Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

ĐỀ THI GIÁO VIÊN GIỎI MÔN GDCD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.11 KB, 4 trang )

PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: GDCD

Thời gian làm bài: 120 phút
Câu 1. (11,0 điểm)
a) Anh (chị) hiểu như thế nào về kỹ năng sống? Vì sao cần giáo dục kỹ năng
sống cho học sinh THCS?
b) Anh (chị) hãy trình bày cách dạy kỹ năng sống cho học sinh qua bài “Đoàn
kết, tương trợ” (GDCD lớp 7)?
Câu 2. (3,0 điểm)
Tác dụng của đồ dùng dạy học trong quá trình đổi mới dạy học?
Câu 3. (6,0 điểm)
Đồng chí hãy nêu các dấu hiệu đặc trưng của phương pháp dạy và học tích cực?
- - - Hết - - (Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm )


PHÒNG GD&ĐT YÊN THÀNH

BÀI KIỂM TRA NĂNG LỰC GIÁO VIÊN
MÔN: GDCD
Thời gian làm bài: 120 phút

HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
(Hướng dẫn này có 03 trang)
CÂU

NỘI DUNG

Câu


1

ĐIỂM

11
Kỹ năng sống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng
ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó
tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
(Giáo viên có thể trình bày một số cách hiểu khác về kỹ năng sống có cơ
sở khoa học)
Cần giáo dục kỹ năng sống cho học sinh THCS vì:
- Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội
- Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ
- Nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông
- Phù hợp với xu thế chung của thế giới
*Cần đạt những yêu cầu sau:
+ Mục đích cuối cùng của phương pháp dạy học mới là hình thành
cho học sinh kỹ năng sống
+ Giáo viên hình thành và rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh qua
việc hướng dẫn cho HS tìm hiểu truyện đọc theo phương pháp dạy hoc
mới để hình thành các kỹ năng:
- Kỹ năng tư duy: Tiếp nhận, lính hội được các kiến thức:
+ Hiểu được thế nào là đoàn kết, tương trợ
+ Kể được một số biểu hiện của đoàn kết, tương trợ
+ Nêu được ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ
- Kỹ năng nhận biết và sống với chính mình: Tự nhận thức một
cách đầy đủ trong cuộc sống con người luôn có các mối quan hệ,
biết đoàn kết, tương trợ với bạn bè, mọi người trong học tập, trong
cuộc sống. Đó là truyền thống quý báu của dân tộc
- Kỹ năng nhận biết và sống với người khác. Giáo viên thông qua

phương pháp dạy học mới giúp học sinh biết quý trọng sự đoàn
kết, tương trợ của mọi người, sẵn sàng giúp đỡ người khác xem đó
là niềm vui trong cuộc sống
- Kỹ năng ra quyết định một cách có hiệu quả: Phê phán những
hành vi gây mất đoàn kết.
- Kỹ năng giao tiếp: Khả năng thương thuyết trước các vấn đề của
cuộc sống nhằm liên kết, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau tạo nên
sức mạnh lớn hơn để hoàn thành nhiệm vụ của người và làm nên
sự nghiệp chung. Ngăn chặn những hành vi gây mất đoàn kết
• Biểu điểm:

1

2


7 – 8đ: Đáp ứng các yêu cầu trên
5 – 6đ: Đạt được 2/3 yêu cầu trên
3 – 4đ: Đạt được ½ yêu cầu trên
- Các mức điểm còn lại giám khảo căn cứ vào bài làm cụ thể để cho
điểm nhưng phải đặt trong tính chỉnh thể, hợp lý.
Câu - Tạo điều kiện để đổi mới phương pháp dạy học, loại trừ khuynh hướng
2
dạy chay làm cho các giờ học khô khan và mang tính chất lí thuyết, áp
(3,0
đ) đặt đối với học sinh.
- Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập
của học sinh.
- Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn. Các đồ dùng dạy học là nguồn
cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách

tích cực, tự giác. Trong đổi mới dạy học, học sinh hoạt động dưới sự
hướng dẫn của giáo viên, nếu không có đồ dùng việc tổ chức các hoạt
động của học sinh gặp nhiều khó khăn dẫn đến kết quả học tập bị hạn
chế.

Câu
3

Các Dấu hiệu đặc trưng của dạy - học tích cực
1. Dạy học thông qua các tổ chức hoạt động của HS và chú trọng rèn
luyện phương pháp tự học. Một trong những yêu cầu của dạy và học
tích cực là khuyến khích người học tự lực khám phá những điều chưa
biết trên cơ sở những điều đã biết và đã qua trải nghiệm. GV nên đưa
người học vào những tình huống có vấn đề để các em trực tiếp quan sát,
trao đổi, làm thí nghiệm. Từ đó giúp HS tìm ra những câu trả lời đúng,
các đáp án chính xác nhất. Các em còn được khuyến khích “khai phá” ra
những cách giải quyết cho riêng mình và động viên trình bày quan điểm
theo từng cá nhân. Đó là nét riêng, nét mới có nhiều sáng tạo nhất. Có
như vậy bên cạnh việc chiếm lĩnh tri thức, người học còn biết làm chủ
cách xây dựng kiến thức, tạo cơ hội tốt cho tính tự chủ và óc sáng tạo
nảy nở, phát triển. Có thể so sánh nếu quá trình giáo dục là một vòng
tròn thì tâm của đường tròn đó phải là cách tổ chức các hoạt động học
tập cho đối tượng người học.
2. Tăng cường hoạt động học tập của mỗi cá nhân, phân phối với hợp
tác: Trong dạy và học tích cực, GV không được bỏ quên sự phân hóa về
trình độ nhận thức, tiến độ hoàn thành nhiệm vụ của mỗi người học.
Trên cơ sở đó người dạy xây dựng các công việc, bài tập phù hợp với
khả năng của từng cá nhân nhằm phát huy khả năng tối đa của người
học. Không có cách dạy cào bằng như phương pháp truyền thống trước


0,75

0,75
1,5

6,0

1,5

1,5


đây. Khái niệm học tập hợp tác ngoài việc nhấn mạnh vai trò của mỗi cá
nhân trong quá trình HS cùng nhau làm việc còn đề cao sự tương tác
ràng buộc lẫn nhau. Cái riêng được hòa lẫn vào cái chung và trong cái
chung luôn có cái riêng thống nhất, phù hợp.
3. Dạy và học tích cực quan tâm chú trọng đến hứng thú của người học,
nhu cầu và lợi ích của xã hội. Dưới sự hướng dẫn của người thầy, HS
được chủ động chọn vấn đề mà mình quan tâm, ham thích, tự lực tìm
hiểu nghiên cứu và trình bày kết quả. Nhờ có sự quan tâm của thầy và
hứng thú của trò mà phát huy cao độ hơn tính tự lực, tích cực rèn luyện
cho người học cách làm việc độc lập phát triển tư duy sáng tạo, kĩ năng
tổ chức công việc, trình bày kết quả.
4. Dạy và học coi trọng hướng dẫn tìm tòi. Thông qua hướng dẫn tìm
tòi, GV sẽ giúp các em phát triển kĩ năng giải quyết vấn đề và khẳng
định HS có thể xác định được phương pháp học thông qua hoạt động.
Dấu hiệu đặc trưng này không chỉ đặc biệt có hiệu quả với HS lớn tuổi
mà còn áp dụng được cho cả HS nhỏ tuổi nếu có tài liệu cụ thể và sự
quan tâm của GV. Kinh nghiệm cho thấy đây còn là cách để người học
tìm lời giải đáp cho các vấn đề đặt ra. Về phía người dạy cần có sự

hướng dẫn kịp thời giúp cho sự tìm tòi của người học đạt kết quả tốt.
5. Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Đánh giá không chỉ
nhằm mục đích nhận biết thực trạng và điều khiển hoạt động học tập mà
còn tạo điều kiện nhận định thực trạng và điều chỉnh hoạt động giảng
dạy của GV. Tự đánh giá không chỉ đơn thuần là tự mình cho điểm số
mà là sự đánh giá nỗ lực, quá trình và kết quả, mức độ cao hơn là người
học có thể phản hồi lại quá trình học của mình.

1

1

1



×