Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

De tai kinh te vi mo ve tinh trang that nghiep

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (383.63 KB, 17 trang )

1

BÀI TẬP NHÓM
MÔN: KINH TẾ VĨ MÔ – LỚP CD7 – NHÓM 6
I. ĐỀ TÀI NHÓM LỰA CHỌN
Chủ đề 4. Thất nghiệp là gì? Bản chất của thất nghiệp? Nguyên nhân và lý do của thất nghiệp?
Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hãy nêu và phân tích một
số giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay?
II. CÁC THÀNH VIÊN THAM DỰ LÀM BÀI TẬP NHÓM
STT
1
2
3
4
5
6
7
8

Họ và tên
Nguyễn Thế Thắng
Trương Thanh Chung
Đặng Văn Hiệp
Trần Văn Hơn
Châu Ngọc Khánh
Bùi Quang Tiến
Lê Ngọc Tri
Đinh Văn Tuấn

Lớp
CD7


CD7
CD7
CD7
CD7
CD7
CD7
CD7

Vị trí
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

Nhóm trưởng: Nguyễn Thế Thắng: 0912486467- 01685940463
Email:


2

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU …………………………………………………………………………... 1
PHẦN I. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP, BẢN CHẤT THẤT NGHIỆP, NGUYÊN
NHÂN VÀ LÝ DO THẤT NGHIỆP …………………………………………………… 2
1.1. Khái niệm Thất nghiệp …………………………………………………………….. 2
1.2. Các loại thất nghiệp: ……………………………………………………………….. 2

1.2.1.Phân theo loại hình thất nghiệp …………………………………………………….. 2
1.2.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp …………………………………………………... 2
1.2.3. Phân loại theo nguồn gôc thất nghiệp ……………………………………………… 2
1.3. Nguyên nhân Thất nghiệp ………………………………………………………….. 2
1.4. Tỷ lệ thất nghiệp ……………………………………………………………………. 3
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013
ĐẾN NAY. .........................................................................................................…………. 4
2.1. Giới thiệu tổng quan về thất nghiệp. ......................................................................... 4
2.2. Thực trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay ............................................................. 5
2.2.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015 ................................................... 5
2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2016........................................................................................ 8
2.3. Nhận xét, đánh giá ........................................................................................................ 9
2.3.1. Thuận lợi ..................................................................................................................... 9
2.3.2. Khó khăn...................................................................................................................... 9
PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ HẠ THẤP TỶ LỆ
THẤT NGHIỆP ……………………….………………………………………………… 11
3.1. Phương hướng ………………………………………………………………………. 11
3.1.1. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết: ……………………………………………. 11
3.1.2. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp: ………………………………………... 11
3.1.3. Những biện pháp khác:`…………………………………………………………….. 11
3.2. Giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp ………………………………………………….. 12
3.2.1. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết: ……………………………………………. 12
3.2.2. Việc đầu tư hay nói đúng hơn là ích cầu …………………………………………... 12
KẾT LUẬN .......................................................................................................................... 13
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 14


3

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
CPI
GDP
GNP
GRDP
KCX-KCN
PAPI
PAR-index
PCI
PTTH
TPP
TW

Nội dung
Chỉ số giá tiêu dùng
Tổng sản phẩm quốc nội
Tổng sản phẩm quốc dân
Tổng sản phẩm nội địa trên địa bàn TP. HCM
Khu chế xuất - Khu công nghiệp
Chỉ số hành chính công cấp tỉnh
Chỉ số cải cách hành chính
Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
Phổ thông trung học
Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
Trung ương

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
—&—
ĐỒ THỊ 2.1 - Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 1/2013-1/2016.
ĐỒ THỊ 2.2 - Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2015

ĐỒ THỊ 2.3 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi theo quý 2015
ĐỒ THỊ 2.4 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên 2013-2015
ĐỒ THỊ 2.5 - Tỷ lệ lao động thiếu việc làm 2013-2015
ĐỒ THỊ 2.6 - Tỷ lệ thiếu việc làm theo quý 2015
ĐỒ THỊ 2.7 - Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 1/2013-7/2016.


1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong công cuộc đổi mới nước ta hiện nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã
tạo ra không ít những sự nhảy vọt về mọi mặt, đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa. Đằng sau những
thành tựu mà chúng ta được thì cũng có không ít những vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan
tâm như: tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp…Nhưng có lẽ vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây là
thất nghệp. Thất nghiệp đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm. Bất kỳ quốc gia nào dù kinh tế có
phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không thể tránh khỏi chỉ có
điều là thất nghiệp đó ở mức thấp hay mức cao mà thôi. Vấn đề thất nghiệp, các chính sách giải
quyết việc làm, mối quan hệ giữa thất nghiệp với tăng trưởng kinh tế đang là vấn đề “nóng bỏng và
không k m phần bức bách” đang được toàn xã hội đặc biệt quan tâm.
Thất nghiệp là hiện tượng kinh tế vĩ mô ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp đến mọi người.
Việt Nam trong những năm gần đây nền kinh tế đang gặp không ít những khó khăn và chịu
tác động mạnh mẽ của nền kinh tế toàn cầu khiến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam ngày càng gia tăng.
Thất nghiệp dẫn đến nhiều vấn đề bất ổn cho xã hội như : gia tăng tỷ lệ tội phạm, vấn đề tâm lý, tỷ
lệ phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc… cho nên giải quyết vấn đề thất nghiệp đang là “vấn đề
cấp bách và cần thiết” đưa nền kinh tế đất nước đi lên. Tuy nhiên vấn đề này chưa được giải quyết
thỏa đáng, đang còn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Mặt dù nền kinh tế Việt Nam trong
những năm gần đây có nhiều biến chuyển tốt nhưng tình trạng thất nghiệp vẫn chưa được đẩy lùi và
có chiều hướng ngày càng gia tăng.Vì vậy đề tài chúng tôi chọn để thực hiện chuyên đề này là :
“Thất nghiệp là gì? Bản chất của thất nghiệp? Nguyên nhân và lý do của thất nghiệp? Thất
nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hãy nêu và phân tích một

số giải pháp cơ bản nhằm hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trạng tình hình thất nghiệp ở nước ta
- Đưa ra một số giải pháp để khắc phục tình trạng thất nghiệp
3. Đối tượng nghiên cứu : Tình hình thất nghiệp ở nước ta
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu : tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam, các số liệu của cục thống kê từ
năm 2013 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: phương pháp hệ thống hóa, thống kê,
tổng hợp, so sánh dẫn giải, phân tích… Để xây dựng một đề tài chặt chẽ, có tính logic, dựa trên cơ
sở lý luận chắc chắn và mang tính thực tế cao, tôi đã sử dụng các phương pháp sau đây để nghiên
cứu:
- Dùng Internet là phương tiện chủ đạo để tìm kiếm số liệu, thông tin và trích nguồn dẫn chứng cho
nội dung vì đây là nguồn tài liệu dễ tìm kiếm và đa dạng nhất.
- Dùng phương pháp suy luận trực tiếp và trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp.


2
PHẦN I. CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẤT NGHIỆP, BẢN CHẤT THẤT NGHIỆP, NGUYÊN
NHÂN VÀ LÝ DO THẤT NGHIỆP
1.1. Khái niệm Thất nghiệp
- Theo khái niệm của tổ chức lao động quốc tế ILO: thất nghiệp là tình trạng tồn tại khi
một số người trong độ tuổi lao động muốn có việc làm nhưng không thể tìm được việc làm ở mức
tiền công nhất định.
- Người thất nghiệp là người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động, không có việc
làm và có nhu cầu tìm kiếm việc làm.
1.2. Các loại thất nghiệp:
1.2.1.Phân theo loại hình thất nghiệp.
- Thất nghiệp chia theo giới tính ( nam, nữ )

- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi ( tuổi, nghề )
- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ ( thành thị, nông thôn )
- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, nông nghiệp. . )
- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc.
1.2.2. Phân loại theo lý do thất nghiệp.
- Do bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp
nghề, hợp vùng
- Do mất việc : Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh
- Do mới vào : Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm ( thanh
niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác. . . . . )
- Quay lại : Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa
tìm được việc làm
1.2.3. Phân loại theo nguồn gôc thất nghiệp.
- Thất nghiệp tạm thời: Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian
tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn, phù hợp với ý muốn riêng ( lương cao hơn, gần
nhà hơn)
- Thất nghiệp cơ cấu: Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị
trường lao động ( giữa các ngành nghề, khu vực. . . )
- Thất nghiệp do thiếu cầu: Do sự suy giảm tổng cầu. Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ
bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thơì kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở
khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề.
- Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường: Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các
lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động.
1.3. Nguyên nhân Thất nghiệp
- Thất nghiệp gia tăng do suy giảm kinh tế toàn cầu: Nguyên nhân khiến người lao động
bị mất việc chủ yếu do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp phải thu


3
hẹp sản xuất, có doanh nghiệp phải đóng cửa hoàn toàn do sản phẩm làm ra không tiêu thụ được,

nhất là những doanh nghiệp xuất khẩu. Chính vì vậy, họ phải “dãn thở” dẫn đến lao động mất
việc làm.Đây là nguyên nhân chủ yếu. Trong năm 2008, mức lạm phát ở Việt Nam đã lên tới gần
23%, tuy thấp hơn một ít so với mức mà người ta chờ đợi, nhưng rõ ràng năm 2008 đã là năm mà
vật giá leo thang rất nhiều.Bên cạnh lý do lạm phát, Việt Nam còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng
suy giảm tăng trưởng toàn cầu, nhất là vì kinh tế Việt Nam vẫn phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư
ngoại quốc và xuất khẩu ( đặc biệt là sang Hoa Kỳ và châu Âu ). Danh sách các doanh nghiệp
phải giải thể, ngưng hoạt động,thu hẹp sản xuất ngày càng nhiều. Hậu quả là nạn thất nghiệp sẽ
tăng cao ở Việt Nam trong năm nay.
Nếp nghĩ có từ lâu trong thanh niên là thói quen đề cao việc học để "làm
thầy" mặc dù nếu bản thân học "làm thợ" sẽ tốt hơn hay "thích làm Nhà
nước, không thích làm cho tư nhân"; như vậy là thiếu thực tế bởi không dựa trên khả năng
của bản thân và nhu cầu xã hội. Một bộ phận LĐ trẻ có biểu hiện ngộ nhận khả năng bản thân;
một bộ phận khác lại tự ti, không đánh giá hết năng lực thực sự của mình. Chọn nghề theo
"nếp nghĩ" sẽ dễ mắc những sai lầm. Rất nhiều LĐ trẻ "nhảy việc" để tìm
kiếm thu nhập cao nên dẫn đến tình trạng dễ bị mất việc.
Lao động Việt Nam có trình độ tay nghề thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu mới, tính
chuyên nghiệp chưa cao. Việc kỹ năng không đáp ứng yêu cầu và sự thiếu phối hợp giữa hệ thống
đào tạo và giáo dục, các nhu cầu thị trường LĐ và quan niệm lạc hậu về vai trò và trách nhiệm
giới.Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề rất thấp, chỉ khoảng 26%. Lao động của chúng ta đúng là
dồi dào thật nhưng vẫn không tìm được việc làm, hoặc có việc làm nhưng không ổn định một
phần do trình độ chưa đáp ứng được yêu cầu. Do đó, lao động vẫn trong tình trạng bán chuyên
nghiệp,công việc chắp vá, không ổn định.
Theo thống kê, cả nước hiện có 1.915 cơ sở dạy nghề (CSDN) trong đó có 1.218 CSDN
công lập (chiếm 64%), bao gồm: 262 trường dạy nghề, 251 trường ĐH, CĐ, TCCN và 803 cơ sở
khác có dạy nghề. Trong đó đáng chú ý là khoảng 355 CSDN thuộc các doanh nghiệp. Trong
những năm qua, bình quân mỗi năm các trường nghề thuộc doanh nghiệp đào tạo khoảng 90.000
đến 100.000 học sinh nghề dài hạn và hàng trăm ngàn học sinh hệ ngắn hạn. Tuy nhiên, thực tế
hiệu quả của công tác dạy nghề vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Bằng chứng là, hầu hết các
doanh nghiệp FDI khi đầu tư vào Việt Nam đều gặp khó khăn trong việc tuyển dụng lao động,
nhất là lao động có tay nghề. Hay như các DN XKLĐ luôn phải “loay hoay” với các đơn hàng

tuyển dụng lao động có tay nghề.
1.4. Tỷ lệ thất nghiệp
- Tỉ lệ thất nghiệp là phần trăm (%) số người thất nghiệp so với tổng số người trong lực lượng lao
động. + Lực lượng lao động = số người có việc làm + số người thất nghiệp
Số người thất nghiệp
Công thức tính: U% =
LLLĐXH


4
PHẦN II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THẤT NGHIỆP Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2013
ĐẾN NAY.
2.1. Giới thiệu tổng quan về thất nghiệp.
Ngày 20-7-2015, Viện Lao động và Xã hội công bố bản tin cập nhật thị trường lao động
Quý I/2015 cho thấy tỷ lệ thất nghiệp và tỉ lệ thiếu việc làm trong nền kinh tế đang gia tăng. Tỷ lệ
thất nghiệp trong độ tuổi lao động của cả nước là 2,43% tăng 0,22 điểm phần trăm so với cùng kỳ
năm 2014. Cả nước hiện có hàng triệu người thất nghiệp và thiếu việc làm. Riêng tỷ lệ thất
nghiệp ở nông thôn đã gia tăng 0,42 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước và gấp đôi tỷ lệ
gia tăng thất nghiệp chung.
Nếu như trước đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội giải thích tỷ lệ thất nghiệp ở Việt
Nam thấp là do những người không tìm được việc làm ở thành thị đã trở về nông thôn để tham
gia sản xuất nông nghiệp, thì đến nay nông thôn cũng không còn là chốn để những người thất
nghiệp có thể dung thân. Việc tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế, đặc biệt cho người
lao động ở nông thôn, đã trở thành vấn đề rất cấp bách và thậm chí là vấn đề cần quan tâm bậc
nhất ở Việt Nam. Và việc tăng lương tối thiểu ở mức quá cao sẽ không có lợi cho việc đạt được
mục tiêu này. Vì một mặt, sẽ không khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mới, tạo việc làm.
Mặt khác, đối với các doanh nghiệp còn đang hoạt động, thì có đến gần 70% không có lãi,việc
tăng lương tối thiểu không hợp lý sẽ làm gia tăng tình trạng thua lỗ của các doanh nghiệp, buộc
họ phải thu hẹp sản xuất, đẩy người lao động đang có việc làm ở thành thị trở lại nông thôn, làm
tiếp tục gia tăng tình trạng thất nghiệp và gây bất ổn xã hội.

Tình hình việc làm của người lao động ở nông thôn sẽ còn cấp bách hơn khi Việt Nam ký
kết TPP. Nếu TPP được ký kết, ngành chăn nuôi, khu vực có đến 10 triệu lao động đang làm việc,
sẽ chịu thiệt hại nặng nề nhất do cạnh tranh từ bên ngoài, mà như một số chuyên gia ví von, là sẽ
rơi vào tình trạng “tối như Đêm ba mươi”. Bởi vậy, nếu các khu vực sản xuất khác như dệt may,
da giày, lắp ráp điện tử, thủy sản…, những ngành thâm dụng lao động và được hưởng lợi từ TPP,
không thể tạo thêm nhiều việc làm mới do chi phí nhân công cao, tăng trưởng đầu tư thấp, thất
nghiệp sẽ trở thành vấn đề nhức nhối đối với nền kinh tế, chính trị và xã hội Việt Nam trong thời
gian tới.
Cũng cần nói thêm rằng, sự kiện Trung Quốc phá giá đồng nhân dân tệ 4,5% vừa qua đã
khiến cho nỗi lo hàng hóa giá rẻ của Trung Quốc tràn qua biên giới vào Việt Nam tăng cao hơn
bao giờ hết. Các đề nghị phá giá VND để nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam xuất
hiện với tần suất dày đặc trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngân hàng Nhà nước, cuối
cùng, cũng phải phá vỡ cam kết trước đó của mình, đưa ra quyết định điều chỉnh tỷ giá thêm 1%
cùng với việc nới rộng biên độ giao dịchtừ /- 1% lên +/- 3%.
Tuy nhiên, trái ngược với sự kiện trên, các tác động của đề xuất tăng lương tối thiểu vùng
thêm 16% từ phía Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đến sức cạnh tranh của hàng hóa Việt
Nam lại chưa nhận được những phân tích thấu đáo từ phía các chuyên gia, các nhà khoa học. Đây


5
thực sự là điều đáng tiếc! Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức
tăng chi phí sản xuất. Tại các ngành sử dụng nhiều lao động, chi phí tiền lương là một phần đáng
kể, thậm chí là phần mang tính quyết định, tạo nên sức cạnh tranh của hàng hóa. Đối với các
doanh nghiệp mà chi phí lao động chiếm trên 30% tổng chi phí, việc tăng lương thêm 16% sẽ
khiến cho giá thành tăng thêm ít nhất 5%. Với họ, đây chẳng khác gì một cú sốc phá giá đồng
nhân dân tệ lần thứ hai!
Tóm lại, vấn đề tạo việc làm cho người lao động hiện nay là rất cấp bách. Bởi vậy, những
người có trách nhiệm trong đàm phán tiền lương cần có cái nhìn duy lý, dựa trên các cơ sở khoa
học, tuân theo các quy luật khách quan, hướng tới mục tiêu chung và dài hạn là năng lực cạnh
tranh của nền kinh tế cũng như tạo việc làm cho người lao động và nhất định phải ngăn chặn tình

trạng thất nghiệp đang gia tăng hiện nay.
2.2. Thực trạng thất nghiệp ở việt nam hiện nay
2.2.1. Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn 2013 - 2015
Tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam giảm xuống còn 2,31 phần trăm trong quý IV của năm 2015
từ 2,36 phần trăm trong quý thứ ba của năm 2015. Theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ
thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2.31% (năm 2013 là 2.18 %; năm 2014 là
2.10%). Như vậy so với năm 2013 và 2014, tỷ lệ thất nghiệp ở năm 2015 đã tăng lên đáng kể.
Năng suất lao động mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực
và không đồng đều giữa các ngành và lĩnh vực.

ĐỒ THỊ 2.1 - Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 1/2013-1/2016.
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (Từ 15-24 tuổi) năm 2015 lên tới 6,85% (Năm 2013 là
6,17%; năm 2014 là 6,26%). Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2015 là 1,27%
(Năm 2013 là 1,21%; năm 2014 là 1,15%). Đáng lưu ý, tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên độ tuổi
20-24 có trình độ chuyên môn kỹ thuật ở mức rất cao: cao đẳng chuyên nghiệp là 19,58% và đại
học trở lên 20,79%. Nguy cơ thất nghiệp với lao động độ tuổi thanh niên đáng báo động. Điều
này cũng cho thấy vai trò quan trọng của việc giáo dục đào tạo cũng như công tác chuyển dịch
lao động từ nhà trường tới môi trường việc làm là rất quan trọng.


6

ĐỒ THỊ 2.2 - Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên năm 2015.
Trong đó khu vực thành thị là 11,20% (năm 2013 là 11,12%; năm 2014 là 11,06%); khu
vực nông thôn là 5,20% (Năm 2013 là 4,62%; năm 2014 là 4,63%).Theo Tổng cục Thống kê, nền
kinh tế khởi sắc với sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ là một trong những
nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm dần theo quý (quý I là 2,43%; quý
II là 2,42%; quý III là 2,35%; quý IV là 2,12%) và giảm chủ yếu ở khu vực thành thị (quý I là
3,43%; quý II là 3,53%; quý III là 3,38%, quý IV là 2,91%).

4
3 ,5
3
2 ,5
2
1 ,5
1
0 ,5
0

3 , 53

3 , 43

3 , 38
2 , 91

2 , 43

2 , 42

Quý I

2 , 35

Quý II

2 , 12

Quý III


Cả nước
Thành Thị

Quý IV

ĐỒ THỊ 2.3 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi theo quý 2015.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2015 là 1,27% (năm 2013 là 1,21%;
năm 2014 là 1,15%), trong đó khu vực thành thị là 1,83% (năm 2013 là 2,29%; năm 2014 là
2,08%); khu vực nông thôn là 0,99% (năm 2013 là 0,72%; năm 2014 là 0,71%).
3 ,5
3
2 ,5
2
1 ,5
1
0 ,5
0

3 , 31
2 , 75

2 , 96
2 ,4

1 , 48

2013

2 , 32

1 , 82
1 ,2

2014

0 , 82

Cả nước
Thành Thị
Nông Thôn

2015

ĐỒ THỊ 2.4 - Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên 2013-2015.


7
Tuy nhiên, để đánh giá về tình hình lao động và việc làm trong nền kinh tế, chúng ta cần
biết thêm một tiêu chí khác là tỷ lệ lao động thiếu việc làm. Đây là tiêu chí quan trọng được tính
cho cả lao động ở khu vực nông thôn và thành thị nhưng chưa được công bố từ trước đến nay. Ở
Việt Nam, tỷ lệ lao động thiếu việc làm thường cao hơn nhiều so với tỷ lệ thất nghiệp; trong đó tỷ
lệ thiếu việc làm nông thôn thường cao hơn thành thị. Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ
tuổi lao động năm 2015 là 1,82% (năm 2013 là 2,75%; năm 2014 là 2,40%), trong đó khu vực
thành thị là 0,82% (năm 2013 là 1,48%; năm 2014 là 1,20%); khu vực nông thôn là 2,32% (năm
2013 là 3,31%; năm 2014 là 2,96%).
3 , 31

3 ,5
3


2 , 96

2 ,75

2 ,4

2 ,5
2

Cả nước
Thành Thị
Nông Thôn

1 , 82

1 ,48

1 ,5

2 , 32
1 ,2
0 ,82

1
0 ,5
0

2013

2014


2015

ĐỒ THỊ 2.5 - Tỷ lệ lao động thiếu việc làm 2013-2015.
Trong số thất nghiệp này những người lao động chân tay không có tay nghề chiếm 57,2%,
số còn lại là những người có trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng nghề nghiệp. Nếu tính riêng
người được coi là có trình độ cao đẳng chuyên nghiệp mà không có việc làm là 117.300 người.
Sinh viên tốt nghiệp đại học không tìm được việc làm còn cao hơn lên đến 225.500 người.
Tỷ lệ thiếu việc làm có xu hướng giảm dần vào cuối năm (quý I là 2,43%; quý II là
1,80%; quý III là 1,62%; quý IV là 1,66%) và giảm chủ yếu ở khu vực nông thôn (quý I là
3,05%; quý II là 2,23%; quý III là 2,05%; quý IV là 2,11%).
3 ,5
3
2 ,5

3 ,05
2 ,43

2 , 23
1 ,8

2

2 , 11

2 , 05
1 , 62

1 ,66


Quý III

Quý IV

1 ,5
1
0 ,5
0

Quý I

Quý II

ĐỒ THỊ 2.6 - Tỷ lệ thiếu việc làm theo quý 2015.

Cả nước
Nông Thôn


8
Theo Tổng cục thống kê, ước tính trong năm 2015 cả nước có 56% lao động có việc làm
phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản có việc làm phi chính thức(năm 2013 là
59,3%; năm 2014 là 56,6%), trong đó thành thị là 47,1% (năm 2013 là 49,8%; năm 2014 là
46,7%) và nông thôn là 64,3% (năm 2013 là 67,9%; năm 2014 là 66,0%).
Thất nghiệp trong thanh niên đang trở thành một vấn đề quan tâm của xã hội. Nguyên
nhân chính dẫn đến tình trạng thất nghiệp trong thanh niên tăng cao một phần xuất phát từ việc
thị trường lao động được bổ sung thêm nhiều nhân lực trong khi nền kinh tế chưa đạt
tới tốc độ tăng trưởng phù hợp để đáp ứng nhu cầu việc làm đó.

2.2.2. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2016

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016 tổng số người
thất nghiệp của Việt Nam là 1,12 triệu người, chiếm khoảng 2.23%, có dấu hiệu giảm hơn so với
cùng kỳ năm 2015. Trong đó tỷ lệ thất nghiệp của lao động có trình độ đại học trở lên của cả
nước là 3.96% và số liệu này đặc biệt cao ở khu vực thành thị.

ĐỒ THỊ 2.7 - Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam 1/2013-7/2016. Nguồn:
www.tradingeconomics.com
Trong quý đầu năm, cả nước có 53,3 triệu người có việc làm, trong đó khu vực thành thị chiếm
31,4%. Nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ
thuật còn thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi có tỷ trọng người có việc làm chiếm tới gần
70% lao động của cả nước”
Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/4/2016 ước tính là
54.4 triệu người, tăng 1.4% so với cùng thời điểm năm 2015. Đến thời điểm trên, lực lượng lao
động trong độ tuổi lao động ước tính 47.8 triệu người, tăng 0.2% so với cùng thời điểm năm
trước. Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 01/2016 ước tính là 53.3 triệu người.
Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 1/2016 ước tính là 2.23%. Tỷ lệ thất
nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96% (cao hơn 1.73
điểm phần trăm so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi).


9
Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) quý 1/2016 ước tính là 6.47%. Tỷ lệ thất
nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên quý 1/2016 là 1.27%. Còn tỷ lệ thiếu việc làm của lao động
trong độ tuổi quý 1/2016 năm nay ước tính là 1.77% (quý 01/2015 tương ứng là 2.43%).
Đặc biệt, thanh niên ở khu vực thành thị tìm kiếm việc làm khó hơn ở khu vực nông thôn.
Ở nhóm thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần thống kê chung dành
cho những người trên 25 tuổi. Báo cáo chỉ rõ : “Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với
9,51%, tức là cứ 10 thanh niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có gần một người
thất nghiệp”.
2.3. Nhận xét, đánh giá

2.3.1. Thuận lợi
Có những lợi ích kinh tế của thất nghiệp do chuyển đổi nghề đối với cá nhân và xã hội.
- Những công nhân trẻ đang trải qua thất nghiệp sẽ cố gắng tìm kiếm những công việc phù
hợp với khả năng và lợi ích của họ.
- Lợi ích của kết quả do thay đổi công việc làm thoả mãn hơn và làm việc hiệu quả hơn.
- Lợi ích xã hội do thay đổi công việc kèm theo với quá trình tìm kiếm công việc cho phép
những người lao động tìm kiếm được những công việc mà họ làm hiệu quả hơn.
Do đó, tổng sản xuất hàng hoá và dịch vụ trong nền kinh tế tăng lên. (So sánh trường hợp này
với trường hợp của những người tốt nghiệp ở Trung Quốc tăng lên đến những năm 90. Họ được
giao những công việc khi tốt nghiệp, với sự đóng góp rất ít về loại công việc và nơi làm việc)
- Thất nghiệp ngắn hạn giúp người lao động tìm công việc ưng ý và phù hợp với nguyện vọng
và năng lực làm tăng hiệu quả xã hội.
- Lợi ích xã hội: Làm cho việc phân bổ các nguồn lực một cách hiệu quả hơn và góp phần làm
tăng tổng sản lượng của nền kinh tế trong dài hạn.
+ Thất nghiệp mang lại thời gian nghỉ ngơi và sức khỏe.
+ Thất nghiệp mang lại thời gian cho học hành và trau dồi thêm kỹ năng.
+ Thất nghiệp tạo sự cạnh tranh và tăng hiệu quả.
Mặt khác, những công nhân thất nghiệp do cơ cấu sẽ không tìm được công việc mới nếu
họ không đào tạo lại hoặc thay đổi nơi ở.Thực tế này có nghĩa là một chi phí lớn hơn đối với
người lao động và xã hội - ví dụ, những công nhân thất nghiệp do cấu trúc không có việc làm
trong nhiều giai đoạn. Những người lao động này chiếm một chi phí lớn trong việc cơ cấu lại nền
kinh tế của chúng ta, mặc dù xã hội thu được lợi ích về dài hạn trong việc dịch chuyển đến những
ngành mới này.
2.3.2. Khó khăn
Người thất nghiệp sẽ tăng nhanh nếu doanh nghiệp “chết”. Thất nghiệp đang là một vấn
nạn mà xã hội đang phải đối mặt. Việt Nam 6 tháng đầu năm 2016, hơn 36.600 doanh nghiệp giải
thể và tạm ngừng hoạt động. Như vậy, chỉ trong một thời gian ngắn, số lượng doanh nghiệp
“chết” tăng 17% so với cùng kì năm 2015. Những tác động từ thực trạng nêu trên đã gây ra nhiều



10
hệ lụy cho xã hội. Người lao động mất việc làm, doanh nghiệp nợ ngân hàng, nợ bảo hiểm xã hội,
nợ tiền điện, viễn thông, nước... Điều này có nghĩa, khi doanh nghiệp “chết” đi, lượng người thất
nghiệp sẽ gia tăng theo quy luật cung cầu của nền kinh tế.
Các chuyên gia ngành xã hội học cho rằng, chỉ cần mỗi doanh nghiệp có từ 5 đến 10 lao
động thì số người mất việc có thể lên dến nửa triệu người. Nếu thu nhập bình quân tại các doanh
nghiệp mức 3 triệu đồng/người/tháng thì số thu nhập mất đi của nửa triệu lao động sẽ là 1.500 tỷ
đồng/tháng (tương đương mức 75 triệu USD).
Khi thất nghiệp xảy ra, của cải vật chất không những không tăng thêm mà càng ngày càng
tiêu hao thêm nữa. Nói thế để thấy rằng, thiệt hại do “cơn bão” thất nghiệp rất lớn, có thể lên tới
hàng tỷ USD cho mỗi năm.
Bên cạnh đó, sinh viên ra trường đang đối mặt với những rủi ro về cơ hội tìm việc làm.
Hàng năm chúng ta có hơn một triệu thí sinh thi tú tài, chỉ cần một nửa số này thi đậu vào đại
học, trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề thì số người còn lại (từ 18 đến 20 tuổi) sẽ tham
gia vào lực lượng lao động phổ thông gia tăng hàng năm.
Nếu nền kinh tế hấp thu tốt, lực lượng lao động này sẽ tạo ra rất nhiều sản phẩm cho xã
hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bằng không, lực lượng này có thể gây ra nhiều hệ lụy cho xã
hội. Các nhà xã hội học cho biết, tỉ lệ tội phạm các loại và các tệ nạn xã hội thường gia tăng
nhanh chóng cùng với tỉ lệ thất nghiệp tại các quốc gia.
Thất nghiệp đang là một nỗi lo lớn gây nhiều hệ lụy và trở thành gánh nặng cho xã hội.
Tác động của thất nghiệp vô cùng nguy hiểm cho an sinh xã hội và sự phát triển bền vững của
một nền kinh tế. Lao động thất nghiệp sẽ tăng tỉ lệ thuận với số lượng doanh nghiệp giải thể,
ngưng hoạt động trong thời gian qua.
Ngoài ra, vấn đề thất nghiệp còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến các mối quan hệ xã hội,
nền kinh tế… Khi mà các thành phần thất nghiệp như nội trợ, sinh viên mới ra trường, các đối
tượng thanh niên không tìm được việc làm, sẽ chuyển hướng sang thị trường kinh doanh không
lành mạnh đó chính là “đa cấp” ở Việt Nam. Xuất hiện các hành vi lôi k o, dụ dỗ những đối tượng
này, tham gia vào hệ thống kinh doanh đa cấp, gây thiệt hại về kinh tế, tinh thần cho họ, khiến
cho các cơ quan chức năng phải ngày càng nỗ lực hơn nữa để triệt tiêu những doanh nghiệp kinh
doanh đa cấp không đúng luật.

Chính vì vậy, các chính sách giải pháp đề ra cần phải giải quyết tình trạng thất nghiệp ở
Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế cũng như mang lại cuộc sống ấm no cho người dân
Việt Nam hơn. Đây chính là vấn đề cấp thiết dành cho những người thất nghiệp nói chung cũng
như sinh viên Việt nam nói riêng hiện nay.


11
PHẦN III. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP VỀ HẠ THẤP TỶ LỆ THẤT
NGHIỆP
3.1. Phương hướng
3.1.1. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết:
- Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
+ Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút
được nhiều lao động hơn.
+ Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.
- Đối với loại thất nghiệp chu kỳ: Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng
cầu nhằm kích thích các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao
động.
Việc đầu tư hay nói đúng hơn là kích cầu nhắm vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ là trọng
tâm đã được xác định. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào phát triển và hoàn thiện cơ sở
hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả.
Tạo mọi điều kiện cho lao động mất việc.
- Các giải pháp chủ yếu để hỗ trợ lao động mất việc làm.
Thứ nhất, Tổng liên đoàn lao động các tỉnh, thành phố giúp đỡ người lao động sớm tìm được việc
làm mới.
Thứ hai, các trường dạy nghề của tổ chức công đoàn có nhiệm vụ nâng cao tay nghề cho người
lao động hoặc thu hút người lao động vào học nghề, tranh thủ lúc không có việc.
Thứ ba, cho vay vốn từ quỹ quốc gia của Tổng liên đoàn. Những người lao động mất việc do suy
thoái kinh tế sẽ được vay vốn để họ có thu nhập giải quyết khó khăn trước mắt. Ngoài ra, ở một
số tình, thành phố con có thêm quỹ trợ vốn cho lao động nghèo.

3.1.2. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp:
Bảo hiểm thất nghiệp ra đời sẽ góp phần ổn định đời sống và hỗ trợ cho người lao động
được học nghề và tìm việc làm, sớm đưa họ trở lại làm việc.
3.1.3. Những biện pháp khác:
- Trợ cấp một tỷ lệ nhất định trong quỹ lương ở các doanh nghiệp nhằm giúp doanh nghiệp cắt
giảm được chi phí nhân lực liên quan mà không cần phải sa thải nhân công.
- Cắt giảm thuế tiêu thụ cũng giúp giảm gánh nặng chi tiêu cho người tiêu dùng với hy vọng rằng
tổng cầu sẽ được duy trì ở mức khả dĩ, tác động tích cực ngược lại đến doanh nghiệp và do đó
giảm thiểu được nạn sa thải nhân lực do sản xuất kinh doanh đình đốn.
- Thông qua các tổ chức công đoàn thuyết phục người lao động và chủ doanh nghiệp chấp nhận
một mức cắt giảm trong tiền lương để duy trì số công ăn việc làm trong doanh nghiệp.
- Đào tạo nghề cho bà con ở nông thôn đặc biệt là con cái của họ, khi diện tích đất sản xuất của
họ bị thu hồi thì có thể sử dụng dễ dàng chuyển sanh làm những ngành nghề khác.


12
- Mở rộng thị trường xuất khẩu lao động là nơi mà không những giải quyết được tình trạng thất
nghiệp ở trong nước mà còn thu được nguồn ngoại tệ không nhỏ cho quốc gia.
- Chú trọng đầu tư cho giáo dục và đào tạo.
- Hạn chế tăng dân số.
3.2. Giải pháp giảm tỷ lệ thất nghiệp
3.2.1. Hạ thấp tỉ lệ thất nghiệp theo lý thuyết:
* Đối với loại thất nghiệp tự nguyện:
+ Cấu tạo ra nhiều công ăn việc làm và có mức tiền lương tốt hơn để tại mỗi mức lương thu hút
được nhiều lao động hơn.
Tăng cường hoàn thiện các chương trình dạy nghề, đào tạo lại, tổ chức tốt thị trường lao động.
* Đối với loại thất nghiệp chu kỳ :
Cần áp dụng chính sách tài khoá, tiền tệ để làm gia tăng tổng cầu nhằm kích thích các
doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, theo đó thu hút được nhiều lao động.Thất nghiệp chu kỳ
thường là một thảm hoạ đối với nền kinh tế vì nó xảy ra trên quy mô lớn. Tổng cầu và sản lượng

suy giảm, đời sống người lao động bị thất nghiệp gắp nhiều khó khăn. Gánh nặng này thường dồn
vào những người nghèo, bất công xã trong hội cũng tăng lên. Các chính sách tài chính, tiền tệ mở
rộng nhằm tăng tổng cầu và sản lượng sẽ dẫn đến phục hội nền kinh tế tăng số việc làm thì mới
có thể giảm bớt được tỷ lệ thất nghiệp chu kỳ.
3.2.2. Việc đầu tư hay nói đúng hơn là ích cầu
Việc “bơm vốn” và áp dụng các chính sách ưu đãi cho khu vực doanh nghiệp này trước
hết là nhằm kích thích sản xuất, từ đó tạo ra việc làm. Bên cạnh đó, kích cầu bằng việc đầu tư vào
phát triển và hoàn thiện cơ sở hạ tầng đang được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn cả.
Đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ bản, thực hiện kích cầu các ngành thép, vật liệu xây dựng,
giấy, hóa chất; …; sản xuất hàng tiêu dùng nội địa; ưu tiên hỗ trợ các ngành hàng sản xuất có lợi
thế thay thế hàng nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động;
Tăng đầu tư, hỗ trợ phát triển khu vực nông nghiệp – nông thôn: nâng cấp hệ thống cơ sở
hạ tầng phục vụ phát triển nông nghiệp; hỗ trợ đầu vào, phân phối và chế biến cho các mặt hàng
nông sản, thủy sản; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, hỗ trợ vốn vay cho các làng nghề, xã nghề tiểu
thủ công nghiệp,Đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp phù hợp với từng vùng, tạo lực kéo cho
các ngành khác phát triển cũng là giảm tình trạng thất nghiệp.
Ưu đãi đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư các dự án,
công trình có quy mô lớn, tạo nhiều việc làm; hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua việc giảm thuế,
hoãn thuế, khoanh nợ song song với cam kết phải duy trì việc làm cho số lao động hiện tại và thu
hút thêm lao động nếu có thể; hỗ trợ vốn vay cho các doanh
nghiệp gặp khó khăn để duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm cho người lao động.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần, thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công
nghiệp các dự án kinh tế. giúp tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho công nhân.


13
Đa dạng hóa các hoạt động kinh tế nông thôn. Mở rộng và tích cực tham gia vào thị
trường xuất khẩu lao động. Cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường lao động trên thế giới
để từ đó đưa ra các chính sách phù hợp cho xuất khẩu lao động sang các nước.


KẾT LUẬN
Trong tình hình bất ổn của thế giới cũng như tình hình kinh tế- chính trị Việt Nam hiện
nay thì chúng ta có nhiều vấn đề cần được quan tâm. Song có lẽ vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay
không chỉ có Việt Nam chúng ta quan tâm, mà nó được cả thế giới quan tâm đó là vấn đề thất
nghiệp. Như vậy, từ những lí do phân tích ở trên cũng như thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam hiện
nay ta có thể thấy được tầm quan trọng của việc quản lí và các biện pháp của Nhà nước đối với
vấn đề này.
Thất nghiệp là một hiện tượng kinh tế xã hội tồn tại một cách khách quan và gây ra những
hậu quả xấu ngăn cản sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Vì vậy, vấn đề giải quyết thất nghiệp
là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết, giảm bớt thất nghiệp không những tạo điều kiện để phát triển
kinh tế mà còn thúc đẩy ổn định xã hội. Một xã hội có nền kinh tế phát triển, tỷ lệ thất nghiệp
thấp thì tệ nạn xã hội sẽ bị đẩy lùi, đời sống nhân dân được nâng cao.


14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bạch Dương, "1,12 triệu người thất nghiệp trong quý đầu năm 2016", Ngày 26/03/2016,
/>
2. Cát

Tường,

Đức

Ngọc, "Nhức nhối

thất

nghiệp",


Ngày 25/04/2015,

/>
3. "Một số vấn đề về thất nghiệp", />4. Phương Thảo, "Tăng lương tối thiểu 2016: Cú sốc vì thất nghiệp gia tăng!", Ngày 24/08/2015,
/>20150824120152348.htm

5. Th.S Bùi Thị Hiền, Bài giảng Kinh tế vĩ mô, Trường Đại Học Công Nghiệp Tp.Hồ Chí Minh
6. "Tình trạng thất nghiệp ở Việt Nam đang ở mức báo động. Nguyên nhân là do “cung” nhiều hơn
“cầu” và chưa có sự phân bổ nhân lực hợp lý.", ngày 16-11-2015, />
7. TS. Nguyễn Minh Tuấn, Cao học Võ Thị Thúy Nga, Th.S Hồ Nhựt Quang, Th.S Võ Xuân Hồng,
Th.S Trần Nguyễn Minh Ái, Giáo trình Kinh Tế Học, Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Trường Đại
Học Công Nghiệp Tp. Hồ Chí Minh

8. Văn Huy, "Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam năm 2015 lên mức 2,31%", Ngày 28/12/2015,
/>
9. Vũ Tiến Lộc, “Không được để thất nghiệp gia tăng”, Ngày 24/8/2015,
/>
10. Suckhoedoisong.com.vn, “Tỷ lệ lao động thất nghiệp năm 2016 có xu hướng gia tang”, Ngày
30/6/2016, />
11. Anh Đức, “Tỷ lệ thất nghiệp cuối quý 2/2016 ước tang lên 2,3%”, Ngày 28/6/2016,
/>
12. Tổng cục thống kê, “Thông cáo báo chí: Tình hình lao động việc làm quý II và 6 tháng đầu năm
2016”, Ngày 29/6/2016, />


×