Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm bài thi môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.08 KB, 27 trang )

CHUYÊN ĐỀ
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm bài
thi môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

1. Lời giới thiệu

1

2. Tên sáng kiến

1

3.Tác giả sáng kiến

2

4. Chủ đầu tư sáng kiến

2

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến

2

6. Ngày sáng kiến áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử

2



7. Mô tả bản chất của sáng kiến

2

7.1. Nội dung của sáng kiến

2

7.1.1 Thực trạng của vấn đề nghiên cứu

2

7.1.2. Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm bài thi
3
môn Lịch sử.
7.1.2.1. Các biện pháp học tốt lịch sử:

4

7.1.2.2. Kinh nghiệm làm bài thi môn Lịch sử

14

8. Những thông tin cần được bảo mật

22

9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:


22

10. Đánh giá lợi ích thu được

23

11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp
25
dụng sáng kiến lần đầu:
1


BÁO CÁO KẾT QUẢ
NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
1. Lời giới thiệu:
Lịch sử là những gì diễn ra trong quá khứ, khác với tự nhiên, lịch sử xã hội
loài người không thể trực tiếp quan sát và cũng không thể khôi phục lại diễn
biến của nó trong phòng thí nghiệm. Môn Lịch sử không chỉ cung cấp cho học
sinh những hiểu biết về quá khứ mà còn có tác dụng giáo dục về tư tưởng đạo
đức, lối sống cho học sinh.
Tuy nhiên do sự phát triển của nền kinh tế thị trường và cuộc sống hiện đại,
học sinh không còn hứng thú với môn Lịch sử, vì cho rằng đó chỉ là môn phụ,
không quan trọng, nội dung kiến thức quá dài, nhiều sự kiện, khó nhớ. Ngay cả
phụ huynh học sinh cũng không coi trọng đối với môn học này. Trong các kì thi
tốt nghiệp và thi tuyển sinh Đại học, Cao đẳng những năm gần đây, chất lượng
các môn Khoa học xã hội nói chung và môn Lịch sử nói riêng rất thấp. Nhiều
trường THPT không thể thành lập được lớp học theo ban khoa học xã hội vì số
lượng học sinh đăng kí theo học ban này quá ít, không đủ lớp.
Nhiều năm qua, môn Lịch sử luôn là một trong những môn thi học sinh
giỏi từ cấp THCS. Đặc biệt, từ năm học 2014 - 2015, Sở Giáo dục và Đào tạo

Vĩnh Phúc đã tổ chức kì thi liên môn Khoa học xã hội gồm các môn Văn, Sử,
Địa, Giáo dục công dân. Vậy làm sao để học sinh hứng thú và chuyên tâm hơn
đối với môn Lịch sử, điều đó đòi hỏi người thầy phải thật sự tâm huyết và có
những phương pháp phù hợp để hướng dẫn học sinh học tập cũng như là làm bài
thi môn Lịch sử, nhằm khơi dậy hứng thú học tập ở học sinh và nâng cao chất
lượng môn Lịch sử.
Qua nhiều năm giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử, tôi đã
đúc rút được một số kinh nghiệm có thể giúp học sinh hứng thú với môn Lịch
2


sử, hiểu sâu kiến thức, nhớ lâu kiến thức làm cho môn học không trở nên nặng
nề, khô khan, nhàm chán, từ đó nâng cao dần chất lượng bộ môn. Vì vậy tôi đã
chọn sáng kiến “Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm
bài thi môn Lịch sử ở trường Trung học cơ sở”. Hy vọng rằng, những kinh
nghiệm này sẽ phục vụ tốt cho công tác giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi
của bản thân cũng như các đồng nghiệp.

2. Tên sáng kiến:
Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm bài thi môn
Lịch sử ở trường Trung học cơ sở.
3. Tác giả sáng kiến:
- Họ và tên: Đỗ Thị Lan
Trần Thị Hải Hằng
- Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường THCS Vĩnh Thịnh.
- Số điện thoại: 01659529965
- Email:
4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến:
Đỗ Thị Lan - Trường THCS Vĩnh Thịnh.
Trần Thị Hải Hằng - Trường THCS Vĩnh Thịnh.

5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến:
Giáo dục đào tạo
6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
Ngày 20 tháng 9 năm 2015
7. Mô tả bản chất của sáng kiến:
7.1. Về nội dung của sáng kiến:
7.1.1. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
a) Về phía giáo viên:
* Thuận lợi:
3


- Cơ sở vật chất nhà trường đáp ứng đầy đủ yêu cầu dạy và học.
- Trong quá trình thực hiện, tôi được sự giúp đỡ và động viên của ban
giám hiệu, các đồng nghiệp trong tổ chuyên môn và nhiều cộng sự.
- Qua nhiều năm giảng dạy và làm công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi
cũng đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, do đó cũng đạt được một số kết quả
đáng khích lệ.
- Kết quả thi học sinh giỏi của trường THCS Vĩnh Thịnh qua các năm rất
cao nên đã tạo tâm lý tự tin cho học sinh khi chọn bộ môn Lịch sử.
* Khó khăn:
- Một số giáo viên do ít đọc sách báo, tài liệu tham khảo nên mức độ
hiểu biết về sự kiện, nhân vật lịch sử còn hạn chế, thậm chí nhận thức còn chưa
đúng đắn nên khi dạy chỉ lướt qua hoặc không đề cập tới. Điều này cũng làm
cho học sinh khó hiểu, khó hình dung về sự kiện và nhân vật lịch sử.
- Có những giáo viên vận dụng không linh hoạt các phương pháp dạy
học, dẫn tới học sinh hiểu bài một cách hời hợt, nông cạn, thậm chí có những
học sinh suy nghĩ chưa đúng như: học sử chỉ cần học thuộc lòng, không đòi hỏi
trí thông minh, không cần bài tập, thực hành.
- Một số giáo viên khi lựa chọn học sinh giỏi thường chỉ theo cảm tính,

hoặc khi tiến hành bồi dưỡng thì thực hiện một cách qua loa và đưa cho học sinh
một mớ tài liệu, yêu cầu các em tự học. Do đó, các em trở nên chán chường, mất
hứng thú. Vì vậy, việc phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử sẽ gặp
nhiều khó khăn.
b) Về phía học sinh:
- Trong quá trình giảng dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi tôi nhận thấy đại
đa số học sinh đều lúng túng khi đứng trước một bài tập lịch sử, khả năng hiểu
bài, trình bày và vận dụng vào thực tiễn cuộc sống rất khó khăn.
- Nguyên nhân dẫn đến khả năng nắm bắt và vận dụng kiến thức môn
Lịch sử ở học sinh còn yếu là do:
+ Học sinh chưa yêu thích môn học, coi môn Lịch sử là môn phụ.
+ Một số học sinh cho rằng môn Lịch sử chỉ là môn học thuộc, không cần
đến tư duy chỉ cần học thuộc lòng là có thể làm được bài.
+ Không chú ý tập trung nghe giảng, ghi chép cẩn thận.
4


+ Phương pháp học tập chưa đúng: Lười học, “học tủ”, “học vẹt”.
+ Hệ thống bài tập tự giải, tự tích lũy của các em chưa nhiều.
+ Kĩ năng làm bài còn hạn chế (hiểu sai đề, lạc đề).
7.1.2. Một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm bài thi
môn Lịch sử.
Qua tìm hiểu thực trạng và phân tích nguyên nhân khiến học sinh gặp khó
khăn khi học tập và vận dụng làm bài thi môn Lịch sử đạt kết quả cao, đặc biệt
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi đã tổng hợp được một số kinh
nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm bài thi môn Lịch sử như sau:
7.1.2.1. Các biện pháp học tốt lịch sử:
a) Kĩ năng khái quát kiến thức theo bài, chương, phần hoặc chuyên đề.
Trong dạy học lịch sử, kiểu bài ôn tập thường được sử dụng khi hoàn
thành việc học tập một giai đoạn, một thời kỳ, một khoá trình hay các vấn đề

lịch sử của chương trình. Vậy kiểu bài ôn tập được hiểu như thế nào?
Nhiệm vụ của bài học ôn tập là củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng khái
quát và hệ thống hoá kiến thức đã học. Qua đó, giúp học sinh nắm vững và hiểu
sâu bài học.
Ví dụ: Bài 31: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ năm 1858 đến năm 1918 (Lịch sử 8)
Khi dạy bài này, giáo viên đưa ra các câu hỏi cụ thể như sau:
Câu hỏi 1: Lập bảng thống kê thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và cuộc đấu
tranh của nhân dân ta từ 1858-1884 ?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh lập bảng (gồm mấy cột, nội dung từng
cột).
- Ghi theo tiến trình lịch sử (sự kiện nào trước, sự kiện nào sau).
- Sau khi giáo viên hướng dẫn, học sinh có thể lập thành bảng dưới đây:
Thời gian

Quá trình xâm lược

Cuộc đấu tranh của nhân dân ta

của thực dân Pháp.
1-9-1858 Pháp đánh Đà Nẵng, mở đầu Quân dân đánh trả quyết liệt.
cuộc xâm lược Việt Nam.

5


2-1859

Pháp tấn công Gia Định

Quân ta chặn địch ở đây. Khởi

nghĩa Nguyễn Trung Trực,
Trương Định

24-2-1861 Pháp tấn công Đại đồn Chí Hòa, Quân ta kháng cự mạnh mẽ
sau đó Pháp chiếm Định Tường
- Biên Hòa - Vĩnh Long.
6-1867

Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nhân dân 6 tỉnh khởi nghĩa
Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên

20-11- 1873 Pháp đánh thành Hà Nội lần 1.

Chiến thắng Cầu Giấy lần 1

25-4-1882 Pháp đánh thành Hà Nội lần 1

Chiến thắng Cầu Giấy lần 2

18-8-1883 Pháp đánh Thuận SAn.

Triều đình Huế kí Hiệp ước Hácmăng

1884

Pháp buộc triều đình kí Hiệp Việt Nam là thuộc địa nửa phong
ước Pa- tơ -nốt.
kiến của Pháp.

Câu hỏi 2: Lập bảng niên biểu phong trào Cần Vương (1885-1896):

Thời gian

Sự kiện chính

5-7-1885 Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến ở Huế.
13-7-1885 Vua Hàm Nghi ra Chiếu Cần vương
1885-1888 Giai đoạn 1: bùng nổ khắp cả nước nhất là Trung Kì, Bắc Kì
1888- 1896 Giai đoạn 2: qui tụ thành những khởi nghĩa lớn
1885-1895 Khởi nghĩa Hương Khê
Câu hỏi 3: Điểm giống nhau và khác nhau của phong trào yêu nước trước chiến
tranh thế giới thứ nhất.

6


Điểm giống nhau: đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân
chủ tư sản, do các sĩ phu nho học lãnh đạo.
Điểm khác nhau: Hình thức đấu tranh
+ Đông du: Bạo động vũ trang
+ Đông Kinh nghĩa thục: Mở trường học, nâng cao dân trí, bồi dưỡng
nhân tài.
+ Duy tân: Vận động cải cách (theo cái mới) và khai thông dân trí.
Câu hỏi 4: Hướng đi của Nguyễn Tất Thành có gì khác với các nhà yêu nước
trước đó
- Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, hướng
theo phương Đông, nhưng thất bại.
- Nguyễn Tất Thành hướng theo phương Tây, gặp ánh sáng của cách
mạng tháng Mười Nga và tiếp thu chủ nghĩa Mác – Lê nin.
b) Ghi nhớ sự kiện:
Trong học môn Lịch sử, học sinh cần phải nhớ các sự kiện cơ bản, nhưng

không phải là học thuộc lòng mà phải hiểu. Khi ghi nhớ các sự kiện lịch sử, học
sinh cần lưu ý các kĩ năng sau:
- Sự kiện gắn với niên đại, địa điểm và nhân vật.
Ví dụ: Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập ngày 3-2-1930 tại Cửu Long (Hương
Cảng - Trung Quốc) và người sáng lập Đảng là đồng chí Nguyễn Ái Quốc.
Thời gian có đặc điểm đáng nhớ: Vào mùa xuân, vào dịp tết Nguyên Đán.
- Cần tóm tắt được một số nét chủ yếu về một sự kiện.
Ví dụ: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập ở
vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngay sau khi thành lập ở vào tình thế
“ngàn cân treo sợi tóc” vì ngay sau khi ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
cùng một lúc phải đối phó với nhiều kẻ thù (giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại
xâm).
+ Giặc ngoại xâm:
Từ vĩ tuyến 16 (Đà Nẵng) trở ra Bắc với danh nghĩa quân đội Đồng minh
là 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch kéo vào Hà Nội và hầu khắp các tỉnh. Chúng
7


kéo theo bọn tay chân nằm trong các tổ chức phản cách mạng Việt Nam Quốc
Dân Đảng (Việt Quốc) và Việt Nam Cách mạng đồng minh hội (Việt Cách) với
âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng non trẻ vừa mới ra đời, thành lập chính
quyền tay sai.
Từ vĩ tuyến 16 trở vào Nam, Anh mở đường cho thực dân Pháp quay trở
lại xâm lược nước ta. Lợi dụng tình hình trên, các lực lượng phản cách mạng ở
miền Nam như Đại Việt, Tờ-rốt-kít, bọn phản động trong các giáo phái ngóc đầu
dậy làm tay sai cho Pháp, ra sức chống phá cách mạng.
Ngoài ra còn hơn 6 vạn quân Nhật đang chờ giải giáp, nhưng một bộ
phận của chúng đã theo lệnh đế quốc Anh đánh lại lực lượng vũ trang của ta, tạo
điều kiện cho thực dân Pháp mở rộng phạm vi chiếm đóng.

+ Giặc đói: Sản xuất công nghiệp đình đốn, giá cả tăng vọt, ngân sách nhà
nước trống rỗng. Cuối năm 1944 đầu năm 1945 hơn 2 triệu đồng bào miền Bắc
bị chết đói chưa được khắc phục, tiếp đến nạn lụt lớn tháng 8 - 1945 đê 9 tỉnh
Bắc Bộ bị vỡ.
+ Giặc dốt: Hơn 90% dân số không biết chữ, các tệ nạn xã hội như cờ bạc,
rượu chè tràn lan....
Kết luận: Nước Việt Nam đứng trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
- Thủ thuật để ghi nhớ là có thể lấy ngày sinh hay những ngày kỉ niệm
quan trọng của mình để làm mốc ghi nhớ sự kiện. Cũng có thể lấy sự kiện lịch
sử thế giới đã nhớ làm mốc để nhớ lịch sử dân tộc và ngược lại. Ghi nhớ bằng
việc thống kê lại những sự kiện trong cùng một thời kì hay một giai đoạn có
ngày tháng khác nhau, hay số cuối của năm khác nhau. Từ đó suy nghĩ, sáng tạo
ra những cách nhớ mới cho riêng mình. Trong quá trình học, học sinh cũng cần
nhớ tên bài, tên tiểu mục. Điểm tiếp theo là nắm chốt, là sự kiện quan trọng nhớ
cả ngày, tháng, năm.
c) Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy (hay còn gọi là sơ đồ cây)
Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc kĩ sách giáo khoa và gạch chân những
ý chính. Đặc biệt, những bài giảng trên lớp của giáo viên, học sinh cần chú ý đến
những kiến thức trọng tâm, chủ yếu khi chép ra giấy, học sinh hãy sơ đồ hóa nó
(thay vì diễn đạt lại dài dòng bằng những câu văn lê thê) thật ngắn gọn, súc tích
từ ý chính dẫn đến ý phụ, từ ý nhỏ dẫn đến ý lớn. Trình bày thật sáng sủa, khoa

8


học và đặc biệt là dễ đọc. Có thể sử dụng kí hiệu, viết tắt cho đỡ tốn thời gian,
miễn là học sinh hiểu.
Ví dụ: Bài 5: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (Lịch sử 9)
Giáo viên tổ chức khai thác kiến thức bài học từ những kênh chữ trong
sách giáo khoa và yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ tư duy về quá trình hình thành và

phát triển của tổ chức ASEAN, sau đó giáo viên kết luận bằng sơ đồ của mình
như sau:

Qua sơ đồ tư duy này giúp học sinh nắm một cách khái quát về tình hình
Đông Nam Á trước và sau năm 1945.
9


Sự ra đời của tổ chức ASEAN, mục tiêu, nguyên tắc.
Sự mở rộng thành viên của tổ chức ASEAN
Thời cơ và thách thức khi Việt Nam gia nhập ASEAN
Ví dụ : Khi dạy bài 18: ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI (Lịch sử 9)

Giáo viên khai thác kiến thức bài học qua sơ đồ tư duy sẽ giúp học sinh
nắm đươc quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Hội nghị thành lập Đảng (3- 2- 1930)
- Những nội dung chính của Luận cương chính trị năm 1930.
- Ý nghĩa việc thành lập Đảng.

10


Như vậy, việc sử dụng sơ đồ tư duy sẽ tác động đến học sinh bằng nhiều
hướng: học sinh vừa nghe, vừa nhìn, vừa suy nghĩ, vừa hoạt động tư duy, vừa
hoạt động bằng ngôn ngữ. Đồng thời qua bài học, học sinh tích cực, chủ động,
tự giác lĩnh hội tri thức, tạo hứng thú cho các em học tập đạt kết quả cao. Qua
đó, giáo dục cho các em về truyền thống, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân
tộc, sức mạnh đoàn kết toàn dân.
d) So sánh điểm giống và khác để học một nhưng nhớ nhiều:
Có thể nói đây là một kinh nghiệm đơn giản, dễ làm mà tính hiệu quả lại

cao. Chỉ cần đưa ra những tiêu chí so sánh chung cho hai hoặc nhiều hơn những
sự kiện, sự việc, câu chuyện xảy ra ở cùng một không gian hay thời gian, những
con số gần giống nhau của các nội dung khác nhau thì lượng kiến thức khổng lồ
sẽ được gói gọn lại rất nhiều.
Ví dụ: Đường lối lãnh đạo của Đảng và hình thức đấu tranh của cách mạng Việt
Nam trong giai đoạn 1936-1939 có gì khác với giai đoạn 1930-1931? (Lịch sử
9)
Nội dung

Giai đoạn 1930 - 1931

Giai đoạn 1936 - 1939

Kẻ thù

Đế quốc và phong kiến.

Bọn phản động Pháp cùng bè lũ
tay sai.

Nhiệm vụ

Đánh Pháp giành độc lập dân Chống Phát xít, chống chiến tranh
tộc, đánh phong kiến đem lại đế quốc, chống bọn phản động
ruộng đất cho nông dân.
thuộc địa và tay sai, đòi tự do cơm
áo và hoà bình.

Lực lượng Công nhân và nông dân.


Công nhân, nông dân và các tầng
lớp nhân dân khác.

Mặt trận

Chưa có.

Mặt trận Nhân dân phản đế Đông
Dương (1936) đến 1938 là Mặt
trận dân chủ Đông Dương.

Hình thức Bí mật, bất hợp pháp.
đấu tranh

Hợp pháp, nửa hợp pháp, công
khai nửa công khai.

11


Ví dụ: Hãy nêu những điểm giống và điểm khác nhau giữa cuộc Cách mạng
tháng Hai với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? (Lịch sử 8)
* Giống nhau:
- Lãnh đạo: Đảng Bôn-sê-vích
- Hình thức đấu tranh: Vũ trang.
- Lực lượng tham gia: Công nhân, nông dân, binh lính.
* Khác nhau:
Nội dung

Cách mạng tháng Hai


Cách mạng tháng Mười

Mục đích

Lật đổ chế độ Nga hoàng, Lật đổ Chính phủ lâm thời tư
thực hiện các quyền tự do sản, chấm dứt tình trạng hai
dân chủ cho nhân dân
chính quyền song song tồn tại.

Lãnh đạo

Đảng Bôn-sê-vích

Hình thức

Chính trị và vũ trang

Tính chất

Cách mạng dân chủ tư sản Cách mạng vô sản
kiểu mới

Lê - nin và Đảng Bôn-sê-vích
Vũ trang

Việc so sánh này nên trình bày theo kiểu kẻ bảng thật rõ ràng, khoa học sẽ
dễ học hơn. Sau khi so sánh, học sinh ghi nhớ những điểm giống của chúng và
chỉ cần nhớ một lần, những điểm khác nhau còn lại sẽ còn rất ít và sẽ nhớ sâu
sắc hơn bởi đó là bản chất của sự việc.

e) Sử dụng tài liệu Lịch sử (Sách giáo khoa, sách tham khảo):
- Trong lúc học bài cố nhớ một đoạn nhỏ tài liệu gốc, lời nói của C.Mác,
V.I.Lê-nin, Hồ Chí Minh, tài liệu văn học....
- Trường hợp bài kiểm tra là một đoạn trích đòi hỏi học sinh minh hoạ,
dẫn chứng, bình luận, cần phải thực hiện theo những nội dung sau:
+ Nêu xuất xứ của đoạn trích (tác giả, tác phẩm, ra đời trong điều kiện,
hoàn cảnh nào?)
+ Nêu những nội dung chủ yếu và đưa ra các sự kiện để chứng minh cho
những nội dung được trình bày trong văn kiện.
+ Bình luận đánh giá.
12


Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến trong hoàn
cảnh nào? Nêu nội dung Lời kêu gọi đó? hoặc “Chúng ta muốn hoà bình, chúng
ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì thực dân Pháp càng
lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta một lần nữa.
Không! Chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ”. (Lịch sử 9)
Em hãy cho biết xuất xứ, tác giả, hoàn cảnh ra đời của đoạn trích trên?
- Để làm sáng tỏ câu hỏi trên, học sinh phải biết câu nói trên trích trong
“Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” tối ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí
Minh.
- Hoàn cảnh: Pháp bội ước.
Mặc dù đã kí Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước (14-9-1946) nhưng
thực dân Pháp vẫn tìm cách phá hoại:
+ Từ cuối tháng 11 năm 1946, thực dân Pháp tiến công các cơ sở cách
mạng, vùng tự do, căn cứ địa ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
+ Ở Bắc Bộ: Ngày 20-11-1946, Pháp đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn.
Đầu tháng 12-1946 gây xung đột vũ trang ở phố Tràng Tiền, tàn sát đồng bào ta

ở phố Hàng Bún.
Nghiêm trọng hơn ngày 18-12-1946, Pháp gửi hai tối hậu thư buộc Chính
phủ ta giải tán lực lượng tự vệ chiến đấu, giao quyền kiểm soát Thủ đô cho
chúng. Pháp tuyên bố: nếu ta không chấp nhận thì ngày 20-12-1946, chúng sẽ
hành động.
Trước tình hình đó, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và
19-12-946 tại làng Vạn Phúc (Hà Đông) đã quyết định phát động toàn quốc
kháng chiến.
Tối ngày 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc
kháng chiến”.
Chứng minh câu nói trên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phản ánh đúng sự
thật lịch sử và thể hiện quyết tâm của nhân dân ta bảo vệ độc lập, hoàn toàn có
điều kiện, có nguyên tắc.
f) Xem các phim tư liệu:

13


Giáo viên hướng dẫn học sinh nên dành chút thời gian để xem các bộ
phim tài liệu về các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của nhân dân Việt
Nam. Khi xem các bộ phim này, các em sẽ dễ liên tưởng đến sự thực khốc liệt
sau mỗi cuộc chiến tranh, vì tất cả các phim tài liệu đều tái hiện lại một thời quá
khứ hào hùng của dân tộc, bao nhiêu máu của đồng bào và các anh chiến sĩ đã
đổ xuống, hi sinh để có được cuộc sống của chúng ta như ngày hôm nay. Vì vậy,
khi xem phim tài liệu thì các em học sinh sẽ có lòng căm thù đối với các nước đế
quốc sang xâm lược nước ta. Khi lòng căm thù trỗi dậy chính trong các em, thì
các em sẽ càng muốn ghi nhớ những mốc thời gian trong lịch sử và tất cả những
kiến thức về diễn biến cuộc chiến tranh sẽ tự nhiên khắc sâu trong trí nhớ các
em.
Ví dụ: Khi dạy Lịch sử 9, giáo viên giới thiệu các phim tư liệu mà các em cần

xem:
- Sao tháng Tám.
- Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn Độc lập (2- 9- 1945).
- Ký ức Điện Biên Phủ.
- Cuộc chiến 12 ngày đêm: Hà Nội - Hải Phòng.
- Mùa xuân toàn thắng (30- 4- 1975).
g) Các biện pháp khác:
+ Học sinh tham gia cuộc thi “Điều em chưa biết về môn Lịch sử” do
Đoàn- Đội tổ chức.
+ Viết bài thu hoạch sau khi được tham quan thực địa, hoặc nghe kể
chuyện (mời các nhân chứng lịch sử).
+ Xây dựng mô hình trong phòng thí nghiệm.
+ Xem và tham gia các chương trình trên truyền hình: Theo dòng Lịch sử,
Đường lên đỉnh Olympia, Vượt qua thử thách....
Để môn Lịch sử đi sâu vào lòng mỗi người học, theo tôi cần phải thực
hiện một số giải pháp như trên. Có như vậy mới góp phần vào việc đổi mới
phương pháp dạy và học đối với môn Lịch sử và làm cho thế hệ trẻ ngày càng tự
hào về cội nguồn của đất nước.
* Lưu ý:

14


- Hiểu biết, khám phá và sáng tạo là phong cách học lịch sử. Khi ôn tập
môn Lịch sử học sinh phải luôn tự đặt và trả lời ba loại câu hỏi cơ bản:
1. “... như thế nào?” (trình bày, nêu, khái quát, tóm tắt)
2. “Tại sao?” (giải thích).
3. “Phân tích” (vừa trình bày, vừa giải thích, chứng minh, so sánh, đánh
giá).
- Học sinh nên chăm chỉ viết bài khi học, viết lại nhuần nhuyễn. Cách này

giúp học sinh khả năng trình bày và khả năng ứng phó với các loại đề.
7.1.2.2. Kinh nghiệm làm bài thi môn Lịch sử.
a) Kĩ năng làm bài:
Mỗi đề thường có hai phần: Trắc nghiệm và tự luận.
Để làm bài đạt kết quả cao học sinh cần được rèn luyện các kĩ năng sau:
* Tìm hiểu đề bài:
- Đây là công việc đầu tiên, nhất thiết phải làm, phải dành thời gian thích
đáng (10 - 15) phút để đọc và hiểu những yêu cầu nội dung cơ bản có những vấn
đề gì?
- Đọc kĩ, gạch chân những từ, cụm từ quan trọng, đọc kĩ từng chữ trong
câu hỏi để hiểu rõ đề bài hỏi vấn đề gì? Phạm vi thời gian của câu hỏi là từ năm
nào đến năm nào? Như vậy sẽ tránh được lạc đề hoặc thiếu ý.
- Tìm những ý chính, vấn đề chính cần quan tâm (không cần diễn đạt một
cách cụ thể).
- Sắp xếp những ý lớn quan trọng cần được giải quyết, những ý chủ đạo sẽ
được trình bày kĩ ở phần chính của bài. Vì vậy, cần sắp xếp các ý chính theo
trình tự thời gian và tầm quan trọng để lí giải vấn đề được đặt ra.
Để giúp học sinh không bị lúng túng khi làm bài, giáo viên hướng dẫn
các em cần chú ý các dạng câu hỏi thường gặp, thông qua ví dụ dưới đây:
Ví dụ 1: Những nét chính về tình hình kinh tế và chính sách đối ngoại của
Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 70 của thế kỉ XX. Tác
động của chính sách đối ngoại đó đối với quan hệ quốc tế thời kì này?
Đây là dạng câu hỏi yêu cầu thí sinh ở hai mức độ “nhận biết” và “vận
dụng”, có biểu điểm riêng ở từng ý của câu hỏi. Vì vậy, các em nên trả lời ý
15


“nêu”, hoặc “trình bày” trước để được điểm ở mức độ nhận biết, sau đó mới trả
lời ý “nhận xét”.
Cụ thể, sau khi nêu chính sách đối ngoại của Mĩ, học sinh cần nhận xét

được:
- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô chuyển từ liên minh
chống chủ nghĩa phát xít sang tình trạng đối đầu nhau.
- Chính sách đối ngoại của Mĩ ở trên đã hình thành nên trật tự thế giới hai
cực I- an- ta giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa do Mĩ và Liên
Xô đứng đầu mỗi cực.
- Thế giới luôn trong tình trang căng thẳng, thậm trí đứng trước bờ vực
của một cuộc chiến tranh thế giới mới.
Ví dụ 2: Vì sao bước sang thu - đông 1950, Đảng và Chính phủ ta lại
quyết định mở chiến dịch Biên giới? Nêu ý nghĩa của chiến dịch?
Đây là dạng câu hỏi phân hóa trình độ tư duy của học sinh, thường bắt
đầu bằng các cụm từ Vì sao …?
Ở ví dụ này, học sinh cần xác định được các dữ liệu lịch sử để lí giải, làm
rõ: Bước sang thu - đông 1950, Đảng và Chính phủ ta quyết định mở chiến dịch
Biên giới vì:
- Thế và lực của quân dân ta đã mạnh lên…;
- Điều kiện quốc tế lúc này có nhiều thuận lợi cho ta….;
- Thực dân Pháp triển khai “Kế hoạch Rơve” ngăn cản bước tiến của cuộc
kháng chiến, ta cần phải đập tan âm mưu của thực dân Pháp;
- Chiến thắng này đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân ta
bước sang một giai đoạn mới, ta giành thế chủ động trên chiến trường.
Ví dụ 3: Đầu thế kỉ XX, ở châu Á sự kiện lịch sử nào “có ảnh hưởng nhất
định đến phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á”?.
Trình bày nguyên nhân, diễn biến, kết quả, tính chất của sự kiện lịch sử đó.
- Ý thứ nhất của câu hỏi là dạng câu hỏi “mở”, yêu cầu thí sinh “vận
dụng” kiến thức (lí giải, chứng minh). Nếu xác định sai sự kiện, thì câu trả lời sẽ
mất điểm hoàn toàn. Vì vậy, học sinh cần phải đọc kĩ đề, suy nghĩ kĩ xem sự
kiện nào nổ ra ở châu Á vào đầu thế kỉ XX, ảnh hưởng của nó đối với phong

16



trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở một số nước châu Á. Thắng lợi đó là: Cuộc
cách mạng Tân Hợi năm 1911 ở Trung Quốc.
- Ý thứ hai, học sinh cần trình bày chi tiết nguyên nhân, diễn biến, kết
quả, tính chất cuộc cách mạng Tân Hợi.
Ví dụ 4: Thắng lợi quân sự nào của nhân dân ta đã tác động trực tiếp
buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari về Việt Nam? Việc kí
Hiệp định Pari có ảnh hưởng như thế nào đối với cục diện chiến trường miền
Nam?
- Dạng câu hỏi này có 2 ý, học sinh không cần mở bài mà nên trả lời ngay
vào ý thứ nhất để đỡ mất thời gian, cần suy nghĩ kĩ để trả lời cho chính xác ý, vì
nếu trả lời sai sẽ mất điểm cả câu. Câu hỏi yêu cầu các em phải nêu được hai
thắng lợi quân sự tiêu biểu của ta, đó là: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết
Mậu Thân 1968 buộc Mĩ phải chấp thuận “ngồi vào bàn đàm phán" với ta tại
Hiệp định Pa ri; thắng lợi của quân dân miền Bắc cuối năm 1972 làm nên trận
“Điện Biên Phủ trên không” buộc Mĩ phải kí Hiệp định Pari về kết thúc chiến
tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam (ngày 27-1-1973).
- Để trả lời tốt ý thứ hai của câu hỏi, các em dựa vào bối cảnh lịch sử cụ
thể để phân tích, lí giải, bình luận, nhận xét…
Ví dụ 5: Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình
Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?
Ở ví dụ này, học sinh cần xác định được các dữ liệu lịch sử để lí giải, làm
rõ triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân
xâm lược. Vì vậy các em căn cứ vào nội dung cơ bản của các Hiệp ước để trình
bày.
- Hoàn cảnh kí kết các Hiệp ước.
- Nội dung các Hiệp ước (Nhâm tuất, Giáp tuất, Hác-măng, Pa-tơ-nốt).
- Rút ra nhận xét về nội dung các hiệp ước.
* Làm dàn ý sơ lược:

Phần mở đầu: Đặt vấn đề và những phần cần giải quyết tiếp theo, làm cho
người đọc chờ đợi ở phần chính.
Phần thân bài: Quan trọng nhất của bài làm, tập trung trình bày các sự
kiện, ý tưởng... để giải quyết vấn đề được đặt ra.
17


Phần kết luận: Khái quát những vấn đề đã nêu ra và có thể đưa ra những
bài học Lịch sử.
* Phân bố kiến thức và thời gian hợp lý cho từng phần, từng câu hỏi của đề thi:
- Nên phân bố thời gian một cách hợp lí, học sinh có thể ghi thời gian
dành cho từng câu, từng phần vào đề cương, mỗi điểm khoảng 15 phút, câu nào
dễ làm trước.
- Dù thuộc mấy cũng không nên viết ngay vào giấy thi. Hãy viết dàn ý
vào nháp cho thật đầy đủ và có hệ thống.
- Ở mỗi phần của dàn bài ghi chốt lại những ý chính, nghĩa là sự kiện
quan trọng của thời điểm lịch sử đó.
- Cần nhớ đúng những thuật ngữ Lịch sử.
* Trình bày bài thi:
- Học sinh cần trình bày bài thi một cách sáng sủa, dễ đọc, hết mỗi ý
chính, mỗi sự kiện nên xuống dòng. Nếu thấy cần thiết để làm nổi bật từng giai
đoạn, từng sự kiện, từng ý nghĩa thì có thể ghi 1,2,3 hoặc a,b,c hoặc gạch đầu
dòng.
- Học sinh nên hạn chế đưa ý kiến bình luận của giáo sư này, giáo sư kia
mà mạnh dạn đưa ra ý kiến phát biểu của mình.
- Học sinh không nhất thiết phải làm theo thứ tự câu hỏi trong đề thi. Phần
kiến thức nào, câu nào dễ thì làm trước, khó làm sau. Khi làm, học sinh nên lưu
ý rằng, đã làm câu nào, phần nào thì phải làm cho xong, tránh hiện tượng “nhảy
cóc” trong bài làm, câu này chưa xong lại làm sang câu khác. Sự chắp vá và tủn
mủn về kiến thức giữa các câu trong bài thi sẽ tạo nên một cảm giác khó chịu

cho giám khảo trong quá trình chấm.
- Cần đi thẳng vào vấn đề, không viết lan man, dài dòng, tránh vòng vo
dẫn đến mất nhiều thời gian, xa đề và lạc đề. Đây là lỗi phổ biến của nhiều thí
sinh khi làm bài thi môn Lịch sử vì nhiều em có một quan điểm rất sai lầm khi
cho rằng khi làm bài nhiều chữ, nhiều trang sẽ nhiều điểm, “thà thừa hơn thiếu”,
“thà viết nhầm hơn bỏ sót”…
- Kiến thức lịch sử thường khô khan, muốn có một bài thi lịch sử đúng,
hay và đạt điểm cao, thí sinh phải biết trình bày những hiểu biết của mình với
diễn đạt lưu loát, rõ ràng ý, chữ viết sạch sẽ và dễ đọc, không mắc những lỗi
18


chính tả và tẩy xoá thông thường. Khả năng trình bày kém và cẩu thả sẽ gây sự
mất thiện cảm đối với các giám khảo trong quá trình chấm.
Ví dụ: Trình bày những hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (19191923), ở Trung Quốc năm 1930. Ý nghĩa của những hoạt động này (Lịch sử 9)?.
Đọc kĩ đề sẽ thấy rõ những cụm từ quan trọng: Hoạt động của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc ở Pháp (1919 - 1923 ), ở Trung Quốc năm 1930. Ý nghĩa của
những hoạt động này.
Mở bài:
Năm 1911 với tên gọi anh Ba, Nguyễn Tất Thành rời bến cảng Nhà Rồng
ra đi tìm đường cứu nước. Vậy quá trình hoạt động của Người tại Pháp (1919 1923), tại Trung Quốc 1930, ý nghĩa của những hoạt động trên.
Thân bài:
- Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Pháp(1919 - 1923).
+ Ngày 18-6-1919, Nguyễn Ái Quốc gửi tới Hội nghị Vec-xai bản yêu
sách của nhân dân An Nam đòi Chính phủ Pháp phải thừa nhận các quyền tự do,
dân chủ, quyền bình đẳng và quyền tự quyết của dân tộc Việt Nam. Những yêu
sách trên không được chấp nhận, nhưng việc làm đó đã có tiếng vang lớn đối với
nhân dân Việt Nam, nhân dân Pháp và nhân dân các thuộc địa Pháp.
+ Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc được đọc sơ thảo lần thứ nhất những
luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, từ đó Người hoàn toàn tin

theo Lê-nin, dứt khoát đứng về Quốc tế thứ ba.
+ Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp và gia nhập Quốc tế thứ ba, đánh dấu bước ngoặt trong hoạt động cách
mạng của Người từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin và đi theo
con đường cách mạng vô sản.
+ Năm 1921, Sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
+ Từ 1921-1923: Viết bài cho các báo Người cùng khổ, Đời sống công
nhân....
Học sinh rút ra kết luận:
+ Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì mới và khác so với lớp
người đi trước.
+ Công lao to lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
19


- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Trung Quốc năm 1930.
+ Hoàn cảnh, điều kiện ra đời của Đảng.
+ Hội nghị thành lập Đảng:
• Thời gian diễn ra.
• Thành phần tham dự.
• Nội dung Hội nghị: Tên Đảng, thông qua tuyên ngôn, điều lệ Đảng.
• Ý nghĩa của Hội nghị.
- Ý nghĩa của những hoạt động này:
- Những hoạt động tại Pháp: Nguyễn Ái Quốc là người tìm ra con đường
cứu nước đúng đắn nhất cho cách mạng Việt Nam - con đường cách mạng vô
sản theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Bước đầu truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin về
nước, chuẩn bị về tư tưởng, chính trị cho sự ra đời của Đảng Cộng sản việt Nam.
- Những hoạt động tại Trung Quốc: Nguyễn Ái Quốc trực tiếp sáng lập ra
Đảng Cộng sản Việt Nam, chấm dứt một thời kì khủng hoảng về đường lối cách
mạng Việt Nam.

Kết luận:
Như vậy, Nguyễn Ái Quốc có công lao to lớn đối với Cách mạng Việt
Nam. Đến với chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn (kết
hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, gắn cách mạng Việt Nam với cách
mạng thế giới). Xác định đường lối đúng cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc,
dưới sự lãnh đạo của Đảng.
* Đọc lại bài và sửa lỗi:
- Phải tính toán thời gian để khi viết bài xong vẫn còn 10 - 15 phút:
- Nhất thiết phải đọc lại bài để chữa những chỗ sai sót, nhầm lẫn rồi mới
nộp bài. Đọc lại là khâu quan trọng để bài thi được điểm cao.
b) Những lỗi cần tránh:
* Lạc đề, thừa hoặc thiếu kiến thức cơ bản:
Ví dụ: Khi trả lời câu hỏi: Trình bày những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở
nước ngoài trong những năm 20 của thế kỷ XX (Lịch sử 9), có những trường hợp
sai như sau:

20


- Trình bày lại hoạt động tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ
năm 1911 đến năm 1920 (lạc đề, sai kiến thức cơ bản, vì không xác định đúng
thời gian)
- Chỉ trình bày hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở Pháp và Liên Xô từ năm
1920 đến năm 1924 (sót kiến thức cơ bản, thiếu các sự kiện trong những năm
1924-1929).
- Trình bày cả những sự kiện không cần thiết từ năm 1917 đến năm 1919
(thừa).
Cũng có khi đề thi yêu cầu “giải thích” hoặc “phân tích”, nhưng bài làm
chỉ “trình bày”. Để khắc phục tình trạng trên, cần đọc kĩ đề thi, xác định rõ yêu
cầu của đề và chuẩn bị dàn ý sơ lược trước khi viết bài.

* Nhầm lẫn kiến thức và sự kiện cơ bản:
- “Nguyên tắc vàng” của khoa học lịch sử là tái hiện lại quá khứ của nó.
Khi làm bài thi môn Lịch sử, học sinh không được trình bày theo kiểu nhớ
“mang máng” kiến thức và “sáng tác” thêm sự kiện.
- Kiến thức lịch sử thường có 2 bộ phận: hiện thực lịch sử và nhận thức
lịch sử. Học sinh phải luôn nhớ rằng, Lịch sử là môn thi tuyệt đối “kỵ”với những
hiểu biết ngây ngô, với các khái niệm mơ hồ và sự sai sót, nhầm lẫn, thậm chí
“viết lại” đến mức xuyên tạc, bóp méo về kiến thức và sự kiện lịch sử.
Ví dụ: Học sinh không được nhớ nhầm các khái niệm, thuật ngữ cơ bản giữa
“Chính cương vắn tắt”, “Sách lược vắn tắt” (2/1930) với “Luận cương chính trị”
(10/1930), “Mặt trận dân tộc thống nhất” với “Mặt trận thống nhất dân tộc”…,
hiểu và viết lẫn lộn từ “đấu tranh” với “chiến đấu”, “khởi nghĩa” với “chiến
tranh”, “đại hội” với “hội nghị”, “hội nghị” với “hiệp định”…
- Đối với những sự kiện lịch sử mà học sinh không nhớ được chính xác
thời gian và không gian cụ thể thì các em không nên ghi cho có mà nên liên hệ
các sự kiện khác trong cùng một giai đoạn đó để xác định được mốc thời gian
tương đối của sự kiện.
- Nếu không ghi được ngày, tháng cụ thể thì chỉ ghi năm, không nhớ
chính xác thì cho biết sự kiện đó diễn ra mùa nào trong năm, khoảng đầu, giữa
hay cuối năm. Không nhớ được chính xác được địa danh làng, xã, huyện thì
cũng phải nhớ đến địa danh tỉnh, vùng của nơi xảy ra sự kiện đó. Khi chấm, các
giám khảo vẫn có thể linh động cho điểm cho phần trả lời.
21


Lưu ý với các học sinh khi làm bài môn Lịch sử rằng, bản chất của khoa
học lịch sử nếu nêu sự kiện lịch sử mà không xác định được mốc thời gian xảy
ra sự kiện đó thì không còn gọi là lịch sử nữa. Nếu không nhớ được địa điểm
diễn ra sự kiện thì học sinh cũng phải xác định được thời gian của sự kiện đó.
Ví dụ: Có thể, các em không nhớ được ngày tháng của sự kiện ngày 5/6/1911,

Nguyễn Tất Thành rời bến cảng nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, thì học
sinh cũng có thể viết “Mùa hè năm 1911, Nguyễn Tất Thành…”; Nguyễn Ái
Quốc trở về Tổ quốc vào ngày 28/1/1941 sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài thì
học sinh cũng có thể viết “Mùa xuân năm 1941, Nguyễn Ái Quốc trở về Tổ
quốc…”.
- Đối với những sự kiện điển hình của lịch sử dân tộc đánh dấu những
thắng lợi mang tính bước ngoặt của tiến trình lịch sử, học sinh không được nhầm
hoặc võ đoán theo kiểu ước lượng “khoảng” như các sự kiện: 3/2/1930,
30/4/1975, 7/5/1954, 21/7/1954, 2/9/1945, 19/12/1946… hay nhầm tên các kiến
thức, sự kiện lịch sử như: Nhật đảo chính Pháp (9/3/1945) với Nhật đầu hàng
quân Đồng Minh (15/8/1945); chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) với “Điện
Biên Phủ trên không” (12/1972); Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954) với Hiệp định
Pari (27/1/1973); Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1968 với Tổng tiến công
và nổi dậy mùa xuân 1975…
Trong phần lịch sử thế giới: Khi làm bài, học sinh tránh nhầm lẫn giữa các
tổ chức quốc tế như: ASEAN với SEATO, VASAVA với SEV, EU với AU,
APEC với OPEC…, Tây Âu với Đông Âu, Đông Bắc Á với Đông Nam Á, các
hội nghị quốc tế (Hội nghị Ianta với Hội nghị Sanphranxico…)
* Lẫn lộn sự kiện giữa các thời kì, giai đoạn lịch sử khác nhau:
- Có học sinh viết: “Một trong những điều kiện bùng nổ của phong trào
cách mạng Việt Nam năm 1930 là có sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Hồ
Chủ tịch” (Lúc đó chưa có Chính phủ, Hồ Chí Minh chưa làm chủ tịch). Hoặc
là: “Chiến dịch Điện Biên Phủ đã đưa Cách mạng Tháng Tám đến thành công”.
“Cách mạng Tháng Tám 1945 thành công là nhờ có sự lãnh đạo đúng đắn của
Đảng Lao động Việt Nam” (năm 1951 Đảng mới có tên này).
Nguyên nhân chính là thiếu sự tỉnh táo, hoặc mất bình tĩnh, không suy xét
trước khi viết. Cũng có khi do thói quen chủ quan, dẫn tới sai một cách vô thức.
* Mặc định cái sau phải hoàn thiện hơn cái trước:

22



Có học sinh viết: Luận cương chính trị tháng 10/1930 đã “phát triển và
hoàn chỉnh” hơn so với Chính cương vắn tắt và Sách lược vắn tắt do Hội nghị
thành lập Đảng thông qua (đúng ra phải viết là “có hạn chế”). Nguyên nhân của
lỗi này là chưa hiểu bài.
* Phân bố thời gian không hợp lý: Lỗi này do các nguyên nhân sau.
- Học sinh chỉ tập trung viết dàn ý chi tiết ra nháp mà quên mất thời gian
viết vào bài làm của mình nên hết giờ bài thi vẫn chưa xong.
- Học sinh bỏ qua những câu dễ, chỉ tập trung làm những câu khó trước
đến khi sắp hết giờ mới làm câu dễ thì không còn thời gian nữa.
* Mắc lỗi diễn đạt, viết sai chính tả, sai ngữ pháp:
Nguyên nhân chính là do thiếu sự rèn luyện trong quá trình học.
8. Những thông tin cần được bảo mật: Không
9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
Việc dạy học Lịch sử ở trường THCS là vô cùng quan trọng vì nó giúp cho
học sinh không chỉ biết mà còn hiểu tường tận về lịch sử dân tộc mình, về những
trang sử oanh liệt và hào hùng của dân tộc, hiểu được lịch sử các nước trên thế
giới, cũng như nền văn hoá của họ. Để việc áp dụng các kinh nghiệm giảng dạy
giúp học sinh giỏi học tập và làm bài thi môn Lịch sử đạt kết quả cao, tôi thấy
cần phải có các điều kiện sau:
a) Đối với các cấp quản lí:
Chúng tôi mong muốn sự ủng hộ, giúp đỡ của các cấp quản lí về các mặt
sau:
- Hỗ trợ kinh tế để sử dụng “Phòng học Lịch sử” (với các thiết bị cần thiết
như đĩa hình tư liệu, tủ để đồ dùng v.v...)
- Hỗ trợ các tư liệu Lịch sử, các sách tham khảo, các loại đồ dùng thiết bị dạy
học phục vụ cho bộ môn Lịch sử (Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, đĩa hình ...) để
chúng tôi thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập trên lớp.
- Tổ chức các hình thức ngoại khoá như: Diễn đàn, chuyên đề Lịch sử, tham

quan các di tích Lịch sử, nghe các nhân chứng Lịch sử.
- Tổ chức các chuyên đề Lịch sử để chúng tôi có thể học hỏi, trao đổi kinh
nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử.
23


b) Đối với giáo viên:
Để đạt kết quả cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi theo tôi giáo
viên cần thực hiện tốt các yêu cầu sau:
- Giáo viên yêu nghề, tâm huyết với nghề, không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, luôn luôn có ý thức tự rèn luyện, tích lũy tri thức và
kinh nghiệm, trau dồi chuyên môn. Thường xuyên tìm tòi các tài liệu tham khảo,
sách nâng cao, đặc biệt là khai thác, sử dụng Internet.
- Khi giảng bài cần phải kết hợp nhiều phương pháp như thuyết trình, phát
vấn, nêu vấn đề, thảo luận nhóm...Với nhiều phương pháp như vậy sẽ tạo ra
hứng thú cho học sinh, từ đó lôi kéo học sinh tham gia tích cực vào tiết giảng.
- Phát hiện và tuyển chọn học sinh giỏi, công việc này cần được thực hiện
ngay từ đầu năm học. Những học sinh được chọn phải có khả năng, có tư chất trí
tuệ và phải thật sự say mê, yêu thích môn học tham gia dự thi.
- Lập kế hoạch bồi dưỡng: Sau khi lựa chọn được học sinh, giáo viên cần
lập kế hoạch và biên soạn chương trình, nội dung bồi dưỡng cụ thể, rõ ràng,
tránh tình trạng thích đâu dạy đó. Chúng ta nên lựa chọn phương pháp bồi
dưỡng theo từng chuyên đề vì đây là một phương pháp hiệu quả đã được rất
nhiều giáo viên sử dụng.
- Công tác phối kết hợp: Trong quá trình bồi dưỡng HSG, giáo viên cần
phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, với giáo viên chủ nhiệm lớp và các
giáo viên bộ môn, đặc biệt sự chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường để tạo mọi
điều kiện về mặt thời gian, giúp các em phát huy hết khả năng của mình.
c) Đối với học sinh
- Học sinh yêu thích, say mê với môn học, có thái độ nghiêm túc đối với

bộ môn Lịch sử, cần có lòng tự hào dân tộc và phát huy truyền thống tốt đẹp của
thế hệ cha anh đi trước.
- Học sinh cần phải có tính tự giác học tập, dựa vào kiến thức giáo viên
truyền thụ học sinh phải biết tự mình tìm tòi, sáng tạo, phân tích sự kiện hoặc so
sánh sự kiện này với sự kiện khác. Như vậy, mới có thể phát triển được tư duy,
sự linh hoạt khi học và làm bài thi.
10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia
áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử:
24


10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Những năm gần đây trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tôi luôn chú
trọng vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, xây dựng hệ thống câu hỏi
hợp lí, sử dụng kiến thức liên môn và tích cực ứng dụng công nghệ thông tin,
đặc biệt tôi luôn chú trọng hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm bài thi môn
Lịch sử. Vì vậy kết quả thi và khảo sát học sinh giỏi luôn đạt kết quả cao:
Cụ thể:
Giải cấp huyện
TT Năm học Nội dung thi

K
Nhất Nhì Ba
K

Thi HSG lớp 9
1


2

20142015

20152016

Giải cấp tỉnh

Nhất

K
Nhì Ba K

2

Thi giao lưu HSG 8

1

1

1

Thi KHXH

8

Thi HSG lớp 9

3


1

Thi giao lưu HSG 8

1

1

2

Thi KHXH

1

6

1

2

1

4
1

2

3


3

10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
Hướng dẫn học sinh học tập và làm bài thi Lịch sử là một yêu cầu quan
trọng để giúp học sinh học tốt và học giỏi môn Lịch sử. Nhớ, hiểu đúng sự kiện,
vận dụng vào làm bài thi (trình bày miệng, viết) vận dụng trong thực tiễn cuộc
sống là quá trình giáo viên phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo, khơi
dậy niềm yêu thích môn Lịch sử của học sinh.
Trên đây là một số kinh nghiệm hướng dẫn học sinh giỏi học tập và làm
bài thi môn Lịch sử được tôi được đúc rút từ thực tế giảng dạy và bồi dưỡng học
sinh giỏi trong những năm qua. Có thể những điều này không còn mới mẻ với
những đồng nghiệp, nhưng với chúng tôi, đó là những trang bị cần thiết đối với
25


×