Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 91 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐỖ QUANG VINH

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ
GIA SÚC, GIA CẦM Ở HUYỆN SÓC SƠN,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34. 04.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS Nguyễn Hữu Đạt

Hà Nội, 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin được cam đoan những nội dung, số liệu và kết quả nghiên cứu trong
luận văn “Quản lý Nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm tại huyện Sóc Sơn,
thành phố Hà Nội” mà bản thân tôi đã thực hiện trong quá tình làm luận văn tốt nghiệp
thạc sỹ chuyên ngành Quản lý kinh tế là trung thực. Trong quá trình nghiên cứu không
hề có bất kỳ sự sao chép nào mà không có trích dẫn nguồn, tác giả.
Tôi xin cam đoàn những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thực và tôi xin chịu
hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của mình.
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2017



Tác giả luận văn

Đỗ Quang Vinh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................... Error! Bookmark not defined.
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM .9
1.1. Quan niệm về gia súc, gia cầm và quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ......9
1.2. Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm.................................................................................................................................12
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm.................................................................................................................................21
1.4. Kinh nghiệm thực tiễn quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm và một số bài học rút ra cho huyện Sóc Sơn ..........................................................24
Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIẾT
MỔ GIA SÚC, GIA CẦM Ở HUYỆN SÓC SƠN, THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................30
2.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sóc Sơn .............................. 30
2.2. Tình hình hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở huyện Sóc Sơn ...........................36
2.3. Thực trạng công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động giết mổ gia
súc, gia cầm ở huyện Sóc Sơn .......................................................................................48
2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở
huyện Sóc Sơn ...............................................................................................................52
2.5. Đánh giá chung về công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm ...........................................................................................................................57
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚCVỀ GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM Ở HUYỆN SÓC SƠNTRONG THỜI
GIAN TỚI......................................................................................................................61

3.1. Bối cảnh mới, những thuận lợi và khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về
hoạt động giết mổ gia súc gia cầm trong thời gian tới ..................................................61
3.2. Định hướng hoàn thiện quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở
huyện Sóc Sơn ...............................................................................................................62
3.3. Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
ở huyện Sóc Sơn ............................................................................................................63
KẾT LUẬN ...................................................................................................................79


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ATTP:

An toàn thực phẩm

BCĐ:

Ban chỉ đạo

BCĐTƯVSATTP: Ban chỉ đạo Trương ương vệ sinh an toàn thực phẩm
BNNPTNT:

Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn

BTNMT:

Bộ Tài nguyên môi trường

CBCC:

Cán bộ, công chức


CP:

Chính phủ

CFIA:

Component Failure Impact Analysis

CT:

Chỉ thị

CQHCNN:

Cơ quan hành chính Nhà nước

GSGC:

Gia súc gia cầm

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HACCP:

Hanzard Analysis and Critical Control Point

HCNN:


Hành chính Nhà nước

HĐND:

Hội đồng nhân dân

HTX:

Hợp tác xã

KH&ĐT:

Kế hoạch và đầu tư

KH&CN:

Khoa học và công nghệ

KSGM:

Kiểm soát giết mổ

NĐ:

Nghị định

TAND:

Tòa án nhân dân


TNNHHMTV:

Trách nhiệm hữu hạn một thành viên


TTG:

Thủ tướng chính phủ

QCVN:

Quy chuẩn việt nam

QĐ:

Quyết định

QLNN:

Quản lý nhà nước

VKSND:

Viện kiểm sát nhân dân

VPCP:

Văn phòng chính phủ


VSMT:

Vệ sinh môi trường

VSTY:

Vệ sinh thú y

WHO:

World Health Organization

WTO:

World Trade Organization


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Sóc Sơn giai đoạn 2013 – 2017 ............. 33
Bảng 2.2: Dân số huyện Sóc Sơn giai đoạn 2013 – 2017 ............................................. 33
Bảng 2.3: Cơ cấu lao động huyện Sóc Sơn giai đoạn 2013 – 2017 ............................. .34
Bảng 2.4: Công suất các cơ sở giết mổ lợn ................................................................... 38
Bảng 2.5: Công suất các c sở giết mổ trâu bò ............................................................... 40
Bảng 2.6: Công suất các cơ sở giết mổ gia cầm ........................................................... 40
Bảng 2.7: Loa ̣i hiǹ h cơ sở giế t mổ gia súc tại huyện Sóc Sơn ...................................... 42
Bảng 2.8 Thực trạng thu mua GSGC trên địa bàn huyện Sóc Sơn. .............................. 43
Bảng 2.9Thực trạng kinh doanh các sản phẩm chăn nuôi ............................................. 45
Bảng 2.10 Hộp phỏng vấn chuỗi liên hết tiêu thụ sản phẩm động vật. ........................ .48
Bảng 2.11 Mức độ vi phạm về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩmđối với các cơ sở giết
mổ gia súc gia cầm ........................................................................................................ 52

Bảng 2.12: Quy hoạch mới các cơ sở, điểm giết mổ gia súc,gia cầm thủ công tập trung
.......................................................................................................................................53
Bảng 2.13: Ý kiến đánh giá về công tác quy hoạch các điểm giết mổ GSGC ............. .54
Bảng 2.14: Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý .................................................. .55
Bảng 2.15: Số năm công tác của cán bộ thanh tra ......................................................... 56


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập quốc tế và phát triển, chất lượng cuộc
sống của người dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, nhu cầu sử dụng sản phẩm
tươi sống có nguồn gốc động vật đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên cấp bách.
Do vậy ngoài việc tuân thủ quy trình chăn nuôi, tiêm phòng, chất lượng thức ăn, nguồn
nước thì giết mổ đúng tiêu chuẩn vệ sinh thú y và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ từ
khâu thu mua nguyên liệu đến khâu giết mổ, chế biến, đóng gói, vận chuyển là rất
quan trọng. Nếu giết mổ không tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật vệ sinh thú y sẽ làm
biến đổi chất lượng hoặc gây nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp,
thường xuyên đến sức khỏe con người, liên quan đến năng suất lao động, tăng trưởng
kinh tế, thương mại, dịch vụ, môi trường và an sinh xã hội.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), lương thực, thực phẩm chính là nguyên
nhân gây ra khoảng 50% trường hợp tử vong trên toàn thế giới hiện nay và có tới 400
loại bệnh lây lan qua đường thực phẩm không an toàn, chủ yếu là dịch tả, tiêu chảy,
thương hàn, cúm. Dự báo 20 năm tới các ca ung thư trên toàn thế giới tăng 57% (từ 14
triệu đến 22 triệu người). Trong đó Việt Nam được dự đoán là nước có số ca ung thư
tăng nhanh nhất thế giới mà nguyên nhân chính là các loại hóa chất độc hại dùng để
tẩm ướp tồn dư trong thực phẩm.
Ở Việt Nam tình trạng ngộ độc thực phẩm đã và đang tiềm ẩn, diễn biến phức
tạp, là mối đe dọa rất lớn đối với sức khỏe cộng đồng, gây bức xúc trong nhân dân.
Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh chạy theo lợi nhuận, không tính đến quyền lợi của
người tiêu dùng. Sản xuất nông nghiệp còn nhiều bất cập như vấn đề phân bón, thuốc

trừ sâu, thuốc kháng sinh, các chế phẩm sinh học sử dụng tràn lan, sử dụng các hóa chất
công nghiệp, hóa chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt. Đặc biệt là hoạt động
giết mổ gia súc, gia cầm nhỏ lẻ còn tồn tại nhiều, không đảm bảo vệ sinh môi trường,
vệ sinh an toàn thực phẩm.Theo thống kê của Cục an toàn thực phẩm, trung bình cả
nước mỗi năm xảy ra từ 250-500 ca ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến 7.000 -10.000
người, số người chết từ 100-200 người/năm, phải chi phí hàng trăm tỷ đồng cho việc

1


điều trị, xét nghiệm, thuốc men, điều tra tìm nguyên nhân.., thiệt hại hàng nghìn tỷ
đồng do những người bị ngộ độc thực phẩm, có 90% trong độ tuổi lao động đang làm
việc tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm chủ
yếu do vi sinh vật (chiếm 40,2%), do độc tố tự nhiên (chiếm 27,9%), do hóa chất
(chiếm 4,3%) và có khoảng 268 vụ không xác định được nguyên nhân.
Từ năm 2013 đến nay, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội có hàng nghìn hộ kinh
doanh tự do, cơ sở giết mổ nhỏ lẻ, phân tán, tự phát không theo quy hoạch, cơ sở vật
chất nghèo nàn, lạc hậu, nằm xen kẽ trong các khu dân cư gây khó khăn rất lớn cho
công tác quản lý, kiểm tra, giám sát vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô
nhiễm nghiêm trọng môi trường sống, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe của người
dân, làm mất mỹ quan đô thị và nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm rất cao. Đặc biệt khi
dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn xảy ra, những cơ sở giết mổ tự phát này càng
bộc lộ rõ những khó khăn trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Sóc Sơn là huyện
ngoại thành của Thủ đô Hà Nội có các cụm công nghiệp, khu chế suất và hàng nghìn
trang trại, hộ chăn nuôi nên ngành chăn nuôi của huyện Sóc Sơn đã phát triển nhanh
chóng, đáp ứng nhu cầu thực phẩm từ động vật cho huyện, Thủ đô Hà Nội và một số
địa phương lân cận. Đây cũng chính là một trong những yếu tố để các cơ sở giết mổ
gia súc, gia cầm nhỏ lẻ ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm từ động vật, ngăn ngừa dịch bệnh, góp
phần bảo vệ sức khỏe người dân, bảo vệ môi trường sống, tăng trưởng kinh tế, đảm

bảo an sinh xã hội, thì việc thực hiện tốt công tác quy hoạch, quản lý các cơ sở giết
mổ trên địa bàn huyện Sóc Sơn là vấn đề cấp bạch hiện nay. Xuất phát từ thực tiễn
cùng với những kiến thức đã tiếp thu được trong quá trình nghiên cứu, khảo sát thực
tế, tác giả chọn đề tài:“Quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở
huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sỹ với mong muốn góp phần vào
hoàn thiê ̣n công tác quản lý kinh tế đối vớihoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở huyện
Sóc Sơn.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việt Nam là một nước đang phát triển, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mới
được thiết lập. Các bộ ngành đã xây dựng nên nhiều mô hình về an toàn thực phẩm tuy
2


nhiên vẫn còn nhiều hạn chế nên cần phải đầu tư nghiên cứu để tìm ra biện pháp giải
quyết. Trong những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về lĩnh vực này.
Cụ thể như:
Theo nghiên cứu của Phùng Văn Mịch (2008), Khảo sát thực trạng hoạt động
giết mổ và ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ trên địa bàn các
quận nội thành- thành phố Hải Phòng. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các cơ sở giết mổ
hầu hết đều là điểm giết mổ với quy mô nhỏ, phát triển mang tính tự phát, phân bố xen
kẽ trong khu dân cư, ngõ phố, không theo tiêu chuẩn quy định và nhiều cơ sở không
chịu sự quản lý, quy hoạch của Nhà nước.Điều kiện giết mổ không đạt yêu cầu, không
đạt vệ sinh an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường. Điều này cho thấy một lượng
thịt lớn tiêu thụ trên thị trường không được kiểm soát giết mổ ảnh hưởng đến sức khỏe
người tiêu dùng và tiềm ẩn nhiều nguy cơ phát sinh dịch bệnh.
Phùng Thị Ngọc Ánh (2008), Nghiên cứu khảo sát thực trạng hoạt động giết
mổ và ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn thịt lợn tại một số điểm giết mổ trên địa bàn
huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây. Đề tài đã đánh giá được thực trạng hoạt động giết mổ
và tình hình vệ sinh thú ý ở các cơ sở giêt mổ trên địa bàn. Phần lớn các địa điểm giết
mổ không được phân thành khu riêng biệt, đa số các cơ sở giết mổ đều có quy mô diện

tích và công suất nhỏ, quy trình giết mổ không đảm bảo quy định chung về thú y. Các
công đoạn trong quá trình giết mổ không được phân tách, quá trình giết mổ thực hiện
trên nền, sàn nhà , thịt sau giết mổ không được bao gói, phương tiện vận chuyển thì
thô sơ nên làm cho thịt và các sản phẩm dễ bị nhiễm bẩn và vấy nhiễm vi sinh vật làm
ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Vũ Thành Chung (2011), Nghiên cứu thực trạng hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm và đề xuất giải pháp quản lý, quy hoạch các cơ sở giết mổ theo hướng tập trung
trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá. Kết quả nghiên cứu cho thấy: hầu
hết các cơ sở giết mổ không đảm bảo quy điều kiện vệ sinh thú y, không đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và là nguy cơ gây nên các vụ ngộ độc cho người tiêu dùng.
Điều kiện trang thiết bị dụng cụ giết mổ không đảm bảo theo tiêu chuẩn quy định,
trong quá trình sử dụng không đảm bảo vệ sinh. Trình độ nhận thức của chủ cơ sở và
người trực tiếp tham gia giết mổ thấp , không được trang bị thiết bị bảo hộ lao động

3


khi giết mổ ,các cơ sở giết mổ phân bố nhỏ lẻ, không đăng kí kinh doanh và không
chịu sự kiểm soát giết mổ của cơ quan thú y. Nước thải, chất thải trong quá trình giết
mổ không được xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng là nguyên nhân phát sinh
và lây lan dịch bệnh gia súc, gia cầm.
Khiếu Thị Kim Anh (2009), Đánh giá tình trạng ô nhiễm vi khuẩn chỉ điểm vệ
sinh thực phẩm trong thịt lợn tại một số cơ sở giết mổ và kinh doanh trên địa bàn Hà
Nội. Nghiên cứu cho thấy số lượng các cơ sở được phép hoạt động giết mổ ở Hà Nội
không nhiều, chủ yếu tập trung ở quận ven nội và huyện ngoại thành. Hoạt động giết
mổ gia súc, gia cầm phần lớn là thủ công, tự phát xen kẽ trong các khu dân cư. Phương
tiện vận chuyển thô sơ, không được bao gói dễ làm nhiễm khuẩn vào thịt. Các hộ giết
mổ có thực hiện vệ sinh cơ giới và định kỳ tiêu độc nhưng thực tế không đáp ứng được
yêu cầu vệ sinh do công suất giết mổ lớn và hệ thống xử lý dung tích quá nhỏ và sơ sài
dẫn đến việc làm ô nhiễm môi trường và là nguy cơ lây lan dịch bệnh.

Cầm Ngọc Hoàng, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Bá Tiếp (2014), Đánh giá
thực trạng giết mổ và ô nhiễm vi khuẩn trong thịt lợn tại các cơ sở giết mổ thuộc tỉnh
Nam Định. Kết quả nghiên cứu cho thấy: các điểm giết mổ gia súc, gia cầm ở Nam
Định chủ yếu phân tán trong khu dân cư, đường giao thông. Các điều kiện giết mổ
không đạt các chỉ tiêu vệ sinh kể các chỉ tiêu giám sát được một cách chủ động như vệ
sinh định kỳ, vệ sinh dụng cụ giết mổ. Đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ giết mổ rất
thiếu thốn và ý thức, nhận thức về vệ sinh giết mổ còn hạn chế. Nguồn nước sử dụng
trong giết mổ bị ô nhiễm nặng, chỉ có 19,51% mẫu nghiên cứu đạt chỉ tiêu tổng số vi
khuẩn hiếu khí và 36,59% mẫu đạt tiêu chuẩn về E.coli. Tỷ lệ mẫu thịt đạt chỉ tiêu vi
sinh vật cao nhất đối với vi khuẩn Salmonella (90,24%), tiếp theo là E.coli (76,83%)
và thấp nhất là chỉ tiêu S.aureus 68,29%).
Những nghiên cứu trên bước đầu đánh giá được thực trạng giế t mổ gia súc, gia
cầ m, mấ t an toàn vê ̣ sinh thực phẩ m và tin
́ h cấ p thiế t cầ n lâ ̣p quy hoa ̣ch điể m giế t mổ
của một số địa phương và đề ra những giải pháp quản lý nhằm cải thiện tình hình vệ
sinh an toàn thực phẩm hiện tại. Tuy nhiên, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về
quản lý nhà nước về kinh tế đối vớihoạt động giết mổ gia súc, gia cầmđược tiến hành
tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội, nơi mà tình hình giết mổ gia súc, gia cầm đang

4


diễn ra phức tạp. Đây còn là khoảng trống cần nghiên cứu và là đề tài mà tác giả lựa
chọn làm luận văn thạc sĩ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về
kinh tế đối vớihoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Sóc Sơn trong
thời gian tới.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước đối với
hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm;
- Đánh giá thực trạng thực quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm ở huyện Sóc Sơn, nêu lên những mặt đạt được, những hạn chế và chỉ ra nguyên
nhân hạn chế trong quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa
bàn huyện;
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm
trên địa bàn huyện Sóc Sơn .
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ
gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: trên địa bàn huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng giai đoạn từ năm 2013- 2017; đề xuất
giải pháp cho giai đoạn đến năm 2020;
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận, thực
trạng, và giải pháp quản lý nhà nước về giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Luận văn vận dụng tiếp cận liên ngành và vận du ̣ng các kiến thức chuyên ngành
quản lý kinh tế và chính sách kinh tế. Đó là cách tiếp cận về chu trình hoạch định, xây

5


dựng và đánh giá chính sách kinh tế được vận dụng vào thực tiễn giúp hình thành
phương pháp luận để triển khai nghiên cứu đề tài.
5.2. Phương pháp thu thập thông tin
5.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin

Loại tài liệu

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu,

- Các loại sách và bài giảng.

dẫn chứng của tổ chức công tác quản

- Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề

lý nhà nước đối vớichăn nuôi ở Việt

tài;

Nam và trên thế giới. Các nghiên cứu

- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên

có liên quan.

cứu.

Số liệu về tình hình chung của Hà Nội - Báo cáo tổng kết về công tác quản lý nhà
và UBND huyện Sóc Sơn về công tác

nước về chăn nuôi, phòng chống dịch của

quản lý nhà nước đối vớigiết mổ gia


huyện;

súc, gia cầm.

- Niên giám thống kê của huyện.
- Internet

5.2.2. Điều tra phỏng vấn
Để thu thập các số liệu sơ cấp cần thiết phục vụ cho nội dung nghiên cứu, đề tài
tiến hành phỏng vấn trực tiếp 30 chủ cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; 5 cán bộ chính
quyền cấp huyện, cấp xã. Những số liệu này thu thập được từ việc điều tra các chủ cơ sở
giết mổ gia súc, gia cầm để đánh giá được thực trạng hoạt động của cơ sở giết mổ, từ đó
phân tích tình hình hoạt động trong khâu giết mổ cho đến khâu tiêu thụ. Thực hiê ̣n phỏng
vấn cán bộ chính quyền cấp xã, huyện nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới công tác
quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm; phương hướng,
giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về kinh tế đối vớihoạt động giết mổ gia
súc, gia cầm trên địa bàn xã, huyện.

6


Đối

Số mẫu

Nội dung thu thập

Phương pháp


tượng
Cấp 02 người

1.

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng Phỏng vấn trực
tới tổ chức công tác quản lý chăn tiếp dựa trên

huyện

nuôi, quản lý giết mổ gia súc, bảng hỏi đã
gia cầm, tình hình thực hiện, thiết kế.
phương hướng, giải pháp hoàn
thiện tổ chức công tác quản
lýnhà nước đối với giết mổ gia
súc, gia cầm.
2. Cấp xã

03 người

Nhận định về yếu tố ảnh hưởng Phỏng vấn trực
tới tổ chức công tác quản lý nhà tiếp dựa trên
nước đối vớihoạt động giết mổ bảng hỏi đã
gia súc, gia cầm, tình hình thực thiết kế.
hiện, phương hướng, giải pháp
hoàn thiện công tác quản lý các
hộ giết mổ gia súc, gia cầm trên
địa bàn xã.

3. Chủ cơ 30 hộ


Thực trạng hoạt động cơ sở giết Phỏng vấn trực

sở

giết

mổ để phân tích tình hình hoạt tiếp dựa trên

mổ

gia

động từ khâu giết mổ đến khâu bảng hỏi đã

súc,

gia

tiêu thụ.

thiết kế.

cầm

5.2.3. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Các dữ liệu sau khi thu thập thống kê, tổng hợp, lựa chọn và phân tích, đánh giá
đồng thời sử dụng các bảng biểu để minh họa các nội dung phân tích.

7



- Phương pháp thống kê mô tả: sử dụng các chỉ tiêu như số tương đối, số tuyệt
đối, số bình quân,…nhằm mô tả tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về kinh
tế đối vớiề hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện.
- Phương pháp so sánh: So sánh tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước
về đối vớihoạt động giết mổ gia súc, gia cầm của các cơ sở.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn đã góp phần làm rõ và sâu sắc thêm lý luận và thực tiễn đối với hoạt
động giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện;
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước đối vớihoạt động giết mổ
gia súc, gia cầm, nêu lên những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân hạn chế.
- Đề xuất được giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ
gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Sóc Sơn.
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cảnh báo tình hình giết mổ gia súc, gia
cầm và thực trạng vệ sinh thú y, vệ sinh an toàn thực phẩm của huyện Sóc Sơn cho
người tiêu dùng. Đồng thời giúp các cơ quan chức năng, chính quyền các cấp, cán bộ
chuyên ngành quản lý có những biện pháp hữu hiệu trong công tác quản lý, giám sát,
quy hoạch các cơ sở giết mổ, vệ sinh thú ý, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức
khỏe cộng đồng và môi trường sống.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn
còn được bố trí theo 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước
đối vớiđối với hoa ̣t đô ̣ng giết mổ gia súc, gia cầm.
Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối vớihoa ̣t đô ̣ng giết mổ gia súc, gia
cầm ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội giai đoan từ 2013 - 2017
Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối vớihoa ̣t

đô ̣ng giết mổ gia súc, gia cầm ở huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

8


Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM
1.1. Quan niệm về gia súc, gia cầm và quản lý hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm
1.1.1. Quan niệm về gia súc, gia cầm
Theo Luật thú y năm 2015 của Quốc hội (Luật số 79/20015/QH13 ngày
06/9/2015) giải thích từ ngữ động vật bao gồm:
Động vật trên cạn là các loài gia súc, gia cầm, động vật hoang dã, bò sát, ong, tằm
và một số loài động vật sống trên cạn. Động vật thủy sản là các loài cá, giáp xác. Động vật
thân mềm, lưỡng cư, động vật có vú và một số loài động vật khác sống dưới nước.
Sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật là việc làm sa ̣ch, pha lóc, phân
loại, đông lạnh, ướp muối, hun khói, làm khô, đóng gói hoặc áp dụng phương pháp chế
biến khác để sử dụng ngay hoặc làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn
nuôi hoặc dùng cho mục đích khác.
Gia súc là tên dùng để chỉ một hoặc nhiều loài động vật có vú được thuần hóa
và nuôi vì mục đích để sản xuất hàng hóa - như lấy thực phẩm, chất xơ hoặc lao động.
Gia cầm là tên gọi chỉ chung cho các loài động vật có hai chân, có lông vũ,
thuộc nhóm động vật có cánh được con người nuôi giữ, nhân giống nhằm mục đích
sản xuất trứng, lấy thịt hay lông vũ. Những loài gia cầm điển hình gồm gà, vịt,
ngan, ngỗng. Các loài gia cầm có khả năng bơi, ưa thích sống trong môi trường
nước thường được gọi là thủy cầm. Gia cầm cũng bao gồm các loài chim khác bị
giết để lấy thịt, chẳng hạn như chim bồ câu, chim cút.. hoặc dùng là vật cảnh, giải
trí như gà lôi hay gà chọi...
Chăn nuôi gia súc, gia cầm không những cung cấp nguồn sản phẩm hàng

hoá cho thị trường trong nước và cho xuất khẩu mà còn giúp sử dụng một cách đầy
đủ và hợp lí lực lượng lao động nhàn rỗi trong nông nghiệp nông thôn. Do đặc điểm
của sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ cao, hơn nữa lao động trong nông nghiệp
lại chiếm một tỉ trọng khá lớn trong tổng số lao động của nước ta và các nước đang

9


phát triển khác.Vì vâ ̣y chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia súc, gia cầm nói riêng
đóng vai trò khá quan trọng, góp phần làm tăng trưởng nền kinh tế và cung cấp hàng
hóa cho xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp mà trong đó có một phần là sản phẩm
chăn nuôi để thu ngoại tệ hay trao đổi để lấy các sản phẩm công nghiệp đầu tư lại cho
ngành nông nghiệp và các ngành kinh tế khác. Vì thế sự phát triển của ngành chăn
nuôi sẽ ảnh hưởng tới phân bổ và phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
Đối với sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm có một vai trò quan
trọng trong sản xuất nông nghiệp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm
nghèo ( với lợi thế thời gian cho sản phẩm nhanh: lợn thịt 6 tháng/lứa, gà thịt 8 tuần/lứa,
khả năng sinh sản cao; lợn nái 10-12 con/lứa, 2 lứa/năm, gà trứng cho 280- 320 quả/năm
…); mặt khác chăn nuôi gia súc, gia cầm còn là nguồn cung cấp sức kéo, phân bón cho
ngành nông nghiệp.
Từ những phân tích trên cho thấy chăn nuôi gia súc, gia cầm có một vai trò rất
to lớn không chỉ trong nông nghiệp mà còn kể cả trong nền kinh tế quốc dân cũng như
trong đời sống xã hội.
1.1.2. Hoạt động quản lý giết mổ gia súc, gia cầm
Chương IV ( từ Điều 64 đến Điều 77), Luật Thú y năm 2015, quy định việc
kiểm soát, giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật,
kiểm tra vệ sinh thú y phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Yêu cầu đối với giết mổ động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải
kiểm soát giết mổ được cơ quan quản lý chuyên ngành thú y thực hiện kiểm soát giết
mổ theo quy trình. Việc giết mổ động vật phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ động

vật tập trung bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y quy định. Trường hợp tại các vùng nông
thôn, miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế –
xã hội khó khăn chưa có cơ sở giết mổ động vật tập trung thì việc giết mổ động vật
được thực hiện tại cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ và phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y
quy định. Động vật có trong Danh mục động vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ
khi đưa vào giết mổ phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y và được đối xử
theo quy định ( Điều 64)

10


Nội dung kiểm soát giết mổ động vật gồm: kiểm tra việc thực hiện yêu cầu vệ
sinh thú y đối với động vật giết mổ, cơ sở giết mổ theo quy định; việc thực hiện các
quy định đối với người trực tiếp tham gia giết mổ động vật. Kiểm tra trước và sau khi
giết mổ động vật để phát hiện các yếu tố gây bệnh, gây hại cho động vật, sức khỏe con
người và môi trường. Xử lý động vật, sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ
sinh thú y. Đóng dấu hoặc đánh dấu kiểm soát giết mổ trên thân thịt hoặc dán tem vệ
sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển ra khỏi địa
bàn cấp tỉnh ( Điều 65).
Yêu cầu vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật trên cạn, cơ sở sơ chế, chế
biến sản phẩm động vật (Điều 69):
Đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung: địa điểm phải theo quy hoạch của
chính quyền địa phương; thiết kế các khu vực riêng biệt để ngăn ngừa ô nhiễm chéo;
trang thiết bị, dụng cụ, nước cho việc giết mổ động vật phải bảo đảm yêu cầu vệ sinh
thú y; có hệ thống xử lý nước thải, chất thải bảo đảm an toàn dịch bệnh và theo quy
định của pháp luật về bảo vệ môi trường; người trực tiếp tham gia giết mổ động vật
phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện các quy trình vệ sinh trong quá trình
giết mổ.
Đối với cơ sở giết mổ động vật nhỏ lẻ: địa điểm phải tách biệt với nguồn gây
độc hại, nguồn gây ô nhiễm;trang thiết bị, dụng cụ phù hợp để giết mổ, không gây độc

hại, ô nhiễm cho sản phẩm động vật; có đủ nước bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y phục
vụ cho việc giết mổ động vật; có biện pháp thu gom, xử lý nước thải, chất thải bảo
đảm an toàn dịch bệnh và theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; người
trực tiếp tham gia giết mổ động vật phải tuân thủ quy định về sức khỏe và thực hiện
các quy trình vệ sinh trong quá trình giết mổ.
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập quốc tế toàn cầu hóa và phát triển, vì
vậy chính sách bảo vệ con người được chú trọng, chất lượng cuộc sống của người dân
ngày càng được nâng cao về mọi mặt nên nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch là rất cao trong đó thực phẩm có nguồn gốc từ động vật cần đáp ứng được các bước quy trình
chăn nuôi, giết mổ, chế biến đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như: việc
lựa chọn giống nuôi, tiêm phòng, thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là khâu giết mổ, chế biến

11


động vật là rất quan trọng để đảm bảo chất lượng của thực phẩm. Thực tế cho thấy,
nếu việc giết mổ không theo đúng quy trình kỹ thuật và vệ sinh thú y sẽ làm biến đổi
chất lượng hoặc gây ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm, ảnh hưởng tới sức khỏe
người tiêu dùng.
1.2. Một số vấn đề lý luận quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ gia
súc, gia cầm
1.2.1. Khái niệm quản lý kinh tế nhà nước đối vớihoạt động giế t mổ gia súc, gia cầ m
1.2.1.1. Khái niê ̣m về quản lý nhà nước
Quản lý là quá trình tác động liên tục, có tổ chức, có kế hoạch, có mục đích của
chủ thể lên đối tượng theo một quy trình nhất định nhằm đạt được hiệu quả tối ưu so với
yêu cầu đặt ra.
Quản lý nhà nước là sự tác động của các chủ thể mang tính quyền lực nhà nước,
bằng nhiều biện pháp, tới các đối tượng quản lý nhằm đạt các mục tiêu các chủ thể quản
lý thông quaviệc thực hiện chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc quản lý nhà nước trên cơ
sở pháp luật. Quản lý nhà nước phải luôn luôn gắn với những mục tiêu, chức năng, nhiệm
vụ cụ thể. Quản lý nhà nước ở lĩnh vực ngành nghề và cấp độ nào sẽ gắn với mục tiêu,

chức năng, nhiệm vụ cụ thể, phù hợp với đặc điểm của từng ngành nghề và cấp độ đó
trong điều kiện thực hiện các mục tiêu quản lý nhà nước chung.
Quản lý Nhà nước (QLNN) bao giờ cũng có quyền lực, quyền hành là đặc quyền
của chủ thể do tổ chức trao cho, là phương tiện để chủ thể quản lý Nhà nước hay xã hội
tác động lên đối tượng quản lý. QLNN mang tính tổ chức giống như các hoạt động quản
lý xã hội khác. Tính tổ chức là nền tảng của hoạt động quản lý.QLNN phải có mục tiêu
nhất định không nằm ngoài các yếu tố cấu thành quá trình quản lý xã hội.
QLNN mang những đặc điểm chung với quản lý xã hội nhưng QLNN là một
dạng quản lý xã hội đặc biệt. Tính chất đặc biệt ấy thể hiện ở sự khác biệt giữa QLNN
với các hoạt động quản lý xã hội khác. So với quản lý của các tổ chức khác, thì QLNN
Viê ̣t Nam có những điểm khác biệt sau:
Trước hết, chủ thể QLNN là các cán bô ̣, công chức (CBCC) và các cơ quan
trong bộ máy Nhà nước, cơ quan NN: lập pháp (Quốc hội và cơ cấu tổ chức của Quốc

12


hội), hành pháp (hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (CQ HCNN) – HĐND các
cấp), tư pháp (TAND và cơ cấu tổ chức của TAND, VKSND và cơ cấu tổ chức của
VKS). Còn quản lý xã hội chủ thể của nó là các thực thể có lý trí và có tổ chức đảng,
đoàn thể, các tổ chức khác v.v... Chủ thể của quản lý xã hô ̣i có nhiều chủ thể tham gia
quản lý khác nhau (giám đốc doanh nghiệp, tổ chức chính trị…)
Thứ hai, đối tượng quản lý của quản lý Nhà nước bao gồm toàn bộ nhân dân, mọi
cá nhân sống và làm việc trên lãnh thổ quốc gia và công dân làm việc bên ngoài lãnh thổ
quốc gia, phạm vi của nó mang tính toàn diện trên mọi lĩnh vực. Còn đối tượng quản lý
của quản lý xã hội nó bao gồm các cá nhân, các nhóm trong phạm vi một tổ chức.
Thứ ba, QLNN mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật làm công cụ
chủ yếu để duy trì trật tự xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển. Quản lý xã hội mang tính
quyền lực xã hội sử dụng các quy phạm quy chế nội bộ để điều chỉnh các quan hệ.
Thứ tư, QLNN là quản lý toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội:

chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao;
Thứ năm, mục tiêu của QLNN là phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và phát
triển của toàn XH.
Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã
hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật, chính sách để điều
chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức trên tất cả các mặt của đời sống xã hô ̣i do các cơ
quan trong bộ máy HCNN thực hiện nhằm phục vụ nhân dân, duy trì sự ổn định và
phát triển của xã hô ̣i.(Giáo trình lý luận hành chính Nhà nước, 2010).
1.2.1.2. Khái niê ̣m về quản lý hành chính nhà nước
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động hành chính của cơ quan thực thi quyền
lực nhà nước (quyền hành pháp) để quản lý, điều hành các lĩnh vực của đời sống xã hội
theo quy định của pháp luật, đó là Chính phủ và Uỷ ban nhân dân các cấp.
Quản lý hành chính Nhà nước là một hình thức hoạt động của Nhà nước được
thực hiện trước hết và chủ yếu bởi các cơ quan hành chính Nhà nước, có nội dung là
đảm bảo sự chấp hành luật, pháp lệnh, nghị quyết của các cơ quan quyền lực Nhà
nước, nhằm tổ chức và chỉ đạo một cách trực tiếp và thường xuyên công cuộc xây
dựng kinh tế, văn hóa – xã hội và hành chính – chính trị. Nói cách khác quản lý hành

13


chính Nhà nước là là hoạt động chấp hành – điều hành của Nhà nước (Giáo trình Luật
Hành chính Việt Nam, 2008)
1.2.1.3. Khái niê ̣m quản lý nhà nước v đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm
Quản lý nhà nước về kinh tế là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của
Nhà nước lên nền kinh tế quốc dân nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực kinh
tế trong và ngoài nước, các cơ hội có thể có, để đạt được các mục tiêu phát triển kinh
tế đất nước đặt ra.
Từ những khái niệm quản lý nhà nước về hành chính và về kinh tế nêu trên, vận
dụng vào lĩnh vực đặc thù giết mổ gia súc gia cẩm, có thể hiểuquản lý nhà nước về giết

mổ gia súc gia cầm là sự tác động liên tục, có tổ chức, định hướng của chủ thể lý (là
cơ quan quản lý nhà nước các cấp) lên đối tượng đối tượng hoạt động giết mổ gia súc,
gia cầm ( các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân..) để đạt được mục tiêu quản lý đề ra
trong khuôn khổ luật pháp và thông lệ hiện hành.
Trong phạm vị quận, huyện, quản lý nhà nước về hoạt động giết mổ gia súc, gia
cầm trên địa bàn quận, huyện là sự tác động liên tục có định hướng của chính quyền
quận, huyện và các cơ quan chức năng được phân công lên các đối tượng giết mổ gia
súc, gia cẩm ( các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân) bằng công cụ quản lý (pháp luật,
quy định, chính sách kinh tế, tổ chực thực hiện và kiểm tra giảm sát) nhằm bảo đảm
hoạt động giết mổ trên địa bàn quận, huyện đúng pháp luật, an toàn thực phẩm cho
người tiêu dùng và xã hội.
1.2.2. Đặc điểm và yêu cầu của quản lý nhà nước đối với hoạt động giết mổ
gia súc, gia cầm
Căn cứ vào Thông tư số 09 /2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn“Quy định về điề u kiê ̣n vê ̣ sinh, kiểm soát giết mổ và
kiểm tra vệ sinh thú y” đố i với tấ t cả các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài có liên quan đến hoạt động giết mổ động vật trên cạn, sơ chế, chế biến động vật,
sản phẩm động vật, kiểm tra vệ sinh thú y trên lãnh thổ Việt Nam thì cầ n phải đảm bảo
các yêu cầ u QLNN về hoa ̣t đô ̣ng giế t mổ gia súc, gia cầ m như:
- Quy đinh
̣ danh mụcđộng vật thuộc diện phải kiểm soát giết mổ theo pháp luâ ̣t
gồ m: trâu, bò, dê, cừu, lơ ̣n, ngựa, lừa, la, thỏ,gà, vịt, ngan, ngỗng, chim cút, đà điểu;
14


- Khi giế t mổ yêu cầu đối với động vật phải khỏe mạnh, bảo đảm yêu cầu vệ
sinh thú y; đối với động vật bị tổn thương, kiệt sức do quá trình vận chuyển, không có
khả năng phục hồi nhưng không có triệu chứng lâm sàng của bệnh truyền nhiễm được
phép giết mổ trước, có nguồn gốc rõ ràng.
- Trong quá triǹ h giế t mổ phải đảm bảo đúng các quy trình kiể m soát trước và

sau khi giế t mổ gồ m:
* Kiểm tra trước giết mổ
(1). Kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi chép nguồn gốc động vật đưa vào giết mổ của
cơ sở giết mổ; giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật theo quy định.
(2). Kiểm tra việc thực hiện các quy định vệ sinh đối với người tham gia giết
mổ; trang phục bảo hộ trong lúc làm việc.
(3). Kiểm tra lâm sàng động vật phải được tiến hành tại khu vực chờ giết mổ, có
đủ ánh sáng; quan sát các biểu hiện lâm sàng của động vật: trường hợp phát hiện động
vật có dấu hiệu mắc bệnh truyền nhiễm, phải cách ly động vật và kiểm tra lại toàn đàn.
Mọi trường hợp động vật có dấu hiệu bất thường đều phải được đánh dấu, tách riêng,
theo dõi và xử lý theo quy định tại Điều 12 của Thông tư này. Chỉ cho phép giết mổ
gia súc đáp ứng yêu cầu sạch, được lưu giữ tại khu vực chờ giết mổ để bảo đảm gia
súc trở về trạng thái bình thường và đã được kiểm tra lâm sàng trước khi giết mổ (Điều
4). Đối với động vật lưu giữ chưa giết mổ sau 24 giờ, phải tái kiểm tra lâm sàng.
(4). Lập sổ theo dõi và ghi chép những thông tin cần thiết trước giết mổ bao
gồm: tên chủ động vật; nơi xuất phát của động vật; loại động vật; số lượng động vật
trong cùng một lô; thời gian nhập; kết quả kiểm tra trước khi giết mổ (triệu chứng lâm
sàng, thân nhiệt của động vật trong trường hợp có biểu hiện bất thường); số lượng, lý
do động vật chưa được giết mổ; biện pháp xử lý; chữ ký của nhân viên thú y.
(5). Kiểm tra việc thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nhà xưởng, trang thiết
bị, dụng cụ ở cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ, định kỳ theo hướng dẫn của cơ
quan quản lý thú y (sau đây gọi là cơ quan thú y).
* Kiểm tra sau giết mổ các loại gia súc nuôi

15


(1). Thực hiện khám đầu, phủ tạng (phổi, tim, gan, thận, lách, dạ dày, ruột) và
khám thân thịt để phát hiện các dấu hiệu bất thường, dấu hiệu bệnh lý. Quy trình kiểm
tra theo hướng dẫn cụ thể tại mục 4 và mục 5 của Phụ lục III ban hành kèm theo

Thông tư số 09 /2016/TT-BNNPTNT.
(2). Kiểm tra thân thịt, phủ tạng sau giết mổ phải được tiến hành ngay sau khi
tách phủ tạng, rửa sạch thân thịt và hạn chế tối đa làm thay đổi phẩm chất của thân thịt
trong quá trình kiểm tra. Vết cắt trên thân thịt phải chính xác ở vị trí cần kiểm tra, thực
hiện cắt dọc để hạn chế diện tích tiếp xúc của thân thịt với môi trường ngoài.
(3). Trong trường hợp phát hiện thấy có dấu hiệu bệnh tích ở thân thịt, phủ tạng,
phải đánh dấu, tách riêng và đưa tới khu xử lý để kiểm tra lại lần cuối trước khi đưa ra
quyết định xử lý; đóng dấu “XỬ LÝ V.S.T.Y” hoặc dấu “HỦY” sau khi có quyết định
xử lý đối với sản phẩm động vật không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y.
(4). Thân thịt và phủ tạng của cùng một con gia súc, gia cầm phải được đánh
dấu giống nhau để tránh nhầm lẫn; phủ tạng phải được kiểm tra tuần tự từng bộ phận
để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
(5). Đóng dấu kiểm soát giết mổ, dán tem vệ sinh thú y hoặc đánh dấu kiểm
soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y đối với thân thịt, phủ tạng, phụ phẩm ăn được bảo
đảm yêu cầu vệ sinh thú y; cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển sản phẩm động
vật theo quy định.
1.2.3. Mục tiêu và nội dung quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động
giết mổ gia súc, gia cầm
1.2.3.1.Mục tiêu cơ bản:
Trong quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm là
nhằ m kiểm soát hoạt động vận chuyển, giết mổ, lưu thông sản phẩ m gia súc, gia cầm
trên toàn quố c và xuấ t khẩ u ra thi ̣ trường quố c tế đảm bảo VSATTP, sức khỏe người
tiêu dùng, ha ̣n chế ô nhiễm môi trường và lây lan dich
̣ bê ̣nh.
1.2.3.2.Nội dung quản lý nhà nước về kinh tế đối với hoạt động giế t mổ gia súc,
gia cầ m gồ m:
(1).Xây dựng ban hành hệ thống chính sách:

16



Bao gồ m: Luâ ̣t, Nghi ̣ đinh,
̣ Chỉ thi,̣ Thông tư, Quyế t đinh
̣ của các cơ quan có
thẩ m quyề n...(Luật thú y năm 2015 của Quố c hội (Luật số: 79/2015/QH13); Chỉ thi ̣ số
30/2005/CT-TTg ngày 26/9/2005 của Chính phủ “về tăng cường công tác quản lý giế t
mổ gia súc, gia cầ m bảo đảm an toàn thực phẩm”; Nghi ̣ đi ̣nh số 119/2013/NĐ-CP
ngày 09/10/2013 “Quy đi ̣nh xử phạt vi phạm hành chính trong liñ h vực thú y, giố ng
vật nuôi, thức ăn chăn nuôi”; Thông tư 60/2010/TT-BNNPTNT ngày 25/10/2010 của
Bộ NNPTNT “Quy đi ̣nh điề u kiê ̣n vê ̣ sinh đố i với cơ sở giế t mổ lợn”, Thông tư
số 09/2016/TT-BNNPTNT ngày 01/6/2016 “Quy đi ̣nh về kiể m soát giế t mổ và kiể m tra
vê ̣ sinh thú y....
(2) Thành lập và kiê ̣n toàn hệ thống tổ chức quản lý giết mổ gia súc, gia cầm từ
Trung ương đế n cơ sở nhằ m nâng cao năng lực QLNN của các cơ quan chức năng đảm
bảo phù hơ ̣p với thực tiễn của mỗi ngành, mỗi cấ p, mỗi điạ phương, đơn vi,̣ tổ chức và
cá nhân. Trong Điề u 74, 75, 76, 77 Luâ ̣t Thú y quy đinh:
̣
- Bô ̣ NNPTNT chiụ trách nhiê ̣m ban hành Quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về yêu
cầ u vê ̣ sinh thú y; Quy đinh
̣ danh mu ̣c đô ̣ng vâ ̣t cầ n phải kiể m soát giế t mổ , kiể m tra
vê ̣ sinh thú y; Quy trình kiể m soát giế t mổ đô ̣ng vâ ̣t, mẫu dấ u, tem vê ̣ sinh thú y...
- Trách nhiê ̣m của Cu ̣c thú y, Chi cu ̣c thú y, Tra ̣m thú y là: hướng dẫn, kiể m tra,
giám sát, biê ̣n pháp xử lý, tâ ̣p huấ n, bồ i dưỡng chuyên môn nghiê ̣p vu ̣ về kiể m soát giế t
mổ đảm bảo yêu cầ u vê ̣ sinh thú y và kiể m soát giế t mổ đô ̣ng vâ ̣t để tiêu thu ̣ trong nước
và xuấ t khẩ u.
- Trách nhiệm của UBND cấ p tỉnh là: ban hành các quy định, chính sách, hướng
dẫn về hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận
chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; kiểm tra vệ sinh thú y; chỉ đạo xây
dựng quy hoa ̣ch giế t mổ đô ̣ng vâ ̣t tâ ̣p trung và lâ ̣p kế hoạch thực hiê ̣n viê ̣c giết mổ
động vật tập trung; chỉ đạo các sở, ban, ngành có liên quan phối hợp quản lý việc giết

mổ, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn; sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh
động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn; tổ chức tuyên truyền, phổ
biến quy định của pháp luật về thú y; chỉ đạo tổ chức thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm
pháp luật trong hoạt động giết mổ, kiểm soát giết mổ động vật; sơ chế, chế biến, vận
chuyển, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn.

17


- Trách nhiê ̣m của UBND cấ p huyê ̣n là: phối hợp với các phòng, ban, ngành
liên quan tổ chức triển khai quy hoạch cơ sở giết mổ động vật tâ ̣p trung; quản lý hoạt
động của cơ sở giết mổ động vật tâ ̣p trung; hoạt động sơ chế, chế biến, vâ ̣n chuyể n,
kinh doanh động vật, sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên địa bàn
- Trách nhiê ̣m của UBND cấp xã là:phố i hơ ̣p với cơ quan có thẩ m quyề n quản
lý viê ̣c giế t mổ động vật tập trung, sơ chế, chế biến, vận chuyển, kinh doanh động vật,
sản phẩm động vật và vệ sinh thú y trên điạ bàn; quản lý hoạt động của cơ sở giết mổ
động vật nhỏ lẻ.
- Trách nhiê ̣m của tổ chức, cá nhân là cầ n phải tuân thủ quy định về yêu cầu vệ
sinh thú y trong giết mổ, sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật;lưu giữ hồ sơ
và các thông tin cần thiết để truy xuất nguồn gốc đô ̣ng vâ ̣t, sản phẩ m đô ̣ng vâ ̣t.
(3) Quy hoạch hoạt động giế t mổ gia súc, gia cầ m.
Trong Văn kiện các kỳ Đại hội Đảng toàn quốc, đặc biệt là Văn kiê ̣n Đa ̣i hô ̣i
XII của Đảng xác đinh
̣ “Hoàn thiê ̣n quy hoa ̣ch vùng lấ y quy hoa ̣ch làm cơ sở quản lý
phát phát triể n vùng. Nâng cao chấ t lươ ̣ng lâ ̣p và quản lý quy hoa ̣ch, nhấ t là quy hoa ̣ch
kế t cấ u ha ̣ tầ ng kinh tế – xã hô ̣i, quy hoa ̣ch đô thi ̣ và quy hoa ̣ch sử du ̣ng tài nguyên,
bảo đảm công khai, minh ba ̣ch...; khắ c phu ̣c tình tra ̣ng phát triể n trùng dẫm, manh
mún, kém hiê ̣u quả. Khuyế n khić h doanh nghiê ̣p đầ u tư liên kế t hình thành các vùng
kinh tế chuyên ngành quy mô lớn với các nhóm sản phẩ m có sức ca ̣nh tranh cao....Rà
soát quy hoa ̣ch, hoàn thiê ̣n cơ chế , chin

́ h sách để phát huy hiê ̣u quả các khu kinh tế
hiê ̣n có...”
Từ những chủ trương đinh
̣ hướng của Đảng và thực tế đấ t nước, Chính phủ đã
nhâ ̣n đinh
̣ viê ̣c quy hoa ̣ch điể m giế t mổ gia súc là vấ n đề quan tro ̣ng tác đô ̣ng đế n sự
phát triể n kinh tế – xã hô ̣i của nhiề u điạ phương trên toàn quố c và đươ ̣c cu ̣ thể hóa
trong Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 về lập, phê duyệt và quản lý quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và Nghị định số 18/2015/NĐ-CP:quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi
trường và kế hoạch bảo vệ môi trường. Vì có quy hoa ̣ch mới tâ ̣p trung, quản lý đươ ̣c
hoa ̣t đô ̣ng giế t mổ gia súc, gia cầ m cũng như viê ̣c bảo đảm chấ t lươ ̣ng vê ̣sinh an toàn
thực phẩ m, vê ̣ sinh môi trường sinh thái, phòng chố ng dich
̣ bê ̣nh, viê ̣c xuấ t nhâ ̣p khẩ u
18


tránh hàng lâ ̣u, kém chấ t lươ ̣ng trà trô ̣n vào thi ̣ thường làm ảnh hưởng uy tiń , thương
hiê ̣u và đă ̣c biê ̣t là sức khỏe người tiêu dùng, đồ ng thời sẽ giúp giải quyế t lao đô ̣ng và
phát triể n kinh tế cho những khu vực có điể m giế t mổ gia súc, gia cầ m và ta ̣o thương
hiê ̣u sản phẩ m sa ̣ch.
(4).Kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động giết mổ gia súc gia cầm.
Các cơ quan chuyên ngành, chính quyề n các cấ p thường xuyên đẩ y ma ̣nh công
tác tuyên truyề n, triể n khai thực hiê ̣n hiê ̣u quả các văn bản của Chính phủ như: Nghị
định số 178/2013/NĐ-CP ngày 11/4/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính về an
toàn thực phẩm, Nghị định số 119/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, Nghị định số
155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực môi trường, Nghị định số 41/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 sửa đổi, bổ sung một
số điều của các nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản,

lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, quản lý rừng, phát triển rừng, bảo vệ
rừng và quản lý lâm sản; Chỉ thị số 13/2016/CT-TTg ngày 09/5/2016 của Thủ tướng
Chính phủ về việc tăng cường quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm … nhằ m tăng
cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử pha ̣t hành chính đố i với hoạt động giết
mổ gia súc, gia cầm; quản lý các hộ chăn nuôi tập trung quy mô lớn, các tâ ̣p thể , cá
nhân đăng ký kinh doanh giết mổ gia súc, gia cầm thường xuyên, các phương tiện vận
chuyển gia súc, gia cầm theo quy đinh
̣ của pháp luâ ̣t. Viê ̣c tuyên truyền, ngăn chặn, xử
lý các hành vi vi phạm trong quá trình chăn nuôi tập trung; vận chuyển, kinh doanh,
giết mổ gia súc, gia cầm; ngăn chặn các hành vi vi phạm trong quá trình kinh doanh
gia súc, gia cầm và các sản phẩm chế biến từ gia súc, gia cầm, chống nhập lậu, không
rõ nguồn gốc, không kiểm dịch, không đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm,
vệ sinh thú y, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng và đảm
bảo vệ sinh môi trường; có các biện pháp đề xuất với cơ quan nhà nước có thẩm quyền
có những hoạch định chính sách phù hợp trong việc quản lý nhà nước nói chung, quản
lý hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm nói riêng.
(5). Tuyên truyền, vận động về hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.

19


×