Tải bản đầy đủ (.doc) (127 trang)

LUAN VAN _Trách nhiệm cá nhân huyện ủy viên trong hoạt động lãnh đạo của huyện ủy ở các huyện ven biển tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (464.87 KB, 127 trang )

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp cách mạng, Đảng ta đã giải quyết đúng
đắn hàng loạt vấn đề về đường lối, chiến lược, sách lược, về tổ chức, về quan
hệ mật thiết giữa Đảng và nhân dân, về xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có
việc phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi cán bộ trong một tổ chức. Để làm
tốt được điều đó, Đảng ta đã thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc tổ chức của
Đảng theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh, người sáng lập và rèn luyện Đảng ta đã vận
dụng sáng tạo học thuyết xây dựng Đảng của chủ nghĩa Mác- Lênin vào điều
kiện cụ thể ở Việt Nam để giải quyết đúng đắn những vấn đề đặt ra trong quá
trình xây dựng Đảng. Người đã quán triệt đầy đủ nguyên tắc xây dựng Đảng
kiểu mới của giai cấp công nhân và chỉ rõ rằng, Đảng ta là Đảng của giai cấp
5công nhân, do đó tập trung dân chủ là nguyên tắc tổ chức cơ bản của Đảng.
Người luôn nhắc nhở: “Trong lãnh đạo, các cấp bộ đảng phải thực hiện mục
tiêu tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, mọi việc đều phải bàn bạc một cách
dân chủ và tập thể. Khi đã quyết định rồi, thì phân phối công tác phải rạch ròi,
giao cho một hoặc mấy đồng chí phụ trách làm đến nơi đến chốn” [55, tr.36].
Trong quá trình thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách, việc xác định rõ trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm
của cá nhân, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, nhất là người đứng đầu có
ý nghĩa rất quan trọng. Làm tốt điều đó sẽ vừa làm tăng vai trò, chất lượng
lãnh đạo của tập thể, của cấp ủy, vừa làm cho các quyết định của tập thể, của
cấp ủy được triển khai, tổ chức thực hiện một cách hiệu quả.
Thanh Hoá là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ - một tỉnh lớn ở miền Bắc
có nhiều huyện ven biển. Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới
của Đảng, Đảng bộ và nhân dân Thanh Hoá đã đạt được những thành tựu


2


đáng kể về kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng... Đóng góp vào thành tựu
chung của tỉnh, có sự đóng góp của đội ngũ huyện uỷ viên nói chung, huyện
uỷ viên ở các huyện ven biển nói riêng. Họ đã nêu cao tinh thần trách nhiệm
cá nhân, góp phần vào hoạt động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị ở địa
phương.
Tuy nhiên, việc đề cao tinh thần trách nhiệm cá nhân của một số huyện
uỷ viên vẫn còn hạn chế. Tình trạng “cha chung không ai khóc” ở một số nơi,
một số lĩnh vực vẫn xảy ra. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội ở địa phương.
Do đó, việc tăng cường trách nhiệm cá nhân huyện uỷ viên trong hoạt
động lãnh đạo của huyện uỷ nói chung, của huyện ủy ở các huyện ven biển
tỉnh Thanh Hoá nói riêng là vấn đề cần được quan tâm đúng mức.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách là nội dung quan trọng trong
nguyên tắc lãnh đạo của Đảng vô sản kiểu mới, của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách đã được đề
cập trong nhiều tác phẩm của các nhà kinh điển và các Văn kiện của Đảng.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu, số lượng công trình nghiên cứu về đề tài này
chưa nhiều. Hiện nay, ngoài bài “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách” của tác
giả Lê Đức Bình, đăng trên tạp chí Xây dựng Đảng, tháng 7-2005, chúng tôi
mới được biết thêm các cuộc trao đổi của một số độc giả, một số nhà lãnh đạo
của Việt Nam trên Internet trong thời gian tháng 9-2006 và tháng 6, tháng
7/2007. Cụ thể của các tác giả:
- Hồ Đức Việt, Trưởng ban Tổ chức Trung ương: Xác định rõ trách
nhiệm cá nhân trong công tác cán bộ.
- Nguyễn Đình Hương, nguyên phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương:
"Làm rõ quyền, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước".


3

- TS Nguyễn Thế Tư: “Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”.
- TS Nguyễn Ngọc Điện: “Hai căn bệnh nan y của cơ chế lãnh đạo tập
thể”, “Vai trò cá nhân trong xã hội Việt Nam chưa được nhìn nhận đúng mức”.
- Mai Trung Hậu: “Nâng cao tinh thần trách nhiệm của cán bộ công
chức-vấn đề bức xúc trong cải cách hành chính”.
- Nguyễn Ngọc Bích: "Đôi điều về trách nhiệm cá nhân".
Các tác giả mới chỉ đề cập vấn đề này ở những giác độ nhất định. Cho
đến nay chưa có tác giả nào, công trình khoa học nào nghiên cứu một cách cụ
thể, hệ thống về trách nhiệm cá nhân huyện uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo
của huyện ủy.
Là một cán bộ được tham gia cấp ủy huyện nhiều khóa, được học tập
tại Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, tôi chọn đề tài
“Trách nhiệm cá nhân huyện ủy viên trong hoạt động lãnh đạo của huyện
ủy ở các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá giai đoạn hiện nay” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp cao học, với mong muốn góp phần nhỏ bé vào việc nâng
cao chất lượng lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành đảng bộ huyện nơi mình
công tác.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Mục đích:
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm cá
nhân huyện uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo của Ban Chấp hành Đảng bộ
huyện, khảo sát đánh giá thực trạng việc thực hiện trách nhiệm cá nhân huyện
uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo của Huyện uỷ ở các huyện ven biển tỉnh
Thanh Hoá trong thời gian qua, đề xuất một số giải pháp tăng cường tinh thần
trách nhiệm cá nhân huyện ủy viên trong hoạt động lãnh đạo của huyện uỷ ở
các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá giai đoạn hiện nay.
- Nhiệm vụ:


4

+ Làm rõ khái niệm và những vấn đề lý luận liên quan trực tiếp đến đề
tài luận văn.
+ Khảo sát, đánh giá thực trạng việc thực hiện trách nhiệm cá nhân
huyện uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo của huyện uỷ ở các huyện ven biển
tỉnh Thanh Hóa trong thời gian gần đây, chủ yếu từ 2000 đến nay.
+ Đề xuất những giải pháp chủ yếu để tăng cường trách nhiệm cá nhân
huyện uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo của huyện uỷ ở các huyện ven biển
tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Luận văn tập trung nghiên cứu việc thực hiện trách nhiệm cá nhân
huyện uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo của huyện uỷ ở các huyện ven biển
tỉnh Thanh Hoá.
+ Thời gian điều tra, khảo sát là ba nhiệm kỳ gần đây, chủ yếu là từ
năm 2000 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng ta về nguyên tắc tổ chức của Đảng, về trách nhiệm cá nhân
trong hoạt động lãnh đạo của Đảng.
- Phương pháp: luận văn sử dụng phương pháp lôgíc và lịch sử, điều
tra, khảo sát, phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn.
5. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về trách nhiệm
cá nhân trong hoạt động lãnh đạo của các Ban Chấp hành đảng bộ huyện.
- Đánh giá đúng thực trạng về việc thực hiện nguyên tắc tập thể lãnh
đạo, cá nhân phụ trách, đặc biệt là trách nhiệm cá nhân huyện uỷ viên trong
hoạt động lãnh đạo của huyện uỷ ở các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá trong
giai đoạn hiện nay, đề xuất các giải pháp chủ yếu, tăng cường trách nhiệm cá


5

nhân huyện uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo của huyện uỷ ở các huyện ven
biển tỉnh Thanh Hoá trong thời gian tới.
6. Ý nghĩa của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc nghiên cứu và giảng dạy ở
trường Chính trị tỉnh và các Trung tâm bồi dưỡng chính trị của các huyện,
cung cấp thông tin cho các Ban Chấp hành Đảng bộ huyện, trực tiếp là 5
huyện ven biển của tỉnh Thanh Hoá tăng cường hiệu quả lãnh đạo trong quá
trình thực hiện nhiệm vụ chính trị ở mỗi địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm: 3 chương, 6 tiết.


6


7
Chương 1
một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm
cá nhân huyện uỷ viên trong hoạt động lãnh đạo
của huyện uỷ ở các huyện ven biển tỉnh thanh hoá
1.1. hoạt động lãnh đạo của các huyện uỷ ở các huyện ven biển tỉnh thanh hoá

1.1.1. Đặc điểm, chức năng, nhiệm vụ của các huyện uỷ ở các huyện
ven biển tỉnh Thanh Hoá
* Khái quát đặc điểm, tình hình các huyện ven biển tỉnh Thanh Hoá
Huyện là một cấp hành chính rất quan trọng trong hệ thống quản lý
hành chính 4 cấp từ Trung ương đến địa phương của nhà nước ta. Trong hệ
thống tổ chức của Đảng, Đảng bộ huyện là cấp trên của tổ chức đảng cơ sở, là
cấp trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các cơ sở xã, thị trấn và các cơ sở trực thuộc

trong việc thực hiện chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước,
trong việc chăm lo phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng-an ninh,
xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, nâng cao đời sống vật chất tinh thần
cho nhân dân.
Thanh Hoá là một tỉnh lớn, nằm ở bắc Trung bộ, từ 19,35 ` đến 20,5 độ
vĩ bắc, từ 104 đến 106,5 độ kinh đông. Phía bắc giáp các tỉnh Ninh bình, Hòa
bình; phía tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào; phía nam giáp tỉnh
Nghệ An. Diện tích tự nhiên 11.168 km 2. Bờ biển dài 102 km2, có nhiều cửa
lạch: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Trào, Lạch Hới, Lạch Bạng... Do có
nhiều cửa lạch nên có nhiều bãi bồi, lắm phù sa, phong phú các loại hải sản,
lại có cảng nước sâu Nghi Sơn, có nhiều bãi tắm đẹp, nhiều danh lam thắng
cảnh. Đó là nguồn tài nguyên to lớn để Thanh Hoá phát triển các ngành công
nghiệp, khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản, đẩy mạnh các hoạt động
du lịch và dịch vụ. Toàn tỉnh có 27 đơn vị hành chính, gồm 24 huyện, 1 thành
phố, 2 thị xã. Dân số cả tỉnh gần 4 triệu người. Thanh Hoá có 5 huyện đồng


8
bằng ven biển là: Tĩnh Gia, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Hậu Lộc và Nga Sơn.
Tổng diện tích 813 km2, chiếm 22,8% diện tích cả tỉnh; dân số 1.075.363
người, bằng 25% dân số cả tỉnh.
Huyện Tĩnh Gia có 34 đơn vị hành chính (33 xã và 1 thị trấn huyện lỵ).
Dân số 220.000 người, diện tích gần 280 km. Huyện Tĩnh Gia nằm ở
phía nam của tỉnh: phía Nam giáp với huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, phía
tây giáp với huyện miền núi Như Thanh, Nông Cống, phía bắc giáp huyện
Quảng Xương, phía đông là bờ biển dài gần 42km. Đây là một huyện nằm ở
vùng khí hậu rất khắc nghiệt, chịu tác động nặng nề của gió Lào, ảnh hưởng
rất lớn đến sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của người dân. Tuy
nhiên, Tĩnh Gia lại là một huyện có rất nhiều thế mạnh trong phát triển kinh
tế. Khu kinh tế Nghi Sơn với sức đầu tư hàng chục tỷ USD đang được tập

trung triển khai, tạo điều kiện và thúc đẩy nhanh chóng tốc độ đô thị hóa.
Huyện có cảng Nghi Sơn, Lạch Bạng, bờ biển dài. Kinh tế biển, cả khai thác,
nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản khá phát triển. Bãi biển du lịch Hải Hòa
đang được đầu tư khai thác.
Về tình hình phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, báo cáo
đánh giá của Ban Chấp hành đang bộ huyện Tĩnh Gia tại Hội nghị giữa nhiệm
kỳ ( tháng 10 năm 2008) khẳng định:
Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 15%. Thu nhập
bình quân đầu người năm 2008 ước đạt gần 5 triệu đồng. Sản lượng
lương thực đạt 59.000 tấn, tăng 4.000 tấn so với năm 2005; sản
lượng lạc vỏ đạt 11.000 tấn, xấp xỉ đạt mục tiêu đại hội. Đàn gia
súc, gia cầm tăng nhanh về số lượng: đàn trâu, bò 39.000 con (chỉ
tiêu đại hội là 40.000 con); đàn lợn 99.350 con (chỉ tiêu đại hội là
100.000 con). Tốc độ tăng trưởng trong ngành công nghiệp, xây
dựng đạt 27,5%, cao hơn thời kỳ 2000-2005 là 13%. Giá trị sản xuất


9
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2008 ước đạt 200 tỷ đồng.
Tốc độ tăng GDP các ngành dịch vụ bình quân đạt 15%. Giá trị
hàng hóa xuất khẩu đạt trên 10 triệu USD. Cơ cấu kinh tế của
huyện: nông - ngư nghiệp 45,8%, công nghiệp - tiểu thủ công
nghiệp 27,5%; thương mại - dịch vụ 26,7%. Hệ thống giao thông
nông thôn đã được tập trung đầu tư nâng cấp, trong đó có trên 100
km đã bê tông và nhựa hóa. Cơ sở vật chất của các ngành giáo dục,
y tế, văn hóa, thể thao...được tăng cường đáng kể. Đến hết năm
2008 có 32 trường học được kiên cố và cao tầng, 253/284 thôn xóm
xây dựng nhà văn hóa. Tổng vốn đầu tư đạt 450 tỷ đồng. Các thành
phần kinh tế được mở rộng. Hiện nay, toàn huyện đã có 242 công ty
trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần; 43 hợp tác xã dịch vụ, 87

trang trại và gần 400 tổ hợp sản xuất và dịch vụ. Hoạt động văn hóa
xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ. Toàn huyện có 112 trường,
trong đó có 32 trường đạt chuẩn quốc gia. Đã khai trương được 213
đơn vị văn hóa gồm 174 làng, 36 cơ quan, trường học và 3 xã. Hệ
thống thông tin trong huyện phát triển nhanh: 80% số hộ có máy thu
hình, bình quân 100 người dân có 10 máy điện thoại cố định.50% số
xã,thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế, 90% số trạm y tế có bác sĩ.
Số hộ nghèo mỗi năm giảm khoảng 5%. An ninh chính trị và trật tự
an toàn xã hội được giữ vững. Hệ thống chính trị được củng cố.
Tuy nhiên, Tĩnh Gia vẫn là huyện nghèo. Tốc độ tăng trưởng
kinh tế nhanh nhưng chưa đảm bảo bền vững. Nông-ngư nghiệp vẫn
là ngành sản xuất chính, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của
huyện; ngành nghề phát triển chậm, chưa phát huy được lợi thế của
khu kinh tế Nghi Sơn đang được Nhà nước tập trung đầu tư xây
dựng; kết cáu hạ tầng kinh tế-xã hội ở các xã xa trung tâm thị trấn


10
còn yếu kém. Một số vấn đề xã hội phức tạp chưa được giải quyết
dứt điểm, nhất là vấn đề giải phóng mặt bằng và xây dựng khu tái
định cư cho việc triển khai dự án khu kinh tế Nghi Sơn. Số hộ nghèo
còn khá cao, trên 27%. Giáo dục, y tế và các hoạt động văn hóa xã
hội ở các xã phía tây của huyện còn nhiều khó khăn. Tỷ lệ tăng dân
số vẫn còn trên 1% [44, tr.12-13].
Huyện Quảng Xương có 40 xã và 1 thị trấn huyện lỵ. Dân số 284000
người. Diện tích 227,63 km.Phía nam giáp huyện Tĩnh Gia, phía tây giáp
huyện Đông Sơn và Thành phố Thanh Hoá, phía bắc giáp huyện Hoằng Hóa,
phía đông là bờ biển, dài 18,2 km. Nằm sát Thành phố Thanh Hoá và ôm trọn
thị xã du lịch Sầm Sơn, đó là điều kiện tương đối thuận lợi cho Quảng Xương
phát triển kinh tế xã hội. Quảng Xương cơ bản vẫn là một huyện nông nghiệp

thuần túy với hai ngành chủ yếu là khai thác, nuôi trồng, chế biến hải sản và
trồng trọt, chăn nuôi.
Về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa-xã hội, quốc phòng - an ninh,
Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Quảng Xương tại hội nghị giữa
nhiệm kỳ, (tháng 10 năm 2008) đã khẳng định:
Tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao, bình quân hàng năm
đạt 13%. Thu nhập bình quân đầu người đến cuối năm 2008 ước đạt
9,6 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế đang có bước chuyển dịch tích cực
hơn: nông nghiệp-lâm nghiệp-thủy sản chiếm 44,45%; công nghiệp
- tiểu thủ công nghiệp chiếm 24%; dịch vụ thương mại chiếm
31,55%. Tổng sản lượng lương thực bình quân hành năm 129.868
tấn, xấp xỉ mục tiêu đại hội (130.000 tấn). Tổng sản lượng khai
thác,nuôi trồng thủy, hải sản ước đạt gần 13.000 tấn. Giá trị hàng
hóa tham gia xuất khẩu là 11,320 triệu đô la. Các nghề truyền thống
đang được khôi phục và phát triển. Tổng giá trị sản xuất hàng tiểu
thủ công nghiệp đạt 113.774 triệu đồng. Kết cấu hạ tầng, nhất là hệ


11
thống giao thông nông thôn đã được nâng cấp, tạo thuận lợi cho
phát triển kinh tế-xã hội và đi lại của nhân dân. Tổng nguồn vốn đầu
tư xã hội năm 2008 ước đạt 546 tỷ đồng. Mạng lưới dịch vụ ngày
một phát triển. Mạng lưới thông tin truyền thanh được mở rộng,
bình quân 17 máy điện thoại cố định trên 100 dân, tăng hơn 8 lần so
với đầu nhiệm kỳ. Tổng giá trị dịch vụ năm 2008 ước đạt 900 tỷ
đồng. Hộ nghèo còn 19,5% số hộ trong huyện. Các lĩnh vực văn hóa
xã hội những năm gân đây phát triển khá mạnh. Toàn huyện đã hoàn
thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học
cơ sở. 78% số trường được kiên cố hóa, 28% số trường đạt chuẩn
quốc gia. Các xã, thị trấn đều có trạm xá. Có 21 xã, thị trấn đạt

chuẩn quốc gia về y tế. Có 32/41 trạm y tế có bác sĩ. Tỷ lệ trẻ em
suy dinh dưỡng còn 23,2%. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 5 năm gần
đây là 0,84 %. Cuộc vận động xây dựng làng xã văn hóa, cơ quan,
trường học có nếp sống văn hóa đang được nhân dân trong huyện
quan tâm, tham gia hưởng ứng. Hơn 80% số thôn, làng đã khai
trương xây dựng thôn làng văn hóa. Do đẩy mạnh công tác xã hội
hóa, cơ sở vật chất trường học, trạm xá, đường làng, ngõ xóm đang
từng bước được kiên cố hóa, được bê tông, nhựa hóa. Tỷ lệ lao động
qua đào tạo đạt 28%, mỗi năm tạo việc làm mới cho gần 6.000 lao
động. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn
định. Thực hiện chỉ thị 10 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về
xây dựng các mô hình tự quản, toàn huyện đã thành lập được 404 tổ
an ninh bảo vệ thôn, xóm và 2.722 tổ an ninh xã hội theo nhóm
cộng đồng dân cư. Hệ thống chính trị thường xuyên được củng cố.
Tuy nhiên, tình hình trong huyện cũng đang còn nhiều hạn
chế,yếu kém: tốc độ tăng trưởng kinh tế không ổn đinh, chưa bền
vững, năm cao, năm thấp; chuyển dịch cơ cấu kinh tế tuy đúng


12
hướng nhưng còn quá chậm; ngành nghề, kể cả nghề tuyền thống
vẫn trong tình trạng thiếu thị trường, phụ thuộc quá nhiều vào các
đầu mối trung gian; mô hình mới xuất hiện chưa nhiều và chưa được
kịp thời tổng kết nhân ra diện rộng. Hoạt động dịch vụ thương mại
chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Lao động thiếu việc làm
còn nhiều, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Trình độ dân trí, chất lượng giáo
dục, chất lương chăm sóc sức khỏe nhân dân, chất lượng các hoạt
động văn hóa xã hội ở các xã xa trung tâm vẫn còn hạn chế, khó khăn.
Vệ sinh môi trường đang là vấn đề bức xúc. Tình hình hoạt động của
một số loại tội phạm, tệ nạn xã hội vẫn còn diễn biến phức tạp. Chất

lượng hoạt động của các tổ chức đoàn thể chính trị ở địa bàn thôn,
xóm còn thấp, đang là vấn đề rất đáng quan tâm.[ 26, tr.13-16].
Huyện Hoằng Hóa có 49 đơn vị hành chính bao gồm 47 xã và 2 thị
trấn, trong đó có một thị trấn huyện lỵ. Dân số hơn 320000 người. Diện tích
hơn 240 km. Hoằng Hóa là huyện lớn nhất tỉnh Thanh Hoá, xét về đơn vị
hành chính cũng như về dân số. Phía nam giáp huyện Quảng Xương và thành
phố Thanh Hoá, phía tây giáp huyện Thiệu Hóa, phía bắc giáp huyện Hậu
Lộc, phía đông là bờ biển dài hơn 20 km. Do đặc điểm tự nhiên, Hoằng Hóa
chia làm 3 vùng kinh tế tương đối rõ rệt: vùng đồi, vùng đồng và vùng biển.
Mặc dù là cửa ngõ phía bắc của thành phố Thanh Hoá, mấy năm gần đây hoạt
động dịch vụ tương đối phát triển nhưng, nhìn chung, Hoằng Hóa vẫn là một
huyện thuần nông với 2 ngành chủ yếu là khai thác nuôi trồng, chế biến thủy,
hải sản và trồng trọt, chăn nuôi, có nhiều nghề truyền thống nhưng đang gặp
khó khăn. Hoằng Hóa là một trong những địa phương của Thanh Hoá có
truyền thống văn hóa, nhiều người đỗ đạt, được mệnh danh là đất học.
Về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh,
Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hoằng Hóa tại hội nghị giữa
nhiệm kỳ (tháng 9 năm 2008) đã khẳng định:


13
Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch đúng hướng: tỷ trọng ngành
nông nghiệp giảm, tỷ trọng các ngành công nghiệp, dịch vụ tăng. Cụ
thể là: nông nghiệp - lâm nghiệp -thủy sản chiếm 34,8%; công
nghiệp, thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 42%; dịch vụ, thương mại
chiếm 23,2%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 14,9%. Thu
nhập bình quân đầu người năm 2008 ước đạt 7 triệu đồng. Tổng sản
lượng lương thực năm 2008 đạt xấp xỉ 120.000 tấn, sản lượng thủy
hải sản 12.940 tấn. Giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu 19,1 triệu
USD. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng nhanh

trong vài năm gân đây, riêng năm 2008 đã đạt 724.748 triệu đồng.
Trong đó, công nghiệp đạt 186.884 triệu đồng, xây dựng đạt
537.864 triệu đồng. Các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp trong
nông thôn có xu hướng phát triển nhanh hơn. Hiện nay đã có 46/49
xã, thị trấn đã có nghề, giải quyết được việc làm cho hàng vạn lao
động nông thôn. Cơ sở vật chất, các công trình phúc lợi xã hội, giao
thông, trường học được đầu tư nâng cấp. Hoạt động dịch vụ thương
mại cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Tỷ lệ hộ nghèo còn 23%. Các lĩnh vực văn hóa xã hội khá phát
triển. Đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và
trung học cơ sở. Có 81% số phòng học kiên cố, 33,2 số trường trong
huyện đạt chuẩn quốc gia. Hệ thống trạm y tế đảm bảo cơ bản cho
công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trong huyện.
Bình quân có 3 bác sĩ trên 1 vạn dân. Tỷ lệ tăng dân số 0,67%.
Phong trào xây dựng đời sống văn hóa khá mạnh. Gần 80% số gia
đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Số làng văn hóa, đơn vị cơ
quan, trường học có nếp sống văn hóa tăng nhanh trong những năm
gần đây. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Hệ
thống chính trị thường xuyên được quan tâm củng cố...


14
Tuy vậy, Hoằng Hóa vẫn là một huyện cơ bản là thuần nông.
Tốc độ tăng trưởng tuy cao nhưng không ổn định. Sản xuất hàng
hóa nhỏ lẻ, khả năng cạnh tranh thấp, chưa thu hút được đầu tư từ
bên ngoài. Phát triển công nghiệp, ngành nghề ở nông thôn cũng
như chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu trong nội bộ ngành chưa có
bước đột phá. Nhiều xã vùng biển, vùng đồi còn nhiều khó khăn. Vệ
sinh môi trường đang ngày càng bức xúc. Phong trào xã hội hóa các
hoạt động văn hóa xã hội có chiều hướng chững lại. Thiếu việc làm

khi nông nhàn là hiện tượng còn khá phổ biến ở hầu hết các làng
quê trong huyện. Các loại tội phạm như nghiện hút, cờ bạc, số đề,
tai nạn giao thông chưa thực sự được kiềm chế. Công tác quản lý xã
hội của chính quyền một số xã hạn chế nên để tình trạng khiếu kiện
trong dân còn kéo dài. Hoạt động của các tổ chức đoàn thể ở thôn
xóm ngày một khó khăn, hình thức [17, tr.14-15].
Huyện Hậu Lộc có 27 đơn vị hành chính, gồm 26 xã và 1 thị trấn huyện
lỵ. Dân số trên 192.400 người. Diện tích 157,62 km. Phía bắc giáp huyện Nga
Sơn và huyện Hà Trung, phía nam giáp huyện Hoằng Hóa, phía tây giáp
huyện Vĩnh Lộc và huyện Thiệu Hóa, phía đông là bờ biển dài 12,8 km.
Ngành nghề chủ yếu là trồng trọt, chăn nuôi và khai thác, nuôi trồng, chế biến
thủy hải sản. Nghề truyền thống chủ yếu có nghề rèn, nấu rượu, sản xuất vật
liệu xây dựng. Điều kiện tự nhiên chia huyện thành 3 vùng kinh tế tương đối
rõ rệt: vùng đồi, vùng đồng và vùng biển. Hậu Lộc là huyện có nhiều di tích
được xếp hạng cấp quốc gia và cấp tỉnh như cụm di tích lịch sử đền Bà Triệu
ở xã Triệu Lộc, chùa Sùng nghiêm Diên Thánh Văn Lộc, chùa Yvích ở xã Hải
Lộc, chùa Ngọc Đới ở xã Tuy Lộc, đền Hàn Sơn ở xã Châu Lộc. Đây là
nhưng điểm thu hút đông đảo du khách, nhất là trong những dịp lễ hội. Nhìn
chung, Hậu Lộc là một huyện nghèo, kinh tế chậm phát triển.


15
Về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh,
báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Hậu Lộc tại hội nghị giữa nhiệm
kỳ ( tháng 10 năm 2008 ) đã khẳng định:
Tổng sản phẩm GDP đến năm 2008 ước đạt 1.045 tỷ đồng,
tăng 38,4% so với năm 2005. Tốc độ tăng trưởng bình quân 11,5%.
Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2008 ước đạt 6,4 triệu
đồng. Cơ cấu kinh tế trong huyện là: nông nghiệp,ngư nghiệp
48,3%; công nghiệp, xây dựng 18,6%; thương mại, dịch vụ 33,1%.

Tổng sản lượng lương thực năm cao nhất đạt 74.500 tấn. Tổng đàn
trâu bò luôn duy trì ổn định ở mức xấp xỉ 17.000 con, đàn lợn
62.800 con. Đàn gia cầm 683.000 con. Muối biển 12.000 tấn. Nhiều
nghề truyền thống được khôi phục như nghề rèn Tiến Lộc, nghề nấu
rượu Cầu Lộc, mộc dân dụng ở Phú Lộc, Hưng Lộc, chế biến hải
sản, sửa chữa tàu thuyền ở Ngư Lộc... Tổng mức bán lẻ năm 2008
đạt 435 tỷ đồng, xuất khẩu gần 9 triệu USD. Kết cấu hạ tầng kinh tế
phát triển nhanh. Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn đạt 932 tỷ
đồng. Toàn bộ hệ thống giao thông trong huyện đã được nhựa hóa
và bê tông hóa. Hàng loạt công trình phúc lợi lớn hoàn thành và đưa
vào sử dụng như hệ thống các trường trung học phổ thông, sân văn
hóa huyện... Tỷ lệ hộ nghèo còn 21,5%. Do tập trung đẩy mạnh
công tác xã hội hóa, các lĩnh vực văn hóa xã hội phát triển khá mạnh
mẽ. Hơn 50% trường đạt chuẩn quốc gia. Hậu Lộc là một trong số ít
huyện của Thanh Hoá sớm hoàn thành chương trình phổ cập giáo
dục tiểu học đúng độ tuổi và trung học cơ sở... Ngoài bệnh viện đa
khoa huyện đang được đầu tư nâng cấp, các xã đều có trạm xá. Phần
lớn các trạm xá đã có bác sĩ điều trị. Có 20/27 xã thị trấn đạt chuẩn
quốc gia về y tế. Tỷ lệ tăng dân số bình quân 5 năm gần đây đạt
0,86%. Hệ thống thông tin truyền thanh phát triển đến tận thôn xóm.


16
Bình quân 13 máy điện thoại cố định trên 100 dân. Cuộc vận động xây
dựng đời sống văn hóa được triển khai khá sớm, bắt đầu từ những
năm 1989-1990. Có làng đã trở thành điển hình trong cả nước như
làng Duy Tinh, xã Văn Lộc. Đến nay, toàn huyện có 192 làng, xã, cơ
quan, trường học triển khai xây dựng nếp sống văn hóa. 78% gia đình
đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, 68 câu lạc bộ thể dục thể thao, 6.850
gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình thể thao, 28% dân số luyện tập

thường xuyên. Tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội
được bảo đảm. Hệ thống chính trị trong huyện thường xuyên được
củng cố.
Tuy vậy, Hậu Lộc vẫn là một huyện còn nhiều khó khăn.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm, nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn
chiếm tỷ trong cao trong cơ cấu kinh tế của huyện. Số lượng doanh
nghiệp quá ít so với các huyện trong vùng, cả huyện đến nay mới có
43 doanh nghiệp.Số lao động được đào tạo còn hạn chế. Chất lượng
các làng văn hóa sau khai trương chưa cao. Vệ sinh môi trường ngày
càng bức xúc. Một số vụ khiếu kiện trong dân dây dưa kéo dài,
nghiện hút chưa được đẩy lùi. Chất lượng hoạt động của các tổ chức
đoàn thể xã hội ở thôn xóm đang ngày càng giảm sút [7, tr.12 - 13].
Huyện Nga Sơn là huyện nhỏ nhất trong 5 huyện ven biển Thanh Hoá,
xét cả về quy mô dân số, cả về diện tích. Toàn huyện có 26 xã và 1 thị trấn
huyện lỵ. Dân số trên 142.560 người. Phía bắc giáp huyện Kim Sơn, tỉnh
Ninh bình; phía tây giáp huyện Hà Trung và thị xã Bỉm Sơn; phía nam giáp
huyện Hậu Lộc; phía đông là bờ biển có chiều dài gần 15 km. Trong 5 huyện
ven biển, Nga Sơn là huyện ven biển duy nhất không có đường quốc lộ 1A đi
qua. Trồng trọt, chăn nuôi và khai thác nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản là
những ngành sản xuất chủ yếu. Nơi đây có hang Từ Thức là di tích danh


17
thắng nổi tiếng, có một nghề truyền thống đã đi vào kho tàng ca dao Việt
Nam, đó là nghề dệt chiếu cói:
“Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, lụa hàng Hà Đông”.
Về tình hình phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh,
Báo cáo của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Nga Sơn tại hội nghị giữa nhiệm
kỳ ( tháng 9 năm 2008 ) đã khẳng định:

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Tỷ trọng các ngành
trong cơ cấu nền kinh tế của huyện đến thời điểm 2008 ước tính là:
nông nghiệp, thủy sản chiếm 43,4%; tiểu thủ công nghiệp xây dựng
cơ bản chiếm 24,1%; thương mại, dịch vụ chiếm 32,5%. Tốc độ
tăng trưởng bình quân hàng năm đạt 9,1%. Tổng vốn đầu tư toàn xã
hội mỗi năm đạt 657 tỷ đồng. Sản lượng lương thực đạt 56.320 tấn.
Tổng sản lượng cói năm 2008 ước đạt 23.800 tấn, lạc xuất khẩu
3.375 tấn. Đàn trâu bò 12.000 con, đàn lợn 49.000 con, gia cầm
366.000 con. Khai thác và nuôi trồng thủy, hải sản đạt 3200 tấn. Tốc
độ tăng trưởng trong ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
xây dựng tăng bình quân xấp xỉ 9,8 % hàng năm. Hoạt động dịch vụ
thương mại mấy năm gần đây phát triển khá, đáp ứng cơ bản cho
nhu cầu sản xuất và phục vụ đời sống nhân dân. Toàn huyện có
2.700 cơ sở kinh doanh thương mại; xuất khẩu năm 2008 ước đạt 8
triệu USD. Số máy điện thoại cố định toàn huyện là 13.500 máy,
bình quân 9 máy/100 dân. Kết cấu hạ tầng được tăng cường, nhiều
công trình quan trọng trong huyện hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Hệ thống giao thông được cải thiện nhiều, đáp ứng cơ bản nhu cầu
di lại và phát triển kinh tế xã hội. Phong trào xã hội hóa các hoạt
động văn hóa xã hội được các địa phương trong huyện quan tâm.
Giáo dục đào tạo có bước phát triển, đã hoàn thành phổ cập giáo dục


18
tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập trung học cơ sở. Trình độ dân trí
được nâng lên, nhất là ở các xã công giáo toàn tòng. Toàn huyện có
32 % số trường đạt chuẩn quốc gia, 74,48% số phòng học được kiên
cố hóa. Các xã và thị trấn đều có trạm y tế. 2/3 số trạm y tế có bác
sĩ. Tỷ lệ tăng dân số bình quân dưới 1%. Phong trào xây dựng làng,
xã văn hóa những năm gần đây phát triển khá nhanh. An ninh chính

trị, trật tự an toàn xã hội, an ninh vùng giáo ổn định.
Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của huyện chậm hơn các huyện
trong vùng. Nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu kinh tế.
Các ngành nghề thủ công nghiệp và dịch vụ phát triển chậm. Ngay
cả nghề dệt chiếu cói nỗi tiếng cũng đang gặp khó khăn. Hoạt động
xuất khẩu còn nặng tranh mua, tranh bán. Thu nhập bình quân đầu
người thấp, đến năm 2008 ước đạt 5,8 triệu đồng. Tỷ lệ hộ nghèo
còn 25,6%, cao hơn mức bình quân của cả tỉnh. ở những xã khó
khăn, xa trung tâm, công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa xã
hội còn yếu. Một số loại tệ nạn xã hội như cờ bạc, nghiện hút tuy bị
kiềm chế nhưng chưa bị đẩy lùi, đang làm người dân trong huyện
băn khoăn... [35, tr.13-14].
Nhìn chung, các huyện ven biển Thanh Hoá được hình thành từ lâu
đời, có điều kiện tự nhiên tương đối giống nhau, cả về địa hình, thổ nhưỡng,
khí hậu..,có truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa rất vẻ vang. Ranh giới
giữa các huyện là sông và cửa Lạch. Hệ thống giao thông đường bộ, đường
sông, đường biển tương đối thuận lợi. Các huyện đều có đường quốc lộ chạy
qua. Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Quảng Xương, Tĩnh Gia có quốc lộ 1A xuyên qua.
Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng hóa có quốc lộ 10 xuyên qua trung tâm huyện lỵ.
Mỗi huyện đều có nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh. Người dân nơi
đây có truyền thống đoàn kết, cần cù, chịu khó, sáng tạo trong lao động sản
xuất, dũng cảm, kiên cường trong đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ


19
quốc. Cả 5 huyện đều được Nhà nước tặng thưởng danh hiệu cao quý “Anh
hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Đó là những điều kiện thuận lợi cho các
huyện phát triển kinh tế - xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Đảng bộ và nhân dân các
huyện ven biển Thanh Hoá cũng thường xuyên phải đối mặt với những

khó khăn thách thức như bão lụt, nắng nóng khô hạn kéo dài. Nguồn lợi
biển ngày càng cạn kiệt. Trình độ dân trí thấp, số hộ nghèo còn cao, lợi
thế cho gọi vốn đầu tư không nhiều... Đó là những yếu tố cản trở đến tốc
độ phát triển kinh tế xã hội của các huyện.
* Khái quát tình hình, đặc điểm các đảng bộ các huyện ven biển tỉnh
Thanh Hoá
Tương ứng với các đơn vị hành chính cấp huyện, Thanh Hoá có 5 đảng
bộ ở 5 huyện ven biển. Các đảng bộ ở các huyện ven biển đều có hệ thống tổ
chức từ huyện đến cơ sở và được thành lập từ rất sớm, phát triển nhanh cả về
số lượng đảng viên cũng như về tổ chức đảng. Hiện nay có 352 tổ chức cơ sở
đảng, 2.293 chi bộ dưới cơ sở, trên 43.000 đảng viên . Tất cả các xã, thị trấn,
các cơ quan, trường học, các thôn làng trong huyện đều có tổ chức Đảng. Qua
khảo sát cho thấy, tuổi đời bình quân của đảng viên ở các đảng bộ các huyện
ven biển Thanh Hoá khá cao. Số đảng viên là cán bộ hưu trí chiếm gần 50%.
Đảng bộ huyện Tĩnh Gia thành lập vào ngày 06 tháng 12 năm 1930.
Sau 78 năm phát triển và trưởng thành, đến nay, Đảng bộ có 76 tổ chức cơ sở
đảng, 505 chi bộ dưới cơ sở, 8.295 đảng viên. Đảng bộ đã qua 23 kỳ đại hội.
Đảng bộ huyện Quảng Xương được thành lập từ ngày 26 tháng 02 năm
1946. Sau hơn 60 năm phát triển và trưởng thành, Đảng bộ đã có 82 tổ chức
cơ sở đảng, trong đó có 51 đảng bộ, 31 chi bộ trực thuộc, 605 chi bộ dưới cơ
sở, 11.295 đảng viên. Đảng bộ đã qua 23 kỳ đại hội.
Đảng bộ huyện Hoằng Hóa thành lập vào ngày 01 tháng 9 năm 1945.
Sau 63 năm phát triển và trưởng thành, đến nay, Đảng bộ có 90 tổ chức cơ sở


20
đảng, trong đó có 56 đảng bộ và 34 chi bộ trực thuộc, 645 chi bộ dưới cơ sở,
11.541 đảng viên. Đảng bộ đã qua 24 lần đại hội.
Đảng bộ huyện Hậu Lộc được thành lập vào ngày 12 tháng 3 năm
1940. Sau 68 năm hoạt động và phát triển, hiện nay Đảng bộ có 57 tổ chức cơ

sở đảng, trong đó có 33 đảng bộ và 24 chi bộ trực thuộc, 356 chi bộ dưới cơ
sở, 7.596 đảng viên. Đảng bộ đã qua 24 kỳ đại hội.
Đảng bộ huyện Nga Sơn được thành lập ngày 15 tháng 10 năm 1945.
Sau 63 năm hoạt động và phát triển, đến nay Đảng bộ có 54 tổ chức cơ sở
đảng, trong đó 32 đảng bộ và 22 chi bộ trực thuộc, 7252 đảng viên sinh hoạt ở
317 chi bộ dưới cơ sở. Đảng bộ đã qua 23 lần đại hội.
Qua đó chúng ta thấy, các đảng bộ của các huyện ven biển Thanh Hoá
đều được thành lập khá sớm so với các đảng bộ khác trong tỉnh, hoạt động
trên những vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử đấu tranh và xây dựng. Hệ
thống tổ chức hoàn chỉnh từ huyện đến thôn xóm. Đội ngũ cán bộ, đảng viên
đông đảo, đa số được tôi luyện trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp, chống
Mỹ và cuộc chiến tranh biên giới Tây nam và biên giới phía Bắc nên có bản
lĩnh chính trị vững vàng, tâm huyết với sự nghiệp xây dựng quê hương. Ngay
từ khi ra đời, các Đảng bộ đã nhanh chóng trở thành lực lượng cách mạng,
lãnh đạo nhân dân trong huyện tham gia và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ
chính trị của địa phương qua từng thời kỳ, góp phần cùng nhân dân trong tỉnh,
nhân dân cả nước giành độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, đang từng bước
thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Tuy nhiên, qua số liệu thống kê khảo sát cũng cho thấy: đảng viên ở
các đảng bộ ven biển thành phần xuất thân chủ yếu là nông dân; lực lượng
hưu trí và bộ đôi phục viên, xuất ngũ chiếm tỷ lệ đông; tuổi đời, tuổi đảng
bình quân cao; trình độ văn hóa, chuyên môn nghiệp vụ hạn chế. Đó là những
khó khăn, thách thức không nhỏ để các đảng bộ nâng cao năng lực lãnh đạo


21
trong thời kỳ đất nước hội nhập, trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay.
Về chất lượng Ban Chấp hành đảng bộ các huyện, qua 3 kỳ đại hội (từ

1996 đến nay) cụ thể như sau:
Nhiệm kỳ 1996-2000: thực hiện Chỉ thị 51-CT/TW ngày 09 tháng 3
năm 1995 của Bộ Chính trị về đại hội đang bộ các cấp, các đảng bộ đều bầu
đủ số lượng là 33 đồng chí ủy viên Ban Chấp hành, 11 đồng chí ủy viên Ban
Thường vụ.
Cơ cấu của Ban Chấp hành các đảng bộ là:
- Tỷ lệ nữ: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia 7 người chiếm 21%; Đảng bộ
huyện Quảng Xương 4 người chiếm 12%; Đảng bộ huyện Hoằng Hóa người
chiếm 15%; Đảng bộ huyện Nga Sơn 4 người chiếm 12%. Đảng bộ huyện
Hậu Lộc 6 người chiếm 18%;
- Tuổi bình quân của Ban Chấp hành:
Đảng bộ huyện Tĩnh Gia: Tuổi bình quân 46,5 tuổi, trong đó: dưới 35
tuổi có 1 người chiếm 3%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 17 người chiếm
51%; từ 55 tuổi trở lên có 13 người chiếm 46%.
Đảng bộ huyện Quảng Xương: Tuổi bình quân 47 tuổi, trong đó: dưới
35 tuổi có 1 người chiếm 3%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 16 người chiếm
48,5%; từ 50 tuổi trở lên có 16 người chiếm 48,5%.
Đảng bộ huyện Hoằng Hóa: Tuổi bình quân 46 tuổi, trong đó: dưới 35
tuổi có 1 người chiếm 3%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 17 người chiếm
chiếm 53%; từ 50 tuổi trở lên có 14 chiếm 44%.
Đảng bộ huyện Hậu Lộc: Tuổi bình quân 44 tuổi, trong đó: dưới 35 tuổi
có 6%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi 15 người chiếm 46%; từ 50 tuổi trở lên có
16 người chiếm 48%.


22
Đảng bộ huyện Nga Sơn: Tuổi bình quân 43 tuổi, trong đó: dưới 35 tuổi
có 6%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 17 người chiếm 51%; từ 55 tuổi trở lên
có 14 người chiếm 39%.
-Trình độ văn hóa:

Tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS): Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 8
người chiếm 24%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 7 người chiếm 21%;
Đảng bộ huyện Hoằng Hóa có 5 người chiếm 15%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc
có 3 người chiếm 9 %; Đảng bộ huyện Nga Sơn có 5 người chiếm 15%.
Tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT): Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có
25 người chiếm 76%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 26 người chiếm 79%;
Đảng bộ huyện Hoằng Hóa có 28 người chiếm 85%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc
có 30 người chiếm 91 %; Nga Sơn có 28 người chiếm 85%.
- Trình độ chuyên môn:
Sơ cấp: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 8 người chiếm 24%; Đảng bộ
huyện Quảng Xương có 7 người chiếm 21%; Đảng bộ huyện Hoằng Hóa có 5
người chiếm 15%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 3 người chiếm 9%; Đảng bộ
huyện Nga Sơn có 5 người chiếm 15%.
Trung cấp: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 8 người chiếm 24%; Đảng bộ
huyện Quảng Xương có 8 người chiếm 24%; Đảng bộ huyện Hoằng Hóa có 6
người chiếm 18%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 9 người chiếm 27 %; Đảng bộ
huyện Nga Sơn có 6 người chiếm 18%.
Đại học: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 17 người chiếm 52%; Đảng bộ
huyện Quảng Xương có 15 người chiếm 55%; Đảng bộ huyện Hoằng Hóa có
22 người chiếm 67%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 21 người chiếm 64%; Đảng
bộ huyện Nga Sơn có 22 người chiếm 67%.
-Trình độ lý luận, chính trị:


23
Sơ cấp lý luận chính trị: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 3 người chiếm
9%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 2 người chiếm 6%; Đảng bộ huyện
Hoằng Hóa có 2 người chiếm 6%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 1 người chiếm
3%; Đảng bộ huyện Nga Sơn có 1 người chiếm 3%.
Trung cấp lý luận chính trị: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 21 người

chiếm 65%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 23 người chiếm 68%; Đảng bộ
huyện Hoằng Hóa có 20 người chiếm 62%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 24
người chiếm 71%; Đảng bộ huyện Nga Sơn có 21 chiếm 65%.
Cao cấp lý luận chính trị: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 8 người chiếm
26%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 8 người chiếm 26%; Đảng bộ huyện
Hoằng Hóa có 10 người chiếm 32%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 8 người
chiếm 26%; Đảng bộ huyện Nga Sơn có 7 người chiếm 22%.
Cơ cấu, chất lượng chung của Ban Thường vụ của các đảng bộ nhiệm
kỳ này là:
- Tỷ lệ nữ chiếm 9,09 %, trẻ dưới 40 tuổi chiếm 5,45%, từ 40 đến dưới
50 tuổi chiếm 46%, từ 50 tuổi trở lên chiếm 58,1%.
- Trình độ văn hóa: tốt nghiệp THCS chiếm 12,72%; THPT chiếm
87,28%.
- Trình độ chuyên môn: trung cấp chiếm 47,27%; đại học, cao đẳng
chiếm 52,73%.
- Trình độ lý luận chính trị: trung cấp lý luận chiếm 63,63%; cử nhân
và cao cấp chính trị chiếm 36,37% (phụ lục 2).
Nhiệm kỳ 2000-2005: thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW ngày 22 tháng 4
năm 2000 của Bộ Chính trị về đại hội đảng các cấp, đảng bộ huyện các ven
biển Thanh Hoá đều bầu đủ số lượng tối đa là 33 ủy viên Ban Chấp hành, có
35% tham gia lần đầu và 11 Uỷ Ban Thường vụ có 34,5% tham gia lần đầu.
Cơ cấu của Ban Chấp hành các đảng bộ là:


24
-Tỷ lệ nữ: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 5 người chiếm 15%; Đảng bộ
huyện Quảng Xương có 5 người chiếm 15%; Đảng bộ huyện Hoằng hóa có 6
người chiếm 18%; Nga Sơn có 6 người chiếm 18%. Đảng bộ huyện Hậu Lộc
có 5 người chiếm 15%;
- Tuổi bình quân của Ban Chấp hành:

Đảng bộ huyện Tĩnh Gia: tuổi bình quân 45 tuổi, trong đó: dưới 35 tuổi
có 1 người chiếm 3%,từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 20 người chiếm 61%; từ
55 tuổi trở lên có 12 người chiếm 36%.
Đảng bộ huyện Quảng Xương: tuổi bình quân 46 tuổi, trong đó: dưới
35 tuổi có 1 người chiếm 3%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 17 người chiếm
52%; từ 55 tuổi trở lên có 15 người chiếm 45%.
Đảng bộ huyện Hoằng Hóa: tuổi bình quân 46 tuổi, trong đó: dưới 35
tuổi có 1 người chiếm 3%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 20 người chiếm 63
%; từ 55 tuổi trở lên có 12 người chiếm 34%.
Đảng bộ huyện Hậu Lộc: tuổi bình quân 44 tuổi, trong đó: dưới 35 tuổi
có 2 người chiếm 6%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 17 người chiếm 51%; từ
55 tuổi trở lên có 14 chiếm 43%.
Đảng bộ huyện Nga Sơn: tuổi bình quân 43 tuổi, trong đó: dưới 35 tuổi
có 1 người chiếm 3%, từ 35 tuổi đến dưới 50 tuổi có 23 người chiếm 67%; từ
55 tuổi trở lên có 10 người chiếm 30%.
- Trình độ văn hóa của Ban Chấp hành:
Tốt nghiệp THCS: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 2 người chiếm 6%;
Đảng bộ huyện Quảng Xương có 1 người chiếm 3%; Đảng bộ huyện Hoằng
Hóa: 0%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc: 0%; Đảng bộ huyện Nga Sơn: 0%.
Tốt nghiệp THPT: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 31 người chiếm 94%;
Đảng bộ huyện Quảng Xương có 32 người chiếm 97%; Đảng bộ huyện
Hoằng Hóa đạt 100%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc đạt 100%; Đảng bộ huyện
Nga Sơn đạt 100%.


25
- Trình độ chuyên môn của Ban Chấp hành:
Trung cấp lý luận chính trị: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 11 người chiếm
33%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 10 người chiếm 30%; Đảng bộ huyện
Hoằng Hóa có 8 người chiếm 24%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 9 người

chiếm 27 %; Đảng bộ huyện Nga Sơn có 7 người chiếm 21%.
Đại học: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 25 người chiếm 77%; Đảng bộ
huyện Quảng Xương có 23 người chiếm 70%; Đảng bộ huyện Hoằng Hóa có
25 người chiếm 76%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 24 người chiếm 73%; Đảng
bộ huyện Nga Sơn có 26 người chiếm 79%.
- Trình độ lý luận chính trị của Ban Chấp hành:
Trung cấp lý luận chính trị: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 15 người
chiếm 45%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 12 người chiếm 36%; Đảng bộ
huyện Hoằng Hóa có 12 người chiếm 36%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 16
người chiếm 49%; Đảng bộ huyện Nga Sơn có 11 người chiếm 33%.
Cao cấp lý luận chính trị: Đảng bộ huyện Tĩnh Gia có 18 người chiếm
55%; Đảng bộ huyện Quảng Xương có 21 người chiếm 64%; Đảng bộ huyện
Hoằng Hóa có 21 người chiếm 64%; Đảng bộ huyện Hậu Lộc có 17 người
chiếm 51%; Đảng bộ huyện Nga Sơn có 22 người chiếm 77%.
Cơ cấu, chất lượng chung của Ban Thường vụ của các đảng bộ nhiệm
kỳ này là:
- Tỷ lệ nữ chiếm 9%, trẻ dưới 40 tuổi chiếm 15%, từ 40 đến dưới 50
tuổi chiếm 55%, trên 50 tuổi chiếm 35 %.
- Trình độ văn hóa: THPT chiếm 100%.
- Trình độ chuyên môn: trung cấp chiếm 12%; đại học, cao đẳng
chiếm 88%.
- Trình độ lý luận chính trị: cao cấp: chiếm 100% (phụ lục 2).
Nhiệm kỳ 2005- 2010: Thực hiện Chỉ thị 46-CT/TW của Bộ Chính trị
về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc và sự chỉ đạo của


×