20
20
15
15
20
5TD
35
08
27
08
27
13
22
16
19
12
23
Nhìn vào bảng trên cho thấy. Trong các nội dung khảo sát trẻ không đạt
yêu cầu chiếm tỷ lệ rất cao. Trẻ đạt yêu cầu tỷ lệ rất thấp.
4. Các giải pháp, biện pháp thực hiện.
Từ thực trạng của vấn đề, cùng những thuân lợi và khó khăn trên, tôi
quyết định thực hiện việc dạy trẻ kỹ năng sống với các giải pháp và biện pháp
thực hiện như sau:
4.1. Xác định các kỹ năng sống cần dạy trẻ.
Cần hiểu và xác định đúng tâm sinh lý trẻ em dưới sáu tuổi. Vì vậy có
nhiều kỹ năng quan trọng mà trẻ cần phải biết và thực hiện trước khi bước vào
trường tiểu học, tập trung vào học văn hoá. Thực tế kết quả của nhiều nhà
nghiên cứu đều cho thấy các kỹ năng quan trọng nhất trẻ phải học vào thời gian
đầu của năm học là chính là những kỹ năng sống như: Sự tự tin với chính bản
thân mình ở mọi lúc, mọi nơi, khả năng tự lập biết tự phục vụ bản thân, giúp
người lớn bạn bè những việc vừa sức mình, tính tò mò ham hiểu biết khám phá
9
điều mới lạ, kích thích sự sáng tạo hay vận động một cách khéo léo bài bản. Sự
hợp tác với nhóm bạn là điều hết sức cần thiết giúp trẻ có được kỹ năng sống ,
làm việc tập thể. Kỹ năng tự kiểm soát bản thân, khả năng hiểu và giao tiếp với
bạn bè và moị người xung quanh phù hợp với vị trí, đối tượng, hoàn cảnh.
Chính vì vậy xác định được các kỹ năng cơ bản trên là phù hợp với lứa tuổi của
trẻ. Vậy tôi lựa chọn đúng những nội dung trọng tâm để dạy trẻ kỹ năng sống.
4.2. Xây dựng kế hoạch dạy trẻ kỹ năng sống.
- Tôi xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục thống nhất từ kế hoạch
năm, kế hoạch 35 tuần, kế hoạch ngày, theo từng chủ đề cụ thể, có kế hoạch
đánh giá trẻ, mỗi trẻ có mỗi biểu mẫu đánh giá riêng tôi quan sát ghi chép hàng
ngày từng chi tiết về sự tiến bộ của trẻ, các mối quan hệ với cô, với bạn, ghi
chép những kỹ năng trẻ đạt được trong mỗi ngày làm căn cứ, thước đo để đánh
giá cuối ngày, cuối chủ đề, cuối giai đoạn phát triển của trẻ theo từng độ tuổi.
Tôi tập hợp lưu trữ dữ liệu, sản phẩm của trẻ để đánh giá trẻ, đồng thời có cơ sở
để thay đổi, bổ sung các biện pháp giáo dục từng trẻ vì mỗi trẻ mỗi cá tính khác
nhau cần có cách thức, phương pháp khác nhau. Giúp trẻ hình thành các kỹ năng
sống khoa học, phù hợp tâm sinh lý của trẻ 5 tuổi.
4.2.Tạo môi trường thuận lợi dạy trẻ kỹ năng sống
- Môi trường thận lợi để dạy trẻ kỹ năng sống là môi trường mà ở đó trẻ
có được đầy đủ về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi đẹp, sinh động đầy đủ về
lượng và chất, đảm bảo an toàn về vệ sinh dụng cụ, môi trường trong ngoài lớp
học.
- Trẻ được đảm bảo về tinh thần không có bạo lực học đường, thể chất và
dinh dưỡng, trẻ được thương yêu như ngôi nhà thứ hai của mình. Trẻ có bạn
mến cô giáo yêu.
- Trẻ được sống, vui chơi, học tập trong môi trường đầy ắp tiếng cười,
tràn ngập niềm vui, với những bài học, trò chơi hấp dẫn, thoải mái hoạt động
với định hướng của cô giáo.
- Tạo môi trường ngoài lớp học
10
Tôi tham mưu đề xuất với nhà trường trang trí sân trường và đã làm các
khẩu hiệu nhắc nhở giáo viên, người lớn phải gương mẫu như: “ Mỗi ngày đến
lớp là một ngày vui”; “Yêu thương, tôn trọng trẻ, giữ lời hứa với trẻ”; “Con bạn
là con chúng tôi hãy đặt niềm tin”; “Trẻ em hôm nay thế giơí ngày mai”; “Mỗi
cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”; “ đối xử công bằng
không phân biệt”,
Trang trí sân chơi theo chủ, trẻ chơi các trò chơi dân gian, vận động,
biểu diễn các hoạt động năng khiếu, tổ chức giao lưu văn nghệ tập thể giữa các
lớp, sắp xếp liên kết hợp lý giữa các khu chơi trò chơi dân gian như: Ô ăn quan,
nhảy cò, đồ chơi ngoài trời, thảm cỏ, cây xanh tạo cảnh quan sân trường sạch
đẹp, an toàn. Trẻ rất hứng thú tham ra vào các hoạt động, nên thuận tiện cho tôi
rèn kỹ năng vận động, múa hát, chơi tập trẻ cho trẻ.
Trường có trang bị ghế đá tạo điều kiện để cô giáo, cha mẹ có thể đọc
sách cho trẻ nghe vào các thời điểm thích hợp trong ngày.
- Môi trường trong lớp học.
Tôi làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục, tạo được một số nguồn kinh phí
để trang trí, cải tạo, tu sửa các trang thiết bị trong ngoài lớp, khu vực sân chơi
tập trung, trang trí đẹp lớp với các bảng biểu sinh động với nhiều hình ảnh từ
chính các hoạt động của trẻ như: Góc tuyên truyền về phát triển vận động, góc
tuyên truyền về bảo vệ môi trường biển đảo…
Đặc biệt đưa hình ảnh của các trẻ hiếu động, tăng động, cá biệt để từ đó
trẻ tự điều chỉnh hành vi, giúp trẻ thể hiện bản thân và luôn biết giữ gìn, là điều
kiện để khen ngợi sự cố gắng của trẻ. Trẻ rất thích và trẻ hiếu động đã tiến bộ
nhiều, thường nói với các bạn rằng: “mình ngoan được cô gắn ảnh lên đấy”, bé
khác cũng thích: “ Mình cũng ngoan để được gắn ảnh như bạn”...Đồ dùng, đồ
chơi các góc đẹp phong phú, thân thiện với môi trường, tiện ích cho trẻ sử dụng
trong các trò chơi như:
11
VD: Đồ dùng dụng cụ bác sỹ, Bộ đồ nấu ăn, bộ xâu hạt, lắp ghép gỗ, các
loại rau củ quả, vật liêu xây dựng…Để trẻ vào vai chơi và rèn kỹ năng giao tiếp
và kỹ năng làm việc nhóm.
Tôi đã trang bị sách thư viện tại lớp nơi dễ tập trung chú ý, trang trí đẹp
với nhiều tên gọi khác nhau theo chủ đề: “Tủ sách của bé”; “thư viện bé thích”..
với thiết kế phân chia nhiều ngăn để sách, truyện nhiều kích cỡ hình khác nhau
nào là hình các số, các hình tròn, vuông, tam giác, màu sắc đẹp hấp dẫn, vừa
tầm trẻ,
Đa số các bậc cha mẹ trẻ rất e ngại khi tham gia vào quá trình giáo dục
trẻ, hơn nữa phần lớn cha mẹ thường lúng túng khi lựa chọn hình thức thực
hiện. Tôi kết hợp cùng phụ huynh, quan sát theo dõi dễ dàng tuyên truyền đến
cha mẹ của trẻ những kết quả giáo dục ở con mình qua trao đổi cuối ngày, trao
đổi hai chiều với các bậc cha mẹ những vấn đề có liên quan đến trẻ, các thông
tin của lớp và ở nhà, thông tin sức khỏe, ăn uống, giao tiếp... ngược lại các bậc
cha mẹ có thể ghi chép những yêu cầu, đề nghị, thông tin cần trao đổi với tôi.
Giúp phụ huynh điều chỉnh môi trường trong gia đình, giúp trẻ có môi trường
hoạt động thống nhất.
4.3. Dạy trẻ kỹ năng sống tự tin - lòng tự trọng.
Một trong những kỹ năng đầu tiên mà những nhà giáo dục cần chú tâm là
phát triển sự tự tin, lòng tự trọng của trẻ. Vậy tự tin là gì? Tự tin là luôn bình
bĩnh trong mọi hành động, không vội vàng, lo sợ trước mọi vấn đề, luôn tin
tưởng vào bản thân, bày tỏ được ý kiến cảm xúc của bản thân và cố gắng làm
mọi việc đến cùng.
Lòng tự trọng, không phải là kiêu căng, mà trước là biết tôn trọng bản
thân mình, có khả năng nhận xét, đánh giá mình, một cách chính xác trong mọi
trường hợp, biết mình có điểm mạnh, điểm yếu, đồng thời thừa nhận bản thân
mà không cần điều kiện.
Tính tự tin và lòng tự trọng chủ yếu được hình thành phát triển trong thời
kỳ ấu thơ, nhất là trong giai đoan trẻ 5 tuổi. Các yếu tố làm tăng lòng tự trọng,
12
tự tin là khi trẻ được khen thưởng, được người khác tôn trọng khi giao tiếp trò
chuyện, được lắng nghe, sự quan tâm, âu yếm của bạn bè, gia đình, cô giáo, của
cộng đồng, thành công trong học tập, vui chơi, sống trong môi trường tin cậy.
Nghĩa là có được lòng tự trong và tự tin, giúp trẻ cảm nhận được mình là
ai, cả về bản thân cũng như trong mối quan hệ với những người khác. Kỹ năng
sống này giúp trẻ luôn cảm thấy tự tin trong mọi tình huống ở mọi nơi. Khi trẻ
đi đến chỗ đông người hay môi trường lạ không phải bé nào cũng tự tin mà
nhiều trẻ e dè mất tự tin mặc dù ở nhà hay ở lớp mình thì nói như khiếu và rất
hiếu động.
VD: cháu Nguyễn Hồng A ở lớp tôi, cháu rất hiếu động, trong lớp hay nói
chuyện, quay ngang ngửa, trêu bạn. Tôi tổ chức cho các cháu giao lưu với lớp
bên cạnh trong chủ đề “ Bản thân”. Cháu A và một số cháu khi giao lưu và giới
thiệu về mình chỉ đứng yên không nói gì, có bạn thì ấp úng, cũng không nghịch,
không nói chuyện, không phải là cháu không biết, không hiểu mà là thiếu tự tin.
Về đến lớp tôi bảo các cháu “ Các con tự giới thiêu về mình để buổi khác đi
giao lưu được tốt hơn” thì cháu lại nói về mình rất rõ ràng, mạch lạc. Tôi lại hỏi
“ Lúc nãy giao lưu con không nói gì?”. Cháu trả lời: “ Con không quen các bạn
lớp ấy”. Thế con có thấy buồn khi cô giáo lớp bạn và các bạn nghĩ rằng các con
không biết giới thiệu về mình không?
Nắm được thực tế của trẻ như vậy, tôi gây dựng lòng tự trọng cho trẻ
trong mọi hoạt động có thể, để trẻ biết quý con người mình, ý thức được giá trị
của mình và hành động xứng đáng với phẩm cách đó.
VD: Tôi kể cho trẻ nghe câu chuyện “ Chú Dê Đen” và chọn trẻ hay mất
tự tin, nhút nhát lần lượt đóng vai “Dê Đen”. Với nội dung giáo dục không chỉ
là tính tự tin – lòng tự trọng mà còn là tính dũng cảm. Tôi tích cực gọi trẻ trả lời
và động viên trẻ kịp thời. Đồng thời tôi trao đổi, kết hợp với phụ huynh cùng
dạy trẻ các kỹ năng năng tự tin khi trẻ đi cùng gia đình đến chỗ đông người, tiếp
xúc với họ hàng…
Vì vậy tự trọng luôn đi đôi với tự tin, có được lòng tự trọng và tính tự tin thì
13
chắc chắn sẽ thành công. Nhưng cần được cung cấp lòng tự tin và tự trọng từ
nhỏ cho trẻ theo đúng nghĩa. Không phải tự tin là kiêu ngạo, coi thường người
khác.
Đặc biệt là hành động và lời nói của bố mẹ trẻ và cô giáo là thước đo với trẻ
vì những điều trẻ nghe bố mẹ nói, cô giáo dạy, bố mẹ làm, cô giáo thực hiện, trẻ
cảm nhận và ghi nhớ sâu sắc trong trí óc mới tinh khôi mà sau này xoá đi rất
khó. Ý thức được điều đó, tôi luôn có hành động và lời nói mẫu mực ở mọi lúc
mọi nơi. Luôn tự tin trong mọi hành động trước trẻ nhất là trong các giờ hoạt
động hàng ngày hoạt động học hay vui chơi. Tạo cho trẻ tính tự tin khi trả lời
các câu hỏi hay qua các trò chơi bằng cách động viên khuyến khích trẻ không
chê phai hay miệt thị trẻ.
Khuyến khích trẻ tham gia đóng kịch qua các tác phẩm truyện, thơ đã học
hoặc qua các chương trình chuyên đề bảo vệ “môi trường biển đảo; phát triển
vận động”... Qua các vở kịch, chương trình văn nghệ tôi tự xây dựng về các hội
thi và các chủ đề: Chủ đề gia đình, chủ đề bản thân, chủ đề tết...Cho trẻ tự giới
thiệu về mình về gia đình mình... với bạn bè, cô giáo và mọi xung quanh.
Trẻ tự tin đứng ra làm trưởng nhóm trong khi hoạt động các góc, phân công,
công việc, vai cho các bạn, tự giới thiệu về các bạn, về lớp với các bạn, các cô
giáo, các bác khi đến thăm lớp.
Dạy trẻ hãy tự tin khi gặp khó khăn, nếu con bị lạc đường, con sẽ làm gì?
(Tôi thường dùng câu hỏi mở để trao đổi với trẻ) sau khi trẻ thảo luận đưa ra ý
kiến tôi chốt lại là các con hãy bình tĩnh không khóc mà nhớ được họ tên mình,
bố mẹ, địa chỉ nhà mình số điện thoại của gia đình rồi nhờ người lớn giúp.
Không tự ý đi theo người lạ.
Trẻ còn nhỏ chưa hiểu được giá trị của mình. Nhưng khi cảm nhận được
cách đối xử hay hành động của những người xung quanh đặc biệt là cô giáo trẻ
hiểu được trẻ nên làm tiếp hay dừng lại và hiểu được việc nên làm hay không
nên làm. Trẻ biết mình là đứa trẻ ngoan đáng yêu, hoặc mình chưa ngoan.
Vì thế, muốn gây dựng lòng tự tin ở trẻ, thì trước hết ta nhìn nhận giá trị độc
14
đáo của mỗi trẻ. Từ đó đó trẻ có được lòng tự trọng cao, chính là động cơ
giúp trẻ trẻ tự tin, thông thạo trong giao tiếp, thành công trong các hoạt động.
4.4. Kỹ năng sống: văn hoá giao tiếp
.
Văn hoá giao tiếp là trong giao tiếp, tôn trọng người đối diện, điều chỉnh
giọng nói hợp với hoàn cảnh giao tiếp, ngôn ngữ trong sáng, phù hợp, lễ phép ý
thức lành mạnh, lịch sự trong mọi ứng xử. Biết khởi đầu một cuộc trò chuyện,
khởi xướng trò chơi, biết chờ đến lượt khi thảo luận, có cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
khi không hiểu hay thoả mãn, không nói tục chửi bậy.
Tôi thường dạy trẻ biết thể hiện bản thân và diễn đạt ý tưởng của mình cho
người khác hiểu bằng ngôn ngữ đầy đủ, rõ ràng, dễ hiểu, trẻ cần cảm nhận được
vị trí, kiến thức của mình trong thế giới xung quanh nó. Đây là một kỹ năng cơ
bản và khá quan trọng đối với trẻ. Nó có vị trí hết sức quan trọng so với tất cả
các kỹ năng khác như đọc, viết, làm toán. Nếu trẻ cảm thấy thoải mái khi nói về
một ý tưởng hay ý kiến nào đó, trẻ sẽ trở nên dễ dàng học và sẽ sẵn sàng tiếp
nhận những suy nghĩ mới.
Đây chính là yếu tố cần thiết để giúp trẻ sẳn sàng học mọi thứ. Giống như
hành vi chào hỏi hàng ngày tôi dùng lời nói kết hợp hành động dẫn dắt trẻ đến
với các kỹ năng sống như “bé ngoan lễ phép”(giáo án 4.4.). Thực ra bé chào,
hỏi, cảm ơn, xin lỗi có thể hàng ngày trẻ vẫn thực hiện, nhưng chưa đạt đến kỹ
năng mà nhiều khi là thụ động. Do người lớn khích lệ hoặc tác động trẻ mới
thực hiện.
Chính vì vậy tôi dạy trẻ cách chào, cảm ơn, xin lỗi trong giờ hoạt động chiều
như một hoạt động học, hay với mục đích giúp trẻ chào đủ câu, có lời chào phù
hợp với đối từng người, tư thế chào ngay ngắn, gương mặt nhìn vào người chào,
chào một cách tự nhiên vui vẻ. Dùng câu hỏi mở để tôi trao đổi với trẻ, các con
thực hiện lời chào khi nào? lời chào ra sao? Khi gặp người lớn, khi gặp bạn bè?
Để có được kỹ năng chào trân trọng không gò ép, mà lễ phép.
VD: Tôi gợi mở cho trẻ tự chào cô, bác, bạn thì có trẻ chào: Con chào cô;
trẻ khác lại khoanh tay chào: Con chào cô ạ!...Cho trẻ tự thảo luận và nhận xét
15
về cách chào của các bạn theo nhóm trong thời gian nhất định, sau đó đưa ra câu
trả lời. Nếu nhận xét bạn chào lễ phép thì con có thể thực hiện lại cách chào đó.
Sau đó tôi cùng trẻ kết luận.
Ý nghĩa là: Khi gặp người lớn ( Bố, mẹ, cô giáo, ông...) các con đứng
ngay ngắn, hai tay khoanh trước ngực, mắt nhìn vào mặt (Bố, mẹ, ông bà...) vui
vẻ chào: Con chào bố ạ! Con chào cô ạ! và đầu hơi cúi.
Khi gặp bạn bè: đứng ngay ngắn và nói “ mình chào cậu; mình chào bạn”
một cách thân thiện, lịch sự, tự nhiên, tự tin.
Vậy khi được nhận quà hay nhận từ người khác vật gì, hoặc được giúp đỡ
từ người khác, trẻ tự biết xin quà, nhận bằng hay tay và nói lời “Con xin bác ạ,
mình xin cậu: Con cảm ơn bác! tớ cảm ơn bạn! trẻ thể hiện một cách tự tin.
Đồng thời tôi luôn dạy trẻ biết nhận lỗi khi mắc lỗi, hãy dũng cảm, thành
thật nhận lỗi của mình, nhưng tâm lý trẻ rất sợ nhận lỗi vì sợ bị phạt. Vì người
lớn đôi khi biết là không lên phạt trẻ bằng hình thức doạ nạt nhưng vẫn làm. Thế
nên trẻ sợ nhận lỗi khi mình mắc lỗi. Vì vậy tôi khích lệ trẻ vui vẻ, ăn năn nhận
lỗi khi mắc lỗi, nói lời xin lỗi chân thành bằng cử chỉ, hành động hối lỗi. Không
gây áp lực cho trẻ để trẻ sợ không dám nhận lỗi hoặc bằng hình thức dọa trẻ mới
nhận, như thế mất đi tính nhân văn, thân thiện, mà chỉ nhắc nhở trẻ nhẹ nhàng
bằng cách kể những câu chuyện mang tính giáo dục.
VD : Kể chuyện “ Cậu bé mũi dài”, nếu con nói dối thì “mũi dài ra” như
cậu bé mũi dài thì có đẹp không? Nếu con đánh bạn, tranh đồ chơi của bạn thì
bạn có vui không? Bạn có muốn chơi cùng con nữa không? Con chơi một mình
buồn không? Vậy khi chơi cùng nhau theo nhóm, tôi quan sát và giúp trẻ tích
cực hoạt động nhóm cùng nhau chơi hoà bình, nếu muốn có đồ bạn đang chơi,
đang dùng thì phải thoả thuận với bạn.
Ngoài ra, ở trường tôi dạy trẻ nghi thức văn hóa trong ăn uống qua đó dạy
trẻ kỹ năng chỉ ăn uống tại bàn ăn, biết cách sử dụng những đồ dùng, vật dụng
trong ăn uống một cách đúng đắn, ăn uống gọn gàng, không rơi vãi, nhai nhỏ
nhẹ không gây tiếng ồn, ngậm miệng khi nhai thức ăn, biết mời trước khi ăn, lau
16
miệng sau khi ăn, hoặc ngồi ngay ngắn, ăn hết suất. không làm ảnh hưởng đến
người xung quanh. Để luôn thể hiện mình có kỹ năng văn hoá giao tiếp.
4.5. Kỹ năng sống tự phục vụ.
Kỹ năng tự phụ vụ là tự biết phục vụ bản thân, với các công việc như
chăm sóc vệ sinh cá nhân, tự học, vệ sinh môi trường, chủ động làm những việc
vừa sức mình...
VD: Tự trải răng, rửa tay, thu dọn bàn ghế, đồ dùng đồ chơi ngăn lắp...
Với trẻ thực ra rất thích tự hoặc cùng người lớn làm việc nhưng đôi khi
người lớn chúng ta lại cho là đây không phải việc của con, con chưa làm được
hay con làm bẩn quá. Như thế thật là sai lầm, tất nhiên trẻ không thể làm được
ngay mà phải từ từ nhiều lần không nóng vội. Với cương vị là nhà giáo dục và
thực tế thì những việc tự phục vụ bản thân như: Rửa tay, chải răng hay đi dép,
mặc quần áo, kê bàn ghế... trẻ rất hứng thú thực hiện. Vậy tôi tạo môi trường
cho trẻ được thực hiện điều đó dưới sự giám sát của tôi, để từ đó hình thành kỹ
năng sống tự phục với việc phù hợp với bản thân trẻ để trẻ tôn trọng bản thân,
yêu lao động và quý trọng các sản phẩm lao động.
Tôi thường dạy trẻ kỹ năng sống qua các cuộc thi, như thi: Ai khéo tay
(thi gấp quần áo), Thi tay ai sạch, Bạn nào kê bàn đẹp, Tôi hỏi trẻ “Các con rửa
tay khi nào?” Và dạy trẻ rửa tay sau đi vệ sinh, trước khi ăn và khi tay bẩn. “
Các con rửa thế nào cho tay sạch”. Rửa theo mấy bước, là những bước nào
(Theo 7 bước). Với bài thơ rửa tay, trẻ đọc hàng ngày trước khi rửa tay:
“ Bước một làm ướt đôi tay,
Bước năm chụm năm ngón lại,
Bước hai xoa ngay xà phòng,
xoay đi xoay lại cho chất bẩn ra.
nhớ xoa trong lòng của hai tay nhé.
Bước sáu sẽ là xả bằng nước máy,
Bước ba thao tác chà xát cổ tay,
đến khi không thấy xà phòng thì thôi.
đến mu bàn tay và rồi ngược lại.
Bước bẩy lau khô, bàn tay,
Bước bốn là phải miết vào,
đôi bàn tay bé vừa đẹp vừa xinh”
kẽ tay giữa của hai ngón tay.
17
Qua đó giúp trẻ khắc sâu thành kỹ năng rửa tay khi trẻ rửa tay bất cứ ở
đâu, gia đình hay ở lớp.
Sáng con đi học trời lạnh thì các con mặc quần áo như thế nào? Trẻ trả lời
“ Con mặc áo ấm, áo khoác… Vây đến trưa trời ấm hơn thì làm sao? “ Con cởi
bớt áo ra”. Trước khi để quần áo vào ba lô hay tủ các con làm thế nào? (gấp lại
a.) Nhưng cô vừa ra kiểm tra tủ đồ cô thấy rất nhiều bạn chưa gấp mà cứ thế
nhét quần áo vào trong tủ. thì có trẻ nói rằng: Con không gập được; con gập
không đẹp. Các con muốn gập áo quần đẹo không?
Các con gập quần áo thế nào cho đẹp, gọn? tôi cho trẻ thực hành gấp
quần áo của chính mình ( quần áo ở ba lô của trẻ), cô cũng gấp một bộ, vừa gấp
vừa phân tích cách gấp.
+ Bước 1: chúng mình trải áo ra tước mặt nơi bằng phẳng.
+ Bước 2: gấp hai tà áo hai bên vào giữa (với áo đóng cúc, kéo khóa), bẻ
cổ áo thẳng ( áo có cổ bẻ).
+ Bước3: gấp từng tay áo vào ngang ngực áo.
+ Bước 4: gấp đôi thân áo, xếp vào tủ hoặc ba lô.
Gấp quần:
+ Bước 1: trải quần ra.
+ Bước 2: Gấp một bên ống quần chồng lên ống kia sao cho bằng nhau.
+ Bước 3: Gấp đôi hoặc 3 lần lại ( quần cộc gấp đôi, quần dài có thể gấp
2 hoặc 3) tùy thuộc vào ba lô, tủ của các to hay nhỏ.
Các con biết cách gấp chưa? Trẻ trả lời: “ Con biết rồi ạ”; “nhưng con gấp
không đẹp như cô”.
Các con có thích gấp đẹp như cô không? “Có ạ!” Vậy về nhà các con hãy
tự gập quần áo của mình, ngày mai đến cùng thi xem “Ai khéo tay” nhé. Tôi
thường dạy trẻ kỹ năng này, trong giờ hoạt động chiều hay hoạt động góc, trước
giờ ngủ. Trẻ thích và làm rất khéo. Bố mẹ trẻ rất vui khi con mình về nhà tự gấp
quần áo gọn gàng và mỗi lần như thế phụ huynh lại đến chia sẻ với tôi: Cô dạy
18
khéo thật cháu về nhà treo ba lô đúng chỗ và gấp quần áo gon gàng, cháu thấy
anh mình không gấp áo mà để thẳng vào tủ, cháu liền bảo: “Anh phải gấp thế
này rồi xếp vào tủ mới đẹp, cô giáo em dạy thế”.Tôi vô cùng sướng khi mình
dạy trẻ, trẻ đã tiếp thu và thực hiện thành kỹ năng. Đó chính là động lực thúc
đẩy tôi cần rèn cho trẻ nhiều kỹ năng khác nữa.
Trẻ rất vui khi con mình về nhà tự gấp quần áo gọn gàng và mỗi lần như
thế phụ huynh Rất phấn khởi. Đó chính là động lực thúc đẩy tôi cần rèn cho trẻ
nhiều kỹ năng khác nữa.
VD: Như kỹ năng rủa mặt, trải răng, gấp chiếu…Khi trẻ gấp chưa đẹp,
không chê bai trẻ mà động viên khuyến khích trẻ bằng nhiều hình thức. Để trẻ
dần dần thực hiện có quy trình mà vui vẻ, thoải mái.
Cứ như thế tôi hình thành, bồi đắp thêm cho trẻ kỹ năng sống lành mạnh,
vui vẻ, tự nhiên, chăm chỉ.
4.6. Kỹ năng sống hợp tác.
Kỹ năng Hợp tác là luôn biết lắng nghe ý kiến của bạn, biết trao đổi ý
kiến của mình với bạn, với mọi người, biết tìm cách giải quyết vấn đề, chấp
nhận sự phân công của nhóm bạn, sẵn sáng thực hiện nhiệm vụ đơn giản, trò
chơi cùng người khác.
Qua các trò chơi, câu chuyện, bài hát, bài thơ tôi giúp trẻ học cách cùng
làm việc với bạn theo nhóm, đây là một công việc không nhỏ đối với trẻ lứa tuổi
này, nhưng mang tính đồng đội, tập thể để phát triển khả năng hợp tác sẽ giúp
trẻ biết cảm thông và cùng làm việc và chia sẻ với các bạn, mọi người xung
quanh.
Đặc biệt qua hoạt động góc và các hoạt động khác, tôi thực hiện hình thức
cùng trẻ hoạt động theo nhóm. Như trong giờ tìm hiểu về biến đổi khí hậu, tôi
chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ mỗi nhóm cùng suy nghĩ và thảo luận
về một mùa hay vùng miền, cùng trang phục thích hợp. Sau đó cử đại diện
thuyết trình. Còn trong khi trẻ hoạt động góc thì kỹ năng hợp tác hết sức cần
thiết và chặt chẽ, trong cùng một góc chơi thì có nhiều vai chơi mà các vai chơi
19
liên đới với nhau, như góc “bán hàng” bạn thì là người bán, bạn là người mua,
bạn là giao hàng, bạn thu tiền, bạn nấu ăn, bạn trình bày món ăn...Vậy cần cung
cấp cho trẻ ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp biết cách phối hợp với bạn cùng thực
hiện vai chơi, nhập vai một cách tự nhiên, tự tin.
VD: Con là người bán hàng khi có khách đến con làm gì? À con mời
khách: “Em chào bác, bác muốn mua gì ạ!”, “ Rau của em là rau sạch ngon lắm
bác ạ.”, “Chào cô, Cô bán cho tôi 3 củ xu hào”, “ Đồ của em hết bao nhiêu
tiền?”, “Của chị hết 10 nghìn ạ” “em gửi chị”, “ Cảm ơn chị, lần sau lại đến mua
hàng nhà em nhé”...
Góc xây dựng, sự hợp tác nhóm và phân công từng công việc cụ thể, trẻ
tự nhận vai chơi, tớ thì trở vật liệu, bạn xây dựng, còn tôi lắp ghép, bạn trang
trí...Nếu không cùng nhau hợp tác theo trình tự thì công việc rất rối, lần này bạn
xây thì bạn kia trở vật liệu và ngược lại, thường xuyên đổi vai chơi, cùng phối
hợp tạo nên kỹ năng chơi theo dây truyền. Mang tính tập thể và thành quả nhóm
giúp trẻ ý thức được là cần tôn trọng và bảo vệ của chung.
Tôi luôn áp dụng tư duy của Bác “ một cây làm chẳng nên non, ba cây
chụm lại nên hòn núi cao” vào sáng kiến để giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác, không
chỉ giáo dục trẻ kỹ năng hợp tác khi hoạt động trên lớp mà cả khi trẻ về gia
đình.
Giáo dục trẻ biết vận dụng kỹ năng hợp tác nhóm cùng anh chị em, bố mẹ
trong gia đình, mọi người xung quanh khi có hội thực hiện. Vì trẻ nhỏ cần rèn ở
mọi lúc mọi nơi phù hợp, để trẻ thường xuyên được rèn luyện kỹ năng sống hợp
tác.
4.7. Kỹ năng sống qua việc tổ chức các hoạt động tập thể vui chơi, lành
mạnh.
Đó là hoạt động hoàn toàn mang tính tập thể, biết phối hợp cùng bạn bè,
hay nhiều người cùng thực hiện hành động mang tính hỗ trợ, đồng đều thành
một khối liên hoàn.
20
Vì vậy mỗi khi tôi tổ chức các hội thi : văn nghệ, giải đố vui, hát múa các
làn điệu dân ca các vùng miền...vui chơi giải trí tích cực khác phù hợp với lứa
tuổi của trẻ qua các chủ đề, cụ thể như chủ đề “Gia đình”
VD: Tổ chức trò chơi “ gia đình nào nhanh”. Tôi chia lớp thành 5 gia
đình, mỗi gia đình một diện tích sân nhất định, vạch phấn sẵn. Các gia đình tự
phân vai ( Bà, bố, con…) sau đó nhặt lá rụng quanh khu vực chơi ( cô quy định)
rồi về khu vực gia đình mình xếp thành nhà, khu vườnTôi gợi ý cho trẻ phân
công công việc cho gia đình mình ( Ai đi nhặt lá, ai xếp nhà, vườn…Thành dây
truyền không chồng chéo công việc. Trẻ vô cùng thích thú. Tôi còn tổ chức múa
hát tập thể tạo cho trẻ bầu không khí sống động để trẻ thể hiện được các năng
khiếu và kỹ năng múa hát cùng các bạn.
VD: Tổ chức chương trình “ Bé đón Trung thu” trong chủ đề trường Mầm
non. Với nhiều tiết mục văn nghệ và trò chơi đặc sắc như: Cho trẻ xếp thành
một vòng tròn lớn, nắm tay nhau cùng hát múa về “Trung thu” Bài “ Gác trăng,
chiếc đèn ông sao..) Nhóm 5 bạn trai, 5 bạn gái múa bài: “ Ánh trăng hòa bình”,
đọc thơ ‘Trăng sáng”, Cô kể chuyện về chú Cuội, chị Hằng Nga”. Biểu diễn tập
thể tất cả cùng tham gia nhiệt tình, khi biểu diễn nhóm thì các bạn chăm chú
xem, sau mỗi tiết mục trẻ cổ vũ vỗ tay lồng nhiệt cho các bạn.
Tất cả các trẻ trong lớp đều được tham gia biểu diễn, tạo cho trẻ bầu
không khí tập thể vui vẻ đầy ý nghĩa. Trẻ biết kết hợp với các bạn múa hát đồng
đều, đẹp. Ngoài ra tôi sưu tầm, sáng tạo một số bài hát, điệu múa thể loại dân ca
cho trẻ ở lứa tuổi mầm non dạy trẻ. Cho trẻ được làm quen với các trể loại âm
nhạc, giúp trẻ có tình yêu với âm nhạc truyền thống.
Tổ chức các trò chơi vận động, từ các trò chơi, sưu tầm, sáng tạo, trò chơi
dân gian. Tự bản thân tôi nêu cao tinh thần tự làm đồ chơi tự tạo và phát động
giáo viên, trẻ trong tổ cùng làm một số đồ chơi như: “ bộ đồ đi cà kheo từ vỏ lon
sữa” nhằm phát triển vận động cơ tay, chân và sự vận động khéo léo của toàn
thân. Sưu tầm lốp xe ôtô cũ hoặc thùng cattông làm thành đường hầm cho trẻ
chui qua...Một số trò chơi dân gian như: Kéo co, Mèo đuổi chuột, ô ăn quan...
21
Qua các trò chơi vận động đó nhằm phát triển các kỹ năng vận động, rèn
luyện các nhóm cơ và sự khéo léo của chân tay, đồng thời qua các trò chơi đòi
hỏi trẻ có tố chất nhanh, khoẻ, khéo, linh hoạt nhưng phải đúng và lần lượt để
dạy trẻ tinh thần thượng võ ngay từ nhỏ. Sưu tầm một số trò chơi dân gian như:
Kéo co, Mèo đuổi chuột, ô ăn quan...
Ngoài việc tổ chức vui chơi, vận động cho trẻ ở trong lớp với nhau, tôi còn kết
hợp với các lớp 5 tuổi trong khối cùng tổ chức thi đấu qua các trò chơi vận động
như:
VD: Thi chạy 100m, thi kéo co, bịt mắt bắt dê, thả đỉa baba, nhảy cò.
Những trò chơi rèn kỹ năng tự tin, mạnh dạn giúp trẻ phát triển nhận thức, thẩm
mỹ...
Tổ chức các hoạt động tạo hình vào chiều thứ sáu của cuối chủ đề và mời
phụ huynh cùng tham dự, còn trẻ thể thoả sức sáng tạo theo ý thích.
Ngoài ra qua một số chủ đề chúng tôi còn tổ chức cho trẻ đi thăm quan dã
ngoại, thăm “ trang trại chăn nuôi” – chủ đề động vật, tham quan Siêu thị, vườn
rau- chủ đề Gia đình, chủ đề thực vật...
Tổ chức cho trẻ tham quan, vui chơi các trò chơi dân gian trong dịp đầu
xuân như: Lộn cầu vồng, cướp cờ. Cho trẻ tham quan tìm hiểu di tích lịch sử,
địa danh của địa phương và thị xã : đền thờ Thầy giáo Chu Văn An, Đền
Nguyễn Trãi, đền Kiếp Bạc, Chùa Côn Sơn.
Tôi mời phụ huynh cùng tham gia, họ rất nhiệt tình, phấn khởi và tích cực
ủng hộ cả tinh thần và vật chất.
Qua đó giáo dục trẻ hứng thú tham gia vui vẻ nhưng có nề nếp, không lộn
xộn. Trẻ đã góp phần vào việc giữ gìn nét văn hoá truyền thống của địa phương
và bản sắc văn hoá dân tộc Việt hàng nghìn năm gìn giữ và phát triển.
4.8. Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh cách dạy trẻ kỹ năng sống
trong gia đình
Tuyên truyền là biện pháp vô cùng hữu hiệu với việc dạy kỹ năng sống
cho trẻ. Vì tuyên truyền có sâu rộng thì hiệu quả càng cao, có càng nhiều người
22
hiểu về kỹ năng sống càng dễ đạt mục đích giáo dục. Nhất là tuyên truyền đến
các bậc phụ huynh để kết hợp cùng cô dạy kỹ năng sống cho trẻ.
Là giáo viên nhiều năm trong nghề, tôi thường chia sẻ với các bậc phụ
huynh hãy luôn quan tâm và để ý đến cảm xúc của con mình, đến hành động, lời
nói, thái độ, để điều chỉnh hành vi một cách đúng lúc, đúng chỗ. Trong giờ đón,
trả trẻ.
Tuyên truyền cha mẹ trẻ cũng thường xuyên điều chỉnh hành động, lời
nói của mình trong giao tiếp, không nên bực bội khi trẻ về đến nhà hoặc cho
rằng trẻ chỉ biết chơi suốt ngày. Cha mẹ cần có niềm tin với sự hướng dẫn của
giáo viên và năng khiếu tò mò bẩm sinh của trẻ, trẻ có thể lĩnh hội kinh nghiệm
nhằm giải quyết các vấn đề quan trọng, đọc, làm toán, thử nghiệm một số kỹ
năng khoa học khi chơi với nhau.
Bố mẹ muốn con mình có khả năng giao tiếp thông minh, sáng tạo, hãy
tạo điều kiện cho chúng mở rộng tính thân thiện với bạn bè, mọi người xung
quanh. Đồng thời bố mẹ trẻ cần phối hợp với cô giáo một cách chặt chẽ và hợp
lý bằng việc tham gia tình nguyện vào quá trình giáo dục trong nhà trường, của
lớp. Bố mẹ nên tham gia vào các buổi trao đổi với cô giáo, tham gia các buổi
họp phụ huynh của nhà trường, lớp và dự một số giờ học, dự các hoạt động
ngoại khoá; chỉ bằng cách đó thôi bố mẹ đã giúp trẻ hiểu rằng học, học suốt đời.
Luôn giáo dục để trẻ cảm thấy thoải mái tự tin trong mọi tình huống của
cuộc sống. Nếu bố mẹ muốn giáo dục trẻ biết tự giữ kỷ luật, trước hết cần đánh
thức sự tự ý thức của trẻ, cố gắng khơi gợi để trẻ luôn nghĩ về bản thân mình
một cách tích cực và đừng bao giờ phá vỡ suy nghĩ tích cực về bản thân trẻ,
lòng tự trọng, tự tin yêu quý bản thân.
Cha mẹ hãy hỏi trẻ muốn mời ai về nhà chơi? Hãy cho phép trẻ mời bạn
đến nhà chơi. Bạn bè của con cũng giống như con mình, chúng đều là những
đứa trẻ có nhân cách độc lập. trẻ nhỏ rất thích có bạn chơi nhưng đôi khi bố mẹ
không cho hoặc không bằng lòng khi bạn con đến nhà chỉ vì lại phải thu dọn lại
đồ.
23
Vậy hãy dạy trẻ cách thu dọn đồ khi chơi xong, dạy trẻ cách gọn gàng
ngăn lắp, muốn có được điều này thì bố mẹ luôn gọn sạch, là tấm gương cho trẻ
soi theo. Nếu không cho trẻ được giao lưu với bạn ở nhà trẻ sẽ nhanh chán lâu
dần thành tính chầm lặng, cô độc, ngại giao tiếp với người lạ, ra ngoài xã hội
không muốn giao tiếp với mọi người.
Trong gia đình, việc dạy trẻ những nghi thức văn hóa trong ăn uống rất
cần thiết. Để trẻ có được những kỹ xảo, thói quen sử dụng đồ dùng một cách
chính xác và thuần thục, khéo léo, không chỉ đòi hỏi trẻ phải thường xuyên
luyện tập, mà còn phải đáp ứng được những nhu cầu của trẻ, đó là cung cấp cho
trẻ những mẫu hành vi văn hóa, những hành vi đúng, đẹp, văn minh của chính
bố mẹ và những người xung quanh trẻ.
Bố mẹ không quá áp lực với trẻ về công việc nhưng cũng không nên quá
chiều chuộng trẻ để trẻ không biết làm việc tự phục vụ bản thân như: tự đánh
răng, rửa mặt, mặc quần áo, đi dép, xúc cơn ăn hay bóc quả chuối, tự rửa tay...
Trẻ có vận động mới yêu lao động như Bác Hồ đã nói“ Lao động là yêu
nước, những người lao động là những người yêu nước”.
5. Kết quả đạt được.
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, sáng kiến của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của hhọi đồng sư phạm nhà trường, sự ủng hộ tích cực của các
bậc phụ huynh đã giúp tôi đạt được một số kết quả sau:
Về giáo viên.
Cô giáo chịu khó trò chuyện với trẻ, trả lời những câu hỏi tò mò của trẻ,
không la mắng, giải quyết hợp lý, công bằng với mọi tình huống xảy ra giữa các
trẻ trong lớp.
Trong giảng dạy, chú ý đến hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm nhiều
hơn,
Mạnh dạn, tự tin, phối hợp chặt chẽ, trao đổi mật thiết thường xuyên với
cha mẹ trẻ.
24
Phát động phong trào làm giầu sách cho thư viện của bé, kết quả đã vận
động được khá nhiều đầu sách, truyện tranh các loại bổ sung cho góc thư viện
thêm phong phú.
Kết quả từ phía các bậc cha mẹ:
Bố mẹ luôn coi trọng trẻ và tích cực tham gia vào các hoạt động giáo dục
trẻ ở lớp.
Các bậc cha mẹ đã có thói quen liên kết phối hợp chặt chẽ với cô giáo
trong việc dạy trẻ các kỹ năng sống, trao đổi với cô giáo bằng nhiều hình thức
thông qua bảng thông tin dành cho cha mẹ, bảng đánh giá trẻ ở lớp; số lượng
phụ huynh học sinh tham gia vào hoạt động “ dạy trẻ kỹ năng sống” là 100%.
- Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái tốt hơn, đa số cha mẹ dịu dàng, ít la
mắng trẻ, thay đổi trong cách rèn kỹ năng cho trẻ, phân việc cho trẻ, không
chiều chuộng, không mất nhiều thời gian trong việc dạy trẻ các nề nếp, thói
quen.
Phụ huynh cảm thấy mãn nguyện với thành công của trẻ, tin tưởng vào
kết quả giáo dục của nhà trường, không chê bai chỉ trích cô giáo ngược lại cha
mẹ thông cảm, chia sẻ những khó khăn của cô giáo, ủng hộ kinh phí, vật liệu,
phụ giúp tôi trang trí lớp, làm đồ chơi.
- 100% trẻ đều được cha mẹ tạo mọi điều kiện khuyến khích khơi dậy,
phát triển rèn luyện khả năng sẳn sàng đi học tập ở trường tiểu học với hành
trang vững chắc.
- 100% trẻ có thói quen lao động tự phục vụ, được rèn luyện kỹ năng tự
lập; kỹ năng nhận thức; kỹ năng vận động... kỹ năng tự kiểm soát bản thân, phát
triển óc sáng tạo, tính tự tin thông qua các hoạt động năng khiếu múa, hát, vẽ,
thể dục vận động .
- 100% trẻ đạt kỹ năng xã hội; kỹ năng về cảm xúc, giao tiếp; chung sống
thân thiện hòa bình, và tuyệt đối không xảy ra bạo hành trẻ em ở trường cũng
như ở gia đình.
- 100 % trẻ được giáo dục, chăm sóc nuôi dưỡng tốt, được bảo vệ sức
khỏe, bảo đảm an toàn, phòng bệnh, theo dõi cân đo bằng biểu đồ phát triển.
25