Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Dấu ấn của truyện cổ tích trong chèo truyền thống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

PHẠM THỊ HẬU

DẤU ẤN CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH
TRONG CHÈO TRUYỀN THỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
--------------------------------------

PHẠM THỊ HẬU

DẤU ẤN CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH
TRONG CHÈO TRUYỀN THỐNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt

Hà Nội - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn do tôi thực hiện. Những kết quả từ những tác giả
trước mà tôi sử dụng trong luận văn đều được trích dẫn rõ ràng, cụ thể. Không có
bất kỳ sự không trung thực nào trong các kết quả nghiên cứu.
Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Phạm Thị Hậu


LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo,
PGS.TS Nguyễn Thị Nguyệt người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu
đáovà luôn động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Sự chỉ bảo tận
tâm của cô đã mang lại cho tôi hệ thống các phương pháp, kiến thức cũng như kỹ
năng hết sức quý báu để có thể hoàn thiện đề tài một cách tốt nhất.
Đồng thời, tôi cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS Nhà viết kịch Trần Đình Ngôn, các Đạo diễn, Trưởng phòng nghệ thuật và các nghệ
sĩ của Nhà hát chèo Việt Nam, Nhà hát chèo Hà Nội, Nhà hát chèo Thái Bình –
những người đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian
thực hiện luận văn. Tôi cũng xin được cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, quý thầy
giáo, cô giáo ở Phòng Đào tạo Sau đại học và thầy giáo, cô giáo khoa Văn học,
trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, đặc biệt là các thầy cô giáo bộ môn

Văn học Dân gian, khoa Văn học – những người mà trong thời gian qua đã dạy dỗ,
truyền thụ kiến thức khoa học, giúp tôi từng bước trưởng thành.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn những người thân, gia đình và bạn bè –
những người đã hỗ trợ, tạo điều kiện để tôi có thể học tập đạt kết quả tốt và thực
hiện thành công luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Phạm Thị Hậu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu .........................................................................................6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ..................................................................................7
6. Đóng góp của luận văn ......................................................................................7
7. Cấu trúc của luận văn .......................................................................................8
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI................................................................9
1.1. Truyện cổ tích ..................................................................................................9
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích ...........................................................................9
1.1.2. Phân loại và đặc trưng của truyện cổ tích dân gian ..............................10

1.1.3. Vài nét thi pháp của truyện cổ tích dân gian .........................................12
1.2. Chèo truyền thống .........................................................................................15
1.2.1. Một số khái niệm .....................................................................................15
1.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của nghệ thuật Chèo truyền thống................17
1.3. Mối quan hệ giữa truyện cổ tích và Chèo truyền thống ............................24
1.3.1. Truyện cổ tích là cơ sở hình thành nên kịch bản chèo truyền thống ...24
1.3.2. Sự vận dụng yếu tố truyền thống và cách tân từ truyện cổ tích đến kịch
bản Chèo truyền thống ......................................................................................27
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................31
CHƢƠNG 2. SỰ CHUYỂN THỂ TỪ CỐT TRUYỆN TRUYỆN CỔ TÍCH
SANG KỊCH BẢN CHÈO TRUYỀN THỐNG ....................................................32
2.1. Sự chuyển thể về nội dung ...........................................................................32
2.1.1. Nội dung của truyện cổ tích ....................................................................32
2.1.2. Nội dung của Chèo ..................................................................................33
2.2. Sự chuyển thể về cốt truyện .........................................................................37
2.2.1. Vai trò của cốt truyện trong kịch bản Chèo ...........................................37
2.2.2. Cốt truyện trong kịch bản Chèo truyền thống .......................................39
2.2.3. Một vài đặc điểm của cốt truyện trong kịch bản Chèo truyền thống ....41
2.2.4. Cốt truyện trong truyện cổ tích ...............................................................48


2.2.5. So sánh cốt truyện trong truyện cổ tích với cốt truyện trong kịch bản
Chèo truyền thống .............................................................................................50
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................................55
CHƢƠNG 3. SỰ CHUYỂN THỂ VỀ ĐẶC TRƢNG NGHỆ THUẬT TRUYỆN
CỔ TÍCH SANG KỊCH BẢN CHÈO TRUYỀN THỐNG (DẤU ẤN VỀ ĐẶC
TRƢNG NGHỆ THUẬT) .......................................................................................56
3.1. Ngôn ngữ ........................................................................................................56
3.1.1. Ngôn ngữ trong kịch bản Chèo ..............................................................56
3.1.2. Ngôn ngữ trong truyện cổ tích ................................................................59

3.2. Nhân vật .........................................................................................................61
3.2.1. Nhân vật truyện cổ tích ...........................................................................61
3.2.2. Nhân vật trong Chèo ...............................................................................62
3.3. Kết cấu ...........................................................................................................68
3.3.1. Kết cấu truyện cổ tích ..............................................................................68
3.3.2. Kết cấu Chèo ............................................................................................69
3.4. Phƣơng pháp tự sự - kể chuyện ...................................................................70
3.4.1. Phương pháp tự sự - kể chuyện trong cổ tích ........................................70
3.4.2. Phương pháp tự sự - kể chuyện trong Chèo (kể - diễn xướng, kể bằng
sân khấu, kể bằng thơ, kể kết hợp yếu tố trữ tình và kịch) .............................71
3.5. Khảo sát dấu ấn truyện cổ tích trong Chèo truyền thống qua một số tác
phẩm tiêu biểu ......................................................................................................73
3.5.1. Khảo sát dấu ấn truyện cổ tích trong Chèo truyền thống qua vở Chèo
Thạch Sanh ........................................................................................................73
3.5.2. Khảo sát dấu ấn truyện cổ tích trong Chèo truyền thống qua vở Chèo
Tấm Cám ............................................................................................................80
3.5.3. Khảo sát dấu ấn truyện cổ tích trong Chèo truyền thống qua vở Chèo
Lọ nước thần .....................................................................................................84
3.5.4. Khảo sát dấu ấn truyện cổ tích trong Chèo truyền thống qua vở Chèo
Từ Thức .............................................................................................................87
KẾT LUẬN ..............................................................................................................91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................94
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Bảng thống kê các kịch bản Chèo được chuyển thể từ truyện cổ tích
Thạch Sanh ................................................................................................................74
Bảng 3.2: Bảng thống kê các kịch bản Chèo được chuyển thể từ truyện cổ tích Tấm Cám ....81
Bảng 3.3: Bảng thống kê các kịch bản Chèo được chuyển thể từ truyện cổ tích Ai

mua hành tôi ..............................................................................................................84
Bảng 3.4: Bảng thống kê các kịch bản Chèo được chuyển thể từ truyện cổ tích Sự
tích động Từ Thức hay Từ Thức gặp tiên .................................................................87


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật sân khấu nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng là sự tổng hòa
của các thành phần sáng tạo từ kịch bản, đạo diễn, diễn viên cho đến mỹ thuật, âm
nhạc… Trong số đó, cái quan trọng trước tiên phải nói đến đó là kịch bản bởi cổ
nhân xưa đã có câu: “Có tích mới dịch nên trò”. Bên cạnh đó, theo hai giáo sư Đinh
Gia Khánh và Chu Xuân Diên thì “Việc sáng tác một vở chèo thường được tiến hành như
sau: Dựa vào các sự tích hay một tích truyện nào đó vốn có trong các truyện (cổ tích, thần
thoại, truyện lịch sử, truyện nôm…) mà dựng nên vở. Cho nên, chèo có chủ đích diễn lại
bằng hình thức sân khấu những truyện có từ trước” [38; tr. 399].
Khi nói đến nghệ thuật chèo của nước ta, xưa nay người Việt vẫn luôn tự hào
bởi có một nền tảng vững chắc là những bậc tiền bối uyên bác trong sáng tác kịch
bản. Những tích chèo cổ mẫu mực được xem như những “viên ngọc chèo toàn
bích”, kết tinh tài năng, trí tuệ của ông cha và tỏa sáng trong lòng công chúng yêu
chèo qua biết bao thế kỷ như: Huyết Hồ, Lưu Bình Dương Lễ, Quan Âm Thị Kính,
Kim Nham, Chu Mãi Thần… Tuy nhiên, “trong giai đoạn bùng nổ của nhiều loại
hình giải trí như hiện nay thì Chèo đang mất dần chỗ đứng. Chính vì vậy, việc sáng
tác kịch bản chèo theo đề tài hiện đại là thật sự cần thiết nhưng để có tác phẩm đạt
đến tầm cao thì không hề dễ. Bởi kịch bản chèo hiện đang là một khoảng trống khó
lấp đầy và ngay cả lực lượng sáng tác cũng vừa già vừa hiếm.” [7].
Một số ít tác giả viết kịch bản chèo chuyên nghiệp ở nước ta hiện nay tâm
sự: “Viết chèo đề tài hiện đại rất khó vì nếu không có kiến thức về sân khấu chèo,
không biết cách vận dụng, kết hợp một cách tinh tế và nhuần nhuyễn những nét đặc trưng
cơ bản của chèo truyền thống vào sáng tạo tác phẩm thì rất dễ sa vào dạng kịch nói có hát
chèo hoặc mô phỏng theo những tuýp chèo cổ sẽ trở thành kệch cỡm…”.

Hơn thế, đội ngũ những người viết kịch bản chèo ngày nay hiện không nhiều
mà đa phần đều đã cao tuổi. Trong số đó, chỉ một số ít tác giả viết chuyên nghiệp,
còn lại chủ yếu là những người viết nghiệp dư, thường chỉ có thể sáng tác được trích
đoạn hoặc là hoạt cảnh chèo cho các đội văn nghệ quần chúng dưới cơ sở như đã
thấy qua một số liên hoan, hội thi, hội diễn. “Theo PTS. Trần Đình Ngôn, người
chuyên viết kịch bản cho sân khấu chèo chia sẻ: Hiện nay, các tác giả chuyên viết
chèo đều đã cao tuổi, những tác giả trẻ tuổi có khả năng viết chèo, cũng như chuyển
1


thể chèo tuy có, nhưng không nhiều, các tác giả trẻ thành nghề lại càng hiếm. Tuy
đã có xuất hiện một số cây bút trẻ, nhưng chưa có độ tin cậy, nhiều kịch bản không
được dàn dựng… Cứ đà này, chỉ vài năm nữa, tình trạng thiếu kịch bản cho sân
khấu chèo sẽ ngày càng trầm trọng, khiến những người trong nghề không khỏi lo
lắng, trăn trở.” [30].
Vì vậy, giữa ngổn ngang những vấn đề nóng bỏng tiếp diễn phức tạp trong
đời sống hàng ngày thì các tác giả kịch bản chèo hiện nay dường như vẫn đang loay
hoay với câu hỏi, đâu là vấn đề công chúng thật sự quan tâm? Và để có được một
vở chèo đề tài hiện đại mà lôi cuốn, thu hút khán giả, nhất là khán giả trẻ nhưng vẫn
giữ được “hơi chèo” thì phải làm thế nào?
Là người đã từng theo dõi thực tế nghệ thuật Chèo truyền thống, tôi nhận
thấy rất rõ rằng, cần phải tiếp cận hiện tượng Chèo từ yếu tố nội dung cốt truyện
trong kịch bản chèo mới có khả năng đi sâu thấu hiểu, thâm nhập vào ý nghĩa bên
trong và các giá trị đích thực của đối tượng nghiên cứu (Chèo). Tìm hiểu các hiện
tượng cấu thành Chèo từ nội dung cốt truyện đến hình thức sân khấu của kịch bản
Chèo đồng thời chỉ ra được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức của hiện tượng
văn hóa Chèo để từ cơ sở đó đi sâu vào những tác nhân kích thích sự phát triển của
nghệ thuật Chèo trong xã hội hiện đại. Bởi thế, việc nghiên cứu nghệ thuật Chèo
thông qua nội dung cốt truyện của kịch bản chèo là một việc làm hết sức cần thiết
đến cấp thiết.

Việc tìm hiểu đề tài “Dấu ấn truyện cổ tích trong chèo truyền thống” ở một
khía cạnh nào đó giúp lý giải được sự thành công của các tác giả trong mảng đề tài
dân gian nói chung và cụ thể là mảng đề tài về cổ tích nói riêng, đồng thời qua đó
để cho thấy các tác giả hiện đại vẫn có thể quay trở về khai thác, tìm cảm hứng từ
cội nguồn văn hóa, văn học dân tộc - văn học dân gian khi mà sân khấu Chèo của
chúng ta hiện nay đang gặp những khó khăn, khủng hoảng mà trước hết và quan
trọng nhất là về mặt kịch bản.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Về mặt văn bản
Vì nhằm giải quyết vấn đề về mặt văn bản cho nên luận văn sẽ đi sâu vào
việc giới thiệu, phân tích những tác phẩm kịch bản Chèo truyền thống được chuyển
thể từ văn bản hay bản kể truyện cổ tích như: (Lưu Bình Dương Lễ, Trương Viên,
2


Thạch Sanh, Của Thiên trả Địa, Tấm Cám, Từ Thức, Tiếng hát Trương Chi, Lọ
nước thần, Cây tre trăm đốt (cây tre trăm mắt), Định phúc Táo quân (Sự tích ba
ông đầu rau)…để thấy được sự tương đồng và khác biệt giữa cốt truyện truyện cổ
tích và kịch bản Chèo khi chuyển thể.
2.2. Về mặt nghiên cứu
2.2.1. Lược điểm lịch sử nghiên cứu Chèo
Suốt mấy chục năm nay, các nhà nghiên cứu, các học giả đã dày công vén
bức màn phủ kín rêu phong thời gian để lần tìm về quá khứ của nghệ thuật độc đáo
này. Nói đến nguồn gốc và thời điểm hình thành nghệ thuật Chèo có nhiều thuyết
khác nhau:
- Thuyết thứ nhất cho rằng Chèo có nguồn gốc du nhập từ nước ngoài vào
Việt Nam.
- Thuyết thứ hai cho rằng Chèo có nguồn gốc được bắt nguồn từ các hình
thức tôn giáo, tế lễ.
- Thuyết thứ ba cho rằng Chèo phải bắt nguồn từ lao động. Có người dự đoán

thời điểm hình thành Chèo sớm nhất cũng phải từ thời Đinh. Có người khẳng định
Chèo hình thành từ thế kỷ đời Trần...
Đến nay, vẫn chưa có quan điểm thống nhất về nguồn gốc và thời điểm hình
thành. Tuy vậy, trong cuốn Tú Mỡ (1960), “Bước đầu viết chèo”, Nxb Phổ thông,
Hà Nội; Trần Việt Ngữ - Hoàng Kiều (1964), “Bước đầu tìm hiểu sân khấu chèo”,
Nxb Văn hóa Nghệ thuật; Hà Văn Cầu (1977), “Mấy vấn đề trong kịch bản chèo”,
Nxb Văn hóa, Hà Nội; Trần Bảng (1993), “Chèo - một hiện tượng sân khấu dân
tộc”, Nxb Sân khấu, Hà Nội và cuốn Trần Bảng (1999), “Khái luận về chèo”, Viện
sân khấu, Trường đại học Sân khấu - Điện ảnh, Hà Nội xuất bản hay các bài viết
“Xung quanh vấn đề nguồn gốc và lịch sử Chèo Việt Nam”, Phan Trọng Thưởng
(1998), Tạp chí Văn học, (số 1), tr. 66-72 và bài viết “Về một cội nguồn sân khấu
Chèo”, Lê Thanh Hiền (1995), Tạp chí văn hóa nghệ thuật, (số 10), tr. 48-50… Các
tác giả đều đã nói về vấn đề nguồn gốc Chèo, việc nghiên cứu lịch sử về Chèo hay
các vấn đề về mối quan hệ của Chèo với hiện tại và việc nghiên cứu thi pháp Chèo.
Trong cuốn “Tìm hiểu cách viết một vở Chèo”, Trần Việt Ngữ (1984), Nxb
Văn hóa, Hà Nội và “Tìm hiểu phương pháp viết Chèo”, Hà Văn Cầu (1964), Nxb
3


Văn hóa - nghệ thuật, hay bài viết “Về một Kịch bản văn học Chèo cổ cần viết lại
một số tích cũ”, Lộng Chương (1963), Tạp chí văn học, (số 2), tr. 42-54; “Mấy vấn
đề trong kịch bản chèo”, Hà Văn Cầu (1997), Nxb Văn hóa, Hà Nội. Các tác giả
cũng đã nêu ra hiện tượng các nhà viết kịch hiện đại Việt Nam vay mượn, sử dụng
chất liệu truyện cổ tích dân gian trong các sáng tác Chèo của mình. Người sáng tác,
nhà viết kịch một mặt bảo tồn và trung thành với cốt truyện dân gian, mặt khác chỉ
sử dụng những kiểu dạng của truyện cổ tích dân gian, truyện kể truyền miệng nhưng
lại được thể hiện theo nội dung mới.
Chèo là loại hình nghệ thuật có từ xa xưa trong văn hóa Việt Nam và cũng là
loại hình sân khấu truyền thống mang đặc điểm diễn kể dân gian, được cấu tạo bằng
hai nhân tố cơ bản: tích và trò. Tích là cốt truyện kể bằng văn học, còn trò là nghệ

thuật diễn đạt cốt truyện đó trên sân khấu. Nội dung của các vở Chèo lấy từ những
truyện cổ tích, truyện Nôm; được nâng lên ở mức cao bằng nghệ thuật sân khấu
mang giá trị hiện thực và tư tưởng sâu sắc. Việc tìm hiểu đề tài “Dấu ấn của truyện
cổ tích trong chèo truyền thống” cho chúng ta hiểu về một góc của nền văn hóa dân
tộc đồng thời tìm hướng đi để gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghệ thuật sân khấu
Chèo truyền thống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta hiện
nay trong xu hướng toàn cầu hóa của nhân loại.
2.2.2. Các công trình nghiên cứu về dấu ấn và ảnh hưởng của truyện cổ tích đối
với chèo truyền thống
Việc nghiên cứu, tìm hiểu “Dấu ấn của truyện cổ tích trong Chèo truyền
thống” tuy chưa có công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống và
toàn diện về vấn đề này, nhưng trong hầu hết các công trình nghiên cứu của các
giáo sư, các nhà nghiên cứu hàng đầu của làng Chèo như: GS. Trần Bảng, PGS. Hà
Văn Cầu, Hoàng Kiều, TS. Trần Đình Ngôn, PGS. Trần Trí Trắc, Trần Việt Ngữ,
Lộng Chương, Nguyễn Thị Nhung, Trần Huyền Trân,... đều đã khẳng định tầm
quan trọng của vấn đề kịch bản Chèo.
Việc nghiên cứu “Dấu ấn của truyện cổ tích trong chèo truyền thống” từ góc
độ thi pháp cũng đem lại nhiều thành tựu. Đặc biệt trong công trình nghiên cứu của
TS. Trần Đình Ngôn (1996), “Yếu tố dân gian và yếu tố bác học trong kịch bản
chèo” đã cho chúng ta thấy sân khấu chèo thuở sơ khai hoàn toàn là sân khấu dân
4


gian được sáng tác ngẫu hứng, tập thể và truyền miệng theo phương thức sáng tác
dân gian. Yếu tố dân gian, yếu tố cổ tích được hình thành cùng với sự hình thành
của kịch bản chèo và chiếm vị trí độc tôn làm nên kịch bản chèo. “Trong thuở ban
đầu này, sân khấu Chèo mà phần cốt lõi là kịch bản đã được cấu thành bởi một yếu
tố dân gian và chỉ một mà thôi”.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu lý luận có giá trị về Chèo cũng đã
có phần nào tạo lên cái nhìn tổng quan, có hệ thống để thấy được sự vận động của

nghệ thuật Chèo truyền thống như: Trần Đình Ngôn (1997), “Yếu tố dân gian trong
Kịch bản Chèo”, Tạp chí văn hóa dân gian, H, (số 2), tr. 50-55; Nguyễn Cát Điền
(1996), “Vai trò của văn học dân gian với sân khấu truyền thống”, luận án tiến sĩ
Ngữ văn, 127 tr; Nguyễn Thị Thu Huyền (2010),“Văn học dân gian trong kịch bản
chèo của Trần Đình Ngôn”, Khóa luận tốt nghiệp, 85 tr. Đáng kể nhất là các công
trình: “Chèo một hiện tượng sân khấu dân tộc” của GS. Trần Bảng. “Dù là một tác
phẩm nghiên cứu mang tính khái luận về Chèo về các vấn đề lý luận cơ bản của
nghệ thuật Chèo, nhưng khi đề cập đến vấn đề Chèo tiếng nói tâm hồn dân tộc ông
cũng khẳng định: Có thể nói rằng, thuộc về một loại sân khấu tổng thể (theatre total)
nghệ thuật Chèo đã hội tụ ở nơi mình tinh hoa của cả nền văn hóa gốc gác lâu đời
của lưu vực sông Hồng. Xuất phát từ một nghệ thuật dân gian, Chèo đã nhanh
chóng phát triển và phổ biến rộng rãi để trở thành một sân khấu dân tộc mang màu
sắc đa dạng của từng chiếng Chèo khác nhau: Chèo Đông, Chèo Đoài, Chèo Kinh
Bắc, Chèo Sơn Nam...” [1, tr. 6].
Trong cuốn giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” do GS. Đinh Gia
Khánh, Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn viết thì GS. Đinh Gia Khánh cũng đã
nói rằng: “Việc sáng tác một vở Chèo thường tiến hành như sau. Dựa vào một sự
tích nào đó (cổ tích, thần thoại, truyện lịch sử, truyện Nôm) người thưởng trò bàn
bạc với các diễn viên để sắp xếp lớp lang của vở Chèo, dựng lên cái cốt của vở”
[36, tr. 503].
Điểm qua lịch sử nghiên cứu về dấu ấn và ảnh hưởng của truyện cổ tích đối
với Chèo truyền thống, tôi nhận thấy “Dấu ấn của truyện cổ tích trong Chèo truyền
thống” tuy đã được nghiên cứu trong một số công trình về Yếu tố dân gian trong
kịch bản Chèo dưới góc độ văn hóa học hoặc dưới góc độ văn học. Nhưng, hiện
5


chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu, quy mô cũng như chưa có nhà
nghiên cứu nào khảo sát một cách chi tiết, hệ thống. Tuy vậy, tôi xem những thành
quả nghiên cứu của những người đi trước là những ý kiến gợi mở, nguồn tham khảo

có giá trị để tôi thực hiện đề tài “Dấu ấn của truyện cổ tích trong chèo truyền
thống”.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài luận văn này, tôi mong muốn có thể tiếp tục đi sâu vào tìm
hiểu, phân tích xem truyện cổ tích nói riêng và văn học dân gian nói chung có vai
trò, ảnh hưởng như thế nào trong quá trình chuyển thể sang các kịch bản Chèo
truyền thống.
Đề tài của tôi góp phần vào việc nghiên cứu tìm hiểu cái hay, cái đẹp trong
nghệ thuật sân khấu chèo truyền thống, từ đó tìm ra hướng đi để gìn giữ, bảo tồn và
phát triển nghệ thuật sân khấu Chèo truyền thống. Mặt khác, nó cũng mong góp
phần giải quyết những bế tắc về phương hướng nghệ thuật trong quá trình sáng tạo
vở diễn mới ở các đoàn Chèo và góp phần vào việc tìm hiểu thêm một vấn đề cơ
bản của sân khấu Chèo, vừa có ý nghĩa thực tiễn, cập nhật, phục vụ cho công cuộc
chấn hưng nền sân khấu dân tộc.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài “Dấu ấn của truyện cổ tích trong chèo truyền thống” chỉ tập trung vào
nghiên cứu những kịch bản Chèo có nội dung truyền thống, được khai thác từ
nguồn truyện cổ tích dân gian cho nên đối tượng nghiên cứu chủ yếu trong luận văn
những tác phẩm Chèo có nội dung truyền thống và mang đậm dấu ấn cổ tích. Dấu
ấn cổ tích (trong kịch bản chèo) là bộ phận tham gia cấu thành kịch bản chèo bao
gồm các cốt truyện, sự kiện, tình tiết, nhân vật, tính cách nhân vật, ngôn ngữ đối
thoại, ca từ được nhận thức, đánh giá, chọn lựa theo tư duy cổ tích dân gian chất
phát, hồn nhiên, và luôn có xu hướng huyền thoại hóa hay kỳ ảo, lạ hóa.
Trong phạm vi đề tài này, người viết tập trung tìm hiểu, nghiên cứu những
kịch bản Chèo khai thác từ truyện cổ tích chính như: Nàng chúa ong, Bài thơ treo
dải yếm đào, quả cau vàng, Tiếng hát Trương Chi… và đặc biệt là 4 vở chèo Tấm
Cám, Thạch Sanh, Từ Thức và Lọ nước thần. Chúng tôi chỉ khảo sát và khai thác ở
khía cạnh kịch bản văn học, cụ thể là khảo sát cốt truyện và ngôn ngữ trong các kịch
6



bản viết về đề tài truyện cổ tích chứ không chú ý đến việc mở rộng phạm vi ra sân
khấu Chèo một loại hình tổng hợp mà ngoài văn học còn có các yếu tố thành phần
khác như âm nhạc, mỹ thuật, múa và đặc biệt là nghệ thuật biểu diễn.
* Các nguồn tư liệu chính
-Từ các kịch bản Chèo cổ.
- Từ tác giả, nhà viết kịch
-Từ các nghệ nhân
-Từ các nghệ sĩ biểu diễn (các vở Chèo truyền thống của các đoàn Chèo
trong cả nước). Từ các thư tịch và chứng tích lịch sử liên quan đến sân khấu Chèo
truyền thống qua các thời kỳ.
-Từ phim ảnh tư liệu (Nhà hát Chèo)
Cuối cùng cần phải kể đến là các tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam đã được
sưu tập và sưu tầm bởi các cá nhân và tập thể đã được xuất bản từ trước đến nay ở
Việt Nam, đặc biệt là cuốn “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” (5 tập) do Nguyễn
Đổng Chi sưu tầm, biên soạn, khảo dị, nghiên cứu về 200 cốt truyện của người
Kinh, cuốn “Tuyển tập chèo cổ” do Hà Văn Cầu sưu tầm, chú thích và cuốn “Kịch
bản văn học” của Trần Đình Ngôn. Đây là nguồn tài liệu cung cấp cho chúng tôi
các văn bản truyện cổ tích Việt Nam và các kịch bản chèo truyền thống để chúng tôi
dùng làm tài liệu tham khảo và dẫn chứng cho nghiên cứu ứng dụng của chính mình
về đề tài luận văn “Dấu ấn của truyện cổ tích trong chèo truyền thống”.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn lựa chọn phương pháp phân tích - tổng hợp văn bản, phương pháp
thống kê, phân loại, hệ thống hóa và phương pháp so sánh, đối chiếu... làm phương
pháp nghiên cứu chủ yếu. Ngoài ra, trong quá trình triển khai thực hiện, luận văn
kết hợp cả phương pháp nghiên cứu tiếp cận liên ngành (triết học, mỹ học, lịch sử,
dân tộc học, xã hội học...). Luận văn cũng sử dụng phương pháp thực địa quan sát
thực tế với những thao tác điền dã tại những địa điểm gắn với nghệ thuật Chèo.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa những tri thức cần thiết về dấu ấn của truyện cổ tích trong

kịch bản chèo truyền thống, góp phần nào đó lý giải được sức sống của những tác
phẩm Chèo có nội dung khai thác từ nguồn truyện cổ tích dân gian.
7


- Phát hiện và khẳng định sự cần thiết phải có yếu tố cổ tích trong kịch bản
Chèo để đảm bảo giữ được chất Chèo cho Chèo hiện đại. Trong điều kiện sân khấu
Chèo đang gặp những khó khăn, khủng hoảng (mà trước hết là vấn đề kịch bản) thì
đề tài luận văn này gợi mở ra một hướng đi khả dĩ cho các tác giả hiện đại đó là tìm
về với các giá trị truyền thống, kết hợp giữa truyền thống với hiện đại.
Với việc đi sâu tìm hiểu những vấn đề cơ bản của Chèo và góp phần khẳng
định phương hướng nghệ thuật của sân khấu Chèo hiện nay chúng tôi hy vọng
những người làm Chèo thật sự vì nghệ thuật chèo mà trở lại với phương pháp sáng
tác truyền thống từ khâu kịch bản, trong đó đặc biệt quan tâm đến yếu tố cổ tích.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
luận văn gồm 3 chương:
Chƣơng 1: Tổng quan về đề tài
Chƣơng 2: Sự chuyển thể từ cốt truyện truyện cổ tích sang kịch bản chèo
truyền thống
Chƣơng 3: Sự chuyển thể về đặc trưng nghệ thuật truyện cổ tích sang kịch
bản chèo truyền thống (dấu ấn về đặc trưng nghệ thuật)

8


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Truyện cổ tích
1.1.1. Khái niệm truyện cổ tích
Truyện cổ tích là một thể loại thuộc loại hình tự sự dân gian, có quá trình

phát sinh, phát triển lâu dài, bắt đầu từ cái “ngày xửa ngày xưa” và liên tục được tái
tạo trong các thời đại sau. Khái quát hiện thực xã hội, truyện cổ tích trình bày con
người với tư cách “tổng hòa những quan hệ xã hội”, kể về số phận của các kiểu
nhân vật, người mồ côi, người lao động giỏi, dũng sĩ thông minh… qua đó thể hiện
lý tưởng ước mơ của nhân dân. Khác với truyền thuyết hướng các vấn đề có tính
chất lịch sử thì cổ tích lại hướng vào đời thường phản ánh một cách trung thực với
hình tượng nhân vật tích cực tiêu biểu cho đạo đức, trí khôn và sức mạnh tinh thần
của nhân dân, với cốt truyện xây dựng trên những hành động có tính chất phiêu lưu
của các nhân vật trung tâm. Truyện cổ tích chứa đựng kinh nghiệm sống, ước mơ,
niềm tin của nhân dân về công lý, công bằng dân chủ, cái thiện thắng cái ác và khát
vọng tự do hạnh phúc.
Truyện cổ tích có thể có yếu tố hoang đường, kỳ diệu hoặc không. Truyện cổ
tích trình bày với một phong cách thường kết hợp hiện thực với lãng mạn. Một câu
chuyện kết thúc đẹp đẽ, không giống với hiện thực được xem như là “truyện cổ
tích”, Puskin đã nói “Truyện cổ tích là bịa đặt nhưng trong mỗi câu chuyện bịa đặt
đó có những bài học cho các cô cậu bé”. Thế giới cổ tích là một sáng tạo độc đáo
của trí tưởng tượng dân gian. Ta đều biết là “trong mỗi truyện cổ tích, đều có những
yếu tố của thực tế. Nhưng những yếu tố của thực tế ấy đã được trí tưởng tượng dân
gian cải biến thành một thứ vật liệu, đem nhào nặn trong một chất “phụ gia” đặc
biệt gọi là hư cấu để xây dựng lên một thế giới khác với thế giới thực tại mà ta gọi
bằng “thế giới truyện cổ tích”.
Như vậy có thể hiểu một cách khái quát: “Truyện cổ tích là sáng tác dân gian
thuộc loại hình tự sự, chủ yếu sử dụng yếu tố nghệ thuật kỳ ảo để thể hiện cái nhìn
hiện thực của nhân dân với đời sống, bộc lộ quan niệm về đạo đức cũng như về công lý xã
hội và ước mơ một cuộc sống tốt đẹp hơn của nhân dân lao động” [77, tr. 116].

9


1.1.2. Phân loại và đặc trưng của truyện cổ tích dân gian

1.1.2.1. Phân loại truyện cổ tích dân gian
Ở nước ta, từ trước đến nay có nhiều cách phân loại truyện cổ tích, Nguyễn
Văn Ngọc chia truyện cổ tích làm hai loại chính: truyện cổ tích lịch sử và truyện cổ
tích thế sự. Nguyễn Đổng Chi trong phần nghiên cứu về truyện cổ tích đã đưa ra
cách phân loại truyện cổ tích bao gồm: Truyện cổ tích thế sự, truyện cổ tích hoang
đường và truyện cổ tích lịch sử. Hiện nay, cách phân loại truyện cổ tích phổ biến
nhất là phân chia ra làm ba tiểu loại: Truyện cổ tích thần kỳ, truyện cổ tích sinh hoạt
và truyện cổ tích loài vật. Cách phân loại này đã có từ năm 1865 ở Nga do Ô Mi Lơ
đề xuất đã được hầu hết các nước áp dụng. Đây cũng là cách phân loại hợp lý.
1.1.2.2. Đặc trưng của truyện cổ tích dân gian
Truyện cổ tích ra đời trong xã hội có phân chia giai cấp nên chức năng cơ
bản của nó là phản ánh, quan tâm đến những cảnh đời. Nó gợi lên trong lòng người
đọc, người nghe những tình cảm yêu ghét mãnh liệt, đồng cảm với những số phận
nghèo khổ, căm thù bọn bóc lột. Hơn tất cả các thể loại khác của văn học dân gian,
một xã hội công bằng, dân chủ và đạo đức. Từ chức năng thể loại đó dẫn đến những
đặc trưng cơ bản sau của truyện cổ tích:
-

Truyện cổ tích xây dựng một thế giới hư cấu, kỳ ảo

-

Truyện cổ tích là những truyện cổ đã hoàn tất

-

Truyện cổ tích mang tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài

học về đạo đức, ửng xử về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh



Truyện cổ tích là truyện hư cấu, kỳ ảo

Truyện cổ tích khác biệt cơ bản với các loại truyện khác ở phương diện
người kể chuyện kể lại nó và người nghe thì tiếp nhận trước hết như một sự hư cấu
thẩm mỹ, một trò chơi của trí tưởng tượng (trong hư cấu, tác giả có thể sử dụng các
biện pháp cường điệu, khoa trương, thậm chí tưởng tượng, nhân cách hóa. Trong
giai đoạn đầu của nghệ thuật ngôn từ, hư cấu bộc lộ rõ rệt như một thế giới tưởng
không gì kiềm chế nhưng nó lại chưa được ý thức ghi nhận và chỉ đến khi có sự ra
đời của truyện cổ tích, hư cấu có ý thức mới thực sự xuất hiện.
Truyện cổ tích là truyện hư cấu có chủ tâm và mang tính nghệ thuật. “Một
trong những đặc điểm của truyện cổ tích là những truyện không thể và không bao
10


giờ có thể xảy ra được, lại được kể bằng một phong cách, một giọng kể, điệu bộ, nét
mặt làm như tất cả những điều được kể lại mặc dù có tính chất khác thường, lại
dường như có thể xảy ra thật trong thực tế, tuy rằng cả người kể lẫn người nghe đều
không tin vào câu chuyện” [77, tr. 133]. Trong truyện cổ tích Nga, kết thúc truyện
thường có câu: Truyện thế là hết, không thể nói dóc hơn được nữa. Trong ngôn ngữ
hiện đại, từ “Truyện cổ tích”, đồng nghĩa với từ “chuyện bịa đặt”. Truyện không
thật, truyện bịa đặt, truyện nói dóc nhưng vì sao truyện cổ tích lại làm say mê trái
tim người nghe bao thế hệ của mọi dân tộc, chỉ riêng điều đó cũng đủ nói lên sự tồn
tại rất đỗi diệu kỳ của nó. Yếu tố hư cấu, kỳ ảo trong truyện cổ tích là yếu tố có vai
trò biến thực tế cuộc sống thành thế giới cổ tích. Mặt khác nó có vai trò giải quyết
các xung đột của truyện. Yếu tố kỳ diệu trong truyện cổ tích xét cho kỹ không phải
chủ yếu là sản phẩm của đầu óc mê tín mà là phương tiện cần thiết để cho tác giả
dân gian có thể đưa sự phát triển tình tiết theo ý muốn của mình. Thế giới truyện cổ
tích hấp dẫn cũng chính ở sự sáng tạo kỳ ảo đó. Những nhân vật Tiên, Phật, Bụt…
là nơi nhân dân lao động gửi gắm ước mơ, khát vọng về sự công bằng, đổi đời. Qua

truyện cổ tích, thế giới ước mơ đó chiếu rọi ánh sáng kỳ ảo, chói ngời hạnh phúc
vào cuộc đời tối tăm, bất hạnh của con người, khiến họ yêu đời và sống mạnh mẽ
hơn. Gorki đã từng nói về cảm nhận của ông với truyện cổ tích như sau: “Trong
truyện cổ tích, người ta bay trên không trung, ngồi lên tấm thảm biết bay, đi hài bảy
dặm, phục sinh những người đã chết… nói chung truyện cổ tích đã mở ra trước mắt tôi
cánh cửa sổ để trông vào cuộc sống khác - trong đó lực lượng tự do không biết sợ nào đó
đang tồn tại và hoạt động, mơ tưởng đến cuộc đổi đời tốt đẹp hơn” [6, tr. 201].


Truyện cổ tích là những truyện kể đã hoàn tất

Kết cấu truyện cổ tích chặt chẽ, mạch lạc, theo thời gian tuyến tính, kết thúc
truyện cổ tích thường có hậu. Vì thế người ta có thể thay đổi về lời kể, thay đổi lời
mở đầu, lời miêu tả trong truyện nhưng cốt truyện của truyện kể vẫn phải được bảo
lưu. Truyện cổ tích ít nhiều phải thể hiện tính tư tưởng và tính nghệ thuật, để thực
hiện điều đó, theo tư duy nghệ thuật của tác giả dân gian, truyện cổ tích luôn có hậu,
luôn có thế lực thần kỳ xuất hiện để trợ giúp cho con người. Trong xã hội cổ tích,
người hiền gặp lành, kẻ ác bị trừng trị. Vì vậy Thần, Phật, Tiên trong truyện cổ tích
xuất hiện để ủng hộ cái thiện, ủng hộ lẽ phải, tiếp sức cho những kẻ chính nghĩa mà
11


không có thực lực. Cũng chính vì thế những môtip tái sinh, môtip hóa thân… được
xem là những môtip quen thuộc, bình thường trong truyện cổ tích.


Truyện cổ tích mang tính giáo huấn cao, mỗi câu chuyện là một bài

học về đạo đức, ửng xử về lẽ công bằng, thưởng phạt công minh
Phần lớn truyện cổ tích nêu lên những bài học thực tiễn về cuộc sống trong

xã hội. Tác giả dân gian tin ở phẩm chất cao quý của nhân dân, đề cao những mối
quan hệ tốt đẹp giữa người và người. Truyện cổ tích thường miêu tả bọn địa chủ,
phú ông như những kẻ gian ác nhưng lại ngu dốt, giàu có nhưng lại keo kiệt, hống
hách nhưng lại hèn nhát, còn nông dân thì chất phát mà thông minh, nghèo nàn mà
niêm khiết, hiền lành mà dũng cảm. Mặt khác, truyện cổ tích còn nêu rõ quan điểm
của nhân dân về công lí xã hội ví dụ như: trong hầu hết các truyện cổ tích, kẻ có tội
ác nhất định không tránh khỏi hình phạt thích đáng, bất kể y thuộc vào tầng lớp nào.
Nhưng trong xã hội cũ, đa số những kẻ gian ác thường thuộc các tầng lớp bóc lột,
cho nên văn học dân gian thường giải quyết vấn đề công lí trong vấn đề đấu tranh
giai cấp. Hơn thế, truyện cổ tích còn vạch rõ những tội ác của giai cấp thống trị và
đề cao những nhân vật thuộc nhân dân lao động chống lại chúng, truyện cổ tích
thường miêu tả cuộc đấu tranh giai cấp như là cuộc đấu tranh giữa thiện và ác. Cái
ác lúc đầu bao giờ cũng mạnh hơn, cái thiện bao giờ cũng yếu hơn. Nhưng trong
quá trình biến diễn của truyện, cái ác suy yếu dần, cái thiện lớn mạnh dần và sau
cùng đã chiến thắng cái ác. Thiện phải chiến thắng và được khen thưởng, ác phải
thất bại và chịu hình phạt. Đó là kết cục của mỗi truyện cổ tích.
1.1.3. Vài nét thi pháp của truyện cổ tích dân gian
Trong chương này, người viết chỉ xin trình bày một vài thi pháp cơ bản của
truyện cổ tích như: môtip truyện cổ tích; thời gian và không gian nghệ thuật truyện
cổ tích. Còn các yếu tố khác về thi pháp của truyện cổ tích như: (cốt truyện, ngôn
ngữ, nhân vật, kết cấu, phương pháp tự sự - kể chuyện) người viết xin trình bày ở
chương 2 và chương 3 của luận văn.
1.1.3.1. Môtip truyện cổ tích
*Lý thuyết về môtip
Theo Từ điển Văn học thì thuật ngữ môtip là phiên âm từ tiếng Pháp, được
bắt nguồn từ tiếng Latinh moveo có nghĩa là chuyển động. Còn từ Hán Việt là mẫu
12


đề (do người Trung Quốc phiên âm chữ môtip trong tiếng Pháp). Về mặt nguồn

gốc, thuật ngữ môtip gắn với văn hóa âm nhạc, lần đầu tiên được ghi trong Từ điển
âm nhạc (1703) của Brôxa (S.Brossard, 1655 - 1730), được Gớt đưa vào văn học
(Về thi ca tự sự và thi ca kịch nghệ, 1797). Với tư cách một phạm trù của nghiên
cứu văn học, nó được nghiên cứu từ đầu thế kỷ XX, nhất là trong các công trình của
Vêxêlôpxki (1838 - 1906) và Prôp (1895 - 1970) - những học giả đã khảo sát môtip
như yếu tố không thể phân chia nhỏ hơn của văn bản, ngôn bản; đó là những sự vật,
hình ảnh, là đơn vị nhỏ nhất của cốt truyện dân gian.
Bên cạnh đó, khái niệm môtip được Stith Thompson phát biểu như sau:
“Môtip truyện kể là khái niệm rất đơn giản, một môtip có thể đã là một mẩu kể ngắn
và đơn giản, một sự việc đầy đủ gây ấn tượng hoặc làm vui thích cho người nghe.
Môtip là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, là những thành tố để tạo nên cốt truyện. Nó có
kết cấu hoàn chỉnh và rất linh động, bởi trong truyện kể nó có thể tách rời ra hoặc lắp
ghép lại được. Khi nói đến môtip thì phải hiểu nó là một yếu tố khác thường, một yếu tố
tạo nghĩa, một yếu tố gây ấn tượng. Vì vậy, việc tìm hiểu môtip cũng chính là khám phá
những tầng lớp văn hóa mang bản sắc của các tộc người khác nhau.
Còn theo Nguyễn Tấn Đắc trong Nghiên cứu truyện dân gian Đông Nam Á
(bằng môtip và type) trích “Đề cương bài giảng Sau đại học 1998” thì “môtip có thể
là sản phẩm của trí tưởng tượng non trẻ, thơ ngây của loài người ở trước thời kỳ của
tư duy khoa học”. Ví dụ như nồi cơm ăn không bao giờ hết, viên 34 ngọc ước, con
người có thể nghe được tiếng nói của loài vật… “Hoặc môtip cũng có thể là sản
phẩm của sự quan sát cuộc sống xã hội có thực nhưng nó phải bất thường, quá
đáng”. Chẳng hạn như người cha nghe lời mẹ ghẻ mang bỏ con mình, anh em ruột,
chị em ruột hại nhau, sự bội ước và tráo trở của những kẻ có quyền thế… “Môtip
cũng có thể là sản phẩm của sự ước mơ dân gian” như: người xấu xí, khổ sở trở nên
xinh đẹp, giàu có, cô gái mô côi lấy được hoàng tử, đức vua… “Môtip cũng có thể
là sản phẩm của trí thông minh, sự khôn ngoan bất ngờ, thú vị của trí tuệ dân gian
như trong các truyện ngụ ngôn, truyện cười”.

13



*Các môtip truyện cổ tích
Có rất nhiều loại môtip:
- Môtip thách đố (truyện Sọ dừa, Lấy chồng dê, lấy vợ dê…)
- Môtip thách cưới (truyện Cây tre trăm đốt, Lấy chồng dê, Quân tử, Chàng
cóc lấy vợ tiên…)
- Môtip ở hiền gặp lành, ác giả ác báo (truyện Tấm Cám, Thạch Sanh, Cây khế…)
- Môtip trả ơn, trừng phạt (truyện Tấm Cám, Lọ nước thần, Sọ dừa…)
- Môtip chiếc giầy nhân duyên (truyện Tấm Cám)
1.1.3.2. Thời gian nghệ thuật của truyện cổ tích
Thời gian nghệ thuật truyện cổ tích là lớp thời gian quá khứ. Sự thể hiện rõ
nhất là cụm từ mở đầu truyện: “Ngày xưa,…” hay “Ngày xửa, ngày xưa,…”. Quá
khứ trong truyện cổ tích là quá khứ “phiếm chỉ”.
Không chỉ có quá khứ “phiếm chỉ” mà thời gian trong truyện cổ tích còn là
thời gian “mặc định”. Nhân vật trong truyện cổ tích bao giờ cũng hành động trong
hiện tại mặc dù mọi hành động của nhân vật, mọi diễn biến của sự kiện, tình tiết vận
động, gói gọn trong thời gian quá khứ “ngày xửa, ngày xưa” ấy. Thời gian của cổ
tích là quá khứ nhưng hành động của nhân vật được kể luôn là hiện tại - một thứ
hiện tại trong quá khứ. Đó là thứ thời gian kéo dài và liên tục. Khi nào sự kiện kết
thúc thì thời gian mới dừng lại, chấm dứt. Do vậy, thời gian của truyện cổ tích là
thời gian “mặc định”.
Nhân vật của truyện cổ tích khi đứng trước những biến cố có những hành
động cụ thể, không quay lại để hồi tưởng, băn khoăn, không ưu tư, suy nghĩ…
không có biểu hiện của tâm trạng.
1.1.3.3. Không gian nghệ thuật của truyện cổ tích
Nếu thời gian nghệ thuật truyện cổ tích là thời gian “Phiếm chỉ” thì không
gian nghệ thuật truyện cổ tích là không gian định lượng, không xác định, mơ hồ và
phiếm chỉ. Điều này dễ nhận thấy trong những yếu tố biểu thị không gian ở phần
mở đầu truyện đó là: … “tại một làng nọ”, … “vùng đất kia”, … “nhà kia”, …
14



Những yếu tố chỉ không gian này được nhắc đến như một khái niệm, một ý niệm về
không gian chứ không được miêu tả một cách cụ thể. Ngoài ra, công việc, hành
động của nhân vật gợi cho chúng ta thấy được không gian của truyện cổ tích là
không gian của làng quê nhưng cũng không được mô tả cụ thể. Không gian này làm
cho truyện cổ tích gần gũi, thân thuộc của người nghe, làm cho người nghe dễ đồng
cảm với nhân vật bất hạnh trong câu chuyện.
Truyện cổ tích còn có một lớp không gian nữa đó là lớp không gian thần kỳ,
kỳ ảo - không gian không cản trở. Không gian này dung chứa các yếu tố thần kỳ của
truyện cổ tích. Không gian thần kỳ mang yếu tố hư ảo, xa lạ đối với con người.
Nhân vật trong truyện cổ tích nhất là cổ tích thần kỳ, con người gần như
không già đi, không ốm đau, không thất bại trước một thế lực phản diện nào, thậm
chí họ còn có thể biến hóa vào thế giới của muôn loài.
Trong truyện cổ tích hai lớp không gian hiện thực và không gian thần kỳ đan
xen lẫn nhau. Nhân vật cổ tích đi về giữa hai lớp không gian ấy, giữa hai cõi mơ và
thực. Chuyện của cổ tích luôn chuyển hóa linh hoạt giữa mơ và thực, thực và mơ.
Từ những yếu tố không gian nghệ thuật của truyện cổ tích đã nêu, ta có thể khẳng
định: không gian nghệ thuật cổ tích không có không gian tâm lý.
1.2. Chèo truyền thống
1.2.1. Một số khái niệm
 Chèo cổ: là Chèo do các nghệ sĩ Chèo sáng tác và biểu diễn từ thế kỷ XIX
trở về trước, với nội hàm khái niệm như vậy, các vở Chèo được sáng tác và biểu
diễn nửa đầu thế kỷ XX được xem là chèo thời kỳ cận đại và thuộc nửa sau thế kỷ
XX thì được xem là Chèo thời kỳ hiện đại.
 Chèo truyền thống: là Chèo cổ được kế thừa và phát triển trên nguyên
tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của Chèo cổ.
Các vở diễn Chèo truyền thống trước hết là các vở diễn theo các tích Chèo cổ được
tiếp nhận từ việc truyền nghề của các nghệ nhân, được chỉnh lý nâng cao qua diễn
xuất của các nghệ sỹ đương đại. Các vở diễn Lưu Bình Dương Lễ, Quan Âm Thị

Kính, Trương Viên… mà người hôm nay được xem chỉ có thể gọi là Chèo truyền
thống, chứ không thể gọi là Chèo cổ được (chúng khác với tranh cổ, đồ cổ có niên
đại rõ ràng và chỉ có thể bị hư hại chứ không ai thêm bớt được).
15


Với nội hàm khái niệm trên, nghiên cứu “Dấu ấn của truyện cổ tích trong
chèo truyền thống” cũng chính là nghiên cứu các dấu ấn cổ tích trong Chèo cổ và
nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ thuật của Chèo truyền
thống cũng chính là nghiên cứu các nguyên tắc cơ bản trong phương pháp nghệ
thuật của Chèo cổ.
 Chèo hiện đại:
+ Hiểu theo nghĩa hẹp: Chèo hiện đại là chèo đề tài hiện đại, phản ánh cuộc
sống đương thời, nói về con người đương thời và phục vụ khán giả đương thời.
+ Hiểu theo nghĩa rộng: Chèo hiện đại là Chèo do các nhà văn, nghệ sĩ ngày
nay sáng tạo ra, nhằm phục vụ cho đời sống văn hóa của người đương thời. Theo
cách hiểu thứ hai thì phạm vi đề tài không bị hạn chế ở cuộc sống đương thời. Nó
bao gồm cả đề tài khai thác từ kho tàng truyện dân gian, dã sử, huyền thoại, lịch sử
và kể cả những truyện dân gian mới do các nhà soạn chèo tự sáng tác theo các
môtip của truyện dân gian và đề tài hiện đại.
Trong luận văn này, chúng tôi đồng ý với ý kiến và quan điểm của GS. Trần
Bảng và TS. Trần Đình Ngôn về cách dùng danh xưng Chèo truyền thống. Chính vì
thế chúng tôi lại tiếp tục sử dụng nội hàm khái niệm về Chèo truyền thống của 2 tác
giả trên trong bài viết của mình. Theo TS. Trần Đình Ngôn trong cuốn Những
nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật Chèo đã nói: “Chèo bao gồm cả các tác phẩm
(vở diễn) từ xa xưa cho đến ngày nay mà trong đó các vở diễn Chèo mới (từ năm
1950 đến nay) còn khá nhiều vấn đề về phương pháp nghệ thuật, nhiều vở diễn
không còn tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của hình thức sân khấu được gọi là Chèo
của ông cha xưa. Chúng tôi cũng không xác định đối tượng nghiên cứu công trình
này là Chèo cổ bởi vì thực ra trong di sản còn để lại không có vở diễn Chèo cổ.

Kịch bản Chèo cổ thì có. Đó là những kịch bản Chèo do các nghệ sĩ Chèo xưa sáng
tác được lưu truyền còn nguyên dấu tích lịch sử của nó. Các kịch bản Chèo cổ đã
được sưu tầm và xuất bản sau khi các học giả sân khấu Chèo đã hiệu đính, lược bỏ
những câu chữ mà các nghệ sĩ Chèo đầu thế kỷ XX đã thêm thắt vào theo cách nói,
lời nói không phải của người xưa. Chúng tôi cho rằng không có vở diễn Chèo cổ,
hay nói một cách chính xác hơn là chúng ta không tiếp cận được các vở diễn Chèo
cổ bởi một lẽ rất đơn giản, đó là vì chúng ta là người thời nay còn các vở diễn Chèo
16


cổ đã hiện diện và chỉ hiện diện trong đời sống sân khấu thời xưa. Lịch sử Chèo chỉ
để lại được kịch bản cổ, hay nói như cách của nghề Chèo là tích diễn cổ, chứ không
thể để lại trò diễn cổ, vở diễn cổ, bởi lẽ các tích diễn cổ chỉ được tái diễn theo dòng
thời gian qua sự tiếp nhận vốn cổ và đóng góp thêm phần sáng tạo của các nghệ sĩ
biểu diễn hết thế hệ này đến thế hệ khác. Các vở diễn theo tích cổ chỉ là những vở
diễn “phục chế” Chèo cổ và “phục chế” không nguyên vẹn mà thôi. Chính vì vậy,
nếu xác định đối tượng nghiên cứu là sân khấu Chèo với các tác phẩm của nó là các
vở diễn và phải là các vở diễn (chứ không thể chỉ là kịch bản) thì chúng ta chỉ có
thể tiếp cận với các vở diễn Chèo cổ được “phục chế không nguyên vẹn” và đã có
phần “đánh bóng mạ kền” của các nghệ sĩ đương đại” [48, tr. 86-87].
1.2.2. Một số đặc trưng cơ bản của nghệ thuật Chèo truyền thống
Chèo là hình thức sân khấu dân gian có lịch sử lâu đời, là “hình thức ca kịch
dân gian cổ truyền thuần Việt phổ biến nhất ở đồng bằng Bắc Bộ” [34, tr. 12]. Chèo
được coi là loại hình sân khấu độc đáo vào bậc nhất của sân khấu truyền thống, kết
tinh những tinh hoa của dòng kịch hát dân tộc, chú trọng đến cả lời thơ, giọng ca và
vũ đạo. Sự hình thành và phát triển của Chèo là cả một quá trình. Cùng với những
thăng trầm của lịch sử, những bể dâu của cuộc đời, nghệ thuật Chèo vẫn tồn tại và có tác
động to lớn trong đời sống tinh thần của dân tộc, là một công cụ hữu ích để “nhận thức,
khám phá và sáng tạo thực tại xã hội” (Phạm Văn Đồng), tất nhiên theo kiểu của Chèo,
góp phần khẳng định bản lĩnh của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.

Đặc trưng của hiện tượng sân khấu dân tộc này đã được trình bày tương đối
toàn diện và hệ thống trong nhiều công trình liên quan đến Chèo. Chính vì vậy, khi
đề cập đến ngành nghệ thuật mang đậm chất dân gian này, mục đích của chúng tôi
chỉ là trình bày những nét cơ bản nhất, những điểm cốt tử của sân khấu Chèo dựa
trên sự tổng hợp, phân tích của các nhà nghiên cứu về nghệ thuật Chèo. Các nhà
nghiên cứu tâm huyết với sân khấu truyền thống của cha ông đã có nhiều kiến giải
thú vị và sâu sắc về nghệ thuật Chèo. Những khác biệt trong quan điểm của họ
không phải là không có, nhưng về cơ bản, các nhà nghiên cứu đã thống nhất với
nhau trên nhiều phương diện khi bàn về sân khấu Chèo với những đặc trưng của nó.
Dưới đây chúng tôi sẽ tổng thuật ý kiến của một số nhà nghiên cứu về vấn đề này.

17


Trong “Cách viết một vở chèo và Về nghệ thuật chèo”, nhà nghiên cứu Trần
Việt Ngữ đã trình bày sáu đặc điểm cơ bản của sân khấu Chèo, đó là:
- Chèo thuộc loại sân khấu khuyến giáo đạo đức
- Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện
- Chèo thuộc loại sân khấu ước lệ và cách điệu
- Tính tổng hợp nghệ thuật của Chèo mang sắc thái độc đáo
- Sự kết hợp giữa cái bi và cái hài trở thành nguyên tắc kịch thuật của Chèo
- Đặc điểm đa dùng và chuyên dùng đã bộc lộ khá rõ quy luật phát triển của Chèo
Gs. Trần Bảng trong giáo trình “Khái luận về chèo” đã trình bày khá tỉ mỉ về
hiện tượng sân khấu dân tộc này. Ông cho rằng sân khấu Chèo có những đặc điểm
cần lưu ý như sau:
- Chèo - sân khấu tự sự
- Chèo - sân khấu ước lệ
- Chèo - nghệ thuật diễn ngẫu hứng
- Chèo - phương pháp xây dựng xử lý và chuyển hóa mô hình
Với những nhận định đó, nhà nghiên cứu đưa ra những ý kiến khá quan trọng

về vấn đề bảo tồn và phát triển nghệ thuật mang đậm bản sắc dân tộc của cha ông.
PGS. TS Tất Thắng trong công trình “Sân khấu truyền thống từ chức năng
giáo huấn đạo đức” cũng như những bài giảng về thi pháp kịch đã đề cập đến đặc
trưng thể loại của Chèo về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật.
Về nội dung, theo ông Chèo là sân khấu khuyến giáo đạo đức. Tính giáo
huấn “mà trung tâm là giáo huấn đạo đức, là một đặc trưng nổi bật của sân khấu
truyền thống Việt Nam”. Đặc điểm này “nhiều khi bao trùm lên chi phối tất cả các
yếu tố nội dung diễn tả và nghệ thuật diễn tả” [71, tr. 160]. Từ chức năng đặc thù
ấy, tác giả Tất Thắng đã xác định những biện pháp mỹ học chủ yếu của nghệ thuật
Chèo, trong đó không thể không nhắc đến tính kể chuyện (tính tự sự), xu thế hài
hước hóa và hệ thống động tác ước lệ vũ đạo. Những đặc trưng này được tác giả
“Sân khấu truyền thống từ chức năng giáo huấn đạo đức” phân tích rất cụ thể với
những hiểu biết sâu sắc trong nhiều công trình, bài viết khác nhau. Đây cũng là
những quan điểm tương đối nhất trí của một số nhà sân khấu học Việt Nam.

18


×