ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------
ĐẶNG MAI HƢƠNG
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
(Nghiên cứu trƣờng hợp Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang)
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Hà Nội - 2017
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------***------
ĐẶNG MAI HƢƠNG
VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ
CHO NGƢỜI KHUYẾT TẬT
(Nghiên cứu trƣờng hợp Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang)
Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã học viên: 60.90.01.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa
Hà Nội - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
tài liệu, trích dẫn, kết quả nêu trong đề tài khóa luận tốt nghiệp đều có nguồn
gốc rõ ràng và trung thực và xuất phát từ tình hình thực tế tại Thị Trấn Vôi, Huyện
Lạng Giang, Bắc Giang.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về sự cam kết này.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Học viên thực hiện luận văn
Đặng Mai Hƣơng
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy
cô giáo Khoa Xã hội học - Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại
học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt cho tôi những kiến
thức, kinh nghiệm cũng nhƣ lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Phạm Thị Thu Hoa ngƣời đã hƣớng dẫn và
chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo
giúp đỡ của cô, tôi đã có đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai
và thực hiện đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn tập thể lớp K14- CTXH đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ lãnh đạo và ngƣời dân Thị
Trấn Vôi, đặc biệt là lãnh đạo, cán bộ nhân viên Phòng Lao động -TB&XH
huyện Lạng Giang, cán bộ Lao động TB&XH Thị Trấn Vôi đã giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện nghiên cứu tại địa phƣơng.
Dù đã rất cố gắng và tâm huyết với đề tài nhƣng do kiến thức của bản
thân về lĩnh vực nghiên cứu chƣa thực sự chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn
hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự
đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô giáo để khóa luận của tôi đƣợc hoàn chỉnh và
chất lƣợng hơn.
Hà Nội, ngày … tháng … năm 2017
Học viên thực hiện luận văn
Đặng Mai Hƣơng
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................... 3
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn ......................................................... 8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................. 9
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu ............................................................... 9
6. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 9
7. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 9
8. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 10
9. Phƣơng pháp nghiên cứu.......................................................................... 10
10. Kết cấu đề tài ........................................................................................... 13
NỘI DUNG CHÍNH ....................................................................................... 14
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ................................................................................................................ 14
1.1 Các khái niệm công cụ .............................................................................. 14
1.1.1. Người khuyết tật .................................................................................... 14
1.1.2. Công tác xã hội .................................................................................... 15
1.1.3. Bảo hiểm y tế ........................................................................................ 16
1.1.4. Vai trò ................................................................................................... 17
1.1.5. Công tác xã hội với người khuyết tật .................................................... 18
1.1.6. Nhân viên công tác xã hội ..................................................................... 19
1.2. Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách
bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết tật ............................................................. 20
1.3. Lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ................................................. 21
1.3.1. Lý thuyết nhu cầu của A. Maslow ......................................................... 21
1.3.2. Lý thuyết vai trò .................................................................................... 23
1.4. Nội dung chính sách về BHYT của Việt Nam ..................................... 24
1.4.1. Bản chất của Bảo hiểm y tế .................................................................. 24
1.4.2. Vai trò của Bảo hiểm y tế ...................................................................... 26
1.5. Quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc đối với ngƣời khuyết tật trong
việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ...................................................... 28
1.6. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ................................................................ 30
Tiểu kết chƣơng 1 .......................................................................................... 34
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM
Y TẾ Ở THỊ TRẤN VÔI, HUYỆN LẠNG GIANG, BẮC GIANG ......... 35
2.1. Vài nét về các đối tƣợng đƣợc hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế và mức
hỗ trợ tại Thị trấn Vôi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang..................... 35
2.1.1. Quy trình tham gia bảo hiểm y tế cho người khuyết tật........................ 35
2.1.2. Quyề n lợi được hưởng khi tham gia bảo hiểm y tế ............................... 36
2.2. Thực trạng triển khai Bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết tật ................ 38
2.2.1. Hiểu biết của người khuyết tật về Bảo hiểm y tế .................................. 38
2.2.2. Nguyện vọng, nhu cầu tham gia Bảo hiểm y tế của người khuyết tật . 44
2.2.3. Tình hình triển khai Bảo hiểm y tế dành cho người khuyết tật tại Thị
Trấn Vôi........................................................................................................... 47
2.2.3.1. Quản lý đối tượng người khuyết tật được thụ hưởng Bảo hiểm y tế.. 47
2.2.3.2. Vai trò, trách nhiệm của cơ quan quản lý thẻ Bảo hiểm y tế người
khuyết tật ......................................................................................................... 50
2.2.3.3. Chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh Bảo hiểm y tế tại cơ sở
khám chữa bệnh .............................................................................................. 50
2.3. Nguyên nhân dẫn đến những khó khăn trong thực hiện chính sách
Bảo hiểm y tế ở Thị Trấn Vôi....................................................................... 51
2.3.1. Nhận thức của người khuyết tật còn hạn chế ........................................ 52
2.3.2. Khó khăn về nơi ở và kinh tế ................................................................. 52
2.3.3. Thủ tục thanh toán và khám chữa bệnh ................................................ 53
2.3.4. Nguyên nhân từ phía cơ quan Bảo hiểm xã hội .................................... 54
Tiểu kết chƣơng 2 .......................................................................................... 56
Chƣơng 3: VAI TRÒ CỦA NHÂN VIÊN CÔNG TÁC XÃ HỘI ............. 57
TRONG VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM Y TẾ ............ 57
Ở THỊ TRẤN VÔI, HUYỆN LẠNG GIANG ............................................. 57
3.1. Vai trò biện hộ ........................................................................................ 58
3.1.1. Thực trạng thực hiện vai trò của nhân viên Công tác xã hội ............... 58
3.1.2. Những hạn chế trong việc thực hiện vai trò biện hộ của nhân viên Công
tác xã hội ......................................................................................................... 61
3.1.3. Cải thiện vai trò của nhân viên công tác xã hội ................................... 63
3.2. Vai trò tƣ vấn .......................................................................................... 63
3.2.1. Thực trạng thực hiện vai trò nhân viên công tác xã hội tại địa bàn .... 63
3.2.2. Những hạn chế trong việc thực hiện vai trò tư vấn của nhân viên Công
tác xã hội ......................................................................................................... 67
3.2.3. Cải thiện vai trò của nhân viên công tác xã hội ................................... 68
3.3. Vai trò điều phối- kết nối nguồn lực..................................................... 68
3.3.1. Thực trạng thực hiện vai trò nhân viên công tác xã hội tại địa bàn .... 68
3.3.2. Những hạn chế trong việc thực hiện vai trò kết nối nguồn lực của nhân
viên Công tác xã hội ........................................................................................ 71
3.3.3. Cải thiện vai trò của nhân viên công tác xã hội ................................... 71
Tiểu kết chƣơng 3 .......................................................................................... 75
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 76
1. Kết Luận..................................................................................................... 76
2. Khuyến nghị ............................................................................................... 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 86
DANH MỤC VIẾT TẮT
STT
Chữ viết tắt
Ý nghĩa
1
BHYT
Bảo hiểm y tế
2
BHXH
Bảo hiểm xã hội
3
CB
Cán bộ
4
CSSK
Chăm sóc sức khỏe
5
KCB
Khám chữa bệnh
6
NKT
Ngƣời khuyết tật
7
NVCTXH
Nhân viên công tác xã hội
8
NXB
Nhà xuất bản
9
PHCN
Phục hồi chức năng
10
TB&XH
Thƣơng binh và xã hội
11
UBND
Ủy ban nhân dân
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ
1. Danh mục các bảng
Bảng 2.1: Các nguồn cung cấp thông tin về bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết tật.....39
Bảng 2.2. Lợi ích của ngƣời khuyết tật khi tham gia bảo hiểm y tế .........................41
Bảng 2.3. Số Ngƣời khuyết tật tham gia bảo hiểm y tế ............................................42
Bảng 2.4. Ý kiến của ngƣời khuyết tật về mức đóng bảo hiểm y tế hiện nay ..........46
Bảng 2.5. Nguyện vọng của ngƣời khuyết tật về mức đóng bảo hiểm y tế trong thời gian tới 46
Bảng 2.6. Bảng chi trả trợ cấp hàng tháng cho ngƣời khuyết tật tại Thị Trấn Vôi ............48
Bảng 2.7. Cơ sở y tế đƣợc ngƣời khuyết tật lựa chọn khi khám chữa bệnh ............50
Bảng 2.8: Ngƣời đóng vai trò biện hộ cho ngƣời khuyết tật ....................................59
Bảng 2.9. Các nội dung biện hộ cho ngƣời khuyết tật ..............................................61
Bảng 2.10: Ngƣời thực hiện vai trò tƣ vấn đối với ngƣời khuyết tật ........................64
Bảng 2.11: Các nội dung mà ngƣời khuyết tật đƣợc tƣ vấn về bảo hiểm y tế ..........65
Bảng 2.12. Mức độ hài lòng của Ngƣời khuyết tật về các nội dung đƣợc tƣ vấn ....67
Bảng 2.13:Ngƣời thực hiện vai trò kết nối các dịch vụ bảo hiểm y tế cho ngƣời
khuyết tật ...................................................................................................................69
2. Danh mục các biểu
Biểu 2.1. Hiểu biết của ngƣời khuyết tật về quyền lợi của thẻ bảo hiểm y tế khi đi
khám chữa bệnh ........................................................................................................43
Biểu 2.2. Thực trạng nhà ở của Ngƣời khuyết tật tại địa bàn ...................................53
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới ngƣời khuyết tật có xu hƣớng ngày càng gia tăng do
tai nạn giao thông, tai nạn lao động, ô nhiễm môi trƣờng ngày càng nghiêm trọng.
Quốc gia nào cũng có ngƣời khuyết tật và hơn 2/3 trong số đó sống tại các nƣớc
đang phát triển. Có thể nói mối liên hệ giữa nghèo đói, khuyết tật và tình trạng bị cô
lập với xã hội là không thể phủ nhận. Suốt một thời gian dài, vấn đề ngƣời khuyết
tật đƣợc xem là một vấn đề phúc lợi xã hội. Điều này thể hiện một quan niệm chung
của đông đảo mọi ngƣời rằng ngƣời khuyết tật cần đƣợc hỗ trợ và chăm sóc, không
phân biệt đối xử, đồng thời đảm bảo mọi ngƣời khuyết tật đều có quyền bình đẳng.
Ở nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách dành cho ngƣời khuyết tật
đƣợc đƣa vào luật và hiến pháp. Ngƣời khuyết tật (NKT) thƣờng có xu hƣớng bị
ảnh hƣởng nặng nề hơn do những hậu quả của kinh tế xã hội so với ngƣời bình
thƣờng nhƣ: thƣờng có tỷ lệ giáo dục thấp hơn, sức khỏe kém hơn, ít có khả năng
tìm kiếm việc làm (toàn thời gian), chủ yếu làm việc trong khu vực kinh tế phi
chính thức và có tỉ lệ nghèo cao hơn. Công ƣớc Liên Hiệp Quốc về Quyền của NKT
khuyến khích ngƣời khuyết tật có thể hòa nhập đầy đủ trong xã hội. Quyền về an
sinh xã hội cho NKT đƣợc thể hiện thông qua việc đƣa ra các tiêu chuẩn cao nhất về
sức khỏe, tiếp cận các dịch vụ phù hợp một cách bình đẳng, hỗ trợ đáp ứng nhu cầu
của NKT, an sinh xã hội và giảm nghèo, hỗ trợ chi phí liên quan đến NKT, chƣơng
trình nhà ở công cộng, chƣơng trình và phúc lợi hƣu trí…
Tại Việt Nam, các số liệu đƣa ra tại hội thảo quốc tế “ Công ƣớc quyền
ngƣời khuyết tật và vai trò của các hội ngƣời khuyết tật” đƣợc Bộ Ngoại giao và
Chƣơng trình Phát triển Liên hợp quốc phối hợp tổ chức (2013) cho thấy: cả nƣớc
có 6,7 triệu ngƣời khuyết tật, chiếm khoảng 8% tổng dân số [10]. Trong đó có
khoảng 60% ngƣời khuyết tật trong độ tuổi lao động. Theo con số của Bộ lao động
thƣơng binh và xã hội, tính đến tháng 6-2015, Việt Nam có khoảng 7 triệu ngƣời
khuyết tật, chiếm 7,8% dân số, ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng và nặng chiếm
khoảng 28,9%, khoảng 58% ngƣời khuyết tật là nữ, 28,3% ngƣời khuyết tật là trẻ
1
em, 10,2% ngƣời khuyết tật là ngƣời cao tuổi, khoảng 10% ngƣời khuyết tật thuộc
hộ nghèo. Đa số ngƣời khuyết tật sống ở vùng nông thôn với các cơ sở hạ tầng, điều
kiện sống, phƣơng tiện sinh hoạt chuyên dùng còn nhiều thiếu thốn, do vậy họ gặp
rất nhiều khó khăn trong việc đi lại, khám chữa bệnh định kỳ, tiếp cận với cộng
đồng và các dịch vụ xã hội.
Những con số này còn sẽ còn biến động trong những năm tới do quá trình
phát triển công nghiệp hóa và đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ ở Việt Nam. Khuyết
tật do bẩm sinh, bệnh tật, chiến tranh sẽ giảm đi và thay vào đó là nguyên nhân do
tai nạn có xu hƣớng gia tăng. Trong những năm qua, Việt Nam đã có những cam kết
mạnh mẽ hơn trong hỗ trợ ngƣời khuyết tật thông qua việc thực hiện Kế hoạch hành
động quốc gia hỗ trợ Ngƣời khuyết tật giai đoạn 2006- 2010 của Chính phủ và thể
hiện ở việc Chính phủ tham gia ký công ƣớc Liên hợp quốc về quyền của ngƣời
Khuyết tật (CRPD) năm 2007 và gần đây là việc Quốc hội ban hành Luật Ngƣời
khuyết tật có hiệu lực từ ngày 01/01/2011. Tháng 4/2012, Chính phủ đã ban hành
văn bản đầu tiên- Nghị định số 28/2012/NĐ-CP hƣớng dẫn thực hiện Luật ngƣời
khuyết tật. Thực hiện tốt Nghị định này sẽ giúp làm giảm các những khó khăn mà
Ngƣời khuyết tật đang gặp phải về lao động và việc làm, an sinh xã hội và tiếp cận
các phƣơng tiện và công trình công cộng. Các hệ thống chính sách an sinh xã hội ở
Việt Nam cũng luôn đƣợc đảm bảo, ngƣời khuyết tật đƣợc nhìn nhận là một bộ
phận của nguồn nhân lực, tạo môi trƣờng bình đẳng và không rào cản.
Thị Trấn Vôi là một thị trấn nằm cách trung tâm thành phố Bắc Giang 15
km, nền kinh tế- xã hội đang trên đà phát triển. Dân số thị trấn là 5563 ngƣời năm
2015, mật độ dân số đạt 1656 ngƣời/km2 trong đó có 77 ngƣời khuyết tật [45]. Nhờ
có sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc và chính quyền địa phƣơng, công tác chăm sóc
Ngƣời khuyết tật ở Thị Trấn Vôi đã có chuyển biến rõ rệt, cuộc sống của Ngƣời
khuyết tật đã có những cải thiện đáng kể, từ việc đáp ứng nhu cầu về dinh dƣỡng,
chăm sóc sức khoẻ đến việc làm, giáo dục, hoạt động văn hoá thể thao, vui chơi giải
trí….Bên cạnh đó thì vẫn còn một số khó khăn, bất cập nhƣ: một số ngƣời khuyết
tật còn chƣa tiếp cận đƣợc với các chính sách trợ giúp của Nhà nƣớc, chƣa đƣợc
2
hƣởng Bảo hiểm y tế vì thiếu những thông tin liên quan đến chính sách hỗ trợ bảo
hiểm y tế hay do cán bộ của cơ quan hành chính Nhà nƣớc gây khó khăn, phiền
nhiễu trong công tác tiếp cận các chính sách bảo hiểm y tế. Nhằm khắc phục những
rào cản, khó khăn, thách thức và góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của
ngƣời thực hiện chính sách, nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
Xuất phát từ những lý do trên, học viên đã lựa chọn đề tài: Vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết
tật (Nghiên cứu trƣờng hợp Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang).
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài
Các công trình nghiên cứu về ngƣời khuyết tật và các chính sách hỗ trợ
ngƣời khuyết tật trên Thế Giới tập trung vào rất nhiều vấn đề nhƣ: giảm kỳ thị, hòa
nhập cộng đồng và các chính sách tiếp cận dành cho ngƣời khuyết tật. Có rất nhiều
nghiên cứu nhƣ:
Trong một báo cáo của Liên Hợp Quốc (UN) và tổ chức lao động quốc tế
ILO năm 2011 đã chỉ ra có khoảng 5 tỷ ngƣời (khoảng 75% dân số Thế Giới) không
đƣợc hƣởng các chế độ an sinh xã hội phù hợp [6]. Bà Michelle Bachelet- Trợ lý
tổng thƣ ký Liên hợp quốc, đồng thời là Tổng giám đốc cơ quan Liên hợp quốc phụ
trách các vấn đề về phụ nữ cho biết: Trong suốt 6 thập kỷ qua, nền kinh tế Thế Giới
tăng mạnh và tổng sản phẩm quốc nội của Thế Giới tăng gấp 10 lần nhƣng việc tiếp
cận với các dịch vụ thiết yếu của ngƣời dân vẫn còn hạn chế. Vì vậy, bà cho rằng: “
Đảm bảo an sinh xã hội là thách thức cho tất cả các quốc gia. Báo cáo của UN và
ILO cho thấy, có khoảng 38% dân số thế giới (tương đương 2,6 tỷ người) không
được hưởng các hệ thống chăm sóc sức khỏe thỏa đáng và 884 triệu người không
được dùng nước sạch”. Thêm vào đó, có khoảng 1,4 tỷ ngƣời vẫn phải sống ở mức
dƣới 1,25 USD/ ngày. Báo cáo cũng đề xuất các nguồn trợ cấp xã hội công cộng
dành cho những gia đình nghèo, trong đó bao gồm trợ cấp cho những ngƣời già cả,
ngƣời khuyết tật và khoản trợ cấp dành cho trẻ em và những ngƣời thất nghiệp.
3
Nghiên cứu khuyết tật hoà nhập xã hội ở Ieland, Brenda Gannon and Brian
Nolan (2011) [9]. Nghiên cứu đã xem xét Ngƣời khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn
khi hoà nhập xã hội, bởi các yếu tố trình độ học vấn, kinh tế và tham gia xã hội…
Bên cạnh những chính sách trợ giúp của nhà nƣớc cho ngƣời khuyết tật về
chăm sóc sức khỏe, tạo việc làm họ cũng gặp rất nhiều rào cản tiếp cận các dịch vụ
xã hội nhƣ: vui chơi giải trí, việc làm.
Matthias Meissner - Giảng viên Đại học Bochum, Cộng hòa Liên bang Đức
đã chia sẻ một số kinh nghiệm của Đức trong việc thực hiện các chính sách an sinh
xã hội với ngƣời khuyết tật. Ông đã đề cập tới thực trạng về ngƣời khuyết tật tại
Đức và những chính sách an sinh xã hội với ngƣời khuyết tật mà Đức đang triển
khai. Đây là kinh nghiệm quan trọng trong thực hiện các chính sách với ngƣời
khuyết tật mà Việt Nam nên học hỏi.
Nghiên cứu của Tổ chức Cứu trợ trẻ em Thuỵ Điển (A. Swedish Save the
Children; Radda Barnen) chỉ ra rằng các hoạt động trợ giúp TKT hiệu quả nhất là
giáo dục, dạy nghề và kết nối các cơ hội việc làm. Trên cơ sở thúc đẩy quyền tham
gia của trẻ em là một nguyên tắc cơ bản, nguyên tắc này để đảm bảo cho tất cả các
quyền khác mà trẻ em đều có quyền đƣợc hƣởng.
Có rất nhiều nghiên cứu, dự án về ngƣời khuyết tật trên Thế Giới. Tuy nhiên,
các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở cấp vĩ mô, chƣa có những chính sách, biện pháp
cụ thể giúp đỡ ngƣời khuyết tật. Mục đích của các nghiên cứu chủ yếu hƣớng đến
xã hội hòa nhập, không phân biệt đối xử. Nghiên cứu của tôi có những điểm mới
hơn trong cách tiếp cận hƣớng từ công tác xã hội. Không dừng lại ở việc tìm giải
pháp cho các vấn đề cá nhân mà còn đƣa ra đƣợc một số khuyến nghị khi giải quyết
vấn đề của xã hội. Nghiên cứu có những chính sách bảo hiểm xã hội cụ thể để đảm
bảo quyền lợi, mức sống và nhu cầu hiện tại của ngƣời khuyết tật.
2.2. Những nghiên cứu ở Việt Nam
Theo các nghiên cứu về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho ngƣời
khuyết tật nói chung, chính sách bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết tật nói riêng đã
4
đƣợc đề cập trong nhiều nghiên cứu khoa học xã hội và luôn đƣợc cơ quan ngôn
luận quan tâm, hƣớng tới.
Việt Nam hiện đang tiến tới một mô hình xã hội về vấn đề khuyết tật nhằm
tạo điều kiện hòa nhập cho đối tƣợng này với cộng đồng. Cùng với sự tƣ vấn của
các chuyên gia UNICEF tại Việt Nam: Bà Naira Avetisyan – Chuyên gia về Bảo vệ
trẻ em và Trẻ khuyết tật và Bà Nguyễn Tố Trân – Chuyên gia về Truyền thông thay
đổi hành vi và cùng Cô Marialaura Ena. Ở Đà Nẵng, khi nghiên cứu về ngƣời
khuyết tật đã chỉ ra rằng khoảng cách về năng lực và để giúp cho việc xây dựng
chính sách, cũng nhƣ phát triển truyền thông nhằm thay đổi hành vi của xã hội cũng
nhƣ từng cá nhân là ngƣời khuyết tật. Tìm hiểu vai trò của các ban ngành đoàn thể
(khối chính phủ và phi chính phủ) trong lĩnh vực này; cách họ giúp đỡ trẻ khuyết tật
và gia đình trẻ khuyết tật, các hoạt động chính, cũng nhƣ việc họ có đủ công cụ và
những hỗ trợ cần thiết hay không. Khu vực địa lý đƣợc nói tới trong báo cáo này là
những quận huyện tiêu biểu của thành phố Đà Nẵng. Điều này sẽ giúp cung cấp một
cái nhìn toàn diện về tình hình và nền tảng từ đó hƣớng tới một chiến lƣợc truyền
thông và vận động [46].
Ở Bắc Giang cũng diễn ra nhiều hội thảo đã đề cập tới các vấn đề liên quan
tới thực trạng dạy nghề và tạo việc làm cho ngƣời khuyết tật, những quy định và
chính sách đối với các doanh nghiệp sử dụng lao động là ngƣời khuyết tật, đối với
ngƣời lao động khuyết tật và vai trò của tổ chức công đoàn [10].
Giáo trình “giảm kỳ thị và phân biệt đối xử với người khuyết tật”, (2013)
nxb Thanh Niên đã chỉ ra rằng kỳ thị và phân biệt đối xử với ngƣời khuyết tật khá
phổ biến [30]. Kết quả nghiên cứu cho thấy hầu hết các hoạt động hỗ trợ thƣờng
cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế, bảo hiểm xã hội hay xóa đói giảm nghèo hơn là
các hỗ trợ tạo công ăn việc làm, dạy nghề và tham gia xã hội. Những trợ giúp này
do vậy không thƣờng xuyên và không bên vững.
Một số công trình nghiên cứu liên quan đến khuyết tật đã nêu rất rõ các yếu
tố liên quan và nguyên nhân dẫn đến dị tật bẩm sinh nhƣ: Nghiên cứu của Lê Văn
Hải về vấn đề “ Nghiên cứu đặc điểm ngƣời khuyết tật và một số yếu tố liên quan
5
đến dị tật bẩm sinh ở Hà Tây cũ” [19]. Nghiên cứu góp phần cung cấp số liệu cụ thể
và phân tích khách quan cho chƣơng trình nâng cao chất lƣợng dân số ở Hà Tây cũ
nói riêng và cả nƣớc nói chung. Mô tả chân thực bao gồm các tỷ lệ, cơ cấu và phân
bố của ngƣời Khuyết tật trên địa bàn.
Đề tài nghiên cứu khoa học:“ Những giải pháp thực hiện bảo hiểm y tế ở
Việt Nam” Bùi Hữu Phƣớc (2005) [32]. Trƣờng ĐH Kinh tế Hồ Chí Minh, TP.Hồ
Chí Minh đã đƣa ra đƣợc những tồn tại trong việc triển khai BHYT ở nƣớc ta và
các giải pháp nhằm hạn chế những tồn tại, vƣớng mắc.
Nghiên cứu “nhu cầu và thực trạng cung cấp dịch vụ phục hồi chức năng
cho ngƣời khuyết tật tại một số điểm dân cƣ vùng Đồng bằng châu thổ Sông Hồng”
của Trần Trọng Hải [20]. Nghiên cứu cho thấy tại Việt Nam chƣa có nhiều các
trung tâm phục hồi chức năng dành cho ngƣời khuyết tật, các chính sách có đảm
bảo tiếp cận và phục hồi chức năng tuy nhiên trang thiết bị còn thiếu, cơ sở vật chất
chƣa đầy đủ, điều kiện đi lại của ngƣời khuyết tật gặp nhiều khó khăn. Các nghiên
cứu về chính sách cho ngƣời khuyết tật có ở đề tài sau: luận án tiến sĩ luật học của
Nguyễn Thị Báo (2007) “ Hoàn thiện pháp luật về quyền của ngƣời khuyết tật ở
Việt Nam hiện nay”[ 7]. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chỉ rõ “
từng bƣớc xây dựng chính sách bảo trợ xã hội đối với toàn dân, theo phƣơng châm
nhà nƣớc và nhân dân cùng làm, mở rộng và phát triển sự nghiệp bảo trợ xã hội, tạo
lập nhiều hệ thống và hình thức bảo trợ xã hội cho những ngƣời có công với cách
mạng và những ngƣời gặp khó khăn” [29].
Năm 2010, Nguyễn Ngọc Toản đã có nghiên cứu về đề tài: “Chính sách trợ
giúp xã hội thƣờng xuyên ở cộng đồng Việt Nam”. Tác giả đã có viết một phần về
Ngƣời khuyết tật. Trong luận án, tác giả đã đƣa ra cách hiểu mới về trợ giúp xã hội
không chỉ là cứu đói, hỗ trợ lƣơng thực cho cá nhân, hộ gia đình, chịu hậu quả thiên
tai, chiến tranh, mà đã mở rộng thành các hợp phần chính sách là trợ giúp đột xuất
và trợ giúp thƣờng xuyên [38].
Đề tài “ Các biện pháp tổ chức giáo dục hòa nhập giúp trẻ em khuyết tật
thính giác vào lớp 1, Luận văn Tiến sĩ giáo dục học của Nguyễn Thị Hoàng Yến
6
[49]. “ Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện các chính sách trợ giúp phụ nữ khuyết
tật năm 2008” của TW Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam [40]. “ Báo cáo thực hiện
các chính sách trợ giúp ngƣời khuyết tật trong dạy nghề, học nghề” – Báo cáo năm
2008 của Cục việc làm- Bộ lao động- Thƣơng binh & Xã hội [11]. “ Tổng kết tình
hình thực hiện Quyết định của Thủ tƣớng năm 2005 về thực hiện hỗ trợ ngƣời
khuyết tật giai đoạn 2005- 2010 do Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội xây dựng
năm 2009 [8].
Tất cả các công trình trên, dù tiếp cận dƣới góc độ chính sách pháp luật, giáo
dục, đào tạo ngƣời khuyết tật, chăm sóc sức khỏe ngƣời khuyết tật hoặc đánh giá
quá trình thực hiện pháp luật lao động liên quan đến đối tƣợng là ngƣời khuyết tật
trong quá trình tìm việc làm và tiếp cận xã hội trong các lĩnh vực khách nhau thì
cũng đã có những nội dung liên quan đến quy trình, các giai đoạn thực hiện pháp
luật về ngƣời khuyết tật. Tuy nhiên, hiện nay chƣa có công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách trực tiếp và có hệ thống về hoạt động thực hiện pháp luật về
ngƣời khuyết tật ở Việt Nam. Hội thảo khoa học với chủ đề “ Quản lý trƣờng hợp
với ngƣời khuyết tật tại Việt Nam” đã chia sẻ thông qua bốn báo cáo: “ Cơ sở pháp
lý trong Quản lý trƣờng hợp Ngƣời khuyết tật”- Phạm Hữu Nghị. “ Những vấn đề lý
luận về Quản lý trƣờng hợp với ngƣời khuyết tật”- Hà Thị Thƣ. “ Vai trò của nhân
viên công tác xã hội trong Quản lý trƣờng hợp- Lý luận và Thực tiễn”- Nguyễn
Trung Hải.“ Quy trình quản lý trƣờng hợp với ngƣời khuyết tật tại Việt Nam: lý
luận và thực tiễn”- Nguyễn Hiệp Thƣơng. Các báo cáo đã giúp có một số định
hƣớng cụ thể trong công tác nghiên cứu vấn đề công tác xã hội ở nƣớc ta. Nghiên
cứu cho thấy nhà nƣớc ngày càng quan tâm đến ngƣời khuyết tật, thực hiện quyền
và chính sách của ngƣời khuyết tật, có những chính sách cụ thể thúc đẩy hệ thống
dịch vụ cho ngƣời khuyết tật.
Mỗi luận văn, luận án tiến sĩ, báo cáo và hội thảo đều cho chúng ta thấy một
bức tranh khá mới xoay quanh thực trạng ngƣời khuyết tật, các vấn đề về chính sách
và đảm bảo chính sách đƣợc quan tâm. Tuy vậy, các nghiên cứu nêu trên đều tập
trung vào tầm vĩ mô trên phạm vi toàn quốc, chƣa có đề cập đến tình hình ngƣời
7
khuyết tật ở một thôn, xã, thị trấn hay huyện thị nào. Vì lẽ đó, Nghiên cứu về tình
hình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế những nghiên cứu thực địa mang tính bổ
sung cho các nghiên cứu trên phạm vi toàn quốc cho ngƣời khuyết tật ở cấp xã có
lồng ghép vai trò của nhân viên công tác xã hội là rất cần thiết và có ý nghĩa thực
tiễn cao.
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu vận dụng lý thuyết nhu cầu của A.Maslow và lý thuyết vai trò
góp phần đánh giá quá trình thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết
tật. Nghiên cứu vận dụng những kiến thức của ngành công tác xã hội, phƣơng pháp,
lý thuyết để tìm hiểu, nghiên cứu các vấn đề về chế độ, mức hƣởng, quyền lợi của
ngƣời khuyết tật khi tham gia bảo hiểm y tế.
Kết quả nghiên cứu góp phần hình thành một cách nhìn mới về vai trò của
nhân viên công tác xã hội trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ chính sách bảo hiểm
y tế dành cho ngƣời khuyết tật. Đồng thời góp phần đảm bảo lợi ích cho ngƣời
khuyết tật tại Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu tiến hành đánh giá thực trạng, quyền lợi, chế độ bảo hiểm y tế và
phát huy vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế cho ngƣời khuyết tật ở Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
Đồng thời góp phần cung cấp, hoàn thiện phƣơng thức hoạt động hiệu quả hơn
trong công tác thực hiện chính sách bảo hiểm y tế.
Kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ giúp cơ quan chuyên môn có cái nhìn
khách quan, toàn diện trong việc xây dựng và hoàn thiện các chính sách bảo hiểm y
tế cho ngƣời khuyết tật. Đồng thời, tác giả cũng mong muốn đề tài nghiên cứu sẽ
trở thành tài liệu tham khảo hữu ích dành cho sinh viên, ngƣời quản lý chính sách
để phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu.
8
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động hỗ trợ
ngƣời khuyết tật tham gia BHYT tại Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang,
luận văn đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác
xã hội trong việc thực hiện chính sách BHYT tại địa bàn.
4.2. Nhiệm vụ
- Khảo sát thực trạng việc thực hiện chính sách BHYT cho ngƣời khuyết tật
- Phân tích và làm rõ vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động hỗ trợ ngƣời
khuyết tật tham gia BHYT tại Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang
- Đề xuất một số khuyến nghị nhằm nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã
hội trong việc thực hiện những chính sách BHYT
5. Đối tƣợng, khách thể nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế dành cho ngƣời khuyết tật
5.2. Khách thể nghiên cứu
50 ngƣời khuyết tật ở Thị Trấn Vôi, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang
Cán bộ Lao động- TB&XH Thị Trấn Vôi, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang
6. Phạm vi nghiên cứu
-
Phạm vi thời gian: từ tháng 6 năm 2015 đến tháng 5 năm 2016
-
Phạm vi không gian: Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong phạm vi Thị Trấn
Vôi, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang
-
Nội dung nghiên cứu: dề tài tập trung nghiên cứu 3 vai trò cơ bản của nhân
viên công tác xã hội trong hoạt động hỗ trợ ngƣời khuyết tật khi tham gia
BHYT ở Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
7. Câu hỏi nghiên cứu
-
Việc thực hiện chính sách BHYT cho ngƣời khuyết tật hiện nay tại Thị Trấn
Vôi, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang nhƣ thế nào?
9
-
Những vai trò cơ bản nào của nhân viên CTXH nhằm hỗ trợ ngƣời khuyết tật
khi tham gia BHYT?
8. Giả thuyết nghiên cứu
-
Ngƣời khuyết tật tại Thị Trấn Vôi, Huyện Lạng Giang, Bắc Giang hiện nay
sử dụng thẻ Bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh còn hạn chế, chƣa có nhận
thức rõ ràng về lợi ích khi tham gia và sử dụng thẻ BHYT. Ngƣời NKT đƣợc
thụ hƣởng BHYT chƣa sử dụng hết quyền lợi của mình.
-
Nhân viên công tác xã hội có vai trò tƣ vấn, biện hộ, điều phối và kết nối
nguồn lực để hỗ trợ hoạt động tham gia BHYT của ngƣời khuyết tật và nâng
cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ chính sách cho ngƣời khuyết tật tại Thị
Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp luận
Phƣơng pháp luận là hệ thống các nguyên lý, quan điểm (liên quan đến thế
giới quan), có tác dụng chỉ đạo, xây dựng các phƣơng pháp, xác định phạm vi, khả
năng áp dụng các phƣơng pháp và định hƣớng cho việc nghiên cứu tìm tòi cũng nhƣ
việc lựa chọn, vận dụng phƣơng pháp.
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng,
khi xem xét việc thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết tật ở Thị
Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang. Tóm lại, phƣơng pháp luận này đƣợc sử
dụng trong nghiên cứu để có thể giải thích rõ hơn về thực hiện chính sách cho ngƣời
khuyết tật tại địa phƣơng và những yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của hoạt động
chính sách.
9.2. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập các thông tin có giá trị thiết thực trong quá trình nghiên cứu và
hoàn thành luận văn này. Học viên sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
9.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Nghiên cứu sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu để phân tích, tổng hợp
các nghiên cứu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc, tiên phong trong việc nghiên
10
cứu thực hiện chính sách bảo hiểm y tế. Nghiên cứu các tài liệu chuyên ngành liên
quan đến ngƣời khuyết tật, các văn bản, nghị định, thông tƣ, chính sách, hoạt động
thƣờng niên liên quan đến bảo hiểm y tế. Phân tích các số liệu báo cáo hàng tháng,
hàng quý, hàng năm về tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế trên địa bàn Thị Trấn Vôi.
Báo cáo tổng kết tình hình kinh tế xã hội hàng năm của thị trấn; báo cáo tổng kết
hoạt động hàng năm của Bảo hiểm xã hội và các cơ quan, đoàn thể huyện Lạng
Giang … và các tài liệu liên quan khác.
Sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu nhằm tìm hiểu, bổ sung và tích lũy
vốn tri thức lý luận liên quan đến luận văn ở nhiều góc độ: Tâm lý học, công tác xã
hội, xã hội học, đồng thời tác giả nghiên cứu những chính sách, văn bản pháp luật
liên quan đến bảo hiểm y tế cho ngƣời khuyết tật.
Ngoài ra, tác giả còn tiến hành phân tích các tài liệu từ nguồn internet, báo
chí, các sách, tạp chí địa phƣơng liên quan đến chính sách bảo hiểm y tế. Trên cơ sở
đó sàng lọc những thông tin liên quan đến ngƣời khuyết tật và một số công trình
nghiên cứu về ngƣời khuyết tật.
9.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Điều tra nhận thức của ngƣời khuyết tật và gia đình ngƣời khuyết tật về vai trò
của BHYT, cũng nhƣ nhu cầu của ngƣời khuyết tật về tham gia BHYT, nghiên
cứu tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với quy trình:
1- Điều tra dựa trên bảng hỏi đã đƣợc thiết kế sẵn gồm các câu hỏi đóng và
câu hỏi mở.
2- Tập hợp kết quả thu đƣợc, xử lý theo tỷ lệ phần trăm
3- Lập bảng thống kê về nhu cầu và mức độ hiểu biết của ngƣời khuyết tật
về BHYT.
Kết quả điều tra bằng bảng hỏi đƣợc thực hiện trên mẫu đại diện cho
nhóm đối tƣợng ngƣời khuyết tật. Số lƣợng điều tra bằng bảng hỏi là 50 ngƣời là
ngƣời khuyết tật và gia đình có ngƣời khuyết tật tại 04 thôn Kim Sơn, Ổ Chƣơng,
Sơn Lập, Non Cải (12 ngƣời/ 01 thôn), riêng thôn Sơn Lập là 13 ngƣời. Trong đó
đảm bảo tỷ lệ 50% nam giới, 50% nữ giới.
11
9.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
Phỏng vấn sâu là dạng phỏng vấn xây dựng những cuộc đối thoại đƣợc lặp đi
lặp lại giữa nhà nghiên cứu và ngƣời cung cấp thông tin để thu thập thông tin cho đề
tài nghiên cứu của mình. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng kết hợp với các phƣơng
pháp khác nhƣ quan sát, phân tích tài liệu,…để có đƣợc những thông tin chiều sâu,
đặc biệt là khai thác những thông tin liên quan đến nhu cầu, mong muốn của các đối
tƣợng ngƣời khuyết tật. Đồng thời, tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn sâu để
phỏng vấn cán bộ thực hiện chính sách bảo hiểm y tế, cán bộ lao động thƣơng binh
& xã hội thị trấn, ngƣời khuyết tật khi tham gia bảo hiểm y tế, cán bộ của cơ quan
bảo hiểm xã hội, gia đình ngƣời khuyết tật nhằm hiểu đƣợc bản chất của vấn đề, thu
thập thông tin về tiểu sử, hoàn cảnh gia đình của ngƣời khuyết tật, nguyên nhân
ngƣời khuyết tật nhận thức kém về lợi ích khi sử dụng thẻ BHYT. Từ đó, có định
hƣớng cho các giải pháp, nâng cao vai trò của nhân viên công tác xã hội cho phù
hợp với điều kiện, nguyện vọng của ngƣời khuyết tật tại địa bàn.
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành phỏng vấn sâu 06 ngƣời, trong đó:
-
01 cán bộ làm ở phòng thƣơng binh và xã hội Thị Trấn Vôi, huyện Lạng
Giang, Bắc Giang đóng vai trò là nhân viên công tác xã hội; có kinh nghiệm
làm công tác giải quyết các chế độ cấp đổi thẻ bảo hiểm y tế cho ngƣời
khuyết tật, hộ nghèo, hộ cận nghèo; đánh giá cơ sở vật chất, điều kiện địa
bàn, khả năng tiếp cận các chính sách của cán bộ chuyên trách.
-
01 chuyên viên phòng Lao động- TBX&H huyện Lạng Giang đóng vai trò là
nhân viên công tác xã hội; phụ trách chính mảng bảo hiểm y tế trên địa bàn
huyện; cung cấp các thông tin hữu ích về tình hình thẻ Bảo hiểm y tế trên địa
bàn, đặc biệt là tình hình cấp thẻ bảo hiểm y tế và thực hiện chính sách bảo
hiểm y tế ở Thị Trấn Vôi.
-
03 ngƣời khuyết tật bao gồm: 1 ngƣời khuyết tật nặng và 2 ngƣời khuyết tật
nhẹ. Tìm hiểu nhu cầu của ngƣời khuyết tật, chế độ bảo hiểm y tế đƣợc thụ
hƣởng đúng mức, đúng đối tƣợng, đúng tuyến.
12
-
01 gia đình chăm sóc ngƣời khuyết tật: đánh giá điều kiện kinh tế, mức thu
nhập, trợ cấp hàng tháng. Dịch vụ bảo hiểm y tế khi tham gia khám chữa
bệnh, chuyển tuyến, công cụ hỗ trợ thăm khám cho ngƣời khuyết tật.
10. Kết cấu đề tài
Cấu trúc đề tài luận văn ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn gồm 3
chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
Chƣơng 2: Thực trạng thực hiện chính sách bảo hiểm y tế ở thị trấn vôi, huyện Lạng
Giang, Bắc Giang
Chƣơng 3: Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong việc thực hiện chính sách
bảo hiểm y tế ở Thị Trấn Vôi, huyện Lạng Giang, Bắc Giang.
13
NỘI DUNG CHÍNH
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Các khái niệm công cụ
1.1.1. Người khuyết tật
Quan điểm ngƣời khuyết tật dƣới góc độ y tế đề cập đến tình trạng thể chất
của cá nhân có thể làm gây những hạn chế, gây bất lợi trong cuộc sống. Mô hình y
tế xem xét khuyết tật dƣới góc độ là một vấn đề khiếm khuyết của con ngƣời do
bệnh tật, chấn thƣơng, hoặc các lý do khác, điều này đòi hỏi NKT phải đƣợc duy trì
chăm sóc y tế và cung cấp các hình thức điều trị cá nhân để có thể giữ ổn định hoặc
cải thiện tình trạng khuyết tật. Trong hệ thống phân loại quốc tế ICF, WHO định
nghĩa khuyết tật nhƣ sau: “Khuyết tật là thuật ngữ chung chỉ tình trạng khiếm
khuyết, hạn chế vận động và tham gia, thể hiện những mặt tiêu cực trong quan hệ
tương tác giữa cá nhân một người (về mặt tình trạng sức khỏe) với các yếu tố hoàn
cảnh của người đó (bao gồm yếu tố môi trường và các yếu tố cá nhân khác).
Công ƣớc Quốc tế về các quyền của ngƣời khuyết tật- 2006 thì nêu rõ
“Người khuyết tật (people with disabilities) bao gồm những người có những khiếm
khuyết lâu dài về thể chất, trí tuệ, thần kinh hoặc giác quan mà khi tương tác với
các rào cản khác nhau có thể cản trở sự tham gia đầy đủ và hiệu quả của họ trong
xã hội trên một nền tảng công bằng như những người khác trong xã hội”
Mỗi một quan điểm đều dựa trên những lĩnh vực nghiên cứu riêng, góc độ
riêng để định nghĩa ngƣời khuyết tật. Trong nghiên cứu này, dựa trên những tài liệu
chuyên ngành, liên ngành và kinh nghiệm thực tiễn trong hoạt động thực tế CTXH,
chúng tôi sử dụng thuật ngữ “Ngƣời khuyết tật” theo Luật ngƣời khuyết tật đƣợc
Quốc hội Việt Nam thông qua ngày 17/06/2010 “Người khuyết tật là người bị
khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu
hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn” [34]. Hiện
nay tại Việt Nam, thuật ngữ “Khuyết tật” đƣợc sử dụng với vai trò là thuật ngữ
chính thống và phổ biến khi nói về nhóm đối tƣợng dân cƣ đặc thù này. Điều này
14
không chỉ có tác dụng tích cực với nhóm ngƣời khuyết tật về mặt tinh thần mà còn
tạo ra sự chuyển biến trong nhận thức của xã hội nhằm hƣớng tới những thay đổi
mạnh mẽ hơn. Trên Thế Giới có rất nhiều cách phân loại về khuyết tật. Tuy nhiên,
việc phân loại khuyết tật ở Việt Nam đã đƣợc cụ thể hóa trong Luật Ngƣời khuyết
tật 2010. Theo đó, khuyết tật đƣợc phân loại thành các dạng sau:
-
Khuyết tật vận động: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu,
cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển
-
Khuyết tật nghe, nói: Là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc
cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong
giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.
-
Khuyết tật nhìn: là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nhìn và cảm nhận
ánh sáng ,mầu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trƣờng
bình thƣờng.
-
Khuyết tật thần kinh, tâm thần: là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm
xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành
động bất thƣờng.
-
Khuyết tật trí tuệ: là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tƣ duy
biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện
tƣợng, giải quyết sự việc.
-
Khuyết tật khác: là tình trạng giảm hoặc mất nhƣng chức năng cơ thể khiến
cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các
trƣờng hợp đƣợc quy định tại các dạng trên.
Về mức độ khuyết tật: Theo điều 3 nghị số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012
của chính phủ về quy định chi tiết và hƣớng đẫn thi hành một số điều của luật ngƣời
khuyết tật có 3 mức độ khuyết tật: Ngƣời khuyết tật đặc biệt nặng, ngƣời khuyết tật
nặng và ngƣời khuyết tật nhẹ.
1.1.2. Công tác xã hội
Công tác xã hội (CTXH) là một ngành khoa học độc lập, có đối tƣợng nghiên
cứu riêng, có hệ thống lý luận, phƣơng pháp nghiên cứu riêng. Sự hình thành và
15