Tải bản đầy đủ (.pdf) (147 trang)

Đảng bộ tỉnh lạng sơn lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 147 trang )

I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN

HONG TH NAM

Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo
thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
từ năm 2000 đến năm 2015

LUN VN THC S LCH S

H NI - 2017

1


I HC QUC GIA H NI
TRNG I HC KHOA HC X HI V NHN VN

HONG TH NAM

Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo
thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo
từ năm 2000 đến năm 2015

Chuyờn ngnh : Lch s ng Cng sn Vit Nam
Mó s

: 60 22 03 15

LUN VN THC S LCH S



Ngi hng dn khoa hc: TS. V Ngc Lng

H NI - 2017

2


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, tài liệu tham khảo trong luận văn đều trung thực và có nguồn gốc
xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 2017
Tác giả luận văn

Hoàng Thế Nam

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LẠNG SƠN

3


(Nguồn: Văn phòng UBND tỉnh Lạng Sơn )

4


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BCĐ


: Ban chỉ đạo

BHYT

: Bảo hiểmytế

CCB

: Cựuchiếnbinh

HĐND

: Hội đồngnhândân

LĐTB&XH

: Lao động Thương binh và Xã hội

LHPN

: Liên hiệpphụnữ

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

UBND

: Uỷ ban nhân dân


XĐGN

: Xóa đói giảm nghèo

5


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ
TỈNH LẠNG SƠN VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2000 ĐẾN
NĂM 2010 ............................................................................................ 20
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói
giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn và chủ trương của Đảng bộ ............ 20
1.2. Sự chỉ đạo thực hiện hóa chủ trương của Đảng bộ .................................. 49
Tiểu kết chương 1........................................................................................... 59
CHƢƠNG 2: ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH
XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 ................... 60
2.1. Những yêu cầu mới đặt ra và chủ trương của Đảng về xóa đói giảm
nghèo từ năm 2010 đến năm 2015 .................................................................. 60
2.2. Chủ trương và sự chỉ đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của
Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn ................................................................................... 73
Tiểu kết chương 2............................................................................................ 94
CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM ...................... 95
3.1. Nhận xét chung ........................................................................................ 95
3.2. Các kinh nghiệm chủ yếu ....................................................................... 109
Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 118
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 122
PHỤ LỤC


6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đói nghèo đã và đang diễn ra trên khắp các châu lục với những mức
độ khác nhau, là một thách thức lớn đối với sự phát triển của từng khu vực,
từng quốc gia, dân tộc. Xóa đói giảm nghèo (XĐGN) đã trở thành vấn đề toàn
cầu và thế giới đã lấy ngày 17 tháng 10 hàng năm là “Ngày thế giới xóa đói
giảm nghèo”. Mục tiêu XĐGN luôn được đặt ra trong quá trình phát triển
kinh tế - xã hội không chỉ ở Việt Nam, mà còn ở nhiều nước trên thế giới. Vì
vậy, những năm gần đây nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế rất quan tâm
đưa ra các giải pháp hạn chế nghèo đói và giảm dần khoảng cách phân hoá
giàu, nghèo trên phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, XĐGNđược coi là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Chính sách XĐGN là tổng thể các
quan điểm, tư tưởng, giải pháp, công cụ mà Đảng và Nhà nước sử dụng để tác
động lên các chủ thể kinh tế xã hội nhằm giải quyết vấn đề nghèo đói, thực
hiện mục tiêu XĐGN, từ đó xây dựng một xã hội giàu đẹp.Ngay từ khi mới ra
đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định mục tiêu giải phóng dân tộc, xây
dựng chế độ mới để đem lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Sau Cách mạng
tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ mục tiêu của Nhà
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòalà: Làm cho dân có ăn, làm cho dân có
mặc, làm cho dân có chỗ ở, làm cho dân có học hành. Để làm được điều đó,
Người đã đề ra nhiệm vụ cấp bách là diệt “giặc đói” và “giặc dốt”. Người
nhắc nhở nhiệm vụ thường xuyên là xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát triển;
người nghèo thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu thì giàu
thêm. Kinh tế có phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới
cường thịnh.


7


Đặc biệt, đối với Đảng Cộng sản Việt Nam, một Đảng ra đời từ phong
trào cách mạng của nhân dân, lãnh đạo cách mạng vì mục đích phục vụ nhân
dân, lấy lợi ích của nhân dân làm lợi ích cao nhất của mình, thì Hồ Chí Minh
chỉ rõ rằng: Tất cả đường lối, phương châm, chính sách… của Đảng đều chỉ
nhằm nâng cao đời sống của nhân dân nói chung. Lần đầu tiên vấn XĐGNđã
được Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII (năm 1996) xác định là Chương
trình Quốc gia và đến năm 1998 thì Chính phủ chính thức phê duyệt Chương
trình Quốc gia vềXĐGN. Kể từĐại hội VIII trở đi, chương trình XĐGNluôn
được Đảng quan tâm một cách sâu sắc thể hiện quyết tâm của toàn Đảng, toàn
dân trong việc diệt giặc đói, nghèo. Công cuộc đổi mới của đất nước đã đạt
được những thành tựu vượt bậc về phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của đa
số dân cư được cải thiện, công tác XĐGNđã thu được thành tựu đáng kể.
Song, mức sống của người dân vẫn còn thấp, phân hóa thu nhập có xu hướng
tăng lên. Một bộ phận khá lớn dân cư còn sống nghèo đói, trong đó có nhiều
gia đình có công với cách mạng còn chịu nhiều thiệt thòi trong hòa nhập cộng
đồng và không đủ sức tiếp nhận những thành quả do công cuộc đổi mới mang
lại Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGNđược triển khai mạnh mẽ ở tất cả
các tỉnh, thành trong cả nước, nhưng hiệu quả chưa cao. Nhiều hộ thoát nghèo
chưa vững chắc, tái nghèo khi gặp thiên tai hay rủi ro bất thường trong đời
sống và sản xuất kinh doanh.
Lạng Sơn là một tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có nhiều khó khăn
trong việc phát triển kinh tế - xã hội, vùng có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số
sinh sống. Những năm trong thập niên 90 của thể kỷ XX, Lạng Sơn đã tích
cực thực hiện chính sách XĐGNvà thu được một số kết quả đáng kể, tuy
nhiên tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh còn rất cao. Đây đang là vấn đề cấp bách đặt ra
cho tỉnh Lạng Sơn, bởi thực hiện XĐGNtrên địa bàn tỉnh không chỉ có ý

nghĩa thực hiện mục tiêu chung của Quốc gia mà còn có vai trò thúc đẩy kinh

8


tế - xã hội của tỉnh phát triển, vươn lên tránh tụt hậu; đồng thời hội nhập với
các vùng khác trong khu vực và cả nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu, lý giải một cách đầy đủ và có hệ thống vấn
đềXĐGN, xác định các giải pháp thực hiện vừa đảm bảo đúng nguyên lý
chung, vừa phù hợp với thực tiễn của địa phương là yêu cầu cấp thiết. Nhằm
góp phần đáp ứng đòi hỏi cấp bách đó, tác giả đã chọn vấn đề: “Đảng bộ tỉnh
Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo từ năm 2000
đến năm 2015” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ chuyên ngành Lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đói, nghèo và XĐGN là vấn đề lớn, bức thiết ở Việt Nam hiện nay, đã
và đang thu hút các cơ quan, các nhà khoa học nghiên cứu tìm giải pháp. Kết
quả nghiên cứu của các công trình, các nhà khoa học đã được đăng tải trong
các tài liệu khác nhau.
2.1. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về XĐGN nói
chung:
Trong cuốn sách Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện
nay (1997) của tác giả Nguyễn Thị Hằng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đề
cập đến nội dung thực trạng đói nghèo ở nông thôn Việt Nam, tác giả đã lý
giải các nguyên nhân và những vấn đề cần được giải quyết trong trong công
tácXĐGNtrong khu vực nông thôn ở nước ta.
Hà Quế Lâm trong cuốn Xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số
nước ta hiện nay - thực trạng và giải pháp (2002),Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội. Đã phân tích những đặc điểm về địa lý, văn hóa, kinh tế ở những vùng
đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, khái quát tình trạng đói nghèo và thực

trạng XĐGN ở cácđịa phương trong những năm cuối thế kỷ XX (19922000); đồng thời nêu những khuyến nghị về định hướng và một số giải pháp

9


XĐGN cho đồng bào dân tộc thiểu số. Theo tác giả để XĐGN vùng đồng bào
dân tộc thiểu số cần thực hiện các nhóm vấn đề như phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường; trợ giúp các đối tượng chính sách xã hội; cứu tế, viện trợ khẩn
cấp; chống tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa.
Trong cuốn Chính sách xóa đói giảm nghèo thực trạng và giải pháp
của tác giả Lê Quốc Lý (2012), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Với 9
chương, cuốn sách đã trình bày một cách tổng quan về thực trạng đói nghèo ở
Việt Nam; chủ trương, đường lối của Đảng và các chính sách của nhà nước về
XĐGN; các trương trình XĐGN điển hình việc thực hiện chính sách XĐGN
của việt nam trong giai đoạn 2001 - 2010; nêu những định hướng, mục tiêu
XĐGN và cơ chế giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả chính sách XĐGN.
Đề cấp đến lĩnh vực về phát triển kinh tế ở nước ta và những thách
thức đặt ra cho nền kinh tế Việt Nam là sự chênh lệch giàu nghèo, vấn
đềXĐGNcần được giải quyết kịp thời, nội dung này được trình bày trong
cuốn sách Tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và vấn đề xoá đói giảm
nghèo ở Việt Nam (1999), Vũ Thị Ngọc Phùng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà
Nội.
Cuốn sáchĐói nghèo ở Việt Nam (2001), Chu Tiến Quang, Nxb Nông
nghiệp, Hà Nội. Tác giả đã khái quát chung về công tác XĐGNvà những khó
khăn, thách thức khi giải quyết vấn đề XĐGNở nước ta.
Trong cuốn sách Một số chính sách quốc gia về việc làm và xoá đói
giảm nghèo (2002), của tác giả Lê Quyết, Nxb Lao động, Hà Nội. Đã đề cập
đến một số chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện giải quyết
vấn đề việc làm và công tácXĐGN.
Thực trạng đói nghèo và nội dung các giải pháp thực hiện XĐGNở

nước ta được các tác giả đề cập trên nhiều khía cạnh khác nhau như: phát
triển kinh tế nông nghiệp; nguồn vốn đầu tư cho chính sáchXĐGN; kết quả

10


trong công tác XĐGN ở nước ta đều được nhiều bài viết trên các tạp chí đề
cập như: Tăng trưởng, đói nghèo và bất bình đẳng ở Việt Nam,Tạp chí Lao
động và Xã hội, 2004, số 240 - 241 - 242;Cuộc chiến chống đói nghèo ở Việt
Nam - Thực trạng và giải pháp, Tạp chí Lao động và Xã hội, 2005, số 272;
Giải pháp tài chính cho chống đói nghèo một cách bền vững,Tạp chí Kinh tế
và Dự báo, 2006, số 1.
Đặc biệt, trong bài viết Tác động của chính sách xóa đói, giảm nghèo
đối với sự phân hóa xã hội ở nước ta, Trần Văn Phong, Tạp chí Lý luận chính
trị, 2006, số 4. Tác giả đã nêu bật những kết quả thực hiện chính sáchXĐGN,
trong đó nhấn mạnh kết quả XĐGNđã tác động đến đời sống xã hội ở nước ta
rất rõ rệt.
Trong cuốn sáchPhân hóa giàu - nghèo ở Việt Nam hiện nay - Một số
vấn đề lý luận và thực tiễn của tác giả Bùi Thị Hoàn (2013), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách trình bày khái niệm phân hóa giàu - nghèo,
những vấn đề liên quan và tác động của nó đối với sự phát triển xã hội. Ngoài
ra, tác giả tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân, xu hướng vận động và
những vấn đề đặt ra đối với sự phân hóa giàu - nghèo trong nên kinh tế thị
trường ở Việt Nam. Hơn nữa, tác giả đề ra một số giải pháp chủ yếu nhằm
hạn chế sự phân hóa giàu - nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam.
Nhiều tác giả đã trình bày trong cuốn sách Toàn cầu hóa, tăng trưởng
và nghèo đói - xây dựng một nền kinh tế hội nhập(2002), Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội. Đã nêu lên lý luận về mối quan hệ biện chứng giữa tăng trưởng
kinh tế, công bằng xã hội với vấn đề XĐGN, nêu lên thực trạng đói nghèo và
một số giải pháp XĐGN bền vững ở Việt Nam, đưa nền kinh tế hội nhập với

thế giới.
Bài báo có tựa đềKết quả thực hiện chương trình quốc gia về xóa đói
giảm nghèo ở Việt Nam hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Mai (Tạp chí lịch sử

11


Đảng số 4 - 2010) đã tổng kết một số chủ trương của Đảng và chương trình
của Chính phủ về XĐGN từ năm 1996 - 2008; đồng thời, nêu một số kết quả
đạt được của chương trình để minh chứng “Đó là những cố gắng vượt bậc của
Đảng, Nhà nước và của cả cộng đồng trong thực hiện chính sách an sinh xã
hội, vì mục tiêu phát triển bền vững”.
Bài viết “Tăng trưởng kinh tế gắn với XĐGN ở Việt Nam (1991 - 2010)”
của Phạm Đức Kiên (Tạp chí Lịch sử Đảng số 1 - 2011) cho rằng, thực tiễn gần
25 năm đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt từ khi
thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội (1991) đã và đang minh chứng tăng trưởng kinh tế gắn với XĐGN là đảm
bảo cho tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, đồng thời cải thiện đời sống vật
chất và tinh thần của đại bộ phận nhân dân. Làm rõ nhận định trên, tác giả dẫn
chứng những chủ trương của Đảng, chương trình của Chính phủ về XĐGN và
các kết quả của nó trong giai đoạn từ năm 1991 - 2010.
Tác giả Trần Lê Thanh trong bài “Phát huy vai trò của các tổ chức xã
hội trong xóa, đói giảm nghèo”, đăng trên tạp chí Lich sử Đảng số tháng 4 2011, nhận thấy, MTTQ Việt Nam và các đoàn thể như Đoàn Thanh niên
Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ…, các tổ chức xã hội nghề
nghiệp như Hội làm vườn, Hội nuôi ong, Hội trồng cây gây rừng, hội thả cá…
và các tổ chức xã hội khác như hội Bảo thọ. Hội khuyến học, Hội chữ thập
đỏ, các loại hình quỹ… với tính chất tự nguyện phi lợi nhuận là những tổ
chức thích hợp trong phối hợp với nhà nước thực hiện mục tiêu XĐGN. Tại
Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII (6/1992) cụm
từ “xóa đói giảm nghèo” được Đảng ghi nhận và đặt trong mối quan hệ với

các chính sách xã hội khách. Từ đó, trong thực tế, XĐGN với tính chất của
một chính sách xã hội được thực thi bởi chủ thể nhà nước, đồng thời có sự
tham gia hỗ trợ của các tổ chức xã hội nhằm góp phần đẩy mạnh phong trào.

12


Cuối cùng tác giả kết luận “Chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng là cơ
sở quan trọng để phát huy hơn nữa vai trò của các tổ chức xã hội trong thực
hiện Chương trình mục tiêu quốc gia XĐGN bền vững 2011- 2015”.
Trong bài viết Về thực hiện chính sách XĐGN ở Việt Nam giai đoạn
2011- 2020”tác giả Trần Ngọc Hiên (Tạp chí Cộng sản điện tử ngày 11- 72011) nêu lên những nhân tố tác động đến chính sách XĐGN Việt Nam trong
thời gian từ năm 2011- 2020 như tăng trưởng kinh tế phiến diện, môi trường
bị tàn phá, sự hạn chế về năng lực tổ chức, quản lý của bộ máy nhà nước các
cấp, trên cơ sở đó, tác giả đưa ra định hướng chính sách XĐGN cho Đảng và
Nhà nước trong thời gian 2011- 2020. Đó là đổi mới mô hình tăng trưởng
kinh tế; tạo lập những tiền đề, điều kiện để giải quyết vấn đề đói nghèo trong
mô hình mới; đổi mới tổchức và thể chế quản lý của Nhà nước theo yêu cầu
đổi mới mô hình kinh tế. Mặt khác, tác giả đề xuất, để XĐGN hiệu quả cần
đổi mới tư duy và phương pháp hoạch định thực hiện chính sách XĐGN.
Bài “Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững ở Việt Nam” của
Nguyễn Trọng Đàm (Tạp chí Lịch sử Đảng số tháng 9- 2012) tổng kết một số
thành công của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và các chương trình giảm
nghèo (2006- 2010), đồng thời chỉ ra những chính sách mới trong Nghị quyết
số 80/NQ-CP ngày 19 tháng5 năm 2011 của chính phủ. Bên cạnh đó tác giả
còn nêu lên một số mục tiêu và giải pháp cần thực hiện trong thời gian từ năm
2012- 2015 như cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người
nghèo, trước hết là ở khu vực miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; tạo
sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng
nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị

và nông thôn giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư.
Bộ LĐTB&XH (1/1999), Chương trình Quốc gia XĐGN, “Kỷ yếu hội
nghị triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia XĐGN và chương trình phát

13


triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”,
Nxb Lao động, Hà Nội. Kỷ yếu trích những bài phát biểu của các đồng chí
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, báo cáo của lãnh đạo Bộ LĐTB&XH và các cơ
quan có liên quan của chính phủ và báo cáo của một số địa phương về tình
hình, kết quả thực hiện chương trình mục tiêu XĐGN trong năm 1997, 1998
và phương hướng nhiệm vụ năm 1999, 2000 tại hội nghị.
Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam trong tiến trình đổi mới” (xuất bản tháng 1/2009 tại Hà Nội) do Trung
tâm Đào tạo, bồi dưỡng giảng viên Lý luận Chính trị - Đại học Quốc gia Hà
Nội chủ trì có bài: “Chủ trương, chính sách của Đảng về XĐGN trong thời kỳ
đổi mới và những vấn đề đặt ra” của tác giả Hồ Tố Lương. Bài viết đã khái
quát các chủ trương, chính sách và quá trình thực hiện chính sách XĐGN của
Đảng từ Đại hội VII (1991) đến Đại hội X (2006), nêu những thành tựu và
thách thức của công cuộc XĐGN.
“Hội nghị đánh giá Chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN và
chương trình 135” của Bộ LĐTB&XH và UNDP (2004) đã đưa ra những bài
tham luận của các cấp, ban, ngành có liên quan và các nhà nghiên cứu về kết
quả cũng như những mặt tồn tại của Chương trình Quốc gia về XĐGN và
chương trình 135 đã thực hiện, đồng thời các tham luận cũng đưa ra các giải
pháp để thực hiện tốt hơn chương trình này trong các giai đoạn tếp theo…
Vấn đề XĐGN đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trên nhiều phương
diện khác nhau, điều này được thể hiện trong các công trình nghiên cứu luận
văn và luận án của nghiên cứu sinh, học viên cao học dưới nhiều góc độ khác

nhau.
Trong luận văn thạc sĩ Khoa học Chính trị có đề tài: Đảng bộ tỉnh Kon
Tum lãnh đạo xóa đói, giảm nghèo trong giai đoạn hiện nay (2007), Lê Như
Nhất, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã mô tả quá trình

14


Đảng bộ tỉnh Kon Tum quán triệt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng
và Nhà nước vào việc lãnh đạo thực hiện XĐGN ở tỉnh. Những thành tựu, hạn
chế và rút ra một số kinh nghiệm về sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Kon Tum
đối với công tácXĐGN.
Tiếp cận dưới góc độ kinh tế có đề tài “Những giải pháp kinh tế xã
hội chủ yếu nhằm XĐGN ở Hà Tĩnh” (Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) của tác giả Trần Đình Đàn (2001); “Giải
pháp tín dụng góp phần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo trong giai
đoạn hiện nay” (Luận án Tiến sỹ kinh tế, Học viện chính trị quân sự) của tác
giả Đào Tấn Nguyên… Đây là những luận án về XĐGN nhưng dưới góc độ
của những nhà hoạch định kinh tế. Do vậy, các giải pháp cho vấn đề XĐGN
chủ yếu là tiếp cận ở một khía cạnh về mặt kinh tế mà chưa có sự tiếp cận
tổng quát trên tất cả các mặt.
Nhiều luận văn có phạm vi thời gian và không gian khác nhau nhưng
đều có chung vấn đề nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh lãnh đạo thực hiện XĐGNở
địa phương như: Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm
nghèo từ năm 1996 đến năm 2005 (2008), Trần Thị Thúy Hạnh, Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội.
Đề tài “Đảng bộ tỉnh Bến Tre lãnh đạo xóa đói giảm nghèo từ năm
1986 đến năm 2011” (Luận án Tiến sỹ lịch sử Đảng, Trường Đại học khoa
học xã hội và Nhân văn) của tác giả Nguyễn Tôn Phương Du; “Quá trình thực
hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Cao Bằng từ năm 2001

đến năm 2010”, Luận văn Thạc sỹ Lịch sử Đảng, Trường Đại học khoa học
xã hội và Nhân văn) của tác giả Ma thị Tuyền; “Quá trình thực hiện chính
sách xóa đói giảm nghèo của Đảng ở tỉnh Yên Bái từ năm 1996 đến năm
2010” (Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử, Đại học khoa học xã hội và Nhân
văn) của tác giả Lương Thị Thuần;“Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lãnh đạo thực hiện

15


xóa đói giảm nghèo từ năm 1997 đến năm 2010” (Luận văn Thạc sỹ Lịch sử
Đảng, Trường Đại học khoa học xã hội và Nhân văn) của tác giả Trần Cao
Quý.Đề tài luận văn Đảng bộ tỉnh Phú Yên lãnh đạo thực hiện xóa đói giảm
nghèo từ năm 2001 đến năm 2010 (2014), Lê Xuân Trường, Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội… Những luận văn này đã có cách tiếp cận
tổng quát về những chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN và đã được
áp dụng vào từng địa phương cụ thể. Những đề tài này đã giúp tác giả rất
nhiều trong việc tiếp cận vấn đề đề giải quyết đề tài nghiên cứu của mình.
2.2. Nhóm các công trình khoa học nghiên cứu về Đảng bộ tỉnh
Lạng Sơn và những vấn đề liên quan đến sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh
Lạng Sơn trong việc thực hiện chínhXĐGN.
Vấn đề Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đã có một sốcông trình khoa học đề
cập đến trong quá trình nghiên cứu của các tác giả trên các lĩnh vực về kinh
tế, văn hóa, xã hội như:
Trong luận văn thạc sĩ với đề tài: Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo xây
dựng nếp sống văn hóa từ năm 2000 đến năm 2010 (2012), Vi Thùy Dịu,Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong luận
văn tác giả đã đề cập đến khái niệm nếp sống văn hóa; xây dựng nếp sống văn
hóa. Trình bày sự lãnh đạo của đảng bộ tỉnh Lạng Sơn trong xây dựng nếp
sống văn hoá trên địa bàn tỉnh, gắn liền với sự chỉ đạo cụ thể với những biện
pháp trên các lĩnh vực: xây dựng gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên

tiến; xây dựng gia đình văn hoá; xây dựng làng, bản, khu phố văn hoá; xây
dựng cơ quan, đơn vị có nếp sống văn hoá; đẩy lùi hủ tục lạc hậu, các loại tội
phạm và tệ nạn xã hội góp phần giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc dân
tộc từ năm 2000 đến năm 2010. Đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong công
tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nếp sống văn hóa của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn.

16


Trong luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: Nâng cao vai trò của Nhà
nước trong xóa đói giảm nghèo ở Lạng Sơn, (2010), Tạ Đức Thanh, Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội. Tác giả đã hệ thống hóa lý luận về
XĐGNvà vai trò của Nhà nước trong hoạt độngXĐGN. Phân tích, đánh giá
thực trạng về vai trò của Nhà nước trong hoạt động XĐGNtại Lạng Sơn. Đề
xuất và luận cứ có cơ sở khoa học về những giải pháp nhằm nâng cao vai trò
của Nhà nước trong hoạt động XĐGNở Lạng Sơn.
Nhìn chung, từ cách tiếp cận và nghiên cứu nhiều chuyên ngành
khác nhau của các công trình trên đã góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận
và thực tiễn của vấn đề đói nghèo và công tác XĐGN ở nước ta trong giai
đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của các công trình đó có giá trị tham
khảo để thực hiện đề tài luận văn. Tuy nhiên, đến nay chưa có công
trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện dưới góc độ của khoa
học chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam về sự lãnh đạo của
Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đối với công tác XĐGN trên địa bàn tỉnh từ năm
2000 đến năm 2015 (từ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII đến kết thúc
nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV).
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1.Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở phục dựng một cách có hệ thống chủ trương và sự chỉ đạo
thực hiện chính sách XĐGN của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 đến

năm 2015, luận văn làm rõ sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn
trong việc thực hiện chính sách XĐGN, rút ra kinh nghiệm để vận dụng vào
thực tiễn XĐGN hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích đề ra, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Làm rõ những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo thực hiện chính sách
XĐGN của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn.

17


- Làm rõ chủ trương và quá trình chỉ đạo thực hiện chính sách XĐGN
của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 đến năm 2015.
- Từ thực tiễn lịch sử lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về thực
hiện chính sách XĐGN, nêu lên những nhận xét về thành tựu, hạn chế, lý giải
nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế đó và đúc rút kinh nghiệm về sự
lãnh đạo và chỉ đạo thực hiện chính sách XĐGN của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn
từ năm 2000 đến năm 2015.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Những chủ trương và biện pháp của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn đối với
công tác XĐGN từ năm 2000 đến năm 2015.
Các hoạt động XĐGN ở tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 đến năm 2015
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Về nội dung: Nghiên cứu làm rõ chủ trương và sự lãnh đạo, chỉ đạo
của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn trong việc thực hiện chính sách XĐGN.
- Về thời gian: Từ năm 2000 đến năm 2015 (15 năm tỉnh Lạng Sơn
thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ)
- Về không gian: Khảo sát đánh giá việc thực hiện chính sách XĐGN
trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn (1 thành phố và 10 huyện).

5. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu
5.1. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic là chủ
yếu, bên cạnh đó kết hợp các phương pháp khác nhau như: phân tích, tổng
hợp, thống kê, so sánh…
5.2. Nguồn tài liệu:
- Các văn ki ện của Đảng, Nhà nước và địa phương có liên quan trực
tiếp đến đề tài.

18


- Các tài liệu tổng kết của các cơ quan Đảng, Nhà nước và địa phương
có liên quan đến đề tài.
- Các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học qua sách chuyên
khảo, bài đăng tạp chí, luận văn, luận án có đề cập trực tiếp hoặc liên quan
đến đề tài đã được công bố.
Các nguồn tài liệu đó là cơ sở thực tiễn - lịch sử để tác giả dựa vào
thực hiện luận văn, trong đó quan trọng nhất là các Nghị quyết, Chỉ thị của
Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Đảng
bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn có liên quan đến XĐGN.
6. Đóng góp của luận văn
- Hệ thống hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và của Đảng bộ tỉnh Lạng
Sơn trong lãnh đạo thực hiện chính sách XĐGN từ năm 2000 đến năm 2015.
- Cung cấp một cách có hệ thống, phong phú những tư liệu, sự kiện cơ
bản về quá trình Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo thực hiện chính sách XĐGN
từ năm 2000 đến năm 2015 qua hai giai đoạn 2000 - 2010 và 2011 - 2015.
- Đánh giá một cách khách quan những kết quả đạt được, những hạn
chế và luận giải nguyên nhân về những ưu điểm, hạn chế trong quá trình lãnh
đạo thực hiện chính sách XĐGN từ năm 2000 đến năm 2015 của Đảng bộ

tỉnh Lạng Sơn.
- Đúc rút những kinh nghiệm về lãnh đạo thực hiện chính sách XĐGN
của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn từ năm 2000 đến năm 2015 có thể vận dụng vào
thực tiễn trong giai đoạn hiện nay.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn về
xóa đói giảm nghèo từ năm 2000 đến năm 2010.

19


Chương 2: Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lãnh đạo đẩy mạnh xóa đói giảm
nghèo từ năm 2011 đến năm 2015.
Chương 3: Nhận xét và một số kinh nghiệm.
CHƢƠNG 1
CHỦ TRƢƠNG VÀ SỰ CHỈ ĐẠO CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH LẠNG SƠN
VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TỪ NĂM 2000 ĐẾN NĂM 2010
1.1. Những yếu tố tác động đến sự lãnh đạo thực hiện chính sách
xóa đói giảm nghèo của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn và chủ trƣơng của
Đảng bộ
1.1.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự lãnh đạo xóa đói giảm nghèo
* Điều kiện tự nhiên và kinh tếxã hội
Vị trí địa lý: Lạng Sơn là tỉnh miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của Việt
Nam; cách thủ đô Hà Nội 154 km đường bộ và 165 km đường sắt; phía Bắc
giáp tỉnh Cao Bằng, phía Đông Bắc giáp Trung Quốc, phía Đông Nam giáp
tỉnh Quảng Ninh, phía Nam giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây Nam giáp tỉnh
Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Bắc Cạn. Theo chiều Bắc Nam 22o27’21o19’ vĩ Bắc; chiều Đông Tây 106o06 - 107021’ kinh Đông[64; tr. 3].
Địa hình Lạng Sơn phổ biến là núi thấp và đồi, ít núi trung bình và

không có núi cao. Độ cao trung bình là 252m so với mực nước biển; Nơi thấp
nhất là 20m ở phía Nam huyện Hữu Lũng, trên thung lũng sông Thương; Nơi
cao nhất là đỉnh Phia Mè (thuộc khối núi Mẫu Sơn) cao 1.541m so với mặt
biển. Hướng địa hình rất đa dạng và phức tạp: Hướng Tây Bắc - Đông
Namthể hiện ở máng trũng Thất Khê - Lộc Bình, trên đó có thung lũng các
sông Bắc Khê, Kỳ Cùng và Tiên Yên (Quảng Ninh) và dãy hồ Đệ Tam đã
được lấp đầy trầm tích Đệ Tam và Đệ Tứ, tạo thành các đồng bằng giữa núi
có giá trị đối với ngành nông nghiệp của tỉnh như Thất Khê, Na Dương, Bản

20


Ngà; Hướng Đông Bắc - Tây Nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Hữu
Lũng, Bắc Sơn, Chi Lăng, Văn Quan và phần lớn huyện Văn Lãng, hướng
này cũng thấy ở núi đồi huyện Cao Lộc (các xã Lộc Yên, Thanh Lòa và
Thạch Đạn); Hướng Bắc Nam thể hiện ở hướng núi thuộc các huyện Tràng
Định, Bình Gia và phần phía Tây huyện Văn Lãng; Hướng Tây Đông thể hiện
ở hướng của quần sơn Mẫu Sơn với khoảng 80 ngọn núi.
Đất đai: Theo thống kê (10/1995), diện tích đất tự nhiên là 818.725ha,
trong đó: đất nông nghiệp là 64.630,61 ha (chiếm 7,59%); đất lâm nghiệp có
rừng (rừng tự nhiên và rừng trồng) là 172.635,01ha (chiếm 21,08%); đất
chuyên dùng là 10.787 ha (chiếm 1,33%); đất ở là 4.611,48 ha (chiếm
0,56%); đất chưa sử dụng và các loại đất khác là 565.969,7 ha (chiếm
69,13%). Đất đai Lạng Sơn được chia thành 7 vùng với 16 tiểu vùng địa lý
thổ nhưỡng gồm 43 loại đất khác nhau phù hợp với nhiều loại cây trồng khác
nhau [64; tr. 5].
Khoáng sản: Trong địa phận tỉnh Lạng Sơn, nhóm khoáng sản kim loại
gồm có kim loại đen (sắt, man-gan), kim loại màu (nhôm, quặng bô-xít,
quặng alít, đồng, chì, kẽm), kim loại quý (vàng) và kim loại hiếm (thiếc, môlíp-đen, van-an-đi, thủy ngân); khoáng sản phi kim loại gồm có khoáng sản
nhiên liệu (than nâu, than bùn); khoáng sản dùng làm nguyên liệu áp quang và

áp điện (thạch anh kỹ thuật); khoáng sản dùng làm nguyên liệu và phân bón;
khoáng sản dùng làm vật liệu xây dựng [64; tr. 6].
Khí hậu: Lạng Sơn mang tính điển hình của khí hậu miền Bắc Việt
Nam là khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình từ 17 - 220C, có tháng
lạnh nhất có thể giảm xuống 50C, có lúc 00C hoặc dưới 00C. Nằm ở phần cực
bắc của đới vĩ độ thấp gần giáp chí tuyến bắc, giữa các vĩ độ 21 019’ và 22027’
vĩ bắc, và giữa 1060 06’ và 107021’ kinh Đông nên Lạng Sơn có nguồn bức xạ
phong phú, cho phép các loại cây trồng vật nuôi bốn mùa sinh sôi nảy nở; tuy

21


nhiên Lạng Sơn lại nằm ở cửa ngõ đón gió mùa mùa đông, nơi có gió mùa
cực đới đến sớm nhất và kết thúc muộn nhất ở miền Bắc nước ta nên có mùa
đông lạnh [64; tr. 7].
Độ ẩm trung bình năm của không khí ở Lạng Sơn phổ biến là từ 80 85%, thấp hơn nhiều vùng khác ở nước ta. Ít có sự chênh lệch về độ ẩm tương
đối giữa các vùng và giữa các độ cao trong tỉnh.
Lượng mưa: Lạng Sơn nằm ở khu vực Đông Bắc, ít mưa của vùng khí
hậu miền Bắc; lượng mưa trung bình năm là 1.200 - 1.600 mm. Nơi duy nhất
có lượng mưa trên 1.600mm là vùng núi cao Mẫu Sơn (2.589mm); tại Lạng
Sơn có Na Sầm (1.118 mm) và Đồng Đăng (1.100mm) là những trung tâm
khô hạn của miền Bắc [64; tr. 10].
Sông ngòi: Chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, lại nằm trong
vùng đất dốc thuộc khu miền núi Đông Bắc, Lạng Sơn có mạng lưới sông
ngòi khá phong phú. Mật độ mạng lưới sông ở đây dao động trung bình từ 0,6
đến 1,2/km2. So với mật độ sông suối trung bình của cả nước là 0,6/km2 thì
mật độ sông suối của Lạng Sơn thuộc loại từ trung bình đến khá dày. Lạng
Sơn có 5 sông chính độc lập, đó là sông Kỳ Cùng, Sông Thương, Sông Lục
Nam, sông Tiên Yên- Ba Chẽ (hay Nậm Luổi - Đồng Quy) và sông Nà Lang.
Về kinh tế: Những năm qua, kinh tế của tỉnh có bước phát triển khá, tốc

độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 đạt 10,04%, năm
2006 đạt 10,34%, năm 2007 tăng trưởng kinh tế đạt 11,58%. Cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng tích cực: (năm 2006) nông lâm nghiệp là 40,38%,
công nghiệp-xây dựng 21,14%, thương mại- dịch vụ 38,48%; năm 2007 nông
lâm nghiệp là 38,9%, công nghiệp-xây dựng 21,8%, thương mại- dịch vụ
39,3% [64; tr. 21].
Lĩnh vực nông lâm nghiệp - nông thôn: Tốc độ tăng trưởng bình quân
hàng năm giai đoạn 2001 - 2005 đạt 4,75%; năm 2007 là 8,25%. Sản lượng

22


lương thực bình quân hàng năm là 250.000-270.000 tấn. Năm 2006 đạt
260.000 tấn, năm 2007 ước đạt 280.000 tấn[64; tr. 24].Cơ cấu nông nghiệp và
nông thôn có bước chuyển dịch tích cực trên cơ sở khai thác và phát huy lợi
thế kinh tế đồi rừng để phát triển hàng hoá, đa dạng hoá ngành nghề, kinh tế
trang trại tiếp tục phát triển. Kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn được ưu
tiên đầu tư, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới, chất lượng cuộc sống của nhân
dân được nâng lên, các dịch vụ sản xuất ngày càng được mở rộng và phát
triển. Tỉ lệ che phủ rừng năm 2006 là 43,06%, năm 2007 là 44,4%.
Ngành công nghiệp: Tỉnh chưa có cơ sở sản xuất lớn, một số sản phẩm
chủ yếu là gạch nung; khai thác đá; quặng sắt; bô-xít,; lắp ráp; sửa chữa cơ
khí; chế biến lâm sản…Một số cơ sở công nghiệp như: Nhà máy nhiệt điện
Na Dương (công suất 100MW) hoạt động từ năm 2005; Nhà máy xi măng
Hồng Phong (công suất 10 vạn tấn năm) hoạt động từ giữa năm 2006; Nhà
máy xi măng Đồng Bành (công suất 90 vạn tấn năm). Tốc độ tăng trưởng
bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2005 là trên 19%, năm 2006 là 24,9%,
năm 2007 là 10,85% [64; tr. 31].
Phát triển thương mại, dịchvà kinh tế cửa khẩu: được xác định là lĩnh
vực mũi nhọn, là khâu đột phá trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ

cấu kinh tế của tỉnh, có tốc độ tăng trưởng cao thời kỳ 2001 - 2005 là 13,52%;
năm 2006 là 11,97%, năm 2007 là 15,19%. Tổng mức lưu chuyển hàng hoá
bán lẻ tăng bình quân hàng năm 21,6%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm
2006 đạt 568 triệu USD, năm 2007 tổng kim ngạch xuất nhập khẩuước đạt
985 triệu USD (tăng 71,2% cùng kỳ, vượt 51,3% kế hoạch năm)[64; tr. 36].
Hoạt động du lịch phát triển mạnh và đa dạng. Trên địa bàn tỉnh hiện
đã hình thành các tuyến du lịch quốc tế và nội địa, trong đó các tuyến du lịch
từ Trung Quốc vào Việt Nam và từ Việt Nam qua Trung Quốc, Lạng Sơn là
điểm trung chuyển và đón khách quan trọng. Năm 2006, Lạng Sơn đón trên 1

23


triệu lượt khách du lịch; năm 2007 đón 1,4 triệu lượt khách (tăng 18% so
cùng kỳ) [64; tr. 39].
Hệ thống doanh nghiệp phát triển nhanh, hiện nay toàn tỉnh có trên 700
doanh nghiệp là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp
tư nhân.
Tổng thu ngân sách: trên địa bàn hàng năm đều tăng, giai đoạn 20012006, tổng thu ngân sách trên địa bàn bình quân mỗi năm đạt trên 700 tỷ đồng,
gấp 1,6 lần so với giai đoạn 1996 - 2000; năm 2001 đạt 1.017 tỷ đồng; năm 2006
đạt 960 tỷ đồng; năm 2007 ước đạt 1.379,3 tỷ đồng (đạt 123,5% kế hoạch, tăng
43,6% so với năm 2006); trong đó thu thuế xuất nhập khẩu đạt 975 tỷ đồng; thu
nội địa là 404,3 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương ước 2.194,3 tỷ đồng,
đạt 125,9% dự toán; trong đó chi cân đối ngân sách địa phương đạt 1.616 tỷ
đồng, đạt 118% dự toán, tăng 12,97% cùng kỳ[64; tr. 43].
Kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội: giao thông, thuỷ lợi, điện lưới, y tế,
giáo dục, bưu chính viễn thông,…được tăng cường. Đến cuối năm 2006 đã có
83% số xã có đường ô tô đi lại được 4 mùa (100% số xã có đường ô tô đến
trung tâm xã); 94,3% số xã có điện lưới quốc gia với 84% số hộ được sử dụng
điện lưới; 58% dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh; hệ thống

thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho trên 56% diện tích cây lương thực; 100% số
xã có điện thoại cố định (đạt 6,5 máy/100 dân); 67% số xã có điểm bưu điện
văn hoá xã; 100% xã có báo đọc trong ngày [64; tr. 47].
Văn hoá - xã hội: Có nhiều chuyển biến tiến bộ, đời sống của nhân dân
tiếp tục được cải thiện. Giáo dục - Đào tạo có bước phát triển mới, mở rộng
về quy mô và từng bước nâng cao về chất lượng. Tỉnh đã được công nhận đạt
chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và xoá mù chữ từ năm 1995 và đạt chuẩn phổ
cập Giáo dục THCS vào năm 2006. Có 48 trường Tiểu học và Trung học cơ
sở đạt chuẩn quốc gia. Lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân, dân số - kế

24


hoạch hoá gia đình từng bước nâng cao về chất lượng, 100% xã có trạm y tế,
trong đó 70% xã có bác sỹ, 79,7% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã. Văn
hoá, văn nghệ, thông tin, thể dục thể thao được đẩy mạnh, việc giữ gìn và
phát huy các giá trị truyền thống,bản sắc văn hoá dân tộc được coi trọng; 70%
số hộ gia đình được công nhận là gia đình văn hoá; 30% số thôn, bản, khối
phố đạt tiêu chuẩn văn hoá; 75% số cơ quan, đơn vị được công nhận danh
hiệu cơ quan văn hoá; 100% số hộ nghe được Đài Tiếng nói Việt Nam; 74%
số hộ được xem truyền hình[64; tr. 52].
Các chương trình XĐGN, giải quyết việc làm, phát triển kinh tế-xã hội
các xã đặc biệt khó khăn, các xã biên giới; hoạt động đền ơn đáp nghĩa, giúp
đỡ các đối tượng chính sách xã hội,… được triển khai tích cực, góp phần quan
trọng nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững ổn định chính trị - xã hội.
Ngoài những điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, văn hoá nhân
văn phong phú… Lạng Sơn còn là tỉnh miền núi có hệ thống giao thông thuận
lợi có đường biên giới chung với Trung Quốc dài 253km, có 2 cửa khẩu quốc
tế (cửa khẩu đường bộ Hữu Nghị và cửa khẩu đường sắt Đồng Đăng) 2 cửa
khẩu quốc gia (Chi Ma, Bình Nghi) và 7 cặp chợ biên giới đã tạo điều kiện

cho Lạng Sơn trở thành điểm giao lưu, trung tâm buôn bán thương mại quan
trọng của các tỉnh trong cả nước với trung quốc, qua đó sang các nước Trung
Á, châu Âu. Nhất là trong điều kiện hiện nay, khi Nhà nước đang thực hiện
chính sách đầu tư phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, thì Lạng Sơn càng có
điều kiện để phát triển các nghành kinh tế, đặc biệt kinh tế thương mại, du
lich và dịch vụ.
Khu kinh tế cửa khẩu là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, là
khu vực phát triển năng động nhất, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển
các lĩnh vực kinh tế - xã hội, là trọng tâm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả
tỉnh.Lạng Sơn có lợi thế về phát triển kinh tế thương mại với điều kiện về khu

25


×