Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Luận Văn Thạc sĩ - Quản lý nhà nước về bình đẳng giới huyện củ chi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.02 KB, 8 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của dề tài
Bình đẳng giới có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, là
yếu tố tiền đề để xây dựng một nguồn nhân lực vững mạnh, cũng như đẩy mạnh
chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn xã hội.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước Việt Nam thực hiện nhiều bước
đột phá về nhận thức và hành động, từ khía cạnh luật pháp, chính sách đến thực
tiễn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng về bình đẳng giới: Việt Nam được
đánh giá là một trong những quốc gia xóa bỏ khoảng cách giới nhanh nhất trong
vòng 20 năm qua.
Điểm nổi bật trong việc bảo đảm quyền lợi về giới ở Việt Nam là việc
hoàn thiện khung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới. Ngay từ năm 1946,
trong Hiến pháp đầu tiên của chế độ mới, mục tiêu bình đẳng giới đã được ghi
nhận. Tiếp đó, trong các lần sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, việc bảo đảm bình đẳng
giới đều được quy định rõ ràng. Hiến pháp năm 2013 quy định “công dân nam,
nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình
đẳng giới” và “nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới” (Khoản 1 và Khoản 3 Điều
26). Vấn đề bình đẳng giới được cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp
luật như Luật Bình đẳng giới (năm 2006), Luật Phòng, chống bạo lực gia đình
(năm 2007) được triển khai thực hiện. Nhiều Bộ luật khác có liên quan mật thiết
đến quyền lợi của nam giới và nữ giới như Luật Phòng, chống mua bán người
(năm 2012), Bộ luật Lao động (năm 2012), Luật Việc làm (năm 2013),… đều
được lồng ghép vấn đề giới. Nhiều Nghị định và văn bản dưới luật được ban
hành để cụ thể hóa các nội dung của Luật Bình đẳng giới và Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình...Việt Nam đã ban hành Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới
giai đoạn 2011-2020 với mục tiêu nâng cao nhận thức, thu hẹp khoảng cách về
giới và nâng cao vị thế của phụ nữ; tích cực thực hiện các sáng kiến quốc tế và



2

khu vực nhằm thúc đẩy việc bảo vệ quyền của phụ nữ và chống phân biệt đối xử
đối với phụ nữ.
Nhờ những chính sách đúng đắn trên trong những năm qua, Việt Nam đạt
được những thành quả hết sức cơ bản về bình đẳng giới. Theo thống kê:
Về chính trị, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo tăng lên
trong giai đoạn vừa qua. Trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm, lao động nữ
hiện chiếm khoảng 48,5% trong tổng số lao động. Số lao động nữ được tạo việc
làm trong ngày càng tăng cao. Chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo được
Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, trong đó, những hộ nghèo do phụ nữ làm
chủ hộ cũng được hỗ trợ thiết thực qua nhiều kênh (từ Ngân hàng Chính sách xã
hội, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chương trình vay vốn
do nước ngoài tài trợ, quỹ giúp phụ nữ nghèo xóa đói giảm nghèo do ngân sách
nhà nước hỗ trợ kinh phí...). Trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, tỷ lệ biết chữ
của phụ nữ ở cả khu vực nông thôn và thành thị trong độ tuổi từ 15 - 40 không
khác biệt nhiều so với nam giới. Đối với vấn đề tiếp cận và thụ hưởng các dịch
vụ chăm sóc sức khỏe, một trong những nhiệm vụ quan trọng là hạn chế sự tăng
lên của tỷ số giới tính khi sinh. Trong đời sống gia đình, việc chia sẻ công việc
giữa vợ và chồng tăng đáng kể, đồng thời việc giảm dần gánh nặng của các công
việc không tên cho người phụ nữ được quan tâm hơn. Kể từ khi Luật Phòng,
chống bạo lực gia đình được ban hành và triển khai trong cuộc sống, nhận thức
của cán bộ và nhân dân về vấn đề này được tăng cường. Các hành vi bạo lực của
chồng đối với vợ bị cộng đồng xã hội và người dân lên án và đấu tranh tích cực
hơn. Bạo lực gia đình của chồng đối với vợ có xu hướng giảm. Tỷ lệ nạn nhân và
người gây bạo lực gia đình được tư vấn tăng lên. Các biện pháp phòng, chống
bạo lực trên cơ sở giới ngoài phạm vi gia đình được triển khai một cách tích cực.
Việc tổ chức tiếp nhận và hỗ trợ nạn nhân phụ nữ và trẻ em gái bị mua bán trở về
hòa nhập cộng đồng được quan tâm một cách cụ thể. các dịch vụ hỗ trợ như trợ
cấp khó khăn, học nghề, tạo việc làm, khám chữa bệnh và trợ giúp pháp lý, tạo



3

điều kiện cho nạn nhân vay vốn với lãi suất thấp để ổn định cuộc sống và hòa
nhập. Các cấp ủy, chính quyền các cấp có chuyển biến tích cực trong nhận thức
và hành động về thực hiện bình đẳng giới. Quyền bình đẳng giới trên các lĩnh
vực chính trị, kinh tế, bảo vệ sức khỏe, đời sống gia đình,… được thực hiện đầy
đủ hơn.
Củ Chi là huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh,
nằm ở vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội (có tốc độ đô thị hóa cao).
Trong những năm qua, cùng với sự quan tâm chăm lo phát triển các lĩnh vực
kinh tế, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội luôn được Huyện ủy, Ủy ban nhân dân
huyện Củ Chi tập trung chỉ đạo thực hiện thường xuyên, liên tục và sự tham gia
thực hiện của cả Hệ thống chính trị và nhân dân trên địa bàn huyện.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, UBND huyện tiếp tục
đưa nội dung thực hiện các mục tiêu bình đẳng giới, nâng cao vị thế của phụ nữ
là một trong những định hướng phát triển, tạo điều kiện thuận lợi công tác bình
đẳng giới và sự tiến bộ của phụ nữ huyện. Từ đó đã tạo được sự chuyển biến tích
cực trong nhận thức và ý thức trách nhiệm của cấp ủy, lãnh đạo các cấp. Một số
đơn vị, địa phương được giao chủ trì thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu trong Chiến
lược đã nắm bắt nội dung trọng tâm công tác, thực hiện thu thập cơ sở dữ liệu về
các chỉ tiêu, mục tiêu liên quan. Công tác tuyên truyền pháp luật về Bình đẳng
giới, về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước đã được các ngành, các cấp triển khai thực hiện với nhiều nội dung phong
phú, đa dạng, đã góp phần thay đổi nhận thức về giới, về sự tiến bộ của phụ nữ,
về bình đẳng giới của người dân, đặc biệt là đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức trên địa bàn huyện.
Bên cạnh nhứng thành tựu đạt được, vẫn còn những hạn chế nhất định:
thiếu cán bộ chuyên trách, thiếu cán bộ có kinh nghiệm; chế độ đãi ngộ còn thấp;

kinh phí và tài liệu tuyên truyền còn ít; vẫn còn một số đơn vị, địa phương còn
xem nhẹ công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới. Đây là một trong những


4

nguyên nhân dẫn đến trên thực tế, khoảng cách về giới vẫn còn tồn tại. Một số
nơi, một số lĩnh vực phụ nữ vẫn bị đối xử không công bằng. Nhìn chung, tỷ lệ
phụ nữ tham gia giữ các chức vụ lãnh đạo Đảng và Nhà nước tuy có tăng lên
trong vài năm gần đây nhưng vẫn còn thấp. Bạo lực gia đình vẫn còn là vấn đề
nóng bỏng. Tư tưởng định kiến đối với phụ nữ vần còn tồn tại trong đội ngũ cán
bộ, công chức và nhân dân. Từ đó ảnh hưởng đến việc tham gia chính trị, lao
động sản xuất của phụ nữ.
Chính vì vậy, vấn đề “Quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn
huyện Củ Chi” cần được quan tâm nghiên cứu để góp phần khắc phục những tồn
tại, hạn chế và phát huy những mặt đạt dược nêu trên nhằm thực hiện tốt vấn đề
bình đẳng giới.
2.Tình hình nghiên cứu
Các công trình nghiên cứu đề cập trực tiếp đến vấn đề bình đẳng giới còn
rất ít. Quản lý nhà nước về bình đẳng giới là một đề tài tương đối mới. Tính đến
nay, có nhiều công trình nghiên cứu cấp độ Luận văn Thạc sĩ viết về vấn đề bình
đẳng giới và quản lý nhà nước về bình đẳng giới.
Liên quan đế vấn đề bình đẳng giới có các đề tài sau đây:
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công “Quản lý nhà nước về bình
đẳng giới trong lĩnh vực lao động - xã hội” của tác giả Đào Ngọc Nga […….] đã
đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động xã hội và đề ra biện pháp khắc phục.
- Luận văn Thạc sĩ Quản lý hành chính công: Quản lý nhà nước về bình
đẳng giới tại Bình Dương của tác giả Bùi Thị Mỹ Ngân [ …..] đã phân tích đưa
ra những phân tích, thực trạng quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại tỉnh Bình
Dương. Qua đó, đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nước về bình

đẳng giới tại địa phương với quy mô trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra còn nhiều tài liệu, công trình, đề tài nghiên cứu và nhiều bài viết
của các nhà khoa học, chuyên gia có liên quan đến bình đẳng giới được đăng trên
các tạp chí và website…


5

Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu thực trạng vấn đề quản lý
nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh.
Chính vì vậy tác giả mạnh dạn chọn đề tài này hoàn toàn không có sự trùng lắp
với bất kỳ công trình nghiên cứu khoa học nào trước đó. Tuy nhiên, trong quá
trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài tác giả có tham khảo và kế thừa thành quả
của các công trình trước đó.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1 Mục đích của đề tài
Đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng việc triển khai tổ chức thực hiện công
tác quản lý nhà nước đối với bình đẳng giới tại địa bàn huyện Củ Chi, từ đó chỉ
ra các mặt làm được, các mặt chưa làm được, những bất cập, hạn chế và tìm ra
nguyên nhân, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao vai trò,
hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại trên địa bàn huyện Củ Chi trong
giai đoạn hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục đích đã đề ra, luận văn tập trung giải quyết các vấn đề cơ
bản sau:
- Phân tích cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý về bình đẳng giới và quản lý nhà
nước về bình đẳng giới.
- Đánh giá tình hình triển khai, tổ chức thực hiện những quy định của nhà
nước về bình đẳng giới.
- Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn

huyện Củ Chi.
- Đề xuất giải pháp và đưa ra các kiến nghị để nâng cao vai trò, hiệu quả
quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn huyện Củ Chi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại huyện Củ Chi.
4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: huyện Củ Chi
- Thời gian: từ năm 2011 đến nay (từ khi huyện triển khai thực hiện
Chương trình phát triển bình đẳng giới trên địa bàn huyện giai đoạn 20112015.
5. Phương pháp nghiên cứu


6

Để đảm bảo tính khoa học và logic, luận văn sử dụng các phương pháp
sau: điều tra xã hội học, tổng hợp và phân tích; phương pháp thống kê; phương
pháp so sánh…
6. Đóng góp của đề tài (sửa lại)
- Luận văn sẽ hệ thống hóa và làm rõ các cơ sở lý luận, thực tiễn của quản
lý nhà nước về bình đẳng đẳng giới.
- Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận văn đánh giá thực tiễn quản lý nhà
nước, chỉ ra những mặt hạn chế từ đó khắc phục và nâng cao vai trò quản lý nhà
nước về bình đẳng giới huyện Củ Chi.
- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho hoạt động quản lý nhà nước
về bình đẳng giới tại địa phương; đồng thời làm tài liệu nghiên cứu cho các học
viên, sinh viên chuyên ngành hành chính công cũng như những ai quan tâm đến
vấn đề này.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn

gồm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về bình đẳng giới
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa
bàn huyện Củ Chi
Chương 3: Các giải pháp nâng cao vai trò, hiệu quả quản lý nhà nước
về bình đẳng giới trên địa bàn huyện Củ Chi
8. Đề cương chi tiết
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH
ĐẲNG GIỚI
1.1. Tổng quan về bình đẳng giới
1.1.1. Khái niệm giới, giới tính
1.1.2. Bình đẳng giới và bất bình đẳng giới
1.1.2.1. Bình đẳng giới
1.1.2.2. Bất bình đẳng giới
1.1.3. Vai trò của bình đẳng giới đối với sự ổn định chính trị, sự phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội
1.1.3.1. Sự ổn định chính trị
1.1.3.2. Sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội
1.2 Quản lý nhà nước về bình đẳng giới


7

1.2.1. Sự cần thiết quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1.2.2. Nội dung quản lý nhà nước về bình đẳng giới
1.2.3 Hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bình đẳng giới
Tiểu kết
1.3. Bình đẳng giới tại một số quốc gia trên thế giới và Việt Nam
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH ĐẲNG
GIỚI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CỦ CHI

2.1. Đặc điểm vị trí địa lý, tự nhiên và kinh tế -xã hội của huyện Củ Chi
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về bình đẳng giới tại huyện Củ Chi
2.2.1. Xây dựng, ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy
phạm pháp luật về bình đẳng giới
2.2.2. Tổ chức bộ máy, nhân sự quản lý nhà nước về bình đẳng giới của huyện
2.2.2.1. Cấp huyện
2.2.2.2. Cấp xã
2.2.3. Kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới trong các lĩnh vực
2.2.3.1 Trong lĩnh vực chính trị
2.2.3.2 Trong lĩnh vực kinh tế, lao động
2.2.3.3 Trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ
2.2.3.4 Trong lĩnh vực y tế
2.2.3.5Trong lĩnh vực văn hóa và thông tin
2.2.3.6 Trong đời sống gia đình
2.2.4. Thanh tra, kiểm tra thực hiện bình đẳng giới
2.2.4. Phối hợp các cơ quan nhà nước trong thực hiện bình đẳng giới
2.4 Đánh giá công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới trên địa bàn
huyện Củ Chi
2.4.1. Những thành tựu, kết quả đã đạt được
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế
2.4.3. Nguyên nhân
2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan
2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan
2.4.4. Bài học kinh nghiệm
Tiểu kết
Chương III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TẠI HUYỆN CỦ CHI
3.1. Định hướng quản lý nhà nước về bình đẳng giới của Thành phố Hồ
Chí Minh và huyện Củ Chi
3.1.1. Định hướng của Thành phố Hồ Chí Minh

3.1.2. Định hướng của huyện Củ Chi


8

3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động quản lý nhà nước về
bình đẳng giới trên địa bàn huyện Củ Chi
3.2.1. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, chính sách về
bình đẳng giới
3.2.2. Đổi mới nhận thức, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về bình đẳng giới
3.2.3 Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bình đẳng giới
3.2.4 Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về bình
đẳng giới.
3.2.5 Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại
tố cáo liên quan đến bình đẳng giới
3.2.6 Kinh phí cho hoạt động bình đẳng giới
3.2.7 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về bình đẳng giới
3.3. Một số kiến nghị
Tiểu kết
KẾT LUẬN



×