Tải bản đầy đủ (.pdf) (145 trang)

Xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động xã hội hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 145 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------o0o-----------

BÀN THỊ HÀ

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ
CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------o0o-----------

BÀN THỊ HÀ

XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM VẤN TÂM LÝ
CHO NGƢỜI NGHIỆN MA TÚY TẠI
TRUNG TÂM GIÁO DỤC LAO ĐỘNG XÃ HỘI HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tâm lý học
Mã số: 60310401

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Trần Thị Minh Đức


HÀ NỘI - 2017


LỜI CẢM ƠN
Với tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới
GS.TS Trần Thị Minh Đức, người đã giúp đỡ em trong suốt thời gian qua. Sự
hướng dẫn tận tình, chu đáo của cô đã giúp em hoàn thành đề tài này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới các cán bộ, nhà tham vấn
và các học viên cai nghiện tại trung tâm Giáo dục lao động xã hội đã cho em những
ý kiến quý báu và tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành luận văn.
Do điều kiện và năng lực của bản thân nên luận văn của em chắc chắn không
tránh khỏi những sai sót , rất mong nhận được sự nhận xét và góp ý của các thầy cô
và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trin
̀ h nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng
dẫn của GS.TS Trần Thị Minh Đức - Trường Đa ̣i ho ̣c Khoa học xã hội và Nhân văn .
Các số liệu , kế t quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố
trong bấ t kỳ mô ̣t công triǹ h nào khác .
Tác giả luận văn

Bàn Thị Hà


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................5
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................5

3. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu......................................................6
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..........................................................................................7
5. Giả thuyết nghiên cứu .........................................................................................7
6. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................8
7. Đóng góp mới của luận văn .................................................................................8
8. Cấu trúc của luận văn ..........................................................................................8
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH THAM
VẤN TÂM LÝ CHO NGƢỜI NGHIỆN .................................................................9
1.1. Tổng quan nghiên cứu về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho
ngƣời nghiện ma túy. .............................................................................................9
1.1.1. Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy trên thế giới và một
số nghiên cứu trên thế giới về quy trình tham vấn tâm lý ...................................9
1.1.2. Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma
túy ở Việt Nam...................................................................................................15
1.2. Lý luận nghiên cứu về tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình tham
vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy ..................................................................18
1.2.1. Tham vấn và khái niệm tham vấn ............................................................18
1.2.2. Khái niệm ma túy, nghiện ma túy, người nghiện ma túy và đặc
điểm tâm lý của người nghiện ma túy ...............................................................22
1.2.3. Khái niệm tham vấn cho người nghiện ma túy........................................32
1.3. Quy trình tham vấn tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy ...............................34
1.4. Các yếu tố tác động đến việc xây dựng quy trình tham vấn tâm
lý và xây dựng quy trình này cho người nghiện ma túy tại trung tâm ....35
1.4.1. Sự quyết tâm cai nghiện của người nghiện ma túy..................................35
1.4.2. Vai trò của gia đình..................................................................................36
1.4.3. Sự hỗ trợ của trung tâm cai nghiện ma túy ..............................................38
1.4.4. Vai trò của nhà tham vấn cho người nghiện ma túy ................................39
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................41
Chƣơng 2. TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................42


1


2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu .....................................................................42
2.2. Tổ chức nghiên cứu ......................................................................................43
2.3 Nội dung nghiên cứu .....................................................................................44
2.3.1 Nội dung nghiên cứu lí luận .....................................................................44
2.3.2 Nội dung nghiên cứu thực tiễn .................................................................45
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................................46
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu .............................................................46
2.4.2. Phương pháp phỏng vấn ..........................................................................46
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu trường hợp ......................................................47
2.4.4. Phương pháp điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến .................................47
2.4.5. Phương pháp thống kê toán học ..............................................................49
2.4.6. Phương pháp tham vấn trực tiếp..............................................................49
2.5. Thang đánh giá .............................................................................................52
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................53
Chƣơng 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................54
3.1. Thực trạng hoạt động tham vấn cho ngƣời nghiện ma túy tại trung
tâm Giáo dục Lao động xã hội ..........................................................................54
3.1.1. Các nguyên nhân gây nghiện ma túy ở nhóm khách thể nghiên cứu
báo cáo ...............................................................................................................54
3.1.2. Các hình thức tổ chức tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại
trung tâm Giáo dục Lao động xã hội .................................................................56
3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tham vấn tâm lý cho người
nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục Lao động xã hội ....................................58
3.1.4. Nội dung tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm .........62
3.2. Quy trình tham vấn cho ngƣời nghiện ma túy ..........................................67
3.2.1. Đánh giá về các bước tham vấn ...............................................................67
3.2.2. Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy ..............................74

3.3. Những thay đổi của ngƣời nghiện ma túy tại trung tâm Giáo dục
Lao động xã hội trƣớc và sau khi tham vấn....................................................101
KẾT LUẬN ............................................................................................................106
KHUYẾN NGHỊ....................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................109

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI
STT

Chữ viết tắt

Nội dung chữ viết tắt

1

CBTV

Cán bộ tham vấn

2

ĐLC

Độ lệch chuẩn

3


ĐTB

Điểm trung bình

4

NMT

Nghiện ma túy

5

NTV

Nhà tham vấn

6

TC

Thân chủ

7

TV

Tham vấn

3



DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1
Bảng 2.2
Bảng 3.1
Bảng 3.2
Bảng 3.3
Bảng 3.4
Bảng 3.5

Đặc điểm khách thể nghiên cứu
Điểm trung bình các thang đo và điểm xếp hạng giá trị trung
bình của các biến
Đánh giá của cán bộ tham vấn và người nghiện ma túy về
nguyên nhân gây nghiện ma túy
Đánh giá của cán bộ tham vấn và người nghiện ma túy về
các hình thức tham vấn tâm lý tại trung tâm
Đánh giá của cán bộ tham vấn và người NMT về các yếu tố
ảnh hưởng đến quá trình tham vấn
Đánh giá của cán bộ tham vấn về nội dung tham vấn cho
người nghiện ma túy
Đánh giá của người nghiện ma túy về những vấn đề người
nghiện ma túy gặp khi đến tham vấn tâm lý

44
53
54
56
58

62
64

Bảng 3.6

Đánh giá của cán bộ tham vấn về các bước tham vấn

68

Bảng 3.7

Các hoạt động can thiệp cho TC

85

Bảng 3.8

Các hoạt động can thiệp, hỗ trợ TC

96

Bảng 3.9

Đánh giá sự thay đổi cảm xúc của người nghiện ma túy trước
và sau quá trình tham vấn tại trung tâm

4

103



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ma túy được coi là hiểm họa đối với loài người và đã thực sự trở thành vấn đề
nóng bỏng, vượt qua biên giới của mỗi quốc gia. Ma túy gây ảnh hưởng rất lớn đến
nhiều mặt của đời sống xã hội: Trực tiếp phá vỡ hạnh phúc gia đình của những
người mắc nghiện, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ, trí tuệ và nhân cách của
người nghiện ma tuý, là mối hiểm hoạ đối với tương lai, nòi giống dân tộc, để lại
hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ mai sau; đồng thời nó còn tác động xấu đến an
ninh trật tự, sự ổn định và sự phát triển của xã hội. Vì vậy, việc chống tệ nạn xã hội
nói chung và tệ nạn nghiện ma tuý nói riêng hiện nay đã và đang trở thành các
chương trình toàn cầu.
Ý thức được tác hại của tệ nạn ma túy đến sức khỏe, kinh tế, văn hóa, xã hội,
thời gian qua Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo các ngành, các cấp triển khai đồng bộ
các giải pháp phòng chống ma túy trên 3 lĩnh vực "giảm cung, giảm cầu và giảm
hại", đặc biệt là công tác cai nghiện, phục hồi cho người nghiện ma túy.
Tại diễn đàn Liên Hợp quốc, ngài Boutros Gali- nguyên Tổng thư ký Liên
Hợp Quốc đã đánh giá: “Trong những năm gần đây, tình trạng nghiện hút ma túy
đang trở thành hiểm họa lớn của toàn nhân loại. Không một quốc gia, dân tộc nào
thoát ra khỏi vòng xoáy khủng khiếp của nó để tránh khỏi những hậu quả do nghiện
hút và buôn lậu ma túy gây ra. Ma túy đang làm gia tăng tội phạm, bạo lực,
tham nhũng, vắt kiệt nhân lực, tài chính, hủy diệt những tiềm năng quý báu khác
mà lẽ ra phải được huy động cho việc phát triển kinh tế- xã hội, đem lại ấm no,
hạnh phúc cho mọi người. Ma túy đang làm suy thoái nhân cách, phẩm giá, tàn
phá cuộc sống yên vui gia đình, gây xói mòn đạo lý, kinh tế, xã hội... Nghiêm trọng
hơn ma túy còn là tác nhân chủ yếu thúc đẩy căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS phát
triển...”[21]. Như vậy, việc buôn bán, sử dụng và lạm dụng ma túy đang gây ra
những hậu quả nghiêm trọng không chỉ đối với sức khỏe người sử dụng mà còn với
gia đình và xã hội, đặc biệt khi nhu cầu dùng chất ma túy ngày càng tăng có thể


5


liên quan đến các hành vi bạo lực như trộm cắp, giết người để đáp ứng nhu cầu
dùng chất ma túy.
Theo thống kê chưa đầy đủ về tình hình sử dụng ma túy bất hợp pháp trên
toàn thế giới năm 2011, có khoảng từ 149 triệu người đến 272 triệu người tức
3,3%- 6,1% dân số từ độ tuổi 15- 64 sử dụng ma túy bất hợp pháp ít nhất 1
lần/năm, khoảng 1/2 số đó là người nghiện thường xuyên, trong khi đó vào những
năm 1990 chỉ khoảng từ 15 triệu người- 39 triệu người nghiện. Có khoảng 125 triệu
người- 203 triệu người sử dụng cần sa, tăng 2,8%- 4,5% so với năm 2009. Số
người sử dụng cocain chiếm khoảng 0,3%- 0,5% dân số thế giới trong độ tuổi 1564 tuổi, tức là khoảng 14 triệu- 20 triệu người.[1, tr.13]
Tại Việt Nam, số liệu thống kê về sử dụng ma túy và nghiện ma túy cho
thấy, tính trung bình mỗi năm, cơ quan Nhà nước tổ chức cai nghiện cho khoảng
50.000 người, ước tính có khoảng 30.000 người nghiện đang bị quản lý trong các
nhà tù, trại giam do vi phạm pháp luật và do nhiều nguyên nhân khác nhau, ước
tính có khoảng 70%- 80% số người sau cai nghiện khi trở về với gia đình, cộng
đồng từ các trung tâm cai nghiện đã quay trở lại sử dụng ma túy thường xuyên
trong vòng một năm sau. [2]
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài "Xây dựng
quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động
xã hội hiện nay" làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng quy trình tham vấn tâm lý cho
người nghiện ma túy tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội. Trên cơ sở đó, xây
dựng quy trình tham vấn tâm lý và ứng dụng thử nghiệm cho người nghiện ma
túy tại trung tâm.
3. Đối tƣợng, khách thể và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy


6


3.2. Khách thể nghiên cứu
- Người nghiện đang tham gia cai nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động
xã hội
- Cán bộ tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại Trung tâm Giáo dục
lao động xã hội
3.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung nghiên cứu: Công tác cai nghiện ma túy là một hoạt động phức
tạp và khó khăn, bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Trong phạm vi luận văn này,
tác giả chỉ tập trung nghiên cứu vào quy trình tham vấn tâm lý cho người cai nghiện
ma túy.
- Về khách thể nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu 47 học viên cai
nghiện tại Trung tâm và 21 nhà tham vấn đang làm việc tại Trung tâm giáo dục lao
động xã hội.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện
ma túy.
- Nghiên cứu, tìm hiểu công tác hỗ trợ và tham vấn tâm lý cho người cai
nghiện tại Trung tâm Giáo dục lao động xã hội, các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình
tham vấn cho người nghiện ma túy.
- Đề xuất và thử nghiệm quy trình tham vấn tâm lý cho người cai nghiện
ma túy.
5. Giả thuyết nghiên cứu
Việc tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy tại trung tâm giáo dục lao động
xã hội hiện nay chưa đạt hiệu quả như mong muốn do chưa được áp dụng thao một
quy trình chuẩn nào. Nếu xây dựng và thử nghiệm các kỹ thuật tham vấn tâm lý
theo một quy trình khoa học thì sẽ giúp người nghiện ma túy ổn định về tâm lý,

tham gia tốt hơn vào quá trình cai nghiện và chống tái nghiện.

7


6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản
6.2. Nhóm phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
6.2.2. Phương pháp tham vấn trực tiếp
6.2.3. Phương pháp phỏng vấn sâu
6.3. Phƣơng pháp nghiên cứu trƣờng hợp
6.4. Phƣơng pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học
7. Đóng góp mới của luận văn
7.1. Đóng góp về mặt lý luận
Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động tham vấn tâm lý cho người cai nghiện
ma túy.
Xây dựng quy trình các bước tham vấn tâm lý cho người cai nghiện ma túy.
7.2. Đóng góp về mặt thực tiễn
Đây là luận văn nghiên cứu về quy trình và cách thức xây dựng quy trình tham
vấn tâm lý cho người cai nghiện ma túy trong quá trình cai nghiện tại trung tâm dựa
trên phương pháp định hình trường hợp đối với từng trường hợp cụ thể.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, kết luận và khuyến nghị, nội dung
chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người
nghiện ma túy
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu


8


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG QUY TRÌNH
THAM VẤN TÂM LÝ CHO NGƢỜI NGHIỆN
1.1. Tổng quan nghiên cứu về xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho ngƣời
nghiện ma túy.
1.1.1. Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy trên thế giới và một số
nghiên cứu trên thế giới về quy trình tham vấn tâm lý
1.1.1.1. Một số hướng tiếp cận về người nghiện ma túy
Từ góc độ tâm lý học các nhà nghiên cứu đề cập đến vấn đề nghiện, nghiện ma
túy và quy trình tham vấn hỗ trợ tâm lý cho người nghiện trên cơ sở các lý thuyết khác
nhau của tâm lý học như Phân tâm học, tâm lý học xã hội, nhận thức hành vi... cụ thể:
Tiếp cận phân tâm học:
Cách tiếp cận này rất được thịnh hành ở Pháp. Theo thuyết này thì việc dùng
ma túy có liên quan tới các xung đột và các rối nhiễu trong quá trình phát triển.
O.F.Kernberg (1975) cho rằng khi xung đột Edipe còn tồn tại ở tuổi thanh thiếu niên, thì
những người ở lứa tuổi này sẽ tìm kiếm sự giải thoát tội lỗi và các ức chế khác ở việc
dùng ma túy [46.]. Điều này lý giải tại sao thanh thiếu niên là lứa tuổi nhạy cảm với ma
túy. Người nghiện ma túy phản ánh thể thức phòng vệ chống lại sự lệ thuộc vào khách
thể ( ở đây là bà mẹ ) của chủ thể và đe dọa ái kỷ mà nó quy định. Ma túy sẽ là khách
thể giả thay thế, tượng trưng cho bà mẹ thuộc tuổi ấu thơ. Ma túy đã được khách thể
hóa và lúc này thanh thiếu niên khép mình trong mối quan hệ với ma túy.
Tiếp cận này tập trung vào quá trình phát triển, đặc biệt là thời thơ ấu của con
người và cho rằng những lệch lạc của sự phát triển sẽ kéo theo những rối nhiễu hành
vi. Quá trình trị liệu phân tâm nếu hóa giải được những xung đột vô thức này của người
nghiện thì họ có thể trở nên không cần phụ thuộc vào ma túy nữa.
Tiếp cận nhận thức xã hội:
Trong cách tiếp cận này mà A.Bandura là một đại diện thì theo ông nhận thức về khả

năng của mình là khái niệm trung tâm của sự điều chỉnh hành vi của bản thân [44.].
Khái niệm “cái tôi hiệu quả” (Self – efficacy ) do ông đưa ra được ứng dụng trong

9


nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó có lĩnh vực nghiện. Theo ông “cái tôi hiệu
quả” là khả năng thực sự có thể làm một việc gì đó, là sự đánh giá của con người
về khả năng của mình trong việc hoàn thành các nhiệm vụ phù hợp với các hoàn
cảnh khác nhau.
Chính cảm giác về cái tôi không hiệu quả, yếu đuối và bất lực của cá nhân trong
cuộc sống làm phá hại niềm tin vào bản thân của chính họ. Điều đó khiến họ dễ mắc
vào mọi sự cám dỗ trong đó có ma túy.
A.Bandura cho rằng cảm giác về “ cái tôi hiệu quả “ là chìa khóa trả lời cho sự
tái nghiện của những bệnh nhân nghiện rượu và ma túy. Những chương trình trị liệu
làm nhằm tăng tính hiệu quả của cái tôi của ông đã giúp bệnh nhân vượt qua được nỗi
sợ hãi của đau đớn và bất lực cũng như ứng phó một cách hợp lý hơn với hoàn cảnh.
Nhờ đó mà quá trình cai nghiện diễn ra có hiệu quả hơn [44.]
Tiếp cận tâm lý trị liệu nhận thức:
Một trong những chuyên gia hàng đầu khác trong lĩnh vực tâm lý trị liệu nhận
thức ở Mỹ là Callahan R.J [45]. Ông có cách tiếp cận khác đến vấn đề nghiện. Ông
cho rằng nguyên nhân của nghiện ngập và thôi thúc một số người sử dụng các chất gây
nghiện chính là những cảm xúc tiêu cực mà họ phải trải nghiệm.
R.J.Callahan (1997) [45.] đã phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện và lo hãi.
Việc phát hiện này đã giúp ông tìm ra một phương pháp chữa trị cho hầu hết các loại
nghiện. Nội dung của phương pháp trị liệu này là tìm cách vượt qua được sự lo hãi.
Ông gọi đó là liệu pháp trường tư duy.
Một nghiên cứu khác của Richardson, Myers, Bing ( 1997) [50.] chỉ ra rằng sự rối
loạn tâm trạng, cảm giác lo âu dự báo khả năng nghiện ma túy nặng. Gần gũi với thuyết
nhận thức xã hội là cách tiếp cận lý thuyết về cái tôi. Nếu như sự nhận thức về cái tôi

hiệu quả là chìa khóa của các nghiên cứu ở trên thì quan điểm của thuyết hiện tượng (
phenomenological ) mà Rogers là đại diện thì “cái tôi” ở thuyết này còn cần một loại
hiện tượng nữa đi kèm mới dẫn đến hiện tượng nghiện ngập. Đó là những đau đớn về
sự thất bại của cá nhân. Hull J.G, Young R.D. và Jouriles E. (1986) [47.] trong quá
trình nghiên cứu ở nhiều đối tượng khác nhau đã thấy có một mối liên hệ chặt chẽ giữa
nghiện, tự nhận thức cao và sự trải nghiệm các thất bại cá nhân.
10


Theo sự giải thích của cách tiếp cận này thì nhiều cá nhân đã dùng chất gây
nghiện để làm giảm bớt mức độ nhận thức về nỗi đau cũng như những trải nghiệm âm
tính trong cuộc sống của mình. Việc phát hiện ra mối liên hệ giữa nghiện với tự nhận
thức và tần suất của các thất bại cá nhân mở đường cho việc trị liệu người nghiện ở
chính “ cái tôi “ của họ để họ có khả năng ứng phó với những khó khăn thất bại xảy ra
trong cuộc sống.
Tiếp cận hành vi:
Theo cách tiếp cận hành vi thì việc sử dụng ma túy có thể được quan niệm như
hành vi giải quyết các vấn đề tạm thời trong việc thiếu thích nghi trước các nhiệm vụ
phát triển, tự lập hóa, hòa nhập vào nhà trường và xã hội… Nguyên nhân của việc
thiếu thích nghi được lý thuyết hành vi xác nhận là sự thiếu các kỹ năng xã hội, thiếu hụt
quá trình làm chủ, loạn chức năng nhận thức, sự thiếu tự tin. Silvis và Perry ( 1987 ) áp
dụng cơ chế phản xạ tạo tác của B.F.Skinner giải thích rằng hành vi nghiện ma túy được
củng cố âm tính bằng cách tránh các tình cảm âm tính và củng cố dương tính bằng cảm
giác dễ chịu mà nó tìm được. O.Brien và các cộng sự (1990 ) giải thích hiện tượng
nghiện ma túy theo cơ chế phản xạ có điều kiện của Pavlov. Theo thuyết này thì các
kích thích thường liên kết với việc dùng ma túy ( sự tổn thương, sự ức chế … ) có thể
trở thành có điều kiện, và khi tiếp xúc với những kích thích này thì sẽ gây cảm giác
thiếu thuốc. Và quá trình trị liệu cũng chú ý vào chính điểm này. Sự học tập xã hội
bằng cách tiếp xúc thường xuyên với các giá trị tích cực, sự nghỉ ngơi và trải nghiệm
các cảm xúc dương tính sẽ củng cố các phản xạ có điều kiện mới cho người nghiện.

Tiếp cận các yếu tố xã hội:
Cách tiếp cận này chú ý đến các yếu tố xã hội vĩ mô ảnh hưởng đến người
nghiện ma túy. Các tác giả theo cách tiếp cận này cho rằng cảm giác bị loại trừ
ra khỏi xã hội của thanh thiếu niên trong bối cảnh có tỷ lệ thất nghiệp cao là một
yếu tố có ý nghĩa.
Tiếp cận hệ thống gia đình:
Một loạt các công trình nghiên cứu về quan hệ trong gia đình cho thấy sự thiếu
hụt giao tiếp, theo dõi con và kiểm soát một cách sai lầm…. là những yếu tố dự báo

11


nguy cơ của việc lạm dụng chất gây nghiện. Sự ảnh hưởng của cha mẹ đến việc sử
dụng ma túy của con cái.
Lối tiếp cận hệ thống quan niệm gia đình như một hệ thống mà việc loạn chức
năng có ảnh hưởng quyết định đến các rối nhiễu tâm lý của các thành viên trong gia
đình. C.Madanes ( 1981 ) [48.] đã xác nhận rằng trong gia đình người nghiện heroin
thì sự đảo lộn trật tự thứ bậc là một đặc trưng. Một số tác giả theo lối này cũng phát
hiện trong gia đình người nghiện ma túy nổi bật lên các hành vi vi phạm công khai
hoặc tiềm ẩn và những lời phê phán về các nguyên tắc và điều cấm của xã hội.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về người nghiện ma túy trên thế giới đã
được nhiều tác giả đề cập đến và được tiếp cận nhiều hướng khác nhau nhưng tất cả
các tiếp cận trên đều di sâu vào tìm hiểu nguyên nhân khiến cho người nghiện sử
dụng ma túy chưa thực sự đi sâu vào các hướng tham vấn tâm lý cho người nghiện.
1.1.1.2. Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý và quy trình tham vấn
tâm lý cho người nghiện ma túy trên thế giới
Những vấn đề về nghiện được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, trong đó có
phương pháp phỏng vấn tạo động lực là một cách tiếp cận để thay đổi hành vi.
Những mô tả ban đầu, do William R. Miller đưa ra năm 1991, xuất phát từ kinh
nghiệm của ông trong việc điều trị bệnh nhân nghiện rượu. Thông qua kinh nghiệm

lâm sàng và nghiên cứu thực nghiệm, các nguyên tắc cơ bản và phương pháp của
phỏng vấn tạo động lực đã được áp dụng và thử nghiệm trong các môi trường khác
nhau và kết quả nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả của nó. Phỏng vấn tạo
động lực được sử dụng hiện nay như một phương pháp thực hành hiệu quả đã được
kiểm chứng trong điều trị các cá nhân có rối loạn sử dụng chất. Phỏng vấn tạo động
lực tập trung vào việc khám phá và giải quyết mâu thuẫn nội tâm và tập trung vào
việc phát triển động lực ở bên trong cá nhân - yếu tố thuận lợi để thay đổi diễn ra.
Phương pháp khác với những biện pháp mang tính "cưỡng chế" hoặc theo hướng
tác động từ bên ngoài nhằm thúc đẩy thay đổi ở chỗ nó không cố tạo nên sự thay đổi
(có thể không phù hợp với các giá trị riêng, niềm tin hay mong muốn của cá nhân)

12


mà hỗ trợ thay đổi theo cách phù hợp với những giá trị và mối quan tâm riêng của
cá nhân đó [49].
Về quy trình tham vấn trên thế giới cũng được một số tác giả xây dựng và thử
nghiệm trên nhiều đối tượng khách hàng khác nhau như:
Theo James C. Coleman (1950), quy trình tham vấn tâm lý gồm những
bước sau:
1. Tạo một bầu không khí quan hệ có tính trị liệu;
2. Giải tỏa cảm xúc của thân chủ;
3. Tạo sự thấu hiểu nơi thân chủ;
4. Giúp thân chủ định hình lại cảm xúc;
5. Kết thúc trị liệu.
Theo quy trình này thì tham vấn cho người nghiện tập trung nhiều về cảm xúc
của thân chủ, như việc giải tỏa, định hình cảm xúc của bản thân. Trong khi để đạt
hiệu quả cao cho việc tham vấn, giải quyết vấn đề của thân chủ thì cần phải quan
tâm tới cả nhận thức và hành vi của thân chủ, xác định vấn đề, khó khăn mà thân
chủ đang gặp phải. Qua đó, nhà tham vấn mới có thể hiểu được vấn đề mà thân chủ

đang gặp phải, đồng thời đưa ra các gợi ý để thân chủ lựa chọn phương án tối ưu
nhất để giải quyết vấn đề, khó khăn. Nếu thân chủ không thể đưa ra quyết định, nhà
tham vấn cần khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn của thân chủ trong việc giải quyết nan đề
của họ. Cuối cùng là kết thúc quá trình tham vấn.
Theo E.G. Williamson (1930) tham vấn cần theo một quy trình bao gồm 5
bước sau:
1. Phân tích, xác định vấn đề đưa ra ghi chép có thể và trắc nghiệm đối thân
chủ
2. Tổng hợp, phân tích thông tin để hiểu vấn đề
3. Chẩn đoán, giải thích vấn đề
4. Tham vấn hỗ trợ đối tượng giải quyết vấn đề
5. Theo dõi khẳng định lại. [3, tr. 49]

13


Quy trình này chủ yếu đi sâu vào phân tích tìm hiểu vấn đề của thân chủ từ đó
hỗ trợ thân chủ giải quyết các vấn đề của họ, nhà tham vấn sẽ đồng hành cùng thân
chủ trong suốt quá trình tham vấn tiếp nhận, đánh giá, xác định vấn đề, xây dựng kế
hoạch giải quyết vấn đề. Đồng thời nhà tham vấn cùng thân chủ theo dõi quá trình
thực hiện, giải quyết vấn đề, và xem xét kết quả thu được. Ngay cả khi vấn đề được
giải quyết, nhà tham vấn vẫn cùng thân chủ theo dõi sau quá trình tham vấn.
Về quy trình làm việc với người nghiện trên thế giới có nhiều nghiên cứu cũng
đưa ra được các quy trình tham vấn như mô hình thay đổi hành vi theo Cục Quản lý
Lạm dụng Chất gây nghiện và Sức khỏe tâm thần Trung tâm Điều trị Lạm dụng
Chất gây nghiện, họ nghiên cứu và sử dụng mô hình thay đổi hành vi của người
nghiện ma túy theo 12 bước:

Theo như mô hình này các giai đoạn được phân chia một cách rõ ràng theo
từng bước thay đổi của người nghiện và có thể lặp lại hoặc quay lại bước ban đầu

nếu người nghiện tái nghiện.
Giai đoạn tiền dự định: Người nghiện ma túy không có ý định thay đổi
Giai đoạn dự định: Người nghiện ma túy bắt đầu nghĩ đến cần phải làm gì đó
Giai đoạn hành động: Người nghiện cố gắng ngừng hoặc giảm sử dụng ma túy

14


Giai đoạn duy trì: Người nghiện thành công trong việc từ bỏ và muốn duy trì
Giai đoạn tái nghiện: Người nghiện tái sử dụng (một phần bình thường của
quá trình thay đổi) [51.]
Khi áp dụng quy trình này vào làm việc với từng ca thì việc sử dụng các kỹ
năng tham vấn rất hiệu quả khi làm việc với người nghiện ma túy. Cụ thể Tiền dự
định: Cung cấp thông tin, chiến lược giảm thiểu tác hại và các vật dụng hỗ trợ (bao
cao su, phát bơm kim tiêm sạch) ; Dự định: Đánh giá các vấn đề, giáo dục, nêu ra sự
không nhất quán; Chuẩn bị: Đưa ra quyết định, xây dựng kế hoạch hành động; Hành
động: Giải quyết vấn đề, đề ra mục tiêu, phản hồi và hỗ trợ; Duy trì: Xây dựng tính
bền bỉ, tự kiểm soát, kết cấu lại nhận thức, xác định được các tình huống nguy cơ
cao, phản hồi và hỗ trợ; Tái nghiện: Hỗ trợ, bình thường hóa tái nghiện, chia sẻ
thông tin, học tập từ tái nghiện.
Mô hình trên được áp dụng trong điều trị cho người nghiện chất khá phổ biến
ở các nước trên thế giới đặc biệt là người nghiện ma túy.
Theo M. Daignieault trong nhiều trường hợp quá trình tham vấn chỉ dừng lại ở
giai đoạn 2 - Tự bộc lộ và thấu hiểu, do thân chủ không có nhu cầu khám phá cách
giải quyết vấn đề mà họ chỉ cần đạt được sự giãi bày tâm sự để thấu hiểu vấn đề của
mình. Điều này phụ thuộc vào mục tiêu đặt ra của thân chủ khi đến tham vấn, và
khả năng tự bộc lộ của thân chủ để đưa ra sự định hướng, khích lệ thân chủ trong
việc tìm kiếm và đưa ra các giải pháp giải quyết vấn đề của mình [10, tr.359 – 360].
Như vậy, trên thế giới đã nhiều nhà khoa học nổi tiếng công bố các công trình
nghiên cứu về vấn đề nghiện ma túy. Trong đó, các tác giả chủ yếu tập trung nghiên

cứu các nội dung như: nguyên nhân dẫn đến nghiện ma túy của các cá nhân; sự lệ
thuộc vào ma túy; các yếu tố ảnh hưởng đến người nghiện ma túy, mô hình thay đổi
hành vi cho người nghiện ma túy… từ đó tìm cách giúp cho các cá nhân giảm dần
sự lệ thuộc và cai nghiện ma túy.
1.1.2. Các nghiên cứu về quy trình tham vấn tâm lý cho người nghiện ma
túy ở Việt Nam
Hiện nay ở Việt Nam vấn đề xây dựng quy trình tham vấn cho người nghiện
ma túy chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai

15


(2013), Quá trình tham vấn điều trị nghiện là một vòng tròn, bắt đầu với việc đánh
giá thân chủ, tiến đến giải quyết vấn đề, sau đó là đề ra mục tiêu, rồi xây dựng kế
hoạch thực hiện, sau đó tham vấn viên sẽ cần phải chỉnh sửa lại kế hoạch, tóm tắt
các hoạt động và rồi lại bắt đầu một hoạt động đánh giá mới. Quá trình này được
thực hiện liên tục trong thời gian dài, nhưng không nhất thiết là buổi tham vấn nào
cũng cần làm tất cả các bước. Vì thế, đây là một quá trình diễn ra liên tục và trong
quá trình đó, một số vấn đề sẽ được giải quyết và những vấn đề mới lại nảy sinh.
Quy trình tham vấn bao gồm:
1. Tạo lập mối quan hệ và giới thiệu ban đầu
2. Đánh giá
3. Xác định vấn đề cần giải quyết, giải pháp tối ưu và xây dựng mục tiêu
4. Lập kế hoạch hành động và triển khai kế hoạch
5. Kết thúc buổi tham vấn hay ca tham vấn
6. Một số lưu ý trong quá trình tham vấn [19, tr.118.]
Trong điều trị cho người nghiện ma túy, Trung tâm cứu và hỗ trợ tâm lý người
sử dụng ma túy nay là Viện nghiên cứu và hỗ trợ tâm lý cho người nghiện ma túy
đã đưa ra quy trình trị liệu tâm lý chống tái nghiện ma túy “Xóa bỏ sự lệ thuộc vào
ma túy bằng ngôn ngữ tình cảm”. Đây là một phương pháp trị liệu tâm lý cá nhân

nhằm mục đích giúp người nghiện xóa bỏ sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy, giúp chống
tái nghiện hiệu quả và mang tính bền vững.
Phương pháp này gồm các đặc điểm sau:


Đây là mô hình điều trị chống tái nghiện hoàn toàn mang tính tự nguyện và

điều trị ngoại trú.


Được thực hiện sau khi người nghiện đã được điều trị các triệu chứng của

hội chứng cai (nói cách khác đã qua cắt cơn và giải độc để loại bỏ chất ma túy trong
người). Đồng thời sức khỏe thể chất cũng như tinh thần đã tương đối ổn định trở lại.


Không dùng thuốc tác động vào cơ thể người nghiện trong suốt quá trình

trị liệu.

16




Người nghiện tham gia vào quy trình cần có động lực và quyết tâm cai

nghiện ma túy rõ ràng. Đây là một yếu tố nền tảng và có vai trò quyết định đến sự
thành công của việc điều trị chống tái nghiện.
Theo tác giả Trần Đình Tuấn (2014) thì tham vấn tâm lý gồm các giai đoạn

sau:
- Giai đoạn 1: Lượng Định (tìm hiểu vấn nạn của thân chủ; xác định ai là đối
tượng cần thay đổi/giúp đỡ; những cách giải quyết cũ; những tài nguyên có thể huy
động và những lỗi thông thường trong giai đoạn lượng định).
- Giai đoạn 2: Xác định giải pháp, thiết lập kế hoạch và ấn định mục tiêu (nhà
tham vấn cùng thân chủ tìm ra các giải pháp để giải quyết vấn đề, từ đó xây dựng kế
hoạch và mục tiêu cần đạt được).
- Giai đoạn 3: Thi hành kế hoạch (nhà tham vấn hỗ trợ thân chủ thực hiện
các kế hoạch đã đề ra).
- Giai đoạn 4: Đánh giá, kết thúc và theo dõi sau khi đóng hồ sơ (sau mỗi ca
tham vấn nhà tham vấn cần đánh giá kết quả tham vấn, kết thúc ca tham vấn với
thân chủ và thực hiện các công việc theo dõi sau khi tham vấn) [34, tr. 73 – 88].
Tác giả nhấn mạnh tới nhận thức và hành vi của chủ thể. Trong đó, nhà tham
vấn đã hướng sự quan tâm đến thân chủ, tìm hiểu rõ hơn về chủ thể để từ đó có
những giải pháp cụ thể trong việc giúp thân chủ đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên,
quy trình này lại chưa quan tâm đến vấn đề tạo lập mối quan hệ bước đầu giữa thân
chủ và nhà tham vấn làm cơ sở để thực hiện những bước tiếp theo nhằm giải quyết
vấn đề của thân chủ.
Dưới đây là quy trình trị liệu tâm lý chống tái nghiện ma túy “xóa bỏ sự lệ
thuộc vào ngôn ngữ bằng tình cảm”:
- Bước 1: Tư vấn, đánh giá ban đầu
- Bước 2: Xây dựng mối quan hệ trị liệu tin tưởng giữa chuyên gia trị liệu và
học viên
- Bước 3: Triển khai thực hiện giải quyết sự lệ thuộc tâm lý vào ma túy ở
học viên

17


- Bước 4: Lượng giá và kết thúc

- Bước 5: Đồng hành, hỗ trợ sau trị liệu tâm lý
Các chuyên gia của Trung tâm tiến hành tổng kết tiến trình trên cơ sở đánh giá
khách quan những thay đổi trong nhận thức, hành vi, cảm xúc liên quan đến hành vi
sử dụng ma túy trước đây và đưa ra các đề nghị với học viên về việc luyện tập và
củng cố thường xuyên những điều đạt được trong quá trình trị liệu. Đồng thời gắn
những kỹ năng đạt được vào tình huống thực tế cuộc sống mình. Bằng cách này
người nghiện ma túy có thể củng cố một loạt các hành vi mới lành mạnh và loại bỏ
hành vi sử dụng ma túy.
Trên đây là một số cách tiếp cận về quy trình tham vấn tâm lý. Tổng hợp các
tài liệu nghiên cứu về quy trình tham vấn nói chung và tham vấn cho người nghiện
nói riêng cho thấy các nghiên cứu đưa ra các bước, các quy trình hỗ trợ khác nhau.
Nhưng vẫn có thể nhận thấy những điểm chung trong quy trình tham vấn trong các
công trình nghiên cứu bao gồm một số bước thống nhất đó là: Bước làm quen, tạo
lập mối quan hệ với thân chủ; xác định vấn đề; lên kế hoạch hành động; đánh giá và
kết thúc ca tham vấn.
Như vậy, có thể thấy vấn đề xây dựng quy trình tham vấn tâm lý cho người
nghiện ma túy ma túy bước đầu đã được các nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu.
Tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ dừng lại đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên
nhân và đề xuất một số giải pháp, trong đó một số tác giả đã đề cập đến các
bước,các quy trình thực hiện trong tham vấn tâm lý cho người nghiện mà chưa có
công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu cụ thể về việc xây dựng quy trình
tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy. Chính vì vậy, việc xây dựng quy trình
tham vấn tâm lý cho người nghiện ma túy có ý nghĩa quan trọng và cần thiết cả về
mặt lý luận và thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
1.2. Lý luận nghiên cứu về tham vấn tâm lý và xây dựng quy trình tham vấn
tâm lý cho ngƣời nghiện ma túy
1.2.1. Tham vấn và khái niệm tham vấn
Trong đề tài này, chúng tôi coi thuật ngữ “Tham vấn” đồng nghĩa với thuật

18



ngữ “Tham vấn tâm lý” với cùng một nội hàm khái niệm.
Uỷ ban dân số gia đình và trẻ em Việt nam Unicef cho rằng: Tham vấn là một
quá trình trợ giúp dựa trên các kỹ năng, trong đó NTV dành thời gian, sự quan tâm
và sử dụng thời gian một cách có mục đích để giúp đỡ TC khai thác tình huống, xác
định và triển khai các giải pháp khả thi trong một thời gian cho phép.
Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: Tham vấn là sự áp
dụng các nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con
người thông qua các chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, cảm
xúc, hành vi, tập trung vào sự lành mạnh, phát triển cá nhân, phát triển nghề
nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý [Dẫn theo 10, tr. 8].
Hiệp hội tham vấn học đường hoa kỳ (ASA, 2001) định nghĩa: Tham vấn như là
một mối quan hệ tin cậy, trong đó NTV hướng dẫn từng cá nhân TC và những nhóm
nhỏ để giúp đỡ họ giải quyết hoặc là đối mặt một cách có xây dựng với những vấn
đề của họ và những quan tâm về sự phát triển tâm thần (Dẫn theo Debra C. Cobia
& Donna A. Henderson, 2003) [10].
Theo P.K. Odhner hiểu: Tham vấn là quá trình giúp con người, có mục đích rõ
ràng và mang tính chuyên nghiệp, đòi hỏi NTV cần phải dành một thời gian nhất
định và sử dụng các kỹ năng một cách thuần thục để giúp đỡ đối tượng (còn gọi là
thân chủ) tìm hiểu, xác định vấn đề và triển khai những giải pháp trong điều kiện
cho phép. Ông cho rằng, đây là một khoa học thực hành nhằm giúp đỡ con người
vượt qua những khó khăn của họ, giúp họ có được khả năng hoạt động độc lập trong
xã hội bằng chính kỹ năng sống và năng lực của mình [Dẫn theo 29].
J.Mielke (1999) định nghĩa Tham vấn là một quá trình, một mối quan hệ nhằm giúp
đỡ TC cải thiện cuộc sống của họ bằng cách khai thác nhận thức và thấu hiểu
những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của TC [Dẫn theo 35]. Rõ ràng, để thực hiện
hoạt động TV đòi hỏi người làm TV phải xác định được nhu cầu của TC, từ đó mới
có thể trợ giúp tốt nhất cho việc giải quyết vấn đề của họ.
Hoạt động TV không chỉ dừng lại ở việc giúp đối tượng có lối thoát mà còn

hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng tự nhận thức và tự giải quyết vấn đề. Carl

19


Rogers (1952) mô tả Tham vấn như là quá trình NTV hay trị liệu sử dụng mối
quan hệ tích cực để tạo nên môi trường an toàn giúp đối tượng chia sẻ, chấp nhận
và hướng tới thay đổi [3].
Về phía các tác giả Việt Nam, định nghĩa tham vấn cũng được xem xét, phân
tích từ nhiều khía cạnh khác nhau:
Tác giả Trần Thị Giồng định nghĩa Tham vấn là sự tương tác giữa NTV và TC,
trong quá trình này NTV sử dụng các kỹ năng chuyên môn giúp TC khơi dậy tiềm
năng để họ có thể tự giải quyết được vấn đề đang gặp phải [20].
Trong từ điển tâm lý học, bác sĩ Nguyễn Khắc Viện cho rằng “Tham vấn là
quá trình các chuyên gia tâm lý chẩn đoán, tìm hiểu căn nguyên và thiết lập cách
xử lý đối với trẻ em có vấn đề về tâm lý” [37].
Trong quan niệm của mình về TV, tác giả Trần Thị Minh Đức định nghĩa: Tham
vấn là sự tương tác giữa NTV - người có chuyên môn và kỹ năng tham vấn, có các phẩm
chất đạo được của nghề tham vấn - với TC (còn được gọi là khách hàng) - người đang
có vấn đề khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ. Thông qua sự trao đổi, chia sẻ tâm tình
(dựa trên những nguyên tắc đạo đức và mối quan hệ mang tính nghề nghiệp), TC hiểu và
chấp nhận thực tế của mình, tự tìm lấy tiềm năng bản thân để giải quyết vấn đề của
chính mình [10.]
Điều này cho thấy, trong quá trình trợ giúp để hướng đến sự thay đổi từ phía TC,
NTV phải xem xét cẩn thận nhu cầu muốn thay đổi của TC.
Tác giả Trần Quốc Thành xem Tham vấn như là quá trình chuyên gia tham
vấn đặt mình vào vị trí của người đương sự, hiểu vấn đề của đương sự và cùng
đương sự chia sẻ, định hướng cho đương sự cách giải quyết vấn đề của họ chứ
không phải thay họ giải quyết vấn đề [31.]
Theo tác giả Bùi Thị Xuân Mai, TV được đánh giá như là một công cụ đắc

lực trong trợ giúp cá nhân hoặc gia đình khi giải quyết những vấn đề về tâm lý xã hội nảy sinh. Từ đó, tác giả định nghĩa khái niệm này như sau: "Tham vấn là
một hoạt động mà nhà chuyên môn, bằng kiến thức, hiểu biết và kỹ năng nghề
nghiệp của mình, thấu hiểu những cảm xúc, suy nghĩ, hành vi của đối tượng (cá

20


nhân, gia đình hay nhóm), giúp họ khai thác nguồn lực, tiềm năng cho quá trình
giải quyết" [17, tr. 39].
Tác giả Bùi Ngọc Oánh cho rằng “Tham vấn là một trong những khái niệm
mới của tâm lý học hiện đại, là một quá trình trong đó NTV giúp đỡ cho TC (đối
tượng) tham dự vào việc giải quyết các vấn đề của bản thân. Tham vấn là một hoạt
động giúp cho khách hàng tự tìm hiểu để tìm ra những giải pháp, cách thức giải
quyết các vấn đề của mình, từ đó giúp cho nhân cách của họ phát triển theo chiều
hướng tốt đẹp hơn. Trong quá trình tham vấn có hoạt động tương tác giữa NTV với
TC. Nói cách khác, đối tượng được tham vấn tham gia một cách chủ động vào việc
giải quyết các vấn đề của mình trong sự gợi mở, trao đổi của NTV” [23, tr. 352].
Ngoài ra còn rất nhiều các tác giả khác nhau đưa ra khái niệm về TV. Tổng
hợp và phân tích quan niệm của các nhà khoa học, các tổ chức nghiên cứu về TV
trong và ngoài nước về đặc điểm, bản chất của hoạt động TV, chúng tôi xin đề xuất
khái niệm TV như sau:
Tham vấn là một quá trình trợ giúp tâm lý, trong đó NTV sử dụng kiến thức,
kỹ năng nhằm trợ giúp thân chủ nhận thức được bản thân, vấn đề và nguồn lực của
mình để giải quyết vấn đề của mình theo hướng tích cực.
Như vậy có thể hiểu, tham vấn là hoạt động mà nhà tham vấn sử dụng các kiến
thức, kỹ năng và thái độ chuyên môn giúp thân chủ nâng cao năng lực tự giải quyết vấn
đề, tự đưa ra quyết định đúng đắn cho vấn đề của mình và thực hiện có hiệu quả.
Từ những cách hiểu trên có thể thấy, tham vấn có những đặc điểm sau:
- Tham vấn là một quá trình;
- Hoạt động tham vấn là nhằm giúp con người tự giải quyết vấn đề của chính

họ;
- Thông qua tham vấn, thân chủ có thể nâng cao khả năng thích nghi và cải
thiện cuộc sống;
- Nhà tham vấn cần được đào tạo và trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ
nghề nghiệp tham vấn;

21


×